Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1/ Gas lift

*Định nghĩa:
Khai thác dầu bằng phương pháp Gaslift dựa trên nguyên tắc bơm khí nén cao áp vào
vùng không gian vành xuyến giữa ống khai thác và ống chống khai thác, nhằm đưa khí
cao áp đi vào trong ống khai thác qua van Gaslift với mục đích làm giảm tỷ trọng của sản
phẩm khai thác trong cột ống nâng, dẫn đến giảm áp suất đáy và tạo nên độ chênh áp cần
thiết để sản phẩm chuyển động từ vỉa vào giếng. Đồng thời do sự thay đổi nhiệt độ và áp
suất trong ống khai thác làm cho khí giãn nở góp phần đẩy dầu đi lên, nhờ đó mà dòng
sản phẩm được nâng lên mặt đất và vận chuyển đến hệ thống thu gom và xử lý.
Ưu điểm :
Có thể đưa ngay giếng vào khai thác khi giai đoạn tự phun kém hiệu quả

Phương pháp này có thể áp dụng với giếng có độ sâu, độ nghiêng lớn. Có thể khai thác
đồng thời các vỉa trong cùng một giếng. Cấu trúc cột của ống nâng đơn giản không có chi
tiết chóng hỏng. Thiết bị lòng giếng tương đối rẻ tiền và chi phí bảo dưỡng thấp hơn so
với phương pháp khai thác cơ học khác. Giới hạn đường kính ống chống khai thác không
ảnh hưởng đến sản lượng khai thác khi dùng khai thác Gaslift. Có thể sử dụng kỹ thuật
tời trong dịch vụ sửa chữa thiết bị lòng giếng. Điều này không những tiết kiệm thời gian
mà còn làm giảm chi phí sửa chữa.

Khai thác với giếng có yếu tố khí lớn và áp suất bão hòa cao. Khai thác lưu lượng lớn và
điều chỉnh lưu lượng khai thác dễ dàng. Có thể khai thác ở những giếng có nhiệt độ cao
và hàm lượng parafin lớn, giếng có cát và có tính ăn mòn cao.

Khảo sát và xử lý giếng thuận lợi, không cần kéo cột ống nâng lên và có thể đưa dụng cụ
qua nó để khảo sát.

Sử dụng triệt để khí đồng hành. Ít gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm :
Đầu tư cơ bản ban đầu rất cao so với các phương pháp khác.
Năng lượng sử dụng để khai thác một tấn sản phẩm cao hơn so với các phương pháp
khác.
Không tạo được chênh áp lớn nhất để hút dầu ở trong vỉa ở giai đoạn cuối của quá trình
khai thác.
Nguồn cung cấp năng lượng khí phải lớn đủ cho toàn bộ đời mỏ.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng trạm khí nén cao, đòi hỏi đội ngũ công nhân vận hành và
công nhân cơ khí lành nghề.
Phương pháp khai thác gaslift liên tục:
Phương pháp Gaslift liên tục là phương pháp khí nén đưa vào khoảng không vành
xuyến giữa ống chống khai thác và cột ống nâng, còn sản phẩm theo ống nâng lên mặt đất
liên tục.
* Phạm vi ứng dụng: khai thác Gaslift liên tục được áp dụng tốt nhất đối với các giếng:
+ Có lưu lượng khai thác lớn.
+ Sản phẩm cát hay bị ngập nước.
+ Sản phẩm có độ nhớt cao, dòng chảy có nhiệt độ lớn.
+ Có tỷ suất khí cao mặc dù sản lượng giếng có thể nhỏ.
* Ưu điểm:
+ Năng lượng của khí nén và khí đồng hành được tận dụng tại miệng giếng để vận
chuyển sản phẩm đi tiếp đến hệ thống thu gom và xử lý.
+ Lưu lượng khai thác tương đối ổn định, hạn chế được nhiều phức tạp trong hệ
thống Gaslift.
+ Điều chỉnh lưu lượng khí nén thuận lợi bằng côn điều khiển.
+ Có thể điều chỉnh lưu lượng khai thác bằng việc điều chỉnh lưu lượng khí nén.
* Nhược điểm: Không hiệu quả đối với giếng có mực nước động thấp (mặc dù lưu lượng
khai thác lớn).
Phương pháp khai thác gas lift định kỳ
Phân loại van Gaslift:
Phụ thuộc vào chế độ khai thác, chức năng sử dụng, nguyên lý hoạt động, cấu trúc
hay nguyên lý lắp đặt, van Gaslift có thể phân loại như sau:
* Theo chức năng: Van gaslift khởi động hoặc làm việc.
+ Van Gaslift khởi động: van Gaslift khởi động dùng để tăng độ sâu dẫn khí vào
cột ống nâng bằng cách lần lượt khí hoá cột chất lỏng bắt đầu từ van trên cùng. Các van
Gaslift khởi động sẽ lần lượt đóng cho đến khi khí đi vào các van Gaslift làm việc. Sau
khi đưa giếng vào hoạt động ổn định các van khởi động này đều phải đóng kín. Các van
này có thể dùng cho cả giếng khai thác liên tục và giếng khai thác theo chế độ định kỳ.
+ Van Gaslift làm việc: Dùng dẫn khí vào cột ống nâng và duy trì khí hoá cột chất
lỏng liên tục. Phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất của khí nén và của cột chất lỏng tại nơi
đặt van mà van Gaslift làm việc có thể tự điều chỉnh lượng khí nén theo yêu cầu.
* Theo nguyên lý hoạt động của van:
Van điều khiển bằng áp suất, độ chênh áp hay cơ học.
+ Van Gaslift điều khiển bằng áp suất : Van Gaslift điều khiển bằng áp suất có quá
trình đóng mở van được điều khiển bằng áp suất của khí nén hay của cột chất lỏng khai
thác.
+ Van Gaslift điều khiển bằng chênh áp: Van Gaslift điều khiển bằng chênh áp có
quá trình đóng mở van điều khiển bằng độ chênh áp của cột chất lỏng khai thác và khí
nén.
+ Van Gaslift cơ học: Van Gaslift cơ học ít được sử dụng trong công nghiệp khai
thác dầu khí bằng Gaslift do tính chưa hoàn thiện về cấu tạo và bất tiện về điều khiển.
Quá trình đóng mở van loại cơ học phụ thuộc vào tác động cơ học trên mặt đất.
* Theo Cấu trúc:
Van Gaslift dạng buồng khí, dạng lò xo hay dạng kết hợp.
+ Van Gaslift dạng buồng khí: tác nhân để đóng van của loại van này là do áp
suất của khí nén trong buồng chứa khí.
+ Van Gaslift dạng lò xo: tác nhân để đóng van của loại van này là do lực đàn hồi
của lò xo thay vì áp suất của khí nén trong buồng chứa khí.
+ Van Gaslift dạng kết hợp: tác nhân để đóng van của loại van này là do tổng hợp
lực đàn hồi của lò xo và lực áp suất nén của khí trong buồng chứa khí.

