Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 168

ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

BÀI GIẢNG
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
(Lưu hành nội bộ)

Biên soạn: Nguyễn Văn Quỳnh Bôi

Nha Trang, 9/2020

1
Chương I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
1. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG
Môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng đến vật thể và sự kiện đó. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn
biến trong môi trường. Nói đến môi trường là nói đến môi trường của của vật thể, của sự
kiện nhất định. Khái niệm chung như vậy về môi trường được cụ thể hoá đối với từng đối
tượng và mục đích nghiên cứu. Khi nghiên cứu về các cơ thể sống, đặc biệt trong thời đại
ngày nay, người ta quan tâm đến “môi trường sống của con người”.
Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường nhân văn (Stockholm, 1972) định nghĩa “Môi
trường là không gian vật chất nơi con người sinh sống” (trích từ Lê Văn Khoa và các tác
giả, 2002).
Theo luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 (sửa đổi năm 2014 và 2018), “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) (trích từ Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002) thì
môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra (kể cả tập quán, niềm tin,…), trong đó con người sống và lao động, họ khai
thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Như vậy môi
trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một
thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự
vui chơi giải trí của con người”.
Tổng quát có thể xem môi trường sống của con người là vũ trụ. Mọi biến đổi trong vũ trụ
đều có thể ảnh hưởng đến con người. Cụ thể, có thể xem xét môi trường sống của con
người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học và xã hội bao quanh và có ảnh
hưởng đến đời sống và sự phát triển của các cá nhân và cộng đồng người.
Cũng có thể phân loại môi trường dựa theo nguồn gốc, bao gồm môi trường tự nhiên
(Natural environment) và môi trường nhân tạo (Artificial environment) hoặc dựa theo tính
chất sống, bao gồm môi trường vật lý (Physical environment) và môi trường sinh học
(Biological environment) (Lê Huy Bá, 2000).
Qua những trình bày ở trên, có thể thấy rằng “môi trường” là một khái niệm rộng, bao
hàm ý nghĩa phong phú và đa dạng. Nếu không xác định rõ có thể gây nên những sự lầm
lẫn hoặc nhận thức mơ hồ.
Cấu trúc và các mối quan hệ giữa các thành phần môi trường
Trong môi trường luôn có sự tồn tại và tương tác giữa các hệ thống vô sinh và các hệ
thống hữu sinh. Theo Lê Trình (1997) cấu trúc của môi trường tự nhiên gồm 2 thành phần
cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh vật.
- Môi trường vật lý (physical environment) là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên
(bao gồm thạch quyển, thuỷ quyển và khí quyển).
- Môi trường sinh vật (biological environment) là thành phần hữu sinh của môi trường. Môi
trường sinh vật bao gồm các hệ quần thể, quần xã sinh vật. Môi trường sinh vật tồn tại và
phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của các thành phần môi trường vật lý và không thể tách
rời môi trường vật lý.
Về mặt vật lý, môi trường gồm thạch quyển (litosphere) chỉ phần rắn của trái đất (từ mặt
đất xuống đến độ sâu 40 km), thuỷ quyển (hydrosphere) được tạo nên bởi các đại dương, ao
hồ, sông suối và các thủy vực khác, khí quyển (atmosphere) với không khí và các loại khí

2
khác bao quanh trái đất. Ba quyển này gồm các thành phần vô sinh (không có tính chất
sống) cấu thành bởi các nguyên tố vật chất và chứa đựng năng lượng dưới các dạng khác
nhau.
Về mặt sinh học, trên trái đất có sinh quyển (biosphere) bao gồm các cơ thể sống và
những bộ phận của thạch, thủy, khí quyển tạo nên môi trường cho các cơ thể sống này. Như
vậy sinh quyển gồm các thành phần hữu sinh (có tính chất sống) và thành phần vô sinh
quan hệ chặt chẽ với nhau và tương tác qua lại phức tạp. Khác với quyển vật lý vô sinh,
sinh quyển ngoài vật chất và năng lượng, còn chứa các thông tin sinh học với tác dụng duy
trì cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của các dạng vật chất sống. Dạng thông tin phức tạp
và phát tiển cao nhất là trí tuệ con người. Chính trí tuệ tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự
tồn tại của trái đất. Những biến đổi to lớn hiện nay trên hành tinh chúng ta đều do trí tuệ
con người tạo ra. Vì vậy, ngày nay người ta đã thừa nhận sự tồn tại một quyển mới là trí
quyển (noosphere), bao gồm các bộ phận trên trái đất, tại đó có sự tác động của trí tuệ con
người.
a. Môi trường toàn cầu
Nếu xem trái đất - hành tinh con người đang ở, là một “môi trường sinh thái” thì đây là
một môi trường vĩ mô đúng nghĩa, bao gồm nhiều yếu tố trong một thể thống nhất. Các yếu
tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau trong lịch sử hình thành và phát triển của mình. Sự
phát triển và tiến hóa của hành tinh thông qua các quy luật nhất định của địa chất, thủy văn,
khí hậu, thời tiết,…để ngày một hoàn thiện hơn. Mối liên hệ giữa các thành phần môi
trường ngày càng trở nên chặt chẽ để tạo nên một cơ cấu nhất định, dần đi vào thế ổn định.
Lịch sử phát triển trái đất được đánh dấu bởi hai mốc cơ bản: sự xuất hiện sự sống và sự
xuất hiện con người và xã hội loài người.
- Trước khi sự sống xuất hiện: Ở giai đoạn này, địa cầu tồn tại với các điều kiện hoạt động
phi sinh vật. Môi trường chỉ bao gồm “đất”, nước, các loại khí, bức xạ mặt trời,…Qua quá
trình tồn tại hàng tỷ năm, trái đất và môi trường bao quanh đã sản sinh ra oxy với một
lượng không lớn lắm. Đây là kết quả của các quá trình hóa học hoặc hóa lý đơn thuần. Sau
đó là quá trình hình thành ozone. Dần dần lớp ozone dày lên, ngăn cản sự xâm nhập mạnh
mẽ của tia tử ngoại (UV), tạo cơ hội cho sự sống xuất hiện và tồn tại.
- Từ khi sự sống xuất hiện: Môi trường toàn cầu chuyển sang một giai đoạn mới. Môi
trường đã có hai phần tuy chưa rõ ràng: phần vô sinh và phần hữu sinh. Tuy nhiên quá trình
hô hấp chưa hình thành và năng lượng được tạo ra qua con đường lên men. Từ những sinh
vật này, thông qua chọn lọc tự nhiên, đã tạo ra những sinh vật đầu tiên có khả năng quang
hợp (là những thực vật đơn giản có khả năng hấp thụ CO2, H2O và tạo ra O2 nhờ diệp lục và
năng lượng ánh sáng mặt trời). Điều này đã tạo nên sự biến đổi sâu sắc về môi trường sinh
thái trái đất. Nhờ sự xuất hiện của thực vật có diệp lục mà O2 gia tăng nhanh chóng. Từ đó
kéo theo sự xuất hiện hàng loạt sinh vật khác. Lượng O2 gia tăng nhanh chóng để tạo ra O3
và tầng ozone, nhờ đó tầng này xuất hiện dày lên đủ để bảo vệ cho sự sống phát triển đa
dạng về thành phần và phong phú về số lượng, cả trên cạn lẫn dưới nước. Trên cơ sở này
các quyển được hình thành. Sự xuất hiện của loài người sau đó và qua quá trình tiến hóa đã
làm cho môi trường sinh thái trái đất có sự phong phú vượt bậc: bên cạnh chọn lọc tự nhiên
đã xuất hiện hệ sinh vật phát triển theo hướng chon lọc nhân tạo. Từ đây, thành phần môi
trường không chỉ vô sinh và hữu sinh mà còn cả con người với hoạt động sống của con
người đến các dạng môi trường nhân tạo (các môi trường này lấy con người làm trung tâm).

3
b. Môi trường thành phần
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi phân loại môi trường. Các thành phần
môi trường có thể được xem xét dựa trên nguồn gốc, dựa trên tính chất sống, dựa theo tài
nguyên,…Theo các quyển cấu tạo, môi trường sống bao gồm:
- Thạch quyển: có thể xem một phần vỏ trái đất là thạch quyển (40 km từ trên bề mặt lục
địa). Theo Lê Huy Bá (2000), thạch quyển khác với môi trường đất (soil environment) chỉ
môi trường đất trong phạm vi vỏ phong hóa, nghĩa là từ lớp đá mẹ lên mặt đất và bề mặt
của nó. Môi trường đất thường xuống đến 2 –3 m, trừ vùng đất basalt có thể xuống đến 10
m.
Thạch quyển là một môi trường nhưng biến động của môi trường này khó bị phát hiện.
Khi tác nhân đã xâm nhập, ô nhiễm vượt qua khả năng tự làm sạch của đất thì rất khó giải
quyết. Tuy nhiên, hiện nay con người vẫn xem thường hoặc ít quan tâm đến môi trường
này.
Các lớp ngoài của trái đất Các lớp từ vỏ đến nhân trái đất
Lớp Độ sâu Nhiệt độ

Lớp Mantle trên (rắn) (Thạch


quyển) Lớp Mantle
trong
Lớp Mantle trên = bán rắn
Asthenosphere
(nóng chảy) Nhân Molten
ngoài
Săt/ni-ken
Lớp Mantle dưới
Nhân trong
(bán rắn) Sắt/ni-ken

Hình 1.1. Sơ đồ các lớp vỏ ngoài của trái đất Hình 1.2. Sơ đồ các lớp từ vỏ đến nhân trái đất
(Nguồn: http://www.enchantedlearning.com)
- Thủy quyển: bao gồm tất cả các phần nước của trái đất. Thủy quyển là một thành phần
không thể thiếu của môi trường sinh thái toàn cầu, nước duy trì sự sống cho con người và
sinh vật. Môi trường nước cũng tuân theo những quy luật biến đổi, theo các chu trình năng
lượng. Nước vừa là thành phần cấu tạo nên vật chất sống, vừa là môi trường cung cấp vật
chất nuôi sống sinh vật và duy trì các hoạt động của sinh vật.
- Khí quyển: còn gọi là môi trường không khí. Khái niệm này được giới hạn trong lớp
không khí bao quanh trái đất. Khí quyển chia ra làm nhiều tầng:
 Tầng đối lưu (Troposhere): từ 0 –10÷12 km. Trong tầng này nhiệt độ và áp suất giảm
theo độ cao do không khí loãng dần.
 Tầng bình lưu (Stratosphere): từ 10 – 50 km. Trong tầng này nhiệt độ tăng dần. Lớp
ozone nằm ở đỉnh tầng bình lưu.
 Tầng trung lưu (Mesosphere): từ 50 – 90 km. Trong tầng này nhiệt độ giảm dần theo độ
cao và đạt đến điểm cực lạnh -90oC đến -100oC.
 Tầng ngoài (Thermosphere): từ 90 km trở lên. Trong tầng này không khí cực loãng và
nhiệt lại tăng dần theo độ cao.

4
Hình 1.3. Cấu trúc khí quyển Hình 1.4. Cấu trúc thạch quyển
(Nguồn: http://encarta.msn.com/media_461517631/Divisions_of_the_Atmosphere.html)
Trong các tầng trên thì tầng đối lưu có tính quyết định đối với môi trường sinh thái toàn
cầu. Không khí ở tầng đối lưu có thành phần hầu như không đổi bao gồm 78% nitơ;
20,95% oxy; 0,93% argon; 0,03% dioxyt carbon; 0,02% neon; 0,005% heli. Lượng hơi
nước bão hòa trong tầng đối lưu phụ thuộc vào nhiệt độ, ngoài ra còn có các vi sinh vật, các
bào tử nấm. Các quá trình biến đổi thời tiết – khí hậu diễn ra mạnh nhất trong tầng này.
- Sinh quyển: còn gọi là môi trường sinh học. Sinh quyển bao gồm những phần của sự sống
từ núi cao đến đại dương, từ lớp không khí có oxy đến những vùng địa quyển (thạch
quyển). Thật sự thì ranh giới giữa sinh quyển và các quyển vật lý không rõ ràng và khó xác
định, do vậy sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối và có tính khái niệm.
Đặc trưng cho hoạt động của sinh quyển là các chu trình trao đổi vật chất và trao đổi
năng lượng. Đó là các chu trình Sinh - Địa – Hóa (chu trình vật chất) và đi đôi với các chu
trình Sinh - Địa – Hóa là sự chuyển hóa năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Dựa vào các chu
trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng này mà sự sống được ổn định và phát triển tạo
điều kiện cho môi trường sinh thái trái đất ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, do sự ổn định
và phát triển của sự sống mà cân bằng của môi trường sinh thái trái đất là cân bằng động.
2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC MÔI
TRƯỜNG HIỆN NAY Ở QUY MÔ TOÀN CẦU
2.1 Các chức năng chủ yếu của môi trường
Không gian sống của Nơi chứa đựng các
con người và sinh vật nguồn tài nguyên
Môi
trường
Nơi lưu trữ và cung Nơi chứa đựng và
chuyển hóa các phế
cấp các nguồn thông
tin thải do con người tạo ra

Nơi giảm nhẹ các tác


động có hại của thiên
nhiên

Hình 1.5. Các chức năng chủ yếu của môi trường (Nguồn: Phỏng theo Lê Văn Khoa và các
tác giả, 2002; Lưu Đức Hải, 2007)
5
Lê Văn Khoa và các tác giả (2002) cho rằng, đối với sinh vật nói chung và con người nói
riêng, môi trường sống có bốn chức năng chủ yếu bao gồm: không gian sống, chứa đựng
các nguồn tài nguyên, lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin và chứa đựng các chất thải
do con người tạo ra. Lưu Đức Hải (2007) bổ sung thêm một chức năng là giảm nhẹ các tác
động có hại của thiên nhiên đến con người và sinh vật. (Hình 1.5)
a. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và sinh vật (habitat)
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho
các hoạt động sống như nhà ở, đất để sản xuất nông nghiệp, không gian cho xây dựng các
công trình…Trung bình mỗi ngày, mỗi người cần khoảng 4 m3 không khí sạch để thở; 2,5 l
nước để uống; một lượng thực phẩm tướng ứng 2.000 – 2.400 kcal. Các yêu cầu này đòi hỏi
môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Đồng thời,
không gian này phải đạt những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học,
cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ
khoa học và công nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất
càng giảm. Trên thực tế diện tích không gian sinh sống bình quân của con người trên trái
đất ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế
giới tự nhiên, có một tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng, nghĩa là
khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất. Theo Lê Huy
Bá (2000), để xem xét tải lượng mà môi trường phải gánh chịu, đã xuất hiện những chỉ thị
cho tính bền vững liên quan đến không gian sống của con người:
Khoảng sử dụng môi trường (environmental use space): tổng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên có thể được sử dụng hoặc những ô nhiễm có thể phát sinh để đảm bảo một môi
trường lành mạnh cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Dấu chân sinh thái (ecological footprint): được phân tích dựa trên định lượng tỷ lệ giữa
tải lượng của con người lên một vùng nhất định và khả năng của vùng để duy trì tải lượng
đó mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Giá trị này được tính bằng
diện tích đất sản xuất hữu hiệu (đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng, ao hồ, đại dương,…) và cộng
thêm 12% đất cần được dự trữ để bảo vệ đa dạng sinh học.
Như vậy, môi trường là không gian sinh sống của con người và có thể phân loại chức
năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau:
- Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng.
- Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng và khoảng không gian cần thiết cho hoạt động giao
thông.
- Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông (nền) tự nhiên cho sản xuất nông-lâm-
ngư nghiệp.
- Chức năng cung cấp năng lượng và thông tin.
- Chức năng giải trí: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho hoạt động giải trí ngoài trời
của con người (trượt tuyết, đua ngựa, đua thuyền, bóng đá,…)
b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản
xuất của con người
Xét về bản chất thì mọi hoạt động của con người để duy trì cuộc sống đều nhằm vào việc
khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên thông qua lao động, vật tư công cụ và trí tuệ.
Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy từ tự nhiên những nguồn tài
nguyên cần thiết phục vụ cho việc sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu. Điều này có nghĩa thiên

6
nhiên là nguồn cung cấp mọi vật liệu, năng lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền) cần
thiết cho hoạt động của con người.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng,
chất lượng và độ phức tạp theo sự phát triển của trình độ xã hội. Chức năng này của môi
trường, vì vậy còn được gọi là chức năng sản xuất tự nhiên; gồm có:
- Rừng tự nhiên: có chức năng duy trì nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu
của đất, nguồn gỗ - củi đun, dược liệu, cải thiện điều kiện sinh thái và nơi vui chơi giải trí
(không gian sinh hoạt).
- Thủy vực: cung cấp nước, nguồn thủy sản và nơi vui chơi giải trí (không gian sinh hoạt).
- Động thực vật: cung cấp lương thực-thực phẩm và nguồn gen.
- Các quặng mỏ: cung cấp nguyên liệu và cả năng lượng cho các hoạt động sản xuất
Lao động sống

Con người Vật tư – Công cụ Tự nhiên (các hệ


sinh thái)
Trí tuệ

Hình 1.6. Tác động của con người đến tự nhiên (các hệ sinh thái)
c. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt
và hoạt động sản xuất
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, con người luôn đào thải các chất thải vào môi
trường. Tại đây, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường sẽ
bị phân huỷ, biến đổi từ dạng phức tạp thành dạng đơn giản và tham gia vào các quá trình
sinh - địa – hóa khác nhau,…Trong thời kỳ sơ khai, khi chất thải còn đơn giản và với lượng
nhỏ, chất thải chủ yếu do các quá trình phân hủy tự nhiên biến đổi trở lại trạng thái nguyên
liệu của tự nhiên. Khi dân số thế giới gia tăng, đồng thời với những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật và việc thỏa mãn nhu cầu, công nghiệp hóa và đô thị hóa làm số lượng và mức độ
phức tạp của chất thải tăng lên không ngừng. Điều này dẫn đến sự quá tải của môi trường.
Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định được gọi là khả
năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm hoặc
thành phần chất thải phức tạp, có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá
trình phân hủy thì môi trường sẽ bị ô nhiễm, chất lượng môi trường giảm xuống. Chức
năng này của môi trường có thể phân loại như sau:
- Chức năng biến đổi lý-hóa học: pha loãng, sa lắng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp
thụ và tách chiết các chất thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hóa: thực hiện qua các chu trình sinh-địa-hóa.
d. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin
Môi trường trái đất được coi như là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi
vì, môi trường chính là nơi:
- Cung cấp sự “ghi chép” và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của các dạng vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người (các hóa thạch, các di chỉ
khảo cổ).
- Cung cấp các chỉ thị không gian và có thể mang tính chất tín hiệu-báo động về các hiểm
họa đối với con người và sinh vật thông qua dấu hiệu của các tai biến tự nhiên hoặc qua các

7
phản ứng sinh lý của cơ thể sinh vật trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên (động đất, núi
lửa, sóng thần, bão,…).
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng về nguồn gen, về các loài sinh vật, về các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các cảnh quan có giá trị thầm mỹ, các công trình văn
hóa…
e. Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến con người và sinh vật
trên trái đất
Sự phát sinh và phát triễn sự sống trên trái đất nhờ hoạt động của các thành phần môi
trường như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển.
- Khí quyển giữ cho nhiệt độ trái đất tránh được các bức xạ quá cao làm chênh lệch nhiệt độ
lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,…
- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ,…
- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm
tác động tiêu cực của thiên tai đến con người và sinh vật.
2.2 Các thách thức môi trường hiện nay ở quy mô toàn cầu
Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình sử dụng
và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt
chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo nên
mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường.
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), trong phạm vi một quốc gia cũng như trên toàn
thế giới luôn tồn tại hai hệ thống: hệ thống KINH TẾ - XÃ HỘI và hệ thống MÔI
TRƯỜNG. Hệ thống kinh tế cấu thành bởi các khâu sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu
dùng. Các khâu này tạo nên dòng luân chuyển nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa, phế thải
giữa các thành phần của hệ thống. Hệ thống môi trường với các thành phần thiên nhiên và
xã hội cùng tồn tại trên một địa bàn với hệ thống kinh tế - xã hội. Khu vực giao nhau giữa
hai hệ thống là khu vực “môi trường nhân tạo”. Tác động tích cực hoặc tiêu cực của con
người đối với môi trường chủ yếu được thể hiện tại đây.
Hệ thống kinh tế lấy nguyên liệu, năng lượng từ hệ thống môi trường. Nếu khai thác cạn
kiệt tài nguyên không tái tạo hoặc khai thác quá khả năng hồi phục của tài nguyên tái tạo
thì sẽ dẫn đến chỗ không còn nguyên liệu và năng lượng; từ đó phải đình chỉ sản xuất, giảm
sút hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế. Hệ thống kinh tế đưa ra môi trường các phế thải, trong
đó có những phế thải độc hại với con người, tác động xấu đến các nhân tố môi trường
(không khí, nước, đất…) và tài nguyên thiên nhiên. Sự suy giảm chất lượng môi trường làm
hệ thống kinh tế không thể hoạt động bình thường. Các quốc gia, các vùng có nền kinh tế
càng phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên thì càng dễ bị tác động do suy thoái về mặt môi
trường.
Đối với môi trường các hoạt động phát triển luôn có hai mặt lợi và hại. Tương tự như
vậy, đối với xã hội loài người môi trường tự nhiên cũng luôn có hai mặt, nguồn tài nguyên
đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con
người.
Khoa học hiện nay quan niệm có hai loại ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm do thừa thải của
các nước phát triển hoặc của các tầng lớp giàu có. Việc sử dụng quá nhiều nguyên liệu và
năng lượng vào sản xuất, sự tiêu dùng quá mức trong đời sống gây nên sự lãng phí về tài
nguyên và suy thoái chất lượng môi trường. Bên cạnh đó là sự ô nhiễm do nghèo đói đang
xảy ra một cách phổ biến. Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên với các kỹ thuật lạc

8
hậu đã làm suy thoái chất lượng môi trường một cách nhanh chóng. Kèm theo đó là thiếu
lương thực và nước sạch, dịch bệnh, mù chữ và tệ nạn xã hội.
Khoa học và công nghệ hiện nay mặc dù đã có được những những thành tựu to lớn
nhưng vẫn chưa thể giải quyết một cách triệt để các vấn đề về môi trường. Báo cáo tổng
quan môi trường toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP)
đã tổng kết những gì mà chúng ta đã đạt được với tư cách là những người sử dụng và gìn
giữ các hàng hóa và dịch vụ môi trường mà hành tinh cung cấp. Báo cáo đã phân tích hai
xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba. (Lê Văn Khoa và các tác
giả, 2002)
- Thứ nhất: các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe doạ bởi sự mất cân bằng
sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ. Một tỷ lệ đáng kể nhân loại
hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ
ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự phát triển kinh tế và công nghệ, và
những người không hoặc ít thu lợi theo hai thái cực: sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe
doạ sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu.
- Thứ hai: thế giới đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở quy
mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhữnh thành quả về môi
trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới không theo kịp nhịp độ và quy
mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế.
Tổng quát, môi trường toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức:
a. Sự suy giảm tầng ozon
Vấn đề gìn giữ tầng ozon có vai trò sống còn đối với nhân loại. Tầng ozon có vai trò bảo
vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và các loài
sinh vật trên trái đất. Bức xạ cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá hủy đối
với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu khác. Khi tầng ozon tiếp tục
bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ. Bức xạ cực tím có thể gây hủy hoại mắt,
làm đục thủy tinh thể và phá hủy võng mạc, gây ung thư da và làm tăng các bệnh đường hô
hấp. Đồng thời, bức xạ cực tím tăng lên được coi là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch
của người và động vật, đe dọa đến đời sống của động thực vật thủy sinh.
Ozon là loại khí hiếm trong không khí nằm ở tầng bình lưu gần bề mặt trái đất và tập
trung thành lớp dày ở độ cao từ 16 – 40 km phụ thuộc vĩ độ. Các chất phá hủy tầng ozon
(ODS – Ozon Depletion Substances) bao gồm: CFC’s (chlorofluorocarbon) như CFCl3,
CF2Cl2, C2F3Cl3, C2F4Cl2,…; HCFC như CHFCl3, CHF2Cl,…; halon như CBrClF2, CBrF3;
methyl chloroform,…; metan (CH4); các khí oxyt Nitơ (NOx) có khả năng hóa hợp với O3
và biến nó thành O2;…Trong đó, CFC’s được xem là tác nhân chính. Các chất làm suy
giảm tầng ozon ở trong tầng bình lưu đạt mức cao nhất năm 1994 và hiện đang giảm dần.
Việc thực hiện Nghị định thư Montreal (Montreal protocol 1987) và các văn bản sửa đổi
của nghị định thư, dự đoán tầng ozon sẽ được hồi phục so với trước những năm 1980 vào
năm 2050.
b. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán dioxyt carbon (CO2) hàng năm xấp xỉ 4 lần
mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO2 trong khí quyển đã vẫn không ngừng gia tăng.
Theo đánh giá của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu thì vấn đề này đã có tác động rõ
rệt đến khí hậu toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của các đới khí hậu,
những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các hệ sinh thái, sự gia tăng các hiện

9
tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khỏe con người. Các nhà khoa học
cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, trái đất đã nóng lên khoảng 0,5 oC và trong thế kỷ
này sẽ tăng từ 1,5 – 4,5 oC so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Trái đất nóng lên có thể mang đến
những bất lợi:
- Mực nước biển có thể dâng cao từ 25 đến 140 cm do sự tan băng và điều này sẽ làm tràn
ngập nhiều vùng rộng lớn ven biển, làm mất đi nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp. Kết
quả cuối cùng là nghèo đói, đặc biệt các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai (gió bão, lũ lụt và hỏa hoạn). Điều
này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài người một cách trực tiếp và gây ra những
thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề môi trường khác (cháy rừng và suy giảm đa
dạng sinh học…).
Trái đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp làm gia tăng
lượng CO2 và SO2 trong khí quyển.
- Khai thác triệt để dẫn đến làm suy thoái các nguồn tài nguyên tái tạo mà đặc biệt là tài
nguyên rừng - bộ máy khổng lồ điều hòa khí hậu.
- Nhiều hệ sinh thái trên khắp thế giới bị mất cân bằng nghiêm trọng.
Tất cả các điều này làm thiên nhiên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình.
Theo Marchal và cộng sự (2012) (dẫn từ Poulopoulos và Inglezakis, 2016), ước tính bởi
Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework
Convention on Climate Change - UNFCCC) chỉ ra rằng đến năm 2030 chi phí toàn cầu
hàng năm về thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ xấp xỉ từ 49 – 171 tỷ dollar Mỹ. Nếu tính
thêm chi phí để làm thích ứng các hệ sinh thái với vấn đề biến đổi khí hậu, tổng chi phí có
thể lên tăng thêm từ 56 – 300 tỷ dollar hàng năm. Cũng theo các tác giả này, Hoa Kỳ,
Trung Quốc và Qatar là những quốc gia đứng đầu về phát thải các khí gây hiệu ứng nhà
kính.
Việt Nam tuy chưa phải là một nước công nghiệp nhưng xu thế đóng góp “khí nhà kính”
(green-house effect gases) cũng ngày càng gia tăng.
Bảng 1.1. Tổng hợp kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010 (triệu tấn CO2 tương đương)
Lĩnh vực CO2 CH4 N2 O Tổng Tỷ lệ %
Năng lượng 124,8 16,0 0,4 141,1 53,05
Các quá trình công nghiệp 21,2 - - 21,2 7,97
Nông nghiệp - 57,9 30,4 88,3 33,20
Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm - 20,3 1,0 0,1 - 19,2
nghiệp (*)
Chất thải 0,07 13,4 1,8 15,4 5,78
Tổng phát thải không bao gồm (*) 146,0 87,3 32,7 266,0 100,0
Tổng phát thải bao gồm (*) 125,7 88,3 32,8 246,8
(Nguồn: Báo cáo cập nhật hai năm một lần – lần thứ nhất của Việt Nam cho công ước
khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)
CH4 và CO2 là hai loại khí nhà kính chủ yếu ở nước ta hiện nay. Nhìn chung, lượng
phát thải trong các lĩnh vực chính của những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đó là hệ
quả của tốc độ phát triển và tỷ lệ tăng dân số ở nước ta hiện nay.

10
Với những nguyên nhân trên, thiên tai không chỉ xuất hiện với tần suất ngày càng gia
tăng mà quy mô tác động gây thiệt hại cho loài người ngày càng lớn. Điển hình là áp thấp
nhiệt đới – bão, hiện tượng ENSO và lũ lụt.
• Áp thấp nhiệt đới - bão: Bão là hệ thống hoàn lưu với đường đẳng áp có dạng gần tròn
gây tốc độ gió rất lớn. Bão được đặt tên hay đánh số cho từng năm.
Ban đầu, bão là vùng áp thấp với dòng khí xoáy vào tâm vùng áp thấp ngược chiều kim
đồng hồ ở Bắc Bán Cầu (xoáy thuận nhiệt đới – cyclone) (http://meteo.edu.vn/vi/bao-bien-
nhiet-doi-1.html). Trong điều kiện phù hợp, vùng áp thấp này có thể mạnh thêm, gió vùng
trung tâm mạnh lên trở thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là bão (Lê Văn Khoa và các tác
giả, 2010). Tốc độ gió mạnh nhất ở gần trung tâm xoáy. Tổ chức Khí tượng thế giới quy
định phân loại xoáy thuận nhiệt đới thành (http://meteo.edu.vn/vi/bao-bien-nhiet-doi-
1.html):
(1) Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression) với tốc độ gió 10,8 – 17,1 m/s (tức 39 – 62
km/giờ, cấp 6 – cấp 7)
(2) Bão nhiệt đới (Tropical storm) với tốc độ gió lớn nhất vùng gần tâm từ 17,2 – 24,4 m/s
(63 km/giờ, cấp 8) trở lên
(3) Bão mạnh (Severe tropical storm) có tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 24,5 –
32,6 m/s (cấp 10 – cấp 11)
(4) Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane - Cuồng phong) với tốc độ gió lớn nhất vùng gần
tâm từ 32,7 m/s trở lên (118 km/giờ, cấp 12) trở lên
(5) Siêu bão (Super typhoon) khi tốc độ gió vùng gần trung tâm mạnh hơn 241 km/giờ.
Hàng năm trung bình có khoảng 80 cơn bão trên toàn cầu với 73% ở Bắc Bán cầu từ
tháng 8 đến tháng 10 và 17% ở Nam Bán cầu với cực đại bão vào tháng 1.
• Hiện tượng ENSO: Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
(http://www.vasi.gov.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-hieu-biet-ve-enso-va-tac-dong-cua-
no/t708/c304/i414) ENSO chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El
Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với
dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương
- Đông Ấn Độ Dương (Được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động khí áp ở Bắc
Đại Tây Dương). El Nino là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp
nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12
tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa
hơn (hiện tượng này thường có chu kỳ từ 3 đến 10 năm). Ngược lại với hiện tượng El Nino
là hiện tượng La Nina, nhiều năm, nước biển khu vực trên trở nên lạnh đi, tôm cá ít hơn
mọi năm và thuật ngữ La Nina được dùng để đặt tên cho hiện tượng này.
ENSO chính là hệ quả của tương tác biển – khí quyển, sự dịch chuyển qua lại của vùng
biển ấm và dịch chuyển vùng mưa trong hoàn lưu Walker đều tác động đến điều kiện thời
tiết - khí hậu ở các quốc gia bị ảnh hưởng.
Đối với các quốc gia Tây Thái Bình Dương như Việt Nam, Philippines, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Lào, Australia, vào thời kì El Nino, thường xảy ra các hiện tượng hạn
hán, nắng nóng kéo dài do vùng mưa trong hoàn lưu Walker dịch chuyển sang phía Đông
Thái Bình Dương, ngược lại vào thời kỳ La Nina, khi vùng nước ấm và vùng mưa dịch
chuyển về khu vực phía Tây thường gây ra mưa lớn, và ngập lụt ở các quốc gia trên.
Sự dịch chuyển vùng nước ấm sẽ làm thay đổi tần suất bão ở các trung tâm bão Đông và
Tây Thái Bình Dương. Vào thời kỳ El Nino vùng biển phía Đông ấm lên dị thường, tạo

11
điều kiện thuận lợi cho bão hình thành và phát triển, ngược lại El Nino làm cho khu vực
biển ở Tây Thái Bình Dương lạnh đi dẫn bão ít xuất hiện hơn so với trung bình năm. Vào
thời kỳ La Nina, điều ngược lại xảy ra, khu vực Tây Thái Bình Dương biển ấm lên, tạo điều
kiện cho bão hình thành và phát triển, trong những năm có La Nina, bão thường xuất hiện
nhiều hơn và có cường độ mạnh hơn; và trong năm La Nina, vùng Đông Thái Bình Dương
ít bão hơn các năm không xuất hiện hiện tượng này.
Nói chung, hiện tượng ENSO gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi có liên quan đến với tần
suất các hiện tượng động đất – sóng thần và phun trào của núi lửa cùng với những cực đoan
như thời tiết – khí hậu như hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ
hàng năm, lượng mưa và độ mặn của nước biển, dòng chảy sông ngòi đưa đến tác động đối
với hoạt động sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người (dẫn theo Lê Văn Khoa và các
tác giả, 2010).
• Lũ lụt: Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2010), trong hầu hết trường hợp, sự xuất hiện
những cơn mưa lớn ở các lưu vực sông là nguyên nhân cơ bản gây nên lũ lụt. Nếu lượng
mưa lớn trong thời gian ngắn đủ để vượt qua khả năng thấm của đất sẽ tạo thành dòng chảy
bề mặt sẽ gây ra lũ. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những trận lũ quét do sự cố như là vỗ
đập các hồ chứa. Nói chung, lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại như sạt lở đất, phá hủy đường sá
và các công trình xây dựng, phá hủy hoạt động nông nghiệp, tử vong cho con
người,…Đáng lưu ý là con người cũng góp phần rất lớn vào vấn đề này do các hoạt động
chặt phá rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành Công nghiệp hóa và Đô thị hóa, thay
đổi hệ thống dòng chảy (như xây dựng các hệ thống thủy điện,…).
Ngoài các hiện tượng nêu trên, lốc (gió xoáy), mưa đá và hạn hán cũng có khả năng gây
ra nhiều tổn thất về nhân mạng và thiệt hại kinh tế.
c. Tài nguyên bị suy thoái
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành
sa mạc. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), sa mạc Sahara (8 triệu km2) mỗi năm
bành trướng thêm 5 – 7 km2. Cùng với việc giảm nhanh diện tích rừng (đặc biệt là rừng
mưa nhiệt đới), sự biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây thêm tình trạng xói mòn đất ở
nhiều khu vực. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, khoảng 305 triệu ha đất màu mỡ (gần
bằng diện tích của Tây Âu) đã bị suy thoái mất tính năng sản xuất nông nghiệp, khoảng 910
triệu ha đất tốt (tương đương diện tích Australia) sẽ bị suy thoái ở mức trung bình, giảm
tính năng sản xuất và nếu không có biện pháp cải tạo thì diện tích này sẽ bị suy thoái ở mức
độ mạnh trong tương lai gần. Dẫn nguồn từ Ravi và cộng sự (2011), FAO (Food and
Agriculture Organization - Tổ chức Lương Nông thế giới) (2015) đánh giá rằng xấp xỉ 430
triệu ha đất vùng khô hạn (40% diện tích bề mặt trái đất) dễ bị tổn thương do bị xói mòn
bởi gió. Trên phạm vi toàn cầu, khoảng 25 tỷ tấn đất bị cuốn trôi hàng năm vào các sông
ngòi và đại dương.
Có thể nói sự tàn phá rừng tự nhiên vẫn đang diễn ra với tốc độ cao. Diện tích rừng
nguyên sinh thế giới khoảng 40 triệu km2 nhưng đến nay diện tích này đã giảm đi một nửa.
Sự phá hủy rừng xảy ra mạnh ở các nước đang phát triển chủ yếu do nhu cầu lấy đất làm
nông nghiệp, lấy gỗ và củi đun. Bên cạnh đó chất lượng rừng còn đang bị đe dọa bởi sức ép
của sự gia tăng dân số, chăn nuôi gia súc, mưa acid và cháy rừng. Việc giảm diện tích rừng
nguyên sinh làm thu hẹp nơi cư trú của các loài sinh vật, đe dọa tính đa dạng sinh học ở
mức độ gen, loài và hệ sinh thái.

12
Sự gia tăng nhanh dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thâm canh
nông nghiệp và thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây khủng hoảng nước trên phạm vi
toàn cầu. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), gần 20% dân số thế giới thiếu cơ hội
tiếp cận nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Dữ liệu của CDC (Centers
for Disease Control and Prevention - Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ) cho thấy
năm 2006, 780 triệu người trên toàn thế giới không được tiếp cận nguồn nước thỏa đáng và
2,5 tỷ người (hơn 35% dân số thế giới) thiếu các cơ hội tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh
(https://www.cdc.gov/healthywater/global/wash_statistics.html). 7 trong số 10 trường hợp
thiếu các cơ hội này sống ở những khu vực nông thôn. Ước tính có khoảng 801.000 trẻ em
dưới 5 tuổi bị chết vì tiêu chảy mỗi năm, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Con số này
lên tới 11% trong số 7,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, có nghĩa là khoảng 2.200 trẻ em
tử vong mỗi ngày do các bệnh tiêu chảy. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng và gây
nhiều vấn đề nghiêm trọng là thiếu hụt nước ngọt, xâm nhập mặn và khan hiếm nước sạch.
Ô nhiễm nước sinh hoạt đã trở nên phổ biến ở các siêu đô thị, ô nhiễm nitrat (NO 3-) và kim
loại nặng gây tác động đến chất lượng nước hầu như ở khắp mọi nơi
Mất rừng, mất đất, cạn kiệt nguồn nước làm hàng chục triệu người buộc phải di cư và
gây xuống cấp điều kiện môi trường. Theo, Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), trung bình
mỗi năm thế giới có 20 triệu người chết vì nguyên nhân môi trường so sánh với 20 triệu
người chết vì các cuộc xung đột vũ trang từ sau 1945 đến nay.
d. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Việc xây dựng các đô thị, khu công nghiệp và du lịch cùng với việc đổ bỏ các chất thải
vào đất và các thủy vực (kể cả biển) đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng,
đặc biệt ở các khu đô thị. Nhiều vấn đề môi trường tác động qua lại với nhau ở các các khu
vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, rác thải (bao gồm chất thải
nguy hại) và ô nhiễm tiếng ồn đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi
trường. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), khoảng 30 – 60% dân số đô thị ở các
nước có thu nhập thấp vẫn còn thiếu nhà ở và các điều kiện vệ sinh. Tỷ lệ và tốc độ đô thị
hóa ngày càng tăng đã làm trầm trọng thêm các vấn nạn về môi trường. Đầu thế kỷ XX, 1/7
dân số thế giới sống tại các đô thị nhưng đến cuối thế kỷ XX tỷ lệ này là 1/2. Đặc biệt, ở
nhiều quốc gia đang phát triển, đô thị phát triển nhanh hơn mức tăng dân số. Ví dụ ở Châu
Phi với mức đô thị hóa 4% so với mức tăng dân số 3%. Đầu thế kỷ XX, thế giới chỉ có 11
đô thị loại 1 triệu dân, phần lớn tập trung ở châu Âu và Bắc Mỹ nhưng đến cuối thế kỷ đã
có khoảng 24 đô thị với tổng dân số trên 24 triệu người.
Đứng trước những thách thức trên con người mà đại điện là các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ, các quốc gia,… đã có những chương trình và kế hoạch hành động như
cắt giảm khí nhà kính, hạn chế khí thải phá hủy tầng ozon, bảo vệ sinh vật hoang dã, phục
hồi tài nguyên rừng, chống tràn dầu, phòng chống ô nhiễm biển, phát triển công nghệ xử lý
và tái sử dụng rác thải,… nhằm bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại.
2.3 Các thảm họa thiên nhiên khác
Các thảm họa thiên nhiên như là động đất – sóng thần, núi lửa, bão, lũ lụt,… gây tử vong
hàng triệu người và tổn thất về kinh tế khoảng 50 tỷ USD mỗi năm (Lê Văn Khoa và các
tác giả, 2010). Trong thực tế, trái đất luôn có những thay đổi. Một số thay đổi rất chậm nên
con người không cảm nhận được, điển hình như quá trình nâng cao vỏ trái đất hoặc biến đổi
các lớp đất đá cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật và cuốn vào các thủy vực tạo thành
các hợp phần cấu tạo. Ngược lại, một số thay đổi diễn ra rất nhanh và trở thành thảm họa

13
của nhân loại như bão tố, nủi lửa, động đất hay lũ lụt,.... Nói chung, tất cả các thay đổi này
đều có tác động đến chu trình sinh – địa – hóa và tác động đến cuộc sống con người. Dưới
đây giới thiệu khái quát một số thảm họa tự nhiên.
- Động đất: Theo Lưu Đức Hải (2008) (dẫn từ Lê Văn Khoa và các tác giả, 2011), động đất
là sự rung chuyển đột ngột của thạch quyển tại một điểm bất kỳ trong lòng đất do sự va
chạm của 2 mảng kiến tạo, gây nên dao động lan truyền lên mặt đất trong phạm vi nào đó.
Nói cách khác, động đất xuất hiện là sự giải phóng năng lượng tích lũy thông qua sóng địa
chấn. Độ mạnh (magnitude) hoặc năng lượng sản sinh do động đất được đo theo độ Richter
(độ R). Hậu quả của động đất nói chung rất nghiêm trọng. Điển hình như những trận động
đất ở San-Fransico – Hoa Kỳ (1906), Alaska (1964), Kobe – Nhật Bản (1995), Yogyakarta
– Indonesia (2006), Sumatra – Indonesia (2007), Haiti (2010),…Trong thế kỷ XX, các trận
động đất đã gây tử vong 1,7 – 2,2 triệu người.
- Núi lửa: Núi lửa là thuật ngữ để chỉ hiện tượng phun trào mắc-ma (magma) lên trên bề
mặt trái đất. Có nhiều loại núi lửa khác nhau do khác biệt về phương thức tạo ra, loại dung
nham (lava) và mắc-ma tạo ra. Điển hình như vụ phun trào của núi lửa Krakatau (nằm giữa
Java và Kumatra) năm 1883 gây tử vong 36.000 cư dân trên các hòn đảo này (Lê Văn Khoa
và các tác giả, 2010).
- Sóng thần: Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2010), sóng thần được tạo ra do sự biến
dạng đột ngột của đáy đại dương gây nên sự xáo động kéo nước khỏi trạng thái cân bằng
trọng lực và khi khối nước dịch chuyển về vị trí cân bằng sẽ gây ra sóng nước rất lớn tấn
công vào bờ biển đưa đến sự phá hoại nặng nề. Nguyên nhân gây ra sóng thần là do thay
đổi đột ngột vỏ trái đất xảy ra ở thềm đại dương hoặc vùng đới bờ hoặc do hoạt động của
núi lửa ở đáy biển hoặc thậm chí sự va chạm của thiên thạch với trái đất. Thống kê cho thấy
80% số sóng thần xuất hiện ở Thái Bình Dương, 10% ở Ấn Độ Dương và 5 – 10% ở Địa
Trung Hải. Điển hình là vụ sóng thần tấn công vào bãi biển Phukhet – Thailand năm
12/2004 (ít nhất 400 trong số 226.000 nạn nhân vẫn chưa thể xác nhận nhân thân). Theo dự
báo sóng thần cũng có thể xuất hiện ở Việt Nam (Lê Văn Khoa và các tác giả 2010).
3. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1 Cân bằng sinh thái
Về bản chất, có thể xem trái đất cùng các hệ thống môi trường bộ phận (rừng, biển, đồng
cỏ, ruộng lúa, thành phố,…) là những hệ sinh thái. Cân bằng sinh thái là một thuật ngữ mô
tả bằng cách nào các hệ sinh thái được tổ chức ở trạng thái ổn định tại đó các loài cùng tồn
tại với những loài khác và với môi trường của chúng (http://study.com/academy/lesson/...).
Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác.
Đây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các
thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.
Theo Vũ Trung Tạng (2001), cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ.
Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần
nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến
đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập
được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động. Bằng cách đó,
hệ biến đổi mà vẫn cân bằng.
Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó
của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các
thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Hệ sinh thái càng đa dạng,

14
nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn định. Vì vậy, các hệ sinh thái tự
nhiên bền vững có đặc điểm là có rất nhiều loài, mỗi loài là thức ăn cho nhiều loài khác
nhau.
Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều
kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và tương đối ổn
định. Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một
thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái.
3.2 Phát triển bền vững
Theo Nguyễn Đình Hòe (2006), môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng, gây tổn
thương cho con người đang sống ở hiện tại và các thế hệ tương lai. Điều này bắt buộc con
người phải xem xét lại các “thước đo” của sự phát triển. Cần phải tính đến lợi ích của
những cộng đồng không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi
ích của các thế hệ tương lai, đến chi phí nhằm đền bù tổn thất môi trường hoặc cải thiện
môi trường. Việc tính toán chi phí môi trường đưa vào trong chi phí phát triển đã dẫn đến
một khái niệm mới là phát triển bền vững.
Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm
Phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện
tại của con người nhưng không gây ảnh hưởng hoặc tổn hại đến khả năng đáp ứng/sự thoả
mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Phát triển bền vững không chỉ là phương hướng phát triển có tính đến chi phí môi trường
mà là một lối sống mới. Nhân loại không thể khai thác nhiều hơn ngoài khả năng của thiên
nhiên có thể cung cấp. (Tham khảo Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam -
http://www.agenda21.monre.gov.vn/Default.aspx?tabid=264&ItemID=2682&CateCode=10
0). Theo đó phát triển bền vững phải xem xét cả 3 phân hệ Kinh tế - Tự nhiên và Xã hội.
Điều này có nghĩa phát triển bền vững phải đạt hiệu quả kinh tế, duy trì cân bằng sinh thái
và bảo đảm công bằng xã hội.

Hình 1.7 Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp giữa các hệ thống kinh tế, tự nhiên
và xã hội (Nguồn: IIED (1995) dẫn từ Nguyễn Đình Hòe, 2006)

15
Chương II. MỐI LIÊN HỆ TƯƠNG HỖ GIỮA CON NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG
1. QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG
Quan hệ giữa con người với môi trường là mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn
nhau. Con người, sống trong môi trường, chịu tác động bởi các yếu tố môi trường (cả vô
sinh lẫn hữu sinh). Ngược lại, để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển, con người không
ngừng tác động lên môi trường, khai thác môi trường theo nhiều phương thức và khía cạnh
khác nhau. Mối quan hệ này có thể khái quát theo sơ đồ sau:

MÔI TRƯỜNG
– TÀI
NGUYÊN

DÂN SỐ PHÁT
(loài người) TRIỂN

Hình 2.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa con người, sự phát triển với môi trường – tài nguyên

Theo sơ đồ trên, mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác. Vấn
đề càng trở nên phức tạp hơn bởi các mối tương tác trong nội bộ mỗi yếu tố. Có thể thấy
rằng, ở giai đoạn hiện nay, trong mối quan hệ giữa con người và môi trường, nhiều vấn đề
đã trở nên căng thẳng góp phần tạo nên các thách thức môi trường.
2. DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 Tổng quan mối liên hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội
Con người đã nghiên cứu vấn đề dân số và hình thành các khái niệm về vấn đề này từ xa
xưa. Theo Tống Văn Đường và các tác giả (1997), Aristote (384-322 trước CN) và Platon
(428-347 trước CN) ở Hy Lạp hay Hàn Phi Tử (280-233 trước CN), Khổng Tử (551-497
trước CN) ở Trung Hoa đã chú ý đến việc khai thác môi trường và hậu quả của sự gia tăng
dân số; luận điểm của các tác giả này cho rằng sự phát triển dân số tất yếu sẽ dẫn đến nghèo
đói và tệ nạn xã hội, và nhấn mạnh đến “chất lượng dân số” hơn “số lượng dân số”. Thời
trung đại, trái lại, Ibn Khadul (Ảrập, 1332-1406) và Thomas More (Anh, 1478-1535) chủ
trương khuyến khích sự gia tăng dân số. Các tác giả này cho rằng dân số là một bộ phận
cấu thành xã hội, là người tiêu dùng đồng thời cũng là người tạo ra sản phẩm xã hội, dân số
cao sẽ khai thác nhanh và sử dụng tốt tài nguyên. Theo quan điểm khác, Thomas Malthus
(1766-1834), nhà nghiên cứu nổi tiếng thời kỳ cận đại, đã cho rằng “dân số tăng theo cấp số
nhân” nhưng “tư liệu sinh hoạt tăng theo cấp số cộng”. Trong thực tế, dân số luôn quan hệ
chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội, và theo đó là những thay đổi về môi trường nói
chung. Do vậy, không thể nói đến môi trường mà không đề cập dân số.
Giang Thanh Long và Bùi Thế Cường (2010) nhận định rằng có 3 quan điểm về mối quan
hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế với những lý luận và bằng chứng khác nhau: (1) Lý

16
thuyết dân số học “bi quan” với lập luận chủ yếu là tăng dân số tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế (khởi xướng bởi Malthus); (2) Lý thuyết dân số học “lạc quan” (chú ý đến sự
phát triển kỹ thuật - công nghệ và mức tích tụ nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế) lại cho rằng tăng dân số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; và (3)
Lý thuyết dân số học “trung tính” cho rằng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế theo
chiều hướng tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác.
2.2 Các khái niệm cơ bản về dân số
Vấn đề đầu tiên khi nghiên cứu dân cư là quy mô của dân cư tức tổng số dân. Tuy nhiên,
sẽ hiểu chi tiết hơn về dân số nếu phân chia tổng số dân thành nhóm nam và nữ hoặc các
nhóm khác nhau về độ tuổi, có nghĩa là nghiên cứu cơ cấu (cấu trúc) dân cư theo giới tính
và theo độ tuổi. Dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ số lượng như quy mô và cơ cấu
được gọi là dân số học.
Trong thực tế dân số biến động không ngừng, sự đổi mới dân số gây nên bởi các sự kiện
sinh và tử gọi là biến động dân số theo nghĩa hẹp. Sự biến động thuần túy theo các chỉ số
sinh và tử chỉ có được trên quy mô toàn thế giới. Ở vùng lãnh thổ nhỏ hơn thường xảy ra
tình trạng di cư hoặc nhập cư làm dân số có sự thay đổi sau một thời gian. Sự thay đổi dân
số do tác động của di-nhập cư gọi là biến động cơ học.
Như vậy: Pt = P0 + (B-D) + (I-E) với: • Pt: dân số ở thời gian t (Population)
• P0: dân số lúc ban đầu
• B: số trẻ em được sinh ra (Birth)
• D: số người chết (Death)
• I: số người nhập cư (Immigrant)
• E: số người di cư đi vùng khác (Emigrant)
Đối với một dân cư, các khía cạnh xã hội như trình độ học vấn, cơ cấu nghề nghiệp, tình
trạng hôn nhân cũng thay đổi không ngừng. Đây là biến động xã hội. Sự biến động không
ngừng của dân cư là kết quả tổng hợp của 3 loại biến động: tự nhiên (sinh, tử), cơ học (di
cư, nhập cư) và xã hội (Tống Văn Đường và các tác giả, 1997). Sự biến động dân cư như
vậy liên quan chặt chẽ đến sự phát triển xã hội, đến môi trường và tài nguyên.
Để có thể có hiểu biết cơ bản về dân cư, cần có các nguồn số liệu dân số. Đối với dân số
học, các nguồn số liệu quan trọng thu được qua tổng điều tra dân số, thống kê hộ tịch và
qua thống kê mẫu về dân số. Để đơn giản, có thể xét sự biến động dân cư theo nghĩa hẹp.
Tuy nhiên cần nên biết về các chỉ báo của các quá trình sinh và tử. Theo nhiều tác giả
nghiên cứu về môi trường (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2002; Lê Văn Khoa và các tác
giả, 2002; Mai Đình Yên và các tác giả, 1997), tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô được chú ý
nhiều hơn.
a. Quá trình sinh
Quá trình sinh được đánh giá bởi nhiều chỉ báo như tỷ suất sinh thô (Crude Birth Rate,
còn được gọi là sinh suất), tỷ suất sinh đặc trưng (hay tỷ suất sinh chung – General Fertility
Rate), tỷ suất sinh tổng số (Total Fertility Rate), tỷ suất sinh theo lứa tuổi (Age Specific
Birth Rate) và tỷ suất tái sinh thô (Gross Reproduction Rate).
Số trẻ em sinh ra (sống sót) trong năm
- CBR = x 1.000 (‰)
Tổng số dân trung bình của năm
Tỷ suất sinh thô là một chỉ báo kém chính xác (thô) do mẫu số bao gồm toàn bộ dân số,
cả những bộ phận dân số không tham gia vào quá trình sinh như đàn ông, trẻ em, người già

17
hay phụ nữ không tham gia quá trình sinh. Tuy nhiên, đây là một chỉ báo quan trọng và
được sử dụng khá rộng rãi vì dễ tính toán, cần ít số liệu. Nhược điểm của chỉ báo này là
không nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của mức sinh, chịu nhiều ảnh hưởng của cấu trúc
theo giới tính, theo tuổi của dân số, phân bố mức sinh của các lứa tuổi trong thời kỳ sinh
sản của phụ nữ và tình trạng hôn nhân.
Số trẻ em sinh ra (sống sót) trong năm
- GFR = x 1.000 (‰)
Tổng số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ
Có hai quan điểm về độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ: 15 – 44 (đối với nước có tỷ lệ sinh thấp)
hoặc 15 – 49 (đối với các nước có tỷ lệ sinh cao).
Tỷ suất sinh chung đã phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi và giới tính –
nó không so với 1.000 dân nói chung mà chỉ so với 1.000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng
sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời
kỳ sinh sản của phụ nữ và tình trạng hôn nhân.
- TFR: được tính bằng số lần sinh trung bình của một người phụ nữ và thường được gọi là
tổng tỉ suất sinh.
- GRR: biểu thị số lần sinh trung bình là gái trong suốt cuộc đời của phụ nữ.
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2002), tỷ lệ sinh thường phụ thuộc các yếu tố sau:
• Phân vùng địa lý, khí hậu: ở châu Á gió mùa, châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ thường có
tỷ lê sinh cao.
• Biến chuyển theo thời gian: nhờ vào các thành tựu y tế nên càng về sau tỷ lệ sinh càng
cao.
Theo Lê Thị Thanh Mai (2002), quá trình sinh chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
• Tình hình hôn nhân: tuổi kết hôn là nhân tố quan trọng hàng đầu. Tuỳ theo vùng dân cư,
quốc gia (phong tục, tập quán…), tuổi kết hôn có thể rất trẻ (dưới 14 tuổi). Ngày
07/11/1962, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua quy định về tuổi kết hôn. Theo đó tuổi
kết hôn tối thiểu không thể dưới 15. Ở Việt Nam, lứa tuổi kết hôn là nam từ 20 và nữ từ 18.
• Nhân tố tâm lý xã hội
+ Các điều kiện chính trị xã hội (chiến tranh, sức ép công việc…).
+ Quan niệm về hôn nhân và gia đình.
+ Lao động tạo thu nhập.
• Điều kiện sống: mức sống và sức khỏe có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của cá
nhân và cộng đồng. Tình hình sức khỏe ảnh hưởng không chỉ đến tỉ lệ sinh mà cả thể trạng
trẻ em được sinh ra. Ngoài ra, mức sống còn ảnh hưởng đến dân trí, ý thức và cả sức khỏe
bà mẹ sau sinh cũng như tuổi thọ.
• Trình độ dân trí.
b. Quá trình tử vong
Hiện tượng tử vong phức tạp hơn hiện tượng sinh sản vì sự tử vong có ảnh hưởng đến bất
cứ nhóm tuổi nào và bất cứ nhóm dân số nào trong xã hội.
Quá trình tử vong được đánh giá bởi các chỉ báo như tỷ suất tử thô (Crude Birth Rate –
CDR hay còn gọi là tử suất), tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (Age Specific Death Rate –
ASDR), tỷ suất chết chu sinh (Infant Mortality Rate - IMR).
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi được tính theo số trường hợp tử vong trong năm ở một
độ tuổi nào đó so với 1.000 dân ở lứa tuổi đó.

18
Tỷ suất chết chu sinh (tử suất trẻ sơ sinh) được tính theo số trẻ em bị chết trong nhóm
tuổi 0-1 tuổi. Nếu mức tử vong này cao thì sinh suất thực tế sẽ bị giảm bớt.
Tỷ suất tử thô:
Số người chết trong năm
CDR = x 1.000 (‰)
Tổng số dân trung bình của năm

Chỉ báo này đơn giản, dễ tính toán. Việc xác định nó không cần lượng thông tin nhiều,
và phức tạp. Do vậy, nó được sử dụng rộng rãi trong các ấn phẩm quốc gia và quốc tế nhằm
đánh giá một cách tổng quát tỷ suất tử thô của dân cư giữa các nước, các thời kỳ. Nhược
điểm của nó là không đánh giá chính xác mức tử vong của dân cư, bởi vì trong chừng mực
nhất định nó phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu dân số. Do vậy, việc so sánh tỷ suất tử thô giữa
các vùng hoặc các thời kỳ khác nhau không phản ánh chính xác tỷ suất tử vong của dân cư
vì sự khác biệt giữa cơ cấu giới tính và cơ cấu tuổi.
Tương tự như quá trình sinh, quá trình tử vong chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ yếu
sau:
• Chiến tranh: chiến tranh là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong hàng loạt trong thời gian
ngắn. Chỉ tính riêng 2 cuộc chiến tranh thế giới đã cướp đi sinh mạng của khoảng 66 triệu
người (16 triệu người trong chiến tranh thế giới I và 50 triệu trong chiến tranh thế giới II).
Chiến tranh cũng là nguyên nhân gián tiếp làm tăng tỉ suất tử vong do gây ra đói kém, bệnh
tật…
• Đói kém và dich bệnh: làm tăng mức tử vong một cách đột ngột trong những thời điểm
nhất định. Trước đây dich bệnh là mối đe doạ thường xuyên của con người. Ngày nay tuy
tiến bộ của ngành y tế đã chặn đứng các nạn dịch lớn nhưng ở tầm vĩ mô vẫn còn tác động
là gia tăng tỷ suất tử vong.
• Tai nạn: các tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn do các thảm họa thiên nhiên
cũng trực tiếp làm tăng tỷ suất tử vong ở nhiều khu vực trên thế giới.
c. Gia tăng dân số
Hiệu của hai qua trình sinh và tử sẽ làm dân số thay đổi. Thông thường người ta gọi kết
quả này là sự gia tăng (tăng trưởng dân số). Trên thực tế, đây chỉ là sự gia tăng tự nhiên và
vẫn có tăng trưởng âm tùy theo trường hợp.
• Gia tăng dân số tự nhiên (Rate of Natural Increase – RNI):
BD
RNI = CBR – CDR = x 1.000 (‰)
P(1 / 7)
Với P(1/7) là dân số trung bình của năm nghiên cứu, thường được lấy vào giữa năm
(ngày 1/7).
* Tỷ suất gia tăng dân số trung bình hàng năm (Average Annual Growth Rate)
Sự thay đổi dân số trung bình hàng năm (Average Annual Population Change – AAPC)
(thường căn cứ vào dân số giữa năm ngày 01/07) được tính theo công thức: AAPC = P 2 –
P1 với P2: dân số năm sau và P1: dân số năm trước.
AAGR thường được tính cách nhau một năm theo công thức sau:
AAPC
AAGR = x 1.000 (‰)
Dân số năm trước (P1)
• Gia tăng dân số cơ học
19
Xét theo phạm vi lãnh thổ, sự gia tăng dân số thực sự còn phụ thuộc vào sự di và nhập
cư. Các chỉ báo của quá trình này được tính như sau:
+ Tỷ suất nhập cư (Immigration Rate):
Số người nhập cư
IR= x 1.000 (‰)
Tổng số dân nơi nhập cư
+ Tỷ suất xuất cư (Emigration Rate):
Số người xuất cư
ER= x 1.000(‰)
Tổng số dân nơi xuất cư
+ Tỷ suất gia tăng dân số thực tế (Rate of Real Increase): bao gồm gia tăng tự nhiên và
gia tăng cơ học: RRI = (CBR – CDR) + (IR – ER)

Bảng 2.1 Dân số, tỷ suất sinh - tử và tỷ suất gia tăng tự nhiên của thế giới qua các thời kỳ
Thời kỳ Dân số tăng hàng Tỷ suất (%)
năm (triệu người) Sinh Tử Gia tăng tự nhiên
1950 - 1955 47, 10 37,5 17,9 1,96
1955 - 19960 53,46 35,6 17,2 1,84
1960 - 1965 63,32 35,2 15,2 2,00
1965 - 1970 72,29 33,9 13,3 2,06
1970 –1 975 76,19 31,5 12,2 1,93
1975 - 1980 73,78 28,3 11,0 1,73
1980 - 1985 81,54 27,9 10,4 1,75
1985 - 1990 88,15 27,0 9,7 1,73
1990 - 1995 92,79 26,0 9,2 1,68
1995 - 2000 93,80 24,3 8,7 1,56
2000 - 2005 92,00 22,6 8,3 1,43
2005 - 2010 92,27 21,4 8,0 1,34
2010 - 2015 91,89 20,2 7,8 1,24
2015 - 2020 88,19 18,9 7,7 1,12
2010 - 2025 84,50 17,9 7,7 1,02
(Nguồn: Lê Thị Thanh Mai, 2002)

Bảng 2.2 Một số chỉ báo về nhân khẩu học của Việt Nam
Các chỉ báo nhân khẩu học 1995 2005 2015 2025
(Demographic Indicators)
Tổng dân số (Population)
Dân số giữa năm – nghìn người (Midyear 73.783 84.425 94.349 102.459
population - in thousands)
Tỷ lệ gia tăng (%) (Growth rate - percent) 1,6 1,2 1,0 0,7
Sinh sản – nghìn trường hợp (Births - in 1.738 1.592 1.506 1.330
thousands)
Tỷ suất sinh tổng số (Total fertility rate - 2,8 2,1 1,8 1,7
births per woman)

20
Tử vong (Mortality)
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (Infant mortality 34 25 18 13
rate - per 1,000 births)
Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (Under 5 50 35 25 17
mortality rate - per 1,000 births)
Tỷ suất tử thô (Crude death rate - per 7 6 6 6
1,000 population)
Số trường hợp tử vong – nghìn người 495 512 559 636
(Deaths - in thousands)
(Nguồn: http:// www.undp. org.vn)
d. Kết cấu dân số (cấu trúc dân số)
Kết cấu dân số là một khái niêm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận cấu thành của dân
số của một lãnh thổ (một vùng, một quốc gia…) được phân chia dựa trên những tiêu chí
nhất đinh.
Nghiên cứu kết cấu dân số có vai trò quan trọng, giúp chúng ta nắm được thực trạng, dự
báo các quá trình và động lực dân số của một lãnh thổ. Theo Lê Thị Thanh Mai (2002), kết
cấu dân số gồm kết cấu sinh học (kết cấu theo nhóm tuổi, kết cấu theo giới tính), kết cấu
dân tộc (kết cấu theo thành phần dân tộc, kết cấu theo quốc tịch) và kết cấu xã hội của dân
cư (kết cấu theo giai cấp, kết cấu theo lao động, kết cấu theo tình độ học vấn…).
- Kết cấu sinh học
Kết cấu sinh học phản ảnh thành phần - thể trạng sinh học của dân cư thuộc một lãnh thổ.
Kết cấu sinh học bao gồm kết cấu dân số theo độ tuổi và kết cấu dân số theo giới tính.
• Kết cấu dân số theo nhóm tuổi
Kết cấu dân số theo nhóm tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa
tuổi nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh
tế - xã hội.
Kết cấu dân số theo nhóm tuổi được chú ý nhiều do nó thể hiện một cách tổng hợp tình
hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động cho một lãnh thổ. Do những
khác biệt về chức năng xã hội và chức năng dân số giữa nam và nữ, kết cấu theo nhóm tuổi
thường được nghiên cứu cùng với kết cấu dân số theo giới tính gọi là kết cấu dân số theo
nhóm tuổi - giới tính.
Có 2 cách phân chia nhóm tuổi với việc sử dụng các thang bậc khác nhau:
+ Các nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau với chênh lệch có thể 1, 5 hay 10 năm (thường
sử dụng khoảng cách 5 năm). Cách này được áp dụng để phân tích, dự đoán các quá trình
dân số.
+ Các nhóm tuổi có khoảng cách không đều. Thông thường được chia làm 3 nhóm tuổi:
۰ Dưới tuổi lao động (0 – 14 tuổi)
۰ Trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi)
۰ Trên độ tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên)
Cách này nhằm đánh giá những chuyển biến chung về kết cấu dân số. Những nước được
coi là dân số “trẻ” nếu tỷ lệ người trong nhóm tuổi 15 vượt quá 35%, số người trong độ tuổi
trên 60 ở mức 10%; là dân số “già “ khi nhóm tuổi 0 –14 dao động trong khoảng 30 –35%,
nhóm tuổi trên 60 vượt quá 10% dân số.

21
Các nước đang phát triển có kết cấu dân số “trẻ” vì lứa tuổi dưới 15 chiếm khoảng 40%
tổng số dân. Với kết cấu dân số này, với các biện pháp kiểm soát dân số, dân số vẫn sẽ tăng
trong một thời gian dài trước khi trước khi đạt đến giai đoạn ổn định.
Các nước kinh tế phát triển thường có kết cấu dân số “già” mà nguyên nhân là do mức
tăng tự nhiên thấp và tuổi thọ cao nên số người cao tuổi ngày càng tăng.
• Kết cấu dân số theo giới tính
Tương quan giữa giới này so với giới kia hoặc so với tổng số dân được gọi là kết cấu dân
số theo giới tính (hay kết cấu nam nữ). Kết cấu này khác nhau tùy theo nhóm tuổi.

