Bai Tap Phan Cau Tao Nguyen Tu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phiếu bài tập số 2 - Hóa học 1

Bài tập Cấu tạo nguyên tử - Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các
nguyên tố hóa học
1. Quan điểm hiện đại về cấu tạo nguyên tử cho rằng:
A. Electron chuyển động quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định như trái đất quay quanh mặt trời
B. Electron chuyển động quanh hạt nhân theo một quỹ đạo tròn
C. Electron chuyển động quanh hạt nhân theo một quỹ đạo hình elip
D. Electron có thể chuyển động trong cả thể tích nguyên tử và có mặt tại bất kỳ vị trí nào quanh
hạt nhân
2. Để mô tả đầy đủ trạng thái chuyển động của electron xung quanh hạt nhân, hàm sóng ψ phải liên hệ với
một bộ các số lượng tử
A. n,s B. n, l, ml, s C. n, l, ml, ms D. n, l, ms
3. Mô tả chuyển động của electron xung quanh hạt nhân (không xét chuyển động spin), hàm sóng ψ phải
liên hệ với bộ các số lượng tử
A. n,l B. n, l, ml C. n, l, ml, ms D. n, l, ms
4. Mô tả chuyển động tự quay của electron trong nguyên tử, hàm sóng ψ phải liên hệ với số lượng tử
A. ml B. n, l, ml, s C. n, l, ml, ms D. ms
5. Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là sai?

1s2 2s2,2p6 3s2,3p6,3d10 4s2,

A. 1s, 4f B. 1p, 3d C. 3p, 3d D. 2s, 2p


6. Ở phân lớp 3p số electron tối đa là:
A.2 B. 6 C. 10 D. 14
7. Trong nguyên tử, các electron quyết định tính chất hoá học là :
A. Các electron hoá trị. B. Các electron lớp ngoài cùng.
C. Các electron phân lớp ngoài cùng. D. Các electron phân lớp sát ngoài cùng.
8. Nguyên tử của nguyên tố hoá học có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s2 là:
A. Ca B.K C. Ba D. Na
9. Cho các cấu hình electron của các nguyên tố sau :
1s22s22p63s1 (I) 1s22s22p63s23p3 (II) 1s22s22p6 (III) 1s22s22p63s23p1 (IV)
Các nguyên tố kim loại là:
A. I,II,IV B. I,III C. III,IV D. I, IV
10. Ion, có 16 electron và 17 proton, mang điện tích là:
A.17+ B. 1- C.16- D. 1+
11. Cấu hình:1s22s22p63s23p6 là của:
A. Zn B. S2- C. Cl D. Ca
12. Các ion và nguyên tử: Ar, K+, Cl- có cùng:
A. Số khối B. Số electron C. Số proton D.Số notron
13. Vi hạt nào sau đây có số eletron nhiều hơn số proton?
A. Nguyên tử Na. B. Ion clorua Cl-. C. Nguyên tử S. D. Ion kali K+.
14. Giả thuyết các cấu hình nguyên tử sau, cấu hình nào tuân theo nguyên lý Pau li?
A. 1s22s22p63s33p63d124s2 B.1s22s22p63s23p63d104s24p34d2
C. 1s22s32p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p74s2
Phiếu bài tập số 2 - Hóa học 1

15. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây ở trạng thái cơ bản?
A.1s22s12p63s1 B.1s22s22p53s23p5 C.1s22s22p63s23p63d104s2 D.1s22s22p63s23p44d2
16. Cấu hình electron nào sau ở trạng thái cơ bản?
A.1s22s22p63s23p63d14s0 B.1s22s22p63s23p63d04s2
C.1s22s22p63s23p53d54s2 D.1s22s22p63s23p33d24s2
17. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây ở trạng thái kích thích?
A.1s22s22p63s2 B.1s22s22p63s23p63d10 C. 1s22s22p4 D. 1s22s22p63s23p63d104s2
18. Giả thiết có các cấu hình electron nguyên tử sau, cấu hình nào không tuân theo nguyên lý Pauli?
A.1s22s22p63s23p63d9 B. 1s22s22p83s23p63d64s2
2 2 6 2 6 8 2
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s D.1s22s22p63s23p63d64s24p2
19. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây có hai electron độc thân?
A. 1s22s22p63s23p63d84s2 B.1s22s22p63s23p63d34s2
2 2 6 2 6 5 2
C.1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s D.1s22s22p63s23p63d74s2
20.Trong 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng hệ thống tuần hoàn, số nguyên tố có nguyên tử với hai electron
độc thân ở trạng thái cơ bản là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
21. Số hiệu nguyên tử (số đơn vị điện tích hạt nhân) của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:
A. Số electron hoá trị B. Số proton trong hạt nhân
C. Số electron lớp ngoài cùng D. Số nơtron trong hạt nhân
22 . Nguyên tử của nguyên tố nào luôn cho 1e trong các phản ứng hoá học?
A. Na B. Ba C. Al D. Si
23. Các nguyên tử của các nguyên tố nhóm IIA trong bảng HTTH có đặc điểm gì chung?
A. Số nơtron. B. Số electron
C. Số lớp electron D. Số electron lớp ngoài cùng
24. Đặc trưng nào sau đây của nguyên tử các nguyên tố không biến đổi tuần hoàn:
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Tính kim loại phi kim .
C. Số e lớp ngoài cùng D. Tính axit bazơ của oxit và hiđroxit
25. Đặc trưng nào sau đây của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn:
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Số electron lớp ngoài cùng
C. Số lớp electron. D. Tỉ khối.
26. Đặc trưng nào sau đây của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn:
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Tỉ khối.
C. Tính kim loại phi kim D. Số lớp electron
27. Đặc trưng nào sau đây của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn:
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Số lớp electron
C. Tính axit bazơ của oxit và hiđroxit D. Tỉ khối.
28. Các nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kỳ:
A. Đều có cùng số lớp electron B. Đều có cùng số electron
C. Đều có cùng số electron hóa trị D. Đều có cùng số nơtron
29. Các nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A:
A. Đều có cùng số electron B. Đều có cùng số lớp electron
C. Đều có cùng số proton D. Đều có cùng số electron lớp ngoài cùng
30. Để biết một nguyên tố ở nhóm A căn cứ vào dấu hiệu nào sau đây?
A. Electron ở lớp ngoài cùng là electron ns
B. Sự điền electron cuối cùng vào nguyên tử của nguyên tố theo quy tắc Kleckopxki kết thúc ở ns hay np
C. Sự điền electron cuối cùng vào nguyên tử của nguyên tố theo quy tắc Kleckopxki kết thúc ở (n-1)d hay
(n-2)f
D. Sự điền electron cuối cùng vào nguyên tử của nguyên tố theo quy tắc Kleckopxki kết thúc ở (n-2)f
31. Để biết một nguyên tố ở nhóm B căn cứ vào dấu hiệu nào sau đây?
A. Sự điền electron cuối cùng vào nguyên tử của nguyên tố theo quy tắc Kleckopxki kết thúc ở ns
Phiếu bài tập số 2 - Hóa học 1

