Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA DƯỢC
BỘ MÔN HÓA DƯỢC

TIỂU LUẬN HÓA DƯỢC II


TINIDAZOLE
Nhóm 3 - Tổ 09 - Lớp A1K75
Giảng viên phụ trách: TS Đỗ Thị Mai Dung

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC
PHÂN CHIA CÔNG VIỆC ............................................................................ 3
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 4
TINIDAZOLE ................................................................................................ 6
I. TÊN QUỐC TẾ, TÊN KHÁC, CÔNG THỨC CẤU TẠO .................... 6
1. Tên.................................................................................................. 6
2. Công thức ....................................................................................... 6
II. NGUỒN GỐC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CHÍNH ....... 6
1. Nguồn gốc ...................................................................................... 6
2. Các phƣơng pháp điều chế chính..................................................... 8
III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA, ỨNG DỤNG TRONG KIỂM NGHIỆM,
BẢO QUẢN, DẠNG DƢỢC DỤNG ......................................................... 9
1. Tính chất lý học .............................................................................. 9
2. Tính chất hóa học ............................................................................ 9
3. Bảo quản ......................................................................................... 9
4. Dạng dƣợc dụng .............................................................................. 9
IV. CÁC PHƢƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM ......................................... 10
1. Định tính ....................................................................................... 10
2. Độ trong và màu sắc của dung dịch ............................................... 11
3. Tạp chất liên quan ......................................................................... 11
4. Kim loại nặng ............................................................................... 12
5. Mất khối lƣợng do làm khô ........................................................... 12
6. Tro sulfat Không đƣợc quá 0,1% .................................................. 12
7. Định lƣợng .................................................................................... 12
Định lƣợng đo acid trong môi trƣờng khan ........................................... 12
V. TÁC DỤNG, CƠ CHẾ TÁC DỤNG ................................................ 12
1. Tác dụng ....................................................................................... 12

1
2. Cơ chế tác dụng ............................................................................ 13
VI. DƢỢC ĐỘNG HỌC ........................................................................ 15
1. Hấp thu ......................................................................................... 15
2. Phân bố ......................................................................................... 15
3. Chuyển hóa ................................................................................... 16
4. Thải trừ ......................................................................................... 16
VII. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ ................................................................... 16
1. Dự phòng ...................................................................................... 16
2. Ðiều trị .......................................................................................... 16
VIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH ..................................................................... 16
IX. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN ............................................ 17
1. Thƣờng gặp (ADR > 1/100) .......................................................... 17
2. Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100) ..................................................... 17
3. Hiếm gặp (ADR < 1/1000) ............................................................ 17
X. DẠNG THUỐC VÀ HÀM LƢỢNG ................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 19

2
PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

Họ tên MSV Công việc


Tên quốc tế, tên khác công thức cấu tạo
Nguồn gốc và các phƣơng pháp điều chế
Phan Thị Nguyệt Hà 2001184 chính
Tính chất lý hóa, ứng dụng trong kiểm
nghiệm, bảo quản, dạng dƣợc dụng

Phƣơng pháp kiểm nghiệm


Đặng Xuân Huy 2001288 Tác dụng, cơ chế tác dụng
Dƣợc động học

Chỉ định điều trị


Tác dụng không mong muốn
Hà Thị Lan Hƣơng 2001274
Chống chỉ định
Các dạng bào chế thƣờng gặp

3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh amip do động vật nguyên sinh đơn bào Entamoeba histolytica gây
với nhiều triệu chứng lâm sàng không giống nhau nhƣ lỵ tại đại tràng (gọi là
lỵ amip), áp xe gan, não, phổi... Trichomonas cũng là sinh vật đơn bào có ba
loại: T. buccalis ký sinh ở miệng gây viêm quanh miệng, chảy mủ; T.
intestinalis sống ở ruột kết, gây bệnh tiêu chảy, ít khi gây hội chứng ly; T.
vaginalis sống chủ yếu ở tâm đạo và tuyến tiền liệt, niệu đạo nam và nữ. Tuy
nhiên cơ bản gây ra bệnh cho phụ nữ, nhƣ viêm âm đạo, âm hộ, khí hƣ, viêm
cổ tử cung... Nam giới nhiễm Trichomonas thƣờng không có dấu hiệu gì
nhƣng là nguồn lây cho nữ, làm bệnh dai dẳng khó chữa cũng nhƣ gây nên tái
phát bệnh.

