Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ


CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
I. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác-
Lênin
- Thuật ngữ khoa học Kinh tế chính trị xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ
XVII trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị được xuất bản
năm 1615.
- Quá trình phát triển của khoa học kinh tế chính trị được khái quát qua
hai thời kỳ lịch sử:
+ Thứ nhất, từ thời cổ đại đến thế kỷ XVIII
+ Thứ hai, từ sau thế kỷ XVIII đến nay
- Chủ nghĩa trọng thương:
+ hệ thống lý luận kinh tế chính trị bước đầu nghiên cứu về nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa
+ trọng tâm nghiên cứu lĩnh vực lưu thông
+ cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp,qua việc mua
rẻ, bán đắt
- Chủ nghĩa trọng nông:
+ hướng nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất
+ có những bước tiến về mặt lý luận so với chủ nghĩa trọng thương
+ hạn chế: chỉ có nông nghiệp mới là sản xuất
→ dần lạc hậu, nhường vị trí cho lý luận kinh tế chính trị cổ điển Anh
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh:
+ William Petty: người sáng lập ra kinh tế chính trị cổ điển Anh
+ A. Smith: nhà kinh tế của thời kì công trường thủ công
+ D. Ricardo: nhà kinh tế của thời địa công nghiệp cơ khí của chủ
nghĩa tư bản, là đỉnh cao lý luận của kinh tế chính trị tư sản cổ điển
+ cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỷ XIX
+ nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất, trình
bày hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị: phân công lao động, hành
hóa,… → rút ra các quy luật kinh tế
+ giá trị là do hao phí tạo ra, giá trị khác của cải
 Kinh tế chính trị: môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ
kinh tế → tìm ra quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng
và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những
trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội
- Sau những công trình nghiên cứu của A.Smith, lý luận kinh tế chính
trị chia thành hai dòng chính:
+ Dòng lý thuyết khai thác các luận điểm của A.Smith dựa trên các
quan sát mang tính tâm lý, hành vi → xây dựng các thuyết kinh tế mới
+ Dòng lý thuyết thể hiện từ D. Ricardo, kế thừa những giá trị trong lý
luận khoa học của A. Smith → bổ sung, hoàn chỉnh nội dung luận giải
về các phạm trù kinh tế chính trị; đi sâu phân tích các quan hệ xã hội
trong nền sản xuất; tạo những giá trị lý luận khoa học chuẩn xác
→ C. Mác kế thừa trực tiếp những thành quả lý luận khoa học của D.
Ricardo → phát triển thành lý luận kinh tế chính trị mang tên ông về
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
→ C. Mác qua đời, Lenin tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển lý luận,
có nhiều đóng góp khoa học rất lớn
→ Kinh tế chính trị Mác – Lênin
II. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính
trị Mác – Lênin
1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Theo nghĩa hẹp:
+ nghiên cứu về một phương thức sản xuất cụ thể và kết quả là khám
phá ra những quy luật kinh tế của phương thức sản xuất ấy.
+ theo C. Mác, đối tượng nghiên cứu của KTCT là nền sản xuất có
tính xã hội
- Theo nghĩa rộng:
+ Theo Anghen, “nó nghiên cứu trước hết là những quy luật đặc thù
của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và của trao đổi, và chỉ sau
khi nghiên cứu như thế xong xuôi rồi nó mới có thể xá định ra một vài
quy luật hoàn toàn có tính chất chung, thích dụng, nói chung cho sản
xuất và trao đổi”
+ Theo Lenin, “kinh tế chính trị không nghiên cứu sự sản xuất mà
nghiên cứu những quan hệ xã hội giữa người với người trong sản
xuất, nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất”
 Đối tượng nghiên cứu: các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi
mà quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng của
phương thức sản xuất nhất định
2. Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lenin
- Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất: phát hiện ra các quy luật chi
phối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi → các
chủ thể trong xã hội vận dụng quy luật, tạo động lực để không ngừng
sáng tạo → thúc đẩy văn minh và sự phát triển toàn diện của xã hội
- Mục đích xuyên suốt:
+ thúc đẩy sự giàu có
+ cung cấp cơ sở khoa học → thúc đẩy trình độ văn minh và phát triển
toàn diện của xã hội
- Quy luật kinh tế:
+ là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, tồn tại độc lập
ngoài ý chí con người, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình
kinh tế trong nền sản xuất xã hội tương ứng với những trình độ phát
triển nhất định của nền sản xuất xã hội ấy
+ tác động vào các động cơ lợi ích và quan hệ lợi ích → điều chỉnh
hành vi
+ chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người
+ vận dụng đúng quy luật kinh tế → thúc đẩy sự sáng tạo → thúc đẩy
sự giàu có, văn minh
+ có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định
- Chính sách kinh tế: tác động vào quan hệ lợi ích nhưng mang tính chủ
quan
+ quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế
Quy luật kinh tế Chính sách kinh tế
- Tồn tại khách quan - Mang tính chủ quan
- Không thay đổi - Có thể thay đổi
được được

3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lenin
- Phương pháp luận duy vật biện chứng:
+ đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không
ngừng
