T Giá Danh Nghĩa Và T Giá TH C

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Giá của các giao dịch quốc tế: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái

thực

Đến đây, chúng ta đã thảo luận các đo lường về dòng hàng hóa và dịch vụ và dòng vốn xuyên biên giới của
một quốc gia. Bên cạnh các biến số số lượng này, kinh tế học vĩ mô cũng nghiên cứu các biến số đo lường
giá cả theo đó các giao dịch quốc tế này thực hiện với nhau. Giống như giá của bất kỳ thị trường nào đều
đóng một vai trò quan trọng để kết nối giữa những người mua và những người bán trên thị trường, các
mức giá quốc tế giúp phối hợp quyết định giữa những người tiêu dùng và những người sản xuất khi họ
tương tác trên các thị trường thế giới. Ở đây, chúng ta thảo luận hai loại giá quốc tế quan trọng: tỷ giá hối
đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là mức mà ở đó một người có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia
tỷ giá hối
đoái danh với tiền tệ của quốc gia khác. Ví dụ, nếu bạn đi đến một ngân hàng, bạn có thể nhìn thấy tỷ giá hối đoái
nghĩa mức được chào là 80 yên một đô la. Nếu bạn đưa cho ngân hàng một đô la Mỹ, ngân hàng sẽ chuyển cho bạn
mà một 80 yên Nhật; và nếu bạn đưa cho ngân hàng 80 yên Nhật, bạn sẽ nhận được một đô la Mỹ. (Thực tế, ngân
người có thể
hàng sẽ chào giá bán và giá mua đồng yên khác nhau chút ít. Sự chênh lệch này mang lại một ít lợi nhuận
mua bán một
loại tiền tệ cho ngân hàng từ việc cung cấp dịch vụ này. Vì những mục tiêu phân tích ở đây, chúng ta có thể bỏ qua
của một sự khác biệt này).
quốc gia với
tiền tệ của Một tỷ giá hối đoái có thể luôn được thể hiện theo hai cách. Nếu tỷ giá hối đoái là 80 yên một đô la, thì
quốc gia còn có thể chào là 1/80 (= 0,0125) đô la đổi lấy một yên. Nhằm tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu vấn đề
khác. tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ được thể hiện dưới dạng số đơn vị nội tệ đổi lấy
một đơn vị ngoại tệ, ví dụ 22.000 VND đổi lấy 1 USD chẳng hạn.
sự lên giá sự
gia tăng giá Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi theo hướng một USD (ngoại tệ) mua được nhiều đơn vị nội tệ (VND) hơn, sự
trị của một
thay đổi này được gọi là sự lên giá của USD (hay VND mất giá so đô la). Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi theo
đồng tiền đo
bằng số đồng hướng một USD mua ít đơn vị nội tệ (VND) hơn, sự thay đổi này được gọi là sự mất giá của USD (hay VND
tiền khác mà lên giá so đô la).
nó có thể
mua được. Ví dụ, khi tỷ giá hối đoái từ 22.000 lên 22.500 VND một USD, chúng ta nói USD đang lên giá. Cùng lúc đó,
vì VND giờ đây mua được ít tiền của Hoa Kỳ hơn, ta gọi VND đang giảm giá. Khi tỷ giá hối đoái từ 22.500
xuống còn 22.000 VND một USD, ta nói USD giảm giá và VND lên giá.

sự mất giá Thỉnh thoảng, bạn có thể nghe thấy truyền thông thông báo VND hoặc là đang “mạnh lên” hay “yếu đi”.
sự giảm giá Những mô tả này thường đề cập đến những thay đổi vừa xảy ra của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Khi một
trị của một đồng tiền lên giá, nó được cho là mạnh lên vì nó có thể mua được nhiều đồng tiền khác hơn. Tương tự
đồng tiền đo
như vậy, khi một đồng tiền giảm giá, nó được gọi là yếu đi.
bằng số đồng
tiền khác mà
Đối với bất kỳ quốc gia nào, có nhiều mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Đô la Mỹ có thể sử dụng mua yên
nó có thể
mua được. Nhật, bảng Anh, peso Mexico, …Khi các nhà kinh tế học nghiên cứu sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, họ
thường sử dụng các chỉ số trung bình của nhiều tỷ giá hối đoái này. Tương tự như chỉ số giá tiêu dùng
chuyển đổi nhiều mức giá của nền kinh tế thành một số đo riêng lẻ về mức giá chung, một chỉ số tỷ giá hối
đoái cũng chuyển từ nhiều tỷ giá hối đoái này thành một số đo đơn về giá trị quốc tế của một loại tiền tệ.
Vì vậy, khi các nhà kinh tế học nói về đô la đang lên giá hay giảm giá, thường là họ đang đề cập đến một
chỉ số tỷ giá hối đoái mà nó tính đến nhiều tỷ giá hối đoái riêng lẻ.

