Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT ……………. Môn : Hóa học 12


Thời gian làm bài:50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 03

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


Họ, tên thí sinh:.....................................................................
Lớp : .............................

(Cho Cu = 64, Ag = 108, Zn = 65, Al= 27, Fe =56, Na =23, K =39, Ba =137, Ca =40, O
=16, N =14, H=1, S = 32, Cl = 35,5)
Câu 1: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D.
Fe(OH)2.
Câu 2: Phản ứng nào sau đây thu được muối sắt (II)?
A. Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
B. Fe, FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, đun nóng, dư.
C. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, dư.
D. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.

Câu 3: Cấu hình electron của ion Fe3+


A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5
Câu 4: Chọn đáp án đúng
A. Số oxi hóa của sắt trong các hợp chất thường gặp là +2 và +3
B. Sắt có 2 electron hóa trị
C. Sắt là nguyên tố p
D. Sắt có 8 electron lớp ngoài cùng
Câu 5: Khi đốt cháy hỗn hợp Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu
được chất rắn X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu
được khí H2 (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây
1. Al 2. Al2O3 3. Fe3O4 4. FeO 5. Fe2O3
6. Fe
A. 2, 3, 6 . B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 . D. 1, 2, 6.
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72
lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra
8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 10,8 gam Al và 5,6 gam Fe. B. 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe.
C. 5,4 gam Al và 8,4 gam Fe. D. 5,4 gam Al và 2,8 gam Fe.
Câu 7: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3.
Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung
dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?
A. 5 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 8: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung

dịch
A. KCl. B. CaCl2. C. NaNO3. D. KOH.
Câu 9: Trong 3 oxít FeO, Fe2O3, Fe3O4 chất nào tác dụng với axít HNO3 cho ra chất
khí.
A. Chỉ có Fe3O4. B. FeO và Fe3O4 C. Chỉ có Fe2O3. D. Chỉ có
FeO.
Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH,
thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là:
A. 10,6 gam. B. 5,3 gam. C. 21,2 gam. D. 15,9
gam.
Câu 11: Có các dung dịch : AlCl3, ZnSO4, FeSO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây
có thể phân biệt được các dung dịch trên ?
A. Dung dịch NH3 B. Quỳ tím C. Dung dịch NaOH D. Dung
dịch BaCl2
Câu 12: : Hòa tan một lượng gồm 2 kim loại kiềm vào nước thu được 200ml dung dịch A và 1,12
lít H2 (đktc). Tìm pH của dung dịch A?
A. 12 B. 11,2 C. 13,1 D. 13,7
Câu 13: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước lạnh tạo dung dịch kiềm?
A. Na, K, Mg, Ca, B. Be, Mg, Ca, Ba C. Ba, Na, K,Ca D. K, Na,
Ca, Zn
Câu 14: : Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 và nước (dư). Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị
của m là?
A. 5,4g B. 43,2g C. 10,8g D. 7,8g
Câu 15: Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy
ra ở catot ( cực âm) ?
A. Mg → Mg2+ + 2e. B. Mg2+ + 2e → Mg C. Cl2 + 2e → 2Cl– D. 2Cl– →
Cl2 + 2e.
Câu 16: Cho dãy biến đổi sau: Cr X Y Z T
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO7. B. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3,
Na2CrO4.
C. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO7. D. CrCl2, CrCl3, NaCrO2,
Na2CrO4.

