Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 210

Người Ai Cập cổ đại

Charlotte Booth
Trần Quang Nghĩa dịch
Giới Thiệu
Phần I: Giới Thiệu Người Ai Cập Cổ Đại
Phong cảnh và hệ sinh thái của Ai Cập là nền tảng trong việc hình thành nền văn minh và cốt lõi trong
việc hiểu được văn hóa, nhà nước, và ngay cả tôn giáo đã phát triển dọc theo sông Nile. Phần này nhìn
vào các nền tảng của văn hóa Ai Cập cổ đại, bao gồm làng mạc, nghề nghiệp, và sự phân bố xã hội
(hôn nhân, ly hôn, và những điều khác). Cấu trúc xã hội của nền văn minh Ai Cập đặc biệt quan trọng,
với vị vua đứng đầu và mọi người khác ở bên dưới ông ta, như phần này sẽ mô tả chi tiết.
Phần II: Quay Ngược Thời Gian
Phần này là câu chuyện có thật đằng sau các tất cả đài tưởng niệm. Nó đề cập đến những cá nhân đã
xây dựng chúng, chiến đấu vì chúng, và sau đó phá hủy chúng. Tôi đưa bạn vào cuộc du hành kéo dài
qua 3,000 năm lịch sử, bắt đầu ngay từ khởi thủy của nền văn minh Ai Cập trong thời kỳ tiền triều, và
theo dòng thời gian đến khi bị La mã xâm lăng tại thời điểm Cleopatra lìa đời vào 30 B. C. Lịch sử này
chằn chịt với những trận chiến, nhất là vào thời kỳ gọi là Tân Vương triều, khi Ai Cập đã tổ chức quân
đội chính quy đầu tiên của mình. Phần này tìm hiểu về cuộc sống của một binh sĩ, kể cả những kỹ thuật
tác chiến ghê rợn, những chiến thắng, và những lần thoát chết trong đường tơ kẻ tóc.
Phần này cũng xem xét vai trò của phụ nữ Ai Cập __ kể cả những bà hoàng tiếng tăm cũng như các bà
nội trợ tầng lớp lao động và các bà mẹ. Phần này kết thúc bằng sự sụp đổ của nền văn minh Ai Cập sau
một thời kỳ xâm lăng dai dẳng và quyền trị vì bị chia rẽ __ sự cáo chung buồn thảm của một nền văn
minh năng động.

Phần III: Cuộc Sống Viên Mãn: Văn Hóa và Tín Ngưỡng
Người Ai Cập yêu cuộc sống __ tiệc tùng, săn bắn, ăn uống, khiêu vũ, và tán gẫu với bạn bè. So sánh
sự phức tạp của cuộc sống xã hội của bạn với cuộc sống xã hội của người Ai Cập và bạn sẽ kinh ngạc
vì chúng khá giống nhau. Buồn thay một phần cuộc sống, lúc này hay lúc khác, có mặt của bệnh tật và
đau ốm, và người Ai Cập cũng chịu nhiều thứ bệnh như người hiện đại __ mặc dù tôi sẽ không khuyên
bạn chữa bệnh theo cách của họ đâu!
Khi không thể chữa lành, cái chết sẽ theo sau và liên quan đến nhiều tín ngưỡng và tập tục an táng.
Ngày nay, việc ướp xác đồng nghĩa với Ai Cập cổ đại, mặc dù người Ai Cập không phải là nên văn hóa
duy nhất thực hành việc ướp xác. Tập tục ướp xác phát triển chậm chạp, nhưng nhanh chóng trở thành
phần tinh túy của kiếp sống nơi cõi âm của người quá cố, bởi vì nếu không có xác thân, kiếp sống ở thế
giới bên kia sẽ rất buồn chán. Để giảm thiểu sự buồn chán, tất cả vật dụng của người quá cố được tống
vào mộ phần để họ sử dụng sau khi tái sinh.
Người Ai Cập yêu cuộc sống nhiều đến nổi họ muốn tiếp tục sống thọ như có thể. Tuy nhiên, ướp xác
và các nghi thức an táng không phải là những tín ngưỡng tôn giáo duy nhất được đề cập trong phần
này. Các đền thờ ở Ai Cập dựng gần nơi công cộng, vì thế người Ai Cập phát triển hai dạng tôn giáo __
một tôn giáo nhà nước phức tạp với vị vua là người giao tiếp trực tiếp với các thần linh, và một tôn
giáo dân gian cũng phong phú với một bộ phận thần linh hoàn toàn mới giúp họ về những lãnh vực đặc
thù của đời sống, như sức khỏe, thai sản, và sinh con.
Phần IV: Lý Giải Văn Hóa và Kiến Trúc Ai Cập
Phần IV bắt đầu với việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập, một trong những khám phá nền tảng nhất của
Ai Cập học. Phần nghệ thuật cũng là phần cốt yếu của bất kỳ tài liệu nào (và của di tích kiến trúc nào),
và việc có thể ‘đọc’ được nghệ thuật cũng quan trọng không kém việc đọc văn bản. Phần này lý giải
những đặc tính nền tảng của nghệ thuật Ai Cập.
Phần này cũng đề cập đến công trình nghiên cứu các cấu trúc đài tưởng niệm của người Ai Cập, bao
gồm đền thờ, lăng mộ, và kim tự tháp. Người Ai Cập không làm điều gì một cách tùy hứng hoặc vì vẻ
đẹp (nhưng phải nói rằng mọi thứ họ làm đều đẹp). Thay vào đó, một ý thức hệ tôn giáo ảnh hưởng mọi
yếu tố kiến trúc của người Ai Cập cổ đại. Vì thế khi tôi trình bày những cấu trúc vô tiền khoáng hậu
này, tôi cũng giới thiệu với bạn niềm cảm hứng đã tạo nên chúng.
Phần V: Mười Điều Tâm Niệm
Phần này gởi đến bạn những thông tin hữu ích, bao gồm một danh sách mười nhà Ai Cập học cự phách
và mười phát hiện và cột mốc kỳ vĩ trong ngành Ai Cập học. Bạn cũng sẽ gặp mười nhân vật Ai Cập
góp phần phát triển nền văn hóa Ai Cập, cũng như các thành tựu đỉnh cao của nền văn hóa này. Tôi
cũng trình bày mười địa điểm du lịch tuyệt vời trên đất nước của kim tự tháp.

PHẦN 1
GIỚI THIỆU NGƯỜI Ai CẬP CỔ ĐẠI
Trong phần này . . .
Người Ai cập cổ đại được khắp thế giới biết đến qua kim tự tháp và vàng bạc châu báu của mình. Tuy
nhiên, đây chỉ là một phần của câu chuyện. Người Ai cập là một phần của một xã hội phức tạp, rộng
lớn, đứng đầu là một vị vua và những thợ không lành nghề đứng dưới đáy. Giống như một kim tự tháp
vậy.
May thay, người Ai cập để lại hàng đống thông tin liên quan đến cuộc sống thường nhật của họ. Phần
này sẽ khám phá các ngôi nhà họ nương náu, hệ thống giáo dục, và phân bố xã hội liên quan đến hôn
nhân, ly hôn, và người già cả.
Chương 1
Bối Cảnh: Địa Lý Và Lịch Sử Ai Cập Cổ Đại
Trong Chương Này
 Khám phá phong cảnh Ai Cập
 Thống nhất hai vùng đất
 Khảo sát đẳng cấp của xã hội Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại đã lôi kéo sự tưởng tượng trong hàng thế kỷ. Từ khi các nhà Ai Cập học giải mã
được chữ tượng hình vào đầu thế kỷ 19, nền văn minh phi thường này đã rộng mở đón nhận các nhà sử
học, khảo cổ, và những người bình dân hiếu kỳ.
Thông tin về người Ai Cập cổ đại bùng nổ, bao gồm các sự kiện đầy mê hoặc về hầu hết các lãnh vực
về cuộc sống của họ __ mọi thứ từ vai trò của phụ nữ, tình dục, và mỹ phẩm, cho đến việc đánh cá, săn
bắn, và tác chiến.
Cuộc sống các dân Ai Cập cổ đại có thể dễ dàng được phân loại. Như bất kỳ sử gia đúng mực nào, bạn
cần nhìn văn minh như một tổng thể, và điểm bắt đầu tốt nhất là nguồn gốc của dân tộc gây kinh ngạc
này.
Vậy ai là người Ai Cập cổ đại? Họ xuất thân từ đâu? Chương này sẽ trả lời cho bạn và bắt đầu vẽ nên
bức tranh về một nền văn hóa được tổ chức tinh vi đã phát triển, hưng thịnh, và cuối cùng sụp đổ dọc
theo bờ sông Nile.
Sông Nile: Nguồn Cội của Sự Sống
Văn minh cổ Ai Cập sẽ không bao giờ được phát triển nếu không có sông Nile. Sông Nile từng là __ và
còn là __ nguồn nước duy nhất trong miền đất bắc Phi này. Không có nó, không sự sống nào có thể bền
vững.
Cổ Ai Cập thường được gọi là thung lũng sông Nile. Thuật ngữ này nói đến vùng đất phì nhiêu nằm
dọc theo bờ sông, bao phủ một diện tích 34,000 cây số vuông. Toàn bộ phần đất này không thay đổi
nhiều trong 5,000 năm qua, mặc dù dòng sông ít nhiều thay đổi, và nhờ hệ thống tưới tiêu nhân tạo
vùng đất đã gia tăng độ phì nhiêu đôi chút.
Kích cỡ và tầm ảnh hưởng
Sông Nile là con sông dài nhất thế giới, chạy dài 6,741 km từ đông Phi đến biển Địa Trung Hải.
Sáu thác nước lớn do đá trồi lên từ lòng sông, ngăn chia phần phía nam của sông Nile giữa Aswan và
Khartoum. Thác đầu tiên ở Atwan tạo thành biên giới tự nhiên của Ai Cập cho đến Vương Triều Mới
(1550 B. C.), khi người cổ Ai Cập bắt đầu đi càng xa về phía nam để săn tìm vàng và các vùng lãnh thổ
để dựng lên đế chế của họ.
Bảng đồ Ai Cập dưới triều đại Pha-ra-ông
Sông Nile chạy từ nam đến bắc __ từ nội địa Phi châu cho đến biển Địa Trung Hải. Phần phía nam Ai
Cập gọi là Thượng Ai Cập vì nó gần nguồn sông Nile nhất, phần phía bắc gọi là Hạ Ai Cập.
Phần phía bắc Ai Cập xòe ra thành một chuỗi những kênh đào, tất cả đều dẫn đến Địa Trung Hải. Phần
phía bắc Ai Cập này được biết dưới tên Châu thổ và chủ yếu là đầm lầy. Vùng này đặc biệt phì nhiêu
__ cây papyrus (dùng làm giấy trên đó nhiều văn tự cổ Ai Cập còn lưu lại được viết) mọc xum xuê ở
đó.
Cơn lụt không đến
Trong thời trị vì của Djoser ở triều đại thứ ba, Ai Cập đã kinh qua bảy năm đói kém vì lụt hàng năm
thấp một cách bất thường. Vua chịu trách nhiệm trước tình hình vì ông là trung gian giữa người phàm
và các đấng thần linh, và tình trạng đói kém được coi là sự trừng phạt của thần linh dành cho vị vua
không làm tròn chức trách. Trên Đảo Sehei ở nam Ai Cập, Ptolemy V (204-181 B. C.) đã cho dựng
một bia kí ghi lại trận đói kém này và hành động của Djoser:
Ta ngồi rầu rĩ trên ngai vàng. Mọi người trong cung điện đều sầu não . . . vì Hapy [cơn lụt] không
đến đúng hẹn. Trong thời hạn bảy năm, lúa thóc khan hiếm, hạt giống nứt nẻ . . . Mọi người cướp bóc
lẫn nhau . . . Trẻ con kêu khóc . . . Người già quẫn bách . . . Đền thờ đóng cửa, Lăng mộ phủ bụi, Mọi
người đều u sầu . . . Ta tham vấn một quan chức, vị trưởng tế của Imhotep . . . Y chạy đi, rồi nhanh
chóng chạy về gặp ta.
Imhotep, công trình sư của kim tự tháp bậc thang (xem Chương 14), lần theo cội nguồn sông Nile đến
đảo Elephantine và hang động Khnum. Ông trấn an vua Djoser là sự thờ phụng trở lại thần Khnum sẽ
làm trận lũ trở về. Nghe lời, Djoser vâng lễ vật cúng tế đến đền thờ thần Khnum, cơn lũ mong đợi lần
nữa trở lại, dâng cao đến mức độ mong muốn, khiến Ai Cập hồi phục vị thế nông nghiệp vốn có, và
làm sống lại lòng tin của dân chúng vào vua Djoder.
Tuy nhiên, vì bia ký này được viết hơn 2,000 năm sau ngày xảy ra biến cố, các sử gia gặp khó khăn khi
đánh giá sự chính xác của nó như một chứng cứ lịch sử. Một số học giả tin rằng tấm bia ký này là một
bản sao của một kiểu mẫu thời Cựu Vương triều được Djoser dựng lên; một số khác tin rằng nó được
dựng trong thời đại Ptolemaic như một minh chứng cho việc trùng tu đền thờ Khnum. Sự thật có thể
không bao giờ được biết.

Lũ lụt: Sống còn và thịnh vượng


Mỗi năm vào các tháng giữa tháng 7 và 10 sông Nile dâng lũ, nước tràn ngập hai bên bờ sông cao đến
2 bộ (khoảng 6 cm). Khi nước rút xuống, phù sa đen mang phì nhiêu đến cho ruộng đồng. Vì vậy người
Ai Cập gọi xứ sở mình là Kemet, nghĩa là ‘đất đen’. Bằng sự quản lý mùa màng cẩn mật và hệ thống
kênh mương tưới tiêu tinh vi, thung lũng sông Nile trở thành một vùng nông nghiệp chủ yếu.
Mặc dù lũ lụt sông Nile là phúc thần cho thành tựu nông nghiệp của văn minh cổ Ai Cập, nhưng nguy
cơ vẫn luôn tìm ẩn khi lũ lụt quá nhiều hoặc quá ít. Tình trạng nào cũng gây ra mất mùa, đói kém, và
chết chóc.
TỪ năm 1830 AD, một chuỗi những con đập và cửa cống ở đầu mút phía nam sông Nile được xây
dựng để điều tiết lũ lụt. Vào năm 1960 AD, người Ai Cập xây dựng Đập Cao ở Aswan, chấm dứt tình
trạng lũ lụt của sông Nile. Mặc dù những kỹ thuật mới này tạo ra một môi trường bền vững cho người
Ai Cập hiện đại canh tác, bản chất ổn định của sông Nile ngày nay làm người ta khó lòng tưởng tượng
được cảnh thăng trầm của cuộc sống người cổ Ai Cập.
Gặp gỡ người cổ Ai Cập
Người cổ xưa sống ở thung lũng sông Nile là tập hợp của nhiều nhóm sắc tộc với nhiều nguồn gốc
khác nhau. Trước 5000 B. C., thung lũng sông Nile không có dân tộc nào định cư, vì miền đất chung
quanh dồi dào thực vật và do một số bộ lạc du mục săn bắn-hái lượm sinh sống, họ chạy theo những
đàn thú lớn như sư tử, hưu cao cổ, và đà điểu làm nguồn lương thực.
Tuy nhiên, do khí hậu thay đổi khoảng 5,000 B. C., vùng đất bao quanh sông Nile bắt đầu khô cằn,
không còn đủ sức nuôi sống những con thú lớn. Sự biến đổi khí hậu này có nghĩa là các bộ lạc du mục
phải quy tụ về thung lũng sông Nile vì con sông dần dần trở nên nguồn nước duy nhất trong khu vực.
Kết quả là dân số Ai Cập đầu tiên là một tập hợp những bộ lạc du mục khác nhau, dần dần hợp nhất với
nhau và tạo nên một xã hội mới:
 Ở nam Ai Cập, nguồn gốc dân chúng gần với Nubia hơn, kết quả là một giống người có
nước da ngâm đen hơn.
 Ở bắc Ai Cập, nguồn gốc dân chúng thiên về Cận Đông hơn, tạo thành giống người có
nước da nhạt hơn.
Khoảng 3100 B. C. và bắt đầu thời kỳ pha-ra-ông trong lịch sử Ai Cập, một nền văn hóa mới __ văn
hóa Ai Cập được công nhận ngày nay __ phát triển từ tổ hợp các dân tộc, các nền văn hóa và ngôn ngữ
khác nhau này.
Hẹn hò với người xưa
Một trong những lãnh vực thuộc sử Ai Cập gây bối rối nhiều nhất là cách tính niên đại đặc biệt cho
các thời kỳ, thời trị vì, và ngay cả việc ghi lại ngày tháng những trận đánh và lễ lạc. Hơn nữa, một lịch
sử kéo dài hơn 3,000 năm chứa nhiều điều làm đầu bạn rối tung.
Vấn đề càng khó hơn khi chính người Ai Cập không có hệ thống tính niên lịch tập trung như chúng ta
ngày này (chẳng hạn, B. C. và AD). Thay vào đó, họ qui chiếu niên đại theo những năm trị vì của ông
vua đương thời. Ví dụ năm thứ 5 thời Ramses II hoặc năm thứ 16 thời Akhenaten.
Hệ thống này chắc chắn hiệu quả đối với thời cổ, nhưng nó không hữu ích với các nhà Ai Cập học
nhiều __ nhất là khi một số đời vua không được ghi lại hoặc thời gian trị vì chính xác không được đảm
bảo. Vì thế, ví dụ, định niên đại từ năm 4 đời vua Ramses đến năm 2 đời vua Merenptah là điều hoàn
toàn có nghĩa đối với người dân Ai Cập, nhưng nếu bạn không biết Ramses II trị vì bao lâu và bạn
không biết liệu giữa hai vị vua này có ông vua nào khác nữa.
Mathetho đến giải cứu
Các nhà Ai Cập học hiện đại không chỉ là những người duy nhất nghĩ rằng hệ thống niên lịch của Ai
Cập rắc rối. Manetho, một sử gia và pháp sư Ai Cập từ thể kỷ thứ ba B. C., đã sáng chế ra hệ thống
niên lịch vương triều mà đến này vẫn còn được sử dụng.
Theo hệ thống này, sự thay đổi triều đại được đề cập bất kỳ khi nào có sự thay đổi triều đại trong hoàng
tộc, địa lý, hoặc bất kỳ giải pháp liên tục nào trong việc tiếp nối trị vì của các vua. Manetho chia các
đời vua Ai Cập thành 31 triều đại, rồi được chia nhỏ thành ba vương quốc chính với những thời kỳ
‘trung gian’ giữa chúng.
 Thời kỳ triều đại đầu: Triều đại 0-2, khoảng 3150-2686 BC
 Vương quốc cổ: Các triều đại thứ 3 đến thứ 6, khoảng 2686-2181 BC.
 Thời kỳ trung gian thứ nhất: Các triều đại thứ 7 đến thứ 10, khoảng 2181-2040 BC.
 Trung Vương quốc: Các triều đại thứ 11 đến thứ 12, khoảng 2040-1782 BC.
 Thời kỳ trung gian thứ hai: Các triều đại thứ 13 đến 17, khoảng 1782-1570 BC.
 Tân Vương quốc: Các triều đại thứ 18 đến 20, khoảng 1570-1070 BC
 Thời kỳ trung gian thứ ba: Các triều đại thứ 21 đến 26, khoảng 1080-525 BC
 Thời ký cuối cùng: Các triều đại thứ 27 đến 30, khoảng 525-332 BC
Hệ thống niên lịch này đã tỏ ra rất hữu dụng, và các nhà Ai Cập học nhờ đó có thể bổ sung các niên
lịch theo thứ tự thời gian cho các triều đại. Tuy nhiên các niên lịch này không khớp nhau trong các sách
sử, và sự khập khiễng này khiến các độc giả rất lúng túng. Vì lý lẽ này, tham chiếu các triều đại hơn là
niên lịch thường dễ hiểu hơn. Các niên lịch tôi dùng trong sách này dựa trên Biên Niên Sử các Pha-ra-
ông của Peter Clayton, bảng niên đại được phổ biến rộng rãi.
Thống Nhất Hai Vùng Đất
Mặc dù có chệch choạc về hệ thống niên lịch, các người cổ Ai Cập là một nền văn minh rất có tổ chức.
Điều này đặc biệt hiển nhiên trong sự phân chia xứ sở của họ. Sự phân chia quan trọng nhất về mặt
chính trị là sự phân chia nam-bắc. Sự phân chia này, chia Ai Cập thành Thượng Ai Cập (phía nam) và
Hạ Ai Cập (phía bắc) được biết đến như Hai Vùng Đất __ một khái niệm lấn át ý thức hệ vương quyền
từ thời cai trị của vị vua đầu tiên, Narmer (3100 BC), đến những ngày cuối cùng của Cleopatra VII (30
BC).
Thạch bản Narmer, một bản đá cao khoảng 64 cm, cho thấy Narmer thống nhất đất nước __ một trận
chiến được ghi lại sớm nhất trong lịch sử Ai Cập. Nó mô tả Narmer chinh phục Hạ Ai Cập để trở thành
vua của Hai Vùng Đất.
Từ thời này trở đi, bất kỳ vị vua nào cần cai trị cả Thượng và Hạ Ai Cập mới có thể được công nhận là
vị vua thực sự của Ai Cập. Những người Ai Cập xem quan niệm này như là một phần nền tảng của
vương quyền mà họ kết hợp danh hiệu ‘vua Thượng và Hạ Ai Cập’ thành hai trong năm danh hiệu
truyền thống mà vua nhận được tại lễ đăng quang của mình.
Những tên hiệu này mô tả một vài yếu tố trong thời trị vì của nhà vua. Thứ tự truyền thống của những
tên này là:

 Tên thần Horus


 Dưới sự bảo hộ của nữ thần diều hâu của Thượng Ai Cập và nữ thần hổ mang của Hạ Ai
Cập.
 Tên thần Golden Horus
 Dưới sự bảo hộ của cây lách của vùng Thượng Ai Cập và con ong của vùng Hạ Ai Cập.
 Con trai của thần Ra
Biểu Thị Hai Vùng Đất
Ngoài các vương hiệu, một số biểu tượng và chữ tượng hình trong ghi chép của sử Ai Cập còn đề cao
tầm quan trọng trong sự thống nhất của Hai Vùng Đất. Những hình tượng quan trọng trong y phục vua
chúa gồm có:

 Vương miện trắng của Thượng Ai Cập


 Vương miện đỏ của Hạ Ai Cập
 Vương miện kép của Thượng và Hạ Ai Cập
 Cây lách của Thượng Ai Cập
 Con ong của Hạ Ai Cập
 Nekhbet nữ thần diều hâu của Thượng Ai Cập
 Wadjet nữ thần rắn hổ mang của Hạ Ai Cập
Thêm vào đó, những hình ảnh sau đây thường xuất hiện trong kiến trúc, nhất là trên các cột đá và trang
trí đền thờ (xem Chương 12). Mặc dù những hình ảnh này không biểu thị vương quyền, chúng thường
xác định vùng cai trị của một vị vua đặc biệt nào đó, hoặc, nếu cả hai được trình bày, chúng xác định
sự thống nhất.

 Cây papyrus của Hạ Ai Cập


 Cây sen của Thượng Ai Cập
 Sen và papyrus được kết quanh biểu tượng ‘tim và phổi’ của Ai Cập, chỉ một Ai Cập
thống nhất
Thống nhất đông và tây
Mặc dù sự phân chia Thượng và Hạ Ai Cập là việc quan trọng nhất (ít nhất đối với các triều vua), Ai
Cập còn phân chia đông và tây. Sông Nile tạo thành đường ranh giới của hai miền đông và tây.
 Bờ đông sông Nile được dùng chủ yếu cho việc thờ phượng các thần linh (xem Chương
12) và xây dựng các nơi định cư. Người cổ Ai Cập xem bờ đông là Vùng Đất của người
Sống vì mặt trời mọc ở phương đông mỗi buổi sáng, đem lại hy vọng và mang đến một
cuộc sống mới.
 Bờ tây sông Nile là nơi dành cho các nghĩa địa và các đền thờ dành cho việc an táng, được
coi là Vùng Đất của người Chết. Tây là nơi mặt trời lặn khi chiều tới, bắt đầu một cuộc du
hành đêm vào vùng đất của kiếp sau cho đến khi được tái sinh ở phương đông.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Một số khu định cư được xây dựng ở bờ tây, trong khi
một số nghĩa địa xuất hiện ở bờ đông.
Phân chia nhỏ hơn
Nếu sự phân chia Thượng/Hạ và đông/tây không đủ, toàn thể Ai Cập được phân ra thành 42 trấn, cho
đến hiện giờ vẫn được duy trì, được gọi là nome. Ở Thượng Ai Cập, 22 tỉnh tồn tại ngay từ ngày đầu
của thời kỳ vương triều; 20 trấn ở Hạ Ai Cập phát triển về sau này.
Mỗi trấn được một tổng trấn cai trị, vị này phải theo lệnh của tể tướng và cuối cùng lên đến nhà vua.
Lý tưởng thì chỉ có một vị tể tướng điều hành nhà nước, nhưng nhiều ông vua phân chia vai trò tể
tướng ra hai __ một tể tướng cho Thượng Ai Cập và một cho Hạ Ai Cập. Mỗi trấn có một thành phố và
một đền thờ dành thờ phượng vị thần sở tại, đầy đủ các giới luật tôn giáo, các thực hành cúng bái, và tố
chức lễ lạc.
Mỗi trấn được đại diện bởi lá cờ nghi thức, gồm một quyền trượng mang một biểu tượng của vị thần sở
tại và một linh vật hoặc cây cỏ biểu tượng của vùng ấy. Các linh vật hoặc cây cỏ biểu tượng thường
được trưng diễn trong các buổi lễ cúng tế, trong đó đặc biệt làm nổi bật cây trái mà vùng miền đó
chuyên canh. Các trấn thường lấy tên mình dựa vào linh vật hoặc cây trái này, như trấn cò quắm và trấn
thỏ rừng.
Đi Theo Kinh Thành Trôi Nổi
Mặc dù người Ai Cập rất có óc tổ chức với một định chế phân cấp nhà nước rất ổn định, họ không quá
nghiêm nhặt về vị trí của kinh thành của mình. Thật vậy, các nhà Ai Cập học đã nhận diện được nhiều
di tích kinh thành và lăng mộ hoàng gia trên khắp đất nước Ai Cập, cho thấy rằng kinh thành di dời tùy
theo ngẫu hứng của các vì vua trị vì. Trong một số triều đại, các nhà cai trị có đến hai kinh đô: một
kinh đô tôn giáo và một kinh đô hành chính.
Các kinh thành thời kỳ tiền vương triều
Văn minh Ai Cập không phát triển trong thời kỳ trước khi có vương triều (trước 3100 BC), do đó một
kinh thành đúng nghĩa không tồn tại. Thay vào đó, có ba địa điểm chứa các khu định cư và nghĩa địa
rộng lớn hình như nổi trội hơn cả:
 Naqada là một trong những địa điểm tiền vương triều lớn nhất, tọa lạc trên bờ tây của
sông Nile khoảng 26 km bắc Luxor. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hai nghĩa địa lớn với
hơn 2,000 mộ, một số thuộc về nhà quyền thế và hoàng tộc.
 Hierakonpolis cũng được sử dụng làm nghĩa địa cho hoàng gia và là nơi tiến hành nghi
thức an táng của vua Khasekhemwy thuộc vương triều thứ hai. Di chỉ nổi tiếng nhất là
được tìm thấy từ địa điểm này là Thạch Bản Narmer (xem mục ‘Thống Nhất Hai Vùng
Đất’ ở phần trước chương này), Đầu Trượng Narmer và Đầu Trượng Bò Cạp. Hai vật sau
cùng này được trưng bày tại Bảo Tàng Ashmolean, Oxford, và mô tả sự phát triển sớm sủa
của ý thực hệ vương quyền của Ai Cập.
 Abydos là địa điểm chính yếu trong thời kỳ tiền vương triều và vẫn tiếp tục có vai trò
quan trọng trong suốt thời kỳ Pha-ra-ông. Khu định cư lâu đời nhất ở đây có niên đại
4000-3500 BC, mặc dù hầu hết những di vật hiện thời đều từ các triều đại thứ 19 và 20.
Abydos là trung tâm tôn giáo chủ yếu với lăng tẩm của tất cả các vì vua thuộc triều đại thứ
nhất và thứ hai.
Di Dời về Memphis
Ba trung tâm thời tiền-vương triều không được coi là kinh thành trong Vương Quốc Cổ (khoảng 2686-
2333 BC), và Memphis, gần Cairo ngày nay, trở thành kinh đô hành chính mới. Vị trí của Memphis
thuận lợi cho việc thông thương và kiểm soát cả hai vùng Châu thổ và thung lũng sông Nile, bảo đảm
công việc buôn bán qua vùng này chịu sự kiểm soát nghiêm nhặt của nhà vua.
Các nghĩa địa hoàng tộc trong Vương quốc Cổ cũng rất gần với Memphis, với cánh đồng kim tự tháp ở
Giza, Saqqara, Dashur, Abusir, và Abu-Roash (xem Chương 14) bao phủ một vùng rộng lớn xấp xỉ 35
cây số vuông.
Memphis cũng duy trì tầm quan trọng của nó trong suốt thời Tân Vương quốc. Trong thời trị vì của
Sety I (1291-1278 BC) và Ramses II (1279-1212 BC), hậu cung (xem Chương 5) tọa lạc tại Memphis,
cho thấy nó vẫn tiếp tục là nơi cư trú của hoàn g gia.
Định Cư tại Thebes
Trong thời Tân Vương quốc, kinh đô tôn giáo và hoàng gia chính yếu là Thebes (ngày nay là Luxor), là
quê hương của thần Amun hùng mạnh. Tôn giáo này bao gồm các đền thờ ở Karnak và Luxor, cũng
như các đền thờ an táng thời Tân Vương quốc và nơi chôn cất hoàng tộc trong Thung Lũng các Vì Vua
và Hòang hậu (xem Chương 13).
Trong phần lớn thời gian Tân Vương quốc, Thebes là kinh đô tôn giáo và Memphis ở miền bắc là kinh
đô hành chính, nhằm bảo đảm tầm kiểm soát của nhà vua trên cả Thượng và Hạ Ai Cập.
Các khu định cư ngắn hạn khác
Mặc dù Memphis và Thebes là những khu định cư quan trọng trong suốt thời kỳ pha-ra-ông, một số
nhà cai trị cũng chọn kinh đô ở những nơi khác.
 Avaris: Các nhà cai trị Hyksos của thời kỳ trung gian thứ hai (1663-1555 BC) xây dựng
kinh đô của mình ở vùng Châu thổ. Vùng định cư cho thấy sự tiếp cận giữa hai nền văn
hóa: văn hóa Ai Cập và văn hóa Palestine (Palestine là nơi người ta cho là nơi xuất xứ của
người Kyksos). Muốn biết thêm chi tiết, xem Chương 3.
 Amarna: Đây là kinh đô mới do Akhenaten của triều đại 18 xây dựng (1350-1334 BC) và
dâng cúng cho mặt trời, thần Aten. (Quay sang chương 4 để biết thêm thời kỳ này của lịch
sử Ai Cập.) Amarna tọa lạc khoảng giữa đường từ Memphis tới Thebes ở Trung Ai Cập và
gồm một số đền thờ, cung điện, và khu định cư mở rộng, và một nghĩa địa.
 Pi-Ramese: Thành phố này ở Châu thổ, rất gần với Avaris, được xây dựng đầu tiên bởi
Sety I (1291-1278 BC) như một thành phố cảng và nơi kiểm soát đường vận tải hàng hóa
quan trọng từ Địa Trung Hải vào thung lũng sông Nile. Ramses II của triều đại 19 (1279-
1212 BC) mở rộng thành phố thêm nhiều và đặt tên là Pi-Ramses xem như cạnh tranh với
Thebes.
 Tanis: Đây là một kinh đô khác trong vùng Châu thổ trong triều đại 21 dưới triều vua
Psusennes I (1039-991 BC). Phần lớn thành phố được xây dựng bằng khối đá cũ từ kinh
thành Pi-Ramses.
Những thành phố này đều có tuổi thọ ngắn ngủi. Ở cuối thời trị vì của các vua tầm quan trọng của
những địa điểm này giảm đi, và Thebes cùng Memphis được tái lập làm kinh đô.
Cư Trú tại Thung Lũng Sông Nile
Từ khoảng 5000 BC, các cộng đồng định cư sinh sống tại thung lũng sông Nile trong một diện tích xấp
xỉ 34,000 cây số vuông. Tuy nhiên, dân số thực sự của vùng này chưa bao giờ được thống kê cho đến
khi La mã đô hộ Ai Cập vào năm 30 BC.
Các nhà Ai Cập học đã ước tính dân số dựa trên diện tích đất canh tác được và số dân mà nó có thể
nuôi sống:
 Thời kỳ cuối tiền-vương triều: 100,000-200,000 người
 Thời kỳ triều đại đầu: 2 triệu người
 Vương quốc Cổ: 1-1.5 triệu người
 Tân Vương quốc: 2.9-4.5 triệu người
 Thời kỳ Ptolemy: 7-7.5 triệu người
Dân số dao động trong suốt thời kỳ pha-ra-ông, có gia tăng đáng kể trong thời Ptolemy do La mã đô
hộ nhờ diện tích đất canh tác gia tăng, cộng thêm số dân ngoại quốc nhập cư vào Ai Cập sau thời vua
Alexander the Great (xem Chương 6).
Bước Lên Nấc Thang Xã Hội Ai Cập
Xã hội Ai Cập được phân tầng triệt để. Tuy nhiên, hầu hết chứng cứ còn sử dụng được đến ngày nay
chỉ lấy từ các tầng lớp trên của xã hội – hoàng tộc và nhóm ưu tú- vì những người này có tiền của để
lưu lại các đài tưởng niệm và lăng mộ bằng đá bề thế cho đời sau.
Cấu trúc xã hội của Cổ Ai Cập từ thời Vương quốc Cổ trở đi có dạng kim tự tháp (thật thích hợp làm
sao!). Vua ngự trên đỉnh cao, theo sau là nhóm nhỏ các tăng lữ tuyển ra từ các thành phần ưu tú, rồi
một nhóm đông hơn các người ưu tú cầm quyền, và rồi đến tầng lớp lao động (bao gồm các nhà buôn
lành nghề và các thợ không chuyên), cấu tạo thành phần còn lại của dân số.
Hiển nhiên, đa phần dân số thuộc tầng lớp lao động. Họ có bổn phận làm việc trên đồng ruộng và sản
xuất lương thực cho tầng lớp ưu tú và các tăng lữ. Khổ thay, các nhà Ai Cập học không biết được số
chính xác các người ưu tú __ và rất ít thông tin về giai cấp lao động Ai Cập được ghi chép lại.
Những đề mục sau bàn về những trải nghiệm cá nhân ở mỗi bậc thang trong kim tự tháp xã hội của Cổ
Ai Cập.
Là vua của đám đông
Người có quyền lực nhất trong xã hội cổ Ai Cập là vua. Ông sinh ra đã là vua, và lý tưởng nhất khi ông
là con trai của vua đời trước __ mặc dù trong một số trường hợp ông vua mới là người tiếm ngôi từ
người thừa kế hợp pháp.
Là người đứng đầu vương quốc, vua có một số chức trách và vai trò cần chu toàn, bao gồm:
 Quốc sư của tất cả đền thờ trên đất nước
 Tổng tư lệnh quân đội (nhất là trong thời kỳ Tân Vương quốc)
 Trưởng ngoại giao trong các hiệp ước thương mại và hòa bình
 Trung gian giữa nhân dân và các thần linh
Vua được coi là hiện thân của thần Horus trên mặt đất __ và do đó là một vị thần đầy quyền lực. Địa vị
thần thánh này có nghĩa là ông ta có thể giao tiếp trực tiếp với các vị thần linh vì lợi ích của nhân dân
Ai Cập. Làm toại nguyện các thần linh cũng là trách vụ của ông ta. Nếu Ai Cập bị bệnh dịch, đói kém,
lũ lụt, hoặc chiến tranh hoành hành, người Ai Cập tin rằng nhà vua đang bị thần linh trừng phạt và
không làm cho dân chúng hạnh phúc là lỗi của ông ta. Thật có quá nhiều áp lực cho một người!
Phục vụ thần linh
Giai cấp tăng lữ Ai Cập rất có thế lực, nhất là người có vai vế bên trên (xem Chương 2 để biết thêm chi
tiết). Các thầy tư tế làm việc cho đền thờ và có thể gặt hái được danh vọng, tài sản, và tước vị.
Các thầy tư tế có đủ đặc quyền thay thế sự hiện diện của thần linh mỗi ngày, và nhiều người dân phải
dâng lễ vật cho họ (một số cho rằng hối lộ) để nhờ nói vài lời tốt đẹp với thần linh hoặc cầu xin được
ban phúc. Ngay cả nhà vua cũng không miễn nhiểm với thói quà cáp này, thường phong đất, tước vị, và
phần thưởng cho các thầy tế. Những quà cáp này sau đó sẽ giúp các thầy trưởng tế trở nên giàu sụ. Và
đi kèm với giàu có là quyền lực. Ví dụ:
 Giới tăng lữ phục vụ thần Amun ở Karnak là những người giàu có nhất và quyền lực nhất
Ai Cập. Trong thời Ramses III trị vì, giới này sở hữu 1,448 cây số vuông đất canh tác,
vườn nho, bến cảng, và hầm mỏ, cùng với giang thuyền và tàu đi biển. Hầu hết đất canh
tác này cho nông dân thuê lại với số tô bằng một phần ba sản lượng họ thu hoạch.
 Lợi tức hàng ngày của đền thờ an táng của Ramses III ở Medinet Habu từ đất được phong
cho đền là 2,222 ổ bánh mì, 154 vại bia, 8,000 lít thóc, ngoài ra còn có thịt và những sản
phẩm khác __ số lượng đủ nuôi sống 600 gia đình.
Trong suốt lịch sử Ai Cập, các vì vua đều cảm thấy rằng vỗ về giới tăng lữ là cần thiết vì họ làm việc vì
lợi lạc của nhà vua, giữ cho thần linh được mãn nguyện và giữ yên ổn cho Ai Cập. Nên chẳng có gì
ngạc nhiên khi quà cáp nhà vua cứ tăng dần thì quyền lực của giới tăng lữ cũng lớn mạnh theo, cho đến
mức tranh chấp với quyền lực của nhà vua.

Tăng quyền lực cho tầng lớp ưu tú


Để giảm bớt áp lực cho mình, nhà vua có nhiều cố vấn và quan chức giúp đỡ lựa chọn những quyết
định và hành động. Các con trai của hoàng tộc không thừa kế ngai vàng sẽ được nhà vua bổ nhiệm
nhiều vị trí cao trong chính quyền.
Vai trò dễ dàng nhất để giao phó là vai trò của các pháp sư cấp cao. Hiển nhiên vua không thể gánh vác
tất cả nghi lễ được kỳ vọng như là một quốc sư trong mỗi đền thờ ở Ai Cập. Cho dù vua là một thần
linh, ông ta cũng không phải là Siêu nhân!
Các tổng trấn, hãy sẵn sàng
Trong thời kỳ Vương quốc Cổ và Trung, nhiều quyền lực của nhà vua được phân bổ cho các tổng trấn,
hoặc thị trưởng. Họ điều hành trấn (hoặc tỉnh lỵ) của mình, và kiểm soát kinh tế, thuế má, và sử dụng
nhân lực địa phương. Các tổng trấn tối hậu trông chờ vào sự rộng lượng của nhà vua và phải báo cáo và
nộp ngân sách thường kỳ lên nhà vua vì quyền lợi của trấn mình.
Tuy nhiên, nhà vua cũng nhờ vả vào những trưởng trấn này, nhất là trong thời chiến hoặc mỗi lần viễn
chinh. Trước thời Tân Vương quốc đã bắt đầu có dân quân toàn thời gian (xem Chương 4), các tổng
trấn có trách nhiệm tuyển mộ lính và huấn luyện các thanh niên cường tráng lấy từ trấn của họ để chiến
đấu cho Ai Cập hoặc để đồng hành cùng nhà vua khi xuất chinh, hoặc để giao thương hoặc để khai mỏ.
Do đó nhà vua phải tranh thủ các tổng trấn đứng về phía mình bằng những lương bổng và quà cáp. Nếu
không, các thanh niên cường tráng này có thể được tuyển mộ làm chiến binh chống lại nhà vua và có
nguy cơ tiếm lấy ngôi vàng.
Quân đội chính qui của Ai Cập
Trong thời Tân Vương quốc, vua không phải dựa quá nhiều vào các tổng trấn để bổ sung người cho
chiến trường hay thương trường, vì Ai Cập có một đội quân thường trực sẵn sàng nhận lệnh từ nhà vua.
Hai vị tướng cầm đầu quân đội Tân Vương quốc __ một tướng ở vùng Thượng Ai Cập và một tướng ở
vùng Hạ Ai Cập. Sự phân quyền khéo léo này của nhà vua nhằm giới hạn quyền lực vị tướng và đề
phòng một cuộc đảo chính của quân đội nhằm lật đổ ngai vàng.
Nhiều vị tướng trong quân đội của Tân Vương quốc là các ông hoàng. Một số được phong tước vị khi
còn là trẻ con, cho thấy đây chỉ là một tước vị danh dự cho phép đứa trẻ được làm việc gì đó __ như
chơi kiếm hoặc cởi xe ngựa __ cũng như giữ những vị trí có quyền hạn như thế bên trong hoàng gia
Tể tướng lên chức
Trách nhiệm của tể tướng rất đa dạng và khiến ông ta trở thành người có quyền lực chỉ đứng sau nhà
vua ở Ai Cập.
Tể tướng cơ bản là người phụ tá riêng và thư ký cho nhà vua và soạn thảo các báo cáo hàng tuần hoặc
hàng tháng về mọi vấn đề trọng yếu của toàn Ai Cập, dựa trên báo cáo hằng ngày do các viên chức
thừa hành gởi lên. Đôi khi, tể tướng được nhà vua ủy quyền, phân bổ đất đai và chiến lợi phẩm cho các
tổng trấn như là phần thưởng cho lòng trung thành.
Ngoài ra, tể tướng có trách vụ tuyển mộ cảnh sát và nhận báo cáo từ các đồn cảnh vệ phòng trên khắp
Ai Cập về những cuộc chuyển quân của kẻ thù hoặc những hành động gây mất an ninh. Tể tướng củng
chủ trì triều đình, giải quyết những thỉnh nguyện hằng ngày của dân chúng, bao gồm các tội hình sự và
những vi phạm nhỏ.
Cầu cho tư tế hộ trì
Cuộc tranh chấp quyền lực nổi cộm nhất trong lịch sử cổ Ai Cập xảy ra trong thời trị vì của Ramses XI
giữa hoàng gia và những trưởng tế thần Amun. Lúc này, quyền lực của nhà vua xuống rất thấp đến nổi
nội chiến bùng nổ để xác định ai là người chiếm lấy ngai vàng của Ramses XI __ trong khi nhà vua còn
đang tại vị.
Trong suốt 12 năm đầu trị vì của Ramses XI, các trưởng tế của Amun thực sự nắm lấy quyền bính
ngang ngửa với Ramses và được sự đồng thuận của nhà vua vì ông là vị quân vương rất mộ đạo. Tuy
nhiên, điều khác biệt giữa các trưởng tế và Ramses XI là nhà vua có lực lượng dân quân dưới quyền
mình, nên có lợi thế hơn.
Tuy nhiên, tại một thới điểm trước năm 12, một trong những quan hành chính của Ramses __ Panehsy,
Phó vương của Nubia, đặt căn cứ ở Thebes __ gặp xung đột với trưởng tế thần Amun, Amenhotep.
Cuộc xung đột này đã tước Amenhotep khỏi vị trí của y trong chín tháng, cho đến cuối cùng y quay
sang cầu cứu Ramses. Ramses truyền lệnh cho quân đội tận diệt Panehsy, khiến ông này bị đuổi về
Nubia, và Amenhotep chiếm lại chức vị của mình.
Vài năm sau, Amehotep được Herihor thay thế, và nhà vua cũng phong y những chức vị quân sự mà
Panehsy từng nắm giữ. Lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập, một người đồng thời nắm giữ chức vị tôn
giáo và quân sự cao cấp nhất, khiến y trở thành người có quyền lực vượt xa Ramses. Ramses giờ đang
trong vị thế yếu và chỉ làm vua trong danh nghĩa, trong khi thực chất Herihor toàn quyền cai trị Ai Cập.
Herihor chứng tỏ vị thế tuyệt đỉnh của mình bằng cách khắc tên và tước vị quốc sư trên ấn theo kiểu
chỉ dành cho vua.
Sau khi Herihor mất, vị trí của ông được chuyển giao cho con rễ Piankhy, cai trị song hành với Ramses
theo đúng kiểu của cha vợ. Khi Ramses băng hà, Piankhy tiếp tục trị vì Thebes, trong khi Hạ Ai Cập thì
do vua Smendes từ Tanis, người có quyền hợp pháp ngôi vua vì đã cưới con gái của Ramses, cai trị.
Sự kiện này khởi đầu một thời kỳ cai trị phân đôi và một triều đại (thứ 21) của các quốc sư Thebes, tất
cả đều là kế nghiệp của Piankhy, vừa đứng đầu tôn giáo và quân đội. Việc này là để chứng minh với
bạn là đừng bao giờ cho tất cả quả trứng của mình vào cùng một cái giỏ.
Chuyển giao quyền lực
Mặc dù nhà vua đứng đầu toàn xứ Ai Cập, đôi lúc những vị quan thấp hơn, như tể tướng, quân đội,
hoặc thầy tế có quyền lực vượt xa ông. Một ví dụ rõ ràng là Ramses XI của triều đại 20, người kế vị
ngai vàng là quốc sư của Amun. Thật ra, trong suốt thời trị vì của Ramses XI, các quốc sư nắm quyền
lực bằng hoặc hơn ông.
Chức vị tể tướng thường được dùng như một bước đệm để tiến tới vai trò làm vua, như Ay ở triều đại
18 trở thành vua, và Bay ở triều đại 19 nắm quyền đằng sau vị vua bù nhìn Siptah. Thật ra, triều đại 19
bắt đầu chuyển giao quyền lực giữa hoàng gia (kết thúc với Ay, chú của Tutankhamun) và quân đội
(với Horemheb, một vị tướng lên chiếm lấy ngai vàng). Horemheb sau đó giao ngai vàng cho một vị
tướng của mình, Ramses I, và bắt đầu một kỷ nguyên quân sự mới ở Ai Cập.
Những quan chức thấp hơn tích lũy của cải __ và do đó quyền lực __ cho đến khi họ lấn át nhà vua. Dĩ
nhiên, những của cải này đầu tiên đến từ nhà vua dưới hình thức chức vị, đất đai, và quà biếu. Như thế
tại một thời điểm nào đó nhà vua đã vung tay quá mức. Sự mất cân bằng về của cải được phơi bày rõ
ràng ở những lăng mộ vào cuối thời kỳ Vương quốc Cổ. Lăng mộ của các quan chức này được khắc
tinh xảo trong đá và trang trí mắc tiền, trong khi kim tự tháp hoàng gia thì nhỏ và xây dựng bằng đá
vụn sa mạc.
Ngay cả các sử gia cũng gặp khó khăn khi xác định hoặc một triều đại mới bắt đầu bằng việc cướp ngôi
của một quan chức giàu có hoặc bởi một sự thay đổi tự nhiên khi nhà vua không có con trai thừa kế.
Trong những thời kỳ bất ổn chính trị, khi ngai vàng không theo thể thức cha truyền con nối, toàn bộ xứ
Ai Cập bị ảnh hưởng, nhất là nền kinh tế. Bất kỳ sự giành giựt ngai vàng nào cũng đưa đến sự buông
lõng ngoại thương, cũng như chi phí quân sự gia tăng, làm nảy sinh những vấn đề kinh tế trầm trọng,
như sự phân phối lương thực và sự cắt giảm những dự án xây dựng lăng mộ (nhất là trong triều đại 21
và về sau).
Một vấn đề xảy ra vào năm 29 của thời Ramses III trị vì. Các nhân công ở Deir el Medina không được
trả lương sáu tháng và mở cuộc đình công, biểu tình trước các đền thờ an táng của Thutmosis III,
Ramses II, và Sety I, nơi cất giữ thóc gạo dùng để trả lương. Cuộc đình công có kết quả, và họ được trả
công. Nhưng cuối năm đó khi việc trả công lại bị đình trệ, Djhutymose, một người viết thuê từ Deir el
Medina, cho rằng đình công sẽ không hiệu quả như ban đầu vẫn nghĩ, nên đi cùng hai viên chấp pháp
để tự mình trưng thu thóc gạo từ những nông dân địa phương và các đền thờ.
Tầng lớp lao động rộng lớn: Sản xuất ra của cải
Mặc dù các quan chức và quân đội là thiết yếu để giữ an ninh và ổn định cho Ai Cập, nhưng tầng lớp
lao động mới là lực lượng nòng cốt cho các thành tựu của xứ sở. Rủi thay, hầu hết các thông tin về tầng
lớp này đã bị lạc mất. Vì phần lớn họ đều nghèo và thường là dốt nát, nên giai cấp lao động Ai Cập
không để lại các mộ đá, bia tưởng niệm nào. (Chương 2 sẽ ráp lại chân dung của những cá nhân thuộc
tầng lớp này.)
Nông dân: Muối của đất
Đa số tầng lớp lao động là người làm nông, vì làm ruộng và sản xuất lương thực là thiết yếu cho sự
sống còn và cho Ai Cập tham gia vào thương mại.
Trong khi không có chứng cứ chữ viết nào tồn tại từ chính những nông dân, một số lăng mộ của các
thành viên ưu tú có đề cập đến nông dân làm lụng trên đất của họ, do đó có lưu lại tên những nông dân
này cho mai sau. Một nông dân như thế làm việc cho người thư lại Ramose từ Deir el Medina. Theo bia
mô ghi lại, tên người nông dân này là Ptahsaankh, và y cày bừa mảnh đất ruộng với hai con bò gọi là
‘Tây’ và ‘Lũ Đẹp’.
Phần lớn đất đai thuộc sở hữu nhà nước hoặc đền thờ và chỉ cho người nông dân thuê lại. Là người làm
công cho nhà nước, người nông dân được trông chờ sẽ nộp đủ số thu hoạch cho chủ đất, ngoài ra còn
có phần thuê và thuế (thuế thì luôn luôn phải có). Thu hoạch của nông dân là những gì còn sót lại.
Người nghèo rõ ràng là làm việc không công.

Người lao động: Phục vụ nhà nước


Trong mùa lũ hàng năm của sông Nile, hàng ngàn nông dân thật sự thất nghiệp vì họ không thể làm gì
nhiều khi đất đai nằm sâu dưới ba bộ nước. Vào thời gian này, nhà nước thường tuyển mộ những nông
dân làm lao động trên những dự án xây dựng đài tưởng niệm lớn, như kim tự tháp.
Các nhà bình luận thường cho rằng việc xây các đài tưởng niệm là do các nô lệ, nhưng thật ra thực tế là
không phải vậy. Trong khi làm việc cho nhà nước, những lao động không lành nghề này được trả công
hậu và được cung cấp chỗ ở gần địa điểm xây dựng. Khi lũ bắt đầu rút vào tháng 10, các công nhân
quay trở về làng mình để cày cấy trên đồng ruộng.
Lao động tay chân nặng nhọc, như làm việc trong hầm đá hay hầm mỏ, là do các tù binh hoặc bọn tội
phạm. Vì công việc này được coi như một phần trừng phạt, nên họ chỉ được cho ăn uống, nhưng không
được cung cấp thêm lương thực để buôn bán. Trong khi công việc của họ là nguy hiểm, nhiều người
trong số họ, nếu đào thoát, chắc chắn sẽ gục chết vì phải lê bước qua sa mạc nóng cháy, khát nước,
hoặc gặp các bộ lạc du mục.
Thợ thủ công: Đẽo cho đẹp
Chứng cứ tồn tại duy nhất liên quan đến thợ thủ công đến từ những khu định cư đặc biệt dành cho lực
lượng lao động đặc biệt, bao gồm
 Giza, xây cất cho các công nhân xây dựng các kim tự tháp Giza
 Kahun, nơi ở của các công nhân xây dựng kim tự tháp Lahun
 Amarna, nơi ở của các công nhân xây dựng các lăng mộ hoàng gia Amarna
 Deir el Medina, nơi ở của các công nhân xây dựng Thung Lũng các Vì Vua
Các ngôi làng của công nhân ở Amarna và Deir el Medina (nơi xuất phát hầu hết những thông tin về
thợ thủ công và thường dân Ai Cập) cung cấp chỗ ở cho những công nhân có đặc quyền làm việc trực
tiếp cho nhà vua. Họ không phải thuộc tầng lớp lao động bình thường.
Mặc dù các thông tin từ Amarna và Deir el Medina có giá trị và thú vị (đến Chương 2 để tìm xem thú
vị cỡ nào), nó chỉ mô tả trải nghiệm của các công nhân ưu tú __ không phải là thành viên bình thường,
vô học của xã hội. Chắc chắn là nhiều thợ thủ công làm việc trên khắp xứ Ai Cập cho những dự án
không phải của hoàng tộc, nhưng buồn thay những thông tin về họ không tồn tại.
Chương 2
Khảo sát lối sống của dân thường Ai Cập
Trong Chương Này
 Viếng thăm các ngôi làng
 Chọn nghề
 Thành lập gia đình
 Kết hôn, ly dị, và già đi
Các lăng mộ cung cấp một kho thông tin về tầng lớp trên và ưu tú, nhưng chúng cũng vẽ nên một chân
dung cực kỳ chi tiết về cuộc sống thường nhật của quần chúng Ai Cập. Chẳng hạn, các mộ bia ghi lại
tên và chức vị công việc, trong khi các xác ướp mô tả chi tiết về bệnh tật và sức khỏe tổng quát. Thêm
vào đó những đồ mỹ nghệ và di chỉ từ những làng cổ cho ta nhìn sâu vào cuộc sống gia đình, tôn giáo,
thời thiếu niên và lúc về già. Gom tất cả thông tin này, chúng ta có thể vẽ lại cuộc sống của người Ai
Cập từ lúc ra đời đến khi yên nghĩ.
Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc sống Ai Cập thường nhật là những người cổ này có
cùng động lực, mối quan tâm, và vấn đề như chúng ta ngày nay. Từ việc xây dựng gia đình đến chọn
nghề, từ việc kết hôn đến lúc về già, chương này sẽ đề cập từ trong ra ngoài cách sống của một người
Ai Cập.
Đánh Giá Cuộc Sống Làng Mạc
Hầu hết thông tin về Ai Cập cổ đến từ việc nghiên cứu và khám phá các lăng mộ và đền thờ. Mặc dù
những kiến trúc này và những kho báu chúng cất giữ thực sự đầy mê hoặc, khảo sát chỉ các lăng mộ,
xác ướp, và kho báu sẽ cho chúng ta cái nhìn thiên lệch về người Ai Cập như một đất nước luôn ám
ảnh bởi cái chết.
Mặc dù chết là việc vô cùng hệ trọng đối với người Ai Cập, cuộc sống cũng hệ trọng không kém. Để
hiểu tường tận dân tộc này, bạn cần nhìn vào làng mạc của họ __ trung tâm của cuộc sống thường nhật,
quy củ của họ.
Mặc dù những lăng mộ được xây dựng bằng đá để được vĩnh cữu, các làng mạc được làm bằng đất bùn
và không có chủ ý sử dụng lâu dài. May thay, những nhà nghiên cứu đã nhận diện ra vài ngôi làng còn
sót lại ít nhiều số, cung cấp những thông tin giá trị về lối sống Ai Cập cổ. Rủi thay, những ngôi làng
này phần lớn là những nơi định cư đặc biệt cho thành phần ưu tú; thành ra chúng không nhất thiết cho
chúng ta cái nhìn tổng quan chính xác về cuộc sống của mọi người Ai cập, giàu cũng như nghèo.
Những ngôi làng quan trọng nhất là:
 Deir el Medina trên bờ tây sông Nile ở Thebes phía nam Ai Cập. Amenhotep I của triều
đại 18 xây dựng Deir el Medina để làm chỗ ở cho các công nhân xây dựng lăng mộ hoàng
gia ở Thung Lũng các Vì Vua. Ngôi làng có người ở cho đến cuối triều đại 20, Ngày nay
nền móng của ngôi làng vẫn còn nhìn thấy được, bao gồm các cầu thang, hầm, lò, và
những mộ phần được trang trí tinh xảo, một số còn đầy đủ xác ướp và kho báu.
 Kahun ở miền Faiyum có niên đại vào thời Trung Vương quốc và được xây dựng cho các
công nhân xây dựng kim tự tháp Senwosret III, mặc dù sau đó nó bị bỏ hoang một số năm
sau cái chết của nhà vua. Các di chỉ còn sót lại tại địa điểm này rất đáng kể, với gần ba
phần tư nền móng còn sống sót, cho thấy ba loại nhà: dinh thự, nhà lớn, và nhà có sân
thượng nhỏ.
 Pi-Ramses tọa lạc tại vùng Châu thổ phía đông và thủ đô của Ramses II triều đại 19. Làng
bao phủ một diện tích xấp xỉ 5 cây số vuông, và công cuộc khai quật đã phát lộ một số đền
thờ, dinh cơ, và nhà của tầng lớp ưu tú và tôi tớ của họ. Những di chỉ rất chắp vá vì nhiều
khối đá xây dựng được tái sử dụng trong các thời kỳ sau này.
 Avaris, tọa lạc rất gần Pi-Ramses ở vùng Châu thổ, là thủ đô các vì vua Hyksos từ thời kỳ
trung gian thứ hai (xem Chương 3). Nhiều dân châu Á (chủ yếu từ Palestine, Syria, và
miền Canaan) sinh sống tại địa điểm này, phản ảnh qua kiểu nhà và đền thờ.
 Amarna, khoảng giữa đường từ Cairo đến Luxor, là quê hương của Akhenaten từ triều đại
18. Ngôi làng chạy dài xấp xỉ 7 cây số và bao gồm một số dinh cơ và đền thờ cũng như các
doanh trại quân đội, hai khu định cư, và một ngôi làng cho công nhân tương tự như Deir el
Medina. Vì có quá nhiều di chỉ khảo cổ được tìm thấy tại đây nên nó thường được sử dụng
như kim chỉ nam của tất cả khu định cư Ai Cập.
Bạn có thể đến thăm Deir el Medina trên bờ tây ở Luxor và nhìn toàn cảnh cách bố trí của khu định cư.
Du khách có óc mạo hiểm có thể đến thăm Amarna ở Trung Ai Cập. Các nhà khảo cổ đã xây dựng lại
một số tòa nhà kiểu mẫu cho ta thấy thực chất của những gì có thể là tòa nhà thực sự.
Bố trí một ngôi làng
Cách bố trí mỗi ngôi làng còn sót lại khác nhau tùy thuộc vào việc nó được xây dựng như một dự án
riêng lẻ (chẳng hạn, làm chổ ở cho công nhân xây lăng mộ) hoặc được cho phép phát triển một cách tự
nhiên. Hầu hết làng cần phải ở gần sông Nile hay một kênh đào để có nguồn nước, và gần bên đất canh
tác để có lương thực, mặc dù trong trường hợp của Deir el Medina, nhà nước chở nước và lương thực
cơ bản đến cho dân làng.
Những nhà thiết kế dự án riêng lẻ (như Deir el Medina và Amarna) xây những tòa nhà quan trọng
nhất, như đền thờ hay dinh thự, trước tiên, và sau đó những ngôi nhà dành cho người ưu tú mới được
xây dựng chung quanh kiến trúc này. Trong những ngôi làng được thiết kế trước, đường phố được bố
trí thẳng tắp và nhà cửa được sắp xếp theo từng hàng ngay ngắn. Nhưng khi những thị trấn này nở rộng
và phát triển, những ngôi nhà cũ được cơi nới, và những ngôi nhà mới nhỏ hơn được xây dựng giữa các
biệt thự lớn, phá hỏng cách bố trí mạng lưới lúc đầu.
Các khu định cư phát triển tự nhiên không được phân nửa ngăn nắp như những ngôi làng có thiết kế.
không có mạng lưới phân chia khu định cư, và hình dáng tổng quát có vẻ tùy tiện. Những ngôi làng có
thiết kế đều cùng kiểu nhà và kích cỡ, trong khi những ngôi làng phát triển tự nhiên các kiểu nhà không
quy củ vì người ở xây dựng theo sở thích và nhu cầu của mình.
Dựng nhà
Nhà trong các ngôi làng Ai Cập thường rất cơ bản. Mặc dù lớn nhỏ khác nhau (tùy theo mức độ giàu có
và địa vị của người sở hữu), ngôi nhà trung bình ở Deir el Medina, Gurob, và Amarna gồm có bốn
phòng (xem Hình 2-1):
 Phòng trước đi từ đường phố vào, có thể đã được sử dụng như nơi hội họp khách khứa.
 Phòng sinh hoạt là nơi bàn thờ được bố trí. (Xem Chương 9 để hiểu thêm và những phép
hành đạo tại nhà.) Gia đình thờ phượng các vị thần linh hoặc tổ tiên của mình ở đây.
 Không gian sinh hoạt, chắc chắn được sử dụng như chỗ nghỉ ngủ, với cầu thang dẫn đến
mái nhà ngang hoặc tầng trên.
 Bếp ở phía sau nhà, mở trống bên trên để cho khói bếp thoát ra ngoài.
Tầng hầm bên dưới các phòng sau được sử dụng như nơi cất giữ lương thực. Các ngôi nhà đều nhỏ
thành ra mỗi phòng đều có nhiều mục đích.
Hình 2-1
Nhà của tầng lớp ưu tú, đúng ra phải gọi là biệt thự, cũng có bố trí như các nhà nhỏ, mặc dù chúng gồm
có một số dảy phòng nhỏ nối với nhau bằng các hành lang đan chéo nhau, như trong Hình 2-2. Nhờ đó
người chủ ưu tú có đặc quyền tách biệt nơi công cộng với các khu gia đình riêng tư. Nhiều biệt thự
cũng chứa
 Một phòng tiếp khách để chiêu đãi khách khứa
 Một phòng làm việc để điều hành công việc
 Một phòng tắm với khu tắm vòi sen (cơ bản là một phiến đá và một người hầu mang bình
nước) và phòng vệ sinh (một ghế gỗ hình móng ngựa bắc lên một thùng cát). Một số nhà ở
Pi-Ramses cũng có những phòng tắm lộ thiên để hứng những tia nắng khi đang tắm.
 Khu vực của các bà, là chốn riêng tư hơn là chỗ giam hãm. Những khu vực này bố trí
những nơi sinh hoạt, ăn mặc, và ngủ nghỉ tách biệt với phần còn lại của gia đình.
Hình 2-2
Mọi nhà ở Cổ Ai Cập hầu như chật nứt người ở. Các biệt thự được điều hành như những điền trang. Để
phụ giúp người chủ và gia quyến của y, một số đông người giúp việc, quản gia, và tôi tớ cùng chung
sống trong những ngôi nhà lớn hơn này.
Những ngôi nhà nhỏ lại càng đông đúc hơn. Một cặp vợ chồng Ai Cập có khi có đến 15 người con, tất
cả đều chung sống trong một ngôi nhà bốn phòng. Khi một người trưởng thành lập gia đình, vợ của y
sẽ chuyển đến chung sống trong ngôi nhà đó; và khi các bà vợ sinh con cái, chúng cũng sẽ sống trong
ngôi nhà đó. Không có gì bất thường khi một ngôi nhà nhỏ có đến ba hay bốn thế hệ chung sống __ có
khi đến 20 người, phần lớn là trẻ con. Những người Ai Cập thực sự hiểu được ý nghĩa của sự chung
chạ và chen chúc.
Lớn Lên là Người Ai Cập
Sẵn sàng cho__ và đôi khi chọn __ một nghề nghiệp là phần chủ yếu của cuộc sống thời trẻ của hầu
hết người Ai Cập, đặc biệt là các bé trai. Những mục sau đây xét đến sự dạy dỗ, nghề nghiệp, và điều
kiện làm việc của số đông người cổ Ai Cập.
Giáo dục người trẻ
Ngày nay, những ký ức xa xôi nhất của hầu hết chúng ta là từ thời đi học, và trong thời cổ Ai Cập chắc
chắn cũng không khác.
Mặc dù không phải mọi đứa trẻ đều có may mắn hưởng được một nền giáo dục chính thức, người con
trưởng trong hầu hết gia đình đều đi theo bước chân cha mình khi chọn nghề, vì thế anh ta bắt đầu học
theo nghề cha mình ngay khi vừa 5 tuổi (hoặc làm ruộng, điêu khắc, hoặc thư ký). Những người con
trai khác cũng được dạy nghề; điều này thôi thúc một số gia đình ưu tú khá giả giáo dục các con họ.
Tan trường rồi
Trường theo bạn hiểu không tồn tại vào thời cổ Ai Cập, nhưng trong khi chờ đợi một thuật ngử tốt hơn
tôi phải dùng thuật ngữ này. Các trường học Ai Cập không có những tòa nhà cao rộng, với các phòng
học và sân chơi. Không có mùi phấn viết bảng và nhất định không có đồng phục.
Hoàng tộc và tầng lớp ưu tú được dạy dỗ trong các đền thờ hoặc trường trong các dinh cơ, do nhà nước
điều hành và gồm có những thầy phụ đạo và một nhóm nhỏ các bé trai được tuyển chọn. Tài liệu ghi
chép lại chỉ rằng những bé trai có năng khiếu đặc biệt được chấp nhận vào trường, dù cho chúng không
xuất thân từ tầng lớp trên __ như vậy tầng lớp dưới ít nhất cũng có chút cơ hội.
Mặc dù cũng có một số bé gái được dạy dỗ, nhưng đó chỉ là những trường hợp đặc biệt. Nếu một bé gái
được đi học, nó không thuộc định chế của nhà nước. Vì phụ nữ không thể nắm những vị trí hành chính,
giáo dục các bé gái hình như là công việc dã tràng đối với nhiều người cổ Ai Cập. Một người Ai Cập
tên là Ankhsheshonk đã bất tử hóa quan niệm này bằng phát biểu: ’Dạy một người phụ nữ như vác một
bao cát đã rách đáy.’
Một số đền thờ và trường học chính thức dạy những nghề nghiệp đặc biệt và chỉ nhận những bé trai từ
những gia đình có nghề nghiệp nào đó, như thư lại hoặc quan hành chính. Sau khi ra trường các bé sẽ
được thuê làm tại những công sở trung ương.
Đối với những bé trai không được nhận vào các định chế giáo dục ưu tú, có thể vào học tại trường trên
địa bàn. Các bé trai trong hầu hết làng mạc chỉ học những kỹ năng đọc viết cơ bản nếu cha chúng là
những thư lại hay người viết thuê __ thường sẽ tiếp nối chỗ của cha chúng như một thư lại. Các thư lại
ở làng cũng thường mở lớp dạy từng nhóm nhỏ các trẻ trong làng cách đọc và viết để kiếm thêm thu
nhập.
Ngôi nhà của Cuộc sống
Mặc dù trường theo bạn hình dung bây giờ không tồn tại vào thời cổ Ai Cập, Ngôi nhà của Cuộc
sống là một định chế cung cấp sự giáo dục và huấn nghiệp cho một số ít được tuyển chọn. Ngôi nhà
của Cuộc sống gắn liền với hầu hết các đền thờ. Mỗi nhà cất giữ một số bản văn liên quan đến ngôi đền
đó. Thuật ngữ thường được biên dịch là trường, đại học, thư viện, hoặc văn khố. Tuy nhiên, nó là một
định chế kỳ lạ có những điểm giống với mọi thứ đó nhưng không giống hẳn một thứ nào.
Mặc dù bị chôn vùi vào bí mật, ta biết được những điều sau đây về định chế này:
 Ngôi Nhà của Cuộc Sống cất giữ một số bản văn, được sử dụng để huấn luyện các tu sĩ
và những những người hành nghề y (xem thêm Chương 8). Được dạy dỗ ở đây là một đặc
quyền lớn, chỉ dành cho số ít được tuyển chọn. Tuy nhiên, cách thức tuyển chọn thế nào
thì vẫn còn chưa được biết.
 Các tu sĩ điều hành Ngôi Nhà của Cuộc Sống có trách nhiệm bảo tồn, sao chép, và cất
giữ các bản văn. Bản văn được cất giữ tại đây nổi tiếng khắp thế giới. Sau này, các tác giả
Hy lạp, La mã ca tụng sự minh triết được ghi lại trong những bản văn này. Người ta cho
rằng bản văn bao gồm những kiến thức về y học, cây thuốc, địa lý, hình học, thiên văn
học, và lịch sử các triều vua.
 Định chế không mở rộng cho công chúng. Lối vào cực kỳ hẹp càng làm gia tăng màn bí
mật. Nhiều chuyện kể văn học đề cập đến các bản văn được cất giữ trong Ngôi Nhà của
Cuộc Sống có chứa các thông tin dạy cách nói chuyện với thú vật, chim chóc, và cá, cũng
như những bản văn làm người đọc có thể diện kiến thần mặt trời.
Giáo trình
Một số giáo án còn sót lại, kể cho chúng ta biết khá nhiều về nếp học tập hằng ngày mà các trẻ em nhận
được. Một đứa trẻ Ai Cập điển hình sẽ bước vào trường vào tuổi lên 5 và bắt đầu học đọc, viết, và số
học.
Ở Ai Cập, có hai hình thức chữ viết khác nhau tồn tại __ chữ tượng hình (xem Chương 11) và ký
tự hieratic (dành cho thầy tu), một dạng tốc ký của chữ tượng hình. Các sinh viên học sử Ai Cập ngày
nay thông thường sẽ học chữ tượng hình trước rồi sau đó sẽ học tiếp chữ hieratic, nhưng các người cổ
Ai Cập học theo cách sau:
 Một thầy phụ đạo sẽ viết những thành ngữ và câu viết bằng chữ hieratic.
 Một học sinh sẽ học thuộc lòng các thành ngữ và câu viết này
 Học sinh sau đó sẽ viết những thành ngữ này vào một bảng gỗ theo lời đọc rồi sau đó bằng
trí nhớ.
 Thầy sẽ sửa chữa các lỗi.
 Bảng được xóa sạch, và tiến trình lại bắt đầu.
Giáo trình nâng cao này kéo dài cho đến khi đứa trẻ được 9 tuổi, đó là lúc quyết định chọn nghề. Sau
đó chúng sẽ được theo học nghề mình chọn, kéo dài khoảng mười năm. Các thợ học việc vừa làm vừa
học bên cạnh các thợ chuyên môn, được trả công).
Người cổ Ai Cập có tục ngữ ‘Trẻ con nghe bằng lưng; nó chỉ vâng lời khi bị đánh’ cho thấy cách thức
tiến hành giáo dục thời cổ Ai Cập.
Chọn nghề
Chọn nghề đối với một người trưởng thành ngày nay đã khó, huống hồ chọn lúc chỉ mới 9 tuổi hình
như là điều không tưởng. (Lúc lên 9, tôi muốn làm hoàng tử __ và không có thứ giáo dục nào làm được
điều đó!) Tuy nhiên, những đứa trẻ Ai Cập 9 tuổi đã phải ra quyết định hệ trọng này.
Trong Tân Vương quốc, nghề hành chính và quân sự cạnh tranh gay gắt khi săn tìm những ứng viên ưu
tú nhất của Ai Cập. Đối với nhiều thanh niên, cuộc sống của người lính hình như hào nhoáng hơn bất
kỳ lối sống nào. Các người lính được hứa hẹn vinh quang, các cuộc viễn chinh, và được nhà vua để ý
đến, trong khi nghề hành chính thư lại cho ta kiến thức, của cải, và cuộc sống bình yên không vất vả.
Nhiều nghề nghiệp mở ra đối với các đứa trẻ Ai Cập. Một văn bản tuyệt vời có tên Trào Phúng về
Nghề Nghiệp liệt kê nhiều nghề __ và những mặt trái của chúng. Như văn bản này cho biết, các nghề
được chia thành bốn loại chính: tay chân, hành chính, tôn giáo, và quân sự.
Hiển nhiên một số người bị hạn chế bởi địa vị xã hội và của cải khi chọn nghề nghiệp. Nhưng không hề
gì, nạn thất nghiệp không tồn tại vì làm ruộng và xây dựng luôn cần lao động.
Thư lại hành chính
Là một thư lại (hay người viết thuê, sao chép) là nghề sinh lợi nhiều nhất. Thư lại có nhiều cơ hội thăng
tiến, riêng những thư lại có tài năng và kỹ năng đặc biệt có thể lên đến chức tể tướng, chỉ đứng sau vua.
Nếu nhà vua yếu đuối, y có thể tiếm ngôi.
Vai trò của tể tướng rất đa dạng và đầy quyền lực; toàn bộ triều đình đều dưới quyền kiểm soát của tể
tướng. Tể tướng cũng trách nhiệm cho sự an toàn của nhà vua và của Ai Cập, có nghĩa là lực lượng
cảnh sát đều dưới sự giám sát của ông. Ông chủ tọa các cuộc họp triều đình và giải quyết những thỉnh
nguyện hằng ngày của dân chúng, thường thường liên quan đến tội phạm và kiện cáo. Trong những vấn
đề tư pháp, tể tướng hành xử như một quan tòa, kết tội và tuyên án thay cho nhà vua.
Các thư lại có ít tham vọng hoặc quyền lực vẫn còn có việc làm vì chỉ 1 đến 5 phần trăm dân số Ai Cập
biết chữ. Vào một lúc nào đó, hầu hết người dân đều cần đến sự giúp đỡ của một thư lại để viết thư
hoặc làm đơn, tính toán sổ sách. Thư lại thực sự là những công chức và được trả lương hậu hĩnh.
Phần lớn thư lại hành nghề nơi xóm làng nơi họ sinh sống và phục vụ những yêu cầu mà dân làng yêu
cầu. Họ tính phí theo bảng giá hoặc thương lượng tùy theo mức giàu có của thân chủ. Hợp đồng thỏa
thuận theo miệng nên các sử gia không biết chi phí và giá cả là bao nhiêu.
Thầy tu: Người phụng sự thần linh
Làm thầy tu được mở ra đến tất cả mọi người __ biết chữ hay không __ mặc dù vị trí được phong tùy
thuộc những kỹ năng thụ đắc. Hiển nhiên, những thư lại tại đền thờ đều có học và nhiều người làm việc
tại Ngôi Nhà của Cuộc Sống, lưu trữ, sao chép, và đọc các bản văn được cất giữ tại đó.
Nhiều thầy tu làm việc bán thời gian, ba tháng làm một tháng tại đền rồi trở về làng. Những thầy tu này
thường không độc thân. Thật ra việc đi tu theo truyền thống được truyền từ cha đến con, do đó thường
được gia đình khuyến khích. Gia nhập giới tu sĩ do đó không phải là tiếng gọi của ơn trên, mà là sự
thừa kế.
Bản chất của việc đi tu ở Ai Cập rất khác với những tôn giáo khác, như đi tu đạo Thiênchúa giáo hay
Hồi giáo. Các thầy tu Ai Cập thực sự không có mối tiếp xúc gì với dân chúng trong vai trò của tu sĩ. Họ
không giảng đạo, cho lời khuyên, hoặc cải đạo người ngoại đạo. Danh hiệu Hem-Netjer dành cho giới
tu sĩ Ai Cập có nghĩa ‘người phụng sự thần linh’ là đúng với việc họ làm. Họ phụng sự thần linh, bảo
đảm những lời cầu nguyện, lễ vật dâng cúng, và bùa chú được thi hành đúng đắn.
Một bậc thang phân biệt tồn tại trong giới tu sĩ với nhà tiên tri đầu tiên là quốc sư, tiếp theo là nhà tiên
tri thứ hai, ba, tư, và năm. Lý tưởng thì nhà vua sẽ chỉ định quốc sư của mình, mặc dù không hiếm khi
nhà vua cho phép nhà tiên tri chọn người thừa kế của ông ta.
Các thầy tu ở hàng thấp nhất là các thầy tế, có trách nhiệm tiến hành các nghi lễ thanh tẩy trong đền
thờ, vác những con thuyền nhỏ chở các tượng thần linh diễu hành trong các ngày lễ trọng, giám sát
những thợ sơn và thợ vẽ, và trông coi những công việc hằng ngày quanh đền.
Binh nghiệp: Mơ về chiến thắng
Trước thời Tân Vương quốc, quân đội không tồn tại, vì thế ước mơ trở thành người lính của các bé trai
đều không thể hoàn thành. Trong thời kỳ này, nếu cần binh lính, các tổng trấn (thị trưởng) sẽ tập hợp
những chàng trai cường tráng tại địa phương để sung quân cho chiến dịch.
Trong thời Tân Vương quốc, một quân đội thường trực được thành lập, do đó tồn tại những binh lính
chuyên nghiệp. Nhiều văn bản tự thuật tìm thấy trong các lăng mộ mô tả những chiến tích quân sự kéo
dài. Thật ra, một số binh lính lên đến những đỉnh cao quyền lực; các tướng lãnh Horemheb và Ramses I
đều thành vua, cho thấy làm tể tướng không phải là con đường duy nhất đi đến ngai vàng.
Như với tất cả nghề nghiệp ở cổ Ai Cập, các binh lính bắt đầu được huấn luyện những kỹ năng quân sự
cơ bản, thể lực ngay từ nhỏ __ ngay cả từ lúc 5 hay 6 tuổi. Các hình ảnh trong lăng mộ tại Beni Hasan
từ Trung Vương quốc cho thấy cách thức các binh lính trừ bị được rèn luyện, và không nghi ngờ gì nữa
chương trình huấn luyện không khác quân đội thường trực. Chương trình huấn luyện bao gồm:
 Đánh gậy
 Đánh vật
 Tập tạ bằng bao cát
 Cưỡi chiến mã
 Bắn cung
 Sử dụng giáo
Những kỹ năng của người lính quyết định binh chủng họ sẽ theo __ kỵ binh, binh sĩ dùng giáo, hoặc bộ
binh.
Các thư lại cũng là một bộ phận thiết yếu của quân đội. Họ ghi chép những sự kiện trong chiến dịch và
thường được mô tả trong các hình ảnh chinh chiến đứng lặng lẽ ở hậu quân và ghi chép diễn tiến của
trận đánh. Họ cũng thống kê những chiến lợi phẩm thu được.
Một công việc đặc biệt đáng sợ của người thư ký quân sự là đếm xác chết của kẻ thù, được nhận diện
bằng cánh tay phải bị đứt lìa hoặc dương vật (nếu chúng không bị cắt da qui đầu). Các binh lính bỏ lại
hàng đống những bộ phận của thi thể trên chiến trường cho các thư ký tha hồ đếm.
Lao động tay chân
Điều kiện làm việc tương đối tốt đối với thợ thủ công ở Deir el Medina nếu họ có tay nghề cao và xây
lăng mộ ở Thung Lũng các Vì Vua, nhưng có thể không tốt cho lắm đối với những thành viên không có
đặc quyền như thế của xã hội. Những thợ thủ công này làm việc mỗi ngày tám tiếng và chỉ được nghỉ
một ngày mỗi mười ngày. Các nhà nông và
những người thuộc giai cấp thấp hơn không được nghỉ ngày nào. Tuy nhiên, ngoài ngày nghỉ cuối
tuần, các công nhân ở Deir el Medina có thể nghỉ nhiều ngày họ cần (phải có lý do). Những ghi chép
còn sót lại tại địa điểm khai quật cho thấy có một bảng dài các lý do công nhân xin nghỉ. Cách đây
3500 năm với bây giờ không có gì thay đổi nhiều, vì một trong những lý do thông thường nhất là say
xỉn. Những lý do khác bao gồm:
 Tẩn liệm thi thể người thân trong gia đình
 Chôn cất một thành viên quá cố trong gia đình
 Cúng tế cho người quá cố
 Lâm bệnh
 Bị bò cạp chích
 Cãi nhau với vợ
 Các thành viên nữ trong gia đình đang hành kinh
Các công nhân trong làng Deir el medina có một thầy thuốc riêng do nhà nước đài thọ tiền, có nhiệm
vụ bảo đảm không có quá nhiều ngày nghỉ do bệnh tật hoặc thương tích. Có thể nhảy đến Chương 8 để
xem phần mô tả cách chữa các bệnh mà các công nhân không may mắn trong làng này phải chịu.
Nghệ sỹ: Tạo ra cái đẹp
Người nào có tài năng mỹ thuật có thể trở thành nghệ sỹ, thợ mộc, hoặc thợ điêu khắc và được trả
lương hậu hĩnh dù có được đào luyện chính thức hay không. Không giống nghệ sỹ trong thời nay, các
nghệ sỹ Ai Cập không ký tên lên tác phẩm của mình, vì thế nhận diện tác phẩm của một họa sỹ hoặc
nhà điêu khắc nào đó là việc không dễ dàng.
Hầu hết các nghệ sỹ làm việc như một đội và chịu trách nhiệm hoàn thành một lãnh vực nào đó trong
lăng mộ hoặc đền thờ __ ngay cả cho dù họ có thể thành thạo trong mọi lãnh vực __ và phải làm việc
trên lãnh vực đó thành một chuyên ngành của mình. Ví dụ:
 Thợ quét vôi chuẩn bị tường cho họa sỹ vẽ.
 Thợ đá chuẩn bị tường cho điêu khắc.
 Thợ vẽ đường viền cho bức tường.
 Thợ điêu khắc chạm đường viền.
 Nghệ sỹ sơn màu cả hình vẽ
 Thợ giám sát theo dõi công việc và chỉnh sửa trong suốt tiến trình thi công.
Làng Deir el Medina hầu như chỉ gồm nghệ sỹ. Mặc dù công việc hàng ngày của họ là xây dựng lăng
mộ và đồ dùng cho nhà vua, họ cũng sử dụng tài năng mình để kiếm thêm thu nhập ngoài việc làm
chính. Một số hợp đồng làm viêc còn để lại, cho thấy giá cả của dịch vụ, bao gồm:
 thư lại Harshire chạm nỗi ba áo quan cho một ca sỹ đền Amun và được trả 329 deben (30
kilo) đồng.
 Công nhân Bekenwernero đóng một số áo quan, giường, ghế, hộp và bàn, và nhận 91
deben (hơn 8 kilo) đồng.
Nông dân: Làm việc trên đồng
Với không tới 1 phần trăm dân số Ai Cập có học, nhiều người không được học hành nhận lấy các công
việc không đòi hỏi phải qua giáo dục. Công việc quan trọng nhất trong số đó là làm ruộng.
Phần lớn dân số Ai Cập canh tác trên đồng, sản xuất ra lương thực. Đây là công việc nặng nhọc và thực
sự là một trong những công việc quan trọng nhất, vì nếu nông dân không làm việc quần quật, phần còn
lại của Ai Cập sẽ không có gì ăn. Nhà nước __ tức đền thờ và vua chúa __ sở hữu đa phần đất canh tác
và nông dân chỉ là tá điền của họ. Nếu người nông dân không sản xuất đủ chỉ tiêu nào đó, họ sẽ bị đánh
đập.
Người cổ Ai Cập trồng những loại ngủ cốc khác nhau và thường canh tác quay vòng mỗi năm. Những
ngủ cốc sau đây tạo thành khẩu phần chính của người Ai Cập:
 Lúa mạch
 Lúa mì emmer (được trồng đầu tiên ở Cận Đông)
 Lúa mì Einkorn (loại lúa mì có lớp trấu dày)
 Lúa mì spenta (tương tự như lúa mì hiện nay)
Nhiều gia đình cũng trồng trọt thêm rau củ và chắc chắn là người nông dân cũng canh tác hoa màu trên
diện rộng. Hoa màu (rau củ) tạo thành một tỷ lệ không nhỏ trong khẩu phần người Ai Cập, bao gồm:
 Củ hành
 Tỏi
 Đậu
 Đậu lăng
 Đậu Hà lan
 Củ cải
 Cải bắp
 Dưa leo
 Rau diếp
Nhiều gia đình còn trồng mè và thầu dầu (dùng làm dầu), cây lanh (dùng làm vải lanh), chà là (để làm
hương bia hoặc ăn như loại trái cây).
Mặc dù tầm quan trọng của công việc đồng áng, người nông dân được trả lương thấp nhất trong xã hội
cổ Ai Cập. Nói đúng ra họ không được trả công gì hết! Các nông dân phải nộp tô cho chủ đất, cộng với
tiền thuê và thuế (cũng tính bằng nông sản). Họ chỉ được giữ lại hoặc bán những sản lượng vượt quá
chỉ tiêu này. Sự sắp xếp này có hiệu quả đối với người chủ gia đình hoặc chủ nông, còn những người
làm ruộng thuê được trả một đồng lương rẻ mạt và chắc chắn là không nuôi sống tốt gia đình họ hoặc
không dư dã gì để mua sắm những hàng hóa khác.
Thợ giặt quần áo
Một trong những nghề nghiệp tệ hại nhất được mô tả trong Lời Châm Biếm về Nghề Nghiệp là nghề
giặt giũ.
Vào thời cổ Ai Cập đã tồn tại những thợ giặt giũ chuyên nghiệp. Họ rảo từ làng này đến làng khác thu
nhặt những quần áo dơ rồi mang đến bờ sông Nile để giặt giũ. Ghi chép từ Deir el Medina cho thấy
những thợ giặt giũ được phân công những nhà đến thu quần áo dơ và họ không ngừng than thở về
công việc nặng nhọc của mình. Không có gì mới.
Sau khi thu quần áo dơ, thợ để lại một ‘biên nhận’ dưới hình thức một ostracon (thẻ đá dùng như phiếu
thu có hình quần áo mà họ mang đi. Việc giặt giũ tiến hành ở bờ sông Nile dùng natron (các-bô-nát
nát-tri lỏng) và vôi như xà bông. Quần áo được vò trên đá để loại chất dơ đi, rồi được phơi nắng để tẩy
trắng và khô.
Làm việc ở sông Nile là việc nguy hiểm vì cá sấu sinh sống gần bờ rất nhiều. Một người thợ giặt giũ
mải mê công việc có thể không để ý đến những khúc gỗ trôi có mắt __ cho đến khi chúng táp y và lôi
xuống nước. Còn nếu bọn cá sấu chưa đủ nguy hiểm, thì sông Nile và kênh đào của nó nhun nhúc
những ký sinh trùng và sâu bọ chích cắn, có thể gây chết người.
Xem Xét Cuộc Sống các Bà
Mặc dù những trải nghiệm của phụ nữ Ai Cập không bằng với trải nghiệm của nam giới, phụ nữ Ai
Cập hưởng được một mức độ cao đáng kinh ngạc về cơ hội, trách nhiệm, và uy quyền.
Đánh giá quyền phụ nữ
Các quý phu nhân trong cung cấm có rất ít tự do, được sử dụng như những con cờ chính trị, và bị khóa
kín trong các hậu cung xa rời thế giới bên ngoài. (xem Chương 5 để biết thêm chi tiết).
Các phụ nữ bình dân thì may mắn hơn. Họ có nhiều tự do hơn hầu hết phụ nữ trong các xã hội đương
thời khác. Chẳng hạn:
 Phụ nữ có thể đi ra ngoài mà không cần có người đi kèm. Mặc dù đây là điều mặc nhiên
của hầu hết phụ nữ ngày nay, nhưng thứ tự do này vào thời cổ là điều rất hiếm.
 Mặc dù nhiều dinh cơ lớn có khu dành riêng cho các bà, họ không bị giới hạn trong không
gian này. Thay vào đó, những căn phòng này chủ yếu dành tính riêng tư trong thời gian
sinh nở, cho con bú, và hành kinh.
 Phụ nữ có cùng quyền như nam giới trong cùng giai cấp. Đặc biệt, phụ nữ có thể
 Sở hữu tài sản; bà cũng có thể quản lý đất đai của mình theo ý muốn không cần sự trợ giúp
của đàn ông
 Thừa kế tài sản
 Hiến tặng tài sản; thật ra, điền sản được truyền từ mẹ đến con gái
 Cho mượn tài sản và kiếm lời
 Kiện thưa một người nào đó, kể cả người đó là các ông
 Làm chứng cho một văn bản pháp luật
 Là người đồng đối tác trong một khế ước pháp luật; chẳng hạn, trong thời Ptolemy, bà ta
có quyền ký vào giấy hôn thú.
Hơn nữa, phụ nữ không mất quyền lợi luật định của mình sau khi đã kết hôn và vẫn được giữ riêng tài
sản trong khi có chồng. Trong khi có chồng, bà ta có thể sở hữu, thừa kế, và bán bất kỳ tài sản nào của
mình một cách tự do như đang đơn thân. Khi viết di chúc, bà ta có thể phân chia tài sản của mình theo
ý mình muốn và không có nghĩa vụ pháp lý phải để lại thứ gì cho con cái.
Một bà góa Ai Cập được mặc nhiên hưởng được một phần ba tài sản của người chồng cũng như giữ lại
tất cả tài sản hồi môn, cùng những tài sản bà kiếm được trong suốt thời gian hôn nhân. (Hai phần ba tài
sản còn lại của chồng được chia cho các con và anh em của y.) Bằng cách tặng quà cho vợ trong khi
còn sống, một ông chồng có thể tránh để tài sản mình bị chia tam chia tứ không theo ý mình sau khi
chết, vì người vợ đã sở hữu mọi thứ được chồng cho tặng. Chắc tôi sẽ noi theo gương này quá!
Phụ nữ lao động
Đúng là các ông trong xã hội thời cổ Ai Cập có nhiều cơ hội khác nhau và một nghề nghiệp có sinh lợi.
Còn các bà thì sao? Phần đông các bà, có chồng hay đơn thân, đều ở nhà phần lớn thời gian __ nuôi
nấng con cái, nấu ăn, hoặc làm lụng.
Phụ nữ trong cộng đồng làm nông cũng phụ giúp công việc đồng áng trong mùa thu hoạch. Trong các
hình minh họa ở lăng mộ cho thấy các bà đang sàn thóc, xay gạo thành bột, và làm bia (xem Chương
7).
Trong lúc nông nhàn __ dù họ thường không có nhiều __ các bà có thể kiếm ra tiền bằng cách bán ở
chợ các sản phẩm nhà làm, như là bia, bánh mì, rau củ, vải lanh, giỏ, và bình đất.
Dệt vải
Nghề làm vải lanh vốn xuất phát từ nhà, đã lan rộng đến các hảng xưởng liên kết với đền thờ và ngay
cả đến các hậu cung hoàng gia. Cách xử lý cây lanh và sản xuất vải lanh là hoạt động quan trọng trong
kỹ nghệ nông thôn. Những xưởng thợ này phần lớn do các công nhân và quản lý nữ đảm trách, cung
cấp vải lanh cho hoàng tộc và đền thờ, cũng như buôn bán.
Các bà trong cung có trách nhiệm huấn luyện giám sát các thợ dệt trong các xưởng đặt tại hậu cung.
Chính một tay các cung nữ tạo ra những hàng thêu tinh xảo để giết thời giờ.
Các vị trí quản lý
Mặc dù các phụ nữ có chồng hoặc chưa chồng có thể làm việc mà không bị xã hội lên án, cũng tồn tại
một số hạn chế gắt gao về nghề nghiệp mà họ có thể nắm giữ.
Hạn chế gắt gao nhất là thuộc các vị trí hành chính hoặc quan chức, nhất là công chức nhà nước, mặc
dù trong các tư gia phụ nữ được phép giữ những vị trí như:
 Thủ quỹ
 Quản gia
 Bồi trưởng phòng ăn
 Thủ kho
 Người niêm phong (một vai trò rất quan trọng, có nhiệm vụ niêm phong các hộp, thư từ và
phòng ốc
Trong nội cung, các vị trí mà các bà có thể nắm giữ đều có liên hệ với phái nữ bao gồm:
 Giám sát các ca nữ
 Giám sát đội múa hát, vui chơi
 Nhủ mẫu
 Giám sát khu dệt vải
 Giám sát phòng trang điểm
Dù ở vị trí quản lý nào, phụ nữ không bao giờ được phụ trách các công việc dành cho nam giới, mặc dù
một số các bà nắm giữ những chức vụ quan yếu. Thật ra, triều đại thứ sáu có một tể tướng là phụ nữ.
Bà đỡ và vú nuôi
Hầu hết các phụ nữ đều được dạy dỗ những kỹ năng về chăm sóc trẻ con và thai sản, và một số bà chọn
làm nghề sinh lợi liên quan đến những kỹ năng đó là bà đỡ.
Phần lớn các bà ở thời cổ Ai Cập đều sinh ít nhất năm người con, vì thế kỹ năng làm mụ được học qua
những lần phụ giúp các bà đỡ trong làng trong thời gian mang thai và sinh nở. Nghề làm mụ cũng có
thể học qua các khóa học chính quy. Chẳng hạn, ghi chép cho thấy một trường đào tạo nghề đỡ đẻ từng
tồn tại tại Đền Neith ở Sais. Những bà mụ chính quy này thường làm việc cho các dinh thự hoặc thành
phần ưu tú của xã hội, và được trả công đáng kể.
Sau khi các bà đỡ đã làm xong nhiệm vụ tốt đẹp, các gia đình ưu tú hoặc hoàng gia thường mướn các
cô vú nuôi để săn sóc các bé sơ sinh. Vú nuôi được coi là một biểu tượng của địa vị xã hội; không có
gia đình quyền quí nào mà không có vú nuôi. Các vú nuôi thường là những phụ nữ vừa mới sinh con và
có thể cho bú con mình cùng với bé sơ sinh của chủ nhân.
Bé thường được nuôi vú trong ba năm. Việc cho con bú có tác dụng ngừa thai và là một cách bảo đảm
nguồn thức ăn không lây nhiễm trong những năm tháng đầu yếu ớt của cuộc đời đứa bé.
Giải trí cho đám đông
Một số các phụ nữ, chắc chắn là chưa chồng, chọn nghiệp dĩ xướng ca. Người ta tin rằng đối với một
phụ nữ ưu tú thì việc biểu diễn trước công chúng là không thích hợp. Mặc dù các phụ nữ ca hát, nhảy
múa, hoặc chơi nhạc ở chốn riêng tư, nhưng tham gia trong bất kỳ hoạt động nào thuộc loại này nơi
cộng cộng là điều cấm kỵ. Đúng ra, thời gian duy nhất mà một phụ nữ ưu tú được phép biểu diễn trước
công chúng là khi bà ta thuộc thành phần tăng lữ, tham gia các hoạt động lễ lạc tôn giáo và các đám
rước.
Tuy nhiên đối với thành phần thấp hơn, nghề biểu diễn là một nghề đáng quý, và kiếm ra tiền. Các
đoàn hát gồm phụ nữ và đàn ông được thuê mướn để mua vui trong các bữa tiệc, cùng biểu diễn với
các nhóm vũ công cùng phái tính, các ca sĩ, hoặc nhạc sĩ (xem Chương 7 để biết thêm chi tiết).
Nghề muôn thuở
Rất ít chứng cứ cho thấy nghề mãi dâm tồn tại vào thời cổ Ai Cập, nhưng là ‘nghề xưa nhất thế giới’,
mãi dâm chắc chắn phổ biến.
Các học giả cho rằng một số người biểu diễn trong các buổi tiệc đã kiếm khá bộn tiền. Ghi chép cho
thấy một nhóm vũ công có tên Hn-mwt có thêm dịch vụ tình dục để kiếm thêm tài chính. Tuy nhiên,
phần lớn chứng cứ đến từ thời kỳ Hy-La, khi nghề mãi dâm được đánh thuế và sổ sách còn ghi lại.
Một số chi tiết nhỏ cũng được ghi chép về hình thức ‘tiếp thị’ của gái làng chơi. Chẳng hạn, nhiều gái
mãi dâm khắc trên đế giày mình câu mời gọi ‘hãy theo em’ để chúng sẽ in lên bùn trên mỗi bước đi.
Hãy so sánh việc này với việc cho số điện thoại của gái gọi thời buổi bây giờ.
Một gái mãi dâm, cũng như bà mụ, không hề thất nghiệp trong cổ Ai Cập. Một số học giả tin rằng hầu
hết thanh niên trẻ tuổi, giàu có đều đến nhà thổ trước khi kết hôn để được đôi chút kinh nghiệm chăn
gối. Nhưng các thanh niên nhà nghèo sống trong làng mạc, không thể giao du với gái làng chơi đẳng
cấp cao, sẽ trải nghiệm tình dục với nhau và với động vật ngoài đồng.
Phục vụ các nữ thần
Nhiều phụ nữ thuộc tầng lớp trung, cao, và thuộc hoàng tộc chọn vào tăng đoàn, nghề nghiệp được
trọng vọng nhất cho quý bà.
Đối với các tầng lớp cao, làm nữ tu là phương cách thuận tiện cho các bà không chồng __ mặc dù, như
với các thầy tu, các phụ nữ muốn phục vụ thần linh không nhất thiết phải độc thân, và thực tế có nhiều
người cũng có chồng.
Thêm nữa, như với các tăng lữ nam giới, các nữ tu thường truyền từ mẹ đến con gái, và có thể làm việc
bán thời gian, một tháng trong mỗi ba tháng.
Phụ nữ hầu hết được tuyển làm trong tăng đoàn phục vụ một nữ thần như Isis, Neith, hoặc Hathor __
mặc dù họ có thể giữ những vai trò trong hầu hết các giáo phái khác phục vụ nam cũng như nữ thần.
Các nữ tu chủ yếu là những nhạc sĩ, ca sĩ, hoặc vũ công trong những nghi lễ của đền thờ và đám rước.

