RĂNG KẸ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

RĂNG KẸ (HYPERDONTIA)

Nguyễn Thái Duy Châu – RHM2019

Răng kẹ là cái tên không còn xa lạ với nhiều người, vì hiện nay tình trạng răng kẹ gặp
khá phổ biến. Vậy thế nào là răng kẹ và chúng có ảnh hưởng gì không? Nếu có thì chúng ta xử lý
chúng như thế nào? Hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé.

1. Răng kẹ là gì? [1][2]


- Răng kẹ (hay răng thừa) là những chiếc răng mọc thừa, chen ngang vào giữa các răng
mọc đúng vị trí. Nó có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cung răng nhưng vị trí
thường gặp nhất là ở giữa 2 răng cửa hàm trên.
- Có đến 3,8% người có sự xuất hiện của răng kẹ trên cung răng. Tuy nhiên, nó không nhất
thiết phải được nhìn thấy trên cung răng mà có thể mọc ngầm bên dưới xương hàm và chỉ
được phát hiện bằng X-quang.
2. Tại sao lại mọc răng kẹ? [1][3][4][5][6]
- Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến răng kẹ vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng. Nhiều giả
thuyết được đưa ra như do tác động của môi trường, di truyền hay do những thay đổi
trong quá trình phát triển mầm răng. Nhưng nhìn chung, răng kẹ thường xuất hiện ở
những bệnh nhân mắc các bệnh, hội chứng như: Sứt môi hở hàm ếch; Hội chứng
Gardner; Bệnh Fabry; Loạn sản xương đòn, sọ (Cleidocranial Dysostosis), Loạn sản sụn
ngoại bì (chondroectodermal dysplasia)….
3. Răng kẹ có ảnh hưởng gì không? [1][5][7][8]
- Răng kẹ có thể không có triệu chứng và chỉ được tình cờ phát hiện ra bằng Xquang. Tuy
nhiên, sự xuất hiện bất thường của răng kẹ trên cung răng có thể gây ra nhiều biến chứng
và gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
o Làm chậm mọc răng ở các răng kế cận
o Gây tình trạng răng chen chúc
o Gây sai khớp cắn và vấn đề khác liên quan đến cắn khớp
o Tạo ra các khe hở răng gây mất thẩm mỹ (Đặc biệt ở các răng trước)
o Ảnh hưởng đến chân răng của các răng kế cận dẫn đến tình trạng chân răng gập
khúc, thậm chí là tiêu chân răng gây mất răng.
- Ngoài ra, nếu các răng kẹ mọc ngầm dưới xương hàm có thể tạo ra các nang răng gây đau
và các biến chứng phức tạp khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp,
răng kẹ mọc lên trên khoang mũi còn gây đau, sưng nề và nghẹt mũi.
4. Điều trị răng kẹ như thế nào? [1][5][8][9]
- Việc điều trị răng kẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà yếu tố quan trọng nhất chính là dựa
vào tác động của chiếc răng kẹ đó với các răng kế cận. Trong một vài trường hợp, nếu sự
tồn tại của răng kẹ không ảnh hưởng gì thì việc điều trị là không cần thiết. Nhưng nếu nó
gây ảnh hưởng xấu đến bộ răng thì việc nhổ bỏ chiếc răng này sẽ được thực hiện.
- Tuy nhiên, việc nhổ răng kẹ có thể tạo ra các kẽ hở hoặc trước đó răng đã bị lệch khiến
cho hàm răng có nhiều khuyết điểm thì các phương pháp phục hình, chỉnh nha khác phù
hợp sẽ giúp hổ trợ phục hồi lại hàm răng của bệnh nhân.
- Như vậy, răng kẹ là một tình trạng răng mọc thừa chen ngang giữa các răng. Mặc dù tình
trạng này khá hiếm gặp nhưng khi xuất hiện nó có thể để lại các biến chứng ảnh hưởng
đến sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ có thể đưa ra các
kế hoạch điều trị phù hợp để tránh gây ra các biến chứng cho bệnh nhân trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

[1] Dan Brennan, “What is hyperdontia?”, 2021: Hyperdontia: What to Expect


[2] Joel D Irish, “Hyperdontia across sub-Saharan Africa: Prevalence, patterning, and
implications”, 2022, PMID: 35617756: Hyperdontia across sub-Saharan Africa:
Prevalence, patterning, and implications - PubMed
[3] Perter Proff, “Problems of supernumerary teeth, hyperdontia or dentes supernumerarii”,
2006, PMID: 16551014: Problems of supernumerary teeth, hyperdontia or dentes
supernumerarii - PubMed
[4] Asli Subasioglu, “Genetic background of supernumerary teeth”, 2015, PMID: 25713500:
Genetic background of supernumerary teeth
[5] Christine Frank, “What Can Cause Someone to Have an Extra Tooth (Mesiodens)?”,
2021: Mesiodens (Extra Tooth) Causes and Why It Should Be Treated
[6] Yin-Lin-Yang, “Concomitant hypo-hyperdontia: A rare entity”, 2018, PMID: 30895096:
Concomitant hypo-hyperdontia: A rare entity - PubMed
[7] Abhishek Parolia, “Management of supernumerary teeth”, 2011, PMID: 22025821:
Management of supernumerary teeth
[8] Fadi Ata-Ali, “Prevalence, etiology, diagnosis, treatment and complications of
supernumerary teeth”, 2014, PMID: 25593666: Prevalence, etiology, diagnosis, treatment
and complications of supernumerary teeth
[9] Kathleen A Russell, “Mesiodens-diagnosis and management of a common supernumerary
tooth”. 2003, PMID: 12787472: Mesiodens--diagnosis and management of a common
supernumerary tooth - PubMed

You might also like