Amip tồn tại trong cơ thể ngƣời dƣới hai dạng là thể hoạt động và thể bào
nang. Thể hoạt động lại có hai loại là thể ăn hồng cầu gây bệnh (magna) và
thể chƣa ăn hồng cầu, chƣa gây bệnh gọi là tiểu thể (minuta). Các bào nang
sau khi xâm nhập vào cơ thể ngƣời (do ăn phải, uống phải, tay bẩn, …), dƣới
ảnh hƣởng của pH và dịch tiêu hóa, chúng thoát kén ở ruột non thành thể
minuta (tiểu thể). Tiểu thể sống trong đại tràng, chƣa hút hồng cầu và chƣa
gây bệnh. Khi gặp thuận lợi, chúng nhân lên nhanh chóng và phát triển thành
thể trƣởng thành thể gây bệnh và tiết men phá hủy niêm mạc, phá thành mao
mạch gây chảy máu và gây ra hội chứng lỵ. Hội chứng lỵ xảy ra từ từ với các
triệu chứng nhƣ đau bụng, đau mót, ỉa chảy, trong phân có máu và dịch nhầy.
Một số còn di chuyển tới mạch máu và cơ quan nội tạng gây các ổ mủ, viêm
loét, gây tắc mạch máu, áp xe gan, áp xe phổi, áp xe não và nhiều biến chứng
nguy hiểm khác có thể gây tử vong. Khi gặp bất lợi, một số amip ở niêm mạc
ruột vẫn ở dạng tiểu thể, chuyển thành bào nang có sức bền lớn, sống trong
đại tràng, không gây bệnh nhƣng là nguồn tái phát nếu không điều trị triệt để.
Khi thải ra ngoài theo phân sẽ là nguồn lây bệnh cho ngƣời lành. Nhất là
những nơi không đƣợc vệ sinh sạch sẽ, vòng chu kì của những Amip hay
Trichomonas sẽ lặp lại nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.

Nhiễm trùng với E. histolytica có thể xảy ra khắp nơi trên thế giới, với tỷ
lệ trung bình 10%. Ở Mỹ 1 -5%, các xứ nhiệt đới 25 – 40%. Ở Việt Nam tỉ lệ
ngƣời lành mang mầm bệnh có nơi lên đến 25%. Theo thống kê gần đây ở TP.
Hồ Chí Minh tỉ lệ trung bình là 8%. Ngoài ra, trên ngƣời Việt Nam các loại vi
trùng sẵn có là yếu tố phối hợp với amip để gây biến chứng. Theo Blanc và
Siguier, trong một nghiên cứu trƣớc đây, cho thấy trên 2.000 ngƣời mắc bệnh
amip ở Việt Nam có đến 500 ngƣời có biến chứng gan (25%). Hàng năm trên
thế giới cũng có khoảng 260 triệu ngƣời bị nhiễm Trichomonas. Và số lƣợng
nhiễm bệnh ngày càng tăng do dịch tễ học bệnh amip phức tạp, lƣợng ngƣời
mang bệnh không có triệu chứng cao, di dân, du lịch, hoạt động quan hệ tình
4
dục không an toàn, … Vì vậy, việc nghiên cứu thuốc dùng để điều trị bệnh
amip, Trichomonas không ngừng phát triển và phong phú. 5-nitroimidazole là
nhóm thuốc đã đƣợc các nhà nghiên cứu tổng hợp và cho thấy có tác dụng
chống động vật nguyên sinh tốt hơn so với các hợp chất tự nhiên. Có nhiều
loại thuốc kháng sinh nhóm 5-nitroimidazole khác nhau nhƣ: Metronidazole,
Tinidazole, Nimorazole, … Do đó, bệnh nhân cần đƣợc tƣ vấn về thời điểm
dùng từng loại của nhóm 5-nitroimidazole để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt
nhất. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi thực hiện tiểu luận chủ đề
TINIDAZOLE với mục tiêu:
1. Trình bày những kiến thức tổng quan về Tinidazole, các tính chất lý
hóa quan trọng và ứng dụng trong kiểm nghiệm.
2. Cung cấp thông tin về tác dụng, chỉ định và chống ch định của thuốc
nhằm nâng cao chất lƣợng sử dụng thuốc trong y tế và cộng đồng.

