Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BỆNH ĐỘNG KINH

* Cơ chế bệnh động kinh

Động kinh xảy do sự phóng điện kịch phát và tăng sự đồng bộ của các nơron ở não.
Sự tăng kích thích các nơron ở não xảy ra do kết hợp hai yếu tố:

 Ngưỡng co giật thấp (liên quan đến yếu tố di truyền).


-Thường lúc nhỏ, khi sốt trẻ hay bị co giật, mặc dù sốt không cao.

 Các yếu tố bất thường gây động kinh (tổn thương ở não, nhiễm độc, rối
loạn chuyển hoá…) gây nên phóng điện kịch phát ở vỏ não.
-Sự phóng điện kịch phát ở vỏ não là do phản ứng “mắc nối điện” của các nơron thông
qua tác dụng vào hệ K- Na- ATPaza của màng tế bào, giúp cho giải phóng chất trung
gian hoá học ở xinap, gây kìm hãm sự ức chế ở vỏ não, từ đó gây nên cơn động kinh.
1. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của cơn co giật

• Hoạt động ức chế của GABA bị giảm:


Các chất gây ức chế phức hợp ion Clo-GABA có thể là nguyên nhân gây động kinh
gồm: Tetramethylene disulfotetramine (hoá chất diệt chuột nguồn gốc từ Trung Quốc,
tác dụng rất mạnh), các thuốc chống trầm cảm, ciprofloxacin, imipenem, penicillin…
và các chất ức chế monoamine oxidase (IMAO).
Người uống rượu kéo dài khiến tác dụng ức chế tế bào não của GABA bị giảm làm
thay đổi tính nhạy cảm của GABA với các thụ thể.

• Các thụ thể glutamate bị kích thích quá mức:


Khi bị sốt thân nhiệt tăng cao thì sẽ tăng sản xuất glutamate và tăng tốc độ chuyển hoá
ở não gây nên co giật. Một số nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy khi nồng độ
glutamate tăng trong khi tăng thân nhiệt làm cho con vật dễ bị co giật.

• Rối loạn các hệ thống điều hoà chức năng kích thích và ức chế.

• Rối loạn kênh ion của bao myelin:


Thuốc 4-Aminopyridine dùng trong điều trị xơ hoá rải rác có thể gây co giật nếu dùng
quá liều, vì thuốc tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và tăng nồng độ canxi ở
tiền xinap. Những xinap tăng hoạt động kích thích trên những tế bào tháp làm cho các
nơron này đến gần ngưỡng sinh ra động kinh, sự gia tăng này gồm:
+ Gia tăng số lượng xinap kích thích.
+ Tăng tiềm lực lâu dài (khả năng tái tăng tiềm lực), gia tăng chắc chắn của sự đáp
ứng của nơron hậu xinap.
+ Thay đổi tiền và hậu xinap: thay đổi tiền xinap đưa đến sự phóng các bọng chứa
glutamate vào khe xinap, sự thay đổi chuyển dịch những thụ thể ngoài xinap về hướng
hậu xinap cũng gây ảnh hưởng đối với sự cân bằng giữa kích thích và ức chế.
+ Hiệu ứng ephaptic, sự xuất hiện điện thế lạc vị cùng sự lan truyền ngược dọc
theo axon cũng đóng một vai trò nhất định.

2. Cơ chế duy trì cơn động kinh


Cơn động kinh có thể duy trì kéo dài được nhờ có 3 yếu tố quan trọng:
- Sự mất thăng bằng giữa hưng phấn và ức chế.
- Các tế bào phát nổ hoạt động theo nhịp riêng thoát khỏi sự kiểm soát xinap.
- Những cơ chế đồng bộ hoá dẫn đến sự tập kết phóng điện của các tập đoàn động
kinh, rồi lan sang vùng não khác. Ổ động kinh nguyên phát khu trú ở đâu và mức độ
của sự lan truyền thứ phát sẽ dẫn đến các dạng cơn khác nhau trên lâm sàng.

3. Cơ chế kết thúc cơn động kinh


Bơm Na+ và K+ chiếm ý nghĩa quyết định trong việc kết thúc cơn động kinh.
Các ion dương được chuyển ra ngoại bào, canxi tích tụ trong nội bào sẽ mở các kênh
kalium phụ thuộc canxi và dẫn đến tình trạng tăng phân cực. Các quá trình này sẽ làm
chấm dứt sự phóng điện trong cơn động kinh và kết thúc cơn trên lâm sàng.

* Cách điều trị bệnh động kinh


1. Điều trị bằng cách dùng thuốc
Hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh động kinh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng
động kinh nhằm điều trị và kiểm soát được các cơn co giật.

