Mục Lục: Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Cần Thơ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 70

Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần

Thơ

MỤC LỤC



Trang
Chƣơng 1: Giới thiệu ............................................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu .................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Không gian .......................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................. 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 3
1.4.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................ 3
1.5 Lƣợc khảo tài liệu có liên quan .................................................................... 3

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận....................................................................................... 5
2.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 5
2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế ............................................................ 5
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của TTQT ......................................................... 5
2.1.3 Các phƣơng tiện TTQT ....................................................................... 7
2.1.4 Các phƣơng thức TTQT ............................................................................. 11
2.1.5 So sánh những điểm mạnh, điểm yếu của từng phƣơng thức thanh
toán ...................................................................................................................... 14
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ............................ 16
2.2.1 Doanh thu ......................................................................................... 16
2.2.2 Lợi nhuận .......................................................................................... 17
2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận .............................................................................. 17

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 7 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Chƣơng 3: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Việt Á ......................................... 18
3.1 Giới thiệu tổng quan về VAB ..................................................................... 18
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng .................................. 18
3.1.2 Một số thành tựu đạt đƣợc .................................................................. 19
3.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ ...................... 20
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 20
3.2.2 Chức năng và vai trò hoạt động của chi nhánh VAB Cần Thơ .......... 21
3.2.3 Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 22
3.2.4 Các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh ................................................. 24
Chƣơng 4: Tình hình hoạt động TTQT tại VAB chi nhánh Cần Thơ ........... 27
4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của VAB Cần Thơ ................................. 27
4.2 Định hƣớng và kế hoach 5 năm 2008-2012 của VAB Cần Thơ ............... 28
4.3 Kết quả hoạt động TTQT tại VAB Cần Thơ theo từng phƣơng thức thanh
toán ...................................................................................................................... 28
4.3.1 Phƣơng thức L/C ................................................................................. 28
4.3.2 Phƣơng thức nhờ thu ........................................................................... 34
4.3.3 Phƣơng thức chuyển tiền ..................................................................... 38
4.4 Nhận xét chung ........................................................................................... 46
Chƣơng 5: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT
trong thời gian tới ............................................................................................... 47
5.1 Một số nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động TTQT ........................ 47
5.1.1 Tập quán và thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ ........................... 47
5.1.2 Chính sách quản lý ngoại hối và luật pháp nƣớc ngoài ...................... 48
5.1.3 Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nƣớc....................................... 48
5.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT trong thời gian tới..... 49
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong TTQT .......................................... 49
5.2.2 Giải pháp nhằm phát triển TTQT trong thờì gian tới ......................... 57
Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị ...................................................................... 61
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 61
6.2 Kiến nghị .................................................................................................... 61
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 64

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 8 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

DANH MỤC BIỂU BẢNG



Bảng 4.1: Tình hình hoạt động của VAB Cần Thơ ................................... 27
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động L/C xuất khẩu (2006–2008)........................... 30
Bảng 4.3: Tình hình hoạt động của L/C nhập khẩu (2006-2008) .................... 33
Bảng 4.4: Tình hình thực hiện phƣơng thức nhờ thu đến (2006-2008) ........... 35
Bảng 4.5: Tình hình thực hiện phƣơng thức nhờ thu đi (2006-2008) ............. 37
Bảng 4.6: Tình hình thực hiện phƣơng thức chuyển tiền (2006-2008) ........... 39
Bảng 4.7: Giá trị thanh toán xuất khẩu theo các phƣơng thức thanh toán....... 40
Bảng 4.8: Thu phí thanh toán xuất khẩu theo các phƣơng thức thanh toán .... 42
Bảng 4.9: Giá trị thanh toán nhập khẩu theo các phƣơng thức thanh toán… 43
Bảng 4.10: Thu phí thanh toán nhập khẩu theo các phƣơng thức thanh toán . 45

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 9 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH



Hình 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của VAB Cần Thơ ........................................ 22


Hình 2: Tình hình hoạt động của L/C xuất khẩu (2006-2008) ........................ 31
Hình 3: Tình hình hoạt động của L/C nhập khẩu (2006-2008) ....................... 34
Hình 4: Tình hình thực hiện phƣơng thức nhờ thu đến (2006-2008) .............. 36
Hình 5: Tình hình thực hiện phƣơng thức nhờ thu đi (2006-2008) ................. 38
Hình 6: Tình hình thực hiện phƣơng thức chuyển tiền (2006-2008)............... 40
Hình 7: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán xuất khẩu năm
2006 ........................................................................................................ 41
Hình 8: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán xuất khẩu năm
2007 ........................................................................................................ 41
Hình 9: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán xuất khẩu năm
2008 ........................................................................................................ 42
Hình 10: Thu phí thanh toán xuất khẩu theo các phƣơng thức thanh toán .... 43
Hình 11: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán nhập khẩu năm
2006 ........................................................................................................ 44
Hình 12: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán nhập khẩu năm
2007 ........................................................................................................ 44
Hình 13: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán nhập khẩu năm
2008 ........................................................................................................ 44
Hình 14: Thu phí thanh toán nhập khẩu theo các phƣơng thức thanh toán ... 45

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 10 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



WTO World Trade of Organization


L/C Letter of Credit
ATM Automatic Teller Machine
UCP Uniform Custom and Pratice for Documentary Credit
ICC International Center for Letter of Credit Arbitration
NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
VAB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á
NHVACT Ngân hàng Việt Á Cần Thơ

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 11 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

TÓM TẮT NỘI DUNG



Đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ” gồm có sáu chƣơng:
Nội dung chƣơng 1: Bao gồm sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài đã
chọn, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn đề tài nghiên cứu ở
phạm vi nào, thời gian nghiên cứu là bao lâu, và những phƣơng pháp nghiên cứu
mà đề tài sử dụng cho việc nghiên cứu.
Nội dung chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Xây
dựng khung lí thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm định nghĩa,
vai trò của hoạt động TTQT, các phƣơng tiện và phƣơng thức thanh toán., so
sánh điểm mạnh điểm yếu của từng phƣơng thức thanh toán và một số chỉ tiêu
đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
Nội dung chƣơng 3: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Á nói
chung, Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ nói riêng bao gồm lịch sử
hình thành và quá trình phát triển, một số thành tựu đạt đƣợc, chức năng, vai trò
của chi nhánh, cơ cấu tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh.
Nội dung chƣơng 4: Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại Ngân hàng
TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2006 - 2008), cụ thể là phân
tích tình hình hoạt động kinh doanh, những định hƣớng và kế hoạch năm năm
của Ngân hàng (2008 – 2012), hiệu quả hoạt động TTQT của từng phƣơng thức,
từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá về hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân
hàng TMCT Việt Á Cần Thơ trong những năm qua.
Nội dung của chƣơng 5: Đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động TTQT trong thời gian tới, cụ thể là một số nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động TTQT, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển
hoạt động TTQT trong thời gian tới.
Nội dung của chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 12 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
CHƢƠNG 1:

GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU


Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế
mở toàn cầu hóa. Xu hƣớng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung
cho nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong xu thế hội nhập đó, nền kinh tế Việt
Nam đã có những bƣớc chuyển biến tích cực để bắt kịp vào sự phát triển chung
của nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển kinh tế không ngừng tăng cao và ổn
định. Đặc biệt, là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức
Thƣơng Mại Thế Giới (WTO), cùng với sự kiện Mỹ đã ký hiệp ƣớc về “Quy chế
thƣơng mại bình thƣờng hóa quan hệ vĩnh viễn với Việt Nam” thì các quan hệ
kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển hơn và quá trình kinh doanh xuất nhập
khẩu thông qua thanh toán quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Đồng thời, dƣới tác động của kinh tế thị trƣờng, các quan hệ về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội…giữa các nƣớc ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện
các mối quan hệ này hình thành các khoản thu – chi tiền tệ quốc tế giữa các nƣớc
với nhau, tạo nên địa vị tài chính mỗi nƣớc bội thu hay bội chi. Tuy nhiên do
khác nhau về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán…do cách xa về khoảng cách địa lý
nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau, mà nhất thiết phải
thông qua các tổ chức trung gian đó là ngân hàng thƣơng mại cùng với mạng lƣới
hoạt động của nó có mặt khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, thanh toán quốc tế đã trở
thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đƣợc trong hoạt động kinh tế, việc
thanh toán qua ngân hàng gắn liền với việc gia tăng sử dụng đồng tiền các nƣớc
để chi trả lẫn nhau và cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, hoạt động của các
doanh nghiệp sôi động hơn bao giờ hết trong đó hoạt động thanh toán quốc tế của
các ngân hàng không ngừng tăng cao với quy mô ngày càng lớn.
Mặc dù vậy, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ
hội lớn nhƣng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn nhƣ: cạnh tranh, khủng hoảng
kinh tế…và ngành ngân hàng là ngành phải chịu tác động trực tiếp trong đó hoạt
động thanh toán quốc tế chịu ảnh hƣởng nhiều nhất. Do đó, để phát huy những cơ
hội đồng thời hạn chế thấp nhất những thách thức có thể xảy ra thì ngành ngân
GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 13 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
hàng nƣớc ta cần có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt
động kinh tế đối ngoại nhất là trong hoạt động thanh toán quốc tế để đứng vững
trong cơ chế thị trƣờng.
Chính vì vậy, để đánh giá về thực trạng cũng nhƣ những kết quả đạt đƣợc
trong hoạt động thanh toán quốc tế, từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hƣởng, những
thuận lợi và khó khăn đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian sắp tới nên em quyết định
chọn đề tài :”Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại
Ngân Hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Cần Thơ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng
TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 -2008 để tìm ra những yếu tố ảnh
hƣởng, những thuận lợi và khó khăn đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian sắp tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tìm hiểu những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhƣ: tín
dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền.
- Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong
những năm qua.
- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn, và những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động thanh toán quốc tế.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh toán
quốc tế trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài đƣợc thực hiện và nghiên cứu tại Ngân Hàng TMCP Việt Á - chi
nhánh Cần Thơ.

1.3.2 Thời gian

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 14 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Đề tài đƣợc tiến hành trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày
25/04/2009 và đƣợc sử dụng số liệu trong 3 năm: 2006, 2007, 2008 để hoàn
thành.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Sử dụng tài liệu của Ngân hàng: bảng báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
thanh toán quốc tế, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ... qua 3 năm để
phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả nhƣ: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá
trị thanh toán, phí thanh toán của các phƣơng thức qua các năm.
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu chủ yếu do Ngân Hàng cung cấp, ngoài ra còn sử dụng các số liệu
có liên quan đến đề tài từ sách báo chuyên ngành, Internet…
- Tiếp thu tham khảo những ý kiến của cán bộ, nhân viên trong các phòng
ban.
1.4.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Từ những số liệu thu thập đƣợc qua quá trình chọn lọc, thống kê và mô tả
lại một cách khoa học thành những biểu bảng, đồ thị... để thể hiện thực trạng hiệu
quả hoạt động thanh toán quốc tế và từ đó đƣa ra những kết luận, giải pháp cho
đề tài. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích. Đây là
phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất dùng để xem xét một chỉ tiêu
phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc),
qua đó xác định xu hƣớng biến động của chỉ tiêu cần phân tích.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
- Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ tại
ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ” của Ngô Thị Thanh Thơ. Luận văn đã
phân tích quy trình và hiệu quả của phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ,
đề ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro của phƣơng thức thanh toán tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ.
- Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo tại công
ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long” của Huỳnh Thị Hoàng Oanh. Nội dung của đề tài
này là phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty xuất nhập khẩu

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 15 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Vĩnh Long, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và thách thức đối
với công ty, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
gạo trong thời gian tới.
- “Giáo trình thanh toán quốc tế” của Ts. Trầm Thị Xuân Hƣơng. Nội dung
chính của giáo trình này bao gồm những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế, các
phƣơng tiện, phƣơng thức thanh toán, các kỹ thuật giao dịch với ngân hàng trong
thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trƣờng hối đoái.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 16 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
CHƢƠNG 2:

CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT)
Thanh toán quốc tế (International setlement) là quá trình thực hiện các
khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm
phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nƣớc với nhau.
Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế đƣợc hình thành và phát
triển trên nền tảng hoạt động ngoại thƣơng và các quan hệ trao đổi quốc tế.
Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ
tiên tiến, tạo sự kết nối hài hòa giữa ngân hàng trong nƣớc với hệ thống Ngân
hàng trên thế giới.
2.1.2 Đặc điểm và vai trò của TTQT
2.1.2.1 Đặc điểm
Hoạt động thanh toán quốc tế thể hiện những đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm hai bộ phận: thanh toán phục vụ
cho các khoản giao dịch mang tính mậu dịch và phi mậu dịch.
- Hoạt động thanh toán quốc tế đa số đƣợc tiến hành bằng ngoại tệ. Vì vậy
khi thực hiện cần phải lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền thanh toán hợp
lý và tƣơng đối ổn định, đồng thời cần phải tính toán thận trọng để lựa chọn kỹ
thuật phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.
- Hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện trên nền tảng pháp luật và
tập quán thƣơng mại quốc tế, đồng thời phải đƣợc vận dụng một cách khéo léo
trên cơ sở kết hợp với pháp luật trong nƣớc.
- Hoạt động thanh toán quốc tế phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngân hàng
quốc tế, nên đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại khi thực hiện nghiệp vụ này phải
có năng lực tài chính vững mạnh, trình độ nghiệp vụ cao, công nghệ tiên tiến và
mạng lƣới rộng khắp trên thế giới nhằm thực hiện các khoản thanh toán nhanh
chóng và an toàn.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 17 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
- Hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hƣởng bởi các chính sách kinh tế,
chính sách ngoại thƣơng và ngoại hối quốc gia.
- Kỹ thuật thanh toán của ngân hàng đƣợc thực hiện dựa trên chứng từ
không dựa vào hàng hóa, nên bộ chứng từ đóng vai trò quan trọng trong thanh
toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn cầu, phục vụ
toàn bộ các giao dịch thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác quốc tế...thông qua mạng lƣới
ngân hàng thƣơng mại thế giới. Với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ
thông tin trong vài thập niên gần đây là điều kiện thúc đẩy thanh toán quốc tế
ngày càng đƣợc hoàn thiện, đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo cung cấp những
sản phẩm tiện ích an toàn, nhanh chóng hiệu quả.
2.1.2.2 Vai trò
- Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán
giúp cho quá trình thanh toán đƣợc tiến hành an toàn nhanh chóng tiện lợi và
giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Với sự ủy thác của khách
hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch
thanh toán, mà còn tƣ vấn cho khách hàng nhằm tạo sự an tâm tin tƣởng và hạn
chế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán với nƣớc ngoài.
Thanh toán không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản
phí, hoa hồng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của
mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng. Đồng thời ngân
hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác nhƣ: chấp nhận hối phiếu, chiết khấu
hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng...
Nhƣ vậy thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển các
nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của
ngân hàng trên thƣơng trƣờng quốc tế.
- Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lƣu thông hàng
hóa, nếu nhƣ quá trình thanh toán đƣợc tiến hành một cách liên tục nhanh chóng
thuận lợi, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh
tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu. Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng từng khâu
trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 18 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hƣớng dẫn, tƣ
vấn tận tình giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những
rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra.
- Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối
lƣợng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nƣớc với nhau.
- Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng tập trung và quản lý nguồn
ngoại tệ trong nƣớc và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo
yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý
ngoại hối.
- Thực hiện thanh toán quốc tế tốt tạo điều kiện thực hiện và quản lý có
hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nƣớc theo đúng chính sách ngoại
thƣơng đã đề ra.
2.1.3 Các phƣơng tiện TTQT
2.1.3.1 Hối phiếu
a. Khái niệm
Là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một ngƣời ký phát cho một ngƣời
khác, yêu cầu ngƣời này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất
định, hoặc đến một ngày xác định trong tƣơng lai, phải trả một số tiền nhất định
cho một ngƣời hoặc theo lệnh của ngƣời này trả cho một ngƣời khác hoặc trả cho
ngƣời cầm hối phiếu.
b. Đặc điểm
Hối phiếu có ba đặc điểm:
- Tính bắt buộc: Ngƣời trả tiền bắt buộc phải trả tiền hối phiếu mà không
đƣợc từ chối vì bất cứ lý do gì.Tính bắt buộc của hối phiếu đƣợc pháp luật đảm
bảo.
- Tính trừu tƣợng: Trên tờ hối phiếu ghi số tiền trả cho ai, thời gian địa
điểm phát sinh hối phiếu mà không ghi rõ nguyên nhân phát sinh hối phiếu, tức
nội dung kinh tế của hối phiếu.
- Tính lƣu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhƣợng từ tay ngƣời này sang
tay ngƣời khác thông qua thủ tục ký hậu hoặc trao tay trong thời gian hiệu lực
của hối phiếu.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 19 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
c. Các loại hối phiếu
- Căn cứ vào thời hạn trả tiền
+ Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Bill of exchange): là loại hối phiếu mà
khi nhìn thấy hối phiếu ngƣời trả tiền phải trả ngay số tiền ghi trên hối phiếu cho
ngƣời hƣởng lợi hay ngƣời cầm hối phiếu.
+ Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill of exchange): là loại hối phiếu mà việc
trả tiền đƣợc tiến hành sau một khoảng thời gian nhất định. Thông thƣờng hối
phiếu có kỳ hạn có ba trƣờng hợp: trả sau bao nhiêu ngày nhìn thấy hối phiếu, trả
sau bao nhiêu ngày ký phát hối phiếu, trả sau bao nhiêu ngày lập vận đơn đƣờng
biển, hoặc ngày giao hàng.
- Căn cứ vào chứng từ kèm theo
+ Hối phiếu trơn (Clean bill of exchange): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền
không kèm theo điều kiện nào có liên quan đến việc trao chứng từ hàng hóa,
đƣợc dùng trong phƣơng thức nhờ thu trơn.
+ Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary bill of exchange): Là hối phiếu mà
việc trả tiền có kèm theo điều kiện về chứng từ. Trƣờng hợp sử dụng trong nhờ
thu kèm chứng từ thì ngƣời trả tiền đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì
ngân hàng mới giao bộ chứng từ. Còn trƣờng hợp hối phiếu đƣợc sử dụng trong
phƣơng thức tín dụng chứng từ, ngân hàng với tƣ cách là ngƣời trả tiền chỉ thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất bộ chứng từ hợp lệ với
các điều kiện và điều khoản quy định trên L/C.
- Căn cứ vào phƣơng thức thanh toán
+ Hối phiếu sử dụng trong phƣơng thức nhờ thu
+ Hối phiếu sử dụng trong phƣơng thức tín dụng chứng từ.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhƣợng
+ Hối phiếu đích danh (Name bill of exchange): Là loại hối phiếu ghi rõ tên
ngƣời đƣợc hƣởng lợi, hối phiếu này không đƣợc chuyển nhƣợng.
+ Hối phiếu trả ngay cho ngƣời cầm hối phiếu (Bearer Bill): Là loại hối
phiếu vô danh, trên hối phiếu không hgi tên ngƣời hƣởng lợi mà chỉ trả cho
ngƣời cầm hối phiếu, đối với loại hối phiếu này ngƣời nào giữ nó sẽ là ngƣời thụ
hƣởng. Hối phiếu này đƣợc chuyển nhƣợng bằng cách trao tay.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 20 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
+ Hối phiếu theo lệnh (Order bill of exchange): Là hối phiếu có ghi “pay to
the order of…” (trả theo lệnh của…). Hối phiếu này đƣợc chuyển nhƣợng dƣới
hình thức ký hậu đƣợc sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.
- Căn cứ vào ngƣời ký phát
+ Hối phiếu thƣơng mại (Commercial draft): do doanh nghiệp phát hành sử
dụng trong giao dịch thƣơng mại quốc tế.
+ Hối phiếu ngân hàng (Bank draft): do ngân hàng phát hành theo yêu cầu
của khách hàng nhằm thanh toán hoặc chuyển tiền từ nƣớc này sang nƣớc khác
2.1.3.2 Lệnh phiếu
Là chứng từ do ngƣời mắc nợ lập để cam kết thanh toán vô điều kiện một
số tiền nhất định vào một ngày cụ thể đã xác định trong tƣơng lai cho ngƣời thụ
hƣởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc trả theo lệnh của ngƣời này hoặc trả cho
ngƣời cầm lệnh phiếu.
2.1.3.3 Séc
a. Khái niệm
Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng lập yêu cầu ngân
hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho ngƣời
thụ hƣởng đƣợc chỉ định trên séc, hoặc ngƣời cầm séc.
b. Các loại séc
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhƣợng:
+ Séc đích danh: Là loại séc ghi rõ tên ngƣời thụ hƣởng, không đƣợc chuyển
nhƣợng.
+ Séc vô danh: Là loại séc không ghi tên nguời thụ hƣởng nên đƣợc chuyển
nhƣợng bằng cách trao tay, ngƣời cầm séc chính là ngƣời hƣởng lợi. Trên tờ séc
có ghi: “Pay to the bearer/holder” (trả cho ngƣời cầm séc).
+ Séc theo lệnh: Là loại séc đƣợc trả theo lệnh ngƣời hƣởng lợi đƣợc
chuyển nhƣợng cho ngƣời khác bằng thủ tục ký hậu. Trên tờ séc ghi: “Pay to
order of…” (trả theo lệnh của…) loại này thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến trong
thanh toán và tín dụng quốc tế.
- Căn cứ vào đặc điểm sử dụng:
+ Séc tiền mặt: Là loại séc dùng để rút tiền mặt ở ngân hàng.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 21 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
+ Séc chuyển khoản: Là loại séc mà ngân hàng thực hiện thanh toán bằng
cách trích chuyển tiền từ tài khoản của ngƣời phát hành séc chuyển vào tài khoản
của ngƣời hƣởng séc.
+ Séc bảo chi hay còn gọi là séc xác nhận: Là séc chuyển khoản đƣợc ngân
hàng đảm bảo thanh toán số tiền ghi tên tờ séc. Việc xác nhận bảo chi của ngân
hàng trên tờ séc, nhằm đảm bảo khả năng chi trả của séc góp phần nhăn chặn
việc phát hành séc khống.
+ Séc du lịch: Là loại séc do ngân hàng phát hành và đƣợc trả tiền tại bất kỳ
chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó ở trong và ngoài nƣớc, thời hạn hiệu lực
của séc du lịch là vô hạn nên thuận tiện trong du lịch.
+ Ngoài ra trong thanh toán quốc tế còn có séc gạch chéo là loại séc mà mặt
trƣớc có hai gạch chéo song song từ góc này sang góc kia của tờ séc. Có hai loại
gạch chéo:
Thứ nhất là gạch chéo thông thƣờng: giữa hai gạch chéo song song, không
ghi tên ngân hàng nên séc này nộp vào ngân hàng nào cũng đƣợc thanh toán.
Thứ hai là gạch chéo ghi tên hay còn gọi là gạch chéo đặc biệt, giữa hai
gạch chéo song song có ghi tên ngân hàng và chỉ có ngân háng này mới đƣợc
thanh toán thôi. Gạch chéo không tên có thể chuyển thành gạch chéo ghi tên bằng
cách điền tên ngân hàng vào giữa hai gạch chéo, nhƣng ngƣợc lại việc tẩy xoá
tên ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ làm cho tờ séc không sạch („unclear‟) sẽ
không có giá trị thanh toán.
2.1.3.4 Giấy chuyển tiền
Là giấy uỷ nhiệm do khách hàng lập gửi ngân hàng phục vụ, yêu cấu ngân
hàng chuyển một số tiền nhất định cho ngƣời đƣợc hƣởng tại một địa điểm nhất
định.
2.1.3.5 Thẻ ngân hàng
a. Khái niệm
Là một phuơng tiện thanh toán do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của
khách hàng, đƣợc sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền
mặt tại các ch nhánh và các đại lý thanh toán thẻ.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 22 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
b. Các loại thẻ
- Căn cứ vào công dụng thẻ:
+ Thẻ rút tiền mặt: Đây là loại thẻ dùng để đƣợc rút tiền mặt tại các máy
ATM
+ Thẻ thanh toán: Là laọi thẻ dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các
điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại các siêu thị, khách sạn nhà hàng…
- Căn cứ vào tính chất của thẻ:
+ Thẻ ghi nợ: Là loại thẻ khi chủ thẻ sử dụng sẽ đƣợc ngân hàng trực tiếp
ghi nợ trên tài khoản tiền gửi của khách hàng và đƣợc ghi có vào tài khoản của
từng doanh nghiệp, công ty cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Thẻ ghi nợ có thể dùng
để rút tiền mặt tại các máy ATM. Thẻ ghi nợ phụ thuộc vào số dƣ hiện có trên tài
khoản tiền gửi của chủ thẻ, nên thông thƣờng chỉ đƣợc áp dụng với khách hàng
có số dƣ ổn định tại ngân hàng.
+ Thẻ tín dụng: Là loại thẻ đƣợc áp dụng phổ biến nhất đƣợc dùng để thanh
toán hay rút tiền mặt. Chủ thẻ đƣợc cấp một hạn mức tín dụng trong một khoản
thời gian nhất định phải hoàn trả cho bên cung cấp tín dụng, nếu vƣợt quá thời
hạn quy định thì chủ thẻ phải chịu một khoản lãi cho bên cung cấp tín dụng. Thẻ
này đƣợc áp dụng với khách hàng có khả năng tài chính ổn định, giao dịch
thƣờng xuyên và có uy tín với ngân hàng.
+ Thẻ thông minh: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành có thiết bị chứa bộ
nhớ đặc biệt, khi thanh toán qua các máy thanh toán thẻ sẽ đƣợc khấu trừ vào bộ
nhớ của thẻ để giảm số dƣ hoặc khi nộp tiền vào tài khoản thì sẽ làm tăng số dƣ.
2.1.4 Các phƣơng thức TTQT
2.1.4.1 Phƣơng thức tín dụng chứng từ ( Documentary credits)
a. Khái niệm
Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó ngân hàng (ngân hàng mở
thƣ tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (ngƣời xin mở thƣ tín dụng) cam kết
thanh toán một số tiền nhất định cho ngƣời thứ ba (ngƣời hƣởng lợi) hoặc trả
theo lệnh của ngƣời này, hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời này ký phát trong
phạm vi số tiền đó, với điều kiện nguời này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thƣ
tín dụng và xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các
điều khoản, điều kiện đã ghi trong thƣ tín dụng.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 23 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Trong phƣong thức này, việc cam kết thanh toán của ngân hàng mở thƣ tín
dụng (L/C) đƣợc thể hiện trong các trƣờng hợp:
- Ngân hàng mở L/C sẽ thực hiện trả tiền ngay hoặc cam kết thanh toán đáo
hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời thụ hƣỏng lập và thanh toán hối phiếu khi
đáo hạn.
- Ngân hàng mở L/C chỉ thị cho một ngân hàng khác trực tiếp trả tiền ngay
hoặc cam kết thanh toán khi đáo hạn hoặc chấp nhận hối phiếƣ do ngƣời thụ
hƣởng lập và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn.
- Ngân hàng mở L/C chỉ thị một ngân hàng khác đứng ra chiết khấu bộ
chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C.
2.1.4.2 Phƣơng thức nhờ thu (Collection payment)
a. Khái niệm
Là phƣơng thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung
cấp dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu
trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hoá liên quan (nếu có).
b. Các loại nhờ thu
- Nhờ thu trơn (Clean collection): Là sự thoả thuận mà theo đó bên bán giao
hàng và gửi chứng từ giao hàng trực tiếp cho bên mua để nhận hàng. Sau đó bên
bán lập hối phiếu (trả ngay hay trả chậm) gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu
hộ tiền bên mua dựa trên hối phiếu..
- Nhớ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là sự thỏa thuận mà
theo đó bên bán giao hàng cho bên mua. Sau đó bên bán lập hối phiếu (trả ngay
hay trả chậm) và chứng từ giao hàng gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền
bên mua. Với điều kiện ngân hàng thay mặt bên bán khống chế bộ chứng từ chỉ
khi nào bên mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu thì ngân
hàng mới giao bộ chứng từ để làm cơ sở nhận hàng.
2.1.4.3 Phƣơng thức chuyển tiền
a. Khái niệm
Là phƣơng thức theo sự uỷ nhiệm của khách hàng, yêu cầu ngân hàng phục
vụ chuyển một số tiền nhất định từ quốc gia này sang quốc gia khác cho ngƣời
thụ hƣởng trong một thời gian nhất định.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 24 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
b. Các hình thức chuyển tiền
- Chuyển tiền bằng thƣ: ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng
cách gửi thƣ cho ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng.
Chuyển tiền bằng thƣ, chi phí thấp nhƣng tƣơng đối chậm dễ bị ảnh hƣởng biến
động của tỷ giá.
- Chuyển tiền bằng điện: ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng
cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý của mình ở nƣớc ngoài trả tiền cho
ngƣời thụ hƣởng. Chuyển tiền bằng điện chi phí cao, nhanh chóng kịp thời nên ít
chịu ảnh hƣởng của biến động tỷ giá.
- Chuyển tiền bằng séc ngân hàng, hối phiếu ngân hàng: là lệnh thanh toán
do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng đề nghị ngân hàng đại lý
nƣớc ngoài thanh toán một số tiền nhất định cho ngƣời thụ hƣởng. Khách hàng
có thể nộp tiền mặt hoặc đề nghị ngân hàng trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi
để chuyển tiền sang ngân hàng đại lý nƣớc ngoài thanh toán cho ngƣời thụ
hƣởng.
2.1.4.4 Phƣơng thức thanh toán CAD (Cash against documents)
Là phƣơng thức thanh toán mà nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình mở tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện
nhà xuất khẩu xuất trình những chứng từ theo yêu cầu đã dƣợc thoả thuận cho
ngân hàng để đƣợ thanh toán tiền.
Phƣơng thức này còn đƣợc gọi là phƣơng thức giao chứng từ trả tiền ngay.
Điều kiện thực hiện phƣơng thức này là có đại diện ngƣời mua tại nƣớc ngƣời
bán.
2.1.4.5 Phƣơng thức mở tài khoản
Là phƣơng thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung
ứng dịch vụ, đồng thời gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng. Sau đó
nhà xuất khẩu mở tài khoản ghi nợ cho nhà nhập khẩu, định kỳ nhà nhập khẩu
thanh toán nợ cho nhà xuất khẩu.
Phƣơng thức này còn đƣợc gọi là phƣơng thức ghi sổ.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 25 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
2.1.5 So sánh những điểm mạnh, điểm yếu của từng phƣơng thức thanh
toán
2.1.5.1 Đối với phƣơng thức tín dụng chứng từ
Đây là phƣơng thức đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
nên đƣợc áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế.
a. Đối với nhà xuất khẩu
+ Khi nhận đƣợc L/C thì nhà xuất khẩu an tâm vì đƣợc có sự cam kết thanh
toán của ngân hàng phát hành.
+ Nhà xuất khẩu trong truờng hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân
hàng phát hành L/C thì có thể thoả thuận với ngƣời mua áp dụng L/C xác nhận.
Nếu trong trƣờng hợp ngân hàng phát hành không thanh toán L/C thì ngân hàng
xác nhận sẽ đảm bảo thanh toán L/C.
+ Trƣờng hợp sử dụng L/C không huỷ ngang, ngƣời mua và ngân hàng phát
hành chỉ có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C cần phải có sự chấp thuận của ngƣời
bán.
+ Trong trƣờng hợp ngƣời bán cần đƣợc tài trợ trƣớc khi gửi hàng, thì có
thể thƣơng lƣợng với ngƣời mua phát hành một L/C có điều khoản đó.
b. Đối với người nhập khẩu
+ Ngƣời mua có thể chủ động mở L/C để mua hàng hoá theo yêu cầu của
mình, và đƣợc ngân hàng cam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu.
+ Nguời bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng
từ theo quy định trong L/C. Ngân hàng mở L/C thay mặt nhà nhập khẩu kiểm tra
bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng mới thanh toán.
+ Với nhiều loại L/C cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể vận
dụng một cách linh hoạt phù hợp với thực tiễn thƣơng mại.
+ Thông qua việc mở và điều chỉnh L/C cho phép các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu có thể bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng ngoại
thƣơng phù hợp với thực tiễn.
c. Đối với ngân hàng
+ Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghiệp
vụ của cán bộ ngân hàng

