Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


------------*------------

BÀI TẬP LỚN


MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN


CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. TRÁCH NHIỆM CỦA
THẾ HỆ TRẺ TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG NỀN
VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

Họ và tên: Tạ Thị Tâm


Lớp: LLNL1107(122)_16
Mã sinh viên: 11218368

HÀ NỘI 2022
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
B. NỘI DUNG....................................................................................................... 3
I. Những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay ..................................................................................................................... 3
II. Trách nhiệm của giới trẻ trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.............................................................................................. 5
1. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ......................... 5
2. Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc................................................................... 6
C. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 9
A. MỞ ĐẦU
Trải qua hơn ba mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện
nay, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, bối cảnh toàn cầu hoá, đất nước
ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực, những thách thức đặt ra vô
cùng to lớn, chưa từng có trước đây. Điều này đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải
xây dựng được những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. Trong đó xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được đặt lên hàng đầu
và trách nhiệm to lớn được đặt lên thế hệ trẻ. Giới trẻ là đối tượng thụ hưởng nhiều
nhất các sản phẩm văn hóa trên thế giới đồng thời là đối tượng có khả năng sáng
tạo lớn nhất, tiềm năng nhất, đông đảo nhất tạo ra những sản phẩm văn hoá có sức
ảnh hưởng quốc tế mang đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, "Những nhiệm vụ của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay và trách nhiệm của thế
hệ trẻ trong việc góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc" là một vấn đề bức thiết đặt ra trên cả mặt lý luận và thực tiễn.

