Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Xin Chào Cô và tất cả các bạn

Em xin đại diện nhóm trình bày một số phương pháp nghiên cứu vật liệu vô cơ và
ứng dụng các pp để phân tích vật liệu nano ZnO

Chúng ta có rất nhiều pp để phân tích vật liệu như phương pháp pt nhiệt, pp nhiễu
xạ tia X để xác định cấu trúc vật liệu, Phương pháp xác định kích thước hạt, tính
chất bề mặt vật liệu bằng Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electronic
Microscopy) Phương pháp phân tích thành phần hóa học vật liệu bằng Phổ tán xạ
năng lượng tia X (Energy – dispersive X – ray Spectroscopy)

Sau đây em xin trình bày pp phân tích nhiệt gồm có pp TGA là pp
Phân tích nhiệt trọng lượng (Thermal Gravimetric Analysis) và
Phép đo nhiệt lượng quét vi sai DSC (Differential Scanning Calorimetry)

Nguyên tắc cơ bản của 2 pp này là tiến hành nung mẫu ở một tốc độ gia nhiệt
không thay đổi như:

DSC nhằm xác định

- Xác định được nhiệt độ chuyển tiếp


- Xác định được nhiệt dung riêng
- Xác định độ phát xạ nhiệt
- Xác định được nhiệt hình thành
- Xác định được độ kết tinh của mẫu
- Xác định được nhiệt tổng hợp của một pha tinh thể và mức độ kết tinh
- Nghiên cứu về động học tinh thể

TGA nhằm xác định

- Khối lượng bị mất trong quá trình chuyển pha.


- Khối lượng bị mất theo thời gian và theo nhiệt độ do quá trình khử nước hoặc phân ly.
Áp dụng phương pháp TGA – DSC để phân tích vật liệu nano ZnO
Trên hình là giản đồ TG-DSC của mẫu kết tủa vật liệu nano ZnO. Kết quả cho thấy độ
hụt khối lượng xảy ra từ khoảng 50°C đến 400°C (~23,23%) và từ 800°C đến 1000°C
(~10,58%)

Nếu thành phần kết tủa tổng hợp vật liệu chỉ có Zn(OH)2 thì sự mất khối lượng khi nung
kết tủa ở nhiệt độ cao theo phương trình chỉ khoảng 18,18%.

𝑍𝑛(𝑂𝐻)2 → 𝑍𝑛𝑂 + 𝐻2 𝑂

18
∆𝑚𝑙𝑜𝑠𝑠 = = 18,18%
65 + 17.2

 Chứng tỏ có sự xuất hiện tạp chất trong mẫu vật liệu nano.

Sự phân hủy liên kết giữa cation 𝑍𝑛2+ với gốc 𝑆2− để thay thành gốc 𝑂2− bền hơn được
thể hiện qua peak thu nhiệt ở 362,24°C trên giản đồ DSC và quá trình này đến khoảng 600°C
mới phân hủy hoàn toàn (trích dẫn tltk 8). Các peak thu nhiệt ở 123.61 và 261,87°C là do lần
lượt xảy ra sự mất nước bề mặt do quá trình sấy chưa hoàn toàn, sự phân hủy hydroxide zinc (II)
để chuyển thành pha oxide ZnO.

Ở khoảng 400 - 450°C có peak tỏa nhiệt cho thấy đây là nhiệt độ mẫu chuyển từ pha vô định
hình sang dạng kết tinh.

Sau 700°C, không thấy có sự mất khối lượng trên đường TGA cũng như không xuất hiện
peak lạ trên đường DSC nên có thể quy kết rằng pha ZnO đã hình thành hoàn toàn trong giai
đoạn này.

Sau 850°C có sự hụt khối lượng ứng với peak thu nhiệt trên đường DSC, theo tài liệu tham
khảo số 9, chúng tôi quy kết cho sự phân hủy một phần ZnO trong môi trường kiềm ở nhiệt độ
cao, cũng như sự phân hủy của các tạp chất không nằm trong pha oxide .