Hình 2.2 Tháp tuổi dân số Việt Nam năm 2019


(Nguồn: https:// https://www.populationpyramid.net/viet-nam/2019/)
- Kết cấu dân số về mặt xã hội
Kết cấu này phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ. Kết cấu này có
ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động xã hội. Một số
dạng của kết cấu này là kết cấu dân số theo thành phần lao động, kết cấu dân số theo nghề
nghiệp, kết cấu dân số theo trình độ học vấn.
• Kết cấu dân số theo thành phần lao động
Kết cấu này có liên quan đến các loại hình lao động và dân số hoạt động trong các nghề
nghiệp. Dân số lao động là khái niệm chỉ những người có lao động với một nghề nghiệp
nhất định. Dân số phụ thuộc là những người không lao động, sống dựa vào lao động người
khác.
Theo Liên hiệp quốc, dân số hoạt động không chỉ bao gồm người có việc làm mà cả
những người không có việc làm (thất nghiệp) (Lê Thị Thanh Mai, 2002). Khái niệm dân số
hoạt động kinh tế còn đồng nghĩa với nguồn lao động.
Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ dân số ở tuổi lao động và số có việc
làm ở nhóm người này. Dân số hoạt động kinh tế là những người có khả năng lao động
trong độ tuổi lao động trừ học sinh, sinh viên, quân nhân và người nội trợ. Ngoài ra, còn có

22
thể kể thêm người ngoài độ tuổi lao động nhưng có sự tham gia hoạt động sản xuất và làm
kinh tế gia đình.
Dân số lao động là số người là số người ở nhóm tuổi 18 – 59 (thay đổi tùy theo điều kiện
cụ thể của quốc gia, ví dụ có thể là 18 – 54 hoặc 18 –64). Như vậy dân số lao động và kết
cấu dân số theo nhóm tuổi có liên quan mật thiết với nhau. Phần lớn các nước có dân số trẻ
(châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh) là các nước có tỷ lệ thấp về dân số lao động.
Ngược lại, ở các nước kinh tế phát triển, số dân thuộc nhóm tuổi bé tương đối ít, tỷ lệ dân
số lao động thường cao.
• Kết cấu dân số theo nghề nghiệp
Để hiểu rõ hơn về tình hình dân cư, các hoạt động sản xuất, các loại hình lao động…,
qua đó, đánh giá tiềm năng kinh tế cũng như các khía cạnh khác, có thể xem xét kết cấu dân
số theo nghề nghiệp. Việc phân chia khu vực lao động chủ yếu dựa vào tính chất và nội
dung hoạt động sản xuất và dựa vào tính chất của quan hệ sản xuất. Nếu dựa vào tính chất
sản xuất, có thể phân chia lao động thành 3 khu vực chính là:
+ Khu vực I: bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp
+ Khu vực II: gồm công nghiệp và xây dựng
+ Khu vực III: là các hoạt động khác của nền kinh tế
+ Lao động trí óc được xem như là khu vực IV
• Kết cấu dân số theo trình độ học vấn
Kết cấu này phản ánh trình độ học vấn của dân cư trong một quốc gia, qua đó có thể giúp
cho việc nghiên cứu về tình hình và khả năng phát triển kinh tế. Liên Hiệp Quốc thường sử
dụng các chỉ số trong kết cấu dân số theo trình độ học vấn như là một trong các yếu tố để
đánh giá sự phát triển của môi trường xã hội.
e. Cơ cấu dân số vàng
Theo Giang Thanh Long và Bùi Thế Cường (2010), trong quá trình phát triển kinh tế,
nhiều nước đã trải qua giai đoạn bùng nổ dân số với tỷ suất sinh tăng đột biến gắn liền với
tỷ suất chết giảm mạnh. Trước bối cảnh đó, chính phủ các nước đã nỗ lực kiểm soát dân số
khiến cho tỷ suất sinh giảm và tốc độ tăng dân số chậm lại. Hệ quả của các chính sách dân
số này là sự thay đổi cấu trúc tuổi (cơ cấu tuổi). Từ đó, một vấn đề quan trọng, gắn liền với
quá trình dân số nêu trên, đã và đang được chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước đang phát triển, chú ý trong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là
tận dụng “cơ cấu dân số vàng”. Có thể hiểu “cơ cấu dân số vàng” là cơ cấu dân số với tỷ lệ
phụ thuộc thấp và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao. Lý do cơ bản của mối quan tâm
này là “cơ cấu dân số vàng” sẽ không kéo dài mãi mãi và “lợi ích” từ cơ cấu “vàng” sẽ
không tự đến nếu chính phủ các nước không có chính sách phù hợp (Giang Thanh Long và
Bùi Thế Cường, 2010).
Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu mối liên hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã
hội là xem xét về tỷ số phụ thuộc của dân số. Theo Giang Thanh Long và Bùi Thế Cường
(2010), có ba tỷ số phụ thuộc, đó là tỷ số phụ thuộc trẻ em (được tính bằng tỷ số giữa số trẻ
em với 100 người trong độ tuổi lao động); tỷ số phụ thuộc già (được tính bằng tỷ số giữa số
người cao tuổi với 100 người trong độ tuổi lao động); và tỷ số phụ thuộc chung (được tính
bằng tổng hai tỷ số phụ thuộc trên). Theo diễn giải của hai tác giả này thì tỷ số phụ thuộc
chung cho biết trung bình 100 người trong độ tuổi lao động phải “gánh đỡ” cho bao nhiêu
người ngoài độ tuổi lao động. Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50% thì “gánh nặng”
thấp bởi trung bình một người ngoài độ tuổi lao động được “hỗ trợ” bởi hơn hai người

23
trong độ tuổi lao động. Khi dân số đạt được tỷ số phụ thuộc chung như vậy, có thể xem dân
số đó đang đạt “cơ cấu vàng”. “Cơ cấu dân số vàng” sẽ kết thúc khi tỷ số phụ thuộc chung
bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50.
Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy tác động của biến động dân số đến tăng
trưởng kinh tế ở mức độ nào phụ thuộc vào phương thức biến động cấu trúc (cơ cấu) tuổi
dân số cũng như một số các nhân tố môi trường, chính sách. Nhìn chung, tốc độ tăng dân số
cao có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng mức giảm này phụ thuộc vào điều
kiện tăng trưởng và xuất phát điểm của từng nền kinh tế, từng khu vực.
f. Phân bố dân cư
Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một vùng lãnh thổ
phù hợp với điều kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội. (Lê Thị Thanh Mai,
2002)
Mật độ dân số (tự nhiên hay thô) được tính theo công thức:
P
D (người/ km2) với : P là số dân thường trú của lãnh thổ, Q: diện tích lãnh thổ
Q
Ban đầu, sự phân bố dân cư mang tính chất bản năng. Khi lực lượng sản xuất phát triển,
sự phân bố dân cư có ý thức và có quy luật. Giai đoạn trước khi xuất hiện nền sản xuất, loài
người sinh sống tập trung ở các vùng khí hậu ấm áp thuộc châu Phi. Về sau, địa bàn định
cư của con người mở rộng gần như khắp nơi trên trái đât tạo nên sự phân bố như ngày nay.
Sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là mối quan
hệ giữa mật đô dân số với các hình thái kinh tế (Bảng 2.3).
Ở nhiều quốc gia, do sự phát triển ồ ạt của công nghiệp và đô thị hóa, dân cư sống tập
trung tại một số trung tâm công nghiệp và các đô thị lớn. Điều này dễ dẫn đến các vấn đề
về môi trường. Do vậy, việc quy hoạch phát triển và phân bố dân cư cần được thực hiện ở
mức vĩ mô nhằm ngăn ngừa những hậu quả về môi trường và tạo điều kiện khai thác tốt các
nguồn tài nguyên.
Bảng 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
Tác nhân ảnh hưởng Mật độ cao Mật độ thấp
Tự nhiên Hình dạng và độ Các đồng bằng đất thấp. Vùng núi. Ví dụ:
cao khu vực phân Ví dụ: thung lũng sông Himalayas
bố Hằng ở Ấn Độ
Tài nguyên thiên Các khu vực giàu tài Các vùng nghèo tài
nhiên nguyên (than, dầu, gỗ, nguyên. Ví dụ: Sahel
nguồn lợi sinh vật…). Ví
dụ: Tây Âu
Khí hậu Các khu vực có khí hậu Các khu vực có khí
ôn hoà (có lượng mưa và hậu khắc nghiệt. Ví
nhiệt độ thích hợp để dụ: Hoang mạc
trồng trọt). Ví dụ: Nước Sahara
Anh
Kinh tế - Tình hình chính trị Các quốc gia có tình Cá quốc gia có tình
Xã hội hình chính trị ổn định. Ví hình chính trị không
dụ: Singapore ổn định. Ví dụ:
Afghanistan

24
Yếu tố xã hội Các nhóm dân cư có xu Các nhóm dân cư
hương sống gần nhau. Ví khác nhau thích sự
dụ: Hoa Kỳ biệt lập. Ví dụ:
Scandinavias
Điều kiện kinh tế Cơ hội làm việc cao. Ví Hạn chế về cơ hội
dụ: các đô thị lớn làm việc. Ví dụ:
Rừng mưa nhiệt đới
lưu vực sông
Amazon
(Nguồn: http://www.geography.learnontheinternet.co.uk/topics/popn1.html#factors)
Tình hình phân bố dân cư trên thế giới
Tổng diện tích trái đất là 510.067.420 km2, trong đó các đại dương chiếm khoảng
361.220.420 km2 (70,8%). Phần còn lại 148.847.000 km2 (29,2%) là các lục địa và các hải
đảo có con người cư trú (trừ châu Nam Cực). Theo thời gian, dân số thế giới ngày càng
đông, từ những nơi cư trú đầu tiên ở châu Phi, con người đã tỏa đi các lục địa khác vào các
thời kỳ khác nhau. Sự phân bố dân cư trên thế giới thay đổi theo thời gian và không gian.
Bảng 2.4 Mật độ dân số tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2019
Xếp Quốc gia/vùng Mật độ dân số Xếp Quốc gia/vùng Mật độ dân số
hạng lãnh thổ (người/km2) hạng lãnh thổ (km2)
1 Macau 21.081 39 Philippines 311
2 Monaco 19.256 45 Việt Nam 291
3 Singapore 8.158 225 Australia 3
4 Hongkong 6.729 226 Namibia 3
103 Hungary 104 228 Mongolia 2
(Nguồn: http://worldpopulationreview.com/countries/countries-by-density/)

Hình 2.3 Phân bố dân cư trên thế giới qua các giai đoạn
(Nguồn:http://www.prb.org/Content/NavigationMenu/PRB/Educators/Human_Population/
Population_Growth/Population_Growth.htm)
2.3 Dân số thế giới
2.3.1 Một vài số liệu
Trên thực tế các số liệu về dân số trước 1650 AD đều dựa vào các di chỉ khảo cổ. Đến
năm 1650 AD bắt đầu có thống kê dân số ở châu Âu. Các số liệu trong tương lai chỉ có tính
chất dự báo. Ngoài ra, tùy theo nguồn thống kê, các số liệu về dân số cũng không hoàn toàn

25
đồng nhất. Theo Mai Đình Yên và các tác giả (1997), Nebel và Wright (1998), dân số thế
giới theo các mốc thời gian như sau:
- 1000 BC: dân số loài người từ 1 – 10 triệu người Dự báo
- Đầu công nguyên: 200 – 300 triệu
- 1650 AD: 500 triệu 2011 – 2020 AD: 8 tỷ
- 1850 AD: 1 tỷ 2033: 9 tỷ
- 1930 AD: 2 tỷ 2046: 10 tỷ
- 1960 AD: 3 tỷ
- 1975 AD: 4 tỷ
- 1987 AD: 5 tỷ
- 1999 AD: 6 tỷ
Dân số (tỷ người)

Các quốc gia


đang phát triễn

Các quốc gia đã phát triễn

Hình 2.5 Đồ thị biểu diễn sự gia tăng dân số thế giới giai đoạn 1750 – 2150 (giả định) giữa
hai nhóm quốc gia. (Nguồn: http:// www.census.gov)
Từ các số liệu trên có thể thấy rằng dân số thế giới tăng lên nhanh chóng và thời gian cần
thiết để dân số tăng lên gấp đôi (doubling time) ngày càng giảm xuống. Để tính dân số vào
thời điểm nào đó, trong dân số học có công thức: Pt= Po.ert
với: - Pt là dân số tại thời điểm cần xác định
- Po là dân số ban đầu (dân số gốc)
- r là tốc độ gia tăng dân số hàng năm (RNI)
- t là khoảng cách thời gian từ năm gốc đến năm xác định
Nếu gọi t là thời gian cần thiết để dân số tăng gấp đôi, dựa vào công thức trên ta có:
ln 2 0,693
Pt = Po.ert = 2Po do vậy t = = .
r r
Như vậy thời gian cần thiết để dân số tăng gấp đôi chỉ phụ thuộc vào tốc độ gia tăng dân
số hàng năm. Nếu CBR lớn thì t nhỏ và ngược lại.
Tính đến 6/2019 dân số thế giới đã vượt 7,7 tỷ người (https://ourworldindata.org/world-
population-growth). Tuy nhiên, sự phát triển dân số khác nhau tùy theo thời kỳ. Trong thời
gian đến các chỉ báo về dân số có xu hướng giảm xuống.
2.3.2 Các giai đoạn phát triển dân số
Lịch sử phát triển dân số liên quan mật thiết với lịch sử phát triển xã hội từ khi con người
mới xuất hiện cho đến ngày nay. Có thể chia lịch sử phát triển dân số thế giới thành 4 thời
kỳ chính (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2002; Lê Thị Thanh Mai, 2002):

26
a. Thời kỳ trước khi xuất hiện nền sản xuất
Thời kỳ này được tính từ khi loài người xuất hiện cho đến khoảng 6000 trước Công
nguyên. Đặc trưng xã hội là sự chuyển dần từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang chế độ
chiếm hữu nô lệ và hoạt động sản xuất gắn liền với săn bắt, hái lượm với công cụ bằng đá.
Dân số tăng chậm do trình độ phát triển lực lượng sản xuất còn thấp và con người lệ
thuộc nhiều vào tự nhiên.
Đến đầu thời kỳ đồ đá mới (năm 7000 BC), dân số tăng lên khoảng 10 triệu. Tỷ suất sinh
cao nhưng tử lệ tử cũng cao nên gia tăng dân số tự nhiên rất thấp (xấp xỉ 0,04%). Con nười
chết vì đói rết, bệnh tật và vì xung đột giữa các bộ tộc, tuổi thọ trung bình thường không
đến 20.
b. Thời kỳ từ khi xuất hiện sản xuất nông nghiệp đến cách mạng công nghiệp (1780)
Đây là thời kỳ tương đối dài của lịch sử phát triển dân số thế giới và được gọi là giai
đoạn cách mạng đồ đá mới. Ở thời kỳ này đã xuất hiện các hình thức chăn nuôi, trồng trọt
và chuyển hoạt động sản xuất của con người từ săn bắn hái lượm sang sản xuất các sản
phẩm nông nghiệp (Cách mạnh nông nghiệp).
Việc thay đổi nền sản xuất trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong thay đổi
động thái dân số. Việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt, cùng với các phát minh kỹ thuật mới
làm dân số thế giới tăng nhanh.
Các khu vực có dân số cao tập trung tại các trung tâm văn minh dựa trên nền nông
nghiệp tưới tiêu như Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc. Cho đến năm 1.000 sau Công nguyên
(1000 AD) dân số thế giới vào khoảng 300 triệu người.
c. Thời kỳ từ Cách mạng công nghiệp đến chiến tranh thế giới lần thứ hai
Mở đầu bằng cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu (1780) đánh dấu bước phát triển
của nền kinh tế hiện đại, hoạt động sản xuất của con người đã có sự chuyển biến to lớn.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp có nhiều đổi mới đã cho phép chuyển một bộ phận lao
động sang sản xuất công nghiệp. Năng suất lao động nông nghiệp tăng, giao thông vận tải
ngày càng hoàn thiện, y học hiện đại và các điều kiện vệ sinh bắt đầu được quan tâm trên
quy mô lớn. Tất cả các điều kiện trên đã góp phần quyết định gia tăng đân số thế giới.
d. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
Thời kỳ này trải qua nhiều thay đổi lớn về kinh tế và công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đã lan
rộng toàn cầu. Con người hiểu rõ hơn nguyên nhân của nạn đói, dich bệnh và đã khắc phục
được ở mức độ nhất định. Về phương diện chính trị, phần lớn các nước thuộc địa và phụ
thuộc đã giành được độc lập, thoát khỏi sự chi phối của các quốc gia tư bản. Điều này góp
phần ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số thế giới.
Đây là thời kỳ dân số phát triển nhanh, sự gia tăng dân số liên tục đã dẫn đến bùng nổ
dân số (population explosion). Tuy nhiên, sự gia tăng dân số diễn ra rất khác nhau giữa
các khu vực trên thế giới. Các nước kinh tế phát triển đã trải qua giai đoạn biến động dân số
dần đi vào giai đoạn ổn định dân số. Trong khi đó, các nước đang phát triển vẫn gia tăng
dân số với nhịp độ cao.
Hơi khác với những nhận định trên, một nhà nhân chủng học người Hoa Kỳ là Frank W.
Notestein (1902 - 1083) đề xuất mô hình 4 giai đoạn gia tăng dân số thế giới bao gồm
(http://papp.iussp.org/sessions/papp101_s01/PAPP101_s01_090_010.html):
(a) Giai đoạn trước chuyển tiếp (Pre-transition): được đặc trưng bởi tỷ lệ sinh cao và tỷ
lệ tử biến động cao và sự gia tăng dân số được giữ ở mức thấp

27
(b) Giai đoạn chuyển tiếp sớm (Early transition): tỷ lệ tử giảm trong khi tỷ lệ sinh vẫn
giữ ở mức cao, dân số bắt đầu gia tăng nhanh
(c) Giai đoạn chuyển tiếp muộn (Late transition): tỷ lệ sinh bắt đầu giảm, sự gia tăng
dân số giảm dần
(d) Giai đoạn sau chuyển tiếp (Post-transition): được đặc trưng bởi tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử
thấp, dân số gia tăng không đáng kể hoặc thậm chí đi vào thời kỳ giảm
Chuyển tiếp dân số

Hình 2.6 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tỷ lệ sinh thô và tỷ lệ tử thô dân số thế giới qua các
giai đoạn phát triển (Nguồn: http:// www.census.gov)
2.4 Dân số Việt Nam
Các số liệu thống kê dân số thực sự chỉ có sau năm 1979. Một kết quả khảo sát cho thấy
dân số nước ta tại thời điểm tổng điều tra 2009 là 85,8 triệu người, và vào năm cuối của
thời kỳ dự báo (năm 2049), số dân nước ta là 108,7 triệu người theo phương án trung bình,
119,8 triệu người theo phương án cao, 98,3 triệu người theo phương án thấp và 111,8 triệu
người theo phương án không đổi (xem Bảng 2.6). Như vậy, trong vòng 40 năm, từ 2009-
2049, số dân nước ta sẽ tăng thêm khoảng 26,6%, 39,6%, 14,5% và 30,3% tương ứng theo
phương án trung bình, cao, thấp và không đổi. (Dự báo dân số Việt Nam 2009 – 2034.
Tổng cục thống kê - https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714)
Theo phương án trung bình, trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, 2009-2014, dân số
nước ta dự báo có tỷ suất tăng hàng năm là 1,09%. Trong tương lai, tỷ suất tăng dân số dự
báo giảm và còn 0,11% trong giai đoạn 2044 -2049. Theo phương án trung bình, trong giai
đoạn 2009-2014, dự báo số dân cả nước tăng thêm bình quân mỗi năm 961.000 người. Con
số này tiếp tục giảm xuống đến giai đoạn 2024-2029 là 642.000 người, sau đó giảm dần,
đến giai đoạn 2044-2049 còn 121.000 người. Sự khác nhau về mức sinh theo các phương
án khác nhau góp phần làm thay đổi cơ cấu tuổi của dân số. Cả bốn phương án đều cho
thấy dân số nước ta sẽ bị lão hoá đáng kể. Theo phương án trung bình, tuổi trung vị tăng
nhanh, từ 27,9 năm vào năm đầu của thời kỳ dự báo (2009) lên 40,5 năm vào năm cuối kỳ
dự báo (2049), tăng 12,6 năm trong vòng 40 năm. Phương án thấp có mức tăng nhanh hơn;
phương án cao và không đổi có mức tăng chậm hơn so với phương án trung bình. Chênh
lệch về tuổi trung vị giữa bốn phương án tăng dần. Kết quả tổng điều tra 2009 cho thấy
rằng, dân số nước ta đang ở thời kỳ có ưu thế về lực lượng lao động, còn gọi là thời kỳ của
“cơ cấu dân số vàng”. Liên Hiệp Quốc định nghĩa đó là thời kỳ mà tỷ trọng trẻ em dưới 15
tuổi ở mức dưới 30% và tỷ trọng người già từ 65 tuổi trở lên cũng ở mức dưới 15% trong
tổng dân số. Theo phương án trung bình và khái niệm nói trên, thời kỳ “cơ cấu dân số
vàng” của nước ta sẽ kết thúc vào năm 2040 vì vào thời gian này tỷ trọng dân số 65 tuổi trở
lên bắt đầu vượt qua mức 15%.

28
Bảng 2.5 Dự báo cấu trúc tuổi của dân số Việt Nam (%) giai đoạn 2010 – 2050
Nhóm dân số 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050
Trẻ em (0 – 14) 26,3 25 23,4 21,9 20,4 19,2 18,3 17,7 17,2
Tuổi lao động (15 – 59) 65,8 65,9 65,6 64,7 63,8 62,5 60,9 59,0 56,7
Cao tuổi (60+) 7,9 9,1 11 13,4 15,8 18,3 20,8 23,3 26,1
(Nguồn: Giang Thanh Long và Bùi Thế Cường tổng hợp từ dữ liệu năm 2007 của United
Nations, 2010)
Theo tính toán của Giang Thanh Long và Bùi Thế Cường (2010), dân số trong tuổi lao
động của Việt Nam sẽ đạt mức xấp xỉ 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015-2025. Sau đó,
tỷ lệ dân số này giảm dần và đạt mức 57% vào năm 2050. Cùng lúc đó, tỷ lệ trẻ em sẽ giảm
từ gần 30% năm 2005 xuống khoảng 23% vào năm 2020 và 17% vào năm 2050. Ngược lại,
tỷ lệ dân số cao tuổi sẽ bắt đầu tăng mạnh từ năm 2015 và đạt mức 26,1% tổng dân số năm
2050. Dự báo của United Nations (2007) cho thấy dân số Việt Nam đạt cơ cấu “vàng” trong
giai đoạn 2009-2039 (30 năm) với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt ở mức cao nhất
khoảng 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015-2025. Cơ cấu “vàng” sẽ kết thúc từ năm
2040 khi tỷ số phụ thuộc chung tăng lên, cao hơn 50 và bị chi phối chủ yếu do tỷ số phụ
thuộc người già tăng nhanh.
Dân số theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn 1975-
2025 (dự báo)
Nghìn người

Hình 2.7 Dân số Việt Nam theo các nhóm tuổi qua các giai đoạn từ 1975 - 2025
(Nguồn: http:// www.undp. org.vn)
Bảng 2.6 Dự báo dân số và tỷ suất tăng bình quân hằng năm của từng giai đoạn, 4 phương
án, 2009 – 2049
Phương án mức Phương án mức Phương án mức Phương án mức
sinh trung bình sinh cao sinh thấp sinh không đổi
Dân số Tỷ suất Dân Tỷ suất Dân Tỷ suất Dân số Tỷ suất
(nghìn tăng số tăng bình số tăng (nghìn tăng
người) bình (nghìn quân (nghìn bình người) bình
quân người) năm (%) người) quân quân
năm (%) năm (%) năm (%)
2009 85 847 - 85 847 - 85 847 - 85 847 -
2014 90 654 1,09 91 788 1,34 89 519 0,84 90 654 1,09
2019 95 354 1,01 97 644 1,24 93 058 0,78 95 586 1,06
2024 99 466 0,84 102 1,04 96 059 0,63 100 033 0,91
871
29
2029 102 678 0,64 107 0,81 98 219 0,44 103 628 0,71
149
2034 105 092 0,46 110 0,66 99 511 0,26 106 451 0,54
741
2039 106 887 0,34 114 0,59 99 922 0,08 108 724 0,42
067
2044 108 102 0,23 117 0,54 99 481 -0,09 110 534 0,33
178
2049 108 707 0,11 119 0,45 98 310 -0,24 111 829 0,23
852
(Nguồn: Dự báo dân số Việt Nam 2009 – 2034. Tổng cục thống kê -
https://www.gso.gov...)
Tính đến năm 2000, mật độ dân số Việt Nam là 236 người/km2, năm 2019 là trên 300
người/km2 (so với mật độ dân số thế giới là khoảng 57 người/km2). Theo Lê Thị Thanh Mai
(2002), mật độ này cao gấp 5-6 lần so với mật độ tiêu chuẩn là 35 – 40 người/km2. Ngoài
ra, việc phân bố dân cư không đều còn dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường và tài nguyên.
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng phải giải quyết
nhiều trở ngại do nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số tập trung ở
nông thôn.
2.5. Bùng nổ dân số và vấn đề kiểm soát dân số
2.5.1 Bùng nổ dân số
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2002), “Sự bùng nổ dân số là mức tăng trưởng dân
số quá nhanh trong thời gian ngắn”.
Hiện nay, dân số vẫn là một vấn đề nan giải của thế giới. Đối với các nước đang phát
triển châu Á, châu Mỹ La tinh và châu Phi, dân số vẫn đang gia tăng nhanh, đặc biệt là ở
châu Phi. Với sự phân bố dân cư không đều, mật độ dân số cao gây áp lực lên môi trường
và tài nguyên. Các nhà khoa học thường nói đến “thừa dân số” là khi mà “số dân vượt quá
nguồn tài nguyên cơ bản mà nó phụ thuộc” (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002). Ước tính,
hiện nay mỗi năm thế giới sẽ có thêm 93 triệu người, 4 ngày dân số thế giới bổ sung thêm 1
triệu người.
Thực tế đã chứng minh rằng ở đâu dân số tăng nhanh, mật độ dân cư cao thì ở đó môi
trường sẽ suy thoái nhanh chóng, nhất là nơi mà chính quyền không có những biện pháp
quản lý thích hợp. Nhiều vấn đề mà nhân loại toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển đang phải đối mặt, cả về tự nhiên lẫn về xã hội như đói nghèo, thiếu hụt tài nguyên
(đất, nước, khoáng sản, năng lương…), suy thoái chất lượng và ô nhiễm môi trường, di dân
và tệ nạn xã hội,…
2.5.2. Các giải pháp kiểm soát dân số
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), một trong các biện pháp để cải thiện chất lượng
cuộc sống của nhân dân các quốc gia là thông qua các chính sách và thực hiện các chương
trình dân số. Đối với các quốc gia có sự gia tăng dân số nhanh, các chính sách và chương
trình dân số có thể giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bằng
cách kiểm soát và ngăn chặn sự tăng trưởng dân số nhanh quá mức. Qua đó, hạn chế các
vấn đề nảy sinh như thiếu hụt lương thực và việc làm, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và giáo
dục, nhu cầu các phương tiện sinh hoạt, nhà ở và đô thị hóa,…
a. Chính sách dân số
30
Mọi chính sách của quốc gia nhằm thực hiện phúc lợi cho cư dân của quốc gia đó đều là
chính sách dân số (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002). Chính sách dân số là toàn bộ mục
tiêu và định hướng nhằm thay đổi tỷ lệ tăng trưởng dân số của quốc gia. Đó là sự cố gắng
có ý thức nhằm tác động vào quy mô dân số bằng cách điều chỉnh tỷ lệ gia tăng dân số.
Các chính sách dân số có thể được phân chia làm 3 nhóm chính:
• Những chính sách nhằm duy trì một dân số ổn định, ví dụ các chính sách thực thi ở các
quốc gia đã phát triển như Đan Mạch, Thuỵ Điển…
• Những chính sách nhằm hạn chế tăng dân số, ví dụ: các chính sách được thực thi ở hầu
hết các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…
• Những chính sách nhằm gia tăng dân số, ví dụ: các chính sách ở các nước Đức, Ý, Pháp,
Nhật,…
Tuy nhiên, cũng nên chú ý rằng xu hướng này có thể thay đổi trong tương lai.
b. Chương trình dân số
Chương trình dân số là hoạt động được định ra nhằm thực hiện các nội dung của chính
sách dân số của mỗi quốc gia.
Đối với đa số quốc gia hiện nay và ngay cả ở quy mô toàn cầu, kiểm soát sự bùng nổ dân
số là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2002),
nguyên nhân cũng như biện pháp hạn chế tốc độ gia tăng dân số rất đa dạng mà không có
một biện pháp đơn giản nào có thể đạt được kết quả tối ưu. Những biện pháp căn bản nhất
bao gồm:
• Tiếp cận một phương pháp ngừa thai an toàn, có tính xã hội cao và phù hợp với từng nền
văn hóa. Trong đó, cần chú ý gắn liền việc hạn chế sinh đẻ với sức khỏe cộng đồng và gia
đình.
• Tiếp cận những sinh kế đáng tin cậy nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về thực phẩm,
nước ngọt, năng lượng, dịch vụ y tế, giáo dục và hỗ trợ cộng đồng. Biện pháp này nhằm tạo
điều kiện cho các gia đình có thu nhập mà không phụ thuộc vào lao động trẻ em.
• Cải thiện giáo dục, các cơ hội hoà nhập xã hội và mức độ tín nhiệm đối với phụ nữ nhằm
tạo điều kiện cho họ làm chủ cuộc đời mình.
3. ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI
Với sự phát triển của não bộ, con người đã tách khỏi giới động vật. Khác với sinh vật,
nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển, các yêu cầu của con người được cụ thể hóa thành
các nhu cầu trong đời sống. Các đặc trưng đời sống của con người bao hàm không chỉ khía
cạnh nhu cầu về vật chất mà còn khía cạnh nhu cầu tinh thần. Do vậy, con người đã khai
thác tài nguyên từ tự nhiên, biến đổi chúng thành các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Quá trình này gia tăng cùng với sự gia tăng dân số loài người và sự phát triển của nền văn
minh. Điều này có nghĩa nhu cầu của con người đã gia tăng cả về lượng lẫn về chất. Xét
tổng quát, nhu cầu của con người có thể được phân thành hai nhóm:
- Các nhu cầu thiết yếu (nhu cầu cơ bản)
- Các nhu cầu nâng cao (nhu cầu về đời sống văn hóa – xã hội)
Cần chú ý rằng, luôn có sự liên hệ giữa hai nhóm nhu cầu này và việc đánh giá chất
lượng cuộc sống không chỉ dựa trên các khía cạnh số lượng.
3.1 Nhu cầu thiết yếu (nhu cầu cơ bản)
Khái quát, các nhu cầu thiết yếu của con người bao gồm: ăn, ở, mặc và đi lại. Xét trên
quy mô xã hội, việc thoả mãn các nhu cầu này dựa vào hoạt động sản xuất lương thực -
thực phẩm và tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

31
3.1.1 Sản xuất nông nghiệp
Việc thỏa mãn nhu cầu về lương thực - thực phẩm nhằm bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng
của con người. Xét về tổng thể, nhu cầu này được thỏa mãn nhờ vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
a. Nhu cầu dinh dưỡng của con người
Giống như động vật, con người phải tiếp nhận các chất dinh dưỡng thông qua việc tiêu
thụ các sinh vật khác. Phần thức ăn con người sử dụng hàng ngày được tạo nên từ các sinh
vật đó. Thuật ngữ “lương thực - thực phẩm” dùng để chỉ tất cả các dạng sản phẩm (thô hoặc
tinh) được tạo ra với mục đích thoả mãn nhu cầu về dinh dưỡng của con người.
Lương thực và thực phẩm được con người sử dụng nhằm duy trì cấu trúc cơ thể và bảo
đảm các hoạt động của các cơ quan cũng như toàn bộ cơ thể. Nếu thức ăn có đầy đủ các
chất dinh dưỡng cần thiết theo một tỷ lệ hợp lý, cấu trúc cơ thể sẽ được duy trì và các hoạt
động chức năng được bảo đảm, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, cơ thể sẽ gầy yếu, các hoạt
động chức năng sẽ bị rối loạn. Theo Lê Thị Thanh Mai (2002), nguồn thức ăn có có thể
được phân chia đơn giản làm 3 loại:
• Thức ăn để xây dựng cơ thể, bao gồm: protein, muối khoáng và nước.
• Thức ăn để cung cấp năng lượng cho hoạt động, bao gồm chất béo và carbonhydrat.
• Thức ăn có tác dụng điều hòa: protein, enzyme, vitamin, muối và nước.
Để đảm bảo sự sống thì nguồn lương thực - thực phẩm và khẩu phần ăn hàng ngày có ý
nghĩa quyết định. Sự cần thiết của lương thực - thực phẩm thể hiện ở hai mặt là lượng và
chất.
• Lượng: được tính bằng số calo có trong khẩu phần ăn. Yêu cầu về năng lượng thay đổi
tùy thuộc lứa tuổi, lao động nghề nghiệp, kích thước cơ thể và giới tính. Trung bình người
trưởng thành cần tiêu thụ thức ăn để sản sinh khoảng 2.600 kcal/ngày đối với nam giới và
2.200 kcal/ngày đối với nữ giới. Nếu một người thu nhận lượng calo trong ngày ít hơn
lượng calo đòi hỏi trong thời gian dài thì cơ thể sẽ gầy mòn và khả năng đề kháng với bệnh
tật sẽ giảm sút, thậm chí có thể tử vong. Hiện tượng này được gọi là thiếu dinh dưỡng
(malnutrition)
• Chất: khẩu phần ăn phải cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết về
protein, carbonhydrat, chất béo, vitamin và muối khoáng, đặc biệt là protein và vitamin.
Trên thực tế nhu cầu này cũng thay đổi tương tự về mặt năng lượng. Nếu không bảo đảm
được yêu cầu này sức khỏe sẽ giảm sút nghiêm trọng, hoạt động chức năng của cơ thể bị rối
loạn. Hiện tượng này được gọi là suy dinh dưỡng (undernourishment). Ví dụ: thiếu iod gây
kém phát triển trí nhớ, thiếu vitamin A gây khô mắt và giảm đề kháng, thiếu sắt (Fe) gây
thiếu máu,…
Bảng 2.7 Nhu cầu protein ở các độ tuổi khác nhau
Đối tượng Nhu cầu năng Lượng protein cần cung cấp
lượng trong (gam) (%)
ngày (kcal)
Trẻ 1 –2 tuổi 1.230 24 7,8
Trẻ 4 –9 tuổi 1.970 29 5,9
Thiếu niên 3.050 61 8,0
Thanh niên 3.200 34 4,25
Mẹ đang cho con bú 3.200 76 9,5
(Nguồn: Lê Thị Thanh Mai, 2002)
32
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), cơ cấu bữa ăn người Nhật tương đối hợp lý với
57 – 68% C (Carbonhydrat), 12 –13 % P (Protein) và 20 –30% F (chất béo); quy ra khoảng
2.700 kcal/người/ngày. Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Thuỵ Điển… cơ cấu bữa
ăn lại dư mỡ với 40 – 58% C, 11,2% P, 42,6 – 48,1% F; quy ra khoảng 3.000
kcal/người/ngày nên sinh ra nhiều người mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch và tiểu
đường (diabetes) vì không quan tâm đúng mức đến cơ cấu bữa ăn hợp lý. Báo cáo năm
2018 của Unicef cho thấy chỉ riêng chi phí điều trị các chứng bệnh liên quan đến thừa cân
và béo phì đã lên đến 500 tỷ USD mỗi năm.
Ăn đói và thiếu chất ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, điều này đặc biệt nguy hiểm trong thời
kỳ có thai và ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe mà cả sự phát triển của trí
tuệ. Theo số liệu thống kê của WHO năm 1995, qua phân tích 11,6 triệu trường hợp tử
vong trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát cho thấy có 54% (6,3 triệu trường hợp) có
liên quan đến thiếu dinh dưỡng. Báo cáo “Tình hình dinh dưỡng toàn cầu năm 2018” đánh
giá rằng gánh nặng suy dinh dưỡng trên khắp thế giới vẫn ở mức cao và tiến trình giải
quyết tình trạng này rất chậm. 150,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc trong khi 50,5 triệu
trường hợp trẻ sinh thiếu cân mỗi năm (https://globalnutritionreport.org/reports/global-
nutrition-report-2018/ và https://www.who.int/nutrition/globalnutritionreport/en/). Unicef
(2018) ghi nhận 1/3 số phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ bị thiếu máu
(https://www.unicef.org/press-releases/2018-global-nutrition-report-reveals-malnutrition-
unacceptably-high-and-affects).
Nghèo đói và thiếu hiểu biết là nguồn gốc của suy dinh dưỡng. Ngoài ra, mất mùa do
khô hạn, bão lụt hoặc các thiên tai khác và chiến tranh thường gây nên nạn thiếu lương thực
trầm trọng. Điển hình là nạn đói khủng khiếp ở châu Phi năm 1983 –1985, chỉ riêng Sudan
và Ethiopia đã có 1,5 triệu người chết đói. Những nỗ lực cứu trợ của cộng đồng quốc tế
cũng gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng thấp kém không phân phối được lương thực (Lê
Văn Khoa và các tác giả, 2002). Báo cáo về các khủng hoảng lương thực năm 2018 (The
2018 Global Report on Food Crises) của Chương trình lương thực thế giới (World Food
Programme - https://www1.wfp.org/publications/global-report-food-crises-2018) ước tính
124 triệu người ở 51 quốc gia đối mặt khủng hoảng lương thực. Xung đột và mất an ninh
tiếp tục là động lực chính của việc mất an ninh lương thực ở 18 quốc gia, nơi gần 74 triệu
người không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn cần được hỗ trợ khẩn cấp.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh
dưỡng của trẻ em trong những thập kỷ qua, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách
thức trong việc giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và đặc biệt là vấn đề còi cọc ở trẻ
em. Một báo cáo đánh giá tình hình dinh dưỡng ở Việt Nam năm 2009-2010 do Viện Dinh
Dưỡng (NIN) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) tiến hành tập trung vào trình trạng
dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ, cho thấy tỉ lệ suy dưỡng cao ở trẻ em trong
độ tuổi mẫu giáo cũng như thiếu vi chất dinh dưỡng. Tình hình dinh dưỡng ở Việt Nam cho
thấy khoảng 29% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo bị còi cọc và 17.5% trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ
cân. Báo cáo cập nhật năm 2018 của Viện Dinh dưỡng Việt Nam
(http://viendinhduong.vn/vi/chien-luoc-dinh-duong-279/phan-1---thuc-trang-tinh-hinh-
dinh-duong.html) nhận định rằng thành tựu quan trọng trong thời gian vừa qua là tình trạng
đói ăn đã giảm đi trên diện rộng. Tuy nhiên, báo cáo của cơ quan đại diện Liên hiệp quốc
tại Việt Nam (http://www.un.org.vn/en/feature-articles-press-centre-submenu-252/339-
maternal-and-child-nutrition-in-viet-nam.html) chỉ ra rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và

33
thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Suy dinh dưỡng bà mẹ
và trẻ em vẫn là một mối quan tâm dai dẳng về kinh tế và xã hội. Mặc dù Việt Nam đã đạt
được tiến bộ đáng kể trong việc làm giảm tình trạng thiếu cân ở trẻ em (bằng 1/3 so với
thập kỷ trước) thì thấp còi vẫn ảnh hưởng đến hơn 1/3 trẻ em Việt Nam, với tỷ lệ cao nhất ở
khu vực nông thôn và các dân tộc thiểu số. Sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng chính bao
gồm sắt, vitamin A, kẽm và iốt vẫn tồn tại ở Việt Nam và ảnh hưởng đáng kể đến sự sống
sót cũng như tăng trưởng và sự phát triển nhận thức của trẻ em.
b. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả, trãi qua suốt quá trình lịch sử, loài người đã sử dụng
khoảng 3.000 loài thực vật đế làm lương thực và tối thiểu cũng đến 150 loài thực vật cùng
trên 20 loài động vật đã trở thành hàng hóa. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ chọn lọc, xu
hướng của loài người đã tập trung vào khoảng 30 loại cây trồng khác nhau để làm lương
thực và thực phẩm.
Những dẫn liệu ở bảng 2.8 cho thấy lúa, lúa mỳ và ngô (bắp) được gieo trồng nhiều nhất.
Điều này đặt loài người vào hoàn cảnh nhạy cảm là phụ thuộc vào số ít loài cây lương thực.
Về lương thực, chủ yếu có 3 loại là lúa mỳ, ngô (bắp) và lúa.
• Lúa mỳ (Wheat): đứng hàng đầu về cây lương thực. Lúa mỳ thích hợp với khí hậu ôn đới
với mùa đông lạnh ẩm.
• Lúa (Rice): là cây lương thực thứ hai của con người. Lúa thích ứng với nhiều điều kiện
khí hậu và sinh thái rất khác nhau.
• Ngô (Bắp – Maize/Corn): được trồng nhiều ở châu Mỹ và châu Phi. So sánh giá trị dinh
dưỡng thì ngô hơn lúa về năng lượng tổng số (327 kcal/100 gam ở ngô và 234 kcal/100
gam ở lúa) và protein (7,6% ở ngô và 4,4% ở lúa) nhưng ngô lại thiếu các acid amin cần
thiết mà quan trọng là lizin và triptophan.
Về rau, củ và quả có khoai tây, khoai lang, sắn và các loại rau quả khác. Đây là những
loại thực vật vừa làm lương thực vừa làm thực phẩm. Khoai tây được trồng nhiều ở các
vùng ôn đới và nhiệt đới như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ,... So với khoai tây thì khoai lang có
hàm lượng glucid cao hơn nhưng đạm lại thấp hơn.
Bảng 2.8 Sản xuất lúa mỳ, ngô (bắp) và lúa năm 2003 (FAO, 2003 và 2012)
Năm Thế giới Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (t/ha)
2003 Ngô (Maize) 142.331.355 637.444.480 3.41
Lúa mì (Wheat) 204.614.529 549.433.727 3,75
Lúa (Rice) 153.324.898 588.563.933 3,37
2012 Ngô (Maize) 177,379,507 872,066,770 4.9
Lúa mì (Wheat 215,489,485 670,875,110 3.11
Lúa (Rice) 163,199,090 719,738,273 4.41
Năm Việt Nam - - -
2003 Ngô 909.800 2.933.700 3,22
Lúa 7.449.300 34.518.600 4,63
2012 Ngô - - -
Lúa 7,753,3163 43,661,570 5.58
(Nguồn: http://nue.okstate.edu/Crop_Information/World_Wheat_Production.htm)
Tương tự khoai lang, sắn thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Sắn được trồng nhiều ở châu
Phi và châu Á. Bên cạnh đó, đậu tương (đậu nành) và lạc (đậu phụng) là hai loại cây lấy hạt

34
đáng chú ý do hàm lượng protein rất cao và đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của
con người.
Ngoài các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, thực phẩm có nguồn gốc động vật đóng
vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn để bảo đảm lượng protein cần thiết. Trừ cá, các loại
động vật cung cấp phần lớn protein cho con người là trâu, bò, lợn (heo), dê, ngỗng, gà, vịt
và gà tây. Về thủy sản, theo thống kê của FAO, nghề cá thế giới (bao gồm khai thác và nuôi
trồng) cung ứng khoảng 101 (2002) lên đến 158 (2012) triệu tấn, trung bình 16,2 (2002)
tăng lên 19,2 (2012) kg/ người theo trọng lượng tươi.
Bảng 2.9 Sản xuất protein thế giới năm 2010, 2016, dự báo năm 2017 và tầm nhìn đến 2050
(triệu tấn)
Nguồn protein 2010 2016 2017* 2050 Thay đổi năm 2050
so với 2010
Bò (Bovine) 66,7 68,3 69,6 107,5 62%
Gia cầm (Poultry) 98,9 117,2 117,4 201,9 104%
Heo/Lợn (Pig) 109,3 115,6 114,7 150,3 38%
Cừu (Ovine) - 14,4 14,5 -
Thủy sản (Aqua) 59,9 - - 113,7 90%
Sữa (Milk) 722,9 819,3 830,5 1119,7 55%
Tổng số 1057,7 1134,8 1147 1693,1 60%
(Nguồn: https://ifif.org/global-feed/statistics/)
Ghi chú:
- : Không có số liệu
*: Số liệu dự báo
c. Sản xuất lương thực – thực phẩm
Cho đến những năm 1940, năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển và công
nghiệp phát triển nhìn chung như nhau (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002). Tuy nhiên, sự
phát triển khoa học nông nghiệp và việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp (phân bón, chất bảo vệ thực vật, di truyền và chọn giống, dinh dưỡng…) đã cải thiện
đáng kể năng suất của ngành nông nghiệp và tạo ra sự cách biệt giữa hai nhóm quốc gia.
Tiến trình phát triển ở thế kỷ XX cho thấy có nhiều thăng trầm do nguyên nhân cơ bản là sự
gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển.
Theo dự đoán, sau năm 2100 dân số thế giới sẽ ổn định ở mức 10,3 tỷ người. Như vậy,
thách thức của ngành nông nghiệp thế giới trong thế kỷ này là phải bảo đảm nuôi sống một
dân số không ngừng gia tăng trong tình trạng trái đất ngày càng suy yếu.
Trong nông nghiệp, sản phẩm được tạo ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây trồng và vật nuôi. Đây là một quá trình sinh học rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khó điều khiển.
Trong lịch sử nhân loại, nhu cầu tìm kiếm và sản xuất đủ lương thực thực phẩm được
xem là một hoạt động cơ bản của loài người. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), có
thể chia tiến trình này thành 4 thời kỳ tương ứng với 4 nền nông nghiệp:
• Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, đánh cá
• Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả
• Nền nông nghiệp công nghiệp hóa
• Nền nông nghiệp sinh thái học
Gần đây, một xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp được gọi là:
35
• Nền nông nghiệp hữu cơ
- Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, đánh cá
Nền nông nghiệp này kéo dài từ khi có loài người cho đến cách đây khoảng 6.000 năm.
Trong thời kỳ này, con người gần với người vượn, văn minh còn thấp kém. Trong “sản xuất
nông nghiệp”, công cụ lao động bằng đá, cành cây và lửa được lấy từ các đám cháy tự
nhiên. Sản phẩm thu được không nhiều, ngược lại “nền nông nghiệp” này rất ít ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên.
- Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống
Nền nông nghiệp này được bắt đầu từ việc xã hội loài người thay thế các hoạt động hái
lượm, săn bắt ngoài tự nhiên bằng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi với các “giống” mà
con người đã thuần hoá được từ các các loài hoang dại. Các trung tâm hoạt động nông
nghiệp đầu tiên là Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Nền nông nghiệp này bao gồm hai
loại hình là du canh và định canh.
• Nền nông nghiệp du canh: bao gồm các hệ thống nông nghiệp trong đó nương rẫy
được phát, đốt và gieo trồng từ 1 đến 2 năm. Theo quan điểm hiện nay, nền nông nghiệp
này không còn phù hợp do sự tàn phá rừng và năng suất thấp.
• Nền nông nghiệp định canh: bao gồm các hệ thống nông nghiệp được thực hiện trên
những diện tích đất cố định, thực vật được sử dụng cho cả hoạt động chăn nuôi. Nền nông
nghiệp định canh đã tạo ra nhiều nhóm vật nuôi và cây trồng đa dạng phục không chỉ cho
mục đích lương thực - thực vật mà cả mục đích làm nguyên liệu, làm thuốc và làm cảnh…
Tuy nhiên nền nông nghiệp này chủ yếu dựa vào sức mạnh cơ bắp và kinh nghiệm nên
không thể thỏa mãn được nhu cầu lương thực - thực phẩm tăng lên nhanh chóng ở bình
diện thế giới.
- Nền nông nghiệp công nghiệp hóa
Nền nông nghiệp công nghiệp hóa xuất hiện khi nền công nghiệp phát triển mạnh ở châu
Âu và Bắc Mỹ (cuối thế kỷ XVIII). Sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, điện khí hóa và
hóa học hóa. Đặc điểm thời kỳ này là tổ chức sản xuất nông nghiệp thể hiện trình độ
chuyên môn hóa (sản xuất theo dây chuyền, thâm canh và theo quy trình chặt chẽ) với sự
ứng dụng kịp thời những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật. Nền nông nghiệp này
tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng kịp thời yêu cầu lương thực - thực phẩm về mặt số lượng.
Tuy nhiên, hạn chế của nền nông nghiệp này là xem thường bản chất sinh học của cây trồng
và vật nuôi, xem các đối tượng này là “máy” để tạo ra sản phẩm (nông sản, thịt, trứng…)
mà không chú ý đến quy luật sống của sinh vật. Nền nông nghiệp này chỉ chú ý đến lợi
nhuận nên tạo ra sản phẩm kém chất lượng (thịt nhão, chứa nhiều nước, đáng chú ý là dư
lượng của hóa chất và thuốc kháng sinh…), làm mất dần tiềm năng di truyền địa phương,
giảm chất lượng môi trường.
- Nền nông nghiệp sinh thái học
Nguyên tắc cơ bản của nền nông nghiệp sinh thái học là “mô phỏng theo các hệ sinh thái
tự nhiên” bằng các biện pháp kỹ thuật như luân canh, xen canh, nông – lâm – ngư kết
hợp,…nhằm tăng độ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
Trong sản xuất, nền nông nghiệp sinh thái học phát huy những thành tựu của các nền
nông nghiệp trước đó và tích cực loại trừ các tồn tại; ví dụ: sử dụng hợp lý phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật, hướng đến cấu trúc nhiều tầng nhằm tăng khả năng đồng hóa năng
lượng mặt trời, chống xói mòn, chống ô nhiễm, cải thiện giá trị dinh dưỡng của nông sản.
Có thể nói nền nông nghiệp sinh thái đã kết hợp được những khía cạnh tích cực của hai nền

36
nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nông nghiệp sinh học, đồng thời dựa trên thành tựu
của sinh thái học để nâng cao năng suất các hệ sinh thái nông nghiệp và duy trì các hệ sinh
thái này để tiếp tục sản xuất.
- Nền nông nghiệp hữu cơ
Ngày nay, một số khu vực còn thực hiện nền nông nghiệp hữu cơ. Đó là một hệ thống
dựa vào việc quản lý hệ sinh thái hơn là vật tư sản xuất nông nghiệp từ bên ngoài. Đây là
một hệ thống bắt đầu xem xét các tác động môi trường và xã hội tiềm tàng bằng cách loại
bỏ việc sử dụng các vật tư tổng hợp như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, thuốc
thú y, hạt giống và giống biến đổi gen, chất bảo quản, phụ gia và việc chiếu xạ. Chúng
được thay thế bằng các biện pháp quản lý cụ thể tại hiện trường nhằm duy trì và tăng độ phì
nhiêu cho đất lâu dài và ngăn ngừa sâu bệnh. (http://www.fao.org/organicag/oa-faq/oa-
faq1/en/)
Đối với Việt Nam, báo cáo cập nhật năm 2018 của Viện Dinh dưỡng đánh giá rằng tình
trạng sản xuất lương thực ở nhiều vùng còn bấp bênh do chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt
bất thường. Đó là các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc với địa bàn rộng
lớn và đông dân. Trong khi đó, ở khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, tổng
diện tích gieo trồng cây lương thực tăng không nhiều, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị
thu hẹp. Điều này sẽ là thách thức đối với mục tiêu mở rộng phát triển nông nghiệp thời
gian tới. Mặc dù có sự phát triển đa dạng hơn trong nông nghiệp nhưng cơ cấu sản xuất
nông nghiệp trong những năm qua chưa thay đổi nhiều, lĩnh vực chế biến bảo quản nông
sản, giá cả, thị trường còn gặp nhiều khó khăn.
3.1.2 Công nghiệp hóa và đô thị hóa
a. Nhu cầu nhà ở của con người
Nhà ở bao giờ cũng là nhu cầu quan trọng của con người trong đời sống xã hội. Nhà ở
được xem là nơi cư trú và sinh hoạt của từng hộ gia đình, có khi cho cả một cộng đồng.
Vấn đề nhà ở do con người quyết định và tuỳ thuộc từng thành phần, số lượng người và số
thế hệ trong gia đình, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán,…mà nhà ở được thiết kế phù
hợp với yêu cầu. Việc thỏa mãn nhu cầu này là một vấn đề phức tạp trong mối quan hệ với
các nhu cầu khác. Để thỏa mãn nhu cầu về nhà ở, con người đã phải dành ngày càng nhiều
diện tích đất và khai thác một khối lượng lớn các tài nguyên thiên nhiên để xây dựng và
duy tu. Ngày nay, do điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật nói chung và
xây dựng nói riêng nên yêu cầu về nhà ở ngày càng cao.
Đô thị đề cập đến một vùng có mật độ dân cư đủ cao làm cư dân đô thị không thể sản
xuất lương thực - thực phẩm cho chính họ. Điều này có nghĩa đô thị là nơi tập trung dân cư
đông đúc, với lao động phi nông nghiệp, có điều kiện tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ
của nền văn minh.
b. Nguồn gốc của công nghiệp hóa và đô thị hóa
Công nghiệp hóa và đô thị hóa được xem như là khía cạnh quan trọng của sự vận động đi
lên của xã hội (Lê Thị Thanh Mai, 2002).
• Đô thị hóa được hiểu là quá trình hình thành và phát triển đô thị (Tống Văn Đường và
các tác giả, 1997).
• Công nghiệp hóa đề cập đến tiến trình gia tăng tỷ lệ của dân số sống trong các đô thị và
vùng ngoại ô của đô thị. Đây là quá trình chuyển từ nền kinh tế từ sản xuất thủ công, lạc
hậu sang sản xuất bằng thiết bị với trình độ kỹ thuật và công nghệ được cải thiện. Lê Văn
Khoa và các tác giả (2010) cho rằng khu công nghiệp là địa bàn tập trung những doanh

37
nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp, địa bàn này có ranh giới đất ngăn cách
với các khu dân cư xung quanh.
Cần phân biệt đô thị và đô thị hoá. Đối với xã hội nông nghiệp, sự dư thừa về sản phẩm
quá bé chỉ cho phép một tỷ lệ không đáng kể cư dân của nó sống trong các đô thị. Cho đến
cách đây khoảng 200 năm, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 5% tổng dân số. Điều này có nghĩa có
đô thị nhưng chưa có đô thị hóa (www.faculty.fairfield.edu). Khi các nguồn năng lượng
được sử dụng để tăng quá trình sản xuất (công nghiệp hóa), sự thặng dư sản phẩm cả về
nông nghiệp lẫn công nghiệp được tăng lên dẫn đến tỷ lệ dân số sống ở đô thị ngày càng
tăng. Dưới tác động kinh tế như vậy, các đô thị trở thành các địa điểm lý tưởng để xây dựng
các nhà máy và sinh sống cho công nhân. Do vậy, có sự liên quan chặt chẽ giữa đô thị hóa
và công nghiệp hóa. Một trong những vấn đề nổi bật của sự phát triển thế giới này nay là sự
gia tăng nhanh chóng số lượng và quy mô các đô thị cũng như những khu công nghiệp.
Tiến trình đô thị hóa là một khái niệm rộng bao hàm cả vấn đề di dân giữa nông thôn –
đô thị. Trong khái niệm đô thị hóa, việc hiểu thế nào là một thành phố/đô thị cho phép xác
định đầy đủ hơn dân số thành thị và nông thôn, và làm chỉ tiêu có thể so sánh giữa các quốc
gia với nhau. Do trình độ phát triển khác nhau mà mỗi quốc gia đưa ra một cách tương đối
các thước đo định tính và định lượng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia để
phân biệt thành thị và nông thôn. Theo Tống Văn Đường và các tác giả (1997), có 5 tiêu
thức định tính tương đối thống nhất sau:
• Vùng lãnh thổ được hình thành do điều kiện địa lý, bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế -
chính trị cụ thể
• Quy mô dân số (phải bảo đảm ở mức tối thiểu cần thiết)
• Bộ máy hành chính cần thiết
• Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật (đường sá, hệ thống cấp thoát nước, điện, mạng
lưới thông tin, trường học, bệnh viện…)
• Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp chiếm ưu thế (biểu hiện qua tỷ lệ dân số lao động phi
nông nghiệp trên tổng số dân)
Tuy nhiên, sự phát triển và mở rộng các đô thị (đô thị hóa) cũng như các khu công nghiệp
(công nghiệp hóa) thường gắn liền với những vấn đề sử dụng tài nguyên, xả thải,...đã biến
những khu vực này trở thành các điểm nóng về môi trường (Lê Văn Khoa và các tác giả,
2010).
c. Độ thị hóa và công nghiệp hóa hiện nay
Theo Lê Thị Thanh Mai (2002), nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa trên thế
giới là trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và theo đó là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp
lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Tiến trình công nghiệp hóa trên thế giới
gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Trước thế kỷ XVIII đã xuất hiện nhiều
thành tựu có ý nghĩa như sử dụng thuốc nổ trong khai khoáng, áp dụng cơ chế đòn bẩy, sử
dụng máy bơm,…Những thành tựu này đã làm biến đổi đáng kể nền sản xuất xã hội nhưng
trên thực tế vẫn là phương pháp thủ công. Năng suất lao động có tăng nhưng chưa có những
biến đổi nhảy vọt về chất và lượng. Từ nửa sau thế kỷ thứ XVIII, các cuộc cách mạng than
và thép, cách mạng điện và động cơ diesel đã làm thay đổi quan trọng về năng suất và sản
lượng công nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào những thập niên cuối thế kỷ
XX ở các ngành hóa tổng hợp, điện tử, viễn thông, tự động hóa và công nghệ sinh học đã
tạo điều kiện thuận lợi để các nước trên thế giới thực hiện công nghiệp hóa.

38
Cùng với công nghiệp hóa, trào lưu đô thị hóa rộng lớn ở quy mô thế giới chỉ bắt đầu từ
thế kỷ XIX. Năm 1975, chỉ khoảng 1/3 dân số thế giới sống ở đô thị. Dự đoán đến năm
2025, tỷ lệ này sẽ tăng đến 2/3 dân số thế giới. Xu thế chung là các thành phố lớn càng
được xây dựng lớn hơn và trở thành siêu đô thị do tăng dân số và mở rộng diện tích. Tuy
nhiên sự đô thị hóa gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Nhiều thành phố đã có trên
10 triệu dân như Bắc Kinh, Thượng Hải, Bangkok, Manila, Mexico, ….
Theo báo cáo của Ủy ban dân số Liên hiệp quốc năm 2007, tính đến 2003 48% dân số
thế giới sống ở các đô thi (http://www.edcnews.se/Research/PopUrbanUN2003.html). Con
số này sẽ vượt mức 50% vào năm 2007, đánh dấu lần đầu tiên dân số đô thị lớn hơn dân số
nông thôn. Báo cáo dự đoán rằng dân số đô thị sẽ tăng từ 3 tỷ năm 2003 lên đến 5 tỷ năm
2030 và dân số nông thôn sẽ giảm từ 3,3 tỷ xuống còn 3,2 tỷ trong cùng thời gian này. Báo
cáo dự đoán rằng trong thập niên tiếp theo Tokyo vẫn là đô thị đông dân nhất trên thế giới
với dân số gia tăng từ 35 triệu năm 2003 lên đến 36 triệu năm 2015. Xếp thứ hai và thứ ba
là hai thành phố của Ấn Độ, lần lượt là Mumbai với 22,6 triệu dân và New Delhi với 20,9
triệu người. Tiếp theo là Mexixo với 20,6 và Sao Paulo với 20 triệu dân. Hiện nay, Cairo,
Bắc Kinh và Dhaka đều có gần 20 triệu dân. Đến năm 2020, dân số Tokyo dự kiến sẽ bắt
đầu giảm, trong khi New Delhi dự kiến sẽ tiếp tục phát triển và trở thành thành phố đông
dân nhất thế giới vào khoảng năm 2028.
Báo cáo tháng 6 năm 2018 của Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên hiệp quốc
(https://www.un.org/development/desa/publications/2018-revision-of-world-urbanization-
prospects.html) cho thấy hiện này 55% dân số thế giới sống ở khu vực đô thị, và tỷ lệ này
được dự báo tăng lên 68% vào năm 2050. Các dự báo chỉ ra rằng đô thị hóa và sự chuyển
dịch dân số từ những khu vực nông thôn đến các đô thị kết hợp với sự gia tăng dân số thế
giới có thể làm tăng thêm 2,5 tỷ người ở những khu vực đô thị vào năm 2050 với gần 90%
sự gia tăng này xảy ra ở châu Á và châu Phi (35% sự gia tăng này thuộc Ấn Độ, Trung
Quốc và Nigeria). Tuy nhiên, ở một số đô thị và cả khu vực nông thôn thuộc Nhật Bản,
Hàn Quốc, và các nước Đông Âu như Ba Lan, Romani, Liên bang Nga và Ukraine đã bắt
đầu giảm dần dân số từ năm 2000.
Sự phát triển mạnh của các siêu đô thị dẫn đến một số vấn đề cả về môi trường cả tự
nhiên lẫn xã hội:
• Mật độ dân số tăng cao
• Nhu cầu về diện tích xây dựng tăng, giảm diện tích cây xanh và khoảng không gian theo
đầu người
• Tắc nghẽn giao thông
• Ô nhiễm môi trường do khói bụi, nước thải, rác thải, nhiệt và tiếng ồn gây hậu quả đến
sức khỏe cư dân đô thị
• Thiếu hụt nguồn nước sạch
• Phân hóa về thu nhập dẫn đến các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, trộm cướp, người
ăn xin…
Dần dần các hệ sinh thái tự nhiên trong đô thị hoàn toàn mất khả năng tự điều chỉnh dẫn
đến chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp. Do vậy, xu hương hiện nay là hạn chế sự
phát triển của các siêu đô thị. Ngày nay đang có xu thế giải tỏa bớt sự quá tải trong nội
thành bằng cách phát triển các thành phố vệ tinh, xây dựng các thành phố vừa và nhỏ gần
các vùng nguyên liệu sản xuất hoặc các vùng có vị trí thuận lợi về giao thông và xây dựng
các thành phố “vườn” (đưa “rừng” vào đô thị).

39
Dẫn theo Bộ Xây dựng, Cục Quản lý môi trường-Bộ Y tế (2011) chỉ ra rằng tính đến
cuối năm 2011, Việt Nam có 753 đô thị, được phân loại như sau:
- 2 độ thi đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
- 3 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ
- 8 thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh là Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn,
Buôn Ma Thuộc, Thái Nguyên và Nam Định
- 11 thành phố là đô thị loại II trực thuộc tỉnh gồm Biên Hòa, Hạ Long, Vũng Tàu, Việt Trì,
Hải Dương, Thanh Hóa, Mỹ Tho, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Cà Mau
- 47 đô thị loại III, là thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh
- 42 đô thị loại IV, là thị xã hoặc thị trấn
- 640 đô thị loại V, là thị trấn
Theo Bộ Xây dựng (http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang-chi-tiet/-/tin-chi-
tiet/Z2jG/86/449414/he-thong-do-thi-viet-nam-voi-su-phat-trien-dat-nuoc.html), tính đến
đến hết năm 2017, hệ thống đô thị cả nước có tổng số 813 đô thị, bao gồm: 2 đô thị loại đặc
biệt, 19 đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô thị loại V;
có 325 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển và 21 khu kinh tế cửa khẩu là động lực
cho việc hình thành và phát triển đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 37%. Tổng diện tích đất tự
nhiên trong ranh giới hành chính đô thị là trên 340.000 km2 (chiếm 10,7% diện tích đất tự
nhiên toàn quốc); diện tích đất khu vực nội thị ước đạt trên 145.000 km2 (chiếm 4,38% diện
tích đất tự nhiên toàn quốc).
Mức tăng dân số nhanh, đặc biệt ở các đô thị lớn, càng gây áp lực lên hệ thống cơ sở hạ
tầng vốn không bắt kịp với tốc độ tăng trưởng và đưa đến những thách thức đối với lĩnh
vực kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là cấp thoát nước và về sinh môi trường. Có thể nói, bên cạnh
những vấn đề về con người như gia tăng dân số mà đặc biệt là di dân từ nông thôn lên đô
thị, những vấn đề môi trường nảy sinh đối với tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam cần được
xem xét là mật độ cây xanh/đầu người hay diện tích công viên trong đô thị (“lá phổi của đô
thị”), cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm diện tích đất dành cho giao thông (%) hay mật độ
hệ thống gia thông (km/km2) và quy hoạch giao thông, vấn đề thu gom và xử lý chất thải
(bao gồm cả nước thải và chất thải rắn),…
Cùng với những vấn đề nêu trên, các tác động môi trường từ những khu công nghiệp do
vậy cần phải được tập trung giải quyết.
3.2 Nhu cầu nâng cao (nhu cầu về đời sống văn hóa – xã hội)
Các nhu cầu về đời sống văn hóa xã hội của con người rất phức tạp và có mối liên quan
lẫn nhau. Tùy thuộc quan điểm, các tác giả xem xét nhu cầu này theo các khía cạnh khác
nhau như nhu cầu về văn hóa, nhu cầu học tập, nhu cầu thông tin, nhu cầu về quan hệ xã
hội, nhu cầu về du lịch, thể thao và giải trí,…
3.2.1 Nhu cầu về văn hóa
Văn hóa đặc trưng cho đời sống con người. Theo UNESCO, văn hóa bao gồm tổng thể
các đặc trưng - diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm… khắc họa nên bản sắc
của một cộng đồng (gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia…). Văn hóa không chỉ bao
gồm nghệ thuật, văn chương mà cả lối sống, những hệ thống giá trị, truyền thống, phong
tục tập quán, tín ngưỡng…Con người là chủ thể của văn hóa và văn hóa góp phần tạo nên
môi trường sống của con người, tạo ra thế ứng xử của con người trong quan hệ với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội.

40
Văn hóa là nhân tố nội sinh của sự phát triển. Trong văn hóa, hệ tư tưởng luôn đóng vai
trò quyết định vì vậy văn hóa có tính giai cấp. Văn hóa, do vậy, vừa có tính truyền thống
vừa thay đổi theo các giai đoạn lịch sử. Trong văn hóa, nhân tố hàng đầu là sự hiểu biết.
Nhưng hiểu biết chưa phải là văn hóa. Văn hóa là sự hiểu biết được sử dụng làm nền tảng
và định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động của mỗi dân tộc và các thành viên
vươn đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ giữa người và người, giữa người với
môi trường xã hội và tự nhiên (Nguyễn Trọng Nho và Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, 1999).
Con người luôn có nhu cầu về sự hiểu biết, có nhu cầu về văn hóa. Để thỏa mãn nhu cầu
này hàng loạt các hoạt động khác nhau của con người được thực hiện, đặc biệt ở quy mô
cộng đồng. Thông qua đó, con người đã tác động đến môi trường, làm biến đổi môi trường.
3.2.2 Nhu cầu quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội của con người rất phức tạp. Khái quát có thể phân chia các quan hệ xã
hội của con người thành 3 nhóm quan hệ:
- Quan hệ huyết thống: đó là quan hệ gia đình (gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng) và
gia tộc (họ hàng). Các quan hệ này rất đa dạng và thường nghiêng về mặt tình cảm.
- Quan hệ cùng nơi cư trú: bao gồm quan hệ láng giềng, đồng hương, đồng bào và nhân
loại.
- Quan hệ cùng lợi ích: bao gồm các dạng quan hệ như cùng chí hướng, cùng giới tính,
cùng nghề nghiệp, cùng giai cấp…
Con người sống thành xã hội do vậy con người cần có những quan hệ này. Điều này có
nghĩa con người luôn có nhu cầu về các quan hệ xã hội. Việc thỏa mãn các nhu cầu này, xét
trên quy mô xã hội, luôn có mối liên quan đến các phương tiện vật chất. Với đời sống ngày
càng được nâng cao, tác động đến môi trường sẽ gia tăng theo sự gia tăng về nhu cầu quan
hệ xã hội.
3.2.3 Các nhu cầu về giải trí, thể thao, du lịch…
Trong thời đại ngày nay vui chơi, du lịch, thể thao…là những nhu cầu tất yếu của con
người. Việc thỏa mãn các nhu cầu này tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Xét trên quy
mô xã hội, việc thỏa mãn các nhu cầu này luôn cần đến phương tiện vật chất. Thông qua
đó, việc thỏa mãn các nhu cầu này sẽ có tác động nhiều mặt đến con người về môi trường,
về kinh tế, về phát triển xã hội.

41
Chương III. CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI VÀ ỨNG DỤNG
Con người vốn có bản chất sinh vật. Thêm vào đó, sinh vật cũng là bộ phận cấu thành
nên môi trường sống của con người. Do vậy, để hiểu được bản chất và sự thay đổi môi
trường cũng như xem xét đến khả năng duy trì đời sống của con người, cần thiết phải hiểu
các nguyên lý sinh thái.
1. SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG
1.1 Yếu tố sinh thái và yếu tố môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài tác động lên cá thể
(Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Hiền Thảo, 1999). Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển tồn
tại trước khi sự sống xuất hiện trên hành tinh chúng ta nhưng chỉ khi sự sống xuất hiện mới
gọi chung là môi trường. Điều này có nghĩa chỉ có sinh vật sống mới có môi trường (sinh
vật sống trong môi trường). Môi trường không chỉ gồm các điều kiện vô sinh mà còn bao
gồm các sinh vật sống. Theo Nguyễn Trọng Nho và Nguyễn Văn Quỳnh Bôi (1999), môi
trường sống của sinh vật (theo nghĩa sinh học) là tập hợp tất cả các điều kiện tự nhiên tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống và sự phát triển của sinh vật. Các nhân tố có mặt
trong môi trường tác đông lên các sinh vật không như nhau. Một số nhân tố không thể hiện
ảnh hưởng rõ rệt đối với sinh vật, ví dụ: các khí trơ trong khí quyển. Ngược lại nhiều nhân
tố có ảnh hưởng quyết định đối với đời sống sinh vật, ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, nước, các
chất khoáng, chuyển động của không khí, áp suất, pH,….Một số tác giả gọi các nhân tố này
là nhân tố sinh thái. Theo Vũ Trung Tạng (2001), có thể phân chia các nhân tố này 2 nhóm:
- Yếu tố môi trường: là những yếu tố cấu trúc nên môi trường (thực thể hoặc hiện tượng tự
nhiên), ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, kẻ thù, tác động của con người,…
- Yếu tố sinh thái: là những yếu tố môi trường tác động lên đời sống của một sinh vật cụ
thể. Nói cách khác khi các yếu tố môi trường tác động lên đời sống của sinh vật gây ra các
phản ứng đáp trả thì các yếu tố môi trường được gọi là yếu tố sinh thái.
Tác động của các yếu tố sinh thái có thể:
• Thúc đẩy,
• Kìm hãm, hoặc thậm chí có thể
• Làm sinh vật tử vong.
Tùy theo nguồn gốc và ảnh hưởng tác động, các yếu tố sinh thái có thể chia làm 3 nhóm:
- Yếu tố vô sinh: là thành phần không sống của tự nhiên, bao gồm các yêu tố tham gia vào
thành phần cấu tạo cơ thể sinh vật – là các yếu tố hóa học như C, H, O, N, P…và các yếu tố
gây ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, nước,…(các yếu tố khí hậu)
hoặc địa hình, dòng chảy, sóng,…
- Yếu tố hữu sinh: bao gồm tất cả các sinh vật sống và các mối tương tác giữa chúng với
nhau.
- Yếu tố con người: các hoạt động sống và sản xuất của con người gây tác động đến thiên
nhiên, làm biến đổi môi trường sống của sinh vật và cả con người. Có thể nói rằng cùng với
nền văn minh, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nhất là sự lạm dụng khoa học kỹ thuật,
con người đã tác động mạnh mẽ đến môi trường (có định hướng với quy mô và cường độ
lớn), thậm chí làm thay đổi hẳn môi trường và gây biến đổi sinh giới.
Theo Nguyễn Văn Tuyên (2000), yếu tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng quyết định
đến đời sống và xu hướng phát triển của sinh vật được xem là yếu tố điều khiển. Đối với
sinh vật ở cạn, ánh sáng, nhiệt độ và nước là các yếu tố điều khiển. Đối với sinh vật thủy
sinh, ánh sáng, nhiệt độ và độ muối là các yếu tố điều khiển.