Bạn có biết

Đồng Euro

Bạn có thể đã từng một lần nghe, thậm chí là đã thấy những loại tiền tệ như là franc Pháp, mark Đức,
hay lira Ý. Các loại tiền này không còn tồn tại nữa. Suốt thập niên 1990, nhiều quốc gia châu Âu đã quyết
định từ bỏ đồng tiền quốc gia của mình và sử dụng một đồng tiền chung được gọi là euro. Đồng euro
đã bắt đầu được đưa vào lưu thông từ ngày 1 tháng giêng năm 2002. Chính sách tiền tệ cho khu vực
euro giờ đây được hoạch định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với các đại diện đến từ tất cả
các nước thành viên. ECB phát hành đồng euro và kiểm soát cung tiền này, cũng như Fed kiểm soát
cung đô la ở nền kinh tế Hoa Kỳ.

Tại sao các quốc gia này đã chọn một đồng tiền chung? Một lợi ích của đồng tiền chung là nó làm cho
ngoại thương dễ dàng hơn. Hãy tưởng tượng rằng mỗi tiểu bang trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ có một
đồng tiền khác nhau. Mỗi lần mà bạn đi qua biên giới của một bang, bạn sẽ cần phải đổi tiền của bạn
và thực hiện một phép tính tỷ giá hối đoái đã được thảo luận trong bài. Việc này sẽ không thuận lợi
chút nào và nó có thể cản trở bạn trong việc mua hàng hóa và dịch vụ bên ngoài bang của mình. Các
quốc gia châu Âu đã quyết định điều đó khi mà các nền kinh tế của họ trở nên hội nhập nhiều hơn, việc
sử dụng chung một đồng tiền sẽ tốt hơn để ngăn chặn sự không thuận lợi này.

Trong một số phạm vi nào đó, việc đi theo một đồng tiền chung ở châu Âu là một quyết định chính trị
dựa trên những mối quan tâm vượt ra khỏi khuôn khổ kinh tế tiêu chuẩn. Một số những người ủng hộ
đồng euro đã muốn giảm cảm giác về chủ nghĩa dân tộc và làm cho người châu Âu hiểu đầy đủ hơn giá
trị về lịch sử và vận mệnh chung của họ. Họ lập luận rằng một đồng tiền duy nhất cho toàn châu lục sẽ
giúp đạt được mục tiêu này.

Tuy nhiên, có nhiều chi phí cho việc chọn một đồng tiền chung. Nếu các quốc gia ở châu Âu chỉ có một
đồng tiền, họ có thể chỉ có một chính sách tiền tệ. Nếu họ đồng ý về những gì mà chính sách tiền tệ là
tốt nhất, họ sẽ phải đạt được một số các thỏa thuận thay vì mỗi nước đi theo con đường riêng của
mình. Bởi vì đi theo một đồng tiền duy nhất thì có cả lợi ích và chi phí, nên đã nảy sinh tranh luận giữa
các nhà kinh tế về việc liệu rằng sự chọn lựa của châu Âu về đồng euro có phải là một quyết định đúng
không.

Năm 2010, câu hỏi về đồng euro đã nóng lên khi mà các quốc gia khu vực Euro đối mặt với những khó
khăn kinh tế. Cụ thể là Hy Lạp đã tích lũy một lượng nợ chính phủ lớn và tự nhận ra mình có khả năng
vỡ nợ. Do vậy, đất nước này đã phải tăng thuế và cắt giảm đáng kể chi tiêu chính phủ. Một số các nhà
quan sát đã đề nghị rằng giải quyết các vấn đề này sẽ dễ dàng hơn nếu chính phủ có được thêm công
cụ - đó là chính sách tiền tệ. Khả năng rời bỏ khu vực đồng euro của Hy Lạp và tái lập lại đồng tiền của
chính mình ngay cả cũng đã được thảo luận đến. Tuy nhiên, khi quyển sách này sắp xuất bản thì kết cục
này có vẻ như chưa xảy ra.

Tỷ giá hối đoái thực

tỷ giá hối Tỷ giá hối đoái thực là mức mà ở đó một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một nước với
đoái thực hàng hóa và dịch vụ của nước khác. Ví dụ, nếu bạn đi mua sắm và thấy một cân phô mai ở Việt Nam đắt
mức mà một
đỏ gấp đôi một cân phô mai Hoa Kỳ, tỷ giá hối đoái thực là ½ cân phô mai Việt Nam cho mỗi cân phô mai
người có thể
trao đổi
Hoa Kỳ. Lưu ý rằng, cũng giống như tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta biểu diễn tỷ giá hối đoái thực dưới
hàng hóa và dạng số đơn vị món hàng trong nước trên mỗi đơn vị món hàng nước ngoài. Nhưng trong ví dụ này, món
dịch vụ của hàng là một hàng hóa thay vì là một loại tiền tệ.
một nước
với hàng hóa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực có liên quan rất mật thiết với nhau. Để thấy điều này
và dịch vụ diễn ra như thế nào, chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Giả sử một giạ gạo Hoa Kỳ bán với giá 100 đô la, và
của nước
một giạ gạo Nhật bán với giá 16.000 yên. Tỷ giá hối đoái thực giữa gạo Hoa Kỳ và gạo Nhật là bao nhiêu?
khác.
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa để chuyển đổi các mức
giá này theo một loại tiền tệ phổ biến. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 80 yên một đô la, thì giá gạo của
Hoa Kỳ 100 đô la mỗi giạ tương đương 8.000 yên mỗi giạ. Giá gạo Hoa Kỳ chỉ mắc bằng một nửa giá gạo
Nhật. Tỷ giá hối đoái thực là ½ giạ gạo Nhật cho mỗi giạ gạo Hoa Kỳ.