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 26 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
+ Thông qua nghiệp vụ của ngân hàng sẽ góp phần giúp đỡ các khách hàng
xuất nhập khẩu của mình đồng thời thúc đẩy quá trình thanh toán quốc tế đƣợc
phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi thì nó cũng có những mặt hạn chế nhất định
- Thủ tục rƣờm rà phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, chi phí cao
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thƣơng và
thanh toán quốc tế
- Đặc biệt đối với L/C có thể huỷ ngang, ngƣời bán phải thật thận trọng vì
ngƣời mua có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C vào bất cứ lúc nào mà không cần báo
trƣớc hay sự chấp nhận của ngƣời bán.
- Còn trong L/C không huỷ ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết
thanh toán, nếu nhƣ ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của quốc gia
ngƣời mua có những hạn chế thanh toán thì ngƣời bán phải chịu những rủi ro do
không đƣợc thanh toán hoặc bị thanh toán chậm trễ.
- Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ trừ khi có sự chấp nhận của ngƣời bán và
ngân hàng phát hành, ngƣời mua phải chịu phí tổn mở L/C và các chi phí khác.
- Ngoài ra, còn có các rủi ro khác rất dễ xảy ra nhƣ: ngƣời mua, ngƣời bán
cố tình lừa đảo; ngân hàng mất khả năng thanh toán; rủi ro xuất phát từ vận
chuyển hàng hoá, bảo hiểm...
2.1.5.2 Đối với phƣơng thức nhờ thu
Thủ tục tiến hành đơn giản, tiết kiệm thời gian, lệ phí thấp hơn so với
phƣơng thức tín dụng chứng từ. Có hai loại:
- Phƣơng thức nhờ thu trơn: không đảm bảo quyền lợi cho ngƣời bán vì
việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thiện chí của ngƣời mua. Ngân
hàng không chịu trách nhiệm thanh toán mà chỉ đóng vai trò trụng gian, việc
đông ý thanh toán hay không sẽ do nhà nhập khẩu chủ động, bên bán giao hàng
mà không có sự đảm bảo chắc chắn thanh toán ngay lập tức từ phía bên mua.
- Phƣơng thức nhờ thu chứng từ: so với phƣơng thức nhờ thu trơn thì
phƣơng thức này đƣợc ngân hàng thay mặt ngƣời bán khống chế chứng từ, nếu
nhƣ ngƣời mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng giao
chứng từ cho ngƣời mua nhận hàng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ khống chế chứng
từ chứ không khống chế đựoc hành vi thanh toán của bên mua, việc thanh toán

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 27 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng thiện chí của ngƣời mua, do ngƣời mua chủ
động quyết định thanh toán để nhận bộ chứng từ.
2.1.5.3 Phƣơng thức chuyển tiền
Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. Vận dụng phƣơng thức này trong
thực tế khá phong phú và đa dạng tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể. Tuy nhiên
ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán. Đối với trả ngay hoặc trả chậm
việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của ngƣời mua, nên
không đảm bảo an toàn chắc chắn cho ngƣời bán và dễ bị ngƣời mua chiếm dụng
vốn. Còn đối với chuyển tiền trả trƣớc, ngƣời mua có thể bị ứ đọng vốn do phải
ứng trƣớc tiền hàng, nhƣng ngƣợc laij thì đảm bảo quyền lợi của bên bán nơn so
với chuyển tiền trả ngay và trả chậm.
2.1.5.4 Phƣơng thức CAD
Phƣơng thức này đƣợc áp dụng ở nƣớc ta trong những năm gần đây.
Phƣơng thức này có lợi cho nhà xuất khẩu chắc chắn thu đƣợc tiền hàng nhanh
chóng, thủ tục đơn giản không phức tạp nhƣ phƣơng thức tín dụng chứng từ. Tuy
nhiên phƣơng thức này có bất lợi là chƣa có cơ sở pháp lý rõ ràng nếu có trnh
chấp xảy ra thì việc xử lý rất phức tạp, nên phạm vi áp dụng còn hạn chế.
2.1.5.5 Phƣơng thức mở tài khoản
Phƣơng thức này chỉ áp dụng giữa các bên quan hệ thƣờng xuyên tin cậy
lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ với công ty con, sử
dụng trong thanh toán phi mậu dịch. Đây chính là tín dụng thƣơng mại mà nhà
xuất khẩu cung cấp cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu có thể thanh toán nợ dƣới
hình thức giao séc trực tiếp cho nhà xuất khẩu, hoặc ký chấp nhận hối phiếu do
nhà xuất khẩu lập. Giá hàng trong phƣơng thức này thƣờng cao hơn giá hàng bán
trả tiền ngay, chênh lệch này là tiền lãi phát sinh của số tiền ghi sổ trong khoản
thời gian bằng định kỳ thanh toán theo mức lãi suất đƣợc ngƣời mua chấp nhận.
2.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
2.2.1 Doanh thu
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt
động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua đó chúng
ta có thể đánh giá đƣợc hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 28 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Trong giới hạn của đề tài này, chỉ nghiên cứu doanh thu mà các doanh nghiệp, tổ
chức và cá nhân giao dịch tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ.
Doanh thu = số lƣợng hợp đồng x giá trị hợp đồng
2.2.2 Lợi nhuận
Là số tiền mà ngân hàng thu đƣợc sau khi kết thúc hợp đồng giao dịch với
các khách hàng của mình. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, chi phí hoạt
động, thuế...
Tổng lợi nhuận = (doanh thu x mức thu phí ) – các chi phí liên quan khác.
2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận
Là tỷ số liên quan đến hai chỉ tiêu tuỳ theo mức liên hệ giữa tổng mức lợi
nhuận với các chỉ tiêu có liên quan. Trong phạm vi đề tài này, chỉ nghiên cứu
mối liên hệ giữa tổng lợi nhuận với tổng doanh thu kinh doanh để làm cơ sở phân
tích, đánh giá về hiệu quả hoạt động
lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận =
doanh thu

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 29 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

CHƢƠNG 3:

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á (VAB)

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VAB


3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
Ngân hàng Việt Á đƣợc thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất
hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trƣờng tiền tệ, tài chính Việt
Nam là: Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
nông thôn Đà nẵng. Với số cổ đông là 2.215 cổ đông trong đó có 42 pháp nhân
và 2.173 thể nhân.
Đến ngày 31/12/2006 số vốn điều lệ của ngân hàng Việt Á là 500,33 tỷ
đồng và tổng vốn hoạt động là 4.183 tỷ đồng. Ngày 08/01/2009, Sở kế hoạch đầu
tƣ TP.HCM chính thức cấp phép kinh doanh cho VAB với việc thay đổi vốn điều
lệ lên 1.359 tỷ đồng. Nguồn vốn điều lệ tăng lên đợt này là từ nguồn thặng dƣ
vốn cổ phần năm 2007. Hiện nay Việt Á có tổng cộng 46 chi nhánh và phòng
giao dịch trong cả nƣớc.
Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một
ngân hàng thƣơng mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính nhƣ: kinh
doanh vàng, đầu tƣ, tài trợ các dự án…Ngân hàng thực hiện nhiều hình thức huy
động vốn, tham gia thị trƣờng liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trƣờng mở.
Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các
thành phần kinh tế. Trong đó, chủ yếu tập trung đầu tƣ tài chợ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thƣơng mại, xuất nhập
khẩu, phục vụ đời sống…
Ngoài ra ngân hàng Việt Á còn phát triển các hình thức liên doanh, liên kết
với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích
cho khách hàng ngày càng thuận lợi. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đảm
bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phƣơng châm: “SỰ
THỊNH VƢỢNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ THÀNH ĐẠT CỦA NGÂN HÀNG
VIỆT Á”.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 30 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lƣới hoạt động, tăng cƣờng
năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng, tiếp tục nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, chấp hành nghiêm
chỉnh luật pháp của Nhà nƣớc và các qui chế của Ngành nhằm không ngừng nâng
cao uy tín trên thị trƣờng.
3.1.2 Một số thành tựu đạt đƣợc
Ngày 10/01/2007, Liên Hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật VN phối hợp với
mạng truyền thông Thƣơng hiệu Việt (www.thuonghieuviet.com) đã trao giải
“Cúp Vàng Thƣơng hiệu Việt Uy tín – Chất lƣợng” – 2007 cho ngân hàng Việt Á
cùng 426 doanh nghiệp khác.
Ngày 05/05/2007 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (11 Lê Hồng Phong – Hà
Nội), Ban Tổ chức bình chọn giải Cầu Vàng 2007 (do Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ
Tài Chính và Hiệp Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phối hợp tổ chức) đã
diễn ra lễ trao giải cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm. Giải thƣởng đƣợc trao cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu
quả, tăng trƣởng tốt và có mức đóng góp tích cực đối với sự phát triển chung của
nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) đã vinh dự đón nhận giải thƣởng
trên cùng với một số ngân hàng khác nhƣ: Ngân hàng Công Thƣơng VN
(Incombank), NH Đông Á (EAB), NH Quốc Tế (VIB Bank),…
Ngày 28/9/2007, Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh TP.HCM đã có công văn
số 1459/NHNN – HCM02 thông báo kết quả xếp loại đối với các Ngân hàng
TMCP trên địa bàn TP.HCM. Căn cứ các qui định của NHNN tại quyết định số
400/2004/QĐ – NHNN ngày 16/04/2004 và kết quả hoạt động năm 2006, Ngân
hàng Việt Á đã đƣợc NHNN xếp loại A. Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại bao gồm:
Vốn tự có ; chất lƣợng hoạt động ; công tác quản trị, kiểm soát, điều hành ; kết
quả kinh doanh ; khả năng thanh khoản.
Ngày 06/01/2008, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Tế – Hà Nội, Bộ Công
Thƣơng đã tổ chức buổi lễ trao giải thƣởng “Thƣơng mại dịch vụ – Top Trade
Services 2007” cho các đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu đã có nhiều thành tích,
đóng góp trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ. “Top Trade Services 2007” là
giải thƣởng có ý nghĩa lớn đƣợc Bộ Công Thƣơng phối hợp với báo Thƣơng Mại,
Đài truyền hình Việt Nam tổ chức kỷ niệm một năm ngày Việt Nam gia nhập

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 31 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
WTO và tôn vinh các doanh nghiệp hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực Thƣơng
mại dịch vụ. Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) đã vinh dự đón nhận giải thƣởng
“Top Trade Services 2007” do Bộ Công Thƣơng trao tặng.
Ngày 23/02/2008, tại Hội trƣờng thành ủy TP.HCM, báo Sài Gòn Tiếp Thị
đã chính thức công bố và vinh danh 43 doanh nghiệp đƣợc ngƣời tiêu dùng tín
nhiệm “Dịch vụ hài lòng nhất”..Đây là giải thƣởng đƣợc ngƣời tiêu dùng bình
chọn dành cho danh hiệu hàng, dịch vụ Việt Nam chất lƣợng cao, lần đầu tiên
báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Ngân hàng Việt Á (VAB) đã vinh dự đƣợc ngƣời
tiêu dùng bình chọn “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đƣợc hài lòng nhất – năm 2008”.
Với việc đạt đƣợc danh hiệu này đã góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín thƣơng
hiệu của Ngân hàng Việt Á đến với ngƣời tiêu dùng trên khắp cả nƣớc.
Ngày 17/01/2009, tại khách sạn New Word, TP.HCM, VAB đã vinh dự
đựoc nhận giải thƣởng Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2008. Lễ trao giải đƣợc tổ
chức cùng với chƣơng trình “Xuân và doanh nhân” do Bộ Thông Tin và Truyền
Thông phối hợp với Đài Truyền Hình Kỹ Thuật Số VTC thực hiện. Với những
thành tích đạt đƣợc từ hoạt động kinh doanh và công tác xã hội - cộng đồng,
VAB đã thể hiện vai trò và vị thế một doạnh nghiệp uy tín, vững mạnh từng bƣớc
vƣơn lên trong thời kỳ hội nhập.
Trụ sở chính đặt tại 119-121 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình,
Q1,TP.HCM
Tel (84)-08-8292497
Fax (84)-08-8230336
Website: www.vietabank.com.vn
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH CẦN
THƠ
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thành Phố Cần Thơ là một trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Do nằm trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nên Thành
Phố Cần Thơ đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ rất nhiều nhƣ: cầu Cần Thơ ; nhà ga sân bay
Trà Nóc – Cần Thơ ; cảng Trà Nóc, Cái Cui ; khu công nghiệp Trà Nóc I & II,
Hƣng Phú I & II, Thốt Nốt…cùng với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ đƣợc