Kiểm Tra sự Cân Bằng: Lương và Thù Lao thời Cổ Ai Cập


Như ngày nay, mỗi người cổ Ai Cập làm việc để nuôi sống gia đình và để tích lũy tài sản __ vì thế ai
cũng hướng về ngày trả lương. Ghi chép từ Deir el Medina cho thấy nhân công được trả vào ngày thứ
28 mỗi tháng, nhưng không bằng tiền mặt như ngày nay.
Vì hệ thống tiền tệ chỉ được áp dụng trong thời Alexander Đại Đế vào năm 332 BC, lương bổng được
trả bằng sản phẩm hoặc bằng dịch vụ. Số lượng ngủ cốc được ấn định tùy theo bậc công nhân khác
nhau. Lương phụ thuộc vào thứ bậc của người đó, thứ bậc càng cao thì lương càng lớn. Bậc lương cao
xấp xỉ 422.5 lít ngủ cốc mỗi tháng, đủ nuôi sống một gia đình gồm 10-15 người. Nếu một người làm
công có gia đình nhỏ hơn, y sẽ có thừa ngủ cốc để đổi lấy hàng hóa khác.
Ngoài lương bổng, nhà nước còn cung cấp cho công nhân làm việc cho nhà vua tất cả nhu cầu thiết yếu
của đời sống, như nhà ở, củi đốt, cá, rau củ, nước, và dầu. Tại Deir el Medina, các công nhân thường
được nhà nước cho khẩu phần nhiều hơn trong những dịp lễ tôn giáo, hoặc như phần thưởng nếu nhà
vua hài lòng với tiến độ xây dựng lăng mộ hoàng gia.
Khi mua bán, mọi hàng hóa có những giá trị tương đối mà mọi người đều biết. Những giá trị tương đối
này dựa vào một hệ thống khá phức tạp về trọng lượng, dung tích, và đo lường:
 Khar: sử dụng như đơn vị đo ngủ cốc; 1 khar tương đương 76.8 lít.
 Deben: sử dụng như tri giá tổng quát cho nhiều hàng hóa; 1 deben tương đương 91 gam
đồng.
 Kite: một nén bạc; 1 kite tương dương 0.6 deben đồng.
 Hin: sử dụng để đo chất lỏng; 1 hin tương đương 0.48 lít và trị giá 1 deben.
 Medket: sử dụng cho số lượng chất lỏng lớn; 1 medket bằng 50 hin.
Một số ghi chép về giá hàng hóa còn sót lại trong các ghi chép ở Deir el Medina, cho ta một cái nhìn
bao quát về giá cả tương đối của các hàng hóa khác nhau:
 Ghế gỗ đơn giản: 11 deben
 Giường: 25 deben
 Bàn: 15 dbel
 Một bò đực: 95-120 deben
 Một bò cái: 4-50 deben
 Tớ gái trẻ: 410 deben
Hôn Nhân
Một lãnh vực đặc biệt quan trọng của đời sống Ai Cập là hôn nhân. Không lập gia đình được coi là bất
bình thường vì mọi người đều mong có con cái nối dõi.
Người cổ Ai Cập lập gia đình sớm __ các cô gái đôi khi lấy chồng ngay từ lúc 10 tuổi. Ngay khi cô gái
bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của mình, bé đã là phụ nữ và đến tuổi lấy chồng. Các cậu trai cũng lấy vợ
khi mới 10 tuổi, mặc dù họ có thể ở vậy cho đến khi đứng tuổi (30-40 tuổi), nhất là khi họ còn đang
xậy dựng sự nghiệp.
Phơi bày sự thật về quan hệ loạn luân
Người Ai Cập được biết nhiều về sự kiện anh em lấy nhau, nhưng đây thực sự là một nhận thức sai
lầm. Trong suốt thời kỳ pha-ra-ông, sự kiện này là điều cấm kỵ đối với dân thường. Chỉ có thần thánh
và hoàng gia mới can dự vào sự kiện này __ như một phương tiện bảo đảm sự an toàn của dòng máu
hoàng tộc.
Các bà hoàng chưa lập gia đình sẽ gặp nguy cơ bị hư hỏng bởi các ông nhiều tham vọng. Tuy nhiên,
các bà hoàng không thể cưới người ngoài hoàng tộc mà không có sự đồng ý chính thức của nhà vua,
điều này là hiếm hoi. Những hạn chế này có nghĩa là thường thì các bà hoàng kết hôn với anh, cha, và
có khi ông nội mình. Đôi khi những dàn xếp này là những cuộc hôn nhân đúng nghĩa và sinh ra con cái.
Chứng cứ cho thấy hôn nhân giữa anh em ruột ở Ai Cập thời La mã có thể xảy ra sớm hơn bình thường
và không đòi hỏi của hồi môn, giữ cho tài sản gia đình còn nguyên vẹn.
Nếu các cuộc hôn nhân này gãy đổ, cặp đó thường vẫn ở lại sống chung nhà với cha mẹ của họ. Chứng
cứ của gia đình kỳ cục này đến từ thị trấn Arsinoe. Một người đàn ông lấy em gái mình làm vợ và có
nhau hai người con trước khi họ ly dị. Họ vẫn sống chung nhà với hai con như cũ. Khi người đàn ông
lấy vợ lần hai, cô vợ mới chuyển vào nhà này ở, và cuộc hôn nhân thứ hai sinh ra hai người con gái.
Bạn có thể tưởng tượng không khí căng thẳng trong ngôi nhà này không?
Bỏ qua hình thức
Mặc dù người Ai Cập coi hôn nhân là quan trọng, không có nghi thức luật pháp nào được tiến hành,
cũng không có đăng kí về hôn ước. Vì hôn nhân là một sự kiện xã hội do gia đình tổ chức, người cổ Ai
Cập không cần hình thức hóa sự vụ.
Sau khi cặp đôi quyết định kết hôn, phần quan trọng nhất là rước dâu. Đưa cô vợ mới về nhà chồng có
thể coi là nghi lễ, theo sau là một đám rước và tiệc tùng, nhưng không có ghi chép nào về điều này tồn
tại.
Những ghi chép duy nhất còn lưu lại liên quan đến của hồi môn và tài sản và những gì xảy ra khi ly
hôn. Tuy nhiên, những ghi chép này là bất thường và không nên coi là chuẩn mực. Hầu hết hôn nhân là
môn đăng hộ đối, nên không cần những thỏa thuận trước hôn nhân.
Ly hôn
Ly hôn cũng thường không có tính hình thức như hôn nhân, không có giấy chứng nhận viết tay trừ khi
cần những cứu xét về tài chính, như của hồi môn phải trả lại hoặc tài sản phải thanh toán. Ông hay bà
có thể ly dị người phối ngẫu của mình chỉ bằng phát biểu ‘Tôi muốn ly dị’. Các bà sau đó thường sẽ trở
về nhà cha mẹ mình.
Những vợ hay chồng ly dị có thể tái giá, mặc dù các bà trên 30 thường không lấy chồng lại. Có thể bởi
vì các bà có thể tự túc về mặt tài chính hoặc đã qua tuổi sinh con và do đó không được coi là thích hợp
cho hôn nhân.
Nhiều thông tin thiếu xót liên quan đến việc xảy ra cho các con trong trường hợp cha mẹ chúng ly hôn.
Các con có thể đã ở lại với cha hoặc bỏ nhà đi với mẹ. Việc này không tìm được tài liệu ghi chép,
nhưng có thể sau này xuất hiện.
Về tội ngoại tình
Một nguyên cớ thông thường để ly hôn là tội ngoại tình. Mức hình phạt đối với tội ngoại tình nghiêm
khắc với phụ nữ hơn đàn ông. Chẳng hạn, trong thời kỳ Pha-ra-ông, ly hôn là hình phạt dành cho tội
ngoại tình, nhưng một số truyện kể văn học cho thấy một phụ nữ có thể mất mạng vì phạm tội ngoại
tình. Sau này, dưới thời Ai Cập bị người La mã đô hộ, một người đàn ông phạm gian với một phụ nữ
có chồng có thể bị phạt đến 1,000 roi, trong khi phụ nữ bị cắt mũi.
Mặc dù tội ngoại tình không được tán thành, nhưng người đàn ông có quyền cưới thiếp, sống chung
nhà với vợ và con của y. Có thê thiếp được coi là một biểu tượng địa vị xã hội của người giàu có. Vai
trò của thê thiếp có phải thuần túy là tình dục hay không thì ta không biết, và sự khác nhau giữa vợ và
thiếp không được xác định rõ ràng bằng văn bản cổ, trừ ra sự khác biệt về địa vị của họ.
Chăm Sóc Người Già
Tuổi thọ trung bình ở Ai Cập là 30-35, nhưng nhiều người sống rất lâu. Trong văn bản lưu lại, tuổi thọ
cao nhất được ghi lại là 110, mặc dù không chắc là có nhiều người sống thọ đến vậy.
Các con cái được kỳ vọng phải chăm sóc cho cha mẹ khi về già. Đặc biệt con gái có bổn phận phụng
dưỡng song thân, trong khi con trai thì không, có thể bởi vì các ông phải nuôi vợ và cha mẹ vợ.
Nếu vợ chồng nào không có con cái, họ thường nhận con nuôi để mong nhờ vả về già. Ít thông tin về
vấn đề con nuôi, nhưng nó thường là một vấn đề không chính thức. Tuy nhiên, nếu cặp vợ chồng nhận
con nuôi thuộc hạng giàu có, họ thường phải ký nhận một giấy chứng nhận trước nhân chứng.
Từ Deir el Medina, một số chứng cứ ít ỏi cho thấy nhà nước cung ứng một loại trợ cấp cho quả phụ của
những công nhân còn cư ngụ trong làng. Nhưng phần trợ cấp thường không đủ nuôi sống họ, mà chỉ
phụ vào sự chăm sóc của con cái.
Các ghi chép quân đội cho thấy nhà nước cung cấp mức trợ cấp tốt hơn cho các binh lính dưới hình
thức đất đai hoặc vàng bạc và tước vị ngoài phần trợ cấp. Ngoài các công nhân và binh sĩ ở Deir el
Medina, không ai khác nhận được trợ cấp của nhà nước. Các người già và quả phụ Ai Cập chỉ trông
cậy vào lòng hảo tâm của bạn bè và gia đình.
Người Ai Cập cổ đại- Phần 2
This entry was posted on Tháng Bảy 2, 2021, in Lịch sử thế giới phương Tây and tagged AI
CẬP, Người Ai Cập cổ đại, Trần Quang Nghĩa. Bookmark the permalink. Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Charlotte Booth
Trần Quang Nghĩa dịch
Phần 2
Quay Ngược Thời Gian
Lịch sử của cổ Ai Cập biến hóa và đầy màu sắc, và phần này sẽ đưa bạn vào một hành trình biên niên
sử từ thời khởi đầu tiền triều của văn minh Ai Cập đến khi sụp đổ sau cái chết của nữ hoàng Cleopatra.
Trong phần này tôi đề cập các trận đánh của Thutmosis III khi binh sĩ đáng lẽ chiến đấu lại quay ra
cướp bóc, và việc dồn quân địch vào thế bí một cách ngoạn mục của Ramses II ở Kadesh mà ông chọn
ghi vào sử sách như một chiến tích vĩ đại.
Tất cả các ông vua ra trận này đều được một số lớn các bà, gồm vợ, mẹ, và con gái ủng hộ, một số
trong đó đã làm nên lịch sử khi nắm quyền bính như Hatshepsut và Cleopatra trị vì Ai Cập mà không
cần đàn ông trợ giúp.
Buồn thay, do cứ xâm lược liên tục, và các thảm họa sinh thái và kinh tế, nền văn minh Ai Cập từ từ
suy thoái cho đến khi cuối cùng bị La mã nuốt chững và sau đó biến mất vào thế kỷ thứ tư
Chương 3
Xây Dựng nền Văn Minh bằng Sức Mạnh Quân Sự

Trong Chương Này


⮚ Dõi theo các vì vua và các thành tựu của họ
⮚ Lần theo sự thăng trầm của các triều đại
⮚ Tập dượt với binh sĩ
⮚ Ghi chép chiến tích
Để tóm tắt hơn 3,000 năm lịch sử cổ Ai Cập, phải cần đến một biên niên sử các nhà cai trị và những
biến cố xảy ra. Một nơi hình như hợp lý để tìm ra biên niên sử này là các ghi chép về các vì vua và
những thành tựu của họ.
Một số các ông vua có soạn ra danh sách các đời vua. Các danh sách này ghi lại tên và tước hiệu các vì
vua theo thứ tự, cùng với thời gian trị vì và những biến cố quan trọng hoặc thành tựu xảy ra trong mỗi
thời gian trị vì. Khổ thay, các danh sách này được tạo ra để kết nối ông vua đó với những vì vua đời
trước và do đó được tuyển chọn, chỉ kê ra những vị vua ‘tốt’. Bất cứ vị vua nào lật đổ tình trạng cân
bằng, hoặc chỉ cai trị một xứ Ai Cập bị chia cắt đều bị loại bỏ khỏi danh sách. Hơn nữa, người Ai Cập
không có bộ lịch tập trung. Những niên đại được biên niên trong danh sách các vì vua đều dựa vào số
năm trị vì của vị vua đương thời (chẳng hạn, năm thứ 12 đời vua Ramses II). Việc này cũng chính xác
trừ khi bạn không biết nhà vua trị vì bao lâu và khi nào ông ta lên ngôi.
Chương này sẽ dõi theo sự thăng trầm hàng thế kỷ trong nền cai trị của Ai Cập và sự biến đổi, phân
chia dòng văn minh thành những thời kỳ và những kỷ nguyên dễ tra cứu.
Chương này cũng tìm hiểu sự phát triển của đội quân thường trực Ai Cập, sẽ tác động mạnh mẽ đến
lịch sử sau này của cổ Ai Cập.
Đi Theo Hành Trình Văn Minh Ai Cập
Dựa vào danh sách các vì vua và tài liệu lịch sử và đồ tạo tác, các sử gia phân chia lịch sử cổ Ai Cập ra
thành các thời kỳ chính:

Thời kỳ Tiền triều

Thời kỳ triều đại cổ

Vương quốc Cổ

Thời kỳ trung gian thứ nhất

Trung Vương quốc

Thời kỳ trung gian thứ hai

Tân Vương quốc

Thời kỳ trung gian thứ ba

Thời kỳ cuối

Thời kỳ Hy La
Các tiết mục sau đây đề cập đến lịch sử Ai Cập từ thời kỳ tiền triều qua thời kỳ trung gian thứ nhất.
Chương 4 tìm hiểu Tân Vương quốc, một trong những kỷ nguyên năng động nhất của cổ Ai Cập.
Thời kỳ tiền triều
Thời kỳ tiền triều từ khoảng 5500 B. C. đến 3100 B. C. và kết thúc bằng việc thống nhất Ai Cập.
Trong thời kỳ này, Ai Cập được phân chia thành hai nền văn hóa rất khác biệt: một ở Thượng Ai Cập
và một ở Hạ Ai Cập. Nói kiểu khảo cổ, các địa điểm nghĩa trang tọa lạc chủ yếu ở Thượng Ai Cập còn
địa điểm định cư thì ở Hạ Ai Cập.
So sánh sự khác biệt giữa Thượng và Hạ Ai Cập
Trong nhiều năm, các nhà khảo cổ cho rằng các nền văn hóa ở Thượng và Hạ Ai Cập đều hoàn toàn
khác biệt với văn hóa Ai Cập sau này. Flinders Petrie (xem Chương 19) còn cho rằng các văn hóa tiền
triều hoàn toàn là những nền văn hóa ngoại bang do sự xâm lăng của châu Á. Các nghiên cứu gần đây
giờ đây cho thấy sự tiến hóa chậm chạp từ các yếu tố văn hóa tương phản này đến nền văn minh Ai
Cập được biết đến nhiều hơn.
Văn hóa của cả hai miền đều rất khác với nền văn hóa có tính truyền thống hơn mà hầu hết nhà nghiên
cứu đều gán cho cổ Ai Cập. Tuy nhiên, có vài điểm chung tiếp tục tồn tại suốt thời kỳ Hy La vẫn thấy
xuất hiện trong nghệ thuật của các nền văn hóa Ai Cập sớm sủa nhất này, bao gồm:

Cảnh đánh đập, hoặc các hình ảnh trong đó vua được mô tả đang đập chết kẻ thù của mình. Ví
dụ được biết xưa nhất đến từ lăng mộ 100 tại Hierakonpolis có niên đại 3500-3200 B.C.

Các hình ảnh về sự sùng bái gia súc, mà sau này phát triển thành việc sùng bái nữ thần Hathor
(xem Chương 9).

Vương miện đỏ của Hạ Ai Cập, biểu tượng vương quyền trong vùng này. Hình ảnh sớm nhất
về vương miện đỏ của Hạ Ai Cập có niên đại khoảng 3500 B. C. từ một mảnh gốm hiện lưu giữ tại Bảo
Tàng Ashmolean, Oxford.
Thống nhất đất nước Ai Cập
Văn minh Ai Cập được biết ngày nay bắt đầu trong thời trị vì của Vua Narmer (triều đại 0) vào khoảng
3100 BC. Ngay từ lúc Vua Narmer bắt đầu trị vì, Ai Cập được phân chia thành những miền do địa
phương tự trị, nhưng tại một thời điểm nào đó Narmer có công thống nhất các miền này dưới sự cai trị
của một người duy nhất là chính ông.
Các sử gia không chắc về việc thống nhất này có phải là kết quả của một số trận đánh nhỏ hay chỉ do
một trận đánh lớn quyết định, mặc dù giả thiết trên có phần chắc hơn.
Sự thống nhất được ghi lại trên Bia Ký Narmer, một phiến đá tưởng niệm ở Hierakonpolis và hiện giờ
ở Bảo Tàng Cairo. Bia có khắc một cảnh đánh nhau xưa nhất từ cổ Ai Cập cũng như một số mô típ
hình ảnh vẫn tiếp tục được sử dụng trong 3,000 năm tiếp theo, như:

Nhà vua đập đầu một kẻ thù bại trận bằng chùy.

Nhà vua đội vương miện của Thượng và Hạ Ai Cập

Nhà vua là con bò mộng dẫm đạp tù binh


Hình ảnh biểu tượng trên bia đá củng cố ý kiến cho rằng nhà vua nghiểm nhiên là người đứng đầu của
một nhà nước duy nhất. Hình ảnh là khởi đầu của một ý thức hệ vương quyền quy định Ai Cập sẽ
không bao giờ bị phân chia. Từ giờ trở đi, một vì vua phải cố gắng theo đuổi lý tưởng này và tất cả phải
nỗ lực để cai trị một Ai Cập thống nhất.
Thời kỳ triều đại cổ
Thời kỳ triều đại cổ chỉ kéo dài hai triều đại đầu tiên. Thời kỳ này là thời kỳ chuyển giao giữa văn hóa
thời tiền triều và Vương quốc Cổ. Một số sử gia chắc chắn rằng Narmer thống nhất Ai Cập và mở màn
thời kỳ triều đại sớm sủa nhất của Ai Cập, trong khi những sử gia khác tin rằng tiến trình chậm hơn và
biến đổi dần dần.
Chứng cứ lâu đời nhất về chữ viết đến từ thời kỳ này dưới dạng
Bia đá (phần trên uốn cong được sử dụng để khắc ghi lời tưởng niệm)

Bản ngà và gỗ (chắc chắn được kèm theo các vật dụng an táng trong mộ phần)

Bình sứ

Dấu niêm hình trụ bằng đất sét (dùng để niêm phong hộp, cửa, và có thể thư từ, tài liệu).
Vào cuối thời kỳ triều đại cổ, nhà nước được hình thành hoàn toàn, và các vì vua bắt đầu cho xây các
lăng mộ ngầm rộng lớn (xem Chương 13) với các vật dụng an táng đắt giá và tinh xảo để biểu lộ sự
giàu có mà họ đã tóm thu được.
Vương quốc Cổ
Vương quốc Cổ (2686-2333 BC) chủ yếu là thời gian mà hoàng gia giàu có lên, kinh tế phát triển và
kéo dài từ triều đại thứ ba đến thứ sáu. Đây là thời kỳ được biết nhiều nhất vì công trình xây dựng kim
tự tháp đã lên đến đỉnh cao.
Tòa tháp đá đầu tiên và kim tự tháp đầu tiên được xây dựng là Kim Tự Tháp Bậc Thang ở Saqqara vào
triều đại thứ ba (xem chi tiết ở Chương 3). Vua Djoser xây kiến trúc này như một hình thức kết nối
giữa lăng mộ truyền thống và đền tưởng niệm bậc thang. Sự tiến hóa của kim tự tháp tiếp tục trong suốt
thời Vương quốc Cổ cho đến đỉnh cao nhất là Đại Kim Tự Tháp của Vua Khufu ở Giza, xây dựng từ
2589 đến 2566.
Về cuối thời Vương quốc Cổ (triều đại thứ năm), Văn bản Kim Tự Tháp được soạn thảo. Những tài liệu
này cung cấp một số thông tin sớm sủa nhất về tín ngưỡng an táng của người Ai Cập cổ. Những văn
bản này, cùng với những văn bản tiểu sử tìm thấy trong lăng mộ, cung cấp cho sử gia những lô thông
tin về chế độ quan lại và tổ chức hành chính của Vương quốc Cổ.
Triều đại thứ sáu chứng kiến sự thay đổi kinh tế của Ai Cập, với tầng lớp quý tốc trở nên lớn mạnh và
sau đó giàu có hơn cả vua. Tài sản và quyền lực này được phản ảnh qua lăng mộ của các hoàng tộc và
quý tộc; lăng mộ của giới quý tộc sắc sảo hơn nhiều. Mỉa mai thay, sự di chuyển quyền lực này có lẽ là
do các cận thần được nhà vua sủng ái nên được miễn trừ thuế quá nhiều.
Sự sụp đổ của Vương quốc Cổ là do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là một loạt các trận
lũ lụt khiến mùa màng thất bát, gây ra đói kém và sau đó là bệnh tật.
Thời kỳ trung gian thứ nhất
Thời kỳ trung gian thứ nhất (2180-2140 BC) là thời kỳ của những rối ren chính trị theo sau giai đoạn
kết thúc của Vương quốc Cổ.
Sau khi Vương quốc Cổ sụp đổ, tầng lớp nghèo, quẩn bách vì đói kém và bệnh tật, vùng lên chống lại
các nhà cai trị và giai cấp ăn trên ngồi trước. Những cuộc nổi loạn này được mô tả trong một văn bản
dài có tên là ‘Lời cảnh cáo của Ipuwer’:
Người giàu có đang than khóc. Người nghèo đói tràn ngập niềm vui. Mọi thành phố đều lên tiếng:
chúng ta hãy đập tan bọn quyền thế đè đầu chúng ta. Người gác cửa nói, ”Chúng ta hãy ra ngoài cướp
bóc.’ Một người đàn ông nhìn con trai mình như kẻ thù. Bọn càn quấy ở khắp mọi nơi . . . bọn cướp
bóc ở khắp mọi nơi. Tên ăn trộm thành người giàu có, người giàu có thành kẻ cướp bóc. Những người
bắt chim đứng dàn hàng chiến đấu và các nông dân ra ngoài cày bừa bằng chiếc khiên của mình.
Văn bản này vẽ lên một bầu không khí khủng khiếp, trong đó tình trạng vô chính phủ ngự trị và dân
chúng sống trong nổi sợ chết triền miên. Thời kỳ trung gian thứ nhất là minh chứng cho câu ngạn ngữ
‘nền văn minh chỉ cách tình trạng vô chính phủ đúng ba bữa ăn’.
Sự điều hành Ai Cập lại lần nữa phân chia, với triều đại thứ tám cai trị ở miền Memphite, mặc dù
quyền lực của nó bị giới hạn trong phạm vi cục bộ. Các thủ lĩnh cò con đua nhau nắm quyền kiểm soát
các thị trấn và tỉnh lỵ và cai trị phần còn lại của Ai Cập.
Khi triều đại thứ tám sụp đổ, triều đại thứ chín nắm quyền kiểm soát Herakleopolis. Triều đại này có
thể đã kiểm soát toàn bộ Ai Cập ít ra trong một thời gian ngắn. Triều đại thứ mười chứng kiến sự chia
cắt Ai Cập lần nữa, với triều đại cai trị từ miền Herakleopolis, và khuynh hướng này tiếp tục với triều
đại thứ 11 cai trị từ Thebes.
Trung Vương quốc
Cuối cùng triều đại 11 kiểm soát toàn bộ Ai Cập, thống nhất nó và bắt đầu thời kỳ gọi là Trung Vương
quốc. Sự thống nhất xảy ra trong thời trị vì của vì vua thứ tư, Mentuhotep (2125-2055 BC).
Trong triều đại 11, các tổng trấn gia tăng quyền lực, và mặc dù đất nước bây giờ chỉ do một ông vua
cai trị, nhưng ông vua này phụ thuộc vào các tổng trấn. Do đó nhà vua cần phải kêu gọi họ giúp đỡ việc
thành lập quân đội, với mỗi trấn tuyển mộ một số trai tráng cho chiến dịch quân sự, hộ tống việc viễn
thương, hoặc tuần tra biên giới.
Tuy nhiên, vào cuối thời trị vì của Senwosret III (triều đại 12), nhà vua đã lấy lại đủ quyền kiểm soát
để thành lập quân đội riêng mà không cần sự hổ trợ của các tổng trấn.
Các vì vua thời Trung Vương quốc coi trọng việc bành trướng đất nước Ai Cập, dần dần mở rộng về
Nubia. Mỗi lần tiến chiếm thành công, họ lại củng cố phần đất xâm chiếm bằng cách xây dựng đồn lũy.
Chẳng hạn:

Amanemhat I của triều đại 12 xây dựng một hàng đồn lũy ở vùng Châu thổ đông bắc để bảo vệ
biên giới khỏi những cuộc xâm lấn từ châu Á.

Giữa các đời vua Senwosret I và III, một chuỗi 17 đồn lũy ở Nubia __ mười cái gần thác nước
thứ hai của sông Nile vượt qua biên giới giữa Ai Cập và Nubia __ được dựng lên để ngăn cản sự thâm
nhập của người Nubia cũng như để kiểm soát việc buôn bán từ các mỏ vàng và mỏ đá trong vùng.
Đôi khi những đồn lũy này quá lớn, vừa là minh chứng cho thấy các vua Trung Vương quốc là các
triều đại ưa chinh chiến vừa để cho người Nubia biết rằng người Ai Cập muốn dừng lại ở đó.
Mười đồn lũy gần thác nước thứ hai có chung những đặc điểm kiến trúc như:

Các pháo đài (nhô ra từ các vách thành từ đó binh lính có thể bắn pháo vào kẻ thù.

Các bức tường thành bằng gạch bùn dựng trên nền đá lớn. Bức tường dày có lối đi bên trên để
binh lính có thể tuần tra chung quanh.

Hào bao chung quanh tường thành tạo ra trở ngại cho bất cứ ai muốn lọt vào bên trong thành
lũy. Hào được sơn trắng để bất kỳ ai băng qua đều có thể bị phát hiện từ tường thành.

Cầu thang có bao tường chạy đến sông Nile để lấy lương thảo chở đến và là nơi từ đó có thể
đột kích kẻ thù bằng đường thủy. Cầu thang là chốn an toàn nhất của thành lũy.
Những thành lũy khác củng cố thị trấn và đền thờ được xây dựng gần đó. Thành Buhen có những khe
bắn tên xây cao trên tường thành, cho thấy bắn cung là phương pháp phòng thủ chính.
Ngoài việc là biểu tượng của sức mạnh Ai Cập, những thành lũy này cũng cung cấp phần lớn thông tin
về cuộc sống các binh sĩ, gồm tiền lương, khí tài, áo giáp, và lương thảo (xem‘Thành lập quân đội:
Chìa khóa đến Tân Vương quốc’ ở mục sau của chương này).
Thời kỳ trung gian thứ hai
Trung Vương quốc sụp đổ khoảng 1782 BC theo cách tương tự như Vương quốc Cổ, có lẽ do lũ lụt và
nạn mất mùa liên tiếp. Nhiều sử gia quả quyết là những mô tả về điều kiện sống kinh khủng trong
‘Cảnh cáo của Ipuwer’ (xem lại ‘Thời kỳ trung gian thứ nhất’, ở phần trước của chương này) cũng áp
dụng được cho thời kỳ trung gian thứ hai.
Vì một lý do nào đó, vào cuối thời Trung Vương quốc, một làn sóng người từ vùng Palestine và Syria
(mà người Ai Cập gọi là người châu Á) tràn đến vùng này. Đây không phải là cuộc xâm lấn, mà là cuộc
di cư trên diện nhỏ. Một số sử gia tin rằng nhà nước Ai Cập có thể đã mời người Palestine vào vì
chuộng tay nghề đóng thuyền của họ. Sau đó những di dân này được cho cư trú trên vùng Châu thổ, nơi
có nhiều cảng lớn và những trung tâm thương mại. Sự di dân này không chắc là nguyên nhân gây ra sự
sụp đổ của Trung Vương quốc, nhưng di dân và những thay đổi họ mang lại thúc đẩy thời kỳ Hyksos
đến nhanh hơn.
Thời kỳ Hyksos
Vào cuối thời kỳ trung gian thứ hai (1663-1555 BC), Ai Cập trải qua một thời kỳ cai trị phân ly, với
triều đại 15 cai trị ở phương bắc từ vùng Châu thổ của Avaris còn triều đại 17 cai trị từ Thebes ở phía
nam:

Các ông vua của triều đại 15 được biết dưới tên Hyksos và vươn lên nắm quyền từ cộng đồng
dân Palestine-Syria sống ở vùng Châu thổ trong thời Trung Vương quốc.

Các ông vua của triều đại 17 có nguồn gốc Ai Cập, nhưng có thể đã là những ông vua chư hầu
của triều đại 15, điều này có nghĩa là họ chỉ được phép cai trị vì họ nghe lời và không gây rắc rối.
Các nhà cai trị Hyksos thường được cho là xâm lăng Ai Cập từ Palestine dùng chiến mã xa, lúc đó Ai
Cập chưa biết đến. Đúng ra các vua Hyksos đến từ cộng đồng Á châu bản địa trong vùng Châu thổ.
Những cộng đồng này đã sinh sống ở đó hơn 100 năm trước khi thời kỳ Hyksos bắt đầu.
Đánh đuổi người Hyksos
Gần cuối thời kỳ Hyksos (khoảng 1640 BC), vua Hyksos đã kiểm soát toàn bộ Ai Cập, hành xử như
những vì vua đương nhiên của Thượng và Hạ Ai Cập.
Tuy nhiên, các thành viên của triều đại 17 ở Thebes không chấp nhận việc các vua Hyksos xen vào
những vấn đề bản địa. Vì thế Seqenenre Tao II, một vị vua của triều đại 17, đem quân chống lại vua
Hyksos là Apophis.
Cuộc chiến không dễ dàng như Seqenenre nghĩ lúc đầu, và ông tử trận. Xác ướp của ông có nhiều vết
thương trên đầu, cho thấy đây là một trận đánh tàn khốc. Con trai ông Kamose mang bao tay sắt, tiếp
tục trận đánh. Kamose thành công hơn một chút và xoay xở lấy lại được gần hết Ai Cập, đẩy lùi
Apopis trở về kinh đô Avaris của người Hyksos.
Kamose chết trẻ, nhưng các sử gia không biết chắc vì lý do gì. Em của Kamose là Ahmose I thay anh
chỉ huy cuộc chiến và đạt được nhiều thành công hơn anh mình, đánh đuổi được người Hyksos ra khỏi
Ai Cập hoàn toàn. Ahmose tiếp tục truy đuổi người Hyksos đến tận Sa mạc Hegev giữa Rafah và Gaza,
cướp bóc làng mạc trên đường tiến quân.
Sau đó Ahmose thu quân về Ai Cập và củng cố biên giới phía đông bằng sự hiện diện của một đạo
quân hùng mạnh để bảo đảm bọn người Hyksos không dám bén mảng đến xứ sở ông một lần nữa. Vị
vua lẫy lừng này là vị vua đầu tiên của triều đại 18 và là vị vua mở đường vào Tân Vương quốc.
Xây Dựng Quân Đội: Chìa Khóa Mở vào Tân Vương quốc
Bắt đầu Tân Vương quốc (1555 BC) chứng kiến một số thay đổi trong quản lý và tổ chức chính quyền.
Nhưng thay đổi chính __ và thành công nhất __ là việc thành lập một quânđội chính quy thường trực.
Trước thời Tân Vương quốc, khi nhà vua cần quân đội, các tổng trấn địa phương được triệu tập để gọi
các thanh niên khỏe mạnh đăng lính trong địa phương mình. Ahmose, tuy nhiên, thấy được khuyết
điểm của thủ tục này, liền đưa vào thể chế quân đội chính quy toàn thời gian.
Như với hầu hết thứ bậc ở Ai Cập, các cấp bậc quân sự được cha truyền con nối. Tuy nhiên, dựa vào
các hồ sơ thăng chức trong quân ngũ, các thanh niên Ai Cập, cho dù không được học hành, có thể trở
thành những người lính và thăng tiến cấp bậc. Trước khi có quân đội chính qui, người Ai Cập có thể
nắm được quyền lực chính trị hoặc lên ngai vàng chỉ bằng con đường quan lại hoặc làm tu sĩ
Đăng lính
Luyện tập trong quân ngũ bắt đầu ngay từ tuổi lên 5, mặc dù làm chiến binh chuyên nghiệp chỉ bắt đầu
khi được 20. Những người được tuyển mộ lớn tuổi hơn có thể gia nhập quân đội theo lệnh động viên
cưỡng bách phục vụ trong quân ngũ ít nhất một năm trước khi được giải ngũ trở về làng. Tuy nhiên,
sau khi được huấn luyện họ có thể bị gọi vào lính bất cứ lúc nào.
Cũng giống như ngày nay, những người mới được tuyển mộ phải được cắt tóc. Hình ảnh minh chứng
cho việc này đã được phát hiện trong các lăng mộ. Việc cắt tóc tạo ra tính kỹ luật, hợp nhất của quân
đội.
Các văn bản còn sót lại cũng mô tả những ngày đầu của một người được tuyển mộ vào lính. Họ nhận
được ‘cú chào sân nhừ tử’ như một biện pháp khiến họ mất tinh thần, và trở nên riu ríu và biết vâng
lệnh. Chế độ huấn luyện rất khắc nghiệt, bao gồm:

Nâng tạ, dùng bao cát thay tạ

Vật lộn

Đánh bốc

Ném dao vào bia gỗ

Đánh kiếm, dùng gậy khi thực tập

Cởi chiến mã xa

Thực tập bắn cung khi đứng trên chiến mã xa đang phi (xem Hình 3-1)
Những luyện tập này rõ ràng là nghiệt ngã đối với bất kỳ ai, nhưng thử tưởng tượng phải tập luyện dưới
cái nắng hơn 38 độ. Không lấy gì làm lạ khi quân đội Ai Cập đặc biệt tinh nhuệ khiến nhiều kẻ thù
khiếp sợ.
Hình 3-1: Thực tập bắn bia đồng trên chiến mã xa
Tổ chức quân đội
Quân đội gồm phần lớn là bộ binh được chia ra thành những sư đoàn gồm 5,000 người. Mỗi sư đoàn
được đặt tên theo tên một vị thần và sư đoàn trưởng là một người trong hoàng tộc. (Một số hoàng tử
giữ chức vị này chỉ là những đứa trẻ, cho thấy đây chỉ là tước vị vinh dự.) Các sư đoàn bao gồm một
nhóm các chiến mã xa, cung thủ, lính sử dụng giáo, và những binh lính đánh thuê nước ngoài.
Để dễ kiểm soát hơn, quân số được chia nhỏ hơn:

Tiểu đoàn gồm 500 người (ít nhất hai đại đội)

Đại đội có 250 người (gồm năm trung đội).

Trung đội có 50 người (gồm năm tiểu đội).

Tiểu đội có 10 người.


Hậu cần
Theo chân người lính, quân đội tổ chức những đoàn hậu bị quan trọng khác, như:

Đội quân nhạc: Kèn và trống được sử dụng để thúc giục binh sĩ hăng hái tiến quân kịp thời,
cũng như ra hiệu kệnh những thay đổi chiến thuật và điều động tác chiến.

Đội quân kỳ: Đội quân kỳ là một thành phần quan trọng của trận đánh, vì quan sát được vị trí
của quân ta trên chiến trường là điều sinh tử. Quân kỳ cũng là nguồn cổ vũ niềm kiêu hảnh cho đoàn
quân.

Thư ký chiến trường: Mọi sự kiện trong trận đánh cần được ghi chép, và thư ký chiến trường
đồng hành cùng đoàn quân ra bãi chiến trường. Họ có nhiệm vụ đếm những bộ phần cơ thể bị đứt lìa
sau trận đánh (một phương pháp đếm xác kẻ thù), cũng như ghi chép số lượng chiến lợi phẩm và số tù
binh bị bắt.

Đoàn hậu cần: Một số cá nhân khác đi theo làm vệ sinh các lều trại của sỉ quan, mang nước, và
nấu ăn. Những cá nhân này thường có cả các trẻ em, mà sau này sẽ được huấn luyện thành chiến binh.
Thi hành những trách vụ không tác chiến
Ngoài việc phải đánh nhau, các binh lính có trách vụ thi hành một số công việc buồn tẻ hoặc khó khăn
sau:
Một trong những công việc tẻ nhạt nhất là canh gác con đường giao thương qua sa mạc lên đến
20 ngày một lượt. Một số tranh tường tại những cứ điểm trên sa mạc cho thấy những người lính đang
làm nhiệm vụ buồn chán đến phát điên, đếm từng ngày để được về với thế giới văn minh.

Các binh lính cũng được sung vào đội quân vận chuyển những khối đá khủng để xây những quan
tài bằng đá hoặc các đài tưởng niệm. Công việc cần hàng trăm thanh niên cường tráng và binh sĩ là lực
lượng lý tưởng.

Vì có sức khỏe, binh lính cũng được sung vào lực lượng thu hoạch mùa màng để bảo đảm việc
gặt hái được nhanh và gọn. Ta không biết rõ hoặc họ phải đi về làng mạc của mình để phụ giúp các
nông dân hoặc được phân công đến những khu vực thiếu nhân lực nhất, nhưng các binh sĩ chắc chắn
được sử dụng vào công việc hàng năm quan trọng này.
Trên đường hành quân
Khi các binh lính được điều động trong một chiến dịch quân sự, họ chắc chắn mơ ước được phân công
làm nhiệm vụ canh gác nhàn hạ. Đường ra chiến trường thì thường xa xôi và gian khổ __ đôi khi cũng
nguy hiểm như lâm chiến.
Chẳng hạn, lộ trình từ Memphis đến Thebes, nếu đi dường sông ban ngày, sẽ mất từ 12 đến 20 ngày.
(Ngày nay chỉ mất 9 giờ nếu đi tàu hỏa hoặc khoảng 1 giờ nếu bằng máy bay.) Đường thủy đầy những
rủi ro, đụng các con tàu khác, mắc cạn, và gặp hà mã.
Các sử gia không biết được quân đội Ai Cập hành quân nhanh cỡ nào, nhưng các ghi chép từ quân đội
của Alexander Đại Đế (khoảng 336-323 BC) cho thấy quân đoàn của ông vượt trung bình 13 dặm một
ngày, được nghỉ ngơi sau năm đến sáu ngày trong những cuộc hành quân đường xa. Trong những chiến
dịch ngắn hơn, quân đoàn vượt được 15 dặm một ngày. Trước khi giáp chiến binh sĩ cũng được nghỉ
ngơi một thời gian sau khi đến nơi.
Ăn uống như binh lính:
Khẩu phần quân đội
Người lính thường phải mang theo khẩu phần ăn của mình, khiến quân trang càng nặng nề. Alexander
Đại Đế ghi chép rằng quân đoàn 10,000 người và 2,000 con ngựa của ông tiêu thụ mỗi ngày

14 tấn ngủ cốc

18 tấn cỏ

90,000 lít nước


Người lính được phát ít hơn mười ổ bánh mì mỗi ngày, và y phải mang trong túi và giỏ. Bánh mì này
có thể lên mốc, là một dạng kháng sinh tự nhiên mà người Ai Cập không biết.
Binh lính cũng mang theo chất liệu để làm bánh mì nếu họ có thể tìm được lò nướng trên đường hành
quân hoặc có thời gian làm lò từ đất sét khi hạ trại.
Những loại thực phẩm khác người lính Ai Cập thường mang theo vì dể cất giữ và nhẹ nhàng là củ
hành, đậu, trái sung, chà là, cá, và thịt. Nhiều loại trái cây và thịt được sấy khô, nhưng binh lính cũng
bắt cá. Gia súc của kẻ thù là nguồn thịt của binh sĩ. Bia có thể đã được ủ trong chiến dịch vì nó không
giữ được lâu. Nước uống là nước lấy từ giếng. Binh lính phải mang hoặc ăn cắp rượu vang để uống
trong bữa ăn.
Vì số lượng quân lương dành cho quân đội là khổng lồ nên quân đội chắc chắn cất giữ lương tại những
đồn lũy khác nhau dọc đường hành quân. Các quân đoàn cũng sử dụng kho lương trong thị trấn hoặc
làng mạc doc đường. Đúng ra, các làng xã có trách vụ giúp đỡ các quân đoàn khi đi hành quân qua. Dĩ
nhiên, nuôi ăn cho 10,000 người và đàn ngựa đông đúc ngay một lúc có thể làm khánh tận một số thị
trấn nghèo.
Đợi ngày trả lương
Lương thực mà quân đội cần để sinh sống tạo thành phần lớn lương bổng của họ, vì chỉ đến thời của
Alexander Đại Đế mới xuất hiện tiền tệ. Trong chiến dịch, số lương này chỉ dành để ăn, trong khi ở
doang trại chúng có thể được trao đổi với những sản phẩm khác.
Ngoài lương chính thức, binh lính có thể cướp bóc để kiếm thêm của cải. Việc cướp bóc dưới hình thức
vàng bạc, gia súc, và thậm chí phụ nữ được tiến hành trong doanh trại kẻ thù sau khi thành phố bị cướp
phá và bị chinh phục. Các sĩ quan dĩ nhiên được phần lớn hơn và tốt hơn, nhưng các bộ binh bình
thường cũng trở về nhà nặng túi.
Một hệ thống chính thức các phần thưởng cũng dành để tuyên dương những chiến binh chiến đấu dũng
cảm nhất. Những phần thưởng này gồm ruồi vàng (tượng trưng cho tính kiên cường), vòng cổ vàng cho
lòng dũng cảm, vỏ sò vàng, và thậm chí của cải. Không chỉ người lính giàu có thêm nhờ những phần
thưởng này, mà họ còn được cộng đồng Ai Cập ghi nhận chiến tích của mình.
Trang bị khi tác chiến
Người lính Ai Cập được cung cấp vũ khí, trang bị, áo giáp, và thậm chí hình tượng tôn giáo khi lên
đường ra trận.
Trang bị đến tận răng
Vũ khí trong quân đội Ai Cập khá đa dạng và có nhiều. Người lính không luôn luôn sỡ hữu vũ khí của
mình, và theo các ghi chép từ Medinet Habu, Ramses III duyệt sự bố trí vũ khí trong trận đánh với Dân
Biển (xem Chương 4). Vũ khí được chất thành đống, mỗi đống một loại: kiếm, cung, tên. Vũ khí từ
đơn giản đến phức tạp đến khó ưa:

Gậy và đá: Gậy rất tiện khi cận chiến. Đá để ném từ xa.

Chùy: Miếng đá cứng và bén này cắm vào một cán gỗ được sử dụng để búa vào đầu kẻ địch.
Vào thời Tân Vương quốc, nó lại được gắn thêm một lưỡi dao cong bằng đồng để vừa búa vừa chém
quân thù.

Ná: Gốc là sử dụng khi đi săn, giờ cải tiến để đánh giặc. Đá cuội để bắn thì lúc nào cũng có sẵn,
còn ná thì mang theo gọn nhẹ.

Gậy ném: Thường được sử dụng khi săn chim, nhưng cũng là vũ khí lợi hại.

Cung tên: Quân đội Ai Cập có một binh chủng bắn cung hùng hậu dùng để bảo vệ bộ binh tiến
đánh từ khoảng xa vì tên có thể bắn đến 200 mét đến 300 mét. Cung thủ dùng cả hai loại cung, cung
đơn làm bằng một miếng gỗ duy nhất hoặc cung ghép bằng một số miếng gỗ dán dính vào nhau.

Giáo: Nhiều bộ binh được trang bị bằng giáo dài đến 2 mét, lưỡi bằng kim loại. Giáo có thể
được phóng đi, nhưng nếu phóng thì không còn vũ khí chiến đấu, nên được sử dụng để đâm.
Rìu, dao găm, và kiếm: Những vũ khí này được sử dụng khi cận chiến và được làm bằng đồng,
sắt, hoặc đá (đối với rìu).

Kiếm Khepesh: Vũ khí này xuất hiện vào thời Tân Vương quốc thường được
hoàng tộc sử dụng có lưỡi kiếm cong.

Khiên: Khiên dùng để che chắn thân thể thay cho áo giáp. Chúng cao khoảng 1 đến 1.5 mét và
làm bằng gỗ. Thường làm bằng một khung gỗ bọc da bò. Ở mặt sau khiên có một tay cầm với dây
choàng để máng vào vai khi hành quân.
Sự vận chuyển có chọn lựa
Một khí tài quân sự có tính chất sống còn là chiến mã xa, được đưa vào trong thời Hyksos. Văn bản
giấy cói Anastasi I từ triều đại 19 mô tả cuộc phiêu lưu của một tay chiến mã xa ở Canaan, trong đó có
việc đến thăm một tiệm sửa chiến mã xa ở Joppa:
Bạn lách đi vào cửa tiệm, vũ khí, thợ rèn, thợ thuộc da quây quần quanh bạn. Họ làm tất cả việc bạn
muốn. Họ xem xét xe bạn, sửa chữa cho nó hoạt động trở lại. Trục xe được tạo dáng mới. Họ bọc da
chỗ ngồi. Họ sửa ách. Họ gắn kim loại và buộc dây vào roi bạn. Bạn sẽ sẵn sàng lên đường quyết đấu
trên chiến trường rộng mở, để hoàn thành chiến công của một chiến binh dũng cảm.
Chiến mã xa điển hình của Ai Cập có khung gỗ nhẹ hình bán nguyệt, phía sau hở và một trục xe có hai
bánh với bốn hoặc sáu căm nan. Những bánh xe được làm từ những mãnh gỗ ghép lại với nhau bằng
dây da ướt rồi để khô dây thun lại xiết cứng thành bánh xe. Một cột dài bắt vào trục xe làm ách cho hai
ngựa (xem hình).
Mỗi chiến mã xa có một người điều khiển và một người trang bị giáo, khiên, hoặc cung tên. Chiếc xe
nhỏ, nhanh cho phép truy kích quân địch một cách mau lẹ, đồng thời một trận mưa tên lao xuống đầu
giặc. Các nhà khảo cổ chỉ phát hiện được 11 chiến mã xa, bốn chiếc từ lăng mộ Tutankhamun, hai từ
lăng mộ của Yuya và Tuya (cha mẹ của Hoàng hậu Tiye), và một chiếc thuộc về Thutmose IV.
Trong suốt thời Tân Vương quốc, tất cả con trai của hoàng tộc đều được huấn luyện điều khiển chiến
mã xa và bắn tên khi xe đang phi nhanh. Những tranh khắc chạm về trận đánh thường thường minh họa
nhà vua một thân một mình trên chiến mã xa, kéo bởi bốn ngựa thay vì hai như thường lệ, để phô
trương tài điều khiển ngựa phi phàm của ông.
Ăn vận để giết
Trong thời Tân Vương quốc, vũ khí bằng đồng được đưa vào dẫn đến yêu cầu phải có áo giáp. Áo giáp
chắc chắn chỉ dành riêng cho các thành viên ưu tú của quân đội chứ không cho đám bộ binh, và bao
gồm:

Các vảy đồng hoặc da cứng. Chúng được cố định và chồng lắp lên một áo chẽn vải lanh hoặc
áo da.

Mũ sắt: Những nón này thường được các lính đánh thuê Sherden đội (đó là một nhóm người
nước ngoài tạo thành một phần của dân cư vùng biển. Mũ có sừng nhỏ quái dị và một đĩa tròn phía trên
chóp.
Người lính bình thường chắc chỉ có mái tóc để che chở đầu. Một số binh lính thời Trung Vương quốc
uốn tóc quăn và thoa dầu thật ướt để khi giáp chiến kẻ thù khó có thể túm tóc mình.

Vương miện đánh trận: Vương miện màu xanh của các vì vua thời Tân Vương quốc được coi
là một kiểu nón sắt đánh trận của hoàng tộc, chắc hẳn làm bằng da, với các đĩa bạc hoặc hợp kim gắn
chặt lên đó. Tuy nhiên, không có vương miện hoàng gia nào được phát hiện, vì thế không ai biết liệu
các vương miện đánh trận có được mang theo không.

Bao tay: Do khí hậu nóng bức thường chỉ có người đánh chiến mã xa cao cấp mới mang. Bao
tay làm bằng da hoặc vải lanh dày, ngăn cho dây cương không tuột khỏi bàn tay.

Váy: Hầu hết quân nhân đều mặc một miếng vải lanh hình tam giác gấp thành váy. Một số tranh
khắc chạm cho thấy mặt trước của váy có thể được làm cứng để che chở thêm cho phần dưới của cơ
thể. Một hình mẫu bằng gỗ, được phát hiện trong một nhà mồ, mô tả một đơn vị cung thủ Nubian, cho
thấy họ mặc một mảnh xanh hay đỏ ngang thắt lưng, có thể làm bằng da để che chắn thêm. Các binh sĩ
vận một miếng da vắt qua váy bằng vải lanh thường. Những miếng da này thường là nguyên một bộ da
linh dương được rạch nhiều đường cho nó mềm dẽo hơn. Một tấm da cứng vắt ngang mông để ngồi cho
êm.
Mặc dù những hình chạm nổi có tô màu chỉ cho thấy những bộ y phục cơ bản này, các binh lính chắc
hẳn phải mặc nhiều hơn, nhất là vào những đêm mùa đông. Các hình nổi trong nhà mồ thường cho thấy
người lính trong ‘quân phục chỉn chu’ hơn là mô tả một cách chân thật trong trang phục ở chiến trường.
Cũng vậy, trong lúc tác chiến, các binh sĩ có thể ăn mặc nhẹ như có thể; khí hậu nóng bức, và quần áo
rộng sẽ tạo cơ hội cho kẻ thù túm lấy. Bất kỳ vết thương nào trên một y phục dài rộng cũng dễ bị nhiễm
trùng do các sợi vải lấm lem chạm phải.
Sự hộ trì của thần linh
Ngoài những trang bị và vũ khí mà binh lính Ai Cập mang theo (giáo, khiên, dao găm, cung, tên), các
hình chạm về trận đánh và các ghi chép khảo cổ cho thấy binh sĩ không chỉ nhờ cậy vào khiên, áo giáp
mà còn vào những hình tượng tín ngưỡng để hộ trì.
Hình tượng nổi bật nhất là cặp cánh hộ trì mà nhà vua mặc. Cánh thuộc về thần Horus và được bọc
quanh ngực nhà vua cho thấy ông được thần linh che chở. Một cặp cánh này được phát hiện trong lăng
mộ Tutankhamun. (Thật ra, chúng làm bằng vải len, và do đó chỉ là che chở về mặt tôn giáo.)
Đồ châu báu vừa có chức năng trang trí vừa có chức năng che chắn. Một mảnh châu báu cũng được tìm
thấy trong mộ Tutankhamun, gồm một vòng cổ lớn đính với một miếng dày những vảy vàng che chắn
cho ngực của nhà vua. Vòng cổ được tạo hình cảnh nhà vua đập chết kẻ thù dưới sự hiện diện của thần
linh. Tuy nhiên, vàng mềm có che chắn được bao nhiêu trước mũi giáo làn tên, và nhà vua chắc hẳn chỉ
mang vòng cổ này trong cuộc duyệt binh trước hoặc sau trận đánh.
Các binh sĩ thường chắc không có những bảo hộ tôn giáo đắt tiền loại này và có thể chỉ trông cậy vào
sự hộ trì của bùa chú mang theo.

Ghi chép chiến tích


Người Ai Cập rất chú trọng đến những ghi chép chiến trường như một phương tiện tuyên truyền. Các
thư lại quân sự đi theo đoàn quân trong chiến dịch sẽ đảm nhận việc ghi chép này. Những ghi chép
dưới hình thức báo cáo chính thức và có cả những bài thơ và những hình ảnh rất chi tiết. Các ghi chép
chiến trường thường nêm rất nhiều ‘mắm muối’ vì chúng được viết với mục đích tuyên truyền nhiều
hơn thứ gì khác. Tất cả báo cáo chiến trường đều viết không có lính Ai Cập nào tử thương trong trận
đánh vì nhiều lý do:

Họ là những chiến binh thiện chiến.

Mọi kẻ thù đều khiếp sợ họ.

Mọi quân địch đều là lũ hèn nhát chưa đánh đã chạy.


Các chứng cứ khảo cổ cho thấy điều này là không đúng, vì có nhiều xác ướp mang nhiều vết thương
chiến trường. Như vậy các thư ký chiến trường chỉ cốt làm nức lòng binh sĩ bằng cách thuyết phục bên
mình là đội quân vô địch.
Nghiên cứu niên giám quân sự
Nhiều vua cho soạn ra những niên giám ghi lại những chiến dịch quân sự của họ. Tuy nhiên, chỉ có hai
niên giám còn sống sót __ Bia đá Palermo và niên giám Thutmose III (cũng khắc vào đá). Bia Palermo
chỉ là những mảnh vỡ nằm trong Bảo tàng Khảo cổ Palermo ở Sicily, Bảo tàng Ai Cập ở Cairo và Bảo
tàng Petrie ở Luân đôn. Niên giám Thutmosis III nằm ở Đền Karnak.
Bia Palermo ghi lại nhiều sự kiện của các vì vua đời trước, kể cả những trận đánh, mực nước lũ, và lễ
hội heb sed (xem Chương 9). Niên giám Thutmose III tập trung vào những thành tựu quân sự của ông
vì ông là một pha-ra-ông chiến binh và là người xây dựng đế chế đầu tiên ở Ai Cập.
Những ghi chép khác mô tả các chiến dịch gồm có

Hình vẽ các lộ trình chiến dịch

Các văn bản tự thuật của những quân nhân trong các nhà mồ

Các mô tả và hình ảnh về đền thờ


Mỗi tấm hình kể lại một câu chuyện
Những hình vẽ chiến trận đầy chất nghệ thuật khắc trong đền thờ không biến đổi nhiều qua 3,000 năm
của lịch sử Ai Cập __ là một cảnh báo rõ ràng là không nên quá tin vào những hình ảnh này.
Vài chủ đề cứ lặp đi lặp lại trong những cảnh tượng còn sống sót này:
Bia đá Palermo (trên) và Niên giám Thutmose III (dưới)

Những cảnh tượng thường cho thấy nhà vua túm tóc kẻ thù như chực đập họ bằng chùy. (Xem
bia đá Narmer năm 3100 BC nói ở Chương 1.) Dù cho nhà vua đang cởi chiến mã xa lao qua chiến
trường, hay ngồi trên ngai vàng, kẻ thù lúc nào cũng ngả chồng chất dưới chân ông, cho thấy quyền lực
của ông đang trấn áp họ.

Các thần linh thường được biểu thị đóng một vai trò chủ yếu trong các trận đánh của nhà vua.
Trong thời Tân Vương quốc, đặc biệt, nhà vua được thần Amun cố vấn cách đánh và trao cho thanh
gươm chiến thắng. Sau trận đánh, nhà vua thường được mô tả duyệt qua chiến lợi phẩm và đám tù binh
trước mặt thần Amun như đểtạ ơn sự hộ trì của thần trong trận đánh.

Chương 4
Xây Dựng Đế Chế: Những Vinh Quang của Tân Vương quốc
Trong Chương Này
⮚ Gặp gỡ các nhà xây dựng đế chế
⮚ Phòng thủ biên cương
⮚ Nhìn lại những nghi thức tôn giáo Ai Cập
⮚ Lấp kín những khe nứt
Việc đẩy lùi người Hyksos (xem Chương 3) chứng kiến sự cáo chung của thời kỳ trung gian thứ hai và
khởi đầu thời kỳ Tân Vương quốc. Thời kỳ này (1570-1070 BC) là một trong những thời kỳ nổi tiếng
nhất, với các triều đại 18-19 và tất cả những vì vua quen thuộc, như Tutankamun, Akhenaten, và
Ramses II.
Khởi đầu triều đại 18 chứng kiến sự ra đời của đội quân thường trực (xem Chương 3) cũng như sự thay
đổi trong bang giao quốc tế. Ý thức hệ quân vương cũng vượt khỏi biên giới của Ai Cập. Điều này có
nghĩa mỗi nhà vua mới đều nỗ lực chiếm cứ nhiều đất đai hơn vua cha, cho đến khi cuối cùng một
vùng rộng lớn của Viễn Đông nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập, với các vua chư hầu nguyện trung
thành với Ai Cập, được dựng lên trong những thị trấn ngoại quốc.
Tân Vương quốc là một thời điểm cách tân và xây dựng đế chế do một số các vì vua hùng mạnh nhất
thực hiện. Chương này tập trung vào dân tộc và những nhân vật làm nên thời đại vẻ vang này.
Gặp Gỡ Napoleon của Ai Cập: Thutmosis III
Người xây dựng đế chế thực sự đầu tiên của Tân Vương quốc là Thutmosis III (1504-1450) của triều
đại 18, chồng và con ghẻ của Hatshepsut (xem Chương 5).
Thutmosis III, con trai của Thutmosis II và người vợ thứ hai tên Isis, vẫn còn là một đứa trẻ khi lên
ngôi sau khi vua cha băng hà. Khi lên ngôi, ông kết hôn với vợ góa của Thutmosis II, cũng là mẹ ghẻ
và dì ông, Hatshepsut. Trong hơn 20 năm, Hapshepsut và Thutmosis III cai trị một cách chính thức như
các đồng nhiếp chính, mặc dù phần lớn thời kỳ này chính Hatshepsut mới cai trị Ai Cập như một pha-
ra-ông thực thụ, đẩy chàng trai trẻ Thutmosis III sang một bên.
Thutmosis III trải qua thời niên thiếu và thành niên rèn luyện trong trại lính cho đến khi Hatshepsut
mất sau khi cai trị được 22 năm. Lúc này ông tiếp nhận ngai vàng như một người đã trưởng thành và là
nhà chỉ huy quân đội và tiếp tục cai trị Ai Cập một mình trong hơn 20 năm nữa. Hình 4-1 cho thấy ông
đang ở đỉnh vinh quang.

Các nhà Ai Cập học thường ví Thutmosis III như là Napoleon của Ai Cập vì ông trải qua thời trưởng
thành trong chinh chiến và xâm chiếm đất đai về cho Ai Cập. Ông để lại một số ghi chép quân sự rất tỉ
mỉ trong Phòng Niên Giám tại đền Karnak, kể lại những kỳ công ở Syria đã làm nên tiếng tăm ông.
Trận đánh ở Megiddo
Cuộc chiến lừng lẫy nhất của Thutmosis III xảy ra tại Megiddo ở Syria, trong năm đầu trị vì một mình
của ông (khoảng 1476 BC). Vua vùng Kadesh ở Syria từ từ thu phục một số thành phố Palestine cùng
liên minh với ông mưu đồ tấn công qua biên giới của Ai Cập, vì ông ta không đủ sức đánh một mình.
Đội quân này đánh chiếm thị trấn quan trọng và kiên cố của Syria là Megiddo (ngày này là Israel), một
vị trí chiến lược cho việc buôn bán và phòng thủ.
Megiddo là địa điểm đã từng xảy ra nhiều cuộc chiến trong thời cổ. Chữ ‘Armageddon’ trong kinh
thánh thật ra có nghĩa là ‘núi vùng Megiddo’ trong tiếng Hebrew (thường sử dụng để chỉ một trận
quyết chiến giữa thiện và ác) và ám chỉ một trận đánh đặc biệt ở đây.
Thutmosis III và quân đoàn Ai Cập xuất binh từ vùng Châu thổ, qua Sinai, và đến Megiddo. Họ vây
hảm một số cứ điểm dọc theo đường tiến quân để bảo vệ và kiểm soát tuyến đường liên lạc (và có thể
bảo toàn lực lượng phòng khi rút quân về Ai Cập).
Có ba đường đi dẫn đến Megiddo, và Thutmosis phải quyết định chọn một. Hai đường dài hơn rất khó
phòng thủ, trong khi con đường ngắn hơn và trực tiếp hơn có nguy cơ bị kẻ thù đột kích vì nó hẹp buộc
đoàn quân phải đi hàng một.
Thutmosis được khuyên nên đi con đường dài hơn, nhưng ông quyết định chọn con đường ngắn nhất.
May cho ông ta, quân Ai Cập vượt qua mà không gặp khó khăn gì và chẳng bao lâu đã áp sát thị trấn
được phòng thủ vững chắc. Ông ra lệnh hạ trại đợi hậu quân đến đầy đủ.
Thời điểm tấn công
Sau khi quân đoàn Ai Cập bắt đầu tiến về Megiddo, quân địch đã bố trí việc phòng thủ kiên cố. Sáng
hôm sau, quân đoàn Ai Cập diễu binh để biểu dương lực lượng, nhằm làm kẻ thù mất tinh thần.
Thutmosis III dẫn đầu mũi tấn công trên chiếc chiến mã xa bằng vàng và bạc, với một phần ba quân
số. Các ghi chép chiến trường viết rằng quân đội Ai Cập bị áp đảo về quân số vì quân Syria có hơn 330
ông vua và ‘Hàng triệu người, và hàng trăm ngàn các tù trưởng của mọi vùng đất, uy nghi trên chiến
mã xa.’
Mặc dù bị áp đảo về quân số, Thutmosis III rất dũng cảm:
Nhà vua dần đầu đoàn quân, lao đi như ngọn lửa, dơ cao thanh gươm. Người xốc tới, không ai sánh
đặng, tàn sát kẻ thù mọi rợ, đập đánh bọn Retenu (dân Á châu), bắt sống các ông hoàng của họ, tịch
thu những chiến mã xa của chúng cẩn vàng ròng.
Lực lượng Ai Cập quá mạnh đối với đạo quân yếu ớt phòng thủ ngọn núi Megiddo. Đạo quân ở
Megiddo nhanh chóng tan rã, bỏ lại hết vũ khí, xe ngựa, và tài sản. Quân Ai Cập đuổi theo bén gót,
binh sĩ giữ cửa thành không dám mở cửa cho đoàn quân chạy về vì sợ quân Ai Cập thừa cơ xông vào
thành. Quân lính trong thành phải lấy vải màn thắt nút thả xuống và kéo những người giàu có và có vai
vế lên, đưa vào trong thành.
Cơ hội vuột mất
Sau khi quân Syria tháo chạy khỏi núi Megiddo, quân Ai Cập có một cơ hội tấn công ồ ạt trước khi bọn
Syria có thời gian thu thập tàn quân và chuẩn bị phản công từ trong thành lũy. Tuy nhiên, thay vì tấn
công ngay, các binh sĩ Ai Cập chóa mắt vì của cải mà bại binh Syria bỏ lại, nên quay sang tranh giành
chiến lợi phẩm. Họ mất cơ hội trước người Syria, nhưng bù lại túi đầy ắp của cải.
Thutmosis kiểm soát lại tình hình __ có vẻ như quá trễ __ và tổ chức đắp lũy đào hào quanh Megiddo
chuẩn bị một cuộc bao vây lâu dài. Đối với Ai Cập, chiếm lấy thị trấn là việc quan trọng để biểu dương
sức mạnh. Nhờ đó họ có thể phòng thủ làm khiếp sợ những bộ tộc khác nhau từ những thị trấn chung
quanh lúc nào cũng hăm he gây khó dễ cho người Ai Cập và làm suy yếu sự kiểm soát đế quốc của họ.
Cuộc bao vây kéo dài bảy tháng trước khi Megiddo cuối cùng rơi vào tay người Ai Cập.
Thay đổi Tôn Giáo: Akhenaten
Một vị vua triều đại 18 khác cũng lừng lẫy tiếng tăm trong hàng ngàn năm là ông vua ngoại giáo,
Akhenaten (1350-1333 BC). Ông bị tai tiếng vì đã thay đổi tôn giáo của cổ Ai Cập từ việc thờ phượng
hàng trăm thần linh sang chỉ thờ một vị thần duy nhất __ thần Aten hay đĩa mặt trời. Hình 4-2 là tượng
bán thân của Akhenaten.
Mặc dù Aten được nâng lên vị trí độc tôn, chỉ có Akhnaten và hoàng gia mới có thể thờ phượng thần
mặt trời. Akhenaten cũng tự mình nâng cấp thành một vị thần đầy đủ lông cánh, thiêng liêng hơn bất cứ
vị vua nào khác __ và mọi người khác đều phải tôn thờ Akhenaten! Vậy là trong hệ thống Akhenaten,
không có độc thần mà là nhị thần.

Gặp gỡ gia đình


Akhenaten là con trai nhỏ nhất của Amenhotep III và Hoàng hậu Tiye. Ông sinh ra dưới tên
Amenhotep và chỉ sau này mới đổi tên là Akhenaten khi ông càng ngày càng sùng bái vị thần. Mẹ của
Akhenaten, Tiye, thuộc gia đình quí tộc, nhưng không thuộc hoàng gia. Một số hình ảnh cho thấy bà có
vẻ là một người đàn bà hay khống chế và làm người ta khiếp sợ. Bà lúc nào cũng thấy đứng bên
cạnh chồng trong một vị trí bổ sung hơn là thấp kém và có khi được miêu tả một mình không có chồng
bên cạnh, một ngoại lệ chưa từng nghe nói đến trong lịch sử Ai Cập thời trước.
Akhenaten có một anh trai, Thutmosis, nhưng chết trước khi lên ngôi và có ba chị em gái: Beketaten,
Sitamun, và Isis. Hai người sau kết hôn với cha họ, Amenhotep III.
Kết hôn với một nhân vật bí ẩn
Akhenaten lấy vợ sớm, trước khi lên ngôi, và ông kết hôn với một trong những người phụ nữ nổi tiếng
nhất cổ Ai Cập __ Nefertiti, một người trầm lặng và bí ẩn. không ai thực sự biết xuất thân của bà từ
đâu, cha mẹ bà là ai, và thật ra bà là ai. Nhưng phần đông nhà Ai cập học đều tin rằng bà là con gái của
Ay, anh của Hoàng hậu Tiye. Vợ của Ay làm vú nuôi cho Nefertiti, cho thấy bà không phải là mẹ ruột
mà là mẹ ghẻ của Nefertiti.
Nefertiti và Akhenaten có sáu con gái, người đầu tiên sinh ra trước khi Akhenaten lên ngôi được một
năm. Các cô gái thường được mô tả đứng cạnh vua và hoàng hậu (xem hình chạm khắc bên dưới). Tên
của họ là

Meritaten

Meketaten

Ankhesenepaten

Neferneferuaten

Neferneferure

Setepenre

Mặc dù không có chứng cứ trực tiếp, có thể Tutankhamun cũng là con trai của Akhenaten và người vợ
thứ hai Kiya. Một số học giả cũng tin rằng Smenkhkare, vị vua bí mật lên ngôi sau Akhenaten trong
một thời gian ngắn, cũng là con trai của Akhenaten; người khác cho rằng ông ta là con của Amenhotep
III, còn một số học giả khác lại tin rằng Amenkhkare và Nefertiti là cùng một người. Nếu các học giả
tiếng tăm mà không còn nhứt trí thì chúng ta biết sao bây giờ?
Ca tụng thần mặt trời
Tiêu điểm chính trong thời trị vì của Akhenaten là cuộc cánh mạng tôn giáo của ông, xảy ra trong một
thời gian rất ngắn. Akhenaten chỉ trị vì 17 năm, và cuộc cách mạng hoàn tất vào năm thứ 9 trong triều
đại ông. Mặc dù cuộc cách mạng chỉ trải qua một thời gian ngắn, nhưng thời kỳ này được các nhà viết
sử hiện đại viết nhiều nhất trong lịch sử cổ Ai Cậpập.
Lạ hơn nữa, có 12 năm Akhenaten chắc hẳn đồng cai trị với vua cha của mình Amenhotep III, vua cha
cai trị từ Thebes và Akhenaten cai trị từ thành phố mới mở ở Amarna ngay giữa Ai Cập.
Thần Aten là một nhân tố cốt lõi trong thời vua Akhenaten trị vì. Aten không phải là một vị thần mới:
Ông ta luôn luôn là một phần của chu kỳ thái dương rộng lớn hơn và xuất hiện như hiện thân của ánh
sáng toả ra từ đĩa mặt trời. Ánh sáng này được miêu tả trong hình chạm khắc trên đây, vẽ bằng những
bàn tày tỏa ra từ đĩa mặt trời, mỗi tia sáng kết thúc với bàn tay nhỏ bé dâng biểu tượng ankh, biểu
tượng của cuộc sống vĩnh hằng, cho gia đình nhà vua (xem hình chạm khắc ở trên). Toàn bộ hình ảnh
nói lên vai trò của mặt trời là nuôi dưỡng cuộc sống. Tất cả điều Akhenaten làm là nâng vai trò này của
mặt trời lên thành vai trò là thần mặt trời duy nhất.
Sự ưu ái thần Aten lên trên những vị thần khác bắt đầu vào thời trị vì của Amenhotep III như một phần
trong chiến dịch nhằm giới hạn quyền lực của giới tu sĩ thờ thần Amun ở Karnak, mà vào thời điểm đó
hầu như có quyền lực ngang với nhà vua. Tuy nhiên, Akhenaten đi xa hơn và bắt đầu thay thế tất cả
những vị thần chính bằng thần Aten, mặc dù ông chỉ đóng cửa tất cả đền thờ khác vào năm trị vì thứ
chín, khi đó ông dồn hết thu nhập cho các đền mới thờ thần Aten.
Vào năm 12, Akhenaten bắt đầu một chiến dịch thù hằn chống lại dòng tu Amun. Ông cho đục bỏ tất cả
tên Amun ở mọi chỗ nó xuất hiện __ ngay cả trong tên của vua cha, Amenhotep. Việc này chưa từng có
tiền lệ ở Ai Cập. Các ông vua thường xóa bỏ tên những vị vua khác mà mình không ưa vì lý do cá
nhân, nhưng chưa từng có nhà vua xóa bỏ tên của thần linh. Hành động của Akhenaten chắc phải gây
hoang mang cho nhiều người.
Gặp một kết cục bất hạnh
Mặc dù có nhiều kẻ thù, Akhenaten hình như chưa từng bị mưu sát. Tuy nhiên, việc kết thúc trị vì của
ông mơ hồ và không được ghi chép lại, vì thế các sử gia chỉ có thể phỏng đoán qua những sự kiện thực
sự xảy ra.
Một chuỗi những tai họa trong cuộc đời ông xảy ra trước khi ông chết và sự sụp đổ của thời đại
Amarna:

Năm trị vì 12 của Akhenaten, vua cha Amenhotep III mất.