Chúng ta có thể tóm tắt việc tính toán này cho tỷ giá hối đoái thực với những công thức sau đây:

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa × Mức giá nước ngoài


Tỷ giá hối đoái thực =
Mức giá trong nước

Sử dụng số liệu trong ví dụ của chúng ta, và giả sử bạn đang đứng tại nước Nhật (trong nước) để so sánh
giá gạo giữa Nhật và Hoa Kỳ (nước ngoài) áp dụng công thức trên như sau:

yen đô la
(80 ) × (100 )
đô la 1 giạ gạo Hoa Kỳ
Tỷ giá hối đoái thực = yen
16.000
1 giạ gạo Nhật
yen
8.000
1 giạ gạo Hoa Kỳ
= yen
16.000
1 giạ gạo Nhật
1
giạ gạo Nhật
2
=
1 giạ gạo Hoa Kỳ

Kết quả là giá gạo ở Nhật cao gấp đôi giá gạo ở Hoa Kỳ xét theo tỷ giá hối đối thực.

Như vậy, tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và vào giá hàng hóa của hai quốc
gia được đo lường dưới dạng tiền tệ của quốc gia đó.
Tại sao tỷ giá hối đoái thực lại quan trọng? Như các bạn có thể đoán ra, tỷ giá hối đoái thực là nhân tố
quan trọng xác định một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu bao nhiêu. Ví dụ, khi công ty của anh Ben quyết
định mua gạo Nhật hay gạo Hoa Kỳ để đóng gói, công ty này sẽ hỏi là gạo của nước nào rẻ hơn. Tỷ giá hối
đoái thực cung cấp câu trả lời. Một ví dụ khác, tưởng tượng rằng nếu bạn đang quyết định kỳ nghỉ của
mình ở bờ biển Miami, Florida, hay ở Cancun, Mexico. Bạn có thể hỏi đại lý du lịch về giá phòng khách sạn
ở Miami (tính theo đô la), và giá phòng khách sạn ở Cancun (tính theo peso), và tỷ giá hối đoái giữa peso
và đô la. Nếu bạn quyết định nơi nghỉ của mình bằng cách so sánh chi phí, bạn đang đưa ra quyết định
căn cứ vào tỷ giá hối đoái thực.

Khi nghiên cứu một nền kinh tế ở góc độ tổng thể, các nhà kinh tế học vĩ mô căn cứ vào các mức giá tổng
quát hơn là giá cả của các món hàng cụ thể. Có nghĩa là, để đo lường tỷ giá hối đoái thực, họ sử dụng các
chỉ số giá, ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng, đo lường giá một rỗ hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc sử dụng
chỉ số giá của một rỗ hàng trong nước (P), và chỉ số giá của một rỗ hàng nước ngoài (P*), và tỷ giá hối đoái
danh nghĩa (e) theo cách chào bao nhiêu đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ, chúng ta có thể tính
được tỷ giá hối đoái thực tổng quát giữa Việt Nam và các quốc gia khác như sau:

Tỷ giá hối đoái thực = (e × P*)/P.

Tỷ giá hối đoái thực này đo lường giá của một rỗ hàng hóa và dịch vụ sẵn có ở nước ngoài so với một rỗ
hàng hóa và dịch vụ sẵn có ở trong nước.

Như chúng ta sẽ xem xét đầy đủ hơn ở chương tiếp theo, tỷ giá hối đoái thực của một quốc gia là nhân tố
quan trọng xác định xuất khẩu ròng của quốc gia đó. Một sự giảm giá ) tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam
(tỷ giá hối đoái thực Việt Nam tăng số đo) có nghĩa là hàng hóa của Việt Nam trở nên rẻ hơn so với hàng
hóa nước ngoài. Sự thay đổi này khuyến khích người tiêu dùng ở cả nước nhà và nước ngoài mua nhiều
hàng hóa của Việt Nam và mua ít hàng hóa của các nước khác. Kết quả là, xuất khẩu Việt Nam tăng, và
nhập khẩu Việt Nam giảm; cả hai thay đổi này làm tăng xuất khẩu ròng của Việt Nam. Ngược lại, một sự
lên giá ) tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam (tỷ giá hối đoái thực Việt Nam giảm số đo) có nghĩa là hàng hóa
Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa nước ngoài, vì vậy xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm.