42
Nhìn chung, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sinh vật tùy thuộc vào 4 đặc tính:
- Bản chất của yếu tố tác động,
- Độ lớn (cường độ hoặc liều lượng) tác động,
- Tần số (chu kỳ) hay phương thức tác động,
- Thời gian tác động.
Khi xem xét ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật, các nhà nghiên cứu đi đến
một số quy luật tác động:
a. Quy tác động đồng thời: các yếu tố sinh thái tác động đồng thời lên sinh vật. Trong
nhiều trường hợp sự tác động tổ hợp gây những ảnh hưởng khác so với tác động riêng lẻ
của từng yếu tố. Tác động của một yếu tố sinh thái phụ thuộc vào “nền” sinh thái-có nghĩa
là biểu hiện sự có mặt của các yếu tố sinh thái khác.
b. Quy luật tác động qua lại: sự tác động của các yếu tố sinh thái lên sinh vật và phản ứng
“đáp trả” của sinh vật là một quá trình tương hỗ (qua lại). Điều này có nghĩa môi trường
thường xuyên tác động lên sinh vật và làm cho chúng không ngừng biến đổi. Đồng thời
sinh vật cũng có tác động trở lại làm biến đổi (cải biến) môi trường.
c. Định luật lượng tối thiểu (Định luật Liebig, 1840): để tồn tại và phát triển trong môi
trường sinh vật đồi hỏi các điều kiện cần thiết, đặc biệt là nhu cầu về vật chất. Nhu cầu này
sẽ thay đổi tùy theo loài sinh vật.
Lần đầu tiên vào năm 1840, Liebig (nhà khoa học Đức) đưa ra nguyên tắc: “Chất có hàm
lượng tối thiểu điều khiển năng suất, xác định sản lượng và tính ổn định của vụ mùa theo
thời gian”. (Nguyên tắc này được xem là “định luật lượng tối thiểu”)
Khi áp dụng định luật này cần lưu ý hai nguyên tắc bổ trợ:
- Nguyên tắc hạn chế: định luật trên chỉ đúng khi áp dụng cho hệ ở trạng thái tĩnh, nghĩa là
khi dòng năng lượng và vật chất đi vào cân bằng với dòng đi ra.
- Nguyên tắc bổ sung: khi áp dụng định luật này cần lưu ý đến tác dụng tương hỗ của các
yếu tố sinh thái. Sinh vật có thể thay thế một phần yếu tố tối thiểu bằng các yếu tố khác có
tính chất tương đương; ví dụ: nhuyễn thể có thể sử dụng stronti (có nhiều trong môi trường)
thay cho calcium khi không có đủ calcium, các loài thực vật sống trong bóng râm cần một
lượng kẽm (Zn) ít hơn khi mọc ở nơi có nhiều ánh sáng và trong trường hợp này kẽm trong
đất không còn là yếu tố hạn chế.
d. Định luật về sự chống chịu (Quy luật về giới hạn sinh thái - Định luật Shelford,
1911):
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2002), sự có mặt và phát triển phong phú của các
sinh vật ở một nơi nào đó phụ thuộc vào tổ hợp các điều kiện. Sự vắng mặt hoặc kém
phong phú có thể do thiếu thốn (với nghĩa về định lượng và định tính) hoặc sự dư thừa một
yếu tố nào đó ở mức gần với giới hạn mà sinh vật có thể chịu đựng được. Khi nghiên cứu
định luật lượng tối thiểu, Shelford (nhà khoa học Mỹ) thấy rằng ảnh hưởng giới hạn không
chỉ là sự thiếu thốn mà cả sự dư thừa các yếu tố. Ảnh hưởng giới hạn thiếu tạo ra tối thiểu
sinh thái, ngược lại ảnh hưởng giới hạn thừa tạo nên tối đa sinh thái. Biến thiên giữa tối
thiểu sinh thái và tối đa sinh thái là giới hạn của sự chống chịu. Kết hợp đặc tính sinh lý -
sinh thái của cơ thể và môi trường địa lý, Shelford đưa ra định luật về sự chống chịu: “Một
yếu tố sinh thái chỉ tác động trong một giới hạn nhất định mà ở đó sinh vật có thể tồn tại”.
Đây là giới hạn sống hay giới hạn sinh thái của từng loài sinh vật, và nó hình thành qua
suốt quá trình tiến hóa của loài. Theo định luật Shelford, mỗi cá thể, quần thể, loài…chỉ có
thể tồn tại trong một khoảng giá trị xác định của một yếu tố bất kỳ. Khoảng xác định đó gọi

43
là “khoảng chống chịu” hay “trị số sinh thái” (giới hạn sinh thái). Trong khoảng giá trị này
có 2 điểm giới hạn: giới hạn dưới (minimum) và giới hạn trên (maximum) và khoảng cực
thuận (optimum) mà ở đó sinh vật phát triển bình thường với mức tiêu phí năng lượng thấp
nhất. Nếu một loài sinh vật có giới hạn sinh thái lớn đối với yếu tố nào đó thì ta nói loài đó
“rộng“ với yếu tố đó, ví dụ: loài rộng muối, còn nếu có giá trị sinh thái thấp thì ta nói loài
đó “hẹp” với yếu tố, ví dụ: loài hẹp nhiệt,…

Hình 3.1 Mô tả giới hạn sinh thái của các loài A, B, C đối với nhiệt độ (Nguồn: Vũ Trung
Tạng, 2001).
Một số nguyên tắc được xem như các luận đề bổ sung cho định luật Shelford:
- Một sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố thường có vùng phân bố rộng,
ví dụ: loài người - phân bố toàn cầu (Cosmopolis).
- Một sinh vật có thể có phạm vi chống chịu rộng đối với yếu tố này nhưng hẹp đối với yếu
tố khác, loài đó sẽ có vùng phân bố hạn chế.
- Nếu một yếu tố không tối ưu cho loài thì phạm vi chống chịu đối với các yếu tố khác cũng
bị thu hẹp.
- Trong thiên nhiên, các sinh vật thường rơi vào điều kiện sống không phù hợp với vùng tối
ưu như đã xác định được trong phòng thí nghiệm; ví dụ: một số loài phong lan nhiệt đới
phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh nhưng nhiệt độ thấp của phòng thí nghiệm
nhưng trong thiên nhiên chung chỉ mọc trong bóng râm.
- Khi cơ thể thay đổi trạng thái sinh lý (mang thai, sinh sản, ốm đau, bệnh tật…) và những
cơ thể còn ở giai đoạn phát triển sớm (trứng, ấu trùng, con non…) thì nhiều yếu tố của môi
trường trở thành yếu tố giới hạn. Ngay đối với môt cơ thể, mỗi hoạt động chức năng cũng
có giới hạn sinh thái nhất định, ví dụ: sinh sản là thời điểm có sức chống chịu thấp nhất so
với các thời điểm khác, ngược lại hô hấp có giới hạn sinh thái rộng nhất.
Sinh vật phản ứng lại với những tác động của điều kiện môi trường theo hai phương
thức, hoặc chạy trốn (di trú hoặc di cư) để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường bên
ngoài (phương thức này chủ yếu ở động vật), hoặc thích nghi. Thích nghi có nghĩa các sinh
vật phải phản ứng hợp lý trước những tác động của yếu tố môi trường để tồn tại và phát
triển. Hiệu ứng thích nghi là khả năng khắc phục điều kiện không thuận lợi bằng cách nâng
cao hệ số tác động có ích của các hoạt động sống ở sinh vật. Về bản chất đây là quá trình
tiến hóa theo hướng chọn lọc tự nhiên. Điều này có thể thể hiện theo 3 khả năng:

44
- Thích nghi về sinh lý: Sinh vật phải hình thành các quá trình sinh lý chức năng phù hợp
với điều kiện môi trường. Ví dụ: cây rụng lá vào mùa đông để tránh gãy đổ.
- Thích nghi về hình thái: Sinh vật phải có những đặc điểm hình thái phù hợp với môi
trường. Ví dụ: sự thay đổi màu sắc ở tắc kè để lẩn trốn kẻ thù.
- Thích nghi về tập tính: Sinh vật hình thành tập tính sống phù hợp với điều kiện môi
trường. Ví dụ: tập tính sống bầy đàn của ngựa để giảm thiểu khả năng chú ý của thú ăn thịt.
1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật và con người
1.2.1 Ảnh của các yếu tố sinh thái vô sinh
a. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng trên trái đất có nguồn gốc từ mặt trời. Ánh sáng đóng góp vai trò là nguồn
cung cấp năng lượng ban đầu và duy nhất cho toàn bộ sự sống trên hành tinh chúng ta.
Bức xạ mặt trời gồm một phổ rộng các sóng điện từ, từ các sóng cực ngắn đến các tia có
bước sóng dài. Ánh sáng từ mặt trời chiếu xuống trái đất gồm phức hợp các tia đơn sắc có
bước sóng (λ) khác nhau: tia tử ngoại (cực tím – ultra violet-UV): 40,3 – 3.900 A0, tia hồng
ngoại: 7.600 – 340.000 A0. Ánh sáng khả kiến có bước sóng trong khoảng: 3.900 – 7.600
A0 (0,39 – 0,76 µm).
Phụ thuộc vị trí tương đối của trái đất (quay quanh mặt trời) và điều kiện thời tiết mà chế
độ chiếu sáng thay đổi (thông thường theo quy luật) tạo ra chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa,
thay đổi theo vùng địa lý. Trong môi trường nước ánh sáng bị thay đổi rất lớn về cường độ
chiếu sáng. Trong điều kiện nước thật sạch, cường độ bức xạ của tia đỏ giảm còn 1% ở độ
sâu 4m, ánh sáng lam (blue) chỉ giảm 70% ở độ sâu 70m.
Ánh sáng thay đổi có chu kỳ: chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng, chu kỳ mùa. Tính chu
kỳ của ánh sáng tạo nên ở sinh vật một nhịp điệu sinh học gọi là “đồng hồ sinh học”
(Biotime).
Ngoài phổ ánh sáng khả kiến còn có ánh sáng bước sóng ngắn và ánh sáng bước sóng dài
cũng có tác động lên sinh vật. Tia cực tím (λ< 0,39 µm) ở một cường độ nhất định kích
thích tạo ra sinh tố D nhưng ở cường độ lớn lại gây phá hủy nguyên sinh chất, có tác dụng
diệt trùng hoặc gây đục thủy tinh thể và ung thư da, nhất là đối với người da trắng. Tia
hồng ngoại (λ> 0,76 µm) tác động mạnh lên quá trình oxy hóa của cơ thể do khả năng tạo
nhiệt.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ trên trái đất chủ yếu thu nhận từ mặt trời. Theo Vũ Trung Tạng (2001), khoảng
dao động nhiệt độ trên bề mặt hành tinh đạt đến trên 1.000o C nhưng sự sống chỉ có thể tồn
tại trong giới hạn từ -200o C đến + 100o C.
Sự phân bố nhiệt trên bề mặt trái đất không đều, phụ thuộc vào vĩ độ địa lý, vào thời gian
ngày đêm, mùa khí hậu, đặc tính của bề mặt hấp thụ nhiệt (đất, nước, rừng, hoang mạc,…),
độ cao hay độ sâu (trong nước, trong đất).
Theo Nguyễn Văn Tuyên (2000), xét theo vĩ độ, về phía Bắc 1 độ (110 km) nhiệt độ
giảm 0,5 – 0,6oC. Trên cơ sở này người ta chia trái đất thành các vùng:
• Vùng Xích đạo (5o Bắc – 5o Nam Xích đạo): tích nhiệt khoảng 9.500oC, trung bình năm
trên 26oC.
• Vùng nhiệt đới (5o – 23o Bắc và Nam Xích đạo): tích nhiệt khoảng 8.000 – 9.500oC,
trung bình tháng lạnh nhất đạt trên 16oC.
• Vùng Á nhiệt đới (Cận nhiệt đới): trong năm có từ 1-4 tháng nhiệt độ thấp. Tích nhiệt
khoảng 4.000 – 8.000oC, tháng lạnh nhất 0-16oC.

45
• Vùng Ôn đới: nhiệt độ trung bình năm dưới 10oC. Tích nhiệt khoảng 3.400 – 4.500oC,
nhiệt độ tháng lạnh nhất 0 – 8oC.
• Vùng Hàn đới: tháng 7 là tháng nóng nhất với nhiệt độ khoảng 10 oC, trung bình cả năm
dưới 0oC.
Tất cả các sinh vật trong quá trình sống đều thu nhiệt và tỏa nhiệt ra môi trường, bản thân
sinh vật cũng tự sản sinh ra nhiệt (như là một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất).
Khi xem xét quan hệ giữa các sinh vật với nhiệt độ môi trường người ta phân sinh vật
thành nhóm theo hai cách:
• Sinh vật đẳng nhiệt (Homeotherms) và sinh vật biến nhiệt (Poikilotherms)
Khi nhiệt độ môi trường thay đổi, sinh vật đẳng nhiệt duy trì một thân nhiệt hầu như
không đổi trong khi sinh vật biến nhiệt có thân nhiệt thay đổi. Theo Lê Huy Bá và Lâm
Minh Triết (2002), vấn đề với kiểu phân loại này là các sinh vật đẳng nhiệt điển hình như
chim hay thú biển thường giảm thân nhiệt trong giai đoạn nghỉ đông hoặc khi mỏi mệt.
trong khi một số sinh vật biến nhiệt (các loài cá ở Nam cực) lại có thân nhiệt thay đổi rất ít
(vì nhiệt độ môi trường gần như không đổi).
• Sinh vật nội nhiệt (Endotherms) và sinh vật ngoại nhiệt (Ectotherms)
Các sinh vật nội nhiệt (chim, thú…) điều chỉnh nhiệt độ của mình bằng cách sản sinh ra
nhiệt từ bên trong cơ thể. Các loài sinh vật ngoại nhiệt (các loài động vật khác, thực vật,
nấm và Protista) thì điều chỉnh thân nhiệt nhờ nguồn nhiệt bên ngoài. Sự phân chia này
cũng chỉ tương đối vì nhiều loài bò sát, cá và côn trùng (ong, bướm, chuồn chuồn) là động
vật ngoại nhiệt nhưng vẫn sử dụng nguồn nhiệt sản sinh từ bên trong cơ thể để điều chỉnh
thân nhiệt trong những giai đoạn sống nhất định.
Một quan điểm khác phân chia sinh vật thành 2 nhóm: rộng nhiệt (Eutherm) như cá rô
phi (5 – 42oC) và hẹp nhiệt (Stenotherm) như côn trùng núi cao Collemboles (-10o - 0oC)
(Devis và cộng sự; Mayers, 1964; dẫn từ Nguyễn Văn Tuyên, 2000); sinh vật hẹp nhiệt còn
được phân thành hai nhóm phụ là ưa lạnh (Criophiles) và ưa nóng (Thermophiles).
Do nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình trao đổi nên sự thích nghi của sinh vật là
tiến hóa theo hướng ổn định nhiệt độ của cơ thể để duy trì quá trình này. Theo đó, con
người cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu trời nắng thì bức xạ ngoại vi tăng lên, nếu trời
lạnh thì bức xạ đó lại giảm nhờ sự điều tiết của da làm co giãn mạch máu dưới da dẫn đến
tăng hoặc giảm sự thải nhiệt. Sự thích ứng của con người đối với nhiệt độ bên ngoài biểu
hiện ở sự tăng hay giảm diện tích tương đối và “tầm vóc” của cơ thể. Trong những trường
hợp chưa có khả năng thích nghi, cơ thể sẽ bị mất nước do nóng dẫn đến mất muối NaCl.
Khi vận động ở nhiệt độ cao, nhịp tim phải tăng lên; nếu quá nóng sẽ dẫn đến rối loạn như
mất nước, “chuột rút” do mất muối, kiệt sức, trụy tim…Trong trường hợp nhiệt độ môi
trường thấp, chịu đựng trong thời gian kéo dài làm cơ thể bị tê cóng làm giảm đề kháng,”
cảm lạnh”, thậm chí tử vong do hạ thân nhiệt.
c. Ảnh hưởng của nước và độ ẩm
Sự sống tồn tại là nhờ có nước. Nước chiếm 50 – 70% khối lượng cơ thể, thậm chí đến
99% như ở sứa. Nước là môi trường sống của sinh vật thủy sinh, là môi trường cho các
phản ứng hóa sinh diễn ra trong tế bào đồng thời nước còn là nguyên liệu cho quá trình
quang hợp.
Dưới tác động của nhiệt độ, nước luôn bốc hơi từ mọi bề mặt, kể cả từ sinh vật, tạo nên
độ ẩm không khí. Độ ẩm ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất qua bề mặt tiếp xúc

46
giữa cơ thể và môi trường và khả năng trao đổi nước nhằm duy trì nhiệt độ thích hợp cho
cơ thể.
Con người thích ứng với một độ ẩm không khí nhất định. Nếu độ ẩm vượt quá mức cho
phép (khoảng 90% ở vùng ôn đới) thì khả năng điều tiết của niêm mạc mũi sẽ bị hạn chế
gây cảm giác ngột ngạt, khó thở. Đồng thời, độ ẩm cao còn tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn
gây bệnh phát triển, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Độ ẩm quá thấp (dưới 30%) gây
khô màng nhầy, dễ chảy máu mũi.
d. Đất và địa hình
Đất là vỏ ngoài rất mỏng của thạch quyển (Lithosphere) nên có thể tách thành quyển
riêng gọi là địa quyển (Pedosphere). Cũng như các quyển khác, những đặc trưng của đất
được quy định bởi các quá trình sinh thái và mối tương tác giữa các sinh vật cũng như giữa
các thành phần của hệ sinh thái. Tất cả các thành phần trong đất đều liên quan chặt chẽ với
nhau. Đất bao gồm lớp vỏ phong hóa với các sinh vật và sản phẩm phân hủy của chúng.
Đất không chỉ là “yếu tố” của môi trường mà còn là sản phẩm hoạt động sống của sinh
vật; đất là kết quả tổng hợp của các tác động khí hậu và sinh vật. Không gian giữa các phần
tử đất, không khí và nước với các muối hòa tan là nơi sống, nguồn dinh dưỡng cho các loài
động thực vật.
Các thành phần khoáng và chất hữu cơ của đất được phân hóa thành các lớp với chiều
sâu khác nhau. Mỗi lớp được đặc trưng bởi hình thái, cấu trúc vật lý, sinh học và hóa học.
Các lớp đất được xếp theo vị trí xác định. Các vật liệu khoáng, chất hữu cơ, không khí và
nước là 4 thành phần chính của đất. Ngoài ra trong đất còn có phức keo (Colloidal
complex) là một liên kết chặt chẽ của mùn và chất khoáng (đặc biệt là sét). Phức keo ảnh
hưởng đến khả năng giữ nước và sự luân chuyển các chất qua đất đồng thời còn là nguồn
dinh dưỡng của thực vật. Do các vấn đề nêu trên, trên trái đất có nhiều vùng đất với tính
chất khác nhau quy định sự khác nhau về tính đa dạng và phong phú của sự sống.
Bên cạnh đó địa hình là điều kiện ảnh hưởng đến khả năng thu nhận ánh sáng và khả
năng giữ nước của đất, do đó ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và cả con người.
e. Muối khoáng
Muối tham gia vào thành phần cấu trúc của nguyên sinh chất và các thành phần khác của
cơ thể. Đến nay người ta đã biết khoảng 40 nguyên tố hóa học có trong thành phần nguyên
sinh chất (Vũ Trung Tạng, 2001), một số tác giả khác cho rằng có khoảng 74 nguyên tố
được tìm thấy trong cơ thể thực vật (Nguyễn Văn Tuyên, 2000). Các nguyên tố có trong cơ
thể thực vật được chia thành hai nhóm:
+ Đa lượng: chiếm 10-4 – 10-1 khối lượng khô của thực vật, gồm C, N, P, Ca…
+ Vi lượng: chiếm 10-7 – 10-6 khối lượng khô của thực vật.
15 trong số các nguyên tố này đóng vai trò thiết yếu đối với mọi sinh vật. Những nguyên
tố chủ yếu tham gia vào thành phần cấu tạo của Protein, Glucid, Lipid gồm O, N, H, C và
P; thành phần trung bình của các hợp chất trên rất phức tạp, có thể biểu diễn theo công thức
tổng quát: H2960 01480 C1480 N16 P1,8 S. Na và Chlo rất quan trọng đối động vật; Bo, Cr, Co,
F, I, Se, Si và Va cần thiết cho một số nhóm. (Vũ Trung Tạng, 2001)
Các muối khoáng được sinh vật lấy từ đất hay từ môi trường nước (đối với sinh vật thủy
sinh) để cấu tạo nên cơ thể và tham gia vào các quá trình trao đổi chất; qua đó, khi sinh vật
chết, chúng lại được trả lại cho môi trường.
Đối với con người, thành phần và tính chất địa hóa ảnh hưởng rõ lên thành phần hóa sinh
và cấu tạo cơ thể, đặc biệt là Ca và P có vai trò hết sức quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy

47
rằng thành phần Ca, P, Al, Fe, Si, Sr ở trong đất có mối tương quan rõ rệt với các chi tiết
của cấu trúc bộ xương (Lê Huy Bá, 2000).
f. Các chất khí
Thành phần các khí của khí quyển từ lâu đã ổn định tuy nhiên con người đang hủy hoại
sự ổn định này thông qua các hoạt động của mình.
Bảng 3.1 Thành phần (%) các loại khí của khí quyển theo độ cao
Độ cao Oxy Nitrogen Argon Heli Hydro Áp suất
(km) (mm Hg)
0 20,94 78,09 0,93 - 0,01 760
5 20,94 77,89 0,93 - 0,01 405
10 20,99 78,02 0,94 - 0,01 168
20 18,10 82,24 0,59 - 0,04 41
100 0,11 2,97 - 0,56 96,31 0,0067
(Nguồn: Vũ Trung Tạng, 2001)
Trong khí quyển (Atmosphere), trữ lượng khí chính nằm trong một lớp mỏng gần mặt
đất gọi là tầng đối lưu (Troposphere) với bề dày 15 km ở xích đạo và 9 km ở các cực. Tầng
này gồm 2 lớp:
• Lớp dưới: dày 3 km, chịu tác động của các yếu tố địa lý (vĩ độ, địa hình, đại dương…) và
chứa chủ yếu là hơi nước và bụi.
• Lớp trên: khí quyển tự do (Tropopause)
+ Khí carbonic (CO2): Khí carbon dioxit chiếm một lượng nhỏ trong khí quyển, khoảng
0,03% về thể tích. Hàm lượng này trong khí quyển hiện tại đã trở nên quá giới hạn đối với
nhiều loài thực vật bậc cao (Vũ Trung Tạng, 2001). Trong những lớp đất sâu, khi hàm
lượng CO2 tăng lên còn O2 giảm thì quá trình phân hủy các chất bởi vi sinh vật sẽ chậm lại
hoặc sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy sẽ khác đi so với điều kiện thoáng khí.
+ Khí Nitơ (N2): Khí nitơ là một khí trơ, chiếm tỷ lệ lớn trong khí quyển. Niơ là thành phần
quan trọng của vật chất sống, tham gia vào thành phần cấu tạo protein. Quá trình điện hóa
và quang hóa hằng năm tạo cho sinh quyển khoảng 40 triệu tấn nitơ liên kết; ngoài ra do sự
cố định sinh học, hằng năm trong khí quyển hình thành 92 triệu tấn nitơ liên kết và cũng
mất đi 93 triệu tấn do do các phản ứng phản nitrit (Delwiche (1970) dẫn theo Vũ Trung
Tạng, 2001).
Hiện nay, do sự phát triển công nghiệp, con người đã thải vào khí quyển 70 triệu tấn oxyt
nitơ (NOx) mỗi năm. Đây là chất tiền sinh của peroxyaxetyl nitrat (PAN) rất độc đối với
thực vật. PAN thâm nhập vào lá qua khí khổng gây tổn thương chlorophyll, kìm hãm việc
chuyển các điện tử và rối loạn hệ enzym liên quan đến quang hợp làm hạn chế cường độ
quang hợp.
Vấn đề đáng quan tâm đối với con người là sự ô nhiễm không khí cục bộ bởi NH3, Cl2,
CH4, NxOy, CO,… gây ra do sự rò rỉ hóa chất, nổ các thiết bị lạnh, khí thải của động
cơ,…Nói chung, thông qua hô hấp các thành phần này ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe
thậm chí có thể gây tử vong.
g. Dòng và áp suất
Trong khí quyển và trong nước đều tồn tại các hệ thống dòng gây ra bởi sự chênh lệch áp
suất giữa các vùng cũng như do các yếu tố động lực khác. Dòng trên cạn là dòng khí,
chuyển động theo chiều thẳng đứng (khí thăng và khí giáng) và chiều ngang (gió), ở biển là

48
các dòng hải lưu, dòng nước trồi, nước lặn. Trong lục địa, các dòng sông là dòng nước điển
hình.
Gió là sự chuyển dịch của khối không khí từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp kéo
theo sự di chuyển của hơi nước (mây) gây mưa trên những vùng rộng lớn này nhưng làm
khô hạn những vùng khác nơi mà gió đi qua chưa bão hòa hơi nước. Đai hoang mạc phân
bố từ vĩ độ 5 đến các chí tuyến Bắc và Nam bán cầu là những trường hợp điển hình về sự
mất nước do gió. Tốc độ gió lớn xâm nhập vào vùng áp thấp thường hình thành các trận
bão mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập lụt. Nếu lốc (gió xoáy) trên đất liền cũng rất nguy
hiểm do có sức công phá mạnh, lốc trên biển thường tạo ra vòi rồng.
Áp suất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và đời sống của sinh vật, nhất là áp
suât cao trong khối nước biển. Càng lên cao áp suất càng giảm; ngược lại đối với môi
trường nước, xuống sâu 10 m áp suất tăng thêm 1 atm (80% diện tích đáy đại dương có độ
sâu trên 1000 m có nghĩa áp suất cột nước đạt trên 100 atm). Nói chung, áp suất khí quyển
và áp suất của nước đều là yếu tố giới hạn rất lớn đối với sự phân bố và đời sống của hầu
hết sinh vật. Do vậy, càng lên cao hay càng xuống sâu thành phần loài và sự phát triển sinh
vật càng giảm.
1.2.2 Ảnh của các yếu tố sinh thái hữu sinh
Các yếu tố sinh thái hữu sinh đề cập đến mối quan hệ giữa sinh vật với các sinh vật khác
bao gồm cả con người (yếu tố sinh học), từ đó đưa đến sự chu chuyển của vật chất và sự
phát tán năng lượng trong các hệ sinh thái.
Quan hệ giữa sinh vật với sinh vật rất đa dạng và phức tạp. Trong quan hệ giữa sinh vật
với sinh vật, mối quan hệ về dinh dưỡng và nơi cư trú thể hiện vai trò quan trọng hàng đầu.
Các quan hệ này được xếp trong tám nhóm chính sau:
Bảng 3.2 Các mối quan hệ chính giữa sinh vật với sinh vật
STT Các kiểu quan hệ Tính chất ảnh Đặc trưng của kiểu quan Ví dụ
(tương tác) hưởng hệ
Loài Loài 2 1 2
1
1 Trung tính (Bàng 0 0 Hai loài không gây ảnh khỉ, hổ chồn,
quan - Neutralism) hưởng lên nhau bướm
2 Hãm sinh 0 - Loài 1 gây ảnh hưởng nấm, tảo vi
(Amensalism) lên loài 2, loài 1 không lam khuẩn,
bị ảnh hưởng gì động
vật
3 Cạnh tranh - - Hai loài gây ảnh hưởng lúa, sư tử cỏ dại,
(Competion) lên nhau báo
4 Vật dữ - con mồi + - Vật dữ ăn thịt con mồi, mèo, hổ chuột,
(Predator – Prey) con mồi có kích thước nai
cơ thể bé và số lượng
lớn, vật dữ có kích thước
lớn và số lượng bé
5 Ký sinh - vật chủ + - Vật ký sinh có kích giun, sán gia súc,
(Parasite – Host) thước bé và số lượng người
đông, vật chủ có kích
thước lớn
49
6 Hội sinh + 0 Loài sống hội sinh có phong cây
(Commensalism) lợi, loài được hội sinh lan, rừng
không có lợi cũng không
có hại
7 Tiền hợp tác + + Cả hai đều có lợi nhưng cá sấu, chim
(Protocooperation) không bắt buộc phải trâu sẻ, sáo
sống với nhau
8 Cộng sinh (Hỗ + + Cả hai đều có lợi và bắt nấm, tảo, tảo, san
sinh – Symbiose, buộc phải sống với nhau vi sinh hô, bò
Mutualism) vật
(Nguồn: Phỏng theo Vũ Trung Tạng, 2001)
Tám nhóm quan hệ trên có thể gộp lại thành ba nhóm chính: mối quan hệ trung tính
(bàng quan), các mối tương tác âm (hãm sinh, cạnh tranh, ký sinh-vật chủ, vật dữ-con mồi)
và các mối tương tác dương (hội sinh, tiền hợp tác và cộng sinh).
2. HỆ SINH THÁI
2.1 Các mức độ tổ chức của sự sống – Đa dạng sinh học
2.1.1 Các mức độ tổ chức của sự sống
Các nguồn số liệu về tài nguyên sinh vật khác nhau tùy theo tài liệu công bố. Đến nay
con người đã biết được từ 1, 4 – 1,7 triệu loài (1.392.485 loài theo Solbrig, 1983; 1.750.000
loài theo Nebel và Wright, 1998).
Bảng 3.3 Thành phần loài sinh vật trên trái đất
Nhóm sinh vật Số loài Tỷ lệ (%)
- Thực vật 322.311 23,00
- Động vật không xương sống và vi sinh vật (trừ sâu 276.594 19,90
bọ) 751.000 53.90
- Sâu bọ 19.056 1,37
- Cá 9.040 0,65
- Chim 14.484 1,04
- Bò sát, lưỡng cư và động vật có vú
(Nguồn: Solbrig (1983) dẫn theo Miller, 1988)
Các số liệu trên cho thấy sự sống rất phong phú và đa dạng. Về mặt cấu trúc, có thể phân
chia và xem xét sự sống theo các mức độ tổ chức có tính hệ thống như sau:
Thành phần Gene Tế bào Mô – Cơ Cá thể Quần thể Quần xã
hữu sinh quan
Môi trường Vật chất - Năng lượng

Hệ sinh học Hệ ADN Hệ tế bào Hệ cơ Hệ cá Hệ quần Hệ sinh


quan thể thể thái
Hình 3.2 Sơ đồ mức độ tổ chức sinh giới
(Nguồn: ODUM (1978) dẫn từ Vũ Trung Tạng, 2001)

Các mức độ tổ chức khác nhau của sự sống có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và có khả
năng tồn tại độc lập tương đối. Có thể nói những hệ thống sinh học mà cá thể của các loài
tồn tại và phát triển đều là các hệ cấu trúc chức năng và có khả năng tự điều chỉnh. Do vậy,
những thành phần cấu trúc và những hoạt động chức năng của hệ thống được xem như là
50
những thông số của hệ, có khả năng biến đổi một cách thích nghi với sự thay đổi của môi
trường, duy trì sự ổn định cho toàn hệ thống.
2.1.2. Đa dạng sinh học (Biological diversity)
Trong quá trình tồn tại, sinh vật luôn phát triển và tiến hóa. Điều này được xác định bởi
ba cơ chế chủ yếu: chọn lọc, đột biến và tính ngẫu nhiên (Lê Văn Khoa và các tác giả,
2002). Điều này dẫn đến sự đa dạng của các tổ chức sống. Sự đa dạng của các tổ chức sống
thể hiện không chỉ đơn thuần bởi các loài khác nhau (đa dạng về loài), mà còn đa dạng về
di truyền (đa dạng về gen) và đa dạng về hệ sinh thái. Đa dạng hệ sinh thái là đa dạng về
các mối tương tác giữa quần xã sinh vật với thành phần vô sinh (môi trường). Do vậy, trên
trái đất hình thành nên nhiều hệ sinh thái khác nhau như đài nguyên, rừng lá kim, rừng rậm,
rừng ngập mặn, đồng cỏ, hồ ao, cửa sông, đầm lầy, rạn san hô, …
Đa dạng sinh học là khái niệm nói lên sự đa dạng và phong phú về nguồn gen, loài sinh
vật trong tự nhiên và đa dạng hệ sinh thái. Cũng có thể hiểu đa dạng sinh học được biểu
hiện qua sự phong phú về số lượng những nguồn sống trên hành tinh, bao gồm toàn bộ các
loài động, thực vật và vi sinh vật (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2002).
Nhờ có sự đa dạng của các tổ chức sống mà sự sống thích nghi được với sự đa dạng về
môi trường trên hành tinh chúng ta. Trên cở sở này, sự sống có thể duy trì sự tồn tại.
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUẦN THỂ (CHỦNG QUẦN - POPULATION)
2.2.1 Khái niệm
Quần thể là một nhóm cá thể của môt loài (hay dưới loài), khác nhau về giới tính, về
tuổi và về kích thước, cùng sống trong một điều kiện sống nhất định, có khả năng giao phối
tự do với nhau để tái sản xuất số lượng cá thể nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài của quần thể.
Nói một cách đơn giản, “Quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài cùng tồn tại trong
một khu vực sống tại một thời gian nhất định.” (Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2002).
Quần thể là một tổ chức ở mức cao hơn mức cá thể, được đặc trưng bởi nhiều đặc trưng
(kích thước quần thể, cấu trúc tuổi, cấu trúc giới tính và sự biến động số lượng cá thể của
quần thể). Tuy nhiên, trong phạm vi của học phần, 2 đặc trưng đáng lưu ý của quần thể là
kích thước quần thể và cấu trúc tuổi.
Do là một nhóm cá thể cùng loài nên những loài nào có vùng phân bố hẹp, điều kiện môi
trường khá đồng nhất thường hình thành một quần thể - Người ta gọi đó là những loài đơn
hình (Monomorphis). Ngược lại, những loài có vùng phân bố rộng, điều kiện môi trường
không đồng nhất ở những khu vực khác nhau của vùng phân bố thường tạo nên nhiều quần
thể - Người ta gọi đó là những loài đa hình (Polymorphis). Điều này có nghĩa, tùy thuộc
vào loài có thể hình thành nên nhiều loài phụ (dưới loài). Tính đa hình càng lớn loài càng
dễ thích nghi với sự biến động của các yếu tố môi trường trong vùng phân bố rộng của
mình.
Đối với con người, ý nghĩa quan trọng của quần thể là khả năng hình thành sinh khối của
quần thể hay khả năng tạo nên chất hữu cơ dưới dạng các cơ thể sinh vật (productivity) mà
con người có thể lựa chọn cho mục đích sử dụng của mình.
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
Quần thể không đồng nhất về các thành phần cấu trúc của mình và không đồng nhất về
sự phân bố của các cá thể trong không gian. Đặc tính cấu trúc của quần thể thể hiện theo
nhiều khía cạnh, có thể xem xét theo các khía cạnh cơ bản sau:
a. Kích thước và mật độ của quần thể
• Kích thước của quần thể

51
Trong giới hạn vùng phân bố của loài, kích thước của quần thể là số lượng (số cá thể)
hay khối lượng (g, kg…) hay năng lượng (calo, kcal…) tuyệt đối quần thể (phù hợp với
nguồn sống và không gian mà quần thể chiếm cứ). Những quần thể phân bố trong không
gian rộng, nguồn sống dồi dào có số lượng lớn hơn những quần thể có vùng phân bố hẹp
và nguồn sống bị hạn chế.
Trong điều kiện nguồn sống có giới hạn, những loài có kích thước cá thể nhỏ thường
tồn tại trong quần thể đông nhưng sinh khối (sinh vật lượng) lại thấp (vi khuẩn, vi tảo, côn
trùng…). Ngược lại, những loài có kích thước cá thể lớn, kích thước quần thể lại nhỏ
nhưng sinh khối lại cao (thân mềm, cá, chim…).
Mỗi quần thể đều có một kích thước xác định với 2 cực trị: tố thiểu (N min) và tối đa
(Nmax). Kích thước tối thiểu đặc trưng cho loài, bảo đảm cho quần thể đủ khả năng duy trì
số lượng cũng như vai trò của nó trong tự nhiên. Nếu số lượng của quần thể dưới mức cho
phép quần thể bị diệt vong. Trong thực tế, nhiều quần thể động thực vật bị khai thác quá
mức đã và đang bị biến mất khỏi sinh quyển; hàng loạt loài động thực vật khác do bị mất
nơi ở hoặc môi trường nơi chúng kiếm ăn và sinh sản bị thu hẹp, xáo động mạnh hoặc bị ô
nhiễm …đang có nguy cơ bị diệt vong (được ghi vào “sách đỏ”). Kích thước tối đa của
quần thể được quy định bởi nguồn sống và các yếu tố sinh thái khác (cạnh tranh, bệnh
tật…). Quy luật chung của các loài sinh vật là sự phát triển số lượng đến vô cùng nhưng
không gian, nguồn sống có giới hạn và bị chia sẻ cho nhiều loài khác cùng tồn tại nên kích
thước quần thể chỉ có thể đat đến mức tối đa cho phép. Trong điều kiện môi trường ổn
định kích thước của quần thể cũng ổn định cân bằng với khả năng dung nạp của môi
trường và sự biến động trên thực tế luôn có xu hướng đạt đến kích thước này.
Kích thước của quần thể trong một không gian và thời gian nào đó được khái quát theo
công thức sau:
Nt = N 0 + B – D + I – E
Trong đó: ∙Nt: số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t
∙N0: số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t = 0
∙B: số lượng cá thể của quần thể sinh ra trong khoảng thời gian từ t0 đến t
∙D: số lượng cá thể của quần thể bị chết trong khoảng thời gian từ t 0 đến t
∙I: số lượng cá thể nhập cư trong khoảng thời gian từ t0 đến t
∙E: số lượng cá thể di cư khỏi quần thể trong khoảng thời gian từ t0 đến t
• Mật độ của quần thể
Mật độ của quần thể là số lượng cá thể (hay khối lượng hoặc năng lượng) tính trên một
đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể đó sinh sống (Vũ Trung Tạng, 2001). Ví dụ: mật
độ một loài sâu hại lúa được dự báo là 8 cá thể/m2, mật độ một loài tảo nuôi cấy là
98,1x103 tb/ml, mật độ dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 là 2.410 người/km2…
Mật độ của quần thể thể hiện sự cân bằng giữa tiềm năng sinh sản và sức tải của môi
trường.
Mật độ của quần thể có tính chất như một chỉ số sinh học quan trọng báo động về trạng
thái số lượng của quần thể cần phải tăng hay giảm. Khi mật độ quá cao, điều kiện sống
suy giảm, trong quần thể xuât hiện những tín hiệu dẫn đến sự giảm số lượng như thực hiện
di cư của một bộ phận quần thể, giảm khả năng sinh sản và độ mắn đẻ của các cá thể cái,
giảm sức sống sót của các cá thể non và già,…Khi mật độ thấp, quần thể có cơ chế điều
chỉnh số lượng theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, nếu mật độ quá thấp thì điều kiện gặp gỡ
giữa các cá thể khác giới trong sinh sản trở nên khó khăn, do đó khả năng sinh sản, mức

52
độ thụ tinh, sức sống của con non giảm và khả năng bảo vệ con non chống kẻ thù cũng
như sức chống chọi với sự biến động của các yếu tố môi trường cũng giảm.
Như vậy mỗi loài-mỗi quần thể của loài trong những điều kiện sống cụ thể của mình
đều có một mật độ xác định-một chỉ số đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều chỉnh số
lượng cá thể của quần thể.
b. Cấu trúc tuổi của quần thể
Quần thể gồm nhiều nhóm tuổi, chúng có quan hệ với nhau rất mật thiết về mặt sinh học,
tạo nên cấu trúc tuổi của quần thể. Tỷ lệ số lượng cá thể thuộc các nhóm tuổi trong quần thể
tạo nên cấu trúc tuổi. Nếu xếp chồng số lượng của các nhóm tuổi theo các thế hệ từ non đến
già ta có tháp tuổi.
Hệ thống các nhóm tuổi cũng là hệ thống các yếu tố cấu trúc nội tại của quần thể, phản
ứng khác nhau với những biến động của điều kiện sống nhằm duy trì sự ổn định cho toàn
bộ quần thể. Ví dụ, khi nguồn dinh dưỡng suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi, tỷ lệ cá thể
non và già đều giảm đi nhanh chóng, kích thước của quần thể giảm xuống. Nhóm tuổi trung
bình còn lại thừa hưởng nguồn dinh dưỡng (và nơi cư trú) đã vượt qua giai đoạn khó khăn
để khôi phục lại số lượng các thể, quần thể được duy trì. Ngược lại, trong điều kiện thuận
lợi, nguồn dinh dưỡng phong phú, tỷ lệ số cá thể thuộc nhóm chưa trưởng thành tăng lên,
khả năng bổ sung cho nhóm tuổi sinh sản lớn, kích thước của quần thể, do vậy, tăng lên.
Những quần thể hoặc loài có tuổi thọ thấp thường có cấu trúc tuổi đơn giản và ngược lại
những quần thể hoặc loài có thuổi thọ cao thường có cấu trúc tuổi phức tạp.
Trong điều kiện môi trường không ổn định, số lượng cá thể thuộc các nhóm tuổi khác
nhau thường biến đổi khác nhau do chúng phản ứng khác nhau với cùng cường độ tác động
của các yếu tố môi trường. Khi điều kiện môi trường ổn định, cấu trúc tuổi của quần thể
mới được xác lập ổn định mang tính đặc trưng. Như vậy, cấu trúc tuổi của quần thể đóng
vai trò như là một hệ thống tự điều chỉnh, có khả năng tái lập một cách thích nghi thông qua
sự thay đổi nhịp điệu tăng trưởng, mức độ thành thục và tuổi thọ của các cá thể trong quần
thể.
Trong nghiên cứu sinh thái người ta chia đời sống của các cá thể thành 3 giai đoạn: trước
sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản. Do vậy, trong quần xã hình thành nên 3 nhóm tuổi
tương ứng. Mỗi nhóm tuổi có một ý nghĩa sinh thái khác nhau, tham gia vào cơ chế điều
chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

c c c

b b b

a b a

I II III
Hình 3.3 Các trạng thái cấu trúc tuổi của quần thể
a: Nhóm tuổi trước sinh sản b: Nhóm tuổi đang sinh sản c: Nhóm tuổi sau sinh sản
I: Quần thể đang phát triển (còn trẻ) II: Quần thể ổn định (trưởng thành) III: Quần thể suy
thoái (già hay lão hóa)

53
• Nhóm trước sinh sản: bao gồm những cá thể chưa có khả năng sinh sản. Sự tăng trưởng
của các cá thể chủ yếu là tăng kích thước và khối lượng. Nhóm này là nhóm bổ sung cho
nhóm đang sinh sản của quần thể
• Nhóm đang sinh sản: là lực lượng tái sản xuất của quần thể. Khả năng sinh sản của nhóm
này tùy theo đặc điểm của loài.
• Nhóm sau sinh sản: gồm những cá thể không còn khả năng sinh sản.
Khi các nhóm tuổi kế tiếp nhau (tương tự như khi xếp các thế hệ) chúng ta có tháp tuổi.
Trên cơ sở tháp tuổi chúng ta có thể đánh giá xu thế phá triển của quần thể trong tương lai.
Trong khai thác, nếu tỷ lệ các cá thể già chiếm ưu thế còn con non rất ít trong một đợt
đánh bắt, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. Ngược
lại, tỷ lệ các cá thể chưa sinh sản quá cao trong một đợt khai thác nói lên rằng việc khai
thác đã vượt quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài đều có 3 nhóm
tuổi, ví dụ: cá chình (Anguilla sp.), cá hồi (Salmo sp.) không có nhóm sau sinh sản. Ngoài
ra, tuổi của mỗi nhóm sinh thái ở các loài khác nhau hoàn toàn khác nhau, thậm chí còn
thay đổi ngay trong một loài, ví dụ: ve sầu, chuồn chuồn, thiêu thân… có giai đoạn trước
sinh sản rất dài, thời kỳ sinh sản và sau sinh sản rất ngắn.
c. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể
Mỗi quần thể là một hệ thống với nhiều thông số biến động, chúng tạo nên các biến đổi
về trạng thái của hệ thống để đạt mức tối ưu ở mỗi thời điểm phù hợp với sự biến động của
điều kiện tồn tại. Quần thể không chỉ “đáp trả” những biến động của môi trường để tồn tại
và phát triển mà còn hướng đến cải tạo môi trường có hiệu quả hơn. Sự tối ưu hóa trạng
thái quần thể chủ yếu dựa trên tính tổ chức của hệ thống trong điều kiện tác động không có
tổ chức của các yếu tố môi trường, đồng thời, dựa trên sự huy động tối đa khả năng có được
của quần thể để đồng hóa tối ưu nguồn dinh dưỡng nhằm chuyển năng lượng vào hệ thống.
Tổ chức càng cao, năng lượng đưa vào hệ thống càng lớn (hay nói một cách khác, số
lượng cá thể càng nhiều, cường độ hoạt động chức năng càng mạnh) là điều kiện quan
trọng nhất để quần thể có khả năng thích nghi cao hơn với các biến đổi của điều kiện môi
trường.
Trong điều kiện bất kỳ, hai thông số quan trọng điều chỉnh số lượng và hoạt động chức
năng của quần thể là “mức sinh sản” và “mức tử vong”. Sự biến động số lượng cá thể của
quần thể gây ra bởi tốc độ khác nhau của mức sinh sản và mức tử vong.
+ Biến động theo chu kỳ
• Chu kỳ ngày đêm: liên quan đến sự biến đổi của bức xạ mặt trời có tính luân phiên ngày
đêm. Ví dụ: sự dao động số lượng cá thể của sinh vật phù du (plankton). Tảo chỉ có thể
tăng trưởng và phân bào (sinh sản) trong điều kiện chiếu sáng ban ngày. Ban đêm quá trình
này ngừng hẳn, hơn nữa, chúng còn bị động vật nổi tiêu thụ. Ngược lại, nhiều loài động vật
nổi lại sinh sản tập trung vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng; ban ngày chúng lại bị tiêu
thụ bởi vật dữ (cá con,…).
• Chu kỳ mùa: sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo mùa thường gặp trong thiên
nhiên, nhất là những loài có thời gian sinh trưởng bị giới hạn; ví dụ những loài có chu kỳ
sống ngắn hoặc ở những loài xuất hiện theo mùa (động vật có tập tính di cư). Do vậy, số
lượng cá thể nhiều loài như ruồi, sẻ đồng, vịt trời,…biến động tùy theo mùa. Ở đa số các
loài côn trùng, động thực vật có tuổi thọ thấp (thường là 1 năm) số lượng cá thể không chỉ
dao động theo mùa mà còn theo năm liên quan đến những biến động của thời tiết, khí hậu.

54
• Chu kỳ nhiều năm: nhiều loài động vật có tuổi thọ nhiều năm như các loài chim di trú, thỏ
và mèo rừng,…có sự biến động số lượng cá thể theo nhiều năm. Có ý kiến cho rằng sự biến
động này liên quan đến sự biến động theo chu kỳ nhiều năm của hệ mặt trời hay sự xuất
hiện của El-Nĩno,…(Nguyễn Trọng Nho và Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, 1999). Tuy nhiên một
số ý kiến cho rằng vấn đề này vẫn chưa có câu trả lời chính xác (Vũ Trung Tạng, 2001).
+ Biến động không mang tính chu kỳ: đây là sự biến động số lượng cá thể của quần thể do
những nguyên nhân có tính bất thường, ngẫu nhiên; ví dụ do cháy rừng, do tràn dầu gây ô
nhiễm biển, do động đất, do hoạt động của núi lửa…Thông thường, sinh vật không thích
nghi kịp với những thay đổi điều kiện môi trường này nên dễ dẫn đến diệt vong.
2.3 KHÁI QUÁT VỀ QUẦN XÃ (BIOCENOSE or COMMUNITY)
2.3.1 Khái niệm
Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một môi trường (hay một sinh
cảnh xác định), được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài, có sự thống nhất về chức
năng. Chúng tương tác với nhau và với môi trường tạo nên chu trình vật chất và dòng năng
lượng.
Quần xã có thể được xem như một tổ hợp của các quần thể khác loài với những mối
tương tác giữa chúng, sống trong một vùng địa lý xác định (hay sinh cảnh) hay tổ hợp của
các loài mà chức năng sinh thái và sự biến động của chúng đều diễn ra trong mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau (Putman (1994) dẫn theo Vũ Trung Tạng, 2001).
Quần xã sinh học tồn tại ở mọi hình dạng, kích thước và mọi mức độ của mối tương tác
giữa các quần thể tạo nên nó. Quần xã có vai trò kiểm soát bản chất các mối tương tác của
các quần thể trong quần xã và xác định hiệu quả của các mối quan hệ đối với cấu trúc và
hoạt động chức năng của quần xã (Vũ Trung Tạng, 2001). Do vậy, quần xã có cấu trúc nhất
định về quan hệ dinh dưỡng và trao đổi chất (Nguyễn Văn Tuyên, 2000). Các quần thể
trong quần xã có mối quan hệ rất chặt chẽ trước hết về dinh dưỡng và về nơi ở. Những mối
quan hệ này được hình thành qua quá trình lịch sử. Chính mối quan hệ chặt chẽ giữa các
loài trong quần xã (mỗi loài trong quần xã có một chức năng nhất định) nên quần xã được
coi là một “siêu cơ thể” (Nguyễn Trọng Nho và Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, 1999).
Các quần xã trong tự nhiên được gọi tên theo nhiều cách; có thể theo địa điểm phân bố
của quần xã như quần xã sinh vật bãi triều, quần xã sinh vật núi đá vôi,…hay tên theo
chủng loại phát sinh như quần xã thực vật ven hồ, quần xã động vật hoang mạc…hay gọi
theo dạng sống như quần xã sinh vật nổi,…; người ta cũng gọi tên quần xã theo tên loài hay
nhóm sinh vật ưu thế như quần xã sinh vật đồng cỏ, quần xã cây bụi,…(loài ưu thế là loài
có số lượng cá thể lớn và đóng vai trò quyết định chiều hướng phát triển của quần xã).
2.3.2 Các đặc trưng cơ bản của quần xã
Quần xã có cấu trúc đặc trưng, giúp nó thực hiện đầy đủ chức năng sống để tồn tại và
phát triển ổn định.
a. Cấu trúc về loài
Quần xã gồm nhiều loài nhưng vị trí và chức năng của các loài trong quần xã không như
nhau. Bản chất tiến hóa của các quần xã là khuynh hướng đạt đến sự đa dạng về loài, về
gene, về cấu trúc cũng như các mối quan hệ giữa các loài. Trong quần xã sinh vật, mức đa
dạng càng cao khi diện tích phân bố của quần xã càng lớn, mức đa dạng tăng lên khi
chuyển từ độ vĩ cao xuống độ vĩ thấp.
Quá trình phát triển sinh vật tại một vùng được chia làm 3 thời kỳ: quần xã tiên phong,
quần xã cao đỉnh và quần xã suy thoái. Giữa các thời kỳ đó có các quần xã chuyển tiếp.

55
Những quần xã mới mình thành (còn non) hoặc những quần xã đang suy thoái thì độ đa
dạng và tính ổn định giảm xuống. Điều này có nghĩa thành phần loài của hai quần xã này
nghèo nàn và biến động nhưng số lượng cá thể trong mỗi loài lại lớn. Ngược lại, quần xã
cao đỉnh (climax) có thành phần loài đa dạng nhất nhưng số lượng cá thể trong mỗi loài lại
không lớn.
Quần xã nào có thành phần loài càng phong phú, hệ số đa dạng càng cao sẽ đạt được tính
bền vững. Có nghĩa các quần xã cao đỉnh có thời gian tồn tại lâu dài và quan hệ giữa sinh
vật với môi trường là tối ưu.
b. Cấu trúc về không gian của quần xã
Các cá thể, dạng sống…trong quần xã đều phản ứng một cách thích nghi với sự biến
động của các yếu tố môi trường (dù nhỏ nhặt nhất) để tồn tại ổn định. Các yếu tố môi
trường thay đổi theo không gian và biến động theo thời gian. Do vậy “mức ảnh hưởng theo
sự thay đổi” (gradient) của chúng (bao gồm cả điều kiện vô sinh và hữu sinh) quyết định
đến cấu trúc không gian của quần xã theo chiều ngang cũng như theo chiều thẳng đứng.
Sự phân bố của động thực vật theo mặt phẳng được xem như một dạng cấu trúc của quần
xã.
Theo chiều thẳng đứng của không gian, sinh vật thường phân bố theo tầng hay lớp, liên
quan đến sự biến đổi của hàng loạt yếu tố. Đối với thảm thực vật, nhất là ở rừng, sự phân
tầng của các loài cây phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm của không
khí,…với các tầng ưa sáng, ưa bóng và chịu bóng.
Ở ven biển, khi đi từ mặt nước xuống tầng sâu, lần lượt chúng ta gặp các đai tảo lục (hấp
thụ ánh sáng đỏ, độ sâu: 5 - 6 m), tảo lam, tảo nâu (ánh sáng da cam, độ sâu: 30 – 60 m) và
cuối cùng là tảo đỏ (ánh sáng xanh, tím; độ sâu: 100 m) với “lá” rộng bản.
Khi lên các đỉnh núi cao hay xuống các lớp đất, nước sâu, thành phần các loài và số
lượng cá thể của quần thể đều giảm đi.
c. Cấu trúc của quần xã theo thời gian
Trên thực tế, quần xã, là một tổ chức của sự sống, luôn biến động. Thành phần loài và số
lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn thay đổi theo thời gian. Quá trình này gọi
là sự diễn thế của quần xã. Sự diễn thế đi kèm với sự biến đổi môi trường nên diễn thế quần
xã còn được gọi là diễn thế sinh thái (Ecological succession).
Diễn thế là quá trình phát triển theo thứ bậc của quần xã liên quan đến biến đổi cấu trúc
loài và các điều kiện môi trường, do ngoại cảnh hoặc chính các quần xã đó tạo nên (Nguyễn
Văn Tuyên, 2000).
Xét theo quan điểm sinh thái, sự diễn thế bắt đầu bằng quần xã tiên phong là quần xã
hình thành đầu tiên có thành phần loài đơn điệu; quá trình phát triển qua các quần xã
chuyển tiếp để đạt đến quần xã cao đỉnh với thành phần loài đa dạng nhất và chuyển hóa
năng lượng tối ưu (đạt được sinh khối lớn nhất trên một đơn vị dòng năng lượng); cuối
cùng là quần xã suy thoái.
Các nhà sinh thái học phân chia diễn thế sinh thái thành 3 loại chính: diễn thế nguyên
sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế phân hủy.
• Diễn thế nguyên sinh (Primary succession)
Diễn thế này khởi đầu từ một môi trường chưa có sinh vật. Đó là một vùng đất mới hình
thành như bãi bồi ven sông, một vùng dung nham núi lửa bị phong hóa thành đất,…Diễn
thế này phải có một nhóm sinh vật khởi đầu. Sau đó, tạo ra quần xã tiên phong dẫn đến

56
hình thành hệ sinh thái tiên phong với chuỗi thức ăn và dòng năng lượng. Dần dần, hệ sinh
thái đi vào ổn định và cân bằng.
• Diễn thế thứ sinh (Secondary succession)
Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã (và hệ sinh thái) nhất định.
Thông thường, do một sự kiện đột ngột như sự thay đổi khí hậu, lở đất, đốt rừng làm nương
rẫy…dẫn đến sự thay đổi quan trọng về cấu trúc thành phần loài của quần xã, chu trình vật
chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị thay đổi. Điều này đưa đến sự thành lập quần
xã sinh vật (và hệ sinh thái mới) có thể khác hẳn quần xã (và hệ sinh thái) cũ.
• Diễn thế phân hủy (Deposition succession)
Loại diễn thế này liên quan đến những loài sinh vật mới hình thành trong quá trình phân
hủy các xác chết sinh vật. Bản chất của quá trình này là sự phân hủy các chất hữu cơ, từ các
chất phức tạp thành các chất đơn giản trong môi trường. Đặc điểm của diễn thế này là
không hình thành nên quần xã sinh vật ổn định, điểm kết thúc của nó là các chất khoáng.
Một số nhà sinh thái học khác (Daniel (1994) dẫn từ Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết,
2002) đề xuất 3 loại diễn thế: diễn thế tự sinh, diễn thế bị động và diễn thế phân hủy.
• Diễn thế tự sinh (Nội diễn thế - Autogenic succession): là những thay đổi các quá trình
của quần xã gây ra bởi những điều kiện bên trong quần xã. Trong quá trình diễn thế này,
loài ưu thế của quần xã đóng vai trò then chốt và thường gây ra những biến đổi điều kiện
môi trường vật lý đến mức bất lợi cho mình. Trong điều kiện này, một loài ưu thế có khả
năng cạnh tranh sẽ thay thế. Nói cách khác, trong quá trình nội diễn thế, loài ưu thế này sẽ
thay thế loài ưu thế khác trong quần xã.. Đây chính là sự thay đổi liên tiếp quần xã này
bằng quần xã khác cho đến quần xã cuối cùng cân bằng với điều kiện vật lý.
• Diễn thế bị động (Ngoại diễn thế - Allogenic succession): xảy ra do các tác động từ bên
ngoài. Ví dụ: do tác động vô ý thức (chặt phá và đốt rừng) hay có ý thức (cải tạo địa hình,
khai thác rừng…) của con người, buộc hệ sinh thái phải khôi phục lại trạng thái cân bằng
sau một thời gian.
• Diễn thế phân hủy (Deposition succesion): liên quan đến sự xuất hiện nối tiếp của
những loài trong quá trình phân hủy các xác chết sinh vật.
Liên quan đến cấu trúc loài và cấu trúc theo thời gian của quần xã là mối liên hệ dinh
dưỡng từ sinh vật sản xuất (tự dưỡng) – sinh vật tiêu thụ (dị dưỡng) – sinh vật phân hủy
(hoại dưỡng).
+ Sinh vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng - Autotrophs): là những sinh vật có khả năng tổng
hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng mặt trời (và các dạng năng lượng
khác). Thực vật và các vi sinh vật có sắc tố quang hợp thuộc nhóm sinh vật này.
+ Sinh vật tiêu thụ (sinh vật dị dưỡng - Heterotrophs): không có khả năng tổng hợp chất
hữu cơ từ chất vô cơ. Chúng sử dụng các chất hữu cơ sẵn có và chuyển hóa từ dạng này
sang dạng khác. Tất cả các loài động vật thuộc nhóm này.
+ Sinh vật phân hủy (sinh vật hoại dưỡng – Detritus feeders and Decomposers): có đặc
trưng gần như sinh vật dị dưỡng và là một bộ phận của sinh vật dị dưỡng (Nguyễn Trọng
Nho và Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, 1999) nhưng chúng chuyển hóa chất hữu cơ từ dạng phức
tạp sang dạng đơn giản hơn và cuối cùng giải phóng CO2 và H2O (thực hiện quá trình phân
hủy).
Mối liên hệ về dinh dưỡng, mang tính đặc trưng cho quần xã, tạo nên chuỗi thức ăn và
lưới thức ăn.

57
• Chuỗi (xích) thức ăn (Food chain): Chuỗi thức ăn là mối liên hệ về dinh dưỡng trong
quần xã trong đó loài này sử dụng loài khác làm nguồn dinh dưỡng và nó lại trở thành
nguồn dinh dưỡng cho loài tiếp theo. Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2002), chuỗi
thức ăn là hệ thống chuyển hóa năng lượng từ nguồn, đi qua hàng loạt sinh vật, được tiếp
diễn bằng cách một số sinh vật này sử dụng ngững sinh vật khác làm thức ăn.
CON MỒI SINH VẬT TIÊU THỤ BẬC I SINH VẬT TIÊU THỤ BẬC II

Mỗi nhóm sinh vật trong chuỗi thức ăn, có thể khác nhau về bậc phân loại nhưng cùng sử
dụng một dạng thức ăn, được gọi là bậc dinh dưỡng (ứng với mỗi mắt xích của chuỗi thức
ăn).
Theo chuỗi thức ăn vật chất được chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng
cao. Càng lên cao năng lượng tích lũy trong mỗi bậc dinh dưỡng càng giảm nhưng chất
lượng sản phẩm (sự giàu năng lượng tính trên đơn vị sản phẩm) càng lớn.
Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu bằng thực vật (chuỗi thức ăn chăn nuôi), bằng mùn bã hữu
cơ (detritus) (chuỗi thức ăn phế liệu) hoặc bắt đầu bằng các chất dinh dưỡng hoà tan (chuỗi
thức ăn thẩm thấu) (dẫn theo Vũ Trung Tạng, 2001).
Ví dụ:
+ Chuỗi thức ăn chăn nuôi:
Thực vật Động vật ăn cỏ Động vật ăn thịt bậc I Động vật ăn thịt bậc II…
+ Chuỗi thức ăn phế liệu:
Mùn bã hữu cơ Động vật ăn mùn bã hữu cơ Động vật ăn thịt bậc I

Động vật ăn thịt bậc II…


+ Chuỗi thức ăn thẩm thấu:
Thực vật phù du Động vật phù du Sinh vật ăn sinh vật phù
(Phytoplankton) (Zooplankton) du (cá) (Planktivores)

Sinh vật ăn cá (cá dữ)


(Piscivores)

Chất hữu
Mặt trời + CO2 cơ hòa tan
và muối dinh dưỡng

Vi sinh vật Nguyên sinh động vật (Protozoa)

Hình 3.4 Sơ đồ đơn giản về chuỗi thức ăn thẩm thấu trong thủy quyển
(Lali và Parsons (1993) dẫn theo Vũ Trung Tạng, 2001)
: Con đường chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng
: Con đường hoàn lại cho môi trường
• Mạng lưới thức ăn (Food net or Food web): Tổ hợp các chuỗi thức ăn tạo nên mạng lưới
thức ăn. Trong mạng lưới thức ăn bao giờ cũng có một số loài tham gia vào các bậc dinh
dưỡng của một số chuỗi thức ăn, chúng tạo nên mối quan hệ dinh dưỡng rất phức tạp trong
quần xã (hay trong hệ sinh thái).
58
Kền kền Đại bàng

Cáo
Rắn

Chim Chồn

Mèo
Châu chấu Chuột đồng Gà Thỏ
Thực vật: Cỏ, Lúa, Rau…

Hình 3.5 Sơ đồ đơn giản về mạnh lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ở cạn
(Phỏng theo Vũ Trung Tạng, 2001)
2.4 HỆ SINH THÁI (ECOSYSTEM)
2.4.1 Khái niệm
Hệ sinh thái là tổ hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại,
trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và
sự chuyển hóa năng lượng.
Nói một cách đơn giản: “Sinh vật và thế giới vô sinh (không sống) có quan hệ khăng khít
với nhau và thường xuyên có tác động qua lại được gọi là hệ sinh thái” (Tansley (1935) dẫn
theo Nguyễn Trọng Nho và Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, 1999).
Hệ sinh thái là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh, bởi vì trong quá trình tồn tại và phát
triển, hệ phải tiếp nhận nguồn vật chất và năng lượng từ môi trường.
Liên quan đến môi trường sống của con người, Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2002)
đưa ra khái niệm: “Hệ sinh thái môi trường (Environmental ecosystem) là một hệ thống bao
gồm quần xã sinh vật (và cả con người) cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự
tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định chiều
hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ”.

Sinh vật sản xuất-P Sinh vật tiêu thụ-C1 Sinh vật tiêu thụ-C2
(Producer) (Consumer I) (Consumer II)

Sinh vật ăn mùn bã hữu cơ và vật phân hủy (Detritus feeder and
Decomposer)

MÔI TRƯỜNG: NĂNG LƯỢNG - VẬT CHẤT

Hình 3.6 Mô hình minh họa hệ sinh thái (dẫn theo Nguyễn Trọng Nho và Nguyễn Văn
Quỳnh Bôi (1999) có sửa đổi)
2.4.2 Các đặc trưng của hệ sinh thái

59
Theo quan điểm ngày nay, con người luôn mong muốn tương tác với thế giới tự nhiên
nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình theo hướng bền vững. Muốn đạt được điều này, con
người cần nghiên cứu các hệ sinh thái. Nền nông nghiệp và công nghệ của loài người vẫn
phụ thuộc vào thế giới tự nhiên và sự đa dạng của nó nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
như không khí trong lành, nước sạch, khí hậu phù hợp để trồng trọt và hàng loạt các nhu
cầu khác. Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên là
khuôn mẫu cho khả năng bền vững. Nghiên cứu các hệ sinh thái (tự nhiên cũng như nhân
tạo) sẽ giúp chúng ta hiểu được mối liên hệ giữa môi trường và các sinh vật cũng như giữa
môi trường với con người. Trên cơ sở này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn tác động của con
người đến môi trường tự nhiên và các hậu quả có thể có. Hiểu được các hệ sinh thái tự
nhiên sẽ giúp ta hiểu được bằng cách nào thực hiện mối quan hệ giữa con người và trái đất
bền vững hơn.
a. Cấu trúc theo thành phần của hệ sinh thái
• Cấu trúc sinh học (Biotic structure)
Thực chất đây là quần xã sinh vật. Mọi hệ sinh thái đều có cấu trúc sinh học tương tự
nhau, dựa trên mối liên hệ về thức ăn, bao gồm 3 nhóm sinh vật cơ bản có trong quần xã:
sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thu và sinh vật phân hủy cùng với mối tương tác giữa các
thành phần này với nhau và với các nhân tố vô sinh.
• Các nhân tố vô sinh (Abiotic factors)
Hợp phần thứ hai của hệ sinh thái là các nhân tố vô sinh (còn được gọi là môi trường vật
lý). Môi trường vật lý của quần xã sinh vật bao gồm ảnh hưởng và tác động qua lại của các
tác nhân vật lý và hóa học; các tác nhân chính là mưa (tổng lượng và sự phân bố của mưa
trong năm và kết quả của mưa là độ ẩm trong đất và trong không khí), nhiệt độ, ánh sáng,
gió, thành phần hóa học, pH, độ mặn và lửa. Trong các hệ sinh thái thủy sinh, các tác nhân
chủ yếu là độ mặn, thành phần hóa học, cấu trúc nền đáy, độ sâu, độ đục và dòng chảy.
Mức độ mà theo đó mỗi tác nhân có mặt hoặc vắng mặt, cao hoăc thấp có ảnh hưởng quyết
định đến khả năng tồn tại của các sinh vật. Tuy nhiên, mỗi loài có thể chịu ảnh hưởng khác
nhau theo mỗi tác nhân. Sự khác biệt về đáp ứng đối với các nhân tố môi trường xác định
loài nào có thể hoặc không thể chiếm hữu một khu vực hoặc vùng đặc biệt trong khu vực.
Ngược lại, loài nào tồn tại hoặc không tồn tại xác định bản chất của hệ sinh thái được
nghiên cứu.
b. Hoạt động của hệ sinh thái
• Vũ trụ được cấu tạo gồm vật chất và năng lượng. Vật chất chiếm hữu không gian và có
khối lượng. Ngươc lại; ánh sáng, nhiệt, sự vận động và dòng điện, không có trọng lượng và
cũng không chiếm hữu không gian, là các dạng năng lượng. Năng lượng bao gồm hai dạng
chính là động năng và nội năng đặc trưng cho khả năng làm vật chất vận động. Liên quan
đến hoạt động của hệ sinh thái, có hai định luật nhiệt động học:
+ Định luật I (định luật bảo toàn năng lượng): năng lượng không sinh ra và cũng không
mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
+ Định luật II: trong bất kỳ sự chuyển hóa năng lượng nào, khi kết thúc, luôn thu được ít
năng lượng có thể sử dụng hơn khi bắt đầu (luôn có sự hao phí năng lượng).
• Chức năng của hệ sinh thái
Theo Nebel và Wright (1998), một số nguyên lý về chức năng của hệ sinh thái như sau:
(a) chuyển hóa thành phần dinh dưỡng theo chu trình
(b) sử dụng ánh sáng mặt trời với tính chất là nguồn ánh sáng cơ bản

60
Vòng tuần hoàn vật chất
Quan sát đầu vào và sản phẩm tạo ra của sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật
phân hủy chúng ta có ấn tượng về sự phù hợp lẫn nhau giữa chúng. Sản phẩm tạo ra hoặc
phụ/phế phẩm của một nhóm sinh vật là nguồn thức ăn và/hoặc nguồn dinh dưỡng thiết yếu
cho các nhóm sinh vật khác. Ví dụ, vật chất hữu cơ và nguồn oxy tạo ra từ cây xanh là thức
ăn và oxy đòi hỏi bởi các sinh vật tiêu thụ khác. Ngược lại, carbon dioxide và các chất thải
khác được tạo ra khi sinh vật dị dưỡng sử dụng thức ăn của chúng là nguồn dinh dưỡng cần
thiết cho cây xanh. Quá trình tái tuần hoàn này có tính chất nền tảng do hai lý do: (1)
Chúng ngăn cản sự tích lũy chất thải và (2) Chúng bảo đảm hệ sinh thái sẽ không sử dụng
lãng phí các thành phần thiết yếu. Đây là nguyên lý cơ bản về tính bền vững của hệ sinh
thái.
Có thể nói rằng, hệ sinh thái tồn tại và hoạt động được nhờ quá trình chuyển hóa vật chất
tạo thành chu trình. Trong hệ sinh thái các chu trình vật chất được gọi là chu trình Sinh -
Địa – Hóa, là chu trình vận động của của các nguyên tố hóa học từ môi trường ngoài vào
cơ thể sinh vật, từ cơ thể sinh vật này qua cơ thể sinh vật khác rồi ra lại môi trường ngoài.
Trong hơn 100 nguyên tố hóa học đã biết, có hơn 30 nguyên tố có mặt trong các cơ thế
sống trong đó khoảng 20 nguyên tố rất cần và khoảng 10 nguyên tố cần có điều kiện tạo
nên hai nhóm là đa lượng như C, H, O, N, P, Ca, Mg, S… và vi lượng như Cu, Mn, Bo,
Co, Zn,…Mỗi một nguyên tố có chu trình Sinh - Địa - Hóa riêng nhưng giữa chúng có
những nét cơ bản giống nhau. Người ta phân biệt hai loại chu trình:
+ Chu trình các chất dạng khí: ví dụ: chu trình của H2, O2, C, N2,…Thông thường, tồn tại
của các nguyên tố này (hoặc đơn chất hoặc hợp chất) ở dạng khí hoặc nước. Chúng có tính
chất linh động (vận động nhanh) nên có khả năng tham gia đầy đủ vào tất cả các giai đoạn
của chu trình. Các chất này có nguồn dự trữ lớn trong khí quyển hoặc trong đại dương.
+ Chu trình các chất dạng lắng đọng: ví dụ: chu trình của P, Ca, Fe,…Các nguyên tố này
thường tồn tại ở dạng hợp chất dưới dạng rắn. Chúng kém linh động (vận động chậm) nên
tham gia không đầy đủ các giai đoạn của chu trình. Các chất này có nguồn dự trữ bé trong
vỏ trái đất.
Chu trình Carbon
Carbon (dưới dạng CO2) trong không khí và trong nước được các loài thực vật xanh hấp
thụ qua quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Động vật và các sinh vật phân hủy sử
dụng carbon dưới dạng chất hữu cơ này để xây dựng cơ thể. Trong quá trình sống tất cả các
sinh vật đều thực hiện quá trình hô hấp, thải carbon (dưới dang CO 2) vào môi trường
(không khí hoặc nước). Khi chết tất cả các sinh vật đều bị phân hủy, quá trình này thải
carbon (dưới dạng CO2) vào môi trường. Các trầm tích sinh vật (nhiên liệu hóa thạch) được
con người sử dụng lại thải carbon (dưới dạng CO2) vào không khí. Điều đáng lưu ý là cùng
với sự suy giảm diện tích rừng, việc tăng cường khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch
đã làm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với môi
trường toàn cầu.

