Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ảnh hưởng địa lí tới nhà ở giân gian việt nam

I. nhà ở truyền thống các dân tộc miền núi phía bắc
1. nhà ở dân tộc thái
người thái cư trú ở tây bắc, hoà bình, thanh hoá; sống trong các bản cạnh sông suối ven
theo sườn đồi  ở nhà sàn (tránh nước dâng và thú dữ)
vật liệu chính: gỗ, tre, nứa, lá
người thái ở nhà sàn có 2 loại: nhà cột kê và nhà cột chôn

Nhà cột kê Nhà cột chôn


làng bản của người Thái trắng được tổ chức văn minh như một khu phố, các ngôi nhà xếp
bằng bên nhau, các mái nhà đưa ra rất rộng và mái nhà nọ sát mái nhà kia, mưa không lọt
vào khu vực hai, như vậy trong nhà tối và rất mát, không có tia nắng nào lọt thẳng vào nhà
cả.
2. nhà ở dân tộc mường
tập trung nhiều ở tỉnh hoà bình
sống quần cư thành làng xóm bên sườn đồi hoặc nơi đất thoải gần sông suối  ở nhà sàn
(cột chôn rất sâu vì vùng đất không vững)
Các vì làm theo lối có chốt gác và đè lên nhau đơn thuần. Nếu có lũ lụt, vì kèo không mộng
không bị vặn gãy mà chỉ trượt đi trên các thanh xà, sau đó người ta củng cố lại dễ dàng.
vật liệu chính: gỗ, tre, nứa, lá cọ, cỏ tranh

3. nhà ở dân tộc tày – nùng


định cư vùng đông bắc
cư trú trên triền núi, đồi thấp và ven sông suối  thường lấy những vật liệu từ thiên nhiên
như những viên sỏi lớn, đá núi làm bờ kè rồi dựng hàng rào bằng tre nứa, lâu ngày loại cây
dây leo bám xung quanh vừa vững chắc vừa tạo cảnh quan không gian xanh cho ngôi nhà
nhà sàn, nhà nửa trệt và nhà trệt

Nhà trệt

Nhà nửa trệt


Nhà sàn
4. nhà ở dân tộc dao
cư trú trải rộng ở các tỉnh miền núi phía bắc: cao bằng, hà giang, lào cai
nhà sàn, nhà nửa sàn nửa trệt và nhà trệt

Nhà sàn nhà nửa sàn nửa trệt Nhà trệt


Loại hình nàu phổ biến ở Loại hình này phần Nhà nền đất phổ biến ở
những người Dao đã làm nhiều ở những nhóm những người Dao đã định
ruộng nước và sống gần Dao sống bằng nương canh định cư hoặc luân canh
người Tày, Nùng hoặc người rẫy du canh, thường sống định cư
Việt trên những nền đất dốc

vật liệu chính: gỗ, tre, nứa, lá


5. nhà ở dân tộc hmong
cư trú chủ yếu trên các vùng núi cao của các tỉnh phía bắc: hà giang, cao bằng, bắc kạn,…
sống trên những sườn núi cao, trong các thung lũng có địa hình hiểm trở
nhà trệt: 3gian 2 tría; hệ khung gỗ liên kết bằng mộng rất chắc chắn
vật liệu: gỗ, đá, đất (tường trình), cỏ tranh  vật liệu địa phương đặc biệt: Các bức tường
được nện đất bằng cách thủ công, xây rất dày tạo nên sự vững chãi cho ngôi nhà. Hơn thế
nữa, sau khi xây tường xong, người Mông còn khuân đá ở ven suối về bọc xung quanh
tường và nền cho cao và chắc  chắc chắn, dày dặn nhằm chống lại thú dữ, thời tiết khắc
nghiệt quanh năm
 đặc điểm trung:

Về lựa chọn vị trí xây dựng làng bản: quần cư theo tuyến hoặc theo điểm, nhóm dưới thung lũng bên
các dòng suối, ven sườn đồi hay sườn núi cao. Các ngôi nhà dựa vào địa hình để xây dựng, nhà quay
mặt ra cánh đồng, lưng tựa vào đồi núi.

Về tổ chức không gian và hình thức kiến trúc: nhà chủ yếu là nhà sàn, bên dưới để sàn trống hoặc
làm kho, bên trên là nơi ở của gia đình. Khuôn viên có nhà ở chính và phụ, không gian trong nhà phân
chia rõ ràng, do thời tiết lạnh nên bếp lửa chính giữa nhà vừa là nơi tiếp khách vừa là nơi nấu ăn
uống sinh hoạt chung của gia đình
Về vật liệu xây dựng: vật liệu xây dựng được khai thác tại địa phương như gỗ, tre, nứa lá. Kết cấu
ngôi nhà bằng gỗ, sàn láp gỗ, vách đan phiên tre, 1 số dân tộc tường trình bằng đất hoặc xây bằng đá.
mái lợp lá, gỗ ván hoặc ngói âm dương (giúp người ta ấm về mùa Đông, mát về mùa Hè)