ngang bằng KIỂM TRA NHANH: Định nghĩa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực, và hãy giải thích chúng
sức mua lý liên hệ với nhau như thế nào. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi từ 21.000 thành 22.000 VND một
thuyết về tỷ USD. VND đang bị lên giá hay giảm giá?
giá hối đoái
theo đó một Lý thuyết đầu tiên về xác định tỷ giá hối đoái: Ngang bằng sức mua
đơn vị của
Tỷ giá hối đoái thay đổi đáng kể theo thời gian. Năm 1970, một đô la Mỹ có thể mua 3,65 mark Đức hay
bất kỳ loại
tiền tệ cho 627 lira Ý. Năm 1998, khi mà cả Đức và Ý đang chuẩn bị tiếp nhận euro như một đồng tiền chung, một đô
trước nào sẽ la Mỹ mua được 1,76 mark Đức hay 1.737 lira Ý. Nói cách khác, trải qua giai đoạn này, giá trị đô la đã giảm
có thể mua hơn một nửa so mark Đức, trong khi lại tăng gấp đôi so với lira Ý.
được cùng
một số lượng Điều gì giải thích những thay đổi lớn và nghịch chiều này? Các nhà kinh tế học đã phát triển nhiều mô hình
hàng hóa ở để giải thích tỷ giá hối đoái được xác định như thế nào, mỗi mô hình nhấn mạnh đến chỉ một số trong
tất cả các
nhiều lực tác động. Ở đây, chúng ta phát triển một mô hình đơn giản nhất về tỷ giá hối đoái được gọi là
quốc gia.
ngang bằng sức mua. Lý thuyết này tuyên bố rằng mỗi một đơn vị của bất kỳ loại tiền tệ cho trước nào sẽ
có thể mua được cùng một số lượng hàng hóa ở tất cả các quốc gia. Nhiều nhà kinh tế học tin tưởng rằng
ngang bằng sức mua mô tả các lực tác động mà chúng xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn. Bây giờ,
chúng ta xem xét lô gíc theo đó lý thuyết tỷ giá dài hạn này căn cứ vào, cũng như xem xét các hàm ý và
các giới hạn của lý thuyết này.

Lô gíc cơ bản của ngang bằng sức mua

Lý thuyết ngang bằng sức mua căn cứ vào nguyên lý được gọi là quy luật một giá. Quy luật này khẳng định
rằng một hàng hóa phải được bán với cùng một mức giá ở tất cả các địa điểm. Nói một cách khác, sẽ có
cơ hội cho lợi nhuận còn lại chưa được khai thác hết. Ví dụ, giả sử hạt cà phê bán ở Seattle với giá rẻ hơn
ở Boston. Một người có thể mua cà phê ở Seattle với giá ví dụ là 4 đô la một cân rồi đem bán lại ở Boston
giá 5 đô la một cân, thu được lợi nhuận 1 đô la mỗi cân từ chênh lệch giá này. Tiến trình tận dụng lợi thế
về sự chênh lệch giá cho cùng một món hàng giữa các thị trường khác nhau được gọi là kinh doanh chệnh
lệch giá (hay mua thấp bán cao). Trong ví dụ của chúng ta, khi người ta tận dụng cơ hội kinh doanh chênh
lệch giá này, họ sẽ làm tăng cầu cà phê ở Seattle và tăng cung ở Boston. Giá cà phê sẽ tăng lên ở Seattle
(đáp lại cầu lớn hơn) và giảm ở Boston (đáp lại cung lớn hơn). Tiến trình này sẽ tiếp tục cho đến khi cuối
cùng giá cả ngang nhau ở cả hai thị trường.

Bây giờ, hãy xem xét quy luật một giá được áp dụng như thế nào trên thị trường thế giới. Nếu một đô la
(hay bất kỳ tiền tệ nào khác) có thể mua nhiều cà phê hơn ở Hoa Kỳ so với ở Nhật, các nhà buôn có thể
tạo ra lợi nhuận bằng cách mua cà phê ở Hoa Kỳ và bán lại ở Nhật. Việc xuất khẩu cà phê này từ Hoa Kỳ
đến Nhật sẽ làm tăng giá cà phê ở Hoa Kỳ và giảm giá cà phê ở Nhật. Ngược lại, nếu một đô la có thể mua
nhiều cà phê ở Nhật so với ở Hoa Kỳ, các nhà buôn sẽ mua cà phê ở Nhật và bán lại ở Hoa kỳ. Việc nhập
khẩu cà phê từ Nhật vào Hoa Kỳ sẽ làm giảm giá cà phê ở Hoa Kỳ và tăng giá cà phê ở Nhật. Sau cùng, quy
luật một giá chỉ cho chúng ta biết rằng một đô la phải mua được cùng một lượng cà phê ở tất cả các quốc
gia.