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 32 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
đào tạo từ các trƣờng đại học cao đẳng trên địa bàn nhƣ Đại học Cần Thơ, Cao
đẳng Kinh tế đối ngoại Cần Thơ, Cao đẳng Cần Thơ…
Dựa vào những điều kiện thuận lợi đó, Ngân hàng Việt Á đã thành lập chi
nhánh tại Cần Thơ vào ngày 12/01/2005 với tổng tài sản là 75.240.461.013 đồng.
Chi nhánh VAB Cần Thơ không ngừng phát triển và cho đến nay chi nhánh đã
khai trƣơng đƣợc 4 phòng giao dịch trên địa bàn Thành phố Cần Thơ gồm: phòng
giao dịch An Nghiệp (khai trƣơng 03/11/2005), phòng giao dịch Bình Thủy
(09/11/2006), phòng giao dịch Phú An (28/11/2007), và phòng giao dịch Ninh
Kiều (17/12/2008).
Địa chỉ: 04 Phan Văn Trị, Q.Ninh Kiều, TPCT
Tel: (84-0710)-811196
Fax: (84-0710)-815417
Email: cncantho@vietabank.com.vn
Mặc dù chịu ảnh hƣởng của những diễn biến phức tạp về tình hình giá cả và
những thay đổi về lãi suất trên thị trƣờng cũng nhƣ môi trƣờng cạnh tranh trong
lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Với sự chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ban
Giám Đốc và sự nỗ lực không ngừng của hơn 60 nhân viên, hoạt động kinh
doanh của VAB Cần Thơ đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Để đạt mục
tiêu tăng trƣởng năm 2008, ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao
chất lƣợng các mặt hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ, tạo thêm nhiều tiện ích
cho khách hàng đến giao dịch.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn tổ chức nhiều lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán
bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn trong cơ quan mình, nâng cao
hiệu quả tín dụng và tạo sự tin cậy ngày càng cao đối với khách hàng, góp phần
đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đó cũng là những đóng góp của
Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Việt Á vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc nói chung và Cần Thơ nói riêng.
3.2.2 Chức năng và vai trò hoạt động của chi nhánh VAB Cần Thơ
3.2.2.1 Chức năng
- Chức năng trung gian tín dụng:
Đây là chức năng đặc trƣng và cơ bản của ngân hàng, có ý nghĩa đặc biệt
trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chức năng này đƣợc thể hiện qua việc

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 33 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
ngân hàng huy động vốn và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể
trong nền kinh tế, sau đó đem nguồn vốn này cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn
cho sản xuất, tiêu dùng, kinh doanh…
- Chức năng làm trung gian thanh toán:
Chức năng này là sự kế thừa và phát huy chức năng thủ quỹ của các doanh
nghiệp, tức là ngân hàng nhận tiền vào tài khoản và chi trả theo lệnh của chủ tài
khoản. Hiện nay, ngân hàng đƣợc nối mạng trong toàn hệ thống nên việc thực
hiện chức năng này đƣợc dễ dàng và nhanh chóng.
3.2.2.2 Vai trò
Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ là một tổ chức kinh doanh
tiền tệ, hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là huy động tiền gửi của khách hàng
và cho vay, hoạt động của ngân hàng bắt đầu bằng tín dụng và chủ yếu bằng tín
dụng. Ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ và trở nên quen thuộc với ngƣời dân lao
động và kinh doanh:
- Góp phần làm giảm chi phí lƣu thông, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của ngân hàng đó là
việc tổ chức nhân sự. Trong công tác tổ chức, Ban Giám Đốc rất quan tâm đến
việc tuyển chọn và đề bạc cán bộ tín dụng có năng lực, đúng ngƣời đúng việc.
Không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học cho
đội ngũ nhân viên. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trƣờng hiện nay, sự cạnh
tranh giữa các ngân hàng thì việc tổ chức một đội ngũ cán bộ cùng nhân viên
trình độ cao sẽ là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng.

Giám Đốc và các Phó Giám Đốc

Phòng Phòng kế Phòng Phòng lƣu Phòng tổ


nghiệp vụ toán ngân kiểm soát trữ thông chức hành
kinh quỹ nội bộ tin chính
doanh
Hình 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của VAB Cần Thơ

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 34 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
- Ban Giám Đốc
Là ngƣời trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, ký duyệt hợp
đồng tín dụng trong giới hạn ủy quyền của hội đồng quản trị, hƣớng dẫn, giám
sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động cấp trên giao, thƣờng
xuyên theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng. Có quyền
quyết định các việc tổ chức hoặc miễn nhiệm, khen thƣởng của cán bộ công nhân
viên trong cơ quan.
- Phòng kinh doanh – tín dụng
Tham gia xây dựng chiến lƣợc kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm
định dự án và đƣa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đốc duyệt, chịu
trách nhiệm chính trong việc quản lý dƣ nợ cho vay và giám sát việc sử dụng vốn
vay của khách hàng, theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu
vốn cần thiết để phục vụ đầu tƣ, từ đó trình lên Giám đốc kế hoạch cụ thể. Tổ
chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc
theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đề xuất các biện
pháp xử lý nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kì hàng
tháng, quý, năm theo quy định của ngân hàng cấp trên. Lƣu trữ hồ sơ theo quy
định, thực hiện chuyên sâu về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh doanh, tham mƣu một số
vấn đề chiến lƣợc kinh doanh, huy động vốn và khai thác khách hàng.
- Phòng kế toán – ngân quỹ
Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng,
kiểm tra hồ sơ vay theo quy định, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ,
chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân
sách nhà nƣớc. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi quyết toán tiền
lƣơng với các đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu
cho các phòng nghiệp vụ, cho Ban Giám Đốc phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng
ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin, số liệu lên
ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong kinh doanh tại
chi nhánh, lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày thực hiện các
báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài
san trong kho hàng ngày, quản lý an toàn cho kho quỹ, thực hiện các quy định
biên chế về nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền trên đƣờng. Ngân quỹ trực tiếp

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 35 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
trong việc thu ngân, giải ngân, giao dịch ký gởi tài sản và các chứng từ có giá.
Cuối ngày phải đối chiếu tiền mặt và sổ sách phải khớp đúng, hoặc điều chỉnh
khi có sai sót, thực hiện báo cáo theo quy định.
- Phòng tổ chức hành chính
Sắp xếp, bố trí nhân sự tại đơn vị, xây dựng cơ chế làm việc, tham mƣu xây
dựng mạng lƣới kinh doanh tại chi nhánh.
Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lƣơng, tiền thƣởng,
chế độ bảo hiểm theo quy định, chăm lo đời sống nhân viên.
Phân công cán bộ trực cơ quan đầy đủ.
- Phòng kiểm soát nội bộ
Chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành quy chế của các phòng ban, và
các sự cố xảy ra giữa các phòng.
3.2.4 Các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh
Tuy là một ngân hàng mới thành lập nhƣng các sản phẩm dịch vụ của VAB
rất phong phú và đa dạng:
- Tiền gởi thanh toán: có hai loại hình
+ Đối với cá nhân: loại tiền mở tài khoản là VND, USD, EUR. Khách hàng
đƣợc hƣởng lãi suất do VAB công bố từng thòi kỳ. Cuối tháng, tiền lãi đƣợc tính
và cộng dồn vào số dƣ tài khoản của khách hàng.
+ Đối với doanh nghiệp: có thể mở tài khoản VND hoặc tài khoản ngoại tệ.
Lãi suất tiền gởi thanh toán là lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng quy định trong
từng thời kỳ. lãi suất phù hợp với cơ chế lãi suất của ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam ban hành.
- Cho vay:
+ Đối với cá nhân: cho vay nhằm mục đích sau: mua hay sửa chữa nhà, cầm
cố chứng từ có giá, mua ôtô, đi du học, hợp tác lao động, sản xuất kinh doanh…
+ Đối với doanh nghiệp: nhằm sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tài trợ xuất
nhập khẩu.
- Dịch vụ bảo lãnh: chỉ áp dụng cho doanh nghiệp với các dịch vụ sau:
+ Bảo lãnh dự thầu (xây lắp, cung cấp trang thiết bị, hàng hóa,…)
+ Bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm theo Hợp đồng (chất lƣợng công trình, máy
móc thiết bị, hàng hóa, dịch vụ cung cấp,…)

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 36 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
+ Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng.
+ Bảo lãnh hoàn tiền ứng trƣớc.
+ Bảo lãnh thanh toán.
+ Bảo lãnh vay vốn (vay vốn của tổ chức tín dụng, mua hàng trả chậm, ủy
thác xuất nhập khẩu, nhận tiền ứng trƣớc phục vụ sản xuất kinh doanh, nhận
hàng gia công, làm đại lý,…)
- Dịch vụ hối đoái: có các dịch vụ sau: chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế,
nhận sec nhờ thu, thanh toán kiều hối công ty, chuyển tiền qua Western Union.
- Dịch vụ kinh doanh vàng: có các nghiệp vụ: hoán đổi, Swap,Option, giao
ngay…
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: có dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ, đại lý thu đổi
ngoại tệ và giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.
- Dịch vụ địa ốc: giới thiệu và quảng cáo về bất động sản, tƣ vấn trong mua
bán bất động sản, tƣ vấn về giá cả bất động sản, tƣ vấn về việc mở tài khoản
thanh toán các chi phí để hợp thức hóa nhà và đất ở, dịch vụ chi trả trong mua
bán bất động sản.
- Chiết khấu chứng từ có giá: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị
TP.HCM, công trái giáo dục, công trái xây dựng Tổ quốc.
- Dịch vụ chuyển ngân vàng: nhận chuyển giao vàng giữa các địa phƣơng
Hà Nội - Đà Nẵng – TP.HCM – Cần Thơ.
- Dịch vụ ngân quỹ:
+ Thu đổi ngoại tệ theo quy định của NHNN với tỷ giá hợp lý.
+ Dịch vụ chi trả hộ: gồm chi trả hộ lƣơng cho cán bộ công nhân viên, chi
cổ tức cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
+ Dịch vụ kiểm đếm tiền mặt tại chỗ cho các tổ chức hoặc cá nhân.
+ Kiểm định và giữ hộ vàng.
+ Kiểm đếm và xác định ngoại tệ thật, giả.
- Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu (dành cho doanh nghiệp)
+ Thanh toán xuất khẩu: thông báo thƣ tín dụng, chuyển nhƣợng L/C, thanh
toán L/C và thanh toán nhờ thu.
+ Thanh toán nhập khẩu: chuyển tiền thanh toán bằng điện (TRR), phát
hành L/C và nhờ thu.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 37 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
- Tiền gửi tiết kiệm (dành cho cá nhân): gồm có các loại có kỳ hạn, không
kỳ hạn, rút vốn linh hoạt, dự thƣởng các chƣơng trình…
Đó là những sản phẩm và dịch vụ của VAB, thể hiện sự lớn mạnh không
ngừng của ngân hàng trong sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ khác trong lĩnh
vực này.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 38 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

CHƢƠNG 4:

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI VAB – CHI NHÁNH


CẦN THƠ

4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VAB CẦN THƠ
Bảng 4.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VAB
CẦN THƠ (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008 Trị Tỷ lệ Trị Tỷ lệ
Chỉ tiêu giá (%) giá (%)
Doanh thu 14.816 50.243 153.650 35.427 239,11 103.407 205,81
Lợi nhuận 2.293 11.450 8.018 9.157 399,35 -3.432 -29.97
Tỷ suất LN 0,155 0,228 0,052
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của VAB Cần
Thơ luôn tăng trƣởng ở mức cao. Nếu nhƣ năm 2006 doanh thu chỉ đạt 14.816
triệu đồng, thì đến năm 2007 tăng lên 50.243 triệu đồng, tức là tăng 239,11%.
Năm 2008, đạt 153.650 triệu đồng tăng 205,81% so với năm 2007. Để có đƣợc
kết quả trên là nhờ sự cố gắng của Ban Giám Đốc và sự nỗ lực của đội ngũ nhân
viên chi nhánh nhƣ tích cực tìm kiếm khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch
vụ, cải tiến phong cách phục vụ ngày càng tốt hơn…Mặc khác, do nền kinh tế
trong năm 2008 lạm phát cao, các ngân hàng hầu nhƣ đều giảm số lƣợng cho vay
đối với các doanh nghiệp, vì thế thông qua hoạt động cho vay vàng của VABCT
mà các ngân hàng khác không có đã thu đƣợc nguồn doanh thu đáng kể.
Về lợi nhuận đạt đƣợc, năm 2006 tuy chỉ mới thanh lập đƣợc một năm
nhƣng lợi nhuận cũng đạt 2.293 triệu đồng, sang năm 2007 lợi nhuận đạt 11.450
triệu đồng tức là tăng 205,81%. Năm 2008, lợi nhuận chỉ còn 8.018 triệu đồng

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 39 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
giảm 29,97%. Nguyên nhận chính là do lạm phát tăng cao làm cho giá cả càc loại
hàng hoá cũng nhƣ dịch vụ tăng đột biến dẫn đến chi phí tăng.
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của VAB Cần Thơ trong giai
đoạn 2006 – 2008 diễn ra rất tốt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhƣng với sự
quyết tâm của toàn bộ nhân viên của chi nhánh đã giúp chi nhánh đạt đƣợc những
thành tích đáng kể và có những đóng góp tích cực cho toàn hệ thống ngân hàng
Việt Á.
4.2 ĐỊNH HƢỚNG VÀ KẾ HOẠCH NĂM NĂM 2008 – 2012 CỦA NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ
- Nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn điều lệ, quy mô nguồn vốn, tổng tài
sản, trong đó đảm bảo thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định đến cuối
năm 2010 đạt 3000 tỷ đồng và đến cuối năm 2012 đạt 5000 tỷ đồng.
- Tập trung mở rộng mạng lƣới hoạt động tại các tỉnh, thành phố, các vùng
kinh tế trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2010, mạng luới VAB đạt 120 điểm và có
mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố lớn trên cả nƣớc.
- Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ hợp tác với các định chế tài chính quốc
tế, các ngân hàng, các tập đoàn tài chính trong khu vực và trên thế giới, lựa chọn
đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài để không chỉ hỗ trợ về tài chính mà quan trọng hơn
là những cam kết hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản trị điều hành cũng
nhƣ giúp đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Tìm kiếm, đàm phán với các đối tác nƣớc ngoài phù hợp với các tiêu chí của
ngân hàng để bán cổ phần.
- Thực hiện đề án cấu trúc ngân hàng theo hƣớng chuyên môn hoá nhằm
tăng hiệu quả công việc và chất lƣợng phục vụ khách hàng.
4.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI VAB CẦN THƠ THEO TỪNG
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN
4.3.1 Phƣơng thức L/C
4.3.1.1 Tình hình hoạt động L/C xuất khẩu
Phƣơng thức tín dụng chứng từ là phƣơng thức đƣợc sử dụng phổ biến
trong thanh toán quốc tế, là hình thức nhận đƣợc sự tài trợ từ phía ngân hàng
trong quá trình thanh toán. Đây là một phƣơng thức thanh toán hữu hiệu nhằm