5
TINIDAZOLE

I. TÊN QUỐC TẾ, TÊN KHÁC, CÔNG THỨC CẤU TẠO


1. Tên
- Tên IUPAC: 1-(2-ethylsulfonylethyl)-2-methyl-5-nitroimidazol
- Tên quốc tế: Tinidazole
- Tên khác: Tindamax, Trimonase, Fasigyn, Simplotan…
2. Công thức
- Công thức phân tử: C8H13N3O4S
- Công thức cấu tạo:

- Khối lƣợng phân tử: 247.27g/mol

II. NGUỒN GỐC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CHÍNH


1. Nguồn gốc
Năm 1955, một loại kháng sinh đã đƣợc phân lập từ một chủng xạ khuẩn
Streptomyces trên đảo Reunion bởi các nhân viên nghiên cứu của Rhone-
Poulenc tại Paris, đó là Azomycin – một loại thuốc hoạt động chống lại
Trichomonas. Trƣớc đó 2 năm, chất này cũng đã đƣợc phân lập tại Nhật Bản
bởi Maeda và các cộng sự. Chất này sau đó đƣợc xác định cấu trúc hóa học là
2-nitroimidazole. Sau đó, các chất hóa học với cấu trúc tƣơng tự đã đƣợc tổng
hợp, trong đó có 5- nitroimidazole. 5-nitroimidazole cho thấy tác dụng chống
động vật nguyên sinh tốt hơn so với các hợp chất tự nhiên. Trong số 150 chất
có cấu trúc liên quan, hợp chất có nhóm thế β-hydroxyethyl ở vị trí số 1 cho
thấy sự cân bằng giữa tác dụng và độc tính tốt nhất, chất này chính là