61
CO2
không khí
Năng lượng
mặt trời
Hô hấp thực vật Núi lửa
Carbon được cố định Đốt cháy/Lửa
qua quá trình Quang
hợp ở thực vật xanh Hô hấp tế bào của các
loài động, thực vật và
sinh vật phân hủy ở
Carbon hoà tan trong cạn và thủy sinh
nước, được cố định qua
quá trình quang hợp ở Động vật có vỏ Sử dụng nhiên
tảo và thực vật nổi liệu hóa thạch

(Hàng triệu năm) (Hàng triệu năm)


Trầm tích Chuyển dạng thành Carbon được cố
của sinh khối chất đốt hóa thạch định dưới dạng
(dầu mỏ và khí đốt) CaCO3 của động
vật có vỏ (đá vôi)

Hình 3.7 Chu trình Carbon (Nebel và Wright, 1998)


Chu trình Phosphorus
Chu trình phosphorus tiêu biểu cho tất cả các thành phần dinh dưỡng khoáng, là các
nguyên tố có nguồn gốc trong đá hoặc thành phần khoáng của đất (soil minerals).
Phosphorus là nhân tố giới hạn trong một số hệ sinh thái do xu hướng thiếu hụt của nó.
(Tiêu thụ bởi sinh vật
dị dưỡng) Hô hấp tế bào
Phosphate bài tiết Phân bón
Động vật có vỏ
Phosphate được cứng, động vật
hấp thụ bởi thực có xương
vật. Phosphate cố Nông nghiệp
định trong sinh
khối thực vật
Khai thác đá
phosphate
Tảo, thực Phosphate
vật phù du trong đất Sự hình thành
trầm tích đá
Phospate hoà phosphate
tan trong nước

Hình 3.8 Chu trình Phosphorus (Nebel và Wright, 1998)

62
Phosphorus tồn tại trong đá và chất khoáng dưới dạng ion phosphate (orthophosphate -
PO43-). Theo thời gian, từ đá ion phosphate và các ion khác được giải phóng. Phosphate hòa
tan trong nước. Thực vật hấp thụ phosphate từ đất hoặc dung dich nước chuyển thành dạng
phosphate hữu cơ. Qua chuỗi thực phẩm phosphate hữu cơ được chuyển từ sinh vật sản
xuất đến phần còn lại của hệ sinh thái. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phức hợp hữu cơ chứa
phosphat sẽ được chuyển hóa qua hô hấp tế bào giải phóng phosphate vô cơ dưới dạn các
chất thải (ví dụ urine). Nó cũng có thể được tái hấp thụ bởi thực vật để bắt đầu một chu
trình mới.
Chặt phá rừng là một trong nhừng nguyên nhân làm phá vỡ chu trình phosphorus tự
nhiên do các thành phần khoáng bị rửa trôi. Việc bón phân, tương tự như vậy, cũng thường
gây “phú dưỡng” do sự rửa trôi phosphorus vào các thuỷ vực
Chu trình Nitrogen

Cố định N có Khí N2 trong


tính chất công không khí
nghiệp hóa
Phản nitrat hóa
Cố định N theo phản
Vi khuẩn Sinh vật sản
ứng điện hóa xuất cố định
Phân hóa học đất (sấm sét)
chứa N N
Phức hợp Nitrate
NO3-
Các loại cây
trồng không Sinh vật sản
Phân bón xuất không cố
thuộc họ đậu
định N
Vi khuẩn
đất

Sự bài tiết qua hô


Động vật Phức hợp
hấp thế bào của
Ammonium NH4+
sinh vật tiêu thụ

Hình 3.9 Chu trình Nitrogen (Nebel và Wright, 1998)


Chu trình nitrogen có cả hai tính chất của chu trình Carbon và chu trình Phosphorus.
Nguồn dự trữ của nitrogen dưới dạng khí N2 trong khí quyển (78%). Thực vật và động vật
không thể sử dụng trực tiếp khí N2. Thay vào đó là nguồn nitrogen dưới dạng chất khoáng
như các ion amon (NH4+) hoặc ion nitrat (NO3-). Một số vi khuẩn và vi khuẩn lam (chứa
chlorophyll, trước đây thường được đề cập là tảo lam) có khả năng chuyển khí N2 thành
dạng ammonium (NH4+) (quá trình này được gọi là cố định nitrogen sinh học). Đối với các
hệ sinh thái ở cạn, nhóm sinh vật cố định nitrogen quan trọng nhất là vi khuẩn Rhizobium
sống cộng sinh ở cây họ đậu.Từ cây họ đậu nitrogen đi qua các chuỗi thức ăn. Theo mỗi
bậc dinh dưỡng, các phức hợp chứa nitrogen bị bẻ gãy qua quá trình hô hấp thế bào và đi
vào đất dưới dạng chất thải và có thể được hấp thụ trở lại bởi các thực vật khác. Do vậy,
sau khi được cố định, nitrogen có thể được quay vòng theo các con đường tương tự với
phosphorus và các chất dinh dưỡng khoáng khác. Tuy nhiên nitrogen không tồn tại vĩnh

63
viễn ở dạng khoáng, các vi khuẩn khác trong đất dần chuyển các phức hợp nitrogen thành
khí N2. Do vậy nitrogen không tích lũy trong đất.
Ngoài ra, khí N2 có thể tham gia vào chu trình do được chuyển hoá thành dạng
ammonium dưới tác động của sấm sét (quá trình cố định nitrogen khí quyển) và đi vào hệ
sinh thái nhờ mưa. Quá trình này được đánh giá chiếm 10% quá trình cố định sinh học.
Chu trình nitrogen trong các hệ sinh thái thủy sinh tương tự như trên. Trong đó vi khuẩn
lam (Cyanobacteria) là đối tượng cố định nitrogen quan trọng nhất.
Chuyển hóa năng lượng mặt trời
Không thể có hệ thống nào có thể vận hành mà không cần đến năng lượng. Các hệ thống
sống cũng không ngoại lệ. Đối với tất cả các hệ sinh thái chính, cả trên cạn và ở dưới nước,
nguồn năng lượng ban đầu là là ánh sáng mặt trời được hấp thụ bởi thực vật xanh qua quá
trình quang hợp. (Trường hợp ngoại lệ là các hệ sinh thái ở đáy đại dương hoặc trong các
hang động, nơi mà các sinh vật sản xuất là vi khuẩn thu nhận năng lượng từ quá trình oxy
hóa hydrogen sulfide – H2S. Các vi sinh vật này sử dụng năng lượng để tổng hợp các phức
hợp hữu cơ theo cách tương tự các thực vật bậc cao. Quá trình này được gọi là hóa tổng
hợp - Chemosynthesis).
Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời là cơ sở cho sự bền vững vì hai lý do: không ô
nhiễm và không cạn kiệt.
Năng lượng trong hệ sinh thái:
• Năng lượng đi vào hệ sinh thái bắt nguồn từ mặt trời. Bức xạ mặt trời gồm gần như toàn
bộ các sóng ngắn và 98% là các sóng có bước sóng (λ) từ 0,15 – 3,0 µm (1µm = 10-6 cm).
Dải sóng này gồm một phần của phổ khả kiến (0,39 – 0,76 µm). Khi bức xạ mặt trời đến
mặt đất, được mặt đất hấp thụ một phần, một phần bị phản xạ trở lại khí quyển dưới dạng
bức xạ sóng ngắn và được định lượng bằng chỉ số Albedo (tính bằng % phần bức xạ được
phản xạ vào khí quyển so với tổng bức xạ đến mặt đất). So với năng lượng nhận được trên
bề mặt khí quyển thì phần bức xạ hữu hiệu sau khi xuyên qua lớp khí quyển đến với sinh
quyển chiếm tỷ lệ khoảng 66%, trong đó 17% đến được mặt đất, 19% được hấp thụ bởi khí
quyển.
Bảng 3.4 Sự phát tán năng lượng bức xạ mặt trời (%) trong sinh quyển.
Các dang biến đổi Tỷ lệ (%)
- Phản xạ trở lại 30,0
- Biến đổi trực tiếp thành nhiệt 46,0
- Làm bốc hơi nước gây mưa 23,0
- Tạo gió, sóng và dòng chảy 0,2
- Quang hợp của thực vật 0,8
(Nguồn: Hunbert (1971) dẫn theo Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
Như vậy chỉ một tỷ lệ rất nhỏ (0,8%) được hấp thụ qua quá trình quang hợp và được
chuyển thành năng lượng hóa học (hóa năng).
E ánh sáng
nCO2 + nH2O (CH2O)n + nO2
Chlorophyll
Trong hệ sinh thái, hóa năng sẽ dần chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng trong trao
đổi chất ở tế bào phù hợp với các quy luật nhiệt động học. Điều này có nghĩa, một phần
năng lượng trong các hợp chất hữu cơ ban đầu ở thực vật được sử dụng trong quá trình hô
hấp. Quá trình này làm mất nhiệt khỏi hệ sinh thái.
64
• Có thể hiểu các nét cơ bản về sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái qua mô hình
đơn giản về các dòng năng lượng thông qua mỗi cá thể. Khi đi qua hệ sinh thái, năng lượng
mặt trời phải qua một trong 3 quá trình: theo chuỗi thức ăn; tích luỹ dưới dạng năng lượng
hóa học, trong nguyên liệu động thực vật; và đi ra hỏi hệ sinh thái ở dạng nhiệt hoặc
nguyên liệu và sản phẩm thu hoạch.
Dễ dàng nhận thấy năng lượng sẽ giảm dần từ bậc dinh dưỡng này đến bậc dinh dưỡng
kế tiếp. Điều này do sự mất mát năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng và trong mỗi bậc dinh
dưỡng. Đa số các bộ phận của hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng
chỉ có thể chuyển hóa được 1% năng lượng mặt trời. Ước tính cụ thể hiệu quả trung bình
của sản xuất thế giới trên quy mô lớn chỉ đạt 0,5% mà trong số này 0,25% sử dụng cho quá
trình chuyển hóa và tăng trưởng cùng với sự mất nhiệt.
• Hiệu suất chuyển hóa năng lượng: Hiệu suất chuyển hóa (AE: assimililation efficiency) là
số phần trăm năng lượng từ thực phẩm được nạp vào cơ thể sinh vật (In), được chuyển hóa
và tích trữ để tham gia vào sự phát triển hay được sử dụng cho hoạt động của cơ thể (An).
Phần còn lại bị mất đi dưới dạng chất cặn bã.
An
AE = x 100
In
Hiệu suất chuyển hóa thấp tiêu biểu là ở các loài ăn cỏ, gậm nhấm và các loài vi khuẩn
(25-50%), hiệu suất cao đối với các loài ăn thịt (xấp xỉ 80%).
• Hiệu suất sản xuất: Hiệu suất sản xuất (PE: production efficiency) là số phần trăm của
năng lượng đã được chuyển hóa (An) liên kết vào sinh khối (Pn) mới. Phần còn lại hoàn
toàn mất đi trong quần xã như lượng nhiệt hô hấp.

Pn
PE = x 100
In
PE thay đổi chủ yếu theo mức độ tiến hóa của các sinh vật. Đối với sinh vật đẳng nhiệt
mức tiêu thụ năng lượng cao kết hợp với sự duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể, chỉ chuyển
1-2% năng lượng đã chuyển hóa cho sản xuất.
Năng suất sinh học của hệ sinh thái
Qua các phần trên có thể thấy rõ trong chu trình vật chất của hệ sinh thái có 3 quá trình
vận động cơ bản của vật chất: tạo thành, tích lũy và phân hủy. Ba quá trình này quan hệ
chặt chẽ với nhau và chính đặc tính của mối quan hệ này quyết định khả năng của quần xã
trong hệ sinh thái đối với việc tạo ra chất sống, quyết đinh chiều hướng phát triển của hệ
sinh thái: giàu lên hay nghèo đi về sản phẩm sinh học. Vấn đề này quan hệ trực tiếp đến đời
sống con người.
Để sống và phát triển, cơ thể sinh vật cần năng lượng để đảm bảo 4 loại hoạt động sau:
+ Hoạt động trong điều kiện cơ sở (năng lượng tiêu hao trong điều kiện cơ sở)
+ Hoạt động sống ở những nơi cơ thể có khả năng vận động (năng lượng tiêu hao trong
điều kiện hoạt động)
+ Năng lượng cần cho sinh trưởng nhằm tạo ra chất sống mới
+ Tạo ra các yếu tố sinh sản (trứng, phôi, hạt) và tạo ra các chất dự trữ
Một đặc tính quan trọng của dòng năng lượng là phần lớn năng lượng bị phát tán vào
môi trường khi chuyển từ bậc dinh dưỡng này đến bậc dinh dưỡng khác trong chuỗi và lưới

65
thức ăn. Có thể biểu thị tương đối giá trị năng lượng của các bậc dinh dưỡng theo cách hình
tượng hóa bằng các tháp sinh thái (Ecological pyramid). Có 3 loại tháp sinh thái sinh thái
chính: tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
+ Tháp số lượng: chỉ ra số lượng các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái
đã cho.
Thông thường đối với tháp số lượng, bậc dinh dưỡng kế tiếp do một số ít hơn sinh vật
chế ngự.
Bậc dinh dưỡng Số cá thể
4-Sinh vật tiêu thụ bậc III (Chim biển) 3 4

3-Sinh vật tiêu thụ bâc II (Cá dữ) 50 3


2-Sinh vật tiêu thụ bậc I (Cá con) 200 2
1-Sinh vật sản xuất (Tảo phù du) 4000 1

Hình 3.10 Tháp số lượng (dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng)
(Nguồn: Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
Bậc dinh dưỡng Sinh khối (trọng lượng khô) g/m3

3- Sinh vật ăn thịt 3 0,1


2- Sinh vật ăn thực vật 0,6
2
1- Sinh vật sản xuất 470
1

Hình 3.11 Tháp sinh khối


(Nguồn: Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
+ Tháp năng lượng: minh họa các mối quan hệ năng lượng của hệ sinh thái bằng việc chỉ ra
lượng năng lượng (thường biểu thị theo calo) của sinh khối ở một bậc dinh dưỡng.

Kcal/m2/năm Bậc dinh dưỡng Bậc dinh dưỡng Năng lượng


Cá dữ: 6 15 SV tiêu thụ bậc III (kcal/m2/năm)
Cá dữ: 67 316 SV tiêu thụ bậc II 4
Dế: 1478 1.890 SV tiêu thụ bậc I 21
3 393
10.533 11.977 SV sản xuất
2 8.424
Năng suất sơ Hô hấp 1
30.810
cấp nguyên
4- Sinh vật ăn thịt bậc cao
Năng suất sơ cấp thô 3- Sinh vật ăn thịt
2- Sinh vật ăn thực vật
1- Sinh vật sản xuất
Hình 3.12 Tháp năng lượng ở một hệ sinh thái sông
(Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
Tuy nhiên, một số tháp số lượng có bậc dinh dưỡng cao hơn lại có nhiều sinh vật hơn, đó
là các sinh vật phân huỷ, ký sinh, sâu bệnh và côn trùng.
+ Tháp sinh khối: biểu thị sinh khối tổng thể ở mỗi bậc dinh dưỡng hoặc tổng khối lượng
các cơ thể sống. Đơn vị tính của tháp sinh khối có thể thay đổi: sinh khối có thể biểu thị

66
như tổng khối lượng, trọng lượng khô hoặc trọng lượng tươi. Điển hình là sự suy giảm liên
tiếp sinh khối qua các bặc dinh dưỡng. Ví dụ: giả thiết trung bình suy giảm 90% sinh khối ở
mỗi bậc dinh dưỡng, 10.000 kg cỏ đáp ứng nhu cầu cho 1.000 kg dế và dế đáp ứng cho 100
kg ếch. Theo lorique này thì sinh khối của sinh vật tiêu thụ ếch như con diệc chỉ xấp xỉ 10
kg.
Năng suất sinh học của hệ sinh thái là khối lượng chất hữu cơ được sản sinh trong hệ qua
chu trình vật chất trong một khoảng thời gian xác định ở diện tích cho trước (Lê Văn Khoa
và các tác giả, 2002). Năng suất sinh học của hệ sinh thái được phân thành:
• Năng suất sinh học sơ cấp: Năng suất sinh học sơ cấp là khối lượng chất hữu cơ sản xuất
được của sinh vật sản xuất tính bằng kg chất khô hoặc g carbon tích trữ, hoặc số năng
lượng tương đương theo calo trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích trong một đơn vị thời
gian. Ví dụ: năng suất sinh học sơ cấp của các hệ sinh thái đồng cỏ vùng ôn đới khoảng 600
g/m2/năm; năng suất sinh học sơ cấp của các hệ sinh thái nước ngọt tùy thuộc mức độ dinh
dưỡng của thủy vực, vào khoảng 15 g/m2/ngày. Có thể phân chia năng suất sơ cấp thành
năng suất sơ cấp thô và năng suất sơ cấp nguyên.
+ Năng suất sơ cấp thô (Gross primary productivity) - PG: là sản phẩm của quá trình
quang hợp do thực vật tạo ra. Bao gồm phần chất hữu cơ được sử dụng cho quá trình hô
hấp của chính thực vật và phần còn lại dành cho sinh vật dị dưỡng. Trong hoạt động sống,
thực vật sử dụng một phần đáng kể năng suất sơ cấp thô. Mức độ sử dụng phụ thuộc vào
đặc tính của quần xã thực vật (độ tuổi và nơi phân bố). Ví dụ: Theo Lê Văn Khoa và các tác
giả (2002), các loài thực vật đồng cỏ còn non thường chỉ tiêu hao 30% năng suất sơ cấp thô
so với 70% ở đồng cỏ già; rừng ôn đới sử dụng 50 – 60%, rừng nhiệt đới 70 – 75%; nhiều
nghiên cứu khác cho thấy hô hấp của sinh vật tự dưỡng dao động từ 30 – 40% năng suất sơ
cấp thô, do vậy khoảng 60 – 70% còn lại được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng
(phần này được gọi là năng suất sơ cấp nguyên).
+ Năng suất sơ cấp nguyên (Net primary productivity) - PN: là phần vật chất hữu cơ còn
lại trong thực vật được động vật ăn cỏ sử dụng và đồng hóa để tạo nên chất hữu cơ động vật
đầu tiên của chuỗi thức ăn, hoặc năng suất sơ cấp thô trừ đi phần năng lượng bị tiêu hao
trong quá trình hô hấp (R). Đó là chất hữu cơ được tích lũy để làm tăng khối lượng sinh
vật: PN (Sinh trưởng thực vật) = PG (Quang hợp tổng số) – R (hô hấp thực vật)
• Năng suất sinh học thứ cấp: Năng suất sinh học thứ cấp là khối lượng chất hữu cơ tồn trữ
ở sinh vật phân hủy. Do khối lượng sinh vật phân hủy quá bé nên thực tế chỉ tính đối với
sinh vật tiêu thụ.
• Năng suất sinh vật riêng (P/B): P là năng suất sinh vật của quần xã hoặc tổng năng suất
sinh vật của các bậc dinh dưỡng, B là sinh khối – là khối lượng sinh vật có trong hệ sinh
thái và được định lượng ở mỗi thời điểm nhất định nào đó. P/B biểu thị năng suất sinh vật
của một đơn vị sinh khối trong một khoảng thời gian nhất định. Với hệ số này có thể so
sánh khả năng sản sinh chất sống giữa các quần thể, quần xã hoặc hệ sinh thái khác nhau.
- Tác động của con người
Các hệ sinh thái tự nhiên là các khuôn mẫu của khả năng bền vững. Làm sáng tỏ các
nguyên lý bền vững của hệ sinh thái cho phép chúng ta áp dụng chúng với nỗ lực đạt được
xã hội bền vững. Với dân số ngày càng gia tăng, địa bàn phân bố của con người ngày càng
mở rộng. Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào
các hệ sinh thái tự nhiên. Xem xét theo mức độ can thiệp của con người, có thể phân chia
hệ sinh thái ra làm 3 nhóm chính: hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh

67
thái đô thị (hoặc theo 2 nhóm: hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo). Lê Huy Bá và
Lâm Minh Triết (2002) phân biệt hệ sinh thái môi trường tự nhiên (Natural environmetal
ecosystem và hệ sinh thái môi trường nhân tạo (Artificial environmental ecosystem). Về
cấu trúc, các hệ sinh thái này đều phải có đầy đủ các thành phần cơ bản của một hệ sinh
thái:
Hệ sinh thái = Quần xã sinh vật + Môi trường vô sinh + Năng lượng
Tuy nhiên, do sự can thiệp của con người, thành phần quần xã sinh vật và môi trường vô
sinh có thể có những thay đổi nhất định nhằm phù hợp với định hướng sử dụng hệ sinh thái
của con người. Ví dụ:
• Hệ sinh thái tự nhiên: rừng nguyên sinh, vùng biển khơi, hoang mạc…
• Hệ sinh thái nông nghiệp: ruộng lúa, ao cá, trang trại…
• Hệ sinh thái đô thị: các thành phố với sự can thiệp mạnh mẽ của con người vào thành
phần quần xã và môi trường tự nhiên.
Chính sự can thiệp của con người vào thành phần quần xã và môi trường vô sinh đã dẫn
đến nhiều vấn đề về sự phát triển của hệ sinh thái, ảnh hưởng đến khả năng đạt trạng thái
cân bằng của hệ mà kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của chính con
người. Cần chú ý rằng sự gia tăng nhanh chóng dân số loài người và sự tăng nhanh mức
tiêu thụ tính trên đầu người đã vi phạm nguyên lý đối với khả năng bền vững là kích thước
của các quần thể tiêu thụ phải được duy trì để sự tiêu thụ quá mức không xảy ra (Nebel –
Wright, 1998).
c. Cân bằng sinh thái
Hệ sinh thái là một hệ sinh học, trong hệ luôn có sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa
sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường. Điều này có nghĩa sinh vật (ở mức độ cá
thể, quần thể và quần xã) luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện môi trường. Sự tồn
tại của hệ sinh thái phụ thuộc vào trạng thái cân bằng giữa số lượng và mật độ cá thể sinh
vật trong tổng thể các mối quan hệ với điều kiện môi trường vô sinh và hữu sinh. Trạng thái
đó được gọi là cân bằng sinh thái.
Cân bằng sinh thái là một trạng thái mà ở đó, số lượng cá thể của các quần thể ở trạng
thái ổn định, hướng đến sự thích nghi cao nhất với điều kiện môi trường (Lê Văn Khoa và
các tác giả, 2002).
Cân bằng sinh thái là cân bằng động vì sự ổn định của các thành phần trong hệ sinh thái
không phải là sự ổn định tuyệt đối mà luôn thay đổi bởi vô số biến đổi của các thành phần
trong hệ hoặc chịu tác động từ bên ngoài hệ. Như vậy, cân bằng của hệ sinh thái là cân
bằng tự điều chỉnh. Khi có một tác động từ bên trong hoặc bên ngoài hệ, một thành phần
của hệ sẽ bị thay đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của
các thành phần liên quan dẫn đến sự biến đổi của toàn hệ. Trong trường hợp này bản thân
hệ sẽ thiết lập một cân bằng mới, khác với trạng thái cân bằng trước khi bị tác động. Bằng
cách đó hệ biến đổi nhưng vẫn cân bằng. Về mặt bản chất, quá trình này là sự điều chỉnh
dòng năng lượng và vật chất giữa 2 thành phần vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái. Điều
này có nghĩa hệ sinh thái luôn có xu hướng đạt đến cân bằng. Tuy nhiên, khả năng tự thiết
lập trạng thái cân bằng của hệ là có giới hạn mà ở đó sinh vật còn có khả năng tồn tại và
điều chỉnh được. Ngược lại, nếu bị tác động vượt quá giới hạn chịu đựng thành phần sinh
vật sẽ không phục hồi được dẫn đến sự suy thoái của các thành phần có liên quan và toàn
hệ sẽ bị mất cân bằng, hệ bị suy thoái. Điều này rất quan trọng đối với con người khi điều
khiển các hệ sinh thái nhân tạo. Đối với hệ sinh thái tự nhiên, tính đa dạng sinh học cao, có

68
nhiều thành phần sinh vật tham gia vào chuỗi và mạng lưới dinh dưỡng nên nếu có một sự
tắc nghẽn ở một khâu nào đó dẫn đến mất cân bằng sinh thái thì hệ dễ dàng tự điều chỉnh.
Điều đó có nghĩa là sự ổn định của hệ sinh thái gắn liền với quần xã cao đỉnh.
Con người, một thành viên của hệ sinh thái, có vai trò quyết định đảm bảo sự cân bằng
của các hệ sinh thái tiểu phần và toàn cầu. Hoạt động vô ý thức của con người có thể dẫn
đến phá vỡ cân bằng sinh thái khu vực, thậm chí ở quy mô toàn cầu.
d. Các hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu
Việc phân chia các hệ sinh thái tự nhiên dựa trên mục đích của nhà nghiên cứu. Điển
hình, Lê Văn Khoa và các tác giả (2002) phân chia các hệ sinh thái trên toàn cầu thành 2
nhóm là các hệ sinh thái trên cạn bao gồm đài nguyên hay đồng rêu (tundra), rừng lá kim
(taiga), rừng lá rộng rụng theo mùa (ôn đới), hoang mạc, savan và rừng mưa nhiệt đới, và
các hệ sinh thái ở nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt (gồm hệ
sinh thái nước tĩnh và hệ sinh thái nước chảy). Dưới đây là sự phân chia các khu vực trên
thế giới, bao gồm các hệ sinh thái tiêu biểu sau (Nebel – Wright, 1998):
- Hoang mạc (Deserts):
• Phân bố: Bắc và Tây Nam châu Phi, một phần Trung Đông và châu Á, có ở châu Úc,
Tây Nam Hoa Kỳ, Bắc Mexico; thường nằm trong khu vực từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ
Nam
• Điều kiện khí hậu và đất đai: khô cằn, ngày nóng đêm lạnh, thay đổi theo vĩ độ. Lượng
mưa ít hơn 10 inches/ năm. Tầng đất mỏng và xốp.
• Các loài thực vật chính: phổ biến là nhóm cây bụi thưa có gai, xương rồng và các loài
thực vật nhỏ có hoa nhanh chóng bao phủ bề mặt hoang mạc sau các cơn mưa ngắn; các
nhóm thực vật có hệ rễ ngắn trải rộng cũng như rễ chính dài (có thể đến 100 feet).
• Hệ động vật: các loài gậm nhấm, thằn lằn (lizards), cóc (toads), rắn và các loài bò sát
khác; cú (owls), chim ưng (hawks), kền kền (vultures), các loài chim kích thước nhỏ và
hàng loạt côn trùng.
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: hoang mạc bao phủ 1 phần 3 diện tích bề mặt
trái đất và đang mở rộng do sự chăn thả qua mức và chặt phá rừng. Giá trị sử dụng trực tiếp
thấp đối với con người do sức sản xuất thấp. Hiên tượng ấm lên toàn cầu dẫn đến sự phân
bố lại các vùng hoang mạc và diện tích hoang mạc có xu hướng gia tăng.
- Đồng cỏ/Savan (Grasslands)
• Phân bố: Trung tâm Bắc Mỹ, trung tâm nước Nga và Siberia, Châu Phi và Nam Mỹ cận
xích đạo, phần lớn Nam Ấn Độ, Bắc Úc.
• Khí hậu và đất đai: mưa nhiều vào mùa mưa, nóng và khô vào mùa hè và mùa khô dễ
dẫn đến hỏa hoạn. Lượng mưa từ 10 – 60 inches/năm. Tầng đất dày.
• Hệ thực vật: nhiều loài cỏ từ cao lớn ở khu vực có lượng mưa lớn đến các loài cỏ thấp ở
vùng khô; cây bụi thưa thớt và rừng rãi rác ở một số khu vực.
• Hệ động vật: các loài thú ăn cỏ lớn như bò rừng (bison), sơn dương (antelope), ngựa
hoang, kangaroo, hươu cao cổ (giraffe), ngựa vằn (zebra), tê giác (rhino). Các loài thú ăn
mồi sống như chó sói (wolf), chó sói châu Mỹ (coyote), báo đốm (leopard), báo săn
(cheetah), linh cẩu (hyena), sư tử (lion). Hàng loạt các loài chim, động vật nhỏ đào hang
như thỏ rừng (rabbit), chó đồng cỏ (prairie dog), cầy mangut (mongoose), thỏ mùa xuân
(spring harse)
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: các đồng cỏ/ savan đang bị chuyển thành các
vùng đất trồng trọt, phần lớn các đồng cỏ ở Bắc Mỹ đã chuyển thành các cánh đồng lớn

69
trồng bắp (corn), lúa mì (wheat), đậu nành (soybean). Các đồng cỏ đang được sử dụng như
vùng chăn thả (rangeland) để sản xuất gia súc có sừng (cattle), dê và cừu (goat and sheep);
việc sử dụng quá mức các sinh vật sản xuất trở nên phổ biến dẫn đến xói mòn và chuyển
đồng cỏ thành hoang mạc. Các savan/đồng cỏ (savannah grassland) châu Phi chuyển thành
các vùng đất sản xuất nông nghiệp và chăn thả do sự gia tăng nhanh chóng dân số loài
người. Điều này kéo theo nạn đói kém khi gặp hạn hán.
- Rừng mưa nhiệt đới (Tropical rain forests)
• Phân bố: Phía nam Nam Mỹ, trung tâm châu Mỹ, tây và trung tâm châu Phi xích đạo,
Đông Nam Á, các đảo thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
• Điều kiện khí hậu và đất đai: khí hậu không theo mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm vào
khoảng 28oC; mưa lớn thường xuyên, trung bình hằng năm hơn 95 inches. Tầng đất mỏng
có tính acid, nghèo chất dinh dưỡng.
• Các loài thực vật chính: đa dạng với nhiều cây gỗ cao lớn có thể đạt đến 60 m, thực vật
biểu sinh (epiphyte) và dây leo (liana), tán dày, cây tầng dưới thấp bé.
• Hệ động vật: đa dạng sinh học lớn; nhiều côn trùng có màu sắc; phong phú nhóm lưỡng
cư, bò sát và chim - ví dụ: thằn lằn (lizard), vẹt (parrot), rắn (snake), khỉ và thú nhỏ; một
vài loài thú ăn thịt lớn như hổ, báo đốm (jaguar).
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: sự chặt phá rừng lấy đất làm trang trại dẫn đến
xói mòn và suy thoái đa dạng sinh học. Việc chặt phá cây rừng làm củi đốt làm nảy sinh
nguy cơ mất tầng đất mặt và đe doạ lũ lụt. Không chú ý đến trồng rừng và xói mòn trong
khai thác gỗ; việc chặt phá rừng và đốt cháy nhiên liệu ảnh hưởng đến chu trình carbon gây
nóng lên toàn cầu.
- Rừng ôn đới (Temporate forests)
• Phân bố: Tây và trung tâm châu Âu, Đông Á và miền đông Bắc Mỹ.
• Điều kiện khí hậu và đất đai: khí hậu thay đổi theo mùa, nhiệt độ dưới 0oC vào mùa
đông, mùa hè thường ấm và ẩm. Lượng mưa thay đổi từ 30 đến 80 inches/năm. Đất tốt và
giàu chất dinh dưỡng.
• Các loài thực vật chính: cây lá rộng rụng theo mùa như sồi (oak, beech), hồ đào
(hickory), cây thích (maple), tần bì (ash) cùng với một số cây lá kim như thông (pince),
sam (hemlock); cây bụi dưới tán cùng với dương xỉ (fern), địa y (lichen) và rêu (moss).
• Hệ động vật: giàu có các nhóm vi sinh vật đất; các loài thú như sóc (squirrel), chuột báo
(chipmunk), nhím (porcupine), dím (hedgehog), gấu trúc Bắc Mỹ (raccoon), thú có túi
(opossum), thỏ (hare), chuột nhắt (mouse), hươu (deer), cáo (fox), chó sói châu Mỹ
(coyote), gấu đen (black bear); các loài chim như chim sẻ đá (thrush), chim chích (warbler),
gõ kiến (woodpecker), cú (owl), chim cắt (hawk); các loài rắn (snake), ếch nhái (frog), cóc
(toad) và kỳ nhông (salamander).
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: hoạt động lâm nghiệp như khai thác gỗ có thể
dẫn đến xói mòn, mất chất dinh dưỡng và suy thoái đa dạng sinh học. Các khu rừng bị ảnh
hưởng của ô nhiễm không khí có thể chịu tác động nguy hại bởi ozone và mưa acid. Sự
thay đổi nhanh chóng khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể gây chết nhiều loài
thực vật. Yếu kém về mặt quản lý đưa đến sự khai thác quá mức và không hiệu quả nguồn
tài nguyên rừng.
- Rừng lá kim (Coniferous forests):
• Phân bố: một phần phía bắc của Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, kéo dài theo hướng nam ở
các vùng có địa hình cao (bị phủ băng).

70
• Điều kiện khí hậu và đất đai: khí hậu theo mùa, mùa đông kéo dài và lạnh giá. Mưa nhẹ
vào mùa đông, mưa lớn vào mùa hè. Đất có tính acid, giàu chất mùn.
• Các nhóm thực vật chính (các loài cây lá kim chiếm ưu thế): các loài cây rụng lá như vân
sam (spruce), linh sam (fir), thông (pine), sam (hemlock), một số ít cây rụng lá như cây
phong (birch), cây thích (maple). Ít cây bụi dưới tán rừng.
• Hệ động vật: Các loài động vật ăn thực vật lớn như hươu (mule deer), hươu sừng tấm
(moose, elk), tuần lộc (caribou); các động vật ăn thực vật nhỏ như chuột nhắt (mouse), thỏ
(hare), sóc đỏ (red squirrel); thú ăn thịt như linh miêu (lynx), cáo (fox), gấu (bear), chồn
(wolverine, marten); khu vực làm tổ quan trọng cho nhiều loài chim di trú như chim chích
(warbler), sẻ đá (thrush)…
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: việc phun thuốc trừ sâu để kiểm soát sự phá hại
rừng của côn trùng có thể dẫn đến việc gây độc đối với chuỗi thực phẩm và giảm sút các
loài cú, chim cắt và đại bàng. Việc xây đập thủy điện đưa đến những thay đổi về sinh thái.
Các khu vực rừng lá kim chịu ảnh của các khu phức hợp công nghiệp bị phá hủy nặng nề
bởi ozone và mưa acid. Việc khai thác rừng còn phá hủy sinh cảnh của các loài đang bị đe
doạ (endangered specie).
- Đài nguyên/đồng rêu (Tundra)
• Phân bố: Phía bắc của rừng lá kim thuộc Bắc bán cầu và trải dài theo hướng nam đến
các vùng nằm phía trên rừng lá kim.
• Điều kiện khí hậu và đất đai: cực kỳ lạnh giá ngoại trừ 8-10 tuần vào mùa sinh trưởng có
ngày dài và nhiệt độ ôn hoà hơn. Lượng mưa hàng năm thấp, ít hơn 10 inches. Tầng đất
mỏng và bị phủ tuyết thường xuyên.
• Các nhóm thực vật chính: các loài địa y sinh trưởng chậm (lichen), rêu, các loài cỏ và cỏ
lác (grasses, sedges), và cây bụi thấp bé (dwarf shrubs).
• Hệ động vật: các loài chuột lemming, thỏ Bắc cực (Arctic hares), gà gô trắng
(ptarmigan), cáo Bắc cực (Arctic fox), linh miêu (lynx), gấu Bắc Mỹ (grizzly bears), cú
tuyết (snow owls), chim cắt (gyrfalcon); các loài động vật ăn cỏ lớn như nhóm tuần lộc
(caribou, reindeer), bò xạ (musk ox) và các loài sơn dương di trú. Vào mùa hè: nhiều loài
ngỗng (geese), vịt (ducks), chim tu huýt (sandpiper) và các loài chim nước khác
(waterfowl) di trú vào vùng này đẻ trứng. Côn trùng và các loài động vật không xương
sống khác phát triển mạnh trong suốt mùa hè ngắn ngủi.
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: Điều kiện khắc nghiệt và sức sản xuất thấp đã
ngăn cản sự bành trướng của con người ở sinh cảnh này. Tuy nhiên việc khai thác dầu khí
có thể ảnh hưởng đến tính hoang dã và đưa đến sự ô nhiễm lâu dài ở một số khu vực chịu
ảnh hưởng, gây suy giảm các loài động vật kích thước lớn.
- Đầm lầy nước ngọt (Freshwater Swamps, Marshes, and Bogs)
• Vị trí: các vùng đất ngập nước ở các khu vực kém thoát nước thu nhận lượng mưa lớn;
thường là các điểm ao hồ đã bị ngập nước.
• Các thông số môi trường: các hệ nông (cạn), đôi khi chỉ ẩm theo mùa. Giàu trầm tích
đen, thường ở điều kiện yếm (kỵ) khí dưới mặt nước. Thường giàu chất dinh dưỡng ngoại
trừ các vùng đất có tính acid.
• Hệ thực vật: thực vật các đầm lầy phổ biến là cỏ nến (cattail), cỏ lác (sedge) và sậy
(reed). Các vùng ngập nước thường có các loài thực vật có khả năng chịu được nước như
cây thích đỏ (red maple – Acur rubrum) và cây thông tuyết (cedar). Các vùng than bùn
thường có rêu nước/ thủy đài (sphagnum moss) và cây bụi thấp bé.

71
• Hệ động vật: gồm nhóm lưỡng cư và bò sát, các loài cá kích thước nhỏ, hàng loạt động
vật không xương sống; các loài chim lội nước (wading birds), vịt (ducks) và ngỗng (geese);
cá sấu (alligators) ở các vùng nước ấm.
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: việc thu nhận nước từ các vùng đất tưới tiêu có
thể dẫn đến việc tích lũy các hóa chất độc. Các vùng đất ngập nước thường được tháo khô
rồi chuyển thành các vùng sản xuất nông nghiệp hoặc khu dân cư. Nếu sử dụng các vùng
này như là các khu đổ rác và chất thải độc có thể gây nên các vấn đề về sức khoẻ con
người.
- Hồ và sông ngòi (Lakes and Rivers)
• Vị trí: Hồ và ao (Lakes and ponds) là các vùng trũng cho phép nước mưa và nước ngầm
tụ lại; Sông (rivers) và các suối (streams) là các dòng chảy của nước theo trọng lực đổ vào
các đại dương hoặc hồ lớn.
• Các thông số môi trường: nồng độ thấp của các chất hòa tan so với đại dương, được xác
định trước hết bởi đất vây quanh các thủy vực. Sự phân tầng theo chiều thẳng đứng phân
chia thành các lớp nước (water masses); dòng chảy một chiều đối với sông và suối.
• Các nhóm thực vật: các loài vi tảo (microscopic algae) trôi nổi trong nước
(phytoplankton) hoặc trên đá và trầm tích (periphyton); thực vật bậc cao cắm rễ trong đáy
và nhóm bán trôi nổi hoặc trôi nổi (macrophyte).
• Hệ động vật: Các loài giáp xác kích thước hiển vi (microscopic crustaceans) và luân
trùng (rotifers) trôi nổi trong nước (zooplankton); nhiều loài động vật không xương sống
đặc biệt là ấu trùng côn trùng; bò sát và lưỡng cư rất phổ biến; nhiều loài cá; rái cá (otter),
chim lội nước (wading birds), vịt, ngỗng và thiên nga (swan).
• Các khía cạnh môi trường đáng quan tâm: hóa chất độc và các tác nhân ô nhiễm khác
ảnh hưởng đến chất lượng nước, giết chết các loài hoang dã và gây nên các vấn đề về sức
khỏe con người. Sự phú dưỡng (eutrophication) tạo nên sự phát triển của các loài thực vật
không mong muốn. Việc du nhập các loài ngoại lai giết chết các loài bản địa và làm tắc
nghẽn các đường dẫn nước. Chất thải mang tính acid gây acid hóa các thủy vực, giết chết
cá. Xói mòn làm thay đổi bờ sông và gây lũ lụt cũng như mất sinh cảnh của các loài thủy
sinh.
- Cửa sông (Estuaries)
• Vị trí: các vùng ven bờ nơi các con sông đổ vào biển; có thể hình thành các vịnh bên
ngoài các đụn cát.
• Các thông số môi trường: độ mặn biến động do sự pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn
theo gradient từ nước ngọt ra biển; thủy triều tạo nên dòng chảy hai chiều làm tăng sự pha
trộn. Trầm tích đáy thường yếm khí chỉ phía dưới bề mặt.
• Hệ thực vật: thực vật phù du phân bố trong các tầng nước, thực vật thủy sinh có rễ như
rong đuôi chèo (eelgrass) và tảo bẹ (kelps); thảm cỏ nước mặn (saltmarsh grass) phát triển
ở vùng triều tạo nên môi trường đặc trưng riêng biệt; ở vùng nhiệt đới, các đầm lầy ngập
mặn hình thành với nhiều cây gỗ và cây bụi có khả năng chịu mặn.
• Hệ động vật: động vật phù du phân bố trong các tầng nước; giàu có động vật có vỏ giáp
(shellfish), giáp xác (crustacean) và động vật có dạng hình giun (worm fauna) phía trên và
trong trầm tích đáy; phong phú các loài cá, một số ấu trùng của các loài có nguồn gốc biển;
phong phú các loài chim lội nước (wading birds), vịt (ducks) và ngỗng (geese).
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: Đa số các vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của
sự phú dưỡng đưa đến sự thay đổi không mong muốn đời sống động thực vật. Các đầm lầy

72
vùng cửa sông thường được nạo vét, bồi đắp và xây dựng đập ngăn nhằm tạo nên các công
trình thương mại và nhà ở. Các cửa sông thu nhận nước thải xử lý kém làm giảm chất lượng
các loài sinh vật nhưng lại thường bị khai thác quá mức.
- Vùng trung triều (Inter-tidal zone)
• Vị trí: các vùng bờ đất liền nơi có sóng dọc theo các đại dương.
• Các thông số môi trường: sự phơi bãi và ngập nước theo chu kỳ do thủy triều; sóng
mạnh tác động lên bề mặt bờ đất. Nếu nền đáy cát, các bãi cát sẽ hình thành, ngược lại,
hình thành nền đá nơi cạnh tranh không gian giữa các loài tảo bám và động vật vỏ giáp.
• Hệ thực vật: các loài tảo hiển vi (microscopic algae) trên nền cát ẩm; tảo đỏ và tảo nâu
kích thước lớn như tảo bẹ (kelp), rong mơ (rockweed) bám trên bề mặt đá nơi thường có
sóng lớn.
• Hệ động vật: giáp xác và thân mềm kích thước nhỏ trong nền cát; ốc (snails), nhóm hai
mảnh vỏ (bivalve mollucs), sam (barnacles), hụê biển (anemones), cầu gai (sea urchins) và
sao biển (starfish) phong phú ở vùng triều nền đá, đặc biệt trong vùng có các hốc đá (tide
pools); các loài chim lội nước (wading birds), mòng biển (gulls), nhạn (én) biển (tern),
chim lặn (loons, grebes)…
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: việc sử dụng các bãi cát của con người đã ngăn
cản sự đẻ trứng của một số loài bị đe doạ. Việc xây dựng các đê chắn sóng ngăn chặn sự tàn
phá của sóng và bão dẫn đến sự phá hủy nhiều hơn vùng ven bờ. Tràn dầu gây nên các ảnh
hưởng bất lợi cho bờ biển.
- Vùng biển ven bờ (Coastal ocean):
• Vị trí: từ bờ biển đi ra, thường vượt quá thềm lục địa, đến độ sâu 200 m. Ở vùng nhiệt
đới, các rạn san hô là các dạng vùng ven bờ nước nông (cạn).
• Các thông số môi trường: sức sản xuất cao do hiện tượng nước trồi ven bờ (coastal
upwelling) và sự thâm nhập chất dinh dưỡng từ vùng cửa sông; các cột nước (water
column) xáo trộn do dòng triều.
• Hệ thực vật: tảo phù du kích thước hiển vi chiếm ưu thế; xuất hiện một số thực vật đáy
kích thước lớn nơi độ trong cho phép. Ở các rạn san hô (có tảo cộng sinh) một số tảo kích
thước lớn chiếm ưu thế.
• Hệ động vật: phong phú động vật phù du có kích thước hiển vi trong cột nước; giàu có
hệ động vật đáy với các động vật dạng giun, động vật có vỏ giáp và giáp xác; đa dạng loài ở
các rạn san hô; đa dạng và phong phú các loài cá; sứa (jellyfish), rùa biển (turtle); mòng
biển (gulls), nhạn biển (terns); các loài chim lặn (diving ducks), chim cốc biển (gannets,
cormorants), và các loài chim ăn cá (fish-feeding birds) khác rất phong phú; hải cẩu (seals),
sư tử biển (sea lions), chim cánh cụt (penguin), cá heo (dolphins) và cá voi (whales) theo
từng vùng.
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: Ô nhiễm vùng cửa sông và các đô thị ven biển
gây độc cho cá và các động vật có vỏ giáp. Dâng cao mực nước biển sẽ làm ngập lụt các
vùng đất thấp ven bờ. Khai thác cá quá mức làm giảm trữ lượng và thay đổi sinh thái. Công
nghiệp đánh cá voi trong quá khứ đã ảnh hưởng đến trữ lượng của nhiều loài.
- Vùng biển khơi (Open ocean)
• Các thông số môi trường: độ sâu lớn từ 200 m đến đáy (có thể 11.000 m), không có ánh
sáng và nhiệt độ thấp, nghèo dinh dưỡng ngoại trừ vùng nước trồi (dòng chảy thẳng đứng
đưa nước tầng đáy đến tầng mặt).

73
• Hệ thực vật: duy nhất có thực vật phù du (coccolithophorids, diatoms, dinoflagellates
chiếm ưu thế) thay đổi tùy theo hàm lượng dinh dưỡng.
• Hệ động vật: đa dạng khu hệ động vật phù du cùng với khu hệ cá thích nghi với độ sâu
khác nhau. Hệ sinh vật đáy thưa thớt ngoại trừ những vùng nước ấm. Các loài chim biển
(seabirds) như chim hải âu (petrel), chim báo bão (shearwater), chim hải âu lớn (albatross).
Cá thường gặp cá voi (whale), cá heo (dolphine), cá ngừ (tuna), cá chuồn (flying fish), mực
ống (squid). Các loài cá phát quang sinh học duy nhất có ở biển sâu.
• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: Sự suy thoái tầng ozone sẽ giết chết thực vật
phù du ở Bắc cực ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi thức ăn. Việc đánh lưới rê (drift-net) ở các
vùng biển vĩ độ cao làm cạn kiện nguồn cá, giết chết các loài chim, rùa và thú biển. Công
nghiệp cá voi làm trầm trọng thêm việc suy thoái đa số loài cá voi bất chấp các cam kết
ngừng khai thác (moratorium).

74
IV. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN
1.1 Tài nguyên và các khái niệm về tài ngyên
Có nhiều khái niệm về tài nguyên như khái niệm của Lê Huy Bá và các tác giả (2002),
khái niệm theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), khái niệm theo McKinney và Schoch
(2003),…Theo Nguyễn Đình Khoa (1987), tài nguyên thiên nhiên thường được định nghĩa
là tất cả những gì đạt được từ môi trường tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Theo định nghĩa này, tài nguyên là một phần của các thành phần môi trường cần thiết cho
cuộc sống, ví dụ: rừng, đất, nguồn nước, không khí, các loài động thực vật,… Các dạng vật
chất có trong môi trường nhưng không hữu dụng và ngược lại, có thể gây tác hại cho sự
sống thì không được gọi là tài nguyên. Một vài loại tài nguyên như không khí và các loài
sinh vật phát triển tự nhiên thích hợp cho ăn uống của con người là có thể sử dụng trực tiếp.
Tuy nhiên phần lớn tài nguyên như dầu mỏ, nước ngầm, khoáng sản …là không thể sử
dụng trực tiếp; chúng trở thành tài nguyên như là kết quả của trí tuệ con người - ứng dụng
khoa học-kỹ thuật để tìm kiếm, thu nhận và biến đổi chúng thành dạng có thể sử dụng.
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng nhưng có
hai thuộc tính chung:
- Tài nguyên phân bố không đều giữa các vùng trên trái đất và trên cùng một lãnh thổ có
thể tồn tại nhiều loại tài nguyên (có thể xem đây là sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng
lãnh thổ, từng quốc gia).
- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua
quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
Chính hai thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm của tài nguyên thiên nhiên và lợi thế
phát triển của các quốc gia giàu tài nguyên.
Theo đó, tài nguyên mang một giá trị lịch sử - xã hội nhất định, thể hiện bằng sự thay đổi
giá trị tài nguyên theo quá trình phát triển, sự gia tăng số lượng và loại hình được con người
khai thác và sử dụng.
1.2 Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Có thể xem xét tài nguyên theo nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay đã có nhiều hệ
thống phân loại tài nguyên thiên nhiên theo khả năng phục hồi (tái tạo), theo trữ lượng, theo
chất lượng, theo công dụng,…Tuy nhiên, sự phân loại chỉ có tính tương đối do tính đa dạng
và đa dụng của tài nguyên.
Theo Lê Huy Bá và các tác giả (2002), tài nguyên có thể được phân loại như sau:
a. Phân loại theo nguồn gốc: Theo quan điểm này, tài nguyên được chia làm hai loại là tài
nguyên thiên nhiên (Natural resources) và tài nguyên nhân tạo (Artificial resources).
b. Phân loại theo môi trường thành phần: Tài nguyên trong trường hợp này được gọi là
“tài nguyên môi trường” (Environmental resource), bao gồm các loại:
- Tài nguyên môi trường đất (Soil Environmental Resources): nhóm này được phân thành:
• Tài nguyên đất nông nghiệp (Agro-land resource)
• Tài nguyên đất rừng (Forest Soil resource)
• Tài nguyên đất đô thị (Urban Soil resource)
• Tài nguyên đất cho công nghiệp (Industrial Soil resources): bao gồm nhóm đất nguyên
liệu cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.

75
- Tài nguyên môi trường nước (Water Environmental resources): có thể hiểu đơn giản
nhóm này bao gồm tài nguyên nước mặt (nước bề mặt – Surface water resource) và tài
nguyên nước ngầm (Ground water resource).
- Tài nguyên môi trường không khí (Air Environmental resources): bao gồm cả tài nguyên
không gian (Space resource).
- Tài nguyên sinh vật (Bio-environmental resource): bao gồm các nhóm thực vật, động vật,
vi sinh vật và tài nguyên hệ sinh thái cảnh quan (Landscape Ecosystem resource).
- Tài nguyên khoáng sản (Mineral resource): nhóm này bao gồm:
• Tài nguyên khoáng sản kim loại (Metal Mineral resource)
• Tài nguyên khoáng sản phi kim loại (Non-metal Mineral resource)
- Tài nguyên năng lượng (Energy resource): nhóm này bao gồm:
• Tài nguyên năng lượng mặt trời (Resource of Solar energy)
• Tài nguyên năng lượng gió (Resource of Wind energy)
• Tài nguyên năng lượng địa nhiệt (Resource of Geo-therm energy)
• Tài nguyên năng lượng địa áp (Resource of Geo-press energy)
• Tài nguyên năng lượng sóng biển (Resource of Marine Wave energy)
c. Phân loại theo khả năng phục hồi: Có thể nói rằng, theo quan điểm sinh thái môi
trường, phân loại tài nguyên theo khả năng phục hồi cần được chú ý nhất. Theo khả năng
phục hồi (tái tạo), tài nguyên thiên nhiên bao gồm ba nhóm: tài nguyên vô tận (tài nguyên
vĩnh viễn – Perpetual resource), tài nguyên có khả năng phục hồi (Renewable resources) và
tài nguyên không có khả năng phục hồi (Non-renewable resources).
Tài nguyên

Vĩnh viễn Không thể phục hồi

Năng Năng Nhiên liệu Khoáng Khoáng


lượng mặt lượng mặt có nguồn sản kim sản phi
trời trực trời gián gốc hóa loại kim loại
tiếp tiếp thạch

Có thể phục hồi

Không khí Đất Nước Sinh vật

Hình 4.1 Sơ đồ phân loại tài nguyên theo khả năng phục hồi
- Tài nguyên vô tận: thuật ngữ này thường được sử dụng khi đề cập đến các dạng tài
nguyên năng lượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mặt trời. Có thể xem năng
lượng mặt trời là nguồn tài nguyên vô tận cung cấp vĩnh viễn cho hành tinh chúng ta.
Nhóm này có thể được phân thành hai nhóm nhỏ:

76
• Năng lượng mặt trời trực tiếp: là dòng năng lượng chiếu sang trực tiếp, giá trị định
lượng có thể tính được.
• Năng lượng mặt trời gián tiếp: là các dạng năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt trời như
gió, sóng biển, thủy triều, chuyển đổi sinh học…
- Tài nguyên có thể phục hồi: là các dạng tài nguyên có khả năng tái tạo để bổ sung hoặc
thay thế những phần bị tiêu hao sau một thời gian. Tuy nhiên, sự tái tạo chỉ có thể thực hiện
được trong những điều kiện nhất định không vượt quá khả năng thích ứng mà các dạng tài
nguyên này đã hình thành trong lịch sử hình thành trái đất. Nhóm tài nguyên này bao gồm:
đất, nước, không khí và sinh vật.
- Tài nguyên không thể phục hồi: là các dạng tài nguyên do quá trình địa chất tạo ra nên chỉ
có một lượng nhất định, nếu con người khai thác thì sẽ dần cạn kiệt. Xét về mặt lý thuyết
thì chúng có thể tái tạo trở lại nhưng phải trải qua một thời gian và điều kiện nhất định như
đã có trong lịch sử hình thành trái đất. Do vậy, có thể xem đây là các dạng tài nguyên
không thể phục hồi. Nhóm tài nguyên này bao gồm: các nhiên liệu hóa thạch và quặng
khoáng sản.
1.3 Quan hệ giữa dân số, khai thác - sử dụng tài nguyên và suy thoái môi trường
Nhu cầu tiêu dùng
và phát triển

Tài nguyên thiên Con Môi trường


nhiên người

Công cụ và phương
thức sản xuất

Hình 4.2 Mối quan hệ giữa con người, tài nguyên và môi trường (Nguồn: Phỏng theo Lê
Văn Khoa và các tác giả, 2002).
Con người khai thác tài nguyên để sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu cuộc sống. Lịch
sử phát triển cho thấy dân số ngày càng gia tăng và chất lượng cuộc sống con người ngày
càng cải thiện. Do vậy, các công cụ và phương thức sản xuất ngày càng được cải tiến đế
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tốt hơn. Điều này đưa đến khả năng làm suy
thoái môi trường lớn hơn.
Để đánh giá tác động môi trường trong mối liên quan đến dân số và khai thác-sử dụng tài
nguyên, các nhà khoa học đưa ra công thức đơn giản sau:
I=PxDxR

Trong đó: - I (Environmental impact) : tác động môi trường


- P (Population) : dân số
- R (Resource) : tài nguyên sử dụng/người

77
- D (Degradation & pollution): ô nhiễm - suy thoái môi trường/đơn vị tài nguyên
được sử dụng
Ở thời đại này nay, dân số gia tăng cùng với nhu cầu ngày càng cao về đời sống sẽ dẫn
đến việc đẩy mạnh khai thác và sử dụng tài nguyên nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
Cũng từ đó, ô nhiễm và suy thoái môi trường nảy sinh và gia tăng trầm trọng, tỷ lệ thuận
với sự gia tăng dân số và mức độ khai thác - sử dụng tài nguyên.
Cần chú ý rằng, nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên còn liên quan đến trình độ
khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
Tóm lại, các vấn nạn môi trường hiện nay (cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi
trường, khan hiếm nước sạch, thiếu lương thực, thiên tai gia tăng…) đều là hậu quả của
việc gia tăng dân số quá mức. Có thể nói con người đang hủy hoại môi trường và những
nguồn sống của chính mình.
1.4 Đánh giá chung về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Chỉ riêng về khía cạnh tài nguyên, nền văn minh nhân loại đã phát triển đến mức phải đặt
ra câu hỏi về khả năng của trái đất trong việc bảo đảm sự tồn tại của loài người. Câu trả lời
sẽ không dễ dàng mà trước hết là do sự giới hạn về kiến thức của con người ngay cả ở thời
điểm hiện nay. Hơn nữa, khi tính toán để xác định khả năng này cần phải dựa trên quan
điểm bảo đảm cuộc sống ở mức độ nào đó về vật chất và tinh thần cho tất cả mọi người.
Ở thời đại ngày nay, những nhu cầu cơ bản của con người bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại và
giải trí. Ngoài ra, còn các vấn đề về giáo dục, y tế - vệ sinh…Nói chung, tất cả đều liên
quan đến tài nguyên thiên nhiên. Do vậy việc đánh giá về thực trạng khai thác và sử dụng
tài nguyên là rất cần thiết. Nhìn chung có ba nét nổi bật:
- Trong suốt một thời gian dài cho đến gần đây, vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên nói
chung là thiếu quy hoạch đưa đến một thực trạng báo động là cạn kiệt các nguồn tài nguyên
tái tạo, suy thoái các nguồn tài nguyên không tái tạo.
- Trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, do cơ sở kỹ thuật không đáp ứng kịp nên vấn đề
khai thác và sử dụng tài nguyên không đạt hiệu quả cao. Kết quả là gây ô nhiễm môi
trường, mất cân bằng sinh thái đồng thời với việc lãng phí tài nguyên.
- Đối với tài nguyên vô tận thì khai thác và sử dụng chưa nhiều, chưa rộng rãi.
Từ năm 1992, tại hội nghị các nguyên thủ quốc gia thế giới về Môi trường và Phát triển
(Hội nghị Rio de Janeiro) đã chọn phát triển bền vững làm phương châm cho phát triển
kinh tế - xã hội toàn thế giới. Tư tưởng phát triển bền vững hiện nay đã được hầu hết các
quốc gia trên thế giới chấp nhận.
“Phát triển bền vững” được định nghĩa là “sự đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại mà
không làm suy giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của những kế hoạch tương lai”. Theo quan
điểm này, việc khai thác và sử dụng tài nguyên phải bảo đảm tính lâu bền bằng việc quản lý
quy mô, cường độ và phương thức sử dụng. Hơn nữa, phát triển bền vững đòi hỏi các tài
nguyên phải được phát triển và sử dụng một cách hợp lý.
Trên tinh thần đó, phương hướng khai thác và sử dụng tài nguyên được đặt ra như sau:
- Về tài nguyên vô tận: Phát triển khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh công tác nghiên cứu tiến
đến xây dựng các quy trình công nghệ mới và lập đề án nhằm tăng cường khai thác và sử
dụng nguồn tài nguyên này.
- Về tài nguyên tái tạo: Xây dựng một kế hoach khai thác và sử dụng hợp lý, bảo đảm quá
trình tái tạo và tránh gây suy thoái nguồn tài nguyên này.

78
- Về tài nguyên không tái tạo: Cần gấp rút hoàn thiện một hướng chiến lược đối với vấn đề
khai thác và sử dụng. Thực hiện tiết kiệm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu đế hoàn thiện quy
trình nhằm tăng cường việc sử dụng triệt để các dạng tài nguyên này. Thực hiện việc tái
chế, tái sử dụng nhằm khép kín chu trình khai thác và sử dụng, vừa tránh lãng phí vừa tránh
gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tích cực trong công tác nghiên cứu nhằm tìm ra các
nguyên liệu thay thế và nguyên liệu mới.
2. TÀI NGUYÊN ĐẤT (SOIL RESOURCE)
2.1 Khái niệm
Tài nguyên đất của hành tinh chúng ta có thể được hiểu là toàn lớp vỏ trái đất cùng bề
mặt phủ ngoài của nó mà ở đó động, thực vật và vi sinh vật và cả con người có thể sống
được (Lê Huy Bá và các tác giả, 2002).
Ý nghĩa quan trọng của tài nguyên đất trước hết là việc sử dụng cho hoạt động nông
nghiệp để sản xuất lương thực – thực phẩm. Theo quan điểm sinh thái và môi trường, có
thể xem đất là một hệ sinh thái, do vậy, đất được xem là nguồn tài nguyên tái tạo. Đất cũng
tuân thủ theo những quy luật sống: phát sinh, phát triển, già cỗi và thoái hóa. Tùy thuộc vào
thái độ ứng xử của con người đối với đất mà đất có thể trở nên phì nhiêu, cho năng suất cây
trồng cao và ngược lại. Theo quan điểm này, các nhà sinh thái học còn cho rằng đất là vật
mang (carrier) của tất cả các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất. Muốn cho các hệ sinh thái bền
vững với sức sản xuất cao thì vật mang phải bền vững. Do vậy, con người tác động vào đất
cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất mang trên mình nó.
Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về đất nhưng định nghĩa của Dacutraep (1879) (dẫn
theo Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002) được thừa nhận rộng rãi nhất. Theo tác giả thì “Đất
là vật thể thiên nhiên” được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tổng hợp của 5 yếu
tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian.
Phong hoá Tác nhân Mùn bã hữu cơ

Đá mẹ Vỡ vụn Mẫu chất Đất

(lý, hóa, sinh học) Con người


Hình 4.3 Quá trình hình thành đất (Phỏng theo Lê Huy Bá và các tác giả, 2002)
Poulopoulos và Inglezakis (2016) cho rằng đất là sản phẩm từ sự tương tác bởi những
thành phần cấu tạo (nên đất) bao các khoáng chất (hạt chất khoáng), vật chất hữu cơ, nước,
không khí và sinh vật. Theo các tác giả, thành phần vô sinh của một mẫu đất điển hình bao
gồm 45% thành phần khoáng, 25% nước, 25% không khí, và 5% vật chất hữu cơ. Tuy
nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi do trong thực tế, đất là một dạng môi trường cực kỳ phức tạp
và biến động.
Có thể nói đất là yếu tố môi trường quan trọng và là kết quả của hoạt động sống của sinh
vật, đặc biệt là sinh vật sống trong đất. Các nhà nghiên cứu về sau bổ sung thêm một yếu tố
đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành đất là con người. Chính con người khi tác
động vào đất đã làm thay đổi nhiều tính chất đất và còn có thể tạo ra các loại đất mới chưa
từng có trong tự nhiên (ví dụ: đất trồng lúa nước,…).
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), sự thay đổi về khí hậu, thảm thực vật, đá mẹ,
địa hình và tuổi của đất trên trái đất là nguyên nhân hình thành nhiều loại đất khác nhau về
màu sắc, độ dày tầng đất, độ chua và nhiều tính chất khác. Nhìn chung, trên thế giới có 5
nhóm đất phổ biến:

79
- Nhóm đất Podzol (Spodzols): ở những vùng có khí hậu lạnh, lượng mưa dồi dào và điều
kiện thoát nước tốt.
- Nhóm đất Alfíols: ở những vùng khí hậu ôn hòa với rừng rụng lá theo mùa, đất có màu
nâu hoặc xám.
- Nhóm đất Mollisols: ở những vùng có khí hậu ôn hoà và đồng cỏ bán khô hạn hình thành
nhóm đất đen giàu mùn với tầng đất dày.
- Nhóm đất Aridosols: phát triển ở vùng khô hạn Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi, nơi gần
hoang mạc hoặc ở hoang mạc. Nhóm đất này rất xấu, chỉ để chăn nuôi và phát triển nông
nghiệp nếu có nguồn nước tưới.
- Nhóm đất đỏ (Oxisols): ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, nghèo chất dinh dưỡng.
Cần chú ý là đất (soil) và đất đai (land) không đồng nghĩa. Khái niệm đất đai bao hàm ý
nghĩa mặt bằng lãnh thổ để sử dụng cho toàn bộ các ngành kinh tế. Việc sử dụng hiệu quả
đất đai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ khoa học kỹ thuật của người sử dụng, trình
độ phát triển kinh tế - xã hội và phụ thuộc vào thể chế - chính sách,…
2.2 Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên đất
Đất đai có vai trò rất quan trọng đối với đời sống sinh vật nói chung và con người nói
riêng. Chỉ riêng về sản xuất lương thực thực phẩm thì đất là nguồn tài nguyên vô giá. Về
tổng thể, vai trò của đất được thể hiện qua hai mặt:
- Trực tiếp: là nền móng, địa bàn cho mọi hoạt động sống; là nơi đặt các hệ thống nông lâm
nghiệp để sản xuất lương thực thực phẩm.
- Gián tiếp: là môi trường sống cho con người và các sinh vật ở cạn, đồng thời thực hiện cơ
chế điều hòa tổng thể các môi trường đất, nước, rừng và khí quyển.
Các giá trị sử dụng của đất được biết đến như sau:
- Đất sử dụng cho mục đích trồng trọt và chăn nuôi
- Đất sử dụng cho mục đích chăn thả
- Đất sử dụng cho xây dựng đô thị
- Đất sử dụng cho mục đích giao thông vận tải
- Đất sử dụng cho các khu vườn quốc gia
- Đất sử dụng cho các hồ chứa nước
- Đất sử dụng cho mục đích giải trí
- Đất sử dụng cho mục đích quân sự
- Đất sử dụng cho các mục đích khác
a. Hiện trạng và tình hình sử dụng đất thế giới
Bảng 4.1 Diện tích đất các châu lục trên thế giới
Các châu lục Diện tích (km2)
- Châu Phi 30.065.000
- Châu Nam Cực 13.209.000
- Châu Á (bao gồm phần Trung Đông) 44.579.000
- Châu Úc (bao gồm Úc và Oceania) 8.112.000
- Châu Âu 9.938.000
- Nam Mỹ 17.819.000
- Bắc Mỹ (bao gồm Trung Mỹ và vùng Caribean) 24.474.000
Thế giới 148.647.000
(Nguồn: Information Please® Database, © 2005 Pearson Education, Inc.
www.infoplease.com/ipa/A0001763.html)
80
Lục địa chiếm 29,2% diện tích bề mặt trái đất với tổng diện tích xấp xỉ 148.647.000 km2
(bao gồm cả lục địa và các hải đảo).
Diện tích phần đất không bị phủ băng là 132.510.000 km2 và được sử dụng cho nhiều
mục đích. Việc sử dụng đất tùy thuộc vào điều kiện địa lý, trình độ phát triển xã hội và mục
đích của con người, do vậy ở mỗi vùng mỗi quốc gia mỗi khác. Sử dụng đất phải gắn liền
với nhu cầu đối với từng quốc gia. Trong từng giai đoạn lịch sử lại có những đòi hỏi nhất
định phải thoả mãn, như vậy sẽ có những tương quan phải xét để lựa chọn và phân phối cho
công bằng và phù hợp tình hình. Một số chỉ báo sử dụng đất thế giới được trình bày dưới
đây (Bảng 4.2).
Bảng 4.2 Một số liệu về tình hình sử dụng đất thế giới
Số liệu trước đây Số liệu mới
Đất nông nghiệp – km2 (Agricultural land - sq.
48 869 490,0 48 877 680,0
km in World)
Đất nông nghiệp - % diện tích đất (Agricultural land
37,7 37,7
- % of land area in World)
Đất trồng trọt hectare/đầu người (Arable land -
0,2 0,2
hectares per person in World)
Đất trồng trọt - % diện tích đất (Arable land - % of
10,6 10,6
land area in World)
Đất trồng cây công nghiệp nhiều năm - % diện tích
1,2 1,2
đất (Permanent cropland - % of land area in World)
Diện tích rừng – km2 (Forest area - sq. km in World) 39 279 505,0 39,99 triệu km2
Diện tích rừng - % diện tích đất (% of land
30,3 -
area in World)
Đất nông nghiệp tưới tiêu - % tổng diện tích đất
(Agricultural irrigated land - % of total agricultural 0,8 -
land in World)
Diện tích đất – km2 (Land area - sq. km in World) 129 726 589,0 129 711 959,0
Diện tích bề mặt – km (Surface area - sq.
2
134 072 219,0 134 271 669,0
km in World)
(http://dẫn từ www.tradingeconomics.com/world/arable-land-percent-of-land-area-wb-
data.html có bổ sung)
Với dân số ngày một gia tăng, việc mở rộng diện tích đất canh tác luôn là nhiệm vụ quan
trọng nhằm giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân loại. Tuy nhiên, công tác
này hiện nay vấp phải nhiều khó khăn do các nguyên nhân sau đây:
- Công nghiệp hóa – Đô thị hóa phát triển
- Sa mạc hóa, xói mòn, ô nhiễm và thoái hóa tài nguyên đất do các hoạt động của con
người.
Theo Lê Huy Bá và các tác giả (2002), hàng triệu ha đất canh tác trên thế giới đã bị sử
dụng sai mục đích. Do sự bùng nổ dân số, việc khai thác quá mức độ phì của đất đã làm cho
đất ngày càng thoái hóa, diện tích canh tác ngày một giảm sút trầm trọng. Bên cạnh đó, tình
trạng đá ong hóa, sa mạc hóa,…ngày càng gia tăng.