Lô gíc này đưa chúng ta đến lý thuyết ngang bằng sức mua. Theo lý thuyết này, một loại tiền tệ phải có
cùng sức mua ở tất cả các quốc gia. Có nghĩa là một đô la Mỹ phải mua được cùng một lượng hàng hóa ở
Hoa Kỳ và ở Nhật, và một yên Nhật phải mua được cùng một lượng hàng hóa ở Nhật và ở Hoa Kỳ. Thật
vậy, tên gọi của lý thuyết này cũng mô tả được chính điều này. Ngang bằng có nghĩa là bình đẳng, và sức
mua đề cập đến giá trị của tiền dưới hình thức lượng hàng hóa mà nó có thể mua được. Ngang bằng sức
mua tuyên bố rằng một đơn vị tiền tệ phải có cùng giá trị thực ở mỗi quốc gia.

Hàm ý của ngang bằng sức mua

Lý thuyết ngang bằng sức mua nói gì về tỷ giá hối đoái? Lý thuyết này cho chúng ta biết tỷ giá hối đoái
danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc gia phụ thuộc vào mức giá của các quốc gia này. Nếu một đô
la mua được cùng một lượng hàng hóa ở Hoa Kỳ (nơi giá cả được đo lường theo đô la) cũng như ở Nhật
(nơi giá cả được đo lường theo yên), thì số lượng yên trên mỗi đô la phải phản ánh giá cả của hàng hóa ở
Hoa Kỳ và ở Nhật. Ví dụ, nếu một cân cà phê có giá 500 yên ở Nhật và 5 đô la ở Hoa Kỳ, thì tỷ giá hối đoái
danh nghĩa phải là 100 yên đổi lấy một đô la (500 yên/5 đô la = 100 yên mỗi đô la). Nếu không thì, ngang
bằng sức mua của đô la sẽ không giống nhau giữa hai quốc gia.
Sẽ hữu ích nếu chúng ta sử dụng một ít toán học để thấy đầy đủ hơn điều này vận hành như thế nào. Giả
sử P* là giá của một rỗ hàng hóa ở nước ngoài - Hoa Kỳ chẳng hạn (tính theo USD), P là giá của rỗ hàng
hóa ở trong nước – ví dụ như Việt Nam (tính theo VND), và e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số lượng VND
đổi lấy một USD). Bây giờ hãy xem xét lượng hàng mà một VND có thể mua được ở nước nhà và ở nước
ngoài. Tại nước nhà, mức giá là P, vì vậy mà ngang bằng sức mua của 1 VND ở nước nhà là 1/P. Có nghĩa
là, một VND có thể mua được 1/P lượng hàng hóa. Ở nước ngoài, một USD có thể đổi thành e đơn vị VND,
và giá hàng hóa nước ngoài (hay Hoa Kỳ) quy đổi thành VND là e.P* hay 1 VND có sức mua 1/e.P*. Để
ngang bằng sức mua của một VND trở nên như nhau ở hai quốc gia, nó phải thỏa điều kiện

1/P = 1/e.P*.

Bằng cách tái sắp xếp lại, phương trình này trở thành

P = eP* hay 1 = e.P*/P.

Lưu ý rằng vế bên trái của phương trình này là một hằng số, và vế bên phải là tỷ giá hối đoái thực. Do vậy,
nếu ngang bằng sức mua của một VND là luôn luôn như nhau ở nước nhà và nước ngoài, thì tỷ giá hối
đoái thực – giá tương đối của hàng hóa nước ngoài và trong nước – không thể thay đổi.

Để thấy được hàm ý của phân tích này đối với tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta có thể tái sắp xếp
phương trình cuối cùng và giải tìm ra tỷ giá hối đoái danh nghĩa:

e = P/P*.

Có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng tỷ số giữa mức giá trong nước (đo lường theo đơn vị nội tệ)
với mức giá nước ngoài (đo theo đơn vị ngoại tệ). Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái
danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc gia phải thể hiện các mức giá ở các quốc gia này.

Hàm ý quan trọng của lý thuyết này đó là tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi khi các mức giá thay đổi. Như
chúng ta đã thấy ở chương trước, mức giá ở bất kỳ quốc gia nào đều điều chỉnh để cân bằng lượng cung
tiền và lượng cầu tiền. Vì tỷ giá hối đoái danh nghĩa phụ thuộc vào các mức giá, nó cũng phụ thuộc vào
cung tiền và cầu tiền ở mỗi quốc gia. Khi ngân hàng trung ương của bất kỳ quốc gia nào tăng cung tiền và
làm cho mức giá tăng lên, điều này cũng là nguyên nhân làm cho đồng tiền của quốc gia đó mất giá so với
các đồng tiền khác trên thế giới. Nói cách khác, khi ngân hàng trung ương in ra một số lượng lớn tiền tệ,
số tiền đó bị mất giá dưới hình thức hàng hóa và dịch vụ mà số tiền này có thể mua được và dưới hình
thức số lượng các loại tiền tệ khác mà nó có thể trao đổi.