6
Metronidazole – kháng sinh nhóm 5- nitroimidazole đầu tiên, với biệt dƣợc
nổi tiếng nhất là Flagyl.

Cho đến cuối thập kỷ đó, Metronidazol là thuốc đầu tiên sử dụng theo
đƣờng toàn thân có hiệu quả trên Trichomonas vaginalis and T. foetus. Trong
thời gian tiếp theo, Giardia lamblia và Entamoeba histolytica (amip) cũng đã
đƣợc chứng minh là nhạy cảm với Metronidazole. Metronidazole có khả năng
điều trị cả amip trong ruột cũng nhƣ ngoài ruột. Không lâu sau đó, các nhà
khoa học lại phát hiện thêm đƣợc rằng Metronidazol có tác dụng trên cả các
vi khuẩn kỵ khí, và thừa nhận lợi ích của nó trong ngăn ngừa nhiễm trùng sau
phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm, đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa, cắt
ruột thừa và phẫu thuật đại tràng.
Sau này, các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm các hợp chất tƣơng tự với
mong muốn tìm ra một loại kháng sinh mới có hiệu lực cao hơn, dung nạp tốt
hơn và ít tác dụng phụ hơn. Tuy vậy, việc cải thiện cấu trúc hóa học của
Metronidazol là không hề dễ dàng. Chất tiếp theo ra đời có hoạt tính chống
Trichomonas lại không phải là kháng sinh nhóm 5-nitroimidazole, mà lại là
Nifuratel (Magmilor), một kháng sinh nhóm Nitrofuran, thuốc này đƣợc tìm
ra bởi ngƣời Italia và đƣợc tiếp thị ở Anh từ năm 1960.
Kháng sinh nhóm 5-nitroimidazole thứ hai đƣợc tìm ra là Nimorazole
(Naxogyn), có tên gọi khác trƣớc đây là Nitroimidazole. Thuốc này đƣợc tìm
ra bởi các nhân viên khoa học của Carlo Erba, Italia và đƣợc giới thiệu năm
1970 ở Anh. Đến giữa năm 1977 thì vẫn chƣa có kháng sinh nào khác cùng
nhóm đƣợc phê duyệt trên lâm sàng ở Anh. Tuy nhiên, đã có hai loại khác
đƣợc sử dụng ở Châu Âu, đó là Tinidazole (Fasigyn, Pfizer) và Ornidazole
(Tiberal, Hoffmann- La Roche). Tiếp theo sau đó là sự ra đời của ba loại
thuốc cùng nhóm đƣợc quan tâm, đó là Secnidazole, Carnidazole và Ro 07-
0582 (nhóm 2-nitroimidazole) hay còn gọi là Misonidazole.
Hiện tại trên thị trƣờng Hoa Kỳ, chỉ có Metronidazole, Tinidazole và
Secnidazole là đƣợc cấp phép lƣu hành. Metronidazole mặc dù là thuốc ra đời
đầu tiên trong nhóm này, nhƣng lại là thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất trong
nhóm.

7
2. Các phƣơng pháp điều chế chính
Tổng hợp: Đun nóng 2-methyl-5-nitroimidazole với 2-ethylsulfonyethyl-
4- toluenesulfonate trong 4 giờ.
Điều chế 2-ethoxysulfonyl-p-toluenesulfonate: bằng cách tosyl hóa 2-
ethylsulfonyl ethanol sử dụng p-toluenesulfonyl clorua.

Tinidazole là 1H-imidazole đƣợc thay thế ở C-1 bởi một nhóm ethyl (2-
ethylsulfonyl), ở C-2 bởi một nhóm metyl và ở C-5 bởi một nhóm nitro. Nó
8
đƣợc sử dụng nhƣ một chất chống vi trùng, kháng khuẩn. Nó có vai trò nhƣ
một loại thuốc chống động vật nguyên sinh, một loại thuốc kháng khuẩn, một
tác nhân chống ký sinh trùng và một tác nhân chống vi khuẩn.
Tinidazole là một dẫn xuất 5-nitroimidazole có đặc tính kháng nguyên
sinh.

III. TÍNH CHẤT LÝ HÓA, ỨNG DỤNG TRONG KIỂM NGHIỆM,


BẢO QUẢN, DẠNG DƯỢC DỤNG
1. Tính chất lý học
- Bột kết tinh gần nhƣ trắng/ vàng nhạt
- Không tan trong nƣớc, tan trong aceton, methylen clorid, hơi tan trong
methanol
- Nhiệt độ nóng chảy 127-128°C
- Áp suất hơi: 2,7x10-7 mmHg ở 25°C (est)
- Phổ UV → Định tính, định lƣợng
- Hấp thụ IR → Định tính

2. Tính chất hóa học


- Nitro thơm:
Đun trong dung dịch kiềm → chuyển màu
Phản ứng khử hóa: ArNO2 bị khử hóa bởi H mới sinh tạo amin thơm bậc 1
→ Định tính

- Dị vòng imidazol: Tính base


Tác dụng với thuốc thử chung của alcaloid (acid picric, dragendorff...) →
Định tính
Với acid picric tạo tủa picrat màu vàng → Định tính
Muối kết hợp với HCl dễ tan trong nƣớc → bào chế dạng pha tiêm

- Nhóm Sulfon:
Lấy 0,1 g tinidazol cho vào ống nghiệm, đốt nóng nhẹ tạo khí sulfur
dioxide có mùi hắc và làm đen giấy lọc tẩm dung dịch thủy ngân nitrat (TT).