2. Điều trị động kinh không dùng thuốc


- Không phải dạng động kinh nào cũng có thể đáp ứng ngay với các thuốc điều trị,
trong một số trường hợp do các yếu tố như cơ địa hoặc sử dụng thuốc không đúng theo
chỉ định của bác sĩ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, và gây khó khăn cho quá trình điều trị
bệnh. Tuy nhiên còn có một số biện pháp có khả năng ức chế sự kích thích quá mức của
các tế bào thần kinh và mang lại những hiệu quả bất ngờ trong kiểm soát những cơn co
giật, động kinh.
- Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn kiêng Ketogenic giàu chất béo và protein nhưng ít
carbohydrate có thể sẽ giúp làm giảm bớt các cơn co giật ở bệnh nhân động kinh, nhưng cần
được thực hiện dưới sự theo dõi của chuyên viên y tế.

- Thay đổi chế độ sinh hoạt,làm việc,và điều chỉnh về tinh thần: Bệnh nhân cần điều chỉnh
chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý, tránh làm việc quá sức, thức quá khuya hay rượu bia, thuốc lá,
kết hợp thư giãn bằng cách tập hít thở sâu, ngồi thiền, hoặc tập yoga rất tốt cho sức khỏe.

- Sử dụng những sản phẩm bổ trợ chứa những hoạt chất thiên nhiên: Việc bổ sung GABA
đang là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ co cứng, co giật. Đồng thời, hoạt
chất Rhynchophyline trong cây Câu đằng có tác dụng tương tự thuốc chống co giật, giúp an thần,
trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh và làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Sự phối hợp
của hai chất này sẽ là giải pháp tối ưu để hỗ trợ và điều trị bệnh.

3. Điều trị bằng phẫu thuật


Một số loại động kinh có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ vùng não bị tổn thương nhằm
ngăn ngừa cơn tái phát. Tuy nhiên sau một thời gian áp dụng tại Việt Nam thì phương pháp này
hiện nay đang tạm dừng lại do nguy cơ gây tai biến và các di chứng khác cho bệnh nhân.

BS. Trương Văn Trí và bệnh nhân Lê Hậu được chữa khỏi bệnh động kinh bằng phẫu thuật
* Cách phòng tránh bệnh động kinh
1. Bổ sung nhiều chất xơ trong rau, củ, quả : giúp tình trạng bị đau đầu hay suy nhược cơ thể
được cải thiện, đặc biệt với một số thực phẩm như: rau lang, mồng tơi, khoai lang, chuối, cà rốt,
tảo biển,... giúp phòng ngừa bệnh động kinh hiệu quả.

2. Uống nhiều nước (vừa đủ): 70% cơ thể người là nước, việc bổ sung quá ít nước vào cơ thể sẽ
dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Theo các nhà khoa học, người bình thường nên uống từ 2-3L
nước/ ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng co run chân tay, khí huyết lưu thông tốt phòng ngừa nguy
cơ gây ra bệnh động kinh. Nhưng không nên uống 4-5L nước/ ngày.

3. Người bị động kinh nên hạn chế đồ ăn cay nóng như: ớt, tiêu, mù tạc, tỏi...và các thực phẩm
có tính nóng như thịt chó, đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ không những làm người đang
mắc bệnh động kinh trở nên trầm trọng hơn mà còn với những người không /chưa mắc bệnh
hoặc đã chữa khỏi bệnh động kinh sẽ làm nguy cơ tái phát bệnh nhanh.
4. Không nên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe... không tốt cho những
người đang bị bệnh động kinh. Dù không phải là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh nhưng nó
làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh cũng như làm bệnh động kinh tái phát.

5. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế để giảm nguy cơ mắc bệnh động kinh vì đứng
hoặc ngồi lâu 1 tư thế sẽ làm khí huyết kém lưu thông, máu dồn ứ ở tĩnh mạch và dây thần kinh
bị tác động tiêu cực gây ra bệnh động kinh.
6. Vận động nhẹ nhàng hàng ngày, giảm trọng lượng cơ thể
- Vận động thể dục thể thao hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, giúp lưu thông khí huyết phòng
ngừa bệnh động kinh cũng như các bệnh về tim mạch và xương khớp, giảm tình trạng béo phì.
- Với những người mắc bệnh động kinh việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cầu lông...
sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt, hạn chế bệnh động kinh phát triển. Nhưng các vận động
mạnh như cử tạ, đá bóng, erobic cường độ cao... sẽ làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
7. Không nên thức khuya, giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái: Việc thức khuya, áp lực công
việc cao, stress thường sẽ làm bệnh động kinh phát triển nhanh hơn. Do đó bạn nên giữ cho tâm
trạng luôn thỏai mái, không thức quá khuya để phòng tránh bệnh động kinh.

You might also like