Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ THI CUỐI KỲ LÝ THUYẾT KHOA HỌC HÀNH VI - GIÁO DỤC SỨC KHỎE 2023

KHÓA Y2019CD CA 1 VÀ CA 2 (11/11/2023)

Nhận xét: Đề thi gồm 30 câu, thi trong vòng 20 phút. Chủ yếu đọc slide và file word là qua được, có
thể qua môn hoặc qua đời. Chúc các bạn lớp AB và các em khóa dưới học và thi thật tốt hơn tụi mình!
Lưu ý: Đề đổi 100%
Câu 1: Trong các câu hỏi sau, câu hỏi nào là đúng với nguyên tắc phát huy tối đa sự chủ động của đối
tượng?
A. “Cô/chú nên ngồi ghế, không nên ngồi xổm vì...”.
B. “Ngồi xổm sẽ khiến các khớp... Vậy theo cô/chú thì chúng ta nên ngồi như thế nào?”.
C. “Cô/chú không được ngồi xổm vì...”.
D. “Ngồi xổm sẽ làm tổn thương khớp gối cho nên...”.
Câu 2: Khảo sát nhóm học sinh lớp 8X, ghi nhận các thông tin sau:
Số học sinh cảm thấy bị stress: 31/45
Số học sinh biết rằng bạn mình bị stress: 43/45
Số học sinh tìm hiểu stress trên các nền tảng mạng: 33/45
Khảo sát trên cho thấy các em học sinh đang ở giai đoạn nào trong mô hình thay đổi?
A. quan tâm. B. kiến thức. C. duy trì. D. thụt lùi.
Câu 3: Cần ưu tiên đặc điểm nào sau đây trong một thông điệp?
A. có vần có điệu. B. sự chính xác. C. sự thu hút. D. sự lặp đi lặp lại.
Câu 4: Trong các câu hỏi sau, câu nào thể hiện đặc điểm “sự tin tưởng” thông điệp?
A. “Xem hình này anh/chị nghĩ nó nói về điều gì?”.
B. “Anh/chị có muốn chia sẻ tài liệu này cho người khác hoặc giới thiệu cho người khác biết về
những điều tài liệu này đã đề cập không?”.
C. “Anh/chị có sẵn sàng thử làm điều trong tài liệu yêu cầu không?”.
D. “Anhh/chị có cảm thấy liên quan đến cuộc sống của mình không?”.
Câu 5: Vào ngày X, bộ luật về sức khỏe đã được ban hành bởi Bộ Y tế. Dữ kiện trên thuộc loại hình
nào sau đây?
A. truyền thông. B. thông tin. C. giáo dục. D. tuyên truyền.
Câu 6: Trên trang báo mạng X có đăng bài với nội dung sau: “Theo Bộ Y tế, việc tầm soát ung thư cổ
tử cung...”. Dữ kiện trên thuộc loại hình nào sau đây?
A. truyền thông. B. tuyên truyền. C. thông tin. D. giáo dục.
Câu 7: Một tư vấn viên hướng dẫn một bác lớn tuổi cách giảm ăn mặn bằng muối với thông tin 5 gam
muối mỗi ngày tương đương 3 muỗng cà phê, mỗi muỗng tương ứng 1,5 gam. Kỹ năng gì đã được tư
vấn viên trên sử dụng?
A. kỹ năng khơi dậy, giúp thân chủ chủ động cách sử dụng muối.
B. kỹ năng giáo dục, giúp thân chủ chủ động sử dụng muối.
C. kỹ năng tuyên truyền, lấy ví dụ dễ hiểu cho thân chủ.
D. kỹ năng tuyên truyền, với nguyên tắc “người của mình”.