2/ Hàm lượng khí condensate cao hay thấp thì gây ảnh hưởng như
thế nào đến việc khai thác giếng dầu sử dụng công nghệ gas lift?

Khí condensate là một dạng hỗn hợp gồm khí tự nhiên và các chất hydrocarbon nhẹ,
giống như dầu nhưng có tính chất khí
Parafin không trực tiếp liên quan đến khí condensate. Tuy nhiên, khi khí condensate được
khai thác và xử lý, có thể xảy ra hiện tượng tạo cặn parafin.
Khi khí condensate được sản xuất từ mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, nó thường chứa các chất
hydrocarbon như metan, etan, propan, butan và các dạng parafin lớn hơn như pentan,
hexan và các chất khác. Khi khí condensate được chuyển từ trạng thái áp suất cao trong
mỏ sang trạng thái áp suất thấp trên mặt đất, nhiệt độ và áp suất thay đổi có thể làm cho
một phần parafin trong khí condensate kết tủa và tạo thành cặn parafin.
Parafin có thể có vai trò quan trọng trong quá trình khai thác dầu và khí tự nhiên. Khi áp
suất giảm trong quá trình sản xuất, các chất parafin có thể kết tủa và gây tắc nghẽn trong
các đường ống và thiết bị sản xuất. Điều này đòi hỏi các biện pháp bảo trì và làm sạch để
giảm nguy cơ tắc nghẽn và duy trì hiệu suất của quá trình khai thác.
Khí gaslift có nhiệt độ thấp đi vào giếng làm gia tăng mức độ hình thành paraffin, đặc
biệt các giếng có lưu lượng thấp.
Khí gaslift qua van tiết lưu đi vào khoảng không vành xuyến làm giảm nhiệt độ vùng đầu
giếng khai thác. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành lắng đọng paraffin trong cột ống
nâng.
Nhiệt độ thấp của dòng khí gaslift trong vành xuyến sau van tiết lưu sẽ làm giảm nhanh
nhiệt độ sản phẩm trong cần ống khai thác ở quãng đường 2000-3000m đi lên bề mặt, sẽ
làm tăng khả năng lắng đọng paraffin và giảm khả năng lưu thông đi lên của sản phẩm
giếng bên trong cần ống khai thác.
nhiệt độ khí gaslift trong vành xuyến là 19oC
Trung bình, nhiệt độ trong các giếng khai thác dầu có thể dao động từ khoảng 40 độ C
(104 độ F) ở các giếng nông đến hơn 150 độ C (302 độ F) ở các giếng sâu.

3/ Tại sao lại nghiên cứu giải pháp giảm tác động của hiệu ứng Joule
– Thomson với các giếng sử dụng công nghệ bơm nén khí mà không
phải là với các giếng sử dụng công nghệ bơm điện chìm?

việc thay đổi áp suất ΔP=Pgaslift-Panulus (áp suất hệ thống gaslift – áp suất khoảng không
vành xuyến) tại vị trí van tiết lưu (MIM) làm cho nhiệt độ khí gaslift sau van tiết lưu
giảm mạnh do xảy ra hiệu ứng Joule – Thomson (hình 2). Hiện tượng thay đổi nhiệt độ đi
kèm với sự giãn nở của chất khí mà không sinh công cơ học hay truyền nhiệt được gọi là
hiệu ứng Joule – Thomson.
Hiệu ứng J-T xảy ra đối với các giếng khai thác sử dụng công nghệ gas lift.
Khai thác dầu bằng máy bơm ly tâm điện chìm là phương pháp khai thác cơ học khigiếng
dầu không thể tự phun với lưu lượng theo yêu cầu, bằng cách cung cấp nănglượng bổ
sung từ trên bề mặt xuống tổ hợp máy bơm ly tâm chìm nhờ hệ thống cápđiện ba pha
chạy doc theo thân cột OKT hay treo tự do. Năng lựơng này cung cấp chođộng cơ điện
của tổ hợp máy bơm ly tâm ngầm làm quay cánh của máy bơm, nhờ đómà xuất hiện lực
ly tâm và tăng áp suất theo hướng từ miệng vào đến miệng ra củamáy bơm, tạo điều kiện
cho chất lỏng vỉa chảy vào máy bơm nhiều cấp để được nânglên bề mặt, đến hệ thống thu
gom và xử lý.

You might also like