81
Trong tương lai, có thể khai phá và đưa vào sử dụng canh tác nông nghiệp khoảng 15-
20% nhưng xét trên phạm vi toàn thế giới quỹ đất ngày càng giảm sút (Lê Văn Khoa và các
tác giả 2002). Tài nguyên đất thế giới bị tổn thất và suy thoái gây ra bởi mất rừng hoặc khai
thác rừng đến cạn kiệt (gây xói mòn, làm kết vón đá ong, làm mất nước…), chăn thả quá
mức (làm chặt đất, giảm độ che phủ), hoạt động công nghiệp (sử dụng đất làm bãi thải gây
ô nhiễm) và do cả hoạt động nông nghiệp (mặn hóa thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý,
dùng quá nhiều hoặc hoàn toàn không sử dụng phân bón, lạm dụng hóa chất bảo vệ thực
vật)
Hằng năm, trên thế giới có gần 70.000 km2 (7 triệu ha) đất canh tác bị hoang mạc hóa do
sự gia tăng dân số. Theo định nghĩa của FAO (dẫn từ Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002),
“Hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm
thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt,…Quá trình này xảy ra liên
tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc hủy hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng
của đất trồng, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng sinh cảnh hoang tàn”.
Trong thế kỷ XX, hoang mạc hóa đe doạ gần 1/3 diện tích đất của hành tinh, ảnh hưởng đến
ít nhất 850 triệu người (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002). Việc suy thoái tài nguyên đất là
vấn đề toàn cầu nhưng nó trở nên bức xúc hơn tại các nước đang phát triển do sức ép dân số
và kỹ thuật canh tác không phù hợp.
Bảng 4.3 Tỷ lệ (%) các yếu tố đóng góp vào việc làm suy thoái đất thế giới
Nguyên nhân Châu Bắc Trung Nam Châu Châu Châu Toàn
Âu Mỹ Mỹ Mỹ Phi Á Đại thế
Dương giới
- Do mất rừng 39 4 22 41 14 40 12 30
- Do khai thác rừng quá - - 18 5 13 7 - 7
mức
- Do chăn thả quá mức 23 30 15 28 49 26 80 34
- Do hoạt động nông nghiệp 29 66 45 26 24 27 8 28
- Do hoạt động công nghiệp 9 - - - - - - -
(Nguồn: Viện Tài nguyên thế giới (1999) dẫn từ Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
b. Hiện trạng và tình hình sử dụng đất Việt Nam
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33,123 triệu ha. Trong đó diện tích sông, suối và
núi đá chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên (1.370.100 ha), phần đất liền chiếm
khoảng 94,5% diện tích đất tự nhiên - xếp thứ 58 trên 200 quốc gia. Tuy nhiên, do dân số
đông nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp khoảng 0,46 ha/người (theo
thống kê năm 1995), chỉ bằng 1/6 bình quân thế giới, - xếp thứ 159/200 (Lê Văn Khoa và
các tác giả, 2002; Lê Huy Bá và các tác giả, 2002; Lê Quý An và các tác giả, 2004).
Bảng 4.4 Hồ sơ địa lý Việt Nam (Vietnam Geography Profile) năm 2013
Đông-Nam châu Á, tiếp giáp vịnh Thái Lan, Vinh Bắc bộ,
Vị trí (Location)
và biển nam Trung Hoa, Trung Quốc, Lào và Cambodia
Tọa độ địa lý (Geographic
16 10 N, 107 50 E
coordinates)
Tổng diện tích 331.210 km2
Diện tích (Area) Đất liền: 320.070 km2
Mặt nước: 21.140 km2
Biên giới trên bộ (Land Tổng số: 4,639 km
82
boundaries) Các quốc gia tiếp giáp: Cambodia 1,228 km, China 1,281
km, Laos 2,130 km
Bờ biển (Coastline) 3,444 km không tính các đảo
Lãnh hải: 12 nm (hải lý: nautical mile = 1.852 m)
Chủ quyền biển đảo Vùng tiếp giáp lãnh hải: 24 nm
(Maritime claims) Vùng đặc quyền kinh tế: 200 nm
Thềm lục địa: 200 nm
Nhiệt đới ở miền Nam; gió mùa ở miền Bắc với mùa nóng,
Khí hậu (Climate) mưa (tháng 5 đến tháng 9) và mùa khô, ấm (tháng 10 đến
tháng 3)
Đồng bằng thấp trũng ở miền Bắc và miền Nam; các cao
Địa hình (Terrain)
nguyên miền Trung; đồi và núi ở cực Bắc và Tây-Nam
Điểm thấp nhất: Biển nam Trung Hoa (South China Sea) 0
Độ cao so với mặt biển
m)
(Elevation extremes)
Điểm cao nhất: Fan Si Pan 3.144 m
Phosphates, than (coal), manganese, các nguyên tố đất
Tài nguyên thiên nhiên
hiếm (rare earth elements), bauxite, chromate, các mỏ dầu
(Natural resources)
và khí đốt xa bờ, gỗ (timber), thủy điện (hydropower)
Đất trồng trọt (arable land): 19.64%
Sử dụng đất (Land use) Đất trồng cây lâu năm (permanent crops): 11.18%
Đất khác: 69.18% (2011)
Đất tưới tiêu (Irrigated land) 45.850 km2 (2005)
Tổng tài nguyên nước ngọt có
thể tái tạo – km3 (Total 884,1km3 (2011)
renewable water resources)
Các tai biến thiên nhiên Bão nhiệt đới – tháng 5 đến tháng 1 năm sau, với lũ lụt
(Natural hazards) diện rộng, đặc biệt ở châu thổ sông Cửu Long
Ký kết (party to): Đa dạng sinh học, Biến đổi khí hậu,
Các hiệp định quốc tế về môi Nghị định thư Kyoto về Biến đổi khí hậu, Hoang mạc hóa,
trường (Environment - Các loài nguy cấp, Biodiversity, Biến động môi trường,
international agreements) Các chất thải nguy hại, Luật biển, Bảo vệ tầng ozone, Ô
nhiễm do tàu thuyền, Đất ngập nước
Lưu ý về mặt địa lý Kéo dài 1.650 km theo trục Bắc – Nam, đường cắt ngang
(Geography – note) chỉ 50 km tại điểm hẹp nhất
(Trừ những điểm được lưu ý, thông tin ở trang này được cập nhật đến ngày 21 tháng 1, năm
2013; Nguồn: http://www.indexmundi.com/vietnam/geography_profile.html)

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có thể phân tài nguyên đất Việt Nam thành hai nhóm lớn:
- Nhóm đất hình thành do bồi tụ: đất thủy thành có diện tích khoảng 8 triệu ha chiếm
28,27% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất đồng bằng là 7 triệu ha.
- Nhóm đất được hình thành tại chỗ: đất địa thành có diện tích khoảng 25 triệu ha.
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, đất Việt Nam đa dạng về loại và phong phú về khả năng
sử dụng cho phép trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới điển hình như cao su, cà phê,…đến
cây ôn đới như khoai tây, cải bắp,… và có khả năng trồng xen, trồng nhiều vụ.

83
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng đất tính đến 01/01/2014 và 13/11/2018
(Theo QĐ số 1467/QĐ-BTNMT và 2908/QĐ-BTNMT)
Tổng diện tích (ha)

CẢ NƯỚC
Tổng diện tích đất tự nhiên 33.096.731-33.123.597
Đất nông nghiệp 26.822.953-27.289.454
Đất sản xuất nông nghiệp 10.231.717-11.498.497
Đất trồng cây hàng năm 6.409.475-6,952,082
Đất trồng lúa 4.078.621-4.120.498
Đất trồng cây hàng năm khác 2.289.648-2.831.584
Đất trồng cây lâu năm 3.822.241-4.546.415
Đất lâm nghiệp 15.845.333-14.940.863
Rừng sản xuất 7.597.989-7.480.415
Rừng phòng hộ 5.974.674-5.256.920
Rừng đặc dụng 2.272.670-2.203.527
Đất nuôi trồng thuỷ sản 707.827-795.311
Đất làm muối 17.887-17.005
Đất nông nghiệp khác 20.190-37.778
Đất phi nông nghiệp 3.795.871-3.773.750
Đất ở 702.303-721.676
Đất ở đô thị 143.815-162.902
Đất ở nông thôn 558.848-558.774
Đất chuyên dùng 1.904.575-1.893.141
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 19.316-13.084
Đất quốc phòng 291.250-245.081
Đất an ninh 51.401-52.648
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 277.777-279.876
Đất có mục đích công cộng 1.264.831-1.219.176
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15.296-18.744
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 101.966-104.084
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.068.418-984.838
Đất phi nông nghiệp khác 4.313-51.268
Đất chưa sử dụng 2.476.908-2.060.393
Đất bằng chưa sử dụng 224.741-212.150
Đất đồi núi chưa sử dụng 1.987.445-1.679.784
Núi đá không có rừng cây 264.722-168.459
Đất mặt nước ven biển 56.324-113.898
Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản 37.298-31.186
Đất mặt nước ven biển có rừng 4.820-4.786
Đất mặt nước ven biển có mục đích khác 14.206-77.926
Ghi chú: Số liệu đứng trước thuộc thống kê năm 2014
Các số liệu trên cho thấy Việt Nam đã nỗ lực để mở rộng diện tích đất canh tác, gia tăng
diện tích đất lâm nghiệp cũng như đất ở và đất chuyên dụng. Điều này cho thấy công tác
khai hoang đã có nhiều bước tiến trong điều kiện khó khăn của Việt Nam hiện nay. Tuy
84
nhiên, bình quân diện tích đất canh tác đã thấp lại giảm nhanh theo thời gian do sức ép của
việc gia tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Tính
đến 2000, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của Việt Nam chỉ còn 0,1 ha.
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002) đã nhận định cho dù đến năm 2020 tiềm năng đất
nông nghiệp được khai thác hết (khoảng trên 10 triệu ha) thì với dân số đông, diện tích đất
nông nghiệp chỉ còn dưới 1.000m2/người. Như vậy, nước ta là một trong những nước hiếm
đất trên thế giới nên việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội phải gắn liền với chiến lược
sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Ngoài ra, với đặc điểm 2/3 diện tích là đất đồi núi lại nằm ở vùng nhiệt đới ẩm, mưa
nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh nên đất
dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất. Mặc dù tác động của
con người luôn xảy ra theo hai khía cạnh tiêu cực và tích cực nhưng xu hướng tiêu cực là
chủ yếu. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), nhìn chung các quá trình thoái hóa đất ở
Việt Nam ngày càng gia tăng do các lý do:
- Mất rừng
- Đốt nương làm rẫy
- Canh tác không hợp lý trên đất dốc
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), xu hướng hoang mạc hoá ngày càng gia tăng ở
Việt Nam, nhất là ở đất trống đồi núi trọc. Tác động tổ hợp của các điều kiện tự nhiên và
hoạt động kinh tế của con người là hai quá trình đồng thời làm xuất hiện 6 quá trình dẫn
đến hoang mạc hóa ở Việt Nam:
- Đất bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn và rửa trôi.
- Nạn cát bay ở vùng ven biển (hoang mạc cát).
- Đất bị mặn hóa, chủ yếu là mặn hóa thứ sinh do tưới tiêu không đúng quy trình kỹ thuật
(hoang mạc mặn).
- Đất bị phèn hóa do chặt phá rừng tràm, rừng ngập mặn để sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản (hoang mạc phèn).
- Đất thoái hóa do canh tác nông nghiệp hoặc chăn thả quá mức ở vùng đất dốc làm xuất
hiện sự kết vón đá ong (hoang mạc đất cằn).
- Đất thoái hoá do khai thác mỏ, đãi quặng bừa bãi, đặc biệt là những khu vự tự phát của tư
nhân làm trôi đất tằng mặt, lộ đá gốc (hoang mạc đá).
Các vấn đề nêu trên cho thấy cần phải có các biện pháp thích hợp để khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất Việt Nam như quy hoạch, giao đất giao rừng, tăng cường
công tác quản lý, đẩy mạnh các chương trình - dự án sử dụng đất lâu dài và phát triển thị
trường về quyền sử dụng đất.
Mục tiêu của Nghị quyết phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ
2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ (Số 67/NQ-CP ngày 12/05/2020) cho
thấy Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm cụ
thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh
vực và các địa phương; sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường
sinh thái, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
nhằm phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước với quan điểm:

85
- Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước,
quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; tăng giá trị
kinh tế, tài chính đất đai đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất vừa đáp ứng mục tiêu trước
mắt và mục tiêu lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền tảng và phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc
gia; gắn với quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng và địa phương tạo tính liên kết liên
vùng, liên tỉnh nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng đất đai của từng vùng, địa phương, là
cơ sở để thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và phân công lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu
bảo tồn thiên nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và đất di tích danh thắng nhằm đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia, quản lý diện tích rừng bền vững; bảo đảm hài hòa các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ cảnh quan môi trường sinh
thái và đa dạng sinh học; bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.
- Phát triển quỹ đất theo hướng khai hoang, lấn biển; xây dựng công trình ngầm trong lòng
đất tại khu vực có đủ điều kiện; đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ,
du lịch để khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi,
biên giới, ven biển và hải đảo. Cho phép chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa tại những
khu vực bị nhiễm mặn, hạn hán, ngập lụt để chuyển sang các mục đích khác và di dời các
cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi trung tâm thành phố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các hạ
tầng then chốt, có sức lan tỏa lớn; đáp ứng quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp, dịch
vụ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới; đặc
biệt đối với vùng miền núi, biên giới, hải đảo nhằm thu hút các nguồn lực để khai thác hiệu
quả quỹ đất.
- Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ của các nước trên thế giới và
trong khu vực; kế thừa những thành tựu đã có để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính khả
thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa.
3. TÀI NGUYÊN NƯỚC (WATER RESOURCE)
3.1 Khái niệm
Có thể xem nước là một dạng tài nguyên vật chất có nguồn gốc thiên nhiên cần thiết cho
đời sống và hoạt động của con người và xã hội. Theo đó, con người còn có thể khai thác từ
nguồn nước các dạng tài nguyên khác tùy theo quan điểm tiếp cận.
Xét theo ý nghĩa, nước rất cần thiết cho sự sống trên hành tinh. Nước là một thành phần
môi trường và bản thân nước cũng là một dạng môi trường. Thông thường, ở đâu có nước ở
đó có sự sống. Nước tham gia vào cấu trúc của sinh quyển đồng thời điều hòa mội yếu tố
của khí hậu, đất đai và sinh vật thông qua chu trình vận động của mình. Do vậy, có thể nói
nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái.
Trong thực tế, nước đáp ứng đa dạng nhu cầu của cuộc sống con người. Với tính năng sử
dụng, nước có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, tạo
năng lượng, giao thông vận tải,…Có thể nói, nước là loại tài nguyên thiên nhiên cơ bản và

86
quý giá nhất, là một loại hàng hóa đặc biệt. Tuy nhiên tài nguyên nước chủ yếu đề cập đến
nước ngọt do nước mặn hầu như không thể đáp ứng các nhu cầu của hoạt động sản xuất và
sinh hoạt của con người mặc dù hai dạng tồn tại này của tài nguyên nước có liên quan lẫn
nhau.
Một đặc trưng của tài nguyên nước là không ngừng vận động và thay đổi trạng thái tạo
nên vòng tuần hoàn của nước trong đất và khí quyển tạo nên chu trình nước. Chu trình
nước toàn cầu quyết định khả năng cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt con người và các hoạt
động sản xuất khác.
Phần lớn (khoảng 94%) nước tồn tại trong các đại dương, 1,65% tồn tại ở dạng băng hà ở
hai cực. Lượng nước ngọt con người có thể sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Bảng 4.6 Thể tích các nguồn nước tự nhiên trên thế giới
Nguồn nước Thể tích (x 1.000 km3) Tỷ lệ % Tỷ lệ (%)
tổng lượng
nước ngọt
- Đại dương, a/
1.370.223 1.338.000 b
- 94,2(1)/ 96,54b
- Băng hà (và tuyết) 280a/24.064b 68,7b 1,65(1)/1,74b
- Nước ở dạng đóng băng 300b 0,86b 0,22b
trong đất (Ground Ice &
Permafrost)
- Nước ngầm 60.000a/23.400b - 4,12a/1,69b
• Nước ngọt 10.530 b
30,1 b
0,76b
• Nước mặn 12.870b - 0,93b
- Hồ 280 a/176b - 0,019a/0,013b
• Nước ngọt 91b 0,26b 0,007b
• Nước mặn 86,4 b
- 0,006b
- Hơi ẩm trong đất 85 a/16,5b 0,05b 0,001b
- Hơi ẩm trong không khí 14 a/12,9b 0,04b 0,001b
- Nước đầm lầy 11,47b 0,03b 0,0008b
- Sông suối a
1,2 /2,12 b
0,006 b
0,0002b
- Nước trong cơ thể sinh 1,12b 0,00 b 0,0001b
vật
Tổng cộng ~ 1.454.613,3
(Nguồn: Kushelev (1979) dẫn theo Lê Trình và các tác giả, 1992; b USGS, 2019)
a

Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (United States Geological Survey - USGS)
(https://www.usgs.gov/special-topic/water-science-school/science/how-much-water-there-
earth?qt-science_center_objects=0#qt-science_center_objects), lượng nước trên toàn cầu
khoảng 1.386 tỷ km3. Trong đó khoảng 12.900 km3 ở dạng bay hơi trong không khí và mỗi
ngày có khoảng 1.170 km3 nước bốc hơi vào khí quyển. Phần lớn lượng nước ngọt trên thế
giới ở dạng nước ngầm và hơi ẩm trong đất với 8.400.000 km3 và 29.200.000 km3 tồn tại
dưới dạng băng hà (glaciers and icecaps) ở chủ yếu các địa cực.
Người ta ước tính khoảng 23% năng lượng bức xạ đi tới bề mặt trái đất để thúc đẩy chu
trình thủy văn. Vành đai không khí nóng mang hơi nước này dâng lên cao khuếch tán về
các cực gặp lạnh gây ngưng tụ rồi trở lại mặt đất và mặt biển tạo nên hai lợi ích:
- Mưa cung cấp nước sạch

87
- Giải phóng nhiệt lượng đã hấp thụ trong quá trình bay hơi làm khí quyển ở các vùng vĩ độ
cao đỡ giá lạnh.
Lượng nước mưa rơi xuống một phần thấm vào đất, một phần tạo thành dòng chảy bề
mặt và phần còn lại được động thực vật sử dụng. Sự khác nhau giữa lượng mưa trên đất
liền (110.000 km3/năm) và lượng bốc hơi trên đất liền (70.000 km3/năm) chính là lượng
nước chảy tràn từ đất liền ra biển (40.000 km3). Trong khối lượng nước ấy, chỉ có khoảng
9.000 km3/năm cung cấp cho mọi nhu cầu của con người.

Hình 4.4 Chu trình nước toàn cầu hằng năm


(Nguồn: Dựa theo https://www.usgs.gov/media/images/water-cycle-natural-water-cycle)
Nước được con người sử dụng thường chuyển trở lại nguồn nước mặt dưới dạng nước có
mang theo chất thải các loại được tạo ra từ nhiều lãnh vực hoạt động của con người. Các
chất thải, chất xói mòn hoặc thẩm lậu từ đất ra tồn tại dưới dạng hòa tan hay lơ lửng, cuối
cùng được mang ra biển. Trong quá trình này, chủ yếu nước được làm sạch qua quá trình
bay hơi. Bên cạnh đó nước còn được làm sách qua các quá trình vật lý, hóa học và sinh học
khác. Do vậy nước được xem là dạng tài nguyên tái tạo.
3.2 Hiện trạng và tình hình sử dụng nước
a. Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên nước thế giới
Theo tài liệu của Viện Tài nguyên thế giới công bố năm 2002 – 2003, hiện nay lượng tài
nguyên nước ngọt tái tạo được trên trái đất là 40.594 km3/năm, trung bình 6.538 m3/người.
Chủ yếu phần tài nguyên nước được con người khai thác và sử dụng là nước mưa, nước bề
mặt và nước ngầm. Các đặc tính về động học, điều kiện sinh học và các yếu tố vô sinh khác
của các nguồn nước là những nhân tố quyết định đến chất lượng của các nguồn nước.
- Nguồn nước mưa: nước mưa được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan hiếm nước ngọt.
Trước tiên là các vùng hoang mạc; tiếp theo là dải ven biển nơi mà nước mặt, nước ngầm bị
nhiễm mặn; và các vùng hải đảo. Nhìn chung, nguồn nước mưa là nguồn nước sạch đáp
ứng được các tiêu chuẩn nước sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, mưa phân bố rất không đều
trên trái đất theo không gian và thời gian.
- Nguồn nước mặt: bao gồm nguồn nước tĩnh và nguồn nước chảy. Do có mặt thoáng tiếp
xúc với không khí và thường xuyên tiếp nhận nước bổ sung từ nước mưa, nước ngầm tầng
nông và các dòng chảy bề mặt nên dễ bị ô nhiễm do nước thải từ các hoạt động dân sinh và

88
các tác nhân gây ô nhiễm không khí. Chất lượng nước bề mặt, do vậy, thay đổi theo không
gian và thời gian. Nhìn chung, chất lượng nước nước bề mặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như cấu trúc địa chất, địa hình - địa mạo, thảm thực vật, xói mòn bề mặt, hoạt động của con
người…
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2010), có 3 dạng nước mặt chính là:
• Nước hồ: Trên phạm vi toàn cầu, có khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên trong đó có 145 hồ có
diện tích tên 100 km2. Trên thế giới có khoảng 20 hồ có độ sâu trên 400 m. Những hồ nước
ngọt nổi tiếng là hệ thống hồ lớn (great lakes) ở Bắc Mỹ, hồ Victoria (châu Phi), hồ Baical
(Siberi, Nga),... Bên cạnh đó, con người đã xây dựng trên 10.000 hồ chứa để điều tiết và
khai thác dòng chảy của các hệ thống sông. Nước hồ là nguồn cấp nước quan trọng, đặc
biệt đối với những vùng khan hiếm nước. Tuy nhiên, khi sử dụng nước hồ làm nuồn nước
cấp, cần khảo sát kỹ nguồn bổ sung có kế hoạch khai thác hợp lý tránh gây cạn kiệt.
• Nước đầm lầy (Swamp water): Trữ lượng khoảng 11.470 km3 (USGS, 2019) với tổng
diện tích 2.682 km2 (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2010) chủ yếu tập trung ở châu Âu, châu
Phi và Nam Mỹ với tính chất tương tự nước hồ. Lê Văn Khoa và các tác giả (2010), ở Việt
Nam nguồn nước này không phổ biến.
• Nước sông: Nước sông thường được chọn làm nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các đô
thị và khu dân cư tập trung do dễ khai thác. Tuy nhiên, nước sông dễ bi ô nhiễm từ nước
thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nhiễm mặn và biến đổi theo mùa. Do vậy, trong hoạt
động cấp nước cần có quy trình xử lý phù hợp với sự thay đổi chất lượng nước.
Do quá trình vận động - tuần hoàn của nước nên nước sông là nuồn nước có tốc độ phục
hồi nhanh. Mặc dù thể tích chứa của các dòng sông ước tính chỉ khoảng 1.200 km3 nhưng
lưu lượng dòng chảy lên đến 41.500 km3/năm, có nghĩa các dòng sông đã tái nạp 34,6 lần
mỗi năm (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2010). Tuy nhiên, nước sông phân phối rất không
đều theo thời gian và không gian. Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (2019), 5 dòng sông
lớn nhất thế giới bao gồm sông Nile, Đông Bắc châu Phi (6.650 km); sông Amazon, Nam
Mỹ (6.400 km); sông Dương Tử, Trung Quốc (6.300 km); Mississippi – Missouri –
Jefferson, Bắc Mỹ (6.275 km) và sông Yenisei, Châu Á (5.539 km).
- Nguồn nước ngầm: nước ngầm tồn tại trong các khoảng trống trong lòng đất, trong các
khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước ngầm có thể tập trung thành bể,
bồn hoặc thành dòng chảy trong lòng đất. Nước ngầm là một hệ thống hóa lý phức tạp, thay
đổi theo thành phần và hoạt độ của các phân tử có mặt và theo điều kiện nhiệt động học.
Thông thường nước ngầm chứa các thành phần hoà tan từ các lớp đất đá mà nó chảy qua.
Nước ngọt là yếu tố không thể thiếu trong phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
Theo đà phát triển của nền văn minh nhân loại, nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt và các hoạt
động sản xuất của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên, tùy thuộc tình hình phát triển và
tài nguyên nước tại mỗi khu vực, mỗi quốc gia mà khả năng cung ứng nước cho mỗi mục
đích thay đổi khác nhau. Nói chung nước được khai thác và sử dụng cho 3 lĩnh vực chính là
sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp nhu cầu nước thay đổi tùy thuộc nhiều yếu tố như điều kiện
nhiệt độ, lượng mưa, chế độ tưới, loại thực vật…Tuy nhiên, người ta cũng xác định một
cách tương đối như sau: để sản xuất hai vụ lúa cần một lượng nước từ 14.000 – 25.000
m3/ha/năm; đối với thực vật ở cạn và hoa màu, nhu cầu khoảng 5.000 m3/ha/năm,...
Tương tự như sản xuất nông nghiệp, mỗi loại hình sản xuất công nghiệp cũng như mỗi
công nghệ yêu cầu một lượng nước, một loại nước khác nhau. Nhìn chung là nhu cầu nước

89
cho sản xuất công nghiệp rất lớn. Ước tính để sản xuất 1 tấn nhôm cần 1.400 m3 nước, 1 kg
giấy cần 199 lít nước, 1 tấn thép – 20.000 tấn nước, sản xuất 1 tấn vải sợi Capron – 5.600
m3, khai thác 1 tấn dầu thô cần 10 tấn nước,…
Theo Lê Thị Thanh Mai (2002), nếu tính thêm lượng nước dùng để sản xuất năng lượng,
ước tính 7% tổng lượng nước dành cho nhu cầu sinh hoạt, 12% cho hoạt động công nghiệp,
50% dùng cho sản xuất năng lượng và phần còn lại cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.7 Tình hình cung ứng nước một số khu vực
Cung ứng nước sinh Cung ứng nước sinh Cung cấp
hoạt năm 1990 (%) hoạt năm 2004 (%) nước sinh
hoạt đến 2015
Vùng/khu vực (%)
Mục tiêu
Tổng Đô Nông Tổng Đô Nông
thiên niên kỷ
số thị thôn số thị thôn
(MDG)
Hạ Sahara (Sub-
48 82 35 55 81 41 74
Saharan Africa)
Trung và Tây Phi 49 79 34 55 76 40 75
Đông và Nam
48 87 36 56 86 42 74
Phi
Trung Đông và
86 96 75 88 95 78 93
Bắc Phi
Nam Á 71 89 65 85 94 81 86
Đông Á và khu
vực Thái Bình 72 97 61 79 92 70 86
Dương
Mỹ La Tinh và
83 93 60 91 96 73 92
Caribean
Các quốc gia
100 100 100 100 100 100 100
công nghiệp
Các nước đang
71 93 60 80 92 70 86
phát triển
Thế giới 78 95 64 83 95 73 89
(Nguồn: UNICEF, 2006)
Bảng 4.8 Lượng nước dùng cho các lĩnh vực ở các nhóm quốc gia theo thu nhập
Nhóm quốc gia Lượng nước tính theo Tỷ lệ lượng nước cấp cho các mục đích (%)
đầu người (m3) Dân dụng Công nghiệp Nông nghiệp
- Thu nhập thấp 386 4 5 91
- Thu nhập TB 453 13 18 69
- Thu nhập cao 1.167 14 47 39
(Nguồn: Lê Thị Thanh Mai, 2002)
Bảng 4.9 Tỷ lệ lượng nước sử dụng cho các mục đích khác nhau so với nguồn nước
Châu lục Tỷ lệ nguồn nước Tỷ lệ nước cấp cho các mục đích (%)
ngọt sử dụng (%) Ăn uống, sinh hoạt Công nghiệp Nông nghiệp
- Châu Âu 7 14 55 31

90
- Châu Á 12 6 9 85
- Châu Mỹ 9 9 42 49
- Việt Nam 9,6 3,7 20,4 75,9
Trung bình
toàn thế giới 8 23 69
(Nguồn: Nguyễn Văn Đản (1999) dẫn theo Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng nước bao gồm cả 2 loại hình thức: loại lấy ra khỏi dòng
chảy tự nhiên và loại sử dụng trực tiếp ngay trên dòng chảy.
Theo công bố của FAO năm 2006 (dựa trên các số liệu thống kê từ 1994 đến 2003),
lượng nước ngọt khai thác, lượng mước cấp trung bình và lượng nước sử dụng theo các
mục đích ở một số khu vực và quốc gia được trình bày qua bảng 4.10.
Điều cần lưu ý là toàn bộ nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ…sau khi qua sử dụng đều trở thành nước thải, bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau và lại
được đưa vào môi trường. Mặt khác, nước sử dụng cần hai yêu cầu: số lượng và chất lượng.
Nhiều nơi nước dư thừa nhưng không sử dụng được, ngược lại có nơi nước ít bị ô nhiễm
nhưng lại cạn kiệt. Thực tế, những con số nêu trên có thể giảm xuống nếu biết cải tiến kỹ
thuật và tiết kiệm trong quá trình sử dụng.
Nhìn chung, con người đã tác động quá mạnh vào tự nhiên cũng như các nguồn nước
làm thay đổi nghiêm trong các hệ thống dòng chảy, gây ô nhiễm và suy thoái các nguồn
nước không chỉ nước bề mặt mà cả nước ngầm. Theo những tính toán trước đây, số người
không được sử dụng nước sạch gia tăng từ 720 triệu năm 1980 lên đến 1 tỷ năm 2000. Hiện
nay vấn đề nước ngọt ngày càng trở nên cấp bách, sự tái tạo không kịp để cung ứng cho
nhu cầu. Tình trạng thiếu nước ngọt và khan hiếm nước sạch xảy ra ở nhiều vùng trên thế
giói, đặc biệt ở các nước đang phát triển, những nơi đông dân cư và đô thị. Điều này đặt ra
một vấn đề thiết thực: việc phát triển cuộc sống lâu bền của nhân loại cần gắn liền với bảo
vệ tài nguyên nước.
Bảng 4.10 Lượng nước cấp hàng năm ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới
Khu vực/ quốc gia Tổng Lượng khai thác Trung bình lượng nước sử dụng
lượng nước trung bình theo các mục đích (%)
khai thác (m3/người/năm) Sinh Công Nông
(km3/năm) hoạt nghiệp nghiệp

91
Châu Phi 213,24 198,06 23,42 7,64 68,94
Ai cập 68,03 923 8 6 86
Kenya 1,58 46 30 6 64
Congo 0,03 8 59 29 12
Cote D’Ivoire 0,93 51 24 12 64
Somali 3,29 400 0 0 100
Bắc và Trung Mỹ 622,48 411,9 22,9 19 58,1
Canada 44,72 1.386 20 69 12
Costarica 2,58 619 29 17 53
Mexico 78,22 731 17 5 77
Trinidad và Tobago 0,31 237 68 26 6
Hoa Kỳ 477 1.600 13 46 41
Nam Mỹ 164,62 820,42 13,75 8,17 78,08
Argentina 29,19 753 17 9 74
Guyana 1,64 2.187 2 1 98
Chile 12,55 770 11 25 64
Châu Á 2.286,943 797,3 15,07 8,17 76,76
Afghanistan 23,26 779 2 0 98
Trung Quốc 549,76 415 7 26 68
Ấn Độ 645,84 585 8 5 86
Nhật Bản 88,43 690 20 18 62
Việt Nam 71,39 874 8 24 68
Thailand 82,75 1.288 2 2 95
Châu Âu 392,22 556,71 25,59 49,97 24,44
Hy Lạp 8,70 782 16 3 81
Đức 38,01 460 12 68 20
Cộng Hoà Séc 1,91 187 41 57 2
Ý 41,98 723 18 37 45
Thụy Điển 2,68 296 37 54 9
Anh 11,75 197 22 75 3
Châu Đại Dương 26,54 454 34,6 19,2 46,2
Úc 26,06 1.193 15 10 75
Fiji 0,07 82 14 14 72
New Zealand 2,11 524 48 9 42
(Nguồn: http://www.worldwater.org/data.html)
b. Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên nước Việt Nam
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2010), mỗi người dân Việt Nam có thể nhận được một
lượng nước bằng 3.870 m3/năm; hoặc 10,6 m3/ngày. Tuy nhiên, với dân số gia tăng con số
này chắc chắn giảm xuống. Ngoài ra còn phải xem xét nhiều vấn đề khá như biến đổi khí
hậu toàn cầu gây ảnh hưởng đến sự phân phối nước ngọt theo thời gian, mối liên hệ giữa
phát triển kinh tế - xã hội và khả năng xử lý – tái sử dụng nước,…
Khái quát, tài nguyên nước ngọt Việt Nam bao gồm:
- Tài nguyên nước bề mặt: Chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn (trung bình từ
1.500 – 2.000 mm/năm) tạo điều kiện hình thành dòng chảy và mạng lưới sông suối dày
đặc ở Việt Nam, đạt đến trên 0,5 – 2,0 km/km2 với chiều dài tổng cộng trên 52.00 km. Nếu

92
chỉ tính những sông dài trên 10 km, Việt Nam có khoảng 2.360 sông (Lê Quý An và các tác
giả, 2004). Những dòng sông này tạo nên 15 lưu vực chính trải khắp Việt Nam (Asian
Dvelopment Bank – ADB, 2009). Tổng lượng dòng chảy tất cả các sông suối chảy qua Việt
Nam khoảng 853 km3/năm tương đương 27.000 m3/s (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)..
Ngoài nguồn nước nhận được từ mưa, Việt Nam còn có nguồn nước rất lớn do các con
sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ nước ngoài vào. Nói chung, tồng lượng dòng chảy
Việt Nam bao gồm:
• Phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam: 317 km3/năm chiếm 37%.
• Phát sinh từ các nước láng giềng: 536 km3/năm chiếm 63%.
Lượng nước các sông phân chia theo nhóm như sau:
• Nhóm 1: hệ thống sông mà thượng nguồn của lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam như
Sêsan, Srepok, Nậm Rốm…chiếm 4,6% tổng lượng dòng chảy.
• Nhóm 2: hệ thống sông mà phần trung lưu và hạ lưu nằm trong lãnh thổ Việt Nam như
Mekong, sông Hồng, sông Mã, sông Cả…
• Nhóm 3: hệ thống sông có lưu vực hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Việt Nam, chiếm
11,4% tổng lượng dòng chảy.
Bảng 4.11 Lưu lượng nước mặt các sông Việt Nam
Nhóm sông Sông Các sông Diện tích lưu vực (km2) Tổng lượng nước sông
có liên (km3/năm)
quan Toàn bộ Trong Ngoài Toàn Trong Ngoài
nước nước bộ nước nước
Nhóm 1
Nhóm hệ Bằng 13.180 11.200 1.980 9,15 7,47 1,68
thống sông Giang Kỳ
có thượng Cùng
nguồn lưu Nậm Rốn 1.650 1.650 1,10 1,10
vực nằm Sêpan 11.620 11.620 11,40 11,40
trong lãnh Srepok 18.480 18.480 15,70 15,70
thổ Việt Sông Tây Sông Sê - 7.750 1,50 1,50
nam Thừa bănghiên
Thiên
Tổng 45.705 43.725 1.980 38,85 37,17 1,68
Nhóm 2
Hệ thống Hồng và Toàn bộ 168.700 86.500 82.200 137,0 93,00 44,00
sông có Thái Bình lưu vực
trung và hạ hai sông
lưu nằm Mã 28.400 17.600 10.800 20,1 15,76 4,34
trong lãnh Cả 27.200 17.730 9.470 24,2 19.46 4,74
thổ Việt Đồng Nai 41.100 37.400 3.700 30,6 29,20 1,40
Nam Mekong 795.000 40.000 755.000 505 25,2 479,8
Tổng 1.060.000 199.230 861.170 716,9 189,62 543,28
Nhóm 3
S. Quảng 4.720 4.720 8,9 8,9
Ninh
Gianh 4.680 4.680 4,9 4,9
Nhật Lệ 26.500 26.500 2,6 2,6

93
Thạch 2.600 2.600 2,6 2,6
Hãn
Hương Bồ, Ôlâu, 3.700 3.700 6,4 6,4
Truồi
Ba 13.900 13.900 10,3 10,3
Thu Bồn 10.350 10.350 18,9 18,9
Trà Khúc 3.240 3.240 3,3 3,3
Kôn 2.900 2.900 2,6 2,6
Cái Ninh 852 0,8 0,8
Hoà
Cái Nha 1.900 1.900 2,3 2,3
Trang
Cái Phan 3.000 3.000 2,4 2,4
Rang
Cái Phan 1.050 1.050 0,5 0,5
Thiêt
Tổng 55.602 66,5 66,5
Tổng cộng 297.557 822,1 293,29 535.96
Tổng cả nước 330.000 853,8 317,90 535,96
(Nguồn: Viện Quy hoạch và Quản lý nước dẫn theo Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
Về nước tĩnh, Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể (Bắc Kạn) có diện tích 5
km2, Biển Hồ ở Gia Lai – 8 km2, hồ Lak ở Đaklak – 10 km2,…và những hồ nhân tạo như
Hoà Bình – 5.680 triệu m3, Trị An – 2.547 triệu m3, Thác Bà – 1.311 triệu m3, Dầu Tiếng –
1.111 triệu m3, Yaly – 779 triệu m3, Hàm Thuận-Đa My – 535 triệu m3,…
- Nguồn nước ngầm: Tiềm năng của Việt Nam cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm
năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ (chưa kể các hải
đảo) ước tính gần gần 2.000 m3/s, tương ứng khoảng 60 tỷ km3/năm. Trữ lượng này thay
đổi tùy theo vùng: dồi dào nhât ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long; khá
nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và
Nam Trung Bộ (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2010).
Trữ lượng ở giai đoạn thăm dò tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt 8 tỷ m3/năm (khoảng
13% tổng trữ lượng). Theo kết quả nghiên cứu đã có đến năm 1999, trữ lượng nước ngầm
loại có thể khai thác ngay với độ tin câỵ cao (cấp A) vào khoảng 736.205 m3/ngày. Hiện
nay, tổng lượng đã khai thác chỉ vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm đến, lượng
khai thác có thể lên đến 12 tỷ m3/năm. So sánh với thế giới, trữ lượng nước ngầm Việt Nam
thuộc vào loại trung bình.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn về tài nguyên nước (Lê Quý An và
các tác giả, 2004):
- 2/3 tổng lượng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài.
- Tài nguyên phân bố không đều theo thời gian và không gian.
- Nhiều thiên tai gắn liền với nước.
- Chất lượng nước đang giảm sút tại nhiều nơi.
- Yêu cầu nước đang tăng nhanh.
Theo ADB (2009), đến năm 2020, nhu cầu sử dụng nước của Việt Nam tăng lên 48% so
với năm 2009; bao gồm tưới tiêu tăng 30%, nuôi trồng thủy sản tăng 90%, cung ứng cho đô

94
thị tăng 150%, đặc biệt công nghiệp tăng đến 190%. Những thay đổi này đặt ra một gánh
nặng đối với tài nguyên nước ngọt Việt Nam.
Để giảm thiểu những khó khăn nêu trên, Việt Nam cần tiến hành ngay một số công tác
tác sau:
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước: để có thể bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên
nước, hàng loạt công tác cần kết hợp nhiều lĩnh vực công tác như giáo dục bảo vệ môi
trường và tài nguyên, hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch lưu vực, nâng cao hiệu
quả và thực hiện tiết kiệm trong tất cả các ngành sản xuất, xây dựng các hồ chứa nước sử
dụng tổng hợp, gắn liền việc quản lý tài nguyên nước với các loại tài nguyên khác trong
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp lưu vực, hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các
nước láng giềng cùng chia sẻ tài nguyên nước trên các hệ thông sông xuyên biên giới, kiểm
soát chặt chẽ việc chôn lấp chất thải, đẩy mạnh việc xử lý nước thải,…
- Kiểm soát lũ lụt: công tác này cùng cần được thực hiện đồng thời theo nhiều lĩnh vực như
trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn; củng cố hệ thống đê và công tác hộ đê;
điều tiết lũ bằng các hồ chứa đầu nguồn; xây dựng nhà vượt lũ; chỉnh trị lòng sông, mở
rộng hệ thống kênh thoát lũ,…
4. TÀI NGUYÊN SINH VẬT HOANG DÃ (WILDLIFE RESOURCE)
4.1 Khái niệm
Tài nguyên sinh vật được xem là tất cả các sinh vật sống trong sinh quyển, chúng có thể
là động vật, thực vật, vi sinh vật…
Tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng, chúng đóng góp vai trò to lớn đối với
cuộc sống con người, thể hiện qua các mặt:
- Cung cấp một lượng lương thực - thực phẩm có giá trị
- Nguồn khai thác vật liệu và dược liệu cho các ngành kinh tế
- Đóng vai trò hỗ trợ nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sinh học, đặc biệt là y học
- Giúp duy trì sự lành mạnh và tính ổn định của các hệ sinh thái
Trên thực tế, tài nguyên sinh vật là dạng tài nguyên có khả năng tái tạo nên rất nhạy cảm
làm cho những vai trò nêu trên càng có ý nghĩa hơn. Trong hoạt động sản xuất lương thực -
thực phẩm, đây là nguồn nguyên liệu tiềm tàng đối với quá trình thuần hóa và lai tạo trong
sản xuất nông nghiệp nói chung.
4.2 Hiện trạng và tình hình khai thác - sử dụng tài nguyên sinh vật thế giới
Các nguồn số liệu về tài nguyên sinh vật thay đổi theo thời gian (theo sự bổ sung của các
công trình nghiên cứu). Trên thực tế, con người vẫn chưa thể xác định tất cả các loài sinh
vật có mặt trên trái đất. Theo những số liệu gần đây, đến nay con người đã biết khoảng
1.750.000 loài động vật, thực vật và vi sinh vật
Bảng 4.12 Số loài sinh vật đã biết và ước đoán trên trái đất
Nhóm loài Số loài Số loài ước đoán Số loài đang Mức
đã biết Cao (x Thấp (x nghiên cứu chính xác
1000) 1000) (x 1000)
Virus 4.000 1.000 50 400 Rất thấp
Vi khuẩn 4.000 3.000 50 1.000 Rất thấp
(Bacteria)
Nấm 72.000 27.000 200 1.500 Tương đối
(Fungi)
Nguyên sinh 40.000 200 60 200 Rất thấp

95
động vật
(Protozoa)
Tảo (Algae) 40.000 1.000 150 4000 Rất thấp
Thực vật 270.000 500 300 320 Tốt
bậc cao
(Plant)
Giun tròn 25.000 1.000 100 400 Thấp
(Nematode)
Chân khớp
(Arthropod)
- Giáp xác 40.000 200 75 150 Tương đối
(Crustacean)
- Nhện 75.000 1.000 300 750 Tương đối
(Archnid)
- Côn trùng 950.000 100.000 2.000 8.000 Tương đối
(Insect)
Thân mềm 70.000 200 100 200 Tương đối
(Mollusk)
Có dây sống 45.000 55 50 50 Tốt
(Chordate)
Các nhóm 115.000 800 200 250 Tương đối
khác
Tổng số 1.750.000 111.655 3.635 13.620 Rất thấp
(Nguồn: Chương trình môi trường Liên hiệp quốc - Đánh giá đa dạng sinh học dẫn theo
Nebel và Wright, 1998)
Có ý kiến cho rằng đây mới chỉ là 4,1% tổng số loài trên hành tinh (khoảng 30 triệu loài).
Dựa trên tỷ lệ phát hiện mới qua nghiên cứu (đặc biệt về phân loại), số lượng loài sinh vật
trên đang tồn tại trên hành tinh chúng ta có thể lên đến 50 triệu (Cunningham và Saigo,
1997). Trong tất cả các loài trên thế giới, chỉ có từ 10% đến 15% ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Ngược lại, các trung tâm đa dang sinh học lớn nhất có xu hướng thuộc về các vùng nhiệt
đới và nhiều loài trong số này chưa được nghiên cứu. Bán đảo Malaysia là một điển hình
với ít nhất 8.000 loài thực vật có hoa trong khi Vương quốc Anh với diện tích 2 lần lớn hơn
chỉ có khoảng 1.400 loài. Trong khi đó, các quốc gia giàu có về tài nguyên sinh vật thường
có ít nhà nghiên cứu. Điển hình như ở Nam Phi, có ít hơn 100 nhà thực vật học để nghiên
cứu khoảng 200.000 loài thực vật, trong khi ở Anh có thể có nhiều nhà thực vật học hơn số
loài thực vật bậc cao.
Bảng 4.13 Một số sản phẩm dược tự nhiên
Sản phẩm Nguồn Công dụng
Penicillin Nấm Chất kháng sinh
Bacitracin Vi khuẩn Chất kháng sinh
Tetracylin Vikhuẩn Chất kháng sinh
Erythromycin Vi khuẩn Chất kháng sinh
Digitatis Cây thục địa (Foxglove) Kích thích tim
Quinine Vỏ cây Chincona Chữa sốt rét
Diosgenin Khoai từ Mexico (Mexican yam) Kháng viêm
96
Cytarabine Bọt biển (Sponge) Chữa bệnh bạch cầu
Vinblastine, Dừa cạn (Vinca rosea) Thuốc chống ung
Vincristine Rauwolfia – (Rauvolfia - Rauvolfia thư
Reserpine cafra) Cây quinine Nam Phi Chữa cao huyết áp
Ong
Nọc ong Ấu trùng ruồi xanh (Blowfly) Chữa viêm khớp
Allantoin (C4H6O3N4) Cây thuôc phiện (Poppy) Chữa vết thương
Morphine Giảm đau
(Nguồn: Cunningham và Saigo, 1997)
Tất cả các nguồn lương thực của con người đều bắt nguồn từ các sinh vật khác. Theo các
nghiên cứu, khoảng 80.000 loài thực vật hoang dại có thể ăn được. Các cư dân bản địa
Indonesia sử dụng khoảng 4.000 loài động thực vật cho mục đích làm lương thực-thực
phẩm, làm thuốc và các sản phẩm có giá trị khác. Bên cạnh đó các sinh vật còn cung ứng
cho con người nhiều loại dược liệu và thuốc (Cunningham và Saigo, 1997).
Thống kê cho thấy hơn 50% đơn thuốc chứa các sản phẩm tự nhiên (Theo đánh giá của
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc – UNDP, giá trị các dược phẩm thu nhận từ các
sinh vật thuộc các nước đang phát triển là hơn 30 tỷ USD/năm). Tuy nhiên việc sử dụng các
loài này chưa được rộng rãi. Trên thực tế, chăn thả quá mức, chặt phá rừng, chuyển đổi đất
tự nhiên thành đất nông nghiệp và các dạng sử dụng khác đang hủy diệt các loài có tiềm
năng về lương thực - thực phẩm và các sinh vật hoang dại có tiềm năng trước khi chúng có
thể được xác định và nguồn gene của chúng có thể được bảo tồn.
Bên cạnh các lợi ích nêu trên, tài nguyên sinh vật còn có những lợi ích về sinh thái cũng
như các giá trị văn hóa và thẩm mỹ. Mặc dù những người lạc quan về công nghệ
(technological optimists) cho rằng một ngày nào đó con người có thể sống trong môi
trường nhân tạo nhưng cho đến nay đời sống con người vẫn phải gắn liền với các tiến trình
sinh thái với sự tham gia của các sinh vật. Việc phục hồi đất, tinh lọc nước và không khí,
quay vòng vật chất, thu nhận năng lượng mặt trời, thực hiện các chu trình Sinh-Địa-Hóa và
chu trình thủy văn, tất cả đều phụ thuộc sự đa dạng của sự sống. Thiên nhiên duy trì các
tiến trình sinh thái mà con người không phải chịu phí tổn và nguồn thông tin di truyền con
người không thể tạo ra. Rất tiếc, con người không hiểu đầy đủ mối quan hệ qua lại phức tạp
giữa các sinh vật nên con người không đánh giá đúng ảnh hưởng của việc làm biến mất
những loài dường như không có ý nghĩa của quần xã sinh vật. Thêm vào đó, trong cuộc
sống hiện nay, con người còn có các nhu cầu giải trí, rèn luyện sức khỏe và kỹ năng
sống…Việc tận hưởng thú câu cá, săn bắn thể thao, cắm trại, trượt tuyết, ngắm phong cảnh
và các hoạt động ngoài trời khác đều dựa vào thiên nhiên. Tiếp xúc với tự nhiên cũng là
một liệu pháp phục hồi tinh thần và tình cảm. Do vậy, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên có
nghĩa bảo vệ nguồn sống cho chính bản thân con người. Theo Cunningham và Saigo
(1997), 95% các sinh vật gây hại và mang bệnh trên thế giới được kiểm soát bởi các sinh
vật khác. Việc điều khiển hệ thống và kiểm soát tình hình bằng các hóa chất tổng hợp phổ
rộng đã tiêu diệt không chỉ các sinh vật gây hại mà cả vật dữ tự nhiên. Do vậy, số lượng các
loài gây hại thường tăng lên hơn trước.
Sự đào thải một loài nào đó là một tiến trình tự nhiên tuy nhiên tốc độ này tăng lên đột
ngột trong thời gian gần đây do các hoạt động của con người, đặc biệt ở các nước nhiệt đới.
Theo Chiras (1991), Cunningham và Saigo (1997), các tác động gây ảnh hưởng đến nguồn
tài nguyên sinh vật từ các hoạt động sống bao gồm:

97
- Làm biến đổi và phá hủy sinh cảnh: Lý do hàng đầu gây ra sự tuyệt chủng các loài sinh
vật là sự mất mát sinh cảnh. Sự phân nhỏ sinh cảnh đã phân chia quần thể thành các nhóm
tách biêt dễ bị tổn thương bởi các tác động. Các quần thể có kích thước quá bé có thể không
sản sinh đủ các cá thể trưởng thành để tồn tại ngay trong điều kiện thông thường. Con
người thường xuyên làm biến đổi sinh cảnh nhưng số lượng và mức độ nhu cầu ngày nay
gây ra những áp lực quá mức lên sinh cảnh của sinh vật. Sự suy thoái rừng, các vùng đất
ngập nước, ô nhiễm biển, …đe dọa làm biến mất hàng ngàn thậm chí hàng triệu loài sinh
vật. Việc khai thác mỏ, xây dựng đường giao thông, sân bay, xây dựng hồ chứa…, ngay cả
các xây dựng khu giải trí, có thể có những ảnh hưởng bất lợi đến sinh cảnh của các sinh vật
hoang dã. Điển hình như việc xây dựng đập đã gây ảnh hưởng đến sự di chuyển làm tuyệt
chủng cá hồi Đại Tây Dương và suy thoái nghiêm trọng cá hồi Thái Bình Dương. Việc xây
dựng các khu trượt tuyết đã thu hẹp khu vực kiếm ăn của các loài hươu, nai sừng tấm và
nhiều loài sinh vật khác. Rừng nhiệt đới, các rạn san hô, các vùng đất ngập nước và cửa
sông ngày nay được xem đang bị suy thoái nghiêm trọng do sự phát triển xã hội loài người.
- Săn bắn và đánh cá: Sự khai thác quá mức cũng là một nguyên nhân gây nên sự tuyệt
chủng của nhiều loài sinh vật. Nhiều loài động vật hiện nay bị săn đuổi để lấy da, lông, thực
phẩm hoặc để giải trí. Sự tuyệt chủng của chim bồ câu “bộ hành” và bò rừng châu Mỹ là
những ví dụ cổ điển. Gần đây, săn cá voi là một điển hình đã được công bố rộng rãi gây nên
sự giảm sút nhanh chóng kích thước quần thể. Trữ lượng cá nói chung cũng đang bị giảm
sút do bị khai thác quá mức ở nhiều vùng trên thế giới. Việc tăng nhanh kích thước và đội
tàu cũng như hiệu quả khai thác trong những năm gần đây dẫn đến sự suy thoái nhiều quần
thể sinh vật biển. 13 trên 17 ngư trường chính trên thế giới được báo cáo là suy thoái
nghiêm trọng không còn khả năng khai thác thương mãi. Tương tự, săn bắn thương mãi làm
suy thoái có tính hệ thống nhiều quần thể các loài đang bị đe dọa. Điển hình là trường hợp
của khỉ Gorilla, bị giết bởi các bộ lạc thổ dân vì tin rằng nhiều phần cơ thể của chúng có
đặc tính kỳ diệu. Việc săn trộm gây ra sự suy thoái nghiêm trọng các quần thể voi, tê giác,
hổ và báo. Số lượng voi ở Kenya đã giảm đi 85% trong thời gian từ 1973 đến 1991, chỉ còn
20.000 cá thể; số lượng tê giác đen châu Phi đã giảm từ xấp xỉ 100.000 cá thể xuống còn
3.000 vào năm 1995.
Bảng 4.14 Vài số liệu buôn bán các sinh vật hoang dã và sản phẩm hàng năm
Mặt hàng Số lượng
Linh trưởng sống 26.634
Nhóm da mèo 44.810
Chim sống 933.672
Da rắn 9.132.623
Xương rồng 919.499
Lan 1.293.692
(Nguồn: Tài nguyên thế giới (1994 – 1995) dẫn từ Cunningham va Saigo, 1997)
- Kiểm soát thú ăn thịt và sinh vật gây hại: Kiểm soát thú ăn thịt và các sinh vật gây hại
cũng ảnh hưởng đến các quần thể động thực vật hoang dại. Một vài quần thể động vật đã bị
giảm sút nghiêm trọng hoặc thậm chí bị tuyệt diệt bởi vì chúng được xem là nguy hiểm đối
với con người hoặc sinh vật nuôi hoặc chúng cạnh tranh với con người trong việc sử dụng
tài nguyên. Việc sử dụng DDT và các chất diệt sâu bệnh khác đã đưa đến tình trạng báo
động của các loài hoang dại châu Mỹ. Nhiều loài đã bị chết do ăn phải các mồi độc hoặc
mắc bẫy ở khắp nơi trên thế giới.
98
- Du nhập các loài ngoại lai: Việc du nhập vô tình hoặc có chủ định các loài ngoại lai được
xem là một trong những tác nhân làm thay đổi sinh cảnh và suy thoái tài nguyên sinh vật.
Các loài ngoại lai sẽ cạnh tranh về thức ăn và lãnh thổ với các loài bản địa. Sự xâm lấn
mạnh mẽ của các loài ngoại lai có thể xem như là một tác nhân ô nhiễm về mặt sinh học. Ví
dụ điển hình như việc đưa cá rô sông Nile và bèo lục bình vào Hoa Kỳ. Việc di nhập các
sinh vật từ nước ngoài nếu không được kiểm soát kỹ còn dẫn đến sự lan tràn mầm bệnh tác
động lên sinh vật bản địa.
- Thu thập mẫu sinh vật sống: Hàng triệu sinh vật sống được thu thập hàng năm trên khắp
thế giới để phục vụ cho các sở thú, các cửa hàng bán sinh vật cảnh và các nhà nghiên cứu.
Trong năm 1988, hơn 125 triệu con cá, 1,2 triệu cá thể bò sát được nhập vào Hoa Kỳ. Hàng
triệu cá thể chim nhiệt đới được nhập vào Hoa kỳ, Canada và vương quốc Anh mỗi năm.
Tuy nhiên, ước tính từ 10 đến 50 cá thể bị chết trên đường vận chuyển trên mỗi cá thể đến
được nơi ở mới. Theo đó, nạn buôn lậu sinh vật hoang dã không ngừng tăng lên với lợi
nhuận to lớn. Theo thời giá năm 1995, một đôi vẹt đuôi dài từ Australia có giá 12.000 USD
hay một con trăn bạch tạng có giá 20.000 USD tại Đức. Thực vật cũng là một mặt hàng có
giá trị cao, điển hình là các loài xương rồng và lan, thậm chí việc buôn bán các mặt hàng
này trở thành một ngành công nghiệp. Tình hình này đẩy nhanh sự suy giảm số lượng cá
thể các loài quý hiếm từ nguồn.
- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường làm biến đổi sinh cảnh và do vậy góp phần vào
sự tuyệt chủng của các loài sinh vật. Ô nhiễm môi trường nước đặc biệt nguy hại đối với
các sinh vật vùng cửa sông và các rạn san hô - cái “nôi” của nhiều loài có giá trị kinh tế (đẻ
trứng và kiếm mồi ở giai đoạn con non). Các chất thải độc hại xâm nhập các chuỗi thức ăn
gây nên các ảnh hưởng bất lợi đối với sinh vật, đặc biệt ở giai đoạn con non Sự suy thoái
các loài chim ăn cá gắn liền với việc sử dụng các thuốc diệt côn trùng là các ví dụ điển hình
đã được báo cáo từ thập niên 1970. Sự suy thoái quần thể các loài thú biển, cá sấu, cá và
các loài khác minh họa mối liên hệ qua lại phức tạp giữa ô nhiễm và đời sống hoang dã. Sự
tích lũy các hydrocarbon bền vững chứa chlo như DDT, PCBs, dioxins …trong nước biển
đã gây ra cái chết hàng loạt hải cẩu, cá voi và cá heo do bị suy yếu hệ thống miễn dịch.
Nhiễm độc chì là một nguyên nhân quan trọng khác gây nên cái chết hàng loạt đối với
nhiều loài hoang dại. Các loài chim nước ăn đáy như vịt, thiên nga và sếu ăn phải các viên
đạn chì đã qua sử dụng ở các hồ và đầm lầy. Từ cơ quan tiêu hóa chì tích lũy dần trong máu
và cơ gây nhiễm độc. Các loài ăn xác thối như kền kền khoang cổ và đại bàng đầu trọc lại
ăn xác chết các con chim và thú bị nhiễm độc chì gây nên cái chết hàng loạt trong môi
trường hoang dã.
Bảng 4.15 Các loài bị tuyệt chủng trên toàn thế giới từ 1960 – 2000
Loài
Bị tuyêt Bị đe dọa Tổng số % trường % trường
chủng loài hợp tuyệt hợp bị đe
chủng doạ
Thú 87 1.130 4.600 1,9 24,6
Chim 131 1.183 9.500 1,4 12,5
Bò sát 22 296 6.300 0,3 4,7
Lưỡng cư 5 146 4.200 0,1 3,5
Cá 91 750 19.100 0,5 3,9
Thực vật 90 5.611 250.000 0,04 2,3
99
(Nguồn: IUCN (2000) dẫn từ McKinney và Schoch, 2003)
Sự suy thoái nguồn tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái dẫn đến các hậu quả không thể
đo lường đối với cuộc sống con người. Do vậy, cần thiết phải có một chiến lược bảo vệ
nguồn tài nguyên này ở quy mô toàn cầu và quốc gia. Theo đó nhiều biện pháp đã được các
nhà nghiên cứu đề xuất: (Chiras, 1991; Raven và các tác giả, 1995; Cunningham và Saigo,
1997)
- Bảo vệ các sinh cảnh hoang dã và phục hồi các sinh cảnh đã bị phá hủy
- Thành lập các công viên quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển
- Thành lập các ngân hàng giống
- Thành lập các quỹ bảo vệ đời sống hoang dã
- Xây dựng chính sách và thông qua các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế nhằm bảo vệ
sinh vật hoang dã
- Nâng cao nhận thức công chúng và hỗ trợ việc nghiên cứu với mục đích bảo vệ đời sống
hoang dại
4.3 Hiện trạng và tình hình khai thác - sử dụng tài nguyên sinh vật Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những nước giàu có về nguồn tài nguyên sinh vật. Sự
khác biệt về khí hậu cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học ở
Việt Nam.
Bảng 4.16 Thành phần loài động vật Việt Nam
STT Nhóm sinh vật Số loài đã Số loài trên Nguồn
xác định tên thế giới
1 - Động vật không xương sống:
• Nước ngọt Khoảng 800
• Biển Khoảng
2 - Động vật không xương sống ở 7.500
3 đất Khoảng
4 - Giun sán ký sinh 1.000
5 - Côn trùng 161 19.000 IUCN
- Cá: 5.300
• Cá nước ngọt 2.585
6 • Cá biển 547 6.300 IUCN
7 - Bò sát 2.038
8 - Bò sát biển 260
9 - Éch nhái 50 9.040 IUCN
10 - Chim 158 4.000 IUCN
11 - Thú 830
- Thú biển 300
16
Tổng cộng 18.791
(Nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật dẫn theo Lê Quý An và các tác giả, 2004)
Theo Lê Quý An và các tác giả (2004), đến nay đã thống kê được 11.373 loài thực vật
bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Theo dự đoán của
các nhà thực vật học, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất có thể lên đến 15.000 loài.
Trong đó khoảng 5.000 loài đã được sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Chắc chắn còn
100
nhiều loài thực vật ở Việt Nam chưa được nghiên cứu về công dụng và nhiều loài có tiềm
năng quan trọng về nguyên vật liệu và dược liệu. Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức
phong phú. Theo công bố của Lê Quý An và các tác giả (2004), đã thống kê được 300 loài
thú, 830 loài chim, 260 loài bò sát, 158 loài ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt và hàng chục
nghìn loài động vật không xương sống. Ở Việt Nam các rạn san hô phân bố rãi rác từ Bắc
vào Nam và càng vào Nam độ đa dạng càng cao. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện
hơn 300 loài san hô cứng ở vùng biển Việt Nam. Thêm vào đó, vùng biển Việt Nam có hơn
2.000 loài cá, 2.500 loài nhuyễn thể, 1.500 loài giáp xác, 700 loài giun nhiều tơ, 350 loài da
gai, 150 loài hải miên, 653 loài tảo. Đáng chú ý là ở Việt Nam có nhiều loài đặc hữu
(nhưng với số cá thể thấp) trong đó nhiều loài động vật có giá trị như tê giác một sừng, voi,
bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám, nai cà toong, hổ, báo, cu ly, vượn, voọc vá, voọc xám,
voọc mông trắng, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, cò quắm
lớn, ngan cánh trắng, nhiều loài trĩ, cá sấu, trăn, rắn và rùa biển. Nguồn tài nguyên thiên
nhiên giàu có về sinh giới này đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong quá khứ, hiện
tại và tương lai.
Trên thực tế, loài người đang hủy diệt tài nguyên sinh vật hoang dại - nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý giá nhất (không thể thay thế được) - cơ sở của sự sống còn, thịnh vượng và
phát triển bền vững. Nhiều loài đã biến mất, nhiều loài khác đang bị suy giảm nhanh chóng,
thậm chí một số loài đang ở ngưỡng cửa của sự diệt vong. Việt Nam, cũng như nhiều nước
khác trên thế giới đang đứng trước những thử thách lớn về môi trường. Theo Mai Đình Yên
và các tác giả (1997), trong vòng hơn 4 thập kỷ trước đó đã có 200 loài chim và 120 loài
thú bị tuyệt diệt. Ngoài ra còn có 365 loài trong tình trạng bị đe dọa, đặc biệt là các loài quý
hiếm và đặc hữu. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là các vùng sinh thái quan trọng, nơi
chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật quý hiếm, cũng là những vùng xa xôi hẻo lánh, kinh
tế kém phát triển, dân số cao với dân trí thấp. Ở miền núi cũng như các vùng biển, người
dân chủ yếu khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, bất hợp lý và thiếu quy hoạch theo
phương thức phá hủy môi trường. Điều này đẩy nhanh sự suy thoái tài nguyên và ảnh
hưởng nhất định đến sinh thái môi trường. Để bảo đảm sự phát triển bền vững, đối với tài
nguyên sinh vật hoang dại, điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn định tối đa mà không
làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ sở.
5. TÀI NGUYÊN RỪNG (FOREST RESOURCE)
5.1 Khái niệm
Rừng là các hệ sinh thái đặc trưng cho môi trường trên bề mặt lục địa. Có thể xem rừng
là một dạng tài nguyên thiên nhiên sinh học đặc biệt, có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự chuyển hóa vật chất trong tự nhiên và cuộc sống con người. Köhl và các tác giả (2015)
chỉ ra rằng rừng là nguồn tài nguyên quan trọng đối với sinh kế của hàng triệu người và
đóng góp vào phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Ngoài ra, rừng còn là “bể chứa”
carbone và đóng góp vào vấn đề biến đổi khí hậu. Theo Mai Đình Yên và các tác giả
(1997), vai trò của rừng thể hiện qua các mặt:
- Đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho con người (2 – 3%),
- Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế (chủ yếu là gỗ) và một nguồn dược liệu
quý giá,
- Đóng góp vai trò điều hòa khí hậu, đảm bảo cho cân bằng CO2/O2; rừng góp phần điều
tiết nước, phòng chống bão, hạn chế lũ lụt, bảo vệ tài nguyên đất.

101
- Rừng là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem là “ngân
hàng” gen khổng lồ.
- Ngày nay, một số kiểu rừng còn được khai thác làm nơi du lịch, nghỉ ngơi và giải trí cho
con người.
Do điều kiện khí hậu rất khác nhau, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, trên bề mặt lục
địa hình thành các hệ sinh thái (Biome) khác nhau. Rừng được hiểu là các đơn vị địa lý
thực vật độc lập, sự hình thành các kiểu rừng dựa trên sự kết hợp các điều kiện khí hậu
(quan trọng nhất là chế độ nhiệt, lượng mưa và ánh sáng), điều kiện đất đại-thổ nhưỡng và
địa hình (Lê Huy Bá và các tác giả, 2002). Sự phân bố các đai rừng về cơ bản không chịu
ảnh hưởng tác động của con người. Sự phân chia các thảm thực vật rừng chủ yếu dựa vào
dạng ưu thế sinh thái.
- Vùng cực: Khí hậu rất lạnh, mùa sinh trưởng ngắn nên không có gây gỗ lớn, chủ yếu là hệ
sinh vật lãnh nguyên (Đài nguyên còn gọi là Đồng rêu - Tundra) gồm chủ yếu là rêu, địa y,
cây bụi thấp, cỏ lác,….