3. Bảo quản
Bảo quản dƣới 25°C, ở nơi khô, tránh ánh sáng

4. Dạng dƣợc dụng


- Dạng thuốc thể rắn: viên nén
- Dạng thuốc tiêm: dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch

9
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM
1. Định tính
Có thể chọn 1 trong 2 nhóm định tính sau:
- Nhóm I: A, C
- Nhóm II: B, C, D, E

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ
hồng ngoại của tinidazol chuẩn.

B. Hòa tan 10,0mg chế phẩm bằng methanol (TT) và pha loãng thành
100,0ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0ml dung dịch thu đƣợc thành
10,0ml với methanol (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch trong khoảng
bƣớc sóng từ 220nm đến 350nm có hấp thụ cực đại ở 310nm. Độ hấp thụ
riêng ở bƣớc sóng cực đại từ 340nm đến 360nm.

C. Điểm chảy của chế phẩm phải từ 125ºC đến 128ºC

D. Phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng


Bản mỏng: Silicagel GF254. Hoạt hóa ở 110ºC trong 1h và để nguội.
- Dung môi khai triển: Butanol – ethyl acetate (25:75).
- Dung dịch thử: Hòa tan 20mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha
loãng thành 10ml với cùng dung môi.
- Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20mg Tinidazol chuẩn trong methanol
(TT) và pha loãng thành 10ml với cùng dung môi.
- Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10μl mỗi dung dịch trên.
Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi đƣợc 2/3 chiều dài bản mỏng. Để khô
bản mỏng ngoài không khí và quan sát dƣới ánh sáng tử ngoại ở bƣớc sóng
254nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí và kích
thƣớc tƣơng tự với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

E. Lấy khoảng 10mg chế phẩm, thêm khoảng 10mg bột kẽm (TT), 0,3ml
acid hydrocloric (TT) và 1ml nƣớc. Đun trong cách thủy 5 phút rồi để nguội.
Dung dịch cho phản ứng của amin thơm bậc nhất.

10
2. Độ trong và màu sắc của dung dịch
Hòa tan 1,0g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 20ml với
cùng dung môi. Dung dịch thu đƣợc phải trong và không đƣợc có màu đậm
hơn màu mẫu.

3. Tạp chất liên quan


Phƣơng pháp sắc ký lỏng
- Chuẩn bị các dung dịch trong điều kiện tránh ánh sáng:
+ Pha động: Acetonitrile - methanol - nƣớc (10:20:70).
+ Dung dịch thử: Hòa tan 10,0mg chế phẩm trong 10,0ml methanol (TT)
và pha loãng thành 100,0ml bằng pha động.
+ Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0ml dung dịch thử thành 100,0ml
bằng pha động. Pha loãng 1,0ml dung dịch thu đƣợc thành 10,0ml bằng pha
động.
+ Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0mg tạp chất A chuẩn của tinidazol
và 5,0mg tạp chất B chuẩn của tinidazol trong 10,0ml methanol (TT) và pha
loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 2,0ml dung dịch thu đƣợc
thành 10,0ml bằng pha động.
+ Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0ml dung dịch đổi chiếu (2) thành
50,0ml bằng pha động.

- Điều kiện sắc ký:


+ Cột kích thƣớc (25cm x 3,0mm) đƣợc nhồi pha tĩnh B (5μm).
+ Detector quang pho tử ngoại đặt ở bƣớc sóng 320nm.
+ Tốc độ dòng: 0,5ml/min.
+ Thể tích tiêm: 20μl.