Năm trị vì 13, Nefertiti biến mất trong các văn tự chạm khắc, như vậy có thể bà cũng đã mất,
mặc dù một số học giả cho rằng bà đã đổi tên và đồng cai trị với chồng.

Năm trị vì 14, con gái Meketaten của Amenhotep qua đời khi sinh nở.

Năm trị vì 14, mẹ của Akhenaten, Tiye, mất.


Một chuỗi chết chóc này thường được gán cho nguyên nhân một bệnh dịch được gọi là ‘cơn bệnh châu
Á’ quét qua Amarna; dịch bệnh này có thể là dịch hạch. Bệnh dịch này được dân chúng xem là sự
trừng phạt của những vị thần linh bị bạc đãi __ khiến người ta quay ra thờ cúng trở lại những vị thần
truyền thống.
Akhenaten mất vào năm trị vì 17 khi vào thập niên 30. Ông không có con trai thừa kế mà ta biết, có lẽ
chỉ trừ Smenkhkare, một nhân vật bí ẩn đồng trị vì bên cạnh Akhenaten trong ba năm. Một số người tin
rằng Smenkhkare chính là Nefertiti, mặc dù chứng cứ chưa mấy thuyết phục. Sau đó Smenkhkare cai
trị một mình trong một vài tháng rồi cũng mất, chắc cũng do dịch bệnh. (Bạn chắc không muốn là
thành viên của gia đình ma ám này, phải không?)
Sau khi Smenkhkare chết, chỉ còn duy nhất một người thừa kế thích hợp, Tutankhamun lừng lẫy __
một thằng nhóc chỉ mới lên 7 hay 8.
Một Vì Vua Mới Lớn: Tutankhamun
Tutankhamun là cái tên gợi lên hình ảnh của vàng bạc và của cải, nhờ lăng mộ lộng lẫy của ông được
phát hiện. Trước khi lăng mộ được phát hiện, ta biết rất ít về ông vua này __ mà nói thật, sau khi lăng
mộ được khai quật, thế giới cũng không mở mắt được nhiều lắm.
Có nhiều lỗ hổng trong cuộc đời của Tutankhamun, và hầu hết những nghiên cứu đều tập trung vào kho
báu trong lăng mộ ông. Nhiều bảo vật được chế tác để an táng và có thể không phản ánh gì cuộc đời
của nhà vua. Tuy nhiên, những bí ẩn xoay quanh vị vua này vẫn tiếp tục gây tò mò kể từ khi lăng mộ
được phát hiện năm 1922. Chắc chắn Tut sẽ tiếp tục hấp dẫn người ta thêm 100 năm nữa.
Giữ kín chuyện nhà
Các sử gia nghĩ rằng Tutankhamun ra đời trong khoảng từ năm trị vì 7 đến năm trị vì 9 của Akhenaten,
có lẽ ở Amarna. Lúc đầu gọi là Tutankhaten (‘hình ảnh sống của thần Aten’), sau khi lên ngôi đổi thành
Tutankhamun.
Các nhà Ai Cập học còn không thể nhất trí việc ai là cha mẹ của Tutankhamun. Có nhiều giả thuyết:

Akhenaten và Kiya (vợ thứ)

Akhenaten và Tadukhipa (công chúa xứ Mitan)

Amehotep III và Tiye (như vậy Tutankamun là em của Akhenaten)

Amenhotep III và Sitamun (em gái của Akhenaten)


Giả thuyết đầu ngày nay được nhiều nhà Ai Cập học ủng hộ. Khi mới lên ngôi, Tutankhamun kết hôn
với Ankhesenepaten, sau đó đổi tên thành Ankhesenamun. Tùy thuộc ai là cha mẹ của Tutankhamun,
Ankhesenamun hoặc là em một cha khác mẹ hoặc là cháu gái của ông. Họ chắc chắn thích quây quần
với gia đình. Ankhesenamun lớn hơn Tutankhamun một vài tuổi, và có thể họ đã được nuôi dưỡng
cùng nhau trong hoàng cung ở Amarna.
Buồn thay, dù họ còn trẻ và trị vì đến mười năm, Tutankhamun và Ankhesenamun không có con nào
sống được. Chôn cùng với lăng mộ Tutankhamun trong một hộp gỗ trắng đơn giản là hai bào thai nữ,
một vừa mới sinh và một chỉ sống một thời gian ngắn trước khi chết. Những bào thai này có thể là con
cái của Tutankhamun, cho thấy cặp đôi trẻ này đã trải qua một thời khắc khó khăn nỗ lực kiếm một
người kế vị ngai vàng.
Phục hồi tín ngưỡng
Nhiệm vụ chính trong thời trị vì của Tutankhamun là phục hồi tôn giáo Ai Cập __ nhất là để chỉnh đốn
mọi sự thay đổi mà Akhenaten đã cổ xúy. Việc đầu tiên là ông bỏ kinh đô mới ở Armana và sử dụng
Memphis và Thebes là các kinh thành của Ai Cập, như truyền thống từ xưa và được nhân dân mong
đợi. Vì Tutankamun còn trẻ, có thể ông được nhiếp chính bởi các quan lại của mình: Horemheb (tướng
và cánh tay phải của vua) và tể tướng, là cậu Ay của Tutankhamun.
Tại đền Karnak, Tutankhamun cho dựng Bia Ký Phục Dựng, tóm tắt một số kế hoạch để tái thiết việc
thờ cúng và truyền thống của Ai Cập.
Nhà vua phục dựng mọi thứ đã bị tàn phá, để được đời sau tưởng nhớ mãi mãi. Ông đã khắc phục sự
hỗn loạn trên mọi miền đất nước và đã dựng lại thần Maat (thần của trật tự) trở về chốn cũ. Ngài đã
tuyên bố nói dối là một tội ác, và toàn xứ sở đã trở về như thời sáng thế.
Lúc ngài mới lên ngôi các đền thờ và tài sản của thần và nữ thần từ Elephantine cho đến tận vùng đầm
lầy ở Hạ Ai Cập chỉ là đống đổ nát. Các điện thờ của thần linh đã sụp đổ, biến thành đống gạch vụn
và cỏ dại mọc đầy . . . Các đền thờ của thần linh đã trở thành các đường mòn. Thế giới lâm vào cơn
hổn độn và thần linh đã quay lưng lại mảnh đất này
. . . Nếu bạn cầu khấn thần xin một lời khuyên, thần chỉ im lặng, nếu ai van vái nữ thần, nữ thần cũng
im lặng. Con tim chỉ còn thoi thóp trong lồng ngực vì mọi thứ trước đây từng có mặt, đã bị phá hủy.
Tutankhamun cần tìm nhóm cộng sự thân tín làm việc trong các đền thờ và điện thờ mới xây dựng.
Ông tuyển mộ các thanh niên và phụ nữ từ các gia đình quyền quí trung thành với vì vua già,
Amenhotep III, bảo đảm họ sẽ vực dậy truyền thống của thời đại ông.
Cái chết
Trong nhiều năm, giả thuyết quanh cái chết của Tutankhamun đã tốn biết bao nhiêu giấy mực. Ông mất
khi còn rất trẻ __ chỉ độ 18 hay 19 tuổi. Hình 4-3 cho thấy gương mặt nổi tiếng của Tutankhamun.
Trong nhiều năm, các sử gia nghĩ rằng Tutankhamun đã chết vì một cú đánh sau đầu, vì người ta tìm
thấy trong hộp sọ của ông có một mảnh xương nhỏ rơi ra. Tuy nhiên, vào năm 2005, khi xác ướp của
ông được chụp CT, cho thấy mảnh xương này xuất hiện sau khi ông chết, chắc hẳn do Howard Carter
và nhóm khai quật của ông gây ra khi cố gỡ mặt nạ bằng vàng ra khỏi đầu ông. Chứng cứ chụp CT
cũng cho thấy những vết nứt khác nhau và những chỗ xương gãy trên cơ thể của Tutankamun có thể đã
xảy ra trước khi ông chết và chắc hẳn là nguyên nhân cái chết của ông. Một giả thuyết mới cho rằng
ông chết vì bị tai nạn khi lái chiến mã xa.

Hình 4-3

Tái Thiết Đế Chế: Sety I


Dù nguyên nhấn cái chết của Tutankhamun là gì, việc ra đi của ông ta đúng là một cơn ác mộng thực
sự cho Ai Cập. Ông không để lại người kế vị, vì thế người nối ngôi không được biết rõ.
Ay (có thể là cậu của Tutankhamun) lên làm vua, cho dù viên tướng quân đội của Tutankhamun
là Horemheb đang là cánh tay phải của nhà vua. Tuy vậy, Ay đã ngoài lục tuần khi lên kế vị ngai vàng,
và ông chỉ trị vì bốn năm trước khi qua đời.

Horemheb kế vị Ay và cai trị hơn 30 năm. Ông tiếp tục công việc phục hồi của Tutankhamun.
Hành động quan trọng nhất của Horemheb là chỉ định Pirameses, một vị tướng trong quân đội của ông
là người kế nhiệm ông. Horemheb có thể được coi là người thành lập triều đại thứ 19 vì chính ông là
người đã nhìn ra và đề bạt Pirameses (sau này khi lên ngôi lấy vương hiệu là Ramses I) trong số đám
võ biền bất trị của ông.
Tutankhamun, Ay, và Horemheb bắt đầu tái thiết biên giới Ai Cập, nhưng công cuộc này cần được nối
tiếp. Ramses I khi lên ngôi đã luống tuổi nên chỉ trị vì một thời gian ngắn (1293-1291 BC).
Đọc thêm: Những lá thư chết người và bi kịch hoàng gia
Khi Tutamkhamun mất, viên tể tướng già cả của ông, Ay, kế vị ngai vàng. Người vợ góa của
Tatankhamun Ankhesenamun, lúc ấy vẫn còn là một phụ nữ trẻ tuổi, có lẽ chỉ 21 tuổi, và rõ ràng không
muốn từ bỏ vị trí hoàng hậu của mình và quyền lực đi kèm. Bà không tha thiết lấy Ay, ứng viên tiềm
năng duy nhất cho hôn nhân.
Hoàng hậu háo hức muốn kết hôn với một hoàng tử xứ Hittite, gởi sứ giả đến vua xứ Hittite mang theo
một bức thư khác. Các ghi chép cho thấy sứ giả, Hani, đã nói dùm bà:
Tâu bệ hạ! Đây là nổi nhục quốc thể! Nếu hoàng đế thần có con trai nối dõi, thần làm gì lặn lội đến
đây cầu xin một quân vương cho xứ sở thần Nibhururiya, vua thần, vừa mất mà không có được một
con trai nối dõi. Hoàng hậu thần giờ đây gối chiếc. Thần dân chúng tôi mong có một hoàng tử của bệ
hạ đến làm vua xứ Ai cập, và cho hoàng hậu chúng thần một tấm chồng! Hơn nữa, chúng thần chỉ
đến đây cầu xin bệ hạ, mà không đi đến xứ nào khác! Thưa bệ hạ, hãy cho chúng thần một hoàng tử
của người.
Nhiều học giả tin rằng Akhesenamun đã viết một bức thư cho vua xứ Hittite
Suppiluliumas, thỉnh cầu ông ta gởi một người con trai cho bà, để bà có thể kết hôn với y và phong y
làm vua xứ Ai Cập. Trong một bức thư do Akhesenamun viết, bà nói rõ là bà không muốn ‘cưới một kẻ
dưới’, ý bà ám chỉ cuộc hôn nhân tiềm năng với lão già Ay.
Chồng tôi đã mất. Tôi không có con trai. Nhưng họ nói ngài thì có nhiều con trai. Nếu ngài gởi một
người con trai của ngài đến đây, anh ta sẽ là chồng tôi. Không bao giờ tôi chịu lấy một kẻ dưới mình
làm chồng . . . Tôi sợ.
Lời thỉnh cầu như thế từ một hoàng hậu Ai Cập là điều rất bất thường, và nhà vua xứ Hittite không tin
rằng đó là lời thỉnh cầu chân thật. Tuy nhiên, sau đó ông ta bị thuyết phục bởi lời lẽ của sứ giả và cuối
cùng gởi hoàng tử Zenmanza đến Ai Cập.
Rủi thay, hoàng tử bị mưu sát trước khi đến được biên giới Ai Cập __ có lẽ do lệnh của Ay, người
không bao lâu sau đã cưới Ankhesenamun.
Vua xứ Hittite dĩ nhiên đâm nghi và phái một sứ thần đến Ai Cập để tìm hiểu tình hình chính trị. Sứ
thần trở về và báo cáo lên vua xứ Hittite tình hình đúng như hoàng hậu đã giải bày.
Quyết chiến ở Kadesh, Phần I
Trong thời gian trị vì của con trai Sety của Ramses I (1291-1278 BC) xảy ra một số rối ren chính trị,
kéo dài suốt thời trị vì của Ramses II và Ramses III.
Khi vừa lên ngôi, Sety I cho mở một chuỗi chiến dịch nhằm tái thiết biên giới của đế quốc Ai Cập đã
vỡ vụn, đã bị bỏ phế trong thời cai trị của Akhenaten và Smenkhkare. Trong năm đầu tiên nắm quyền,
Sety mở một chiến dịch băng qua Syria tấn công kẻ thù Shasu theo lời khuyên của các quân sư.
Trong cuộc hành quân đến Palestine, các tộc trưởng đột kích Sety nhưng may thay quân đội Ai Cập
đẩy lui dễ dàng. Những trận đột kích này chỉ có tính quấy rối hơn là đe dọa nhà vua, nhưng chúng cũng
cần được dẹp tan để bảo vệ an toàn con đường giao thương mà Ai Cập đang cần đến.
Năm sau, Sety hành quân xa hơn về phương bắc đến Kadesh, một thị trấn thành lũy ở Syria bao quanh
bởi hai vòng hào dẫn nước từ sông Orontes, do người Hittite kiểm soát. Nhưng lúc ấy người Hittite
đang đóng quân tại biên giới Syria, buông lỏng Kadesh. Quân Ai Cập chiếm thị trấn không gặp nhiều
khó khăn, và Sety tuyên bố kẻ thù ‘thây chất thành gò’.
Dù chiến thắng, Sety không đủ tiềm năng quân sự để gây áp lực với người Hittite nhằm chiếm thế
thượng phong ở Syria. Người Ai Cập chỉ giữ Kadesh một thời gian ngắn rồi rút quân về, trả lại đất đai
cho người Hittite mà không có một động thái quân sự nào nữa.
Sau khi Sety trở về Ai Cập, người Hittite dần dần mở rộng vùng đất kiểm soát, tiến sát gần hơn đến Ai
Cập.
Một xong . . . còn bao nhiêu người nữa?
Sau khi giải quyết bài toán ở Kadesh, Sety I không ngủ yên trên chiến thắng. Các ghi chép chiến
trường tại đền Karnak cho thấy sau đó ông khuất phục người Lybia lăm le vượt qua biên giới vùng
Châu thổ và đập tan cuộc nổi dậy của người Nubia chống lại sự đô hộ của người Ai Cập.
Chữ Lybia người Ai Cập sử dụng để chỉ những bộ lạc Bedouin của Tây Sa Mạc hơn là dân cư của
Lybia ngày nay.
Sety và đạo quân của ông đánh đuổi người Lybia xâm lược, và tranh chạm khắc ở Karnak cho thấy
Sety chém tộc trưởng Lybia bằng một thanh mã tấu. Đó là cách bảo đảm hoàn hảo y sẽ không bao giờ
trở lại. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, người Lybia vẫn quay lại và trở thành cái gai trong mắt của
Ramses III.
Hình chạm khắc Sety ở Karnak cho thấy những thị trấn thành lũy của Syria thất thủ, và kẻ thù bôn tẩu
đến các thị trấn khác hoặc đến những chỗ cao hơn để thoát khỏi sự truy bức của quân đoàn Ai Cập.
Sety đương nhiên là dẫn đầu đại quân, và trong một cảnh ở Karnak, ông cặp cổ các tù trưởng bị bắt làm
tù binh, mỗi tù trưởng một tay, cho thấy sự can trường của ông trên chiến trường.
Chiến Đấu : Ramses II
Người kế vị Sety I là con trai ông Ramses II (1279-1212 BC). Ramses II có nhiều tên và chức vị được
người đời sau phong tặng qua nhiều thế kỷ, trong đó có

‘Sese’ do các bạn bè và bầy tôi trung thành gọi.

‘Ramses Vĩ Đại’ do các nhà khám phá của thế kỷ 18, 19 gọi.
Trở thành hoàng tộc
Ramses II là con của Sety I và Muttuya, ra đời 1304 BC. Ramses II không mang dòng máu hoàng tộc
vì ông nội ông, Ramses I, là do Horemheb chọn lên làm vua. Ramses có ít nhất hai em gái, Tia và
Hunetmire, và một em trai mà tên tuổi đã bị thất lạc.
Trong những năm sau, Ramses cưới ít nhất một trong hai người em gái làm vợ, Hunetmire. Vì
Hunetmire và Ramses không thuộc hoàng tộc khi ra đời, bổng nhiên việc họ lấy nhau chỉ vì vị thế gia
đình của họ thay đổi là điều kỳ lạ. May thay cho Hunetmire, bà không có con với Ramses; cuộc hôn
nhân của họ có thể chỉ là một cuôc hôn nhân vì thuận lợi hơn là một cuộc hôn nhân đúng nghĩa.
Hôn nhân và gia đình (và nhiều gia đình hơn)
Trong những năm trị vì về sau, Sety đã phong cho Ramses quyền đồng nhiếp chính và để đánh dấu sự
kiện này ông lập cho Ramses một hậu cung của riêng mình gồm toàn những phụ nữ xinh đẹp thuộc
hoàng tộc, những bông hoa đẹp nhất của cung điện; theo tôi nghĩ đó là một món quà tuy hấp dẫn nhưng
cũng đầy cám dỗ đối với một chàng trai còn độ tuổi thiếu niên.
Ramses duy trì hậu cung này trong suốt 67 năm trị vì, và không nghi ngờ gì hẳn ông lấy làm mãn
nguyện. Nhưng hai bà vợ mà ông ưng ý nhất là Nefertari, người ông cưới trước khi lên ngôi, và
Isetnofret, người ông cưới trong những năm đầu trị vì.
Mặc dù Nefertari và Isetnofret là những người vợ ưng ý, hậu cung của ông nổi tiếng vì chứa hơn 300
bà, sinh cho ông hơn 150 con trai và 70 con gái. Danh sách các con cái của Ramses được ghi chép ở
Karmak theo thứ tự ra đời __ mặc dù con số này có thể được phóng đại để cho thấy ông mắn con ra
sao.
Thực tế, Ramses II có tối đa 46 con trai và 55 con gái. Vâng, con số này thấp hơn con số ghi chép
chính thức, nhưng như vậy cũng là quá nhiều rồi! Ramses và Nefertari có nhiều con, ít nhất mười đứa
đã được ghi nhận, nhưng buồn thay tất cả đều chết trước Ramses. Các con của ông với Nefertari là:

Amenhirwenemef (con trưởng) ở trong quân đội và giữ chức tổng tư lệnh.

Prehirmenemef (con trai thứ ba) là cựu binh thanh thiếu niên của mặt trận
Kadesh lần hai và được tưởng thưởng tước vị ‘đệ nhất chiến mã binh của nhà
vua’ và ‘chiến binh đệ nhất hào kiệt’.

Meriamun (con trai thứ 16).

Meritamun (con gái thứ hai) là thứ phi của Ramses vào năm 24 và hành xử như người đại diện
cho mẹ đang lâm bệnh.

Baketmut (con gái thứ ba) được tin là chết trẻ, mặc dù lăng mộ của bà chưa
được phát hiện.

Nefertari II (con gái thứ tư) hiện diện trên mặt tiền của đền thờ Abu Simbel.

Nebettawi (con gái thứ năm) là thứ phi thay thế Meritamun sau khi bà này mất. Bà được an táng
trong lô QV60, sau đó được sử dụng là nhà nguyện trong thời Cơ đốc giáo.

Henoutawi (con gái thứ bảy) được miêu tả trong đền thờ Nefertari ở Abu Simbel, cho thấy bà là
con gái của Nefertari, mặc dù bà mất trước khi đền thờ được thờ cúng.
Isetnofret, vợ thứ hai của Ramses, có ít nhất sáu người con:

Ramses (con trai thứ hai) là một vị tướng trong quân đội và được phong thái tử sau cái chết của
ông anh cùng cha khác mẹ Amenhirkhepshef.

Bintanath (trưởng nữ) kết hôn với cha mình.


Khaemwaset (con trai thứ tư) được phong thái tử khi anh mình Ramses đã chết. Khaemwaset là
người con của Ramses II được dẫn chứng nhiều nhất. Lúc lên 5, 6 ông đi cùng vua cha và người anh
cùng cha khác mẹ Amenhirwenemef chinh chiến trong chiến dịch ở Nubia. Khaemwaset sau đó trở
thành trưởng tế của Ptah, một vị thần trong các đền thờ an táng.

Merenptah (con trai thứ 13) kế vị Ramses II lên nối ngôi. Trong 12 năm trị vì cuối cùng,
Merenptah cai trị Ai Cập như một đồng nhiếp chính và sau đó lên ngôi sau khi vua cha qua đời.

Isetnofret II cưới anh trai Merenptah của mình.


Các người con khác của Ramses cũng được ghi chép, mặc dù mẹ của họ không được biết; chắc hẳn họ
là con của những vợ thứ hoặc thứ phi.
Ngai vàng sau đó về tay Merenptah, con trai tứ 13 của Ramses do Isetnofret sinh hạ.
Theo bước chân vua cha: Kadesh Phần II
Ramses II có tiếng tăm vì có nhiều thành tích, nhưng đặc biệt ông được tưởng nhớ nhờ trận đánh ngoạn
mục ở Kadesh chống lại bọn Hittite trong năm trị vì thứ năm. Mặc dù trước đây Sety đã đánh thắng tại
Kadesh một lần, nhưng lực lượng quân sự của Ai Cập không đủ mạnh khiến người Hittite trở lại khuấy
nhiễu vùng biên giới Ai Cập. Ramses II cần ngăn chận một cách dứt khoát trước khi người Hittite tiến
xa hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập, Ai Cập là người ra đòn tấn công trong một cuộc chiến.
Vua Hittite đã tiên liệu cuộc tấn công nên tập hợp một đạo quân hùng mạnh bằng cách liên minh với 16
tỉnh lỵ lân cận, gồm tất cả:

2,500 chiến mã xa, mỗi xe có ba người

Hai quân đoàn kỵ binh tổng cộng lên đến 18,000 đến 19,000 người
Quân số Ai Cập chỉ có 20,000 thua xa quân số kẻ thù là 26,000. Có lúc, các ghi chép cho biết quân số
Ai Cập chỉ bằng một phần ba quân số của người Hittite.
Cả hai bên đối địch đều dùng nhiều loại vũ khí giống nhau, nhưng chiến thuật tấn công thì khác nhau:

Người Hittite sử dụng vũ khí bằng sắt cứng trong khi người Ai Cập chủ yếu dùng vũ khí bằng
đồng.

Chiến mã xa Ai Cập chở theo hai người (một người điều khiển và một người chiến đấu), trong
khi chiến mã xa Hittite chở theo ba người (một người lái, một người ném giáo hay cung thủ, và một
người mang khiên che chắn hai người kia). Trong khi chiến mã xa Ai Cập nhẹ hơn và linh hoạt hơn, thì
chiến mã xa Hittite cho phép họ chở theo nhiều quân số hơn.

Quân đội Ai Cập cũng sử dụng bộ binh chạy theo để bao vây chiến mã xa địch khi họ xông vào
trung tâm quân địch giữa làn mưa tên Ai Cập. Sau đó bộ binh tấn công từ mặt đất trong khi kẻ thù vừa
hoàn hồn sau trận mưa tên tới tấp.

Trận chiến
Quân đoàn của Ramses II tiến đến Levant (ngày nay là Israel, Jordan, Lebanon, và tây Syria) và cứ
điểm Kadesh, qua dảy Gaza, với bốn sư đoàn lấy tên các thần Ptah, Ra, Seth, và Amun (Ramses II chỉ
huy sư đoàn Amun).
Quân đoàn Ai Cập lội qua sông Orontes cách Kadesh 20 km về phía thượng lưu, phong tỏa đường phía
bắc trước khi tiến vào một khu rừng gần đó. Quân đoàn dàn trận trên một khu vực rộng lớn, bốn sư
đoàn tách xa nhau. Các thám báo Ai Cập sau đó bắt được hai tên Hittite khai báo một số mật tin:
Rồi hai tên Shosu của bộ lạc Shosu tâu với nhà vua rằng, “Những người anh em của thần là tù
trưởng vốn có tư thù với Khatti [Thủ lĩnh Hittite] đã phái chúng thần đến để thưa với bệ hạ là chúng
tôi muốn sẵn sàng bỏ hàng ngũ của Khatti về làm tôi tớ cho bệ hạ.’ Nhà vua hỏi họ, ‘người anh em của
nhà ngươi hiện giờ ở đâu?’ và họ trả lời đức vua, ‘Họ hiện
đang ở cùng với Thủ lĩnh Khatti ở vùng Khaleb phía bắc Tunip, hắn sợ bệ hạ sẽ tiến về hướng nam khi
hắn nghe tin bệ hạ đã tiến về hướng bắc.’ Nhưng cả hai tên Shosu đều báo với đức vua những điều sai
sự thật.
Ramses tin rằng người Hittite đóng quân xa về hướng bắc hơn ông kỳ vọng. Quân Ai Cập tiếp tục tiến
về hướng bắc đến thành phố, với sư đoàn Amun hoàn toàn tin chắc sẽ hạ thành không mấy khó khăn,
nên tiến đến mục tiêu trước. Khi sư đoàn Amun đến gần thành phố, thêm hai thám báo của địch bị bắt
và họ khai là thật ra người Hittite hiện giờ ở ngay hướng bắc của Kadesh và chuẩn bị công kích.
Ramses gởi một tin báo khẩn cấp đến sư đoàn Ra ngay sau lưng ông, cách xa 8 km. Quân Hittite phái
2,500 chiến mã xa đến phía nam doanh trại Ai Cập, bên dưới những tán lá che giấu, rồi thình lình tấn
công họ từ phía sau. Nhưng thay vì đột kích quân Ai Cập một cách bất ngờ, quân Hittite đến đối mặt
với sư đoàn Ra, đang chầm chậm tiến gần mục tiêu từ phía nam. Cả hai bên đều rất bất ngờ, và khi các
chiến mã xa Hittite tháo chạy qua sông, làm sông tắt nghẽn, và những quân Hittite phía sau không có
nơi để rút trừ phải quay ra đối đầu với quân Ai Cập.
Quân Hittite xông thẳng qua sư đoàn Ra, binh lính Ai Cập tháo chạy (một số trở vào rừng, một số chạy
lên đồi, và một số về hướng sư đoàn Amun). Cả hai sư đoàn Ra và quân Hittite đều nhắm thẳng vào sư
đoàn Amun cùng một lúc. Sư đoàn Amun chưa sẵn sàng ứng phó chắc hẳn vì quá bất ngờ. Giống như
sư đoàn Ra, Amun bắt đầu phân tán và tháo chạy khi quân Hittite xông thẳng qua đội quân phòng vệ
thưa thớt của doanh trại tạm thời của quân Ai Cập.
Ramses hình như là người duy nhất còn bình tĩnh trong suốt cuộc chiến. Sau khi nhanh nhẩu khấn cầu
thần Amun, ông tập hợp các chiến mã xa và bộ binh gần nhất và tổ chức phản công cuộc đột kích của
quân Hittite. Các văn bản cho biết Ramses một mình chiến đấu với toàn quân Hittite, một sự kiện hình
như là không chắc chắn lắm __ nhưng thôi, vua Ai Cập là một vị thần mà.
Muộn còn hơn không
May mắn cho Ramses, sư đoàn thứ ba của Ai Cập, đang hành quân dọc theo bờ biển, đến vừa kịp lúc.
Mặc dù vẫn còn bị áp đảo về mặt quân số, nhưng quân Ai Cập tìm cách đẩy lùi bọn Hittite. (Tuy nhiên,
trong thực tế, người Hittite chỉ sử dụng một phần nhỏ trong quân số của họ và vì một lý do nào đó
không chịu triển khai đội quân còn lại. Nếu không thì trận đánh này chắc hẳn đã kết liễu đời của
Ramses Đại Đế.
Khi người Hittite biết chắc là tình thế đã bất lợi cho họ, họ tháo chạy vào trong thành lũy Kadesh.
Người Ai Cập thu gom những binh sĩ bị thương, cắt bàn tay những binh lính Hittite đã tử trận để làm sổ
sách chiến trường, và rút quân về tuyên bố mình đã thắng trận vẻ vang!
Đàm phán hòa bình
Mười sáu năm sau trận chiến Kadesh thứ hai, người Ai Cập và Hittite cuối cùng chấm dứt hận thù. Một
thỏa hiệp hòa bình được soạn thảo, và đây là tài liệu hoàn chỉnh duy nhất thuộc loại này được phát hiện
ở Ai Cập:
Sẽ không bao giờ còn hận thù giữa họ: Thủ Lĩnh Vĩ Đại của Kheta [Hittite] sẽ không bao giờ xâm
nhập đất đai Ai Cập, không chiếm đoạt bất cứ thứ gì từ đó. Ramses Meriamun [con cưng của thần
Amun] nhà cai trị Ai Cập sẽ không bao giờ vượt qua đất đai của Kheta và chiếm đoạt bất cứ thứ gì từ
đó.
Ngoài một phiên bản Ai Cập của thỏa hiệp hòa bình này, một bản sao Hittite cũng được phát hiện tại
thủ đô Hattushash của Hittite nay là Thổ Nhĩ Kỳ.
Dĩ nhiên, như bao thỏa hiệp hòa bình khác, thỏa hiệp này chỉ kéo dài khi hai người ký nó còn sống, có
nghĩa là rồi đây chiến tranh sẽ lặp lại lần nữa với những đời vua sau.
Tấn công ồ ạt biên cương: Merentah
Người lên kế vị ngai vàng của Ramses là con trai thứ 13 của ông: Merenptah (1212-1202 BC). Thời trị
vì của Merenptah chứng kiến trở lại vấn đề Lybia, vấn đề từng xảy ra dưới triều vua Sety I. Chiến tranh
với người Lybia được ghi chép trên một bản chạm khắc tại Karnak cũng như nhiều bia ký khác.
Trong năm trị vì thứ năm của Merenptah, người Lybia liên minh với nhiều bộ tộc khác nhau. Quân số
lên đến 25,000 người, lực lượng này thường được biết dưới tên Dân Miền Biển. Họ đủ mạnh để xâm
nhập những pháo đài dọc theo vùng Châu thổ phía tây và tràn ngập đội quân phòng thủ của Ai Cập.
Dân Miền Biển rõ ràng di chuyển đến Ai Cập với âm mưu xâm chiếm nó, vì nhiều người mang cả gia
quyến đi theo và tất cả đồ tế nhuyển được chất đống lên xe bò.
Merenptah hành quân đến vùng Châu thổ với một quân đội tuyển chọn, chủ yếu là cung thủ. Nhờ vậy
họ có thể tiến sát quân địch để bắn một trận mưa tên trước khi quân địch có thể tiến gần đánh cận chiến
tay đôi, vốn là điểm mạnh của quân Lybia.
Cuối cùng, chiến thắng thuộc về người Ai Cập. Ghi chép của họ cho thấy họ đã giết 6,000 quân Lybia,
bắt được 9,000 tù binh, kể cả vợ và con của thủ lĩnh.
Chiến thắng này giúp người Ai Cập sống trong hòa bình thêm một lần nữa. Các ghi chép xác nhận rằng
người Ai Cập bây giờ có thể ‘bước đi tự do trên đường’ và ‘ngồi xuống chuyện trò mà không lo sơ’.
Dĩ nhiên, buồn thay hòa bình không được lâu dài, khi con trai Ramses III của Merenptah chẳng mấy
chốc phát hiện ra điều đó.

Dong Buồm đến Chiến Thắng: Ramses III


Thời trị vi của Ramses III (1182-1151 BC) là một thời kỳ khó khăn, hứng chịu nhiều cuộc xâm lược,
mà quan trọng nhất là cuộc tấn công lần nữa của người Lybia và Dân Miền Biển.
Lại đánh thắng Dân Miền Biển
Cuộc tấn công của người Lybia vào năm trị vì thứ năm của Ramses III rất giống với trận đánh mà
Merenptah giải quyết. Một đạo quân 30,000 người gồm người Lybia và Dân Miền Biển đối đầu với
Ramses III. Các ghi chép nói rằng Ramses III giết được 12,535 người và bắt được 1,000 tù binh __ một
chiến thắng dòn dã, nếu ghi chép là thật.
Tuy nhiên, trong thực tế, Dân Miền Biển là đội quân đầu tiên đủ hùng mạnh để đánh thắng được quân
Hittite, nhờ đó kiểm soát con đường giao thương vào Cận Đông trên biển và trên bộ. Trên đất, Dân
Miền Biển chiến đấu theo cách tương tự như người Hittite với chiến mã xa ba người. Nhưng các chiến
thuyền của họ nhỏ hơn chiến thuyền Ai Cập,
và không có tay chèo riêng. Thay vào đó, Dân Miền Biển vừa chèo thuyền vừa chiến đấu. Điều này
đúng là bất lợi so với chiến thuyền Ai Cập, trong đó có 24 tay chèo chuyên nghiệp, có bờ thuyền cao
che chắn, thêm các chiến binh đi kèm.
Ramses III đối đầu Dân Miền Biển trên biển và trên bộ và chiến thắng trên cả hai mặt trận. Trận hải
chiến của ông là một trong những trận hải chiến xưa nhất được ghi lại trong lịch sử. Đội thuyền Ai Cập
đi theo đội thuyền Dân Miền Biển vào cửa sông của Châu thổ, ép chúng vào bờ, nơi các cung thủ Ai
Cập đang chực sẵn và bắn ra trận mưa tên. Dân Miền Biển liền vỡ trận.
Binh lính Ai Cập dùng tên lửa bắn vào chiến thuyền địch và giết hầu hết quân địch. Chiến thuyền Ai
Cập sau đó dùng mũi thuyền đâm vào thuyền địch, rồi quăng móc sắc tóm lấy thuyền địch và nhào lên
đánh cận chiến. Chiến thuật này đã làm Dân Miền Biển vỡ trận hoàn toàn. Ai Cập lại có hòa bình một
lần nữa.
Bọn Lybia quấy nhiễu lại đến
Vào năm trị vì 11 của Ramses III, bọn Lybia cho rằng đã đến thời cơ vượt biên giới Ai Cập lần nữa.
Lần này, ghi chép cho thấy Ramses đã giết 2,175 quân địch và bắt làm tù binh hơn 2,000 người. Sau đó
ông truy kích kẻ thù 11 dặm vào tận Tây Sa Mạc để bảo đảm chúng không quay lại quấy rối.
Vào cuối thời trị vì của Ramses III vinh quang của đế chế Ai Cập kết thúc. Ramses III là vị vua cuối
cùng cai trị đúng phong cách truyền thống. Những thời kỳ sau này Ai Cập bị vây bủa bởi những cuộc
xâm lấn, đất đai bị chia cắt, nền kinh tế sụp đổ. Đế chế mà Thutmosis III xây dựng và Sety I và Ramses
III bảo tồn dần dần biến mất __ và nền văn minh Ai Cập cũng tan biến theo cùng với nó.
Chương 5
Nhìn Vào Quyền Lực Phía Sau Ngai Vàng: Các Phụ Nữ trong Hoàng Tộc

Trong Chương Này


⮚ Khám phá vai trò các phụ nữ trong hoàng tộc
⮚ Hậu cung của hoàng hậu
⮚ Nhận diện những nhà nữ quyền đầu tiên
Có lần tôi bị hố, khi được giới thiệu với một cô gái, và buột miệng hỏi, ‘Cô là bạn gái của Toby, đúng
không?’ Và được cô ta đáp lại, ‘Không! Tôi là Clare.’
Đối với các phụ nữ hiện đại, được biết đến thông qua mối liên hệ của họ với chồng, anh em, hoặc cha
rõ ràng là không được chấp nhận. Trong thời cổ Ai Cập, đây đúng là cách mà người phụ nữ __ nhất là
phụ nữ thuộc hoàng gia __ được nhận diện. Chương này bóc trần cuộc sống không mấy hấp dẫn của
những bà mẹ, người vợ, và chị em gái thời cổ xưa này. (Chương 2 đã bàn về cuộc sống của những phụ
nữ bình thường.)
Xem Xét Vai Trò của Phụ Nữ trong Hoàng Gia
Vài trò của phụ nữ hoàng gia chỉ được xác định bằng mối liên hệ của họ đối với nhà vua. Mối liên hệ
này được nhận diện bằng một số tước vị xuất hiện trong các đền thờ, lăng mộ, và tư liệu của thời kỳ đó.
Hãy xem qua những tước vị của các phụ nữ thuộc hoàng tộc:

Vợ Chính của vua

Vợ vua

Mẹ vua
Con gái vua
Không có vua, người phụ nữ thuộc hoàng tộc không có vai vế hoặc vai trò gì trong cung cấm, và hiển
nhiên quyền lực gắn liền với mỗi vai trò tăng lên khi mối liên hệ với nhà vua trở nên gần gũi hơn. Mỗi
tước vị cho các phụ nữ những quyền lực và cơ hội khác nhau, mặc dù làm nhà vua hạnh phúc là việc
quan trọng nhất.
Đám cưới hoàng gia: Anh và em gái
Trong nhiều năm, các nhà Ai Cập học tin rằng việc truyền ngôi là qua các phụ nữ. Do đó nhà vua cần
cưới một người nữ thừa kế ngai vàng để hợp pháp hóa vương quyền của mình. Lý thuyết này phát triển
như một cách giải thích những cuộc hôn nhân giữa anh em trai-chị em gái (thường xảy ra trong hoàng
gia, mặc dù là điều cấm kỵ đối với dân thường). Tuy nhiên, nhiều ông vua không cưới những phụ nữ
thuộc hoàng tộc, lý thuyết này đã bị loại bỏ và rõ ràng là ngai vàng được truyền qua nam giới __ từ cha
đến con trai.
Mặc dù vương miện không được chuyển qua gia đình quý bà, các công chúa cũng phải lấy chồng. Dù
ngai vàng truyền theo đường nam giới, nhưng nếu người thừa kế nam không có thì sao? Trong trường
hợp này, chẳng may công chúa kết hôn với một người ngoài hoàng tộc, người này có đủ lý do lên nối
ngôi. Qua những cuộc hôn nhân loạn luân, mọi công nương đều nên kết hôn sớm như có thể để ngăn
cản những người ngoài hoàng tộc lên nối ngôi. Công chúa có thể kết hôn với anh trai, cha ruột, hay
thậm chí ông nội mình như một biện pháp đề phòng. Đôi khi gặp may mắn, họ được vua cha gả cho
một viên tướng được tin dùng __ nhưng chỉ khi nhà vua đã có một người con trai nối dõi. Tập quán này
phân biệt hoàng gia với dân thường; các hôn nhân loạn luân chỉ xảy ra trong hoàng gia và giới thần
linh, điều này chỉ ra rằng hoàng gia cũng là thần thánh.
Tuy nhiên, nếu được vua cho phép, Em Gái Vua (quận chúa) có thể cưới một người ngoài hoàng tộc
nếu người này được chấp nhận và thuộc dòng dõi quý tộc nhưng không thuộc hoàng tộc (chẳng hạn,
một quan văn hay quan võ của triều đình). Ramses II, chẳng hạn, cho phép em gái mình Tia cưới một
viên chức, cũng tên Tia, một cựu quân nhân và rất được tin dùng.
Để vấn đề thêm phần rắc rối, tước vị Em Gái Vua thường được phong cho một người vợ. Từ ‘em gái’
chưa hẳn là em gái ruột của nhà vua. Trong thời cổ Ai Cập, ‘em gái’ được sử dụng để chỉ sự trìu mến
đối với người ta yêu quý, cho dù người đó không có họ hàng máu mủ. Rắc rối chứ hả?
Vợ Chính của Vua và những người khác
Là Vợ Vua __ có khi là em gái ruột hoặc không __ không oách như ta tưởng. Vợ không có quyền, và
có khi hàng trăm bà được nhận tước vị này. Hoàng hậu có quyền duy nhất là Vợ Chính của Vua, tương
đương với ‘Đệ nhất Phu nhân’ bây giờ. (Mặc dù thường thì vua chỉ có một bà vợ chính, Ramses II có
đến hai: Nefertari và Isetnofret.)
Trong Vương quốc Cổ, Vợ Chính của Vua được quyền có kim tự tháp của riêng mình, và trong Tân
Vương quốc, tên bà được viết trong một cartouche như nhà vua (xem hình bên và Chương 11 về
cartouche).
Cho dù Vợ Chính của Vua có địa vị quan trọng, tước vị này cũng không phải là cố định. Nhà vua có
thể phong một bà vợ khác lên địa vị này nếu bà ta làm vừa lòng mình __ thường là sinh cho vua một
con trai nối dõi nếu Vợ Chính của Vua không có con trai hoặc qua đời.
Hơn nữa, Vợ Chính cũng chỉ có đồng hành với nhà vua cho có đôi, chứ không tham gia vào các lễ thờ
cúng hoặc nghi thức của hoàng gia mà nhà vua làm chủ. Về lý thuyết, các con trai của Vợ Chính có vai
vế hơn các con trai các bà vợ thứ, và người con trai cả sẽ là người thừa kế ngai vàng.
Mẹ Vua: Hoàng thái hậu
Mẹ Vua là một tước vị quan trọng đặc biệt. Một người đàn bà có thể giữ tước vị này cùng với những
tước vị đã có trước khi con trai mình lên ngôi. Trường hợp ly tưởng là Mẹ Vua (mẹ của vì vua đương
thời) cũng là Vợ Chính của Vua (vợ chính của vua cha đã băng hà, cũng là cha ruột của vì vua đương
thời), hoặc là Vợ của Thần Amun (xem mục sau ‘Kết hôn với Amun’). Nếu bà không có những tước vị
này trước khi con trai mình lên ngôi, người con trai thường phong tặng những tước vị đó cho bà như
những tước vị danh dự sau khi ông ta lên ngôi, để tỏ lòng tôn kính và củng cố tính thần thánh cũng như
vị thế của mình bằng cách chứng tỏ mình xuất thân từ dòng dõi vua chúa.
Như Vợ Chính của Vua, Mẹ Vua là một tước vị bán thần thánh và biểu thị của vương quyền trong lãnh
vực nữ giới. Cả hai tước vị Vợ Chính của Vua và Mẹ Vua đồng hành với nhà vua trong những lễ cúng
bái thần thánh, mặc dù họ không trực tiếp điều hành.
Con gái của cha: Con Gái Vua
Tước hiệu Con Gái Vua không bao giờ được phong như một tước hiệu danh dự, mặc dù nó được sử
dụng bởi con gái lẫn cháu nội của vua. Con Gái Vua đôi khi cũng là Vợ Vua do những cuộc hôn nhân
thực sự hoặc chính trị. Con Gái Vua không giữ quyền bính nào thực sự khác hơn là do gần gũi với nhà
vua.
Một số những cuộc hôn nhân giữa cha-con gái và ông nội-cháu nội cũng sinh ra con cái, cho thấy một
số dàn xếp tưởng là hình thức hóa ra cũng là những hôn nhân theo đúng nghĩa.
Các cuộc hôn nhân vì chính trị
Đối với những phụ nữ Ai Cập, kết hôn không hề đơn giản __ và chắc chắn không hề lãng mạn. Phụ nữ
có ít hoặc không có ý kiến về việc mình lấy ai và khi nào lấy, và đơn giản chỉ là những con cờ trên bàn
cờ chính trị. Các thử thách có nhiều, như những mục sau sẽ trình bày.
Hôn nhân như chính sách trong quan hệ quốc tế
Hầu hết những vì vua thời Tân Vương quốc có những cuộc hôn nhân ngoại giao để gắn kết những liên
minh giữa hai quốc gia. Những cuộc hôn nhân chính trị không có dính dáng gì với tình yêu và lãng
mạn. Một số bức thư đã được phát hiện mô tả hai loại hôn nhân ngoại giao:

Nếu vua nước ngoài ngang hàng với vua Ai Cập, hai bên sẽ coi nhau như anh em, và các cuộc
dàn xếp hôn nhân trên tinh thần bình đẳng.

Nếu nước ngoài là chư hầu, vua Ai Cập được thưa gởi là ‘bệ hạ’. Những nàng dâu này được coi
như chiến lợi phẩm.
Sau khi những cô dâu ngoại giao này đi vào Ai Cập với đoàn tùy tùng đôi khi đông hơn 300 người, họ
không còn được phép liên lạc với gia đình vì sợ sẽ báo tin mật về cho nước mình. Cụ thể, một lá thư từ
vua Hittite gởi vua Ramses II hỏi thăm tin tức con gái ông, sau khi được gả cho Ramses trong một cuộc
hôn nhân ngoại giao, cho thấy là cô dâu không hề có liên lạc gì với gia đình mình. (Hittite là một đế
quốc rộng lớn, có kinh đô nằm trong Thổ nhĩ kỳ.
Mặc dù các vua Ai Cập lấy các công chúa ngoại bang, các công chúa Ai Cập không hề lấy các vua
chúa ngoại quốc. Sự phân biệt này được làm rõ trong một bức thư ngoại giao mà Amenhotep III đáp lại
lời thỉnh cầu của vua xứ Babylon xin cưới một công chúa Ai Cập. Vua Babylon được trả lời như sau:
Từ xa xưa, con gái của vua Ai Cập chưa bao giờ được gả theo ý ai cả.
Phát biểu này chắc hẳn là điều sỉ nhục đối với vua Babylon, bởi vì em gái ông ta đã là một thành viên
của hậu cung Ai Cập.
Những bà vợ biến mất
Vấn đề biến mất của các bà vợ xảy ra rất thường trong thời Tân Vương quốc __ mặc dù nó không phải
do các nguyên nhân siêu nhiên hay tai ách gì. Các phụ nữ thường được đưa về hậu cung ở Faiyum
(xem mục sau), sau đó nhà vua hay gia đình họ không bao giờ được nghe tin tức gì về họ nữa.
Cưới thần Amun
Cũng như cưới vua, các bà thuộc hoàng tộc cũng có thể cưới thần Amun. Amun là vị thần tạo ra mặt
trời được tôn thờ chủ yếu ở Thebes tại đền thờ Karnak. Từ vương triều 18 trở đi, tước vị Vợ Thần
Amun rất quan trọng và chỉ do phụ nữ trong hoàng gia nắm giữ.
Đảm đương trách nhiệm
Ahmose I đưa vào tước vị Vợ Thần Amun như là một cách vinh danh mẹ Ahhotep của mình. Ông ta
phong vợ ông Ahmose-Nefertari tước vị Tiên Tri Thứ Hai của Amun, vốn là một tước vị thường dành
cho nam giới. Là Tiên Tri Thứ Hai của Amun, Nefertari hoạt động như một người đại diện của
Ahhotep, chứng tỏ rằng bà thừa hưởng vai trò đó.
Tước vị Vợ Thần Amun lúc đầu là mẹ truyền con gái nối, nhưng vào vương triều thứ 23 và thời trị vì
của Osorkon III, những công nương này bị buộc phải sống độc thân và phải nhận con gái nuôi để thừa
kế tước vị.
Vợ Thần Amun là một vị trí có nhiều quyền lực, đặc biệt trong đền thờ Karnak. Vào vương triều 19 và
20, tước vị này có đặc quyền sánh ngang với các Trưởng Tế.
Mặc dù ta biết được một số tên các Vợ Thần Amun, nhiệm vụ chính xác của họ vẫn không được rõ. Từ
vương triều 21 (khoảng 1080 BC), các sử gia biết rằng các Vợ Thần Amun đảm đương một số trách vụ
gắn liền mật thiết với vương quyền, phản ảnh quyền hạn của vai trò. Đặc biệt, họ

Có quyền viết tên họ trên các cartouche (xem Chương 11 về cartouche)

Có quyền nhận đế hiệu (một đặc quyền thường dành riêng cho nhà vua)

Được vẽ trong các nhà nguyện của họ cảnh họ được nữ thần Hathor cho bú, chứng tỏ họ thuộc
dòng dõi thần linh.

Được tôi tớ xưng là ‘tâu lệnh bà’


Từ thời trị vì của Osorkon III (vương triều 23), Vợ Thần Amun có quyền hạn phía sau ngai vàng.
Osorkon bắt Trưởng Tế đền thờ Amun phải hiến tặng tất cả tài sản của họ cho Vợ Thần, nhằm làm
giảm quyền lực của y. Vì Vợ Thần Amun là họ hàng với nhà vua, bà ta nằm dưới quyền của ông ta, do
đó quyền lực của bà lại giao về ông __ thật là mưu trí.

Hưởng thụ đặc quyền


Khi một hoàng hậu nhận được tước vị Vợ Thần Amun, bà ta cũng nhận được tài sản đất đai và nhân
lực. Qua những tài nguyên này, bà có thể tạo ra lợi tức đến suốt đời, mà bà có thể sử dụng làm của
riêng hay hối lộ các viên chức sở tại.
Quyền lực gắn liền với tước vị Vợ Thần Amun tiếp tục cho đến kiếp sau. Những phụ nữ này được chôn
cất trong những nhà nguyện dành riêng cho họ ở Medinet Habu. Các phần mộ của họ nằm bên dưới
nhà nguyện cùng với biết bao vật dụng an táng tương xứng với địa vị của họ. Linh hồn của họ được
nuôi dưỡng bằng những thức ăn và thức uống được thờ cúng trong nhà nguyện nhiều năm liền sau khi
họ qua đời.
Vợ Thần Amun cũng xây dựng những nhà tưởng niệm riêng cho mình ở đền thờ Karnak, đây là điều
đặc biệt vì phụ nữ, thuộc hoàng tộc hay không, không có nhà tưởng niệm riêng của mình. (Phụ nữ
thường được miêu tả trên các bức tường của lăng mộ và trên các hình chạm khắc của chồng mình.)
Nhưng ở Karnak, các nhà nguyện của Vợ Thần Amun cho thấy các bà đứng trước hình thần Amun,
cũng như tiến hành các nghi thức tôn giáo mà thường chỉ do nhà vua đảm đương.

Sống với nhà vua


Nhiều phụ nữ trong hoàng gia, hoặc là anh em, vợ, hoặc con cái hiếm khi __ hoặc không bao giờ trông
thấy nhà vua. Nhà vua sống hầu hết thời gian trong cung điện của ông ở kinh thành hoặc đây đó khắp
nơi, dừng chân nghỉ tại các cung điện trên đường. Ngược lại, các mệnh phụ thường không đi cùng với
nhà vua và sống tại một trong các hậu cung rải rác khắp xứ.
Hậu cung là những tòa nhà an toàn cho các phụ nữ thuộc hoàng gia và thuộc thành phần ưu tú chưa
chồng. Mỗi hậu cung là một gia trang tự cung tự cấp với đất đai, gia súc, và một số nam nhân phục
dịch (không phải là hoạn quan). Các con cái hoàng gia sống trong một khu của hậu cung. Hậu cung
chắc chắn là một nơi xa hoa nhưng các mệnh phụ phải sống trong chốn kính cổng cao tường, không có
mấy tự do.
Thứ bậc nào, nơi chốn ấy
Một phụ nữ hoàng gia càng ở xa vua, thứ bậc của họ càng kém. Tầm quan trọng của mỗi hậu cung là
nó ở xa chính điện của nhà vua bao xa. Vị trí thay đổi theo ý muốn của nhà vua. Một số hậu cung ở
thời Tân Vương quốc được biết đến ngày nay là ở các thị trấn khác nhau:

Memphis phía bắc Ai Cập

Gurob ở vùng Faiyum

Malkata, cung điện của Amenhotep III

Bắc Cung ở Armana

Pi-Ramess, thành phố thủ đô của Ramses II trong vùng châu Thổ

Medinet Habu (đền thờ cúng Ramses III) ở Tây Thebes


Mỗi nhà vua cần một nơi để an bày nhiều bà vợ của mình, vì thế chắc hẳn số hậu cung phải nhiều hơn
số hiện còn sót lại. Ramses II được cho là có hơn 300 bà vợ, và Amenhotep III theo lời đồn có hơn
1,000 người.
Hãy tận hưởng: Hậu cung ở Medinet Habu
Các bà vợ được sủng ái sống tại những hậu cung sát nơi vua ở__ như hậu cung Ramses III ở Medinet
Habu, Thebes, trung tâm thủ đô tôn giáo của Ai Cập. Thebes là một thành phố đô hội thời Tân Vương
quốc (hình dưới). Nhà vua thường sống ở đây. Các bà vợ ở Medinet Habu du hành cùng với nhà vua và
dừng lại nghỉ tại các hậu cung xa hoa dọc đường.
Cổng vào Medinet Habu rỗng và được trang trí bằng những cảnh Ramses III âu yếm với các bà vợ của
mình. Các hình chạm khắc trên trụ cổng vào không nói rõ nó được sử dụng vào việc gì, và trong nhiều
năm các nhà Ai Cập học tin rằng trụ cổng là một hậu cung. Tuy nhiên, về mặt lôgic, các bà vợ vua
không thể sống trong các trụ cổng, vì không an toàn và vì họ có thể bỏ trốn. Hợp lý hơn cổng vào là
nhà nghỉ của họ, vì ngoài một số phòng (không có phòng nào là phòng ngủ), địa điểm này còn có một
phức hợp mái che với những kiến trúc nhỏ khiến các bà có thể ngồi bên ngoài ngắm phong cảnh. Từ vị
trí này, họ có thể nhìn ra ngoài, chứng kiến những đám rước và nghi lễ tôn giáo, và nói chung ngắm
nhìn thế giới bên ngoài mà không bị lộ diện.
Các bà ở Medinet Habu cư ngụ thường xuyên trong các cung điện giữa các vòng tường vây quanh, với
nhiều dãy phòng gồm phòng ngủ, phòng trang điểm, và phòng sinh hoạt. Phòng tiếp khách có bục cao,
trên đó có ngai vàng cho Vợ Chính của Vua ngồi. Cung điện cũng có hai phòng tắm, đầy đủ ống thoát
nước, và một vườn thượng uyển có hồ.
Nhà vua thường đến hậu cung này như các hình vẽ trên Giá Lâm Môn dẫn từ cung điện đến sân đầu
tiên của đền thờ đã miêu tả. Nhà vua xuất hiện ở đây vào những ngày lễ hội để ban tặng các đồ trang
sức bằng vàng cho các bầy tôi mà mình sủng ái __ và sau đó có thể cho các cung phi mà mình ưa thích.
Lãnh cung ở Faiyum
Các nhà Ai Cập học có nhiều ghi chép về hậu cung Faiyum thời Tân Vương quốc __ một hậu cung
dành cho các phi tần ‘không vừa lòng vua’. Trong chốn xa xôi này các bà không còn dính dáng gì với
nhà vua nữa và dễ dàng bị lãng quên.
Một bà phi bị thất sũng do nhiều lý do. Có thể bà ta già quá không thể có con cho vua được, hoặc bà ta
là người vợ ngoại giao, hoặc đơn giản chỉ vì nhà vua chán chê bà ấy. Các phụ nữ này chắc hẳn vô cùng
phiền muộn khi được gởi xuống lãnh cung Faiyum, vì họ biết là họ không bao giờ có thể ra khỏi nơi
đó. Và nhà vua không chắc sẽ thân hành đến đây, cơ hội có con với vua để được sủng ái trở lại là điều
hình như không thể.
Tuy nhiên, các bà ở Faiyum cũng có việc làm trong các xưởng dệt vải tại chỗ, sản xuất ra vải lanh cho
các cung điện khác. Hoạt động này là phương tiện cho họ sinh tồn, cũng như giúp họ khuây khỏa. Các
bà lớn tuổi chắc hẳn bận bịu với việc thêu thùa, hay các công việc vặt vãnh, cũng như chỉ dạy những
người trẻ mới đến. Những phụ nữ không tham gia vào việc dệt vải thì nấu nướng, làm vườn. Chắc hẳn
cuộc sống này không mấy người mới được tuyển vào cung từng tưởng tượng đến.
Hậu cung Faiyum cũng có một nghĩa trang, chắc chắn để chôn cất những người sống tại đây. Những
phụ nữ này không có cơ may đến gần vua để có thể được an táng tại Thung lũng các Hoàng Hậu đầy
vinh dự. Hơn nữa, các hoàng tử trẻ cũng được chôn cất ở Faiyum, cho thấy họ là những hoàng tử cấp
thấp có ít hoặc không có cơ hội thừa kế ngai vàng.

An táng các hoàng hậu


Các bà vợ và con cái được sủng ái hơn của các vì vua thời Tân Vương quốc được ban cho một lăng mộ
tại Thung lũng các Hoàng Hậu ở Luxor, rất gần Thung lũng các Vì Vua. Cách sử dụng Thung lũng thay
đổi theo năm tháng, và không chỉ được sử dụng để an táng các hoàng hậu:

Từ vương triều 18, Thung lũng được dùng để chôn các con trai hoàng gia (hơn 60 phần mộ
đường hầm ở đây).

Từ đầu vương triều 19, các hoàng hậu được chôn ở đây, nổi tiếng nhất là Nefertiti, vợ vua
Ramses II, được ban tặng một lăng mộ đầy màu sắc.

Từ thời trị vì của Ramses III (triều đại 20), các hoàng tử lại lần nữa được chôn tại đây.

Từ thời trung gian thứ ba, địa điểm này dành để chôn những người không thuộc hoàng gia và
tiếp tục làm nghĩa trang cho đến thế kỷ thứ tư AD.
Các lăng mộ trong Thung lũng các Hoàng Hậu nhỏ hơn trong Thung lũng các Vì Vua và thiết kế ít
phức tạp hơn. Các lăng mộ hoàng hậu được đục trong đá kém chất lượng, và nhiều lăng mộ bị bỏ dỡ
giữa chừng trong thung lũng. Những lăng mộ hoàn tất được quét vôi và sơn chứ không được trang trí
bằng tranh chạm khắc.
Nhớ các nhà nữ quyền
Hơn 3,000 năm trong lịch sử Ai Cập, không có nhiều phụ nữ nổi lên như những nhân vật mạnh mẽ
hoặc đầy quyền lực, bởi vì họ lúc nào cũng bị cánh đàn ông như nhà vua lấn lướt.
Tuy nhiên, cũng có một ít phụ nữ đã nổi lên như một người không theo hệ thống một mình cầm quyền
cai trị, hay những người đảm đương tiếp sức cho công việc được hoàn thành, hoặc vì nhà vua bạc
nhược hoặc do tình hình chính trị.
Có lẽ ba người phụ nữ sau đây là sản phẩm của thời thế __ hoặc có lẽ họ thực sự là một số ít trong
những nhà nữ quyền đầu tiên của thế giới.
Ahotep: Hoàng hậu chiến binh
Hoàng hậu Ahhotep của vương triều 17 và 18 là người phụ nữ hoàng tộc có quyền lực đầu tiên của Tân
Vương quốc, mặc dù do thời thế nhiều hơn là tham vọng. Bà kết hôn với Seqenenre Tao II và có ít nhất
hai con trai __ Ahmose, người thành lập vương triều 18, và Kamose. Cả chồng và con trai Kamose của
bà đều mất trong trận chiến với người Hyksos (xem Chương 3), và bà sợ con trai út của mình, Ahmose,
cũng theo vết xe đổ.
Trong khi các người đàn ông của mình đều ra chiến trường, Hoàng hậu Ahhotep trị vì Ai Cập đâu ra
đấy từ kinh thành ở Thebes. Sau khi chồng mất và trong khi con trai Kamose còn quá nhỏ để trị vì, bà
hành động như một nhiếp chính cho con. Sau khi con đầu mất, bà lại trị vì lần nữa cho đứa con thứ hai,
Ahmose. Đây là vai trò không bình thường đối với một phụ nữ.
Trong thời khắc chính trị không mấy ổn định, Ahhotep đảm đương nhiều trách vụ, khôngbchỉ là việc
quản trị đất nước. Một bản khắc ở Karnak cho biết vai trò của bà khi là nhiếp chính cho Ahmose:
Bà là người thực hiện các nghi thức và chu toàn cho Ai Cập. Bà đã chu cấp và ổn định quân đội. Bà
kêu gọi những người bỏ trốn và tập kết những kẻ đào ngũ. Bà bình định Thượng Ai Cập và đánh đuổi
bọn phản nghịch.
Bản khắc này cho thấy Ahhotep có học hỏi về kỹ năng quân sự, điều có thể thực hiện được vì cung
điện nhan nhản các binh lính và tướng lãnh. Bà chắc chắn phải điều hành quân đội vì Kamose và
Ahmose còn quá nhỏ để cai trị một mình.
Hatshepsut: Nữ hoàng
Người phụ nữ hoàng gia tai tiếng nhất là Hatshepsut (hình dưới), hoàng hậu của vương triều 18, sau
này cai trị Ai Cập như một ông vua hơn là một hoàng hậu và làm đảo lộn mọi thứ trong nước.
Khi cha mình, Thutmosis I, mất, Hatshepsut cưới ông anh cùng cha khác mẹ của mình, Thutmosis II,
và họ có một con gái trước khi Thutmosis II mất. Khi ông này mất, bà cưới con trai mà chồng bà có với
một người vợ khác, và người này lên ngôi là Thutmosis III. Vua không tới ba tuổi vì thế Hatshepsut trị
vì thay ông cho tới khi ông đủ tuổi trị vì một mình.
Lúc đầu Hatshepsut sử dụng các tước vị truyền thống như Vợ Chính của Vua hay Vợ của Thần, nhưng
bảy năm sau bà hoàn toàn bỏ hẳn các tước vị dành cho hoàng hậu và nhận lấy các tước vị của một ông
vua. Trên các đài tưởng niệm bà được miêu tả trong dáng dấp nam tính của một ông vua (hình dưới).
Hatshepsut trị vì một mình với tư cách một vì vua trong 15 năm và sau đó hoàn toàn mất dấu trên các
văn bản khi Thutmosis III lấy lại vị trí của mình trên ngai vàng. Xác ướp của bà chưa được tìm thấy, do
đó các sử gia không rõ có phải bà chết vì tuổi già hay không (các ghi chép cuối cùng về bà là lúc bà 36
tuổi) hay bà bị mưu sát. Dù thế nào, bà cũng ghi một điểm son trong sử sách cho dù nếu các đời vua về
sau có cố tình xóa hết dấu vết về sự tồn tại của bà trong tư liệu, đài tưởng niệm, và bảng danh sách các
vì vua đi chăng nữa.
Chú thích: Có thể đọc Hatchepsut, Nữ Pha-ra-ông Ai Cập trong trang Nghiên Cứu Lịch Sử này.

Tiye: một mệnh phụ đáng sợ


Một người đàn bà thường được miêu tả như một nhân vật khống chế là hoàng hậu Tiye, mẹ của
Akhnaten (hình dưới). Thực ra, các sử gia không biết liệu bà có hay khống chế hay không, chỉ biết là
một nhân vật nổi bật.
Tiye kết hôn với Amenhotep III và sinh ra một số con cái, trong đó có Akhenaten. Giữ tước vị Vợ
Chính của Vua, bà trở thành một mệnh phụ hoàng tộc quan trọng nhất trong hoàng cung.
Tiye được miêu tả trong nghệ thuật thường hơn bất kỳ các bà hoàng hậu nào khác trừ con dâu bà là
Nefertiti.
Trước thời bà, các hoàng hậu đóng vai trò rất mờ nhạt; họ chỉ yểm trợ chồng khi được yêu cầu, nhưng
vẫn lui về phía sau. Tuy nhiên, theo những hình ảnh trong thời vua Amenhotep III trị vì, Tiye được mô
tả đi bên cạnh chồng trong một vị thế phụ tá, tham gia cùng với nhà vua trong những lễ hội và nghi
thức tôn giáo __ một tập quán không bình thường đối với các hoàng hậu. Bà được vẽ cùng kích cỡ với
chồng mình, cho thấy bà ngang hàng với ông. Đôi khi bà cũng được mô tả không có nhà vua bên cạnh
__ cũng là điều bất thường.
Tiye nổi tiếng là một phụ nữ mạnh mẽ, ghê gớm. Một số nhà Ai Cập học tin rằng bà cai trị Ai Cập
trong những năm cuối của nhà vua Amenhotep III, khi ông mãi mê chốn hậu cung hơn là việc triều
chính. Một số người cũng tin rằng bà có ảnh hưởng đến Akhenaten trong cuộc cách mạng tôn giáo của
ông (xem Chương 4).
Ảnh hưởng của Tiye đối với chồng và con trai ta chưa được rõ, nhưng chứng cứ cho thấy Tiye có tiếng
nói riêng trong việc bang giao quốc tế. Một lá thư từ một ông vua ngoại bang được gởi riêng đến bà,
trong đó ông này phàn nàn là từ khi Akhenaten lên ngôi, nhà vua Ai Cập chỉ gởi đến những pho tượng
thếp vàng thay vì bằng vàng ròng như đời vua Amenhotep III. Ông vua nước ngoài này kêu gọi bà hãy
nhắc nhở và thuyết phục Akhenaten nên gởi quà tặng có chất lượng hơn.
Cả Tiye và Amenhotep III đều được phong thần khi còn sống và được thờ cúng ở đền Sedingan tại
Nubia. Tại đây bà được thờ như nữ thần Hathor.

Chương 6
Lần Theo Sự Suy Thoái và Sụp Đổ của Văn Minh Ai Cập

Trong Chương Này


⮚ Xâm chiếm các quốc gia khác và sống sót sau những cuộc xâm lăng
⮚ Chia quyền cai trị giữa các thủ lĩnh, thành phố, và quốc gia
⮚ Gặp gỡ những nhân vật tiếng tăm: Alexander Đại đế, Cleopatra, và những người khác
Cho đến cuối thời Tân Vương quốc, Ai Cập là một quốc gia hùng mạnh, kinh tế ổn định, kiểm soát
một số lớn các vùng lãnh thổ bao quanh. Ai Cập là một cường quốc phải dè chừng. Tuy nhiên, vào cuối
thời Tân Vương quốc trong triều đại 20 (1185-1070 BC), văn hóa Ai cập truyền thống bắt đầu suy
thoái. Sự suy thoái này bắt đầu với sự phân chia vương quyền của Ai Cập __ từ một vua sang hai vua
(và thỉnh thoàng nhiều hơn) cai trị từ những thành phố khác nhau. Một Ai Cập thống nhất dưới quyền
cai trị của một vì vua là một trong những khía cạnh quan trọng của vương quyền, vì thế sự thay đổi này
không thích hợp với những truyền thống cổ xưa.
Chương này có tham vọng đề cập đến hơn 1,000 năm lịch sử Ai Cập __ từ thời kỳ huy hoàng sau
Ramses II và Ramses III xuống đến bi kịch của Cleopatra.
Lịch sử Ai Cập tại thời điểm này có nhiều khúc quanh __ một số các sử gia hiện đại vẫn còn đang tìm
hiểu. Bạn hãy tập trung vào bức tranh rộng lớn hơn ở đây. Trong khi những tiểu tiết thì thú vị, nhưng
hãy chú nhiều hơn đến làn sóng của đổi thay và các giai đoạn trong đó quyền kiểm soát nằm trong tay
những nhóm, văn hóa, và quốc gia khác nhau.
Để bạn có một cái nhìn toàn diện vào sự kết thúc của đế quốc Ai Cập cổ đại hơn một ngàn năm lẻ này
có thể tóm lược như sau:

Thời kỳ Trung Gian Thứ Ba (1080-525 BC): Đặc điểm của thời kỳ này là có nhiều nhà cai trị
đồng thời từ những vùng khác nhau của Ai Cập.

Thời kỳ Cuối (525-332 BC): Đặc điểm của thời kỳ này là sự xâm lăng của ngoại bang và những
vương triều thay đổi liên tục.

Thời kỳ Hy lạp-La mã (332-30 BC): Bắt đầu với cuộc xâm lăng của Alexander Đại Đế và kết
quả là sự thay đổi văn hóa mạnh mẽ do sự xâm nhập của người Hy lạp vào Ai Cập.
Chia Hai Vùng Đất: Ramses XI và Trở Về Sau
Sự suy tàn của đế quốc Ai Cập bắt đầu vào những năm đầu của thời trị vì của Ramses XI (1098-1070
BC). Quyền lực nhà vua dần dần suy giảm phần lớn do những vấn đề về kinh tế. Các tăng lữ thần
Amun tích lũy của cải và quyền lực. (Mỉa may thay, chính nhà vua đã góp phần vào việc này qua quà
biếu, phẩm vật, và việc xây dựng các công trình ở đền thờ Karnak tại Luxor.) Cuối cùng các thầy tu
nắm được quyền lực không kém vua Ramses XI; chỉ trừ nhà vua có một lợi thế hơn là kiểm soát quân
đội.
Các vấn đề xảy ra khi Tổng trấn Nubia, Panehsy, xung đột với trưởng tế đền Amun, Amenhotep.
Panehsy nắm thế thượng phong trong chín tháng, ngăn thầy trưởng tế thực thi các trọng trách về tôn
giáo. Cuối cùng Amenhotep quay sang cầu cứu Ramses XI.
Là một ông vua sùng đạo, Ramses tiến đánh Panehsy, khiến ông này sau đó bị lưu đày đến Nubia, và
Amenhotep lấy lại vị thế trưởng tế và giữ vị trí đó một số năm trước khi Herihor kế nhiệm ông.
Herihor bổng thêm lông thêm cánh
Ramses XI vẫn giữ mối giao hảo với dòng tu Amun và phong tặng Herihor các tước vị quân sự mà
trước đây Panehsy từng nắm giữ. Đây quả là một sai lầm quá lớn, vì lần đầu tiên một người giữ cả hai
tước vị tôn giáo và quân sự, khiến quyền lực của Herihor vượt hơn cả nhà vua.
Herihor lợi dụng tối đa tình thế và đoạt lấy vai trò của vua trong khi Ramses XI tội nghiệp còn đang
sống sờ sờ. Ramses biết rõ là Herihor đang chờ đợi mình chết để hoàn tất ý đồ. Mặc dù Herihor chết
trước khi có thể trở thành hoàng đế thực sự, ông vẫn nhận một cartouche (xem Chương 11) và truyền
lại chức vị cao cấp này cho con rễ là Piankhy, cũng cai trị song song với Ramses. Khi Ramses XI mất,
vào năm 1070 BC, bốn năm sau khi Piankhy trị vì, Piankhy tiếp tục cai trị Thebes như một vì vua thực
thụ, mặc dù chỉ được vài tháng.
Mặc dù địa vị các thầy tu dòng Amun lên cao, quyền lực của họ không vượt ra ngoài Thebes __ chắc
hẳn vì họ không quan tâm.
Cai trị ở phía bắc: Các vua Tanis
Trong khi các thầy tu dòng Amun cai trị nam Ai Cập, phương bắc do Smendes (1069-1043 BC), một
người không rõ xuất thân, cai trị. Ông ta cai trị từ Tanis ở đông Châu thổ, được xây dựng từ các tàn tích
của thành phố của Ramse II ở Pi-Ramese. Smedes tự phong vương sau khi cưới được một con gái của
Ramses XI.
Smendes truyền ngôi cho Psusennes I (1039-991 BC), và ông này cho phép con gái mình lấy vị trưởng
tế dòng Amun, Menkhepere. Cuộc hôn nhân này cho thấy mối giao hảo giữa các nhà cai trị bắc nam.
Mối quan hệ nói chung tích cực này giữa hai miền nam bắc tiếp tục suốt thời trung gian thứ ba và đến
đầu thời kỳ cuối. Vương triều Tanis, được biết dưới tên triều đại 21, kéo dài xấp xỉ 350 năm, là thời kỳ
hưng thịnh, thương mại và kinh tế phát triển.
Nghĩa trang của các nhà vua Tanis được phát hiện vào năm 1939, bao gồm một phần mộ hoàng gia duy
nhất còn nguyên vẹn ở Ai Cập. (Ngay cả lăng mộ của Tutankhamun cũng bị trộm ở thời cổ ít nhất hai
lần.) Các đồ tạo tác trong lăng mộ này rất ấn tượng nhưng không được dư luận quan tâm vì lúc đó đang
bắt đầu Thế Chiến II. Những phát hiện lý thú bao gồm:

Đồ tùy táng của Psusennes I. Xác ướp của Psusennes đeo một mặt nạ thần chết bằng vàng và
một quan tài hình người bằng bạc ròng.

Quan tài của Sheshonq I. Quan tài rất đẹp và độc đáo hình chim ưng. Thật ra, bạc thì qu{ hơn
vàng vì Ai Cập không có bạc, phải nhập từ nước ngoài.
Thống nhất ngắn ngủi hai vùng đất: Sheshonq I
Vương triều Tanis 22 (945-745 BC), nối gót vương triều 21, cũng do các vua từ Tanis cai trị. Vị vua
đầu tiên của thời kỳ này là Sheshonq I (945-924 BC), tự phong vương sau khi lấy con gái của
Psusennes II, vị vua cuối cùng của vương triều 21.
Sheshonq hình như là một thủ lĩnh của bộ tộc du mục Meshwesh người Lybia. Mặc dù là người Lybia,
Sheshonq I thống nhất Ai Cập đang phân chia và cai trị cả Thượng và Hạ Ai Cập. Sở dĩ ông làm được
điều này vì con trai ông giữ chức trưởng tế dòng Amun.
Kết thúc thời hòa bình của Sheshonq
Mặc dù Sheshonq I nỗ lực cai trị một Ai Cập thống nhất và duy trì khả năng quân sự của quốc gia Ai
Cập, vào cuối vương triều 22 xứ sở lại lâm vào cảnh rối loạn và phân chia. Mặc dù giới tu sĩ dòng
Amun lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của nhà vua phương bắc qua mối
ràng buộc gia đình, vào cuối triều đại trưởng tế mới lên kế vị không còn bị ràng buộc huyết thống, kết
quả là một cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập niên.
Sau cuộc nội chiến là giai đoạn hòa bình ngắn ngủi, tiếp theo những cuộc nổi dậy và hận thù không
những gây chia rẻ nam-bắc mà còn đông-trung tâm trong vùng Châu thổ giữa các thủ lĩnh vùng
Leontopolis (vùng trung tâm) và Tanis (đông). Cuộc trị vì của Sheshonq I dần dần sụp đổ trong cảnh
hổn loạn.
Quá nhiều vua
Các vấn đề trong vùng Châu thổ cuối cùng chứng kiến một sự thay đổi vương quyền trong khi vị vua
thứ bảy của vương triều 22, Sheshonq III còn đang trị vì từ Tanis.
Có ba vị vua cai trị 100 năm sau cho đến cuối vương triều 22, nhưng lúc bấy giờ nhiều nhà cai trị khác
xuất hiện trên khắp vùng Châu thổ. Đáng kể nhất trong số này là Pedibast, một thủ lĩnh bản địa vùng
Leontopolis, chiếm quyền cai trị vùng trung tâm Châu thổ và tách Ai Cập thành ba phần. Các thành
viên trong gia đình Pedibast và Sheshonq (đông) đi về phương nam để gia nhập giới tu sĩ dòng Amun,
bảo đảm mối liên kết hoàng tộc tồn tại với nhân tố quyền lực này.
Về cuối vương triều 23, lại xuất hiện một vương triều khác khiến sự phân chia càng sâu sắc hơn:

Vua Sheshonq III ở Tanis (vương triều 22)

Vua Iupet ở Leontopolis (vương triều 23)

Vua Peftjauabaster ở Herakleopolis (vương triều 23)

Vua Nimlot ở Hermopolis (vương triều 23)

Vua Tefnakht ở Sais (vương triều 24)


Mỗi ông vua này chỉ cai trị một vùng đất nhỏ, nhưng tất cả đều xưng danh hiệu hoàng đế và viết tên
mình trong các cartouche. Mỗi người hình như đều mãn nguyện với sự sắp xếp này và cùng chung sống
hòa bình với nhau. Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ (khoảng 727 BC), một mối hiểm họa lớn hơn xuất hiện
chấm dứt sự phân chia thêm manh mún __ quyền lực của Nubia . Thật ra, mối hiểm họa mới này tạo
động lực cho các ông vua liên minh với nhau và hợp tác cùng nhau.
Sức ép từ phương Nam: Ảnh hưởng của Nubia
Khoảng 727 BC, quyền lực và ảnh hưởng của người Nubia lan đến phía bắc từ xứ sở của họ tận miền
Thebes. Nếu người Nubia tiến xa hơn lên phía bắc, họ có thể khuấy động sự bình yên của một miền bắc
phân chia. Do đó các vua phương bắc của vương triều 22 (Tanis), 23 (Leontopolis, và 24 (Sais) đoàn
kết lực lượng chống trả với nhóm cai trị người Nubia (vương triều 25) để chặn đứng sự bành trướng
thêm của quyền lực phía nam.
Quyền lực lớn mạnh
Nubia trước đây chưa hề là hiểm họa của Ai Cập. Cho đến thời trị vì của Ramses II (xem Chương 4)
vùng đất này nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của người Ai Cập. Họ bóc lột các mỏ đá và mỏ vàng của
dân Nubia. Sau khi thực lực của Ramses II suy yếu, người Nubia bắt đầu tách ra khỏi Ai Cập và tìm
cách thành lập kinh đô của mình ở Napata (gần thác nước thứ tư của sông Nile).
Trong thời vương quyền 21, các trưởng tế dòng Amun có ảnh hưởng lớn với Nubia và thậm chí xây
dựng một đền thờ Amun bề thế ở Gebel Barkal bên trong lãnh thổ Nubia. Các thầy tu của đền thờ này
cũng bành trướng quyền lực của họ ra những vùng chung quanh và cuối cùng lật đổ vương quyền của
Nubia.
Các ông vua Nubia này cũng dùng các tước vị và cartouche theo kiểu các vua truyền thống của Ai Cập.
Sau khi vương triều Nubia vực dậy, nó bắt đầu tiến về phía bắc đến Ai Cập, lúc đó vương triều Ai Cập
đã yếu đi nhiều do phân chia manh mún. Người Nubia chụp lấy cơ hội này để xoay ngược thế cờ và
kiểm soát Ai Cập.
Ai Cập là giới hạn: Piankhy
Vua Nubia Piankhy (có khi được gọi là Piye) đối đầu với bốn ông vua phương bắc của các vương triều
22-24 vào năm 727 BC và đánh bại họ. Mặc dù ông tước bỏ các vương hiệu của họ, Piankhy vẫn ban
cho họ một số quyền hạn trong vai trò các tổng trấn bản địa, mà thật ra cũng không khác mấy với vai
trò vua chúa manh mún của họ trước đây.
Để củng cố vị thế của mình là một hoàng đế Ai Cập, Piankhy đoạt quyền của dòng tu Amun, nắm
quyền lực tối cao trên miền Thebes. Các ông vua kế vị ông vẫn duy trì mối liên hệ này với dòng tu
Amun, cả ở Thebes và ở Nubia.
Mặc dù liên minh với dòng tu Amun ở Thebes, Piankhy chọn cai trị từ thủ đô Napata ở Nubia. Ông
được an táng trong một kim tự tháp ở el-Kurru, bắc Gebel Barkal. Những nhà cai trị về sau cũng được
an táng trong các kim tự tháp. Những kim tự tháp này rất khác với kim tự tháp Ai Cập vì chúng nhỏ mà
cao và hẹp. Nhiều kim tự tháp Nubia cũng chứa các phẩm vật tùy táng, có cả đồ trang sức bằng vàng.
Người kế nghiệp Piankhy, con trai ông Shabaka, mở rộng lãnh thổ của vương triều Nubia bao gồm trọn
xứ Ai Cập từ nam đến bắc tới tận biên cương của miền Sais trong vùng Châu thổ.
Chinh Phục Cận Đông: Người Assyria
Cùng lúc với ảnh hưởng của Nubia bành trướng lên Ai Cập, đế quốc Assyria cũng bành trướng khắp
vùng Cận Đông. Một vài cuộc nổi dậy của người Assyria bùng nổ sát biên giới Ai Cập, nhưng các vua
Nubia dập tắt được.
Tuy nhiên, vào thời pha-ra-ông Taharqa của Nubia (690-664 BC), người Assyria và người Nubia đã
nhiều lần chạm trán nhau. Cả hai lần lượt nắm thế thượng phong, chứng tỏ họ kỳ phùng địch thủ. Tình
thế chắc hẳn đã khiến các vương triều Nubia mới bực bội vì họ chưa hưởng được bao lâu thành quả cai
trị khắp Ai Cập mà họ từng khao khát.
Vào năm 671 BC, vua Assyria, Esarhaddon, thực sự tiến vào Ai Cập, nắm quyền kiểm soát miền bắc
đến tận Memphis. Điều này có nghĩa Vua Taharqa phải bôn tẩu xuống miền nam Ai Cập. Mặc dù còn
duy trì quyền kiểm soát vùng Châu thổ, người Assyria bỏ đi, chỉ trở lại vào năm 669 BC. Tuy nhiên,
Esarhaddon chết trên đường hành quân và con trai ông Ashurbanipal lên kế vị, cuối cùng cũng nắm
quyền kiểm soát xứ Ai Cập.
Ashurbanipal cuối cùng kiểm soát được Thebes vào năm 661 BC, làm vua cả Thượng và Hạ Ai Cập.
Sự kiện khiến Taharqa và những người kế vị ông phải chạy xa hơn về nam đến tận kinh đô Napata của
Nubia, bên ngoài biên giới của Ai Cập, không bao giờ bén mảng đến Ai Cập lần nữa.
Thời kỳ Saite: Psamtik I và những Người Khác
Sau 665 BC, người Assyria kiểm soát toàn xứ Ai Cập __ mặc dù họ cử những người Ai Cập lên làm
vua, dưới quyền sai bảo của họ, dĩ nhiên. Ai Cập giờ đây trở thành một nước chư hầu của đế quốc
Assyria. Kinh đô tọa lạc tại Sais trong vùng Châu thổ, và các vua trong thời kỳ Saite tạo thành vương
triều 26. (Vì vương triều 25 của Nubia vẫn còn quyền kiểm soát khi người Assyria chiếm miền bắc, hai
vương triều này tồn tại song song.)
Psamtik I (664-610 BC) của vương triều 26 Saite được giao nhiệm vụ củng cố quyền kiểm soát của
Assyria trên khắp Ai Cập, kể cả Thebes. Psamtik gởi con gái mình Nitocris đến đền thờ Amun ở
Karnak, tại đó bà được phong tước vị Vợ Thần Amun, một vị trí khá cao trong thứ bậc giáo phẩm. Sự
kết hợp quyền lực hoàng gia và tôn giáo __ cũng như sự giàu có của giáo hội __ bảo đảm miền bắc và
miền nam được cai trị bởi một ông vua duy nhất. Ai Cập thống nhất kiểu này tuy vậy không vững
vàng, và Psamtik bắt buộc phải xua quân đánh dẹp nhiều thủ lĩnh gây rối nổi dậy trong vùng Châu thổ.
Các thủ lĩnh đều muốn chia phần kiểm soát Ai Cập, và người Assyria thì muốn chỉ có một nhà cai trị
duy nhất để dễ bề chi phối.
Trở về truyền thống
Trong khoảng 50 năm cai trị, Psamtik tạo được một số thay đổi cho Ai Cập. Ông cố đưa Ai Cập trở về
các truyền thống của quá khứ, nhằm tiếp nối dòng chảy văn hóa. Để thực hiện điều này, ông đưa vào
một số yếu tố tôn giáo, nghệ thuật, và nghi thức từ thời Vương quốc Cũ và Mới.
Tuy nhiên, muốn là một vì vua thực sự truyền thống trong đất nước Ai Cập truyền thống thì đất nước
phải thoát khỏi ảnh hưởng của ngoại bang. Việc loại trừ các ảnh hưởng bên ngoài là điều khó thực thi,
nhưng Psamtik đã làm được. Năm 653, sau khi một số bất ổn nội bộ làm suy yếu quyền lực Assyria,
Psamtik thoát khỏi sự kềm kẹp của Assyria và giành quyền kiểm soát Ai Cập bằng quyền lực của mình.
Sự tách ra này có nghĩa là Ai Cập một lần nữa trở thành quyền lực chủ động của vùng Cận Đông.
Về hải quân
Người kế nghiệp Psantik, Nekau II, tiếp tục cải thiện vị thế của Ai Cập trong vùng Cận Đông và nắm
quyền kiểm soát Syria-Palestine trở lại. Nekau thành lập lực lượng hải quân Ai Cập chính thức đầu
tiên, bao gồm một số người Hy lạp vùng Ionia. Trước đây, Ai Cập chủ yếu là một quốc gia ven sông
không có nhu cầu về hải quân.
Trong vương triều 26, Ai Cập gia tăng thương mại với người Hy lạp, đang có mạng lưới giao thương
tăng cường nhộn nhịp. Để gia tăng quy mô giao thương ở Ai Cập, Nekau bắt đầu cho xây dựng một
kênh đào nối Wadi Tumilat đến Biển Đỏ __ 2,500 năm trước khi Kênh Đào Suez được hoàn thành với
cùng mục đích. Kênh đào hoàn tất đủ rộng để chứa được một đội thương thuyền đi qua và làm thay đổi
mối quan hệ buôn bán của Ai Cập.
Xoa dịu đám đông
Vì mối quan hệ buôn bán gia tăng trong thời kỳ này, một số di dân người ngoại bang đến định cư tại Ai
Cập, chủ yếu trong vùng Châu thổ. Lúc đó họ tương đối ôn hòa, nhưng trong suốt thời trị vì của
Ahmose II (570-526 BC), nhiều cuộc nội chiến giữa những nhóm ngoại nhân khác nhau bùng lên.
Ahmose cố gắng giới hạn những xung đột này bằng cách cho ngoại nhân sống trong thị trấn Naukratis
của vùng Châu thổ có quyền buôn bán đặc biệt, do đó tạo ra một loại ‘vùng tự do’ cho người di dân đến
Ai Cập. Một số có thể xem hành động này hơi bất công đối với người Ai Cập bản xứ, nhưng ít nhất
nhờ thế họ ngừng đánh nhau, và khuyến khích quan hệ buôn bán và nhiều di dân vào Ai Cập.
Vẫn chưa lạnh
Việc Psamtik tách ra khỏi lệ thuộc người Assyria đưa đến sự suy thoái dần dần và cuối cùng là sự sụp
đổ của đế quốc Assyria, và thêm một lần nữa, Ai Cập trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trong khu
vực. Vị thế này không kéo dài lâu, vì ai cũng muốn lấp đầy khoảng trống mà người Assyria để lại.
Những ông vua Assyria đã yếu đi bị tấn công từ nhiều dân tộc, bao gồm:

Người Babylon dưới triều vua Naboplassar

Người Medes (người Iran cổ)

Scythia (người Urkrainia và người Nga phía nam)


Người Assyria thậm chí còn yêu cầu Psamtik tiếp tay chống đỡ. Dù vậy, họ cũng thua trận, và vào năm
612 BC đế quốc Assyria tan rã với sự thất thủ của kinh thành Nineveh do người Ba tư tấn công.
Người Ai Cập mừng chưa lâu khi đế quốc một thời hùng mạnh đã sụp đổ, vì người Ba tư liền sau đó
tiến đánh Ai Cập, chiếm lấy ngai vàng của họ vào năm 525 BC. Ông vua thiếu kinh nghiệm Psamtik III
cố gắng ngăn chận quân thù nhưng cuối cùng bị người Ba tư truy đuổi đến Memphis trước khi bị bắt và
đưa đến kinh đô Ba tư như một tù binh.
Vương triều 27 của Ba tư kéo dài hơn 100 năm (525-404 BC) và được sử gia Herodotus ghi lại. Ông đã
nêu ra ba lý do tiềm năng mà vua Ba tư Cambyses II khởi binh xâm lược Ai Cập ngay từ đầu, mặc dù
Herodotus không chắc lắm về cách giải thích này:

Cambyses muốn một thê thiếp người Ai Cập nhưng được gởi đến một bà quý tộc hạng hai thay
vì lẽ ra một công chúa, vì thế ông xâm lược Ai Cập.