II. nhà ở truyền thống đồng bằng bắc bộ


 làng xóm tổ chức đa dạng. linh hoạt bám theo các con đường làng hay triền sông. Mỗi làng là 1
địa giới hành chính, xung quanh làng có luỹ tre bao bọc, vừa để phòng thủ,vừa lấy làm vật liệu
 nhà truyền thống được xay cất đan xen với những luỹ tre, dưới các tán cây xanh, bên cạnh sông
suói, ao hồ. nhìn tổng thể, kiến trúc những ngôi nhà đồng bằng bắc bộ rất giống nhau, tuy nhiên
có sự khác nhau về diện tích khu đất, cách tổ chức tổng mặt bằng, vật liệu dựng nhà
 trong xây dựng nhà đặc biệt chú trọng đến việc giải quyết vi khí hậu cho ngôi nhà như đón
hướng gió mát và che hướng gió lạnh, hướng có nhiều bức xạ mặt trời. theo quan niệm phương
đông, hướng nam là hướng sinh khí, hướng hưng thịnh, cho gió nồm mát về mùa hè; hướng
đông là hương của thần linh, có ánh bình minh làm cho không khí nhà quanh sạch; hướng bắc
có gió lạnh về mùa đông, hướng tây nóng do bức xạ nên 2 hướng này không được chọn làm
hướng xây dựng nhà cửa
 nhà ở cho người giàu: ngôi nhà chính từ 5-7 gian, nhà hai mái hoặc hai mái – hai trái lợp ngói
mũi, bên dưới có ngói màn, cách lợp mái 2 lớp này cho hiệu quả thông gió tốt, cách nhiệt (mát
mùa hè và ấm mùa đông). Kết cấu vì kèo của ngôi nhà bằng gỗ. vách tường gỗ hoặc đất nung,
nền lát gạch bát. Nhà quay mặt về hướng nam nhìn ra sân rộng trước nhà; phía trước sân là ao,
vườn cây ăn quả, bể, giếng nước… vườn trước trồng cau, giàn trầu. cây cau thân cao và thẳng
vừa có giá trị về thẩm mĩ và cảnh quan, vừa lấy bóng mát vào mùa hè, tán cây có tác dụng như ô
che nắng, vẫn đón gió nồm nam thổi vào trong nhà ở. Phía sau nhà là hướng bắc, có gió lạnh về
mùa đông nên được trồng cây chuối có lá to bản, cây lại thấp có thể che bớt gió lạnh ( câu
“trước cau sau chuối”: cách tổ chức cảnh quan và giải quyết vi khí hậu). sân phơi rộng lát gạch
bát, là nơi phơi sản phẩm nông nghiệp, tổ chức đám ma đám cưới, không gian sinh hoạt chung
của gia đình. Từ sân lên nhà có 1 không gian đệm gọi là hiên; hiên có chức năng ngăn gió lạnh về
mùa đông và bức xạ về mùa hè; các tấm dại tre (treo ở hàng cột hiên) có tác dụng rất cao về giải
pháp xử lí vi khí hậu trong nhà ở nông thôn: có nhiệm vụ che mưa, chống hắt nắng, ngăn gió
lạnh mùa đông tràn vào

 không gian lí tưởng về cảnh quan và điều kiện tiện nghi về khí hậu, rất phù hợp với điều kiện
khí hậu nóng ẩm nước ta

 Nhà người nghèo: khuôn viên đất nhỏ, kém tiện nghi. Chiều cao ngôi nhà quá thấp, các cửa sổ
thường nhỏ, hẹp nên thiếu ánh sáng trong nhà. Tuy vậy nhà lợp bằng rạ, cói với tường trình
bằng đất mang lại hiệu quả sử dụng rất tốt, đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông
 Nhà ở vùng lấn biển kéo dài từ Móng Cái tới Ninh Bình: là nhà ở ven biển có hình dáng và kĩ
thuật xây dựng đơn giản, do thường xuyên phải chịu gió bão nên ngôi nhà rất thấp, bám chặt
xuống nền đất, nhà sử dụng vì kèo suốt – quá giang bằng tre hoặc gỗ với ba kéo dài thêm mái
phía trước thêm hàng cột hiên Nam ghé một chút về hướng tây để đón gió mát và chống gió
bão từ biển thổi vào. Tường nhà được trình bằng đất dày, trổ rất ít cửa sổ; cửa sổ mở về hướng
Nam, chỉ có 1 cửa ra vào từ hiên phía Nam. Mái nhà được lợp bằng cói rất dày (vật liệu địa
phương); để tránh gió bão, trên bờ nóc còn chèn thêm các đụn cói dài buộc chặc vào với thanh
nóc nhà

 đặc điểm kiến trúc nhà ở truyền thống bắc bộ: nhà cửa khi xây dựng phải phù hợp với môi trường
thiên nhiên tạo nên một hệ sinh thái bền vững, đáp ứng điều kiện môi trường khi hậu nóng ẩm, phù
hợp với hệ thống cảnh quan

 Về lựa chọn vị trí xây dựng nhà ở: việc chọn hướng cho ngôi nhà là việc làm rất quan trọng,
hướng nhà chính thường chọn là nam và đông nam, nhà phụ bố trí vuông góc với nhà chính
và quay về hướng đông nhằm đón gió mát đông nam và tránh gió nóng tây nam, gió lạnh
đông bắc. nhà ở chính bao giờ cũng ưu tiên nằm trên nền cao nhất quần thể khuôn viên
 Về tổ chức không gian kiến trúc: bố trí hài hoà theo nguyên tắc lấy nhà chính và sân làm
chung tâm. Các không gian kiến trúc bố cục hài hoà hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo sinh hoạt tiện
nghi nhất
 Vật liệu và công nghệ xây dựng: sử dụng vật liệu xây dựng có sẵn của địa phương, vật liệu
thân thiện với môi trường. kết cấu chủ yếu là mộng, ngàm để ngôi nhà có thể chuyển vị khi
có gió bão và có thể tháo lắp di chuyển, dựng lại nhà khi ngập lụt. kỹ thuật xây dựng truyền
thống thích hợp trên cơ sở khai thác kinh nghiệm xây dựng và sức lao động tại địa phương
III. nhà ở truyền thống trung bộ
IV. nhà ở truyền thống các dân tộc tây nguyên
V. nhà ở truyền thống đồng bằng sông cửu long

You might also like