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 40 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
đạt đến sự thoả thuận có thể chấp nhận đƣợc trong giao dịch thƣơng mại, mức độ
đảm bảo về thanh toán cùng với khả năng giúp đỡ về tài chính của ngân hàng.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 41 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG L/C XUẤT KHẨU (2006-2008)

ĐVT : món, USD

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến


Chỉ tiêu Số USD Số USD Số USD Số món USD Số món USD
món món món (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần
Xuất thông 23 848.390 39 1.390.750 30 1.180.250 16 1,7 542.360 1,64 -9 0,77 -210.500 0,84
báo

Thanh toán 40 1.859.140 63 3.353.500 55 2.237.808 23 1,6 1.494.360 1,8 -8 0,87 -1.115.692 0,67

Trang 42
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

SVTH: Lý Thị Ánh Loan


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

4.000.000
3.353.500

3.000.000

Giá trị (USD)


2.237.808
Xuất thông báo
1.859.140
2.000.000
1.390.750 Thanh toán
1.180.250
848.390
1.000.000

0
2006 2007 2008 Năm

Hình 2: Tình hình hoạt động của L/C xuất khẩu (2006-2008)

Từ bảng số liệu và đồ thị trên cho thấy, trong năm 2007 số lƣợng L/C tiếp
nhận tăng so với 2006, tuy nhiên trong năm tiếp theo là 2008 thì số lƣợng L/C
tiếp nhận lại giảm so với năm trƣớc đó, cụ thể nhƣ sau: năm 2006 là 23 món với
giá trị là 848.390USD đến năm 2007 là 39 món cao gấp 1,7 lần với tổng giá trị là
1.390.750USD tăng 542.360USD so với năm 2006. Kết quả có đƣợc là do các
khách hàng xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản bằng phƣơng thức L/C tăng, thị trƣờng
và giá cả của nhiều mặt hàng xuất khẩu nhƣ chè, cà phê, gạo, dầu thô,…tăng
mạnh. Nhƣng đến năm 2008 số lƣợng hợp đồng xuất chỉ còn 30 món giảm 9 món
so với năm 2007, về giá trị giao dịch đã giảm 210.500USD so với năm 2007 tức
là chỉ còn 1.180.250USD. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm là do khủng
hoảng kinh tế làm cho lạm phát tăng cao 22,3%, các măt hàng xuất khẩu chủ yếu
nhƣ nông sản, cao su, cà phê, gạo…giảm.
Đối với giá trị, thanh toán năm 2006 là 40 món đạt giá trị 1.859.140USD,
năm 2007 là 63 món với giá trị là 3.353.500USD tăng 23 món với giá trị tăng
thêm là 1.494.360USD cao gấp 1,8 lần so với năm 2006 là do các doanh nghiệp
đẩy mạnh xuất khẩu là cho các hợp đồng ký kết cũng tăng theo. Khách hàng chủ
yếu của VABCT là các mặt hàng thuỷ sản, xuất khẩu năm 2007 tăng mạnh nhƣ
xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam đạt 160,5 nghìn tấn tăng 2% về trị giá so
với năm 2006, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam . Đến năm
2008 số lƣợng hợp đồng là 55 món giảm 8 món so với năm 2007, giá trị là
2.237.808USD chỉ chiếm 67% so với năm 2007 tức là giảm 1.115.692USD.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 43 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Nguyên nhân giảm là do ảnh hƣởng của nền kinh tế đến hoạt động xuất nhập
khẩu trên địa bàn.
4.3.1.2 Tình hình hoạt động L/C nhập khẩu
Khi tiến hành mua bán trao đổi giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thì
phải cần đến vai trò trung gian của ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai
bên. Để thực hiện đƣợc điều này phải sử dụng điều kiện ràng buộc thông qua
L/C. Khi đó ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của
nhà nhập khẩu, và L/C đƣợc gọi là L/C nhập khẩu.
Qua các năm 2006, 2007 và 2008, ta thấy trong các giao dịch hàng nhập
bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ có sự biến động về số lƣợng L/C tiếp nhận,
cụ thể nhƣ sau:
Trong năm 2006 số L/C nhập của ngân hàng phát hành là 14 món với giá trị
đạt đƣợc là 1.605.699USD. Đến năm 2007 là 35 món tăng 21 món cùng với giá
trị tăng thêm là 896.048USD so với năm 2006 đạt tổng giá trị là 2.501.747USD.
Kết quả đạt đƣợc là do các khách hàng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu tăng dẫn tới việc gia tăng tổng giá trị L/C. Năm 2008 số L/C phát hành chỉ
chiếm 77% so với năm 2007 tức là chỉ còn 27 món, về giá trị đạt đƣợc
2.029.914USD giảm 471.833USD so với năm 2007.
Về giá trị thanh toán năm 2006 là 2.264.650USD, năm 2007 tăng 38% so
với năm 2006 đạt 3.129.300USD. Năm 2008 tổng giá trị thanh toán chỉ còn
2.842.770USD chỉ chiếm 90% so với năm 2007 tức là giảm 286.530USD. Hiện
nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Cần Thơ đã chuyển sang
phƣơng thức nhờ thu và chuyển tiền đối với các đối tác có uy tín và làm ăn lâu
năm với nhau.
Nhìn chung, qua bảng số liệu ta thấy hoạt động thanh toán nhập khẩu trong
năm 2008 tổng giá trị L/C giảm làm cho lợi nhuận từ việc thanh toán cũng giảm .
Nguyên nhân chính là các khách hàng nhập khẩu chủ yếu là nhập nguyên phụ
liệu để phục vụ sản xuất, đồng thời do sự biến động của của giá cả nguyên vật
liệu trên thế giới và sự biến động tỷ giá làm cho giá nguyên phụ liệu tăng cao. Vì
thế hiện nay các đơn vị có chủ trƣơng mua nguyên phụ liệu trong nƣớc nhằm
giảm bớt chi phí và chính điều này đã ảnh hƣởng rất nhiều tới doanh số thanh
toán tín dụng chứng từ nhập khẩu.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 44 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Bảng 4.3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG L/C NHẬP KHẨU (2006-2008)

ĐVT : món, USD

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến


2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số USD Số USD Số USD Số món USD Số món USD
món món món (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần
Phát hành 14 1.605.699 35 2.501.747 27 2.029.914 21 2,5 896.048 1,55 -8 0,77 -471.833 0,81

Trang 45
Thanh 29 2.264.650 58 3.129.300 42 2.842.770 29 2 864.650 1,38 -16 0,72 -286.530 0,90
toán

(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

SVTH: Lý Thị Ánh Loan


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

4.000.000
3.129.300

Giá trị (USD)


2.842.770
3.000.000 2.501.747
2.264.650
2.029.914 Phát hành
2.000.000 1.605.699
Thanh toán
1.000.000

0
2006 2007 2008 Năm

Hình 3: Tình hình hoạt động của L/C nhập khẩu (2006-2008)

4.3.2 Tình hình thực hiện phƣơng thức nhờ thu


Hiện nay, ngân hàng Việt Á - Cần Thơ đang ngày càng mở rộng quan hệ với
các đối tác nƣớc ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động thanh toán
quốc tế. Chính vì vậy, số lƣợng hợp đồng giao dịch qua ngân hàng ngày càng
cao.
Số lƣợng giao dịch bằng phƣơng thức nhờ thu đến tăng cao hơn so với các
phƣơng thức thanh toán khác. Cụ thể nhƣ sau: năm 2006 ngân hàng thông báo
tổng cộng 32 món với giá trị là 2.341.056USD, năm 2007 là 41 món tăng 9 món
so với năm 2006, giá trị giao dịch cao gấp 1,46 lần đạt 3.421.788USD. Năm 2008
số lƣợng hợp đồng là 51 món tăng 10 món, giá trị giao dịch đạt 4.004.206USD
tăng 1,17 lần so với năm 2007. Mặc dù trong năm 2008 số lƣợng hợp đồng và giá
trị giao dịch có tăng hơn so với năm 2007 nhƣng xét về tỷ lệ giữa năm 2007/2006
và 2008/2007 ta thấy tỷ lệ 2008/2007 đã giảm đi.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 46 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Bảng 4.4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƢƠNG THỨC NHỜ THU ĐẾN (2006-2008)

ĐVT : món, USD

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến


2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số USD Số USD Số USD Số món USD Số món USD
món món món (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần
Thông 32 2.341.056 41 3.421.788 51 4.004.206 9 1,28 1.080.732 1,46 10 1,24 582.418 1,17
báo

Trang 47
Đã gởi 32 2.341.056 38 3.138.643 43 3.540.495 6 1,19 797.587 1,34 5 1,13 401.852 1,13
chứng từ

(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

SVTH: Lý Thị Ánh Loan


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Sau đây là biểu đồ thể hiện phƣơng thức nhờ thu đến:

5.000.000
4.004.206
4.000.000

Giá trị (USD)


3.421.788 3.540.495
3.138.643
3.000.000 2.341.056 Thông báo
2.341.056

2.000.000 Đã gởi chứng từ

1.000.000
0
2006 2007 2008 Năm

Hình 4: Tình hình thực hiện phƣơng thức nhờ thu đến (2006-2008)

Đối với phƣơng thức nhờ thu đi, trong năm 2006 ngân hàng đã thực hiện
thanh toán cho các nhà xuất khẩu với số lƣợng 44 món, tổng giá trị thanh toán là
2.766.436USD. Năm 2007 ngân hàng đã thực hiện thanh toán bằng phƣơng thức
này với số lƣợng 62 món gấp 1,41lần với tổng giá trị là 3.690.134USD tăng
923.698USD so với năm 2006. Đến năm 2008 ngân hàng đã thực hiện tổng cộng
123 món tăng 61 món với tổng giá tri đạt 6.832.454USD tăng 3.142.320USD so
với năm 2007. Sở dĩ tổng giá trị thanh toán hàng xuất khẩu năm 2008 tăng cao là
do giá trị chƣa thanh toán của các năm trƣớc đƣợc thanh toán vào năm 2008.
Nguyên nhân của sự tăng cao trong phƣơng thức nhờ thu đi là do phƣơng
thức này không đòi hỏi thủ tục rƣờm rà, chi phí thấp và thời gian xử lý nhanh
chóng, điều này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có giá trị hợp đồng
thấp của VABCT, đồng thời cùng với sự nỗ lực của Ban Giám Đốc và toàn thể
nhân viên của VABCT.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 48 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Bảng 4.5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƢƠNG THỨC NHỜ THU ĐI (2006-2008)

ĐVT : món, USD

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến


2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số USD Số USD Số USD Số món USD Số món USD
món món món (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần

Đã gởi 44 2.766.436 55 3.114.594 102 6.253.941 11 1,25 348.158 1,13 47 1,85 3.139.347 2,01
chứng từ

Trang 49
Thanh 44 2.766.436 62 3.690.134 123 6.832.454 18 1,41 923.698 1,33 61 1,98 3.142.320 1,85
toán

(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

SVTH: Lý Thị Ánh Loan


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

8.000.000 6.832.454
6.253.941

Giá trị (USD)


6.000.000
3.114.594 3.690.134
Đã gởi chứng từ
4.000.000
2.766.436 2.766.436
Thanh toán
2.000.000
0
2006 2007 2008 Năm

Hình 5: Tình hình thực hiện phƣơng thức nhờ thu đi (2006-2008)

4.3.3 Phƣơng thức chuyển tiền


Trong những năm gần đây, với chính sách khuyến khích kiều bào về đầu tƣ
và kinh doanh trong nƣớc cũng nhƣ chính sách quản lý tiền tệ thông thoáng hơn
trƣớc nên lƣợng kiều hối gởi về trong nƣớc liên tục tăng trƣởng. Năm 2006 ngân
hàng đã nhận 37 món tƣơng ứng với giá trị 2.022.587USD, năm 2007 là 53 món
tăng 16 món so với năm 2006, với giá trị là 3.085.423USD tăng 1.062.836USD.
Nhƣng đến năm 2008 chỉ còn 46 món giảm 7 món so với năm 2007 với giá trị chỉ
còn 2.842.964USD. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới làm cho lƣợng kiều hối nƣớc ngoài chuyển tiền về cũng giảm theo.
Đối với hoạt động chuyển tiền ra nƣớc ngoài, qua bảng số liệu ta thấy năm
2006 ngân hàng đã chuyển đi đƣợc 25 món với giá trị là 1.369.687USD. Năm
2007 đƣợc 39 món tăng gấp 1,56 lần so với năm 2006, giá trị đạt đƣợc
2.263.045USD. Năm 2008 số lƣợng hợp đồng chỉ chiếm 87% còn 34 món, với
giá trị đã giảm 112.111USD chỉ còn 2.150.934USD. Nguyên nhân chính là do
cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh mẽ làm cho nhu cầu hàng hóa suy
giảm nghiêm trọng điều này dẫn tới sự sụt giảm xuất khẩu cũng nhƣ đầu tƣ của
Việt Nam.
.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 50 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Bảng 4.6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (2006-2008)

ĐVT : món, USD

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến


2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số USD Số USD Số USD Số món USD Số món USD
món món món (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần (+;-) lần

Chuyển 37 2.022.587 53 3.085.423 46 2.842.964 16 1,43 1.062.836 1,52 -7 0,87 -242.459 0,92
tiền đến

Trang 51
Chuyển 25 1.369.687 39 2.263.045 34 2.150.934 14 1,56 893.358 1,65 -5 0,87 -112.111 0,95
tiền đi

(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

SVTH: Lý Thị Ánh Loan


Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

4.000.000
3.085.423

Giá trị (USD)


2.842.964
3.000.000
2.022.587
2.263.045 2.150.934
Chuyển tiền đến
2.000.000
1.369.687 Chuyển tiền đi
1.000.000

0
2006 2007 2008 Năm

Hình 6: Tình hình thực hiện phƣơng thức chuyển tiền (2006-2008)

Trên biểu đồ ta thấy lƣợng tiền chuyển đến nhiều hơn lƣợng tiền chuyển đi
là do trong những năm gần đây với chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà
nƣớc các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam ngày một gia tăng cùng
hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển đã đem lại cho đất nƣớc những nguồn
thu ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, năm 2008 do tình hình biến động của nền kinh
tế toàn cầu đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam làm cho lƣợng tiền chuyển đến
giảm.