Cambyses có thể có giòng máu nửa Ai Cập, có thể là con ngoại hôn của con gái vua Saite
Apries.

Cambyses ngay từ nhỏ đã thề sẽ xâm lược Ai Cập để trả thù cho mẹ mình bị người Ai Cập sỉ
nhục.
Nếu Herodotus không chắc lý do Cambyses xâm lược Ai Cập, làm sao các sử gia hiện đại lại chắc chắn
được? Dù với bất cứ lý do nào, cuộc xâm lược của người Ba tư là hành động xấu xa, được người
Bedouin tiếp tay dẫn đường đến biên giới Ai Cập. Sau khi Bedouin và Ba tư đến, họ rất hung hản và
tàn bạo, lôi xác ướp của vua Saite là Ahmose ra khỏi lăng mộ và châm lửa đốt. Biết sao được, người Ai
Cập cũng đâu có kém gì.
Để trả thù cho sự phản bội của một viên tướng đánh thuê, người Ai Cập lôi hai con trai của y ra trước
mặt y và quân Ba tư và cắt cổ họ. Máu được hứng trong một chậu lớn, pha với nước và rượu, rồi chia
cho quân sĩ uống. Tuy nhiên, cũng giống như Herodotus không mấy chắc chắn về câu chuyện của
Cambyses, có lẽ chuyện này cũng là một giai thoại quá trớn. Không có ghi chép nào về việc người Ai
Cập uống máu người.

Cai trị Ai Cập từ xa


Mặc dù Cambyses và người Ba tư đã đánh thắng người Hy lạp và Ai Cập, nhưng họ không nghĩ đến
việc chiếm đóng. Cambyses sống và được chôn cất tại Ba tư (Iran ngày nay).
Trong thời trị vì của ông (525-522 BC) ông bổ nhiệm một tổng trấn địa phương cai trị Ai Cập nhân
danh ông __ mặc dù ông được biểu thị ở Ai Cập như một ông vua Ai Cập có tên khắc trên cartouche
theo lối truyền thống.
Tuy nhiên, người kế vị Cambyses là Darius I (521-486 BC) lại quan tâm nhiều đến Ai Cập. Ông cho
xây dựng một số đền thờ và thúc đẩy công việc trùng tu từ vùng Châu thổ đến Aswan. Darius cũng tiếp
tục và hoàn tất công trình kênh đào giữa Wadi Tumilat và Biển Đỏ mà Nekau của vương triều Saite đã
bắt đầu.
Vào năm 486 BC, mặc dù ảnh hưởng tích cực của Darius lớn mạnh trên Ai Cập, người Ai Cập vùng
dậy. Cuộc khởi nghĩa chỉ được đè bẹp trong triều vua sau, Xerxes. Thời cai trị của ông (485-465 BC)
không phải là một thời kỳ hòa bình, và vào cuối thời trị vì đó người Hy lạp xâm lược Ai Cập.
Sau một thời gian hòa hoãn, Xerxes bị ám sát giữa một cuộc nổi dậy khác của người Ai Cập. Cuộc
chiến kéo dài một thời gian, và vua Ba tư bị con cháu của vương triều 26 từ miền Châu thổ đánh bại
nhờ sự hổ trợ của quân đội đánh thuê người Hy lạp. Người Ai Cập cuối cùng có thể giành lại quyền
kiểm soát trong thời trị vì của hai vị vua cuối
cùng của thời kỳ Ba tư, Darius II (423-403 BC) và Artaxerxes II (405-359 BC), sau đó một số rắc rối
xảy ra trong hoàng tộc Ba tư khiến tiềm lực phòng ngự của họ suy yếu trước các trận công kích.
Vẫn còn nhiều vương triều nữa
Sự suy thoái của văn hóa Ai Cập thực ra trượt dài vào khoảng 400 BC, với các ông vua nắm quyền
kiểm soát được chăng hay chớ và gây ra nhiều sự bất ổn. Có lẽ tình hình không gây bối rối mấy cho
người cổ Ai Cập!

Vuong triều 28 (404-399 BC) chỉ gồm một vị vua ít tiếng tăm tên Amyrtaeus, người đã thành
công sau sáu năm dùng du kích chiến chống lại các nhà vua Ba tư để mang lại ngai vàng cho Ai Cập.
Ông chỉ nắm quyền kiểm soát toàn Ai Cập trong thời gian ngắn ngủi từ kinh đô ở Sais trong vùng Châu
thổ xuống đến tận biên giới Aswan.

Vương triều 29 (399-380 BC) dời kinh đô từ Sais đến Mendes xa hơn về nam, cho thấy vùng
kiểm soát của Ai Cập còn rộng. Mendes chắc chắn là nơi tốt hơn để điều hành đất nước. Hai vị vua của
vương triều này chắc hẳn cũng được an táng tại đây, mặc dù lăng mộ của họ chưa được tìm thấy.

Vương triều 30 (380-343 BC) hơi có thực chất hơn, với tổng cộng ba vua. Những ông vua này
bỏ phần lớn thời gian giám sát việc xây dựng theo truyền thống cổ để duy trì sự liên tục giữa triều đại
của họ với triều đại các tiên vương.
Triều đại này cũng tham gia một số trận đánh bảo vệ Ai Cập trước sự xâm lược của Ba tư.
Nectanebo II được nghỉ ngơi đôi chút khi Ba tư lại nổ ra tranh chấp nội bộ và xung đột với người Hy
lạp và người Levantine. Vào năm 343 BC, Nectanebo II, cùng với quân Ai Cập và 20,000 lính đánh
thuê người Hy lạp, canh giữ biên giới vùng Châu thổ chống lại cuộc tấn kích dữ dội của quân Ba tư do
Artaxerxes III cầm đầu. Chẳng bao lâu phòng tuyến biên giới bị chọc thủng, vùng Châu thổ và tiếp
theo Memphis thất thủ rơi vào tay quân xâm lược Ba tư. Nectanebo bôn tẩu xuống Nubia, nhưng không
lâu sau đó biệt tích; có thể đã chết.
Cái chết của Nectanebo II vào năm 343 là một đòn trí mạng cho Ai Cập vì một số lý do. Trước tiên,
người Ai Cập lần nữa nằm dưới ách đô hộ của các vua Ba tư. Thứ hai, Nectanebo là nhà cai trị cuối
cùng của Ai Cập cho đến khi Cộng hòa Ai Cập bầu được tổng thống đầu tiên của họ, Tướng
Muhammad Naguib, vào năm 1953 AD. Thật là một thời kỳ quá dài dưới ách đô hộ của ngoại bang.
Một chu kỳ nữa dưới ách đô hộ Ba tư
Kết thúc vương triều Nectanebo II chứng kiến sự khởi đầu của thời kỳ đô hộ thứ hai của Ba tư (343-
332 BC). Một lần nữa người Ba tư khá khắc nghiệt với xứ sở họ thôn tính. Các tư liệu Hy lạp mô tả
tình trạng quân Ba tư làm cỏ các thành phố, cướp bóc đền thờ, giết chóc các con vật thiêng, và đánh
thuế dân chúng cho đến khi họ sạch túi.
Thêm một lần nữa, các vua Ba tư cai trị qua một tổng trấn bù nhìn từ kinh đô của họ ở Ba tư. Vương
triều này (mà một số sử gia xem là thứ 31) chỉ kéo dài 10 năm, với hai vị vua đầu tiên, Artaxerxes III
và Arses, bị ám sát, và tên vua hèn nhát Darius III mở cửa biên giới của Ai Cập cho phép Alexander
Đại Đế tiến vào Ai Cập vào năm 332.
Người Macedonia xâm lược: Alexander Đại Đế
Việc vua Macedonia là Phillip II bị ám sát vào năm 336 BC chứng kiến sự khởi đầu màn tấn công của
Alexander vào đế quốc Ba tư. Alexander là con trai của Phillip, người tiếp nối xuất sắc tham vọng của
cha mình. Alexander đến Ai Cập năm 332, làm suy thoái thêm nền văn hóa cổ Ai Cập. Nếu người Ba
tư không chiếm đóng Ai Cập tại thời điểm này thì có thể Alexander sẽ để yên cho Ai Cập, và lịch sử sẽ
thay đổi.
Thành thần
Alexander muốn được văn hóa Ai Cập chấp nhận. Một trong những việc đầu tiên ông làm là đi tới
Siwa để xin sấm truyền thần Amun chỉ dạy hầu chứng tỏ mình là con của thần linh và do đó là vì vua
hợp pháp của Ai Cập.
Lể đăng quang của Alexander được tiến hành tại trung tâm truyền thống Memphis và đến một mức độ
nào đó ông cai trị theo đúng phong cách truyền thống Ai Cập. Ông chứng kiến việc trùng tu đền Luxor,
thêm vào hình ảnh tỉ mỉ vẽ ông dâng lễ vật cho Amun-Min.
Sau đó, Alexander rời Ai Cập để tiếp tục chinh phạt khắp miền Cận Đông. Trước khi qua đời vào năm
323 BC, Alexander đã mở rộng đế quốc Macedonia, bao gồm cả Ai Cập, suốt một mạch đến Thung
lũng Indus.
Biến Ai Cập thành nhà của mình
Khi Alexander Đại Đế không bận việc xâm lấn và chinh phạt, ông tập trung vào việc điều hành Ai Cập.
Đặc biệt, ông:

Đưa hệ thống tiền tệ vào Ai Cập, trước đây người Ai Cập chỉ quen buôn bán qua đổi chác.
Đồng tiền Ai Cập một mặt in hình Alexander, mặt kia là hình một vị thần Ai Cập, cho thấy ông muốn
ví mình là một vị thần.

Thành lập thành phố Alexandria, trở thành kinh đô của Ai Cập. Thành phố được xây dựng tại
một địa điểm trước đây là vùng định cư của người cổ Ai Cập tên là Raqote, nay chỉ còn là phế tích ít ỏi.
Alexander giao việc xây dựng cho kiến trúc sự của ông là Deinokrates và một viên chức tên
Kleomenes.
Alexandrie là một thành phố lớn __ vào thời điểm cực thịnh dân số lên đến hơn nửa triệu người bao
gồm một số lớn di dân Hy lạp và Do thái. Nó là nơi đô hội, tập trung nhiều công trình nổi tiếng, như
một thư viện và viện bảo tàng buồn thay đã bị tàn phá trong thời cổ. Thành phố có nhà tắm công cộng
kiểu La mã, một hí viện, và một vận động trường. Những dinh cơ bề thế trong khu định cư La mã có
trang trí kiểu hình khảm mosaic theo phong cách La mã, như Hình 6-1 cho thấy.
Thành phố Alexandria chỉ hoàn thành dưới triều vua Ptolemy II (285-246 BC).
Ptolemy I (305-282 BC) bắt đầu xây dựng tháp hải đăng Pharos ở Alexandria, là một trong Bảy kỳ
Quan của Thời Cổ và là ngọn hải đăng đầu tiên trên thế giới. Kiến trúc này đã biến mất từ lâu __ có thể
nằm dưới đáy biển.
Alexander Đại Đế mất năm 323 BC sau một cơn sốt, không để lại người thừa kế đế quốc. Cái chết của
ông dẫn đến sự sụp đổ dần dần đế quốc Macedonia, với nhiều vị tướng khác nhau cắt cứ những vùng
mình ưa thích.
Đế Quốc Cáo Chung: Vương Triều Ptolemy
Sau cái chết của Alexander Đại Đế và quyền kiểm soát đế quốc Ba tư sụp đổ, nhiều cuộc chiến và trận
đánh manh mún nổi lên do các tướng lãnh của Alexander. Ai cũng muốn giành một phần của đế quốc
rộng lớn. Cuối cùng Ptolemy trở lại Ai Cập như một tổng trấn dưới triều vua Phillip Arrhidaeus (323-
317 BC), người kế vị con trai Alexander IV (317-305 BC) của Alexander Đại Đế __ sinh ra
sau khi cha mất. Trong thời trị vì của Alexander IV, Ptolemy, bạn từ thời thơ ấu của ông, thực sự nắm
quyền cai trị, và khi Alexander IV mất Ptolemy lên ngôi vua chính thức. Năm 301 BC Ptolemy đã nắm
quyền kiểm soát Palestine và Hạ Syria, tự tạo một đế quốc nhỏ của riêng mình.
Người cai trị Ai Cập thiếu óc tưởng tượng, vì Ptolemy thành lập vương triều của mình với các nhà cai
trị đều lấy tên Ptolemy (lên đến Ptolemy XV), các nữ hoàng thì tên hoặc Cleopatra (bảy nữ hoàng)
hoặc Berenice (bốn nữ hoàng).
Vương triều Ptolemy là một hình mẩu của sự song hành hai nền văn hóa rất khác nhau __ cổ Ai Cập và
Hy lạp. Các nhà cai trị ủng hộ tôn giáo truyền thống của Ai Cập và xây dựng nhiều đền thờ, trong đó
có đền Demdera, Edfu, Philae, và Kom Ombo. Trên bức tường của các đền thờ này các vua được miêu
tả trong tư thế và y phục truyền thống Ai Cập, nhưng trên đồng tiền đúc họ được trình bày theo phong
cách Hy lạp truyền thống.

Ngủ mắt nhắm mắt mở


Những thành viên trong hoàng gia Ptolemy không phải là những người nhân hậu.Nói như thế có vẽ như
vơ đũa cả nắm nhưng đúng là gia đình này bị ám ảnh bởi quyền lực và ngai vàng và họ dùng bất cứ thủ
đoạn nào để chiếm đoạt chúng. Họ không bị tai tiếng khi lấy anh trai hay em gái như là một phương
tiện lên ngôi hợp pháp hoặc giành ngai vàng cho gia đình mình. (Lẽ dĩ nhiên, nhiều nhà vua cổ Ai Cập
cũng kết hôn với người trong một gia đình, nhưng không phải tất cả cuộc hôn nhân này đều sinh con.
Các cuộc hôn nhân kiểu Ptolemy đều qua chăn gối __ một cách đều đặn.)
Mặc dù có liên hệ thân thiết, các thành viên trong gia đình Ptolemy không hề áy náy khi ‘xử’ anh em,
chồng vợ của mình để giành ngôi báu __ hoặc khử đi những cá nhân không tiếng tăm hoặc không thích
hợp.
Nếu là một thành viên của gia đình này, bạn phải luôn đề phòng. Một số vua và nữ hoàng cùng những
quan chức đã bị mưu sát hoặc chết một cách bí mật:
Phillip Arrhidaeus bị một trong những cận vệ của mình ám sát.

Berenice II bị đánh thuốc độc và ‘luộc’ đến chết bởi chính con trai mình Ptolemy IV.

Vợ của Ptolemy IV, Arsinoe, bị anh người vợ hai của Ptolemy đánh thuộc độc.

Ptolemy VII bị cha ghẻ và cũng là chú mình giết chết.

Memphites bị cha mình, Ptolemy VIII, mưu sát. Thi thể bị chặt hết tứ chi được gởi đến em
gái/vợ ông, Cleopatra II, như một món quà sinh nhật.

Cleopatra III có thể bị con trai nhỏ của mình, Ptolemy X, mưu sát (mặc dù, trước đây, con trai
lớn của bà, Ptolemy IX, đã từng bị kết án vì tội âm mưu ám sát bà).

Berenice, con gái của Ptolemy IX, bị ám sát trong vòng một tháng sau khi cưới Ptolemy XI. Ông
này không ưa gì bà và muốn ngai vàng là của mình.

Ptolemy XI bị xử giảo trước công chúng sau khi chỉ cai trị được 19 ngày vì Berenice được nhiều
người yêu mến.

Berenice (lại Benerice!), con gái của Ptolemy XII, bị người La mã ám sát vì bà nổi loạn chống
cha mình để chiếm lấy ngai vàng. Ptolemy XII cầu cứu sự giúp đỡ của Julius Caesar, nhà độc tài La
mã.

Ptolemy XIV, anh trai và chồng của Cleopatra VII (nổi tiếng vì có Mark Antony), chắc hẳn đã bị
hoàng hậu khử để bà có thể đem con trai mình Ptolemy XV lên ngôi, bảo vệ ông khỏi rơi vào tay người
La mã.
Đa số những cuộc ám sát này đều dính líu đến quyền lực và ngai vàng. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc
tranh giành nội bộ này, người La mã thường được yêu cầu tiếp tay để giải quyết tranh chấp. Mặc dù sự
can thiệp của người La mã luôn bảo đảm có một phe thắng, được La mã ủng hộ và đứng sau lưng, La
mã không hề quên đòi món nợ giúp sức. Trong thời Cleopatra VII trị vì, các lãnh tụ La ma đến để đòi
nợ __ cuối cùng đưa đến sự sụp đổ của nền văn minh Ai Cập.
Chuyện tình lịch sử: Cleopatra và Mark Antony
Câu chuyện về Cleopatra và Mark Antony là một trong những chuyện tình bi thảm nổi tiếng nhất trên
thế giới. Vai chính là Cleopatra VII, sinh khoảng năm 70 BC __ con gái của Ptolemy XII và em gái
ông Cleopatra V. Nghĩ cũng lạ, mẹ của Cleopatra cũng là cô và cha mình cũng là cậu mình.
Ptolemy XII không được yêu mến ở Ai Cập vì thái độ nịnh hót của ông đối với La mã. Ông cũng là
một nhà cai trị bạo ngược và bạc nhược (rất hợp là thành viên của gia đình Ptolemy). Vào năm 60 BC,
sự chán ghét Ptolemy XII đã lên tột đỉnh khiến y phải chạy khỏi Ai Cập tìm sự an toàn ở La mã, trong
khi đó trưởng nữ của ông, Berenice, chiếm lấy ngai vàng. Sau vài năm, với sự ủng hộ của La mã,
Ptolemy quay về Ai Cập và chiếm lại ngôi vua.
Ông cai trị cho đến khi mất vào 52 BC, khi Cleopatra VII, ở tuổi 19, kết hôn với người em cùng cha
khác mẹ của mình là Ptolemy XIII mới lên 10, và lên ngôi.
Vì chồng mình quá trẻ, Cleopatra cai trị Ai Cập một mình và loại bỏ gương mặt của Ptolemy khỏi đồng
tiền mới đúc. Không giống cha, Cleopatra là một nhà cai trị rất được nhân dân Ai Cập yêu mến __
chắc hẳn bởi vì bà là nhà cai trị dòng Ptolemy rất chịu khó học nói tiếng Ai Cập.

Một đồng tiền thời Ptolemy có chạm nổi chân dung Cleopatra VII

Dệt mạng lưới âm mưu


Ptolemy âm mưu lợi dụng tình cảm của nhân dân đối với nữ hoàng bằng cách ban bố một lệnh mạo tên
bà theo đó mọi thóc lúa phải chuyển đến Alexandria chứ không đến Trung và Thượng Ai Cập. Việc
này làm dân chúng nổi giận, và quay lưng chống lại Cleopatra. Cleopatra phải cuống cuồng bôn tẩu
đến Ashkelon ở Syria.
Vào năm 48 BC, Julius Caesar tiến vào Ai Cập để giải quyết mối hận thù giữa Ptolemy XIII và
Cleopatra. Cùng lúc đó Cleopatra tập hợp một binh đoàn ngay tại biên giới Ai Cập để tấn kích em
mình. Caesar đến Alexandria quyết định mang Cleopatra trở lại ngôi báu, cho đến khi quần thần của
Ptolemy mang đến cho ông một món quà __ thủ cấp một người bạn của Caesar.
Caesar liền hành quân vào thành phố, chiếm lấy cung điện, và làm chủ tình thế. Ông ra lệnh cho
Ptolemy và Cleopatra giải tán quân đội và đến gặp ông để giải quyết vụ tranh chấp của họ như một
người cha xử phạt hai đứa con hư. Tuy nhiên Cleopatra không dám khinh suất, biết rằng nếu mình đến
Alexandria công khai, Ptolemy sẽ hành thích bà.
Vì thế bà lẻn vào cung điện bằng cách quấn mình trong một tấm thảm mang đến phòng của Caesar. Khi
tấm thảm mở ra, Cleopatra hiện ra trước mặt Caesar và Caesar ngay lập tức phải lòng bà. Họ trở thành
tình nhân đêm đó và sáng hôm sau Ptolemy xông ra khỏi cung điện vì cảm thấy mình bị phản bội. Sau
đó không lâu ông bị bắt, binh lính ông liền bao vây cung điện.
Caesar phải thả Ptolemy ra, nhưng cuộc bao vây tiếp tục kéo dài gần sáu tháng và chỉ chấm dứt khi
Ptolemy chết đuối dưới sông Nile. Sau đó Alexandria đầu hàng Caesar.
Giờ là một góa phụ, Cleopatra cưới em mình là Ptolemy XIV, lúc đó chỉ 11, 12 tuổi. Julius Ceasar tặng
họ Cyprus như một món quà cưới. Mối quan tâm của ông dành cho Cleopatra đã bị đánh thức.

Tận hưởng những ngày hè biếng nhác với Julius


Mối giao tình giữa Caesar và Cleopatra thêm đậm đà, và vào năm 47 BC họ ngao du một chuyến lãng
mạn trên sông Nile. Cleopatra chỉ mới 23 tuổi và có mang với Caesar. Hài nhi, lấy tên là Caesarion, ra
đời không lâu sau khi họ trở lại Alexandria.
Hình 6-2
Trong đền Hathor ở Denderah một bức chạm nổi (xem Hình 6-2) cho thấy Cleopatra dâng con trai
Caesarion trình diện các thần linh và đặt tên nó là ‘Ptolemy Caesar con trai của Julius Caesar và
Cleopatra’ để chứng tỏ nó sẽ là người thừa kế ngai vàng.
Năm 46 BC, Cleopatra, Ptolemy XIV, và Caesarion đi nghỉ ở La mã để thăm Julius Caesar. Họ dừng
chân ở dinh thự của Caesar gần La mã khoảng hai năm. Trong thời gian đó, Caesar tặng cho Cleopatra
cả tấn quà và tước vị, đồng thời dựng một pho tượng của bà trong đền thờ Venus Genetrix. Người La
mã kinh tởm trước chuyện tình ái lăng nhăng này, và phần nào nó là nguyên nhân dẫn đến vụ ám sát
Caesar vào 44 BC.
Cleopatra, lo sợ cho số phận mình và con trai, vội vã chạy trốn về Ai Cập. Trước hoặc trong chuyến trở
về Ai Cập, chồng Cleopatra là Ptolemy XIV chết một cách bí ẩn ở tuổi 15, có lẽ bị đầu độc, bỏ lại
Cleopatra tự do cưới con trai mình Caesarion và phong cho con làm đồng nhiếp chính với bà, với
vương hiệu Ptolemy XV.
Mark Antony bước vào
Sau cái chết của Caesar, đế chế La mã được phân chia cho ba người: cháu của Caesar Octavian,
Marcus Lepidus, và Marcus Antonius, được biết nhiều hơn với cái tên ngày nay Mark Antony.
Cleopatra đã gặp Mark Antony lúc bà 15 tuổi, khi cha bà còn sống, lúc ấy Mark Antony đi đến Ai Cập
hộ tống Julius Caesar. Lần sau Cleopatra gặp lại Mark Antony, vào 42 BC, thì bà đã 28 tuổi và ông đã
hơn 40 tuổi. Mark đã chiếm phần phía đông của đế quốc La mã và phải dành nhiều thời gian ở Ai Cập
hơn 16 năm tiếp theo.
Sống trọn vẹn
Mối quan hệ giữa Mark Antony và Cleopatra là mối quan hệ vui tươi, như Plutarch đã ghi chép:
Bà chơi đổ xúc sắc với ông, uống rượu với ông, đi săn với ông; và khi ông thao dượt quân đội bà ở đó
xem. Ban đêm bà cùng ông đi chọc phá, quấy rầy thiên hạ, bà thì mặc như một con hầu, còn ông cũng
ngụy trang làm người hầu. . . Tuy nhiên, dân chúng Alexandria nói chung cũng thích chuyện ấy, và
sẵn lòng tham gia vào trò đùa cợt của ông.
Sau bốn năm qua lại, Cleopatra sinh đôi: Alexander Helios (mặt trời) và Cleopatra Selene (mặt trăng).
Antony công nhận hai đứa trẻ là con mình và còn đề nghị cho Alexander cưới con gái của vua xứ
Armenia để giảng hòa hai nước. Nhưng vua Armenia từ khước, và thế là Antony tấn công ông ta vào
năm 34 BC. Đáng đời.
Vào 37 BC, trên đường xâm lược Parthia, Antony hẹn hò với Cleopatra, mặc dù Octavian đã cưới
Antony cho em gái mình là Octavia như một cách để ngăn không cho Anthony trở về Ai Cập. Dù vậy,
từ đó trở đi Alexandria vẫn là tổ ấm của Antony và Cleopatra là lẽ sống của ông. Antony cưới
Cleopatra vào 36 BC tại Antioch ở Bắc Syria, trong lễ cưới ông ăn mặc như thần Osiris còn bà như nữ
thần Isis.
Không lâu sau đó, bà sinh thêm một con trai, Ptolemy Philadelphus, và Anthony cũng công nhận con.
Vào 34 BC, Anthony phong Alexander Helios vua xứ Armenia, Cleopatra Selene nữ hoàng Cyrenaica
và Crete, và Ptolemy Philadelphus vua xứ Syria.
Bắt đầu của sự kết thúc
Antony hoàn toàn bỏ rơi bà vợ La Mã Octavia, khiến Octavian và người La Mã nổi dóa. Sau ba năm,
Octavian quyết định thống trị toàn đế chế, đem quân tiến đánh Cleopatra và Antony. Vào 31 BC, lực
lượng của Antony chạm trán với quân La mã trong một trận hải chiến ngoài bờ biển Actium (bắc Hy
lạp), với sự hổ trợ của Cleopatra và 60 chiến thuyền Ai Cập.
Khi Cleopatra trông thấy các chiến thuyền của Anthony cồng kềnh, xoay trở chậm chạp thất thủ trước
chiến thuyền La mã nhẹ hơn, nhanh hơn, bà bỏ chạy. Antony bỏ mặc quân đoàn để chạy theo bà.

Tình yêu không chinh phục tất cả


Vào 30 BC, Octavian tiến đến Alexandria, và Mark Antony đón chờ y với lực lượng thủy bộ đã thưa
thớt. Ngay khi trông thấy quân La Mã, các chiến thuyền của Antony dơ cao mái chèo ra chào đón và
chạy đến nhập phe, liền sau đó bộ binh và kỵ binh cũng đào ngũ theo__ bỏ lại Antony một mình.
Cleopatra, quá kinh hải, tự nhốt mình trong lăng mộ của chính mình và đưa tin cho Antony báo là mình
đã chết!
Antony, cảm thấy có điều gì không ổn, bèn tự tử nhưng không chết ngay. Trong khi hấp hối, nghe tin
Cleopatra thật ra còn sống, ông ra lệnh mang mình đến bên bà ngay lập tức.
Khi Antony đến lăng mộ, Cleopatra sợ quá không dám mở cửa. Bà và hai tì nữ buông dây thừng xuống
qua cửa sổ để kéo Antony lên. Trong đau khổ, Cleopatra đặt Antony lên giường và ông chết trong vòng
tay bà.
Trong lúc đó, Octavian đã xâm chiếm Alexandria và nắm quyền kiểm soát cung điện của Cleopatra, rắp
tâm bắt bà trở về La Mã để kéo lê bà qua đường phố với xiềng xích.
Octavian cùng với tùy tùng đi thẳng đến lăng mộ, nhưng Cleopatra không cho y vào. Họ thương lượng
với bà qua khung cửa đóng kín, bà ra yêu cầu Ai Cập phải giao lại cho các con của bà.
Trong khi Cleopatra bận mặc cả tại cửa vào, quân của Octavian bắc thang và trèo qua cửa sổ. Thấy
vậy, Cleopatra cố tự sát bằng dao găm nhưng bị giải giới và bắt cùng với các con.
Octavian cho phép Cleopatra sắp xếp việc hậu sự cho Antony. Cleopatra tổ chức một tang lễ theo cung
cách hoàng gia cho người yêu. Sau đám tang Cleopatra quá sầu muộn, nằm vùi trên giường.
Cleopatra cương quyết chết theo người yêu Antony. Bà sắp xếp người hầu bí mật mang vào lăng mộ
một con rắn mào cực độc nằm bên dưới một giỏ đựng quả sung, để qua mắt bọn lính gác La Mã. Khi
giỏ đưa đến, bà luồn tay vào đáy giỏ cho rắn cắn. Trong giây phút cuối cùng, Cleopatra cũng kịp viết
bức thư cho Octavian cầu xin ông cho mình được an táng trong lăng mộ của Antony.
Octavian chạy ngay đến lăng mộ nhưng đã quá muộn __ Cleopatra đã chết.
Người duy nhất còn lại có thể ngán đường Octavian nắm quyền kiểm soát Ai Cập là Caesarion, liền
nhanh chóng bị y loại bỏ. Ai Cập giờ đây nằm dưới quyền đô hộ của La mã.
Người La mã đang đến
Cái chết của Cleopatra vào 30 BC mở đường cho La mã đô hộ Ai Cập. Tuy vậy, Ai Cập không hẳn là
một tỉnh lỵ của La Mã theo nghĩa đúng của từ này. Octavian (sau này là Hoàng đế Augustus) sử dụng
Ai Cập như một vùng đất riêng, được một quan chức trông coi và chỉ nghe theo lệnh ông. Ai Cập trở
thành một nơi cung cấp lương thực chính yếu cho đế quốc La mã và được coi như một giỏ bánh mì của
La mã.

Các hoàng đế tiếp sau Augustus lên ngôi báu Ai Cập đã thử trị vì theo phong cách Ai Cập truyền
thống, xây dựng đền thờ cho các thần linh Ai Cập, và có khi đóng vai như các vì vua Ai Cập khi thực
hiện các nghi thức truyền thống.
Mặc dù văn hóa Ai Cập không thể nhận ra được sau cuộc xâm chiếm của Alexander, nhiều dòng tu Ai
Cập vẫn được duy trì dưới thời La Mã trị vì. Vào 394 AD, đền thờ Philae còn được sử dụng và tại đây
còn lưu lại bảng khắc cuối cùng dùng chữ tượng hình ở Ai Cập.
Phải mất 1,400 năm sau nữa trước khi có người biết đọc được nó lần nữa. (xem Chương 11).
Cái chết của Cleopatra là đề tài cho nhiều bức họa thời trước, hình trên đây là một trong số đó

Người Ai Cập cổ đại- Phần 3


This entry was posted on Tháng Bảy 8, 2021, in Lịch sử thế giới phương Tây and tagged AI
CẬP, Người Ai Cập cổ đại. Bookmark the permalink. Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Charlotte Booth
Trần Quang Nghĩa dịch
Trong phần này . . .
Người cổ Ai cập thưởng thức hội hè, tiệc tùng, và thường sống chung thủy với bạn đời. Nhiều chứng
cứ về các điểm vui chơi này tồn tại, bao gồm các thực đơn và danh sách các vũ công và ngạc công
tham dự. Để giải khuây ban ngày, người Ai cập chơi cờ, nghe kể chuyện, đi săn, và tham gia thể thao.
Mặc dù giữ gìn vệ sinh một cách tương đối, người Ai cập bị bao vây bởi bệnh tật, và các y sĩ đã ghi lại
nhiểu triệu chứng, chẩn đoán, và ‘cách chữa trị’ __ hầu hết sẽ khiến cơ quan y tế của chúng ta ngày nay
choáng váng. Từ bệnh ký sinh trùng đến sưng nướu, thật ngạc nhiên là họ còn có thể chú tâm vào việc
xây dựng kim tự tháp và đền thờ nữa chứ!
Tôn giáo cổ Ai cập đầy tình tưởng tượng và đa dạng, với hàng trăm vị thần linh, những lối hành lễ, tín
ngưỡng, và nghi thức khác nhau tùy thuộc vào địa phương. Mặc dù dân chúng Ai cập không được phép
bước vào các đền thờ chính hiện này còn sừng sững, họ thờ phượng tại nhà.
Nhiều tín ngưỡng tống táng của người Ai cập tập trung vào việc kéo dài cuộc sống vào cõi vĩnh hằng
trong thế giới bên kia, và họ giữ gìn thi thể và tài sản, khiến chúng ta có thể dựng nên một hình ảnh đầy
thuyết phục về cuộc sống và tín ngưỡng của họ.

Chương 7: Thưởng Thức Món Ngon và Trò Giải Trí

Trong Chương Này


 Kể chuyện cho già và trẻ
 Trò Chơi
 Rèn luyện thể thao và đánh trận
 Săn bắn và đánh cá
 Tổ chức tiệc tùng __ giải trí, ăn uống
Mọi người đều thích vui chơi, và người cổ Ai Cập cũng vậy. Trong một thời đại không có truyền hình,
đài, hoặc máy tính, người Ai Cập phải tìm những cách khác để giải khuây sau một ngày làm việc mệt
nhọc.
Và một tuần làm việc, cho dù đối với tầng lớp ưu tú hoặc các thợ cấp cao, đúng là dài đến mười ngày,
hai ngày nghỉ __ ngày làm việc kéo dài khi còn mặt trời. Có thể tầng lớp nghèo hơn làm việc nhiều giờ
hơn, theo thời khóa nghiêm nhặt hơn, nhưng vì không có ghi chép gì để lại, các sử gia không biết được.
Chương 2 đã cung cấp thêm chi tiết về sinh hoạt hàng ngày của những người cổ Ai Cập này.
Do thời tiết nóng bức, giờ nghỉ trưa có thể có, mặc dù những chi tiết nhỏ __ dù nó quan trọng ra sao đối
với người cổ Ai Cập __ không được ghi chép lại. Với những điều kiện làm việc này, việc giải khuây
sau ngày làm việc hoặc ngày cuối tuần là cực kỳ quan trọng.
Một số cách giải trí sau giờ làm việc hoặc cuối tuần của người cổ Ai Cập giống một cách đáng kể với
cách giải lao của chúng ta ngày nay. Các gia đình quây quần bên nhau, bạn bè gặp gỡ hàn huyên bên
vài cốc bia, và dân chúng chơi cờ, nghe nhạc, kể chuyện, và thưởng thức những trò hoạt động hơn, như
đấu vật và (trong thời Tân Vương quốc) đua xe ngựa và săn bắn. Các tiết mục sau sẽ phát hiện một số
cách phổ biến nhất mà người cổ Ai Cập giải khuây trong đó một số cách bạn có thể bắt chước như
người Ai Cập.
Nuôi Dưỡng Chất Xám
Như bất kỳ cộng đồng nào trong lịch sử, người cổ Ai Cập có người ham thích thể thao, có người thụ
động hơn. Không phải người Ai Cập nào cũng năng động về mặt thể chất, và một số dùng thời gian để
chăm chỉ học tập, nhất là nếu họ là người có học.
Những hoạt động học tập không chỉ là sự lựa chọn của người giàu, và những trò giải trí thể lực không
chỉ dành cho người nghèo. Những trò tiêu khiển, học tập, tuy nhiên, dành cho người có học __ chủ yếu
thuộc thành phần ưu tú __ nhưng điều đó không có nghĩa một thành viên thiếu học nghèo nàn của cộng
đồng không biết thưởng thức niềm vui vẽ vời trên cát, kể chuyện xưa hoặc chơi cờ hơn là vật lộn và
đánh gậy!
Tình trạng thất học rất cao ở cổ Ai Cập với chỉ 1-5 phần trăm dân số biết đọc biết viết. (Ngay cả ngày
nay, tỷ lệ có học ở Ai Cập hiện đại ước tính khoảng 25 phần trăm.) Đây là một thống kê khó nuốt đối
với nhiều người, trong khi tỷ lệ có học ở Anh ngày nay rất cao (99.9 phần trăm). Nhiều trò giải khuây
ngày nay phụ thuộc vào trình độ học vấn, như đọc sách, chơi ô chữ, chơi sudoku, và viết văn.
Một ví dụ của ô chữ Ai Cập đã được khám phá. Mặc dù ô chữ này không có đầu mối gợi ý, nó được
khám phá có mạng lưới phải điền vào và với tất cả những chữ đan chéo nhau như ô chữ ngày nay. Mặc
dù trò sudoku không tồn tại ở cổ Ai Cập, trò papyri với một số câu đố hình học và toán học, mà một số
thư lại (người chép thuê, thư ký) Ai Cập có thể vò đầu bứt tai suy nghĩ hàng giờ liền, cũng tồn tại.
Trong số nhiều thư lại Ai Cập, một người đặc biệt nổi bật: Kenhirkhepshf sống ở Deir el Medina trong
triều đại thứ 19 và quan tâm đặc biệt đến quá khứ. Ông bỏ ra thời gian rảnh rổi nghiên cứu lịch sử Ai
Cập. Ông viết một niên biểu chính xác theo thứ tự biên niên sử các vì vua của Vương quốc Cổ. (Khổ
thay, danh sách của ông ngày nay không thể sử dụng được vì ông đã loại ra những ông vua ít người biết
đến và chỉ trị vì một xứ sở bị chia cắt.) Các nhà nghiên cứu tin rằng Kenhirkhepshef có thể đã đến thăm
một số đền thờ chôn cất và thu nhặt những thông tin từ các thầy tu đang làm việc ở đó.
Kenhirkhepshef cũng là nhà ngôn ngữ học và có một danh sách những chức vị trong bộ máy chính
quyền bắt đầu bằng chữ ‘chef’ (trưởng). Buồn thay ông không giải thích các chức vị có vai trò gì, và
nhiều chức vị chỉ được biết đến từ danh sách này.
Các thư lại khác bỏ ra những buổi chiều và dịp cuối tuần làm thơ. Mặc dù một số người tin rằng những
bài thơ này được sáng tác bởi những kẻ thất tình, chúng viết đúng văn phạm và đúng vần điệu cùng với
lối chơi chữ. Như vậy, chắc chắn chúng được chấp bút bởi những thư lại chuyên nghiệp. Buồn thay
những tác giả của các bài thơ này là vô danh. Một số bài thơ chắc chắn được lưu truyền vào thời đó, và
chắc chắn chúng được lặp đi lặp lại dưới ánh lửa.
Kể chuyện
Chứng cứ gợi ý là người Ai Cập cổ thích kể chuyện __ mặc dù phương pháp kể chuyện của họ và danh
tính tác giả ngày nay không ai biết. Người kể chuyện không cần phải có học vấn mới có duyên kể
chuyện hay.
Các câu chuyện chắc chắn là được truyền miệng. Vấn đề nảy sinh với truyền thống kể chuyện là mỗi
lần chuyện được kể lại, nó lại thay đổi tùy theo cảm hứng của người kể __ cũng như khán giả thuộc đủ
mọi lứa tuổi. Các truyền thống truyền miệng không có quy luật. Kết quả là, các câu chuyện có thể biến
thành hình thức thơ ca, bài hát, hoặc ngay cả lời ‘tám’ trong lúc rảnh rổi __ tất cả những việc này có
thể cho ta hàng giờ giải trí.
May mắn thay, một số thư lại chợt nhớ ghi lại những câu chuyện thuộc loại kể chuyện truyền thống
này. Họ có thể cảm thấy mình đang đóng góp một phần di sản của mình khi ghi chép chúng. Một số
chuyện còn lưu lại, bao gồm:
 Chuyến Đi của Sinuhe, trong đó kể chuyện một người đàn ông bôn tẩu đến Ai Cập ngay
cái chết của nhà vua và định cư tại một thị trấn Á châu, vươn lên giành lấy quyền lực cho
đến khi thành chúa tễ.
 Hoàng tử bị Lời Nguyền, trong đó một nhà quý tộc trẻ được báo trước phải chịu ba số
phận bi đát có thể đưa đến cái chết. Y đã trải qua những giây phút cận kề với cái chết trong
đường tơ kẻ tóc.
 Câu Chuyện của Anh Nông Dân Hùng Biện, trong đó một người nông dân nghèo khổ thưa
kiện triều đình về những việc thường ngày, tài hùng biện của anh ta gây ấn tượng với nhà
vua. Câu chuyện dài này minh họa việc nghèo hèn không có nghĩa là dốt nát.
 Chuyện Người Thủy Thủ Đắm Tàu, trong đó một thủy thủ đắm tàu lạc vào một hoang đảo
do một con rắn thần vài nhiều thước làm chủ.
 Năm Chuyện Kể về Ma Thuật và Kỳ Quan, mô tả năm biến cố khác nhau xảy ra trong
triều đình Vương quốc Cổ, trong đó những nhà ảo thuật biểu diễn những trò ma thuật đặc
sắc cho nhà vua tiêu khiển.
 Chuyện Hai Anh Em kể về chuyện ly tán của hai anh em vì sự hiểm độc của người chị
dâu.
 Chuyện (khác) Hoàng Tử bị Lời Nguyền, kể câu chuyên một hoàng tử được báo trước cái
chết của mình. Câu chuyện kể lại chuyến đi của y và hơn một lần gặp tai nạn suýt chết.
Trong đó một lần được một công chúa trong một tòa tháp buông mái tóc dài xuống cứu y
thoát chết.
Chơi Cờ
Mặc dù các tay kể chuyện có duyên có thể mua vui cho đám đông một hai giờ, nhưng buổi chiều còn
dài. Người Ai Cập lấp đầy thời gian chết bằng cách chơi những trò chơi trên những tấm bản gỗ (tạm
gọi là cờ). Ba trong số trò chơi này còn sống sót đến ngày nay. Những trò này có tên Senet, Chó Nhà
và Chó Rừng, và Mehen __ các tên này còn lưu truyền nhiều thiên niên kỷ.
Buồn thay, các luật chơi các trò này đã thất truyền. Tuy nhiên, một số cá nhân sáng dạ đã chế tác các
luật chơi dựa vào số các ô vuông, tính chất của hột xúc sắc, và số các thẻ.
Senet
Một trong những trò chơi xưa nhất là Senet, có nghĩa là ‘trò vượt qua’. Senet là một trò chơi chiến
thuật, hơi giống trò backgammon. Nó được chơi từ thời Vương quốc Cổ về sau và thường được mô tả
trong các lăng mộ. Senet là trò chơi dành cho hai người. Muốn chơi, bạn cần:
 Hai loại thẻ __ các khối nón và ống trụ (như ống chỉ). Mỗi người chơi chọn loại thẻ nào
mình sử dụng lúc bắt đầu cuộc chơi.
 Bàn senet. Bàn senet có một mạng lưới có đánh số gồm 30 ô vuông xếp thành ba hàng,
mỗi hàng 10 ô. Bạn có thể vẽ và làm một bàn senet cho mình như trong Hình 7-1.
 Một bộ bốn ‘gậy’ hoặc ‘xương đốt tay’. Số các ô vuông bạn di chuyển trên bàn Senet
được xác định bằng việc ‘ném gậy’ hoặc ‘ném xương đốt tay’ __ tương tự như ngày này ta
ném xúc sắc. Bốn gậy gỗ này có một mặt trơn và một mặt có sơn màu. Số mặt màu hiện ra
khi bạn ném gậy xác định số ô bạn di chuyển về phía trước. Nếu không có mặt màu nào
hiện ra, bạn di chuyển về phía trước 5 ô.

Hình 7-1

Người chơi thỏa thuận với ba, năm, hoặc bảy thẻ. Mục tiêu của trò chơi là làm người đầu tiên di
chuyển tất cả thẻ của bạn từ ô số một đến ô 30, dùng số mặt màu hiện lên để xác định số ô bạn đi được
mỗi lượt. Các hạn chế sau đây áp dụng:
 Nếu người chơi 1 di chuyển đến một ô của người chơi thứ hai, các vị trí của họ hoán
chuyển cho nhau.
 Hai người chơi đều phải bắt buộc ngừng ở ô số 26 trước khi ra khỏi bàn.
Bạn và người chơi có thể chế ra những luật lệ khác để trò chơi gay cấn hơn. Chẳng hạn, bạn có thể bắt
buộc người chơi phải ném đúng con số mặt màu để đến được ô 30 mới kể là hoàn tất một vòng đi trên
bàn cờ.
Chó Nhà và Chó Rừng
Một trò chơi phổ biến khác từ thời Tân Vương quốc là Chó Nhà và Chó Rừng __ trong đó một nhóm
thẻ tượng trưng cho đầu chó rừng và nhóm kia là chó nhà. Trò chơi cũng có tên là 58 lỗ.
Chó Nhà và Chó Rừng là trò chơi hai người. Để chơi, bạn cần:
 Một bàn có hai hàng, mỗi hàng 30 lỗ. Bàn có thể là tấm ván có khoét lỗ. Những bàn 3-D
tinh xảo hơn cũng sử dụng được. (Bảo tàng Louvre còn lưu trữ một bàn có chạm khắc theo
hình con hà mã.)
Hình 7-2 cho thấy cách sắp xếp bàn cờ. Bạn có thể photo hình này rồi dán vào tấm ván dày 1.5 cm rồi
khoét lỗ theo vị trí trên hình.
 Mười thẻ. Năm thẻ có hình chó rừng và năm thẻ có hình chó nhà. Bạn có thể sử dụng thẻ
với hai màu khác nhau để phân biệt.
 Một bộ bốn gậy. Số ô vuông bạn di chuyển trên bàn được xác định bằng số gậy ném
xuống, tương tự như luật chơi Senet.

Mỗi người chơi bắt đầu với năm thẻ (hoặc chó nhà hay chó rừng). Mục tiêu của trò chơi là được cả
năm thẻ của mình rơi vào lỗ 30, theo lộ trình đi trên phần nửa bàn cờ của mình.
Mỗi thẻ cần đi chung quanh lộ trình hai lần mới thắng trận. Như trong luật trò chơi Rắn và Thang, nếu
người chơi rơi vào
 Lỗ 6, người đó được nhảy trực tiếp đến ô 20
 Lỗ 15 hay 25, y phải ném gậy lần nữa

Hình 7-2
Như trong trò Senet, bạn có thể thay đổi luật để trò chơi thêm gay cấn.
Sống Đời Thể Thao
Một số thành viên của tầng lớp ưu tú thích cuộc sống xã hội năng động hơn và tham giá một số trò chơi
thể thao, bao gồm đấu vật và nâng tạ (bằng bao cát). Mặc dù các trò này là một phần trong chương
trình huấn luyện quân sự, một số người có thể chơi đơn thuần vì muốn nâng cao thể lực.
Trong số các đồ chơi trẻ em ở thị trấn Kahun ở Faiyum, các nhà khảo cổ phát hiện một ít quả bóng tròn
làm bằng những mảnh da thú khâu vào nhau và độn với cỏ khô. Không biết liệu trò chơi của trẻ con
này người lớn có tham gia không, nhưng tôi dám chắc một số người thích cho rằng bóng đá không chỉ
là ‘một trò chơi đẹp’ mà còn là ‘một trò chơi cổ’.
Những mục sau đây bàn về những trò giải trí phổ biến cả tầng lớp ưu tú và quần chúng đều tham gia.
Điều khiển chiến mã xa
Chiến mã xa (xe ngựa đánh trận) chỉ được đưa vào Ai Cập vào cuối Thời Kỳ Trung Gian Thứ Hai. Các
vị vua và một số nhà quý tộc của Tân Vương quốc từ thời trẻ đã được huấn luyện điều khiển chiến mã
xa để chuẩn bị lâm trận. Xem Chương 4 để biết thêm về những thời kỳ lịch sử.
Chiến mã xa ở cổ Ai Cập nhỏ và nhẹ. Xe do hai ngựa kéo và hai người điều khiển __ một người cầm
cương và một người cầm giáo hoặc cung thủ. Vua và quý tộc đều phải học cách làm chủ cả hai vai trò
này.
Hầu hết các thiếu niên nam đều được huấn luyện các kỹ năng điều khiển chiến mã xa, nhưng ở
Amarna, các cô con gái nhỏ của Khanaten (xem Chương 4) được mô tả trên tường La Mã và đền thờ
đang điều khiển chiến mã xa của mình __ một hình ảnh độc đáo của thời kỳ này. Một phác họa nhỏ ở
Bảo Tàng Cairo cho thấy một hoàng hậu, có thể là Hatshepsut, lái chiến mã xa và bắn tên vào kẻ thù,
chứng tỏ có lẽ một số quý tộc nữ cũng có kỹ năng điều khiển chiến mã xa. Ở Amarna, hầu hết thành
viên ưu tú của xã hội đều sở hữu một chiến mã xa, vì nó là thời trang giao thông đang thịnh hành.
Sau khi người Ai Cập đã làm chủ việc điều khiển chiến mã xa, chứng cứ cho thấy họ đã tố chức thi
chạy. Không phải thi kiểu tầm cỡ như trong phim Benhur, nhưng dù sao cũng là thi đua. Ngay bên
ngoài Malkata, cung điện ở Thebes của Amenhotep III, là một nhà nghĩ tạm thời có tên là Kom el Abd,
nhìn qua một con đường thẳng rất dài. Con đường được dọn sạch dành cho các cuộc đua chiến mã xa
tốc độ cao, trong đó không nghi ngờ gì nữa có sự tham gia của Amenhotep. Những cuộc đua này chắc
chắn là những sự kiện bán-riêng tư chỉ có dân chúng sống quanh Malkata mới được chứng kiến.
Bắn bia
Sau khi các ông hoàng trẻ hoặc các chiến binh đã điều khiể được chiến mã xa, phát triển kỹ năng bắn
cung là bài tập tiếp theo. Không chỉ tài thiện xạ là cốt lõi trên chiến trường, mà nó còn hữu dụng khi
săn bắn.
Trước khi được phép đi săn trong sa mạc mà mục tiêu là những thú dữ nguy hiểm, các cung thủ thực
tập trong một môi trường an toàn. Mục tiêu điển hình là một tấm bia bằng đồng dựng cao ngang vai
dọc theo đường chạy. Người lái chiến mã xa lái xe với tốc độ cao và bắn vào bia với năm mũi tên, lực
bắn rất mạnh làm thủng bia đồng.
Săn bắn
Các hình vẽ trong lăng mộ của tầng lớp ưu tú mô tả các cuộc đi săn linh dương, bò rừng và sư tử của
người quá cố trong sa mạc cũng như săn cá và chim chóc ở đầm lầy. Trong khi những hình vẽ này
mang ý nghĩa tượng trưng cho nam tính và khả năng sinh sản, chúng cũng phản ảnh sự kiện là săn bắn
và đánh cá là những hoạt động phổ biến của người cổ Ai Cập.
Trong sa mạc
Ai Cập được bao quanh bởi đất đai trên cả hai bờ đông và tây của sông Nile và nuôi sống các loài sư
tử, linh dương, hưu nai, và bò rừng. Chứng cứ cho thấy nhiều loại vật này có thể đã bị bắt và nuôi nhốt
trong những bãi lớn được rào kín để cuộc săn được an toàn hơn cho nhà vua và tầng lớp ưu tú. Hơi
giống các công viên safari (vùng nuôi thú hoang dã để nghiên cứu và tham quan) nhưng không có mục
đích bảo tồn. Người đi săn di chuyển bằng chiến mã xa và thỉnh thoảng có mang theo đội chó săn để
thu mồi bắn được.
Hình ảnh nhà vua và tùy tùng đi săn thường mô tả nhà vua săn bắn bằng cung và tên, mặc dù họ có thể
sử dụng thêm giáo mác hoặc __ nếu họ muốn bắt sống con mồi thì phải dùng thòng lọng.
Một cảnh tượng phi thường được mô tả ở Medinet Habu __ đền thờ của Ramses III ở Thebes __ cho
thấy nhà vua ở giữa đoàn săn bò rừng hoang dã. Nhà vua đang cởi chiến mã xa với dây cương thắt
quanh eo, để hai tay được tư do bắn tên vào đàn thú. Ông ta hồ hởi đến nổi đã vắt chân lên bờ trước của
chiến mã xa để làm điểm tựa khi vung tay vươn cung. Một con bò rừng mà ông đã bắn trúng đổ sụp
trong đám sậy.
Phần lớn cuộc săn là để kiếm lương thực, cung cấp những món ngon cho nhà vua, các quý tộc và gia
đình của họ. Da sư tử thường được sử dụng làm vải bọc ghế, giường trong cung điện hoặc tư gia.
Chứng cớ cho thấy Ramses II và III thực sự nuôi sư tử làm thú cưng.
Trong đầm lầy
Săn trong đầm lầy cũng là hoạt động phổ biến trong giới ưu tú, đặc biệt trong những khu đầm lầy được
ưa chuộng ở Faiyum. Khu này trở nên quá quen thuộc đến nổi trong thời Tân Vương quốc một cung
điện hoàng gia được xây dựng tại đây để các tay săn có thể ở lại qua đêm trong chốn tiện nghi vương
giả.
Nhiều hình vẽ trong lăng mộ mô tả cảnh săn bắt nơi đầm lầy trong đó người chủ của lăng mộ đứng trên
một bè cói nhỏ hay thuyền dơ cao một que gỗ lên cao để ném. Để làm đàn chim bay lên, một con mèo
được huấn luyện hoặc một đầy tớ chạy vào bụi rậm xua đàn chim. Khi đàn chim bay lên, người chủ
lăng một ném que gỗ, làm rơi một lúc hai hay ba con. Sau đó mèo hay đầy tớ sẽ chạy đến thu nhặt mồi.
Bắt cá
Sông Nile và các kênh đào của nó thừa thải nhiều loại cá, vì thế bắt cá là một trò tiêu khiển phổ biến.
Phóng lao để bắt cá là môn thể thao ưa chuộng. ‘Ngư phủ’ đứng trên bè cói, đợi cá bơi ngang qua, và
tại một giây phút thuận tiện nhất phóng lao xuống nước. Trong các hình vẽ trong lăng mộ, người chủ
lăng mộ luôn được mô tả phóng lao một phát xuyên được hai con cá.
Ngoài rau củ, cá là thực phẩm chủ yếu của hầu hết người Ai Cập. Khi bắt cá làm lương thực, người Ai
Cập đánh lưới trên sông, một mẻ lưới thu được nhiều cá. Sau đó cá được mổ ruột rồi làm thức ăn, hoặc
ướp muối phơi khô dưới ánh nắng.
Tiệc Tùng Đàn Đúm
Người Ai Cập ưa thích tụ họp để tán chuyện, vui đùa và ăn uống cùng nhau. Không có nhiều thông tin
về những cuộc họp mặt này nơi tầng lớp thấp, nhưng những bữa tiệc tùng của giới thượng lưu thì được
ghi chép đầy đủ.
Nhiều hình ảnh trên mộ bia thời Tân Vương quốc cho thấy giới ưu tú thích tổ chức những buổi tiệc
tùng đình đám, có ca vũ nhạc. Mặc dù những hình ảnh này thường liên hệ đến các lễ tang, nhưng chắc
chắn chúng phản ảnh những loại tiệc tùng hay xảy ra trong tư gia của những người quyền quí, giàu có.
Những hình ảnh này cho ta một số chi tiết thú vị sau:
 Khách khứa ngồi, thường thì các ông và các bà tách riêng ra. Điều này có vẽ kỳ cục đối
với một lễ tang.
 Khách được đãi ăn và uống (bia và rượu vang) thừa mứa. Thật ra, trong một lăng mộ có
hình ảnh vui nhộn của một bà giải rượu trong một thùng nước sau một cơn chếnh choáng.
 Từng đội tiếp viên phục vụ khách. Mọi việc ở buổi tiệc đều được tổ chức để khách khứa
cảm thấy mình được trọng vọng và khác biệt. Các tiếp viên được mô tả rót rượu vào ly,
phân phát thức ăn, và tô điểm cho khách vòng hoa và mũ thơm. Dầu xức được chế bằng
mở động vật trộn với dầu thơm. Mũ thơm được đội lên đầu khách và phát ra hương thơm
khi dầu chảy ra.
Chơi nhạc
Chủ nhân các buổi tiệc tùng cung cấp những trò giải trí, thường dưới dạng của một ban nhạc. Các nhạc
công thường họp thành nhóm nhỏ, thường có đàn ông lẫn phụ nữ. Ban nhạc chơi một số nhạc cụ gồm
sáo, đàn luýt, quả lắc (những que ngà buộc thành chùm vang lên tiếng lách cách đánh nhịp khi lắc), và
đàn hạc. Một cái trống tay nhỏ hoặc một nhóm các ông các bà vỗ tay đánh nhịp.
Không chứng cứ tồn tại cho thấy các quý tộc chơi nhạc cụ ở nơi công cộng; các nhạc công được thuê
phục vụ cho những buổi tiệc tùng đặc biệt. Tuy nhiên, có thể giới ưu tú học chơi nhạc để giết thì giờ.
Trong triều đại thứ sáu các nhà mộ mastaba (xem Chương 13) ở Saqqara, vợ của Mereruka, có lẽ một
công chúa, ngồi trên giường chơi đàn hạc cho người chồng ngồi kế bên thưởng thức.
Khiêu vũ
Người Ai Cập sẽ không nhảy tót lên mặt bàn và nhảy suốt đêm theo ban nhạc. Nhạc thường chơi cho
một nhóm vũ công biểu diễn, những người này cũng được thuê như các nhạc công.
Khiêu vũ là một hình thức giải trí rất gợi tình. Người biểu diễn thường là không ăn mặc gì ngoài một
vòng cổ sắc sảo và một đai nịt trang sức hoặc một khăn thêu quấn quanh eo. Một số vũ công được mô
tả mang mũ thơm trên đầu, chắc chắn để tỏa ra hương thơm cho thực khách khi họ lướt qua.
Xem xét thực đơn của buổi chiêu đãi
Thức ăn là phần chủ yếu của một buổi chiêu đãi, và may thay một số thông tìn về nó còn lưu lại.
Hình ảnh của những bàn cúng thần linh cho thấy người Ai Cập chọn món gì để dâng cho thần. Kết hợp
với thức ăn còn để lại trong nhà mồ và được mô tả trong danh sách lễ vật, ta có thể đưa ra một danh
sách thức ăn chi tiết có thể đã từng là thực đơn của những buổi tiệc sang trọng.
Mặc dù đối với phần còn lại của dân số thịt là món xa xỉ, nó là thành phần chủ yếu của một bữa ăn sang
trọng. Một số miếng thịt cắt ra có thể khó nuốt đối với thực khách ngày nay; nhưng người cổ Ai Cập
không bỏ phí bộ phận nào cả của con vật. Một số thịt phổ biến nhất là bò (kể cả đầu, lưỡi, và bộ đồ
lòng), ngổng, bồ câu, và cá. Thịt ăn kèm với
 Rau củ, như dưa leo, củ hành, và cải bắp
 Đậu lăng và hạt dẽ, bao gồm hạt dưa, và quả hạnh
 Dược thảo, bao gồm cây rau mùi, và tỏi
 Trái cây, bao gồm sung, nho, hạt nho, hạt cọ, chà là, và lựu
Bánh mì
Hầu hết các hình ảnh mô tả tiệc tùng đều cho thấy các gia chủ phục vụ những loại bánh mì và bánh
ngọt khác nhau cho thực khách, bao gồm bánh mật ong và bánh mì trái cây. Bánh mì là lương thực chủ
yếu trong khẩu phần người Ai Cập, và mọi người, nghèo hay giàu, đều tiêu thụ nhiều. Bánh mì cũng có
mặt trên mâm cúng các thần linh.
Những loại bánh mì khác nhau đến nay vẫn tồn tại, bao gồm bánh làm từ lúa mì và lúa mạch. Thậm chí
lăng mộ của Tutankhamun còn giữ lại những ổ bánh mì nhân dâu.
Người Ai Cập nướng những loại bánh mì khác nhau trong những hình thể khác nhau (hình tam giác và
hình ô van là thường nhất) để dễ nhận diện. Buồn thay, ý nghĩa chính xác của những hình thể này đến
nay vẫn chưa hiểu rõ.
Để xay bột thật nhuyển, người nướng bánh hoặc phụ nữ trong nhà có thể đã cho thêm bột đá (thạch anh
hay granit) hoặc cát vào cối xay, có tác dụng như chất ma sát, nhờ thế bột được xay nhuyển mau hơn
gấp hai. Rất có năng suất, nhưng chất phụ gia này trong bánh mì mau ăn mòn hàm răng của người Ai
Cập (xem chi tiết rùng rợn ở Chương 8).
Ủ bia
Không có bữa tiệc nào trọn vẹn nếu không có rượu, và người Ai Cập yêu các loại rượu của họ. Các bữa
tiệc phải cung cấp rượu vang và bia thừa mứa. Bia là khẩu phần chính trong thực đơn người Ai Cập và
được tính trong phần lương và khẩu phần do nhà nước trả.
Bia được làm tương tự như bánh mì. Nó phần nào nặng hơn bia ta uống ngày nay và có thể chứa một số
tạp chất. Bia Ai Cập được làm từ lúa mạch hoặc bánh mì thiu hoặc được nướng sơ. Chúng được sắp
trên một lưới bắc lên miệng bình. Sau đó nước được đổ lên bánh mì cho đến khi chúng tan rã và rơi
xuống bình, và được ủ lại để lên men. Sau đó, chất lỏng được chắt ra vào bình hai quay để trữ hoặc vận
chuyển.
Kết quả là một thứ bia không quá nặng nếu uống vừa phải, nhưng người cổ Ai Cập thì chè chén ít khi
vừa phải.
Đối với tay uống bia ‘trình độ’ hơn, các chất mùi thường được thêm vào, như chà là, gia vị, hoặc mật
ong. Đường có trong chà là và mật ong đẩy nhanh sự lên men. Khi Hội Khám Phá Ai Cập thử nấu
những mẻ bia sử dụng công thức từ thời cổ, họ tạo được một thứ bia rất ngọt nhưng không phải khó
chịu.
Thưởng thức rượu vang
Mặc dù bia là thức uống có cồn chủ yếu ở cổ Ai Cập, thời Tân Vương quốc, rượu vang rất phổ biến,
nhất là giữa giới thượng lưu. Rượu vang là thứ xa hoa dùng thay thế bia và được để dành cho những
dịp đặc biệt.
Một số vườn nho còn tồn tại trong vùng này, và nhiều trại chủ địa phương sản xuất rượu vang.
Athenaeus viết vào năm 200 AD rằng rượu vang Ai Cập ‘có màu tái, ngon, thơm, và hơi gắt, có chất
lượng như dầu’.
Như trong thế giới hiện đại, mỗi bình rượu đều được dán nhản ghi ngày làm, tên vườn nho, và nhà sản
xuất. Một số nhản khác từ các dinh cơ tại Malkata ở Thebes, quê hương của Amenhotep III, cũng ghi
thêm loại rượu chứa trong bình, như ‘rượu pha trộn’, ‘rượu cúng’, ‘rượu thuế’, ‘rượu mừng ngày về’,
‘rượu tiệc’. Tất cả điều này chỉ ra rằng người Ai Cập thật sự là những người sành rượu.
Tiến trình làm rượu rất giống với tiến trình xảy ra trong các vườn nho nhỏ ngày nay. Các bước cơ bản
gồm
 Hái nho
 Dẫm đạp nho trong những bồn bằng đất sét, gỗ, hay đá
 Bỏ nho đã bị dẫm nát vào những tấm vải lanh rộng rồi vặn xoắn để vắt kiệt hết nước nho
 Cho nước cốt nho lên men trong những bình đất
 Chuyển nước nho đã lên men vào những vại đậy kín bằng nắp nêm có đục lỗ, cho phép
cac-bon mônô-xít thoát ra.
 Thưởng thức rượu sau một thời gian ngắn lên men.
Một loại rượu vang hiếm dưới tên Shedeh được làm từ nho, nhưng được đun nóng. Loại rượu này được
phục vụ trong các buổi tiệc để gia chủ chứng tỏ cho khác mời biết mình là người giàu có và sành điệu.

Chương 8
Giữ Gìn Sức Khỏe: Bệnh Tật và Thuốc Men

Trong Chương Này


 Gặp gỡ thầy thuốc
 Kết hợp thuốc men và ma thuật
 Chẩn đoán bệnh tật
 Chữa bệnh
Bệnh tật là một tai họa hoành hành mỗi xã hội __ xưa cũng như nay. Các văn bản y học bằng giấy cói
và xác ướp còn lại cung cấp những chứng cứ đầy đủ về các bệnh tật mà người cổ Ai Cập từng mắc
phải. Những di chỉ này cũng giúp vẽ nên một hình ảnh rõ nét của nghề thuốc ở Ai Cập thời Pha-ra-ông,
bao gồm những cách xử lý sai lầm cũng như một số cách chữa trị hiệu quả đáng kinh ngạc. Vào cuối
chương này, tôi tin chắc bạn sẽ còn phàn nàn về Cục Bảo Vệ Sức Khỏe lần nào nữa!
Trong chương này, bạn sẽ gặp những thầy thuốc cổ Ai Cập, tham vấn các ghi chép của họ, và ngạc
nhiên trước sự khéo léo __ và đôi khi kỳ cục __ của nhiều lối chữa trị, một số đã tạo nên nền tảng của y
học hiện đại.
Khảo Sát Sức Khỏe Tổng Quát của người Ai Cập
Nhiều ghi chép y học còn lưu lại, những thi thể còn sót lại, và thậm chí một nghiên cứu tận tường
những khu định cư có thể cho ta một cái nhìn chi tiết về sức khỏa tổng quát của người Ai Cập.
Theo tiêu chuẩn hiện đại, người cổ Ai Cập không khỏe mạnh, nhưng phần nhiều là do điều kiện sống
của họ. Trong nhiều khu định cư, dân chúng sống quá chật chội, chen chúc, với hơn mười người sống
chung trong một ngôi nhà.
Chứng cứ trong làng công nhân ở Amarna chỉ ra rằng sự hiện diện tràn lan của rận, chấy trên giường,
và chuột __ tất cả những loài gieo rắc dịch bệnh. Chứng cứ bổ sung cho thấy đã từng có một dịch bệnh
(như dịch hạch) bùng phát trong thành phố Amarna trong triều đại 18, giết chết nhiều người kể cả trong
hoàng tộc (xem Chương 4).
Những dịch bệnh khác chắc chắn đã xảy ra do điều kiện sinh sống chen chúc, nhưng chúng rất khó tìm
ra dấu vết trong những di chỉ khảo cổ, nhất là nếu chúng không chết người như bệnh dịch hạch.
Người Ai Cập trung bình có cuộc sống kham khổ và chắc chắn gặp phải một số bệnh sau đây:
 Sưng nướu răng, kết quả là rụng răng và hoại tử xương hàm
 Ký sinh trùng đường ruột, thông dụng nhất là giun sán
 Rối loạn hô hấp do môi trường nhiều cát bụi
 Viêm khớp mãn tính
 Mù, nhất trong đám nhân công xây lăng mộ nhà vua
Dựa vào nghiên cứu hàng ngàn xác ướp ở Ai Cập, tuổi thọ trung bình chỉ là 36 tuổi. Ngoại lệ có những
cá nhân sống đến tuổi ngoài 40, 50, và 60 thuộc những tầng lớp khác nhau, cho thấy địa vị và mức độ
giàu có không cần thiết là những yếu tố sống thọ. Sống thọ thường là do may mắn hơn là do phán xét;
nhiều bệnh tật và dịch bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến mọi người Ai Cập.
Hành Nghề Y ở Ai Cập
Trở thành y sĩ ở cổ Ai Cập liên quan đến học tập và thực tập __ trong cả hai lãnh vực y khoa và lễ nghi
tôn giáo. Những mục sau đây đề cập đến tiến trình trở thành một y sĩ.

Thực tập nghề y ma thuật


Khổ thay, việc hành nghề y mà dân chúng cổ Ai Cập phải chịu đựng hoàn toàn không khoa học. Dân
chúng mê tín tin rằng nhiều tật bệnh có nguyên nhân siêu nhiên __ do thần linh hoặc ma quỷ trả thù.
Kết quả là bệnh nhân quay sang thần linh cũng như thầy thuốc khi bị bệnh. Y khoa thực tiễn rất gần với
tín ngưỡng và thường đi theo với bùa chú do các thầy tu được huấn luyện nghề y làm phép. Phần lớn
thầy thuốc thật ra cũng là những thầy tu sử dụng ma thuật và bùa chú để bổ sung vào cách chữa trị
bằng thuốc nhằm xoa dịu cơn giận của ma quỷ hay thần linh. Các thầy tu được trọng vọng vì họ có thể
trao đổi với các thần linh mọi lúc.
Các thầy tu của một vài vị thần có khuynh hướng thiên về y học hơn một số khác. Các vị thần liên hệ
với nghề y là
 Sekhmet, nữ thần chiến tranh đầu sư tử, bệnh dịch
 Selqet, nữ thần bọ cạp, mà các thầy tu của bà chuyên trị các vết cắn và chích của các loài
bò sát có nọc độc, bọ cạp, và nhện lông
 Thoth, thần kiến thức đầu cò quắm, chuyên viết bùa chú chữa trị.
Hầu hết nghề nghiệp đều cha truyền con nối, vì thế một số gia đình thầy tu kiêm thêm nghề y đều
truyền nghề qua nhiều thế hệ. Một thầy thuốc mát tay và giỏi nghề chắc chắn sẽ rất đắc khách, thu nhập
cao, và được nể trọng trong cộng đồng. Các xứ lân cận đánh giá rất cao thầy thuốc Ai Cập, và nhiều ghi
chép cho thấy các vua lân bang cho vời các thầy thuốc Ai Cập về chữa bệnh cho mình.
Việc đào tạo nghề y
Để được công nhận là một thầy thuốc ưu tú, một sinh viên y khoa trẻ phải được huấn luyện trong Ngôi
Nhà của Cuộc Sống, một học viện đặc biệt chuyên cung cấp việc dạy dỗ nghề y, nghề thư ký, và thầy
tu, cũng như lưu trữ một thư viện phong phú.
Việc đào tạo nghề y và làm thầy tu chắc chắn đi song hành với nhau. Hầu hết các học viện đều liên kết
với các đền thờ. Đây là trường hợp ở Edfu, Amarna, và Kom Ombo. Ngôi Nhà của Cuộc Sống danh
tiếng nhất là do Imhotep (người dựng nên kim tự tháp bậc thang ở Saqqara) dựng lên ở Memphis; được
sử dụng từ thời Vương quốc Cổ cho đến thời Hy-La, một khoảng thời gian dài hơn 2,000 năm.
Mặc dù thầy thuốc được đào tạo một cách chính thống, họ không cần trải qua kỳ thi mới được hành
nghề. Giống như nghề y ngày nay, một bậc thang với thứ bậc nghiêm nhặt dựa vào năng lực và kinh
nghiệm được thiết lập:
 Senenu là thầy thuốc có thứ bậc thấp nhất, thường là những thư ký biết đọc những văn bản
y học.
 Kherep senenu là người kiểm soát các y sĩ và chủ trì hoạt động của một nhóm y sĩ.
 Sau (thầy thuốc ma thuật) thường là thầy tu của nữ thần Sekhmet, cũng được đào tạo về
nghề thuốc, nhưng chỉ chữa trị những cá nhân bị nữ thần quở phạt.
 Người chăn chiên của thần Anu của Pha-ra-ông (ngự y) là tước vị cao quý dành cho
thầy thuốc của nhà vua.
 Y sĩ chuyên khoa là những y sĩ chuyên chữa trị một loại bệnh đặc biệt nào đó, như nghề y
ngày nay. Các chuyên khoa thời cổ Ai Cập bao gồm mắt, răng, bao tử, và những bệnh lạ.
Trang bị phòng mạch y sĩ
Sau khi các thầy thuốc được đào tạo, họ cần hành nghề. Các thầy tu toàn thời gian có nghề thuốc thì cư
ngụ trong các đền thờ. Chắc chắn họ chỉ có một số nhỏ bệnh nhân để chữa trị trong Ngôi Nhà của Cuộc
Sống. Những y sĩ khác không phải thầy tu phải hành nghề tự do và chữa bệnh trong làng, có lẽ chỉ trên
tiêu chuẩn bán thời gian. Người giàu cũng có thể thuê thầy thuốc làm y sĩ gia đình.
Các thầy thuốc cũng cần một số y cụ để hành nghề. Trong nhà mồ triều đại 6 ở Saqqara của Qar, y sĩ
cao cấp của hoàng gia, một bộ y cụ hoàn chỉnh của ông được phát hiện, bao gồm 30 dao mổ và kẹp
gắp, hình như là công cụ chủ yếu cho hầu hết căn bệnh.
Đền Kom Ombo mô tả hình ảnh của một bộ y cụ hoàn chỉnh, tương ứng với các y cụ trong nhà mồ của
Qar. Một danh sách trên văn bản Edwin Smith (văn bản y học bằng giấy cói) chứa những dụng cụ sau:
 Cành cây bấc có đầu nhọn, dùng với dao để mổ xẻ.
 Một khoan lửa (hai que gỗ dùng để chà sát cho ra lửa)
 Một dao/đục
 Một ống giác hơi
 Một kim gai (dùng để đâm các vết thương có mủ)
 Thủy tinh vỡ hơ nóng (để chữa mắt ?!)
 Bông, và vải lanh để băng bó
 Dao, thìa, và vữa
Hầu hết y cụ này hình như hợp lý và còn sử dụng đến ngày nay. Chẳng hạn, chích những vết sưng tấy
mủ bằng dụng cụ nhọn (như kim gai) là chuyện thường tình, và đốt những mụn cóc là cách hiệu quả để
loại trừ chúng. Thật ra, dụng cụ duy nhất trên danh sách làm ta thắc mắc là thủy tinh vỡ hơ nóng được
dùng để điều trị các bệnh mắt.
Đọc thêm: Hai thầy thuốc đỉnh
Hơn 100 y sĩ cổ Ai Cập đã được biết đến tên tuổi, tất cả đều từ thành phần thượng lưu trong xã hội.
Trong số đó có hai người nổi bật nhất.
Hesy-re là người y sĩ đầu tiên được biết đến trong lịch sử, trong niên đại thứ ba. Hesy-re giữ chức
Trưởng Nha sĩ và Thầy thuốc và rõ ràng là một người có vị thế cao trong triều đình. Nhà mồ của ông
tọa lạc ở phía bắc Kim Tự Tháp Bậc Thang ở Djoser.
Peseshet là thầy thuốc nữ duy nhất được biết đến trong lịch sử Ai Cập, sống ở triều đại thứ tư. Bà nhận
tước vị Nữ Giám Sát các Y Sĩ Nữ. Mặc dù không có thầy thuốc nữ nào khác được biết đến cho đến thời
Ptolemy, sự kiện Peseshet giám sát các y sĩ nữ cho thấy có nhiều y sĩ nữ tồn tại.