Câu 17: Dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch Fe2(SO4)3 và
dung dịch Fe2(SO4)3 có lẫn FeSO4 ?
A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch NH3.
C. dung dịch KMnO4/H2SO4. D. dung dịch NaOH.
Câu 18: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là
A. Na2CO3, CO2, H2O. B. NaOH, CO2, H2O. C. Na2O, CO2, H2O. D. NaOH,
CO2, H2.
Câu 19: Cho chuỗi phản ứng sau: Fe EMBED Equation.3 FeCl2 EMBED Equation.3 Fe
EMBED Equation.3 Fe(NO3)3
(1) Fe + Cl2 →FeCl2; (2) FeCl2 + Mg→ Fe + MgCl2;
(3) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NOEMBED Equation.3 + 2H2O
Phản ứng nào sai?
A. (2) B. (1) C. (1) và (3) D. (1) và
(2)
Câu 20: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm
có 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là:
A. 13,5 g B. 1,35 g C. 0,81 g D. 0,75 g
Câu 21: Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây là không hợp lý?
A. Crom là kim loại cứng nhất, có thể dùng để cắt thủy tinh
B. Crom là hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng không gỉ, chịu
nhiệt.
C. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng
để mạ bảo vệ thép.
D. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng các hợp kim dùng trong ngành hàng
không.
Câu 22: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Gang là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác
B. Gang trắng chứa ít C hơn gang xám
C. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép
D. Gang là hợp chất của Fe – C
Câu 23: Có thể phân biệt ba chất Mg, Al, Al2O3 chỉ bằng một thuốc thử là
A. dung dịch HCl B. dung dịch CuSO4 C. dung dịch NaOH D. dung
dịch HNO3
Câu 24: Trong các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hoá học là
A. Thép cacbon để trong không khí ẩm B. Đốt dây Fe trong khí O2
C. Kim loại Zn trong dung dịch HCl D. Kim loại Cu trong dung dịch
HNO3 loãng
Câu 25: Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác
dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa
A. Fe(NO3) 3. B. Fe(NO3) 2.
C. Fe(NO3) 3, Cu(NO3) 2 dư. D. Fe(NO3) 2, Cu(NO3) 2 dư.
Câu 26: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện
tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày ?
A. Đồng bị ăn mòn. B. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.
C. Sắt bị ăn mòn. D. Sắt và đồng đều không bị ăn
mòn.
Câu 27: Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe và MgO cần
dùng vừa đủ 8,96 lít CO ở (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 38,6 g B. 39 g C. 56,2g D. 45g
Câu 28: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ?
A. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.
B. Ngâm trong dung dịch HgSO4
C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
D. Ngâm trong dung dịch HCl.
Câu 29: Cho Fe kim loại lần lượt vào các dung dịch chứa riêng biệt các chất: CuCl2 ;
FeCl3 ; HCl, HNO3 đặc nguội, NaOH . Số phản ứng xảy ra là :
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 30: Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568
lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó
là:
A. 0,82%. B. 0,84%. C. 0,85%. D. 0,86%.
Câu 31: Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2
0,5M. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.
Khối lượng chất rắn A là :
A. 7,12 gam B. 4,08 gam C. 6, 16 gam D. 8,23
gam
Câu 32: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2,
Fe(NO3)3, FeSO4, FeCO3 lần lượt phản ứng với H2SO4 loãng, dư. Số phản ứng hóa học
xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 6. B. 2. C. 1. D. 5
Câu 33: Cấu hình e của Al là
A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s3. C. 1s22s22p63s23p2. D.
1s22s22p63s23p1.
Câu 34: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp
khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của
m là :
A. 0,56 gam. B. 1,12 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6
gam.
Câu 35: Cho từ từ dung dịch 0,65 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 26,7g
AlCl3 cho đến khi dừng phản ứng thì thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng vừa đủ .
Xác định m ?
A. 15,6 g B. 11,7 g C. 16,9 g D. 50,7g
Câu 36: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một
thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Hỏi khối lượng Cu thoát ra là bao
nhiêu?
A. 1,28gam. B. 1,92gam. C. 0,64gam. D.
2,56gam
Câu 37: Có các dung dịch NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng
thêm quỳ tím thì số lượng dung dịch có thể phân biệt được là
A. 6. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 38: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng
kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 3,36 lít. D. 2,24 lít.
Câu 39: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là
A. K+. B. Li+. C. Na+. D. Rb+.

Câu 40: Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó
cô cạn dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Kim loại nhóm IIA là:
A. Be. B. Ba. C. Ca. D. Mg.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

You might also like