- Cách tiến hành:


+ Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lƣu của Tinidazol.
Thời gian lƣu tƣơng đối so với tinidazol (thời gian lƣu khoảng 6 min): Tạp
chất A khoảng 0,6; tạp chất B khoảng 0,7.
+ Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối
chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của tạp chất B ít nhất là
2,0.

11
+ Giới hạn: Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không đƣợc lớn
hơn diện tích pic chính thu đƣợc trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3)
(0,2%).
+ Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không đƣợc lớn hơn diện
tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10%). Tổng diện
tích pic của tất cả các tạp chất không đƣợc lớn hơn 4 lần diện tích pic chính
thu đƣợc trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,4%).
(Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu
đƣợc trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%)).

Ghi chú:
Tạp chất A: 2-methyl-5-nitro-lH-imidazol.
Tạp chất B: l-[2-(ethylsulfonyl)ethyl]-2-methyl-4-nitro-lH-imidazole.

4. Kim loại nặng


Không đƣợc quá 20 phần triệu.
Lấy 1,0g chế phẩm tiến hành theo phƣơng pháp 4. Dùng 2ml dung dịch
chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

5. Mất khối lƣợng do làm khô


Không đƣợc quá 0,5%.

6. Tro sulfat Không đƣợc quá 0,1%


Dùng 1,0g chế phẩm.

7. Định lƣợng
Định lƣợng đo acid trong môi trƣờng khan
- Hòa tan 0,150g chế phẩm trong 25ml acid acetic khan (TT). Định lƣợng
bằng dung dịch acid percloric 0,1N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng
phƣơng pháp chuẩn độ đo điện thế.
- Quy ƣớc: 1,0ml dung dịch acid percloric 0,1N (CĐ) tƣơng đƣơng với
24,73mg C8H13N3O4S.

V. TÁC DỤNG, CƠ CHẾ TÁC DỤNG


1. Tác dụng
Phòng và điều trị các nhiễm khuẩn đƣờng mật hoặc đƣờng tiêu hóa, điều
trị áp xe và điều trị các nhiễm khuẩn kỵ khí nhƣ viêm cân mạc hoại tử và hoại
12
thƣ sinh hơi. Trên thực tế thƣờng gặp các nhiễm khuẩn hỗn hợp, do vậy cần
phải phối hợp tinidazol với các kháng sinh khác một cách hợp lý để có thể
loại trừ đƣợc cả các vi khuẩn hiếu khí nghi ngờ.
Ðể phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, có thể phối hợp tinidazol với
gentamicin hoặc tinidazol với cephalosporin, dùng trƣớc và trong khi phẫu
thuật. Không nên dùng thuốc tiếp sau phẫu thuật. Dùng thuốc dự phòng kéo
dài không tăng tác dụng phòng ngừa mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
tiềm ẩn và kháng thuốc.
Nếu nghi ngờ có nhiễm hỗn hợp vi khuẩn kỵ khí và Enterococcus, nên
phối hợp tinidazol với cả gentamicin và ampicillin/cephalosporin, hoặc
tinidazol với vancomycin.
Trƣờng hợp nghi ngờ nhiễm các vi khuẩn Gram âm Enterobacteriaceae
nhƣ Klebsiella, Proteus hoặc Escherichia cùng với các vi khuẩn kỵ khí, nên
phối hợp tinidazol với các cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2.
Nếu nghi ngờ có các vi khuẩn Enterobacteriaceae khác nhƣ Enterobacter,
Morganella, Providencia, Serratia trong các nhiễm khuẩn hỗn hợp kỵ khí và
hiếu khí, cần phối hợp tinidazol với cephalosporin thế hệ 3, penicillin và
thuốc ức chế beta- lactamase, monobactam và/hoặc gentamicin.
Nếu nghi ngờ các vi khuẩn kỵ khí kháng metronidazol/ tinidazol, có thể
dùng các thuốc khác thay thế nhƣ clindamycin hoặc cloramphenicol,
imipenem hoặc phối hợp penicillin và thuốc ức chế beta - lactamase.