B. NỘI DUNG
I. Những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay
Nhiệm kỳ Đại hội XIII là một dấu mốc, một bước chuyển hết sức quan trọng,
làm tiền đề cho các nhiệm kỳ tiếp theo để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược
phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đại hội XII đã bổ
sung, cụ thể hóa những nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XI, XII đã đặt đã để đưa
nước ta vào một giai đoạn phát triển mới với những trọng tâm dưới đây:
1. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước
trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu
lại nền kinh tế; đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát
triển kinh
2. Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ,
có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm
tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy
đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho
phát triển, nhất là đất đai, tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu
quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng những
biện pháp hữu hiệu.
3. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát
huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối
với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
4. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,con người
Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết
tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn;
phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
5. Quản lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã
hội; thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực
hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập; xây dựng môi trường sống lành
mạnh, văn minh,an toàn.
6. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo
vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với
biến đổi khí hậu
7. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Củng cố, tăng
cường quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân
dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng,
lực lượng.
8. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,tạo
điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế,
uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
9. Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân;
không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng
cường sự đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
10. Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy
nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy
mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy dân chủ,
tǎng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm.
11. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng
cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, sức chiến đấu, phát huy
truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ. Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác
bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác
tư tưởng, lý luận, công tác kiểm tra, giám sát và công tác dân vận của Đảng; tiếp
tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
12. Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định
và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy
luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng
sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;...
II. Trách nhiệm của giới trẻ trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
1. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được đề cập
trong nhiều văn bản quan trọng, đặc biệt từ Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII.
Trong đó, tính tiên tiến và bản sắc dân tộc được hòa quyện, gắn bó hữu cơ trong
các yếu tố cấu thành của nền văn hóa, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, vừa giữ
gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đảm bảo tính mở, tiếp
thu tinh hoa của văn hóa nhân loại. Đồng thời, nội hàm của tính tiên tiên và bản
sắc văn hóa cũng được xác định rõ, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm, truyền thống
của đất nước trong quá trình đi lên CNXH. Theo đó, tiên tiến trong văn hóa trước
hết là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ, nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân
tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tất cả
vì con người, vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, trong
mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên và xã hội; tiên tiến không
chỉ thể hiện ở nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức thể hiện, trong các phương
tiện chuyển tải nội dung; bản sắc văn hóa dân tộc, là các giá trị đặc trưng, tiêu
biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, bản chất riêng của nền văn hóa, là dấu hiệu cơ
bản để phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, đó cũng là tổng
hòa các khuynh hướng sáng tạo văn hóa, được hình thành trong mối liên hệ thường
xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, thể chế chính trị…trong quá
trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Bản sắc văn hóa được thể hiện rõ trong
truyền thống dân tộc, là các giá trị văn hóa tiêu biểu được trao truyền lại từ thế hệ
này sang thế hệ khác, được khai thác và phát huy, tiếp tục bồi đắp, tạo nên dòng
chảy văn hóa của dân tộc từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
2. Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
a, Những cơ hội và thách thức trên con đường xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rông, quá trình toàn
cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội để phát triển văn
hóa ngày càng tiên tiến hơn nhưng đồng thời đây cũng là thách thức để giữ gìn và
phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ nhất là về cơ hội để phát triển nền văn hóa. Cơ hội hợp tác văn hóa với
các nước trên thế giới, đa dạng hơn các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan
hệ văn hóa đi vào chiều sâu, đạt được hiệu quả thiết thực, tiếp nhận được tinh hoa
văn hóa thế giới, làm phong phú hơn văn hóa dân tôc. Nhân tố văn hóa của các
tầng lớp nhân dân ở trong nước làm sức mạnh nội sinh quyết định chiều hướng
phát triển kết hợp nhân tố văn hóa của Việt kiều ở ngoài nước, khuyến khích Việt
kiều hội nhập, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tích cực vào sự
nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Văn hóa Việt Nam có cơ hội được truyền bá
rộng rãi để người nước ngoài hiểu đầy đủ về đất nước, con người Việt Nam, nhất
là công cuộc đổi mới đất nước: “Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là
đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
Thứ hai là về những thách thức to lớn trong việc giữ gìn nền văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc. Sự mai một bản sắc văn hóa nhất là bản sắc văn hóa của các
dân tộc thiểu số. Câc làn sóng văn hóa Âu Mỹ, Hàn quốc,… du nhập vào Việt
Nam một cách mạnh mẽ tạo nên những tư tưởng, thái độ sùng ngoại một cách lệch
lạc. Cùng với đó là lối sống lệch lạc trái với thuần phong mỹ tục. Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng đã nhận định: “Đạo đức, lối sống trong gia đình, học đường,
xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, gây bức xúc cho xã hội… Môi trường văn
hóa có những mặt chưa thực sự lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục và truyền
thống văn hóa dân tộc”.
b, Trách nhiệm của thế hệ trẻ
Để tận dụng được những cơ hội và giải quyết những thách thức này thì trách
nhiệm to lớn đươc đặt lên vai thế hệ trẻ.
Thứ nhất, thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Họ cần phải trả lời câu hỏi tự đặt
ra cho bản thân: “là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ
làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc. Để trả lời được câu hỏi trên, mỗi người cần phỉ tự mình phấn đấu, rèn
luyện, tự trau dồi cho mình những kĩ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ vì sự phát triển của cộng đồng và của chính bản thân
mình. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, tìm hiểu, tiếp
thu những phong tục, truyền thống quý báu của dân tộc, bài trừ những hiện tượng
văn hóa xấu độc, không phù hơp.
Thứ hai, thế hệ trẻ cần nuôi dưỡng trong mình niềm đam mê với nghệ thuật
truyền thống của dân tộc, giữ gìn những phong tục truyền thống được truyền qua
từ ngàn đời.
Thứ ba, thế hệ trẻ cần xây dựng được những chương trình, kế hoạch cụ thể
để phát huy tiềm lực của mình. Để hoàn thành được nhiệm vụ này cần sự phối
hợp của các đơn vị các cấp trong việc xây dựng thể chế về văn hóa, xây dựng môi
trường giáo dục phù hợp và các các chuẩn mực văn hóa, môi trường văn hóa lành
mạnh.
Thứ tư, giới trẻ cần tích cực tham gia các cuộc hội thảo, giao lưu về văn hóa.
Đó là cơ hội để các bạn trẻ tìm hiểu về giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa
dân tộc, về sự giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Qua đó cũng giáo
duc tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc và học hỏi được
những bài học quý giá làm hành trang cho bản thân cũng như cho cả dân tộc trong
quá trình hội nhập.
Thứ năm, thế hệ trẻ cần phải phát huy tính tích cực, chủ động, sức trẻ, năng
lượng mạnh mẽ và sức sáng tạo vô hạn để lan tỏa văn hóa dân tộc đến khắp nơi
trên thế giới. Bằng sự sáng tạo không giới hạn và sự tiếp thu học hỏi từ nhiều nền
văn hóa khác nhau, giới trẻ ngày nay đã làm ra được những tác phẩm mang đậm
đà bản sắc dân tộc nhưng không khô khan khó hiểu mà rất mới mẻ, dễ dàng tiếp
cận. Giới trẻ có những cách làm nghệ thuật mới hơn, bắt kịp xu hướng của thời
đại, không bị gò bó trong khuôn khổ nhất định. Giới trẻ có một lực lượng đông
đảo tạo nên một nguồn sức mạnh lớn lao và học cần đem nguồn sức mạnh ấy để
tiếp tục xây dựng nền văn hóa ngày càng phát triển hơn.
Thứ sáu, cần phải xây dựng tinh thần cảnh giác cao độ, tích cực đấu tranh
chống lại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng
và văn hóa. Sự nghiệp xây dựng nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang
là mục tiêu phá hoại của các thế lực thù địch. Để thực hiện âm mưu này, chúng
chủ trương tiến hành nhiều hoạt động nhằm làm tha hóa chúng ta đặc biệt là giới
trẻ bởi đây là đối tượng rất dễ bị kích động, lôi kéo. Chúng muốn biến giới trẻ
thành những kẻ ích kỷ, thực dụng, chạy theo những lợi ích vật chất tầm thường,
phai nhạt dàn lý tưởng cách mạng, quay lưng lại với truyền thống, mất gôc, lai
căng,…
c, Những thành tựu nổi bật mà thế hệ trẻ đã làm được trong việc góp phần xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
Giới trẻ đã tạo ra những cách tiếp cận của cộng đồng với văn hóa, nghệ thuật
truyền thống mới mẻ, sáng tạo hơn: Trong năm 2022, nhóm “Trường ca kịch viện”
tiếp tục thực hiện triển lãm online và offline tôn vinh sự trường tồn của các loại
hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống qua triển lãm các hoạt động, tác phẩm nghệ
thuật, tôn vinh những người góp phần tạo ra sự hiện diện và sức vươn của nghệ
thuật truyền thống. Đưa nghệ thuật truyền thống vào dạy ở các cơ sở giáo dục phổ
thông: Nhà hát Chèo Ninh Bình phối hợp Trường THCS Trương Hán Siêu (TP
Ninh Bình) tổ chức biểu diễn vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương” phục
vụ buổi học tập ngoại khóa cho các em học sinh; Tỉnh đoàn Thái Bình đã thực
hiện đề tài nghiên cứu, đề xuất giải pháp đưa làn điệu chèo, trích đoạn chèo vào
một số trường tiểu học và THCS trên địa bàn. Tại TP Đà Nẵng, đề án đưa nghệ
thuật tuồng vào học đường đang được triển khai tích cực và có nhiều tín hiệu đáng
mừng
Phát triền công nghiệp văn hóa: Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ký ban hành
Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên
địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045”. Người trẻ sẽ là cầu nối giữa du khách nước ngoài và những di sản văn
hóa. Giới trẻ thông qua sức hút của nghệ thuật biểu diễn để lan tỏa tới giá trị di
sản để khách du lịch biết tới Việt Nam nhiều hơn. Ví dụ, “Lễ hội âm nhạc quốc tế
gió mùa – Monsoon Festival” được tổ chức thường niên từ năm 2014 ở Hoàng
thành Thăng Long thu hút gần 150000 khán giả, 300 nghệ sĩ từ 20 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Các sân khấu nhạc kịch hàn lâm liên tục đỏ đèn, các vở diễn bale
như “Hồ thiên nga”, “Những người khốn khổ” hết sách vé trong ngày bán đầu
tiên. “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được đưa lên sân khấu tuồng,
kịch, bale hay dự án “Alice in wonderland” theo phong cách broadway kết hợp
giữa Việt Nam và Australia đạt được thành công vang dội.
Không gian sáng tạo văn hóa nơi nghệ sĩ, công chúng, doanh nghiệp có thể
gặp gỡ, chia sẻ tình yêu với nghệ thuật, những ý tưởng mới. Trên cả nước có hơn
200 không gian sáng tạo: phố đi bộ quanh Hồ Gươm ở Hà Nội – nơi mọi người
có thể thưởng thức từ chèo tuồng đến hiphop, dance sport, phố sách,… Hay những
không gian văn hóa mang dấu ấn quốc tế như Liên hoan phim quốc tế Hà Nội
(HANIFF), Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam thu đông… Hay “ Ỷ vân hiên” là
nơi quy tụ những người trẻ đam mê với cổ phục Việt, sau 4 năm thành lập dự án
đã mang cổ phực đi phủ sóng khắp nơi, tạo nên làn sóng yêu cổ phục ở khắp các
lứa tuổi, các lĩnh vực: điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, sàn diễn thời trang… Những
không gian sáng tạo được ví như những ngọn hải đăng dẫn đường cho kinh tế đô
thị, tạo ra việc làm mới, dịch vụ mới cũng như phát triển tài năng, văn hóa.