Tính tiền hay không tính tiền


Mặc dù tồn tại nhiều thông tin về nghề thuốc và thầy thuốc cổ Ai Cập, không có thông tin nào cho biết
chi phí của những dịch vụ y tế và cách thức trả tiền. Không chứng cứ cho thấy Nhà Nước thuê các y sĩ
công để chữa bệnh cho dân chúng. Ngoại lệ duy nhất xảy ra ở làng công nhân Deir el Medina. Nhà
nước cung cấp những thầy thuốc cho cơ sở này để bảo đảm sức khỏe cho các công nhân xây dựng lăng
mộ. Nhà nước trả cho các y sĩ ở Deir el Medina một mức lương thấp hơn những công nhân khác tại đó.
Có lẽ họ bổ sung phần lương thấp của mình qua việc tính chi phí khám bệnh cho bệnh nhân.
Ai Cập không có hệ thống tiền tệ cho đến khi Alexander đến Ai Cập vào năm 332 BC, do đó bệnh nhân
được chữa trị chắc chắn trả công cho thầy thuốc bằng ngủ cốc, gia súc, vải lanh, hay đồ thủ công, tùy
theo nghề nghiệp, tài sản, và mức độ hài lòng của họ đối với việc chữa trị. Ngày nay nếu bạn chỉ có thể
mua theo toa thuốc với giá một con dê và một bao bột mì, nhà thuốc ắt hẳn sẽ là nơi đầy màu sắc!
Thăm khám bệnh
Sau khi được đào tạo và trang bị đủ y cụ, các y sĩ mới có thể bắt đầu hành nghề. Hơn 1,200 ghi chép y
tế của cổ Ai Cập còn sót lại, cho ta cái nhìn chi tiết về việc thăm khám bệnh. Những văn bản y tế bằng
giấy cói này gồm có
 Lời thề của nghề thầy thuốc, tương tự như lời thề Hippocrate của bác sĩ y khoa bây giờ
 Một bản mô tả các tiến trình thăm hỏi bệnh nhân liên quan đến triệu chứng và việc thăm
khám của thầy thuốc
 Thông tin về thai sản và phụ khoa
 Bản mô tả các vết thương và bệnh về mắt, da, và hậu môn
 Bản mô tả các vết cắn từ người, heo, và hà mã
 Chi tiết các cách chữa bệnh và ra toa thuốc
Khám bệnh
Có nhiều y sĩ nam hơn nữ, vì thế cả bệnh nhân nam và nữ đều có dịp thăm khám y sĩ nam, mặc dù
không có ghi chép nào về việc này. Một văn bản y tế chỉ ra rằng y sĩ nam cũng giải quyết những bệnh
phụ khoa.
Văn bản Ebers Papyrus mô tả chi tiết thủ tục khám bệnh. Phương pháp chẩn đoán này tương tự như
phương pháp hiện giờ. Trước tiên y sĩ thăm hỏi bệnh nhân, và tìm hiểu các triệu chứng mà bệnh nhân
đang chịu đựng.
Sau đó y sĩ xem mạch bệnh nhân và tiến hành xem xét những chất thải của cơ thể, như nước tiểu, phân,
đờm, và máu, ghi nhận bất cứ điều gì bất thường. Rồi y sĩ xem xét các phản xạ.
Sau khi tất cả thủ tục xem xét đều hoàn tất, việc chẩn đoán được công bố. Vì không phải mọi bệnh đều
có tên, việc chẩn đoán bình thường chỉ là một phát biểu cách thức y sĩ sẽ chữa trị cho bệnh nhân. Việc
chẩn đoán đến dưới ba hình thức:
 Một căn bệnh mà tôi sẽ chữa khỏi
 Một căn bệnh mà tôi sẽ cố gắng chữa khỏi
 Một căn bệnh không chữa được
Chỉ 14 trong số 48 ca bệnh trong văn bản Ebers Papyrus được xem là vô vọng và do đó không chữa
được. Về 34 bệnh nhân khác, các thầy thuốc nghĩ rằng họ sẽ tiến hành chữa trị và xem kết quả ra sao.
Sau đó họ ra toa theo cách họ cho là thích hợp nhất. Toa thuốc đưa ra liều lượng và thời gian sử dụng,
và tất cả được điều chỉnh theo tuổi tác, như toa thuốc ngày nay.
Chữa bệnh
Các thầy thuôc Ai Cập quan tâm đến việc chữa bệnh hơn phòng bệnh. Trong số ít các ghi chép còn sót
lại về các phương pháp phòng bệnh, hầu hết hình như hơi thẳng thừng, chẳng hạn hãy tắm rửa đều đặn.
Các thầy thuốc dặn dò nên trang điểm cho mắt để nó phản chiếu ánh sáng khỏi vùng nhạy cảm của mắt
và để ngăn ngừa sâu bọ khỏi bay vào mắt. Họ cũng khuyên nên đốt hương để xông nhà và đền thờ,
giúp đuổi muỗi truyền bệnh sốt rét ra khỏi nơi cư trú.
Nếu căn bệnh là rõ ràng, như một vết thương hoặc xương gãy, sự chữa trị được chẩn đoán thuần túy
thuộc y học. Chẳng hạn, những vết thương không nhiễm trùng được khâu lại bằng kim và chỉ, và thịt
sống được đắp lên vết thương vào ngày đầu tiên giúp vết thương mau lành hơn. (Phương pháp này
ngày nay được cho là có hiệu quả giúp vết thương bớt chảy máu.)
Mặc dù các thầy thuốc thường quay sang thần linh để nhờ cứu giúp trong các ca khó khăn, họ cũng am
tường về giải phẫu học, do thực hành việc ướp xác. Văn bản Edwin Smith đề cập đến những kỹ thuật
mổ xẻ như cắt các chi, khâu vết thương, và loại các vật lạ ra khỏi cơ thể (như tên).
Nếu một căn bệnh thuộc nội tạng và không có nguyên do hiển nhiên, người ta tin rằng nó có nguồn gốc
siêu nhiên, và các thần linh được mời đến chữa trị.
Các căn bệnh thông thường và cách chữa trị
Cũng như ngày nay, các thầy thuốc cổ hình như sẵn sàng để chữa mọi thứ bệnh. Vấn đề các toa thuốc
có thực sự hiệu quả không là một câu hỏi còn để ngỏ, nhưng một số chất thuốc được sử dụng, nhất là
cho những căn bệnh ít nghiêm trọng, đã trở thành nền tảng của y học hiện đại. Chẳng hạn, người cổ Ai
Cập dùng:
 Quả sung để chữa táo bón: Có nhiều chất xơ, quả sung ngày nay còn được tiêu thụ để
giúp việc tiêu hóa được ổn định.
 Mật ong chữa ho và bệnh đục nhân mắt: Trong y khoa hiện đại, mật ong được dùng
chữa thương, phỏng, và vết loét và chống lại hiệu quả một số vi trùng, có tác dụng như
thuốc kháng sinh.
 Đồng để rửa sạch vết thương: Các nhà khoa học ngày nay biết rằng đồng ngăn cản sự
tích lũy của vi trùng.
 Cây anh túc dỗ bé nín khóc: Cây anh túc là thành phần cơ bản của ma túy như thuốc
phiện và móc phin khiến em bé buồn ngủ và nín khóc.
 Men giúp chữa rối loạn tiêu hóa: người Ai Cập cũng đắp men lên vết bỏng và vết loét.
Ngày nay men được biết là một nguồn dồi dào vitamin B phức hợp và hiệu quả như một
chất kháng sinh.
Chứng rối loạn tiêu hóa
Giun sán là một trong những căn bệnh người cổ Ai Cập hay mắc phải. Những ký sinh trùng này hầu
như không thể chữa khỏi, và nhiều xác ướp còn giữ lại bằng chứng các loại giun xán sống chung trong
nhà và xâm nhập vào nội tạng. Các ký sinh trùng gồm có:
 Bilharzia, có trong các con ốc ở ao hồ tù đọng. Chúng gây bệnh thiếu máu, kém ăn, nhiễm
trùng đường tiểu, và mất sức đề kháng.
 Giun heo do uống nước nhiễm trùng.
 Trichnella và taenia, do ăn thịt chưa chín.
 Lãi lây do tiếp xúc với các thú bị bệnh. Chúng gây chứng u xơ là ổ trứng của chúng.
Chứng bơm thụt cũng phổ biến, ít nhất trong thành phần ưu tú, và cách này có thể loại trừ một số giun
sán, nhưng không nhiều. Người Ai Cập, buồn thay, phải chung sống với chúng và chỉ xử lý những triệu
chứng.
Các bệnh và rối loạn khác
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, cách chữa trị phần lớn là phước chủ may thầy. Vì nhiều căn
bệnh có nguồn gốc thuộc nội tạng, các thầy thuốc Ai Cập không thể nhận diện được nguyên do và chỉ
chữa trị theo triệu chứng, như đau đớn, ho hen, và các thay đổi về thể trạng. Các bệnh thông thường và
cách chữa gồm
 Lao phổi: Không có cách chữa trị nào tồn tại, nhưng các thầy thuốc làm thuyên giảm cơn
ho bằng cách cho bệnh nhân hít hổn hợp dầu chế từ hạt carob, hạt chà là, và mật ong.
 Ho dị ứng vì bụi cát: Không có cách chữa trị nào còn tồn tại, là bệnh gây ra do thở trong
môi trường nhiều bụi cát. Các thầy thuốc cũng chữa trị ho như trong bệnh lao phổi.
 Đau khớp: Các thầy thuốc xoa bóp cho bệnh nhân bằng dầu hương để làm giảm cơn đau
nhức.
 Gãy xương: Những thanh nẹp bằng gỗ dùng để bó những khúc xương gãy dài. Những
mảnh vải lanh được đặt vào hốc mũi để vá mũi gãy. Những khuôn đúc bằng vữa __ làm từ
sữa bò trộn với lúa mạch hoặc lá cây keo trộn với gôm và nước __ được sử dụng để bó
những chỗ gãy nứt.
 Bệnh đục nhân mắt: Các thầy thuốc đắp một hổn hợp óc rùa và mật ong lên mắt và đọc
một bài thần chú.
Đọc thêm: Há miệng ra
Một bệnh rối loạn xương mà người cổ Ai Cập có thể chữa được là trẹo quai hàm. Cách chữa trị này
được mô tả trong văn bản giấy cói Edwin Smith.
Khi bạn khám một bệnh nhận có hàm dưới bị lệch, bạn sẽ thấy là miệng y cứ há ra mà bạn không thể
mở đóng miệng y lại được; thế thì bạn hãy đặt ngón tay mình vào đầu mút của cả hai xương hàm nhô
ra phía trong miệng y , và ấn ngón cái dưới cằm y; rồi đẩy cho chúng [khớp xương bị trẹo] sụp vào
chỗ cũ . . . băng bó chúng bằng imr.w [chỉ có trời nới biết đây là thứ bí ẩn gì!] và mật ong mỗi ngày
cho đến khi lành hẳn.
Không có ghi chép cho biết tại sao chứng trẹo quai hàm quá phổ biến như vậy, nhưng có thể vì xương
răng hàm thường bị bào mòn nhiều, khiến nhiều người Ai Cập cuối cùng phải nhai theo một cách kỳ
cục để bớt đau nhức. Đây chỉ là một giả thuyết!
Những phương pháp khác
Người Ai Cập thỉnh thoảng cũng dùng những phương pháp chữa trị khác, mà gần đây đã trở nên phổ
biến.
 Liệu pháp xông hơi. Chất xông rất phổ biến ở Ai Cập. Nó được đốt để làm sạch không
khí và xông hơi nhà. Nó cũng sử dụng quen thuộc trong các lễ nghi tôn giáo, các ghi chép
từ 1200 BC cho thấy ở đền Karnak, 2,189 bình và 304,093 hộc chất xông được đốt trong
chỉ một năm!
Chất xông hơi được sử dụng trong các bệnh xá nơi bệnh nhân ngủ qua đêm để gởi những thông điệp
đến các thần linh qua những giấc mơ. Giấc ngủ sẽ đến dễ dàng bằng các loại hương xông gây ảo giác.
Các thầy tu sau đó sẽ giải mộng và hướng dẫn các bệnh nhân những bổn phận phải thi hành để được
chữa trị. Đừng cho tôi là người hoài nghi khi tôi dám chắc là trong số những bổn phận mà các thầy tu
đề nghị cho bệnh nhân thế nào cũng có bổn phận cúng dường cho đền thờ bằng cách này hay cách
khác.
 Thụt hậu môn. Một lãnh vực thuộc y khoa phòng ngừa mà người Ai Cập sử dụng và nay
đã trở lại là sử dụng cách thụt hậu môn đều đặn và thông ruột kết. Người Chăn Chiên của
Thần Anus là một chuyên gia về phương pháp này, được tiến hành như một phương cách
để giữ gìn sức khỏe tổng quát.
Liệu pháp này được tin là do Thoth, thần kiến thức đầu cò quắm, giới thiệu. Cò quắm thường được
quan sát thấy dùng mỏ dài chọc vào trực tràng của mình để làm sạch ruột. người Ai Cập cũng bắt
chước thủ thuật ấy __ hy vọng bằng một công cụ mềm mại hơn.
 Giật điện. Một cách chữa trị khác kỳ quái hơn là cho bệnh nhân sốc điện, dùng cá đuối
mang điện tích, sống nhiều ở sông Nile, từ ít nhất vào triều đại thứ năm.
Scribonius Largus (45 AD), ngự y của Hoàng đế Claudius, ghi chép cách thức cá đuối điện được sử
dụng trong khoa trị liệu Ai Cập đối với chứng đau tổng quát:
Khi họ đến, người ta đặt một con cá đuối điện còn sống dưới bàn chân của bệnh nhân. Bệnh nhân
đứng trên bờ biển ướt, nước ngập đến cổ, cho đến khi bàn chân bị tê dại đến đầu gối.
Bằng cách nào kỹ thuật này làm dứt cơn đau nhức __ chứ không phải làm bạn quên phức nó __ là điều
tôi không thể hiểu. Tôi không thể biết được cái nào tệ hơn, cơn đau hay cách chữa trị!
 Liệu pháp xoa bóp. Một hình ảnh trong lăng mộ vào triều đại thứ năm của Ankhmahor ở
Saqqara cho thấy các tứ chi của bệnh nhân được các thầy thuốc xoa bóp để cắt giảm cơn
đau nhức. Đây được xem như là hình ảnh cổ nhất về liệu pháp xoa bóp trên thế giới.
Trong văn bản giấy cói Westcar, từ thời Vương quốc Giữa, pháp sư 110 tuổi Djedi đã chỉ dẫn ‘một
người hầu thoa dầu và một người khác chà xát chân’, cho thấy một hình thức vật lý trị liệu có lẽ giúp
làm thuyên giảm cơn đau nhức ở các khớp.
Thân chủ thỏa mãn hay không?
Mặc dù những ghi chép không đề cập đến giá cả các cuộc thăm khám và cho toa, các bệnh nhân chắc
chắn hầu hết đều phải trả công cho thầy thuốc chữa trị mình. Vì tiền tệ chưa được sử dụng trong suốt
thời kỳ các pha-ra-ông, các bệnh nhân phải chi trả bằng phẩm vật. Bệnh nhân trả trước hay sau khi
được chữa trị hoặc chỉ khi chữa lành bệnh là điều ta không biết được. Tuy nhiên, nhiều hình khắc được
dâng lên các thần linh để tỏ lòng tri ân vì đã chữa lành các bệnh tật.
Há miệng ra và nói ‘A’: Chữa răng
Người cổ Ai Cập gặp nhiều bệnh về răng miệng, và rõ ràng ngưỡng chịu đau của họ phải rất cao xét về
các chứng bệnh sưng tấy khủng khiếp trong răng miệng.
Không có nhiều thầy chữa răng được biết đến ở cổ Ai Cập, mặc dù tám nha sĩ đã được nhận diện từ
thời Vương quốc Cổ. Ba trong số này được phát hiện trong các nhà mồ vào tháng tám 2006 (mặc dù
các xác ướp đã bị các tay cướp mộ hủy hoại). Ba người này cũng giữ những tước vị y sĩ. Nếu các thầy
chữa răng không có được những tươc vị riêng biệt, phân biệt họ với các thầy thuốc là điều khó khăn.
Mòn răng
Vấn đề thông thường nhất cho hầu hết người Ai Cập, bất chấp vai vế và thứ bậc xã hội, là việc mặt
răng hàm bị bào mòn. Tình trạng này chủ yếu do thạch anh, sỏi nhỏ, cát, và mica có mặt trong ngủ cốc,
và được nghiền thành bột. Những chất này đều được tìm thấy trong bánh mì thời cổ và gây ra sự bào
mòn mặt răng hàm khi nhai. Hoặc chất này do gió đem lại hoặc do nông dân trộn vào có chủ ý vẫn còn
đang được tranh luận __ cách nào thì răng bị bào mòn là điều có thật.
Răng bị bào mòn đến mức độ men răng hoàn toàn biến mất, để lộ ra phần xương tủy nhạy cảm bên
trong. Phần xương tủy này sau đó nhiễm trùng, gây ra áp xe, xưng tấy, và vô cùng đau đớn. Trong
nhiều trường hợp, các áp xe ăn sâu đến tận xương hàm, và làm rụng răng.
Khó có thể làm được gì nhiều đối với các ap xe này khác hơn là chích mủ ra khỏi vết thương. Các thầy
thuốc dùng dao cắt phần áp xe nhiễm trùng, rối dùng ống sậy hút mủ ra khỏi vết thương. Thế nào rồi
mủ cũng sẽ trở lại, và công việc trên sẽ tái diễn.
Người cổ Ai Cập hình như cho rằng đau răng là việc bình thường, vì những ghi chép về việc xin nghĩ
làm ở Deir el Medina, không nêu ra lý do nào dính líu đến việc xin nghĩ làm vì đau răng.
Trên một bình diện tích cực hơn, người cổ Ai Cập không bị sâu răng nhiều vì khấu phần của họ chứa ít
đường. Người ưu tú làm ngọt thức ăn của mình bằng mật ong, nhưng đây là một việc xa xỉ đối với hầu
hết dân chúng. Chỉ một nhóm nhỏ các xác ướp cho thấy bị chớm đau răng, nhưng hầu hết những người
lớn đều có mặt răng hàm bị bào mòn.
Giải pháp làm hơi thở thơm tho
Với đầy áp xe trong miệng, hơi thở của người cổ Ai Cập chắc phần nào bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, người Ai Cập tìm đủ mọi cách để làm sạch răng miệng dùng phần đầu đập nát của một
thanh que. Kỹ thuật này giúp hàm răng của nhiều người Ai Cập cổ sạch bóng.
Các ghi chép y khoa chứa nhiều toa thuốc làm hơi thở thơm tho, trong đó nhai cây quế, cây trầm, nhựa
thơm, và cỏ thơm trộn với mật ong.
Xem Xét Sức Khỏe Phụ Nữ
Một số văn bản giấy cói về y thuật tập trung chủ yếu vào sức khỏe phụ nữ __ đặc biệt vào tính mắn đẻ,
đau đẻ, và sức khỏe sinh sản.
Nhiều cách chữa trị dựa vào quan niệm cho rằng ở phụ nữ âm đạo được nối với đầu qua một chuỗi các
ống. Nếu những ống này sạch sẽ, họ có thể sinh sản, nếu chúng bị cản trở, họ sẽ bị hiếm muộn. Phần
lớn cách chữa trị liên quan đến thuốc uống hoặc đặt thuốc âm đạo hoặc xông hơi.
Một số đề mục về sức khỏe phụ nữ bao gồm:
 Ngừa thai: Phân cá sấu rắc vào sữa chua hoặc mật ong và muối khoáng được sử dụng để
tránh thai. Cả hai chất trên được sử dụng như khăn kinh đặt vào âm đạo. Và tôi dám chắc
cái mùi của nó sẽ cổ vũ cho sự kiêng khem.
 Sự mắn đẻ: Người phụ nữ được cho là đi tiểu vào lúa mạch và lúa mì. Nếu hạt lên mầm,
bà ta sẽ sinh nở. Nếu lúa mạch lên mầm trước, bà sẽ sinh trai, nếu lúa mì lên mầm trước,
bà sẽ sinh gái. Nếu không có hạt nào, bà ta không thụ thai. (Khi phương pháp này gần đây
được kiểm nghiệm, nó không xác định đúng phái tính, nhưng, nếu một phụ nữ có thai, hạt
sẽ nẩy mầm trong một thời gian ngắn. Khi sử dụng nước tiểu đàn ông, không có việc gỉ
xảy ra.
 Sự mãn kinh: Đây là sự mãn kinh sớm và được ‘chữa trị’ bằng cách cho người nữ uống
trong bốn ngày một chất làm nôn mữa. Nếu người phụ nữ nôn ra máu, chu kỳ kinh nguyệt
của bà sẽ bắt đầu lại.

Chương 9
Thờ Phượng như người Ai Cập: Tôn Giáo

Trong Chương Này


 Tìm hiểu các thần linh
 Thờ phượng các thần ở đền thờ và tại nhà
 Bảo hộ khỏi ma quỷ và kẻ thù nguyền rũa
 Thăng hoa người chết
Khi nhìn vào tôn giáo Ai Cập, chỉ cần biết bắt đầu từ đâu cũng là rất khó. Với hơn 700 vị thần có tên,
dân chúng cổ Ai Cập có vẽ rất kính tín.
Tuy nhiên, mỗi vị thần biểu thị một quan niệm khác nhau, vai trò khác nhau, hoặc khu vực khác nhau
tại đó vị thần ấy được phụng thờ. Và không phải mọi người cổ Ai Cập đều thờ phụng tất cả các vị thần
suốt thời gian. Họ chọn vị thần nào phù hợp với nhu cầu cá biệt của mình.
Chương này khảo sát nhiều vị thần mà nhà vua và các thầy tu __ cũng như dân chúng Ai Cập __ thờ
phụng. Tôi khảo sát một số nghi lễ và hành lễ quan trọng nhất, kể cả sự hành lễ phổ biến về việc thờ
phượng người quá cố.
Khảo Sát điện Parthenon của các vị Thần Ai Cập
Người Ai Cập là một dân tộc có tổ chức, trong tôn giáo cũng như trong hầu hết mọi sinh hoạt khác.
Các sử gia có thể phân chia sự hành lễ tôn giáo Ai Cập ra hai hình thức:
 Quốc giáo liên hệ mật thiết với nhà vua và thần thánh của ông ta. Đây là lối hành lễ xa lạ
với hầu hết người thường. Các vị thần nhà nước được thờ phụng trong các đền thờ lớn ở
Karnak, Luxor, Abu Simbel, và Abydos. Những đền thờ này chỉ dành cho vua và các thầy
tu bước vào hành lễ.
 Dân giáo phát triển như một đáp ứng với quốc giáo. Dân giáo liên quan đến nhiều nhóm
thần linh khác nhau. Dân chúng (không có thầy tu) thờ phượng những vị thần này ngay
trong nhà mình (hơn là trong các đền thờ).
Giải thích tất cả những hình dạng bất thường này
Cả quốc giáo và dân giáo đều liên quan đến những vị thần có hình dạng phần nào kỳ quái biểu thị bằng
thân người nhưng có đầu thú, bằng con thú, hoặc con người có đầu là những vật thể vô tri.
Tuy vậy người Ai Cập không tin rằng những dáng vẻ kỳ cục này chính là hình dáng thực sự của các
thần. Họ tin rằng các thần linh là không có hình thể. Những mô tả chỉ biểu thị những đặc tính của vị
thần và vai trò của thần. Bản chất của con thú và vật thể vô tri thay thế cho đầu thần cho ta thông tin
nào đó về vị thần. Chẳng hạn:
 Hathor là một phụ nữ có đầu bò, biểu thị bản chất mẫu tử, nuôi dưỡng của loài bò.
 Sekhmet là một phụ nữ có đầu sư tử, biểu thị bản chất hung hăng của một sư tử cái.
 Selket là một phụ nữ có thân bò cạp và đầu người, biểu thị bà là người bảo vệ chống lại bò
cạp và vết nhện cắn.
Hoán chuyển các vai trò và hình thể
Như con người, các vị thần Ai Cập đóng những vai trò khác nhau và đảm nhận những đặc tính khác
nhau trong suốt cuộc đời họ, có nghĩa là cùng một vị thần có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau.
Thần mặt trời Ra, chẳng hạn, được biểu thị theo bốn cách khác nhau, tùy theo thời khắc trong ngày:
 Khepri là bọ hung (hoặc thân người đầu bọ hung) biểu thị mặt trời lúc bình minh.
 Aten là đĩa mặt trời biểu thị ánh sáng chiếu từ mặt trời lúc trưa.
 Re-Horakhti là thân người đầu chim ưng với hình mặt trời đội trên đầu.
 Flesh là thân người đầu cừu đực biểu thị mặt trời lúc hoàng hôn.

Đọc thêm: Phơi mình dưới ánh nắng mặt trời

Trong một xứ sở nóng như Ai Cập, mặt trời có một quyền lực đặc biệt trong cuộc sống người Ai Cập.
Bởi thế, giáo phái mặt trời đặc biệt nổi bật từ thời Vương quốc Cổ đến thời La Mã.
Tuy vậy, thay vì đơn giản hóa vấn đề, người Ai Cập đặt tên và thờ phụng nhiều hình thái khác nhau của
thần mặt trời, tùy theo giờ giấc trong ngày và khu vực nơi thần mặt trời được thờ phụng.
Thêm nữa, các thần mặt trời liên hệ sát với sự sáng thế __ mặt trời là vật đầu tiên xuất hiện trên đỉnh
sáng thế lúc khởi thủy của thời gian. Điều này có nghĩa những thần mặt trời cũng là những vị thần sáng
tạo. Và như những vị thần sáng tạo, họ liên hệ sát với nghi lễ an táng và sự tái sinh của người quá cố.
Nhiều vị thần khác cũng muốn đi vào vùng hoạt động của thái dương để gia tăng của cải và quyền lực
(mặc dù thực tế quyền lực chắc chắn chỉ có vua và các thầy tu thèm muốn chứ không phải chính các
thần!) Nhiều thần muốn thái dương hóa tên mình bằng cách thêm từ Ra vào tên (chẳng hạn Amun-Ra).
Ngay cả các vị vua cũng muốn kết hợp với thần mặt trời và gọi vương hiệu của mình là ‘con trai của
Ra’ để khoa trương dòng dõi thần linh của mình.
Dành chỗ cho các vị thần khác
Để tăng thêm kích cỡ cho nhóm các thần này, người Ai Cập khéo léo pha trộn và cặp đôi các vị thần
của họ để tạo ra các vị thần mới. Việc này phần nào giải thích tại sao người cổ Ai Cập có quá nhiều
thần.
Chẳng hạn, nhiều thần sở hữu nhiều hơn một đặc tính và do đó được biểu thị tốt nhất bởi hai vị thần
khác nhau:
 Amun-Min là phối hợp của thần sáng tạo (Amun) và thần sinh sản (Min).
 Amun-Ra là phối hợp của thần sáng tạo (Amun) và thần mặt trời (Ra).
Một số thần nước ngoài được đưa vào và phối hợp với thần Ai Cập để dân chúng Ai Cập dễ chấp nhận
họ hơn:
 Seth (thần Ai Cập của sự hổn độn) phối hợp với Baal (thần sấm sét của vùng Canaan).
 Hathor (nữ thần mẹ Ai Cập) phối hợp với Anat (nữ thần chiến tranh của người Syria).
 Osiris (thần Ai Cập của người chết) phối hợp với Dionysus (thần sinh sản của người Hy
Lạp).
 Isis (nữ thần mẹ của Ai Cập) phối hợp với Aphrodite (nữ thần tình yêu của người Hy
Lạp).
 Imhotep (thần y khoa của Ai Cập) phối hợp với Asklepios (thần y khoa của người Hy
Lạp).
Đọc thêm: Lừa gạt, sát nhân __ và nghề rừng
Một thần thoại tôn giáo Ai Cập quan trọng là về thần Osiris và Seth. Nó là cơ bản cho nhiều tín ngưỡng
an táng của người cổ, cũng như giải thích tính thần quyền của nhà vua.
Cách đây rất lâu, Osiris cai trị Ai Cập. Ông được coi là nhà trị vì anh minh, dạy dỗ dân chúng cách
trồng trọt, thờ phụng các thần linh, và tuân thủ luật lệ. Seth, em trai của ông, ganh tỵ và muốn chiếm
đoạt ngai vàng về cho mình. Seth nghĩ ra một âm mưu loại bỏ Osiris và chiếm lấy ngai vàng. Trước
tiên, y thu nhặt tất cả thông tin về số đo thân thể của Osiris __ chiều cao, chiều ngang, kích cỡ tứ chi,
ngay cả chiều dài sợi tóc, chiều dài ngón chân và móng chân. Sau đó Seth đóng một chiếc tủ rất đẹp
vừa vặn với các số đo này.
Tại một buổi chiêu đãi Seth trưng ra chiếc tủ này và tuyên bố ai đứng vừa vặn trong chiếc tủ này có
quyền sở hữu nó. Giống như trong truyện Lọ Lem, mọi người khách đều lần lượt bước vào chiếc tủ
đứng hy vọng mình sẽ khớp với nó. Một số người quá mập, số người khác quá cao; số khác có tóc quá
dài hoặc quá dày. Orisis, dĩ nhiên, vừa khít hoàn toàn. Nhưng trước khi ông kịp vui mừng vì món quà
thì Seth đã đóng sầm cánh cửa tủ, khóa tủ lại và ném tủ xuống dòng sông Nile, nhận chìm nhà vua.
Khi vợ Osiris là Isis nghe tin, bà đi tìm chiếc tủ để chôn cất thi thể chồng tử tế. Cuộc săn tìm đưa bà
đến tận Byblos (tọa lạc đâu đó ở Lesbanon ngày nay), tại đó bà hay tin rằng chiếc tủ đã mọc thành một
thân cây và đã bị đốn ngã và chạm thành một thân cột dựng trong lâu đài của nhà vua. Sau một thời
gian tìm kiếm bà tìm được cách thuyết phục hoàng hậu cho bà mang cột trở về Ai Cập. Khi Isis về tới
Ai Cập, bà nằm ngủ một giấc ngắn. Trong khi bà ngủ, Seth đi ngang, nhận ra chiếc tủ, lấy thi thể của
Orisis ra chặt làm 14 mảnh, ném rải rác khắp Ai Cập. (Isis quả là một người say ngủ.)
Khi Isis tỉnh dậy, cùng với em mình là Nephthys, bà bắt đầu một cuộc tìm kiếm tất cả mảnh thi thể của
Osiris. Mảnh cuối cùng __ dương vật của Orisis __ không bao giờ được tìm thấy. Seth đã ném phần
này xuống sông Nile và một chú cá đã nhanh nhẹn đớp lấy nó.
Isis, tuy nhiên, chứng tỏ mình là một phụ nữ tháo vác. Sau khi gom góp những phần thi thể đã thu nhặt
được, bà dùng đất sét tạo ra phần thứ 14 còn thiếu và hoạt động được. Sau đó bà tự biến hình thành một
con diều bay qua thân thể của Orisis. Làn gió từ cánh diều phấp phới tạo ra hơi thở cuộc sống cho
chồng, làm ông sống lại __ vừa đủ thời gian cho Isis thụ thai Horus. Rồi Osiris chết và bị đày đi vào
thế giới bên kia. Isis còn lại một mình nuôi nấng Horus trong các đầm lầy Ai Cập để che chở cậu khỏi
tay Seth cho đến khi cậu đủ trưởng thành và chiếm lại ngai vàng của cha mình.
Gặp Gỡ các Vị Thần Quốc Giáo Ai Cập
Trong khi Ai Cập tôn thờ hơn 700 thần trong dòng lịch sử cổ đại, một số vị thần xuất hiện nổi bật nhất.
Phần này đề cập đến những gương mặt quan trọng trong quốc giáo __ chủ yếu của nhà vua. Dân
thường thờ phụng một nhóm các vị thần hoàn toàn khác trong nhà họ.
Nhận diện các đặc tính chủ yếu
Các vị thần dưới đây được tôn thờ khắp đất nước, trong cung điện cũng như trong nhà thứ dân.
Ba vị thần quan trọng nhất là
 Orisis, thần của địa ngục. Khi nhà vua băng hà, ông biến thành Osiris để ông có thể tiếp
tục cai trị trong cõi địa ngục. Về nghệ thuật, Osiris được thể hiện dưới dạng xác ướp (quấn
chặt như xác ướp), tay cầm móc và néo để biểu lộ vai trò tiếp tục của mình như một vì
vua.
 Horus (con trai của Osiris và Isis), thần của sự trật tự. Nhà vua được tin là hiện thân
của thần Horus trên mặt đất. Horus được thể hiện như thân người đầu diều hâu.
 Seth (em trai của Osiris), thần của sự hổn độn. Seth được hầu hết người Ai Cập kính sợ
vì bản chất hổn độn của ông, mặc dù một số vua công nhận ông là vị thần của riêng mình
(như Sety I và II, Ramses II và III). Seth được thể hiện như mình người đầu quái dị với
mũi cong, tai vuông, dài, dựng đứng.
Ba nữ thần quan trọng nhất là
 Isis (em gái và vợ của Osiris, mẹ của Horus), nữ thần mẹ phổ quát. Isis được biểu thị
như một phụ nữ xinh đẹp, đôi khi có cánh thay vì tay. Bà cũng được mô tả theo hình dáng
của con diều để biểu thị chức năng của bà là cung cấp hơi thở cho cuộc sống đến người
quá cố. Bà được mô tả mang trên đầu một biểu tượng ngai vàng.
 Nephthys (em gái của Isis và Osiris), nữ thần liên kết với sự tái sinh. Nephthys giúp
Isis làm Osiris sống lại. Bà được mô tả là một phụ nữ với đôi cánh thay vì tay hoặc là một
con diều cho thấy đặc tính tương tự với Isis. Nephthys được dễ dàng nhận diện qua một
hình bán nguyệt bên trên một hình chữ nhật ở trên đầu, là chữ tượng hình của tên bà.
 Hathor (con gái của thần mặt trời Ra), nữ thần mẹ, và thần của tình dục, tình yêu,
sắc đẹp, sinh sản, và cái chết. Hathor liên hệ mật thiết với cuộc sống bên kia và sự cúng
thực phẩm để nuôi dưỡng người quá cố. Bà được thể hiện là một phụ nữ với đầu bò, một
người có tai bò và sừng bò, hoặc đơn giản là một con bò.

Các thần Osiris, Horus và Seth các nữ thần Isis và Nephthys


Tất cả các vị thần này liên hệ nhau trong những thần thoại, đặc biệt thần thoại của Isis và Osiris và sự
tranh chấp giữa Horus và Seth. Những thần thoại này giải thích không chỉ vai trò của nhà vua mà còn
các luật cha truyền con nối của hoàng gia.
Giữ gìn sự thật, công lý, và truyền thống Ai Cập: Matt
Thay vì xuất hiện trong thần thoại của riêng mình, nữ thần Matt được tin là hiện diện tuyệt đối trong
mọi sinh hoạt của người cổ Ai Cập. Bà là biểu tượng cho quan niệm về cân bằng vũ trụ, công lý, và sự
thật. Mặc dù không được thờ phụng như thế, bà là một phần chủ yếu trong cuộc sống của người giàu
cũng như nghèo.
Maat thường được mô tả dưới dạng người có lông chim đà điểu ở trên đầu hoặc chỉ là một chiếc lông
đà điểu, chữ tượng hình cho sự thật. Đối với người Ai Cập cổ, quan niệm về Maat hiện diện trong mọi
việc __ đặc biệt trong tòa án, được giám sát bởi các quan tòa được gọi là thầy tu của Maat. Người ta
thường đọc kinh cầu thần Maat trước khi tòa họp xử và một biểu tượng của Maatt chắc chắn có mặt
trong phòng xử. Các quan tòa chắc chắn phải tham vấn thần Maat khi gặp những vụ án khó khăn.
Vai trò nổi bật nhất và quan trọng nhất của Maat là trong Phòng Phán Xét, tại đó các linh hồn người
quá cố (những người dân thường) được phán xét dựa vào sự lương thiện và công đức của họ. Trái tim
người chết được cân với thần Maat (biểu thị là một chiếc lông đà điểu) trên một bàn cân vũ trụ khổng
lồ. Nếu trái tim nặng hơn chiếc lông, Ammit (một ác thú khát máu) sẽ ăn tươi trái tim và người chết
không được tái sinh và không được cuộc sống vĩnh hằng (hình dưới).

Nghi lễ cân trái tim được thi hành trước mặt Osiris, và là người phán quyết cuối cùng ai được tái sinh ai
không. Thoth, thần đầu cò quắm, thần của giới thư lại, ghi chép kết quả của việc cân tim. May thay,
trong nhiều hình vẽ nghi lễ này, không ai là không thành công.

Thờ cúng ở nhà


Nghi lễ cân trái tim được sử dụng chủ yếu bởi những cá nhân không thuộc hoàng gia. Thật ra, những
người Ai Cập bình thường thờ cúng một số thần thuộc quốc giáo tại nhà theo đúng những nghi thức
như trong đền thờ __ cúng cơm mỗi ngày, tắm rửa, và xức dầu các tượng trên bàn thờ.
Những phần sau nói về một số các thần phổ biến hơn và những nghi thức liên hệ đối với người Ai Cập
bình thường.
Bò thiêng: Hathor
Hathor được thờ cúng tại nhà như một nữ thần tình yêu, hôn nhân, và thai sản. Bà giữ những tước hiệu
kỳ lạ như ‘âm hộ phu nhân’ và ‘túy phu nhân’.
Bà đảm nhận trông coi việc sinh sản, ngừa thai, và tình dục. Tại những bàn thờ gần các đền thờ nhà
nước, dân chúng cúng Hathor nhiều lễ vật như vòng cổ, chuỗi hạt, và những tượng dương vật bằng gỗ,
đất sét hay đá, để cầu có mang hoặc cảm tạ đã gíup sinh sản an lành.
Hathor cũng được tôn thờ như
 Nữ thần núi tây. Trong vai trò nầy, được biểu thị trong nhà mồ là một con bò nhô ra từ
đầm lầy, Hathor che chở cho những nghĩa trang trên bờ tây sông Nile.
 Phu nhân của loài sung dâu. Trong vai trò an táng này, Hathor cung cấp thức ăn cho
người quá cố ở thế giới bên kia dưới hình thức cây sung dâu. Bà được biểu thị là một phụ
nữ nhô ra từ một thân cây hoặc như một người phụ nữ có cây trên đầu.
Thợ thủ công: Ptah
Tại làng Deir el Medina, nơi ở của các thợ thủ công xây dựng Thung lũng các Nhà Vua, thần sáng tạo
Ptah được thờ phụng như một vị thần bảo hộ của thợ thủ công (hình dưới).

Các công nhân cúng tế thần khi bị thương tích lúc làm việc __ thông thường nhất là bị mù mắt do điều
kiện làm việc lâu ngày dưới hầm tối chen chúc, đầy bụi bặm. Nhiều hình khắc cầu thần Ptah chữa khỏi
tai nạn này, mà các công nhân tin rằng bị thần linh quở phạt, hơn là do môi trường đem lại.
Ptah được mô tả dưới dạng gói chặt như xác ướp, đầu đội mũ ôm sát như mũ các vận động viên bơi lội.
Trong tay cầm ba cây trượng, tượng trưng cho sự ổn định, quyền lực, và cuộc sống vĩnh hằng, tất cả
điều này ông đều ban bố cho người tôn thờ mình.
Đi kèm với những bức tường ngoài của một số đền thờ nhà nước, trong đó có đền Karnak, là một nhà
nguyện tai nghe có một số bia dâng cúng thần Ptah, trang trí bằng một số tai nghe. Dân chúng thì thầm
những lời cầu khẩn vào các tai này và lời khẩn cầu sẽ đi thẳng đến Ptah. Trong một số đền thờ, một lỗ
được bí mật khoét đằng sau các bia cho phép một thầy tu ngồi đấy và trả lời các lời cầu khẩn. Các tín
hữu Ochắc phải tin là tiếng nói vang vọng đến là tiếng nói của thần Ptah.

Người lùn hạnh phúc: Bes


Một số thần chỉ là thần của gia chủ, hầu hết không hấp dẫn lắm, nhưng lại thân thiết với cuộc sống đám
bình dân. Một trong những vị thần nhà được thờ phụng nhiều nhất là Bes, thần của tình yêu, hôn nhân,
sinh sản, và hội hè. Ông là thần bảo hộ trẻ em và phụ nữ bằng múa men, ca hát uyên náo khiến lũ rắn
rết, bò cạp, và tà ma hoảng sợ bỏ chạy.
Bes là một trong những vị thần duy nhất được mô tả chính diện hơn là nhìn nghiêng, khiến ông nổi bật
trong đám đông. Ông có đầu và đuôi sư tử, kết hợp với thân thể của một người lùn chân vòng kiềng và
bàn chân xòe ra ngoài. Tay thường uốn cong ở ngang khuỷu, chống nạnh, hoặc cầm một nhạc cụ hay
một con dao. Một nhân cách khá kỳ cục.
Bes thường được van vái lúc sinh sản để cầu mẹ tròn con vuông. Hình tượng của Bes được đặt trên mặt
bàn (đặc biệt trên đầu giường), vẽ trên gối tựa đầu, bình sứ, hộp trang điểm, và gương soi __ mọi đồ
đạc lỉnh kỉnh liên hệ với tình dục và sự mắn đẻ.
Hà mã cục cằn: Taweret
Một vị thần khác liên quan đến sự mắn đẻ và thai sản là nữ thần hà mã mang bầu Taweret, được mô tả
đứng thẳng trên chân sau với bộ ngực người xệ xuống, và cái bụng bầu và tóc bờm làm bằng đuôi cá
sấu. Thật là ngoạn mục!
Taweret là thần bảo hộ hung hăng của phụ nữ lúc sinh con và được vẽ lên các đồ đạc như thần Bes. Bà
cũng có vai trò ở thế giới bên kia và được mô tả trong Quyển Sách của Thần Chết (Tử Thư).
Vị thần trầm lặng: Meretseger
Một số các thần được thờ phụng trong những vùng đặc biệt, trong số đó có thần Meretsege, được thờ
cúng chủ yếu ở Deir el Medina. Bà được biểu thị là một rắn hổ mang hoặc là một phụ nữ có rắn hổ
mang trên đầu, đang phùng mang chực mổ. Bà bảo hộ cho dân làng khỏi bị rắn độc, bò cạp, và nhện
cắn.
Thung lũng các Vì Vua, nơi dân cư Deir el Medina làm việc, nằm trong một vùng tối của một ngọn đồi
hình kim tự tháp thiên nhiên có tên là Meretseger, có nghĩa là ‘nàng yêu thích sự trầm lặng’. Nữ thần
được tin thờ sẽ bảo hộ cho dân làng theo cách mà ngọn núi chế ngự và bảo hộ phong cảnh.
Thờ Cúng các Thần Linh
Việc thờ cúng của một trong số hàng trăm vị thần cổ Ai Cập __ không tùy thuộc vùng miền hoặc chứa
năng __ đều như nhau trong khắp các đền thờ Ai Cập. Sự thờ cúng ở nhà cũng tương tự, có điều việc
hành lễ là do gia chủ chứ không do các thầy tu. Các tượng thần được đặt trên bệ thờ ở cuối đền, và thầy
tu bước vào đây mỗi ngày hai lần (lúc sáng sớm và khi chiều đến) để thi hành các nghi thức:
 Lễ sáng, các thầy tu mang tượng từ bệ thờ xuống và tắm tượng, rồi xức dầu thơm và thuốc
mỡ, sau đó mặc tượng trong một khăn choàng vải lanh mới. cuối cùng thần được dâng
cúng các thức ăn và uống đặt bên dưới chân thần. Sau khi thần đã ngự dùng phần lễ cúng
tâm linh biểu hiện qua lễ vật, thức ăn sau đó được chia cho các thầy tu trong đền.
 Lễ chiều, các nghi thức sáng được lặp lại và tượng được đặt lên giường ngủ.
Trong khi hành lễ, các thầy tu đọc kinh và niệm chú, các bài kinh và chú thay đổi theo các vị thần và
vai trò của họ.
Trân trọng địa lý thiêng liêng
Mặc dù các lễ nghi mà các thầy tu tiến hành đều giống nhau, mỗi trung tâm giáo phái có những lối
hành lễ riêng biệt, bao gồm thực phẩm bị cấm kỵ, các thú thiêng, các biểu tượng thiêng, và những kinh
cầu nguyện.
Hầu hết các thần quốc giáo có những địa điểm đặc biệt được coi là trung tâm của giáo phái. Những địa
điểm này được đặc biệt tôn kính:
 Trung tâm giáo phái chính của Ra ở tại Heliopolis. Những khai quật cho thấy đển thờ này
lớn hơn đển ở Karnak, nhưng buồn thay đền này hiện thời không được mở cửa cho công
chúng.
 Trung tâm giáo phái chính của Amun là ở Karnak, mặc dù thần được thờ trên khắp Ai
Cập. Đây là phức hợp nhà thờ lớn nhất trên thế giới và bạn phải đến thăm khi tới Luxor.
 Trung tâm giáo phái chính của Osiris là ở Abydos, bạn còn có thể đến viếng.
 Trung tâm giáo phái chính của Isis ở Philae, một điểm dừng chân quen thuộc của du
khách.
 Horus có ba trung tâm giáo phái chính; cái đầu tiên còn đứng vững và nên đến thăm:
 Edfu, nơi ông được thờ cúng dưới hình tượng của một đĩa tròn có cánh.
 Kom Ombo, nơi ông được thờ cúng như con trai của Re.
 Heliopolis, nơi ông được thờ cúng như Re-Harakhti.
 Trung tâm giáo phái chính của Hathor là ở Denderah, và bạn còn có thể đến thăm.
 Các trung tâm giáo phái của Setn được đặt ở vùng Châu thổ tại Avaris và Qantir. Những
địa điểm này không mở cửa cho công chúng.

Tham dự lễ hội
Lễ hội là phần quan trọng trong việc thờ phụng quốc giáo cũng như dân giáo. Các ghi chép lịch sử cho
thấy nhiều lễ hội được tổ chức hàng tháng, trong đó lễ hội quan trọng nhất là
 Lễ hội Thung Lũng ở Thebes. Các gia đình thăm viếng các họ hàng đã qua đời của họ
trong các nhà mồ để ăn lễ với họ. Bức tượng thần Amun được mang theo đám rước dài từ
Karnak đến mọi đền thờ an táng trên bờ tây sông Nile.
 Lễ hội Sokar-Osiris. Lễ hội này được tổ chức ban đêm như một lễ hội tang. Người ta
choàng củ hành quanh cổ và mang lễ vật cúng thần và người quá cố.
 Lễ hội Opet ở Thebes. Một bức tượng thần Amun được mang theo đám rước dọc đại lộ
nhân sư từ đền thờ Karnak đến đền Luxor. Bức tượng an vị trong đền Luxor một số ngày
trước khi trở về lại đền Karnak.
 Lễ hội Uống Rượu ở Deir el Medina. Lễ hội này vinh danh Hathor và, như đúng tên gọi,
kéo dài năm ngày uống rượu.
Những lễ hội này và nhiều lễ hội khác là dịp để mọi người được nghỉ làm việc để tham dự hay ngắm
nhìn các đám rước diễu qua các đường phố __ cũng như thưởng thức thức ăn và từng suối bia tuôn
chảy.
Bảo hộ người sống
Mọi người Ai Cập , hoàng gia hay dân dã, đều tin vào quyền lực của bùa chú để bảo hộ và làm tăng sức
mạnh cho người đeo chúng, còn sống hay đã chết.
Lá bùa là một hình tạo bằng bất kỳ vật liệu gì được đính vào vòng cổ, vòng tay hoặc nhẩn. Hàng trăm
loại bùa khác nhau đã từng tồn tại. Nhiều hình ảnh liên quan đến thần linh; mỗi lá bùa được một vị thần
hay nữ thần đặc biệt nào đó bảo hộ. Bùa được mang trên vòng cổ và vòng tay, một mình hay đi kèm
với các bùa khác, giống như các đồ trang sức ngày nay.
Những bùa khác biểu thị những khía cạnh của thần thoại cũng như những dấu hiệu tượng hình, bao
gồm:
 Chìa khóa chữ thập: Dấu hiệu của đời sống bất tử.
 Bọ hung: Con vật này liên kết với thần mặt trời cho ta niềm hy vọng về cuộc sống mới và
sự tái sinh.
 Mắt của Horus: Mắt phải liên hệ với mặt trời, mắt trái liên hệ với mặt trăng. Đối với
người sống, Mắt của Horus bảo hộ chống lại mọi lực lượng ma quỹ xấu xa. Cả hai mắt
thường được tìm thấy trên xác ướp vì chúng có quyền năng phục sinh.
 Nhím: Được mang để cầu mắn đẻ và tái sinh __ do con vật này tỉnh dậy sau giấc ngủ
đông.
 Một chân: Cái chân là một phần trong chữ viết tượng hình có nghĩa là ‘sức khỏe’ và sẽ
đem lại sức khỏe cho người mang nó.
 Hai ngón tay: Điển hình là ngón trỏ và ngón giữa. Chỉ tìm thấy trên xác ướp. Biểu thị các
ngón tay của người ướp xác, bảo đảm tiến trình ướp xác đã hoàn tât cũng như đem đến sự
bảo hộ hoàn toàn cho những bộ phận dễ tổn thương của thi thể.
 Ruồi: Mang lại sự mắn đẻ và bảo hộ khỏi côn trùng cắn phá. Con ruồi vàng là một huy
hiệu vinh dự do vua ban.
 Cóc: Phần nhiều phụ nữ mang để hấp thu sự mắn đẻ của cóc.
 Thước thợ và dây dọi. Những biểu tượng này đem đến cho người đeo chúng sự chính
trực và kiên định lâu bền.
Bùa do người sống đeo cũng là một phương tiện để khoe mẽ __vật liệu làm bùa càng quý, người đeo
nó càng giàu. Hầu hết làm bằng thủy tinh, một số làm bằng đá quý.
Sử dụng tà thuật
Người Ai Cập có vẻ như một dân tộc ưa chuộng hòa bình, nhưng thật ra một số tôn giáo sử dụng tà
thuật để trả thù.
Đặc biệt, họ tin vào mãnh lực của đất sét hay sáp ong sẽ mang chết chóc cho kẻ thù của họ __ hơi
giống tà thuật yếm.
Những hình mà người cổ Ai Cập sử dụng có hai loại:
 Hình nhân căm ghét được sử dụng để hủy diệt kẻ thù chính trị của Ai Cập và do đó chỉ
được nhà vua sử dụng. Mỗi hình người biểu thị một tù nhân bị trói. Trên ngực của tù nhân
là danh sách những kẻ thù truyền kiếp của Ai Cập (Nubian, Á châu, Lybia, Syria). Những
hình nhân này bị đập nát rồi chôn xuống đất, biểu hiện sự hủy diệt của kẻ thù.
 Hình nhân bị nguyền rủa được sử dụng để làm liệt một người mình không ưa. Một số
hành động gớm ghiếc điển hình được tiến hành đối với hình nhân __ đốt hoặc đâm đinh.
Để việc yếm có hiệu quả hơn, một lọn tóc hoặc một móng tay của kẻ bị nguyền rủa được
đính vào hình nhân. Hình yếm được làm bằng các vật liệu đơn giản như đất sét hoặc sáp.
Mặc dù những hình nhân này chủ yếu được sử dụng để xâm hại và hủy diệt kẻ thù, một số người còn
sáng tạo và sử dụng chúng vì những lý do đáng ngờ. Một hình nhân ở Bảo tàng Louvre ở Paris (có niên
đại 200-300 AD) mô tả một phụ nữ bị trói chặt hai tay sau lưng và những gậy sắt chọc vào mắt và vùng
kín. Hình nhân được chôn cùng với một bản chì có khắc một bùa yêu chỉ ra rằng hình nhân này được
tạo ra từ tình yêu. Tuy nhiên, theo bản khắc chì, nếu người phụ nữ bằng xương bằng thịt không bị bùa
yêu của người đàn ông tạo ra hình nhân làm cho mê hoặc, cô ta sẽ bị hủy diệt. Hy vọng là cô nàng rồi
sẽ phải lòng anh chàng đáng gờm này.
Cầu khẩn lời sấm truyền
Ngoài việc khẩn cầu nữ thần Maat, người Ai Cập còn tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề pháp lý và
tranh chấp dưới hình thức sấm truyền. Nghèo cũng như giàu đều sử dụng sấm truyền để giải quyết
những bất đồng, kể cả những bất đồng cá nhân.
Người ta hoặc cầu khẩn sấm truyền trong đền thờ hoặc khi tượng thần được rước ngang qua đường
phố. Người ta có hai cách cầu khấn sự giúp đỡ của thần linh. Họ có thể:
 Đặt một thông điệp viết tay tại điện thờ trước bức tượng thần. Tờ sớ này sẽ được trao
đến tay thầy tu để ông ta đặt nó trước mặt thần linh. Thần sẽ hồi đáp lời yêu cầu bằng cách
sử dụng những bảng có/không (một số bảng đã được tìm thấy). Câu trả lời này sau đó sẽ
được các thầy tu giải thích.
 Khẩn cầu tượng thần thông qua các thầy tu đang vác con thuyền thiêng (con thuyền
có chứa tượng thần) trong đám rước. Dân chúng hô vang câu hỏi của mình, và tương
thần sẽ trả lời bằng cách thay đổi áp lực trên vai của các thầy tu đang vác thuyền thiêng.
Cách thức mà các thầy tu quỳ gối hoặc cúi thấp xuống có ý nghĩa khác nhau đối với dân
chúng.
Tinh thần của nghi thức sấm truyền là nếu bạn không thích câu trả lời của một vị thần nào đó, bạn có
thể đi hỏi một vị thần khác. Không có giới hạn về số lần phán quyết của chư thần.
Mơ thấy thần linh
Mặc dù người Ai Cập cầu khẩn trực tiếp với thần linh qua sấm truyền, các vị thần cũng xuất hiện trước
dân chúng trong giấc mộng, và sau đó các thầy tu sẽ giải mộng ấy. Các thầy tu này sẽ chỉ bảo các cá
nhân điều gì họ cần làm để lời cầu khẩn của họ được hồi đáp. Việc đoán mộng thường kèm theo những
lễ vật phải dâng cúng cho đền thờ và đây là một dịch vụ hái ra tiền của các thầy tu.
Thờ Cúng Tổ Tiên
Một trong những hình thức nổi bật nhất của tín ngưỡng trong làng quê là thờ cúng tổ tiên, trong đó dân
làng tôn kính người quá cố của gia đình, cách hai hay ba thế hệ. Những người Ai Cập còn sống khấn
nguyện tổ tiên phù hộ trong những sinh hoạt thường ngày.
Người Ai Cập tin rằng sau khi cá nhân tái sinh vào thế giới bên kia, y sẽ trở thành một akh ikr en re có
nghĩa là ‘một linh hồn ưu tú của Re’ (xem Chương 10). Những cá nhân này được cho rằng có quyền
năng trên cuộc sống của người còn sống cũng như có ảnh hưởng đến các thần của thế giới bên kia.
Bằng cách giữ cho tổ tiên sung sướng __ qua việc dâng cúng thức ăn đồ uống mỗi ngày __ người Ai
Cập tin rằng họ sẽ được các tổ tiên quá cố phù hộ.
Người Ai Cập trân trọng tổ tiên mình và luôn nhớ đến họ trong cuộc sống thường nhật, thậm chí làm
những cửa giả trong phòng sinh hoạt để hương linh tổ tiên của mình có thể bước vào nhà và ăn uống
hay vui chơi với gia quyến. Điều không hề xảy ra với gia chủ ngày nay.
Tổ tiên bỏ túi
Các tổ tiên được tôn quý cũng tham dự các lễ hội tôn giáo và đám rước qua cách sử dụng các tượng
bán thân của tổ tiên. Những tượng này nhỏ (tối đa 30 cm) bằng đá hay gỗ dễ mang đi biểu thị hình ảnh
của tổ tiên. Tượng bán thân gồm đầu và vai và đôi khi đội tóc giả. Tượng hiếm khi có khắc chữ, nhưng
các sử gia tin rằng chúng biểu thị cho những thành viên nam của gia đình.
Người Ai Cập đặt những tượng bán thân này trên bàn thờ tại nhà để mong được tổ tiên phù hộ. Những
tấm bia nhỏ (tối đa 25 cm) được đặt bên những tượng bán thân trên bàn thờ. Những bia này được khắc
hình ảnh của tổ tiên cũng như hình ảnh người hiến tặng bia. Nhiều bia có chạm lời khấn nguyện ngắn
van vái tổ tiên phù trợ.
Trong dịp Lễ hội Thung lũng hàng năm, tượng Amun được mang từ Karnak trong đám rước đến nghĩa
trang trên bờ tây sông Nile. Nhiều cư dân Deir el Medina tham gia đám rước với các tượng bán thân
của tổ tiên họ. Đám rước này kết thúc tại nhà mồ của người quá cố, tại đó một bữa tiệc tưởng nhớ được
tổ chức trong đó người quá cố được tin là có tham dự.
Phong thần các người phàm
Các thần linh tại gia, liên quan đến sự mắn đẻ, sinh sản, và các vết cắn độc địa của loài bò sát, sâu bọ,
và nhện độc, vẫn không đủ đối với thường dân. Họ còn thờ cúng những người phàm, đã được nâng lên
làm thần linh. Việc này không giống như thờ cúng tổ tiên, vì những người được phong thần thường là
những người được tôn kính và nổi tiếng trong nước. Họ được tôn thờ phổ biến hơn tổ tiên, vốn chỉ thờ
cúng tại gia.
Một số người được phong thần được dân thường thờ cúng, một số khác do vua chúa. Các thần được
phong này cũng được khẩn cầu vì nhiều lý do, bao gồm sự cầu mong mùa màng bội thu và răn dạy đạo
lý.
Một số thần được phong nổi bật nhất được số đông thờ cúng ở những vùng khác nhau bao gồm
 Imhotep, kiến trúc sư xây dựng kim tự tháp bậc thang ở Saqqara (xem Chương 13), được
phong là thần y khoa, cho dù trong đời ông chưa hề làm thầy thuốc.
 Senworset III được thờ cúng tại thị trấn Kahun (xem Chương 2 để biết thêm chi tiết), vì
ông đã có công xây dựng thành phố cho những công nhân xây kim tự tháp ở el-Lahun.
 Amenhotep I được người dân ở Deir el Medina tôn thờ như người thành lập làng thủ
công.
 Amenhotep, con của Hapu, là tể tướng trong thời vua Amenhotep III trị vì và được tôn
thờ như một nhà hiền triết. Ông là thần bảo hộ của thầy thuốc và được tin là hổ trợ việc thụ
thai.
 Horemheb được vua Ramses II tôn thờ. Ông cho dựng một điện thờ trong nhà mồ của
Horemheb ở Saqqara. Việc tôn thờ này là để tri ân Horemheb đã chọn ông nội mình lên
làm vua kế vi.
Dân chúng dâng lễ vật cho các tượng thần được phong, cũng như đọc kinh và chú cho họ.

Đọc thêm: Thư gửi người đã khuất


Các bát cổ trong nhiều nhà mồ ở Ai Cập có viết những bức thư ở mặt trong bát. Những thư này gởi đến
người chết do các thành viên còn sống viết và cầu xin được phù hộ.
Gia đình viết các bức thư trên một cái bát, sau đó chất đầy bánh ngọt vào bát, vì thế khi người quá cố
ăn bánh và đọc thư, họ phải thực hiện những gì được khẩn cầu vì họ đã ăn bánh hối lộ rồi. Quá ranh,
phải không?
Một lá thư thuộc loại này, viết trên giấy cói, đặc biệt thú vị:
Gởi hương hồn Ankhiry. Anh đã làm gì sai quấy với em mà bây giờ phải chịu tình trạng khốn khổ
này? Anh đã làm gì với em? Những gì em làm chỉ là gây đau khổ cho anh, mặc dù anh không làm gì
sai quấy. Anh đã làm gì với em từ khi anh sống với em như một người chồng, cho đến ngày đó [ngày
em mất] mà anh phải dấu? Giờ thì còn lại gì? Giờ thì em phải chịu khi anh phải kiện cáo em. Anh đã
làm gì với em? Anh sẽ kiện cáo em với tòa Ennead Tây [tòa phán xét ở thế giới bên kia], và thần linh
sẽ xét xử việc giữa anh và em dựa vào bức thư này. . .
Anh đã làm gì với em? Anh đã lấy em làm vợ khi còn là thanh niên. Anh đem em theo đến mọi nơi anh
đến làm việc. Anh ở bên em, không đuổi em đi . . . Lúc nào anh cũng nghĩ sẽ sống bên em . . . Còn em
thì chưa hề biết đến an ủi anh. Anh sẽ được cứu xét với em, và người ta sẽ phân biệt sự thật với lời dối
trá.
Em có nhớ, khi anh huấn luyện các sĩ quan trong quân đội Pha-ra-ông về kỹ thuật lái chiến mã xa,
anh bắt chúng nằm xấp trước mặt em. Anh không bao giờ giấu giếm với em việc gì. Anh không hề để
em đau khổ, luôn đối xử với em như một người lịch sự. Em không hề thấy anh thô lỗ, như đối xử với
một người nhà quê bước xồng xộc vào nhà. Anh không hề xử sự để có ai khiển trách được . . .
Anh gởi em lá thư này cho em biết những việc em làm. Khi em bắt đầu bị bệnh tật hành hạ, anh cho
mời thầy thuốc bậc thầy đến khám và chu toàn mọi việc em yêu cầu ông ta làm. Khi anh theo Pha-ra-
ông thân chinh, hành quân về phương nam giữa lúc em lâm trọng bệnh, anh quên cả việc ăn uống bình
thường hơn tám tháng trời. Và ngay khi đến Memphis, anh xin với Pha-ra-ông nghỉ phép để chạy đến
bên em, và anh đã khóc tức tưởi cùng với người thân, trước mắt các người hàng xóm. Anh sắm vải
lanh loại tốt để quấn xác em, anh may nhiều bộ quần áo cho em mang theo, và không bỏ sót điều gì
cần làm. Và em biết đấy, anh trải qua ba năm cho đến giờ vẫn sống một mình, không bước vào nhà ai
khác mặc dù biết thế là không lịch sự. Anh làm việc này vì em dù em không phân biệt được tốt và xấu.
Người ta sẽ xét xử chuyện anh và em. Và còn nữa: các em gái trong nhà, anh chưa hề gian díu với ai
cả.
Câu cuối cùng hình như hơi lạc lõng giữa mạch văn, có vẽ như một ý đột xuất __ nhưng đúng ra đây
là cốt lõi của lá thư. Tác giả vừa phiền não vừa thấy có tội, mà ông tin là do bà vợ gây ra, trong khi
chắc chắn là do những hành động của y đối với các phụ nữ khác trong nhà! Y hiển nhiên cảm thấy là
người vợ đầu tiên của mình không tán thành y và đang trừng phạt y.
Chương 10
Khảo Sát Tín Ngưỡng Chôn Cất và Ướp Xác

Trong Chương Này


 Tìm hiểu cuộc sống và cuộc sống bên kia, phong cách Ai Cập
 Lột trần tiến trình ướp xác
 Hổ trợ người quá cố đến kiếp sau
 Phục sinh người chết
Hầu hết thông tin về cổ Ai Cập đến từ các văn bản an táng, cho ta cảm tưởng là người Ai Cập bị cái
chết ám ảnh và bỏ hầu hết thời gian và tài sản để chuẩn bị cho việc kết thúc cuộc sống trần thế.
Thật ra người cổ Ai Cập bị cuộc sống ám ảnh và muốn tiếp tục được sống vĩnh hằng. Mặc dù mỗi cá
nhân chắc chắn có niềm tin riêng của mình, chứng cứ nói chung cho thấy người cổ Ai Cập tin rằng nếu
được chuẩn bị chu đáo cuộc sống của họ ở kiếp sau sẽ hạnh phúc hơn cuộc sống hiện giờ. Đúng ra, họ
tin tưởng rằng kiếp sau là một bản sao hoàn hảo của Ai Cập , được biết với tên Cánh Đồng Lau Sậy.
Cánh Đồng Lau Sậy dựa vào chu kỳ mặt trời, và một số người tin rằng người chết nằm trong bóng tối
nguyên thủy cho đến khi vầng thái dương bắt đầu hành trình ban đêm của nó trong thế giới bên kia.
Mặc dù phong cảnh ở đây thừa thải nước nôi và rau củ, đồ đạc và thực phẩm dâng cúng trong tang lễ
cùng nhà mồ đường bệ sẽ bảo đảm cho người quá cố được sung sướng sau khi chết.
Chương này sẽ đào sâu vào một trong những lãnh vực gây tranh cãi nhiều nhất (và thường bị hiểu lầm)
của cuộc sống cổ Ai Cập _ sự chuẩn bị và chôn cất người chết qua tiến trình tâm linh và vật chất của
việc ướp xác.
Tìm Hiểu Tính Tinh Túy Nhân Bản Ai Cập
Người Ai Cập tin rằng con người tạo bởi sáu yếu tố hoặc thành phần. Sau khi chết, những yếu tố này
lập tức tách rời. Để được tái sinh thành công, tất cả sáu yếu tố đó phải được hợp nhất qua lễ nghi tống
táng, qua cầu nguyện và phẩm vật cúng tế thường được các thầy tu và các thành viên gia đình còn sống
tiến hành. Sáu yếu tố đó là
 Ka, hay sức sống, sẽ làm kích hoạt người chết __ cũng hơi giống như pin sẽ kích hoạt một
món đồ chơi.
 Ba, được mô tả như một con chim đầu người. Ba biểu thị cá tính của người quá cố.
 Akh, là tên của linh hồn tạo bởi sự phối hợp giữa ba và ka.
 Tên người quá cố, được xem như là được người sống lặp lại để có thể vào cõi vĩnh hằng.
 Bóng đen, là một lãnh vực ít được biết đến của cá nhân. Nó buộc chặc với giáo phái mặt
trời, vì không có mặt trời, không có bóng đen nào tồn tại.
 Thể xác, được xem như phối hợp của tất cả các yếu tố tâm linh này. Thể xác được giữ gìn
bằng quá trình ướp xác.
Đọc thêm: Nghi thức Mở Miệng
Ba và Ka được hợp nhất ở kiếp sau qua nghi thức Mở Miệng. Nghi lễ sau khi ướp xác này bảo đảm
cho cái ka có thể nhìn, nghe, ngửi, thở, và ăn __ tất cả hoạt động thiết yếu của con người. Vì lý do chưa
biết, cái ba hình như không cần những chức năng trần tục này; khi ba được hợp nhất với ka trong một
thời gian dài, nó sẽ được nuôi dưỡng.
Thầy tu sem (chuyên thực hiện việc ăn táng) cầm một cây gậy phép đặt lên miệng xác ướp để mở
đường thở. Sau đó thầy sem sẽ đọc kinh và xức dầu cho xác ướp. người cổ Ai Cập xem nghi thức này
quan trọng đến nổi họ thỉnh thoảng vẽ những bình và lọ được sử dụng trong nghi thức trên áo quan
trong trường hợp nghi thức đã không được hoàn tất một cách đúng đắn và như một phương tiện nhằm
bảo đảm rằng những công cụ dùng cho nghi thức quan trọng này nằm sát bên thi thể, nhờ đó làm tăng
hiệu quả của nghi lễ.
Sự hợp nhất thành công của ka và ba tạo ra một yếu tố khác của thân thể là akh hay linh hồn. người quá
cố được biến thành một con người vĩnh hằng của ánh sáng. Mặc dù cái akh không thần thánh, nó có
những đặc tính chung với thần linh __ cái akh có thể can thiệp vào cuộc sống và trò chuyện với các vị
thần.
Nguyền rủa các nhà Ai Cập học
Các xác ướp đã khơi dậy óc tưởng tượng trong hàng thế kỷ, gây ra nổi khiếp hải cũng như kính sợ. Qua
nhiều thế hệ, các nhà làm phim Hollywood đã tung ra nhiều bộ phim đầy tưởng tượng về những xác
ướp sống lại và rượt đuổi các nhà khảo cổ táo tợn quanh các lăng mộ. Các xác ướp trong những bộ
phim rùng rợn này đều xấu ác, do một lời nguyền đặt trên áo quan hay do bản chất các xác ướp là thế.
Câu chuyện về lời nguyền nổi tiếng nhất bắt đầu trong cuộc khai quật lăng mộ vua Tutankhamun vào
năm 1922 của Howard Carter và nhóm của ông. Dân bản xứ làm việc với nhóm khảo cổ rất mê tín và
tin là nếu đột nhập lăng mộ sẽ kích hoạt một lời nguyền cổ xưa. Để ngăn cản dân bản xứ đi vào lăng
mộ lúc ban đêm và làm hư hỏng hiện trường khai quật, nhóm khảo cổ bèn rao tin công nhận là có lời
nguyền, và câu chuyện đến tai một nhà báo Anh.
Từ đó trở đi, bất cứ một thành viên khai quật nào chết đều bị đổ lỗi cho lời nguyền, cho dù chết sau đó
20 năm vì những nguyên nhân tự nhiên __ đúng là một lời nguyền quá yếu ớt.
Một biến cố duy nhất hơi kỳ lạ là việc cúp điện ngay lúc Ngài Carnarvon chết vì bị nhiễm trùng sau
một vết cắn của sâu bọ. (Xem Chương 15 để biết thêm về đóng góp của Ngài Carnarvon trong cuộc
khai quật Tutankamun.) Dĩ nhiên việc cúp điện ở Cairo xảy ra như cơm bữa mà không có lời giải thích
hợp lý nào. Nếu bạn chịu khó quan sát, bạn có thể tìm thấy ý nghĩa trong bất cứ chuyện gì.
Trong số hàng ngàn ngôi mộ được khai quật ở Ai Cập, chỉ có hai lời nguyền như thế được viết ra để đe
doạ bọn đào trộm mộ (đầu tiên là ở lăng mộ Ursa, thời đầu Tân Vương quốc, thứ hai ở lăng mộ của
Harkkhuf vào triều đại thứ sáu ở Aswan):
Kẻ nào xâm phạm tài sản của ta, làm hư hỏng phần mộ của ta hoặc lấy xác ướp của ta, thần mặt trời
sẽ trừng phạt y. Y sẽ không để lại tài sản của mình cho con cái; trái tim của y sẽ không có được niềm
vui trong cuộc sống; y sẽ không nhận được nước (vì phần ka của y cần uống) khi nằm trong mộ; và
linh hồn của y sẽ bị hủy hoại mãi mãi.
Đối với bất cứ ai bước vào phần mộ mà thân thể không sạch sẽ, ta sẽ tóm lấy cổ y như tóm cổ một con
chim, và y sẽ bị thần linh phán xét vì chuyện đó.
Đừng lo lắng, các nhà Ai Cập học không gặp tai họa vì những lời nguyền này. Họ không bước vào lăng
mộ để đập phá, mà để tái thiết, bảo quản, và tìm hiểu gia chủ, tiểu sử cũng như văn hóa của họ.
Đối với người cổ Ai Cập, sự lặp lại cái tên sẽ bảo đảm một cuộc sống lâu dài trong thế giới bên kia.
Qua khảo sát các phần mộ và xuất bản các kết quả tìm kiếm, các nhà Ai Cập học làm sống lại người
chủ của lăng mộ __ đó là điều mà họ ao ước suốt hàng ngàn năm nay. Dĩ nhiên, cuộc tranh luận liệu
việc đặt xác ướp trong các bảo tàng (bảo quản hay trưng bày) có thích đáng không vẫn còn tiếp tục.
Tôi tin chắc người cổ Ai Cập sẽ không mấy thiết tha với khung cảnh trưng bày hào nhoáng ngày nay.
Tuy nhiên, nếu các nhà Ai Cập học hiện đại không khai quật lăng mộ, thì lịch sử, tên tuổi và cuộc đời
của người cổ Ai Cập sẽ bị vùi lấp mãi mãi __ người Ai Cập cổ rất sợ bị lãng quên. Một bảo tàng có thể
không phải là thứ phục sinh họ ao ước, nhưng cũng là một thứ phục sinh và một cuộc sống vĩnh hằng
dù xoàng xĩnh.
Quấn Chặt Tất Cả Lại
Tiến trình ướp xác có thể thực hiện theo hai hình thức:
 Tự nhiên: Thi thể được bảo quản trong cát, băng, hoặc than bùn.
 Nhân tạo: Thi thể được con người bảo quản dùng những thủ thuật đa dạng.
Người cổ Ai Cập thường sử dụng cả hai hình thức trên.
Vào thời tiền triều (3500 BC), người Ai Cập chôn xác người chết trong những huyệt than bùn cạn được
đào trong cát ngoài rìa sa mạc. Than bùn không được lót và thi thể không được quấn vải được đặt ở tư
thế bào thai, trực tiếp vào cát. Những vật dụng cúng tế chủ yếu gồm những bình chứa đồ ăn và thức
uống cần thiết cho kiếp sau, cho thấy ngay trong thời kỳ này người Ai Cập đã tin vào cuộc sống sau khi
chết.
Khi các thú hoang và bão cát làm lộ ra thi thể, người Ai Cập nhận thấy rằng da và tóc đã được cát gìn
giữ một cách tự nhiên. Người Ai Cập bắt đầu thử nghiệm việc bảo quản thi thể người chết, thay vì phó
mặc cho may rủi. Qua năm tháng, tiến trình bảo quản thi thể một cách nhân tạo tiến hóa dần.
Thử nghiệm trên người chết
Những phương pháp ướp xác thử nghiệm khác nhau đã được tiến hành giữa 3500 BC và 2600 BC, bao
gồm
 Chôn cất trong bình. Những người trưởng thành đầy đủ được uốn cong và đặt vào trong
các bình lớn bằng đất sét. Bình được đậy nắp và nêm phong, chôn sâu vào đất và cuối
cùng lấp cát lại.
 Các khay lau sậy. Thi thể được đặt trên một chiếc khay bằng lau sậy trong một tư thế co
quắp và nằm nghiêng. Một tấm vải liệm hoặc da thú được phủ lên thi thể. Chiếc khay này
sau đó được đặt vào một huyệt than bùn và lấp cát lại.
 Da thú. Trước 3000 BC, người chết được quấn trong lớp da thú và được đặt vào huyệt
than bùn và lấp cát lại.
Tất cả những phương pháp trên đều làm phân hủy các mô mềm, vì thi thể không tiếp xúc với những
chất bảo quản chúng một cách tự nhiên __ cát. Chỉ còn sót lại phần xương trong những lần thử nghiệm
này.
Cải tiến kỹ thuật ướp xác
Sau thất bại của những lần thử nghiệm ban đầu, người Ai Cập quyết định bảo quản các thi thể trước khi
chôn cất.
Minh họa có sớm nhất về kỹ thuật ướp xác là đám tang hoàng gia của triều đại thứ nhất, thuộc về vua
Djer. Nó được Petrie phát hiện vào cuối thế kỷ 19. Tất cả những gì còn sót lại là cánh tay được bọc gói
kiểu ướp xác, đeo nhiều vòng nữ trang bằng đá quý. Rủi thay, các nhà khảo cổ quan tâm đến món nữ
trang nhiều hơn là cánh tay, và viên quản lý nhà bảo tàng Cairo, Emile Brugsch, đã ném cánh tay đi.
May thay, họ có chụp hình cánh tay được ướp lâu đời nhất này __ hay đúng ra, họ chụp vì món nữ
trang quá đẹp.
Việc ướp xác chỉ dành cho thành phần ưu tú của xã hội, còn số đông người nghèo Ai Cập chỉ được
chôn cất trong những huyệt than bùn, giống như vào thời tiền triều. Điều khác biệt duy nhất là các thi
thể được ướp xác sau thời tiền triều đều nằm thẳng không bị bẻ cong.
Nhìn qua chuyên viên tống táng: Thầy ướp xác
Cho dù đến nay đã phát hiện nhiều xác ướp và lăng mộ, không văn bản nào ghi chép về kỹ thuật ướp
xác của người cổ Ai Cập tồn tại. Văn bản hoàn toàn nhất sử dụng được là từ Herodotus, một sử gia Hy
Lạp từ thế kỷ thứ năm BC.
Sau khi một người cổ Ai Cập chết, thi thể được mang đến nhà ướp xác, chắc chắn tọa lạc trong nghĩa
trang địa phương. Vì không có chứng cứ những cơ sở này tồn tại, các sử gia không chắc có bao nhiêu
cơ sở như thế hoạt động. Các nhà ướp xác chắc chắn chứa những áo quan làm sẵn và bùa chú, để các
họ hàng thân thích có thể chọn lựa kiểu dáng phù hợp với ngân sách của họ.
Các người ướp xác thâm niên là những thầy tu và được trọng vọng. người ướp xác lớn tuổi nhất có
nhiệm vụ bọc chặt thi thể mang một mặt nạ chó rừng, biểu thị cho thần Anubis, thần đầu chó rừng
trông coi việc ướp xác.
Mặc dù các thợ ướp xác được trọng vọng, Herodotus ghi chép là các thi thể của các mệnh phụ giàu có
thường được giữ lại một ít ngày trước khi chuyển đến nhà ướp xác, để tránh bị làm ô uế. Chẳng hạn,
khi xác ướp của Nữ hoàng Ahmose-Nefertari triều đại 18 được mở ra, thi thể của bà cho thấy những
dầu hiệu phân hủy những mô mềm trước khi xác được ướp. Mặc dù bà ở tuổi thất tuần khi qua đời, tư
cách nữ hoàng của bà có thể làm bà được thèm muốn một cách bệnh hoạn. (Lẽ dĩ nhiên, nguồn tin và
sự trung thực của thông tin do Herodotus cung cấp ta không được biết.)
Bước qua tiến trình ướp xác
Phương pháp ướp xác toàn diện và đắt giá nhất làm cho người quá cố trông giống như Osiris, vị thần
của địa ngục. Người Ai Cập tin rằng vị vua quá cố __ và khoảng thời Trung Vương quốc , các nhà quý
tộc quá cố __ sẽ trở nên giống Osiris khi chết.
Kỹ thuật ướp xác ít đắt đỏ hơn cũng xài được, nhưng những phác họa dưới đây mô tả tiến trình toàn
diện của việc ướp xác.
Lấy đi bộ não
Trong thời Tân Vương quốc, thợ ướp xác thường lấy não ra trước tiên. Người cổ Ai Cập tin rằng tư
tưởng và tình cảm đều xuất phát từ tim, cho nên bộ não không có gì quan trọng.
Thợ ướp xác đập gãy xương sàng ở chóp mũi và moi bộ não từng miếng một ra bằng cái móc chọc qua
lỗ mũi. Tuy nhiên, thực nghiệm đã chứng tỏ rằng phương pháp này chỉ moi ra được từng miếng nhỏ
của bộ não một cách không hiệu quả.
Để cải thiện bước này trong tiến trình, dầu cây bách xù và nhựa thông được đổ vào mũi lên óc và để vài
phút cho các chất này làm tan phần còn sót lại của bộ não, sau đó được rút hết ra ngoài qua đường mũi.
Những di chứng của chất não đông đặc và hòa tan được tìm thấy ở phía sau đầu lâu.
Hút mỡ kiểu Ai Cập
Sau khi lấy đi bộ não, thợ ướp xác cắt phần bên trái của bụng dưới rồi móc hết phần nội tạng ra, trừ trái
tim. Thợ ướp xác, người đã cắt vết dao đầu tiên liền, theo nghi thức, bị đuổi ra khỏi nhà ướp xác, bị
dân chúng ném gậy đá, và la ó vì đã làm ô uế thi thể.
Sau khi các cơ quan được lấy đi, ổ bụng được tẩy rửa hoàn toàn __ trước tiên bằng rượu cọ và sau đó
với rất nhiều cây thuốc có tính kháng sinh được xay nhuyển để ngăn ngừa ổ bụng bốc mùi.
Sau khi làm khô ổ bụng, thợ ướp xác nhồi vào bụng một hổn hợp hương liệu; vải lanh hoặc mạt cưa
được thêm vào cho bụng có dáng trở lại. Sau đó thi thể được vá lại và vết cắt được dấu đi bằng miếng
che bằng da hay đồng có hình chiếc lá.
Bảo quản nột tạng
Nột tạng lấy ra từ ổ bụng được xử lý cẩn thận như chính thi thể. Chúng được phơi khô trong muối tự
nhiên lấy từ Thung lũng Natron. Các cơ quan đã khô được quấn trong vải lanh và đặt vào trong bình.
Bình này được đặt vào một tủ hình chữ nhật cũng làm bằng chất liệu như áo quan và quách.
Bình đựng nội tạng phơi khô có nắp in hình bốn đầu thú, tượng trưng cho Bốn Con Trai của Horus
(thần đầu chim ưng). Bốn người con này mỗi người có vai trò riêng biệt trong thế giới bên kia, vì họ
bảo vệ một phần của thân thể và sau đó cung cấp cho thân thể những cơ quan nội tạng thiết yếu khi
người quá cố tái sinh. Bốn Con Trai của Horus là:
 Imsety, đầu người, bảo vệ lá gan.
 Hapy, đầu khỉ, bảo vệ lá phổi
 Duamutef, đầu chó rừng, bảo vệ dạ dày.
 Qebehsenuef, đầu chim cắt, bảo vệ bộ ruột.
Làm khô thân thể
Thân thể được nhồi ‘bông’ sau đó được đặt lên bàn ướp xác trong vòng 35-40 ngày với muối xếp chặt
quanh thân thể, che phủ nó hoàn toàn. Các mẫu bàn ướp xác dài và thấp này đã được tìm thấy trong các
hầm ướp xác.
Sau 35-40 ngày, thân thể được mang đi rửa sạch, và chuẩn bị được quấn bọc, mất thêm 30 ngày nữa,
bảo đảm toàn bộ tiến trình toongt cộng không quá 70 ngày.
Thú vị thay, ngôi sao Sirius, đặt tên theo Osiris, biến mất trong 70 ngày mỗi lần. Osiris cũng biến mất
trong 70 ngày trước khi sống lại. Một cách tượng trưng, người quá cố cũng hóa thành Osiris, biến mất
trong 70 ngày trong khi xác được ướp và sau đó được tái sinh về thế giới bên kia.
Quấn bọc thân thể
Quấn bọc thân thể cũng quan trọng như việc bảo quản nó, và một thầy tu mang mặt nạ Anubis sẽ đảm
trách công việc này.
Thầy tu cần một số lượng lớn vải len để bọc thân thể __ hơn 400 mét vuông vải len đã được phát hiện
trên một số xác ướp, với hơn 40 lớp quấn.
Hoàng gia có vải liệm được đền thờ làm riêng. Một số vải quấn Ramses II được dêt từ chỉ vàng.
Xét về số lượng lớn vải lanh cần thiết cho việc quấn bọc, và những phí tổn khác, những thi thể không
thuộc hoàng tộc không chắc được bọc trong những vật liệu được chế tạo đặc biệt cho việc chôn cất,
hoặc ngay cả bằng vải lanh một gia đình khó chu cấp đủ. Vì họ đã tìm thấy nhiều tên khác nhau được
viết trên vải liệm trong cùng một xác ướp, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng bạn bè và gia quyến có thể đã
hùn nhau cung cấp vải lanh cần thiết. Có lẽ nếu một người chết, toàn dân làng phải biếu tặng vải lanh
cho tang gia.
Sự tiến hóa của việc quấn bọc
Các kiểu quấn bọc thi thể biến đổi qua năm tháng. Các niên đại của xác ướp có thể nhận ra dựa vào
một vài đặc tính:
 Vương quốc Cổ: Mỗi chi được quấn bọc riêng rẻ, kể cả ngón tay và ngón chân. Thân thể
được bọc sau đó được quét một lớp nhựa thông. Thạch cao được phủ lên lớp vải quấn trên
mặt và được sơn vẽ theo màu của người sống.
 Trung Vương quốc: Các xác ướp được quấn bọc theo hình dạng truyền thống với tứ chi
đều bó lại với nhau. Các cánh tay được xếp lên đùi hoặc vắt qua bộ phận sinh dục. Mặt nạ
xác ướp thay thế lớp thạch cao sơn vẽ, và nhiều mặt nạ có đầy đủ râu ria, đôi khi được sơn
xanh.
 Tân Vương quốc: Trước khi quấn bọc xác ướp, còn làm thêm một số việc, như mắt được
khảm mã nảo và thủy tinh để không bị sụp. (Tuy nhiên, mắt Ramses IV được đắp hai củ
hành. Cánh tay của các xác ướp hoàng tộc bắt chéo lên ngực và bàn tay thường nắm chặt.
 Thời Ptolemy: Các thợ ướp xác sử dụng những dải vải rất mỏng, sắp xếp theo những kiểu
dạng hình học tinh tế và trang trí bằng núm tròn và ngôi sao.
 Thời La Mã: Những chân dung được vẽ kỹ lưỡng của người quá cố khi sống được quấn
giữa các lớp vải bọc.
Vật mang theo lớp vải quấn bọc
Từ thời Tân Vương quốc trở về sau, các văn bản từ Sách của người Chết (Tử Thư) thỉnh thoảng được
viết lên lớp vải quấn để giúp người quá cố ở kiếp sau. Những đoạn văn này được đặt một cách thích
đáng lên các phần thân thể tương ứng để bảo đảm việc bảo hộ.
Trong khi mỗi chi của xác ướp được quấn vải, các thầy tu niệm chú theo các kinh tống táng của thời ký
ấy để làm các chi sống lại, bảo đảm người quá cố được tái sinh vào cõi vĩnh hằng. Chẳng hạn thời La
Mã việc quấn bọc mất đến 30 ngày! Giữa các lớp vải quấn, thầy ướp xác đặt nhiều bùa chú giúp người
quá cố ở kiếp sau.
Xét chi phí chôn cất
Tiến trình ướp xác rẽ tiền được sử dụng từ thời Trung Vương quốc trở đi, dựa vào chứng cứ trên các
xác ướp còn sót lại ở thời kỳ này. Tuy nhiên, như được đề cập ở phần trước, ‘Nhìn Qua Chuyên Viên
Tống Táng: Thầy Ướp Xác’, tiến trình chính xác chỉ được ghi chép trong các bài viết của Herodotus từ
thế kỷ thứ năm.
Nói chung, những kỹ thuật rẽ tiền bỏ qua giai đoạn lấy nội tạng ra khỏi ổ bụng. Hổn hợp dầu bách xù
và nhựa thông được bơm vào cơ thể qua hậu môn, rồi bịt kín lại không cho hổn hợp chảy ra. Sau một
thời gian, nút chặn được rút ra cho hổn hợp thoát ra, kéo theo phần nội tạng đã tan rã với nó. Tuy
nhiên, các cơ quan của một số xác ướp không tan rã đều, và đặc biệt những phần nội tạng chỉ tan rã
từng phần làm nghẹt hậu môn.
Thân thể sau đó được bao phủ muối trong 40 ngày, rồi mang ra rửa sạch và chuẩn bị cho giai đoạn
quấn bọc. Một phương pháp còn rẽ hơn là làm tan rã các cơ quan, làm khô cơ thể, và mang xác ướp trở
lại cho tang gia mà không quấn bọc vải.
Đọc thêm: Một việc che đậy cổ xưa

Xác ướp của một thầy tu triều đại 22 từ đền thờ Khonsu ở Karnak, Nesperenub, là chủ đề của cuộc
trưng bày 3D của Bảo Tàng British năm 2004. Xác ướp được đặt trong một quan tài làm bằng các lớp
sợi bông hoặc cây cói phủ thạch cao. Trong nhiều năm, các tia X làm nổi lên một vật thể lạ đính phía
sau ót của Nesperenub. Sự bất thường này gây nhiều bối rối. Bằng cách sử dụng phép chụp cắt lớp, các
nhà nghiên cứu có thể nhìn bên trong cơ thể của Nesperenub theo một cách chưa từng có được trước
đây. Hình quét CT nhận diện được một vật thể hơi giống một cái chén đất sét, có in dấu tay của người
nặn. Hình như trong lúc thợ ướp xác đang dán lớp băng quấn đầu tiên cho đầu bằng nhưa thông, họ đặt
cái chén bên dưới đầu để hứng nhựa dư chảy xuống. Tuy nhiên, có lẽ lúc đó đã hết ca làm việc và họ đã
quên lấy chén ra; khi trở lại làm việc vào sáng hôm sau, nhựa thông đã đông cứng, dán chặt cái chén
vào ót xác ướp. Những dấu vết sau đầu cho thấy họ đã cố cạy chén ra nhưng không thành công. Thế là
họ quyết định để nguyên cái chén tại vị trí không mong muốn và quấn vải lên, dấu nhẹm. Có ai mà biết
được?
Trả lại cho người gởi
Sau khi cơ thể được quấn bọc, thợ ướp xác trả lại nó cho tang gia. Tuy nhiên, các xác ướp không phải
lúc nào cũng được chôn cất ngay vì nhà mồ của gia đình chỉ mở cửa vài ba năm một lần để hạn chế sự
cuớp bóc. Trong khi chờ đợi được chôn cất, xác ướp được cất giữ trong một gian phòng hoặc tại cơ sở
ướp xác đối với nhà giàu hoặc tại nhà ở đối với gia đình nghèo hơn.
Ăn mặc chỉnh tề: Quần áo gởi theo người chết
Ngoài việc quấn bọc, các quần áo bằng vải len cũng được đặt trên hay quanh thi thể.
 Một phụ nữ triều đại thứ năm có chín áo chôn cùng với bà bên trong áo quan bằng gỗ. Hai
áo rõ ràng được thiết kế cho tang lễ vì chúng rất dài (142 cm) và rất chật, không thể mặc
khi còn sống.
 Một xác ướp có niên đại 2362 BC từ Tarkhan, hiện giờ ở Bảo tàng Petrie, được chôn với
đầy đủ quần áo cho thấy nếp nhăn ở nách và trên khuỷu, chứng tỏ nó đã được mặc khi còn
sống và chắn hẳn là một bộ y phục được người chết yêu thích.
 Những mẫu y phục khác được khám phá trong các phần mộ bị lộn mặt trái ra ngoài và gấp
lại, một thói quen mà các người giặt ủi Ai Cập thường sử dụng để chỉ rõ y phục đã được
giặt ủi. Các y phục lộn mặt trái ra ngoài cho thấy quần áo đem theo xuống mồ cũng đã
từng được mặc khi còn sống.
Dọn dẹp ngăn nắp
Sau khi thợ ướp xác hoàn tất thủ tục ướp xác và thi thể trả lại cho gia đình, thường tất cả vật liệu sử
dụng trong tiến trình ướp xác được chôn giấu trong một chỗ riêng biệt. Tiến trình này gợi ý là mỗi chỗ
chôn giấu dành riêng cho mỗi lần chôn cất; buồn thay điều này không phải là trường hợp trong các ghi
chép khảo cổ.
Một số chỗ chôn giấu của thợ ướp xác đã được phát hiện ở Thebes và Saqqara, kể cả của
Tutankhamun. Những chỗ chôn giấu này bao gồm tất cả vật liệu được sử dụng trong quá trình ướp xác.
 Những hủ và lọ chứa bột màu để tô cho xác ướp.
 Nhựa thông để trét, khử mùi, và vệ sinh xác ướp.
 Vải lanh để độn và quấn bọc
 Muối để sấy khô
 Sáp để bao phủ cơ thể và một số lỗ trên cơ thể
 Mạt cưa và trấu để độn các phần rỗng
 Đèn và những phần sót lại của buỗi lễ cúng sau khi đám tang hoàn tất
 Chổi để xóa bỏ các dấu chân của người cuối cùng bước ra khỏi nhà mồ
Một số chỗ chôn dấu cũng chứa bàn ướp xác, đó là chiếc bàn thấp vì phần lớn tiến trình ướp xác được
thực hiện trong tư thế ngồi xổm. Những chiếc bàn này đều lấm muối, dầu, và chất thải lỏng của cơ thể.
Trong thời gian viết quyển sách này, lăng mộ được phát hiện mới nhất trong Thung lũng các Vì Vua
(KV63) đang được khai quật. Tất cả bảy áo quan được mở ra đều chứa đầy những vật liệu của thợ ướp
xác giống như những thứ được dùng khi chôn cất Tutankhamun, bao gồm các vòng cổ hoa đeo lúc
chôn cất. Một số bình chứa lớn trong lăng mộ chứa đầy muối, vải quấn, và các bình khác nhau, cho
thấy lăng mộ có thể đã là cơ sở ướp xác hơn là nơi chôn cất. Lăng mộ mới có thể là chỗ cất dấu đồ ướp
xác cho một phần mộ chưa được phát hiện!
Đọc thêm: Nắm bắt trí tưởng tượng