Nguyễn Nguyễn Phú Trung Và Các Bạn Y2019CD *Đề và đáp án mang tính chất tham khảo
Câu 8: Một tư vấn viên tư vấn cho một nhóm nhỏ về chủ đề “tăng huyết áp”. Người tư vấn viên đã
nói “Nghiên cứu X chỉ ra những người ăn nhiều hơn 5 gam muối mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn
nhóm người ăn ít hơn 5 gam muối mỗi ngày”. Người tư vấn viên trên đã tôn trọng nền tảng y đức nào?
A. nói sự thật. B. trung thành với vai trò của mình.
C. công minh. D. bảo mật.
Câu 9: Một bác sỹ giải thích cho bịnh nhân về bịnh cảnh rối loạn lipid máu, tưởng tượng như là một
ống nước bị đổ đầy dầu vào, ống sẽ bị các mảng dầu bám vào và gây bít lòng ống. Vị bác sỹ trên đã sử
dụng kỹ năng nào để giải thích cho bịnh nhân?
A. kỹ năng lấy “ví dụ tương tự”.
B. kỹ năng làm giảm “khoảng cách analogy”.
C. kỹ năng giao tiếp “người của mình”.
D. kỹ năng truyền thông “nói sự thật”.
Câu 10: Một tư vấn viên hướng dẫn cho các cụ trong khu phố X về “chế độ ăn và sinh hoạt đái tháo
đường”. Người tư vấn viên giới thiệu các công viên, các máy tập thể dục gần nhà để các cụ có thể chủ
động tập luyện, cải thiện sức khỏe. Kỹ năng nào đã được người tư vấn viên trên sử dụng?
A. giao tiếp. B. tuyên truyền. C. giáo dục, D. khơi dậy.
Câu 11: Một tư vấn viên hướng dẫn các em học sinh lớp 4X tại một trường tiểu học với chuyên đề
“Các bước đánh răng và thời điểm đánh răng đúng”. Mục tiêu nào sau đây cần được ưu tiên nhất?
A. tác hại của việc sâu răng.
B. chế độ ăn không làm hư răng.
C. cách thực hiện đánh răng đúng cách và thời điểm đúng để đánh răng.
D. tác hại của việc đánh răng sai cách.
Câu 12: Lượng giá về chỉ số lăng quăng BI ở địa phương X là thuộc kiểu lượng giá nào sau đây?
A. thăm dò qua điều tra phỏng vấn.
B. ghi nhận hành động thực tiễn hoặc kết quả.
C. hành vi xảy ra có điều kiện.
D. lượng giá ghi nhận giám sát hành vi.
Câu 13: Mục tiêu chuyên biệt có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
A. tính chuyên biệt. B. đo đạc được. C. tác động. D. thích hợp.
Câu 14: Thời điểm hiện tại đang có dịch “đau mắt đỏ” ở thành phố X. Sở Y tế cần giáo dục sức khỏe
về bịnh dịch ở địa phương này với loại hình nào sau đây để phù hợp nhất, tiện nhất, đỡ tốn vật lực,
nhân lực nhất?
A. đại chúng gián tiếp. B. nhóm trực tiếp.
C. cá nhân trực tiếp. D. nhóm gián tiếp.
Câu 15: Lượng giá mục tiêu chuyên biệt là loại lượng giá nào sau đây?
A. lượng giá tiến trình. B. lượng giá đầu ra.
C. lượng giá kết quả. D. lượng giá hành vi.
Câu 16: Câu nói “Anh/chị có thể lặp lại thông điệp không?” thể hiện đặc điểm nào sau đây?
A. sự tin tưởng. B. sự lây lan.
C. sự kết nối. D. sự thông hiểu.

