ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PLĐC 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, QUAN

HỆ PHÁP LUẬT
I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT: (QPPL)
- Đặc điểm của QPPL – quy tắc xử sự chung
- Phân loại quy phạm pháp luật (định nghĩa, điều chỉnh, bảo vệ, nguyên tắc)
VD: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn – loại quy phạm định nghĩa
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng – loại quy phạm nguyên tắc
- Các bộ phận của QPPL (giả định, quy định, chế tài)
- Căn cứ vào tính chất chế tài được chia làm các loại: hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật
- Quy định dứt khoát và quy định không dứt khoát

II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT: (QHPL)


- Đặc điểm của QHPL – tính ý chí nhà nước
- Các thành phần của QHPL: chủ thể, nội dung, khách thể, (đối tượng)
VD: A tặng B túi xách thì túi xách là đối tượng của QHPL
- Chủ thể của QHPL gồm cá nhân (công dân, người nước ngoài) và tổ chức có năng lực chủ thể (năng lực pháp
luật và năng lực hành vi – năng lực này có từ khi nào, chấm dứt khi nào, bị mất năng lực hành vi dân sự khi
Toà
án tuyên và có năng lực hành vi đầy đủ từ đủ 18 tuổi)
- Nội dung của QHPL là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
- Khánh thể của QHPL là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được
VD: A bán cho B chiếc laptop giá 20tr thì nội dung của QHPL này là quyền và nghĩa vụ của A và B còn
khách thể là quyền sở hữu chiếc laptop của B và quyền sở hữu 20tr của A
- Sự biến pháp lý

CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. Thực hiện pháp luật
- Các hình thức thực hiện pháp luật (tuân thủ, thi hành, sử dụng, áp dụng)
- Tuân thủ: không làm điều pháp luật cấm, hành vi ở dạng không hành động, không làm (không bán hàng cấm,
không gây gổ đánh nhau…) -> KHÔNG
- Thi hành: làm điều pháp luật yêu cầu, hành vi ở dạng hành động, làm theo (nộp thuế, đội mũ bảo hiểm, đăng
ký doanh nghiệp…) -> LÀM
- Sử dụng: sử dụng quyền được pháp luật trao cho (quyền khiếu kiện tranh chấp dân sự…) -> ĐƯỢC
- Áp dụng pháp luật: là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

II. Vi phạm pháp luật


- Cấu thành vi phạm pháp luật: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể
- Mặt khách quan: các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật
- Mặt chủ quan: tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi vi phạm (lỗi, động cơ, mục đích) – chú ý các
loại lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả
- Khách thể: lợi ích bị xâm phạm
- Chủ thể: phải có khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình – năng lực trách nhiệm pháp lý (đủ tuổi,
nhận thức bình thường)
- Các loại vi phạm pháp luật (hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật, vật chất) – phân biệt trách nhiệm dân sự và
vật chất
- Nguyên tắc pháp chế (đúng người đúng tội) được đảm bảo khi truy cứu trách nhiệm pháp lý và mục đích
chính của trách nhiệm pháp lý là để trừng phạt người vi phạm

CHƯƠNG 6: LUẬT HÌNH SỰ


- Nhiệm vụ của ngành luật hình sự - bảo vệ quyền con người, quyền công dân
- Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự: nhà nước vs cá nhân/pháp nhân thương mại phạm tội
- Các nguyên tắc của BLHS (pháp chế, nhân đạo, hành vi, dân chủ, cá thể hoá trách nhiệm hình sự…)
TỘI PHẠM
- Đặc điểm của tội phạm (hành vi gây nguy hiểm, trái pháp luật hình sự…)
- Loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng)
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành, tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội)
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
- Độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự (phân biệt với độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự cho mọi
tội phạm)
- Phân biệt các loại người trong đồng phạm (chủ mưu, thực hành, xúi giục, giúp sức)
- Trách nhiệm hình sự: các loại hình phạt của người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội (hình phạt
chính, hình phạt bổ sung); các biện pháp tư pháp