Giờ đây, chúng ta có thể trả lời câu hỏi lúc bắt đầu phần này: Tại sao đô la Hoa Kỳ mất giá so với mark Đức
và tăng giá so với lira Ý? Câu trả lời là nước Đức đã theo đuổi chính sách tiền tệ lạm phát thấp hơn so với
Hoa Kỳ, và Ý đã theo đuổi chính sách tiền tệ lạm phát cao hơn của Hoa kỳ. Từ năm 1970 đến 1998, lạm
phát ở Hoa Kỳ là 5,3% mỗi năm. Trái lại, lạm phát là 3,5% ở Đức và 9,6% ở Ý. Khi giá cả ở Hoa Kỳ tăng so
với giá cả ở Đức, giá trị đô la đã giảm so với mark Đức. Tương tự, khi giá cả ở Hoa Kỳ giảm so với giá cả ở
Ý, giá trị đồng đô la đã tăng lên so với lira.
Hiện tại thì Đức và Ý có đồng tiền chung – euro. Có nghĩa là cả hai quốc gia chia sẻ cùng một chính sách
tiền tệ duy nhất và tỷ lệ lạm phát ở hai quốc gia sẽ có sự nối kết chặt chẽ với nhau. Nhưng các bài học lịch
sử của lira và mark cũng sẽ áp dụng với euro. Đô la Hoa Kỳ có mua được nhiều hơn hay ít hơn euro trong
hai mươi năm nữa kể từ bây giờ so với tỷ lệ trao đổi giữa chúng hôm nay phụ thuộc vào Ngân hàng Trung
ương châu Âu có tạo ra lạm phát cao hơn hay thấp hơn ở châu Âu so với Cục Dự trữ Liên bang làm điều
này ở Hoa Kỳ.

Nghiên cứu tình huống: Tỷ giá Hối đoái Danh nghĩa suốt thời kỳ Siêu lạm phát

Các nhà kinh tế học vĩ mô chỉ có thể tạo ra các thực nghiệm được kiểm soát một cách hiếm hoi. Hầu hết
trường hợp thường là họ phải lượm lặt những gì có thể từ những thực nghiệm tự nhiên mà lịch sử cung
cấp cho họ. Một thực nghiệm tự nhiên là siêu lạm phát – một dạng lạm phát cao gia tăng liên tục khi chính
phủ chuyển sang in số lượng lớn tiền để chi trả cho các khoản chi tiêu của mình. Vì những trường hợp siêu
lạm phát có tính chất quá cực đoan, chúng ta hãy minh họa một số các nguyên lý kinh tế học cơ bản để
làm sáng tỏ vấn đề này.

Hình 3
Hãy xem xét siêu lạm phát ở Đức vào đầu thập niên 1920. Hình 3 cho thấy cung tiền, mức giá và tỷ giá hối
đoái danh nghĩa ở Đức (đo bằng số cent tiền Hoa Kỳ cho mỗi mark Đức) trong giai đoạn đó. lưu ý rằng các
chuỗi dữ liệu này di chuyển rất khớp với nhau. Khi cung tiền bắt đầu tăng lên nhanh chóng, mức giá cũng
tăng tốc, và mark Đức giảm giá. Khi cung tiền ổn định, thì giá cả và tỷ giá cũng ổn định theo.

Mô thức được chỉ ra trong hình này luôn xuất hiện mỗi lần xảy ra siêu lạm phát. Không có gì đáng nghi
ngờ là có một mối liên kết căn cơ giữa tiền, giá và tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Thuyết số lượng tiền thảo
luận ở chương trước giải thích cung tiền tác động như thế nào đến mức giá. Lý thuyết ngang bằng sức
mua thảo luận ở chương này giải thích mức giá tác động như thế nào đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Những hạn chế của ngang bằng sức mua

Ngang bằng sức mua cung cấp một mô hình đơn giản về tỷ giá hối đoái được xác định như thế nào. Lý
thuyết này thực sự hữu ích và giúp chúng ta hiểu được nhiều hiện tượng kinh tế. Cụ thể, lý thuyết này có
thể giải thích nhiều xu hướng dài hạn, như là sự giảm giá của đô la Hoa Kỳ so với mark Đức và sự lên giá
của đô la Hoa Kỳ so với lira Ý. Nó cũng có thể giải thích những thay đổi chủ yếu của tỷ giá hối đoái trong
suốt những thời kỳ siêu lạm phát.

Nhưng lý thuyết ngang bằng sức mua không hoàn toàn chính xác. Có nghĩa là tỷ giá hối đoái không phải
luôn luôn thay đổi để bảo đảm rằng một đô la có cùng giá trị thực ở tất cả các quốc gia và ở mọi lúc. Có
hai lý do mà lý thuyết ngang bằng sức mua không luôn luôn đúng trong thực tế.