Nguyễn Nguyễn Phú Trung Và Các Bạn Y2019CD *Đề và đáp án mang tính chất tham khảo
Câu 19: Trong buổi giáo dục sức khỏe về “Cách đánh răng đúng cách và lựa chọn thời điểm đánh
răng”, bác sỹ cần mô tả các bước đánh răng như thế nào là tốt nhất cho các em hình dung?
A. thực hành trực quan. B. thuyết trình.
C. chiếu hình ảnh minh họa. D. chiếu đoạn video minh họa.
Câu 20: Phương pháp giáo dục sức khỏe nào sau đây gây ra được “tác động mạnh mẽ của nhóm lên
cá nhân”?
A. đại chúng gián tiếp.
B. cá nhân trực tiếp.
C. nhóm trực tiếp.
D. đại chúng trực tiếp.
Câu 21: Trong buổi giáo dục sức khỏe cho các em học sinh về phương pháp tránh thai ở một trường
cấp 3, người tư vấn viên cần tư vấn những gì là tốt nhất?
A. giới thiệu biện pháp tránh thai mà người tư vấn viên tâm đắc nhất.
B. chỉ giới thiệu một số biện pháp tránh thai cần thiết.
C. cung cấp chi tiết thông tin các phương pháp tránh thai để các em lựa chọn.
D. chỉ sử dụng một số biện pháp tránh thai cần thiết.
Câu 22: Phương pháp giáo dục sức khỏe nào sau đây gây ra được thay đổi mạnh mẽ hành vi của một
cá nhân?
A. cá nhân trực tiếp. B. đại chúng gián tiếp.
C. nhóm trực tiếp. D. nhóm gián tiếp.
Câu 23: Trong buổi giới thiệu về các hoạt động cho sinh viên y trường X, tư vấn viên phát biểu “Sinh
viên y chúng ta...”. Tư vấn viên trên đã sử dụng nguyên tắc nào sau đây?
A. nguyên tắc “người của mình”.
B. khoảng cách Kuhnian.
C. nguyên tắc “gạn đục khơi trong”.
D. nguyên tắc “tác động của tấm danh thiếp”.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở “truyền thông” mà không có ở “thông tin” và “tuyên truyền”?
A. có mục tiêu, đối tượng.
B. có sự lặp đi lặp lại.
C. có tính 2 chiều.
D. mang tính luật pháp.
Câu 25: Khi thử nghiệm trước tài liệu truyền thông, NÊN làm điều nào sau đây?
A. trung tính và đồng tình.
B. không đặt câu hỏi đóng hoặc gợi ý cho đối tượng trả lời.
C. đặt câu hỏi mở và gợi ý cho đối tượng trả lời.
D. trung tính và không đồng tình.
Câu 26: Khi nói về phương pháp và phương tiện trong giáo dục sức khỏe, phát biểu nào sau đây đúng?
A. một phương pháp chỉ có một phương tiện nhất định.
B. một phương tiện chỉ có một phương pháp nhất định.
C. cân nhắc lựa chọn giữa các phương pháp và phương tiện.

Nguyễn Nguyễn Phú Trung Và Các Bạn Y2019CD *Đề và đáp án mang tính chất tham khảo
D. chỉ có thể áp dụng một phương pháp với một phương tiện.
Câu 27: Mục đích nào cần được ưu tiên nhất trong “Nhận thức tầm quan trọng trong đánh răng đúng
cách và chải răng đúng thời điểm”?
A. các bước thực hành đánh răng đúng cách.
B. lợi ích của các bước đánh răng đúng cách và thời điểm đánh răng.
C. tác hại của việc đánh răng sai cách.
D. tác hại của việc đánh răng sai thời điểm.
Câu 28: Trong các nghĩa vụ y đức trong giáo dục sức khỏe, nghĩa vụ nào sau đây là quan trọng NHẤT
của một người giáo dục sức khỏe?
A. biết đâu là giới hạn khả năng nghề nghiệp của họ và hoàn thành đúng chức trách được giao.
B. trách nhiệm về uy tín của ngành và thúc đẩy sự thực hành y đức trong ngành.
C. giáo dục cho người dân để tăng cường, duy trì và cải thiện sức khỏe.
D. trách nhiệm đào tạo những người học giáo dục sức khỏe.
Câu 29: Nếu có sự không thất nhất tất cả các nội dung giữa các nguồn tài liệu thì người giáo dục sức
khỏe CẦN phải ưu tiên nội dung nào sau đây?
A. các nội dung giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng sống.
B. giới thiệu các biện pháp mà người giáo dục sức khỏe cho là tích cực.
C. dựa trên kinh nghiệm làm việc của người giáo dục viên.
D. cung cấp đầy đủ thông tin để thân chủ tự quyết định lựa chọn.
Câu 30: Khi thử nghiệm trước tài liệu truyền thông, KHÔNG làm điều nào sau đây?
A. không cắt lời đối tượng và nhất là không phê bình đối tượng.
B. trung tính và khuyến khích đối tượng nói.
C. nên đặt câu hỏi mở thay vì câu hỏi đóng hoặc gợi ý cho đối tượng trả lời.
D. giải thích trước tài liệu sẽ giúp đối tượng một số điều hữu ích.