Bảng 4.7: GIÁ TRỊ THANH TOÁN XUẤT KHẨU THEO CÁC
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN

ĐVT: USD
2006 2007 2008
Tỷ Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
L/C 1.859.140 27,96 3.353.500 33,11 2.237.808 18,78
Nhờ thu 2.766.436 41,61 3.690.134 36,43 6.832.454 57,35
Chuyển tiền 2.022.587 30,42 3.085.423 30,36 2.842.964 23,87
Tổng cộng 6.648.163 100 10.129.057 100 11.913.226 100

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 52 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Qua bảng số liệu ta thấy phƣơng thức nhờ thu là phƣơng thức đƣợc sử dụng
nhiều nhất qua các năm. Đây là phƣơng thức có thủ tục tƣơng đối đơn giản chủ
yếu dựa trên sự quen biết, tin cậy lẫn nhau, chi phí thấp.
Sau đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng của các phƣơng thức thanh toán:

30,42% 27,96%
L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền

41,61%

Hình 7:Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán
xuất khẩu năm 2006

30,36% 33,11%
L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền

36,43%

Hình 8: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán
xuất khẩu năm 2007

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 53 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

23,87% 18,78%
L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền

57,35%

Hình 9: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán
xuất khẩu năm 2008

Bảng 4.8: THU PHÍ THANH TOÁN XUẤT KHẨU THEO CÁC
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN

ĐVT: USD
2006 2007 2008
Tỷ Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
L/C 3.146 31,06 5.639 34,56 4.430 23,48
Nhờ thu 4.049 39,98 6.088 37,31 10.248 54,31
Chuyển tiền 2.933 28,96 4.590 28,13 4.190 22,21
Tổng cộng 10.128 100 16.317 100 18.868 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Giá trị thanh toán xuất khẩu theo các phƣơng thức ảnh hƣởng đến thu phí
của từng khoản mục thanh toán. Do đó, thu phí từ thanh toán nhờ thu chiếm tỷ
trọng cao. Đặc biệt trong năm 2008, thu phí từ phƣơng thức nhờ thu chiếm
54,31% trong tổng giá trị.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 54 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

12.000
10.248
10.000

Giá trị (USD)


8.000 L/C
6.088
6.000 5.639
4.590
Nhờ thu
4.430 4.190
4.049
4.000 3.146 2.933
Chuyển tiền
2.000
0
2006 2007 2008 Năm

Hình 10: Thu phí thanh toán xuất khẩu theo các phƣơng thức thanh toán

Bảng 4.9: GIÁ TRỊ THANH TOÁN NHẬP KHẨU THEO CÁC
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN

ĐVT: USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
L/C 2.264.650 37,90 3.129.300 36,68 2.842.770 33,31
Nhờ thu 2.341.056 39,18 3.138.643 36,79 3.540.495 41,49
Chuyển tiền 1.369.687 22,92 2.263.045 26,53 2.150.934 25,20
Tổng cộng 5.975.393 100 8.530.988 100 8.534.199 100

Đối với giá trị thanh toán nhập khẩu thực hiện theo cả hai phƣơng thức L/C
và nhờ thu, phƣơng thức chuyển tiền tăng lên theo các năm. Nhƣng năm 2008 do
ảnh hƣởng của nền kinh tế nên lƣợng kiều hối nƣớc ngoài chuyển tiền về nƣớc
giảm, điều này làm ảnh hƣởng đến giá trị thanh toán của phƣơng thức chuyển
tiền.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 55 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

22,92%
37,9% L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền
39,18%

Hình 11: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán
nhập khẩu năm 2006

26,53%
36,68% L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền

36,79%

Hình 12: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán
nhập khẩu năm 2007

25,2%
33,31%
L/C
Nhờ thu
Chuyển tiền

41,49%

Hình 13: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán
nhập khẩu năm 2008
GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 56 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

BẢNG 4.10: THU PHÍ THANH TOÁN NHẬP KHẨU THEO CÁC
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN

ĐVT: USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ
trọng trọng trọng
(%) (%) (%)
L/C 3.483 36,37 5.195 35,09 4.627 34,49
Nhờ thu 3.832 40,03 5.877 39,70 5.241 39,07
Chuyển tiền 2.259 23,60 3.733 25,21 3.548 26,44
Tổng cộng 9.574 100 14.805 100 13.416 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

8.000
5.877
Giá trị (USD)

6.000 5.195 5.241


4.627 L/C
3.832
4.000 3.483
3.733 3.548 Nhờ thu
2.259 Chuyển tiền
2.000

0
2006 2007 2008 Năm

Hình 14: Thu phí thanh toán nhập khẩu theo các phƣơng thức thanh toán

Thu phí từ hoạt động thanh toán nhập khẩu khẩu từ phƣơng thức nhờ thu là
chủ yếu, nhƣng xu hƣớng chuyển sang phƣơng thức chuyển tiền do số lƣợng hợp
đồng từ phƣơng thức này tăng lên qua các năm.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 57 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
4.4 NHẬN XÉT CHUNG

Trong những năm qua, mặc dù thanh toán quốc tế không phải là hoạt động
truyền thống của ngân hàng, nhƣng NHVACT cũng đã cố gắng trong việc phát
triển loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Tuy nhiên, nếu so sánh những lợi thế và khả năng của mình thì kết quả hoạt động
thanh toán quốc tế cũng còn nhiều khiêm tốn. Nếu ngân hàng biết phát huy
những lợi thế của mình, cũng nhƣ cố gắng hoàn thiện hoạt động của mình thì
chắc chắn kết quả hoạt động sẽ cao hơn nhiều.
Hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế tai VACT chƣa cao, ngân
hàng chƣa tận dụng hết lợi thế của mình. Doanh thu thanh toán quốc tế qua ngân
hàng còn thấp, chủ yếu là các hợp đồng nhỏ, chƣa ký đƣợc nhiều hợp đồng lớn,
điều này đã làm giảm doanh thu của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc
tế.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 58 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

CHƢƠNG 5:

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TTQT TRONG THỜI GIAN TỚI

5.1 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ
5.1.1 Tập quán và thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ
Trong hoạt động thanh toán quốc tế việc hiểu và nắm bắt những thông tin
về những tập quán và thông lệ quốc tế là rất quan trọng. Nó có ảnh hƣởng lớn
đến hoạt động thanh toán quốc tế. Nếu nhƣ ngân hàng không hiểu rõ những chính
sách về thanh toán do các cơ quan hữu quan ban hành thì ngân hàng có thể bị đối
tác hoặc các doanh nghiệp lợi dụng hoặc ngân hàng không thể đƣa ra các chứng
cứ hữu hiệu khi có những tranh chấp xảy ra. Thanh toán quốc tế là một hoạt động
rất đa dạng, bao gồm nhiều hình thức thanh toán, do đó để đạt đƣợc hiệu quả cao
nhất thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải hiểu rõ từng phƣơng thức thanh toán, lựa
chọn phƣơng thức thanh toán cho phù hợp và đặc biệt là ngân hàng phải ghi rõ
trên hợp đồng ngoại thƣơng.
Hiện nay, trong giao dịch quốc tế thì ngành ngân hàng Việt Nam, cũng nhƣ
hệ thống ngân hàng các nƣớc trên thế giới đều lấy công cụ và quy tắc do Phòng
Thƣơng Mại Quốc Tế ban hành. Trong đó, sử dụng phổ biến nhất là quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) là công cụ đƣợc các nƣớc chọn làm
căn cứ để thanh toán cũng nhƣ giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra, do
đó việc hiểu và vận dụng UCP là rất quan trọng. Trong những năm qua, đa số các
tranh chấp và rủi ro phát sinh đều do chúng ta chƣa có kinh nghiệm xử lý và áp
dụng theo UCP.
Bên cạnh quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP), Phòng
Thƣơng Mại Quốc Tế còn xuất bản những cộng cụ thanh toán khác nhƣ eUCP,
ISBP nhằm bổ sung và hoàn thiện cho UCP. Các ngân hàng và các doanh nghiệp
cần phải tìm hiểu kỹ lƣỡng để áp dụng cho chính xác và hiệu quả.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 59 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
5.1.2 Chính sách quản lý ngoại hối và luật pháp nƣớc ngoài
Ngày nay, trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, các nƣớc trên thế giới đều
có những chính sách quản lý ngoại hối riêng để ổn định cho nền tài chính của
nƣớc mình, trong đó hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan rất lớn đến chính
sách quản lý của từng nƣớc. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tìm hiểu thật kỹ
trƣớc khi ký hợp đồng trong giao dịch thanh toán với các nƣớc đối tác.
Trong giao thƣơng quốc tế, việc tìm hiểu và thực hiện đúng chính sách và
luật pháp nƣớc ngoài là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Nó ảnh hƣởng
đến hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, nếu các ngân hàng
không tìm hiểu kỹ dễ bị đối tác dựa vào đó để bắt bẻ và lừa bịp.
Ngoài việc thiếu kinh nghiệm và các thông tin liên quan đến tập quán thanh
toán quốc tế, thì việc các ngân hàng Việt Nam do không hiểu chính sách và luật
pháp nƣớc ngoài cũng là một nguyên nhân gây ra tranh chấp và tổn thất cho các
ngân hàng và các doanh nghiệp của Việt Nam. Trong những năm qua, đã có
nhiều trƣờng hợp tranh chấp xảy ra do các ngân hàng không nắm rõ những chính
sách và luật pháp của nƣớc sở tại. Điều này chẳng những đem lại tổn thất cho
ngân hàng mà nó còn làm giảm uy tín của ngành ngân hàng nƣớc ta trên thƣơng
trƣờng quốc tế.
5.1.3 Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nƣớc
Cũng chính vì sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động thanh toán quốc tế
mà Nhà nƣớc ta luôn ban hành những chính sách mới nhất, phù hợp nhất khi có
những thay đổi do các cơ quan có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế ban
hành.
Tất cả các hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại nƣớc
ta đều chịu sự quản lý của Nhà nƣớc bằng pháp lệnh ngoại hối. Pháp lệnh ngoại
hối đƣợc Ủy Ban Thƣờng Vụ Quốc Hội ban hành và thông qua ngày 13 tháng 12
năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2006 do chủ tịch Quốc
Hội Nguyễn Văn An ký.
Theo pháp lệnh ngoại hối quy định Chính Phủ chịu trách nhiệm thống nhất
quản lý Nhà nƣớc về ngoại hối và giao cho ngân hàng Nhà nƣớc chịu trách
nhiệm trƣớc Chính Phủ thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hoạt động ngoại hối,

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 60 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
hƣớng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành việc thực hiện pháp lệnh ngoại
hối.
Pháp lệnh ngoại hối quy định chặt chẽ những hoạt động liên quan đến tín
dụng, thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối…Do đó, các ngân hàng nên thƣờng
xuyên theo dõi những dự luật, chính sách hƣớng dẫn của Nhà nƣớc về hoạt động
ngoại hối và thanh toán quốc tế để hạn chế những tổn thất và rủi ro do không
hiểu rõ các chính sách đó mang lại.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI.
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế
5.2.1.1 Phổ cập các kiến thức về phƣơng thức tín dụng chứng từ
Trong hoạt động TTQT tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đội ngũ cán
bộ thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Do những hạn chế
về kinh nghiệm thanh toán cũng nhƣ những kiến thức về tín dụng chứng từ làm
cho không thể đạt đƣợc những hợp đồng với khách hàng. Đồng thời khi sử dụng
các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng ỷ lại vào ngân
hàng trong việc tiềm hiểu luật pháp quốc tế, điều này thƣờng dẫn đến những rủi
ro và tranh chấp có liên quan.
Với thực trạng nhƣ vậy, một việc cần phải làm ngay là phổ cập các kiến
thức có liên quan đến phƣơng thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp và
ngân hàng thƣơng mại. Việc này có thể đƣợc thực hiện bởi các cơ sở giáo dục
đào tạo của Bộ Thƣơng Mại, các trƣờng đại học khối kinh tế, đặc biệt là Trƣờng
Đại Học Ngoại Thƣơng, Phòng Thƣơng mại Công nghiệp Việt Nam, Ngân Hàng
Nhà nƣớc Việt Nam, Học viện Ngân Hàng…Các kiến thức cần phổ cập bao gồm:
- Các kiến thức chung về xuất nhập khẩu;
- Luật pháp của Việt Nam liên quan đến thanh toán với nƣớc ngoài:
+ Luật Thƣơng Mại Việt Nam;
+ Luật các tổ chức tín dụng 12-12-1997;
+ Nghị định 63/NĐ-CP ngày 17-8-1998 về quản lý ngoại hối;
+ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20-9-2001 về hoạt động thanh toán
qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán…

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 61 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
- Các tập quán quốc tế về thanh toán bằng L/C nhƣ UCP 600, URR 525,
eUCP, ISP 98;
- Luật pháp của các quốc gia khác liên quan đến thanh toán bằng L/C …
- Nội dung xung đột giữa luật pháp Việ Nam, luật của các quóc gia khác và
tập quán quốc tế về phƣơng thức thanh toán bằng L/C và cách giải quyết.
Ngôn ngữ của hợp đồng, L/C, các chứng từ, văn bản trong thƣơng mại quốc
tế phần lớn đều bằng tiếng Anh nên việc học tập tiếng Anh là không thể thiếu và
phải lồng ghép vào các nội dung nghiên cứu trên.
Ngoài các kiến thức trên, nếu có điều kiện, các ngân hàng thƣơng mại nên
cho cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực tài trợ thƣơng mại (trade finance) thi lấy
chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist – Chuyên gia tín dụng
chứng từ - www.cdcs.org) do Viện Dịch vụ Tài Chính (Institute of Financial
Services – IFS – www.ifslearning.com) và Hiệp hội Dịch vụ Tài Chính Quốc Tế
(the International Financial Services Association – IFSA – www.ifsaonline.org)
tổ chức. Đây là chứng chỉ quốc tế cho các chuyên gia tín dụng chứng từ, dƣợc
ICC hỗ trợ. Cuộc thi lấy chứng chỉ này tổ chức ở Mỹ, Mexico, Canada,
Singapore, Hong Kong, Thai Lan…Thi đỗ chứng chỉ này là một yếu tố chứng
minh rằng cán bộ đó có khả năng làm việc tốt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế
bằng L/C.
Các ngân hàng thƣơng mại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty
tƣ vấn luật pháp và các trƣờng đại học cần đặt mua dài hạn các tạp chí có uy tín
trên thế giới về phƣơng thức thanh toán bằng L/C nhƣ: Documentary Credit
World hay DC Focus (www.dcprofessional.com ) của ICC. Các tạp chí này có
nội dung hết sức hữu ích nhƣ tƣờng thuật quá trình giải quyết các vụ tranh chấp
về L/C trên thế giới, các bài viết bình luận về UCP của các chuyên gia hàng đầu
về luật, các bài viết về xu hƣớng phát triển của phƣơng thức thanh toán bằng
L/C, các thống kê về tình hình sử dụng L/C thƣơng mại, L/C dự phòng trên thế
giới, các khuyến cáo về các kiểu lừa đảo hay xảy ra trên thế giới…Qua các tạp
chí này, ngƣời đọc sẽ nắm bắt đƣợc những thông tin mới nhất về phƣơng thức
thanh toán bằng L/C, nâng cao khả năng làm việc của mình trong lĩnh vực này,
và có thể tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng UCP từ nay về sau,