+ giúp các kết quả nghiên cứu tránh rơi vào tình trạng chủ quan, duy ý
chí, vi phạm quy luật kinh tế
- Phương pháp logic kết hợp với lịch sử:
+ sử dụng nhiều trong ngành khoa học xã hội và kinh tế chính trị Mác
– Lenin
+ khám phá bản chất, các xu hướng và quy luật kinh tế gắn với tiến
trình hình thành, phát triển của chúng
+ rút ra những kết quả nghiên cứu mang tính logic từ trong tiến trình
lịch sử của các quan hệ giữa con người với con người trong quá trình
sản xuất và trao đổi
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học:
+ là phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác –
Lenin
+ là phương pháp phổ biến
III. Chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lenin
1. Chức năng nhận thức:
- Cung cấp hệ thống tri thức lý luận
- Cung thấp tri thức mở
- Cung cấp những phạm trù kinh tế cơ bản
2. Chức năng thực tiễn:
- Giúp người lao động và nhà hoạch định chính sách biết vận dụng các
quy luật kinh tế khách quan → thúc đẩy nền kinh tế - xã hội theo
hướng tiến bộ
3. Chức năng tư tưởng:
- Góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng mới
- Góp phần xây dựng lý tưởng khoa học
4. Chức năng phương pháp luận:
- Am hiểu nền tảng lý luận từ kinh tế chính trị → hiểu được một cách
sâu sắc, bản chất, thấy được sự gắn kết một cách biện chứng giữa kinh
tế với chính trị và căn nguyên của sự dịch chuyển trình độ văn minh
của xã hội
CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA
CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
I. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa:
1. Sản xuất hàng hóa
a) Khái niệm sản xuất hàng hóa:
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm làm ra nhằm
mục đích trao đổi, mua bán.
b) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
- Điều kiện thứ nhất: Phân công lao động xã hội
+ là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản
xuất khác nhau → sự chuyên môn hóa sản xuất thành các ngành, nghề
khác nhau
- Điều kiện thứ hai: sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
+ những người sản xuất độc lập với nhau, tách biệt về lợi ích
+ thông qua trao đổi, mua bán
 Sản xuất hàng hóa ra đời khi và chỉ khi có đủ 2 điều kiện trên.
2. Hàng hóa:
a) Khái niệm và thuộc tính hàng hóa:
- Hàng hóa là:
+ sản phẩm của lao động
+ thỏa mãn nhu cầu của con người
+ trao đổi, mua bán
+ vật thể hoặc phi vật thể
- Thuộc tính:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa
o Là công dụng của sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu con người
o Sản xuất càng phát triển, khoa học – công nghệ hàng hiện đại
→ phát hiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm
+ Giá trị của hàng hóa
o Là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa
o Có mối quan hệ về tỷ lệ lượng → giá trị trao đổi
b) Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
- Mặt cụ thể và mặt trừu tượng
- Lao động cụ thể:
+ lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định
+ mục đích, đối tượng, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết
quả riêng
+tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
+ tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa
- Lao động trừu tượng:
+ lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình
thức cụ thể của nó, là sự hao phí sức lao động nói chung về cơ bắp,
thần kinh, trí óc.
+ tạo ra giá trị của hàng hóa
+ tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa
c) Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa:
- Lượng giá trị của hàng hóa:
+ thời gian lao động xã hội cần thiết – đơn vị đo lường lượng giá trị
của hàng hóa
o Thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
o Điều kiện bình thường
o Trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình
 Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
+ Năng suất lao động:
o Năng lực sản xuất của người lao động
o Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: trình độ người
lao động, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý và các điều kiện tự
nhiên
o Cường độ lao động: mức độ khẩn trương, tích cực hoạt động
lao động sản xuất
+ Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
o Lao động giản đơn: không đòi hỏi quá trình đào tạo một cách
hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng,…
o Lao động phức tạp: trải qua đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo
yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
3. Tiền tệ:
a) Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ:
- Quan hệ hàng hóa – tiền tệ: mối quan hệ kinh tế cốt lõi của nền kinh
tế hàng hóa
- Tiền tệ ra đời:
+ kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa
+ sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao
- Sản xuất chưa phát triển, trao đổi hàng hóa mang tính đơn lẻ, ngẫu
nhiên, hàng hóa có giá trị sử dụng này đổi lấy hàng hóa có giá trị sử
dụng khác → hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị
- Sản xuất phát triển hơn, hàng hóa phong phú hơn, nhu cầu đa dạng
hơn, trao đổi mở rộng và thường xuyên hơn → hình thái mở rộng của
giá trị
- Quy ước thống nhất sử dụng một loại hàng hóa nhất định làm vật
ngang giá chung → hình thái tiền của giá trị hàng hóa xuất hiện
 Bản chất của tiền tệ: hàng hóa đặc biệt; kết quả của quá trình phát
triển, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng
hóa. Tiền tệ là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa, phản ánh
lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao
đổi hàng hóa.