Lạnh Vùng cực

Đồng rêu
Bắc cực

Rừng lá kim
Tăng
nhiệt độ Tăng vĩ độ

Rừng rụng lá ôn đới

Nóng Rừng mưa nhiệt đới - Rừng khô nhiệt đới Nhiệt đới

Ẩm Giảm lượng mưa Khô

Hình 4.5 Mô hình phân bố các đai rừng chính trên thế giới
(Nguồn: Phỏng theo Lê Huy Bá – Lâm Minh Triết, 2002)
- Vùng hàn đới: Hình thành kiểu rừng lá kim (Taiga). Các kiểu rừng này phân bố phía sau
đồng rêu (tundra) về phía nam. Chiếm một diện tích lớn ở Bắc Mỹ, Bắc Trung Quốc, Châu
Âu và một số vùng núi cao nhiệt đới. Hầu hết diện tích rừng lá kim phân bố ở hai vành đai
lớn là Bắc Mỹ và vành đai Á-Âu từ Scandinavia đến Đông Siberi. Đặc trưng vùng này là
đất thường phủ tuyết, nghèo dinh dưỡng (đất Spodzols). Thực vật gồm cây lá kim thường
xanh với thân thẳng, che bóng ken dày. Cây bụi và thân thảo, do vậy, kém phát triển. Thực
vật chủ yếu là thông, vân sam, linh sam; dọc theo các nơi có nước là dương liễu, bạch
dương, phong… Về động vật, ngoài côn trùng, còn có động vật bậc cao như thỏ, linh miêu,
cáo, chó sói, gấu…
- Vùng ôn đới: Hình thành kiểu rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa), phân bố
ở vĩ độ thấp gần vùng nhiệt đới. Trước đây, loại rừng này bao phủ phần lớn phía đông Bắc
Mỹ, toàn bộ châu Âu, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, châu Đại Dương và phần nam

102
thuộc Mỹ La tinh. (Nền văn minh châu Âu, Bắc Mỹ đã hủy diệt phần lớn kiểu rừng này).
Thực vật đa dạng và phức tạp, và cũng có thể chia làm nhiều kiểu rừng nhỏ, các đại diện
đặc trưng là thông đỏ, thông trắng, sến đỏ, sồi…; ngoài ra còn có cây bụi và cỏ. Hệ động
vật giàu có về loài và số lượng, từ côn trùng đến các loài thú lớn nhưng không một loài nào
ưu thế đặc biệt.
- Vùng nhiệt đới: cũng hình thành 2 kiểu rừng là rừng mưa nhiệt đới và rừng khô nhiệt đới.
Rừng mưa nhiệt đới kéo dài thành một vành đai quanh xích đạo, là nơi có nhiệt độ cao,
đồng đều (25oC) và lượng mưa lớn. Phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Amazon, sông Congo,
Ấn Độ, Malaysia,… Kiểu rừng này có độ đa dạng cao nhất, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ -
Malaysia, trong một khu vực hẹp có thể có từ 2.500 đến 10.000 loài thực vật phân làm 7
tầng. Hệ thực vật đa dạng gồm nhiều loài cây gỗ, thân thảo, dây leo, thực vật bì sinh,
nấm… phân làm nhiều tầng, dưới táng âm u và ấm ướt. Hệ động vật bao gồm nhiều nhóm:
giỏi leo trèo như khỉ, vượn, sóc bay, cầy bay; trên mặt đất có voi, lợn lòi, bò rừng, trâu
rừng, hươu, nai, gấu, hổ, báo; côn trùng, nhện, bọ cạp, muỗi, vắt, ếch nhái, rắn; nhiều loài
chim,…Rừng khô nhiệt đới gồm các cây bụi, cây có gai và dây leo. Mặc dù ít đa dạng sinh
học hơn rừng mưa, rừng khô nhiệt đới là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật hoang dã bao
gồm khỉ, hươu, mèo lớn, vẹt, các loài gậm nhấm, và chim cư trú trên mặt đất.
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa
vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia ra làm 3 loại:
- Rừng phòng hộ: được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ được
chia làm 3 loại:
• Rừng phòng hộ đầu nguồn
• Rừng phòng hộ chống cát bay
• Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển
- Rừng đặc dụng: được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc
dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Rừng sản xuất: bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật
rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.
5.2 Hiện trạng và tình hình khai thác
a. Hiện trạng và tình hình khai thác rừng thế giới
Gần đây, theo công bố của Keenan và các tác giả (2015), diện tích rừng toàn cầu là 3.999
triệu ha (39,99 triệu km2) bao phủ 31% diện tích đất, trung bình 0,6 ha/người. Thêm vào đó
còn có 1.204 triệu ha cây lấy gỗ khác. 44% diện tích rừng toàn cầu thuộc các quốc gia nhiệt
đới và 8% ở các nước cận nhiệt đới. 26% diện tích rừng thế giới phân bố ở các quốc gia
vùng ôn đới và 22% ở các nước vùng cực bắc (boreal). Trong tổng số này, châu Âu, bao
gồm (Liên bang Nga – Russian Federation) có diện tích rừng lớn hơn bất kỳ tiểu vùng (sub-
regon) nào với 25%, theo sau đó là Nam Mỹ (21%) và Bắc Mỹ (16%). 3/4 diện tích rừng
phân bố ở các quốc gia có thu nhập cao và trên trung bình, chỉ 25% diện tích rừng thuộc
các quốc gia có thu nhập dưới trung bình và thấp.
Kết quả điều tra rừng toàn cầu năm 2015 của FAO (Global Forest Resources Assessment
- FRA) chỉ ra rằng diện tích rừng đã giảm 3% từ 4.128 triệu ha năm 1990 xuống còn 3.999
triệu ha năm 2015. Diện tích rừng tự nhiên giảm từ 3.961 triệu ha xuống còn 3.721 triệu ha

103
trong giai đoạn 1990 – 2015, trong khi rừng trồng (bao gồm các đồn điền cao su) gia tăng
từ 168 triệu ha lên 278 triệu ha. Tỷ lệ mất rừng hàng năm từ 7,3 triệu ha/năm vào năm 1990
xuống còn 3,3 triệu ha/năm trong giai đoạn 2010 – 2015. Từ 2010 đến 2015, rừng nhiệt đới
suy giảm với tỷ lệ 5,5 triệu ha/năm, chỉ bằng 58% tỷ lệ mất rừng trong những năm 1990s –
trong khi rừng ôn đới mở rộng với tỷ lệ 2,2 triệu ha/năm. Các khu vực rừng phương Bắc và
cận nhiệt đới cho thấy ít thay đổi. Diện tích rừng mở rộng ở châu Âu, Bắc Mỹ, khu vực
Caribe (Caribbean), Đông Á, và tất cả 3 khu vực châu Phi (Bắc, Trung và Nam châu Phi)
và phía Tây của Trung Á, nhưng suy giảm ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và Đông Nam
Á. Trong thực tế, để đánh giá những thay đổi về tài nguyên rừng thế giới là một vấn đề rất
phức tạp do các kết quả thu được dựa trên nhiều phương pháp khác nhau từ đo đạc trực
tiếp, phân tích hình ảnh vệ tinh cho đến việc kết hợp những phương thức tiếp cận này. Bên
cạnh đó, do sự sai khác về thời gian đánh giá, định nghĩa về rừng và các phương pháp viễn
thám nên rất khó đánh giá tính chính xác của kết quả. Trong thực tế, tỷ lệ diện tích đất có
cây gỗ thuộc khu vực nhiệt đới chiếm 43%, tương đương với diện tích rừng của khu vực
này. Tỷ lệ này lớn hơn ở các quốc gia cận nhiệt đới và ôn đới. Theo công bố của FAO năm
2015, 10 quốc gia có diện tích rừng lớn là Liên bang Nga, Cộng hòa Dân chủ Congo, Úc,
Indonesia, Peru và Ấn Độ, chiếm 67% diện tích rừng; 6 quốc gia và vùng lãnh thổ là đảo
quốc Aruba, quần đảo Faroe, Greenland, Guernsey, Malta và Norfolk Island không có rừng.
Có thể nói tài nguyên rừng rất đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu,
cảnh quan. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), việc khai thác tài nguyên rừng trên thế
giới tùy theo công nghệ, truyền thống và tập quán xã hội của từng vùng, từng quốc gia. Kể
từ khi ra đời nền nông nghiệp nguyên thủy thì con người bắt đầu can thiệp vào tài nguyên
rừng. Sự phát triển của nền văn minh nhân loại kéo theo việc tăng cường sử dụng tài
nguyên rừng (trước tiên là gỗ). Khai thác tài nguyên rừng đã góp phần quan trọng trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia.
Bảng 4.17 Chỉ số mất rừng tự nhiên của một số nước châu Á – Thái Bình Dương
Quốc gia Diện tích rừng (ha) Rừng bị mất Dự báo thời gian sẽ
(ha/năm) mất hết rừng (năm)
- Indonesia 85.000.000 1.500.000 57
- Philippines 10.000.000 100.000 14
- Malaysia 6.307.000 525.000 12
- Thailand 29.000.000 1.400.000 21
- Srilanca 3.610.000 190.000 19
- Ấn Độ 65.698.000 - -
- Miến Điện 10.995.000 141.700 78
- Nepal 1.728.700 43.200 40
- Afghanistan 1.983.000 39.700 50
Tổng 214.323.200 4,540.200
(Nguồn: Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
Châu Âu là khu vực mà con người khai thác rừng sớm nhất và kéo dài cho đến thế kỷ
XIX. Theo Lê Huy Bá và các tác giả (2002), trước đây 12 nước châu Âu chỉ còn 55 triệu ha
rừng, trong đó chỉ có 1/4 diện tích trên là rừng có thể khai thác được. Tuy nhiên, gần đây,
nhờ chú trọng đến vai trò của rừng, diện tích rừng châu Âu đã gia tăng đáng kể (FAO,
2015). Nhìn chung diện tích rừng dành cho mục đích sản xuất khác nhau đáng kể giữa các
tiểu vùng, từ 16% ở Nam Mỹ đến 53% ở châu Âu (Köhl và các tác giả, 2015). Xét trên toàn
104
cầu, khoảng 1/4 diện tích rừng dành cho việc sử dụng đa mục đích. Theo đó, cân bằng giữa
sự tăng trưởng sinh khối với hoạt động khai thác có ý nghĩa đặc biệt với việc sử dụng bền
vững tài nguyên rừng.
Bảng 4.18 Diện tích rừng và đất có cây gỗ giai đoạn 1990 – 2015 ở các vùng khí hậu khác
nhau trên toàn cầu.
Diện tích rừng (1.000 ha)
Vùng khí hậu 1990 2000 2005 2010 2015
Cực bắc 1.219.309 1.219.820 1.218.856 1.224.873 1.224.452
Ôn đới 617.997 640.892 659.176 673.429 684.468
Cận nhiệt đới 325.421 324.777 323.912 319.613 320.057
Nhiệt đới 1.965.542 1.870.112 1.830.799 1.797.757 1.770.156
Tổng 4.128.269 4.055.602 4.032.743 4.015.673 3.999.134
Diện tích khu vực cây gỗ (1.000 ha)
Vùng khí hậu 1990 2000 2005 2010 2015
Cực bắc 121.212 117.735 119.590 121.999 121.187
Ôn đới 157.582 154.534 159.568 163.737 167.255
Cận nhiệt đới 150.132 149.090 151.391 150.602 399.094
Nhiệt đới 549.529 533.090 523.143 537.825 516.935
Tổng 978.454 954.448 953.692 974.163 1.204.471
(Nguồn: FAO, 2015)
Ước tính rừng đã có diện tích khoảng 60 triệu km2 và bị thu hẹp xuống còn 44,05 triệu
km2 vào năm 1958; 33,37 triệu km2 vào năm 1973 và chỉ còn khoảng 29 triệu km2 (Lê Văn
Khoa và các tác giả, 2002). Vào thập niên 1980’s, tốc độ mất rừng là 113.000 km2/năm.
Sau đó, tốc độ mất rừng gia tăng càng mạnh hơn (150.000 – 180.000 km2/năm, tương
đương khoảng 2% tổng diện tích, tập trung cho rừng nhiệt đới). Với tốc độ như vậy, 40%
diện tích rừng còn lại sẽ bị phá hủy nghiêm trọng vào năm 2020 và có thể biến mất vào
năm 2037 (Mai Đình Yên và các tác giả, 1997; Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002). Tuy
nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy diện tích rừng thể giới đã gia tăng trở lại (đạt xấp xỉ 40
triệu km2 vào năm 2015).
Công bố của FAO năm 2015 cho thấy, tính tổng thể, diện tích rừng đã giảm 3% trong
giai đoạn 1990 – 2015 từ 4.128 triệu ha xuống còn 3.999 triệu ha. Tỷ lệ mất rừng từ 7,3
triệu ha vào thập niên 1990, xuống còn 4,6 triệu ha trong giai đoạn 2000 – 2005 và 3,3 triệu
ha vào cả 2 thời kỳ 2000 – 2010 và 2010 – 2015. Rừng nguyên sinh chiếm 1/3 tổng diện
tích rừng và tăng nhẹ từ 1.200 triệu ha năm 1990 lên 1.282 triệu ha năm 2015.
Xét theo khu vực khí hậu, trong giai đoạn 1990 – 2015, rừng nhiệt đới đã giảm đi 195
triệu ha từ 1.966 triệu ha xuống còn 1.770 triệu ha mặc dù tỷ lệ mất rừng đã giảm đi theo
thời gian từ 9,5 triệu ha/năm vào thập niên 1990 còn 7,2 triệu ha/năm vào những năm
2000s và 5,5 triệu ha giai đoạn 2000 – 2015. Qua 25 năm, diện tích rừng khu vực ôn đới đã
tăng 67 triệu ha. Trong khi rừng ở các quốc gia cận nhiệt đới và khu vực cực Bắc ít có sự
thay đổi. Nhìn chung diện tích rừng vẫn có xu hướng giảm đi ở cả tất cả quốc gia ở nhóm
thu nhập mặc dù tỷ lệ giảm khác nhau. Vấn đề cần chú ý là việc gia tăng diện tích rừng ôn
đới không thể bù đắp cho việc giảm diện tích rừng nhiệt đới về vai trò hấp thụ CO 2, gây
ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái toàn cầu và làm gia tăng biến đổi khí hậu.
Xem xét theo quy mô quốc gia, ở khu vực Nam Mỹ, tỷ lệ mất rừng giai đoạn 2000 –
2015 cao nhất thuộc về Brazil (984.000 ha/năm), tiếp theo là Paraguay (325.000 ha/năm),
105
Argentina (297.000 ha/năm), Bolivia (289.000 ha/năm) và Peru (187.000 ha/năm). Ở Nam
Á và Đông Nam Á, tỷ lệ mất rừng cao nhất là Indonesia (684.000 ha/năm), tiếp theo là
Myanmar với 546.000 ha/năm trong giai đoạn 2000 – 2015, cao hơn 25% so với những
năm 1990s. Ở châu Phi, tỷ lệ mất rừng cao nhất giai đoạn 2000 – 2015 là Nigeria (410.000
ha/năm), Tanzania (312.000 ha/năm) Zimbabwe (312.000 ha/năm) và Cộng hòa Dân chủ
Congo (311.000 ha/năm). Ngược lại, một số quốc gia đã cho thấy mở rộng diện tích rừng
trong giai đoạn 2000 – 2015. Trong số này, Trung Quốc có tỷ lệ gia tăng cao nhất với 1,5
triệu ha/năm, mặc dù tỷ lệ này chỉ bằng 63% tỷ lệ tương ứng vào những năm 2000s. Tỷ lệ
gia tăng diện tích rừng nhanh nhất trong giai đoạn 2009 – 2015 ở Chile với 301.000
ha/năm, Hoa Kỳ (275.000 ha/năm), Philippines (240.000 ha/năm), Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào (189.000), Việt Nam (129.000) và Pháp (113.000 ha/năm).
Bảng 4.19 Xu hướng diện tích rừng từ 1990 đến 2015 theo tiểu vùng (nghìn ha)
Tiểu vùng 1990 2000 2005 2010 2015
Trung Mỹ 26.995 23.448 22.193 21.010 20.250
Caribbean 5.017 5.913 6.341 6.745 7.195
Đông Á 209.198 226.815 241.841 250.504 257.047
Đông Nam Phi 319.785 300.273 291.712 282.519 274.886
Châu Âu 994.271 1.002.302 1.004.147 1.013.572 1.015.482
Bắc Phi 39.374 37.692 37.221 37.055 36.217
Bắc Mỹ 720.487 719.197 719.419 722.523 723.207
Châu Đại dương 176.825 177.641 176.485 172.002 173,524
Nam Mỹ 930.814 890.817 868.611 852.133 842.011
Nam Đông Nam Á 319.615 298.645 296.600 295.958 292.804
Tây Trung Phi 346.581 332.407 325.746 318.708 313.000
Tây Trung Á 39.309 40.452 42.427 42.944 43.511
Tổng 4.128.269 4.055.602 4.032.743 4.015.673 3.999.134
(Nguồn: FAO, 2015)
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm diện tích
rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó, kiểu
sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất.
- Nhu cầu củi đun: đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng nhiều
vùng. Chỉ riêng từ 1963 đến 1983 nhu cầu này đã tăng từ 600 triệu m3/năm lên 1.300 triệu
m3/năm. Vẫn có khoảng 1,5 tỷ người dựa vào nguồn nguyên liệu này để nấu ăn và sưởi ấm.
- Chăn thả gia súc: chăn nuôi đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ làm giảm diện tích rừng.
Giai đoạn 1950 – 1980, chỉ riêng ở Nam Mỹ, việc mở rộng diện tích các đồng cỏ cho chăn
nuôi đạt tốc độ 20 km2/ năm, 3/4 diên tích rừng bị phá hủy ở khu vực Amazon thuộc Brazil
có liên quan trực tiếp đến chăn nuôi bò.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các loại sản
phẩm rừng khác cho phát triển kinh tế cũng làm tăng tốc độ phá huỷ rừng ở nhiều nước.
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), việc buôn bán gỗ diễn ra mạnh ở Đông Nam Á,
chiếm gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và các loài đặc sản: nhiều diện tích rừng trên thế giới
đã bị chặt phá để trồng cây công nghiệp và các loài đặc sản phục vụ mục đích kinh doanh,

106
ví dụ: ở Thailand rừng bị phá để trông sắn xuất khẩu hoặc trồng coca để sản xuất
Chocolate; ở Malaysia là cao su, cọ dầu…
- Cháy rừng: đây là nguyên nhân khá phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới và có khả năng
làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ở Mỹ, năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rằng bị cháy; ở
Indonesia, chỉ riêng trong 1 đợt cháy năm 1997 đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng.
Bảng 4.20 Tỷ lệ thay đổi diện tích rừng và cây gỗ giai đoạn 1990 – 2015 ở các vùng khí
hậu khác nhau (triệu ha/năm)
1990 - 2000 2000 - 2005 2005 - 2010 2010 - 2015
Rừng
Cực bắc 0,051 - 0.193 1,204 - 0,084
Ôn đới 2,290 3,657 2,851 2,208
Cận nhiệt đới - 0,064 - 0,173 - 0,860 0,089
Nhiệt đới - 9,543 - 7,863 - 6,608 - 5,520
Tổng - 7,267 - 4,572 - 3,414 - 3,308
Diện tích khu vực cây gỗ khác
Cực bắc - 0,348 0,371 0,482 - 0,162
Ôn đới - 0,305 1,007 0,834 0,704
Cận nhiệt đới - 0,104 0,460 - 0,158 49,698
Nhiệt đới - 1,644 - 1,989 2,936 - 4,178
Tổng - 2,401 - 0,151 4,094 46,062
(Nguồn: FAO, 2015)
Bảng 4.21 Xu hướng thay đổi diện tích rừng tự nhiên (được tính dưới dạng tổng diện tích
rừng trừ diện tích rừng trồng) từ 1990 đến 2015 theo vùng khí hậu (nghìn ha) (dựa trên dữ
liệu của FAO năm 2015) – Tất cả số liệu được làm tròn
Năm 1990 2000 2005 2010 2015
Rừng tự nhiên
Cực Bắc/vùng cực 1.189.195 1.178.980 1.171.757 1.170.451 1.166.747
Ôn đới 529.131 531.922 534.774 538.836 545.759
Cận nhiệt đới 307.123 303.746 301.332 295.502 295.331
Nhiệt đới 1.935.226 1.831.358 1.785.725 1.745.219 1.713.324
Tổng 3.960.676 3.846.005 3.793.590 3.750.008 3.721.160
Rừng trồng
Cực Bắc/vùng cực 30.114 40.841 47.099 54.423 57.705
Ôn đới 88.866 108.971 124.402 134.593 138.709
Cận nhiệt đới 18.298 21.030 22.579 24.111 24.726
Nhiệt đới 30.316 38.755 45.074 52.539 56.833
Tổng 167.593 209.597 239.153 265.665 277.973
(Nguồn: Keenan và các tác giả, 2015)
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác trực tiếp cũng như gián tiếp làm tăng quá trình
phá hủy rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sách đất đai, chính
sách về di cư và định cư,…Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng hệ thống
đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu công nghiệp tập trung cũng làm gia
tăng đáng kể tốc độ mất rừng tại nhiều nơi trên thế giới.

107
Việc suy giảm diện tích rừng gây ra những thay đổi to lớn về khí hậu, làm giảm sút tài
nguyên nước ngọt, thoái hóa tài nguyên đất và đe doạ diệt vong nhiều loài sinh vật. Rừng
mất đi không chỉ mất một hệ sản xuất cao của sinh quyển mà còn gây ra hậu quả nghiêm
trọng là tạo nên tính không ổn định và kém bền vững của các hệ sinh thái nói riêng và toàn
cầu nói chung.
b. Hiện trạng và tình hình khai thác rừng Việt Nam
Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến với độ cao và địa hình đa dạng. Hơn 2/3 lãnh thổ là
đồi núi, khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm ở phía nam đến cận nhiệt đới ở vùng cao phía bắc,
đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái nói chung và rừng nói riêng. Rừng Việt Nam bao gồm
nhiều loại như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng nửa rụng lá, rừng trên núi
đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng
tràm, rừng ngập nước ngọt,…Do nhiều nguyên nhân, độ che phủ của rừng Việt Nam đã
từng bị giảm sút đến mức báo động, chất lượng rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá
mức.
Bảng 4.22 Diễn biến diện tích rừng Việt Nam qua các năm (đơn vị tính: triệu ha)
Năm 1945 1976 1980 1990 1999 2002 2012
Loại rừng
Tổng diện tích 14,300 11,169 10,608 9,175 10,99506 11,784589 13,862043
0
Rừng trồng 0 0,092 0,422 0,745 1,524323 1,919569 3,438200
Rừng tự nhiên 14,300 11,076 10,186 8,4037 9,470737 9,865020 10,423844
Độ che phủ 43,0 33,8 32,1 27,8 33,2 35,8 40,7%
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Loại rừng
Tổng diện tích 13,954 13,797 14,062 14,378 14,415 14,491 -
Rừng trồng 3,556 3,696 3,886 4,136 4,179 4,236 -
Rừng tự nhiên 10,398 10,100 10,176 10,242 10,236 10,256 -
Độ che phủ 41,0% 40,43% 40,84% 41,19% 41,45% 41,65% -
(Nguồn: Lê Quý An và các tác giả, 2004; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013,
2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Trước đây, phần lớn diện tích Việt Nam có rừng che phủ. Trong thời kỳ Pháp thuộc,
nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số
cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu hết các khu rừng thuộc châu thổ
sông Hồng, phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng các khu rừng trên đất thấp ven biển đã
bị khai phá để trồng trọt và xây dựng khu định cư. Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước
tính khoảng 14 triệu ha với độ che phủ 43%; 1976, diện tích rừng còn lại 11 triệu ha che
phủ 34% diện tích (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002; Lê Quý An và các tác giả, 2004).
Dẫn theo nguồn Salmi và cộng sự (1999), Lê Văn Khoa và các tác giả (2002) cho rằng năm
1985 diện tích rừng Việt Nam khoảng 9,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ 30%; năm 1995 còn 8 triệu
ha, che phủ 28% diện tích tự nhiên. Theo số liệu vào năm 1999, tỷ lệ rừng tăng lên 33,2%;
diện tích bình quân khoảng 0,13 ha/người thấp hơn mức trung bình ở vùng Đông Nam Á là
0,42 ha/người. Trong những năm gần đây, diện tích rừng Việt Nam không ngừng gia tăng
lên đã dần nâng độ che phủ lên trên 41% (Bảng 4.22).
Bảng 4.23 Diện tích các rừng loại rừng theo quy hoạch (đơn vị tính: ha)
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018
108
Loại rừng
Đặc dụng 2.081.790 2.085.132 2.106.051 - 2.141.324 -
Phòng hộ 4.665.531 4.564.537 4.462.635 - 4.567.106 -
Sản xuất 7.001.018 6.751.923 6.668.202 - 6.765.936 -
Tổng
Ngoài quy 206.114 394.914 824.968 - 941.015 -
hoạch đất
lâm nghiệp
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Ghi chú: - : không có số liệu
Các kết quả trên cho thấy diện tích rừng việt Nam đang tăng lên khá nhanh trong những
năm gần đây. Tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại. Những kết quả về tăng
diện tích rừng tự mình đã nói lên điều đó. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), thống
kê về chất lượng rừng cho thấy:
- Rừng giàu: 11% tổng diện tích rừng
- Rừng trung bình: 33% tổng diện tích rừng
- Rừng ngèo: 56% tổng diện tích rừng
Về chất lượng, trước 1945, rừng Việt Nam có trữ lượng gỗ khoảng 200 – 300 m3/ha;
những cây gỗ đường kính 40 – 50 cm chiếm 40 – 50%. Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước
tính vào khoảng 76 m3/ha. Gần đây, tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam được
đánh giá là 1 – 3 m3/ha/năm với nhiều loài thực vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng (cẩm
lai – Dalbergia bariaensis, trầm hương – Aquilaria crassna, sam bông – Amentotaya
argotenia, thông tre – Podpearpus neriijolices, gọ đỏ - Afzelia xylocarpa, trắc – Dalbergia
cochinchinensis, giao xẻ tua – Steospermum ferebriatum, gạo bông len – Bombax insigne)
(Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002).
Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân chính gây mất rừng và làm suy thoái rừng Việt
Nam theo thời gian là:
- Do ảnh hưởng của chiến tranh
- Đốt nương làm rẫy - sống du canh du cư, trong tổng diện tích rừng bị mất hàng năm, ước
tính vào khoảng 40 –50% là do đốt nương làm rẫy
- Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây phục vụ mục đích kinh doanh, đặc biệt là
phá rừng để trồng cà phê
- Do khai thác không có kế hoạch với kỹ thuật lạc hậu làm lãng phí tài nguyên và vượt quá
mức phục hồi tự nhiên của rừng
- Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông và rừng khộp rụng lá
Các vấn đề nêu trên cho thấy bảo vệ và phát triển rừng đang được đặt ra như một yêu cầu
cấp bách. Cần thiết phải có giải pháp về quản lý và phát triển tài nguyên rừng thế giới cũng
như Việt Nam.
Theo Tzchupke (1998) (dẫn theo Lê Văn Khoa và các tác giả. 2002), dựa trên nguyên lý
chung của sự phát triển bền vững, tính bền vững của rừng được đánh giá dựa trên sự ổn
định của về diện tích, khả năng cung cấp gỗ và chất lượng gỗ, về chức năng bảo tồn đa
dạng sinh học, về mặt sinh thái, về tính bền vững theo ý nghĩa kinh tế - xã hội và bảo đảm
việc làm cho con người. Theo đó, những biện pháp quản lý tài nguyên rừng phải phù hợp
các điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội và nó sẽ thay đổi khi các điều kiện này thay đổi.
Những nhiệm vụ cơ bản trong quản lý tài nguyên rừng là nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên
109
vốn có trong rừng, trước hết là nguồn tài nguyên sinh học và bảo vệ môi trường; trong một
số trường hợp sẽ bao gồm các mục đích cho sản xuất lâm nghiệp, cung cấp gỗ, củi, lương
thực - thực phẩm. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào thì điều quan trọng là phải xác
định được sự phù hợp giữa lợi ích trước mắt của nhân dân địa phương và lợi ích lâu dài của
quốc gia. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào quản lý
rừng mà còn vấn đề kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Do vậy mỗi quốc gia cần
có chính sách riêng phù hợp với điều kiện thực tế. Một số biện pháp chung có thể tập trung
vào những khía cạnh sau:
- Quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên rừng hiện có và rừng trồng mới. Nhiệm vụ này cần
kết hợp nhiều mặt công tác từ trồng rừng đến vấn đề đất đai, năng lượng,…
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.
- Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
Đối với Việt Nam, mục đích quản lý tài nguyên rừng nhằm đảm bảo cho việc sử dụng
bền vững tài nguyên rừng và đất rừng quốc gia phù hợp với các mục tiêu nhà nước về kế
hoạch phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường. Các mục đích cụ
thể là:
- Bảo vệ và quản lý tài nguyên tài nguyên rừng và đất rừng quốc gia hiện có và trong tương
lai trên cơ sở ổn định lâu dài.
- Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế vào việc trồng, bảo vệ và quản
lý rừng, cải thiện đời sống các cộng đồng dân tộc miền núi.
Một số chính sách và giải pháp quản lý – phát triển rừng:
- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và xác định lâm phần ổn định. Giải pháp này dựa trên
nhiều chính sách và hình thức thích hợp trong quản lý rừng như giao đất - giao rừng, trồng
rừng, vận động định canh - định cư…
- Trồng rừng: Một số chương trình trồng rừng lớn như Chương trình 327 (1992), được thực
hiện từ 1993 và bổ sung vào năm 1995 bao gồm phủ xanh đất trống đồi trọc và vận động
định canh - định cư; Chương trình phục hồi 5 triệu ha rừng (theo quyết định số 66/QĐ –
TTg ngày 19.07/1998), kéo dài đến 2010 nhằm trồng mới và thiêt lập 5 triệu ha rừng tái
sinh tự nhiên để nâng độ che phủ lên 43%, sử dụng hiệu quả đất trống đồi trọc, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp giấy và các ngành khác; dự án “Chương trình Bảo tồn và sử
dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng Việt Nam” (2015 - 2018),

- Cấp chứng chỉ rừng (xác định chỉ tiêu, soạn thảo quy định, tham gia ký kết công ước,…).
6. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
6.1 Khái niệm
Khoáng sản là những nguyên liệu tự nhiên, nguồn gốc hữu cơ hay vô cơ (Nguyễn Đình
Khoa, 1987). Khoáng sản là các thành tạo hóa lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong
công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ chúng kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công
nghiệp (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn (quặng, đá), lỏng (dầu, nước khoáng) hoặc khí
(khí đốt). Khoáng sản phân bố phần lớn trong lớp vỏ trái đất, ngoài ra khoáng sản còn phân
bố trên mặt đất, dưới đáy biển và hòa tan trong nước biển (Nguyễn Đình Khoa, 1987).
Khác với nhiều tài nguyên, khoáng sản có đặc điểm riêng là sự hình thành khoáng sản
được xem như là kết quả của quá trình địa chất; khi đã khai thác, đưa sản phẩm vào sử dụng

110
thì không thể phục hồi tuy một số bộ phận cấu thành nào đó trong sản phẩm có thể không
mất đi vĩnh viễn.
Khả năng khai thác và sử dụng khoáng sản phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật – công nghệ
và nhu cầu của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy khái niệm khoáng
sản mang đặc điểm mang đặc điểm lịch sử, nó thay đổi theo thời gian và mức độ phát triển
kinh tế - xã hội của loài người. Tuy nhiên, có thể khẳng định khoáng sản không vô tận, một
số thì rất hạn chế. Do vậy, khai thác dần sẽ đến cạn kiệt, nhất là trước tình hình phát triển
của công nghiệp hiện đại. Theo đó, con người đã đưa ra các thước đo tài nguyên khoáng
sản và chỉ số khan hiếm tương ứng với độ tin cậy từ cao đến thấp bao gồm trữ lượng, trữ
lượng khả năng và dự trữ. Những khái niệm này được trinh bày dưới đây (Lê Thị Thanh
Mai, 2002):
- Trữ lượng: là lượng khoáng sản đã được phát hiện và chắc chắn khả năng khai thác thu
được lợi nhuận với giá cả và kỹ thuật hiện có.
• Chỉ số khan hiếm: là tỷ lệ giữa trữ lượng trên sản lượng hoặc mức tiêu thụ hàng năm
được tính trên cùng thời điểm. Tỷ lệ này cho biết số năm sử dụng của khoáng sản theo
những điều kiện kỹ thuật, kinh tế và mức sử dụng nhất định.
- Trữ lượng khả năng: là lượng khoáng sản tối đa mà con người có thể sử dụng được hoặc
có thể khai thác được với kỹ thuật thăm dò và khai thác tiên tiến trên thế giới mà không
tính đến điều kiện kinh tế. Ngưỡng của thước đo này chỉ phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật
nên còn được gọi là trữ lượng kỹ thuật.
• Chỉ số khan hiếm: là tỷ số giữa trữ lượng kỹ thuật trên sản lượng hoặc mức tiêu dung
thực tế của năm đó, hoặc trên sản lượng hay mức tiêu thụ dự đoán.
- Dự trữ: là toàn bộ số lượng khoáng sản có thể có trong lòng đất, với mức tập trung từ rất
thấp trong các lớp đất đá thông thường đến mức tập trung cao nhất ở các hầm mỏ; thông số
này còn được gọi là trữ lượng tiềm năng (được xác định qua dự đoán và đánh giá chủ quan
của các chuyên gia). Thước đo này không tính đến ngưỡng kinh tế lẫn kỹ thuật trong sử
dụng khoáng sản.
Các thông số trên chỉ là các thước đo vật lý; theo quan điểm kinh tế, cần xác định các chi
phí tương ứng:
- Chi phí khai thác – giá khoáng: là thước đo kinh tế của tình trạng cạn kiệt khoáng sản.
- Chi phí người sử dụng: là chi phí gây ra cho tương lai do khai thác một đơn vị khoáng
hiện nay. Đó cũng là giá trị của một đơn vị khoáng nếu nó còn lại trong lòng đất.
Bảng 4.24 Thời gian cạn kiệt của một số quặng khoáng sản
Loại khoáng Đánh giá năm 1970 Đánh giá năm 1990
sản Thời gian Năm cạn kiệt Thời gian Năm cạn kiệt
(năm) (năm)
Al 100 2070 200 2190
Co 110 2080 109 2098
Cu 36 2006 36 2026
Fe 240 2210 175 2165
Pb 26 1996 21 2011
Hg 13 1983 22 2012
Ni 150 2120 52 2042
Zn 23 1993 20 2010
Sn 17 1987 27 2017
111
Mo 79 2049 67 2056
Nhóm Platin 130 2200 225 2215
(Nguồn: Meadow và cộng sự (1972), Viện tài nguyên thế giới (1992), Froslhi &
Gollapoulos (1989) dẫn theo Lê Huy Bá và các tác giả, 2002)
Phân loại khoáng sản:
Theo chức năng sử dụng khoáng sản được phân ra làm 3 nhóm lớn (Lê Huy Bá và các
tác giả, 2002):
- Khoáng kim loại: nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (Fe, Cr, Mn, Va, Ni, Co, Vonfram,
Mo); nhóm kim loại cơ bản (Sn, Cu, Pb, Zn, Antimoan); nhóm kim loại nhẹ (Al, Ti, Be);
nhóm kim loại quý hiếm (Au, Ag, Pt); nhóm kim loại phóng xạ (Uran, Thory) và nhóm đất
hiếm (họ Latan)
- Khoáng phi kim loại: bao gồm các nhóm sử dụng cho các mục đích:
• Hóa chất và phân bón Sự phân chia cụ thể từng loại khoáng sản trong các
• Nguyên liệu gốm sứ nhóm chỉ có tính chất quy ước vì trong thực tế sản
• Nguyên liệu kỹ thuật xuất hiện nay, một loại khoáng sản có thể được
• Vật liệu xây dựng nhiều lĩnh vực công nghiệp sử dụng.
- Khoáng sản cháy: gồm than và dầu khí
6.2 Tình khai thác – sử dụng tài nguyên khoáng sản thế giới
Con người đã biết khai thác và sử dụng khoáng sản từ rất xa xưa nhưng tốc độ gia tăng
ngày càng cao sau cuộc Cách mạng Công nghiệp (1780). Cho đến nay con người đã tìm
được phương pháp định vị và khai thác hơn 100 loại khoáng sản không phục hồi (ngoài
nhiên liệu), biến chúng thành các sản phẩm và sau đó thải bỏ hoặc tái chế, dùng lại.
Về khả năng cung ứng của tài nguyên khoáng sản, tình hình cho thấy nhiều loại khoáng
sản sẽ cạn kiệt hoàn toàn trong thời gian ngắn. Điều này đặt ra nhiều vấn đề trong việc đáp
ứng cho nhu cầu khoáng sản cũng như bảo đảm cuộc sống lâu bền của con người trong
tương lai. Cũng có thể nghĩ rằng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì trong tương lai
vẫn có khả năng bảo đảm mức cung về khoáng sản cho nhu cầu đang gia tăng bằng cách
tạo ra nguyên liệu mới để thay thế và cải tiến công nghệ khai thác- sử dụng. Tuy nhiên,
ngay cả trong trường hợp này vẫn vấp phải nhiều khó khăn như cạn kiệt tài nguyên hoặc
không đạt được hiệu quả kinh tế. Do vậy, ngày nay việc khai thác khoáng sản từ đại dương
đã được chú ý. Biển và Đại dương chứa nhiều nguyên liệu có thể khai thác nhưng hạn chế
lớn nhất ở đây là vấn đề kỹ thuật, kếo theo sau đó là hiệu quả kinh tế.
Dưới đây là một vài số liệu về khoáng sản thế giới (Nguồn: World Bank (1991) dẫn từ
Lê Huy Bá và các tác giả, 2002):
a. Quặng sắt: 10 quốc gia có trữ lượng quặng sắt lớn nhất (đơn vị tính: triệu tấn theo hàm
lượng)
Quốc gia Trữ lượng Quốc gia Trữ lượng
- Liên Xô (cũ) 149,0 - Ấn Độ 34,7
- Brazil 106,6 - Canada 23,5
- Trung Quốc 83,9 - Nam Phi 18,6
- Úc 61,8 - Venezuela 13,5
- Mỹ 36,0 - Thụy Điển 13,4
Tổng cộng trữ lượng sắt thế giới: 582,5 triệu tấn
b. Quặng Bauxit: (đơn vị tính: triệu tấn)
Quốc gia Trữ lượng Quốc gia Trữ lượng
112
- Úc 38,6 - Ân Độ 4,3
- Ghiné 17,5 - Trung Quốc 3,6
- Jamaica 9,1 - Surinam 3,5
- Brazil 7,9 - Nam Tư (cũ) 3,2
- Liên Xô (cũ) 5,7 - Hy Lap 2,6
c. Quặng Thiếc: (đơn vị tính: ngàn tấn kim loại chứa trong quặng)
Quốc gia Trữ lượng Quốc gia Trữ lượng
- Brazil 50,2 - Thailand 14,7
- Trung Quốc 33,0 - Liên Xô (cũ) 14,0
- Malaysia 32,0 - Úc 7,8
- Indonesia 31,3 - Anh 4,0
- Bolivia 15,8 - Zaia 1,6
d. Quặng Đồng: (đơn vị tính: ngàn tấn theo hàm lượng kim loại Cu)
Quốc gia Trữ lượng Quốc gia Trữ lượng
- Chi Lê 1609.3 - Zaia 440,4
- Mỹ 1497,0 - Ba Lan 385,0
- Liên Xô (cũ) 590,0 - Trung Quốc 380,0
- Canada 721,9 - Peru 364,0
- Jambia 500,0 - Úc 295,0

Một khía cạnh khác cần được chú ý của công nghiệp khoáng sản là các tác động môi
trường nảy sinh trong quá trình thăm dò, khai thác và sản xuất ra sản phẩm ví dụ như phá
hủy cảnh quang; phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên; gây ô nhiễm môi trường từ đất, nước,
không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt…
Bảng 4.25 Tác động môi trường của công nghiệp khoáng sản
Môi Dạng tác động Nguyên nhân
trường
Không khí Sinh bụi - Các quá trình bốc dỡ, vân chuyển nguyên liệu
và sản phẩm
- Các quá trình đập, nghiền, sàng
- Các quá trình sấy nguyên liệu và sản phẩm
Khí thải chứa khí độc - Các quá trình gia công nhiệt sản phẩm
(CO, NO2, CO2…) - Các quá trình đốt cháy nhiên liệu
- Khí thải từ nguyên liệu và sản phẩm trong quá
trình vận chuyển và lưu kho/bãi
Gây tiếng ồn - Do thiết bị có công suất lớn: đập, nghiền
- Do hoạt động của hệ thống tuyển quặng
Đất Mất đất nông – lâm - Xây dựng mặt bằng
nghiệp - Các bãi thải rắn và phế thải bùn
- Các hồ trữ nước mùa khô
- Các công trình phụ trợ khác
Thay đổi chất lượng đất - Do nước bùn
- Do chất hoà tan ngấm vào đất
Nước Mất cân bằng khu vực - Trữ nước cho hoạt động sản xuất

113
- Sử dụng nước cho sản xuất (6 –10 m3/ tấn
quặng)
Đục nước - Diện tích bể lắng không đủ
- Bùn sét phát sinh trong quá trình tuyển quặng
Nhiễm độc nước - Sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất
- Các hóa chất trong quặng bị hòa tan
Sinh thái Phá rừng - Chiếm đất
và Môi - Cung cấp nguyên liệu cho hoạt động công
trường nghiệp
- Cung cấp nguyên - nhiên vật liệu cho sinh hoạt
khu dân cư
Suy thoái tài nguyên sinh - Do khí độc
vật - Do nước đục và hóa chất độc
- Do chất lượng môi trường đất bị suy thoái
Bệnh nghề nghiệp - Ảnh hưởng của chất lượng môi trường lao động
và sinh hoạt không bảo đảm
Bùng nổ dân cư khu vực - Không sử dụng nhân lực địa phương
- Gia tăng dân số
Kinh tế - Đô thị hóa với các mức - Mức độ hợp lý các giải pháp về dịch vụ đối với
xã hội độ khác nhau các nhu cầu khu dân cư
- Các dịch vụ nảy sinh khác
Kém trật tự - an ninh xã - Quy hoạch phát triển vùng mỏ chưa hợp lý hoặc
hội không có quy hoạch
- Quản lý xã hội kém
Phát triển kinh tế - văn Ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc:
hóa khu vực - Khả năng và trình độ quản lý của địa phương
- Hiệu quả kinh tế của cơ sở sản xuất
- Mức thu nhập của lao động
(Nguồn: Nguyễn Đức Quý (1995) dẫn từ Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)

Trước tình hình cạn kiệt tài nguyên, vấn đề đặt ra cho nhân loại là tiết kiệm, giảm các
nhu cầu xa xỉ. Một biện pháp thiết thực có thể tiến hành ngay và triển khai rộng rãi là chắc
lọc lại nguyên liệu khoáng trong quá trình sản xuất và tái sử dụng phế thải kim loại. Đồng
thời, phải xây dựng kế hoạch sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý nhất, đạt hiệu quả cao
nhất. Tất cả, khai thác cũng như sử dụng khoáng sản phải quy hoạch theo phương án tối ưu
và quản lý chặt chẽ việc thực hiện.
6.3 Tình hình khai thác - sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Ở Việt Nam, có các điểm quặng, các mỏ và vùng mỏ ở nhiều quy mô khác nhau. Đa số
vùng mỏ khoáng sản Việt Nam có quy mô trung bình và nhỏ. Một số quặng khoáng sản
phân bố khá tập trung vào những vùng có cấu trúc địa chất thuận lợi, phù hợp với các vùng
địa lý tự nhiên và các khu vực kinh tế - xã hội khá phát triển của đất nước (Lê Huy Bá và
các tác giả, 2002).
Theo Mai Đình Yên và các tác giả (1997), khoáng sản Việt Nam phong phú về chủng
loại và đa dạng về loại hình với 3.500 mỏ và điểm quặng của 80 loại khoáng sản. Trong đó
đã đưa vào khai thác hoặc thiết kế khai thác 270 mỏ với hơn 32 loại khoáng sản. Tuy nhiên,
114
theo đánh giá gần đây của Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (2017), Việt Nam có
trên 5.000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau; có một số loại khoáng sản
quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và là nguồn lực để phát
triển kinh tế - xã hội đất nước. Trung bình mỗi năm ngành công nghiệp khai khoáng nước
ta cung cấp cho nền kinh tế khoảng 90 triệu tấn đá vôi xi măng, khoảng 70 triệu m3 đá vật
liệu xây dựng thông thường (VLXDTT), gần 100 triệu m3 cát xây dựng, cát san lấp, trên 45
triệu tấn than, trên 3 triệu tấn quặng sắt,...Giá trị sản lượng ngành khai khoáng (không kể
dầu khí) chiếm khoảng 4-5% tổng GDP hàng năm; đóng góp trực tiếp cho ngân sách từ tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường (không kể dầu khí)
từ năm 2014 đến nay trung bình mỗi năm từ 16.000-20.000 tỷ đồng, trong đó thuế tài
nguyên từ 10.000 - 11.000 tỷ đồng. Có thể nói, tài nguyên khoáng sản thật sự đã trở thành
một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ.
Bảng 4.26 Trữ lượng khoáng sản Việt Nam
Nhóm Khoáng sản tiêu Trữ lượng tối Trữ lượng các Hàm lượng kim loại
kim loại biểu thiểu mỏ lớn tối thiểu (%)
Đen Fe, Mn Hàng chục vạn Hằng trăm triệu 20 – 25
tấn tấn
Màu Cu, Pb, Zn, Ni Hàng ngàn – Hàng chục triệu 0,5 - 1
hàng vạn tấn tấn
Hiếm W, Mo, Sn, Hg Hàng chục đến Hàng chục vạn 0,1 – 0,2
hàng trăm tấn tấn
Phóng U, Th Hàng chục đến Hàng chục đến 0,05 – 0,1
xạ hàng trăm tấn hàng nghìn tấn
Quý Au, Pt Hàng trăm kg Hàng ngàn kg 0,0005
(Nguồn: Bộ Công Nghiệp (1998) dẫn theo Lê Huy Bá và các tác giả, 2002)
Theo Lê Huy Bá và các tác giả (2002), khoáng sản Việt Nam không phân bố ở đất liền
mà cả ở vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Tuy phần khoáng sản tập trung thành mỏ có
trữ lượng lớn không nhiều nhưng chúng có mặt khắp mọi miền đất nước. Theo các tác giả,
những khoáng sản đã được thăm dò đánh giá chất lượng và trữ lượng ở Việt Nam được
trình bày dưới đây: (Lê Huy Bá và các tác giả, 2002)
- Khoáng sản kim loại
• Khoáng sản kim loại đen
Ở Việt Nam, quặng kim loại đen khá phong phú với nhiều nguồn gốc thành tạo khác
nhau. Tuy nhiên, những vùng mỏ quặng đạt giá trị công nghiệp không nhiều, trữ lượng mỏ
thường đạt từ loại nhỏ đến trung bình.
+ Quặng Sắt: các điểm và mỏ quặng phân bố rộng rãi từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ.
Những mỏ đạt trữ lượng công nghiệp không nhiều và tập trung ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
thuộc các vùng Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh. Theo kết quả điều
tra, đánh giá thì trữ lượng dự báo tài nguyên quặng sắt ở Việt Nam là 1.800 tỷ tấn
+ Quặng Mangan: Mỏ và điểm quặng phân bố ở nhiều nơi nhưng số lượng mỏ có giá trị
không nhiều (trữ lượng thấp). Hai khu vực phân bố đáng chú ý là Cao Bằng (với trữ lượng
dự báo cho toàn khu vực là 9 tiệu tấn quặng có hàm lượng từ 35 – 50%) và Nghệ An (với
khu vực đã được thăm dò, đánh giá có trữ lượng 2 triệu tấn quặng có hàm lượng từ 10 –
25%).

115
+ Quặng Crom: Quặng Crom ở nước ta không nhiều và thường nằm rải rác ở khu vực phía
bắc tập trung ở Cổ Định (Thanh Hóa). Trữ lượng dự báo 22,8 triệu tấn với hàm lượng
quặng hơn 46%.
+ Quặng Titan: Ở Việt Nam, quặng Titan tồn tại với hai dạng là mỏ quặng gốc ở Thái
Nguyên và mỏ quặng sa khoáng có ở nhiều nơi từ Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Quảng Trị đến Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định, Phan Thiết… Trữ lượng dự báo cho
dạng quặng sa khoáng đạt 22 triệu tấn
• Kim loại màu
+ Quặng Đồng – Niken: Toàn lãnh thổ Việt Nam có trên 100 điểm và mỏ quặng Cu, Cu –
Ni. Những mỏ có giá trị công nghiệp với trữ lượng lớn nằm ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ.
Theo các nhà nghiên cứu thì trữ lượng dự báo của cả nước khoảng 4,5 triệu tấn Cu và hàng
trăm tấn Ni. Riêng trữ lượng Cu đã thăm dò đánh giá được 1,2 triệu tấn.
+ Quặng Chì - Kẽm: Trong thiên nhiên Chì và Kẽm là hai nguyên tố kim loại thường đi
chung với nhau trong các mỏ có cùng nguồn gốc thành tạo. Ở Việt Nam, Pb – Zn tương đối
phổ biến, những mỏ đạt trữ lượng công nghiệp tập trung ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Theo
các tài liệu điều tra, trữ lượng dự báo Pb – Zn ở nước ta đạt 7,8 triệu tấn. Trữ lượng đã
thăm dò đánh giá là 2,9 triệu tấn.
+ Quặng Antimoan: Các điểm và mỏ quặng phân bố rãi rác trong toàn lãnh thổ. Những mỏ
đạt trữ lượng công nghiệp không nhiều, tập trung ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Theo kết quả
điều tra, hiện nay, trữ lượng antimoan trên toàn Việt Nam khoảng 60.000 tấn.
• Kim loại nhẹ
+ Quặng Nhôm (Bauxit): Ở Việt Nam các mỏ và điểm quặng rất phổ biến. Những mỏ đạt
giá trị tập trung ở Đông Bắc Bộ và Khu Bốn cũ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ như ở Hà
Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình; Gia Lai – Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng
Nai, Sông Bé (cũ); ngoài ra còn gặp quặng Bauxit ở Điện Biên, Lai Châu, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế. Tổng trữ lượng dự báo quặng Bauxit cả nước khoảng 6,6 tỷ tấn, Hiện nay đã
được thăm dò đánh giá 4 tỷ tấn.
+ Quặng Magné: Ở Việt Nam, quặng Magné phân bố rãi rác trong các vùng mỏ đồng, mỏ
sắt, ít tập trung thành những điểm có giá trị công nghiệp. Cho đến nay chỉ mới phát hiện
một mỏ Magné ở huyện Sông Mã – Sơn La (đang trong giai đoạn tham dò đánh giá trữ
lượng).
• Kim loại quý
+ Vàng: Phân bố nhiều nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, có đến
37 vùng chứa vàng có triển vọng như ở Mường Lay – Lai Châu, Mường La – Sơn La, ở
Phú Thọ, ở Hà Giang…Theo thống kê thì đến nay, đã phát hiện 184 điểm quặng vàng và
mỏ vàng, trong đó đã thăm dò đánh giá được 45 điểm mỏ và quặng. Khoảng 30 mỏ nhỏ
đang được khai thác thủ công hoặc nửa cơ giới, những mỏ trung bình đến lớn (trữ lượng
trên 25 ngàn tấn) không nhiều. Trữ lượng vàng Việt Nam hiện nay ở cấp chắc chắn là
17.985 kg, ở cấp tin cậy là 49.540 kg. Trữ lượng dự báo là 280.563 kg vàng. Một số mỏ đã
được thăm dò đánh giá trữ lượng và chất lượng thuộc Hà Giang, Bắc Cạn, Thanh Hóa,
Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam.
+ Platin (Bạch kim): Bach kim ở nước ta nằm rải rác trong các mỏ Đồng – Niken và một
số mỏ kim loại khác mà không tập trung thành mỏ riêng biệt. Cho đến nay, bạch kim ở Việt
Nam chưa được đánh giá đầy đủ, dự báo trữ lượng khoảng hàng chục ngàn tấn.

116
+ Bạc: Bạc là kim loại ít tập trung thành mỏ riêng biệt. Bạc thường có trong các mỏ vàng
hoặc mỏ đa kim chì - đồng - kẽm – niken…Cho đến nay, việc nghiên cứu quy luật phân bố
và trữ lượng bạc trong các mỏ vàng lớn và các mỏ đa kim vẫn đang được tiến hành. Theo
các nhà nghiên cứu, trữ lượng bạc ở Việt Nam có thể đạt đến hàng chục ngàn tấn.
• Kim loại hiếm
+ Thiếc – Vonfram: Trong thiên nhiên thiếc và vonfram thường tồn tại cùng với nhau tạo
thành quặng thiếc – vonfram. Ở nước ta, các điểm và mỏ quặng thiếc – vonfram phân bố
nhiều nơi. Tuy nhiên, những vùng chứa thiếc – vonfram tập trung thành mỏ cỡ trung bình
đến lớn không nhiều. Có ba vùng mỏ đã được thăm dò khai thác hoặc đang tiến hành đánh
giá trữ lượng là: khu vực Đông Bắc (bao gồm Cao Bằng và Tam Đảo – Tuyên Quang), khu
vực Bắc Trung Bộ (vùng Tây Nghệ An) và vùng Đà Lạt. Dự báo trữ lượng chỉ ở mức trung
bình.
+ Molip đen: Molip đen là kim loại phân tán, rất ít khi tập trung tạo nên vùng mỏ có giá trị
công nghiệp lớn. Những phát hiện gần đây cho thấy Việt Nam có một mỏ Molip đen cỡ nhỏ
ở Châu Đốc.
• Kim loại phóng xạ
+ Kim loại phóng xạ: Theo kết quả điều tra, hiện nay ở nước ta có một mỏ đạt giá trị công
nghiệp phân bố ở Nông Sơn - Quảng Nam. Ngoài ra, còn có một hàm lượng các nguyên tố
phóng xạ (Ur – Th) nằm trong các vùng mỏ đa kim (Cu – Ni, Pb – Zn) như ở Lào Cai (đạt
đến 120 tấn). Các nghiên cứu địa – vật lý còn cho thấy nhiều vùng có dị thường phóng xạ
như ở Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình, Đà Lạt,…Theo các nhà nghiên cứu, ở các
vùng trên tiềm ẩn trữ lượng kim loại phóng xạ đáng kể.
- Khoáng sản phi kim loại
• Nguyên liệu hóa chất và phân bón: Ở nước ta, những vùng mỏ nguyên liệu hóa chất và
phân bón không nhiều, trữ lượng từ nhỏ đến trung bình và thường tập trung ở khu vực phía
Bắc.
+ Apatit: chỉ có một mỏ đạt giá trị công nghiệp phân bố ở Lào Cai (hàm lượng P 2O5 đạt 10
– 50%). Trữ lượng dự báo khoảng 2 tỷ tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá: 908 triệu tấn.
Ngoài ra Apatit còn gặp ở Nghệ An và một số nơi khác.
+ Phosphorit: Nhìn chung, các mỏ phosphorit ở nước ta có quy mô nhỏ, ít đạt giá trị công
nghiệp. Hiện nay mới chỉ có khu mỏ ở Lạng Sơn đạt giá trị công nghiệp (hàm lượng P 2O5
đạt 20 – 30 %). Ngoài ra còn phát hiện phosphorit phân bố ở Hà Giang - Quảng Bình. Theo
đánh giá bước đầu, trữ lượng ở cả hai khu vực trên khoảng 300.000 tấn.
+ Pyrit: Quặng pyrit có ở nhiều nơi nhưng tập trung thành mỏ có giá trị không nhiều như ở
Hà Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế…Tổng trữ lượng cả nước
khoảng 10 triệu tấn.
+ Barit: Các điểm quặng và mỏ barit phân bố ở nhiều nơi, tập trung thành những mỏ có
giá trị công nghiệp ở khu vực Đông Bắc và Bắc Khu Bốn. Tổng trữ lượng thăm dò ở cả hai
khu vực vào khoảng 2.466.000 tấn.
• Nguyên liệu kỹ thuật và mỹ nghệ: Theo các nhà địa chất, tiềm năng của nhóm khoáng
sản này ở nước ta rất phong phú mặc dù phân bố ít khi tập trung thành những mỏ lớn. Mặt
khác, việc tiến hành nghiên cứu mới khoảng 20 năm gần đây. Do vậy, đánh giá về trữ
lượng và chất lượng không đầy đủ, chính xác. Đáng lưu ý là một số khoáng sản sau:

117
+ Bery: Trong thiên nhiên, bery thường phân tán, ít khi tập trung thành những mỏ lớn.
Hiên nay, ở nước ta chỉ mới phát hiện một mỏ đạt giá trị công nghiệp ở Cao Bằng. Trữ
lượng ước tính 2.000 kg.
+ Fluorit: mới chỉ phát hiện một mỏ đạt gía trị công nghiệp ở vùng Quảng Ninh. Theo
đánh giá ban đầu, trữ lượng khoảng 1.700 kg.
Ngoài các khoáng sản kể trên, ở nước ta còn có đá quý (ở Nghệ An), thạch anh tinh thể (ở
Quảng Trị, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết…)…
• Nguyên liệu chịu lửa - gốm sứ - xây dựng: Phân bố ở nhiều nơi, đáng chú ý đối với
nhóm khoáng sản này là Sét-Ciment (tổng trữ lượng đã biết khoảng 300 triệu tấn) và
Kaolin (tổng trữ lượng ở các vùng vào khoảng 50 triệu tấn).
Bảng 4.27 Một số số liệu khai thác và sản xuất khoáng sản đáng lưu ý của Việt Nam và thế
giới
Khoáng sản 2014 2015 2016 2017 2018
Bauxite 1.100.000/ 1.100.000*/ 1.400.000*/ 2.700.000*/ 3.569.700/
(tấn)/Thế 261.500.000 294.000.000 289.200.000 314.400.000 326.000.000
giới
Alumnia 485.000/ 474.000*/ 5.97.000*/ 1.062.000/ 1.329.700/
(tấn Al2O3) 110.700.000 117.700.000 119.900.000 128.300.000 130.500.000
Nhôm (tấn) 52.400.000 57.900.000 59.600.000 60.700.000 62.700.000
(Primary (Thế giới) (Thế giới) (Thế giới) (Thế giới) (Thế giới)
aluminium)
Quặng 1.098/ 179.000 219/ 163.000 229/ 165.000 230/ 158.000 235/ 165.000
Antimony
(tấn kim
loại)
Barytes 140.000/ 80.000/ 50.000/ 50.000/ 50.000*/
(BaSO4) 9.000.000 9.000.000 7.800.000 8.500.000 8.700.000
(tấn)
Bismuth 646/ 3.700 1.510/ 4.300 1.700*/4.600 2.743/5.600 3.099/6.000
Quặng 223/ 140.000 277/ 153.000 134/ 144.000 (-)/ 142.000 (-)/ 168.000
Cobalt (tấn
kim loại)
Quặng sắt 2.719.000/ 2.691.000/ 3.056.000/ 5.074.000/ 5.471.000/
(tấn) 3.458.000.000 3.360.000.000 3.320.000.000 3.360.000.000 2.930.000.000
Sản xuất 1.393.000*/ 1.700.000*/ 2.600.000*/ 4.250.000*/ 4.600.000*/
gang (pig 1.258.000.000 1.250.000.000 1.227.000.000 1.265.000.000 1.340.000.000
iron – tấn)
Sản xuất 5.847.000/ 5.647.000/ 7.811.000/ 11.473.000/ 14.008.500/
thép (crude 1.670.000.000 1.620.000.000 1.627.000.000 1.731.000.000 1.812.000.000
steel)
Quặng đồng 20.296/ 22.524/ 22.636/ 21.451/ 23.378/
(tấn kim 18.600.000 19.300.000 20.600.000 20.200.000 20.600.000
loại)
Quăng chì 2.500*/ 1.600*/ 700*/ 3.800*/ 5.900*/

118
(tấn kim 5.300.000 5.000.000 4.800.000 4.800.000 4.800.000
loại)
Quặng 10.000*/ 20.700/ 13.400/ 50.000/ 68.800/
Mangan 55.000.000 51.500.000 50.800.000 48.200.000 53.000.000
(tấn)
Quặng thiếc 4.072/ 311.000 4.399/ 309.000 4.468/ 305.000 4.950/ 362.000 5.470/ 362.000
(tấn)
Quặng kẽm 17.000*/ 15.000*/ 12.000*/ 12.000*/ 12.000*/
(tấn kim 13.600.000 13.400.000 12.500.000 13.200.000 12.400.000
loại)
Quặng 6.854/ 8.607/ 4.272/ -/ -/
nickel (tấn 2.074.000 2.058.000 1.863.000 1.980.000 2.233.000
theo hàm
lượng kim
loại)
Quặng 4.134/ 81.400 5.123/ 82.800 6.357/ 81.000 6.483/ 88.600 5.486/ 77.300
Tungsten
(tấn kim
loại)
Feldspar 100.000*/ 100.000*/ 100.000*/ 100.000*/ 100.000*/
(tấn) 27.096.000 31.865.000 34.882/000 32.348.000 30.815.000
Fluorospar 90.940/ 193.164/ 217.900*/ 234.905/ 238.702/
(tấn) 6.800.000 5.900.000 5.700.000 5.400.000 5.900.000
Sản xuất đá 2.470.900/ 2.923.4000/ 3.142.500/ 4.588.000/ 5.423.700/
phosphate 240.000.000 265.000.000 271.000.000 255.000.000 232.000.000
(tấn)
Coal (than, 41.086.000/ 41.664.000/ 38.527.000/ 38.237.000/ 42.047.000/
tấn)- 8.153.000.000 7.934.000.000 7.472.000.000 7.700.000.000 7.964.000.000
Anthracite
Dầu thôb 17.392.000/ 18.746.000/ 17.230.000/ 15.518.000/ 13.969.000/
(tấn) 4.213.000.000 4.345.000.000 4.355.000.000 4.372.000.000 4.473.000.000
Vàng (kg) 728/ 3.080.000 579/ 3.150.000 604/ 3.230.000 557/ 3.330.000 600*/
3.360.000
Sản xuất 558.000/ 237.700/ 210.800/ 225.300/ 209.800/
khoáng titan 11.400.000 10.700.000 9.300.000 9.700.000 8.800.000
(tấn quặng
oxide dạng
limenite)
Sản xuất 7.000*/ 1.000*/ 6.000*/ -/ 4.000*/
khoáng 1.318.000 1.325.000 1.401.000 1.475.000 1.256.000
zirconium
(tấn)
(Nguồn: T J Brown, N E Idoine, C E Wrighton, E R Raycraft, S F Hobbs, R A Shaw, P
Everett, C Kresse, E A Deady and T Bide; 2020.)
119
Ghi chú: -: Không có số liệu
*: ước tính dựa trên các báo cáo xuất khẩu
Tất cả các nguồn khoáng sản trên là tài sản quốc gia, đặt cơ sở cho sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Vấn đề cần thiết đối với Việt Nam là tiếp tục thăm dò,
đánh giá chính xác trữ lượng và lập quy hoạch khai thác, sử dụng chúng một cách hợp lý.
Theo quan điểm hiện nay, ở quy mô thế giới cũng như quốc gia, việc quản lý tài nguyên
khoáng sản đã trở nên cấp bách, đặc biệt về khía cạnh bảo vệ môi trường. Theo tinh thần
này:
- Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản bao
gồm:
• Lập và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường trong quá trình khai thác và
sử dụng tài nguyên khoáng sản.
• Thực hiện công tác kiểm toán môi trường (kiểm toán chất thải).
• Tiến hành các hoạt động nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
• Sử dụng các công cụ kinh tế và thực hiện công tác quan trắc môi trường đối với hoạt
động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
- Thực hiện sử dụng hợp lý tài nguyên: đây là một công việc phức tạp cần phải giải quyết
theo hướng địa chất, kỹ thuật mỏ, công nghệ, kinh tế và tổ chức.
7. VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG
7.1 Khái niệm
Năng lượng được xem là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất. Lê Văn Khoa và các tác
giả (2010) chia năng lượng thành 2 dạng:
a) Năng lượng dạng nhiệt
Năng lượng dạng nhiệt được sinh ra từ việc đốt cháy những nguồn nguyên liệu khác
nhau từ các vật liệu (củi, gỗ,…) đến nhiên liệu hóa thạch (than đá, khí đốt…). Năng lượng
nhiệt còn được sản sinh từ bức xạ mặt trời, từ các phản ứng nhiệt hạch của lò phản ứng hạt
nhân và từ nguồn nhiệt trong lòng đất (năng lượng địa nhiệt). Năng lượng nhiệt một phần
được sử dụng trực tiếp, một phần được chuyển thành năng lượng điện hoặc năng lượng
công.
b) Năng lượng dạng công
Dạng năng lượng này được cung cấp từ sự vận động của các dòng vật chất năng lượng
thủy điện, năng lượng gió, năng lượng sóng biển – thủy triều. Năng lượng dạng công sẽ
được chuyển thành điện năng. Ngược lại, từ điện năng cũng có thể chuyển đổi thành năng
lượng dạng công (cơ năng). Năng lượng dạng công được xem là dạng năng lượng sạch
(không gây ô nhiễm môi trường). Phổ biến trong nhóm này là năng lượng của các dòng
sông với sản phẩm là thủy điện, đã và đang phát triển ở nhiều nơi với quy mô khác nhau.
Sự sống cần thiết phải có năng lượng. Theo đó, nhu cầu năng lượng của con người gia
tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Con người nguyên thủy hằng ngày
chỉ sử dụng khoảng 2.000 kcal/ngày dưới dạng thức ăn nguyên khai. Sau khi tìm ra lửa, con
người sử dụng khoảng 10.000 kcal/người/ngày. Hiện nay, mức độ tiêu thụ trung bình trên
thế giới khoảng 200.000 kcal/người/ngày. Cùng với sự gia tăng nhu cầu, cơ cấu năng lượng
sử dụng và hình thức khai thác năng lượng cũng phải thay đổi. Do đó, có thể nói năng
lượng là nền tảng cho sự văn minh và phát triển xã hội, chính nhu cầu tiêu thụ và hình thức
khai thác năng lượng phản ánh mức độ phát triển của một quốc gia.

120
Năng lượng con người sử dụng được khai thác từ nhiều nguồn và năng lượng được phân
loại theo nhiều quan điểm (dựa trên các tiêu chí) khác nhau như dựa trên khả năng tái tạo
(gồm năng lượng tái tạo và không tái tạo), theo khả năng gây ô nhiễm (gồm năng lượng
sạch và năng lượng gây ô nhiễm), theo khả năng trao đổi và thương mại hóa (gồm năng
lượng thương mãi - điện, xăng, dầu, khí đốt, than đá,…và năng lượng phi thương mại là các
nguồn năng lượng tái tạo), theo bản chất năng lượng,… (Lê Văn Khoa và các tác giả,
2002). Xem xét theo khía cạnh sử dụng, có thể phân chia các nguồn năng lượng theo một số
dạng cơ bản sau (Nguyễn Đình Khoa, 1987; Mai Đình Yên và các tác giả, 1997):
- Nguồn năng lượng cổ điển: là các dạng năng lượng vẫn được sử dụng từ xưa cho đến nay
(còn gọi là năng lượng truyền thống). Nguồn năng lượng này bao gồm: củi-gỗ, các nhiên
liệu hóa thạch, sức nước, sức gió,…
- Năng lượng điện (còn gọi là nguồn năng lượng thứ cấp): là một dạng năng lượng được
chuyển đổi từ nguồn năng lượng sơ cấp, bao gồm các loại cơ bản như nhiệt điện, thủy điện,
phong điện, điện hạt nhân.
- Nguồn năng lượng mới: do hạn chế về khả năng cung ứng và ảnh hưởng môi trường của
nguồn năng lượng cổ điển nên việc nghiên cứu các nguồn năng lượng mới có thể khai thác
và sử dụng rộng rãi ngày càng được đẩy mạnh. Hiện nay, việc nghiên cứu tập trung vào các
dạng năng lượng vô tận, có khả năng tái tạo và không gây ô nhiễm như bức xạ mặt trời, địa
nhiệt, thủy triều - sóng biển, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học và năng lượng nhiệt hạch.
7.2 Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng thế giới
Từ xa xưa, con người đã biết lợi dụng sức gió và sức nước tuy nhiên chỉ ở quy mô nhỏ.
Việc tìm ra lửa mở đầu cho giai đoạn khai thác những nguồn năng lượng có nguồn gốc hóa
thạch. Than đá đặc trưng cho một giai đoạn dài ở thế kỷ XVIII và XIX, sau đó là dầu mỏ ở
thế kỷ XX.
Bảng 4.28 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng thế giới giai đoạn 1900 – 2020 (Đơn vị tính:%
khối lượng)
Nguồn năng lượng 1900 1960 1980 2000 2020
Than 57,6 42 27 31 32
Dầu mỏ 2,3 27 41 34 17
Khí đốt thiên nhiên 0,9 12 17 19 18
Thuỷ năng 0,3 7 6 7 7
Năng lượng nguyên tử - - 2 8 12
Các nguồn khác 38,9 12 1 1 14
Tổng (tỷ tấn nguyên liệu quy 1,3 5,2 10,5 13 - 18 18 - 23
đổi)
(Nguồn: Hội nghị năng lượng thế giới lần thứ XII – New Dehli (1998) dẫn theo Lê Văn
Khoa và các tác giả, 2002)
Xét theo quy mô quốc gia, căn cứ mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người (tính theo
gigajun: 109 jun), các quốc gia được phân thành 3 nhóm (Lê Văn Khoa và các tác giả,
2002):
- Nhóm tiêu thụ năng lượng cao (lớn hơn 160 gigajun): chủ yếu là các quốc gia công
nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Đức, Hà Lan, Nga, Australia, Kuwait, Các tiểu vương
quốc A-rập.
- Nhóm tiêu thụ năng lượng trung bình (80 – 160 gigajun): bao gồm các quốc gia Đan
Mạch, Anh, Thuỵ Sĩ, Áo, Singapore, Thụy Điển, Nhật, Tây Ban Nha…
121
- Nhóm tiêu thụ năng lượng thấp (40 – 79 giagjun): bao gồm Trung Quốc, Brazil, Ai Cập,
Ấn Độ, Peru, Thailand…
Sự khác biệt về tiêu thụ năng lượng giữa hai nhóm quốc gia công nghiệp phát triển và
đang phát triển thể hiện theo nhiều khía cạnh: mức tiêu thụ năng lượng thương mại tính trên
đầu người, cơ cấu nguồn năng lượng và đối tượng tiêu thụ năng lượng.
Bảng 4.29 Nhu cầu năng lượng thế giới tính theo nhiên liệu và xu hướng tương lai (Mtoe)
Những chính Các chính sách Phát triển bền
sách mới hiện tại vững
2000 2017 2025 2040 2025 2040 2025 2040
Than đá 2.308 3.750 3.768 3.809 3.998 4.769 3.045 1.597
Dầu mỏ 3.665 4.435 4.754 4.894 4.902 5.570 4.334 3.156
Khí đốt 2.071 3.107 3.539 4.436 3.616 4.804 3.454 3.433
Năng lượng 675 688 805 971 803 951 861 1.293
hạt nhân
Năng lượng tái 662 1.334 1.855 3.014 1.798 2.642 2.056 4.159
tạo
- Thủy điện 225 353 415 531 413 514 431 601
(Hydro)
- Năng lượng 377 727 924 1.260 906 1.181 976 1.427
sinh khối hiện
đại (Modern
bioenergy)
- Các nguồn 60 254 516 1.223 479 948 648 2.132
khác
Củi-gỗ (Sinh 626 658 666 591 666 591 396 77
khối rắn -
Solid biomass)
Tổng 10.027 13.972 15.388 17.715 15.782 19.328 14.146 13.715
Đóng góp của 80 81 78 74 79 78 77 60
nhiên liệu hóa
thạch (%)
Phát thải CO2 23,1 32,6 33,9 35,9 35,5 42,5 29.5 17,6
(Gt)
(Nguồn: International Energy Agency, 2018)
Ghi chú: Mtoe: Triệu tấn dầu quy đổi (million tonnes of oil equivalent); Gt: gigatonnes.
Năng lượng sinh khối bao gồm việc sử dụng theo truyền thống dưới dạng đun nấu
(Solid biomass includes its traditional use in three-stone fires and in improved cookstoves)
Theo Ủy ban năng lượng thế giới (2016), ngành năng lượng đang ở giai đoạn chuyển tiếp
và đối mặt với một loạt các thách thức ngày càng tăng. Các quốc gia đã cam kết giảm phát
thải khí nhà kính (greenhouse gas emissions) theo thỏa thuận biến đổi khí hậu năm 2015
(COP 21), đặt trọng tâm đổi mới vào quá trình loại bỏ khí cacbon (decarbonisation) của
ngành năng lượng. Ngoài ra, các dịch vụ năng lượng phải mở rộng để đáp ứng nhu cầu
năng lượng toàn cầu gia tăng ở nhiều nền kinh tế đang phát triển và cung cấp cho hơn 1 tỷ
người quyền tiếp cận cần thiết đối với các dịch vụ năng lượng hiện đại. Đồng thời với việc
thay đổi thiết kế thị trường và mở rộng cơ sở hạ tầng năng lượng, an ninh và độ tin cậy
122
năng lượng phải được duy trì và củng cố trong bối cảnh gia tăng rủi ro và thách thức khả
năng phục hồi. Theo đó, triển vọng tương lai, những thách thức và cơ hội về các nguồn
năng lượng được trình bày qua bảng sau.
Bảng 4.30 Triển vọng tương lai, những thách thức và cơ hội về các nguồn năng lượng
Nguồn Triển vọng tương lai Những thách thức Các cơ hội
năng lượng toàn cầu
Các loại • Các loại nhiên liệu hóa • Sự phụ thuộc vào việc • Tăng tính đa
nhiên liệu thạch bao gồm than, khí nhập khẩu có thể làm một dạng nguồn cung
hóa thạch tự nhiên, và dầu mỏ chi quốc gia chịu ảnh hưởng năng lượng có thể
phối (chiếm phần lớn) đối với những nguồn cung giúp làm tăng an
tổng nguồn cung toàn ứng hạn chế hoặc tính ninh năng lượng
cầu năng lượng ban đầu không ổn định về chi phí và tính bền vững
của thế giới cho đến nhiên liệu về môi trường
2050 • Các quốc gia cam kết
• Việc sản xuất năng giảm sự phụ thuộc vào
lượng dựa trên nhiên các nguồn nhiên liệu hóa
liệu hóa thạch là nguồn thạch phát thải khí nhà
gốc của 30% – 40% sự kính cao và tăng việc chu
phát thải các khí nhà trọng vào khí tự nhiên và
kính toàn cầu. các loại nhiên liệu có thể
tái tạo trong việc tạo năng
lượng
Thủy năng • Thủy năng đóng góp • Tài nguyên có thể biến • Thủy điện cung
hơn 16% nguồn cung động do các khuôn mẫu ứng một nguồn
điện năng toàn cầu và thời tiết và những tác năng lượng “vô
cung ứng 76% tất cả các động hiện tại cũng như tận”/có thể tái tạo
nguồn năng lượng có thể tác động được dự báo của - phát thải khí nhà
tái tạo sự biến đổi khí hậu đối kính thấp và giúp
• Các quốc gia đang phát với các điều kiện thủy văn làm cân bằng sự
triển có tiềm năng tăng • Việc quản lý các nguồn thay đổi về nhu
gấp đôi việc sản xuất nước xuyên biên giới thể cầu và nguồn
thủy điện vào năm 2050, hiện những vấn đề chính cung
thường áp dụng “nhà trị, như là các căng thẳng
máy” ở quy mô nhỏ về quyền sử dụng nguồn
nước sông Nile,
Colombia, Mekong và
Xingu (chi lưu đông nam
của sông Amazon)
Các nguồn • Một bộ phận đang gia • Các nguồn cung này vẫn • Các nguồn năng
năng lượng tăng của nguồn cung chưa ở quy mô lớn và lượng tái tạo phát
tái tạo điện năng toàn cầu được việc sản xuất có thể thải ít hoặc không
không phải dự báo đóng vai trò then không liên tục phát thải khí nhà
thủy điện chốt trong việc mở rộng • Các phát triển công nghệ kính và đặc thù
tiếp cận năng lượng ở được tiếp tục trong việc đòi hỏi nguồn
nhiều quốc gia đang phát lưu giữ và nạp năng nước không đáng
123
triển lượng, và những cải cách kể để sản sinh
• Đến năm 2040, dự báo thị trường có hiệu quả năng lượng
việc tạo ra năng lượng được cần đến nhằm thúc
dựa trên các nguồn có đẩy đầu tư vào việc sản
thể tái tạo sẽ chiếm 50% xuất năng lượng có thể tái
ở Liên minh châu Âu, tạo và mạng lưới cung
khoảng 30% ở Trung ứng
Quốc và Nhật Bản, và
trên 25% ở Hoa Kỳ và
Ấn Độ
Năng lượng • 31 quốc gia đã có nhà • Khả năng tiếp cận xã hội • Năng lượng hạt
hạt nhân máy năng lượng hạt là một vấn đề nhân có thể là một
nhân và một số trong đó • Công nghệ đòi hỏi kinh phương thức có
bao gồm Ấn Độ và phí đầu tư lớn – lên đến hiệu quả kinh tế
Trung Quốc đang dự 10 lần so với một nhà và đáng tin cậy
định xây dựng các nhà máy sản xuất khí đốt có trong việc tạo ra
máy năng lượng hạt cùng kích cỡ lượng lớn điện
nhân mới • Các nhà máy đòi hỏi năng không sản
• Thêm 20 quốc gia đang thời gian xay dựng lâu dài sinh CO2
dự định phát triển năng lên đến 10 năm • Chi phí biên
lượng hạt nhân • Doanh thu dài hạn (Marginal cost)
không chắc chắn dưới của điện năng
dạng các nhà cạnh tranh thấp nhưng chi
chống lại những trợ cấp phí xây dựng, bảo
“ngoài thị trường” đối với trì và thải chất thải
các nguồn năng lượng cao
không phát sinh CO2
(Nguồn: World Energy Council, 2016)
Bảng trên cho thấy rằng sản xuất năng lượng thế giới có thể sẽ có nhiều thay đổi trong
thời gian đến. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nguồn cung năng lượng toàn cầu chủ
yếu vẫn dựa vào than đá và dầu mỏ.
Theo đánh giá cập nhật năm 2018 của Cơ quan năng lượng quốc tế (International Energy
Agency - IEA), nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới tăng 2,3% trong năm 2018, tốc độ
nhanh nhất trong thập kỷ này, sự gia tăng đặc biệt được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh
mẽ nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt nhu cầu sưởi ấm và làm mát lớn hơn ở một số khu vực.
Khí đốt tự nhiên nổi lên như là nhiên liệu được lựa chọn, chiếm 45% mức gia tăng về tiêu
thụ năng lượng (đặc biệt ở Hoa Kỳ và Trung Quốc). Nhu cầu đối với tất cả các loại nhiên
liệu tăng lên, với nhiên liệu hóa thạch đáp ứng gần 70% mức tăng trưởng trong năm tiếp
theo. Sản xuất năng lượng mặt trời và gió tăng trưởng với tốc độ hai con số, chỉ riêng năng
lượng mặt trời đã tăng 31%. Tuy nhiên, điều đó không đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu điện
cao hơn trên khắp thế giới cũng thúc đẩy sử dụng than. Điện tiếp tục được xác định là
nguồn năng lượng tương lai, với nhu cầu điện toàn cầu tăng 4% trong năm 2018 lên hơn
23000 TWh (terawatt giờ). Sự tăng trưởng nhanh chóng này dẫn đến điện chiếm 20% trong
tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng. Sản xuất điện ngày càng tăng là nguyên nhân
khiến điện chiếm 1/2 sự tăng trưởng trong nhu cầu năng lượng sơ cấp. Năng lượng tái tạo là
124
một đóng góp quan trọng cho việc mở rộng sản xuất điện này, chiếm gần một nửa sự gia
tăng về nhu cầu điện năng. Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về năng lượng tái tạo, cả về
gió và bức xạ mặt trời, tiếp theo là châu Âu và Hoa Kỳ. Nhu cầu khí đốt toàn cầu gia tăng
với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2010, với mức tăng trưởng 4,6% hàng năm, do nhu cầu
cao hơn và thay thế than đá. Tăng trưởng nhu cầu được dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và sau đó là
Trung Quốc (tăng gần 18%). Nhu cầu dầu mỏ tăng 1,3% trên toàn thế giới, với Hoa Kỳ một
lần nữa dẫn đầu mức tăng toàn cầu lần đầu tiên sau 20 năm nhờ sự mở rộng mạnh mẽ về
hóa dầu, sản xuất công nghiệp và dịch vụ vận tải. Tiêu thụ than toàn cầu tăng 0,7%, với
mức tăng chỉ thấy ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khu vực
Nam và Đông Nam Á. Năng lượng hạt nhân cũng tăng 3,3% trong năm 2018, với việc sản
xuất toàn cầu đạt mức tiền Fukushima, chủ yếu là kết quả của những bổ sung mới ở Trung
Quốc và khởi động lại bốn lò phản ứng ở Nhật Bản. Trên toàn thế giới, các nhà máy hạt
nhân đáp ứng 9% nhu cầu điện năng.
Ấn bản Triển vọng năng lượng thế giới (World Energy Outlook - WEO) năm 2018 cho
thấy rằng những thay đổi lớn đang được thực hiện đối với lĩnh vực năng lượng toàn cầu.
Trên tất cả các lĩnh vực và nhiên liệu, những lựa chọn về mặt chính sách được thực hiện bởi
các chính phủ sẽ định hình hệ thống năng lượng trong tương lai. Theo Cơ quan năng lượng
quốc tế (International Energy Agency - IEA), kịch bản phát triển bền vững cung cấp một
chiến lược tích hợp để đạt được các yếu tố chính liên quan đến năng lượng trong chương
trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, bao gồm tiếp cận năng lượng, chất
lượng không khí và các mục tiêu khí hậu. Xu hướng phát thải của kịch bản phát triển bền
vững hoàn toàn phù hợp với việc đạt được các mục tiêu dài hạn của Thỏa thuận Paris (Paris
Agreement) tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015 trong khuôn khổ
của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC - United Nations
Framework Convention on Climate Change) chi phối các biện pháp giảm carbon dioxit t(ừ
năm 2020). Theo đó, các công nghệ năng lượng tái tạo cung cấp phương thức chính cho
việc tiếp cận năng lượng toàn cầu. Tất cả các phương thức khả thi về mặt kinh tế để cải
thiện hiệu quả đều được theo đuổi, giữ cho nhu cầu tổng thể vào năm 2040 ở cấp độ ngày
nay. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng tăng từ một phần tư (1/4) hiện nay
lên hai phần ba (2/3) vào năm 2040; trong việc cung cấp nhiệt, năng lượng tái tạo tăng từ
10% hiện nay lên 25% và trong vận tải, tăng từ 3,5% hiện nay lên 19% (bao gồm cả sử
dụng trực tiếp và sử dụng gián tiếp, ví dụ như điện dựa trên năng lượng tái tạo).
Như đã thảo luận trên đây, một vấn đề cần lưu ý rằng khai thác và sử dụng năng lượng là
nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt dẫn đến biến đổi khí hậu toàn
cầu. Các nước đang phát triển phải đương đầu với tác động ô nhiễm cục bộ của chất thải
phát sinh trong khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch (bụi và khói, các khí độc CO,
SO2, NO2, CmHn…) và sự suy thoái tài nguyên (đất, rừng…). Xét trên phạm vi toàn cầu,
việc gia tăng nhu cầu năng lượng là do đòi hỏi của quá trình phát triển nhưng các quốc gia
lại chưa có chiến lược lâu dài. Hệ quả là sự khủng hoảng về năng lượng và khủng hoảng
môi trường. Vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là thế giới cần nhiều năng lượng nhưng không
được hủy hoại môi trường. Cách giải quyết dựa trên cơ sở nền kỹ thuật cao kết hợp với giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường, việc sử dụng năng lượng không được lãng phí. Phương
hướng hiện nay trong việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng là tăng hiệu quả
chuyển đổi năng lượng cùng với việc chú ý đúng mức đến hiệu suất sử dụng và vấn đề tiết
kiệm. Các nhà khoa học hy vọng rằng những nguồn năng lượng mới và sạch (bức xạ mặt