B. Sự điền electron cuối cùng vào nguyên tử của nguyên tố theo quy tắc Kleckopxki kết thúc ở np
C. Sự điền electron cuối cùng vào nguyên tử của nguyên tố theo quy tắc Kleckopxki kết thúc ở (n-1)d
hay (n-2)f
D. Electron ở lớp ngoài cùng là electron ns
32. Trong một chu kỳ theo chiều từ trái sang phải
A.Tính kim loại của các nguyên tố tăng, tính phi kim giảm
B. Tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm, tính axit tăng
C. Tính kim loại, tính phi kim đều tăng
D. Tính bazơ, tính axit của oxit và hiđroxit đều giảm
33. Trong một nhóm A theo chiều từ trên xuống dưới
A.Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng
C. Tính kim loại, tính phi kim đều tăng D. Tính kim loại, tính phi kim đều giảm
34. Trong một nhóm A theo chiều từ trên xuống dưới
A.Tính bazơ của oxit và hiđroxit tăng, tính axit giảm
B. Tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm, tính axit tăng
C. Tính bazơ, tính axit của oxit và hiđroxit đều tăng
D. Tính bazơ, tính axit của oxit và hiđroxit đều giảm
35. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng?
A. I, Br, Cl, P B. C, N, O, F C. Na, Mg, Al, Si D. N, P, As, Sb
36. Trong cùng một chu kỳ, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương
ứng sẽ:
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không đổi D. Tăng giảm không theo quy luật
37. Sự biến đổi tính chất kim loại của các nguyên tố trong dãy Mg - Ca - Sr - Ba là:
A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng.
38. Sự biến đổi tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy F-Cl -Br -I là:
A. tăng B.giảm C.không thay đổi D. vừa giảm vừa tăng
39. Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học giống nhau nhất:
A. Ca, Si B. P, As C. Ag, Ni D. N, P
40. Tính chất bazơ của các hiđroxit nhóm IIA theo chiều tăng của số thứ tự là:
A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. vừa giảm vừa tăng
41. Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit: LiOH, Be(OH)2, B(OH)3 biến đổi như sau :
A. tăng B. giảm. C.không thay đổi D.vừa giảm vừa tăng
42. Tính chất axit của dãy các hiđroxit: H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi như sau :
A. tăng B.giảm C.không thay đổi D.vừa giảm vừa tăng
43. Các đơn chất của các nguyên tố nào sau đây có tính chất hoá học tương tự nhau?
A. As, Se, Cl, Fe. B. O, S, Se, Te, Po C. Br, P, H, Sb . D. O, Se, Br, Te.
44. Nguyên tố nào sau đây có tính chất hoá học tương tự Sr?
A. C B. K C. Na D. Ca
45. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố Li, O, F, Na được xếp theo thứ tự tăng dần trái sang phải là
A. F, O, Li, Na B. F, Na, O, Li C. F, Li, O, Na D. Li, Na, O, F
46. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm IA?
A.1s22s22p63s23p63d104s1 B.1s22s22p63s23p63d04s1
C.1s22s22p63s23p63d54s1 D.1s22s22p63s23p63d14s2
47. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIIIB?
A.1s22s22p63s23p63d54s1 B.1s22s22p63s23p63d54s2
2 2 6 2 6 8 2
C.1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s D.1s22s22p63s23p63d104s2
48. Cation X2+ và anionY- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kí hiệu của các nguyên tố
X,Y và vị trí của chúng trong bảng HTTH là:
A. Al ở ô 13, chu kỳ III, nhóm IIIA và O ở ô 8, chu kỳ II, nhóm VIA.
B. Mg ở ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA và O ở ô 8, chu kỳ II, nhóm VIA.
Phiếu bài tập số 2 - Hóa học 1

C. Al ở ô 13, chu kỳ III, nhóm IIIA và F ở ô 9, chu kỳ II, nhóm VIIA.


D. Mg ở ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA và F ở ô 9, chu kỳ II, nhóm VIIA.
49. Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử bằng 25. Cấu
hình electron của nguyên tố đó là:
A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p5 C.1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p4
Bài tập tự luyện
50. Ion R3+ có 2 phân lớp ngoài cùng là 3p 6 3d2 Viết cấu hình e của R và R 3+ dưới dạng chữ và dạng ô
lượng tử. Xác định Z, chu kì, nhóm, phân nhóm của R. Viết công thức oxit cao nhất của R
51. Viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z =24, 42. Nhận xét xem trong cách phân bố electron vào
các phân lớp của các nguyên tố này xảy ra hiện tượng gì? Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng
HTTH
52. Một nguyên tố X ở trạng thái cơ bản có phân lớp electron ngoài cùng là 4p 2. Hãy viết cấu hình electron
của nguyên tố đó dưới dạng chữ và ô lượng tử. Xác định vị trí của X trong bảng HTTH.

You might also like