b) Chức năng của tiền tệ:
- Thước đo giá trị:
+ biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa khác
+ giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa
- Phương tiện lưu thông:
+ làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa
- Phương tiện cất trữ:
+ dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sàng tham gia lưu thông
- Phương tiện thanh toán:
+ dùng để trả nợ, trả mua chịu hàng hóa,…
+ gắn liền với chế độ tín dụng thương mại
- Tiền tệ thế giới:
+ làm phương tiện thanh toán quốc tế giữa các nước
4. Dịch vụ và một số loại hàng hóa đặc biệt
- Dịch vụ:
+ Hàng hóa vô hình
+ không thể cất trữ
+ sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời
- Một số hàng hóa đặc biệt:
+ quyền sử dụng đất đai
+ thương hiệu
+ chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá
II. Thị trường và nền kinh tế thị trường
1. Thị trường
a) Khái niệm và vai trò của thị trường:
- Khái niệm thị trường:
+ Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa
giữa các chủ thể kinh tế với nhau
+ Theo nghĩa rộng: là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao
đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do điều kiện lịch
sử, kinh tế, xã hội nhất định
- Phân loại thị trường:
+ Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị
trường: thị trường tư liệu sản xuất và thị trường sức lao động
+ Căn cứ phạm vi hoạt động: thị trường trong nước và thị trường thế
giới
+ Căn cứ đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất: thị trường các yếu
tố đầu vào, thị trường hàng hóa đầu ra
+ Căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường: các loại thị trường gắn
với lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
+ Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường: thị trường
tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo
- Vai trò của thị trường:
+ điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
+ kích thích sự sáng tạo, tạo ra cách thức phân bổ hiệu quả nguồn lực
trong nền kinh tế
+ gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc
gia với nền kinh tế thế giới
2. Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
- Cơ chế thị trường:
+ hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các cân
đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
+ phương thức cơ bản → phân phối và sử dụng các nguồn vốn, tài
nguyên,…. → cơ chế vận hành nền kinh tế mang tính khách quan
- Nền kinh tế thị trường:
+ nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
+ những đặc trưng:
o Đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở
hữu
o Đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã
hội
o Giá cả hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là
môi trường, vừa là động lực thúc đẩy
o Động lực trực tiếp là lợi ích kinh tế xã hội
o Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, điều tiết,
khắc phục các khuyết tật
o Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường
quốc tế
+ Ưu thế của nền kinh tế thị trường:
o Tạo động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các
chủ thể kinh tế
o Phát huy tốt nhất tiềm năng
o Tạo ra các phương thức để thỏa mãn nhu cầu tối đa của con
người → thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội
+ Khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
o Tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
o Không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không
thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
o Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã
hội
3. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của kinh tế thị trường:
*Quy luật giá trị:
- quy luật kinh tế cơ bản
- yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở hao phí lao
động xã hội cần thiết
- Tác động của quy luật giá trị:
+ điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
+ Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu người
nghèo một cách tự nhiên
*Quy luật cung cầu:
- quy luật kinh tế điều tiết cung và cầu, đòi hỏi cung và cầu có sự
thống nhất
- cung – cầu có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau và ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả
- Tác dụng: điều kiết quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa
*Quy luật lưu thông tiền tệ:
- Số lượng tiền được phát hành và lưu thông phụ thuộc vào khối lượng
hàng hóa được đưa ra thị trường
*Quy luật cạnh tranh:
- điều tiết một cách khách quan sự ganh đua kinh tế giữa ccas chủ thể
trong sản xuất và trao đổi hàng hóa
- cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
- Tác động:
+ Tích cực:
o Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
o Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường
o Cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phaan bổ các nguồn lực
o Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội
+ Tiêu cực:
o Tổn hại môi trường kinh doanh
o Lãng phí nguồn lực xã hội
o Tổn hại phúc lợi xã hội
4. Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trường:
- Người sản xuất:
+ cung cấp hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
- Người tiêu dùng:
+ vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất
- Các chủ thể trung gian trong thị trường:
+ kết nối, thông tin cho các quan hệ mua bán
+ tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu
dùng trở nên ăn khớp với nhau
- Nhà nước:
+ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thực hiện những biện pháp
để khắc phục những khuyết tật của thị trường

You might also like