Lý do thứ nhất là có nhiều hàng hóa không được trao đổi ngoại thương một cách dễ dàng. Ví dụ, hãy
tưởng tượng rằng cắt tóc rất đắt đỏ ở Paris so với ở New York. Những du khách quốc tế có thể không cắt
tóc ở Paris, và một số thợ cắt tóc có thể di chuyển từ New York sang Paris. Nhưng những hoạt động như
vậy sẽ bị giới hạn do vậy không thể loại trừ hoàn toàn sự khác biệt giá cả này. Vì vậy, độ lệch từ ngang
bằng sức mua có thể tồn tại, và một đô la (hay euro) sẽ tiếp tục mua được ít hơn một lần cắt tóc ở Paris
so với ở New York.

Lý do thứ hai làm cho ngang bằng sức mua không luôn luôn đúng vì ngay cả khi mà các hàng hóa có thể
ngoại thương được sản xuất ở những quốc gia khác nhau thì chúng cũng không thể thay thế hoàn toàn
cho nhau. Ví dụ, một số người tiêu dùng thích xe hơi Đức và những người khác thích xe hơi Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, thị hiếu người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian. Nếu xe hơi Đức bất ngờ trở nên phổ biến
hơn, tăng cầu sẽ làm cho giá xe hơi Đức tăng lên so với xe hơi Hoa Kỳ. Bất kể sự chênh lệch về giá ở hai
thị trường, có lẽ sẽ không có cơ hội cho kinh doanh chênh lệch giá tạo ra lợi nhuận bởi vì những người
tiêu dùng không xem hai loại xe này tương đương với nhau.

Do vậy, cả hai lý do đó là bởi vì một số hàng hóa không thể ngoại thương và bởi vì hàng hóa có thể ngoại
thương không thay thế hoàn toàn cho nhau ngay cả với những hàng hóa giống hệt như chúng ở nước
ngoài, ngang bằng sức mua không phải là lý thuyết hoàn hảo để xác định tỷ giá hối đoái. Vì những lý do
này, tỷ giá hối đoái thực biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, lý thuyết ngang bằng sức mua cung cấp bước
đầu hữu ích để hiểu về tỷ giá hối đoái. Lô gíc cơ bản có tính thuyết phục: Khi tỷ giá hối đoái thực tách ra
khỏi mức được dự đoán bởi ngang bằng sức mua, người ta có động cơ lớn hơn để di chuyển hàng hóa
xuyên biên giới quốc gia. Ngay cả nếu như các lực tác động của ngang bằng sức mua không hoàn toàn ấn
định lại tỷ giá hối đoái thực, chúng cũng cung cấp một lý do để kỳ vọng rằng những thay đổi tách ra khỏi
mức dự đoán của tỷ giá hối đoái thực hầu hết thường là nhỏ và có tính tạm thời. Do đó, những biến động
lớn và có tính bền bỉ của tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ánh một cách cơ bản những thay đổi của mức
giá cả ở nước nhà và nước ngoài.

Nghiên cứu tình huống: Tiêu chuẩn Hamburger

Khi các nhà kinh tế học áp dụng lý thuyết ngang bằng sức mua để giải thích tỷ giá hối đoái, họ cần dữ liệu
về giá cả của một rỗ hàng hóa có sẵn ở các quốc gia khác nhau. Một phân tích dạng này được hướng dẫn
bởi tờ The Economist, một tạp chí tin tức quốc tế. Tạp chí này thỉnh thoảng thu thập dữ liệu của một rỗ
hàng hóa bao gồm “hai lát toàn thịt bò, sốt đặc biệt, xà lách, phô mai, nước giấm, hành tây, bánh mì hạt
vừng kẹp”. Người ta gọi loại bánh này với cái tên là “Big Mac” và được bán bởi McDonald trên toàn thế
giới.

Một khi có giá của các cái bánh Big Mac ở hai quốc gia niêm yết theo tiền địa phương, chúng ta có thể tính
tỷ giá hối đoái được dự đoán bởi lý thuyết ngang bằng sức mua. Tỷ giá hối đoái dự đoán là tỷ giá mà nó
làm cho chi phí của Big Mac trở nên ngang nhau giữa hai quốc gia. Ví dụ, nếu giá của Big Mac là 3 đô la ở
Hoa Kỳ và 300 yên ở Nhật, ngang bằng sức mua sẽ dự đoán tỷ giá hối đoái là 100 yên một đô la.