2. Cơ chế tác dụng

13
Tinidazol có nhóm -NO2 nên sẽ dễ dàng bị khử hóa thành dạng oxy hoạt
động mà mỗi oxy mang 1 điện tích âm, tiếp tục bị biến đổi thành dạng nitroso
bền hơn bằng cách loại bỏ 1 oxy, cuối cùng là bị khử hóa tạo nhóm -NH(OH)
có chứa oxy hoạt động.

Tinidazol sau khi trở thành dạng oxy hoạt động sẽ đƣợc khuếch tán vào
trong tế bào của vi sinh vật qua màng, tham gia phản ứng oxy hóa - khử với
ferredoxin, chuyển ferredoxin từ dạng khử sang dạng oxy hóa, đồng thời
tinidazol dạng oxy hóa ban đầu cũng chuyển sang dạng ROS, ROS có khả
năng tạo phức hợp với ion kim loại (Fe,Cu) và phức hợp KL-ROS sẽ gắn với
DNA đang tổng hợp, ức chế sửa chữa và quá trình phiên mã của DNA, ngoài
ra còn giáng hóa protein, từ đó quá trình nhân lên của vi sinh vật bị trì hoãn,
vi sinh vật sẽ chết theo chu trình.

14
VI. DƯỢC ĐỘNG HỌC
1. Hấp thu
Tinidazol đƣợc hấp thu hầu hết sau khi uống và đặc biệt nồng độ đỉnh
trong huyết tƣơng đạt khoảng 40 microgam/ml sau 2 giờ dùng liều duy nhất 2
g, tụt xuống 10 microgam/ ml sau 24 giờ và 2,5 microgam/ml sau 48 giờ.
Với liều duy trì 1 g hàng ngày có thể duy trì đƣợc nồng độ trên 8
microgam/ ml.
Liều tƣơng đƣơng, dùng theo đƣờng tĩnh mạch, cũng cho các nồng độ
tƣơng tự trong huyết tƣơng nhƣ liều uống.

2. Phân bố
Tinidazol đƣợc phân bố rộng rãi trong tất cả các mô cơ thể, đi qua đƣợc
hàng rào máu não, hàng rào nhau thai và đạt tới nồng độ hữu hiệu trên lâm
sàng ở tất cả các mô.
Nồng độ đạt đƣợc ở mật, sữa, dịch não tủy, nƣớc bọt và các mô khác
trong cơ thể tƣơng tự với nồng độ trong huyết tƣơng.
Thể tích phân bố đo đƣợc vào khoảng 50 lít.
Chỉ có 12% tinidazol trong huyết tƣơng gắn kết với protein huyết tƣơng.

15
3. Chuyển hóa
Chủ yếu chuyển hóa bởi enzyme P450 tại gan

4. Thải trừ
Thời gian bán thải: 12-14h
Tinidazol đi qua hàng rào nhau thai và đƣợc tiết qua sữa mẹ.
Tinidazol đƣợc đào thải qua gan và thận, 60-65% liều sử dụng đƣợc đào
thải qua thận với 25% dƣới dạng không đổi, khoảng 12% liều dùng đƣợc đào
thải qua phân.

VII. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ


Tinidazol thƣờng phối hợp với các kháng sinh khác trong các trƣờng hợp:
1. Dự phòng
Phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt các
nhiễm khuẩn liên quan tới phẫu thuật đại tràng, dạ dày và phụ khoa.