CHƯƠNG 7: LUẬT HÀNH CHÍNH


- Cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện,
xã)
- Phân loại cơ quan hành chính nhà nước theo phạm vi (trung ương và địa phương), thẩm quyền (chung và
riêng), nguyên tắc làm việc (tập thể và thủ trưởng)
- Địa vị của từng cơ quan hành chính (Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất)
- Quan hệ pháp luật hành chính
- Các loại trách nhiệm hành chính (xử phạt hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả, xử lý hành chính, biện
pháp thay thế xử lý hành chính)

CHƯƠNG 8: LUẬT DÂN SỰ


- Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
- Các loại tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản)
- Các quyền đối với tài sản:
+ quyền chiếm hữu: chiếm hữu có căn cứ pháp luật – không có căn cứ pháp luật (ngay tình-không ngay tình);
+ quyền sử dụng: khai thác công dụng của tài sản (phân biệt hoa lợi, lợi tức, động sản, bất động sản)
+ quyền định đoạt: quyết định số phận của tài sản
THỪA KẾ
- Thời điểm mở thừa kế: thời điểm người để lại di sản chết
- Người để lại di sản thừa kế: người có tài sản để lại
- Người thừa kế: cá nhân hoặc tổ chức nhận di sản
- Các loại để lại thừa kế: theo di chúc hoặc theo pháp luật
- Người để lại di chúc từ đủ 15 tuổi trở lên
- Nguyên tắc chia là nếu có di chúc thì chia theo di chúc, nếu không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu (do người
để lại di sản bị cưỡng ép, lừa dối, đe doạ hoặc không minh mẫn khi lập di chúc) thì di sản thừa kế được chia
theo pháp luật.
- Chia theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế, những người ở cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản
bằng nhau.
VD: Ông A để lại di sản 300tr, khi mất không để lại di chúc. Ông còn một vợ và hai con (những người ở
hàng thừa kế thứ nhất) thì di sản của ông được chia đều cho ba người này mỗi người 100tr
- Lưu ý trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên
hoặc con đã thành niên mà không có năng lực lao động của người để lại di sản được hưởng phần thừa kế bằng
2/3 một suất thừa kế theo pháp luật nếu người chết có di chúc và di chúc đó không chia cho họ bất cứ tài sản
nào) và thừa kế thế vị (con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của họ được nhận
thay phần cha mẹ).

CHƯƠNG 9: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


- Nguyên tắc của Luật HN&GĐ
KẾT HÔN
- Điều kiện kết hôn (tuổi, tự nguyện, năng lực hành vi dân sự) – cấm kết hôn nếu mất NLHVDS
- Các trường hợp cấm trong kết hôn (kết hôn giả tạo; tảo hôn, lừa dối, cản trở kết hôn; kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng với người đã có vợ/chồng; loạn luân…)
- Kết hôn trái pháp luật: vi phạm điều kiện kết hôn, rơi vào các trường hợp bị cấm ở trên. Cơ quan nhà nước về
trẻ em, cơ quan nhà nước về gia đình, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
Toà án có quyền ra quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật
- Đăng ký kết hôn: sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân (thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về UBND nào?
Người Việt Nam cưới người Việt Nam tại Việt Nam, người Việt Nam cưới người Việt Nam ở nước ngoài,
người Việt Nam cưới người nước ngoài tại Việt Nam)
- Không công nhận quan hệ vợ chồng trong trường hợp không đăng ký kết hôn, đăng ký kết hôn sai chỗ, sai
thẩm quyền, không đăng ký kết hôn mà nộp đơn ly hôn
QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
- Quan hệ tài sản: có hai chế độ chia tài sản của vợ chồng trong hôn nhân là thoả thuận và luật định.
- Chế độ thoả thuận: hai vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn có thể lập thoả thuận tài sản trước hôn nhân bằng
văn bản có công chứng, chứng thực thoả thuận tất cả các vấn đề về tài sản. Nếu không có văn bản này thì chế
độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân được giải quyết theo quy định chung của pháp luật (nguyên tắc chia
đôi có tính đến công sức đóng góp).
- Chế độ luật định: trong trường hợp không có thoả thuận hôn nhân, tài sản của hai vợ chồng theo chế độ luật
định. Về cơ bản theo chế độ luật định, tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng bao
gồm tiền lương riêng, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng… đều là tài sản chung phải có sự thoả thuận
của cả hai vợ chồng trong việc định đoạt tài sản. Ngoại trừ tài sản được tặng cho riêng thì là tải sản riêng.
- Quyền nuôi con: con dưới 36 tháng tuổi, con trên 7 tuổi…