Ngang bằng sức mua phản ánh đúng thực tế như thế nào khi nó được áp dụng bằng cách sử dụng giá cả
của Big Mac? Đây là một vài ví dụ từ tháng Bảy năm 2009, khi giá của một cái Big Mac là 3,57 đô la ở Hoa
Kỳ.
Quốc gia Giá của một cái Tỷ giá hối đoái dự Tỷ giá hối đoái thực
bánh Big Macs đoán tế

Indonesia 20.900 rupiah 5.854 rupiah/$ 10.200 rupiah/$

Hàn Quốc 3.400 won 952 won/$ 1315 won/$

Nhật 320 yen 89,6 yen/$ 92,6 yen/$

Thụy Điển 39 krona 10,9 krona/$ 7,9 krona/$

Mexico 33 pesos 9,2 pesos/$ 13,8 pesos/$

Khu vực Euro 3,31 euros 0,93 euros/$ 0,72 euros/$

Anh 2,29 pounds 0,64 pound/$ 0,62 pound/$

Các bạn có thể nhìn thấy tỷ giá hối đoái được dự đoán và tỷ giá hối đoái thực tế không chính xác bằng
nhau. Thực ra, việc kinh doanh chênh lệch giá quốc tế về bánh Big Mac thì không dễ dàng. Nhưng mà cả
hai tỷ giá này thường được đặt bên cạnh nhau. Ngang bằng sức mua không phải là lý thuyết chính xác về
tỷ giá hối đoái. Nhưng nó thường cung cấp một kết quả xấp xỉ ban đầu có tính hợp lý.

KIỂM TRA NHANH: Trải qua hai thập niên vừa rồi, Mexico có lạm phát cao, và Nhật có lạm phát thấp. Bạn
dự đoán điều gì đã xảy ra với số peso Mexico có thể mua được một yên Nhật?

Kết luận
Mục đích của chương này là nhằm phát triển một số khái niệm cơ bản mà các nhà kinh tế học vĩ mô sử
dụng để nghiên cứu về các nền kinh tế mở. Bây giờ các bạn đã có thể hiểu được cán cân thương mại của
một quốc gia có liên quan như thế nào với dòng vốn quốc tế, và tiết kiệm quốc gia khác gì với đầu tư nội
địa trong một nền kinh tế mở. Bạn đã có thể hiểu khi một quốc gia đang có thặng dư thương mại, quốc
gia này phải đang gửi vốn ra bên ngoài, và khi một quốc gia đang trải qua thâm hụt thương mại, quốc gia
này phải đang có dòng vốn chảy vào. Các bạn cũng đã hiểu ý nghĩa của tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá
hối đoái thực, cũng như những hàm ý và các hạn chế của ngang bằng sức mua như là một lý thuyết về tỷ
giá hối đoái được xác định như thế nào.

Các biến số kinh tế học vĩ mô được định nghĩa ở đây cung cấp điểm khởi đầu cho việc phân tích những
tương tác của một nền kinh tế mở với phần còn lại của thế giới. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ phát
triển một mô hình từ đó có thể giải thích đâu là nhân tố xác định những biến số này. Sau đó, chúng ta có
thể thảo luận các sự kiện và các chính sách thay đổi sẽ tác động như thế nào đến cán cân thương mại của
một quốc gia và mức tỷ giá mà theo đó các nước thực hiện trao đổi trên các thị trường thế giới.

Tóm tắt
Xuất khẩu ròng là giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong nước được bán ra nước ngoài (xuất khẩu) trừ đi
giá trị hàng hóa và dịch vụ nước ngoài bán ở trong nước (nhập khẩu). Dòng vốn ra ròng là giá trị tài sản
nước ngoài mà cư dân trong nước mua (dòng vốn ra) trừ đi giá trị tài sản trong nước mà người nước ngoài
mua (dòng vốn vào). Bởi vì mỗi giao dịch quốc tế liên quan đến sự trao đổi của một tài sản với một hàng
hóa hay dịch vụ, dòng vốn ra ròng của một nền kinh tế luôn luôn bằng với xuất khẩu ròng.

Tiết kiệm của một nền kinh tế có thể được sử dụng hoặc là để tài trợ cho đầu tư ở nước nhà hay để mua
tài sản nước ngoài. Do vậy, tiết kiệm quốc gia bằng với đầu tư nội địa cộng với dòng vốn ra ròng.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối của đồng tiền của hai quốc gia, và tỷ giá hối đoái thực là giá
tương đối của hàng hóa và dịch vụ ở hai nước. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi và nếu mà mỗi VND
mua được nhiều tiền nước ngoài hơn, VND được xem là lên giá hay mạnh lên. Khi tỷ giá hối đoái danh
nghĩa thay đổi và nếu mà mỗi VND mua được ít tiền nước ngoài hơn, VND được xem là giảm giá hay yếu
đi.

Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, một VND (hay một đơn vị của bất kỳ loại tiền tệ nào) có thể mua
được một số lượng hàng hóa và dịch vụ như nhau ở tất cả các quốc gia. Lý thuyết này hàm ý rằng tỷ giá
hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc gia nên phản ánh mức giá ở các quốc gia này. Vì vậy,
các quốc gia có lạm phát cao một cách tương đối nên để đồng tiền của mình giảm giá, và các quốc gia có
lạm phát thấp một cách tương đối nên để đồng tiền lên giá.

You might also like