2. Ðiều trị
Các nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí nhƣ:
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng: Viêm màng bụng, áp xe. Nhiễm khuẩn phụ
khoa: Viêm nội mạc tử cung, viêm cơ nội mạc tử cung, áp xe vòi buồng
trứng. Nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn vết thƣơng sau phẫu thuật. Nhiễm
khuẩn da và các mô mềm. Nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp trên và dƣới: Viêm
phổi, viêm màng phổi mủ, áp xe phổi.
- Viêm âm đạo không đặc hiệu.
- Viêm loét lợi cấp.
- Nhiễm Trichomonas sinh dục tiết niệu cả nam và nữ.
- Nhiễm Giardia.
- Nhiễm amip ruột.
- Amip cƣ trú ở gan.

VIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


- Quá mẫn với tinidazol
- Loạn tạo máu hoặc có tiền sử loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
- Ba tháng đầu của thai kỳ; ngƣời mẹ đang cho con bú.
- Thời kỳ mang thai: Tinidazol qua hàng rào nhau - thai. Chống chỉ định
dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì chƣa biết ảnh
hƣởng của các loại thuốc này trên bào thai. Chƣa có bằng chứng tinidazol ảnh
16
hƣởng có hại trong giai đoạn sau của thai kỳ, nhƣng cần phải cân nhắc giữa
lợi ích của dùng thuốc với những khả năng gây hại cho bào thai và ngƣời mẹ
ở ba tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.
- Thời kỳ cho con bú: Tinidazol bài tiết qua sữa mẹ. Sau khi uống thuốc
72 giờ có thể vẫn tìm thấy tinidazol trong sữa. Không nên dùng cho ngƣời mẹ
đang cho con bú, hoặc chỉ cho con bú ít nhất sau 3 ngày ngừng thuốc.
- Ngƣời bệnh có các rối loạn thần kinh thực thể.

IX. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN


Có khoảng 3% ngƣời bệnh đƣợc điều trị gặp các phản ứng không mong
muốn.
1. Thƣờng gặp (ADR > 1/100)
- Tuần hoàn: Viêm tĩnh mạch huyết khối, đau nơi tiêm.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, ăn không ngon, đau bụng
- Phản ứng khác: Thay đổi vị giác nhất thời

2. Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100)


- Toàn thân: Chóng mặt, nhức đầu
- Tiêu hóa: Nôn, ỉa chảy

3. Hiếm gặp (ADR < 1/1000)


- Toàn thân: Dị ứng, sốt.
- Máu: Giảm bạch cầu có hồi phục.
- Tiêu hóa: Viêm miệng.
- Da: Ngoại ban, ngứa, phát ban da.
- Cơ xƣơng: Ðau khớp.
- Thần kinh: Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
- Tiết niệu: Nƣớc tiểu sẫm.

Chú ý: Có nguy cơ xảy ra các phản ứng giống disulfiram nếu ngƣời bệnh
uống rƣợu khi điều trị. Thỉnh thoảng cũng có phản ứng dị ứng hỗn hợp: Ngoại
ban, mày đay kèm theo sốt và đau các khớp. Một số ít trƣờng hợp bị mất điều
hòa và co giật cũng đã đƣợc thông báo

17
X. DẠNG THUỐC VÀ HÀM LƯỢNG
1. Viên nén 500 mg

2. Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 2 mg/ml

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dƣợc điển Việt Nam V

2. Dƣợc điển Anh 2016

3. Dƣợc thƣ quốc gia 2017

4. "PubChem Compound Summary for CID 5479, Tinidazole", National


Center for Biotechnology Information, PubChem

5. ”Tinidazole”, Chemical Book, 19387-91-8

6. Tinidazol - Mechanism, side effect, precautions and uses video

7. Br J Vener Dis., The nitroimidazole family of drugs, British Journal of


Venereal Diseases, 1978, 54, 69-71

8. Ria Gupta, Sumit Sharma, Rohit Singh, Ram A. Vishwakarma, Serge


Mignani, Parvinder Pal Singh, Functionalized Nitroimidazole Scaffold
Construction and Their, Pharmaceuticals 2022, 15(5), 561

19

You might also like