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 62 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
tạo một tiếng nói riêng mạnh mẽ cho cộng đồng thƣơng mại và ngân hàng Việt
Nam.
5.2.1.2 Hạn chế tối đa các rủi ro trong thanh toán quốc tế
Trong thanh toán quốc tế, tuỳ thuộc vào phƣơng thức thanh toán do ngƣời
xuất nhập khẩu sử dụng mà vị trí vai trò của ngân hàng, cũng nhƣ những rủi ro và
thu nhập của nó cũng sẽ khác nhau.
Đối với các phƣơng thƣc đơn giản nhƣ chuyển tiền, nhờ thu… thì vai trò
của ngân hàng chỉ làm trung gian trong việc thực hiện lệnh chi trả hay nhò thu
cho khách hàng để thu phí mà không chịu trách nhiệm trong việc có thu đƣợc
tiền hay không, hay không thể chủ động trọng việc thanh toán. Vì vậy khi tham
gia các phƣơng thức này ngân hàng ít bị rủi ro là mất tiền hay không thu đƣợc
tiền do ngƣời bán không thực hiện hợp đồng hay ngƣời mua không chịu trả tiền
và ngân hàng cũng chỉ thu đƣợc lợi nhuận bằng phí các bên trả khi cung cấp dịch
vụ cho khách hàng.
Đối với các phƣơng thức phức tạp nhƣ tín dụng chứng từ ngoài việc thu phí
mở tín dụng thƣ, ngân hàng còn sẽ thu đƣợc thêm phí tu chỉnh, sửa đổi, xác nhận
bảo lãnh hoặc thêm các dịch vụ khác nếu có do khách hàng yêu cầu nhằm đảm
bảo an toàn trong thanh toán của khách hàng, tuy nhiên đối với từng dịch vụ cung
cáp tuỳ thuộc vào trách nhiệm nặng hay nhẹ mà ngân hàng thu phí cao hay thấp;
đối với các tín dụng thƣ đòi hỏi sự bảo lãnh, xác nhận của ngân hàng…trách
nhiệm của ngân hàng rất cao vì phải đứng ra cam kết thanh toán cho ngƣời bán
(ngƣời hƣởng lợi) rủi ro sẽ xảy ra khi ngƣời mua do nhiều lý do mà huỷ bỏ L/C
hay không nhận hàng, từ chối bộ chứng từ không hợp lệ ngân hàng thì lại không
bắt bắt buộc ký quỹ 100% trị giá L/C đối với những khách hàng đó thì ngân hàng
sẽ phải lãnh chịu. Hoặc do tính chất phức tạp của nhiều loại L/C làm cho việc
kiểm tra bộ chứng từ có nhiều khó khăn ngân hàng kiểm tra bỏ qua nhứng sai sót
và đã thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi nhƣng ngƣời mua lại phát hiện và từ chối
thanh toán bộ chứng từ, ngân hàng phải tìm cách giải quyết bộ chứng từ và lô
hàng đó.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 63 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
5.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh
toán quốc tế và xuất nhập khẩu
Do phƣơng thức L/C là một phƣơng thức đã, đang và vẫn sẽ đƣợc sử dụng
rộng rãi ở Việt Nam, do đó cần có các văn bản pháp lý giải thích rõ ràng về mối
quan hệ giữa tập quán quốc tế và luật pháp trong nƣớc. Chẳng hạn khi có xụng
đột giữa UCP với các luật pháp trong nƣớc nhƣ luật pháp về xuất nhập khẩu,
ngân hàng, quản lý ngoại hối thì các bên tham gia sẽ áp dụng nguồn luật nào.
Hoặc cần gợi ý các ứng xử cần có của các bên khi quyền loqị của quốc gia bị vi
phạm dù đã áp dụng UCP.
Do đó pháp luật Việt Nam cần cụ thể hoá hơn nữa về cách giải quyết khi có
xung đột giữa UCP và luật Việt Nam. Cụ thể là cần có một văn bản pháp luật
riêng trả lời đƣợc các câu hỏi sau:
- Tính chất pháp lý của UCP đối với các bên Việt Nam tham gia phƣơng
thức thanh toán bằng L/C.
- Các xung đột và cách giải quyết các xung đột giữa luật pháp Việt Nam,
luật của các quốc gia khác và tập quán quốc tế về phƣơng thức thanh toán bằng
L/C.
Đây phải là một văn bản độc lập và đầy đủ bởi phƣơng thức thanh toán bằng
L/C ngày càng đƣợc khẳng định bởi vị trí và tầm quan trọng đối với sự phát triển
thƣơng mại nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của Việt Nam.
Một vấn đề nữa là phải tăng tính cƣỡng chế của các phán quyết: các phán
quyết của trọng tài hoặc các toà án dựa trên UCP phải đƣợc các bên Việt Nam
thực hiện. Ở Việt Nam hiện nay có một thực trạng là với quá trình tham gia hội
nhập kinh tế, trong quan hệ với các bên nƣớc ngoài, các bên Việt Nam thƣờng
phải hành động theo thông lệ quốc tế. Thế nhƣng quan hệ giữa các bên trong
nƣớc, luật pháp chƣa thực sự đảm bảo quyền lợi cho các bên và tính cƣỡng chế
còn thấp. Chính sự không đồng bộ trong mức độ phát triển về luật pháp trong
nƣớc và luật pháp quốc tế là một nguyên nhân gây ra các tranh chấp giữa các
bên.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 64 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
5.1.2.4 Tƣ vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình thanh
toán
- Tư vấn cho khách hàng là những người xuất khẩu qua trung gian nên lựa
chọn loại tín dụng thư nào để đảm bảo quyền lợi
Ngày nay hình thức mua bán qua trung gian rất phổ biến trong hoạt động
xuất nhâpk khẩu, sự tồn tại của những ngƣời trung gian này thật sự cần thiết vì
nó tạo điều kiện cho ngƣời mua, mua đƣợc hàng và ngƣời bán tiêu thụ đƣợc hàng
hoá mà cả hai bên đã mua và bán không biết nhau để thực hiện ý định.
Nhà xuất khẩu Việt Nam đang đứng trƣớc thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và xa
lạ, cho nên bƣớc đầu tiên thƣờng cần những ngƣời trung gian để bán đƣợc sản
phẩm của mình. Cho dù bán qua trung gian họ sẽ không có lời nhiều nhƣng qua
đó họ sẽ học hỏi kinh nghiệm và mở rộng quan hệ buôn bán tìm hiểu thị trƣờng.
Để giúp cho nhà xuất khẩu giảm bớt rủi ro khi áp dụng phƣơng thức thanh
toán tín dụng chứng từ với các loại tín dụng đặc biệt, ngân hàng cần tƣ vấn cho
khách hàng là nhà xuất khẩu nên cẩn trọng và lựa chọn loại tín dụng thƣ đặc biệt
mang lại sự đảm bảo tối đa cho nhà xuất khẩu.
- Tư vấn cho nhà xuất khẩu khi bộ chứng từ có bất hợp lệ
Trong thực tế nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam do chƣa hiểu rõ về thanh toán
trong tín dụng chứng từ với những ƣu thế của nó, về trách nhiệm của ngân hàng
phát hành và trách nhiệm của ngƣời hƣởng lợi khi xuất trình chứng từ, cho nên
khi biết bộ chứng từ có sai sót thì thƣờng xuyên yêu cầu ngân hàng chuyển
chứng từ đi để thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu. Nếu làm nhƣ vậy sẽ gây bất
lợi cho nhà xuất khẩu vì lúc đó bộ chứng từ sẽ đƣợc xử lý theo quy tắc thống
nhất về nhờ thu, có nghĩa chứng từ mất quyền đƣợc bảo đảm với điều lệ UCP
600 mà theo đó ngân hàng phát hành phải thực hiện đúng nhiệm vụ là kiểm tra
bộ chứng từ trong thời gian hợp lý nhƣng không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày
nhận bộ chứng từ, nếu quá thời hạn trên ngân hàng phát hành sẽ bị mất quyền từ
chối thanh toán.
Tuy quyền chọn gửi bộ chứng từ thanh toán theo phƣơng thức nào là của
ngƣời hƣởng lợi, nhƣng ngân hàng với bề dày trong kinh nghiệm thanh toán quốc
tế cũng nhƣ có trình độ hiểu biết về thanh toán theo tín dụng chứng từ nên tƣ vấn
cho khách hàng: Khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, ngƣời hƣởng nên yêu cầu chuyển

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 65 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
chứng từ trên cơ sở chấp nhận thanh toán và ghi rõ áp dụng theo UCP 600 chứ
không nên gửi theo phƣơng thức nhờ thu.
5.1.2.5 Lựa chọn các phƣơng pháp giải quyết tranh chấp phù hợp
a. Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp
- Thƣơng lƣợng
Là phƣơng pháp trong đó các bên giải quyết tranh chấp bằng cách liên lạc
trực tiếp với nhau và trao đổi các quan điểm bên ngoài hệ thống xét xử chính
thức. Thƣơng lƣợng có thể dẫn tới kết quả là tranh chấp đƣợc giải quyết, hoặc
các bên chuẩn bị đƣa tranh chấp ra một bên thứ ba nhƣ hoà giải hoặc trọng tài.
- Kiện ra trọng tài
Phƣơng pháp kiện ra trọng tài sử dụng một hoặc một số ngƣời độc lập,
khách quan và có năng lực để làm trọng tài. Các bên đƣợc tự do chọn cơ quan
trọng tài, các quy tắc và các trọng tài.
Phƣơng pháp trọng tài có ba đặc điểm chính:
- Các bên đƣợc lựa chọn địa điểm và thời gian cho công tác trọng tài.
- Các bên đƣợc lựa chọn, theo quy định của pháp luật, xem có bị ràng buộc
bởi các quy tắc thủ tục hay không. Nếu họ muốn bị ràng buộc, họ đƣợc chọn các
quy tắc áp dụng.
- Các bên đƣợc lụa chọn một hoặc các trọng tài không liên quan đến địa
điểm, thời gian và các quy tắc thủ tục của công tác trọng tài. Tuy nhiên trong
trƣờng hợp trọng tài quy chế (hay trọng tài thƣơng trực), việc chọn trọng tài
thông thuờng đƣợc hạn chế trong danh sách trọngt ài đã đƣợc tổ chức trọng tài
thiết kế trƣớc.
- Hoà giải
Là phƣơng pháp trong đó ngƣời hoà giải cố gắng giúp các bên đạt tới giải
quyết đƣợc tranh chấp, hoặc phát hành một lời khuyên hoặc một báo cáo chính
thức sau quá trình hoà giải. Các quy tắc thủ tục hết sức mềm dẻo, hoặc thậm chí
không tồn tại.
Hoà giải khác với trọng tài ở chỗ hoà giải viên không có quyền đƣa ra quyết
định.
Hoà giải đặt biệt hữu ích khi giải quyết tranh chấp giữa các bên có quan hệ
thƣơng mại lâu dài hoặc khi tranh chấp nhỏ.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 66 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
- Kiện ra toà án
Là một trong những phƣơng pháp truyền thống để giải quyết trnh chấp. Toà
án sẽ là ngƣời xét xử tranh chấp và cƣỡng chế thi hành phán quyết của mình theo
thủ tục của toà. Toà án còn có thể thực hiện cả việc cƣỡng chế thi hành phán
quyết của nƣớc ngoài.
Trong phƣơng thức thanh toán bằng L/C, trong L/C thƣờng không qui định
các vấn đề về trọng tài hay luật áp dụng mà chỉ dẫn chiếu tới UCP. Do đó trƣớc
hết các bên sẽ căn cứ vào UCP và các nguồn luật khác có thể dùng để giải quyết
tranh chấp, kết hợp với điều khoản trọng tài trong hợp đồng để chọn phƣơng
pháp giải quyết tranh chấp phù hợp.
Thông thƣờng, để tiết kiệm thời gian và chi phí, các bên đầu tiên nên chọn
các phƣong pháp thƣơng lƣợng và hoà giải, nếu không giải quyết đƣợc mới dùng
phƣơng pháp trọng tài và phƣơng pháp kiện ra toà. Phƣơng pháp thƣong lƣọng có
ƣu điểm là không làm ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại giữa hai bên, chi phí
thấp. Trong khi đó phƣơng pháp hoà giải lại đòi hỏi phải có sự tham gia của một
bên thứ ba, làm phát sinh thêm chi phí hoà giải.
Theo Điều 239 Luật Thƣơng Mại Việt Nam 1997, thì các bên trƣớc hết phải
dùng phƣơng pháp thƣơng lƣợng. Các bên cũng có thể thoả thuận chọn một cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hòa giải. Nếu thƣơng lƣợng hoặc hoà
giải mà không đạt kết quả thì tranh chấp thƣơng mại đƣợc giải quyết tại trọng tài
hay toà án.
Nếu dùng phƣơng pháp trọng tài, có thể chọn Trung tâm Trọng tài Quốc Tế
về thƣ tín dụng tịa New York (International Center for Letter of Credit
Arbitration – ICLOCA), nhƣng nhƣ thế sẽ làm tăng các chi phí phát sinh và bất
lợi về mặt ngôn ngữ (vì phải dùng tiếng Anh) đối với bên Việt Nam. Bên Việt
Nam nên thoả thuận chọn Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam bên cạnh
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam làm cơ quan trọng tài.
b. Dẫn chiếu UCP vào trong L/C
Có thể nói trên thế giới không có nguồn luật nào điều chỉnh về phƣơng thức
tín dụng chứng từ đƣợc chấp nhận rộng rãi nhƣ UCP. Hơn nữa, các ngân hàng,
các thƣơng nhân, các trung tâm trọng tài, các toà án đã quen với việc vận dụng
UCP để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến phƣơng thức tín dụng chứng

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 67 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
từ, và cũng đã có nhiều án lệ liên quan đến phƣơng thức tín dụng chứng từ. Do
đó, áp dụng UCP là một lựa chọn cần thiết cho các bên tham gia trong phƣơng
thức tín dụng chứng từ. Hai bên mua bán cũng nhƣ các ngân hàng hoàn toàn
không nên tham gia vào một giao dịch chứng từ mà không dẫn chiếu UCP vì sẽ
không có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.
c. Giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của L/C và các quy định
của pháp luật áp dụng cho L/C, kết hợp với hợp đồng ngoại thương.
Khi giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, các bên cần
giải thích và vận dụng đúng các điều khoản của L/C trên tinh thần của UCP thì
dễ thuyết phục bên đối tác hơn. Nếu giải thích, vận dụng sai lệch sẽ làm cho đối
tác khó chấp nhận, thậm chí không muốn đàm phán, thƣơng lƣợng để giải quyết
tranh chấp. Các bên nên chọn những ngƣời có chuyên môn về pháp luật trong
xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, …để đọc và phân tích các điều khoản của
L/C, cũng có thể nhờ luật sƣ hoặc chuyên gia giúp đỡ.
d. Kiên trì, thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp, kết hợp với
sự tác động của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Kiên trì, mềm dẻo và thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp là thái
độ cần thiết đối với các bên vì cần nhận thức rằng thái độ tiêu cực thì sẽ làm ảnh
hƣởng đến kết quả giải quyết tranh chấp.
Kiên trì thể hiện ở chỗ nếu thấy mình có đủ căn cứ thì nên giữ vững quan
điểm để đạt đƣợc mục tiêu tối thiểu của mình, thuyết phục cái sai của đối tác một
cách có căn cứ. Không nên vội vã và nóng nảy (hay xảy ra trong các vụ kiện tụng
giữa ngƣời Việt Nam với nhau nhƣng khi tiến hành kiện tụng với nƣớc ngoài cần
đặt biệt tránh) vì dễ dẫn đến thất bại.
Thiện chí thể hiện ở việc tự đặt mình vào vị trí của đối phƣơng, không nên
đƣa ra những yêu sách quá lớn, không hợp lý. Mỗi bên cũng nên giải quyết tranh
chấp hƣớng tới một quan hệ lâu dài và giữ uy tín của mình. Thiện chí còn thể
hiện ở chỗ bên vi phạm tự nguyện nộp phạt hoặc bồi thƣờng thiệt hại cho bên bị
vi phạm trƣớc khi vụ kiện đƣợc đƣa ra xét xử ở toà án hay trọng tài.
Khi cần, có thể đề nghị các cơ quan hữu quan ra các văn bản thông báo,
khuyến cáo (ví dụ nhƣ văn bản của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam gửi cho ngân
hàng nƣớc ngoài, Bộ Thƣơng mại gửi cho đối tác nƣớc ngoài…). Bên vi phạm

