Khí Áp HS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

KHÍ ÁP

I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Khí áp là sức nén của
A. không khí xuống mặt Trái Đất. B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.
C. không khí xuống mặt nước biển. D. luồng gió xuống mặt nước biển.
Câu 2. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp cao?
A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, ôn đới.
C. Ôn đới, cực. D. Cực, chí tuyến.
Câu 3. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp?
A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, ôn đới.
C. Ôn đới, xích đạo. D. Cực, chí tuyến.
Câu 4. Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?
A. Cực. B. Ôn đới.
C. Chí tuyến. D. Xích đạo.
Câu 5. Các vành đai áp nào sau đây chủ yếu được hình thành do nhiệt lực?
A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, cực.
C. Cực, xích đạo. D. Ôn đới, chí tuyến.
Câu 6. Khí áp giảm khi nhiệt độ
A. tăng lên B. giảm đi
C. không tăng D. không giảm
Câu 7. Khí áp tăng khi
A. nhiệt độ giảm. B. nhiệt độ tăng.
C. độ cao tăng. D. khô hạn giảm.
Câu 8. Sự thay đổi khí áp theo độ cao có đặc điểm
A. càng lên cao khí áp càng giảm.
B. càng lên cao khí áp càng tăng.
C. khí áp tăng giảm thất thường.
D. chỉ ở đồng bằng khí áp mới giảm theo độ cao.
Câu 9. Khi không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ
A. giảm do không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô
B. tăng do mật độ phân tử trong không khí tăng lên
C. tăng do không khí chứa nhiều hơi nước nặng hơn không khí khô
D. giảm do hơi nước và không khí khô bằng nhau
II. THÔNG HIỂU
Câu 10. Nguyên nhân chính khiến khí áp giảm theo độ cao là
A. càng lên cao gió thổi càng mạnh.
B. càng lên cao hiện tượng đối lưu càng yếu.
C. càng lên cao không khí càng loãng.
D. càng lên cao nhiệt độ càng thấp.
Câu 11. Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ tăng là
A. không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.
B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp giảm.
C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
D. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
Câu 12. Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là
A. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp giảm.
B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.
C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
D. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố của khí áp?
A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường kinh tuyến
B. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính
C. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi 1 đai áp thấp
D. Gió thường xuất phát từ các áp cao
Câu 14. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành chủ yếu do động lực?
A. Xích đạo, chí tuyến. B. Chí tuyến, cực.
C. Cực, xích đạo. D. Ôn đới, chí tuyến.
Câu 15. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp?
A. Độ cao. B. Nhiệt độ.
C. Độ ẩm. D. Hướng gió.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự thay đổi của khí áp?
A. Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm. B. Độ cao càng tăng, khí áp giảm.
C. Có nhiều hơi nước, khí áp giảm. D. Độ hanh khô tăng, khí áp giảm.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với các vành đai khí áp trên Trái Đất?
A. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau.
B. Các đai áp cao và áp thấp đối xứng qua xích đạo.
C. Các đai khí áp được hình thành chỉ do nhiệt lực.
D. Các đai khí áp bị chia cắt thành khu khí áp riêng.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp?
A. Không khí càng loãng, khí áp càng giảm.
B. Độ ẩm tuyệt đối lên cao, khí áp tăng.
C. Tỉ trọng không khí giảm, khí áp tăng.
D. Không khí càng khô, khí áp giảm.

III. VẬN DỤNG


Câu 19. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và
khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa?
A. Giữa lục địa và đại dương có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa.
B. Các vành đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.
C. Các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.

D. Hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.
Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành đai áp thấp ở xích đạo là
A. diện tích rừng lớn, lượng mưa lớn.
B. có tỉ lệ diện tích lục địa nhỏ hơn nhiều so với tỉ lệ diện tích đại dương.
C. có vận tốc tự quay lớn nên lực li tâm lớn khiến sức nén của không khí lên mặt
đất giảm.
D. quanh năm có nhiệt độ cao, không khí nóng giãn nở và bốc lên cao, sức nén
xuống bề mặt đất thấp.
Câu 21. Hai đai khí áp hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ (đai
áp nhiệt lực) đó là
A. áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
B. áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
C. áp thấp xích đạo và áp thấp ôn đới.
D. áp thấp xích đạo và áp cao cực.
Câu 22. Trong thực tế các đai khí áp không liên tục, nguyên nhân chủ yếu là do
A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.
C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 23. Vào mùa hạ, vùng biển Đông thường có bão là do
A. hình thành vùng áp cao. B. hình thành vùng áp thấp.
C. ảnh hưởng của dòng biển nóng. D. ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu của việc hình thành đai áp cao cận chí tuyến là
A. có tỉ lệ diện tích lục địa lớn hơn nhiều so với tỉ lệ diện tích đại dương.
B. nhiệt độ trong năm khá thấp, không khí co lại nên sức nén xuống bề mặt đất lớn.
C. thuờng xuyên chịu tác động của các dòng không khí có nguồn gốc từ khu vực
xích đạo từ trên cao nén xuống.
D. diện tích hoang mạc lớn, nhiệt độ cao không khí chuyển động mạnh.
Câu 25. Trong năm, các đai khí áp có sự dịch chuyển theo vĩ độ thể hiện
A. về phía Bắc vào tháng 7 và về phía Nam vào tháng 1.
B. về phía Nam vào tháng 7 và về phía Bắc vào tháng 1.
C. các đai áp thấp luôn có xu hướng dịch chuyển về phía Bắc.
D. các đai áp cao luôn có xu hướng dịch chuyển về phía Bắc.
Câu 26. Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất chủ yếu là do
A. sự thay đổi độ ẩm.
B. sự thay đổi của hướng gió mùa.
C. sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.
D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.

You might also like