CHƯƠNG 10: LUẬT LAO ĐỘNG


Ngành luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động và quan hệ khác liên quan đến quan hệ lao động
- Quan hệ lao động: giữa người lao động – người sử dụng lao động và giữa tổ chức đại diện người lao động
(công đoàn) – người sử dụng lao động
- Quan hệ liên quan đến quan hệ lao động: quan hệ việc làm và học nghề, bảo hiểm xã hội, đình công…
- Bộ luật Lao động 2019 là nguồn chủ yếu chứa đựng các quy định của pháp luật trong Ngành Luật lao động.
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Các loại hợp đồng lao động (HĐLĐ): không thời hạn và có thời hạn (1 tháng, 12 tháng, 36 tháng)
- Hình thức hợp đồng: văn bản và lời nói (đối với HĐLĐ dưới 1 tháng trừ lao động giúp việc)
- Tuổi giao kết HĐLĐ tối thiểu là 15 (người lao động dưới 15 tuổi phải giao kết hợp đồng bằng văn bản)
- Đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả công
- Lương thử việc
NỘI QUY LAO ĐỘNG
- Nội quy lao động phải được lập thành văn bản đối với người có trên 10 lao động
- Thời giờ làm việc (bao nhiêu giờ một ngày?, làm đêm, nghỉ nguyên lương, nghỉ bệnh, ngày nghỉ tối đa trong
một năm…)
- Tiền lương trong thời gian thử việc
TRÁCH NHIỆM LAO ĐỘNG
- Các hình thức xử lý vi phạm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, sa thải
- Các trường hợp sa thải?
- Bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.

CHƯƠNG 11: PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG


- Các dấu hiệu pháp lý của tham nhũng:
+ chủ thể thực hiện hành vi là người có chức vụ, quyền hạn
+ chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
+ mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi
- Các loại hành vi tham nhũng
+ Tham ô là một loại hành vi tham nhũng tồn tại ở cả trong và ngoài khu vực nhà nước
 Chủ thể thực hiện hành vi tham ô? – người có chức vụ, quyền hạn hoặc có trách nhiệm trong việc quản
lý tài sản
+ Lạm quyền là gì?
+ Nhũng nhiễu là gì?
+ Đưa hối lộ là gì?

- Thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám
đốc, Kế toán trưởng…không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về
tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp.
- Công chức, viên chức nhà nước nói chung không được thành lập doanh nghiệp nhưng có thể góp vốn vào
doanh nghiệp.
- Cán bộ quản lý có thể góp vốn vào doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực do ngành mình quản lý (ví dụ cán bộ
quản lý sở giao thông vận tải không được đầu tư vào doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận
tải nhưng có thể góp vốn vào doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo…). Tương tự với vợ, chồng, con cái và anh, chị,
em ruột của họ không được thành lập doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực mà cán bộ đó đang quản lý, nếu vi
phạm cán bộ đó có thể bị cách chức.
- Người có nghĩa vụ kê khai tài sản? – trang 294
- Tài sản cần kê khai? – trang 294
- Thời điểm kê khai? – trang 295
XỬ LÝ VI PHẠM
- Xem Điều 83 Nghị định 59/2019 (trang 300)