Mặc dù nghi thức ướp xác giảm sút trong thời kỳ La Mã chiếm đóng, các tiến trình ướp xác vẫn tiếp
tục làm thế giới tò mò kể từ đấy.
Từ AD 50 đến thế kỷ 19, các ý tưởng liên quan đến xác ướp càng lúc càng kỳ quái. Vì các xác ướp có
tuổi thọ trong khoảng 2,000 đến 4,000 năm, nhiều người tin rằng chúng nắm giữ bí ẩn của cuộc sống
vĩnh hằng. Các xác ướp thường được nghiền thành bột, có tên là mumia, và được ăn như một thần
dược. Vua Ba Tư từng gởi cho Nữ hoàng Victoria một lọ nhỏ bột mumia (làm từ các xác ướp rất cổ) để
bồi bổ sức khỏe. Không biết có phải nhờ uống nó với trà mà bà đã sống rất thọ!
Vào cuối thế kỷ 19, các nhà giàu thường săn lùng các xác ướp để trưng bày trong nhà họ. Việc lột công
khai các băng vải quấn xác ướp là những biến cố dành cho giới thượng lưu, trong đó các mệnh phụ thì
ngất xỉu khi nhìn cảnh tượng gớm ghiếc còn các ông thì chiêm nghiệm đến khía cạnh khoa học. Vì nhu
cầu thưởng ngoạn việc bóc trần xác ướp chẳng bao lâu vượt quá số cung, người Ai Cập hám lợi tìm
cách làm những xác ướp giả, phơi khô chúng ngoài nắng cho chúng trông như rất cổ, rồi bán với giá
trên trời cho những du khách khờ khạo.
Dẫn Đường vào cõi Âm
Mặc dù những thợ ướp xác bảo quản thi thể, nhưng phải cần những biện pháp phòng ngừa xa hơn khi
chôn cất để bảo đảm người quá cố không gặp trở ngại trên đường được tái sinh và đến thế giới bên kia.
Những biện pháp này được ghi trong các ‘sách hướng dẫn’ đến kiếp sau. Những lời chỉ dẫn được viết
trên áo quan, tường, giấy cói, và lớp vải quấn, cung cấp cho người quá cố đầy đủ thông tin cần thiết để
vuợt qua thế giới bên kia và vào cõi vĩnh hằng. Các phần sau sẽ đề cập đến những chỉ dẫn thông
thường nhất cho người chết.
Văn bản Kim Tự Tháp
Văn bản này là những văn bản an táng có sớm nhất, và không có gì ngạc nhiên chúng được viết trong
các kim tự tháp từ thời vua Unas của triều đại thứ năm đến thời vua Ibi, một vị vua ít được biết đến vào
triều đại thứ tám.
Văn bản được khắc trong phòng an táng và phòng chờ của kim tự tháp (xem Chương 14 về cách xây
dựng kim tự tháp) và không kèm theo hình vẽ nào. Các chữ tượng hình được sơn màu xanh để biểu thị
sự sống lại.
Văn bản Kim Tự tháp lúc đầu được thiết kế cho các đám tang hoàng gia, nhưng vào cuối thời Vương
quốc Cổ một số chương của văn bản cũng được sử dụng cho lăng mộ không thuộc hoàng tộc. Những
bùa chú lúc đầu liên quan đến thế giới bên kia của nhà vua và trình bày những số phận khác nhau cho
ông ta __ tất cả đều quan trọng như nhau. Những số phận này là:
 Nhà vua có thể bay lên trời để trở thành một tinh tú giữa các tổ tiên mình.
 Lúc lâm chung, nhà vua có thể trở thành Osiris, thần của cõi âm.
 Nhà vua có thể đi cùng thần mặt trời trên con thuyền ánh sáng và đồng hành cùng ông trên
chuyến du hành đêm.
Hiển nhiên cũng có những điều trái ngược trong hệ thống tín ngưỡng liên quan đến những gì thực sữ
xảy ra sau khi nhà vua băng hà. Ngay cả từ thời đầu này, người Ai Cập đã có nhiều ý tưởng về thế giới
bên kia đối trọng với thế giới hiện thực.
Các văn bản kim tự tháp được chia thành ba loại, gồm một số các bùa chú. Những phối hợp bùa chú
khác nhau được chọn ra để trang trí cho kim tự tháp. Ba loại này là:
 Bùa chú, có bản chất hộ trì. Bùa chú được sử dụng để đuổi rắn rết và những mối nguy
khác mà vì vua quá cố có thể gặp phải trong thế giới bên kia, có thể ảnh hưởng đến việc tái
sinh của ông.
 Bùa tang, liên kết với người quá cố qua sự hiện hình của Osiris. Những bùa này mô tả
chuyến đi của nhà vua vào thế giới bên kia và thường được khắc chạm trong phòng an
táng. Những lời này được con vua đọc lên ở phòng an táng trong vai trò như Horus, con
trai của Osiris. Những văn bản này mô tả các lễ vật và các nghi thức phục sinh, bao gồm
những lời lẽ trong nghi thức Mở Miệng.
 Bùa cá nhân, mà người quá cố dùng trên đường đi đến thế giới bên kia. Những bùa này
được đặt ở phòng chờ và lối đi ra ngoài kim tự tháp, giúp cho Ka khi nó rời khỏi lăng mộ.
Những bùa này đề cập đến cảnh tượng của thế giới bên kia, kể cả hình ảnh bước qua dòng
nước và lên bậc thang bắc lên trời.
Văn bản Áo quan
Vào đầu Trung Vương quốc, các Văn bản Kim tự tháp tiến hóa thành các Văn bản Áo quan, bởi vì
chúng được khắc chủ yếu trên nắp quan tài (mặc dù chúng cũng được khắc trên tường nhà mồ, mặt nạ
xác ướp, và giấy cói).
Văn bản Áo quan giống như Văn bản Kim tự tháp, mặc dù những bùa chú mới được thêm vào. Chúng
được sử dụng cho cả hoàng gia lẫn người thường.
Văn bản Áo quan phát triển xa hơn một số ý tưởng có trong Văn bản Kim tự tháp, bao gồm:
 Các chuyến đi lên trời của ba được thực hiện bằng thuyền ánh sáng và đi cạnh thần mặt
trời.
 Ý tưởng cho rằng sự tồn tại ở thế giới bên kia tùy thuộc vào việc nuôi dưỡng cái ka. Việc
bảo quản các bộ phận của cơ thể là quan yếu để cho ka và ba có thể hợp nhất để được tái
sinh. Vì lẽ này, một hình vẽ tỉ mỉ tất cả vật dụng cúng cho người quá cố (thực phẩm, quần
áo, vũ khí, và trang sức) là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Văn bản Áo quan.
 Bùa cá nhân vẫn còn hiện diện, mặc dù chúng được kết hợp vào Hướng dẫn đến Cõi
sau, mà thông thường nhất là Quyển sách về Hai Con Đường. sách này là phần giới thiệu
vào Âm ty, kèm theo một bản đồ chỉ rõ cách thức tìm được đường đến đó cùng những mốc
chỉ đường quan trọng. Tất cả thứ mà người ra đi cần đến. Những bản đồ này, nổi bật là hai
lộ trình gồm đất và nước, thường được nhìn thấy ở bên dưới áo quan.
Sách của Người Chết (Tử Thư)
Tân Vương quốc là thời kỳ phục hưng các văn bản an táng, với nhiều phiên bản được soạn thảo, bao
gồm Tử Thư với hơn 200 bùa chú đã có trong Văn bản Kim Tự Tháp và Văn bản Áo quan, bổ sung
thêm một số mới được cải tiến.
Văn bản Tử Thư được viết trên các áo quan, vải lanh liệm xác ướp, giấy cói, các bức tường trong nhà
mồ, và vải quấn bọc thi thể, và thường được minh họa với những họa tiết liên hệ với văn bản. (Những
văn bản an táng trước đây chỉ có chủ yếu là chữ viết.)
Một số bổ sung nổi bật là:
 Chú 125, liên quan đến sự phán xét người quá cố và công đức của y để được nhận
vào cõi vĩnh hằng.
 Những chỉ dẫn đặc biệt mà một số chương cần được viết lên những vật thể đặc biệt
để đạt được kết quả tốt nhất. Chẳng hạn:
1. Chương 6 nên được viết lên các tượng shabti, những tượng người hầu nhỏ được đặt
trong nhà mồ để phục dịch cho người quá cố.
2. Các Chương 26, 27, 29b, và 30b, phải được viết lên những con bọ hung lớn đặt trên
trái tim. Những con bọ hung này được khẩn cầu không khai ra bất kỳ bí ẩn xấu xa nào
khi người quá cố đứng trước Osiris trong Phòng Phán Xét.
3. Chú 100 nên được viết trên một tờ giấy cói sạch, chưa dùng đến bằng một thứ bột
phẩm màu xanh lá trộn với nhựa thơm và nước. Tờ giấy phải được đặt lên ngực của
xác ướp nhưng không thực sự chạm đến thi thể. Nếu làm được như thế, người quá cố
có thể bước lên chiếc thuyền ánh sáng của Re và dong ruổi cùng với vị thần quyền
năng nhất! Một chú vô cùng quan trọng.
 Những chỉ dẫn mà một số chú nào đó phải được đọc lớn lên bởi một những người
khác nhau, như thầy tu, thợ ướp xác, và chính người quá cố. Chú nên được người quá
cố đọc được đặt trong nhà mộ gần với thi thể như có thể trong phòng an táng, để cái ka có
thể truy cập thông tin này ngay khi nó lìa khỏi xác.
Với quá nhiều chỉ dẫn rõ ràng, không phải tất cả 200 chương của Tử Thư được viết ra hết trong cùng
một chỗ.
Hướng dẫn đến Cõi Sau
Không giống Tử Thư, sách Hướng dẫn đến Cõi Sau là tuyển tập các bùa chú không thay đổi thường
xuyên, và là bộ sách tôn giáo đầu tiên mà nội dung được ấn định, phát triển theo một chủ đề, và phải
xem theo một thứ tự đặc biệt. Sách này chỉ được nhà vua sử dụng và thường thì lăng mộ hoàng hậu
cũng không được phép. Sách này giờ vẫn còn thấy được trong các hầm mộ ở Thung Lũng các Vì Vua
(xem Chương 13).
Hướng dẫn đến Cõi Sau có nhiều hình minh họa hơn Tử Thư và theo sau chuyến đi ban đêm 12 giờ của
thần mặt trời, có người quá cố đồng hành.
Trong truyện, chuyến đi ban đêm bắt đầu lúc hoàng hôn đối với mặt trời và lúc an táng đối với người
quá cố. Mặt trời đem ánh sáng đến cõi âm và đi về phía đông để được tái sinh. Mỗi giờ trong chuyến đi
12 giờ được ngăn cách bởi những cánh cổng do các quỷ sứ và mãng xà canh giữ. Người quá cố phải
xướng tên các quỷ sứ và cánh cổng mới vượt qua được. Nhiều cổng giờ được trấn giữ bởi các ác quỷ
lăm le ám hại thần mặt trời và người quá cố đồng hành __ một kịch bản thiện chống ác có thể làm ra
những bộ phim bom tấn! Ở cuối giờ thứ 12, mặt trời tái sinh lên tầng trời, và người quá cố tái sinh vào
thế giới bên kia.
Không cần phải khắc chạm đủ 12 giờ trên bức tường nhà mồ, áo quan, hoặc giấy cói, thường chỉ cần sử
dụng một hay hai giờ tiêu biểu tùy theo không gian có được.
Mua chuộc cán cân phán xét
Sau khi người quá cố thương lượng để qua trót lọt tất cả cánh cổng của cõi âm, còn một nhiệm vụ nhỏ
nữa để hoàn thành trước khi người chết đi vào cõi vĩnh hằng. Đó là bước vào Phòng Phán Xét, để đúng
trước mặt Osiris, vị thần của cõi âm, và làm chứng cho công đức của mình.
Trái tim người quá cố sẽ được cân với chiếc lông của sự thật (Maat). Nếu tim nặng hơn, lập tức quái
vật (Amut) đang chực sẵn sẽ nuốt chững trái tim, và người quá cố mãi mãi không được tái sinh và bị
đày ải vào bóng tối vĩnh cữu.
Thay vì phó thác trái tim mình trên bàn cân cho may rủi, người quá cố đọc lời xưng tội phủ nhận từ Tử
Thư, kể cho 42 phán quan của cõi âm tất cả những việc mà người quá cố không từng làm. Thật ranh
mảnh, vì nếu bạn phạm phải việc gì, đừng đề cập đến nó và không ai biết được! Lời xưng tội phủ nhận
bao gồm những câu nói như:
Tôi chưa từng làm điều gì sai quấy.
Tôi chưa từng trộm cắp
Tôi chưa từng tham lam
Tôi chưa từng giết người
Lời xưng tội tiếp tục, kết hợp những lỗi nhỏ nhặt với những tội tày trời như thể chúng như nhau. Mặc
dù việc cân tim nghe có vẻ khủng khiếp, những minh họa của các cảnh tượng này cho thấy không có ai
bị trừng phạt. Như vậy việc đọc lời xưng tội phủ nhận quả có tác dụng.
Nuôi dưỡng cái ka
Sau khi người quá cố được tái sinh vào thế giới bên kia, điều quan trọng là giữ gìn việc thờ cúng ka để
bảo đảm y được sống vĩnh hằng. Đối với hoàng tộc, việc thờ cúng này được tiến hành trong đền thờ an
táng do nhiều thầy tu đảm trách. Đối với dân thường, nếu giàu xây được lăng mộ có nhà nguyện, các
thành viên trong gia đình sẽ thờ cúng hương hồn người quá cố tại đây, hoặc thuê thầy tu thay thế mình.
Đối với những cá nhân nghèo hơn, các thành viên trong gia đình sẽ thờ cúng tại nhà.
Vượt quá tầm hiểu biết của người Ai Cập
Mặc dù người Ai Cập nỗ lực bảo quản thân thể của họ vĩnh viễn, không ai chắc chắn thế giới bên kia
có tồn tại hay không.
Trong một số lăng mộ ở thời Tân Vương quốc, có những hình vẽ cho thấy những nhạc công mù đánh
đàn hạc đang tấu nhạc cho giới ưu tú thưởng thức tại các buổi chiêu đãi.
Phía trên một số nhạc công có ghi lời của bài hát sau:
Họ đã chịu những tai ương gì?
Họ hiện giờ ở đâu?
Tường nhà của họ đã sụp đỗ và nhà cửa không còn
Như thể họ chưa từng tồn tại
Không có ai trở về từ cõi chết
Để có thể kể lại tình cảnh của mình
Và những thứ họ cần;
Để làm trái tim ta yên ổn
Cho đến khi ta cũng đi đến nơi mà họ đã từng qua
Nào ta hãy vui chơi và đừng bao giờ nản chí
Vì có ai đem được tài sản của mình xuống đó đâu,
Có ai đi đến đó mà quay trở về được đâu.

Rõ ràng, người Ai Cập không chắc chắn về sự tồn tại của thế giới bên kia. Nhưng dĩ nhiên họ tiếp tục
ướp xác và chuẩn bị chu đáo lễ tang, chỉ cho chắc ăn.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc thờ cúng hương hồn ka là việc dâng cúng lễ vật, được
bày ra trước tượng người quá cố mỗi ngày. Những lễ vật này gồm bánh mì, bia, thịt gà, thịt bò, và rau
củ quả. Các thân nhân thường chọn những thức ăn mà người quá cố ưa thích khi còn sinh tiền. Không
có điều gì tệ hơn phải sống trong cõi
vĩnh hằng bằng đầu cá hoặc cải bắp nếu bạn không ưa gì chúng!
Kèm theo các lễ vật này là những lời cầu nguyện hoặc bùa chú, chủ yếu bảo đảm tên người quá cố
được giữ như còn sống bằng việc nhắc đi nhắc lại.
Đối với hoàng tộc, những lời cầu nguyện và lễ vật được dâng lên mỗi ngày hai lần cho bức
tượng ka của nhà vua trong đền thờ an táng của ông. Đối với phần đông cộng đồng, mức độ báo hiếu
như thế rất mất thì giờ và quá sức, vì thế nghi thức chắc hẳn được tiến hành hàng tuần, hàng tháng, hay
hàng năm, tùy theo hoàn cảnh gia đình.
Người Ai Cập cổ đại- Phần 4
This entry was posted on Tháng Bảy 15, 2021, in Lịch sử thế giới phương Tây and tagged AI
CẬP, Trần Quang Nghĩa. Bookmark the permalink. Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Charlotte Booth
Trần Quang Nghĩa dịch
Phần 4
Giải Thích Nghệ Thuật và Kiến Trúc Ai Cập
Trong phần này . . .
Các nhà Ai cập học may mắn vì có quá nhiều văn bản, lăng mộ, và đền thờ còn sống sót, cung cấp một
cái nhìn tròn vẹn về văn hóa cổ Ai cập. Đột phá chủ yếu trong môn Ai cập học là sự giải mã chữ tượng
hình vào đầu thế kỷ 19. Trước thời điểm này, các nhà khảo cổ chỉ có thể chiêm ngưỡng trầm trồ mà
không nhìn được thấu đáo văn hóa và tín ngưỡng của Ai cập.
Các đài tưởng niệm của cổ Ai cập liên hệ mật thiết vói tôn giáo, và tất cả thành phần kiến trúc của một
ngôi đền đều có một mục đích. Tuy nhiên, sự phát triển của các ngôi mộ từ những huyệt đào trong đất
đến kim tự tháp, và trở lại huyệt lần nữa là do tính an toàn nhiều hơn là tôn giáo. Khi các nhà mồ càng
bí mật hơn chúng càng trở nên tinh tế và sắc sảo hơn, như một bù trừ. Phần này sẽ đưa bạn đến đó.
Chương 11
Giải Mã Nghệ Thuật và Chữ Tượng Hình Ai Cập
Trong Chương Này
 Gặp gỡ các nghệ sỹ
 Thiết kế những tác phẩm lớn
 Làm việc theo nhóm
 Tìm hiểu các quy tắc nghệ thuật
 Làm việc hai và ba kích thước
 Đọc ngôn ngữ cổ
Nghệ thuật Ai Cập __ bao gồm chữ tượng hình, là những hình vẽ biểu thị mẫu tự, âm thanh, ý tưởng,
và vật thể __ là đặc biệt và trông khác lạ đối với mắt người thường. Tuy nhiên, sau khi bạn bắt đầu hiểu
các tiêu chuẩn đằng sau các hình vẽ ấy, những hình ảnh cổ xưa này bắt đầu nói lên và cung cấp cho bạn
hàng khối thông tin về nơi chốn, sự kiện, và con người được thể hiện, bao gồm tuổi tác, thứ bậc, nghề
nghiệp, và vai vế của họ.
Nghệ thuật Ai Cập sống còn được chủ yếu là sự làm đẹp các lăng mộ, đền thờ và các vật thể thẩm mỹ
và hữu dụng. Xem Chương 12 để biết nhiều hơn về việc trang hoàng đền thờ và Chương 13 về việc
trang hoàng lăng mộ.
Chương này sẽ chỉ cho bạn cách thức gỡ rối cẩn thận những tiêu chuẩn dựa vào hình vẽ và phát giác
các bí ẩn của nghệ thuật Ai Cập.
Nhận Diện các Nghệ Sỹ
Các nghệ sỹ Ai Cập được đào tạo bài bản, và phải được huấn luyện về các quy ước của nghệ thuật Ai
Cập, khiến cho các hình vẽ trên toàn xứ Ai Cập đều giống nhau.
Việc đào tạo này được tiến hành theo kiểu vừa học vừa làm, và như mọi nghề nghiệp Ai Cập, nó được
cha truyền con nối, bắt đầu ngay từ lúc còn nhỏ. Trước tiên người học việc thực tập vẽ và chạm khắc
trên ostraca __ những mảnh bình vỡ và đá vôi được sử dụng như giấy nháp. Thầy dạy sẽ chỉnh sửa
những bức vẽ phác này bằng mực màu khác. Nhiều mẫu còn sót lại cho thấy những lỗi trò phạm và nét
sửa của thầy.
Làm theo nhóm
Không giống như nghệ thuật của nhiều nền văn minh, nghệ thuật Ai Cập không thể được giao phó cho
một người đặc biệt, đó là quy ước nghệ thuật nghiêm nhặt vào thời ấy.
Nói vậy, nhưng các ghi chép khảo cổ đã cung cấp tên các nghệ sỹ đã sống ở Deir el Medina và làm
việc trong các lăng mộ hoàng gia. Buồn thay, mặc dù các sử gia biết được tên các nghệ sỹ và tên các
lăng mộ họ đang xây dựng, tất cả các công trình nghệ thuật được thực hiện bởi các nhóm thợ gắn bó
nhau, do đó các công trình đó không thể quy cho một cá nhân. Theo quan điểm ngày nay, những quy
ước nghiêm nhặt của sự nặc danh và văn hóa có thể gây thất vọng cho người nghệ sỹ vì họ không có
cách gì biểu lộ cá tính của mình.
Mỗi nhóm thợ gồn khoảng 30 người, bao gồm một số thợ thủ công khác nhau:
 Thợ cả thiết kế bố cục gốc và kiểm tra và điều chỉnh việc thi công của thành viên trong
nhóm
 Thợ trát vữa chuẩn bị tường mộ cho tranh vẽ.
 Thợ đá chuẩn bị tường cho hình chạm khắc.
 Thợ vẽ đường bao vẽ các đường bao cho tranh vẽ và hình chạm khắc.
 Thợ điêu khắc chạm khắc các đường bao cho hình chạm khắc
 Họa sỹ sơn vẽ các hình cho cả tranh màu và hình điêu khắc
Tất cả thợ trong một nhóm đều cùng làm việc một lúc trên một công đoạn của dây chuyền sản xuất.
Sau khi thợ trát vữa đã chuẩn bị xong một diện tích tường, thợ vẽ đường bao vẽ phác hoạ hình và thợ
trát vữa di chuyển đến một khu vực khác trên tường. Ngay sau khi thợ vẽ đường bao đã hoàn tất một
phần, thợ điêu khắc sẽ bắt đầu phần việc của họ và thợ vẽ đường bao sẽ di chuyển đến khu vực xa hơn.
Toàn bộ tiến trình được tính toán sao cho mỗi người làm được nhiều việc như có thể trong một thời
gian ngắn nhất. Tiến trình được thực hiện chủ yếu trên những bức vẽ lớn từ một mét vuông đến mười
mét vuông. Người thợ cả phải chuẩn bị toàn bộ công trình trước.
Theo đúng thiết kế gốc
Mặc dù các nghệ sỹ đều có tay nghề trong những đặc tính khác nhau của phong cách nghệ thuật Ai
Cập, một hệ thống mạng lưới được đưa vào nhằm bảo đảm các sản phẩm nghệ thuật phải theo đúng tỷ
lệ và kích cỡ trong toàn bộ lăng mộ hoặc đền thờ. Hệ thống mạng lưới này được sử dụng cho tranh vẽ
lẫn tranh chạm khắc.
Tất cả bố cục đều được phác họa trên giấy cói và được sao chép và phóng đại trên tường của lăng mộ
hoặc đền thờ. Các thợ vẽ sử dụng mạng lưới có trong các hình vẽ của thiết kế gốc để sao chép và phóng
to lên tường để vẽ lại.
Các thợ vẽ tạo ra mạng lưới lên tường bằng cách nhúng các sợi dây vào mực đỏ, kéo căng dây qua bề
mặt tường, rồi buông tay cho dây bắn vào mặt tường để tạo ra một đường thẳng đỏ. Việc này được lặp
lại nhiều lần, ta sẽ được những đường ngang và dọc, dệt thành mạng lưới. Những đường này sẽ biến
mất khi đá được chạm khắc hoặc được sơn vẽ lên.
Trang Bị cho Họa Sỹ
Những di vật sống động của nghệ thuật Ai Cập dưới hình thức lăng mộ, đền thờ, và các tượng chạm
nổi càng đáng nể hơn khi bạn xem xét số dụng cụ giới hạn được sử dụng vào thời đó.
Cọ sơn thì hoặc là một bó cành cây nhỏ, hoặc một bó lau sậy, được dập nát ở một đầu cho nó tưa ra
như đầu cọ vẽ.
Sơn thì được pha trộn bằng tay và một số phẩm màu được nhập cảng, khiến cho màu sơn rất đắt đỏ.
Ngạc nhiên thay, nhiều màu vẫn còn sống động một cách đáng kinh ngạc cho dù đã được sơn cách đây
hơn 3,000 năm.
Qua phân tích hóa học, các nhà nghiên cứu có thể nhận diện được các khoáng chất dùng để tạo ra sơn:
 Đỏ được làm từ đất đỏ hoặc oxit sắt, cả hai đều là nguyên liệu của Ai Cập.
 Xanh trời được làm từ azurit, một loại các-bo-nat đồng được tìm thấy ở Sinai và phía
đông sa mạc. Màu sắc cũng được chế tạo từ sự phối hợp giữa silica, đồng, và đá vôi.
 Vàng được làm từ đất vàng, oxit sắt, hoặc sulfit ar-sơ-nic; tất cả đều có ở Ai Cập.
 Xanh lá được làm từ malachit ở Sinai. Có khi nó được chế tạo bằng cách pha trộn giữa
thủy tinh xanh và vàng thổ, cả hai chất này đều có ở Ai Cập.
 Đen được làm từ muội than, bồ hóng, than, hoặc cây đuôi cong, tất cả đều có sẵn ở Ai
Cập.
 Trắng được chế tạo từ thạch cao, vôi, hoặc các-bô-nát calcium, tất cả đều xuất xứ ở Ai
Cập.
 Nâu được tạo ra bằng cách sơn đỏ lên đen.
Đèn, dùng để chiếu sáng hầm mộ trong khi làm việc, cũng là yếu tố quan trọng. Những đĩa dầu được
gắn bấc bằng vải lanh là loại đèn thường dùng. Vì loại đèn này tỏa ra rất nhiều khói, một số lăng mộ
chưa hoàn tất cho thấy những muội khói đen bám trên trần __ lăng mộ có ám muội khói nổi tiếng nhất
là lăng mộ của Tutankhamun.
Hình Dung Nghệ Thuật Ai Cập
Nghệ thuật Ai Cập không phải là một ảnh chụp. Khi xem xét nghệ thuật Ai Cập, các khán giả ngày nay
phải nhớ rằng người Ai Cập hiếm khi ghi chép ‘sự thật’ __ một sự mô tả hiện thực của một vật thể hoặc
một người.
Mặc dù các hình ảnh không hề được xem như một ảnh chân dung hoặc một ảnh nghệ thuật, mỗi phần
tử của một bố cục được thiết kế để kể cho bạn một điều gì đó về con người, sự kiện, hoặc nghi lễ. Khái
niệm này giải thích sự thiếu xót về luật phối cảnh và tính 3-D của nghệ thuật Ai Cập, cũng như phong
cách biểu diễn hơi kỳ cục (ít nhất là với mắt chúng ta) về người, thú, và thần linh.
Mọi thứ trong nghệ thuật cổ Ai Cập được trình bày dưới góc nhìn dễ nhận dạng nhất, trong một nỗ lực
giản lược mọi thứ mơ hồ. Tuy vậy, các nhà Ai Cập học ngày nay không phải là những khán giả được
mong đợi cho những tác phẩm cổ này, vì thế một sự hiểu biết một số qui ước cơ bản là điều cần thiết để
bắt đầu giải mã hình ảnh.
Những phần sau đây khám phá một số qui ước cơ bản trong nghệ thuật Ai Cập.
Đùa nghịch với cái nhìn
Để hiểu rõ một vật thể, bạn thường phải ngắm nhìn nó dưới các góc nhìn khác nhau, kể cả góc nhìn của
chim (từ trên cao nhìn xuống), cách nhìn trực diện, và nhìn nghiêng. Dẫn dắt bởi qui ước, các nghệ sỹ
Ai Cập sử dụng một cách nhất quán một số cách nhìn về một vật thể nào đó trong nghệ thuật của mình
và đôi khi trình bày nhiều hơn một góc nhìn vật thể trong một hình vẽ duy nhất.
Chẳng hạn:
 Một bình chứa thường được trình bày với phần chứa bên trong trên nắp, cho dù phần chứa
bên trong được niêm kín.
 Ghế được vẽ nghiêng thấy được hai chân, và chỗ ngồi được vẽ từ góc nhìn từ trên xuống.
Nếu có ai đó ngồi trên ghế, nệm ghế được trải qua chỗ ngồi và vắt qua lưng ghế.
 Giày và thạch bảng luôn được biểu thị từ góc nhìn của chim (từ trên xuống) để cho ta nhìn
thấy vật thể rõ nhất.
 Trong cảnh sân vườn, một hồ cá được nhìn từ trên xuống, trong khi cây cối chung quanh
được nhìn trực diện, cho ta cảm giác chúng như nằm bẹp trên mặt đất. Các vật trong hồ,
như cá, thuyền, hoặc người được vẽ phía trên mặt nước và nước không có chiều sâu.
Tạo thành một hàng thứ tự
Người cổ Ai Cập là dân tộc rất có tổ chức, và tác phẩm nghệ thuật của họ phản ánh điều này.
Tất cả tác phẩm Ai Cập được chia thành một chuỗi các quãng và cuối cùng là những cảnh hoặc hình
người lớn hơn:
 Mỗi quãng được ngăn cách bằng một đường đáy, mà đôi khi biểu thị mặt đất cho những
hình người vẽ trong quãng ấy (hình dưới).
 Những hình người lớn hơn (thường là của chủ nhân lăng mộ hay các vì vua và thần linh)
thường chiếm đoạn cuối của tranh tường, bao phủ bốn hay năm quãng. Những hình người,
đến một mức độ nào đó, đang nhìn bao quát những cảnh tượng nhỏ hơn.
Mặc dù nhiều cảnh lăng mộ và đền thờ trông như một đoạn phim khô hài, những cảnh nối tiếp nhau
không cần thiết phải theo thứ tự thời gian. Bố cục được dàn dựng trước, nhưng những cảnh riêng rẻ thì
thường được di chuyển để lấp đầy không gian trống. Do đó một thợ cả có thể sắp đặt một cảnh ngắn
trên một bức tường ngắn để dành bức tường lớn hơn cho những cảnh lớn hơn, bất chấp thứ tự thời gian
của câu chuyện. (Việc thiếu tính liên tục này có thể thực gây bối rối đối với những cảnh mô tả chuyến
đi 12 giờ của thần mặt trời, chẳng hạn, vì giờ 1 không nhất thiết phải ngay sát cảnh giờ 2!)
Hơn nữa, các quãng không nhất thiết kết nối với cảnh lớn hơn trong bố cục, và thật ra các quãng và các
cảnh có thể hoàn toàn không có mối liên hệ gì hết trong không gian và thời gian. Tuy vậy, các quãng và
cảnh điển hình liên kết nhau bằng một chủ đề chung: cúng bái, săn bắn, chiến chinh, vân vân.
Những qui ước khác liên hệ đến quãng gồm:
 Đi theo hàng. Bàn chân của mọi người Ai Cập điển hỉnh là nằm trên cùng một đường đáy
và hướng theo một chiều, cho dù khi vẽ nhiều người. Người Ai Cập biểu thị văn hóa trật
tự, có tổ chức của họ qua qui ước này.
 Người nước ngoài lộn xộn. Bất cứ người nào ở ngoài biên giới Ai Cập đều được thể hiện
một cách lộn xộn, không có hàng lối nào hết.
 Vùng miền hoang dã. Bất cứ vùng nào không ở trong xứ Ai Cập __ như một sa mạc hoặc
một xứ ngoại quốc __ được biểu thị qua cách sử dụng những đường đáy dợn sóng.
Biểu diễn gương mặt người
Người cổ Ai Cập mô tả guong mặt người theo một phạm trù hình vẽ riêng, mà con mắt thời nay cho là
kỳ cục.
Bạn chắc hẳn đã nhìn thấy hình vẽ ‘lối đi Ai Cập’ __ những hình người một tay trước đưa cao ngang
đầu và tay kia đánh ra sau ngang eo. Mặc dù trông khôi hài, hình ảnh này không thực sự tồn tại ở đâu
cả trong nghệ thuật Ai Cập; các họa sỹ ngày nay chỉ đơn giản phát triển nó qua hàng năm trời như một
cách thử nghiệm biểu thị phối cảnh bất thường về hình người của cổ Ai Cập.
Các họa sỹ cổ Ai Cập mô tả thân thể con người theo cùng kiểu như các vật khác (xem ‘Đùa nghịch với
cái nhìn’ ở phần trước chương này). Hình người là một tổ hợp của những bộ phận cơ thể ráp lại từ
những góc nhìn dễ nhận ra nhất của họ. Vì lý do đó, hình người được vẽ trên tường lăng mộ và những
tiết mục trang trí đứng ở vị trí không thể được đối với người thật __ nếu không làm trật nửa tá khớp
xương! (xem Hình 11-1.)
Hình 11-1
Điển hình, hình người trong nghệ thuật Ai Cập bao gồm:
 Đầu nhìn nghiêng, nhưng mắt, chân mày thì nhìn trực diện.
 Vai được biểu thị trực diện nhưng núm vú hoặc bộ ngực (nếu là phụ nữ) thì nhìn nghiêng.
 Eo, khuỷu tay, chân, và bàn chân nhìn nghiêng; theo truyền thống phải vẽ cả hai bàn chân
từ bên trong với một ngón duy nhất, thường là ngón cái, mặc dù từ thời Tân Vương quốc
một số hình ảnh cho thấy cả năm ngón trên cả hai bàn chân.
 Bàn tay thường thấy được toàn bộ, hoặc mở ra (từ đằng sau cho thấy móng tay) hoặc nắm
chẳ (từ đằng trước cho thấy lóng tay).
Mặc dù các hình phẳng vẽ người Ai Cập có thể trông hơi kỳ cục đối với chúng ta (với bàn tay trên
cánh tay sai và bàn chân trên cái chân sai), nhiều hình vẽ cho thấy hệ cơ bắp đàng hoàng, còn các
tượng phô diễn tài năng nghệ thuật đáng kinh ngạc của người Ai Cập.

Mặc dù các hình phẳng vẽ người Ai Cập có thể trông hơi kỳ cục đối với chúng ta (với bàn tay trên cánh
tay sai và bàn chân trên cái chân sai), nhiều hình vẽ cho thấy hệ cơ bắp đàng hoàng, còn các tượng phô
diễn tài năng nghệ thuật đáng kinh ngạc của người Ai Cập.
Mô tả tuổi thanh xuân vĩnh hằng
Hầu hết tranh vẽ cổ Ai Cập đều mô tả người ở tuổi sung sức nhất __ thanh xuân và cường tráng. Ngay
cả cho dù những cá nhân đó thực sự đã già khi được mô tả (như Ramses II đã hơn 90 tuổi khi băng hà)
cũng được vẽ như thanh niên 20 tuổi.
Việc mô tả con người của nghệ nhân cổ Ai Cập được thiết kế để mãi mãi trường tồn trên lăng mộ hay
đền thờ cùng với những vật thể trang trí khác. Ai muốn hình vẽ mình đầy mục và tàn nhang cơ chứ?
Con người muốn được nhớ lúc mình đang ở phong độ cao nhất, và người Ai Cậpập không khác.
Một số lăng mộ ở Deir el Medina cho thấy những người thân thích già nua, tóc muối tiêu hoặc bạc
trắng. Đồng ý, da và cơ thể của họ không cho thấy sự tàn phá của thời gian, nhưng tóc họ đã nói lên
tuối tác của mình.
Lứa tuổi duy nhất dễ dàng nhận diện trong nghệ thuật Ai Cập là lứa tuổi trước dậy thì. Trẻ Ai Cập dưới
tuổi này được mô tả với đầu cạo trọc hoàn toàn và một lọn tóc rũ xuống ở phía phải đầu. (Khi đến tuổi
dậy thì __ khoảng giữa 10 và 15 tuổi __ lọn tóc này được cạo sạch như một nghi thức bước qua tuổi
dậy thì.) Ngay cả trong các trẻ em trước tuổi dậy thì, bạn có thể phân chúng thành trẻ thơ (dưới 7 tuổi)
và trẻ em (trên 7 tuổi và chưa đến dậy thì). Trẻ nít thì được vẽ trần truồng, trong khi trẻ em thì được vẽ
có mặc quần áo.
Tô màu thế giới của họ
Khi mô tả con người, các nghệ nhân bám sát những qui ước về màu sắc khác nhau để nhận diện được
sắc tộc của một cá nhân.
 Đàn ông Ai Cập có da nâu đỏ, trong phụ nữ Ai Cập thường có nước da vàng.
 Người từ vùng Nubia (Sudan ngày nay), nằm dưới quyền kiểm soát của Ai Cập __ có
nước da nâu tối hoặc đen và tóc quăn, ngắn.
 Người Cận Đông (từ những vùng hiện giờ là Israel, Lebanon, và Syria), có nước da vàng
và tóc hình nấm, ngang vai, và đen.
 Người Lybia (các bộ lạc du mục từ sa mạc phía tây) đôi khi cho thấy nước da đẹp, mắt
xanh, và tóc đỏ, hoặc có lọn tóc chỉn chu rũ xuống một bên đầu.
Nếu một đám đông người có cùng chủng tộc đứng gần nhau, các nghệ nhân thay đổi sắc độ màu da từ
tối hơn đến sáng hơn để da của hai người đứng cạnh nhau không có cùng sắc độ.
Xem xét phong cách
Người Ai Cập cũng chỉ được mô tả mặc y phục trắng trừ các thầy tu chức cao thì mặc áo khoác da beo.
Ngoài sự khác nhau về màu vẽ, những ngoại nhân dễ dàng phân biệt với người Ai Cập bằng phong
cách ăn mặc của họ.
 Người Nubia đeo bông tai vàng và khăn quấn hông làm bằng da bò, da hưu cao cổ, hay da
báo.
 Người Syria có tóc ngang vai có khăn quấn quanh trán. Áo khoác dài của họ màu trắng có
viền đỏ.
 Người Lybia có kiểu tóc kiểu cọ, dài ngang vai có bím trang trí lông chim. Chúng cũng
mặc những áo choàng len trang trí tỉ mỉ có viền dài.
 Người Á châu (chỉ những dân tộc sống ở vùng Syria-Palestine) để râu, mặc áo choàng
trang trí tỉ mỉ.
Hầu hết nghệ thuật Ai Cập cho thấy những ngoại nhân luôn bị vua chúa Ai Cập đàn áp, bí đánh bại, bị
bắt phục dịch, hoặc triều cống cho vua hoặc quan lớn Ai Cập.
Kích cỡ là trên hết
Các nghệ nhân Ai Cập sử dụng kích cỡ như là phương pháp mô tả chức vị hay thứ bậc. Trong nghệ
thuật Ai Cập, hình vẽ càng lớn nhân vật đó càng quan trọng. Trong các nhà mộ, nhân vật lớn nhất bình
thường là chủ nhân của nhà mộ, trong các đền thờ những hình người lớn mô tả vua hoặc thần linh.
Trong những cảnh khi mọi người được trình bày cùng kích cỡ, bạn còn có thể nhận diện ai là nhân vật
quan trọng nhất. Cá nhân có thứ bậc cao hơn có bàn chân đặt ở bậc cao hơn qua thế ngồi hoặc đứng
trên một bệ hay bục.
Các Tuyệt Tác Điêu Khắc
Các nhà điêu khắc Ai Cập sáng tạo nghệ thuật trên bề mặt hai chiều __ bức tường, bia ký hoặc bảng sứ
__ cũng như các tác phẩm ba chiều. Nhiều công cụ điêu khắc đá đơn giản chỉ làm bằng loại đá cứng
hơn đá được khắc. Các công cụ khác gồm
 Cưa tay bằng đồng được sử dụng từ thời Vương quốc Cổ.
 Nêm kim loại được sử dụng để tách những khối đá.
 Nêm gỗ được dùng để tách những khối đá. Nêm được chèn vào một khe hở trong đá rồi
làm ướt. Khi gỗ nở ra đó thấm nước, đá sẽ tách ra.
 Đục cùn được làm từ các loại đá, đôi khi với một cán gỗ. Các đục được vỗ bằng một búa
đá có tay cầm gỗ.
 Cái vùi có mũi kim loại được sử dụng từ thời Vương quốc Cổ.
Bức tượng sau khi đã hoàn thành được chà láng bằng cát giống như ta dùng giấy nháp hiện giờ. Tượng
sau đó được làm bóng bằng vải nếu tượng không dự tính sơn màu.
Tranh khắc chạm
Đối với các tranh khắc chạm , thợ điêu khắc sử dụng các cây đục bằng đồng theo một trong hai cách
sau:
 Chạm nổi là kỹ thuật đục mất hậu cảnh chỉ để lại hình nổi bật lên. Kỹ thuật tốn công
hơn, phần lớn được dùng trong lăng mộ và đền thờ, vì các bóng đổ tạo ra bởi ánh sáng mờ
trông rất kịch tính.
 Chạm chìm nhanh hơn, trong đó người thợ chỉ đục phần hình vẽ ra khỏi hậu cảnh. Kỹ
thuật này thường được sử dụng ở các bức tường ngoài và tạo ra những bóng đổ rất tối, làm
hình ảnh rất tương phản trong ánh sáng mặt trời.
Hình chạm khắc sau đó được sơn nhiều màu, mà đối với đôi mắt tầm thường của một số khán giả ngày
nay, sẽ cho là vụng về và lòe loẹt. Đối với người Ai Cập, đưa vào màu sắc là để phô trương sự giàu có
và địa vị xã hội.
Chạm khắc 3D
Hàng trăm pho tượng còn sống sót từ thời cổ Ai Cập của giới hoàng tộc và quan chức. Người Ai Cập
không thực sự làm tượng chỉ vì mục đích thẩm mỹ, do đó mọi pho tượng đều có một chức năng. Tượng
được đặt cả trong đền thờ lẫn trong lăng mộ và toàn là tượng ka. Dù tượng đặt ở đâu, người Ai Cập tin
rằng linh hồn người quá cố có thể tham dự vào các lễ cúng và vật cúng được bày ra.
Các pho tượng có kích cỡ khác nhau và làm bằng nhiều chất liệu, tùy thuộc mức độ giàu có của cá
nhân. Chúng thường được làm bằng đá, kim loại, hay gỗ; loại rẽ hơn thì dùng chất liệu có sẵn trong xứ,
loại đắt hơn thì dùng chất liệu ngoại nhập, như:
 Đá vôi từ những mỏ đá ở Giza và Tell el Amarna
 Đá granit đỏ từ Aswan
 Đá thạch anh từ Gebel Ahmar (gần Cairo)
 Thạch cao tuyết hoa từ Hatnub, đông nam Tell el Amarna
 Gỗ tuyết tùng từ Lesbanon
 Gỗ sung dâu từ Ai Cập
 Đồng từ Sinai và Cyprus
Các pho tượng, cũng như các hình khắc chạm, tuân theo một số qui ước để chỉ thị thứ bậc và địa vị xã
hội. Chẳng hạn:
 Hình người ngồi bắt chéo chân trên sàn nhà là một thư lại.
 Hình người hói đầu mặc áo choàng da beo là một thầy tu cao cấp.
 Hình người đội tóc giả mặc áo choàng da beo là pháp sư an táng.
 Hình người hói đầu có váy dài buộc ở ngực là tể tướng.
 Từng cuộn mở ngang qua bụng dưới biểu lộ sự giàu có, sung túc.
Đọc chữ Tượng Hình
Để nhận diện rõ hơn các cảnh vẽ trong lăng mộ và đền thờ, ta cần phải biết đọc một số cartouche __
bảng khắc có khung hình ô van trong đó là các chữ tượng hình chứa tên các vì vua và các thần (xem
hình dưới).
Chữ tượng hình __ một hình sử dụng để biểu thị các từ mặc dù không phải luôn luôn đơn giản như thế
__ cấu thành một ngôn ngữ đúng nghĩa với các thì, động từ, danh từ, và giới từ. Hơn 700 ký hiệu tượng
hình tồn tại trong thời Trung Vương quốc và số lượng tăng lên hơn 1,000 trong thời Ptolemy. (Khi
những từ nước ngoài được đưa vào, người Ai Cập cần những ký hiệu mới để có thể đánh vần chúng!)

Mất dấu ngôn ngữ


Ngôn ngữ tượng hình xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập vào khoảng 3100 BC và câu cuối cùng được khắc mà
ta biết là ở đền Philae vào AD 394 __ một lịch sử gần 3,500 năm.
Từ AD 394 cho đến 1799, khi phát hiện được Đá Rosetta cùng với bước đầu trong công cuộc giải mã,
kiến thức của ngôn ngữ cổ này đã bị thất lạc, với nhiều giả thuyết được đưa ra:
 Vào thế kỷ 16, chữ tượng hình được tin là đã phát triển từ ngôn ngữ Armenia hay chữ Tàu.
 Vào những năm 1630, một thầy tu và học giả dòng Jesuit, Athanasius Kircher, nỗ lực giải
mã chữ tượng hình và tin rằng mỗi ký hiệu biểu diễn một khái niệm triết lý riêng biệt.
 Vào những năm 1750, người ta tin rằng các thầy tu đã sáng chế ra chữ tượng hình để che
giấu kiến thức thiêng liêng.
Chữ tượng hình khắc trên tường
Bật mí bí mật
`Vào cuối thế kỷ 18, một số phát hiện đã đạt được:
 Ngôn ngữ Coptic phát triển từ ngôn ngữ cổ Ai Cập và được các người Cơ đốc giáo sử
dụng ở Ai Cập. Coptic dùng mẫu tự Hy lạp thay thế các từ Ai Cập.
 Chữ tượng hình , và chữ hieratic (một lối chữ tượng hình tốc ký được sử dụng cho các tài
liệu viết trên giấy), và chữ demotic (chữ viết Ai Cập phát triển từ chữ hieratic được sử
dụng từ 650 BC) có mối liên hệ với nhau.
 Các cartouche chứa các tên của thành viên trong hoàng tộc.
Những đột phá này được bổ sung vào năm 1799 bằng sự phát hiện một khối đá có chạm khắc tại thị
trấn el-Rashid (Rosetta). Bia Đá Rosetta đã thay đổi môn Ai Cập học mãi mãi. Đá được viết bằng ba
ngôn ngữ:
 Cổ Hy lạp
 Chữ tượng hình Ai Cập
 Chữ Demonic (một dạng bút ký của chữ tượng hình)
Hầu hết sử gia đều có thể đọc được tiếng cổ Hy lạp, vì thế bia đá này được biên dịch dễ dàng. Trong
cuộc chạy đua để giải mã văn bản tượng hình, hai đối thủ chủ yếu xuât hiện:
 Thomas Young, người cho xuất bản nặc danh công trình tìm kiếm của mình dưới tên
ABCD vì ngại việc nghiên cứu tay trái của mình có thể ảnh hưởng đến tiếng tăm như một
nhà vật lý của mình. Young giải mã văn bản demonic và nhận diện tên của Cleopatra và
Ptolemy trong khung cartouche. Ông cũng nhận ra là các ký hiệu tượng hình có tính ngữ
âm và không biểu thị những từ hoặc khái niệm một cách riêng lẻ.
 Jean-Francois Champollion, liên lạc thư từ với Young, nhưng vẫn cạnh tranh với ông
trong việc giải mã chữ tượng hình. Sau khi Young mất nằm 1829, Champollion tiếp tục
công việc và làm một đột phá cuối cùng trong việc nhận diện ra các giá trị ngữ âm của
nhiều ký hiệu trong nhiều bảng khắc. Ông cũng giải mã một số yếu tố ngôn ngữ học và
văn phạm của ngôn ngữ.
Cả Young và Champollion đọc các chữ Hy lạp và cặp đôi những từ đó với chữ tượng hình và demonic
để nhận ra những từ tương ứng như ‘vua’ và ‘thần’ và tìm kiếm những cặp đôi khác. Chữ tượng hình
đã được giải mã.
Nhận diện những ký hiệu
Nhiều ký hiệu trong ngôn ngữ tượng hình được chia thành bốn loại:
 Ký hiệu đơn, như bảng chữ cái, chỉ có một âm mẫu tự; chẳng hạn i.
 Ký hiệu kép, có hai âm mẫu tự (ví dụ, mn)
 Ký hiệu cấp ba, là các ký hiệu có ba mẫu tự (như htp)
 Ký hiệu xác định, không có âm, nhưng được đặt ở cuối một từ để nhấn mạnh ý nghĩa của
nó. Chẳng hạn, từ chỉ con mèo được đánh vần (miw) và sẽ có hình con mèo ở cuối để cho
thấy đó là con mèo.
Tổng quát, không có nguyên âm nào được viết ra trong chữ tượng hình, không giống như trong tiếng
Anh. Đó là lý do tại sao có quá nhiều bất cập trong việc đánh vần tên các vị thần __ Amun, Amon,
hoặc Amen (từ imn) __ và tên của các vì vua __ Amenhotpe hay Amenhotep (từ imn htp), chẳng hạn.
Đọc thêm: Rosetta . . . lần nữa . . . và lần nữa
Văn bản trên bia đá Rosetta cho biết rằng trong mỗi đền thờ ở Ai Cập đều dựng một bia ký stela (loại
bia tưởng niệm có uốn cong phía trên). Một số stela đã được tìm thấy, và hầu hết hiện giờ nằm trong
Bảo Tàng Cairo:
 Một bia stela được tìm thấy ở Minuf (Châu thổ sông Nile), được sử dụng làm băng ghế dài
trước một ngôi nhà. Văn bản khắc trên đó bằng tiếng Hy lạp và demonic, mặc dù bị hư hại
nặng.
 Một bia stela bằng đá bazan được tìm thấy gần Tell el Yahudiyeh (Đông Châu thổ) được
tái sử dụng để ép dầu. Chỉ có văn bản Hy lạp còn sót lại, mặc dù bia nguyên bản khắc bằng
hai thứ tiếng.
 Những mảnh vỡ của một bia stela bằng sa thạch viết bằng ba thứ tiếng được tìm thấy ở
Elephantine và hiện nằm ở Louvre. Phần bị hư hỏng nặng trên bia Rosetta được hoàn tất
tại bia này.
 Một bia stela bằng sa thạch được tìm thấy ở Naukratis có một số lỗi và rõ ràng đã được sao
chép từ một bản gốc do một thợ đá không chuyên nghiệp không biết đọc chữ tượng hình.

Tìm hiểu hướng đọc và định vị tôn kính


Bạn có thể đọc chữ tượng hình từ phải qua trái hoặc từ trái qua phải, cũng như từ trên xuống.
Đừng hốt hoảng! Có một phương pháp dễ dàng để tìm ra hướng đọc văn bản. Nhìn vào hướng mà các
con thú và chim quay mặt. Nếu chúng quay mặt sang phải, đọc văn bản từ phải sang trái, còn nếu mặt
chúng quay sang trái, đọc văn bản từ trái sang phải. đơn giản quá. Nếu văn bản ở phía trên một hình
người và các con thú quay cùng hướng, rõ ràng là văn bản đang mô tả nhân vật ấy.
Trong tên của vua viết bên trong cartouche, bạn sẽ tìm thấy một hệ thứ bậc các ký hiệu, khiến việc đọc
chúng khá khó khăn. Nếu tên thần là một phần của tên vua (như Ramses), tên Ra được đặt ở đầu
cartouche, cho dù nó không được đọc theo thứ tự đó. Điều này được gọi là định vị tôn kính, trong đó
tên quan trọng nhất được viết ra trước.
Các ký hiệu tượng hình được sắp xếp để vừa khớp bên trong một hình chữ nhật vô hình nhỏ để làm
tăng tính thẩm mỹ của chúng, hơn là đặt chúng sát nhau theo một hàng dài. Việc này được thực hiện
bằng cách đặt những ký hiệu nằm ngang với nhau và những ký hiệu thẳng đứng với nhau, trong khi
đồng thời giữ chúng theo đúng thứ tự được đọc nhiều như có thể. Ngoài việc trông cho đẹp mắt,
phương pháp xếp ký hiệu này tiết kiệm được diện tích bề mặt. Ngoài ra, không có chỗ cho những ký
hiệu ngắt câu giữa các từ, để bảng khắc được chặc chẽ hơn.
Học bảng chữ cái
Mặc dù các chữ tượng hình có hơn 700 ký hiệu, một số ký hiệu đơn có thể sử dụng như một mẫu tự.
Hãy nhìn một số ký hiệu đơn thông dụng nhất trong Hình 11-2. Hình này cho thấy chữ tượng hình và
tương đương của chúng trong tiếng Anh.

Hình 11-2

Hình 11-3 cho thấy các ký hiệu được dùng để biểu diễn những tên thông dụng ở phương Tây.
Hình 11-3
Chữ viết tượng hình không chứa nhiều nguyên âm. Cũng vậy, ký hiệu ở cuối mỗi tên (ký hiệu xác
định) cho bạn biết người đó là nam hay nữ.
Đọc tên các vị thần
Hầu hết tên trong hoàng tộc và tên các vị thần đều dùng các ký hiệu kép hay bậc ba (có hai hay ba âm).
Tuy nhiên, một số ký hiệu này đều dùng chung cho hoàng gia và thần linh. Hình 11-4 cho thấy một số
thần nổi tiếng nhất, cũng như tên một số vì vua quen thuộc liên kết với tên thần; tất cả đều xuất hiện
bên trong một cartouche.
Hình 11-4
Những ký hiệu này giúp nhận diện thần và nữ thần trong hình vẽ và bảng khắc. Những ký hiệu này
xuất hiện trên đầu các nhân vật và để nhận diện các món quà đặc biệt mà các vị thần ban tặng cho nhà
vua.
Một số tên các vị thần này xuất hiện trong tên các vì vua thông thường nhất bên trong một cartouche,
như trong Hình 11-5.

Hình 11-5

Đọc nghệ thuật Ai Cập


Các chữ tượng hình cũng xuất hiện trong nghệ thuật Ai Cập để biểu thị các khái niệm và thần linh.
Hiểu được một số ký hiệu trong Hình 11-6 có thể giúp giải thích nghệ thuật Ai Cập dễ dàng hơn một
chút mà không cần phải đọc những bảng khắc chữ dài dòng.
Không có gì trong nghệ thuật Ai Cập mang tính ngẫu nhiên; mọi thứ đều có mục đích và được đặt cẩn
thận bên trong một bố cục hoàn chỉnh để mô tả rõ điều được biểu thị.
Hình 11-6
Chương 12
Thăm Viếng các Đền Thờ
Trong Chương Này
 Xây dựng nhà thờ cúng __ và hơn nữa
 Làm đẹp đền thờ bằng các cột tháp, hình chạm khắc, và hình vẽ
 Tìm hiểu vai trò của đền thờ, thầy tu, và các vì vua
Nhiều đền thờ ở cổ Ai Cập vẫn còn đứng vững trên khắp sa mạc __ một chứng tích đẹp đẽ của một tôn
giáo và một truyền thống kiến trúc và thiết kế đã lụi tàn.
Các đền thờ khổng chế phong cảnh cổ Ai Cập. Chúng là những kiến trúc đầy màu sắc, gây kính sợ.
Tuy chúng ở gần khu dân cư, nhưng chỉ có thầy tu và những người trong hoàng tộc mới được quyền
bước vào. Mặc dù đền thờ kín cửa đối với dân thường, các hoạt động và chức năng của đền thờ ảnh
hưởng đến cuộc sống của mọi người.
Chương này đề cập đến việc bố trí và xây dựng những tòa nhà này, vai trò các tăng lữ và hoàng tộc, và
những cơ hội thờ cúng dành cho vua chúa cũng như dân thường Ai Cập.
Xây Dựng một Đền Thờ
Người cổ Ai Cập xây hai loại đền thờ:
 Đền thờ cúng, được xem là nhà của thần linh, dùng để thờ cúng một vị thần. Những kiến
trúc này thường nằm trên bờ đông sông Nile. Mặc dù các đền thờ thường được dành cho
một vị thần cá biệt (chẳng hạn Amun), những vị thần này thường là thành viên trong bộ
tam bao gồm vợ và con cái. (Trong trường hợp Amun, người phối ngẫu là Mut và con trai
là Khonsu.) Bộ tam do đó được thờ cúng chung trong đền. Trong một ngôi đền lớn như
Karnak, nhiều vị thần khác cũng được thờ cúng bên trong một phức hợp __ mặc dù vị thần
chủ là Amun.
 Đền thờ an táng, được xem là đền thờ của hàng triệu năm, dành để thờ cúng vị vua băng
hà. Những tòa nhà này giúp thần dân nuôi dưỡng được anh linh của nhà vua cho kiếp sau
và thường toạ lạc bên bờ tây sông Nile. Mặc dù chúng được xây dựng liên kết với lăng mộ
của vua, các đền thường ở xa lăng mộ nhằm giữ bí mật địa điểm của lăng mộ.
Nghi thức thờ cúng trong các loại đền thờ đều giống nhau, mặc dù các pho tượng bên trong thì khác
nhau. Đền thờ cúng có pho tượng các vị thần như Amun hoặc Ra, và các đền thờ an táng cất giữ các
pho tượng của vua.
Người cổ Ai Cập tin rằng thiết kế xây dựng __ cũng như nghệ thuật, tôn giáo, và văn chương __ được
các vị thần quy định từ thời xa xưa. Vì lý do này, họ tin rằng họ không nên sửa đổi thiết kế của đền thờ,
vì cải tiến một điều đã hoàn hảo là việc bất khả. Tuy nhiên, các vị vua Ai Cập vẫn cần thỏa mãn cơn
thèm khát xây dựng của họ và do đó cho xây dựng các phiên bản càng ngày càng to lớn hơn của cùng
một kiểu thiết kế.
Ngược về quá khứ: Những đền thờ xưa nhất
Chứng cứ về tôn giáo và các đền thờ trước 3500 BC đã được phát hiện rất giới hạn. Những đền thờ cổ
xưa này đã được nhận diện không có nét nào giống với các đài tưởng niệm thời Tân Vương quốc còn
đứng vững ở Ai Cập ngày nay. Các đền thờ thời Tân Vương quốc chế ngự phong cảnh hiện nay của Ai
Cập đều đi theo một kiểu dạng giống nhau, phát triển qua hàng thể kỷ.
Hierakonpolis
Đền xưa nhất ở Ai Cập là tại Hierakonpolis phía bắc Luxor có niên đại khoảng 3200 BC. Công cuộc
khai quật cho thấy đền thờ gồm một sân có mái che trên một mô cát cao (chắc hẳn tượng trưng cho mô
đất sáng thế), nhìn qua một sân trong có tường bao. Bên ngoài sân trong, một số tòa nhà hình chữ nhật
nhỏ chắc hẳn là xưởng thợ hoặc cửa hàng liên kết với việc thờ cúng.
Thần đầu ó, Horus (xem Chương 9), chắc hẳn được thờ cúng tại Hierakonpolis, mặc dù không có bia
khắc hay tượng đá nào được tìm thấy tại đây. Horus có liên hệ mật thiết với hoàng gia và là vị thần
được biết đến xưa nhất.
Medamud
Một đền thờ cúng xưa khác ở bắc Thebes tại không tuân theo qui ước thời Tân Vương quốc. Rủi thay,
ta không biết được các vị thần được thờ cúng ở đây là ai, mặc dù về sau nơi này là trung tâm thờ cúng
cho thần Montu, thần của chiến tranh.
Một vòng tường khép kín bao quanh đền thờ này, và một cửa tháp đánh dấu lối vào đền. Lối vào này
dẫn đến một sân trong hình lục giác chế ngự bởi hai mô đất, chắc hẳn cho biết đây là mô đất nguyên
thủy của sự sáng thế. Hai hành lang dẫn đến đỉnh của các mô đất này.
Một gian phòng xây bằng gạch bùn ở trung tâm mọc đầy cây cối. Tại sao chúng được trồng ở đây ta
không được biết, nhưng chắc hẳn nó ít nhiều liên quan đến sự sáng thế và cuộc sống nẩy mầm từ những
mô đất của sự sáng thế. Dù gì đi nữa thì nó chính là ngôi nhà sinh thái xưa nhất.
Thiết kế tiến hóa trong thời Trung Vương quốc
Vào thời Trung Vương quốc (2040 BC), các đền thờ trông rất đối xứng, mặc dù buồn thay những mẫu
đền từ thời kỳ này rất hiếm, vì chúng hầu hết bị phá hủy để xây các đền tưởng niệm mới.
Hầu hết các đền thờ thời Trung Vương quốc được thay thế bởi các công trình thời Tân Vương quốc
(1550 BC), nhưng di sản của Trung Vương quốc vẫn còn giữ lại trong lối thiết kế. Chẳng hạn, đền
Karnak chịu ảnh hưởng của Tân Vương quốc lẫn Trung, điều này có lý vì kiến trúc mất 2,000 năm mới
hoàn thiện và là trung tâm tôn giáo lớn nhất thế giới.
Các đền thờ thời Trung Vương quốc có thiết kế đơn giản, với cổng tháp án ngữ cửa vào dẫn đến một
sân trong lộ thiên. Phía sau sân trong, lối đi dẫn đến ba bệ thờ. Bệ thờ ở trung tâm dành cho vị thần chủ
yếu của đền, và hai bệ thờ kia dành cho người phối ngẫu và con trai.
Thiết kế thời Trung Vương quốc trở thành đền thờ truyền thống. Những đền thờ to lớn công phu thời
Tân Vương quốc chỉ là phần mở rộng thiết kế truyền thống, mà mỗi vì vua mới lên ngôi thêm vào một
chút cấu trúc đã hoàn chỉnh của thời Trung Vương quốc.
Bám sát các qui ước thiết kế của Tân Vương quốc
Bắt đầu thời Tân Vương quốc (1550 BC), các nhà xây dựng tho bắt đầu đi theo một vài qui luật nào đó,
và một lối thiết kế đền thờ chuẩn hóa và phong cách hóa được hình thành

Xếp thẳng hàng các yếu tố


Một qui luật thiết kế bắt đầu từ Tân Vương quốc là sự định hướng của cả hai loại đền thờ cúng và an
táng. Trong khi việc định hướng thay đổi tùy các đền thờ, nhưng lý tưởng nhất là chúng được xây theo
trục đông-tây, hợp một góc 90o đối với sông Nile. Dĩ nhiên, đôi khi địa hình thiên nhiên làm việc định
hướng là không thực hiện được, nên một số đền thờ, như đền Luxor và Edfu, hoàn toàn bất chấp qui
luật này và định hướng theo trục nam-bắc để chạy song song với các đền thờ lân cận.
Tuy vậy hướng đông-tây là phổ biến nhất. Hướng này làm nổi bật khía cạnh thái dương của đa số đền
thờ. Mặt trời mọc ở phương đông, vì thế lối đi vào đền thường đối mặt với hướng đó để chào đón mặt
trời mới mọc.
Chú tâm đến những con nước dâng cao
Ngoài sự chọn đia điểm cho một đền thờ tùy thuộc hướng chảy của sông Nile, một số đền thờ được xây
dựng sao cho trong mùa nước lũ hàng năm, đền thờ cũng bị lụt. Sự ngập lụt này củng cố đền thờ trong
vai trò giống như vũ trụ, và một chốn thiêng liêng, vì lũ lụt tượng trưng cho con nước nguyên thủy từ
đó đền thờ nhô lên như được sáng tạo từ con nước.
Cơn lũ hàng năm này đi vào mọi nơi trong đền thờ __ chỉ trừ điện thờ, là chỗ cao nhất trong đền. Sự
kiện này giúp giải thích tại sao các trang trí trong đền hiếm khi tiến sát sàn, mà cách mặt đất khoảng
một mét.
Tản bộ theo cung đường hành lễ
Các cung đường hành lễ tiến vào đền thờ __ đôi khi được xây thêm nhiều năm sau khi đền thờ đã hoàn
thành, do các vì vua đời sau bổ sung __ thường được biết dưới tên cung đường nhân sư, vì các pho
tượng nhân sư đứng thành hàng dài hai bên lề đường.
Cung đường hành lễ nổi tiếng nhất là giữa đền thờ Luxor và Karnak. Phần lớn cung đường này vẫn còn
trông thấy được, nhất là đoạn gần đến đền thờ. Mặc dù chính quyền Ai Cập dự tính và các sử gia đề
nghị tái thiết cung đường này cho du khách có thể đi trọn cung đường nhân sư, nhưng kế hoạch này
đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Ngoài đền Luxor và Karnak, nhiều đền khởi thủy cũng có những cung đường như thế, trong đó có đền
Abu Simbei ở Nubia và Ramesseum trên Bờ Tây ở Luxor.
Bốn loại nhân sự xếp hàng cung đường hành lễ là:
 Sư tử đầu cừu, được nhận diện là thần Amun, vị thần đôi khi được mô tả có đầu cừu.
Thường một tượng nhỏ của nhà vua được đặt dưới cằm của nhân sư.
 Sư tử đầu chim ưng, biểu thị nhà vua trong hình dạng của Horus. Việc này hiếm gặp và
chủ yếu tìm thấy trong các đền thờ ở Nubia.
 Nhân sư có đầu cá sấu, chó rừng, hoặc mãng xà, biểu thị các thần Sobek, Duamutef
(Anubis) hoặc nữ thần rắn hổ mang Wadjet. Trường hợp này hiếm: Những mẫu này chỉ
được tìm thấy tại đền an táng của Amenhotep III tại Luxor.
 Sư tử đầu người (xem hình dưới), mang gương mặt của người trị vì xây dựng chúng.
Những nhân sư này thường mang khăn trùm đầu hoặc vương miện vùng Thượng và Hạ Ai
Cập.

Tượng nhân sư sư tử đầu người


Các cung đường hành lễ được sử dụng trong các lễ hội tôn giáo khi con thuyền thiêng được mang từ
đến một đền thờ khác trên vai các thầy tu. Đám rước được che chắn khỏi cặp mắt xoi mói của dân
chúng bằng một bức tường phía sau hai hàng nhân sư.
Bước vào đền thờ
Khu vực gần cổng vào đền luôn rộng và lộ thiên và là điểm thấp nhất của đền thờ. Các thầy tu và nhân
viên trong đền diễu qua đền thờ qua một hệ thống cầu thang ngắn, để đến khu điện thờ ở phía sau đền
(xem Hình 12-1).
Hình 12-1
Vì đền thờ đóng cửa đối với dân chúng, bên ngoài đền thờ không được thiết kế một cách mời mọc, và
thật ra mọi đền thờ đều bao quanh bằng một vòng tường khép kín lớn. Tường này thường được xây
bằng gạch bùn xếp qua một khung đà gỗ và các vỉ lau sậy. Tường đôi khi dày đến 10 mét, không những
ngăn cách hiệu quả những người xâm nhập, mà còn bảo vệ an toàn cho hoàng gia, các thầy tu và những
ai may mắn được phép vào trong những thời khắc chiến tranh hoặc xung đột.
Tường bao đôi khi được thiết kế để biểu thị con nước nguyên thủy. Bằng cách xây gạch khi lồi khi lõm
để trông giống sóng nước, yếu tố này của tòa nhà còn liên kết đền thờ với hình thức biểu tượng một vũ
trụ thu nhỏ.
Trong trung tâm của tường bao là cột tháp cổng vào. Những kiến trúc này, thường xây bằng đá, thường
rỗng và đôi khi chứa bên trong cầu thang hoặc phòng ốc, hoặc chỉ chứa đầy các chất độn để kiến trúc
vững vàng hơn. Hình thể của các cột tháp biểu thị chữ tượng hình có nghĩa là chân trời. Nhiều cột tháp
còn tồn tại ở các đền thờ Ai Cập ngày nay, trong đó có 10 cột ở Karnak, 3 cột ở Medinet Habu và 2 ở
Ramesseum.
Một số cột cờ được dựng trên các cánh của cột tháp, ở hai bên cửa vào. Các cột cờ (đôi khi cao đến 60
mét và có thể làm bằng vàng hay hợp kim vàng và bạc) mang cờ có ký hiệu của thần. Hình 12-2 cho
thấy lối vào đền Luxor. Hình cho thấy rõ ràng các đường rãnh cho bốn cột cờ, cũng như một cột tưởng
niệm trong một cặp còn đứng vững.
Hình 12-2

Bước vào qua cửa sau


Trong đám rước, các vị thần (đúng ra là các pho tượng của họ do các thầy tăng mang đi) không phải
lúc nào cũng dùng cổng tháp vào chính. Thay vào đó, hầu hết các đền thờ đều có một lối vào đường
sông ngay bên ngoài tường thành của đền có thể tiếp cận từ một ke tiếp đất từ sông Nile hoặc một kênh
đào gần đó. Trong lễ rước, pho tượng thiêng bắt đầu và kết thúc chuyến đi tại đây. Dân chúng có thể tụ
họp tại đây để chào đón hoặc tiển đưa vị thần.
Đặt một chân vào cửa: Sân trong đầu tiên và hành lang có cột đỡ
Sau khi đi qua cổng tháp cửa vào, sân trong đầu tiên hiện ra lù lù trước mặt. Khu vực này lộ thiên và
bao quanh bởi một vòng cột. Sân trong một số nhà quý tộc được tuyển chọn kỹ lưỡng trong những
trường hợp đặc biệt có thể được cho phép vào để nhận quà từ nhà vua, để xin lời sấm truyền của thần,
hoặc để nhận những lời tư vấn của thần thánh. Sân trong này chứa nhiều pho tượng của các nhà quý
tộc, thầy tu, và hoàng gia, và là một phương tiện cho các cá nhân này mãi mãi hiện diện trong đền và
bên cạnh các vị thần.
Ở phía sau sân cột đầu tiên là hành lang cột đỡ. Các cột được tin là chống trời và trần đền thường được
sơn màu xanh với hàng trăm ngôi sao biểu thị bầu trời đêm. Các cột biểu miêu tả hệ thực vật mọc lên
từ đầm lầy thời nguyên thủy bao quanh mô đất sáng thế. Bước vào hành lang cột đỡ là bước đi tượng
trưng vào các đầm lầy thời sáng thế. Hành lang còn tồn tại ấn tượng nhất là ở đền Karnak (xem hình
phía dưới); nó được thiết kế bởi Horemheb, khởi công bởi Sety I, và hoàn thành bởi Ramses
II.
Một góc đền thờ Karnak

Cổng tháp vào đền Karnak


Một góc đên thờ Luxor

Hành lang cột đỡ ở đền Karnak


Bước đến chốn Thiêng liêng nhất
Trục trung tâm chạy qua cả sân trong có cột bao đầu tiên và hành lang cột đỡ sẽ đưa ta đến phần quan
trọng nhất của đền thờ __ điện thờ (xem hình dưới). Chỉ có vua và thầy tu cao cấp mới được phép bước
vào phần này của đền thờ.
Nền đền lên cao dần khi ta bước qua đền thờ về phía điện thờ, còn trần nhà thì nghiêng xuống. Do đó,
điện thờ là điểm cao nhất của đền, nhưng có trần thấp nhất. Căn phòng lên cao và tối tăm này miêu tả
mô đất của sáng thế, từ đó cuộc sống vạn vật khởi đầu.
Con thuyền thiêng thường ở bên trong điện thờ hoặc ở gần đó. Điện thờ là nơi cất giữ thuyền thiêng
vác đi được của các thần linh khi xong đám rước.
Đến hồ thiêng uống nước
Vì đền thờ miêu tả vũ trụ, và điện thờ biểu thị mô đất sáng thế, nên cũng có gì đó tượng trưng cho con
nước nguyên thủy. Và đúng vậy mỗi đền thờ đều có một hồ thiêng.
Hồ thiêng được lót bằng các bậc đá dẫn xuống nước. Hồ được tiếp nước từ những mạch nước ngầm
thiên nhiên. Sau khi con đập Aswan được xây dựng năm 1960, tình trạng lũ lụt của sông Nile đã không
còn, hầu hết các hồ này đều khô cạn.
Nước trong các hồ này được sử dụng trong các lễ vật dâng cúng và trong việc thanh tẩy đền thờ và các
thầy tu. Trước khi các thầy tu bước vào đền, họ được yêu cầu ngâm mình trong hồ để được thanh tẩy
bởi dòng nước thiêng.
Chống đỡ trần
Các du khách ngày nay có thể khó tưởng tượng được đền thờ trước đây có hình dáng ra sao, vì các di
tích chỉ cho thấy những nơi chốn sáng sủa, lộ thiên. Thật ra hình ảnh đền thờ ta thấy hiện nay thật trái
ngược với hình dạng của đền trong thời Tân Vương quốc. Tất cả diện tích của đền thờ __ trừ hồ thiêng
và sân trong có vòng cột chống đầu tiên __ đều được đóng kín với những mái đá nặng nề.
Để chống đỡ các mái này, các cột là yếu tố chủ yếu của hầu hết đền thờ, và thật ra của bất kỳ kiến trúc
tổng quát nào. Các cột xuất hiện tại ít nhất hai khu vực của một đền thờ tiêu chuẩn __ sân trong có
vòng cột và hành lang cột đỡ.
Vì cột là yếu tố lấn át về kiến trúc, nên người Ai Cập thường thay đổi thiết kế của chúng. Trong thời
pha-ra-ông có hơn 30 kiểu cột khác nhau được sử dụng.
Tất cả các loại cột đều được trang trí bằng các hình chạm khắc và hình vẽ và chữ tượng hình. Các mô-
típ gồm có
 Hoa sen nở, với những nụ hé mở và khép kín
 Chùm cói, với các nhụy hoa mở và khép
 Mặt của thần đầu bò, Hathor
Xem xét cửa vào và cửa sổ
Các cửa vào có mặt trong đền thờ là một vấn đề lớn (nhiều cửa cao hơn 20 m). Hãy tưởng tượng vẻ
hoành tráng của những khung cửa đồ sộ này. Chúng được làm bằng gỗ, lý tưởng là gỗ tuyết tùng nhập
khẩu từ Lebanon. Những bản gỗ rộng này sau đó được khảm vàng, bạc, đá xanh lam, và nhiều loại đá
bán-quý khác.
Đẹp như thế, cửa dành cho một chức năng quan trọng: Khó xâm nhập, ngăn không cho dân chúng và
bất kỳ kẻ thù nào bước vào.
Các đền thờ được chiếu sáng không bằng cửa sổ, mà đúng ra là bởi các lưới ô đá ở trên cao hoặc bởi
các hốc cắt vào trong khối đá trên trần, gởi các cột ánh sáng nhỏ vào đền. Xem Hình 12-3 là một ví dụ
tại đền Karnak. Kết quả là trong đền rất tối và u ám, và ánh sáng lọt qua những hệ thống chiếu sáng này
đứt đoạn và chắc hẳn trông rất ma quái. Để thêm ánh sáng, các thầy tu và nhân viên đền thờ sử dụng
đèn dầu.

Hình 12-3
Thêm những Nét Chấm Phá:
Cột Đá Tưởng Niệm và Trang Trí
Sau khi đền thờ được hoàn thành và pho tượng của thần đã được đặt trong điện thờ, đền thờ được xem
như là có đầy đủ chức năng để hoạt động. Nhưng điều này không có nghĩa là các nhà vua không được
bổ sung gì vào đền thờ nhằm cải thiện công trình của các vua đời trước, cũng như để chứng tỏ lòng tôn
kính của mình đối với thần linh.
Vật phẩm bổ sung thường là những trang trí bằng tranh vẽ hay chạm khắc, các pho tượng, cung đường
hành lễ, và cột tưởng niệm. Phần sau đây nói về các kiến trúc bổ sung này.
Hướng đến mặt trời: Cột tưởng niệm
Mọi đền thờ đều có ít nhất hai cột tưởng niệm __ những kiến trúc cao, chỉ thẳng lên trời đồng nghĩa với
cổ Ai Cập. Các cột tưởng niệm có dạng vuốt thon đặc trưng như cây kim. Trên đỉnh cột là một chóp
tháp được mạ vàng hoặc hợp kim, có hình dạng của một mô đất sáng thế. Một số cột tưởng niệm hoàn
toàn bao phủ bằng vàng nếu kinh tế Ai Cập cho phép.
Cột tưởng niệm được làm từ một khối đá duy nhất, thường là đá granit đỏ từ Aswan. Mỏ đá ở Aswan
còn lại một cột tưởng niệm chưa hoàn tất (dài hơn 41 m) cắm trong đá, cho thấy dáng vẻ (cột và chóp
tháp) được khắc tại chỗ rồi sau đó di chuyển khi hoàn tất.
Trong một đền thờ chuẩn thời Tân Vương quốc, các cột tưởng niệm thường được đặt phía trước cột
tháp ở cổng vào, án ngữ bên sườn của lối vào, hoặc dọc theo trục trung tâm.

Cột tưởng niệm ở đền thờ Karnak

Đọc thêm: Cột tưởng niệm của Hatshepsut


Tại đền thờ an táng của của bà tại Deir el Medina và Nhà Nguyện Đỏ bà xây dựng tại Karnak,
Hatshepsut ghi chép việc bà dựng hai cột tưởng niệm tại đền Karnak. Bà còn ghi chép việc chuyên chở
của cột từ mỏ đá ở Aswan nơi chúng được khởi công.
Tại Aswan, các cột tưởng niệm được cột vào những xúc gỗ, kéo lên sà lan làm bằng gỗ sung dâu, dài
hơn 60 m, rồi kéo đi bằng 27 thuyền đến Thebes qua sông Nile. Những thuyền kéo này được chèo bởi
850 tay chèo, nói lên sức nặng của tải trọng. Mỗi cột tưởng niệm có thể cân nặng hơn 450 tấn và cao
đến 50 m. Cột tưởng niệm hoàn toàn được mạ vàng và tạo một cảnh quan lộng lẫy cho người xem.
Rất may là dòng chảy của sông Nile thuận lợi cho việc vận chuyển. Đồng hành cùng chuyến đi là ba
thuyền chở các thầy tu đọc kinh và niệm chú cầu an. Sau khi thuyền về đến Thebes, một con bò được
cúng tế dâng lên thần linh. Sau đó Hatshepsut dâng cột tưởng niệm lên thần Amun.
Toàn bộ quá trình từ mỏ đá đến đền thờ chỉ mất bảy tháng và là một thành tựu phi thường. Buồn thay,
tất cả di vật còn lại của cột tưởng niệm chỉ là các đế cột, khi vàng và cột được mang đi để tái sử dụng
vào thời cổ.
Một ít năm sau, Hatshepsut dựng một cặp cột tưởng niệm nữa, cao gần 30 mét, một cột hiện này còn
đứng vững tại đển Karnak và là cột tưởng niệm cao nhất Ai Cập. Chỉ có phần chóp của cột là được mạ
vàng, nhưng cảnh tượng cũng không kém phần ấn tượng (xem hình trên).
Đọc thêm: Chuyến đi của một đời người
Việc vận chuyển Cây Kim của Cleopatra đến Luân đôn không phải là một chuyến đi an bình. Đúng ra
nó có thể được mô tả là thảm họa.
Cây Kim của Cleopatra được Mohammed Ali, Tể tướng Ai Cập dâng tặng Vương quốc Anh vào năm
1819, để tưởng niệm chiến thắng trong Mặt trận Sông Nile và Mặt trận Alexandra vào năm 1801. Kiến
trúc vẫn ở lại Alexandria cho đến năm 1877 khi chi phí chuyên chở, tổng cộng lên tới 10,000 bảng,
được Sir William James Erasmus Wilson tài trợ. (Trước đây không có ai muốn trả chi phí chuyên chở
này.)
Cột đá tưởng niệm được đặt trong ống sắt hình trụ 28 x 4.5 m, được đặt tên là Cleopatra. Ống này
được đặt nằm lên xà lan phía sau tàu kéo Olga. Khi tàu đến Vịnh Biscay, Cleopatra bị lật úp trong một
cơn bão và trôi vào vịnh. Ống trụ được một tàu Anh cứu vớt và chở đến Tây Ban Nha để sửa chữa.
Cuối cùng nó đến được Vương quốc Anh vào tháng giêng năm 1878 và được dựng lên tại Đê Victoria
bảy tháng sáu đó (hình dưới).
Vào tháng 9/ 1917, trong Thế chiến 1, bom Đức rơi xuống gần đấy, làm hư hỏng tượng nhân sư bên
phải. Nhưng nó không hề được sửa, để tưởng niệm cho chiến tranh, và các lỗ do mảnh bom cắm vào
vẫn còn nhìn thấy được. Nói cho ngay, người Anh may mắn mới có được cột tưởng niệm, sá gì một vài
lỗ trái phá?
Trang trí đền thờ
Một trong những cách dễ dàng nhất để tạo ấn tượng là qua trang trí, và nhiều vua trang trí các bức
tường hoặc phòng ốc của một ngôi đền đang tồn tại rồi cuỗm luôn công lao xây dựng. Nếu tên của ông
ta được khắc hoặc vẽ lên tường, thế thì chắc hẳn hậu thế sẽ cho ông ta là người xây dựng nó.
Trong những thời kỳ kinh tế đặc biệt khó khăn, hoặc có khi chỉ là thời buổi bận rộn, các ông vua
thường chỉ cần chiếm đoạt các đền thờ cho đỡ mất thời gian và chi phí xây dựng. Trong thời Tân
Vương quốc, việc các vua cuỗm lấy công trình của tiên đế họ đã trở thành nếp chỉ bằng cách cho sơn
phết hoặc chạm khắc lên những cartouche nguyên gốc và tuyên bố công trình là của mình. Ramses III,
tuy nhiên, cương quyết không để ai có thể tiếm lấy tên tuổi của mình trên những công trình do mình
xây dựng lên, ông cho khắc những cartouche thật sâu vào đá để không có vị vua đời sau nào có thể
chiếm đoạt tên tuổi ông mà không phải chạm khắc sâu gần nửa mét vào bức tường.
Chạm khắc
Hai loại chạm khắc được sử dụng trong trang trí đền thờ:
 Khắc nổi, trong đó nền đá được đục đi, để hình chạm nổ lên. Hình thức này rất tốn thời
gian nên ít được thực hiện, thường chỉ dành cho tường trong đền.
 Khắc chìm, trong đó chủ đề được đục bỏ khỏi nền đá. Hình thức này làm nhanh, thông
dụng hơn, nhất là ở những tường ngoài.
Ramses II sáng chế một cách khắc mà trông như khắc nổi tinh tế hơn, nhưng thật ra là khắc chìm nhanh
và dễ làm. Kỹ thuật này là đục một đường thật sâu quanh đường bờ của hình, cho ta cảm giác của một
hình khắc nổi. Hình 12-4 cho thấy một ví dụ về kỹ thuật chạm khắc này.

