Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Như một nguồn mạch dạt dào bất tận, như một

con thác chảy mãi không ngừng, hình ảnh


người phụ nữ Việt Nam đã đi vào những trang
sử, áng thơ một cách vô cùng tự nhiên và cứ
thế trường tồn mãi với thời gian năm tháng.
Trong những trang sử, áng thơ ấy ta bắt gặp
hình ảnh Mị cơ hàn trong "Vợ Chồng A Phủ"
của Tô Hoài một người phụ nữ tự xem mình là
trâu là ngựa nhưng lại làm việc còn hơn cả
chúng.
Tô Hoài là ngòi bút đầu của văn học cách
mạng Việt, những chặng đường sáng tác của
ông luôn song hành với những sự kiện lịch sử,
cột mốc vẻ vang của dân tộc. Hơn cả, Tô hoài
còn có vốn hiểu biết phong phú từ các phong
tục tập quán từ nhiều nơi khác nhau nên những
tác phẩm của ông dường như rất sinh động và
cuốn hút người đọc. Khi đọc những tác phẩm
của ông ta chẳng cảm thấy nhàm chán, vô vị.
Bởi lẽ những tác phẩm ấy đều chứa những bài
học hay, giá trị con người và hơn cả mỗi tác
phẩm đều được ông tận tâm thổi hồn vào nên
những thi phẩm ấy được nhiều người quan tâm
và tìm đọc. Một trong số đó là " vợ chồng A
Phủ " một món ăn tinh thần giúp ta ngẫm nghĩ
về bản thân và trân trọng này hơn tự bao giờ.
Sáng tác vào năm 1952, trong chuyến đi
thực tế ở Tây Bắc. Tác phẩm là câu chuyện kể
về Mị một người khốn khổ vì cái gọi là " nợ "
đành phải bán mình cho A sử với danh nghĩa
là " vợ chồng " và đoạn trích trên đã giúp ta
hiểu rõ hơn những điều mà Mị đã trải qua
trong những năm tháng cùng cực nhất đời
mình.
Mị trước khi về làm dâu nhà A Sử thì cô là
một người con gái có ước mơ, có hoài bão của
riêng mình nhưng vì món nợ của cha, cô đành
phải cất đi những điều ấy mà làm dâu gạt nợ,
về nhà A Sử cô như một cái xác không hồn,
làm việc từ sáng đến tối chẳng hề nghỉ ngơi,
ở cô thời gian không đếm bằng giờ hay canh
mà thời gian của cô được đếm bằng những
công việc nặng nhọc, thế giới ngoài kia giờ
đây chỉ được nhìn qua ô cửa vuông bằng bàn
tay, chẳng biết là sương hay tỏ, rõ hay mờ và
cứ thế thời gian thấm thoát thoi đưa Mị phải
chịu những việc làm mà đáng lẽ cô không
đáng phải nhận lấy.
Ở đoạn trích trên ta nhận thấy tâm trạng của
Mị thật u sầu, buồn tủi, buồn vì năm tháng
tươi đẹp đã qua hay buồn vì những đớn đau
mà mình phải chịu, chỉ có cô mới hiểu nổi
mình. Hiểu lấy phận nữ nhi hèn mọn, hiểu lấy
cho tấm thân ngọc ngà nhưng đã bị chay sạn
vì sự áp bứt đến tột cùng. “ bây giờ Mị cũng
không nói " chẳng muốn nói, chẳng thể nói
thành lời, chẳng quan tâm đến mọi thứ xung
quanh chỉ quần quật với những việc nhà. Hành
động lấy mỡ bỏ vào đĩa đèn như tượng trưng
cho những ngọn lửa sức sống đang bùng cháy
lại tựa như những năm tháng tươi đẹp ngày
nào. Điều đó còn thể hiện rõ hơn qua việc Mị
muốn đi chơi, rập rờn tiếng sáo, quấn lại tóc
và mặc váy hoa. Nhưng ngọn lửa ấy chẳng
cháy được là bao thì A Sử lại dập tắt nó, trói
Mị vào cột nhà, khiến cho Mị không cử động
được và hành động tắt đèn của A Sử như tắt đi
niềm hy vọng, niềm tin về một mai tươi sáng,
về một tương lai tốt đẹp như khoảng thời gian
trước kia qua đó ta thấy Mị dù có khổ đến
nhường nào nhưng trong tâm vẫn luôn có một
niềm hy vọng, vẫn có một niềm tin không lụi
tàn. Nhưng những người như A Sử lại dập tắt
đi cái hy vọng ấy, chà đạp con người lương
thiện những con người chất phát hiền lành và
không chỉ Mị mà còn là những người nông
dân hiền lương đang phải chịu sự áp bức của
bọn cầm quyền ngoài kia.
Sau khi bị trói, Mị lặng im trong bóng tối như
đã quen rồi quen với cái cách mà A Sử đối xử
với Mị, cách mà một người chồng đối xử với
vợ mình. ” hơi rượu nồng nàn " rượu là một
thứ giúp người ta giải tỏa phiền muộn, lo âu,
giúp phơi đi nỗi buồn nhưng với Mị rượu có
thật sự giúp cô ấy phơi đi những gì đang xảy
ra hay khiến nỗi buồn như chồng chất, tâm
trạng buồn phiền cứ diễn ra chẳng có chút gì
là niềm vui, tận hưởng. Sự chèn ép đến cùng
cực khiến cho con người ta chẳng biết nói gì
để rồi cái suy nghĩ mình không bằng trâu bằng
ngựa lại hiện lên, sự tủi thân, sự uất ức chẳng
hiện rõ nhưng lại hiện lên bằng suy nghĩ bằng
hành động, “ vùng bước đi “ không nghe tiếng
sáo nữa. Từ sự uất ức ấy để rồi những làn
nước mắt lại chảy ra khóc vì bản thân khóc vì
tuổi hổ vì những gì mà mình đã phải chịu.
Qua đoạn trích trên ta thấy được tác phẩm thật
sự là một áng văn hay, cách dùng từ cách miêu
tả đầy sinh động cùng với cách kể truyện thu
hút người đọc đã giúp cho tác phẩm hay đến
nhường nào hơn cả Mị còn được xây dựng rất
thành công là một người cực khổ cơ cực hơn
cả đoạn trích trên còn cho ta thấy giá trị nhân
đạo mà tô hoài đã thể hiện qua đoạn văn rất
đặc sắc, thể hiện niềm cảm thông đối với
những người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ -
người đã phải nhốt mình trong những định
kiến, những cổ tục. Đồng thời còn ca ngợi vẻ
đẹp của người phụ nữ, vẻ đẹp đến từ bên ngoài
lẫn cả bên trong, đẹp theo một nét riêng của
họ, có ước mơ có khao khát nhưng chẳng thể
làm gì trong xã hội mục nát này, hơn hết tác
phẩm còn tố cáo tội ác của bọn cầm quyền,
những con người không có lương tâm, chèn ép
đi sự thật thà, lương thiện vốn có của những
con người thiện lành.
Khép lại mạch cảm xúc dạt dào, sâu lắng ta
đọng lại được những gì sau ngần ấy con chữ?
Phải chăng đó là bài học, những thông điệp
cuộc sống đầy ý nghĩa? Tác phẩm Vợ Chồng
A Phủ đã đem đến cho chúng ta một làn gió
mới, làn gió cuốn đi những muộn phiền, mệt
mỏi, u sầu. Để rồi khi ta đắm mình trong mạch
truyện cũng là lúc ta cảm thấy đồng cảm với
nhân vật chữ tình với những con người lam lũ.

You might also like