*Một số câu hỏi khác ra trong ca 2:


Câu 1: Về Y đức trong giáo dục sức khỏe, nếu có sự mâu thuẫn trong các nguyên tắc thì nguyên tắc
nào cần được ưu tiên đảm bảo đầu tiên?
A. trung thành với vai trò của mình.
B. làm điều có lợi cho bịnh nhân.
C. “không làm điều có hại”.
D. dựa trên kinh nghiệm của giáo dục viên.
Câu 2: Câu nói “Anh/chị có thấy hình ảnh của mình trong thông điệp không?” thể hiện đặc điểm nào
sau đây?
A. sự liên hệ. B. sự tin tưởng. C. sự thông hiểu. D. sự lan truyền.
Câu 3: Khi nói về truyền thông nhóm nhỏ trực tiếp, điều nào sau đây là đúng?
A. có thể tác động mạnh mẽ làm thay đổi thái độ, hành vi.
B. không cần nhiều kỹ năng tham vấn, tư vấn.
C. khó có cơ hội để nêu thắc mắc và được giải đáp.
D. tốn ít thời gian, nhân lực, tài lực.

Nguyễn Nguyễn Phú Trung Và Các Bạn Y2019CD *Đề và đáp án mang tính chất tham khảo
Câu 4: Trong các tiêu chuẩn sau, tiêu chuẩn nào KHÔNG dùng làm tiêu chuẩn lượng giá?
A. hữu dụng. B. khả thi. C. hướng thiện. C. tiện ích.
Câu 5: Xác định các mục tiêu chuyên biệt trong xây dựng kế hoạch giáo dục sức khỏe, NGOẠI TRỪ:
A. đối tượng đích. B. mức độ thay đổi.
C. hành vi cần thay đổi. D. thông tin ban đầu.
Câu 6: Trong các nguồn thông tin sau, nguồn thông tin nào là đáng tin cậy?
A. kinh nghiệm riêng của người giáo dục viên.
B. các kết quả nghiên cứu đã được thẩm định, đăng tải trên các tạp chí y học nổi tiếng.
C. kinh nghiệm nghề nghiệp của các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành.
D. một số trang báo mạng thường thức.
Câu 7: Khó khăn nào sau đây là khó khăn của phương tiện phát thanh?
A. khó truyền đến nơi xa.
B. chi phí mắc.
C. chỉ có thể nghe được 2 - 3 lần.
D. một chiều, dễ gây hiểu lầm.
Câu 8: Khảo sát nhóm học sinh lớp 8X, ghi nhận các thông tin sau:
Số học sinh cảm thấy bị stress: 31/45
Số học sinh biết rằng bạn mình bị stress: 43/45
Số học sinh tìm hiểu stress trên các nền tảng mạng: 33/45
Trong các mục tiêu sau, mục tiêu nào là cần thiết nhất lúc này với các em học sinh trên?
A. nhận biết cách giải tỏa khi bị stress.
B. có những hành vi thích hợp khi đối diện với stress.
Câu 9: Trong kỹ năng giao tiếp, giáo dục viên cần làm các điều sau, NGOẠI TRỪ:
A. cử chỉ, nét mặt, lời nói thể hiện sự tôn trọng.
B. trang phục ăn mặc lịch sự.
C. giải thích cho các cá nhân hiểu hết tất cả các vấn đề sức khỏe.
D. trung lập, gợi cho các đối tượng chủ động bày tỏ ý kiến.
Câu 10: Đối tượng nào sau đây có thể thực hiện giáo dục sức khỏe?
A. các chuyên viên y tế trong ngành.
B. tất cả những người đã được huấn luyện giáo dục sức khỏe phù hợp.
C. một số ít người có trình độ.
D. các bác sỹ đã được đào tạo.

Nguyễn Nguyễn Phú Trung Và Các Bạn Y2019CD *Đề và đáp án mang tính chất tham khảo

You might also like