Hình 12-4
Sau khi hình khắc được hoàn tất, chúng được sơn màu tinh tế. Màu sơn cũng bổ sung những chi tiết
nhỏ, như kiểu dạng y phục, các cánh chim, và cây cối.
Làm đẹp bên trong
Vì đền thờ miêu tả vũ trụ, trần nhà luôn được trang trí những hình ảnh liên quan đến bầu trời, trang trí
gần nền luôn liên hệ đến đầm lầy. Các cột chống thường miêu tả cây cối, tạo ra một vũ trụ đá ai cũng
nhận ra.
Các đền thờ cúng lẫn an táng đều thể hiện cùng những loại trang trí nghệ thuật, bao gồm những hình
ảnh mô tả
 Các hoạt động nghi lễ, như nghi lễ thờ cúng, đám rước, và lễ vật.
 Các hoạt động lịch sử, như trận chiến, diễu binh, lễ đăng quang, cảnh ra đời của vua
chúa, và các hiệp ước ngoại giao.
 Các cảnh về môi trường, áp dụng cho một vài yếu tố của kiến trúc đền thờ và bao gồm
những miêu tả bầu trời, đầm lầy, hệ thực vật và động vật.
 Lễ dâng cúng đến thần linh.
Những hình ảnh được xếp đặt một cách có tính toán trong đền thờ, và mặc dù các nghệ nhân có nhiều
quyền tự do chọn lựa nội dung của hình ảnh, vị trí của hình ảnh thường được xác định trước. Ví dụ:
 Điện thờ phải có hình ảnh những lễ vật dâng cúng trên con thuyền thiêng.
 Điện thờ phải có những hình ảnh lễ vật mà nhà vua dâng lên các vị thần khác nhau.
 Bậc cửa sổ trang trí những hình ảnh tia nắng mặt trời.
 Trần nhà được vẽ các vì sao hoặc chim chóc để miêu tả bầu trời.
 Nhà kho được trang trí những hình ảnh bò vỗ béo sẵn sàng hiến tế.
 Những lộ trình của đám rước cho thấy tiến trình của đám rước.
 Các cột đỡ và tường ngoài được trang trí những cảnh dữ dội của trận chiến, mô tả cảnh
nhà vua đánh đập kẻ thù hoặc những tù binh bị trói diễu qua. Những hình ảnh này có tác
dụng răn đe những kẻ thù muốn xâm hại đền thờ, Ai Cập, và nhà vua.
Trong các gian phòng không có những chức năng gì đặc biệt, nhiều dạng hình ảnh được trình bày , bao
gồm những biến cố lịch sử như lễ đăng quang, hoặc diễu hành quân sự. Chẳng hạn, trong đền Edfu, các
bức tường được sử dụng ghi chép những tài liệu liên quan đến quá trình xây dựng đền thờ và lịch biểu
các ngày lễ hội.
Thờ Cúng trong Đền Thờ
Đền thờ là nơi nhộn nhịp và sôi động. Mặc dù các đền thờ bế môn đối với dân chúng, các nghi lễ bên
trong có tầm quan trọng đặc biệt.
Mọi hoạt động đền thờ đều xoay quanh pho tượng thiêng trong điện thờ ở phía sau đền. Pho tượng này
nhỏ __ có lẽ chỉ cao khoảng 30 cm __ và được chế tác bằng vàng hoặc gỗ mạ vàng. Buồn thay, không
còn pho tượng nào còn sống sót, nhưng điện thờ chứa các tượng này vẫn còn nguyên và cho phép ta
ước lượng được kích cỡ của pho tượng.
Nghi lễ quan trọng nhất là nghi lễ đầu tiên trong ngày. Ngay từ lúc bình minh, tất cả nhân viên đền thờ
đều thức dậy, thanh tẩy cơ thể, và chuẩn bị bữa ăn trang trọng cho pho tượng. Các trách vụ điển hình
bao gồm nướng bánh mì và bánh mật ong, giết mỗ gia súc, và bày biện trái cây và rau củ quả trên các
khay. Bữa ăn sau đó được dâng cúng lên thần linh.
Một nghi lễ tương tự được thực hiện vào hoàng hôn khi pho tương được đặt lên giường; xem lại
Chương 9 để biết thêm chi tiết.
Suốt ngày, từng giờ các thầy tu cầu nguyện với vị thần. Họ canh giờ bằng cách quan sát mặt trời và sử
dụng đồng hồ nước, thực chất là những chén nước có đục lỗ và thời gian được đo bằng lượng nước
chảy qua lỗ.
Thưởng thức lễ hội
Đền thờ cũng là nơi tổ chức những lễ hội và đám rước, là dịp để dân chúng, vốn ngày thường không
được phép bước vào đền, đến thăm đền, và tham gia việc cúng kiến. Ghi chép chỉ ra rằng mỗi tháng có
khi có đến mười đám rước, nhớ đó dân chúng có thể chiêm ngưỡng con thuyền thiêng và có lẽ nhận
được phép lành và lời giảng dạy của các thầy tu.
Trong những dịp lễ hội và đám rước, các nhân viên đền thờ thường phân phát khẩu phần thêm cho dân
chúng để họ có thể tiệc tùng và tham gia lễ hội.
Không chỉ làm lợi cho dân làng, các lễ hội còn làm lợi cho những ngôi đền nhỏ hơn. Các pho tượng
thần linh từ những đền lớn, như Karnak hoặc Luxor, được rước đến những đền thờ nhỏ hơn. Để đảm
bảo các thần được đón rước trọng thể, các đền thờ lớn yểm trợ các đền thờ nhỏ về mặt kinh tế, làm lợi
không nhỏ cho các thầy tu làm việc ở đây.
Trân Trọng Vai Trò của Nhà Vua và Thầy Tu Cao Cấp
Nhà vua chính thức là giáo chủ của mọi giáo phái trong mọi đền thờ ở Ai Cập và được mong đợi thực
thi tất cả nghi lễ cần thiết để giữ gìn trật tự vũ trụ, hoặc Maat.
Nếu nhà vua thất bại trong việc xoa dịu thần linh, đất đai sẽ sụp đỗ gây ra hỗn loạn, kết quả là đói kém,
lũ lụt, hoặc ngoại xâm. Để tránh bớt áp lực, nhà vua giao công việc thờ cúng cho các thầy tu cao cấp
trong đền thờ. Mọi việc ông ta làm là nhân danh nhà vua.
Bất kỳ khi nào nhà vua hiện diện tại đền, vị trưởng giáo tại đó nhường quyền hành lễ lại cho nhà vua.
Đặt nền móng
Vai trò của nhà vua trong đền thờ bắt đầu ngay khi địa điểm xây dựng đền được chọn (và thường chính
ông chọn địa điểm ấy). Sau khi địa điểm được chọn và được dọn sạch, nhà vua thi hành mười nghi thức
đặt nền móng sau:
1. Căng dây định vị. Đây là nghi thức quan trọng nhất, trong đó nhà vua cắm mốc tại
những điểm sau này là mỗi góc của đền thờ và rồi căng dây giữa các mốc này để tạo ra
một khuôn viên của đền thờ sẽ được xây dựng.
2. Thanh tẩy địa bàn xây dựng bằng cách rắc thạch cao.
3. Đào những hố móng đầu tiên. Hố được đào cho đến khi mạch nước ngầm hiện lên.
4. Đổ cát vào hố móng đầu tiên. Việc này biểu thị mô đất sáng thế nhô ra từ vùng nước
nguyên thủy dưới đáy hố móng.
5. Đúc những viên gạch xây đầu tiên.
6. Chôn lễ vật cúng nền móng tại góc của công trình. Lễ vật có nhiều loại như đồ gốm,
thức ăn mẫu, công cụ mẫu, bùa chú, có khi nữ trang, để cầu cho việc xây dựng được an
toàn.
7. Khởi công.
8. Thanh tẩy đền thờ đã hoàn thành.
9. Dâng đền thờ lên cho thần linh. Nhà vua đặt pho tượng của thần vào trong điện ở
cuối đền. Pho tượng là tâm điểm của đền thờ. Mặc dù đền thờ có thể cúng thờ cúng
nhiều vị thần, nhưng mỗi đền thờ có một vị thần chủ. (Chẳng hạn, mặc dù Amun, Mut,
Khonsu, Montu, Ptah, Opet, và Amum đều được thờ tại đền Karnak, vị thần chủ là
Amun. Pho tượng Amun do đó quan trọng nhất.
10. Dâng cúng lễ vật lên thần giờ đã cư ngụ tại đền.
Nuôi sống nhân dân: Những bổn phận khác của đền thờ
Ngoài việc là ngôi nhà của thần linh tại đó các thầy tu thờ cúng và tôn kính tượng thần, đền thờ cũng là
trung tâm kinh tế của thành phố.
Phần nhiều đền thờ hoạt động nhờ vào tài sản riêng, thường là đất đai của mình. Tài sản này được nhà
vua hoặc những thành viên giàu có của cộng đồng đóng góp cho đền thờ vì nhờ đền thờ mà thần linh
ban phước lành cho họ. Đất đai này đền cho nông dân thuê lại, bù lại nông dân phải trả cho đền thờ một
phần ba thu hoạch. Nhiều lợi tức này được phân bố lại dưới dạng khẩu phần (lương) cho quân đội, cho
viên chức nhà nước hoặc thầy tu, và cho chi phí xây dựng đền thờ hoặc lăng mộ của nhà vua.

Gặp gỡ các thầy tu __ những công bộc (không phải thần thánh)
Trước thời Tân Vương quốc, một hệ thống tăng lữ thường trực không tồn tại. Các thầy tu làm việc
trong các đền thờ trên cơ bản bán thời gian và sau đó trở về với công việc của mình trong xã hội bình
thường. Trong thời Tân Vương quốc, nhiều thầy tu chủ yếu là những viên chức hành chính lo việc
kiểm soát thuế và phân phối lương thực __ với chỉ một chút vai trò tôn giáo. Ngay cả trong thời kỳ này,
đại bộ phận các thầy tu phục vụ một tháng mỗi bốn tháng.
Một nhóm hạt nhân nhỏ các thầy tu thường trực sống trong các đền thờ, với thầy chủ tế ở vị trí cao
nhất. Hiển nhiên số nhân sự trong đền thờ thay đổi tùy theo kích cỡ của đền thờ. Karnak, chẳng hạn, có
hơn 2,000 nhân viên, trong khi phần lớn các đền thờ khác chỉ có khoảng từ 10 đến 80 người giúp việc.
Làm việc như một văn phòng tư liệu cổ
Trước khi đền thờ can dự nhiều vào nền kinh tế Ai Cập và nền hành chính liên hệ, chúng lưu giữ
những ghi chép bao quát về tôn giáo khu vực, hơn là phòng lưu trữ thị trấn. Những ghi chép này được
cất giữ trong Ngôi Nhà Cuộc Sống và bao gồm những chi tiết về
 Vị trí các địa điểm thiêng liêng
 Các cuộc hành hương, mà mọi người có thể tham gia
 Trung tâm thờ cúng (trung tâm thờ cúng các vị thần đặc biệt) và tên các nhân sự
 Các mùa màng địa phương
 Các chuẩn và thần địa phương
 Lịch các lễ hội chính
 Những điều cấm kỵ liên quan đến các hoạt động hoặc thực phẩm
 Các đoạn sông Nile chạy qua khu vực
 Các cánh đồng canh tác và những vùng đất có đầm lầy
 Các chuyến xuất hành, như đi yểm trợ các chiến dịch đến các vùng đất xa lạ, những công
sự xây dựng, và vận lương.
 Các xứ ngoại bang và nguồn tài nguyên
Ghi chép ngày tháng
Những thầy tu này cũng có trách nhiệm soạn ra hệ thống lịch. Ba hệ thống được sử dụng cho những
mục đích khác nhau:
 Lịch nông nghiệp: Được đa số dân chúng sử dụng mỗi ngày. Năm được chia thành ba
mùa, mỗi mùa ba tháng __ mùa lũ, mùa trồng trọt, và mùa gặt hái.
 Lịch thiên văn: Sử dụng trong thờ cúng và dựa trên sự chuyển động của các vì sao.
 Lịch trăng: Sử dụng cho việc thờ cúng thần mặt trăng. Các ghi chép tỉ mỉ về các chu kỳ
mặt trăng được lưu trữ và kết nối với các ngày lễ tôn giáo.
Cả ba hệ thống lịch đều có một số đặc điểm chung. Mỗi tháng gồm 30 ngày, tổng cộng 360 ngày một
năm. Năm lễ hội tôn giáo được bổ sung vào cuối năm là ngày sinh các thần Osiris, Horus, Seth, Isis, và
Nephthys. Dĩ nhiên, lịch 365 ngày này từ từ lệch khỏi năm thật. Mỗi bốn năm, lịch nông nghiệp kéo dài
thêm một ngày, có nghĩa là cuối cùng mùa màng không còn trùng hợp với lịch. Để giải quyết sự bất
cập này, ngày ngôi sao Sirius mọc luôn trùng với ngày bắt đầu của mùa lũ, được xem là Năm Mới.
Chương 13
Khai Quật Lăng Mộ: Các Ngôi Nhà của Sự Vĩnh Hằng

Trong Chương Này


 Lần theo sự phát triển của lăng mộ
 Nhận diện sự biến đổi của lăng mộ
 Bảo vệ thi thể và kho báu khỏi bọn cướp mộ
 Tô điểm các lăng mộ bằng hình vẽ và trang trí
 Khám phá Thung Lũng các Vì Vua
Ai Cập được nổi tiếng nhờ các địa điểm an táng, hoặc là kim tự tháp hoặc những lăng mộ được trang
trí công phu trong Thung Lũng các Vì Vua. Chương này tập trung vào lịch sử các lăng mộ, trong khi
Chương 14 đào sâu vào những bí mật của kim tự tháp.
Các lăng mộ ở Thung lũng là kết quả những năm tiến hóa sinh ra do những ưu tiên tôn giáo và những
mối nguy cơ mất an toàn gia tăng.
Tuy nhiên, bất kể các lăng mộ được thiết kế kiểu nào, tín ngưỡng nền tảng về kiếp sau vẫn không thay
đổi. Người Ai Cập nhìn ở kiếp sau như một nơi mà người quá cố được tái sinh và sống vĩnh hằng (xem
Chương 10), tương tự như khái niệm thiên đường của Cơ đốc giáo. Thật ra, tín ngưỡng về kiếp sau đã
được nhắc tới ngay từ việc án táng xa xưa nhất (trước năm 3100 BC), trước khi có sự xây cất bề thế
lăng mộ, qua việc mang theo những phẩm vật tùy táng đơn giản.
Khi tín ngưỡng càng trở nên phức tạp, lăng mộ càng được xây xất nguy nga và phát triển thành những
biểu tượng đẳng cấp __ như việc sở hữu xe Porche ngày nay!
Nhưng trên hết, những nơi yên nghĩ này được dự trù để tồn tại mãi mãi, như ngôi nhà cho người quá cố
ở kiếp sau. Do đó chúng được gọi là Ngôi nhà của sự Vĩnh Hằng.

An táng người Ai Cập Cổ Nhất


Tất cả mọi nền văn minh cần phải giải quyết việc chôn cất người chết, và trong một xứ nóng như Ai
Cập, sự phân hủy xảy ra tức thì. Do đó, trong thời tiền triều (trước 3100 BC), việc chôn cất là những
hoạt động đơn giản:
 Những người quá cố được chôn cất riêng lẻ trong những huyệt cạn được đào ngoài rìa sa
mạc, cách khu dân cư một khoảng ngắn.
 Thi thể được đặt trong huyệt trong tư thế của một bào thai, không có hòm hoặc vải che phủ
gì hết.
 Huyệt được lấp đầy cát, ném xuống ngay trên thi thể.
Các vật phẩm được chôn cùng người quá cố bao gồm bình và dĩa sứ, đồ trang sức, và trang điểm.
Những phẩm vật này rõ ràng có mối liên hệ với người quá cố theo niềm tin vào kiếp sau nơi người quá
cố sẽ cần dùng đến chúng một lần nữa.
Bao bọc người chết
Thỉnh thoảng, các con thú quấy rối các huyệt mộ, làm lộ ra những thi thể đã được chôn cất và cho thấy
quá trình bảo tồn tự nhiên đã xảy ra. Đôi khi thi thể còn giữ lại da và tóc, trong khi nơi khác việc bảo
tồn không hoàn toàn như thế.
Sự bảo tồn tự nhiên làm lóe ra nơi người cổ niềm tin là để sống còn ở kiếp sau các thi thể cần được bảo
tồn. Từ đó, tiến trình bảo tồn nhân tạo, hoặc việc ướp xác được hình thành. Sự bảo tồn nhân tạo cũng
dẫn đến sự phát triển lăng mộ như một nỗ lực xa hơn nhằm bảo tồn thi thể được vĩnh hằng.
Những cố gắng xưa nhất nhằm bảo tồn thi thể có hai hình thức:
 Bao bọc thi thể bằng một chất liệu nào đó, như đất sét, lưới sậy, da thú hoặc vải lanh tẩn
liệm.
 Rào phần huyệt mộ bằng gạch hoặc gỗ.
Một số nghĩa trang xưa đã được phát hiện (Hierakonpolis; Minshat Abu Omar, cách Cairo 150 km; và
Adaima, bắc Hierakonpolis 25 km) cho thấy những huyệt mộ đơn giản có xây tường gạch bùn bao bọc.
Các bức tường không được trang trí, và đáy huyệt được phủ một lớp sậy nẹp bằng các thanh gỗ, tạo
thành các tấm đệm đỡ thi thể người quá cố. Một bờ gạch chạy quanh mép trong phía trên cùng của bức
tường bao, có lẽ là bệ đỡ kèo mái che. Những huyệt này sau đó được lấp đầy cát đá sa mạc để ngụy
trang.
Đọc thêm: Phần mộ 100
Phần mộ 100 ở nghĩa trang tiền triều tại Hierakonpolis (khoảng 3685 BC) là phần mộ đầu tiên (và là
phần mộ duy nhất từ tiền triều được phát hiện) có chứa các bức tường trang trí. Khác một huyệt mộ
đơn giản, phần mộ 100 cho thấy một số các phòng ngầm liên thông bằng các bức tường phân chia.
Trong phòng an táng, những bức tường này được quét vôi và sơn vẽ. Những hình vẽ người, thú, và
thuyền thiêng xuất hiện dưới các màu đỏ, trắng, xanh lá, và đen trên một nền vàng.
Ít nhất ba hình trong phần mộ 100 có liên quan đến nghệ thuật Ai Cập truyền thống hơn, bao gồm
những hình ảnh thường dùng để miêu tả vai trò của nhà vua. Chẳng hạn, một hình trong phần mộ 100
cho thấy một người đang đập ba tù binh bị trói bằng chùy; hình khác cho thấy một người mỗi bàn tay
nắm chặt một con thú dữ; hình khác mô tả một chiếc thuyền chở theo một người, chắc hẳn là một thủ
lĩnh, ngồi bên dưới một trướng che, chung quanh một nhóm người giang tay kính cẩn.
Mặc dù không có văn bản nào sống sót trong phần mộ 100, những hình vẽ về nhân vật nổi bật này gợi
ý người được chôn trong phần mộ là một thủ lĩnh hoặc một vì vua. Buồn thay, vì được khai quật vào
đầu thế kỷ 20 nên đến nay địa điểm phần mộ 100 đã bị thất lạc, vì thế những bức vẽ nguyên bản không
thể khảo sát xa hơn được. Hình chụp và bản sao chép các hình vẽ này nay nằm ở Bảo tàng Ashmolean,
Oxford, và Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.

Nâng cấp huyệt mộ


Khi thời gian trôi đi, những huyệt mộ bao quanh bằng gạch đơn giản không đủ, người Ai Cập muốn
điều gì đó ấn tượng hơn Ngôi Nhà của Vĩnh Hằng của họ.
Lúc đầu các hầm mộ được điều chỉnh có thêm tường phân cách, tạo ra một số phòng để cất giữ vật
phẩm tùy táng. Hầm mộ lớn nhất được phát hiện là hầm mộ Uj ở Abydos từ triều đại 0 (khoảng 3100
BC). Hầm mộ có kích cỡ 9.10 x 7.30 m và được chia thành 12 phòng, chín phòng chứa hàng trăm bình
lọ và nắp nhãn bằng ngà. Hầm mộ chu đáo này chắc hẳn thuộc về một lãnh chúa địa phương hoặc thị
trưởng.
Tuy vậy người Ai Cập vẫn chưa bằng lòng, và muốn nâng cao thêm Ngôi Nhà của sự Vĩnh Hằng. Bầu
trời mới chính là giới hạn, theo kiểu họ nói.
Biến hầm mộ thành Lâu Đài: các Mastabas
Vào đầu Vương quốc Cổ, các viên chức bắt đầu xây dựng thượng tầng kiến trúc bên trên huyệt mộ.
Những gò đống sa mạc được chất lên mái gỗ của huyệt mộ càng ngày càng cao lên, khiến hầm mộ có
thể phân biệt được với những cảnh vật chung quanh.
Bổ sung thượng tầng kiến trúc
Kích cỡ và thiết kế của những vật liệu đặt bên trên hầm mộ phản ảnh vị thế và sự giàu có của cá nhân
và không nghi ngờ gì nữa dẫn đến khuynh hướng ngày càng cao.
Những phần mộ nhỏ hơn, ít ấn tượng hơn gồm những gò cát nhỏ không đều che phủ huyệt mộ, trong
khi những lăng mộ hoành tráng hơn có thượng tầng kiến trúc gạch hình chữ nhật được xây cao 1 mét
trên mặt đất.
Những thượng tầng kiến trúc này có dạng hình chiếc bàn, từ đó có tên mastaba, trong tiếng Ả rập có
nghĩa là bàn (xem hình dưới). Bên ngoài được sơn vôi trắng, trong khi những ô dâng đồ cúng dọc theo
bức tường phía tây được sơn màu đỏ tối. Một lối lát bằng gạch dẫn đến các hốc và cung cấp một
không gian cho những người đến viếng có thể để lại phẩm vật cúng như bánh mì, bia, và rau quả cho
linh hồn người quá cố.\
Một mastaba
Vì thượng tầng kiến trúc được xây dựng sau lễ an táng, nên những lối đi vào là không cần thiết. Vì
không có lối đi vào nên các mastaba tránh được bọn cướp phá lăng mộ, nhưng cũng có nghĩa lăng mộ
không thể bước vào lại. Việc này mau chóng được thay đổi, vì tổ chức việc hậu sự là việc thời thượng.
Các mastaba càng ngày càng tốt hơn và lớn hơn
Vào cuối thời Vương quốc Cổ (2333 BC), các phần mộ gia đình đều bình thường, với các phần kiến
trúc phía trên (mastaba) rỗng và được xây cất kỹ lưỡng. Những mastaba này chứa nhiều phòng có trang
trí, trong đó có phòng cầu nguyện và phòng chứa phẩm vật cúng cho gia quyến đến thăm để lại chứ
không để ở bên ngoài. Người quá cố vẫn còn được chôn trong huyệt mộ dưới mặt đất và có thể tiếp cận
qua một đường hầm dẫn lên nền mastaba (xem hình dưới).

Khi các mastaba trở nên ấn tượng hơn, các ông vua cần khẳng định vị thế và sự giàu có của mình, nên
dẫn đến thiết kế và xây dựng các kim tự tháp bậc thang và cuối cùng là các kim tự tháp phẳng (xem
Chương 14).
Hãy bước lên: Vua Djoser
Kim tự tháp đầu tiên được xây dựng cho Vua Djoser của triều đại thứ ba (2686 BC). Kiến trúc bắt đầu
với một lăng mộ mastaba truyền thống ở Saqqara. Phòng an táng nằm 28 m dưới mặt đất ở cuối một
đường hầm và được lát bằng đá granit. Di tích này nằm bên dưới kim tự tháp bậc thang vẫn còn ở chỗ
cũ tận ngày nay.
Dẫn từ phòng an táng là bốn hành lang, đi đến một dãy phòng và nhà kho. Một số phòng này có ngói
men xanh trang trí bằng những biểu tượng djed (biểu tượng hình cột, biểu thị xương sống thần Osiris,
tương trưng cho sự vững chải). Đây là hình trang trí duy nhất ở đây. Di vật người duy nhất còn sót lại
tìm thấy trong kim tự tháp bậc thang này là một bàn chân được ướp, cho thấy việc an táng đã xảy ra ở
đây.
Phần kiến trúc bên trên mastaba được xây bằng cát đá sa mạc và đất sét, đóng trong những khung đá
vôi dày 3 mét. Phần kiến trúc bên trên ban đầu dài 63 mét và cao 8 mét, bản thân nó không phải là kỳ
công tầm thường.
Tại một số khâu trong viêc xây dựng mastaba, Djoser muốn làm điều gì đó ấn tượng hơn và quyết định
một số thay đổi:
 Mastaba phải mở rộng hơn.
 Làm thêm ba kiến trúc bên trên chồng lên nhau, tạo ra kim tự tháp có bốn bậc.
 Nền được mở rộng, và hai bậc nữa được thêm vào, kết quả là một kim tự tháp sáu tầng,
dâng cao đến 60 mét trên mặt đất (xem hình).

Đây là kiến trúc đầu tiên trên thế giới được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Lăng mộ này biểu tượng một
bậc thang mà nhà vua sẽ bước lên trời gặp gỡ các tiên đế, đã trở thành các vì sao sau khi chết.
Sau khi kim tự tháp bậc thang được xây dựng, tiến hóa tiếp theo trong việc phát triển kim tự tháp là lấp
đầy các bậc thang để tạo thành một kim tự tháp thực sự, bốn mặt đều phẳng. Một số các kim tự tháp ở
Saqqara và Abusir khởi đầu là kim tự tháp bậc thang và sau được biến đổi thành kim tự tháp thực sự
bằng cách lấp đầy các bậc thang.
Đẽo trong Đá
Trong thời Trung Vương quốc, mastaba bị bỏ rơi và các phần mộ an táng người không thuộc hoàng gia
được đẽo vào đá. Những lăng mộ này được đục thẳng vào mặt vách đá và bổ sung một mặt tiền tưởng
niệm, một sân trong thoai thoải và một hàng cột có chức năng như một phòng nguyện tại đó người thân
và bạn bè có thể để lại vật cúng cho người quá cố (xem hình dưới).

Hàng cột bao quanh một diện tích tụ tập rộng và một phòng tượng nhỏ ở phía sau. Một đường hầm cắt
ra từ nền phòng nguyện dẫn xuống phòng an táng bên dưới. Các bức tường của những lăng mộ này
được trang trí tỉ mỉ với những hình vẽ cảnh sinh hoạt đời thường, huấn luyện quân sự, chiến đấu, và săn
bắn.
Nếu nó không được đóng đinh . . .
Như các kim tự tháp thời Vương quốc Cổ, các lăng mộ tạc vào đá này của thời Trung Vương quốc có
nguy cơ bị đột nhập cao. Các phẩm vật và đồ cúng không được gìn giữ dễ dàng bị lấy đi và bán ra thị
trường.
Những gia đình sở hữu lăng mộ này cố gắng giảm thiểu nguy cơ bị trộm cắp bằng cách thăm viếng
thường xuyên. Họ cũng giới hạn số lần mở cửa vào lăng mộ để chôn cất thêm thân nhân quá cố. Vì thế
nên người quá cố được ướp xác vẫn giữ trong nhà cho đến kỳ hạn mở cửa lăng mộ hằng năm, hoặc
hằng hai hay năm năm. Lúc đó các gia đình mới an táng tập thể những thành viên đã chết trong thời kỳ
đó một lần.
Tập quán trì hoãn việc chôn cất thi thể tiếp tục suốt lịch sử pha-ra-ông. Dân chúng quan tâm đến việc
trộm cướp hơn là biện pháp vệ sinh khi trong hầm nhà có vài thi thể đang chờ đợi. Nếu ngày nay thì
bạn đã bị cảnh sát thẩm vấn hoặc có thể một nhà phân tâm học đến xem đầu óc bạn có bình thường
không.
Tiếp tục chiều hướng
Mối quan tâm đến sự an toàn, tuy lớn, nhưng không ngăn cản người Ai Cập tiếp tục đẽo đá làm lăng
mộ đến tận thời Tân Vương quốc.
Một số lăng mộ quý tộc ở Thebes __ ở Thung lũng các Nhà Quý tộc, Deir el Bahri, và Assasif __ có
những mặt tiền tạo tác công phu, nổi bật trong khung cảnh.
Một số các lăng mộ đẽo trong đá này cũng có một kim tự tháp nhỏ dựng bên trên, không có chức năng
nào khác hơn là để khoa trương vị thế __ và cũng để bọn trộm mộ dễ nhận ra!

Các lăng mộ đường hầm


Để ngăn ngừa bọn xấu, cũng như để tiết kiệm tiền bạc, một số viên chức thời Trung và Tân Vương
quốc được an táng trong các lăng mộ đường hầm. Những lăng mộ này được đào sâu trong đất trên nền
sa mạc, gồm một đường hầm thẳng đứng, mở ra một phòng an táng ngầm. Nếu người quá cố giàu có,
phòng an táng ngầm được trang trí tỉ mỉ hoặc gồm một dãy phòng.
Sự thuận lợi của lăng mộ đường hầm là sau khi được an táng, đường hầm được lấp đầy cát đá sa mạc,
khiến bọn xấu không thể định vị được vị trí của mộ, vì không có kiến trúc bên trên ‘chỉ điểm’.
Các lăng mộ đường hầm được sử dụng đến hết thời pha-ra-ông. Ngày nay, những lăng mộ này thường
được phát hiện còn nguyên vẹn.
Các lăng mộ thời Tân Vương quốc
Từ ngày đầu của lịch sử Ai Cập, các lăng mộ tiến hóa về mặt kiến trúc và ý thức hệ __ và làm nhiều
việc hơn là chỉ đơn giản cung cấp một nơi để xử lý người chết.
Ý nghĩa ý thức hệ của lăng mộ thấy rõ nhất trong thời Tân Vương quốc xênh xang. Các lăng mộ thời
kỳ này được chia thành ba phần
 Bậc trên hoặc thượng tầng kiến trúc biểu thị khu vực của thần mặt trời. Mực này được
biểu thị bằng một hốc nhỏ, một bia đá khắc lời tưởng niệm, hoặc một kim tự tháp nhỏ.
 Bậc giữa bao gồm những nhà nguyện bên trong và biểu thị sự kế cận giữa khu vực người
sống và người chết.
 Bậc dưới bao gồm các phòng an táng và biểu thị khu vực người chết.
Tuy nhiên các vì vua thời Tân Vương quốc chọn kiểu xây dựng các lăng mộ không có thượng tầng
kiến trúc nhìn thấy được, để ngăn ngừa bọn trộm đạo. Trong thời kỳ này, việc xây dựng các bậc trên
chỉ áp dụng cho các mộ không thuộc hoàng tộc. Nhà nguyện dâng cúng lễ vật thuộc hoàng gia (bậc
giữa) tọa lạc tại rìa khu vực dân cư sát với sông Nile hơn cách lăng mộ một khoảng đường, trong khi
phần mộ an táng hoàng gia (bậc thấp) được xây dựng trong Thung lũng các Vì Vua.
An Táng Thần Thánh
Thung lũng các Vì Vua trên bờ tây sông Nile ở Thebes (Luxor) được chia thành hai thung lũng:
 Thung lũng phía Đông, chứa 63 lăng mộ đánh số theo thứ tự được phát hiện. KV (viết tắt
của King’s Valley) mộ 63 được phát hiện vào tháng 2 năm 2006.
 Thung lũng phía Tây, chứa 5 lăng mộ.
Sự phát triển của Thung lũng các Vì Vua ở Tân Vương quốc mang lại một số cách tân trong thiết kế
lăng mộ. tất cả lăng mộ trong Thung lũng các Vì Vua đều được cắt vào đá, nhưng thay vì dựng trên các
mặt triền đá với các mặt tiền tạo tác công phu, các lối vào được chạm khắc trực tiếp trên nền của Thung
lũng __ hoặc, nếu các lối vào được chạm khắc vào mặt triền đá, chúng không thể vào được và bị che
dấu.
Mỗi lăng mộ cá nhân đều khác nhau ở một vài đặc điểm thiết kế:
 Lăng mộ trục cong được Amenhotep II đưa vào và gồm một hành lang dài quay một góc
90o trước khi đến phòng an táng. Kiểu thiết kế này được sử dụng trong 130 năm.
 Lăng mộ trục lệch được Horemheb đưa vào và gồm một hành lang dài và kết thúc ở
phòng an táng. Tuy nhiên, trục không hoàn toàn thẳng mà lệch qua một bên sau khi qua
hành lang thứ nhất.
 Lăng mộ trục thẳng được Ramses IV giới thiệu và là một hành lang thẳng dài cắt vào nền
thung lũng, và kết thúc tại phòng an táng.
 Phòng an táng hình bầu dục được Thutmosis III giới thiệu, có mô hình của một
cartouche, một khung hình ô van bao bọc tên các nhân vật hoàng gia.
 Kiểu an táng đường hầm được sử dụng trong suốt thời kỳ sử dụng Thung lũng các Vì
Vua và gồm một đường hầm thẳng đứng mở ra phòng an táng ở cuối đường hầm.

Không có lăng mộ nào ở Thung lũng các Vì Vua được hoàn thành thực sự. Thật ra, không có lăng mộ
nào ở Ai Cập được hoàn thiện. Một số được khắc hoàn toàn từ đá và đang đợi để được trang trí, trong
khi một số khác đã vẽ phác họa, sẵn sàng để được chạm khắc. Một số lăng mộ trông có vẽ đã hoàn
thiện, nhưng thiếu các chữ khắc, hoặc các hình vẽ còn dang dở. Lý do chắc chắn nhất là vì cái chết đột
ngột của người chủ lăng mộ, bắt buộc thợ thầy phải ngừng công việc. Thêm nữa, hoàn thiện một lăng
mộ có nghĩa là công nhận nó hoàn hảo, và là nơi thích hợp cho thần linh trú ngụ. Kiến trúc sư nào dám
đường hoàng tuyên bố điều này?
Số các lăng mộ chưa hoàn tất, ở một mức độ nào đó, cũng hữu ích, vì nó cho phép các nhà khảo cổ ghi
chép phương pháp chạm khắc và trang trí lăng mộ.
Dạo một chuyến đến Thung lũng các Vì Vua
Thung lũng các Vì Vua là một trong những điểm du lịch được viếng thăm nhiều nhất ở Ai Cập, và gồm
63 lăng mộ được trang trí công phu. Tuy nhiên, danh hiệu Thung lũng các Vì Vua có phần nào khiến
du khách hiểu lầm, vì không phải tất cả 63 lăng mộ trong Thung lũng phía Đông đều thuộc hoàng tộc.
Thực ra chỉ có 23 trong số 63 lăng mộ là lăng mộ các vì vua __ tất cả ông vua trong Tân Vương quốc
từ Thutmosis I đến Ramses XI. 40 lăng mộ khác đều thuộc những hoàng tử có tên hoặc vô danh, các
viên chức, các thú cưng, và những cá nhân vô danh.
Các viên chức
Một số viên chức được trọng vọng cũng được an táng tại Thung lũng theo kiểu cắt vào đá hay đường
hầm. Được an táng trong Thung lũng là một vinh dự tột cùng cho bất kỳ viên chứa nào. Ít nhất bảy lăng
mộ được xây cất cho các viên chức:
 KV13 thuộc về Đại pháp quan Bay dưới triều đại Sety II và Siptah.
 KV36 thuộc về Maiherperi, một người hầu cầm-quạt tộc Nubia vào triều đại 18. Chức
danh người hầu cầm-quạt là một trong những người có vị thế trọng vì lúc nào y cũng thân
cận với nhà vua và biết được hết các bí ẩn của nhà vua.
 KV45 nguyên gốc thuộc về một viên chức tên Userhet ở triều đại 18, sau đó được sử dụng
lại ở triều đại 22.
 KV46 là lăng mộ còn nguyên vẹn của Yuya và Thuya, cha mẹ của Hoàng hậu Tiye, là vợ
của Amenhotep III và mẹ của Akhenaten.
 KV48 thuộc về một viên chức có tên Amennemopet, thường được biết dưới tên Pairy, ở
triều đại của Amenhotep II.
 KV60 thuộc về Sitre-in, vú nuôi của Hoàng hậu Hatshepsut, và chứa một thi thể nữ đã
được nhận diện là Sitre-in hoặc Hatshepsut.
Những người sẽ được phong vương
Thung lũng các Vì Vua cũng chứa các lăng mộ của một số hoàng hậu và hoàng tử __ một số nhà vua
muốn toàn bộ gia đình họ được chôn gần nhau.
 KV3 là lăng mộ của một người con không rõ tên của Ramses III.
 KV5 là lăng mộ lớn nhất trong Thung lũng các Vì Vua và được dự tính an táng các con
trai của Ramses II.
 KV14 nguyên được Hoàng hậu Tawosret xây dựng cho bà và chồng bà Sety II, nhưng bị
Vua Setnakht chiếm đoạt, dời thi thể bà và mở rộng lăng mộ.
 KV19 được xây dựng bởi Montuherkhnepshef, một thái tử sau này trở thành Ramses VIII.
 KV42 được xây dựng cho Hatshepsut Merytre, một người vợ của Thutmosis III.
Dù những lăng mộ này dành cho hoàng gia, người ngoài được an táng tại Thung lũng các Vì Vua là
một đặc quyền, vì được chôn càng gần vua, địa vị của người ấy càng cao. Những cuộc an táng này cho
thấy vợ và các con được chồng và cha của họ hết sức coi trọng. Trong các triều đại 19 và 20, Thung
lũng các Hoàng hậu, phía nam Thung lũng các Vì Vua, được xây dựng như là một nơi chỉ dành cho các
thành viên của hoàng gia và chứa tất cả 75-80 lăng mộ.
Những ngôi nhà khác cho kiếp sau của hoàng gia
Ngoài Thung lũng các Vì Vua là địa điểm an táng nổi tiếng nhất, những vì vua của các thời kỳ khác
chọn những nghĩa trang khác nhau:
 Các vì vua đầu thời Vương quốc Cổ chọn được an táng tại Abydos, nơi an táng theo thần
thoại của thần Osiris.
 Các vì vua cuối thời Vương quốc Cổ chọn được an táng tại vùng Cairo (Saqqara,
Memphis, và Giza).
 Các vua thời Trung Vương quốc chọn được an táng ở Faiyum (Hawara, Lahun, và
Dashur).
 Các vì vua đầu thời Tân Vương quốc chọn được an táng tại Dra Abu el Naga trên bờ Tây ở
Thebes.
 Akhenaten được chôn cất tại Amarna ở Trung Ai Cập.
 Amenhotep III và Ay được chôn cất tại Thung lũng phía Tây của Thung lũng các Vì Vua,
và Akhena bắt đầu xây dựng một lăng mộ ở đây trước khi dời thủ đô về Amarna (xem
Chương 4).
 Các vua trong triều đại Tanite (thứ 22) được chôn cất tại Tanis ở vùng Châu thổ.
Làm Đẹp Lăng Mộ: Trang Trí để Chết
Nhiều địa điểm chôn cất từ thời tiền triều trở đi chứa những tranh trang trí có một chức năng nào đó
trong kiếp sau và được nghĩ là sẽ khiến cho cuộc sống vĩnh hằng của người chủ lăng mộ dễ chịu hơn.
Lăng mộ được trang trí sớm nhất là lăng mộ 100 ở Hierakonpolis, được xây dựng khoảng 3685 BC, là
lăng mộ duy nhất được trang trí trong thời kỳ này. Có một khoảng gián đoạn chừng 1,000 năm trước
khi lăng mộ được trang trí thứ hai xuất hiện vào triều đại thứ ba trong các phần mộ mastaba không
thuộc hoàng tộc, và kim tự tháp triều đại thứ tư của Vua Unas, chứa các Văn bản Kim tự tháp.
Ngay cả trong thời đầu Vương quốc Cổ, là thời kỳ bắt đầu khuynh hướng trang trí phần mộ, các nghệ
nhân chỉ tập trung vào những chủ đề nào đó và những chủ đề này tiếp tục phổ biến trong suốt suốt thời
kỳ pha-ra-ông cho các lăng mộ của hoàng gia và không hoàng gia. Chỉ có cách miêu tả nghệ thuật của
những chủ đề này thay đổi.
Trang trí cho đám đông
Từ các mastaba thời Vương quốc Cổ đến các lăng mộ cắt trong đá thời Tân Vương quốc, những chủ đề
không hoàng gia trong tranh tập trung vào
 Thực phẩm
 Cuộc sống thường nhật
 Tiệc tùng
 Hậu sự
Những chủ đề này được sử dụng suốt hàng trăm năm, và không hề đánh mất ý nghĩa và tầm quan trọng
của chúng. Chỉ có phong cách nghệ thuật là thay đổi __ nhưng mục tiêu chủ yếu là nhất quán.
Thực phẩm
Những cảnh cho thấy hàng dài người phục vụ mang từng mâm thức ăn đến bàn dâng cúng cho người sở
hữu lăng mộ cung cấp thức ăn cho người quá cố sống ở kiếp sau. Những cảnh nông thôn cho thấy việc
sản xuất lương thực bao gồm việc chăn nuôi, gieo hạt, gặt hái, sàng gạo, làm dấm, đánh cá, và săn bắn.
Một số cảnh về đời sống nông thôn thời Tân Vương quốc cho thấy người chủ lăng mộ đã tham gia tích
cực vào việc canh nông, chỉ ra rằng người quá cố sẽ luôn luôn có thể tự cung tự cấp lương thực cho
mình.
Những cảnh khác cho thấy người quá cố cư trú trên Cánh đồng lau sậy, tương đương với thiên đường.
Cánh đồng lau sậy là bản sao chính xác của Ai Cập, nhưng là Ai Cập lúc đỉnh cao, với mùa màng bội
thu, nước nôi thừa thãi, hoa lá xinh tươi và muông thú bay nhảy làm cảnh vật sống động. người quá cố
thường được mô tả trong chiếc áo choàng đẹp nhất của họ, đang chăm sóc đất đai và thu hoạch mùa
màng.

Cuộc sống thường nhật


Những cảnh trong hình vẽ cho thấy cuộc sống của người chủ lăng mộ dựa trên ngề nghiệp của người
quá cố:
 Đối với một quản đốc, mà vai trò là coi sóc tất cả xưởng thợ gắn liền với lâu đài, những
cảnh cho thấy những hình ảnh chi tiết về một số nghề thủ công, bao gồm làm nữ trang, làm
mộc, làm hồ, làm gạch, và rèn kim loại.
 Đối với một quân nhân, lăng mộ bao gồm những cảnh đánh trận, chiến dịch, và huấn
luyện.
 Đối với người quản đốc nông nghiệp, nhiều cảnh nông thôn mô tả trong phần trước được
sử dụng.
Vào thời Tân Vương quốc, những cảnh về cuộc sống thường nhật, nhất là những cảnh liên quan đến
nghề nông, gắn liền với chu kỳ của cuộc sống và tái sinh.
Tiệc tùng
Tiệc tùng thuong được miêu tả trong các lăng mộ không thuộc hoàng tộc và cho thấy người chủ lăng
mộ và vợ ông ta ngồi trước chiếc bàn cúng chất đầy lễ vật với một số khách khứa, nam nữ ngồi riêng,
được tôi tớ phục vụ. Những tôi tớ tô điểm khách bằng những vòng hoa choàng quanh cổ và những ống
dầu thơm đặt quanh đầu, và tiếp thức ăn và rượu luôn đầy. Các ca sĩ, nhạc công, và vũ công thường
được cho thấy làm vui khách mời.
Những tiệc tùng này có thể miêu tả một trong hai điều __ miêu tả các lễ tổ chức sau lễ an táng,
hoặc Lễ hội Tươi đẹp của Thung lũng, một lễ hội an táng vùng Thebes tại đó người chết được tưởng
nhớ. (Trong lễ hội này, các đám rước trên Bờ Tây được dân chúng tham gia thăm viếng các phần mộ
của tổ tiên họ và tham dự các bữa tiệc với người chết.)
Hậu sự
Các hình ảnh an táng cho thấy đám rước vào lăng mộ, cho thấy một số tôi tớ mang những hộp đựng
phẩm vật. Phẩm vật gồm đồ kim hoàn, quần áo, vũ khí, tượng, và đồ đạc.
Đám rước thường được theo sau bởi những người khóc mướn chuyên nghiệp __ đó là các phụ nữ được
thuê để tru tréo và vây đất vào mặt mình nhằm phô trương sự đau buồn đóng kịch của mình.
Những nghi thức an táng cũng thường được mô tả, bao gồm nghi thức mở miệng (xem Chương 10),
giúp người quá cố thở được, nói được, và ăn được trong kiếp sau, cũng như nghi thức đập nát bình đất
màu đỏ¸ một nghi thức cổ không rõ nguồn gốc hoặc ý nghĩa.

Trang trí cho hoàng gia


Những chủ đề của lăng mộ hoàng gia không mềm dẽo hoặc linh tinh như các lăng mộ không hoàng gia.
Thay vào đó, nghệ thuật lăng mộ hoàng gia tập trung vào tôn giáo hơn là những cảnh sinh hoạt cá
nhân. Những chủ đề tôn giáo này, tuy nhiên, thay đổi từ lăng mộ này đến lăng mộ khác và bao gồm:
 Những cảnh trong văn bản an táng (xem Chương 10), chủ yếu tập trung vào chuyến đi
đêm 12-giờ của thần mặt trời. Nhà vua đồng hành cùng thần mặt trời trong chuyến đi này
và đối mặt với những hiểm nguy. Những văn bản an táng này bảo vệ nhà vua và thần mặt
trời cho đến khi bình minh và tái sinh đến.
 Những cảnh nhà vua dâng lễ vật đến những vị thần khác nhau, bao gồm Re-Horakhty,
Osiris, Ptah, và Hathor __ tất cả các vị thần đều gắn liền với cái chết và tái sinh.
 Những cảnh các thần linh ôm choàng đức vua và chào đón ông vào kiếp sau. Thường các
vị thần được mô tả nắm lấy tay nhà vua, dẫn ông ta đến cõi địa ngục. Một biến thể của chủ
đề này có thể được tìm thấy trong các lăng mộ các con trai của Ramses III, ở đó đức vua
được mô tả dẫn dắt con trai mình vào kiếp sau và giới thiệu chúng với các thần.
Mặc dù vua, hoàng hậu, và các hoàng tử có ít tự do đi lệch ra khỏi những chủ đề này, họ có thể chọn từ
một số văn bản an táng với một danh sách lớn các hình ảnh. Thêm vào đó, hoàng gia có thể thay đổi
cách thể hiện nghệ thuật, màu sắc, và kỹ thuật, cho phép mỗi lăng mộ có bản sắc riêng mặc dù chủ đề
có giới hạn. Hình như là tất cả mọi người, cổ hay kim, đều phải xoay sở để làm việc trong giới hạn
nghề nghiệp nhưng vẫn còn có thể biểu hiện cá tính của mình!

Chương 14
Thăm Dò Kim Tự Tháp

Trong Chương Này


 Phát triển những dạng an táng ấn tượng hơn
 Làm rõ phức hợp kim tự tháp
 Cất giữ trong kim tự tháp những vật dụng cho kiếp sau
 Phổ biến kim tự tháp đến người ngoài hoàng tộc
Kim tự tháp đồng nghĩa với cổ Ai Cập. Qua năm tháng, những kiến trúc này đã là chủ đề của nhiều
cuộc thảo luận và sách vở __ một số có bản chất phần nào đáng ngờ.
Chức năng của các kim tự tháp thay đổi theo thời gian, với các kim tự tháp thời Vương quốc Cổ và
Trung có vai trò như các phần mộ được thiết kế như một lời tuyên bố hùng hồn về sự giàu sang và
quyền thế, và các kim tự tháp Tân Vương quốc được sử dụng để đặt lên một phần mộ, nhưng không có
chức năng của một nơi an táng.
Lịch sử phát triển kim tự tháp là một chuyện dài, điểm xuyết những sai lầm và sai sót trước khi ‘kim tự
tháp thực sự’ được hoàn thành. Ngay cả sau khi Đại Kim Tự Tháp được xây dựng, kiến trúc kim tự
tháp không hoàn toàn tĩnh. Những cách tân xuất hiện trong một nỗ lực xây dựng một đài tưởng niệm
hoàn hảo, một đài tưởng niệm tốt hơn các kim tự tháp của tiền nhân.
Chương này tập trung vào sự phát triển của kiến trúc hoành tráng này trong dòng thời gian hơn 3,000
năm trong lịch sử Ai Cập.
Định Hình Kim Tự Tháp
Hình dáng của kim tự tháp có ý nghĩa tôn giáo lâu dài ngay trước khi kim tự tháp được xây dựng.
Từng đống cát đá sa mạc lúc đầu được sử dụng để che phủ huyệt mộ trong thời tiền triều. Theo thời
gian, những gò đống này trở nên công phu hơn và phát triển thành một thượng tầng kiến trúc (phần
kiến trúc nằm bên trên, xem Chương 13) và sau đó tới kim tự tháp bậc thang. Những gò đống này được
tin là miêu tả gò đống của sáng thế, từ đó tạo vật được bắt đầu. Tạo vật bắt đầu trên gò đống này, do đó
hiển nhiên nó sở hữu những quyền năng sáng tạo và giúp người quá cố được tái sinh (xem Chương 9 để
biết thêm về tôn giáo Ai Cập).
Hình dáng kim tự tháp chỉ là cách điệu hóa của gò đống sáng thế và được gọi là benben. Khi thời gian
trôi đi, benben trở nên gắn kết mật thiết với thần mặt trời. Mối liên kết với mặt trời của kim tự tháp
không thể từ khước được __ hình dáng được cho là giống tia sáng của mặt trời, và Văn bản Kim tự tháp
cũng liên hệ kim tự tháp với đoạn đường dốc dẫn đến bầu trời, giúp nhà vua quá cố bước lên gặp các
bậc tiên đế, đã hóa thành sao sau khi chết.

Lấp Đầy Khoảng Trống: Hoàn tất Hình Dáng Kim Tự Tháp Thực Sự
Sau khi hoàn thành kim tự tháp bậc thang (xem Chương 13), bước tiếp theo, bước cần thiết để tạo ra
kim tự tháp thực sự dành cho người Ai Cập là lấp đầy các bậc thang bằng công trình nề. Tuy nhiên, xảy
ra một ít sai sót trong tiến trình, kết quả là ta được một số đài tưởng niệm trông khá thú vị.
Indiana Jones và đền thờ Meidum
Cố gắng đầu tiên đạt được một kim tự tháp thực sự là ở Meidum, ở nam Cairo. Bạn có thể đến thăm và
khám phá kim tự tháp này ngày nay (xem hình dưới). Kim tự tháp Meidum được Sneferu, vua đầu tiên
của vương triều thứ tư, xây dựng. Kim tự tháp nguyên gốc được xây dựng là một kim tự tháp bậc
thang gồm bảy bậc, nhưng trước khi bậc thứ nămđược hoàn tất, toàn bộ kiến trúc được mở rộng thành
tám bậc.
Tất cả cái ta nhìn thấy được hôm nay là ba bậc trên cùng, vì lớp đá bao bọc đã được dời đi. Lúc đầu nó
được tin rằng kim tự tháp này sụp đỗ trong lúc xây dựng, nhưng những khai quật gần đây không tìm ra
chứng cứ nào về thi thể, công cụ, hoặc dây thừng, tất cả điều này chứng tỏ kiến trúc đã thực sự hoàn
tất.
Phòng an táng của kim tự tháp này nằm ngang mặt nền sa mạc và đến được qua một lối đi ở tâm mặt
bắc, cách mặt đất gần 17 mét. Lối vào đi xuống dưới kim tự tháp, kết thúc bằng một hành lang nằm
ngang dẫn đến một đường hầm thẳng đứng, đi lên phòng an táng. Những cột gỗ tuyết tùng nhúng trong
tường dẫn đến phòng này có thể đã được sử dụng để kéo cỗ áo quan lên đến phòng an táng, mặc dù cỗ
áo quan không còn nằm ở đó nữa. Đường hầm này ngày nay được bắc lên bằng một cầu thang gỗ lung
lay.
Phòng an táng chưa được hoàn tất, và hình như việc hậu sự không xảy ra ở đây __ mặc dù những mảnh
vỡ áo quan bằng gỗ được phát hiện trong phòng an táng. Sneferu xây dựng hai kim tự tháp khác tại
Dahshur và có thể đã được an táng tại một trong hai nơi này.
Phải đến Dahshur
Hai kim tự tháp của Sneferu ở Dahshur được biết đến như Kim tự tháp Cong và Kim tự tháp Bắc (hay
Đỏ), chỉ thấp hơn Đại Kim Tự Tháp ở Giza. Bạn còn có thể đến thăm những kim tự tháp này ngày nay.
Bẻ cong
Kim tự tháp Cong được xây dựng trước Kim tự tháp Đỏ và mang tên này vì có nửa đoạn cong ở phần
trên, gây bởi một sự thay đổi trong thiết kế bị lệch lạc. Kiến trúc lúc đầu được xây dựng với một góc
60o (kim tự tháp thực sự có góc từ 72o đến 780). Trong khi các công nhân xây dựng kim tự tháp, có một
vấn đề sụt lún vì sức đè của đá. Để hóa giải sự cố này, một vòng đai được xây dựng quanh đáy kim tự
tháp, thay đổi độ dốc ở đáy đến 55o. Chóp kim tự tháp được hoàn tất với độ dốc 44o, tạo ra một đoạn
cong rõ rệt ở tâm, như bạn có thể thấy được trong Hình 14-1.
Hình 14-1
Kim tự tháp Cong cũng bất thường vì nó có hai lối vào, một ở mặt bắc và một ở mặt nam:
 Lối vào phía bắc dẫn đến một phòng hẹp có mái đỡ. Phòng an táng, cũng có mái che, ở
ngay bên trên, chắc hẳn lên bằng một cầu thang.
 Lối vào phía tây dẫn qua một chuỗi các hệ thống chặn bằng khung lưới sắt đến một phòng
an táng thứ hai.
Cả hai phòng an táng đều dành cho Sneferu là vua của Thượng và Hạ Ai Cập, với mỗi gian phòng ứng
với một vai trò. Vào một thời điểm về sau nầy, hai phòng được nối nhau bằng một đường đi cắt qua
phần đã được xây, rõ ràng do một người am tường vị trí của hai phòng __ có lẽ bởi những tên trộm rất
sáng dạ.
Kim tự tháp Cong bị bỏ rơi vì kiến trúc quá yếu ớt trên một nền móng sa mạc không thích hợp. Sneferu
không thối chí, và bắt đầu xây dựng Kim tự tháp Đỏ.
Màu đỏ
Kim tự tháp Đỏ là kim tự tháp thứ hai có kích cỡ chỉ sau Đại Kim Tự Tháp ở Giza và là kim tự tháp
thực sự đầu tiên được xây dựng thành công. Nó có tên này vì có màu đá granit đỏ lộ ra dưới lớp đá vôi
bao bọc kim tự tháp. Chóp là một kim tự tháp nhỏ miêu tả gò đống sáng thế từ đó tất cả tạo vật bắt đầu,
và được tạo bởi một khối đá vôi duy nhất, mà các nhà khảo cổ phát hiện tại địa điểm. Bạn có thể đến
thăm kim tự tháp này tại Dahshur.
Lối vào kim tự tháp là ở mặt bắc và dẫn đến hành lang đi xuống dài 63 m, kết thúc ở hai phòng chờ. Ở
phía trên tường của gian phòng thứ hai là một hành lang ngắn, nằm ngang, dẫn đến phòng an táng cao
15 mét. Phòng an táng này không phải phòng ngầm và hầu như ở ngay trung tâm của thượng tầng kiến
trúc. Một số di vật người được phát hiện trong phòng an táng, mặc dù không rõ phòng này có thuộc về
Sneferu hay không.
Các Vì Vua Trung Vương quốc ở Dahshur
Các vì vua thuộc Trung Vương quốc tiếp tục sử dụng Dahshur như chốn an táng hoàng gia. Senwosret
III và Amenemhat III của vương triều 12 xây dựng kim tự tháp của họ ở đây.
Kim tự tháp của Senwosret III được xây dựng ở phía đông bắc của Kim tự tháp Đỏ. Chất lượng công
trình đã xuống cấp trong thời kỳ này (1878-1841 BC), và kim tự tháp của Senwosret III được làm từ
những viên gạch bùn kích cỡ không đều trong quá trình bậc thang, sau đó được lấp đầy bằng đá vôi.
Lối vào kim tự tháp ngang mặt đất trên bờ tây của kim tự tháp và dẫn đến một lối đi dốc thoai thoải, kết
thúc tại phòng kho. Phòng chờ nằm ở góc 900 với nhà kho, sau đó dẫn đến phòng an táng làm bằng đá
granit. Trong phòng an táng có một cỗ áo quan bằng đá granit. Mặc dù phát hiện được một số di vật
trong kim tự tháp, các nhà nghiên cứu nghi ngờ không biết Senwosret có được an táng tại đây hay
không.
Như với tất cả kim tự tháp, kim tự tháp của Senwosret III là một phần của một phức hợp rộng lớn hơn
gồm có
 Bảy kim tự tháp cho các phụ nữ thuộc hoàng tộc
 Một đền thờ an táng và đường đắp cao
 Một đền thờ xa hơn ở phía nam
Con trai và người kế nghiệp của Senwosret III, Amenemhat III, đi theo bước chân vua cha và cho xây
dựng kim tự tháp của mình tại cùng địa điểm. Ông cũng xây dựng kim tự tháp của mình bằng gạch bùn
với khối đá vôi bao bọc, tất cả vật liệu này đã được dời đi để tái sử dụng. Kim tự tháp của người con
trai cao 75 mét. Có hai lối vào kim tự tháp này ở mặt đông và tây, và đi qua các cầu thang chớ không
dùng các đoạn đường dốc. Những cầu thang này dẫn đến một tổ hợp các hành lang và phòng ốc, một
cách bố trí phức tạp hơn các kim tự tháp khác. Phức hợp này bao gồm
 Ba phòng an táng bên trong kim tự tháp, một phòng chứa mái che của một hoàng hậu tên
Aat, cho biết bà được chôn cất tại đây.
Phòng an táng tọa lạc ở phía đông của trục trung tâm chứa cỗ áo quan, mặc dù Amenehat III chắc hẳn
không được an táng tại đây.
 Vài phòng ngầm gần đó dùng làm phòng nguyện và điện thờ.
Kiến trúc này được bỏ phế trước khi hoàn thành vì các nền móng bằng đất sét không vững và sự không
ổn định bên trong cấu trúc kim tự tháp gây ra do có quá nhiều phòng bên trong.
Đại Kim Tự Tháp: Hoàn tất đến chi tiết
Sau khi kim tự tháp thực sự được Sneferu hoàn thành ở Dahshur, giai đoạn sau là mở rộng kiến trúc, đó
là điều mà Khufu đã thực hiện tại vùng đất mới ở Giza. Ba kim tự tháp chính ở Giza thuộc về Khufu,
Khafra, và Menkaura, tất cả đều thuộc vương triều thứ tư (2613-2494 BC).
Đại Kim Tự Tháp Khufu (xem Hình 14-2) __ Khufu là con trai của Sneferu __ cao 146 mét và nguyên
gốc được bọc trong những khối đá vôi, mỗi khối nặng 16 tấn. Lối vào ở mặt bắc của kim tự tháp và tiến
vào một lối đi xuống, dẫn đến một phòng ngầm. Gần nơi bắt đầu của lối đi xuống là một lối đi khác lên
cao đến hành lang lớn, dẫn đến phòng an táng.
Phòng an táng được xây bằng đá granit đỏ và có năm phòng giảm áp lực ở phía trên nó, chịu đựng sức
nặng của kim tự tháp. Đặt chính xác bên trên trục trung tâm của kim tự tháp là một cỗ áo quan bằng đá
granit đỏ, được mang vào phòng trước khi nó hoàn tất vì cửa quá hẹp không vừa một khối đá quá lớn.
Phòng an táng được niêm phong bằng một dãy đá khối đan lưới và đá chận phong tỏa lối vào hành lang
lớn.

Hình 14-2
Ở dưới nền của hành lang lớn là một lối đi nằm ngang dẫn đến phòng hoàng hậu và có thể là
một serdab (một phòng có một lỗ trong tường để pho tượng có thể nhìn ra ngoài) được thiết kế để giữ
gìn tượng linh hồn (ka) của nhà vua (xem Chương 10). Việc chôn cất thi thể của các hoàng hậu của
Khufu tiến hành trong ba kim tự tháp vệ tinh ở phía đông kim tự tháp Khufu.
Phức hợp kim tự tháp được bao quanh bởi một bức tường đá vôi cao 8 mét, bao bọc một khoảng sân
chỉ có thể đến được qua đền thờ thung lũng, đường đắp cao, và đền thờ an táng __ tất cả các thành phần
tiêu chuẩn của kim tự tháp phức hợp.
Đi theo một trong số những cái vĩ đại: Kim tự tháp của Khafra
Đại Kim Tự Tháp là một trong bảy ký quan của thế giới __ thật ra, nó là kỳ quan duy nhất còn đứng
vững.
Khafra, con trai của Khufu, có một quyết tâm khó thực hiện, là theo bước vua cha xây dựng kim tự
tháp của mình kế bên. Vì không thể vượt qua công trình hoành tráng của cha mình, Khafra cho xây kim
tự tháp của mình trên một vùng đất cao hơn nền đất ở Giza, khiến kim tự tháp của ông trông có vẻ lớn
hơn, mặc dù sự thật nó nhỏ hơn.
Có hai lối vào kim tự tháp, một ở ngang mặt đất, và một cách mặt đất 11.5 m trên mặt bắc của kim tự
tháp. Lối đi thấp hơn đi xuống một phòng nhỏ (chắc hẳn có vai trò của một serdab) và một lối đi nằm
ngang, rồi dần dần lên dốc để gặp lối đi xuống của lối vào cao hơn. Lối đi nằm ngang này sau đó dẫn
đến phòng an táng.
Cỗ áo quan trong phòng an táng được làm bằng đá granit đen, trong đó chứa xương, mà sau này được
nhận diện là xương bò. Bộ xương được cho là vật hiến tế cho ka của nhà vua tại một thời điểm sau
này, sau khi thi thể nhà vua đã bị bọn đào mộ cướp đi.

Kim tự tháp của Menkaura


Kim tự tháp của Menkaura là kim tự tháp nhỏ nhất trong ba kim tự tháp ở Giza. Phần dưới bao bọc
bằng đá granit, và đá vôi được sử dụng ở phần chóp. Đá granit được xem là vật liệu xây dựng cao cấp,
và rõ rằng tại thời điểm này kích cỡ không phải là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù kim tự tháp nhỏ,
Menkaura gia tăng kích cỡ của các đền thờ thung lũng và đền thờ an táng.
Cấu trúc bên trong của kim tự tháp là một tổ hợp phức tạp của các đường đắp đi xuống và các phòng
được niêm phong bằng những khối lưới đá. Có hai phòng an táng, một phòng có thể là serdab, một
phòng rộng hơn chứa cỗ áo quan. Bên trong cỗ áo quan là một quan tài bằng gỗ có tên Menkaura, mặc
dù quan tài có niên đại từ thời kỳ trước còn xương thì có niên đại thời kỳ Cơ đốc giáo, chỉ ra rằng cỗ áo
quan đã được tái sử dụng trong thời kỳ sau.
Các Công Trình Phụ của Kim Tự Tháp ở Giza
Như bất kỳ công trình đồ sộ nào, một kim tự tháp không thể hoàn tất nếu thiếu những công trình phụ
thích hợp. Mỗi kim tự tháp ở Giza là một phần của một phức hợp gồm một số tòa nhà và các thành
phần , bao gồm:
 Đền thờ thung lũng
 Đền thờ cúng
 Lăng mộ các hoàng hậu
 Các phòng an táng _ ba cho Khufu, một cho Khafra, và ba cho Menkaura
Khufu còn đi xa hơn và thêm hố thuyền, một nhân sự, và một đền thờ nhân sư. Những mục sau đây
xem xét hố thuyền và nhân sư, xem chương 12 về đền thờ.
Dong thuyền về cõi vĩnh hằng
Năm hố thuyền với kích cỡ thực được đóng gần kim tự tháp Khufu, hai trong số chắc chắn là có chứa
thuyền. Một hố được mở có chứa một thuyền dài 43.5 mét, đã bị tháo dỡ thành 1,224 mảnh. May thay,
vì hố không thấm nước qua nhiều thế kỷ, nên thuyền còn sống sót và đã được dựng lại, giờ đang được
trưng bày trong bảo tàng thuyền ở Giza (xem Hình 14-3).
Hình 14-3
Toàn bộ thuyền được làm chỉ từ bản gỗ và dây thừng. Chứng cứ cho thấy thuyền đã được sử dụng ít
nhất một lần, chắc hẳn trong ngày an táng Khufu, khi thuyền chở thi thể ông từ bờ đông sang bờ tây
sông Nile. Thuyền có mười tay chèo, mỗi bên năm người, một phòng có mái che có thể đã giữ thi thể
của nhà vua ở đuôi thuyền, và một điện thờ lộ thiên ở mũi thuyền có thể là nơi đặt pho tượng ka của
nhà vua.
Tuy nhiên, Khufu không phải là ông vua đầu tiên có hố thuyền trong phức hợp an táng của mình:
 Vua Khasekkhemwy của vương triều thứ hai có 12 hố thuyền bao quanh lăng mộ Abydos
của ông. Mỗi hố chứa một thuyền.
 Unas của vương triều thứ năm cũng có hố thuyền, nhưng không có chứa chiếc thuyền nào.
 Senwosret III có sáu hố thuyền ở kim tự tháp của ông ở Dahshur.
Phu. . .ù __ nhân sư có khác!
Nhân sư là một đặc điểm nổi bật khác của bình nguyên Giza và là một biểu tượng lâu đời của cổ Ai
Cập (xem Hình 14-4). Mặc dù tồn tại những nhân sư nhỏ hơn, nhân sư ở Giza là nhân sư duy nhất có
kích cỡ và tiếng tăm này ở Ai Cập. Nó nằm ở cuối đoạn đường dắp dẫn đến kim tự tháp và được tạc từ
khối đá thiên nhiên. Nhân sư gồm một thân sư tử, đầu người có đội khăn xếp như một pha-ra-ông.
Hình 14-4
Sư tử vừa là biểu tượng thái dương vừa là biểu tượng của quyền lực Pha-ra-ông. Có một đầu người trên
thân mình sư tử chỉ ra rằng sức mạnh của sư tử được khống chế bởi sự thông minh và minh triết của
nhà vua. Vị trí của nhân sư ở cuối con đường đắp đi đến kim tự tháp gợi ý chức năng của nó là chức
năng bảo vệ, cũng như một đài tưởng niệm lớn biểu thị uy quyền của nhà vua.
Tiến Hóa Xa Hơn: Các Kim Tự Tháp và Phức Hợp Về Sau
Qua nhiều thế kỷ, các vì vua tiếp tục xây dựng kim tự tháp và các phức hợp bao quanh các lăng mộ và
đền thờ.
Unas ở Saqqara
Phức hợp kim tự tháp vương triều thứ năm của Unas ở Saqqara không được bảo tồn tốt như kim tự tháp
của Djoser ở cùng địa điểm. Unas xây dựng kim tự tháp của ông bằng gạch bùn, nhưng vẫn là một mẫu
hoàn hảo của một phức hợp kim tự tháp thời Vương quốc Cổ đã phát triển hoàn toàn. Phức hợp bao
gồm những yếu tố mà nhà vua cần ở kiếp sau:
 Một đền thờ thung lũng
 Một đoạn đường đắp
 Một kim tự tháp
 Những hố thuyền
Kim tự tháp ở Saqqara này là kim tự tháp đầu tiên cất giữ Các Văn Bản Kim Tự Tháp (xem lại Chương
10), được chạm khắc trên các bức tường của phòng an táng và phòng chờ. Những văn bản này mô tả
những việc sau:
 Thần thoại về sáng thế
 Thần thoại về Osiris và Isis
 Thần thoại về Horus và Seth
 Cách vượt qua cái chết đến kiếp sau
Thêm những kim tự tháp thời Trung Vương quốc
Kim tự tháp tiếp tục được sử dụng làm lăng mộ cho tận thời Trung Vương quốc. Mọi vì vua của vương
triều thứ 12 đều có một kim tự tháp của riêng mình, với các phức hợp ở Dahshur, El Lahun, và Hawara.
Một số vua của Trung Vương quốc có cả kim tự tháp và lăng mộ tạc trong đá (xem chương 13).
Vào thời Trung Vương quốc, miền Faiyum rất quen thuộc với thành phần quý tộc và hoàng tộc khi đi
săn bắn. Nhờ đó khu vực cũng thường được chọn để xây dựng một số phức hợp kim tự tháp tại những
địa điểm
 Lisht: Amenehat I và Senwosret I của vương triều 12 xây dựng kim tự tháp ở đây. Phức
hợp của Amenehat bao gồm một số mộ kiểu đường hầm dành an táng những bà trong
hoàng tộc. Phức hợp của Senwosret cũng chứa chín kim tự tháp phụ cho các hoàng hậu
của ông.
 Lahun: Một phức hợp kim tự tháp do Senwosret II của vương triều 12. Phần nền móng
xây bằng đá vôi và phần trên xây bằng gạch bùn. Có một tường bao kép bao quanh kim tự
tháp với một số mộ kiểu đường hầm giữa các bức tường dành cho hoàng hậu.
 Hawara: Kim tự tháp được Amenehat III của vương triều 12 xây dựng, và là một phần
của một phức hợp chứa một tòa nhà mê cung với nhiều hành lang uốn khúc cắt nhau và
các p[hòng tối liên thông nhau.
Những vật nhỏ và nhọn
Vào đầu thời Tân Vương quốc (khoảng 1540 BC), các kim tự tháp không còn được hoàng tộc sử dụng,
họ đổi sang dùng những lăng mộ bí mật được tạc vào đá. Các kim tự tháp giờ chỉ có người giàu có
không thuộc hoàng gia sử dụng, nhưng với kích cỡ nhỏ hơn nhiều.
Ở Deir el Medina, các công nhân xây dựng các kim tự tháp rỗng nhỏ bằng gạch bùn đặt phía trên
những phần mộ ngầm. Các kim tự tháp nhỏ làm chóp của những cấu trúc này được làm bằng đá vôi và
được chạm khắc hình ảnh liên quan với người chủ lăng mộ.
Từ vương triều 19 trở đi ở Nubia, các kim tự tháp nhỏ được gắn kết với những nhà nguyện cúng người
chết được xây dựng qua những mộ đường hầm bên dưới, kết hợp kim tự tháp với nơi thờ cúng thức ăn
và đồ uống cho người quá cố. Những kim tự tháp này cao có mặt đáy nhỏ.
Vương triều thứ 26 (664-525 BC) chứng kiến sự phát triển cuối cùng của kim tự tháp ở Abydos và
Thebes. Những kim tự tháp bằng gạch bùn này có mài vòm bên trong và giống một kho thóc hoặc lò
nấu. Gắn kết với mặt của kim tự tháp là một phòng hình chữ nhật, dẫn đến mộ đường hầm bên dưới và
là tâm điểm của việc thờ cúng người chết.
Trong thời kỳ này, sự tiến hóa 3,000 năm của kim tự tháp đã đến hồi kết cuộc. Các kiến trúc vẫn mãi
mãi là một biểu tượng của những gì là Ai Cập, cho dù chúng chỉ là một lãnh vực nhỏ của những tín
điều rộng lớn hơn về việc an táng.

Người Ai Cập cổ đại- Phần 5


This entry was posted on Tháng Bảy 21, 2021, in Lịch sử thế giới phương Tây and tagged AI
CẬP, Trần Quang Nghĩa. Bookmark the permalink. Bạn nghĩ gì về bài viết này?
Charlotte Booth
Trần Quang Nghĩa dịch
Phần 5 Mười Điều Tâm Niệm
Trong phần này . . .
Phần này giúp các bạn tạo ấn tượng với bạn bè và người thân với một lô những sự kiện vô dụng nhưng
lý thú về Ai cập học. Bạn có thể thao thao về mười khúc quanh của Ai cập học, cũng như về mườit
hành tựu nổi bật nhất của người Ai cập. Bạn không chỉo ó thể tranh luận về 10 nhà Ai cập kiệt xuất, mà
còn về 10 nhân vật Ai cập cổ, cứ như thể bạn quen biết họ.
Thế thì tại sao không bay đến Ai cập và gấy ấn tượng với mọi người trong khách sạn của bạn khi giới
thiệu 10 điểm tham quan nổi bật.
Các phát hiện khảo cổ và những đột phá học thuật điểm tô cho lịch sử ngành Ai Cập học, khiến ngành
học này là ngành học liên tục biến đổi.
Ai Cập học giống như một hình ghép với số mảnh ghép không được biết, không có hình ảnh và phân
nửa miếng đã mất, điều sẽ làm bạn thắc mắc tại sao có người băn khoăn với nó! Các nhà Ai Cập học
tiếp tục nghiên cứu bởi vì có quá nhiều câu hỏi cần được trả lời. Mỗi phát hiện mới mở ra một lãnh vực
nghiên cứu mới hoàn toàn và cung cấp những hiểu biết thấu đáo hơn về cuộc sống của người xưa.
Những đột phá và phát hiện lớn nhất của những nhà Ai Cập học kiên trì __ từ thế kỷ 18 trở đi __ là tâm
điểm của chương này.
Giải mã chữ tượng hình
Tất cả những khai quật ở Ai Cập trong đầu thế kỷ 19 không hứng thú đến phân nửa như chúng vốn như
vậy, bởi vì các nhà khảo cổ học không thể đọc được ngôn ngữ tượng hình được khắc trên tường và
quan tài và do đó không thể nhận diện ai là người đã xây dựng các lăng mộ và đền thờ.
Tình huống đáng thất vọng này đã hoàn toàn thay đổi vào năm 1826 khi Jean_Francois Champollion
cho xuất bản cuốn tự điển đầu tiên về chữ tượng hình Ai Cập cổ. Cuối cùng thì ý nghĩa của các văn tự
chạm khắc trên công trình kiến trúc và đồ vật có thể được giải mã.
Đột phá đáng kinh ngạc này đến từ việc phát hiện và phiên dịch Đá Rosetta (xem Chương 11), một bia
ký được viết bằng ba thứ tiếng: cổ Hy lạp, chữ tượng hình Ai Cập và chữ demonic (một dạng tốc ký
của chữ tượng hình).
Hầu hết sử gia có thể đọc được chữ Hy lạp cổ, vì thế sau nhiều công sức và suy luận, họ dần dần giải
mã được hai ngôn ngữ kia và thiết lập một bảng chữ cái cơ bản và một danh sách các từ thông dụng.
Những công cụ ngôn ngữ học này được áp dụng vô giới hạn đến bất kỳ văn bản Ai Cập nào mà các nhà
Ai Cập học có thể tìm được. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu có thể nhận diện được tác giả của các lăng
mộ và đền thờ, cũng như nhận diện được các thần linh được miêu tả trên tường.
Chỉ sau này văn phạm mới trở nên tâm điểm quan trọng trong việc nghiên cứu chữ tượng hình. Ngay cả
lúc này, sau gần 200 năm, các tự điển, văn phạm, và các văn bản chạm khắc được xử lý lại để cung cấp
những bản dịch càng chính xác hơn của ngôn ngữ này. Bạn đọc lại Chương 11 để hiểu rõ hơn về công
cuộc dịch thuật chữ tượng hình.
Hệ Thống Niên Lịch của Petrie
William Matthew Finders Petrie là một nhà khảo cổ và Ai Cập học xuất sắc (xem Chương 19) trong thế
kỷ 19. Ông không chỉ khai quật một số địa điểm thú vị nhất ở Ai Cập, mà còn phát minh một hệ thống
niên lịch tương đối mà đến nay các nhà khảo cổ trên khắp thế giới còn sử dụng.
Niên lịch của Petrie sắp xếp theo thứ tự trước sau dựa trên toàn bộ các đề mục hay địa điểm, hơn là
những vật thể riêng lẻ từ một địa điểm đặc biệt.
Petrie sáng chế hệ thống niên lịch trước sau trong khi làm việc tại Diospolis Parva, tại đó ông đã khai
quật một số mộ tiền triều mà ông không thể kết nối hoặc khớp với danh sách các vì vua để cung cấp
niên lịch biên niên. Petrie muốn biết địa điểm và nội dung theo thứ tự trước sau, vì thế ông viết ra
những nội dung của mỗi lăng mộ trên một một mẩu giấy rồi xếp mẩu giấy thành một cột dài. Ông cứ
sắp xếp bảng liệt kê cho đến khi ông đạt được một thứ tự trước sau thực sự dựa vào phong cách và cách
trang trí của các đồ tạo tác trong mộ.
Mặc dù là một hệ thống đơn giản, sự sắp xếp theo thứ tự trước sau rất hữu dụng vì các nhà khảo cứu có
thể tính được niên đại tương đối của lăng mộ bằng cách biết đồ vật an táng này sớm hơn hay muộn hơn
một đồ vật khác. Hệ thống hữu dụng đối với việc sắp xếp những địa điểm theo một thứ tự nào đó khi
không có văn bản chữ viết hay không tồn tại vật thể xác định được niên đại. Tuy nhiên, vấn đề với sắp
xếp theo thứ tự trước sau là ta không luôn luôn hiểu được rõ ràng cách thức chuỗi này gắn vào một
biên niên sử rộng lớn hơn của một vùng.
Các đền thờ ở Abu Simbel
Hai đền thờ tọa lạc tại địa điểm Abu Simbel, cách Aswan 250 km về hướng đông nam. Ramses II xây
dựng cả hai ngôi đền này __ một để vinh danh thần mặt trời và một để vinh danh bà vợ Nefertari (xem
thêm Chương 18).
Nhà du lịch Jean-Louis Burckhardt khám phá các đền thờ vào năm 1813, mặc dù phế tích chỉ còn một
đầu khổng lồ của pho tượng đứng ở mặt tiền. Bão cát đã che lấp ba cột còn lại.
Năm 1817, Giavanni Belzoni __ một kỹ sư, đam mê Ai Cập học (xem Chương 19) bắt đầu dọn sạch cát
phủ. Không thể tìm đủ số công nhân lực lưỡng hoặc ưa thích loại công việc này, Belzoni, một người
cao gần 2.2 m, hầu như một mình đảm đương hết mọi việc. Khổ thay, sau mỗi lần ông dọn sạch cát ở
mặt tiền đền thờ, bão cát lại nổi lên che lấp, khiến tiến trình rất vất vả và chậm chạp. Belzoni cuối cùng
phải từ bỏ khi chưa định vị được cổng vào đền.
Năm 1871, khi nhà bảo trợ của ông là Henry Salt tài trợ một chuyến đi khác đến Nubia để thu mua cổ
vật, Belzoni khai quật một thời gian ngắn ở Thung lũng các Vì Vua và sau đó trở lại Abu Simbel, tại đó
ông quyết tâm tìm ta cổng vào. Belzoni là người thời nay đầu tiên bước vào được ngôi đền __ một
thành tựu vĩ đại ai cũng mơ ước __ trong đó ông nhìn thấy những hình ảnh sừng sững của Ramses II
trên cột chống và những cảnh man rợ trong trận chiến Kadesh (xem hình dưới). Đến bây giờ những
hình ảnh này vẫn còn mê hoặc chúng ta, còn lúc đó Belzoni chắc hẳn mê mẩn gấp bội vì cảnh tượng
nhuốm một màn bí ẩn bao trùm vì lúc ấy không ai hiểu đọc được chữ tượng hình, do đó Belzoni không
thể nhận diện được ai là người xây dựng nên ngôi đền.