125
trời, năng lượng gió, sóng biển và thủy triều, nhiên liệu sinh học,…) đang được khai thác ở
mức độ nhất định sẽ là những đóng góp to lớn khi nhân loại đòi hỏi nguồn thay thế cho
những dạng năng lượng cổ điển gây ô nhiễm và đang cạn kiệt.
7.3 Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng ở Việt Nam
Theo dự thảo báo cáo quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025,
tầm nhìn đến năm 2035 được chuẩn bị bởi Bộ Công Thương (MOIT - Ministry of Industry
and Trade) năm 2015 (hợp tác với Viện Năng lượng), tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp
của Việt Nam là 70.588 nghìn tấn dầu quy đổi (TOE - Ton of Oil Equivalent), trong đó
năng lượng thương mại chiếm 75,5% và năng lượng phi thương mại chiếm 24,5%. Trong
giai đoạn từ 2001 đến 2015, nguồn cung năng lượng thương mại sơ cấp đã tăng trưởng
9,5%/năm. Trong số các dạng năng lượng thương mại, khí đốt tự nhiên có tốc độ tăng
trưởng cao nhất với 13,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng của than, sản phẩm dầu, và thủy điện
trong cùng kỳ lần lượt là 12,2%, 6,2% và 27,6%. Các động lực chính đối với việc gia tăng
tiêu thụ năng lượng của Việt Nam bao gồm: tăng trưởng công nghiệp, sử dụng năng lượng
dân dụng và mức độ cơ giới hóa vận tải. Điều đó chỉ ra rằng sự phát triển nền kinh tế xã hội
ở nước ta hiện nay đòi hỏi nguồn năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là điện năng.
Có thể xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ở nước ta theo các nguồn sau:
- Năng lượng cổ điển: Bao gồm than với nhiều chủng loại như than bùn, dự báo trữ lượng
7.1000 triệu m3: Nam bộ - 5.000 triệu m3, Bắc bộ - 1.650 triệu m3 và Trung bộ - 450 triệu
m3; than nâu dự báo 37,06 tỷ tấn tập trung ở Bắc bộ, than gầy với khoảng 3,8 triệu tấn tập
trung ở Quảng Ninh và than mỡ khoảng 23,66 triệu tấn tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên và
Nghệ An. Hàng năm Việt Nam khai thác khoảng 13 – 14 triệu tấn than. Ngoài ra nước ta
còn có một trữ lượng dầu mỏ đáng kể. Theo kết quả điều tra nước ta có 8 khu vực trầm tích
dầu khí là sông Hồng, Phú Yên-Khánh Hòa, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lay - Thổ Chu,
Hoàng Sa và Trường Sa (Mai Đình Yên và các tác giả, 1997; Lê Văn Khoa và các tác giả,
2002). Theo đánh giá của Petro Việt Nam thì trữ lương khai thác có thể đạt 1,5 – 2 tỷ tấn
dầu quy đổi và 180 – 330 tỷ m3 khí trên toàn bộ thềm lục địa (Lê Huy Bá và các tác giả,
2002). Về khí đốt, chỉ riêng 3 mỏ Rồng, Bạch Hổ và Đại Hùng đã khai thác trong năm 2000
3,5 tỷ m3. Tuy nhiên, theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2011), trung bình mỗi năm Việt
Nam khai thác 25 triệu tấn than, 20 triệu tấn dầu thô và 18 – 20 tỷ m3 khí đốt. Theo đó, dầu
khí chỉ đủ dùng trong khoảng 30 – 40 năm, than cũng chỉ có khả năng khai thác trong vòng
60 năm sau đó sẽ cạn kiệt dần. Nếu không có chiến lược phát triển các dạng năng lượng
mới và tái tạo thì trong tương lai Việt Nam sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng
nhập khẩu.
- Về thủy điện: Thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (https://www.evn.com.vn/) chỉ ra
rằng Việt Nam có nguồn tiềm năng thủy điện tương đối lớn nhờ vị trí địa lý của Việt Nam
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều trải dài từ Bắc vào Nam với sự độ
cao có thể lên đến 3.100 m cho đã tạo ra nguồn thế năng to lớn do chênh lệch địa hình tạo
ra. Tiềm năng nước ta khá dồi dào với 363 vị trí thủy điện vừa và lớn. Theo Lê Huy Bá và
các tác giả (2002) tổng công suất khoảng 17.513 MW (với công suất từ 10 MW trở lên) với
sản lượng có thể cung cấp hàng năm khoảng 71,9 tỷ kWh. Số liệu gần đây chỉ ra Việt Nam
có thể khai thác được nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 - 26.000 MW, tương
ứng với khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng. Tuy nhiên, trên thực tế, tiềm năng về công suất
thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn. Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện trên thế
giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong tương lai có thể bằng từ 30.000

126
MW đến 38.000 MW và điện năng có thể khai thác được 100 - 110 tỷ kWh. Theo thời gian,
hàng loạt cụm thủy điện vừa và nhỏ và những nhà máy thủy điện có công suất lớn đã được
xây dựng như Thác Bà – 108 MW, Trị An – 400 MW, Yaly – 690 MW, Hòa Bình – 1.920
MW, Sơn La – 2.400 MW, Sông Đà – 6.500 MW, Huội Quảng – 520 MW, Hàm Thuận-Đa
Mi – 475 MW, Tuyên Quang – 342 MW, Đồng Nai 4 – 340 MW,... Có thể nói, tới nay các
dự án thủy điện lớn có công suất trên 100 MW hầu như đã được khai thác hết. Các dự án có
vị trí thuận lợi, chi phí đầu tư thấp cũng đã được triển khai thi công. Một số nhà máy thủy
điện đang được xây dựng mở rộng và các nhà máy thủy điện tích năng sẽ được tiến hành
đầu tư để phù hợp với cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia. Hiện nay, quy trình
vận hành liên hồ chứa cho các bậc thang thủy điện đã được thiết lập và được Thủ tướng
Chính phủ ký quyết định ban hành cho tất cả các lưu vực sông có bậc thang thủy điện. Tuy
nhiên nguồn năng lượng này lại bị hạn chế do mưa phân bố không đều trong thời gian gần
đây, nhất là các thủy điện nhỏ.
- Ngay từ năm 1981, một chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về các dạng năng lượng
mới đã được đề ra và ngày càng được ứng dụng vào thực tiễn như sử dụng sức gió để bơm
nước và phát điện ở các hải đảo, giàn thu nhiệt từ bức xạ mặt trời, tận dụng năng lượng sinh
khối ở quy mô gia đình…Với độ dài bờ biển khoảng 3.260 km, vấn đề năng lượng biển
nước ta cũng được đặt ra, ước tính tiềm năng sóng biển ở nước ta khoảng 180 tỷ KW/h/năm
và đây là một tiềm năng đáng quan tâm.
Theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam phấn đấu tăng tỷ lệ các
nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào
năm 2010, khoảng 5% vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.
Về năng lượng mặt trời, tiềm năng của Việt Nam lớn, được phân bổ tương đối đồng đều
tại miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận), miền Nam (đồng bằng sông Cửu Long), và
một phần tại các tỉnh Tây Bắc của miền Bắc (Nguyễn Anh Tuấn và các tác giả (2018) dẫn
từ http: www.ievn.com.vn/). Theo Bộ Công Thương (https://www.moit.gov.vn/), tính đến
tháng 02/2019, đã có 365 dự án điện mặt trời tập trung với công suất 29.000 MW được
đăng ký đầu tư, trong đó 141 dự án được bổ sung vào quy hoạch, và đã có 95 dự án với
công suất đặt 6.100 MWp đã được Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) ký hợp đồng mua
bán điện. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là đầu tư quá nhiều vào các khu vực có cường độ
bức xạ lớn (chỉ tính riêng các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Lâm
Đồng đã có 75 dự án và dự kiến là sẽ tiếp tục tăng nhanh) nên mạng lưới điện không thể
truyền tải được hết lên hệ thống. Bên cạnh đó, với tiềm năng lớn nhất Đông Nam Á, lên
đến 513.360 MW (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2010), một báo cáo chưa được công bố năm
2019 cho thấy sự phát triển công nghệ điện gió (phong điện) vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng. Theo báo cáo này, hiện nay trên cả nước có khoảng 50 dự án về điện gió. Các dự án
tiêu biểu là dự án điện gió Tuy Phong - Bình Thuận với công suất 120 MW bao gồm 80
tuabin điện gió 1,5 MW; dự án điện gió Bạc Liêu với công suất 99,2 MW; dự án điện gió
Phú Quý - Bình Thuận có công suất 6 MW sử dụng tuabin loại 2,0 MW; dự án điện gió
Phương Mai với tổng công suất của 3 giai đoạn là 205 MW, … Bên cạnh đó, theo thông tin
của Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (http://vinacomin.vn/), Chính phủ
đã đồng ý cấp phép đầu tư xây dựng Nhà máy Điện địa nhiệt đầu tiên tại Đakrông - Quảng
Trị với công suất dự kiến 25MW (vốn đầu tư khoảng 50 triệu US dollar). Ngoài ra, xu
hướng phát triển năng lượng và nhiên liệu sinh học cũng đang được tính đến.

127
V. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC HỆ QUẢ
1. KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1 Khái niệm
Luật Bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến
con người, sinh vật.”
Theo Lê Trình và các tác giả (1992), “Sự ô nhiễm (hay còn gọi là sự nhiễm bẩn) là sự
thay đổi chất lượng môi trường về những tính chất vật lý, hóa học và sinh học (của đất,
nước và không khí) mà có thể ngay từ bây giờ hoặc trong tương lai sẽ có tác động nguy hại
đến đời sống của chính bản thân con người, của các động, thực vật và vi sinh vật bảo đảm
nhu cầu sống cho con người, ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau của sự sản xuất, đến
các điều kiện sinh sống và các tài sản văn hóa, hủy hoại hoặc làm tổn thất các nguồn tài
nguyên dự trữ của chúng ta”.
Có thể định nghĩa một cách đơn giản rằng sự ô nhiễm là quá trình chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người,
đến vật liệu và sự phát triển của sinh vật. Theo định nghĩa này, các tác nhân gây ô nhiễm
bao gồm các chất thải có thể ở dạng khí, lỏng và rắn chứa hóa chất hoặc tác nhân sinh học
và các dạng năng lượng (như nhiệt, bức xạ,…). Trong môi trường tự nhiên luôn có các tác
nhân này, tuy nhiên, môi trường chỉ được gọi là bị ô nhiễm nếu hàm lượng hoặc nồng độ
các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu (Lê
Trình và các tác giả, 1992).

Nguồn nước bề mặt

Lắng đọng acid


Các hệ sinh thái lục địa

Các hệ sinh thái biển


Phú dưỡng hóa

Cây trồng và rừng

Tạo ra ozone “mặt


Sức khỏe con người
đất”

Nguyên vật liệu

Hình 5. Ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm không khí xuyên biên giới
(Nguồn: Poulopoulos và Inglezakis, 2016)
Ghi chú: VOCs (Volatile organic compounds): Các hợp chất hữu cơ bay hơi

128
Thông thường, ô nhiễm môi trường đề cập đến sự thay đổi trạng thái của môi trường vật
lý (bao gồm không khí, đất và nước). Cần chú ý rằng trong thực tế ba loại môi trường này
thường xuyên có mối liên hệ qua lại trong tiến trình chuyển hóa năng lượng và vật chất. Do
vây, nguồn và tác nhân gây ô nhiễm từ môi trường này có thể ảnh hưởng đến các môi
trường còn lại.
1.2 Nguồn gây ô nhiễm và các dạng ô nhiễm
Ô nhiễm có thể xảy ra thường xuyên hay tức thời do sự cố và có thể có nguồn gốc tự
nhiên hoặc nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên bao gồm: các hiện tượng tự nhiên như gió – lốc xoáy; nước chảy – quá
trình xói lở; sự phân hủy tự nhiên của “phế thải – xác bả” động thực vật, đặc biệt ở điều
kiện ngập nước; hoạt động của núi lửa;…
- Nguồn nhân tạo, chủ yếu từ hoạt động của con người, bao gồm: các hoạt động sản xuất
công nghiệp (bao gồm cả làng nghề) – nông nghiệp, giao thông vận tải hay thậm chí sinh
hoạt của con người như đốt rác, tắm giặt,…
Ở những nước công nghiệp phát triển, trung bình lượng xả thải hàng ngày theo đầu người
là 1 kg chất thải rắn và 100 l nước thải; ở Việt Nam, con số này xấp xỉ 05 – 0,7 kg chất thải
rắn và 80 – 100 l nước thải (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2010).
Về mặt quản lý, thông thường nguồn gây ô nhiễm được phân thành:
- Nguồn điểm: là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất
và lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Các nguồn điểm chủ yếu là ống khói nhà
máy, cống xả nước thải, điểm xảy ra tai nạn tàu dầu,…Nguồn điểm gây ô nhiễm thông
thường là nguồn cố định.
- Nguồn không có điểm: là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định
được vị trí, bản chất và lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm; ví dụ: nước mưa chảy tràn qua
đương phố đổ vào sông rạch gây ô nhiễm, mưa “acid”,…
Thực tế có nhiều cách tiếp cận để phân loại nguồn và tác nhân gây ô nhiễm nên không có
hệ thống nào phân loại một cách đầy đủ.
Bảng 5.1 Phân loại nguồn gây ô nhiễm
Cách tiếp cận Ví dụ
Dựa theo nguồn gốc
- Tự nhiên Hoạt động của núi lửa, cháy rừng do nguyên nhân tự nhiên,
nước sông bị ô nhiễm tự nhiên, phân hủy các thành phần
trong hệ sinh thái tự nhiên, lốc xoáy,…
- Nhân tạo Hoạt động của nhà máy, đốt rác, hoạt động giao thông, đun
nấu,…
Dựa theo khả năng xác định
- Nguồn có điểm Cống xả nước thải, ống khói nhà máy, phương tiện giao
thông,….
- Nguồn không có điểm Nước chảy tràn do mưa, phân hủy các thành phần trong hệ
sinh thái tự nhiên,…
Dựa theo khả năng vận động
- Nguồn di động Phương tiện giao thông, gió – lốc xoáy,…
- Nguồn cố định Cống xả nước thải, ống khói nhà máy,….
Dựa theo tính chất hoạt động
- Sản xuất Ống khói hay điểm xả nước thải của nhà máy, phân xưởng
129
sản xuất,…
- Giao thông Khí thải động cơ từ hoạt động giao thông
- Sinh hoạt Quá trình đun nấu, thắp sáng, đốt rác,…
- Các quá trình tự nhiên Phân hủy các hợp chất hữu cơ trong hệ sinh thái tự nhiên
Dựa vào bố trí hình học
- Nguồn điểm Các phân xưởng, nhà máy riêng lẻ
- Nguồn vùng Các khu vực công nghiệp tập trung
- Nguồn tuyến Các tuyến giao thông
Dựa theo phạm vi ảnh hưởng
- Cục bộ - địa phương
• Trong nhà Ô nhiễm do hóa chất bay hơi hay rò rỉ khí thải độc hại từ
quá trình đun nấu và các trang thiết bị trong nhà,…
• Ngoài trời Các điểm xảy ra hỏa hoạn, các bãi rác,…
- Vùng – khu vực Ống khói nhà máy, cống xả nước thải, tai nạn tàu chở dầu,
núi lửa hoạt động,…
- Toàn cầu Ô nhiễm do CO2 từ hai nguồn chính là giao thông và hoạt
động công nghiệp

Xuất phát từ quan điểm giải quyết toàn bộ vấn đề ô nhiễm (tức xuất phát từ quan điểm
sinh thái) cần thiết phải phân biệt được hai dạng ô nhiễm cơ bản:
- Dạng thứ nhất là ô nhiễm do những chất không bị phân hủy hoặc khó bị phân hủy bởi các
quá trình tự nhiên (còn gọi là các quá trình sinh học), ví dụ: vỏ đồ hộp, các muối thủy ngân,
hợp chất phenol mạch dài, DDT, cao su,…Đối với những dạng vật chất này (không bị phân
hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên) thì không có quá trình tự nhiên nào
có thể phân hủy được chúng kịp với tốc độ mà chúng được đưa vào trong môi trường tự
nhiên. Những dạng vật chất này tích lũy trong môi trường và thường còn gia tăng ảnh
hưởng khi đi theo các chuỗi thức ăn vào quá trình sinh - địa – hóa. Ngoài ra, chúng còn có
thể kết hợp với các chất khác tồn tại trong môi trường tạo nên các chất độc.
Cách duy nhất để có thể giải quyết hết các chất gây ô nhiễm này là là đầu tư kinh phí để
thu hồi hoặc loại bỏ chúng ra khỏi môi trường (hệ sinh thái tự nhiên). Trên thực tế có nhiều
chất mà việc thu hồi, thanh lọc chúng ra khỏi sinh quyển là không thể thực hiện được. Do
vậy, cách giải quyết hợp lý là cấm thải bỏ vào môi trường hoặc phải kiểm soát để giảm bớt
mức độ độc hại hoặc chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất các chất liệu đó – có nghĩa là tìm
các chất thay thế dễ bị phân hủy.
- Dạng thứ hai là các yếu tố gây ô nhiễm dễ bị phân hủy bằng các quá trình sinh học như
nước thải dân dụng (chúng dễ dàng bị phân hủy bằng các quá trình tự nhiên hoặc trong các
hệ thống xử lý nước – nơi mà các quá trình phân hủy và tái sinh được tăng cường). Nói các
khác, dạng ô nhiễm này bao gồm các chất mà ở chúng tồn tại những cơ chế biến đổi tự
nhiên. Nhiệt hoặc các dạng năng lượng cũng có thể liệt vào nhóm này bởi vì chúng có thể
bị phát tán bằng con đường tự nhiên.
Khác với sự ô nhiễm gây ra do các tác nhân bền vững, vấn đề xử lý ô nhiễm gây ra do
các tác nhân dễ bị phân hủy có thể được giải quyết bằng cách phối hợp giữa cách xử lý kỹ
thuật cùng với cách xử lý sinh học trong những khu vực bán tự nhiên.
1.3 Hậu quả của sự ô nhiễm
Theo Nguyễn Đình Khoa (1987), sự ô nhiễm môi trường đưa đến hậu quả là:
130
- Trực tiếp gây hại cho sức khỏe con người
- Tác hại đến vật liệu và những hoạt động thực tiễn phục vụ đời sống
- Tác hại đến hệ sinh thái tự nhiên
Tác hại của sự ô nhiễm, do vậy, có thể được định mức bằng 3 yếu tố mà tất cả đều là gánh
nặng ngày càng trở nên khủng khiếp đối với xã hội loài người:
a. Gây hại đến sức khỏe con người (nhận thức đầy đủ khía cạnh này khi đánh giá sự ô
nhiễm có thể sẽ góp phần lớn hơn vào việc hạn chế bản chất ích kỷ của con người thường
dễ bị che khuất bởi những lợi ích trước mắt mang tính cục bộ địa phương)
b. Mức đầu tư nhằm phòng ngừa ô nhiễm và thanh lọc môi trường, ví dụ: chi phí để xử lý
nước thải, rác thải, hạn chế ô nhiễm không khí do giao thông vận tải,…bao gồm cả chi phí
để đổi mới công nghệ
c. Nguồn tài nguyên bị mất mát do sử dụng phí phạm, làm cho lượng chất thải quá lớn vượt
quá khả năng dung nạp của môi trường tự nhiên
1.4 Kiểm soát ô nhiễm
Theo Nguyễn Đình Khoa (1987), để ngăn ngừa và giải quyết các hậu quả của sự ô
nhiễm, cần thiết phải thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả,
(2010), kiểm soát ô nhiễm là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng
ngừa, không chế và giảm thiểu – loại trừ ô nhiễm một khi đã xảy ra. Trong thực tế, kiểm
soát ô nhiễm tùy thuộc vào nhiều vấn đề như nhận thức về ô nhiễm, hệ thống các công cụ
pháp lý (chính sách và hệ thống luật pháp, thể chế, quy định; quy chuẩn – tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường,…), nhóm biện pháp công nghệ - kỹ thuật và nhóm các công cụ hỗ
trợ như quan trắc chất lượng môi trường, thuế và phí môi trường (công cụ kinh tế), hay vấn
đề quy hoạch phát triển,…(Lê Văn Khoa và cộng sự, 2010).
Thông thường có 3 khả năng để giải quyết các chất thải:
- Đổ bừa chất thải vào nơi thuận lợi mà không xử lý
- Thu hồi và xử lý chúng trong giới hạn vùng xử lý chất thải (nơi có thể thiết lập các hệ sinh
thái bán tự nhiên)
- Thu hồi và xử lý chúng trong những hệ thống đặc biệt
Cách thứ nhất đã và đang là cách giải quyết chất thải chủ yếu tại nhiều nơi, đặc biệt ở các
nước đang phát triển. Đây là vấn đề thực tế không thể kéo dài được nữa. Cách thứ hai là
biện pháp có ý nghĩa kinh tế để tránh được sự ô nhiễm do những chất có độc tính không
cao nhưng có khối lượng lớn mà trong tình hình hiện nay đã làm giảm không gian sinh
sống và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cách thứ ba là biện pháp đắt tiền và phức tạp
nhất về kỹ thuật. Đối với một số loại chất phế thải, nhất là từ các khu công nghiệp tập trung
và chất thải ý tế, cần thiết phải áp dụng biện pháp này.
Cần chú ý rằng hiệu quả của các biện pháp nhằm giảm bớt tác hại của sự ô nhiễm không
phải chỉ tùy thuộc vào cách xử lý và kiểm soát mà còn tùy thuộc vào sự theo dõi đầy đủ và
kiểm tra một cách hữu hiệu trạng thái tổng thể của môi trường chung quanh để có thể biết
một cách chính xác là khi nào và ở đâu cần thiết phải áp dụng những biện pháp nào là thích
hợp (quan trắc môi trường).
Để giữ gìn môi trường được trong lành, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đã xây
dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường (xem phần phụ lục). Quy chuẩn, tiêu
chuẩn chất lượng môi trường là giới hạn hoặc nồng độ tối đa các tác nhân gây ô nhiễm
được cho phép trong từng vùng cụ thể. Khi nồng độ hoặc giới hạn của các tác nhân gây ô
nhiễm vượt quá tiêu chuẩn, môi trường tại đó được xem là bị ô nhiễm mặc dù chưa có bằng

131
chứng về tác hại của tác nhân gây ô nhiễm. Quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường
không giống nhau ở mọi nơi, theo mọi mục đích sử dụng, ví dụ: quy chuẩn chất lượng nước
khác nhau giữa nước sinh hoạt, nước thủy sản, nước tưới nông nghiệp,…hay quy chuẩn
chất lượng không khí khác nhau giữa khu dân cư và khu sản xuất,…
2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.1 Khái niệm
Môi trường nước được hiểu là các dạng tồn tại thường gặp của nước như nước ngầm và
nước bề mặt, bao gồm sông suối, ao hồ cho đến cả đại dương.
Nước bị ô nhiễm khi thành phần bị biến đổi và trở thành không thích hợp trong sử dụng
dù ở bất kỳ trạng thái nào khác biệt với trạng thái tự nhiên ban đầu. Sự biến đổi này bao
gồm cả tính chất lý học, hóa học và sinh học của nước do sự có mặt của các chất lạ ở thể
lỏng, thể khí hay thể rắn và làm cho nước trở thành độc hại hoặc gây nguy hiểm đến sức
khỏe của người sử dụng và ảnh hưởng đến các hoạt động khác (sản xuất công nông nghiệp,
sinh hoạt gia đình, hoạt động thể thao…). Nước được coi là bị ô nhiễm kể cả trường hợp do
sự phát triển quá mức của một số loài sinh vật có trong thành phần tự nhiên của nước.
Ngoài ra, ô nhiễm nước còn bao gồm cả trường hợp thay đổi nhiệt độ của nước liên quan
đến vấn đề tập trung các nguồn nước thải mang nhiệt.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể là tự nhiên; tuy nhiên, đa số các
trường hợp ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng đều có nguyên nhân nhân tạo. Theo Lê Văn
Khoa và cộng sự (2010), khi bị ô nhiễm, chất lượng nước sẽ thay đổi theo xu hướng bất lợi:
- Giảm độ pH nước ngọt do ô nhiễm H2SO4, HNO3 từ khí quyển và làm tăng hàm lượng các
ion SO42- và NO3- trong nước.
- Tăng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+, SiO32- trong nước ngầm và trong nước sông do nước
mưa hòa tan và do phong hóa đá vôi; tăng hàm lượng các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+,
Hg2+, As3+, Zn2+, và các ion PO43-, NO3-, NO2- trong nước.
- Tăng hàm lượng các muối hòa tan trong nước mặt và nước ngầm do sự xâm nhập các tác
nhân ô nhiễm từ nước thải, khí quyển và chất thải rắn.
- Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ, đáng lưu ý là các hợp chất khó bị phân hủy sinh
học.
- Giảm oxy hòa tan trong nước do oxy hóa các hợp chất hữu cơ.
- Giảm độ trong của nước.
- Tăng số lượng các vi khuẩn, virus và động vật không xương sống gây bệnh.
- Tăng độ nguy hiểm do ô nhiễm các hợp chất phóng xạ.
2.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước đáng lưu ý
Có nhiều loại nguồn gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm mà hầu hết là do hoạt động
sản xuất và sinh hoạt của con người. Theo Lê Trình và các tác giả (1992), đặc điểm các
nguồn gây ô nhiễm có thể tóm tắt như sau:
a. Nước thải từ khu dân cư
Nước thải từ khu dân cư chứa đựng các tác nhân gây ô nhiễm nước được tạo ra từ quá
trình hoạt động sống của con người (thường còn được gọi là nước thải sinh hoạt). Đặc điểm
cơ bản của nước thải sinh hoạt là thường có hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững, dễ
bị phân hủy sinh học như carbonhydrate, protein, chất béo,…Ngoài ra, nước thải sinh hoạt
còn chứa chất rắn, tác nhân gây bệnh và các chất gây mùi.
b. Nước thải công nghiệp

132
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và từ hoạt động giao thông vận tải. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung
mà phụ thuộc vào từng ngành sản xuất.
c. Nước chảy tràn mặt đất
Nước chảy tràn mặt đất là do nước mưa (có nguồn gốc tự nhiên) hoặc do thoát nước từ
đồng ruộng (có nguồn gốc nhân tạo). Nước chảy tràn mặt đất là một trong những nguồn gây
ô nhiễm nước sông, hồ,…Nước chảy tràn qua đồng ruộng có thể cuốn theo các chất rắn,
thuốc trừ sâu, phân bón,…Nước chảy tràn qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công
nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, mầm bệnh,…
d. Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên
Nước sông bị nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào sâu trong các
vùng nội địa. Nước sông, kênh rạch bị nhiễm phèn có thể chuyển phèn đến các vùng khác
gây suy giảm chất lượng nước ở vùng bị tác động, ví dụ: vấn đề xâm mặn và lan truyền
phèn ở đồng bằng sông Mekong gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
e. Nước thải từ các cơ sở y tế
Nước thải y tế là tất cả các loại nước thải phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh như
bệnh viện, phòng khám tư nhân,... Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ y
tế (http://nioeh.org.vn/suc-khoe-moi-truong/mot-so-dac-tinh-co-ban-cua-nuoc-thai-va-
nuoc-thai-y-te), nước thải y tế có thể được chia thành 2 loại là nước thải sinh hoạt và nước
thải khám/chữa bệnh.
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thông thường của
bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các nhân viên y tế. Nước thải sinh hoạt trong bệnh viện
còn phát sinh từ khu vực căn tin – bếp ăn của bệnh viện. Do vậy nước thải y tế có đầy đủ
các đặc tính như nước thải thông thường.
Đáng lưu ý là nước thải y tế phát sinh từ các hoạt động khám/chữa bệnh tạm gọi là nước
thải khám/chữa bệnh. Nước thải này phát sinh từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm,
khu bệnh nhân truyền nhiễm, khu điều trị ung thư bằng hóa chất. Do vậy, nước thải y tế còn
có các hóa chất độc hại, dư lượng dược phẩm, các chất gây độc tế bào, hàm lượng lớn các
chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt và đặc biệt nước thải y tế là nguồn mầm bệnh truyền
nhiễm. Theo đó, trong nước thải từ những cơ sở y tế có thể chứa các tác nhân gây bệnh và
nhiều thành phần độc hại khác bao gồm các hợp chất vô cơ và hữu cơ, có thể có độc tính
cao, có khả năng gây ung thư, đột biến gen hoặc gây quái thai (Metcalf and Eddy, Inc.
(2002) dẫn từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ y tế).
2.3 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Có nhiều loại tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và có thể phân loại các tác nhân
theo những tiêu chí khác nhau. Thông thường, ô nhiễm môi trường nước có thể phân biệt
theo bản chất các nhóm tác nhân chính:
a. Tác nhân vật lý
Về bản chất, tác nhân vật lý là những dạng năng lượng gây ô nhiễm môi trường nước,
bao gồm hai dạng cơ bản:
- Ô nhiễm nhiệt
Nước bị ô nhiễm nhiệt chủ yếu là do nước thải từ các khu công nghiệp có sử dụng nước
với mục đích làm nguội thiết bị trong quá trình vận hành (nhà máy điện, luyện kim, sản
xuất cấu kiện xây dựng…). Việc thay đổi trạng thái nhiệt tự nhiên của nước có thể dẫn đến
2 hậu quả:

133
• Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thủy sinh do thay đổi tức thời nhiệt độ môi trường của
quần xã thủy sinh vật (thay đổi chu kỳ sinh sản của cá, gia tăng tình trạng dịch bệnh do sự
phát triển ký sinh trùng, “shock” nhiệt,…).
• Gây những biến đổi bất lợi trong hệ sinh thái thủy sinh, ví dụ làm giảm lượng oxy hòa
tan trong nước, gia tăng vận tốc các phản ứng gây độc cho thủy sinh vật,…
- Ô nhiễm phóng xạ

Hạt alpha (α)


(nhân helium)

Phân rã phóng xạ ngẫu


Tia gamma
nhiên (γ)

Proton
Nguyên tố không bền,
Tỷ lệ khả năng phát xạ còn lại

thông thường với khối Neutron


lượng phân tử cao (ví dụ
uranium) Hạt beta
(electron và
positron)

Thời gian
4
Hình 5.1 Lược đồ phân rã phóng xạ. (1) Nhân của một vài đồng vị phóng xạ (đặc biệt các
nguyên tố có khối lượng phân tử cao như là uranium) có tinh không ổn định và thực hiện
(2) sự phân rã ngẫu nhiên thành các nguyên tố với khối lượng phân tử nhỏ hơn. Những
đồng vị trung gian có thể tiếp tục phân rã nhưng sản phẩm cuối cùng (đồng vị của một
nguyên tố) có tính bền. (3) Trong suốt quá trình phân rã, phát xạ 3 dạng bức xạ ion hóa
thiết yếu. (4) Bên cạnh dạng phát xạ và năng lượng của nó, tính chất độc hại của bức xạ ion
hóa phụ thuộc vào chu kỳ bán rã của đồng vị.
Có thể định nghĩa, ô nhiễm phóng xạ là sự tăng thêm các bức xạ ion hóa (ionizing
radiation) qua những hoạt động của con người vào môi trường vượt quá quy định. Trong
nhiều trường hợp nước có thể bị ô nhiễm phóng xạ do thu nhận những thành phần tạo ra
các bức xạ ion hóa như bức xạ gama (γ), tia alpha (α) ( 24 He hoặc 24He2+), beta (β), chùm
neutron, proton, deutron,…Về nguồn gốc, các bức xạ ion hóa có thể có nguồn gốc tự nhiên
khi được phát ra từ các chất phóng xạ có trong trái đất (phông phóng xạ tự nhiên trong đất
như Th232, U238, K40,…) hoặc có nguồn gốc nhân tạo do việc khai thác các nguyên liệu hạt
nhân hay sử dụng các đồng vị phóng xạ vào những mục đích khác nhau (Co60, Cs137, I192;
I131, Cr51, P32,…) đặc biệt là việc thử nghiệm và sử dụng vũ khí hạt nhân.
Theo Nikinmaa (2014), bức xạ alpha (α) có năng lượng cao nhất nhưng khả năng đâm
xuyên thấp do kích thước lớn nhưng khi đi vào bên trong tế bào bức xạ gây ra các tổn
thương như là đứt đoạn nhiễm sắc thể, biến tính protein và phá vỡ cấu trúc màng tế

134
bào,…Những đồng vị phát xạ α ví dụ plutonium-238, gây ra các hậu quả rất nguy hiểm.
Năng lượng của tia β thay đổi tùy theo nguồn phát xạ; không đáng kể đối với triti (tritium –
T - 3H còn gọi là hydro-3) và lưu huỳnh (S35) nhưng khá lớn đối với trường hợp phospho
(P32 và P33) và kali (K40). Tất cả những đồng vị phóng xạ này được sử dụng phổ biến
trong các phòng thí nghiệm sinh học. Trái lại, năng lượng của bức xạ γ rất nhỏ nhưng khả
năng đâm xuyên lớn. Theo đó, khả năng gây ra tổn thương tế bào không lớn nhưng do tính
hiệu quả về mặt xuyên sâu nên một số tế bào sinh vật có thể bị tổn thương. Đáng lưu ý là
những đồng vị phóng xạ của iod (ví dụ I131) do khả năng tích lũy ở tuyến giáp.
Những đồng vị phóng xạ này có tính nguy hại đối với tất cả các dạng sinh vật sống;
chúng tích lũy ở xương và răng, và có thể gây ra các rối loạn nghiêm trọng (Poulopoulos và
Inglezakis, 2016). Nói chung, các dạng bức xạ ion hóa gây những ảnh hưỏng rất nguy hiểm
đối với môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung, đưa đến nhiều hậu quả cả với
con người cũng như các sinh vật khác. Những ví dụ điển hình là sự cố nhà máy Chernobyl
(Ukraine, 4/1986) và Fukushima (Japan, 11/2011) dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng nguy hại
đối với sinh vật hoang dại (Beresford và Copplestone, 2011), gây ung thư tuyến giáp ở trẻ
nhỏ và thiếu niên (Fushiki, 2013).
Cần chú ý rằng một số trường hợp nước bị ô nhiễm dẫn đến những thay đổi về tính chất
vật lý và đặc trưng “sinh lý “ nhưng tác nhân gây ô nhiễm phần lớn là những tác nhân hóa
học.Điển hình là các trường hợp:
• Thay đổi về màu sắc: Hầu hết các trường hợp màu sắc của nước là do các hợp chất hữu
cơ gây nên, ví dụ: nước thải từ các nhà máy dệt, nhuộm,…Tuy nhiên cũng có một số chất
vô cơ có màu đậm là thay đổi màu sắc của thủy vực nhận nước thải, đặc biệt là các hợp chất
của Crom và Sắt. Nhìn chung sự thay đổi về màu sắc của nước làm giảm giá trị sự dụng
trong nhiều lĩnh vực, gây ảnh hưởng đến các hoạt động như sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng
thủy sản,…
• Thay đổi về độ đục: Một đặc tính vật lý chủ yếu của nước thải sinh hoạt và nước thải
công nông nghiệp là sự gia tăng độ đục do các hợp chất lơ lửng gây nên. Lê Văn Khoa và
cộng sự (2011) phân loại trường hợp này là ô nhiễm cơ học. Những chất này có kích thước
rất khác nhau từ cỡ hạt keo (μm) đến các thể phân tán thô (mm), chúng làm giảm khả năng
xuyên sâu của ảnh sáng. Việc gia tăng độ đục của nước là giảm giá trị sử dụng của nước,
đặc biệt đối với nước sinh hoạt và gây những ảnh hưởng bất lợi cho hệ sinh thái thủy sinh.
• Mùi của nước: mùi thường được tạo ra do những chất có mùi mạnh (phenol, sulfua,
chlo, ammonia, các amin, acid béo, các hợp chất liên kết carbonyl…). Mùi của nước gắn
liền với sự có mặt của nhiều chất hữu cơ, rong, tảo…đặc biệt là các chất hữu cơ trong quá
trình thối rửa. Những mùi hôi thối khó chịu đối với các nguồn nước bị ô nhiễm thường do
các hợp chất vô cơ và hữu cơ của nitơ, lưu huỳnh và phospho gây nên. Chúng là sản phẩm
của quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải từ khu dân cư và nước thải công
nghiệp. Mỗi một loại sản phẩm có một mùi nhất định.
Bảng 5.2 Một số chất có mùi gây ô nhiễm nguồn nước
Chất có mùi Công thức hóa học Mùi đặc trưng
Ammonia NH3 Ammonia
Phân C8H5NHCH3 Phân
Hydrosulfua H2 S Trứng thối
Sulphit hữu cơ (CH3)2S, CH3SSCH3 Bắp cải rửa
Mecraptan CH3SH, CH3(CH2)3SH Hôi

135
Amin CH3NH2, (CH3)3N Cá ươn
Diamin NH2(CH2)4NH Thịt thối
Chlo Cl2 Nồng
Phenol C6H5-OH Phenol
(Nguồn: Lê Trình và các tác giả, 1992)
• Vị của nước: các nguồn nước thải thường chứa nhiều các hợp chất hóa học như muối
của sắt và mangan, chlo tự do, sulfua hydro, phenol…Các chất này, đôi khi với một lượng
rất nhỏ cũng đủ làm cho nước có vị không tốt. Sự có mặt của các chất gây vị thường gây
những ảnh hưởng gián tiếp thông qua quá trình sử dụng nước, đặc biệt là sử dụng nước để
chế biến thức ăn.
b. Tác nhân hóa học
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ
Tùy theo khả năng chịu phân hủy sinh học có thể chia các chất hữu cơ thành 2 loại:
• Các chất dễ bị phân hủy sinh học (carbonhydrat, protein, chất béo…): Đây là các chất
gây ô nhiễm nặng nhất ở các khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẩm. Tác hại cơ
bản của các chất này là giảm nước cấp cho sinh hoạt và gây phú dưỡng thủy vực tự nhiên.
Đó là hiện tượng dư thừa nitơ và phốt-pho làm cho tảo và phù du sinh vật phát triển mạnh
mẽ, gây hiện tượng nước đục, có màu, mùi tanh .... Sau quá trình phát triển, tảo chết hàng
loạt làm cho hàm lượng chất hữu cơ tăng lên, gây tái nhiễm bẩn.
• Các chất khó phân hủy sinh học: phần lớn các chất này có nguồn gốc nhân tạo như các
hydrocarbon vòng thơm, các hợp chất đa vòng ngưng tụ, các chlo hữu cơ (hydrocarbon
chlorine)…các chất này có độc tính cao với sinh vật, kể cả con người, chúng lại có khả
năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật nên có tính tích lũy gây tác hại lâu
dài. Ví dụ điển hình là ảnh hưởng của dioxin. Một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng từ 2002
– 2004 đã cho thấy nồng độ trong máu của những người đánh bắt cá ở khu vực sân bay
Biên Hòa là 2.000 ppt, cao gấp 200 lần tỷ lệ WHO cho phép là 10 ppt
- Ô nhiễm do các chất vô cơ
Nước có thể bị ô nhiễm bởi nhiều thành phần hóa học vô cơ khác nhau.
• Acid và base vô cơ: Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các acid vô cơ hoặc kiềm,
chúng có thể gây tác hại mạnh đối với môi trường do sự phá hoại hệ đệm tự nhiên và làm
thay đổi pH bình thường của nước. Trong thực tế có nhiều loại nước thải mang tính kiềm
có pH lên đến 12 như nước thải từ các nhà máy hóa chất mang tính kiềm, nhà máy thuộc
da,…Ngược lại, cũng có loại nước thải có tính acid với pH = 4 như nước thải từ các nhà
máy sản xuất pin, ắc-quy hoặc từ các nhà máy sản xuất các loại hóa chất mang tính acid…
Nước thải có tính acid làm môi trường có tính ăn mòn đối với các công trình xây dựng
(cầu, cống…) nhất là khi pH giảm xuống dưới 5. Nước thải mang tính acid hoặc kiềm đều
gây hại các sinh vật thủy sinh, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và huỷ hoại môi trường sống
của các thủy sinh vật nói chung.
• Các muối vô cơ hoà tan: Các muối chlorua, sulphat, nitrat, bicarbonat và phosphat của
các kim loại Na, K, Ca, Mg, Fe và Mn những muối hòa tan thường gặp nhất trong nước
sông và nước thải. Tuy nhiên, ở nồng độ cao chúng sẽ gây ô nhiễm do chuyển nước ngọt
thành nước mặn không thích hợp đối với nhiều thủy sinh vật nước ngọt.
Các muối bicarbonat, sulphat và chlorua của Ca và Mg làm nước trở nên “cứng”, gây bất
lợi cho nhiều quá trình công nghiệp khi sử dụng nguồn nước này. Những loại muối này còn

136
gây nên hiện tượng ăn mòn các thiết bị, các kết cấu kim loại hoặc béton làm việc trong
nước, đặc biệt là các muối sulphat do có thể bị chuyển hóa thành acid sulphuric.
Bảng 5.3 Các kim loại nặng thường có trong nước thải
Nguyên tố Nguồn thải Tác động đến cơ thể
As Công nghiệp thuộc da, Giảm sự ngon miệng, gây hội chứng dạ
sành sứ, sản xuất hóa dày và các bệnh ngoài da. Có khả năng
chất và thuốc trừ sâu, gây ung thư.
luyện kim…
Cd Công nghiệp luyện kim, Rối loạn vai trò hóa sinh của enzym,
lọc dầu, khai khoáng, mạ gây cao huyết áp, hư thận, phá hủy
kim loại… hồng cầu. Có độc tính với thủy sinh vật.
Cr Công nghiệp nhuộm len, Cr6+ độc đối với đọng thực vật. Gây ung
mạ kim loại, thuộc da, đồ thư đối với con người.
gốm và sản xuất chất
nổ…
Pb Công nghiệp mỏ, than Tác động đến tủy xương, máu, thận, hệ
đá, sản xuất acquy, xăng enzym liên quan đến tạo máu (liên kết
dầu… với Fe trong hồng cầu), hệ thần kinh
(phá hủy Cholinesterase), giảm trí thông
minh.
Cu Hoạt động khai khoáng, Độc, gây thiếu máu, các bệnh về thận,
mạ kim loại, hóa chất rối loạn thần kinh.
bảo vệ thực vật…
Mm Hoạt đông khai khoáng, Cần thiết ở nồng độ thấp nhưng đôc ở
sản xuất pin, đốt than đá nồng độ cao.
Hg Công nghiệp luyện kim, Cực độc đối với động thực vật
sản xuất đền huỳnh
quang, nhiệt kế, thuốc
bảo vệ thực vật…
(Nguồn: Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh (1998), Trần Thị Hạnh (1998) dẫn từ Lê Văn
Khoa và các tác giả, 2002)
• Các muối vô cơ không tan: Nhiều chất vô cơ không tan trong nước và có tính trơ như
các hạt sét, thạch cao, carbonat canci…đôi khi có mặt trong nước thải của một số nhà máy
(nhà máy gốm, sứ, sản xuất giấy,…). Khi được thải ra các nguồn nước, các chất thải này
làm tăng lượng chất rắn lơ lửng và tăng độ đục làm suy giảm chất lượng nước.
• Kim loại nặng: Trong nước thải công nghiệp thường chứa nhiều kim loại nặng có độc
tính rất cao như cadmi, crom, selen, niken, chì, thủy ngân,…Dạng tồn tại của các kim loại
nặng trong nước có thể là muối (Ví dụ (HgCl2)), hoặc dạng hợp chất cơ – kim (ví dụ
(CH3)2Hg),… Nói chung đây là các tác nhân gây hại đến nguồn lợi thủy sinh và sức khỏe
con người ngay ở nồng độ thấp.
Khi đề cập đến tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước cần phải chú ý đến các dạng hóa
chất được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là nhóm hóa chất bảo vệ thực vật và nhóm
phân bón hóa học do tác hại của chúng. Các hóa chất này được sử dụng rộng rãi trong hoạt
động nông nghiệp gây ô nhiễm đất rồi theo nước chảy tràn mặt đất gây ô nhiễm các thủy
vực. Theo thống kế của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
137
năm 2015, trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ
70.000 đến 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Nước thải từ hoạt động chuyên canh nông
nghiệp có chứa những thành phần độc hại như các hóa chất bảo vệ thưc vật và phân bón
hóa học đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm, và cả môi
trường đất, các khu vực lân cạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
c. Tác nhân sinh học
Theo Đào Ngọc Phong (1979), nước bị ô nhiễm do các tác nhân sinh học (ô nhiễm về mặt
sinh học) gây ra bởi các virus, vi khuẩn, các động vật đơn bào, các loại giun ký sinh,…hoặc
bất kỳ loài động thực vật nào mà nếu sự phát triển quá mức sẽ có gây ảnh hưởng bất lợi.
Nguyên nhân thông thường là nước thải chứa mầm sinh vật gây bệnh hoặc có hàm lượng
cao các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho thủy sinh vật phát triển mạnh trong môi trường
nước tự nhiên.
Theo Trần Linh Thước (2005), nước có khả năng bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật gây ngộ
độc và gây bệnh cho con người. Khi những sinh vật này bị đào thải bằng đường phân sẽ
gây ô nhiễm các nguồn nước thu nhận phân này.
Nhìn chung, những tác nhân sinh học chính làm ô nhiễm nước có thể xếp thành 4 nhóm:
- Virus: Thông thường, trong nước thải và nước bị ô nhiễm có các virus (siêu vi khuẩn)
đường ruột như các siêu vi khuẩn bại liệt, siêu vi khuẩn gây bệnh viêm gan,…Đáng chú ý
là virus viêm gan còn có thể truyền qua sò, hến hoặc tồn tại trong môi trường bị ô nhiễm
(Đào Ngọc Phong, 1979). Các bệnh do siêu vi gây ra (hàng đầu là siêu vi khuẩn đường
ruột) có thể lan tràn rộng rãi theo đường nước, đặc biệt là ở trẻ em. Mức độ gây bệnh nặng
nhẹ tùy theo loài và khả năng lây lan theo đường nước tùy theo sức chịu đựng môi trường
của chúng. Trong khoảng hơn 100 loại virus đường ruột được biết, chỉ có một vài loại có
khả năng gây bệnh cho con người như là Hepatitis type A virus, Norwalk virus, Calcivirus,
Astrovirus,…(Trần Linh Thước, 2005).
- Vi khuẩn: Nước có thể là nguyên nhân của những vụ dịch thương hàn, tả, lỵ (khi uống
nước bị ô nhiễm bởi phân có mang vi khuẩn những bệnh này). Có thể kể đến một số loại vi
khuẩn gây bệnh truyền qua nước hoặc thực phẩm chế biến bởi nước bị ô nhiễm sau đây:
Vibrio coma, Vibrio eltor, Samonella typhi, Samonella paratyphi A, B, C; Escherichia coli,
Camylobacter,Clostridium perfringens, C. botulinum, Listeria monocytogenes,…Đặc biệt
cần lưu ý là nhóm Samonella do có thể truyền qua sò, hến hoặc tồn tại trong môi trường bị
ô nhiễm.
- Ký sinh trùng: Nước chảy tràn trên mặt đất, thu nhận nước bị ô nhiễm từ nhiều nguồn
nên có thể làm lan truyền các bệnh giun, sán do trứng của chúng. Nguồn nước còn bị ô
nhiễm bởi trứng giun, sán từ nước thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp do việc bón
phân động vật chưa được ủ kỹ.
Phương thức truyền bệnh của phần lớn ký sinh trùng là giống nhau, tác nhân có thể đi vào
cơ thể người do ăn, uống nước bị ô nhiễm. Ngoài ra có loại còn có thể xâm nhập qua da đi
vào cơ thể.
Bảng 5.4 Một số bệnh ở người do nguồn nước bị ô nhiễm
Bệnh Tác nhân truyền Nhóm Triệu chứng
bệnh sinh vật
Dịch tả Vibrio cholerae Vi khuẩn Tiêu chảy nặng, nôn mửa làm
cơ thể mất nhiều nước đưa
đến chuột rút và suy sụp

138
Kiết lỵ Shigella dysenteriae Vi khuẩn Lây nhiễm ruột gây tiêu chảy
với nước nhầy
Viêm ruột Clostridium perfingen Vi khuẩn Ảnh hưởng ruột non gây khó
và các tác nhân khác chịu, ăn không ngon, hay bị
chuột rút và tiêu chảy
Thương hàn Samonella typhi Vi khuẩn Đau đầu, mất năng lượng
Viêm gan A Siêu vi viêm gan A Virus Tổn thương gan, vàng da, ăn
không ngon, đau đầu
Bại liệt Siêu vi trùng bại liệt Virus Đau họng, tiêu chảy, đau cột
sống và chân tay
Lỵ Amip Entamoeba histolytica Amip Lây nhiễm ruột gây tiêu chảy
với nước nhầy
(Nguồn: Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
- Các sinh vật khác: Bên cạnh những nhóm sinh vật gây bệnh, còn có những sinh vật hoặc
vi sinh vật trong môi trường nước có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống và sức khỏe
con người. Những sinh vật này làm cho nước trở nên không thích hợp cho sinh hoạt do tính
chất cảm quang khó chịu hoặc do việc cản trở hoạt động của các hệ thống xử lý và phân
phối nước. Ví dụ: sự phát triển các loài tảo, rong, rêu có thể làm cản trở hoạt động của
màng lọc; các loài động vật thân mềm có thể làm tắc các đường ống dẫn; một số loài tảo
gây nguy cơ làm cho mùi và vị của nước trở nên khó chịu,…Đáng chú ý là các sinh vật này
có thể sản sinh trong mạng phân phối nước mà chúng thâm nhập vào.
Đối với tất cả các tác nhân sinh học làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên, vấn đề quan trọng
là mối quan hệ rất mật thiết trong quần xã sinh vật của hệ sinh thái thủy sinh nên bất kỳ một
yếu tố nào làm thay đổi quần xã sinh vật đều gây ô nhiễm không kể là vô cơ hay hữu cơ.
3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.1 Khái niệm
Khí quyển là lớp không khí trên bề mặt trái đất, được chia thành các tầng dựa trên sự
biến thiên nhiệt độ theo độ cao. Lớp khí quyển thấp nhất được gọi là tầng đối lưu, đặc trưng
bởi sự giảm nhiệt độ theo chiều cao (6,4oC/km). Hầu như các hiện tượng khí quyển chi phối
đặc điểm thời tiết đều xảy ra trong tầng đối lưu. Giới hạn trên của tầng đối lưu thường được
xác định là 10 -12 km. Về thành phần, không khí thuộc tầng đối lưu là hỗn hợp các chất
dạng khí có thành phần thể tích hầu như không đổi. Thành phần của không khí khô bao
gồm 78%N2; 20,95%O2; 0,93%Ar; 0,03%CO2; 0,005%He; 0,002%Ne. Ngoài ra, không khí
còn chứa một hàm lượng hơi nước nhất định, nồng độ bão hòa của hơi nước trong không
khí phụ thuộc vào nhiệt độ.
Bên cạnh các các thành phần nêu trên, bất kỳ một thành phần nào được thải vào không
khí với nồng độ vượt quá quy định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến sự phát
triển của sinh vật, tác hại đến vật liệu, làm giảm mỹ quan đều được xem là các tác nhân gây
ô nhiễm không khí.
Bảng 5.5 Thành phần các chất khi gần mặt nước biển
Chất khí Ký hiệu hóa học Nồng độ [ppmv – parts per million by volume
(phần triệu tính theo thể tích)]
Nitrogen N2 780.840
Oxygen O2 209.460
Argon Ar 9.340
139
Carbon dioxide CO2 384
Neon Ne 18,18
Helium He 5,24
Methane CH4 1,774
Krypton Kr 1,14
Hydrogen H2 0,56
Nitrous oxide N2 O 0,320
Xenon Xe 0,09
Ozone O3 0,01 – 0,10
(Nguồn: Poulopoulos và Inglezakis, 2016)
Khái quát, ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một sự khó
chịu cho con người (sự tỏa mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi…) (Lê Trình và các tác
giả, 1992).
Ô nhiễm không khí có thể được phân chia đơn giản thành 3 thành phần cơ bản theo mô
hình khái quát sau:
Tác nhân Khuấy trộn
Nguồn gốc Khí quyển Nguồn tiếp nhận
ô nhiễm (chất gây ô nhiễm) và chuyển hóa tác nhân
Hình 5.1 Mô hình ô nhiễm không khí (Lê Trình và các tác giả, 1992)
• Nguồn gốc ô nhiễm: là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm, ví dụ: khí thải từ ống khói
nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông,…
• Khí quyển: là môi trường trung gian để vận chuyển tác nhân đến nguồn tiếp nhận.
• Nguồn tiếp nhận tác nhân: là con người, động-thực vật, vật liệu.
Cần lưu ý trong trường hợp không khí bị ô nhiễm về mặt hóa học, hiện tượng tương tác
giữa các tác nhân sơ cấp tạo nên sự ô nhiễm thứ cấp làm vấn đề trở nên phức tạp hơn, ví dụ:
N2 O 5 + H 2 O HNO3 (gây mưa acid)
NOx + CmHn C2H3O5N (Pan) + O3
Các chất thứ sinh này gây chảy nước mắt cũng như tác dụng kích thích đường hô hấp,
ngoài ra chúng còn gây ảnh hưởng có hại đến thực vật.
Theo Poulopoulos và Inglezakis (2016), ô nhiễm không khí có thể phân chia theo phạm vi
môi trường ở đó các tác nhân gây ô nhiễm có mặt, bao gồm:
- Phạm vi địa phương (Local level): Ô nhiễm không khí ở quy mô này thường xem xét
trong phạm vi bán kính 5 km. Ô nhiễm được đặc trưng bởi nồng độ cao các tác nhân xác
định và có thể liên quan đến sự phát thải bới những nguồn thải lớn như là nhà máy hóa chất
hoặc nhiều nguồn thải nhỏ như xe hơi. Những công trình xây dựng cao tầng và địa hình có
thể góp phần vào việc làm tăng cao nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm ở phạm vi điah
phương.
- Quy mô đô thị (Urban level): Phạm vi này liên quan đến ô nhiễm không khí quan sát được
trong các thành phố. Mặc dù nó có thể liên quan đến những vấn đề ở phạm vi địa phương,
thuật ngữ ngữ được sử dụng để mô tả các dạng ô nhiễm không khí với những đặc điểm cụ
thể như là sương mù quang hóa (photochemical smog). Ngày nay, điều được thừa nhận
rằng sự phơi nhiễm ở quy mô này có những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và tuổi thọ của
các cư dân ở những thành phố lớn.