CHƯƠNG 12: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ


I. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
- Luật quốc tế là ngành luật chủ yếu do các quốc gia tự thoả thuận xây dựng nên, được thể hiện qua các văn
bản điều ước quốc tế (Hiệp định Geneva, Hiệp định EVFTA…)
- Bên cạnh quốc gia là chủ thể cơ bản chủ yếu nhất thì còn có chủ thể là tổ chức quốc tế liên chính phủ (WTO,
WHO, UN, EU…) cũng tham gia vào quan hệ luật quốc tế và chỉ có quan hệ giữa các chủ thể này mới là quan
hệ được Luật quốc tế điều chỉnh. Quan hệ giữa quốc gia với cá nhân, công ty tư nhân không phải.
- Hành vi dùng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế bị cấm, chỉ trừ 02 trường hợp là tự vệ
chính đáng và sử dụng vũ lực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc.
LÃNH THỔ
- Lãnh thổ quốc tế bao gồm toàn bộ biển quốc tế, Châu Nam cực, đáy đại dương, khoảng không vũ trụ dùng
chung cho toàn bộ cộng đồng quốc tế.
- Lãnh thổ quốc gia chỉ có quốc gia được sử dụng và được phân định bằng các đường biên giới trên bộ và trên
biển. Biên giới trên bộ được phân định bằng hoạt động thực địa, cắm mốc.
LÃNH THỔ TRÊN BIỂN
- Gồm nội thuỷ, lãnh hải (12 hải lý tính từ đường cơ sở)
- Ngoài ra còn có vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế (200 hải lý tính từ đường cơ sở) và thềm lục địa
nơi quốc gia không có chủ quyền tuyệt đối nhưng vẫn có quyền chủ quyền (các quốc gia khác muốn thăm dò,
khai thác phải xin phép)
- Trên nội thuỷ quốc gia có biển chấp nhận cho các quốc gia khác quyền “đi qua không gây hại”.

II. TƯ PHÁP QUỐC TẾ (Luật xung đột)


Là ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân khi họ phát sinh quan hệ về nhân thân và tài
sản nhưng có yếu tố nước ngoài mục đích nhằm dung hoà lợi ích giữa các bên. Yếu tố nước ngoài gồm:
+ Một trong hai bên là người nước ngoài (Ông A người Việt Nam bán hàng cho ông X người Đức)
+ Tài sản ở nước ngoài (Ông A và B đều là người Việt Nam mua bán một căn hộ ở Mỹ)
+ Giao dịch được thực hiện tại nước ngoài (Ông A và B đều là người Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng
hoá tại Mỹ)
Vì có yếu tố nước ngoài nên nếu có tranh chấp xảy ra phải giải quyết được câu hỏi luật của nước nào sẽ được
áp dụng trong xét xử ai đúng ai sai nên vấn đề cơ bản của tư pháp quốc tế là việc xung đột pháp luật giữa các
quốc gia? Có hai giải pháp:
+ Nếu giữa hai quốc gia có ký Điều ước chung có quy định cụ thể về vấn đề tranh chấp (quyền và nghĩa vụ
của các bên) thì áp dụng trực tiếp quy định này để giải quyết (phương pháp trực tiếp)
+ Nếu giữa hai quốc gia không có Điều ước chung thì hai bên chọn Toà giải quyết, Toà nước nào giải quyết
sẽ áp dụng luật nước đó (phương pháp gián tiếp)
Ví dụ ông A và B giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá bằng miệng, sau đó phát sinh tranh chấp, ông A yêu
cầu huỷ hợp đồng vì luật nước A không chấp nhận hợp đồng giao kết miệng trong khi luật nước B thì chấp
nhận. Giải quyết như thế nào? Nếu giữa nước A và nước B có một Điều ước chung là hợp đồng sẽ được giao
kết bằng miệng hoặc không thì theo đó để giải quyết (phương pháp trực tiếp). Nếu không có điều ước này thì
hai bên tự thoả thuận chọn toà nước A hoặc nước B hoặc một toà nước thứ ba nào đó để giải quyết (phương
pháp gián tiếp).
- Một số loại hệ thuộc mà các bên có thể chọn để giải quyết xung đột:
+ Luật nơi vi phạm: áp dụng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (ví dụ cô A người
Mỹ tông gãy chân anh B người Việt Nam tại Đức thì áp dụng luật Đức để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt
hại)
+ Luật nơi có vật: thường áp dụng với hợp đồng mua bán chuyển nhượng bất động sản, sở hữu đất…
+ Luật nơi lập di chúc…
Lưu ý: Quốc gia cũng có tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế (Úc cho công ty tư nhân của Trung Quốc thuê
cảng…) nhưng rất hạn chế và được hưởng các quyền miễn trừ bao gồm quyền miễn trừ thi hành án (không
phải thi hành phán quyết của Toà) nhưng quốc gia được hưởng quyền miễn trừ thi hành án (miễn trừ tư pháp).

You might also like