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 68 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
khi thấy có tác động của các cơ quan Nhà nƣớc Việt Nam sẽ có trách nhiện hơn
và thực hiện các yêu sách của bên Việt Nam. Tuy nhiên, không nên lạm dụng
mối quen biết với các cơ quan Nhà nƣớc Việt Nam để gây quá nhiều khó khăn
cho đối tác, vì làm nhƣ vậy dễ trái với đạo đức kinh doanh và tự làm mất uy tín
của mình.
f. Nghiên cứu kỹ hồ sơ khiếu nại, hồ sơ kiện. cung cấp thêm bằng
chứng, lập luận hợp lý, lôgic.
Khi nhận đƣợc hồ sơ khiếu nại, bên bị kiện cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, xác
định giá trị pháp lý của các căn cứ và các tài liệu làm bằng chứng. Nếu các chứng
cứ không hợp lệ thì cần bác bỏ. Có nhiều trƣờng hợp bên Việt Nam nôn nóng (ví
dụ ngƣời mua nôn nóng muốn nhận hàng, hay ngƣời bán nôn nóng muốn đƣợc
trả tiền dù phải nộp phạt một phần tiền) mà chấp nhận các yêu sách không hợp
lý.
Bên bị kiện còn có thể cung cấp thêm các bằng chứng, chứng từ chứng minh
mình không vi phạm, bổ sung vào hồ sơ kiện trƣớc đây và gửi cho bên đi kiện và
cơ quan xét xử. Việc trình bày các chứng cứ này có thể tự thực hiện, nếu không
tự thực hiện đƣợc thì có thể nhờ luật sƣ giúp đỡ, nhờ luật sƣ bào chữa tại phiên
họp, xét xử toà án hay trọng tài.
5.2.2 Giải pháp nhằm phát triển thanh toán quốc tế trong thời gian tới
5.2.2.1 Đào tạo đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế chuyên nghiệp, có
trình độ chuyên môn cao
Bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều
chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho mình và ngân hàng cũng không ngoại lệ.
Đào tạo cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn cao sẽ
giúp cho ngân hàng nâng cao hiệu quả trong việc đàm phán với khách hàng và
giành lấy hợp đồng.
Ngân hàng cũng cần thƣờng xuyên mở các khóa đào tạo nghiệp vụ để bổ
sung kiến thức cho nhân viên thanh toán, chú trọng đổi mới nhận thức của đội
ngũ thanh toán về chính sách khách hàng, khuyến khích họ tăng cƣờng tìm hiểu
các khách hàng mà họ phục vụ, tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng khi giao
dịch với ngân hàng.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 69 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với
những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc đƣợc giao,
có nhiều sáng tạo, thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch, đồng thời có chế
độ kỹ luật, chuyển công tác đối với những cán bộ ý thức kỷ luật kém, chƣa hoàn
thành nhiệm vụ đƣợc giao, gây ra sai sót làm ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân
hàng. Những giải pháp đó sẽ góp phần động viên và phát huy khả năng làm việc
của những cán bộ có năng lực.
5.2.2.2 Thành lập phòng quan hệ khách hàng trong đó có bộ phận về
thanh toán quốc tế tại các chi nhánh
Cán bộ phòng quan hệ khách hàng có nhiệm vụ là cầu nối giữa NHVACT
với khách hàng. Cán bộ làm thanh toán quốc tế luôn bận rộn giải quyết các
nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, họ không có nhiều thời gian để hƣớng dẫn và tìm
hiểu tâm tƣ khách hàng, trong khi đó có rất nhiều đối tƣọng khách hàng khác cần
đƣợc hƣớng dẫn, giúp đỡ ở những mức độ khác nhau. Do đó, cần có cán bộ
phòng quan hệ khách hàng làm việc đó. Từ việc gần gũi hiểu rõ tâm lý khách
hàng và những nhu cầu chính đáng của họ, có chính sách khách hàng hợp lý với
các đối tƣợng khách hàng khác nhau, tăng khả năng hài lòng của khách hàng về
dịch vụ thanh toán của NHVACT.
Gợi ý cho khách hàng thƣơng lƣợng với đối tác áp dụng một số phƣơng
thức thanh toán có lợi hơn cho khách hàng nếu đối tác chấp nhận nhƣ phƣơng
thức CAD chẳng hạn vì có nhiều trƣờng hợp đại diện ngƣời mua có mặt tại Việt
Nam.
5.2.2.3. Hoàn thiện và đổi mới công cụ thanh toán
Hiện nay, các ngân hàng đều chú trọng trang bị cho ngân hàng của mình
những ứng dụng công nghệ thanh toán tiên tiến theo tiêu chuẩn thế giới. Do đó,
trƣớc hết VABCT cần tận dụng tối đa công suất của hệ thống máy móc hiện có,
hoàn thiện các chƣơng trình phần mềm phục vụ công tác thanh toán quốc tế có
thể tạo ra các mẫu điện chuẩn phù hợp với mỗi phƣơng thức thanh toán và theo
thông lệ quốc tế, phải có tính kết nối lẫn nhau và kết nối với tất cả chi nhánh trên
các nƣớc, với trụ sở chính và các ngân hàng đại lý của VAB trên thế giới, để với
cơ sở đó cho phép xây dựng, chuẩn hóa, phát triển hệ thống thông tin khách hàng

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 70 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
tập trung trong toàn hệ thống và hệ thống quản lý mối quan hệ ngân hàng - khách
hàng, tạo khả năng giao diện kết nối với các thị trƣờng tài chính trên thế giới.
Thƣờng xuyên nâng cấp và mua mới các trang thiết bị phục vụ thực hiện
công tác thanh toán nhƣ máy vi tính hiện đại có tốc độ xử lý công việc nhanh,
phát triển các hình thức và phƣơng tiện an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu, xây dựng
kho dữ liệu đa chiều nhằm hỗ trợ cho ứng dụng quản lý thông tin và ra quyết
định điều hành kinh doanh một cách chính xác, nhanh chóng.
5.2.2.4 Tăng cƣờng thiết lập mối quan hệ với đối tác uy tín và tin cậy
Hiện nay, hệ thống đối tác trong giao dịch thanh toán quốc tế của
NHVACT còn ít, chỉ bao gồm những đối tác truyền thống.Vì vậy, để tăng số
lƣợng và đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng
phải thực hiện tốt chính sách khách hàng.
Đối với khách hàng thƣờng xuyên thực hiện thanh toán, ngân hàng có thể
thƣờng xuyên tiếp xúc để tìm hiểu yêu cầu của họ. Việc này đƣợc tiến hành
thông qua tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, định kỳ hàng tháng, hàng quý
để thu thập ý kiến của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Việt Á chi nhánh
Cần Thơ cũng có thể ban hành và đƣa đến tận tay các khách hàng các tài liệu
hƣớng dẫn về nghiệp vụ cũng nhƣ các thủ tục cần thiết khi thực hiện giao dịch
thanh toán quốc tế giúp khách hàng có đƣợc hiểu biết sâu hơn về hoạt động này.
Thƣờng xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp
về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó phục vụ khách hàng ngày càng tốt
hơn. …Ngoài ra, trong khi giao dịch với khách hàng, các thanh toán viên cần giữ
thái độ cởi mở, nhiệt tình, tận tình hƣớng dẫn, có tinh thần trách nhiệm khi phục
vụ và giao tiếp với khách hàng, từ đó nâng cao hình ảnh của VABCT trong lòng
khách hàng, sẽ tạo đƣợc sự trung thành của khách hàng.
5.2.2.5 Mở rộng mạng lƣới chi nhánh, phát triển các thị trƣờng mới
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, ngoài trụ sở chính , NHVACT
mới có 4 phòng giao dịch. Vì vậy, nếu muốn mở rộng và tăng thị phần của mình
thì ngân hàng nên thành lập thêm các chi nhánh ở các huyện khác trong tỉnh.
Điều này, sẽ giúp ngân hàng đi trƣớc một bƣớc trong việc mở rộng so với các
ngân hàng khác, tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đồng

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 71 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
thời, NHVACT nên mở rộng mạng lƣới chi nhánh sang các thị trƣờng mới, đặc
biệt là những thị trƣờng có tiềm năng về hoạt động thanh toán quốc tế.
5.2.2.6 Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cung cấp theo hƣớng nâng
cao chất lƣợng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới
Đối với các dịch vụ truyền thống là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa
duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn cho
ngân hàng. Vì vậy, NHVACT cần phải duy trì và nâng cao chất lƣợng theo
hƣớng: hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ
dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng.
Đối với các dịch vụ mới cần phải nâng cao năng lực marketing giúp các
khách hàng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ, sử dụng linh
hoạt các công cụ phòng chống rủi ro, đảm bảo an toàn…giúp khách hàng sử dụng
các dịch vụ một cách hiệu quả.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 72 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

CHƢƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN


Trong xu hƣớng nƣớc ta hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của hoạt động xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán
quốc tế của ngân hàng ngày càng chiếm một vai trò quan trọng, nhu cầu sử dụng
các dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng cao và đƣợc coi là nguồn thu tiềm năng
cho các ngân hàng.
Mặc dù hoạt động thanh toán quốc tế là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối
với NHVACT, nhƣng ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện và hiện đại hóa hoạt
động của mình làm cho doanh thu thanh toán quốc tế không ngừng tăng cao, đáp
ứng đƣợc những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.
Tuy vậy, cùng với sự diễn biến phức tạp của nền kinh tế nhƣ hiện nay, thì
ngành ngân hàng nƣớc ta nói chung, NHVACT nói riêng đang phải đối mặt với
nhiều thách thức to lớn cũng nhƣ sự cạnh tranh rất gay gắt của các ngân hàng
nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, khả năng thanh toán nhanh và hiệu quả,
đó sẽ là những đối thủ đáng nặng ký trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Đứng
trƣớc tình hình đó, đòi hỏi ngành ngân hàng nƣớc ta cũng nhƣ NHVACT phải
nhanh chóng có những biện pháp thật hiệu quả, những chiến lƣợc phát triển thật
phù hợp và bền vững.
6.2 KIẾN NGHỊ
a. Đối với các doanh nghiệp
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp đa phần là nhờ ngân
hàng làm trung gian thanh toán hộ cho các đối tác nƣớc ngoài. Trong nhiều
trƣờng hợp do ý thức chủ quan của doanh nghiệp mà phát sinh ra nhiều rủi ro -
những ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế. Do vậy, để
giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu cần phải trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ
cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 73 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
công tác xuất nhập khẩu. Cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại
thƣơng, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nƣớc có quan hệ ngoại
thƣơng.
b. Đối với Nhà nƣớc
- Nhà nƣớc cần tạo sự ổn định về môi trƣờng kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn
thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trƣờng kinh tế thông thoáng,
ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với
yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ƣớc, định chế thƣơng mại quốc tế mà
chúng ta tham gia.
- Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trƣờng pháp luật cho hoạt động
thanh toán quốc tế. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp
vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thƣơng mại đáp ứng các yêu cầu mới của
nền kinh tế. Các quy định này cần đƣợc tiến hành từng bƣớc phù hợp với tiến
trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm
bảo tính độc lập, đặc thù của nƣớc ta.
- Nâng cao chất lƣợng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính
sách tỷ giá thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc và thực hiện chính sách quản lý
ngoại hối có hiệu quả.
- Tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động thanh toán
quốc tế. Nhà nƣớc cần tiếp tục đƣa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng
cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trƣờng chứng khoán và hệ thống ngân
hàng. Tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thanh toán quốc
tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động thanh
toán quốc tế của ngân hàng thƣơng mại. Nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình
tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
c. Đối với ngân hàng Nhà nƣớc:
- Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ
thống ngân hàng thƣơng mại. Phối hợp với các Bộ, Ngành hoàn thiện các quy
trình, quy định cho hoạt động thanh toán quốc tế. Xây dựng các phƣơng pháp
kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thƣơng mại theo
luật pháp nƣớc ta và các chuẩn mực quốc tế.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 74 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
- Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh
toán quốc tế cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Xây dựng một hệ
thống công nghệ đảm bảo thu thập đƣợc những thông tin quản trị cần thiết cho
ngân hàng kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh.
d. Đối với ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ
- Hiện đại hoá công nghệ hoạt động thanh toán quốc tế. Công nghệ ngân
hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong
quá trình hoạt động. Do vậy, cần tiếp tục đầu tƣ củng cố nền tảng công nghệ,
tăng cƣờng khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách
hàng, hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lƣợng thanh toán
quốc tế.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Thƣờng
xuyên mở các lớp huấn luyện về quy trình thủ tục, và cách thức áp dụng các
phƣơng thức thanh toán cho nhân viên.
- Thƣờng xuyên kết hợp với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn
và giúp đỡ, hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp cập nhật các thông tin mới về các
tập quán và thông lệ quốc tế về giao nhận hàng hóa và các thủ thục cần thiết
trong toàn bộ quá trình thanh toán.
- Xây dựng những chính sách phát triển phù hợp để giữ vững và nâng cao
thị phần trên địa bàn của mình.

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 75 SVTH: Lý Thị Ánh Loan
Phân tích tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Cần Thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Sách tham khảo


1.TS. Hồ Diệu (2002). Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
2. Dƣơng Hữu Hạnh (2005). Thanh toán quốc tế và hối đoái – Các nguyên tắc và
thực hành, NXB Thống Kê.
3. TS.Trầm Thị Xuân Hƣơng, PGS.TS Nguyễn Văn Dờn, PGS.TS Nguyễn Huy
Hoàng, ThS. Nguyễn Quốc Anh, GV. Nguyễn Thanh Phong (2008). Thanh toán
quốc tế, NXB Lao Động – Xã Hội.
4. PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2003). Thanh toán quốc tế bằng L/C – các tranh
chấp phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Tề (2000). Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB Thống kê
6. PGS.TS Đinh Xuân Trình (1996). Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại
thương, NXB Giáo dục – Trƣờng đại học Ngoại thƣơng
7. PSG.TS Lê Văn Tƣ, Lê Tùng Vân (1999). Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu –
thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê.
* Sách chuyên ngành
1. Nguyễn Hữu Đức. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các
ngân hàng TMCP, Tạp chí ngân hàng số 03 tháng 02 năm 2009.
2. (9/2007). Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, NHTMCP Việt Á

GVHD: ThS. Trương Chí Tiến Trang 76 SVTH: Lý Thị Ánh Loan

You might also like