140
- Phạm vi khu vực (Regional level): Ô nhiễm không khí ở mức khu vực ảnh hưởng trên một
phạm vi rộng từ 50 – 1.000 km. Điều này liên quan đến việc di chuyển, phân tán và thậm
chí chuyển dạng (tạo ra tác nhân ô nhiễm thứ cấp) của các tác nhân gây ô nhiễm không khí
đô thị qua các khu vực rộng lớn nhờ gió và mặt trời, như là ozone ở tầng đối lưu và những
chất gây mưa acid như SO2 và NO2.
- Mức độ xuyên biên giới (Transboundary level): Phạm vi và các hiện tượng ô nhiễm không
khí này trùng lắp với những vấn đề ở phạm vi khu vực; tuy nhiên, phạm vi đề cập có thể lên
đến 1.000 km và sự “trao đổi” ô nhiễm không khí giữa các quốc gia, thậm chí giữa các châu
lục. Ví dụ, Nhật Bản và Canada “nhập khẩu” hàng loạt dạng ô nhiễm không khí từ Trung
Quốc và Hoa Kỳ. Mức độ này là một bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí cần sự hợp
tác giữa các quốc gia (intergovernmental cooperation) nhằm xác định vấn đề một cách thỏa
đáng.
- Quy mô toàn cần (Global level): Ô nhiễm không khí toàn cầu liên quan đến 2 vấn đề nổi
bật liên quan đến sự gia tăng nhận thức của công chúng ở quy mô vi lớn, đó là hiện tượng
ấm lên toàn cầu và suy thoái ozone ở tầng bình lưu. Những hiện tượng này có thể dẫn đến
một sự thay đổi mạnh mẽ ở quy mô toàn cầu về khí hậu và khí quyển mà chúng cuối cùng
có tác động rất lớn đến sự sống trên trái đất.
Bảng 5.6 Các hậu quả của ô nhiễm không khí liên quan đến những tác nhân gây ô nhiễm
chính
Tác nhân Sương Chất Lắng độ Nóng Phá hủy Các vấn
(Pollutant) mù lượng acid (Acid lên toàn tầng đề về sức
(Smog) không khí deposition) cầu ozone khỏe con
đô thị người
Ozone X X X X
Sulfur dioxide X X X X
Carbon monoxide X X X
Carbon dioxide X X
CFCs X X
Nitrogen oxides X X X X X
Các hợp chất hữu X X X
cơ bay hơi
Kim loại và các X X X
phức hợp hữu cơ
có độc tính
Các thành phần X X X X X
dạng hạt
Tổng số các hợp X X
chất lưu huỳnh
dạng khử
(Nguồn: Poulopoulos và Inglezakis, 2016)
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí rất đáng ngại. Theo Lê Văn Khoa và cộng sự
(2010), ước tính có khoảng 800.000 trường hợp tử vong mỗi năm do mắc các loại bệnh liên
quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời. Đa số những trường hợp là những cư dân sống ở
các đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, ô nhiễm
không khí trong nhà cũng là vấn đề đáng lưu ý do việc sử dụng các hóa chất trong vật liệu
141
xây dựng, những loại hóa chất tẩy rửa hoặc kiểm soát ruồi muỗi hoặc côn trùng, và việc
đun nấu bằng than hoặc các loại nhiên liệu rắn. Mỗi năm ước tính toàn thế giới có 1,6 triệu
trường hợp tử vong do sử dụng than hoặc các loại nhiên liệu sinh khối để đun nấu; trong
đó, trẻ em chiếm 1/2. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí là
nguy cơ riêng lẻ lớn nhất về môi trường đối với sức khỏe của thế giới, đưa đến 7 triệu
trường hợp tử vong vào năm 2012 trên toàn thế giới, chiếm 1/8 các trường hợp tử vong
toàn cầu. Con số này gấp đôi số liệu ước tính trước đây về mối thách thức này. Ô nhiễm
không khí là vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường lớn nhất và ảnh hưởng tất cả mọi
người từ các nước đang phát triển đến các quốc gia đã phát triển, từ tầng lớp giàu có cho
đến người nghèo (Poulopoulos và Inglezakis, 2016).
3.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí đáng lưu ý
Nguồn gây ô nhiễm không khí được phân loại theo nhiều quan điểm khác nhau:
• Dựa vào nguồn gốc phát sinh: ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nguồn gốc nhân tạo.
• Dựa vào tính chất hoạt động: ô nhiễm không khí được tạo ra từ 4 nguồn là sản xuất,
giao thông, sinh hoạt và các quá trình tự nhiên.
• Dựa vào bố trí hình học: ô nhiễm không khí xuất phát từ 3 nguồn cơ bản là nguồn
vùng (các khu công nghiệp tập trung), nguồn điểm (các nhà máy) và nguồn tuyến (từ các
tuyến giao thông).
3.3 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Trong thực tế các tác nhân gây ô nhiễm không khí rất đa dạng nên khó có phương pháp
phân loại hoàn hảo.
a. Tác nhân hóa học
Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm không khí có mặt ở khắp mọi nơi. Những chất tự
nhiên làm ô nhiễm không khí gần như không chịu sự kiểm soát, ví dụ: các thành phần được
tạo ra do cháy rừng, do tia chớp, do phun trào núi lửa, do phân hủy chất hữu cơ…Tuy
nhiên, nguồn gây ô nhiễm không khí về mặt hóa học chủ yếu là do đốt cháy nhiên liệu để
lấy năng lượng. Quá trình này có thể xảy ra trong điều kiện sinh hoạt, ở nơi sản xuất hoặc
do giao thông vận tải. Mặc dù đã có những tiến bộ lớn về khoa học kỹ thuật nhưng công
nghiệp luôn là nguồn gốc chính (mặc dù không phải là nguồn duy nhất) trong số các hoạt
động của con người gây ô nhiễm không khí. Một số nhóm tác nhân đáng lưu ý có thể kể:
- Sản phẩm từ quá trình đốt cháy nhiên liệu: Các loại nhiên liệu như than, xăng dầu và
khí tự nhiên,…khi bị đốt cháy đã đưa vào khí quyển nhiều khói lẫn tro bụi và nhiều khí
độc, tất cả đều là tác nhân gây ô nhiễm.
Cần chú ý rằng ngoài các tác nhân kể trên, sản phẩm chính từ các quá trình đốt cháy nêu
trên là CO2 với lượng phát thải vào khí quyển lên đến hàng trăm triệu tấn một năm. Có thể
xem tác nhân này đã gây ô nhiễm môi trường khí quyển ở quy mô toàn cầu.
Bảng 5.6 Lượng khí thải do các hoạt động nhân sinh năm 1992
Nguồn gây ô nhiễm Tác nhân ô nhiễm chính (triệu tấn)
CO Bụi SOx CmHn NOx
1. Giao thông vận tải
- Ô tô chạy xăng 53,5 0,5 0,2 13,8 6,0
- Ô tô chạy dầu diezen 0,2 0,3 0,1 0,4 0,5
- Máy bay 2,4 0,0 0,0 0,3 0,0
- Tàu hỏa và các loại khác 2,0 0,4 0,5 0,6 0,8
142
Cộng 58,1 1,2 0,8 15,1 7,3
2. Đốt nhiên liệu
- Than 0,7 7,4 18,3 0,2 3,6
- Xăng, dầu 0,1 0,3 3,9 0,1 0,9
- Khí đốt tự nhiên 0,0 0,2 0,0 0,0 4,1
- Gỗ, củi 0,9 0,2 0,0 0,4 0,2
Cộng 1,7 8,1 22,2 0,7 8,8
3. Quá trình sản xuất công nghiệp 8,8 6,8 6,6 4,2 0,2
4. Xử lý chất thải rắn 7,1 1,0 0,1 1,5 0,5
5. Các hoạt động/ hiện tượng khác
- Cháy rừng 6,5 6,1 0,0 2,0 1,1
- Đốt các sản phẩm 7,5 2,2 0,0 1,5 0,3
- Đốt rác thải 1,1 0,4 0,5 0,2 0,2
- Hàn kim loại trong xây dựng 0,2 0,1 0,0 0,1 0,0
Cộng 15,3 8,8 0,5 3,8 1,6
(Nguồn: Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
- Kim loại nặng: Không khí cũng có thể bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (khối lượng
riêng> 5g/cm3) từ các hoạt động khác nhau, đặc biệt là hoạt động công nghiệp. Hàng loạt
kim loại nặng đã được xác định có mặt trong không khí bao gồm Ni, Be, As, Se, Hg, V, Cd,
Pb, Cu, Mn, Cr, Ag, Zn,… Một nghiên cứu của Dalal và cộng sự (2013) tại Ấn Độ đã cho
thấy giá trị lớn nhất của một số kim loại trong khô khí như sau: Pb (0,191 microg m-3), Cd
(0,015 microg m-3), Zn (0,198 microg m-3), Ni (0,582 microg m-3) and Cu (0,396 microg m-
3
) trong suốt mùa đông. Và giá trị bé nhất lần lượt là Pb (0,006 microg m-3), Zn (0,002
microg m-3), Ni (0,003 microg m-3) và Cu (0,002 microg m-3). Nhìn chung, các kim loại này
thường tồn tại trong không khí dưới dạng oxide (ví dụ HgO) hoặc hợp chất cơ-kim (như là
CH3COOHgC6H5),….Dưới đây một số kim loại nặng gây ô nhiễm điển hình:
• Chì (Pb): đi vào khí quyển từ quá trình luyện kim chì (trước đây còn do đốt cháy gazolin
và các nhiên liệu có nguồn gốc dầu khí (trong đó có tetraethyl chì - Pb(C2H5)4, nhưng việc
sử dụng những nhiên liệu này hiện nay đã bị cấm). Chì có thể đi vào cơ thể qua đường hô
hấp rồi tích tụ trong tế bào, ở nồng độ cao sẽ gây nhiễm độc ác tính. Chì gây thương tổn hệ
tuần hoàn, ống tiêu hóa, não bộ, hệ cơ thần kinh.
• Niken (Ni): đi vào khí quyển từ công nghiệp hóa chất và sản xuất than, lọc dầu. Ảnh
hưởng của Ni đối với con người là khả năng gây ung thư.
• Thủy ngân (Hg): đi vào khí quyển do công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử. Độc
tính của Hg rất cao dù ở dạng hữu cơ hay vô cơ. Thủy ngân có thể gây mù, điếc, loạn trí và
tử vong.
• Cadmi (Cd): ô nhiễm không khí do luyện kim, đối với con người gây rối loạn trao đổi
chất, tổn thương thận và phá hại men tiêu hóa.
Đối với không đô thị, Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (The US Environmental Protection
Agency - EPA) (dẫn từ Poulopoulos và Inglezakis, 2016) đã chỉ rõ 6 tác nhân ô nhiễm phổ
biến là ozone (O3), chất dạng hạt (particulate matter - PM), carbon monoxide (CO), các
nitrogen oxide (NOx), sulfur dioxide (SO2) và chì (Pb).
Bảng 5.7 Nguồn và tác động của một số tác nhân gây ô nhiễm không khí
Tác nhân gây ô Nguồn Tác động
nhiễm
143
Chất dạng hạt Công nghiệp, giao thông Gia tăng bệnh hô hấp, tiếp xúc lâu dài
có thể gây viêm phổi mãn tính.
Sulphua dioxide Nhà máy nhiệt điện và Kích thích đường hô hấp, tăng tần suất
một số ngành công các bệnh hen suyễn, viêm phổi, giãn
nghiệp khác do đốt nhiên phế nang. SO2 còn là nguyên gây mưa
liệu có chứa lưu huỳnh acid phá hại mùa màng, cháy lá cây
rừng và phá hủy các công trình văn hóa,
thậm chí pH có thể giảm đến 4.
Nitơ oxide Giao thông, công nghiệp Kích thích hô hấp, làm trầm trọng hơn
các bệnh về hô hấp như hen và viêm
phổi. Ngoài ra các NOx còn là nguyên
nhân của những tận mưa acid và gây ra
“khói mù quang học” tàn phá rừng và
tạo hiện tương”smog” ở các đô thị lớn.
Carbonmonoxide Giao thông, công nghiệp Giảm khả năng vận chuyển O2 của
máu, ở nồng độ thấp gây đau đầu và
mệt mỏi, ở nồng độ cao gây rối loạn
thần kinh và tử vong
Ozon Tác nhân thứ cấp Tác động đến mắt, hệ thống hô hấp, gây
bệnh hen, viêm phổi mãn tính và ung
thư da
(Nguồn: Nguyễn Thái Hưng, 1987; Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002)
- Các tác nhân khác: Ngoài các tác nhân gây ô nhiễm không khí là sản phẩm của quá trình
đốt cháy nhiên liệu và kim loại nặng, khi xem xét ảnh hưởng chung của không khí bị ô
nhiễm đối với sức khỏe con người còn nhiều tác nhân khác như hợp chất chứa halogen và
các hợp chất hữu cơ, có thể kể đến các tác nhân sau đây:
• Hợp chất của flo: HF và SiF4 xuất hiện trong quá trình sản xuất phân bón phosphat, công
nghiệp gốm sứ, luyện nhôm,…Các hợp chất chứa flo còn đi vào khí quyển quá trình đốt
than. Hợp chất chứa flo có thể gây tổn thương phần hở của cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể
qua đường hô hấp chung có thể gây tổn thương niêm mạc hoặc ảnh hưởng các cơ quan
khác thông qua máu.
• Các thuốc trừ sâu có chứa chlo và phospho: Đây là điển hình quan trọng về ô nhiễm
không khí vùng nông thôn. Hiện nay nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng
nông nghiệp, đặc biệt là các phospho hữu cơ như Malathion, Parathion,… Những tác nhân
này có thể thấm qua da, niêm mạc mắt, phổi với lượng có khả năng gây ngộ độc, điển hình
là tác động đến cholinesterase dẫn đến tích lũy trong cơ thể một lượng lớn acethylcholin
làm rối loạn dẫn truyền xung thần kinh. Các thuốc trừ sâu chứa chlo như DDT, Dieldrin
cũng rất độc với con người, chúng có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương hay tác
đông lên các cơ quan quan trong khác.
• Các hợp chất hữu cơ bay hơi: bao gồm nhiều loại hóa chất hữu cơ chứa hydrocarbon.
Nguồn quan trọng nhất các hợp chất hữu cơ trong khí quyển là sự lên men của vi sinh vật
yếm khí ở các vùng đất ngập nước. Nguồn đáng kể khác là sự phát thải các nguồn khí tự
nhiên và mỏ than, quá trình oxy hóa không hoàn toàn các thành phần hữu cơ từ sự cố cháy
rừng. Nguồn nhân tạo được tạo ra chủ yếu từ sự cháy không hoàn toàn nhiên liệu trong
động cơ, rò rỉ ống dẫn khí đốt hoặc từ các ngành công nghiệp sử dụng dung môi hữu cơ
144
như sơn, in, dệt, nhuộm,…Người ta đã phát hiện hàng ngàn hợp chất hữu cơ bay hơi khác
nhau gây ô nhiễm không khí, từ đơn giản như metan (CH4) đến các hydrocarbon thơm,
alcohol, aldehyt, keton, este,…Các hợp chất hữu cơ thường rất độc đối với con người và
động vật, benzen (C6H6) và PAH (carbonhydro thơm đa vòng) có thể nguyên nhân gây ung
thư.
Một hậu quả quan trọng khác của nạn ô nhiễm không khí cần được chú ý là sự phá hủy
tầng ozon. Các tác nhân gây nên sự phá hủy này là các CFC (chlorofluorocarbon) như
CFCl3, CF2Cl2, C2F3Cl3, C2F4Cl2,…; HCFC như CHFCl3, CHF2Cl,…; halon như CBrClF2,
CBrF3; methyl chloroform,…trong đó, CFC được xem là tác nhân chính. Tuy nhiên, như
đã trình bày ở mục 2.2 chương I, hiện nay việc sử dụng các CFCs đã bị cấm trên toàn cầu
theo Nghị định thư Montreal (Montreal protocol 1987) và các văn bản sửa đổi của nghị
định thư.
b. Tác nhân sinh học
Theo Đào Ngọc Phong (1979), không khí là một vector làm lan truyền mầm bệnh khi có
đầy đủ hai yếu tố sau:
• Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong không khí với lượng đủ lớn
• Người dễ cảm thụ hít phải không khí nhiễm khuẩn đó
Có khả năng bảo tồn sự sống và độc tính tương đối lâu dài trông môi trường không khí là
các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp. Trực khuẩn ho gà (Haemophillus pertussis) là một
điển hình. Tuy khả năng chịu đựng yếu (chết ở 50oC và không chịu được ánh sáng) nhưng
trực khuẩn có khả năng truyền bệnh trực tiếp qua đường không khí, nhất là ở các khu nhà
chất chội, thiếu ánh sáng và kém vệ sinh. Trực khuẩn lao cũng xâm nhập cũng xâm nhập
vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp. Trực khuẩn này bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời vì
vậy trực khuẩn lao tập trung trong không khí nơi kín.
Thời gian tồn tại của một số vi khuẩn gây bệnh trong không khí được nêu dưới đây:
Loại vi khuẩn Thời gian tồn tại
- Trực khuẩn lao 70 ngày
- Trực khuẩn bạch hầu 30 ngày
- Trực khuẩn dịch hạch 8 ngày (trong không khí khô)
- Liên cầu khuẩn tan huyết 2,5 – 6 tháng
Trong không khí còn tồn tại nhiều loại siêu vi khuẩn (virus). Siêu vi khuẩn cúm là một
loại điển hình gây bệnh qua đường không khí. Các siêu vi khuẩn gây bệnh sởi, đậu mùa,
quai bị,…cũng tồn tại trong không khí và có khả năng phát sinh dịch bệnh. Đáng chú ý là
những đợt bùng phát gần đây do virus gây bệnh đường hô hấp (SARS - Severe Acute
Respiratory Syndrome 2002 – 2003, MERS - Middle East Respiratory Syndrome - 2015,
Novel Corona virus (nCoV) – 2019 – 2020/Covid19).
Ngoài các tác nhân kể trên còn có thể kể các loài nấm mốc, thích nghi với việc lan tràn
bào tử trong không khí, cũng là tác nhân gây ô nhiễm và có khả năng gây bệnh. Ở các nhà
máy sản xuất các mặt hàng liên quan đến lông gà vịt, công nhân dễ bị dị ứng bởi nấm
Aspergillus fluvus hoặc Aspergillus niger. Không khí ở các xưởng sản xuất penicillin, sản
xuất protease, pectinase…thường có nhiều bào tử nấm Penicillinum notatum, Aspergillus
niger hoặc A. oryzae,… Các tác nhân này đều gây ảnh hưởng đến đường hô hấp hoặc các
bệnh ngoài da đối với người bị nhiễm.
Bên cạnh đó cần phải kể đến các loại siêu vi khuẩn gây bệnh ở động vật truyền qua
đường không khí (Đào Ngọc Phong, 1979), ví dụ:

145
- Nhóm A: virus đậu ở động vật (Orthopoxvirus)
- Nhóm B: virus ưa thần kinh, virus viêm não tủy ở lợn
- Nhóm C: virus viêm họng hoặc các bệnh truyền nhiễm chung
c. Tác nhân vật lý
Không khí là một môi trường điển hình trong trường hợp ô nhiễm do tác nhân vật lý.
Một ví dụ là ô nhiễm do bụi. Hàng năm con người thải vào khí quyển khoảng 200 triệu tấn
bụi. Bụi là những chất dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không
khí mà có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bởi thành phần hóa học
cũng như kích thước hạt.
- Bụi: là nguồn gốc gây nên sương mù, làm giảm tầm nhìn cản trở phản xạ của ánh sáng,
tác động cơ học và khả năng tạo hợp chất với một số kim loại hiếm như Cd, Pb, Zn, Cu, Sb,
Fe, Cr,… Trên thực tế, bụi gây nhiễm độc các cơ quan của sinh vật do tác động hóa học và
cơ học dẫn dến thay đổi pH và tích tụ các chất độc. Đối với con người, bụi (và sol khí -
Aerosol) gây bệnh ngoài da, mắt và cơ quan hô hấp. Theo Poulopoulos và Inglezakis
(2016), các hoạt động nhân sinh đưa đến 10% tổng khối lượng hạt trong khí quyển. PM10,
PM2.5, PM1, và thậm chí PM0.1 được định nghĩa là bụi dạng hạt trong không khí lần lượt có
đường kính dưới 10; 2,5; 1 và 0,1 mm. Đáng lưu ý PM0.1 có thể đi thẳng từ phổi vào máu
do vậy không chỉ gây ảnh hưởng ở phổi mà còn có khả năng tạo ra nhiều vấn đề về sức
khỏe.
Bảng 5.8 Nguồn gốc và thành phần bụi
Nguồn Dạng bụi Thành phần chính
Sản xuất năng lượng Bụi tro, mồ hóng SiO2, 2CaSiO2, CaO, CaSO4, CaCO3,
Ca(AlO2)2, Carbon
Luyện kim Bụi lò Oxyt kim loại, kim loại, phụ gia
Công nghiệp hóa chất Bụi công nghiệp Sulphat, Chlorit, Phosphat, Oxide kim
loại, nhựa
Công nghiệp xây dựng Bụi khoáng Ciment, thạch cao, bụi xỉ
Giao thông Bụi đường phố Dầu, bồ hóng, cặn cao su, hơi hữu cơ,
hợp chất chì
Nông nghiệp Phân bón, bụi lúa,
bụi thức ăn gia súc
Công ghiệp gỗ Bụi gỗ Cellulose
Công nghiệp dệt Bụi sợi Vải bông, sợi nhân tạo
(Nguồn: Đăng Kim Chi, 1999)
- Đồng vị phóng xạ: các đồng vị phóng xạ nguy hiểm có mặt trong không khí là K40, Rb87,
I131, F32, Co60, St90, C14, Ca45, Au198, Ra226, U238, Th232,…Chúng tạo ra nguồn bức xạ quan
trọng có thể tác động đến con người. Nguồn gốc của các đồng vị phóng xạ từ các hoạt động
của con người là do khai thác và sử dụng các quặng phóng xạ trong trong nghiên cứu, trong
hoạt động công - nông nghiệp (sản xuất năng lượng, điều trị bệnh,…) và nhất là việc sản
xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân.
- Tiếng ồn: Thông thường các tác giả thường xem xét riêng trường hợp ô nhiễm do tiếng
ồn. Ô nhiễm do tiếng ồn còn được gọi là ô nhiễm tiếng ồn, là những âm thanh không được
mong muốn truyền đi trong không gian (môi trường khí quyển). Về mặt vật lý, âm thanh là
một chuyển động cơ học có tính chu kỳ sản sinh trong hơi, khí, chất lỏng hay chất rắn. Khi
tiếng ồn lan truyền lan truyền trong không khí, chuyển động của các phần tử khí gây ra
146
những biến đổi về áp suất được đánh giá bằng áp suất âm, cường độ âm. Hệ thống được sử
dụng để đo cường độ âm thanh phổ biến nhất do Alfred Bell thiết lập và được phân chia
theo thang logarith mà đơn vị cơ bản là decibel (dB). Theo hệ thống này, các tiếng động có
âm lượng 10, 20, 100 dB đã quá ngưỡng nghe được tương ứng 10, 100, và 1010 lần.
Tai người cảm nhận mức cường độ âm thanh rất rộng, từ 0 – 180 dB. 0 dB là ngưỡng
nghe thấy, 140 dB là ngưỡng chói tai (ngưỡng có thể gây chấn thương). Tác động của âm
thanh đối với con người còn tuỳ thuộc độ cao hay tần số của âm thanh. Âm thanh có tần số
cao gây ra áp lực mạnh hơn so với tần số thấp do tập trung năng lượng lớn hơn. Tai người
nghe được với tần số khoảng 16 – 20.000 Hz với cường độ từ 0 đến hơn 120 dB. Nói chung
cường độ 50 dB đã có thể xem là mức ngưỡng mà cao hơn nữa sẽ có hại cho tai.
Tiếng ồn là âm thanh bất kỳ “gây khó chịu cho ngươì tiếp nhận”. Tiếng ồn phụ thuộc tần
số, cường độ, độ dài thời gian, tính bất ngờ,…Ngoài ra, sự khó chịu do tiếng ồn còn phụ
thuộc thời điểm, người nghe và “âm thanh nền”. Tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh lý và cả tâm
lý người tiếp nhận. Những ảnh hưởng sinh lý của tiếng ồn có thể được biểu hiện dưới dạng
những phản ứng âm thanh đặc hiệu hoặc những phản ứng không đặc hiệu ngoài thính giác.
Trên thực tế, mệt mỏi thính giác, ù tai là những biểu hiện tức thời quan trọng nhất. Tiếng ồn
còn có những tác hại khác đối với sức khỏe như tác động đến hệ thần kinh, làm phát sinh
một số bệnh về tiêu hóa (viêm loét dạ dày), về tuần hoàn (tăng huyết áp), các bệnh về thần
kinh cảm giác như gây ức chế,…Ngay cả tiếng ồn không quá lớn như tiếng ồn của đám
đông, tiếng loa phóng thanh, tiếng máy nổ của phương tiện giao thông,…cũng gây đe dọa
sự “trong lành” của môi trường.
Bảng 5.8 Số trường hợp tử vong do ô nhiễm môi trường không khí trong nhà năm 2012
Trường hợp Số tử Tỷ lệ
vong (%)
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (Acute lower respiratory infection) 127.000 3
Ung thư phổi (Lung cancer) 227.000 6
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary 389.000 11
disease)
Đột quỵ (Stroke) 1.485.000 40
Bệnh tim thiếu máu cục bộ (Ischemic heart disease) 1.505.000 40
(Nguồn: Poulopoulos and Inglezakis, 2016)
Ngoài các tác nhân kể trên, nhiệt cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường không
khí. Ngoài những ảnh hưởng nguy hại ở quy mô toàn cầu, ô nhiễm nhiệt cũng là vấn đề
đáng lưu ý cả trong trường hợp cục bộ mà điển hình là hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” (urban
heat island - UHI).
Hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” được định nghĩa là hiện tượng mà tại cùng thời điểm, nhiệt
độ trung bình ở khu vực phát triển đô thị với nhiều công trình nhân tạo cao hơn ở khu vực
công viên và nông thôn có môi trường tự nhiên xung quanh (EPA (2008) dẫn từ Ban Chỉ
đạo thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hồ Chí Minh)
(http://www.biendoikhihau.hochiminhcity.gov.vn/). Hiện tượng tăng nhiệt độ cục bộ này
tạo nên một khu vực có nhiệt độ cao hơn các nơi khác nên được gọi là “đảo nhiệt đô thị”.
Hai dạng “đảo nhiệt đô thị” phổ biến nhất là “đảo nhiệt bề mặt” (surface UHI) và “đảo
nhiệt không khí” (atmospherice UHI). “Đảo nhiệt bề mặt” là hiện tượng mà ban ngày ánh
nắng mặt trời làm nóng các bề mặt không được che phủ như mái nhà, tường, lề đường ở
khu vực trung tâm đô thị. Trong khi đó, khu vực nông thôn và công viên do có nhiều bóng
147
râm nên nhiệt độ các bề mặt có thể gần với nhiệt độ không khí. Do ảnh hưởng bởi tác động
của ánh nắng mặt trời, hiện tượng đảo nhiệt đô thị bề mặt diễn ra cả ngày và đêm, đặc biệt
là mùa hè. “Đảo nhiệt không khí” là hiện tượng mà không khí ở khu vực trung tâm đô thị
nóng hơn không khí ở vùng ngoại ô.
Một hiện tượng thời tiết khác ảnh hưởng đến khả năng gia tăng ảnh hưởng các tác nhân
gây ô nhiễm không khí là hiện tượng “nghịch đảo nhiệt” (temperature or heat inversion)
xuất hiện khi lớp không khí lạnh ngăn sự khuếch tán những tác nhân này theo chiều thẳng
đứng. Khi hiện tượng “nghịch đảo nhiệt” xảy ra, lớp không khí lạnh bên dưới không thể
phát tán. Các chất ô nhiễm và bụi bẩn do đó bị giữ lại ngay trên bề mặt trái đất.Trong
những ngày có hiện tượng này, mặt đất như được bao phủ một lớp sương mù giữ lại không
khí bị ô nhiễm.
4. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
4.1 Khái niệm
Môi trường đất có thể xem là tầng trên cùng của thạch quyển. Do đặc tính phức tạp của
môi trường đất (khác với nước và không khí) nên thuật ngữ ô nhiễm môi trường đất đến
nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng và vẫn chưa được thống nhất. Trong nghiên cứu cần
phải hiểu rõ đặc điểm lý-hóa của các loại đất “gốc” mới có thể làm rõ được sự ô nhiễm
trong từng trường hợp.
Ô nhiễm đất được hiểu là sự có mặt của một hóa chất hoặc một thành phần “lạ” trong đất
và/hoặc có mặt ở mức bao hơn thông thường làm thay đổi đặc tính lý-hóa của đất, gây ảnh
hưởng bất lợi đến bất sinh vật nào không phải là “đối tượng” (non-targeted organism) từ đó
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mặc dù đa số các tác nhân gây ô nhiễm đất có nguồn gốc nhân sinh, một số tác nhân có
thể xuất hiện tự nhiên trong đất dưới dạng các hợp phần khoáng và có thể gây độc ở nồng
độ cao (Eugenio và các tác giả, 2018). Theo các tác giả này, ô nhiễm đất thường không thể
đánh giá trực tiếp hoặc nhận biết trực quan làm ô nhiễm đất trở thành mối nguy tiềm ẩn.
Thông thường, đất là nơi tiếp nhận một lượng lớn các chất phế thải từ sinh hoạt của con
người, của động thực vật, từ các ngành công nông nghiệp và giao thông vận tải,…Đặc biệt,
tính đa dạng của những tác nhân gây ô nhiễm thường xuyên được tạo ra do sự phát triển
hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp cùng với sự chuyển dạng của các hợp
chất hữu cơ trong đất bởi hoạt động sinh học thành những chất chuyển hóa khác nhau làm
việc khảo sát đất để xác định các tác nhân trở nên khó khăn và tiêu tốn chi phí lớn (FAO
and ITPS (2015) dẫn từ Eugenio và các tác giả, 2018).
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh đất có thể bị ô nhiễm bởi nguồn điểm và nguồn không có
điểm. Cũng có thể phân loại ô nhiễm đất bằng cách chỉ ra các hoạt động phát sinh tác nhân
bao gồm chất thải sinh hoạt (ô nhiễm môi trường đất khu dân cư), do chất thải công nghiệp,
do chất thải nông nghiệp, ô nhiễm đất do giao thông vận tải,… Để đơn giản, có thể phân
loại ô nhiễm môi trường đất theo các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm tác nhân vật lý, tác
nhân hóa học và tác nhân sinh học.
4.2 Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đáng lưu ý
a. Tác nhân vật lý
- Ô nhiễm nhiệt: Khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến khu hệ vi
sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất và trong nhiều trường hợp làm đất chai cứng, mất
chất dinh dưỡng. Nhiệt độ trong đất tăng dẫn dến giảm hàm lượng oxy trong đất. Do vậy,
quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ tiến triển theo hướng kỵ khí. Quá trình này tạo ra

148
nhiều sản phẩm trung gian có mùi khó chịu và độc cho cây trồng và sinh vật thủy sinh như
NH3, H2S, CH4 và aldehyt (Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002).
Nguồn gây ô nhiễm nhiệt bao gồm quá trình thải nước mang nhiệt từ hoạt động của các
nhà máy nhiệt điện, luyện kim, cơ khí,... Nước này khi thải vào môi trường đất làm nhiệt độ
của đất tăng lên 5 –15oC. Ngoài ra, ô nhiễm nhiệt môi trường đất còn do các đám cháy rừng
hay đốt nương làm rẫy. Quá trình này có thể làm nhiệt độ đất tăng đột ngột từ 15 – 30oC và
tiêu diệt nhiều sinh vật có ích trong đất làm đất trở nên chai cứng.
- Ô nhiễm phóng xạ: Nguồn gây ô nhiễm phóng xạ đối với môi trường đất là những phế
thải của các trung tâm khai thác quặng phóng xạ, trung tâm nghiên cứu các đồng vị phóng
xạ, chất thải từ nhà máy điện nguyên tử hoặc từ các bệnh viện có sử dụng đồng vị phóng xạ
và từ các vụ nổ hạt nhân. Từ các nguồn này, chất phóng xạ sẽ thâm nhập vào đất và theo
chu trình dinh dưỡng đến các loài thực vật và sau đó là động vật và con người. Theo Lê
Văn Khoa và các tác giả (2002), sau các vụ nổ bom nguyên tử trong đất thường tồn lưu 3
đồng vị phóng xạ là Sn90, I131, Cs137. Khi thâm nhập vào cơ thể người, chúng làm thay đổi
cấu trúc tế bào gây ra các bệnh về máu, ung thư hoặc các bệnh di truyền,…
b. Tác nhân hóa học
Loại ô nhiễm này có thể xuất phát từ các phế thải công nghiệp, hoạt động giao thông vận
tải, chất thải sinh hoạt và đặc biệt là việc sử dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực
vật,…trong hoạt động nông nghiệp.
- Ô nhiễm đất do kim loại nặng: Thông thường các kim loại nặng được xem là thành phần
nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, mạng lưới dinh dưỡng và cả con người. Trong thực tế
một số kim loại nặng nếu ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sinh trưởng của sinh vật nhưng
nếu hàm lượng cao sẽ có tác dụng có hại. Do vậy nếu chúng tích lũy nhiều trong đất sẽ rất
nguy hiểm. Nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng đối với môi trường đất là do chất thải công
nghiệp, hoạt động khai khoáng, cơ khí, chất thải sinh hoạt và hóa chất-phân bón dùng trong
nông nghiệp.
Ở trong đất sự chuyển hóa các kim loại nặng từ ngưỡng không độc sang ngưỡng độc phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như:
• Bản chất của từng kim loại
• Hàm lượng (nồng độ) của chúng trong môi trường đất, trong dung dịch đất
• Phản ứng của đất (pH)
• Các điều kiện khác như chất tạo phức, tạo kết tủa, dạng tồn tại của kim loại và đa dạng
sinh học của đất,…
Dựa trên quan điểm về dinh dưỡng cây trồng, các nguyên tố vết có lợi như Mo, Mn, B,
Co, Zn, Cu,…được gọi là nguyên tố vi lượng. Các nguyên tố vết gây độc mạnh như Pb, Cd,
Hg, As, Cr, Ni và các nguyên tố Cu, Zn, Mn ở hàm lượng lớn lại gây độc cho cây. Tuy
nhiên, sự phân chia này chỉ tương đối vì hàm lượng của chúng trong đất luôn biến đổi.
- Ô nhiễm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật:
• Phân bón hóa học ngày càng được sử dụng rộng rãi với mục đích tăng năng suất cây
trồng. Tuy nhiên việc lạm dụng phân bón gây mất cân đối dinh dưỡng đối với cây trồng và
suy thoái chất lượng đất. Theo Cao Liêm và các tác giả (1998), khi được bón vào đất, đặc
biệt trong trường hợp bị lạm dụng, quá trình chuyển hóa có thể gây nhiều hậu quả bất lợi
với môi trường và con người. Ví dụ phân đạm dễ bị chuyển hóa thành NO3-. Nếu tích lũy
quá nhiều NO3- sẽ dẫn đến quá trình khử nitrat (denitrat còn gọi phản nitrat) bởi vi sinh vật

149
tạo nên NO2- là chất gây độc. Các anion NO3- và NO2- (ít bị hấp thụ trong đất) sẽ rửa trôi
vào nguồn nước gây ô nhiễm.
• Cùng với phân bón, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có xu hướng ngày càng tăng về
mặt khối lượng và chủng loại. Hiện nay có hơn 10.000 hợp chất khác nhau được sử dụng
bao gồm thuốc trừ sâu (insecticides), thuốc diệt nấm (fungicides), thuốc diệt cỏ (herbicides)
và một số loại khác như thuốc diệt các loài gậm nhấm (rodenticdes) nhưng chủ yếu vẫn
thuộc về các nhóm lân hữu cơ (organophosphates), chlo hữu cơ (organochlorines), nhóm
carbamat (ít độc đối với động vật có vú) và chlorophenoxy acid (chất diệt cỏ). Do bản chất
thuốc bảo vệ thực vật là những hóa chất tiêu diệt sâu bệnh nên cũng có tác động đến các
sinh vật khác. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật lên môi trường là do chúng dễ bay hơi,
dễ hoà tan trong nước và các dung môi, bền đối với các quá trình biến đổi sinh học. Do vậy
chúng có thể tồn lưu lâu dài trong môi trường rồi gia tăng ảnh hưởng (“khuyếch đại sinh
học”- biological manification) theo các chuỗi dinh dưỡng và cuối cùng gây hại cho con
người.
- Ô nhiễm do các chất hóa học khác: Có nhiều chất hóa học được sử dụng trong chiến
tranh, trong hoạt đông công nông nghiệp và giao thông, đã đi vào môi trường đất gây ô
nhiễm. Việc đổ bỏ bừa bãi các acid là một điển hình. Các acid thấm xuống đất là giảm độ
pH của đất, tiêu diệt vi sinh vật trong đất làm đất “chết”. Dầu mỏ cũng là một tác nhân gây
ô nhiễm đất đáng lưu ý. Tác hại của dầu mỏ lên môi trường đất biểu hiện ở nhiều mặt như
cản trở quá trình trao đổi chất của sinh vật đất, gây thiếu oxy, làm thay đổi cấu trúc và đặc
tính lý hóa của đất,…Trong thực tế, các chất thải từ các hoạt động sống của con người gây
ô nhiễm môi trường đất rất đa dạng bao gồm cả rắn, lỏng thuộc cả hai nhóm vô cơ và hữu
cơ như các dung môi, muối vô cơ,…Điều cần quan tâm là các chất này cuối cùng hoặc đi
vào cây trồng hoặc xâm nhập vào nước ngầm, nước bề mặt gây nhiều hậu quả đối với con
người và hệ sinh thái.
c. Tác nhân sinh học
Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học do việc đổ bỏ chất thải phản vệ sinh hoặc sử dụng
phân tươi hoặc sử dụng bùn thải sinh hoạt để bón cho cây trồng. Đất bị ô nhiễm bởi các tác
nhân sinh học có thể truyền cho con người cũng như động vật khác hàng loạt bệnh như lỵ,
thương hàn, giun sán,…Thông thường, đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học xảy ra ở
vùng nông thôn hoặc vùng trồng rau hàng hóa.
Theo Đào Ngọc Phong (1979), tác nhân sinh học gây ô nhiễm đất có thể phân thành 3
nhóm theo hình thức truyền bệnh:
- Truyền bệnh Người - Đất - Người: các tác nhân thường gặp là trực khuẩn lỵ, trực khuẩn
thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amip và các loài giun ký sinh.
- Truyền bệnh Vật nuôi - Đất - Người: các bệnh thường được đề cập là bệnh vàng da (do
xoắn khuẩn Leptospira), bệnh than (Anthrax – gây ra do vi khuẩn Bacillus anthracis), bệnh
sốt Q (Còn có tên Q fever, Query fever hay bệnh Derrick-Burnet; gây ra bởi Coxiella
burnetii), viêm da (do giun), viêm màng não,…Đối với những trường hợp này đất có thể
giữ một vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh.
- Truyền bệnh Đất - Người: chủ yếu là do nấm hoặc xạ khuẩn (Actiomycetes); đáng lưu ý là
bệnh uốn ván (gây ra do trực khuẩn Clostridum tetani), bệnh ngộ độc thịt (gây ra do
Clostridium botulinum), bệnh Whitmore (còn gọi là bệnh Melioidosis, gây ra do vi khuẩn
Burkholderia pseudomallei),…

150
Trong đất, người ta cũng xác định được các virus truyền bệnh bại liệt (Poliovirus, đây là
nhóm virus đường ruột (Enterovirus), thuộc họ Picornaviridae), sốt phát ban, viêm cơ tim
(Enterovirus với đại diện là virus Coxsackie),…Những trường hợp bệnh lý có nguồn gốc từ
đất nói riêng và môi trường nói chung hiện nay đã được cập nhật trên trang web của Cục Y
tế dự phòng – Bộ Y tế (vncdc.gov.vn).

151
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Lê Quý An (Chủ biên), Lê Thạc Cán, Phạm Ngọc Đăng, Võ Quý, Nguyễn Hoàng Yến,
Nguyễn Danh Trường, Lê Văn Khoa, Tốn Thất Chiểu, Lê Văn Tiềm, Thái Phiên, Ngô Đình
Tuấn, Lê Trình, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Đình Hòe, Hoàng Minh
Tường, Võ Trí Chung, Vũ Văn Dũng, Phan Nguyên Hồng, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Gia
Đễ, Lưu Đức Hải, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Kim Thái, Đặng Kim Chi, Ngô Kim Chi,
Hoàng Thu Hương, Trần Khắc Hiệp, Ngô Kiều Oanh, Trịnh Thị Thương Thường, Nguyễn
Đăc Hy, Đặng Nghĩa Phấn và Trần Võ Hùng Sơn. Việt Nam môi trường và cuộc sống. Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004.
2. Lê Huy Bá. Môi trường. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh, 2000.
3. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long. Tài nguyên Môi trường và sự phát triển bền
vững. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002.
4. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết. Sinh thái môi trường học cơ bản (Tái bản lần thứ nhất).
Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh, 2002.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Quyết định về việc công bố hiện trạng
rừng toàn quốc năm 2012.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo cập nhật hai năm một lần – lần thứ nhất của Việt
Nam cho công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Nhà Xuất bản Tài nguyên
– Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2014.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011
– 2015. Hà Nội, 2015.
8. Đặng Kim Chi. Hóa học môi trường (Tập I – In lần thứ hai). Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, 1999.
9. Cục Quản lý môi trường – Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc (UNICEF). Báo cáo lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam năm
2011. Tháng 8, năm 2012.
10. Giang Thanh Long và Bùi Thế Cường, 2010. Cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam: Cơ hội,
thách thức và các khuyến nghị chính sách. Báo cáo trong khuôn khổ dự án VNM7PG0009 -
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình - Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA).
11. Tống Văn Đường (chủ biên), Nguyễn Đình Cử, Phạm Quý Thọ. Dân số học. Nhà xuất
bản Giáo dục, 1997.
12. Lưu Đức Hải. Cơ sở khoa học môi trường. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội,
2007
13. Nguyễn Thái Hưng. Ô nhiễm môi trường nước và không khí. Nhà Xuất bản Nông
nghiệp, 1987.
14. Nguyễn Đình Hòe. Môi trường và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
15. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức,
Lưu Đức Hải, Thân Đức Hiền, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Đình Hoè, Phạm Ngọc Hồ, Trịnh
Thị Thanh. Khoa học Môi trường. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2002.
16. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Đoàn Văn Cảnh, Nguyễn Quang Hùng, Lâm Minh Triết. Giáo
trình Con người và môi trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2010.
17. Nguyễn Đình Khoa. Môi trường sống và con người. Nhà Xuất bản Đại học và Trung
học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1987.

152
18. Cao Liêm (chủ biên) - Phạm Văn Phê - Nguyễn Thị Lan. Sinh thái học Nông nghiệp và
Bảo vệ Môi trường. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 1998.
19. Lê Thị Thanh Mai. Giáo trình Môi trường và Con người. Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí
Minh, 2002
20. Nguyễn Trọng Nho – Nguyễn Văn Quỳnh Bôi. Con người và Môi trường (Bài giảng
lưu hành nội bộ). Trường Đại học Thủy sản, 1999.
21. Đào Ngọc Phong. Ô nhiễm môi trường - Những vấn đề của sinh học hiện nay - Tập 3.
Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 1979.
22. Vũ Trung Tạng. Cơ sở sinh thái học (Giáo trình dung cho sinh viên khoa Sinh học,
Trường đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) (Tái bản lần thứ nhất). Nhà
Xuất bản Giáo dục, 2001.
23. Nguyễn Thị Kim Thái – Lê Hiền Thảo. Sinh thái học và Bảo vệ Môi trường. Nhà Xuất
bản Xây dựng, Hà Nội, 1999.
24. Nguyễn Thiện (chủ biên) - Trần Đình Miên - Nguyễn Văn Hải. Bảo vệ Môi trường sinh
thái và Phát triển chăn nuôi. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 2001.
25. Trần Linh Thước. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ
phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.
26. Lê Trình. Quan trắc và Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Nhà Xuất bản Khoa học
và kỹ thuật, 1997.
27. Lê Trình - Phùng Chí Sỹ - Nguyễn Quốc Bình - Phạm Văn Vĩnh. Các Phương pháp
giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường (Hướng dẫn về KH-KT giám sát, đáng giá, xử lý ô
nhiễm nguồn nước và không khí). Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường – Ban
Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Cần Thơ, 1992.
28. Nguyễn Văn Tuyên. Sinh Thái và Môi trường (Tái bản lần thứ ba). Nhà Xuất bản Giáo
dục, 2000.
29. Trần Yêm – Trịnh Thị Thanh, 1998. Ô nhiễm môi trường (pp: 25 – 95). Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Mai Đình Yên (chủ biên), Đặng Trung Thuận, Đào Ngọc Phong, Trần Quốc Vượng, Vũ
Trung Tạng, Lê Văn Khoa và Trần Hiếu Nhuệ. Con người và môi trường. Nhà xuất bản
Giáo dục, 1997.
Tiếng Anh
31. Asian Development Bank, 2009. Water – Vital for Viet Nam’s future.
32. Nicholas A Beresford and David Copplestone, 2011. Effects of Ionizing Radiation on
Wildlife: What Knowledge Have We Gained Between the Chernobyl and Fukushima
Accidents? Integrated Environmental Assessment and Management - Volume 7, Number 3,
Pages 371–373, SETAC.
33. B. K. Bose, 2013. “Global Energy Scenario and Impact of Power Electronics in 21st
Century” Industrial Electronics, IEEE Transactions on, vol. 60, pp. 2638-2651.
34. T J Brown, N E Idoine, C E Wrighton, E R Raycraft, S F Hobbs, R A Shaw, P Everett,
C Kresse, E A Deady and T Bide; 2020. World mineral production 2014 – 2018. British
Geological Survey.
35. Daniel D. Chiras. Environmental science (action for sustainable future) – Third edition.
The Benjamin/Cummings Publising Comnpany, Ins; 1991.
36. Danish Energy Agency – MOIT. Vietnam Energy Outlook Report 2017.
37 FAO, 2015. Status of the World’s soill resources.

153
38. William P. Cunningham - Barbara Woodworth Saigo. Environmetal Science. Won C.
Brown Publishers, 1997.
39. Natalia Rodríguez Eugenio, Michael McLaughlin, Daniel Pennock. Soil pollution – A
hidden relity. FAO, 2018.
40. Food and Agriculture organization of the United Nations (FAO). The state of World
Fisheries and Aquaculture – Opportunities and challenges. Rome, 2014.
41. Shinji Fushiki, 2013. Radiation hazards in children – Lessons from Chernobyl, Three
Mile Island and Fukushima. Brain and Development - Volume 35, Issue 3, March 2013,
Pages 220-227. Elsevier.
42. International Energy Agency, 2018. World Energy Outlook 2018
43. Rodney J. Keenan, Gregory A. Reams, Frédéric Achard, Joberto V. de Freitas, Alan
Grainger, Erik Lindquist, 2015. Dynamics of global forest area: Results from the FAO
Global Forest Resources Assessment 2015. Forest Ecology and Management 352 (2015) 9 -
20.
44. Michael Köhl, Rodel Lasco, Miguel Cifuentes, Örjan Jonsson, Kari T. Korhonen, Philip
Mundhenk, Jose de Jesus Navar, Graham Stinson, 2015. Changes in forest production,
biomass and carbon: Results from the 2015 UN FAO Global Forest Resource Assessment.
Forest Ecology and Management 352 (2015) 21 - 34.
45. Michael L. McKinney - Robert M. Schoch. Environmental Science – Systems and
Solutions – Third Edition. Jones and Barlett Publishers, Inc; 2003.
46. G. Tyler Miller. Environmental Science. Wadsworth Publishing Company; Belmont -
California, 1988.
47. Bernard J. Nebel – Richard T. Wright. Environmental Science (Intructor’s Edition – Six
Edition). Prentice-Hall, Inc; 1998.
48. Mikko Nikinmaa, 2014. An introduction to Aquatic Toxicology. Elsevier
49. Stavros G. Poulopoulos and Vassilis J. Inglezakis (Edited), 2016. Environment and
Development - Basic Principles, Human Activities, and Environmental Implications.
Elsevier.
50. Peter H. Raven – Linda R. Berg – George B. Johnson. Environment (1995 version).
Sauders College Publishing
51. World Energy Council, 2016. World Energy Trilemma – Defining Measures to
accelerate the energy transition (in Partnership with Oliver Wyman).
52. World Energy Council, 2017. World Energy Issues Monitor – Exposing the new energy
realities.
Các trang web
http://www.enchantedlearning.com; truy cập 5/8/2007
http://encarta.msn.com/media_461517631/Divisions_of_the_Atmosphere.html; truy cập
5/8/2007
http://study.com/academy/lesson/what-is-ecological-balance-definition-importance-
quiz.html; truy cập ngày 4/12/2015
http:// www.census.gov; truy cập 7/8/2007
http:// www.undp. org.vn; truy cập 8/7/2005 và 6/8/2007
http://www.prb.org/Content/NavigationMenu/PRB/Educators/Human_Population/Populati
on_Growth/Population_Growth.htm; truy cập 6/8/2007

154
http://nue.okstate.edu/Crop_Information/World_Wheat_Production.htm; truy cập 2007 –
2015
http://www.geography.learnontheinternet.co.uk/topics/popn1.html#factors; truy cập
6/8/2007
http://www.fao.org/organicag/oa-faq/oa-faq1/en/; truy cập ngày 16/3/2019
https://www.un.org/development/desa/publications/2018-revision-of-world-urbanization-
prospects.html; truy cập ngày 11/6/2019
http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang-chi-tiet/-/tin-chi-tiet/Z2jG/86/449414/he-
thong-do-thi-viet-nam-voi-su-phat-trien-dat-nuoc.html; truy cập ngày 11/6/2019
https://www.gso.gov...; truy cập 11/7/2016
https://www.unicef.org/press-releases/2018-global-nutrition-report-reveals-malnutrition-
unacceptably-high-and-affects; truy cập ngày 9/6/2018
http://viendinhduong.vn/vi/chien-luoc-dinh-duong-279/phan-1---thuc-trang-tinh-hinh-dinh-
duong.html; truy cập ngày 9/6/2018
http://www.un.org.vn/en/feature-articles-press-centre-submenu-252/339-maternal-and-
child-nutrition-in-viet-nam.html; truy cập ngày 9/6/2019
https://ifif.org/global-feed/statistics/; truy cập ngày 12/6/2019
www.faculty.fairfield.edu; truy cập 11/6/2007
http://www.edcnews.se/Research/PopUrbanUN2003.html
https://www.un.org/development/desa/publications/2018-revision-of-world-urbanization-
prospects.html
Information Please® Database, © 2005 Pearson Education, Inc.
www.infoplease.com/ipa/A0001763.html; truy cập 4/4/2014
http://www.tradingeconomics.com/world/arable-land-percent-of-land-area-wb-data.html;
truy cập 4/4/2014
https://www.nationmaster.com/countryinfo/stats/Geography/Area/Land/Per-capita; truy cập
30/9/2019
http://www.indexmundi.com/vietnam/geography_profile.html; truy cập 3/3/2014
http://www.worldwater.org/data.html; truy cập năm 4/4/2007
http: www.ievn.com.vn/...tt2/Danh%20gia%20tiem%20nang%20NLMT_Aug2018.pdf;
truy cập ngày 28/7/2019
https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/viet-nam-con-nhieu-tiem-nang-%C4%91e-
phat-trien-%C4%91ien-mat-troi-ap-mai-14090-16.html; truy cập ngày 28/7/2019
http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1123/benh-sot-q, truy cập ngày 11-12-
2019
https://www.usgs.gov/media/images/water-cycle-natural-water-cycle; truy cập 13/12/20019
Mô hình hóa khí hậu khu vực và biến đổi khí hậu – Trường Đại học Khoa học tự nhiên -
Đại học Quốc gia Hà Nội. http://meteo.edu.vn/vi/bao-bien-nhiet-doi-1.html; truy cập ngày
23/12/2019
http://www.vasi.gov.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-hieu-biet-ve-enso-va-tac-dong-cua-
no/t708/c304/i414; truy cập ngày 23/12/2019
https://www.usgs.gov/special-topic/water-science-school/science/how-much-water-there-
earth?qt-science_center_objects=0#qt-science_center_objects; truy cập ngày 24/12/2019
https://www.evn.com.vn/d6/news/Khai-quat-ve-thuy-dien-Viet-Nam-6-12-23805.aspx; truy
cập ngày 28/6/2020

155
http://vinacomin.vn/tapchithankhoangsan/xay-dung-nha-may-dien-dia-nhiet-dau-tien-tai-
viet-nam-danh-thuc-nguon-nang-luong-than-thien-4277.htm; truy cập 28/6/2020
https://www.cdc.gov/healthywater/global/wash_statistics.html; truy cập ngày 11/6/2019
https://www.populationpyramid.net/viet-nam/2019/; truy cập 8/7/2020
http://worldpopulationreview.com/countries/countries-by-density/; truy cập ngày 5/6/2019
https://ourworldindata.org/world-population-growth, truy cập ngày 3/6/2019
http://papp.iussp.org/sessions/papp101_s01/PAPP101_s01_090_010.html; truy cập ngày
7/6/2019
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714; truy cập ngày 11/7/2016
https://www.who.int/nutrition/globalnutritionreport/en/; truy cập 9/6/2019
https://www1.wfp.org/publications/global-report-food-crises-2018; truy cập ngày 9/6/2019
http://nioeh.org.vn/suc-khoe-moi-truong/mot-so-dac-tinh-co-ban-cua-nuoc-thai-va-nuoc-
thai-y-te; truy cập ngày 20/7/2020
https://ens.dk/sites/ens.dk/files/Globalcooperation/Official_docs/Vietnam/vietnam-energy-
outlook-report-2017-eng.pdf; truy cập ngày 29/07/2019
http://www.biendoikhihau.hochiminhcity.gov.vn/; truy cập ngày 11/7/2020

156
PHỤ LỤC – GIỚI THIỆU TÓM TẮT MỘT SỐ QUY CHUẨN MÔI TRƯỜNG
Phụ lục 1. Quy định kỹ thuật - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch
phục vụ mục đích sinh hoạt (Quy chuẩn QCVN01-1:2018/BYT
Ngưỡng giới hạn
TT Tên thông số Đơn vị tính
cho phép
Các thông số nhóm A
Thông số vi sinh vật
1. Coliform CFU/100 mL <3
2. E.Coli hoặc Conform chịu nhiệt CFU/100 mL <1
Thông số cảm quan và vô cơ
3. Arsenic (As)(*) mg/L 0.01
4. Clo dư tự do (**)
mg/L Trong khoảng 0,2 - 1,0
5. Độ đục NTU 2
6. Màu sắc TCU 15
7. Mùi, vị - Không có mùi, vị lạ
8. pH - Trong khoảng 6,0-8,5
Các thông số nhóm B
Thông số vi sinh vật
Tụ cầu vàng
9. CFU/ 100mL <1
(Staphylococcus aureus)
Trực khuẩn mủ xanh
10. CFU/ 100mL <1
(Ps. Aeruginosa)
Thông số vô cơ
11. Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) mg/L 0,3
12. Antimon (Sb) mg/L 0,02
13. Bari (Bs) mg/L 0,7
Bor tính chung cho cả Borat và axit
14 mg/L 0,3
Boric (B)
15. Cadmi (Cd) mg/L 0,003
16. Chì (Plumbum) (Pb) mg/L 0,01
17. Chì số pecmanganat mg/L 2
- (***)
18. Chloride (Cl ) mg/L 250 (hoặc 300)
157
19. Chromi (Cr) mg/L 0,05
20. Đồng (Cuprum) (Cu) mg/L 1
21. Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/L 300
22. Fluor (F) mg/L 1,5
23. Kẽm (Zincum) (Zn) mg/L 2
24. Mangan (Mn) mg/L 0,1
25. Natri (Na) mg/L 200
26. Nhôm (Aluminium) (Al) mg/L 0.2
27. Nickel (Ni) mg/L 0,07
28. Nitrat (NO3- tính theo N) mg/L 2
29. Nitrit (NO2- tính theo N) mg/L 0,05
30. Sắt (Ferrum) (Fe) mg/L 0,3
31. Seleni (Se) mg/L 0,01
32. Sunphat mg/L 250
33. Sunfua mg/L 0,05
34. Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) mg/L 0,001
35. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 1000
36. Xyanua (CN) mg/L 0,05
Thông số hữu cơ
a. Nhóm Alkan clo hóa
37. 1,1,1 -Tricloroetan µg/L 2000
38. 1,2 - Dicloroetan µg/L 30
39. 1,2 - Dicloroeten µg/L 50
40. Cacbontetraclorua µg/L 2
41. Diclorometan µg/L 20
42. Tetracloroeten µg/L 40
43. Tricloroeten µg/L 20
44. Vinyl clorua µg/L 0,3
b. Hydrocacbua thơm
45. Benzen µg/L 10
46. Etylbenzen µg/L 300
47. Phenol và dẫn xuất của Phenol µg/L 1
48. Styren µg/L 20
49. Toluen µg/L I 700
50. Xylen µg/L 500
c. Nhóm Benzen Clo hóa
51. 1,2 - Diclorobenzen µg/L 1000
52. Monoclorobenzen µg/L 300
53 Triclorobenzen µg/L 20
d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp
54. Acrylamide µg/L 0,5
55. Epiclohydrin µg/L 0,4
56. Hexacloro butadien µg/L 0,6
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật
57. 1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan µg/L 1
158
58. 1,2 - Dicloropropan µg/L 40
59. 1,3 - Dichloropropen µg/L 20
60. 2,4-D µg/L 30
61. 2,4 - DB µg/L 90
62 Alachlor µg/L 20
63. Aldicarb µg/L 10
Atrazine và các dẫn xuất chloro-s-
64. µg/L 100
triazine
65. Carbofuran µg/L 5
66. Chlorpyrifos µg/L 30
67. Clodane µg/L 0,2
68. Clorotoluron µg/L 30
69. Cyanazine µg/L 0,6
70. DDT và các dẫn xuất µg/L 1
71. Dichloprop µg/L 100
72. Fenoprop µg/L 9
73. Hydroxyatrazine µg/L 200
74. Isoproturon µg/L 9
75. MCPA µg/L 2
76. Mecoprop µg/L 10
77. Methoxychlor µg/L 20
78. Molinate µg/L
79. Pendimetalin µg/L 20
80. Permethrin Mg/t µg/L 20
81. Propanil Uq/L µg/L 20
82. Simazine µg/L 2
83. Trifuralin µg/L 20
Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ
84. 2,4,6 - Triclorophenol µg/L 200
85. Bromat µg/L 10
86. Bromodichloromethane µg/L 60
87. Bromoform µg/L 100
88. Chloroform µg/L 300
89. Dibromoacetonitrile µg/L 70
90. Dibromochloromethane µg/L 100
91. Dichloroacetonitrlle µg/L 20
92. Dichloroacetic acid µg/L 50
93. Formaldehyde µg/L 900
94. Monochloramine µg/L 3,0
95. Monochloroacetic acid µg/L 20
96. Trichloroacetic acid µg/L 200
97. Trichloroaxetonitril µg/L 1
Thông số nhiễm xạ
98. Tổng hoạt độ phóng xạ α Bg/L 0,1
99. Tổng hoạt độ phóng xạ β Bg/L 1,0
159
Chú thích:
- Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm.
- Dấu (**) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.
- Dấu (**) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo.
- Dấu (***) là không có đơn vị tính.
- Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp
hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất
so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công
thức sau
Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1

Phụ lục 2. Giá trị tới hạn về các thông số chất lượng nước mặt - Quy chuẩn QCVN08-
MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng
nước mặt)
Giá trị giới hạn
TT Thông số Đơn vị A B
A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 BOD5 (20°C) mg/l 4 6 15 25
3 COD mg/l 10 15 30 50
4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥2
5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
6 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 0,3 0,3 0,9 0,9
-
7 Clorua (Cl ) mg/l 250 350 350 -
-
8 Florua (F ) mg/l 1 1,5 1,5 2
-
9 Nitrit (NO 2 tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05
10 Nitrat (NO-3 tính theo N) mg/l 2 5 10 15
3-
11 Phosphat (PO4 tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5
-
12 Xyanua (CN ) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05
13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1
14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01
15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05
6+
16 Crom VI (Cr ) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
17 Tổng Crom mg/l 0,05 0,1 0,5 1
18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2
20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
21 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002
23 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2
24 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
25 Aldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
26 Benzene hexachloride (BHC) µg/l 0,02 0,02 0,02 0,02
27 Dieldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
28 Tổng Dichloro diphenylµg/l 1,0 1,0 1,0 1,0
160
trichloroethane (DDTS)
Heptachlor &
29 µg/l 0,2 0,2 0,2 0,2
Heptachlorepoxide
30 Tổng Phenol mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02
31 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,3 0,5 1 1
Tổng các bon hữu cơ
32 mg/l 4 - - -
(Total Organic Carbon, TOC)
33 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/I 0,1 0,1 0,1 0,1
34 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/I 1,0 1,0 1,0 1,0
MPN hoặc
35 Coliform 2500 5000 7500 10000
CFU /100 ml
MPN hoặc
36 E.coli 20 50 100 200
CFU /100 ml
Ghi chú:
Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát
chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, được sắp xếp theo
mức chất lượng giảm dần.
A1- Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo
tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp
hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
B1- Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất
lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Phụ lục 3. QCVN 05:2013/BTNMT


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG
QUANH
(National Technical Regulation on Ambient Air Quality)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Quy chuẩn này qui định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit
(SO2), cacbon monoxit (CO), nitơ đioxit (NO2), ôzôn (O3), tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi
PM10, bụi PM2,5 và chì (Pb) trong không khí xung quanh.
1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để giám sát, đánh giá chất lượng không khí xung quanh.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất và
không khí trong nhà.
1.2. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.2.1. Tổng bụi lơ lửng (TSP) là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc
bằng 100 mm.
1.2.2. Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng
10 mm.
1.2.3. Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng
2,5 mm.

161
1.2.4. Trung bình một giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời
gian một giờ.
1.2.5. Trung bình 8 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8
giờ liên tục.
1.2.6. Trung bình 24 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian
24 giờ liên tục (một ngày đêm).
1.2.7. Trung bình năm: là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian
một năm.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (mg/m3)
Trung bình Trung Trung bình
TT Thông số Trung bình năm
1 giờ bình 8 giờ 24 giờ
1 SO2 350 - 125 50
2 CO 30.000 10.000 - -
3 NO2 200 - 100 40
4 O3 200 120 - -
5 Tổng bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 100
6 Bụi PM10 - - 150 50
7 Bụi PM2,5 - - 50 25
8 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định

Phụ lục 4. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BỤI - GIÁ TRỊ GIỚI HẠN TIẾP
XÚC CHO PHÉP BỤI TẠI NƠI LÀM VIỆC (QCVN 02 : 2019/BYT)
(National Technical Regulation on Dust - Permissible Exposure Limit Value of Dust at the
Workplace)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với:
a) Bụi amiăng tại nơi làm việc;
b) Bụi silic tại nơi làm việc;
c) Bụi không chứa silic tại nơi làm việc;
d) Bụi bông tại nơi làm việc;
e) Bụi than tại nơi làm việc.
1.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các loại bụi đặc thù có trong các quy định khác.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cơ quan, tổ chức
thực hiện quan trắc môi trường lao động; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động phát sinh bụi
tại nơi làm việc và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Amiăng: Amiăng là một thuật ngữ chung chỉ nhóm sợi khoáng silicate tạo đá có trong tự
nhiên bao gồm nhóm khoáng vật serpentine và nhóm khoáng vật amphibole.
3.1.1. Serpentine: Là một nhóm khoáng vật bao gồm 1 khoáng chất duy nhất là chrysotine còn gọi
là amiăng trắng có công thức Mg3(Si2O5)(OH)4.

162
3.1.2. Amphibole: Là một nhóm khoáng vật bao gồm các khoáng chất:
- Actinolite Ca2(Mg,Fe)5Si8O22(OH)2
- Amosite (Mg,Fe)7Si8O22(OH)2
- Anthophyllite (Mg,Fe)7Si8O22(OH)2
- Crocidolite Na2Fe32+Fe23+Si8O22(OH)2
- Tremolite Ca2Mg5Si8O22(OH)2
3.2. Silic tự do: Silic tự do hay còn gọi là silic dioxide có công thức là SiO2, là một hợp chất có
nhiều trong tự nhiên, thường lẫn với các chất vô cơ khác ở dạng quặng khoáng chất.
3.3. Bụi silic: Là bụi có chứa silic tự do (lớn hơn hoặc bằng 1%), phát sinh do các hoạt động lao
động, sản xuất trong môi trường lao động.
3.4. Bụi không chứa silic: Là bụi mà trong thành phần không có silic tự do hoặc có chứa silic tự do
dưới 1%, bao gồm các nhóm bụi sau:
- Nhóm 1: Talc, nhôm, bentonit, diatomit, pyrit, graphit, cao lanh, than hoạt tính.
- Nhóm 2: Bakelit, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân
châu, đá cẩm thạch, xi măng portland.
- Nhóm 3: Bụi nguồn gốc từ thảo mộc, động vật, chè, thuốc lá, ngũ cốc, gỗ.
- Nhóm 4: Bụi hữu cơ và vô cơ không có quy định khác.
3.5. Bụi than: Là bụi phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển và sử dụng than, có
hàm lượng silic tự do nhỏ hơn hoặc bằng 5%.
3.6 Bụi bông: Là bụi xuất hiện trong không khí trong quá trình thao tác, chế biến bông, đay, lanh,
gai. Bụi bông là hỗn hợp nhiều chất như sợi bông, đay, lanh, gai, vi khuẩn, nấm, đất, hóa chất bảo
vệ thực vật, các sợi thực vật không phải bông và các chất ô nhiễm khác tích lũy với bông trong quá
trình phát triển, thu hoạch hay trong các giai đoạn chế biến hoặc bảo quản.
3.7 Bụi toàn phần: Là bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100
micromet.
3.8 Bụi hô hấp: Là bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 5
micromet.
3.9 Bụi lắng: Là bụi lắng đọng xuống các bề mặt như nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
3.10 Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA - Time Weighted Average): Là giá trị nồng độ của một
chất trong không khí môi trường lao động, tính trung bình theo thời lượng 8 giờ, mà không được
phép để người lao động tiếp xúc vượt quá ngưỡng này trong ca làm việc 8 giờ/ca, 40 giờ/tuần.
Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) còn được sử dụng khi một chất không có quy định giới
hạn tiếp xúc ngắn (STEL): mức tiếp xúc tại một số thời điểm có thể vượt quá 3 lần giá trị TWA với
tổng thời gian không quá 30 phút trong ca làm việc, nhưng không thời điểm nào được vượt quá 5
lần giá; trị TWA, cho dù mức tiếp xúc trung bình 8 giờ không vượt giới hạn TWA.
Giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL - Short Term Exposure Limit): Là giá trị nồng độ của một chất trong
không khí môi trường lao động, tính trung bình theo thời lượng 15 phút, mà không được phép để
người lao động tiếp xúc vượt quá ngưỡng này. Nếu nồng độ chất trong môi trường lao động nằm
trong khoảng giữa mức giới hạn TWA và STEL, không được phép để người lao động tiếp xúc quá
15 phút mỗi lần và không nhiều hơn 4 lần trong ca làm việc với khoảng cách giữa các lần trên 60
phút.
3.11 Thời lượng đo: Là thời gian một lần đo hoặc lấy mẫu bụi trong ca làm việc.
3.12 Thời lượng tiếp xúc: Là thời gian người lao động làm việc tiếp xúc với bụi trong ca làm việc.
3.13 Mẫu thời điểm: Là đo hoặc lấy mẫu bụi tại một thời điểm nhất định, trong khoảng thời gian
ngắn, tối thiểu 15 phút.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc
1.1. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc
Bảng 1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc
163
Đơn vị: sợi/mL
STT Tên chất Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA)
1 Serpentine (chrysotile) 0,1
2 Amphibole 0
1.2. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi silic tại nơi làm việc
Bảng 2. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
Giới hạn tiếp xúc ca làm việc
TT Tên chất
(TWA)
1. Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần 0,3
2. Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp 0,1
1.2.1. Xác định nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần và hô hấp
Nồng độ bụi toàn phần (mg/m3) x Hàm lượng silic tự do (%)
CTP (mg/m3) =
100

Nồng độ bụi hô hấp (mg/m3) x Hàm lượng silic tự do (%)


CHH (mg/m3) =
100
Trong đó:
- CTP (mg/m3): Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần, đơn vị mg/m3
- CHH (mg/m3): Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp, đơn vị mg/m3
1.2.2. Hàm lượng silic tự do được xác định trong mẫu bụi lắng, bụi toàn phần hoặc bụi hô hấp.
1.3. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc
Bảng 3. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA)
Nhóm Tên chất
Bụi toàn phần Bụi hô hấp
1 Talc, nhôm, bentonit, diatomit, pyrit, graphit, 2,0 1.0
cao lanh, than hoạt tính.
2 Bakelit, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, 4,0 2,0
apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân châu, đá
cẩm thạch, xi măng Portland
3 Bụi nguồn gốc từ thảo mộc, động vật, chè, thuốc 6,0 3,0
lá, ngũ cốc, gỗ.
4 Bụi hữu cơ và vô cơ không có quy định khác. 8,0 4,0
1.4. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi bông tại nơi làm việc
Bảng 4. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi bông tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
STT Tên chất Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA)
1 Bụi bông 1,0
1.5. Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi than tại nơi làm việc
Bảng 5. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi than tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
Giới hạn tiếp xúc ca làm việc
STT Thông số Hàm lượng silic tự do
(TWA)
1 Bụi than toàn phần 3,0
Nhỏ hơn hoặc bằng 5%
2 Bụi than hô hấp 2,0

164
Khi hàm lượng silic tự do trong bụi than lớn hơn 5% thì giới hạn tiếp xúc cho phép được quy định
theo bụi silic.
Hàm lượng silic tự do được xác định trong bụi toàn phần, bụi hô hấp hoặc bụi lắng.
2. Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 8 giờ/ngày
Được quy định, tính theo công thức sau:

Trong đó:
- TWAn: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc quá 8 giờ/ngày
làm việc (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- TWA: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc tính theo thời lượng tiếp xúc 8 giờ/ngày (mg/m3 hoặc
sợi/mL đối với bụi amiăng) được quy định tại mỗi bảng (Bảng 1 - Bảng 5) tương ứng với từng loại
bụi.
- h: Số giờ tiếp xúc thực tế trong 1 ngày (h > 8).
3. Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 40 giờ/tuần
làm việc
Được quy định, tính theo công thức sau:

Trong đó:
- TWAt: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc quá 40 giờ trong 1
tuần làm việc (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- TWA: Giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc tính theo thời lượng tiếp xúc 8 giờ/ngày và 40
giờ/tuần làm việc (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) được quy định tại mỗi bảng (Bảng 1 -
Bảng 5) tương ứng với từng loại bụi.
- H: Số giờ tiếp xúc thực tế (H>40) trong 1 tuần làm việc.
4. Cách tính giá trị tiếp xúc ca làm việc thực tế
4.1. Tính giá trị tiếp xúc ca làm việc khi tổng thời lượng đo tương đương tổng thời lượng tiếp xúc:
Giá trị tiếp xúc ca làm việc được tính theo công thức sau :
TWA = (C1.T1 + C2.T2 +...+ Cn.Tn) : T
Trong đó:
- TWA: Giá trị tiếp xúc ca làm việc, (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- C1; C2;...;Cn: Nồng độ thực tế đo được (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) tương ứng với
thời lượng đo T1;T2;...; Tn (phút).
+ Đo, lấy mẫu có thể chỉ cần một lần với thời lượng kéo dài bằng thời gian tiếp xúc trong ca làm
việc nếu nồng độ bụi thấp.
+ Đo, lấy mẫu thường là nhiều lần (2,3,4,..., n lần), thời lượng đo, lấy mẫu mỗi lần có thể khác
nhau tùy thuộc vào nồng độ bụi tại vị trí đo để tránh quá tải bụi trên giấy lọc, nhưng tổng thời
lượng đo bằng tổng thời lượng tiếp xúc.
- T: Tổng thời lượng tiếp xúc (tính theo phút).
+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc dưới hoặc bằng 8 giờ/ngày thì được tính theo 8 giờ và T bằng 480
(tính theo phút).
+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc trên 8 giờ/ngày thì T là thời lượng tiếp xúc thực tế.
Có thể tiến hành đo, lấy mẫu với tổng thời lượng đo tối thiểu bằng 80% thời lượng tiếp xúc. Khi đó
T là tổng thời lượng đo (tính theo phút). Trong trường hợp này, mức tiếp xúc ở khoảng thời gian
còn lại sẽ được xem như tương đương với mức tiếp xúc ở khoảng thời gian đã được đo.
Ví dụ: Một (hoặc một nhóm) công nhân làm việc một ngày có 6 giờ tiếp xúc với bụi, nồng độ trung
bình đo được trong 6 giờ là 3mg/m3 ; 2 giờ còn lại nghỉ hoặc làm việc ở vị trí khác không tiếp xúc
với bụi. Trường hợp này cách tính TWA như sau:

165
TWA = (3 x 6 + 0 x 2)/8 = 2,25mg/m3
4.2. Tính giá trị tiếp xúc ca làm việc khi tổng thời lượng đo nhỏ hơn tổng thời lượng tiếp xúc:
Trong đánh giá tiếp xúc ca làm việc, tốt nhất là đo, lấy mẫu cả ca với tổng thời lượng đo tương
đương tổng thời lượng tiếp xúc. Trường hợp hạn chế về nhân lực, trang thiết bị, điều kiện lao động
sản xuất thì có thể lấy mẫu thời điểm để đánh giá tiếp xúc ca làm việc như sau:
Dựa vào quy trình sản xuất, dự đoán từng khoảng thời gian trong đó sự phát sinh phát tán bụi
tương đối ổn định, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đại diện cho từng khoảng thời gian đó. Số lượng và
độ dài của khoảng thời gian phụ thuộc vào mức độ dao động của sự phát sinh, phát tán bụi trong ca
làm việc. Trường hợp phát sinh, phát tán gây ô nhiễm bụi được dự đoán là tương đối đồng đều
trong cả ca làm việc thì số lượng khoảng thời gian có thể bằng 2 (n = 2) với độ dài của mỗi khoảng
thời gian bằng nhau và bằng 1/2 tổng thời lượng tiếp xúc.
Giá trị tiếp xúc ca làm việc được tính theo công thức sau:
TWA = (C1.K1 + C2.K2 +...+ Cn.Kn) : T
Trong đó:
- TWA: Giá trị tiếp xúc ca làm việc, (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- C1; C2;...; Cn: Nồng độ trung bình (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) trong khoảng thời
gian K1; K2;...; Kn (phút).
- K1; K2 ;...; Kn: Các khoảng thời gian trong ca làm việc (phút). Tổng các khoảng thời gian K1 +
K2 + ... + Kn bằng tổng thời gian ca làm việc.
- T: Tổng thời lượng tiếp xúc (tính theo phút).
+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc dưới hoặc bằng 8 giờ/ngày thì được tính cho 8 giờ và T bằng 480
(tính theo phút).
+ Nếu tổng thời lượng tiếp xúc trên 8 giờ/ngày thì T là thời lượng tiếp xúc thực tế.
Tính nồng độ trung bình (C1; C2;...; Cn) trong các khoảng thời gian ca làm việc, theo công thức sau:
Cx = (N1 + N2 +...+ Nn): n
Trong đó:
- Cx: Nồng độ trung bình khoảng thời gian Kx (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng) và x = 1;
2;...;n.
- N1; N2;...; Nn: Nồng độ đo được tại các thời điểm thứ 1,2,...,n trong khoảng thời gian
Kx (mg/m3 hoặc sợi/mL đối với bụi amiăng).
- n: Tổng số mẫu đo ngẫu nhiên trong khoảng thời gian Kx (n≥2)
Thời lượng đo của các mẫu thời điểm phải bằng nhau.
Ví dụ: Tại một phân xưởng, qua khảo sát ban đầu cho thấy sự phát tán bụi là tương đối đồng đều
trong ca làm việc 8 giờ, chia khoảng thời gian đo làm 2 (mỗi khoảng thời gian là 4 giờ). Đo ngẫu
nhiên 2 thời điểm đại diện cho 4 giờ đầu được 2 giá trị là 2mg/m3 và 2,5mg/m3 và đo ngẫu nhiên 2
thời điểm đại diện cho 4 giờ sau được 2 giá trị là 2,4mg/m3 và 2,1mg/m3.
Cách tính TWA trong trường hợp này như sau:
TWA = (2x2 + 2,5x2 + 2,4x2 + 2,1x2)/8 = 2,25mg/m3

Phụ lục 5. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA
MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT (QCVN 03-MT:2015/BTNMT)
(National technical regulation on the allowable limits of heavy metals in the soils)
Lời nói đầu
QCVN 03-MT:2015/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
đất biên soạn, sửa đổi QCVN 03:2008/BTNMT; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và
Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT ngày
21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

166
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ
KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT
National technical regulation on the allowable limits of heavy metals in the soils
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng: Asen
(As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Chì (Pb), Kẽm (Zn) và Crom (Cr) trong tầng đất mặt theo
mục đích sử dụng đất.
Quy chuẩn này không áp dụng cho đất thuộc phạm vi các khu mỏ; đất rừng tự nhiên; đất
rừng đặc dụng: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng
nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, mọi tổ chức, cá
nhân liên quan đến việc sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi
trồng thủy sản; đất làm muối; đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi; vùng đất là nơi sinh sống
cho quần thể động vật bản địa và di trú; thảm thực vật bản địa; đất nông nghiệp khác theo
quy định của Chính phủ.
1.3.2. Đất lâm nghiệp gồm: đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất dùng cho phát triển
lâm nghiệp, được sử dụng chủ yếu để trồng rừng và trồng các lâm sản khác.
1.3.3. Đất dân sinh gồm: đất sử dụng chủ yếu cho hoạt động xây dựng khu dân cư, trụ sở cơ
quan, công trình sự nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh; đất xây dựng khu vui chơi, giải trí công cộng.
1.3.4. Đất công nghiệp gồm: đất sử dụng chủ yếu cho hoạt động xây dựng công trình, hạ
tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng hạ tầng giao thông, bến cảng.
1.3.5. Đất thương mại, dịch vụ gồm: đất sử dụng chủ yếu cho hoạt động xây dựng công
trình thương mại, dịch vụ và hạ tầng khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại,
dịch vụ; đất xây dựng công trình thủy lợi.
1.3.6. Tầng đất mặt: là lớp đất trên bề mặt, có thể sâu đến 30 cm.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất mặt được quy
định tại bảng sau.
Bảng giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất mặt.
Đơn vị tính: mg/kg đất khô
TT Thông số Đất nông Đất lâm Đất dân Đất công Đất
nghiệp nghiệp sinh nghiệp thương mại,
dịch vụ
1 Asen (As) 15 20 15 25 20
2 Cadimi (Cd) 1,5 3 2 10 5
3 Chì (Pb) 70 100 70 300 200
4 Crom (Cr) 150 200 200 250 250
5 Đồng (Cu) 100 150 100 300 200

167
6 Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300

168

You might also like