C. KẾT LUẬN
Phân tích những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn: đặt ra những mục
tiêu, phương hướng cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ,
văn minh. Đặt ra những nhiệm vụ cụ thể giúp chúng ta xác định rõ các công ciệc
cần làm trong thời gian tiếp theo, Đảng xây dựng được những đường lối, chủ
trương đúng đắn, Quốc hội, chính phủ hoạch định những chính sách phù hợp.
Việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ
quan trọng, cấp thiết đòi hỏi sự phối hợp giải quyết của tất cả các cấp, các ngành
trên toàn bộ các lĩnh vực. Chúng ta có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tôc,
phong phú đa dạng các thể loại, có truyền thống lâu đời – nền móng để xây dựng
nền văn hóa tiên tiến. Thách thức to lớn đặt ra là làm sao toàn cầu hóa, phát triển
nền văn hóa tiên tiến nhưng không làm mất đi những tinh hoa, bản sắc vốn có của
văn hóa dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan mới chính là sự phát triển vững
chắc nhất. Thế hệ trẻ bằng sự nhiệt huyết, sáng tạo, tinh thần yêu nước, tự tôn dân
tộc chính là chìa khóa mở ra một tương lai mới cho nền văn hóa nước nhà: tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa nước ta đi đến đích chủ nghĩa xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. – GS.TS. Hoàng Chí Bảo
2. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII
3. Lan tỏa sức mạnh của văn hóa: Giới trẻ sáng tạo từ truyền thống (Thanh
Giang (TTXVN/Vietnam+) 26/12/2021 07:36 GMT+7)
4. Nghị quyết về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bản thủ đô giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030, tàm nhìn đến năm
5. Ỷ Vân Hiên: Mộng lớn với cổ phục Việt ( Báo phụ nữ thành phố Hồ Chí
Minh – 19/03/2020)
6. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc (Trang thông tin điện tử - Hội đồng lý luận trung ương 24/07/2019)
1

You might also like