Như vậy, ứng giản đồ, chúng tôi chọn 800°C là nhiệt độ nung thích hợp để tổng hợp mẫu vật
liệu nano ZnO.
Tiếp theo là Phương pháp nhiễu xạ tia X XRD (X – Ray Diffraction)

Được em trình bày qua các vấn đề sau:

Nguyên lí hoạt động của pp nhiễu xạ tia X: hiện tượng các chùm tia X nhiễu
xạ trên các mặt tinh thể của chất rắn

Dựa vào Phương trình Bragg để xđ mối liên quan đến khoảng cách giữa các mặt
phẳng tinh thể liền kề và góc nhiễu xạ trong phương pháp này

Từ pp này xác định đc vật liệu có cấu trúc tinh thể hay vô định hình

Và xác định được FWHM: Chiều rộng đỉnh tại vị trí giữa peak GAIN SIZE: Kích
thước hạt

Ứng dụng pp XRD để xác định cấu trúc vật liệu ZnO

Phổ XRD của các mẫu sau khi nung ở 400, 600 và 800°C đều thu được cấu trúc
hexagonal đặc trưng của ZnO.

Dựa vào Hình, cường độ kết tinh của mẫu ZnO nung ở 800°C lớn hơn rất nhiều so với
mẫu nung ở 400 và 600°C.

Các peak thu được tại các vị trí góc 2-Theta 31,95°; 34,55°; 36,50° ứng với bộ chỉ số
Miller (100), (002), (101) của pha Zincite đều trùng với vị trí peak chuẩn trong ngân hang phổ.
Kết quả XRD thu được phù hợp với việc lựa chọn nhiệt độ nung trên kết quả TG-DSC, hơn nữa,
kết quả cũng gần đúng với phổ chuẩn của pha Zincite (JCPDS: 036-1451) được trình bày trong
bài báo tổng hợp vật liệu nano ZnO với phương pháp kết tủa tltk [6]

Bảng 1: Các thông số cấu trúc vật liệu nano ZnO khi xét tại peak có cường độ cao
nhất khi nung mẫu tại nhiệt độ 400, 600, 800 ℃

ZnO 400℃ 600℃ 800℃

(h, k, l) (1, 0, 1) (1, 0, 1) (1, 0, 1)


FWHM (o) 0.42696 0.25008 0.17943

2θ (o) 36.43042 36.48379 36.45780

D (nm) 19.37057 33.07633 46.09658

d-spacing (nm) 0.34850 0.34800 0.34825

Bảng 2: Các thông số mạng và thể tích ô mạng trong cấu trúc vật liệu nano ZnO
khi nung mẫu tại nhiệt độ 400, 600, 800°C

ZnO 400oC 600oC 800oC

Lattice a 3.1210 3.1370 3.2361

constants
c 5.1730 5.1730 5.1730
, (Å)

V (Å3) 43.6363 44.0849 46.9142

Khi nhiệt độ nung mẫu tăng, độ rộng bán phổ (FWHM) giảm và kích thước tinh thể ZnO
(DXRD, nm) tính theo công thức (2.1) tăng từ 19.37057 nm đến 46.09658 nm (Bảng 1), thể tích
ô mạng tinh thể (V, Å3) cũng tăng theo chiều nhiệt độ nung mẫu (Bảng 2). Các kết quả thu được
cũng gần đúng với giá trị trên bài báo đã được công bố [6].

Kích thước hạt tại 800°C khi xét tại peak có cường độ cao nhất ứng với bộ chỉ số Miller
(101) là 46.09658 nm lệch tương đối lớn đối với mẫu nano ZnO trong công trình nghiên cứu của
R.Y. Hong và cộng sự nghiên cứu tổng hợp hạt nano ứng dụng cho xúc tác quang là 20 nm [2].

You might also like