Nơi chôn dấu của Hoàng gia 1881


Nếu Nơi Chôn Dấu Xác Ướp Hoàng Gia không được phát hiện, thì xác ướp hoàng gia duy nhất trong
thời Vương quốc Mới được phát hiện là xác ướp của Tutankhamun. Các xác ướp trong Nơi Chôn Dấu
Hoàng Gia giúp ráp nối các mảnh ghép của Ai Cập học, cho ta biết tường tận về các tập quán an táng,
bệnh tật, và tuổi thọ của hoàng gia. Trong tương lai, với sự trợ giúp của DNA, các nhà nghiên cứu hy
vọng sẽ làm sáng tỏ mối liên hệ gia đình của những xác ướp.
Các nơi chôn dấu được xây dựng vào vương triều 21 như một cách để che chở các xác ướp hoàng gia
không bị trộm mộ. Các thầy tu dời các thi thể từ lăng mộ ở Thung lũng các Vì Vua, bao bọc lại, và đặt
chúng chung với nhau trong một nơi bí mật, an toàn.
Sự phát hiện nơi Chôn Dấu Hoàng Gia đầu tiên là một kết hợp giữa may mắn và công tác truy tìm.
Ngay từ năm 1874, các tin đồn về một ngôi mộ tuyệt vời đã được phát hiện ở tây Luxor, chứa đầy bảo
vật có một không hai. Không ai từng nhìn thấy mộ này, nhưng giấy cói và những đồ tạo tác khác bắt
đầu xuất hiện trên thị trường chợ đen, rõ ràng từ một lăng mộ hoàng gia mới. Sau đó, Văn Phòng Cổ
Vật Ai Cập, được sự lãnh đạo của người Pháp Gaston Maspero, bắt đầu điều tra. Vào năm 1881,
Ahmed Abd erRassul, xuất thân từ một gia đình có ‘truyền thống’ trộm mộ đầy tai tiếng ở Gourna
(ngôi làng trên Thung lũng các Quý Tộc), bị bắt thẩm vấn.
Maspero tra hỏi er-Rassul ráo riết, nhưng tên Ai Cập chối là mình không biết gì về lăng mộ; cuối cùng
Maspero phải thả hắn ra. Sau đó hắn bị cảnh sát Ai Cập bắt thẩm vấn lần nữa cùng với em trai Hussein.
Lần này cảnh sát Ai Cập không tử tế như người Pháp. Nhưng hai anh em er-Rassul vẫn chối phăng và
được thả cho về làng. Về đến nhà, gia đình của Rassul bắt đầu xào xáo.
Người anh cả của Rassul, Mohammed, chính là người đã phát hiện ra mộ cổ. Ahmed và Hussein cảm
thấy rằng mình phải được thưởng công xứng đáng hơn vì đã không tiết lộ cho giới cầm quyền sự thật
về ngôi mộ. Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng gia đình thỏa thuận cho Mohammed đi khai báo sự thật với
nhà cầm quyền. Sau khi được bảo đảm không ai bị truy tố, y tiết lộ vị trí của ngôi mộ bí mật trong
Thung lũng Deir el Bahri, gần sát đền thờ Hatshepsut.
Trong lăng mộ, nhà cầm quyền phát hiện nhiều xác ướp hoàng gia thời Vương quốc Mới, bao gồm
 Ahmose
 Amenhotep I
 Thutmose III
 Sety I
 Ramses II
 Ramses III
Những vị vua này được mang về Cairo nơi hiện giờ họ đang được trưng bày trong bảo tàng (trừ
Ahmose, năm 2004, được dời về Bảo tàng Luxor). Năm 1898, một nôi chôn dấu xác ướp khác được
phát hiện trong Thung lũng các Vì Vua, góp thêm mười xác ướp hoàng gia nữa.
Để đủ bộ xác ướp hoàng gia của thời Vương quốc Mới, các nhà Ai Cập học còn cần phải tìm thêm xác
ướp của
 Horemheb
 Ramses I
 Sethnakht
 Ramses VII
 Ramses X
 Ramses XI
Có lẽ một nơi chôn dấu xác ướp khác đang đợi để được tìm ra, việc này sẽ vén màn bí mật của các vị
pha-ra-ông này và cho cả dòng họ hoàng gia được xum họp một nhà.
KV55: Lăng mộ bị báng bổ
Lăng mộ 55 trong Thung lũng các Vì Vua từng nhiều năm gây nhiều tranh cãi trong nội bộ các nhà Ai
Cập học. Edward Ayrton và người bảo trợ Theodore Davis phát hiện ra nó vào năm 1907 trong Thung
lũng các Vì Vua.
Một panô từ một điện thờ lớn bằng gỗ trước đây dùng trong lễ an táng của Hoàng hậu Tiye, mẹ của
Akhenaten, phong tỏa lối vào hầm mộ. Điều này khiến nhiều nhà Ai Cập học lúc đó ngỡ đây là lăng
mộ của Tiye. Nhưng sau đó khi đi vào phòng an táng, họ mới phát hiện một quan tài có chứa một thi
hài. Trong khi một số vẫn nghĩ rằng đó là của Tiye, tất cả tên trên quan tài đều được bôi xóa, khiến
không thể nhận diện được người chết là ai. Thi hài được gởi đến đến Grafton Elliot-Smith (một chuyên
gia về xác ướp Ai Cập) để phân tích. Thay vì là xương cốt của một bà già, thật ra là của một nam thanh
niên. Cốt truyện trở nên gay cấn!
Các nhà Ai Cập học bắt đầu tranh luận xem nắm xương tàn này là của Akhenaten hay người kế vị
Smenkhkare của ông. Cho đến tận bây giờ người ta vẫn chưa nhất trí, mặc dù xét về sự tương tự của
hình dạng sọ đầu, thi hài thường được nhất trí công nhận là của em Tutankhamun, và do đó chắc hẳn là
của Smenkhkare. Việc thử DNA có thể khiến việc nhận diện này rõ ràng hơn, nhưng việc thử DNA chỉ
được tiến hành khi những kết quả liên quan đến DNA cổ được chính xác hơn.
Lăng mộ 55 được cho là đã cung cấp vị vua còn thiếu của thời kỳ Armana, một thời kỳ đã kích thích
giới Ai Cập học trong nhiều năm. Nhiều thi hài còn thiếu từ thời kỳ này (Akhenaten, Nefertiti, và sáu
con gái của họ; Smenkhkare; và Ay), vì thế bất kỳ lăng mộ nào của thời kỳ này đều đưa các nhà Ai Cập
học tiến thêm một bước gần hơn tới bức tranh hoàn chỉnh.
Lăng mộ Tutankhamun
Lăng mộ tutankhamun là một trong những lăng mộ nổi tiếng và đình đám nhất được tìm thấy trong lịch
sử Ai Cập học, vì nó là lăng mộ hoàng gia duy nhất không bị xâm phạm trong thời cổ. Tất cả các lăng
mộ hoàng gia khác đều bị trộm trong thời cổ, và thật ra lăng mộ của Tutankhamun cũng vậy. May thay
đồ vật bị lấy đi ít, đa số đồ vật của Tutankhamun vẫn còn nguyên vẹn.
Năm 1914, nhà Ai Cập học Howard Carter và người bảo trợ của ông Lord Carnarvon bắt đầu khai quật
trong Thung lũng các Vì Vua, chỉ sau khi một người khai quật khác là Theodore Davis, người đã làm
việc ở địa điểm ấy một thời gian, tuyên bố rằng ‘Thung lũng các Vì Vua đã cạn kiệt.’
Carter và đội của ông đã phát hiện một số lăng mộ trong Thung lũng, và vào năm 1917 Carter bắt đầu
tìm kiếm lăng mộ còn thiếu của Tutankhamun (một số di vật đã được phát hiện cho thấy sự tồn tại của
một lăng mộ trong vùng). Tuy nhiên, đến năm 1921, đội vẫn chưa tìm được lăng mộ, và Lord
Carnarvon đang cứu xét việc ngưng tài trợ cho dự án. Sau nhiều lần tranh luận, Carter thuyết phục ông
ta tài trợ thêm mùa cuối cùng.
Thần may mắn đã mĩm cười với Carter trong mùa cuối cùng này. Vào ngày 4 tháng 11 năm 1922 đội
ông đã phát hiện được bậc thang bằng đá đầu tiên dẫn đến lăng mộ Tutankhamun. Ngày hôm sau họ
quét sạch các bậc thang và phát hiện ra cửa vào, còn nguyên dấu niêm phong chứng tỏ lăng mộ còn
nguyên vẹn. Cửa vào thứ nhất được mở vào ngày 23/11/1922, và cửa thứ hai bên trong lăng mộ được
mở vào ngày 26/11. Khi mở cánh cửa này, lần đầu tiên Carter và Carnarvon chứng kiến những vật
dụng tuyệt vời đã được cất giấu ba thiên niên kỷ. Đó là những quan tài bằng vàng khối, những điện thờ
mạ vàng, hàng đống trang sức bằng vàng, và mặt nạ bằng vàng khối nổi tiếng nhất đắp trên mặt thi hài
của ông
Gian phòng thứ nhất được chính thức mở cửa vào ngày 29/11, và phòng an táng vào ngày 17/2/1923.
Các chuyên gia bắt đầu phân loại các đồ tạo tác, và vào ngày 28/10/1925 đội cuối cùng mở quan tài và
ngắm nhìn gương mặt của vị vua đã sống và chết từ thuở xa xưa. Việc kê khai và phân loại cuối cùng
hoàn tất vào ngày 10/10/1930, tám năm sau khi được phát hiện.
KV5: Lăng mộ các con trai của Ramses II
Sự tồn tại của KV5 trong Thung lũng các Vì Vua đã được ghi chép từ đầu thế kỷ 19, nhưng lối vào từ
lâu đã bị mất tung tích. Khi các nhà thám hiểm trước đây tiến vào KV5, nó bị lấp đầy bởi cát đá và
mảnh vỡ hầu hết rơi từ trần hầm xuống, khiến tiến trình nghiên cứu trở nên khó khăn. Thật ra, lăng mộ
bị bổ hoang vì một lý do nào không rõ. Phải chi họ biết được những gì nằm ở bên kia đống đỗ nát.
Năm 1089, Kent Weeks, làm việc cho Dự Án Vẽ Bản Đồ Thebes, bước vào lăng mộ bị bỏ quên này.
Thay vì nhìn thấy kho báu vàng ròng như Howard Carter khi bước vào lăng mộ Tutankhamun, Weeks
chạm trán với nước thải từ một đường ống bị rò rĩ khiến nước thải bị bơm vào hàng thể kỷ. Cộng với
cái nóng khủng khiếp của Thung lũng, thật là một trải nghiệm không dễ chịu chút nào! Sau khi chất
thải được dọn sạch, đội thi công bắt đầu xúc bỏ cát đá và đống xà bần và phát hiện lăng mộ ở phía bên
kia.
Thật là một lăng mộ kỳ vĩ __ một phức hợp lăng mộ lớn nhất trong Thung lũng các Vì Vua và thật ra là
lớn nhất trong toàn Ai Cập. Do Ramses II xây dựng để an táng nhiều con trai của mình, lăng mộ đến
giờ bao gồm 120 hành lang và phòng ốc trải rộng trên hai tầng. Số hành lang được kỳ vọng sẽ là 150.
Ít nhất có sáu con trai của Ramses II được chôn trong phức hợp này và phần xương còn lại của họ đã
được phát hiện. Họ ban đầu được ướp xác, nhưng qua hàng thế kỷ lũ lụt đã đẩy nhanh quá trình phân
hủy nên xác ướp không còn nguyên vẹn (xem hình).
Mỗi bức tường của lăng mộ đều được chạm khắc và vẽ màu, nhưng qua hàng thế kỷ hình trang trí đã
bong tróc, làm thành một bài toán khó cho các nhà Ai Cập học muốn ráp những mảnh vỡ lại với nhau.
Các hình vẽ trên tường miêu tả hơn 20 con trai, bao gồm các nghi lễ an táng của họ, vì thế chắc chắn
lăng mộ phải chứa hơn sáu xác ướp đã được phát hiện. Tại KV5 công việc khai quật vẫn còn tiếp tục và
hy vọng sẽ có thêm những phát hiện mới.

Khối đá Talatat của Akhenaten


Trong thời trị vì của Akhenaten, một khối đá xây mới được đưa vào, gọi là talatat. Chữ này đến từ
tiếng Ả rập, có nghĩa là ‘ba’, bởi vì các khối này rộng hai bàn tay và cao một bàn tay. Talatat có thể
được một người di chuyển khiến việc xây dựng nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn.
Akhenaten sử dụng các khối này để xây dựng một số đền thờ ở phức hợp Karnak tại Luxor. Trong thời
trị vì của Tutankhamun, Ay, và Horemheb, những đền thờ này được tháo dỡ và các khối talatat được tái
sử dụng cho những dự án khác, như một cách để phi tang chứng cứ của Akhenaten (xem lại Chương 4
để hiểu tại sao).
Tuy nhiên Horenheb quyết định sử dụng khối talatat để lấp đầy các khoảng trống của cổng tháp ở
Karnak để kiến trúc này được vững chải hơn. Ông hoàn toàn có lý trong quyết định này, và khi ông
chất các khối talatat vào lòng tháp, nhiều hình ảnh được vẽ trên đó bị lật ngược. (Horemheb không nghĩ
rằng thật ra mình đã bảo tồn, chứ không hủy hoại như mình muốn, các vật gợi nhớ về Akhenaten.)
Kể từ khi các cuộc khai quật đầu tiên các cột tháp vào đầu thế kỷ 20, hơn 35,000 khối talatat đã được
tỉm thấy. Chúng được cất giữ trong một số nhà kho trong phức hợp Karnak cho đến khi tái sử dụng.
Tất cả 35,000 khối talatat đều được trang trí, một số trên cả hai mặt, và việc tái thiết sẽ là một công
việc nhọc nhằn. Ở Bảo tàng Luxor, một bức tường nhỏ khối talatat đã được tái thiết và các nhà nghiên
cứu đang tiếp tục bổ sung thêm khi công việc tiến triển (xem hình dưới).
Từ những tái thiết đã được thực hiện bởi Dự Án Đền Thờ Akhnaten, các nhà Ai Cập học, sử dụng phần
mềm vi tính kỹ thuật cao, sắp sửa hình dung được những tòa nhà mà Akhenaten tự tay xây dựng, bao
gồm
 Một đền thờ thuộc về Nefertiti, vợ của Akhenaten, có sân trong được đỡ bằng hệ thống lên
đến 30 cột, tất cả đều mang hình ảnh của hoàng hậu.
 Một đền thờ thuộc về Akhenaten, chứa những pho tượng bề thế của nhà vua.
 Một cung điện nơi vua và hoàng hậu dừng chân trước khi tiến hành các nghi thức cúng tế
trong đền thờ.
Cung điện của Cleopatra
Vào năm 1997, một đội khảo cổ Pháp ở Địa trung hải phát hiện cảng ở Alexandra bị chìm và hai thành
phố Herakleion và Canopus ngay bên ngoài bờ biển Alexandria. Phát hiện này mở ra một cuộc khai
quật dưới nước thành phố của Cleopatra. Một đợt sóng thần tạo ra sau động đất đã làm nhấn chìm khu
vực này cách đây 1,200 năm.
Các cuộc khai quật tiếp theo đã phát hiện hàng trăm đồ tạo tác, bao gồm những pho tượng đồ sộ của
các vua và hoàng hậu và của Hapi, thần của lũ lụt sông Nile. Những di vật này, cũng như những pho
tượng nhỏ hơn và những mảnh vỡ kiến trúc bao gồm cột và các acsitrap, ám chỉ là cung điện hoàng gia
và vườn thượng uyển đều ở gần cảng.
Khi cuộc khai quật tiếp diễn, vị trí của cung điện của Cleopatra, cung điện của Antony, và một đền thờ
đã được định vị. Như vậy, khung cảnh của câu chuyện lãng mạn và sự ra đi đầy bi kịch của họ đã được
nhận diện.
Vào năm 2006, người ta đề nghị xây dựng một bảo tàng dưới nước để trưng bày thành phố Cleopatra.
Nhiều đồ vật tìm được dưới nước vẫn để lại đó để bảo tồn chúng; khi đem lên bờ và làm khô, những
vật này có thể tan rã. Bảo tàng được đề nghị gồm một đường hầm bằng thủy tinh plê-xi cho phép du
khách đi bộ dưới nước theo bước chân của Cleopatra, Mark Antony, và Julius Caesar. Tương tự như
đường hầm hải cẩu hoặc cá mập ở sở thú __ trừ ra không có hải cẩu hoặc cá mập, mà chỉ có di tích lặng
lẽ một cách kỳ bí của một thành phố đã mất.
Những di vật nhỏ hơn như đồ trang sức và tiền vàng đã được mang đi đề phòng bị trộm, và chúng sẽ
được trưng bày riêng rẻ trong một tòa nhà trên bãi biển.
KV63
Vào ngày 10/2/2006, một đội khảo cổ người Mỹ phát hiện một lăng mộ hoàng gia thời vương triều 18,
cách lăng mộ Tutankhamun 5 mét trong Thung lũng các Vì Vua __ rất lâu sau khi Thung lũng được
tuyên bố là đã cạn kiệt.
Đội Mỹ đang làm việc tại một lăng mộ gần đó khi các thành viên phát hiện một số lều của các công
nhân thời Vương quốc Mới, được xây dựng cho những người xây dựng lăng mộ trong Thung lũng. Bên
dưới những lều này, họ tìm thấy lối đi vào bí mật đến mộ đường hầm KV63. Một số nền lều chưa hề bị
xâm phạm, chứng tỏ lăng mộ bên dưới cũng chưa bị xâm phạm. Đường hầm sâu chừng 5 mét và dẫn
qua một khung cửa cao 1,5 mét đến một phòng an táng 4 x 5 mét. Khối đá phong tỏa lối vào không còn
nguyên, gợi ý cửa vào đã được mở và đóng một vài lần trong thời cổ.
Phòng chứa bảy áo quan gỗ chồng lên nhau và 27 chiếc bình lớn. Một số bình đã được mở và chứa một
số bình nhỏ, muối natron, những mảnh vải, hạt giống, gỗ, than, trấu, nhựa thông, và chất khoáng __ tất
cả những thứ còn để lại sau khi ướp xác. Các nhà nghiên cứu chưa hiểu những xác ướp này là ai, mặc
dù chứng cứ đầy đủ cho thấy người quá cố thuộc vương triều 18, vào thời của Tutankhamun.
Vào cuối tháng 5, 2006, áo quan cũng được trút ra và trước sự thất vọng lớn lao của mọi người không
có thi hài nào được tìm thấy. Thay vào đấy, các nhà nghiên cứu chỉ nhận được một số vật dụng như
những thứ trong bình. Một áo quan đầy gối vải lanh, và một áo quan khác chứa một quan tài nhỏ, có lẽ
dành cho việc chôn cất tôi tớ.
Toàn lăng mộ chắc chẵn đã được sử dụng làm xưởng ướp xác nhiều người lui tới. Các xưởng ướp xác
rất thông thường, và nhiều nơi an táng hoàng gia cũng dành một nơi che giấu những vật liệu còn dư sau
khi ướp xác. Nếu KV63 là một cửa hiệu như thế, ít nhất có hơn một lăng mộ chưa được khám phá. Có
lẽ đó là lăng mộ biệt tăm của Akhenaten, Nefertiti, Ankhesenamun vợ của Tutankhamun, hoặc bà nội
của ông là Tiye. Ai biết được?
Chương 15
Mười Nhân Vật Ai Cập Cần Biết
Lịch sử tạo nên bởi con người, không phải bởi biến cố. May thay, chứng cứ khảo cổ từ Ai Cập cung
cấp nhiều thông tin về những người thời cổ này. Rủi thay, chứng cứ này chỉ liên quan đến giới thượng
lưu, bao gồm hoàng gia và thành phần ưu tú, chỉ cấu thành một tỷ lệ nhỏ của xã hội. Đa số dân cư __
những nông dân và thợ thuyền __ hoàn toàn bị thất lạc đối với các sử gia ngày nay.
Mặc dù thành phần ưu tú rất thú vị __ mười gương mặt hấp dẫn nhất là tâm điểm của chương này __
những tầng lớp thấp hơn vô danh chắc hẳn cũng thú vị không kém, góp thêm một kích cỡ mới của lịch
sử cổ Ai Cập. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn các nhân vật cổ Ai Cập, hãy đọc People of Ancient
Egypt (Tempus Publishing, 2005), và Ancient Lives của John Romer (Phoenix Press, 2003).
Thutmosis III: Napoleon của Ai Cập
Nhiều vì vua trong vương triều 18, 19 là những vì vua chiến binh, nhưng không ai có thể sánh bằng
Thutmosis III. Mặc dù ông không lên kế vị theo cách thông thường, ông may mắn vì có thể làm rạng rỡ
danh tiếng của mình trong lịch sử quân sự của Ai Cập.
Thutmosis III là con trai của Thutmosis II và hoàng hậu thứ hai tên Isis. Khi vua cha chết, Thutmosis
III chỉ vừa 2 hay 3 tuổi. Vì còn quá nhỏ để cai trị, ông kết hôn với mẹ kế của mình là Hatshepsut, vợ
góa và hoàng hậu chính của Thutmosis II. Sau một vài năm, Hatshepsut chiếm ngai vàng làm vua theo
ý mình (xem Chương 5 để biết thêm chi tiết), gạt Thutmosis III ra một bên. Khi Hatshepsut mất,
Thutmosis III đã 24 hoặc 25 tuổi và nắm quyền cai trị Ai Cập một cách đường hoàng.
Khi vừa mới nắm quyền, Thutmosis III bắt đầu thiết lập lại đường biên giới và quyền kiểm soát vùng
Cận Đông, bắt đầu bằng chiến dịch quy mô đến Megiddo (một thành phố ở Israel ngày nay), lãnh địa
của người Hittite. Với sự gan dạ phi thường, Thutmosis hành quân đến Megiddo qua con đường gian
nan nhất, khiến kẻ thù bị bất ngờ, không phòng bị kịp. Tuy vậy, quân Ai Cập mất thế thượng phong vì
bận dừng lại cướp bóc doanh trại Hittite. Người Hittite đủ sức cầm cự với quân Ai Cập trong hơn bảy
tháng, và cuối cùng quân Ai Cập rút về nước. Xem Chương 4 để biết thêm về chiến dịch này.
Dù vậy Thutmosis không từ bỏ tham vọng. Trong 50 năm trị vì, ông tổ chức tất cả 17 chiến dịch nữa
vào Syria, cũng như vào Nubia xa xôi __ ngay cả khi ông đã trên 80 tuổi. Qua những nỗ lực của mình,
ông tái thiết lập quyền lực của Ai Cập một cách vững chắc.
Horemheb: Người Giữ Gìn Trật Tự
Horemheb là một nhân vật đặc biệt hấp dẫn trong lịch sử Ai Cập vì cuộc đời ông là một câu chuyện
đích thực từ rách rưới tới rực rỡ. Ông sinh ra trong một thị trấn nhỏ gần Faiyum, trong một gia đình
trung lưu. Ông học hành xuất sắc và trở thành một thư ký chiến trường trong thời Akhenaten trị vì vào
vương triều 18.
Horemheb chậm rãi và vững vàng tiến lên trong sự nghiệp và được thăng chức trong quân hàm cho đến
khi ông trở thành vị tướng __ một vị thế có ảnh hưởng và có quyền hạn. Nhưng câu chuyện còn tiếp
diễn tốt hơn: Trong thời gian Tutankamun ngồi trên ngai vàng, Horemheb là một nhân vật rất có tầm cỡ
trong triều đình. Ông được ghi nhận như là người duy nhất có thể làm nguôi giận vị vua trẻ tuổi khi
ông này nổi cơn thịnh nộ, và có thể ông đã từng dạy nhà vua về nghệ thuật quân sự. Tutankhamun
tưởng thưởng cho vị tướng chức phó vương, có nghĩa là Horenheb được ủy quyền nhà vua trong một số
trách vụ và nghi thức.
Khi Tutankamun mất, Horenheb không lợi dụng vai trò phó vương của mình để chiếm ngôi báu. Thay
vào đó ông cho phép vị tể tướng già Ay lên nối ngôi. Bốn năm sau, Ay chết và Horemheb trở thành
vua. Một giấc mơ cho các gia đình trung lưu!
Khi lên ngôi, ông bắt đầu một chương trình phục hưng toàn diện Ai Cập vì vinh quang của thời trị vì
của Amenhotep III, trước Akhenaten và cuộc cách mạng tôn giáo của mình. Việc này đặt ra tiêu chuẩn
cho vương triều 19 tiếp theo bắt đầu bởi vị tướng quân đội Ramses I của Horemheb. Vương triều 19 là
thời kỳ xây dựng đế chế, quân phiệt, kỹ luật sắt vậy mà cũng sùng đạo trong lịch sử Ai Cập.
Ramses II còn xây một điện thờ tại lăng mộ Horemheb ở Saqqara để nhân dân tôn thờ ông như một vị
thần. Từ rách rưới đến rạng rỡ đến thần linh __ còn ai kỳ vọng điều gì hơn nữa?
Nefertiti: Người đẹp đã đến
Nefertiti, vợ của Akhenaten, là một trong những hoàng hậu lừng danh nhất thời cổ Ai Cập, điều hơi kỳ
lạ dù rất ít thông tin về bà. Mặc dù bà được đề cập rất thường trong thời trị vì của Akhenaten, không
thấy có ghi chép về cha mẹ, gia đình, hoặc gia thế của bà tồn tại.
Một số nhà Ai Cập học cho rằng Nefertiti là công chúa xứ Mittani (một đế quốc trải dài từ tây Iran đến
Địa trung hải) về làm dâu Ai Cập trong một hôn nhân ngoại giao. Tên bà có nghĩa là ‘người đẹp đã
đến’, điều đó có thể chứng tỏ bà đi đến Ai Cập và sau đó được đặt cho biệt danh ấy. Tuy nhiên, vợ của
Ay giữ tước vị ‘vú nuôi’ của Nefertiti, cho thấy Nefertiti đã ở Ai Cập từ nhỏ và do đó không chắc bà là
một công chúa ngoại bang được gả về Ai Cập. Các nhà Ai Cập giờ đây phần lớn công nhận Nefertiti là
con gái của Ay, và vợ ông ta là mẹ kế của bà, cho thấy có thể mẹ ruột của bà đã mất.
Nefertiti sống ở Armana và theo tôn giáo của chồng; bà thường được miêu tả thờ cúng đĩa mặt trời
ngay bên cạnh chồng. Hình ảnh nổi tiếng nhất của Nefertiti là tượng bán thân bằng đá vôi có tô màu
(xem hình dưới). Tuy nhiên, pho tượng không có ghi khắc nào giúp nhận diện; việc nhận diện Nefertiti
chỉ dựa trên vương miện mà pho tượng đang đội, một thiết kế mà bà thường xuất hiện trong các hình vẽ
của mình.
Nefertiti và Akhenaten có tất cả sáu con gái nhưng không có con trai, nếu chỉ dựa vào ghi chép, và một
con gái của bà kết hôn với Tutankhamun. Nefertiti biệt tăm từ các tư liệu vào năm trị vì 13 của chồng
mình khi đó bà ở độ tuổi 30. Nguyên do là bà qua đời hoặc bị thất sũng và bị đuổi khỏi hoàng cung vì
bị một bà phi khác thay thế, người ta vẫn chưa được rõ.
Mặc dù cuộc sống và cái chết của Nefertiti bao trùm một màn bí ẩn, người ta vẫn bị bà mê hoặc, chắc
hẳn vì pho tượng bán thân đáng yêu của bà trong Bảo tàng Berlin, và vì bà gắn liền với một trong
những nhà vua được viết đến nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập. Tuy nhiên, chúng ta hiểu rất ít, và chỉ khi
nào một xác ướp của bà được khẳng định chúng ta mới thực sự hiểu được bà là ai.

Ramose: Người thư lại lương thiện


Ramose là một thư lại ở Deir el Medina, ngôi làng dành cho công nhân xây dựng Thung lũng các Vì
Vua (xem Chương 2). Ông chuyển đến sống ở làng với vai trò thư lại (người ghi chép) trong thời trị vì
của Sety I thuộc vương triều 19 và làm việc ở đấy hơn 40 năm. Ramose là một trong những người dân
thường giàu có nhất trong làng. Là người rất sùng đạo, ông bỏ ra một phần lớn tài sản để xây điện thờ
và đền thờ.
Không như một số nhân vật khác sống trong làng, Ramose rất lương thiện. Các ghi chép tồn tại không
thấy ông bị kết tội tham nhũng, hối lộ, hoặc tật xấu.
Buồn thay, điều mà Ramose khao khát nhất là có được một đứa con, ông và vợ Mutemweia đã cố gắng
nhiều năm trời mà không thành công. Một bi ký được tìm thấy ở Deir el Medina ghi lời khẩn cầu nữ
thần Hathor ban cho họ một người con như phần thưởng cho lòng thành kính của họ. Nhưng việc này
vẫn không mang lại kết quả, và Ramose cùng Mutemwia buộc lòng nhận một người mới đến làng làm
con nuôi, một thư lại có tên Kenhirkhshef.
Kenhirkhshef: Một sử gia thời cổ
Kenhirkhshef cũng là một thư lại ở Deir el Medina trong thập niên thứ tư thời Ramses II trị vì, và ông
giữ cương vị đó trong hơn 50 năm. Nhiều đơn cáo buộc tham nhũng chống lại ông, như vậy ông không
được lương thiện như cha nuôi mình là Ramose.
Kenhirkhshef bị kết tội nhận hối lộ để che đậy việc làm bất chính của người khác và cưỡng bách một
số công nhân làm việc cho ông mà không được trả lương.
Không kể tham nhũng, Kenhirkhshef cũng có những mặt tích cực. Ông sở hữu một thư viện phong phú
với văn bản giấy cói đề cập đến nhiều vấn đề như y học, bùa chú và bài hát tôn giáo, thư từ, thi ca,
những mẹo vặt trong nhà, và tài liệu đoán mộng.
Kenhirkhshef là một sử gia trong bình minh của lịch sử và có mối quan tâm đặc biệt đến lịch sử các
vua chúa Ai Cập. Ông thích liệt kê các đời vua, nhất là các đời vua trong vương triều 18, 19 theo thứ tự
biên niên sử. Kenhirkhshef cũng có một bản sao về bản báo cáo Trận Chiến Kadesh, trận chiến lừng
danh của vua Ramses II, cho thấy Kenhirkhshef cũng quan tâm đến thời sự.
Kenhirkhshef, một trưởng lão của làng, rất nghiêm túc trong những tín ngưỡng của mình và không tiếc
công giảng đạo. Ông đặc biệt chống tệ say xỉn.
Naunakhte: Người sở hữu tài sản
Naunakhte sống ở Deir el Medina trong thời trị vì Ramses II, và bà kết hôn với Kenhirkhepshef, người
thư lại. Khi mới kết hôn, bà chỉ mới 12 tuổi còn ông đã luống tuổi (khoảng 54 đến 70 tuổi). Naunakhte
và Kenhirkhepshef sống với nhau khoảng 8 đến 10 năm, cho dù họ không có đứa con nào. Ông có tư
cách của một người cha hơn là người chồng. Ông chắc hẳn cưới Naunakhte là để săn sóc cho bà và bảo
đảm bà được thừa kế tài sản của ông. Bà đã là góa phụ không con khi mới trên dưới 20. Naunakhte sau
đó cưới một công nhân tên Khaemmum ở Deir el Medina, và họ sống với nhau 30 năm. Bà có tám đứa
con với người chồng sau __ bốn trai và bốn gái.
Mặc dù ít có tư liệu còn sót lại về cuộc đời bà Naunakhte, nhưng bà để lại bốn chúc thư viết trên giấy
cói trong đó bà hủy quyền thừa kế bốn đứa con. Việc này có nghĩa chúng chỉ nhận được phần thừa kế
từ cha chúng chứ không thừa kế phần tài sản của bà. Lý do bà truất quyền thừa kế là tật biếng nhác:
Về phần tôi tôi là một phụ nữ tự do trên miền đất của Pha-ra-ông. Tôi nuôi nấng tám tôi tớ của người,
và cung cấp cho chúng tất cả vật dụng cần thiết như một người mẹ vẫn làm. Nhưng khi tôi già yếu,
chúng không hề chăm sóc tôi. Đối với những đứa con có công phụng dưỡng tôi, tôi sẽ chia một phần
tài sản còn những ai bỏ bê tôi, tôi sẽ không cho một thứ gì.
Hai trong danh sách viết trên giấy cói, bà liệt kệ từng thứ tất cả những vật dụng bà sở hữu và đứa con
nào được thừa hưởng. Những tư liệu này cho thấy phụ nữ có quyền kiểm soát tài sản riêng của mình;
nhưng họ cũng cho thấy bản chất mô phạm và hơi nhỏ nhen của mình, bởi vì mỗi cái chén, từng cái dĩa
cũng được liệt kê.
Paneb: Tên đểu đáng yêu
Paneb là một trong những nhân vật đầy màu sắc nhất ở Deir el Medina. Y sống ở đó trong thời trị vì
của Ramses II và chắc hẳn quen biết Kenhirkhepshef khi luống tuổi. Kenhirkhepshef thì chống rượu
còn Paneb là hủ chìm nên giữa hai người chắc phải có xung đột. Dù vậy, Kenhirkhepshef vẫn đứng ra
bảo vệ cho Paneb và che dấu một vài việc xấu của y.
Trong suốt thời gian ở Deir el Medina, Paneb bị nhiều lời cáo buộc về hình tội và tội ngoại tình (và đã
bị trừng phạt). Tất cả mọi cáo buộc đều được ghi lại trên một tư liệu có tên Văn bản Salt (vì nhà khảo
cổ Henry Salt đã mua lại nó) bởi một người có tên Amenakht, vì ông này bất mãn trước vị thế mà
Paneb đang nắm giữ. Cáo buộc có nhiều và đủ loại, bao gồm
 Hối lộ quan để được lên chức đốc công
 Cưỡng bách nhiều công nhân và vợ của họ làm việc cho mình mà không trả lương, trong
đó có việc bắt một người bà con của Amenakht nuôi bò cho mình.
 Dùng vật liệu nhà nước để xây dựng phần mộ của mình
 Ăn cắp đá từ lăng mộ của Meranptah và sử dụng để xây mộ cho mình
 Hăm giết cha mình, Neferhotep, khi ông này say xỉn
 Hăm giết một người đốc công khác ở Deir el Medina, tên Hay
 Mưu sát một số người đem tin cho nhà vua
Mặc dù mức độ phạm tội được liệt kê tăng dần, nhưng không có bằng chứng nên Paneb được tha bổng.
Lời cáo buộc sát nhân thật ra là vô căn cứ vì chính Amenakht còn không đưa ra được tên các nạn nhân.
Tuy nhiên, một số cáo buộc tội trộm cắp có đủ bằng chứng và có thể Paneb đã bị trừng phạt:
 Tội trộm lăng mộ 1: Một danh sách các món đồ ăn cắp ở lăng mộ Sety II, bao gồm cửa
vào lăng, đệm phủ chiến mã xa, dầu thơm, rượu, và tượng. Vụ án được đem ra xét sử, và
Paneb dõng dạc thề ‘Nếu tòa có nghe đến tên tôi một lần nữa tôi sẽ bị tống cổ khỏi sở làm
và xuống làm một tên thợ nề một lần nữa’. Lời thể này đủ để tha bổng y khỏi tội.
 Tội trộm lăng mộ 2: Theo cáo trạng, Paneb ‘đi vào phần mộ của công nhân Nakhmin và
ăn cắp chiếc giường hiện giờ y đang sử dụng. Y cuỗm những vật dụng mà người ta cúng
cho người quá cố.’ Không có án phạt cho vụ án này, có lẽ lời cáo buộc là vô căn cứ.
 Tội trộm lăng mộ 3: Paneb bị cáo buộc lấy một tượng ngỗng trong lăng mộ một bà vợ
của Ramses II, Henutmire. Paneb thề là y không lấy tượng ngỗng, nhưng giới chức có
thẩm quyền tìm thấy tượng ngỗng trong nhà y. Sau cáo buộc này không thấy Paneb xuất
hiện trong hồ sơ, vì thế có thể y đã bị kết tội và bị tống vào ngục.
Nhớ rằng y mất khi đã vào lục tuần, Paneb đã sống một cuộc sống năng động và hứng thú. Ngay cả vào
tuổi 60 y rõ ràng vẫn là gã lông bông, lặn hụp và trốn tránh cho đến ngày bị tóm __ hoặc ngủm.
Mereruka: Phò mã
Mereruka là một viên chức rất nổi tiếng trong thời trị vì của Vua Teti trong vương triều thứ năm. Mẹ
của Mereruka là ‘chổ quen biết hoàng gia’, Nedjetempet, có nghĩa là Mereruka đến từ một gia đình
vọng tộc trước khi được thăng chức. Mereruka giữ một số chức tước quan trọng bao gồm
 Quan giám sát kho vũ khí
 Quan giám sát hậu cung của nhà vua
 Tể tướng
 Trưởng tế thần Re
Những chức vị quan trọng này chứng tỏ Teti rất coi trọng Mereruka và củng cố thêm lòng tin yêu này,
nhà vua gã con gái Sesheshat của mình cho Mereruka. Ngoài vai trò phò mã, Mereruka còn được làm
‘con nuôi của nhà vua’, cho thấy nhà vua rất vừa lòng với chàng rễ của mình. NHiều sự kiện cho thấy
Mereruka thay thế con trai trưởng của nhà vua, đứng ra chủ tế trong lễ an táng nhà vua.
Mereruka có ba người con với Sesheshat, và cũng có đủ đặc quyền lấy thêm bà vợ hai có thêm năm con
trai với mình. Mereruka có một cuộc sống năng động và phong phú, và là một tể tướng ông gánh vác
nhiều trọng trách trong việc điều hành đất nước (Chương 1). Ông cũng giám sát việc xây dựng phức
hợp kim tự tháp Teti ở Saqqara, và bản thân ông cũng có lăng mộ mastaba bề thế cho riêng mình (xem
Chương 13) với 31 phòng rất gần kim tự tháp của cha vợ mình. Phần mộ của Mereruka là lớn nhất
trong nghĩa trang và được trang trí công phu và hình chạm khắc tinh xảo, phản ảnh một con người
quyền thế, giàu có, được vua sủng ái.
Asru: Người xướng ca cho thần Amun
Asru là người xướng ca của thần Amun tại đền Karnak ở Luxor thời kỳ trung gian thứ ba. Bà thuộc
dòng dõi quý tộc và thừa hưởng vị trí xướng ca, một tước vị thuộc tôn giáo, từ mẹ mình. Xác ướp của
bà nằm trong hai quan tài được tô điểm tỉ mỉ, và di vật của bà nói cho chúng ta nhiều điều về cuộc đời
bà.
Những dấu tay và dấu chân lấy ra từ xác ướp cho biết bà không phải là vũ công lẫn nhạc công, đúng ra
là một người xướng những lời cầu khẩn và bùa chú trong lễ tế thần Amun. Trong những năm cuối đời,
Asru chắc hẳn hát không được tốt vì có vấn đề về hô hấp.
Asru mắc phải bệnh ký sinh trùng đường ruột, khiến bà nôn mửa, chóng mặt và suy dinh dưỡng. Chắc
hẳn trong phân bà có máu và giun sán. Phổi bà cho thấy triệu chứng bệnh ho dị ứng vì hít phải cát bụi
và dẫn đến những vấn đề về hô hấp. Bà cũng có khối u dài 20 cm trên phổi khi qua đời, gây bởi giun
sán.
Khi mất, Asru khoảng 60-70 tuổi __ coi như thọ so với người cổ Ai Cập. Bà bị bệnh viêm khớp mãn
tính, làm các khớp xương ngón tay thoái hóa. Tại một thời điểm trong đời, bà bị té nặng khiến sống
lưng bên dưới bị tổn thương, khiến chân trái bị các cơn đau thần kinh tọa hành hạ. Những năm cuối đời
bà sống trong đau đớn, đi lại khó khăn.
Nesperenub: Thầy tu ở Khonsu
Nesperenub là một thầy tu ở đền Khonsu ở Karnak vào thời trung gian thứ ba. Đền thờ trong thời kỳ
này rất giàu có vì các trưởng tế của Amun đã chiếm lấy ngai vàng và đang trị vì vùng Thebes. Điều này
có nghĩa các thầy tu ở Karnak được trả lương rất hậu và được chu cấp đầy đủ. Nhưng Nesperenub
không phải lúc nào cũng có cuộc sống dư dả như thế. Thân thể ông cho thấy khi còn trẻ ông đã trải qua
giai đoạn ngừng tăng trưởng, có lẽ do nghèo đói hoặc bệnh tật.
Theo truyền thống, ông thừa kế vị thế từ cha mình; đúng ra những thế hệ trong gia đình ông đều có
cùng vị thế. Ông cũng giữ tước vị người cầm quạt, và chắc hẳn ông đã quạt cho thần để thần không bị
nóng nực dưới cái nóng sa mạc trong những lễ rước. Nespernub là ‘người cầm quạt đứng bên phải nhà
vua’, cho thấy ông có trách nhiệm giữ cho long thể luôn mát mẻ __ một vị thế rất có đặc quyền.
Nepsenub xấp xỉ 40 khi qua đời, và kỹ thuật chụp CT cho thấy có thể ông chết vì u não. Một lỗ nhỏ bên
trong hộp sọ có thể là kết quả của tràn dịch từ khối u ăn vào trong hộp sọ. Tưởng tượng những cơn đau
đầu như búa bổ __ mà không có thuốc ibuprofen làm giảm đau. Ngoài ra còn có cơn đau do ung mủ áp
xe trong miệng và hàm răng bị mòn có nghĩa là Nesperenub chắc hẳn là người rất ọp ẹp.
Chụp CT xác ướp của Nesperenub cũng phát hiện một vật thể lạ đằng sau ót __ một cái chén bằng đất
sét mà thợ ướp xác sử dụng để hứng nhựa thừa khi dán vải băng. Rõ ràng người thợ ướp xác đã quên
cái chén và chất nhựa đông cứng bám chặt vào sau đầu. Vết thương quanh chén cho thấy người thợ cố
đục chén ra khỏi đầu, nhưng không được, nên buộc lòng phải để nguyên chén tại chỗ. Chắc hẳn họ nghĩ
rằng sau khi bao bọc vải ướp xác lên, sẽ không có ai phát hiện ra được. Tội nghiệp Neperenub, ông
phải lang thang vào cõi vĩnh hằng với cái chén sau đầu.
Chương 17
Mười Thành Tựu của Cổ Ai Cập
Cổ Ai Cập là một quốc gia rất văn minh và đạt được nhiều thành tựu, bao gồm những tòa nhà bề thế và
mạng lưới giao thương rộng khắp. Xã hội của họ hoạt động nhộn nhịp __ liên tục cách tân và phát triển
trong phong cách sống và kỹ thuật.
Trong khi người Hy lạp nổi danh với những thành tựu học thuật, khoa học, và triết lý, chứng cứ cho
thấy người Ai Cập không kém về những mặt này; họ chỉ tiếp cận theo một hướng khác. Mọi việc người
Ai Cập làm đều có mục đích thực tiển. Họ không nghiên cứu chỉ để nghiên cứu hoặc chiêm nghiệm
những lý thuyết viễn vông. Xã hội của họ là xã hội thực dụng chứ không hàn lâm. Chương này sẽ đề
cập mười thành tựu vĩ đại nhất của họ.
Phương pháp khoa học
Là một dân tộc thực tế, người cổ Ai Cập thích giải quyết những vấn đề ít ồn ào nhất và ít lý thuyết tổng
quát nhất. Do đó khoa học như một học thuật không tồn tại, vì người cổ Ai Cập không nghi ngờ gì nữa
tin rằng mình chỉ làm những gì cần thiết để công việc của mình tiến triển. Nghiên cứu chỉ để nghiên
cứu hình như không tồn tại.
Tuy vậy, Văn bản Y học Edwin Smith và Văn bản Ebers cho thấy người Ai Cập cũng xử sự theo những
quy luật khoa học __ họ muốn thực nghiệm trong khuôn khổ của công việc thường nhật.
Chẳng hạn, khi khám bệnh (xem Chương 8 để biết thêm chi tiết), một phương pháp khoa học được áp
dụng nghiêm nhặt theo các bước
 Hỏi thăm bệnh nhân
 Xem xét các chất thải của cơ thể
 Nghiên cứu các phản xạ
 Chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ sau đó chữa bệnh và ghi chép kết quả để tham khảo về sau.
Một phương pháp khoa học tương tự được áp dụng cho việc xây dựng đài tưởng niệm, với nhiều phép
tính toán học được xem xét trước khi khởi công. Buồn thay, có rất ít tiến trình này còn sót lại, nhưng từ
các chứng cứ còn để lại, người Ai Cập rõ ràng dựa vào nhiều ngành học __ như toán học, thiên văn
học, địa lý, và đo đạc __ khi thiết kế và trù tính các kim tự tháp, đền thờ, và lăng mộ.
Toán học
Một ít tư liệu giấy cói về toán học đã được phát hiện, cho ta hình dung được các kiến thức toán học cao
cấp mà người Ai Cập có được.
Trong khi người Hy lạp nổi tiếng vì đưa ra được những công thức toán học tổng quát, người Ai Cập
thực sự không thấy được điểm cốt lõi. Thay vào đó họ tìm được một tập hợp thực tiễn những phép tính
nhỏ nhưng cũng cho ra cùng những kết quả.
Các sử dụng thực tiễn những phép tính toán học có thể được nhận ra trong cách xây dựng các tòa nhà
của người Ai Cập __ đặc biệt là các kim tự tháp. Nhà khảo cổ William Matthew Finders Petrie là người
đầu tiên ghi chép và đo đạc các kim tự tháp một cách có hệ thống. Công trình của Petrie và những
người khác rõ ràng cho thấy những kiến trúc này được trù bị chu đáo một cách rất toán học.
Người Ai Cập là một trong số những người đầu tiên kết hợp một cách nhất quán và đúng đắn những
phép tính này:
 Sử dụng phân số (1/2, ¼, 1/3 và tương tự)
 Tính diện tích hình chữ nhật bằng cách nhân chiều dai và chiều rộng
 Tính diện tích tam giác bằng cách quy nó thành nửa hình chữ nhật
 Tính diện tích hình tròn bằng cách dùng đường kính và giá trị xấp xỉ của pi (3.16)
 Tìm thể tích của hình trụ và hình chóp dựa vào kiến thức về diện tích.
Người Ai Cập thực ra tiến bộ về kiến thức toán học hơn chúng ta tưởng. Nguyên do sự đánh giá thấp
này hình như là do mối quan tâm của người Ai Cập thiên về thực tiễn hơn là lý thuyết tổng quát.
Thiên văn học
Người Ai Cập rất am hiểu các vì sao và chòm sao. Từ thời Vương quốc Giữa, các chòm sao thường
được miêu tả trện các quan tài, cho thấy khoảng thời gian các sao xuất hiện và biến mất. Từ thời Tân
Vương quốc các trần lăng mộ và đền thờ thường trưng bày các chòm sao. Những chòm sao này cũng
giống như các chòm sao chúng ta nhìn thấy hiện giờ, nhưng biểu thị theo cách khác. Chẳng hạn:
 Chòm sao Orion được biểu thị hình một người đàn ông quay đầu.
 Chòm sao Đại hùng (Ursa Major) được biểu thị hình chân trước của bò mộng.
Như toán học, thiên văn học được người Ai Cập sử dụng cho các mục đích thực tiển khác nhau bao
gồm
 Định thời khóa cho các nghi lễ xây dựng đền thờ, dựa vào sự xuất hiện của chòm sao mà
ngày nay chúng ta gọi là chòm Đại hùng hay Gấu lớn.
 Định vị điểm chủ để định hướng kim tự tháp bằng cách quan sát Sao phương Bắc.
 Định Năm Mới luôn trùng với sự mọc lên của sao Sirius vào giữa tháng bảy và mùa lũ
hàng năm của sông Nile.
Từ thời Trung Vương quốc, người Ai Cập có thể nhận biết năm hành tinh, được biết là những vì sao
không hề đứng yên, thường được gắn liền với Horus, thần bầu trời của người Ai Cập:
 Sao Mộc, được ví là Horus, vị thần giới hạn hai vùng đất
 Sao Hỏa, được ví là Horus đỏ
 Sao Thủy, được ví là Sebegu (một vị thần gắn liền với Seth)
 Sao Thổ, được ví là Horus, bò mộng của bầu trời
 Sao Kim, được ví là thần buổi sáng
Những vì sao không được sử dụng để tiên đoán vận số của con người ở Ai Cập cho đến thời Ptolemy
khi người Hy lạp đưa vào thuật chiêm tinh.
Hiểu được cơ thể người
Người cổ Ai Cập có một kiến thức đáng kể về cơ thể người, chủ yếu qua sự quan sát trong tiến trình
ướp xác. Họ chắc hẳn không giải phẫu nội tạng sống, nhưng những thành tựu về giải phẫu học vĩ đại
nhất của họ là gần như khám phá được sự tuần hoàn.
Người Hy lạp được vinh danh vì khám phá được sự tuần hoàn vào thế kỷ thứ năm BC, nhưng người Ai
Cập rõ ràng hiểu được khá nhiều sự hoạt động của cơ thể người hơn chúng ta tưởng.
Văn bản Y học Edwin Smith (trên giấy cói), có niên đại xấp xỉ 1550 BC, luận bàn về sự tuần hoàn qua
sự quan sát các mạch máu, làm rõ mối liên kết giữa hai khái niệm này. Các quan sát liên hệ đến mạch
máu bao gồm:
 ‘Đó là nơi trái tim lên tiếng.’
 Đó là nơi mà mỗi thầy thuốc và mỗi thầy tu của Sekhmet đặt ngón tay lên . . . ông ta cảm
nhận được điều gì đó từ trái tim.’
Thêm nữa, văn bản này chỉ ra rằng người Ai Cập hiểu được sự cung cấp máu chạy từ trái tim đến mọi
cơ quan:
 ‘Có những mạch máu cho mọi bộ phận của cơ thể.’
 ‘Nó nói ra trong những mạch máu của mỗi bộ phận của cơ thể.’
Từ câu chuyện sáng thế của thần đầu dê, Khnum, người nặn ra hình tượng người trên bánh xe thợ làm
gốm, đọc y như các ghi chép về giải phẫu học. Chẳng hạn:
 Định hướng dòng máu chảy qua các xương và nối da với khung xương
 Thiết lập hệ hô hấp, xương sống để nâng đỡ nó, và hệ tiêu hóa
 Thiết kế cơ quan sinh dục để sử dụng thuận tiện trong việc giao hợp
 Tổ chức sự thụ thai trong tử cung và các giai đoạn sinh nở
Không chỉ Khnum tạo ra người Ai Cập theo cách này, mà sự sáng tạo của ông ta còn lan rộng đến
người ngoại bang, cũng như thú vật, chim, cá, và loài bò sát. Ông ta thực sự là một đấng sáng tạo toàn
năng __ một nhà làm đồ gốm rất tài tình.
Tưới tiêu
Ai Cập nằm giữa sa mạc với sông Nile là nguồn cung cấp nước duy nhất. Sử dụng một hệ thống kinh
đào và đê điều tưới tiêu phức tạp, người Ai Cập có thể xử lý nguồn nước một cách tối ưu. Các kênh đào
hướng đến các vùng khô cằn và đủ sâu để chúng vẫn còn đầy nước khi nước lũ rút đi.
Chứng cứ cho thấy trong thời Trung Vương quốc các hồ thiên nhiên ở Faiyum được sử dụng để tích trữ
nước. Nước trữ đầy hồ trong mùa lũ hàng năm và được sử dụng trong mùa khô.
Để tưới tiêu vùng đất một cách nhân tạo, các kênh rạch được đào để dẫn nước đến các vùng đất có nhu
cầu khẩn thiết. Để mang nước vào các kênh rạch:
 Trong thời Vương quốc Cổ và Trung, nước được vận chuyển bằng tay trong những bình
lớn và rồi đổ vào các kênh tưới tiêu.
 Trong thời Tân Vương quốc, các shaduf được đưa vào sử dụng. Shaduf là những cột gỗ
một đầu gắn bình nước và đầu kia là khối đối trọng, nhờ đó có thể dễ dàng nâng và đỗ
nước.
 Trong thời Ptolemy, sakkia được đưa vào. Sakkia là bánh xe nước do bò kéo di chuyển
nước nhiều và nhanh hơn __ có nghĩa là nhiều đất được tưới tiêu hơn, và kết quả là sản
lượng lương thực nhiều hơn.
Sự tưới tiêu nhân tạo là một nhu cầu khẩn thiết và là một thành tựu chính yếu: Cho đến tận ngày nay,
với chỉ một nguồn nước và vẫn sống trong sa mạc, dân Ai Cập không bao giờ thiếu nước!
Các công trình đá
Vua Djoser thược vương triều thứ ba được vinh danh vì đã cho xây dựng công trình đá đầu tiên trên thế
giới. Đó là phức hợp kim tự tháp của ông ở Saqqara, chế ngự bởi kim tự tháp bậc thang hiện này còn
sừng sững giữa trời.
Kim tự tháp bậc thang bắt đầu từ những xuất xứ khiêm nhượng hơn __ như một huyệt mộ và hầm mộ
mastaba (xem Chương 13), che phủ tất cả mười một mộ đường hầm. Kiến trúc của Djoser dần dần mở
rộng ra ngoài và lên trên cho đến khi các bậc thang được tạo ra, đứng cao 60 mét và gồm sáu bậc.
Ấn tượng nhất là kim tự tháp bậc thang được xây bằng đá thay vì gạch bùn như thường thấy tại thời kỳ
này. Để có vẻ ngoài truyền thống, các khối đá cũng có cùng kích cỡ như đá bùn. Sau đó bên ngoài
được bọc hoàn toàn bằng khối đá vôi để kim tự tháp cuối cùng được trơn láng.
Sử dụng đá là một thành tựu lớn, đặc biệt nếu xét về mặt tuổi thọ của công trình. Phức hợp kim tự tháp
này được thiết kế để trường tồn với thời gian. Sau vương triều thứ ba, các công trình xây dựng bằng đá
được thực hiện thường xuyên hơn. Tuy nhiên, đá chỉ được sử dụng cho những công trình có dự tính tồn
tại hàng thế kỷ, như đền thờ và lăng mộ. tất cả những công trình khác (nhà cửa, cung điện, và ngay cả
một số điện thờ) chỉ được xây dựng bằng gạch bùn. Chúng ta phải biết ơn Djoser __ nếu ông không
xây một công trình ấn tượng như thế, chúng ta có thể không có được nhiều công trình đá như ngày nay.
Kỳ quan còn sót lại
Đại Kim Tự Tháp Giza là kỳ quan thời cổ duy nhất còn sót lại (xem Chương 14). Vua Khufu của
vương triều thứ tư xây dựng kim tự tháp này. Nó đứng kiêu hãnh trên bình nguyên đá thiên nhiên và
cao sừng sững 146 mét vươn lên bầu trời, đứng cách xa hàng dặm vẫn còn trông thấy được.
Mặt ngoài kim tự tháp được bao phủ bằng đá vôi để vẻ ngoài trắng đẹp, sáng bóng. Kim tự tháp liên
kết hai phòng an táng, một chứa áo quan bắng đá granit đỏ được thiết kế cho nhà vua. Tuy nhiên,
không có lễ an táng nào được tiến hành trong kim tự tháp này; chắc hẳn Khufu được chôn cất nơi khác.
Đại Kim Tự Tháp từ thời xa xưa đã là một điểm du lịch hấp dẫn, trong đó Cleopatra VII và Julius
Cesar là hai trong số những du khách đầu tiên và nổi tiếng nhất. Ngay cả Tutankamun, Ramses II, và
Ramses III chắc hẳn đã đến Giza để chiêm ngưỡng các đài tưởng niệm này, lúc đó đã là di tích cổ xưa
rồi.
Sản xuất ra thủy tinh
Thủy tinh chỉ được đưa vào Ai Cập ở thời đầu Tân Vương quốc, chắc hẳn do Thutmosis III mang về từ
Syria. Người Ai Cập dần dần thiện nghệ trong
 Việc chế tạo thủy tinh từ các chất liệu thô (như silica, alkali, và đá vôi)
 Chế biến thủy tinh từ những khối thủy tinh làm sẵn được nhập khẩu
Thủy tinh được sử dụng dưới dạng trong suốt hoặc nhuộm màu từ thời Hatshepsut. Người Ai Cập còn
chế tác các bình thủy tinh bằng cách làm những khuôn đất sét theo hình dáng mong muốn, sau đó đổ
thủy tinh lỏng vào.
Những phương pháp chế tác khác bao gồm
 Đúc: Thủy tinh lỏng được rót vào các khuôn bằng đất sét.
 Chạm lạnh: Thủy tinh đã đúc khuôn được chạm khắc bằng các công cụ bằng đá, đồng.
 Đúc lõi: Một lõi đất sét có hình dáng một bình rỗng được nhúng vào thủy tinh lỏng và
tráng đều cho đến khi nó hoàn toàn được che phủ. Khi thủy tinh đã lạnh, lõi đất sét được
cạo ra.
Nhà khảo cổ William Matthew Finders Petrie phát hiện nhiều chất thải từ việc sản xuất kính tại
Armana, thành phố của Akhenaten. Những địa điểm sản xuất khác ở cung điện của Amenhotep III ở
Malkata ở Luxor và el-Lisht ở bắc Ai Cập.
Một phát hiện có liên hệ đến thủy tinh gần đây là ở Pi-Rameses, thành phố của Ramses II trong miền
châu Thổ. Vào năm 2005, các cuộc khai quật phát hiện một xưởng làm thủy tinh, cho thấy thủy tinh
được sản xuất với khối lượng lớn tại địa điểm này. Những trang bị được khai quật đủ để tái thiết tiến
trình sản xuất:
 Các vật liệu thô được đun nóng trong những vại đựng bia đã sử dụng lên đến 7500 và rồi
trong những nồi nấu kim loại lên đến 1,0000.
 Thủy tinh được pha màu dùng phẩm màu thiên nhiên pha vào chất liệu thô. Đôi khi một
cuộn thủy tinh màu được đắp quanh mặt bình đã hoàn thiện khi còn mềm và sau đó được
trộn lẫn để tạo ra sóng, hiệu ứng cẩm thạch, vòng hoa, và những vòng cung trang trí kiểu
lông vũ.
Thủy tinh là một chất liệu cao cấp, đòi hỏi kỹ thuật cao mới cho ra được sản phẩm chất lượng, do đó nó
được nhà vua quản lý, và thường dành làm quà tặng cho các sứ thần ngoại bang. Trong lăng mộ
Tutankhamun có chứa một số đồ tạo tác bằng thủy tinh.
Nữ quyền
Nữ vương Hatshepsut nổi tiếng vì nhiều lý do, và nhiều thành tựu điểm tô cho thời trị vì của bà. Thành
tựu ngoạn mục nhất của bà trong cương vị phụ nữ là chiếm lấy ngôi vị hoàng đế, đẩy Thutmosis III
(vừa là chồng, là con ghẻ, và đồng cai trị) sang một bên. Đây là lần đầu tiên mà một phụ nữ cai trị Ai
Cập như một vì vua chứ không như một hoàng hậu hoặc người đồng nhiếp chính.
Hatshepsut cai trị trong hòa bình và trải qua 20 năm lẻ xây dựng các đài tưởng niệm. Đền thờ an táng
bà ở Deir el Bahri (hình dưới) có ghi lại chuyến vận chuyển hai cột tưởng niệm khổng lồ bằng đá granit
đỏ bằng xà lan trên sông Nile và việc dựng cột ở Karnak. Những cột này được lát kín bằng vàng.
Những ghi chép khác trên tường ở Deir el Bahri còn vẽ chi tiết chuyến đi của Hatshepsut đến Punt.
Không ai biết được Punt là nơi đâu, và nhiều nhà Ai Cập học không nhất trí về địa điểm này. Ngay cả
Hatshepsut cũng không chắc, và bà đã cầu xin thần Amun ban sấm truyền chỉ dẫn đường đến ‘thánh địa
này’. Khổ thay bà không cho vẽ bản đồ của địa điểm này.
Chú thích: Muốn biết thêm chi tiết về bà, bạn hãy vào trang Nghiên Cứu Lịch Sử tìm đọc Hatchepsut,
Nữ Pha-ra-ông Ai Cập.
Duy trì nền văn minh
Thành tựu ngoạn mục nhất của người cổ Ai Cập là duy trì nền văn minh của mình trong hơn 3,000
năm. Đế quốc La mã chỉ kéo dài 500 năm và văn minh Hy lạp lên đến đỉnh cao của nó trong khoảng
400 năm. Xã hội cổ Ai Cập phát triển đầy đủ vào 3100 BC khi Vua Narmer thống nhất Thượng và Hạ
Ai Cập lần đầu tiên. Từ thời điểm này cho đến cái chết của Cleopatra vào 30 BC, văn hóa, tôn giáo, tập
quán, và lối sống không thay đổi nhiều, khiến cho Ai Cập thành một nền văn minh đáng được trân
trọng.
Ngay cả sau khi Cleopatra qua đời, người La mã không phá hủy hoàn toàn nền văn hóa Ai Cập ngay
tức khắc. Thật ra, tập quán thờ cúng vẫn tiếp tục tại đền thờ Philae cho đến thế kỷ thứ tư AD.
Mặc dù văn hóa Ai Cập có vẻ tĩnh trong khoảng 3,000 năm, thật ra nó luôn thay đổi, và đây là bí quyết
cho sự thành công này. Người Ai Cập luôn luôn dung nạp. Họ sung sướng khi tiếp thu những nét đẹp
của nền văn hóa và tôn giáo ngoại bang vào văn hóa và tôn giáo của mình, khiến những cộng đồng di
dân tăng trưởng ở Ai Cập. Tôn giáo và văn hóa của họ có đặc tính mỗi người đều có phần; nếu có gì đó
còn thiếu, họ chỉ đơn giản bổ sung.
Nhiều vấn đề xảy ra khi làn sóng người nước ngoài đổ vào quá lớn đến nổi văn hóa Ai Cập không thể
dễ dàng điều chỉnh để thích nghi văn hóa mới. Đó là lý do tại sao văn hóa Ai Cập chết dần với sự xâm
nhập của người Hy lạp từ khi Alexander Đại Đế xâm lược Ai Cập, tiếp theo là người La mã vào 30 BC.
Những người mới đến này không sẵn sàng để công nhận văn hóa Ai Cập hoàn toàn, và một xã hội
thuộc văn hóa Hy lạp hóa dần dần hình thành. Sau Alexander Đại Đế và người La mã, đến người Cơ
đốc và người Hồi giáo, và cuối cùng kết quả là một tổn thất hoàn toàn của những truyền thống cổ __
cho đến khi các nhà khảo cổ bắt đầu tái thiết chân dung một nền văn minh vĩ đại.
Chương 18
Mười Điểm Đến Đỉnh ở Ai Cập
Bình nguyên Giza, Cairo
Với các kim tự tháp lừng danh chế ngự đường chân trời, bình nguyên Giza ở Cairo vẫn nhộn nhịp
những điểm tham quan. Tua trung bình bỏ ra khoảng một giờ ở đây, nhưng muốn xem mọi thứ bạn cần
ít nhất ba giờ.
Ba kim tự tháp chính được xây dựng bởi Khufu, Khafra, và Menkaure, mỗi kim tự tháp đều đồng hành
với những kim tự tháp vệ tinh của bà vợ vua __ tổng cộng tất cả chín kim tự tháp. Ít nhất có ba kim tự
tháp mở cửa cho công chúng xem.
Chỉ có khoảng 200 vé được bán mỗi ngày cho Đại Kim Tự Tháp. Sau khi mua vé, bạn phải đợi một ít
giờ trước khi bước được vào kim tự tháp. Kim tự tháp xứng đáng cho bạn đợi chờ.

Saqqara, Cairo
Saqqara là địa điểm của công trình đá cổ nhất thế giới __ kim tự tháp bậc thang. Địa điểm này cũng có
một số kim tự tháp khác, bao gồm kim tự tháp Unas, chỉ còn là một đống gạch vụn.
Bảo tàng Imhotep cũng đã mở cửa trưng bày các đồ tạo tác tìm thấy trong vùng Saqqara.
Bảo tàng viện Cổ vật Ai Cập
Bảo tàng viện Cổ vật Ai Cập (hay Bảo tàng Cairo) chuẩn bị thay thế bằng Đại Bảo Tàng Ai Cập và tọa
lạc gần Giza từ năm 2010. Bảo tàng rất ngoạn mục và đầy ắp các cổ vật từ 3,000 năm lịch sử Ai Cập.
Các cổ vật bất thường được đặt trong mỗi góc phòng, từ áo quan của Akhenaten (trong khu vườn ở bên
trái bảo tàng) đến quan tài bằng gỗ xinh xắn của Ramses (nhìn người đi lại trên tầng 1). Cạnh đó là vải
liệm hình người duy nhất ở Ai Cập.
Kinh ngạc trước sức nặng của món trang sức bằng vàng mà nhà vua thưởng cho các quan chức được
sủng ái và nhìn chằm chằm vào mắt các xác ướp động vật. Hãy nhớ ghé thăm phòng trưng bày
Tutankhamun và ngắm nhìn gương mặt của vị vua trẻ tuổi. Nếu muốn biết nhiều hơn, hãy vào trang
web www.egyptianmuseum.gov.eg
Tell el Amarna, Al Minya
Tell el Amarna là thành phố Akhematen thành lập cho việc thờ cúng đĩa mặt trời Aten. Thành phố tọa
lạc tại Al Minya ở Trung tâm Ai Cập, gần như ỡ giữa khoảng đường từ Cairo đến Luxor. Thành phố
thực sự đã đổ nát nhiều nhưng các nhà khảo cổ Anh đã tái thiết một số công trình. Những kiến trúc này
bao gồm đền thờ nhỏ thờ thần Aten, cung điện phía bắc nơi Nefertiti và Tutankhamun sống, một ngôi
nhà điển hình trong khu vực, và chiếc cầu nối hai đền thờ bắc ngang cái gọi là Con đường của Vua, nơi
có thể các đám rước của Akhenaten, Nefertiti và các con cái họ đi qua mỗi ngày trên những mã xa rực
rỡ.
Mục đích chính khi đi thăm Armana là tham quan hai nhóm lăng mộ (phía bắc và phía nam) và lăng
mộ hoàng gia. Nhiều lăng mộ này mở cửa cho công chúng. Hầu hết lăng mộ đều chứa các hình vẽ
Akhenaten và Nefertiti cùng các con cỡi xe ngựa hoặc thờ cúng thần Aten.
Beni Hasan, Al Minya
Gần Al Minya là nơi an táng thời Trung Vương quốc có tên là Beni Hasan. Địa điểm này bao gồm 39
phần mộ đục trong đá do các tổng trấn vùng xây dựng.
Trong số 39 phần mộ, có 5 cái được mở cửa cho công chúng. Hình trang trí trong mộ miêu tả một số
hoạt động, như:
 Các hoạt động huấn luyện quân sự, như đô vật, đánh côn, và nâng bao cát.
 Chiến tranh vây hãm, bao gồm hình ảnh xưa nhất về bánh xe ở Ai Cập và hình ảnh các
phái đoàn ngoại giao đi đến Ai Cập để giao thương.
 Những cảnh đánh cá săn bắn chim.
Karnak Temple, Luxor
Đền Karnak là ngôi đền lớn nhất từng được xây dựng. Vì mất hơn 2,000 năm xây dựng nên đền Karnak
bao gồm một số các điện thờ, đền thờ, tượng thần, và nhà nguyện khác nhau thờ cúng nhiều vị vua và
thần linh khác nhau. Đền rộng 247 mẩu và phải mất nhiều giờ đi bộ quanh các bia tưởng niệm.
Đền chính có 10 tháp môn (cột ở cổng vào), mỗi tháp môn trang trí bằng hình khắc và văn bản rất công
phu. Một hành lang rộng nhất có tất cả 134 cột, mỗi cột cao đến 26 mét, tạo thành một cảnh tượng vô
cùng hoành tráng.
Phức hợp Karnak cũng có hai hồ thiêng __ một hồ hình chữ nhật do Thutmosis III xây dựng và một hồ
hình móng ngựa do Amenhotep III xây dựng. Trong khuôn viên là một số đền nhỏ đáng xem, bao gồm
đền Ptah (với pho tượng đẹp của Sekhmet), đền Khonsu, và Nhà nguyện của các bà Vợ Thần Amun

Medinet Habu, Luxor


Khi ở Luxor, bạn phải đến thăm đền thờ cúng rất ngoạn mục của Ramses III tại Medinet Habu trên bờ
tây sông Nile.
Các tháp môn ở Medinet Habu miêu tả nhiều trận đánh của Ramses III. Bên trái tháp môn là một lâu
đài có cửa sổ nhìn vào sân trong đầu tiên của đền thờ. Chắc chắn nhà vua đã từng đứng tại đây. Vậy tại
sao không đứng lên dấu chân của các pha-ra-ông.
Deir el Medina, Luxor
Đây là ngôi làng dành cho các công nhân xây dựng các kim tự tháp trong Thung Lũng các Vì Vua.
Toàn bộ ngôi làng chỉ còn lại nền móng cao một mét, cho ta cái nhìn về cách bố trí của ngôi làng. Mỗi
nhà gồm bốn hay năm phòng, và nhiều nhà có cầu thang (một số bậc trên nền vẫn còn thấy được) dẫn
đến mái nhà bằng phẳng.
Một số vật dụng như giường hộp, băng dài, còn thấy được trong nhiều nhà, cũng như những bình đựng
đồ, ngay cả lò nướng bánh mì vẫn còn sót lại trong một số nhà bếp. Một vài nhà bàn thờ cúng vẫn còn
đứng tại chỗ, và bạn có thể mường tượng cảnh các người Ai cập đang cầu nguyện trong khói hương lan
tỏa.

Bảo tàng viện Luxor


Mặc dù là một bảo tàng nhỏ, ở đây có nhiều thứ để nhìn, và cường độ chiếu sáng thấp tạo không khí
khi nhìn ngắm các cổ vật bên trong.
Những tâm điểm của bảo tàng là bia ký Kamose mô tả việc đánh đuổi người Hyksos, và xác ướp của
Ahmpose, em của Kamose, người cuối cùng đã đánh đuổi được quân Hyksos. Chiêm ngưỡng gương
mặt được điêu khắc đẹp đẽ của Thutmosis III và tự hỏi tại sao Senworset III trông hạnh phúc đến thế.
Đi theo bước chân của Tutankhamun, bắt đầu từ cửa bảo tàng với một pho tượng của Tutankhamun.
Hãy xem các vũ khí, một chiến mã xa, và một bia đá chạm hình Amenhotep I đứng trong chiến mã xa,
giương cung bắn tấm bia đồng.
Cánh trái viện bảo tàng chứa nhiều pho tượng hoàng gia được phát hiện ở sân đền Luxor, trong đó có
tượng Horemheb quỳ gối trước thần sáng tạo Atum, một pho tượng đỏ đáng yêu của Amenhotep III và
một pho tượng lớn của Amun và Mut do Ramses II xây dựng

Abu Simbel, Aswan


Ramses II xây dựng các đền thờ ở Abu Simbel, Aswan ở mốc biên giới phía nam của Ai cập. Ramses
xây dựng hai đền thờ đúc trong mặt triền đá, quay về hướng đông chào đón mặt trời mọc __ một đền
thờ thần mặt trời Re-Horakhty và đền kia thờ Hathor và Nefertiti. Mặt tiền của đền Re-Horakhty được
xây dựng bằng bốn pho tượng khổng lồ của Ramses đang ngồi, cao 21 mét, đục trực tiếp từ mặt đá.
Bước vào đền, đón tiếp bạn là một hành lang với các cột đá chạm khắc hình xác ướp của nhà vua. Ở
phía sau đền là phòng trưng bày các pho tượng Ramses, Re-Horakhty, Ptah, và Amun-Ra tạo tâm điểm
của việc thờ cúng trong đền. Vào tháng 2 và 10, ánh mặt trời chiếu vào đền và nhuộm sáng gương mặt
các vị thần.
Hình ảnh trang trí của đền miêu tả trận chiến Kasesh của Ramses II chống lại người Hittite, cũng như
các trận chiến với người Lybia, Syria, và Nubia. Cảnh tượng rất sống động, tàn bạo, và đầy màu sắc,
với lớp màu sơn nguyên gốc còn rực rỡ.
Đền nhỏ thờ Hathor và Nefertiti có tượng bề thế của Ramses II và Nefertiti ở mặt tiền, cao 10 mét. Chỉ
có hai tượng của hoàng hậu và bốn tượng của vua. Nefertiti được miêu tả khắp nơi trong đền đang tiến
hành các nghi thức cúng tế thần linh, một sự kiện bất thường, vì các hoàng hậu thường đóng một vai trò
thụ động hơn.
Cả hai đền đều được dời đến một nền đất cao hơn vào thập niên 1960 khi con đập Aswan được xây
dựng và Hồ Nasser nhấn chìm nhiều ngôi đền ở Nubia.
Chương 19
Mười nhà Ai cập học kiệt xuất
Trong hơn 200 năm của ngành khảo cổ Ai cập, hàng trăm nhà khảo cổ, học giả, và sử gia đã đóng góp
bằng cách này hay cách khác vào ngành Ai cập học. Chương này nhìn lại mười nhân vật đã xây dựng
cho ngành Ai cập học những gì có được hôm nay, mặc dù nhiều người khác cũng có những phát hiện
và đóng góp quan trọng không kém.
Giovanni Belzoni (1778-1823)
Giovanni Belzoni là một người Ý dóc váng cao ráo _ hơn 2 mét, xuất thân là một nghệ sĩ biểu diễn cơ
bắp trong gánh xiếc, lưu diễn khắp châu Âu, trước khi quan tâm đến Ai cập.
Lúc đầu Belzoni du lịch đến Ai cập để chào bán một loại bánh xe nước mới (không dính dấp gì nghề
biểu diễn xiếc). Khi việc làm ăn này không thành công, ông quay sang một ngành nghề kiếm ra tiền
nhiều hơn là khai quật và chuyên chở những đồ tưởng niệm cổ. Vào năm 1816, ông bắt đầu làm việc
cho Henry Salt; một trong những việc làm đầu tiên của ông là chở phân nửa phần trên của pho tượng
khổng lồ từ Ramesseum, gần Luxor. Ngày nay pho tượng là một phần trong bộ sưu tập Ai cập của Bảo
tàng Anh.
Belzoni đã tiến hành nhiều cuộc khai quật quy mô và một trong những phát hiện của ông là lăng mộ
Sety I và đền thờ Ramses II ở Abu Simbel tại Nubia. Mặc dù kỹ thuật khai quật của ông theo tiêu
chuẩn ngày nay có thể coi là khủng khiếp vì ông thường dùng thuốc nổ trong khi một cái bay là quá đủ,
và ông có thói quen khắc tên mình vào di vật __ Belzonni đã có nhiều thành tựu nhằm nâng cao vị trí
của ngành Ai cập học qua những cuộc trưng bày những di vật tìm thấy của mình.
Ông khai quật trong suốt tám năm. Ông mất vì bệnh lỵ năm 1823 trong một chuyến đi tìm nguồn cội
sông Niger.
Jean-Francois Champollion (1790-1832)

Các nhà Ai cập học sẽ mãi mãi mang ơn Champollion như một nhà ngôn ngữ học đã thực hiện một đột
phá cuối cùng nhằm giải mã chữ tượng hình. Khám phá của ông đã làm thay đổi ngành Ai Cập học và
giúp thế giới cuối cùng đọc được ngôn ngữ Ai cập cổ xưa. Ông được mệnh danh là Người Làm Cho Đá
Biết Nói.
Champollion lúc nào cũng đam mê ngôn ngữ, và vào năm 1807 (khi ông 17 tuổi) ông đã công bố bài
viết đầu tiên của mình về ngôn ngữ của cổ Ai cập tại giảng đường đại học. Ông biết nói nhiều thứ
tiếng, bao gồm Hebrew, Coptic, Ả rập, Syria, và Chaldean, vào thời điểm ông tập trung vào việc giải
mã Bia đá Rosetta, một bia đá tìm được ở Rosetta trong vùng Châu thổ viết bằng ba thứ tiếng: tượng
hình, demonic, và cổ Hy lạp (xem Chương 11).
Champollion tư vấn với nhà vật lý người Anh là Thomas Young và đối chiếu các lời chú giải cho đến
khi Young mất vào 1817, sau đó Champollion tiếp tục công trình một mình. Vào năm 1822, ông đã tìm
ra chìa khóa hiểu được chữ tượng hình, mặc dù mãi đến năm 1832 sau khi hoàn thiện cuốn sách văn
phạm của mình ông mới có thể đọc được chữ tượng hình một cách tự tin.
Giữa những năm 1828 và 1829, Champollion và Ippolito Rosellini đi đến Ai cập để ghi chép và tra cứu
sâu hơn các đài tưởng niệm, và mang về các bản sao chi tiết để giải mã. Champollion mất sau một cơn
đột quỵ vào năm 1831; trước khi tác phẩm của ông là cuốn Văn Phạm Ai cập và sau đó Tự Điển Ai
Cập được xuất bản không lâu sau đó, vì thế ông không thể chứng kiến những gì mình đã làm được cho
Ai cập học.
Karl Lepsius (1819-84)

Karl Lepsius, một nhà Ai cập học người Đức, nhận bằng tiến sĩ vào năm 1833 và sau đó sử dụng cuốn
Văn Phạm Ai Cập của Champollion vừa xuất bản để học cách đọc chữ tượng hình. Ông thực hiện
chuyến đi đầu tiên đến Ai cập vào năm 1842 với mục đích ghi chép các bia tưởng niệm và sưu tập đồ
cổ, vốn là phong trào vào thời đó. Trong sự nghiệp của mình ông sưu tầm được hơn 15,000 đồ tạo tác,
hình thành phần căn bản cho Bảo tàng Ai cập ở Berlin.
Giữa những năm 1842 và 1845, Lepsius dẫn đầu một đoàn khảo cổ người Phổ đến Ai cập và Nubia và
ghi chép công trình này trong một bộ sách 12 cuốn nhan đề Denkmaeter aus Aegypten und
Aethiopien. Các tác phẩm này vẫn còn bổ ích đối với các nhà Ai cập học ngày nay vì nhiều bia tưởng
niệm được ghi chép giờ đã hư hỏng, và bộ sách này cung cấp những hình ảnh và các ghi chép về sự có
mặt của chúng cách nay hơn 150 năm.
Lepsius thành lập một chương trình học về ngành Ai cập tại Đại học Berlin và được chỉ định là người
quản lý bộ sưu tập Ai cập tại Bảo tàng Berlin, nơi cất giữ bộ sưu tập ngày càng phong phú dần sau
những chuyến khảo cổ của ông. Bảo tảng Berlin ngày này vẫn không ngừng phát triển và chứa một số
những cổ vật lừng danh nhất thế giới, trong đó có pho tượng bán thân có tô màu của Nefertiti.
Amelia Edwards (1831-92)
Amelia Edwards, một nhà khảo cổ, phóng viên, tiểu thuyết gia người Anh, đến Ai cập vào năm 1873
và ở luôn tại đó. Chuyến đi này tạo cảm hứng cho bà viết nên tác phẩm Một Ngàn Dặm Ngược Dòng
Sông Nile, ký sự du lịch của bà.
Tuy nhiên, viết không có gì mới mẻ đối với Edwards: Bài thơ đầu tay của bà được in khi bà vừa 7 tuổi,
truyện ngắn đầu tiên khi lên 12. Bà được giáo dục tại nhà và rõ ràng là một sinh viên đầy hứa hẹn. Bà
đã viết một số ký sự du lịch trước chuyến đi đến Ai cập.
Trong chuyến đi đầu tiên của mình đến Ai cập, bà bỏ ra sáu tuần khai quật tại Abu Simbel. Năm 1880,
bà thành lập một nhóm không chính thức để giải quyết những biệc pháp khai quật và bảo tồn ở Ai cập.
Năm 1882, tổ chức này được chính thức có tên Quỹ Thám Hiểm Ai cập (giờ là Hội Thám Hiểm Ai
Cập). Mục đích của hội, lúc đó và hiện giờ, là khai quật và ghi chép những đài tưởng niệm của Ai cập.
bạn có thể thăm địa chỉ trang web của hội này tại www.ees.ac.uk .
Trước khi qua đời, Edwards tặng lại một số đồ tạo tác, tác phẩm, hình ảnh, và những tư liệu khác liên
quan đến Ai cập cho University College, Luân đôn, dùng để làm tài liệu giảng dạy cho các sinh viên Ai
cập học. Là một người ủng hộ quyền đi bầu của phụ nữ, bà chọn University College vì đây là ngôi
trường đầu tiên nhận nữ sinh viên. Bà cũng hiến tặng một số tiền đủ để thành lập chức danh giáo sư
đầu tiên mang tên bà của Vương quốc Anh cho ngành khảo cổ và triết học Ai cập tại University
College, và người được phong đầu tiên là W.M. Flinders Petrie.

W.M. Flinders Petrie (1853-1942)


Flinders Petrie là nhà khảo cổ trong hơn 70 năm. Ông bắt đầu sự nghiệp Ai Cập học vào thập niên 1880
khi đến đo đạc Đại Kim Tự Tháp ở Giza. Sau đó ông chỉ đạo các cuộc khai quật tại một số địa điểm
quan trọng quanh Ai Cập tại một thời điểm còn nhiều thứ cần phát hiện.
Petrie không chỉ là một nhà Ai cập học nổi tiếng nhưng cũng là một nhà khảo cổ lớn. Kỹ thuật xác định
niên đại theo thứ tự trước sau của ông vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Kỹ thuật này tạo ra những niên
đại tương đối của bất kỳ di tích nào qua việc sắp xếp các di vật vào trong một chuỗi tiến hóa. Pertrie
cũng quan tâm nhiều đến khía cạnh ít hào nhoáng hơn của khảo cổ học qua việc nhặt nhạnh tất cả thứ
vụn vặt__ phần nhiều là hằng trăm mảnh gốm vỡ vụn __ mà các nhà khảo cổ bỏ lại vì chúng không lấp
lánh và không phải là vàng.
Qua nhiều năm khai quật, Petrie gom góp được hàng ngàn đồ tạo tác Ai cập, một số rất thú vị, và ông
bán cho University College, Luân đôn, vào năm 1913, tạo nên Bảo tàng Petrie về Khảo cổ Ai cập.
Petrie hồi hưu từ vị trí Giáo sư Edwards tại University College vào năm 1933. Sau đó ông khai quật
thêm vài năm nữa gần Gaza trước khi qua đời ở Jerusalem vào năm 1942.
Howard Carter (1874-1939)

Là một nhà Ai cập học người Anh, Howard Carter sinh tại Kensington ở Luân đôn và gặt hái tiếng tăm
qua việc phát hiện lăng mộ của Tutankhamun vào năm 1922.
Tuy nhiên, Carter đã tạo được sự nghiệp trước việc phát hiện này. Ông bắt đầu vào đời như một nghệ
sỹ và được phái đến Ai cập để sao chép các trang trí trong lăng mộ ở Beni Hasan (xem Chương 18).
Sau đó ông ra sức góp phần vào việc khảo cổ bên cạnh Petrie ở Amarna, mặc dù Petrie không nghĩ
Carter là một nhà khảo cổ lớn. Chỉ đi để xem một phát hiện ấn tượng sẽ như thế nào.
Carter được chỉ định là tổng thanh tra của Thượng Ai cập vào năm 1899 và có trách nhiệm lắp đặt đèn
điện trong Thung lũng các Vì Vua. Ông từ chức vào năm 1903 sau một trận tranh cãi với một số khách
du lịch say xỉn vô trật tự người Pháp. Ông làm việc như một nhà vẽ đồ án và buôn đồ cổ cho đến khi
Ngài Carnarvon đầu tư tài chính vào công việc khai quật, thuê Carter làm giám đốc. Họ cùng làm việc
nhiều năm quanh quẩn Luxor và Thung Lũng các Vì Vua, thực hiện nhiều khám phá cho đến tình cờ
vào năm cuối cùng của hợp đồng khai quật họ phát hiện KV62, lăng mộ của Tutankhamun.
Phần đời còn lại của Carter dùng để ghi chép và phân tích các đồ tạo tác của Tutankhamun, cũng như
viết những báo cáo về khai quật và đi diễn thuyết vòng quanh thế giới.

Alan Gardiner (1879-1963)

Sir Alan Gardiner là một nhà ngôn ngữ tuyệt vời và tạo ra nhiều tiến bộ lớn lao liên quan đến ngôn ngữ
của người cổ Ai cập. Ông là chuyên gia về hieratic, một dạng viết tháu của chữ tượng hình mà người
Ai cập sử dụng để viết mỗi ngày. Các sinh viên Ai cập học trên thế giới đều quen thuộc với cuốn Văn
Phạm Ai Cập của Gardiner, một sách hướng dẫn tổng hợp cho chữ tượng hình với một tự điển ngày
nay còn được sử dụng đều đặn. Trong sự nghiệp của mình, Gardiner đi lại Paris và Turin để sao chép
những bản thảo bằng tiếng hieratic; nhiều bản dịch được sử dụng ngày nay là kết quả của công trình
này.
Gardiner sinh tại Eltham và quan tâm đến Ai cập ngay từ khi còn trẻ, và được gởi đến học ở Gaston
Maspero ở Paris một năm. Sau đó ông trở về The Queen’s College, Oxford. Xuất thân từ một gia đình
giàu có, ông không phải làm việc để kiếm sống, nên dành hết thời gian tự học mọi thứ về Ai cập và Ai
cập học và theo đuổi những ước mơ của mình. Từ 1912 đến 1914 ông giữ chức phó giáo sự tại Đại học
Manchester, sau đó ông tiếp tục làm việc về ngành ngôn ngữ học của mình.
Jac Janssen (sinh năm 1922)

Giáo sự Jac Janssen, một nhà Ai cập học người Hà lan giờ đã hơn tám mươi, từng là nòng cốt trong
công trình ở Deir el Medina. Ông đã giữ chức giáo sư danh dự ngành Ai cập học, Đại học Leiden, Hà
lan, trong nhiều năm và giờ hiện sống ở Vương quốc Anh nơi đó ông vẫn nghiên cứu nhằm đào sâu
thêm kiến thức cho các sinh viên và sử gia về ngôi làng của công nhân ở Deir el Median.
Là một chuyên gia về tiếng hieratic ở Vương quốc Anh, Janssen đã nghiên cứu nhiều bia ký ở Deir el
medina, cung cấp nhiều thông tin liên quan đến cuộc sống thường nhật của người Ai cập bình thường.
Janssen nghiên cứu chủ yếu mặt kinh tế của lịch sử, cho xuất bản nhiều tác phẩm quan trọng như Giá
Sinh Hoạt thời Ramses: Một Khảo Cứu về Kinh tế ở Làng Công Nhân Necropolis tại Thebes. Năm
2006, ông xuất bản một quyển sách về cách sử dụng kinh tế của lừa tại Deir el Medina trong
cuốn Những Con Lừa tại Deir el Medina.

Kent Weeks (sinh năm 1941)

Tiến sỹ Kent Weeks, một nhà Ai cập học người Mỹ, được biết đến nhiều nhất qua công việc hiện thời
của ông về Dự Án Vẽ Bản Đồ Thebes trong Thung Lũng các Vì Vua, kết quả là việc phát hiện lại KV5,
lăng mộ các con trai của Ramses II. Phát hiện của KV5 là một thành tựu chủ yếu. Dự Án Vẽ Bản Đồ
Thebes bắt đầu vào năm 1978 có mục đích ghi chép các vị trí của lăng mộ, đền thờ, và những địa điểm
cùng những công trình khảo cổ khác trên bờ tây Thebes. Đây là một công trình đồ sộ phải mất nhiều
năm nữa mới hoàn tất.
Weeks làm việc trong ngành Ai cập học từ thập niên 1960, và từ 1972 dạy tại American University ở
Cairo. Giữa những năm 1977 và 1988 ông trở lại Mỹ làm trợ giàng rồi phó giáo sư trong môn Khảo cổ
Ai cập tại Đại học California, Berkeley, trước khi trở về American University ở Cairo với chức danh
giáo sự ngành Ai cập học cho đến hiện giờ.
Rosalie David (sinh năm 1947)

Giáo sư Rosalie David giữ nhiều chức vị, trong đó có Giám đốc Dự án Xác Ướp Manchester, nghiên
cứu 24 xác ướp người và 34 xác ướp thú trong bộ sưu tập của Bảo tàng Manschester.
Manchester cũng là nơi có ngân hàng mô, bao gồm một bộ sưu tập các mô trong xác ướp Ai cập lấy từ
các xác ướp được lưu trữ trong các bảo tàng quốc tế khác nhau. Ngân hàng mô là một tài nguyên hiện
đại chứa DNA của người Ai cập cổ xưa giúp ta biết được thông tin về họ, và đây quả là một dư án tiên
phong thực sự.
Giáo sư David là nữ giáo sư Ai cập học đầu tiên trong Liên hiệp Anh và đã giảng dạy môn này hơn 25
năm. Bà nhận được huy chương cao quý nhất của Nữ hoàng ghi nhận sự đóng góp lớn lao của mình
cho Ai cập học nhân dịp Năm Mới 2003.
(Hết)

You might also like