Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Môn: KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN

Câu 41: Góc quay trong cơ cấu đo TỪ ĐIỆN tỷ lệ:

A. Tuyến tính với cường độ dòng điện.

B. Tuyến tính với điện áp.

C. Với bình phương cường độ dòng điện.

D. Với bình phương điện áp.

Câu 42: Các cơ cấu cơ điện có thể đo được trực tiếp dòng điện một chiều là:

A. Cơ cấu từ điện, điện từ, điện động.

B. Cơ cấu từ điện, điện từ, cảm ứng.

C. Cơ cấu cảm ứng, điện từ, điện động.

D. Cơ cấu từ điện, cảm ứng, điện động.

Câu 43: Ngành kỹ thuật chuyên nghiên cứu và áp dụng các thành quả của đo lường vào phục vụ
sản xuất và đời sống gọi là:

A. Kỹ thuật đo lường.

B. Đo lường học.

C. Đo lường điện.

D. Đo lường không điện.

Câu 44: Từ trường tác động trong cơ cấu đo Điện Động là do:

A. Nam châm vĩnh cửu tạo ra.

B. Dòng điện đưa vào các cuộn dây.

C. Tương tác giữa nam châm và dòng điện.

D. Cả nam châm và dòng điện tạo ra.

Câu 45: Từ trường tương tác trong cơ cấu đo Điện Từ là do:

A. Dòng điện đưa vào cuộn dây tĩnh.

B. Nam châm vĩnh cữu tạo ra.


C. Cả nam châm và dòng điện tạo ra.

D. Tương tác của từ trường bên ngoài.

Câu 46: Trong hệ đơn vị đo lường Quốc tế SI, đơn vị cơ bản đo thời gian là:

A. s

B. ms

C. giờ

D. phút

Câu 47: Theo cách biến đổi tín hiệu đo người ta chia ra:

A. Tín hiệu đo liên tục

B. Tín hiệu đo rời rạc

C. Tín hiệu đo liên tục và tín hiệu đo rời rạc

D. Tín hiệu đo không biến đổi

Câu 48: Trong hệ đơn vị đo lường Quốc tế SI có 7 đơn vị cơ bản là:

A. mét (m), kilogram (kg), giây (s), Ampe (A), Kenvin (K), candela (cd), mol (mol)

B. mét (m), kilogram (kg), giây (s), Ampe (A), độ ( oC ), candela (cd), mol (mol)

C. mét (m), kilogram (kg), giây (s), Ampe (A), Kenvin (K), lumen (lm), mol (mol)

D. mét (m), kilogram (kg), giây (s),Ampe (A), độ ( oC ), lux (lx), mol (mol)

Câu 49: Chọn phát biểu đầy đủ nhất: Đo lường là quá trình so sánh đại lượng đo với đơn vị. Phép
đo phải thực hiện các thao tác:

A. Biến đổi tín hiệu và tin tức

B. So sánh đại lượng đo với đơn vị (hay với mẫu)

C. Chỉ báo kết quả

D. Biến đổi tín hiệu và tin tức, so sánh đại lượng đo với đơn vị (hay với mẫu), chỉ báo kết quả

Câu 50: Để giảm nhỏ sai số hệ thống thường dùng phương pháp:
A. Cải tiến phương pháp đo
B. Kiểm định thiết bị đo thường xuyên
C. Thực hiện phép đo nhiều lần
D. Khắc phục môi trường

Câu 51: Để giảm nhỏ sai số ngẫu nhiên thường dùng phương pháp:

A. Cải tiến phương pháp đo


B. Kiểm định thiết bị đo thường xuyên
C. Thực hiện phép đo nhiều lần
D. Khắc phục môi trường

Câu 52: Ưu điểm của mạch điện tử trong đo lường là:


A. Độ nhạy thích hợp, độ tin cậy cao
B. Tiêu thụ năng lượng ít
C. Độ linh hoạt cao, dễ tương thích truyền tín hiệu
D. Độ nhạy thích hợp, độ tin cậy cao, tiêu thụ năng lượng ít, độ linh hoạt cao, dễ tương
thích truyền tín hiệu

Câu 53: Độ tin cậy của một thiết bị đo phụ thuộc vào:
A. Độ phức tạp của thiết bị đo
B. Chất lượng các linh kiện cấu thành thiết bị đo
C. Tính ổn định của dụng cụ đo
D. Độ phức tạp của thiết bị đo, chất lượng các linh kiện cấu thành thiết bị đo, tính ổn định của
dụng cụ đo

Câu 21: Trong đo lường, sai số ngẫu nhiên thường được gây ra bởi:

A. Người thực hiện phép đo, môi trường.

B. Môi trường, đại lượng cần đo.

C. Đại lượng cần đo, người thực hiện phép đo.

D. Người thực hiện phép đo, môi trường và đại lượng cần đo.

Câu 22: Nếu các thiết bị đo có cùng cấp chính xác, thì phép đo trực tiếp có sai số:

A. Lớn hơn phép đo gián tiếp

B. Nhỏ hơn phép đo gián tiếp

C. Bằng với phép đo gián tiếp

D. Bằng 1

Câu 23: Cấp chính xác của thiết bị đo là:

A. Sai số giới hạn tính theo giá trị đo được


B. Sai số giới hạn tính theo giá trị định mức của thiết bị đo

C. Sai số giới hạn tính theo giá trị trung bình cộng số đo

D. Sai số giới hạn tính theo giá trị thực của đại lượng cần đo

Câu 24: Một vôn kế có giới hạn đo 250V, dùng vôn kế này đo điện áp 200V thì vôn kế chỉ 210V.
Sai số tương đối của phép đo là:

A. 5%

B. 4,7%

C. 4%

D. 10V

Câu 25: Một thiết bị đo có độ nhạy càng lớn thì sai số do thiết bị đo gây ra:

A. Càng bé

B. Càng lớn

C. Tùy thuộc phương pháp đo

D. Không thay đổi

Câu 26: Một ampere kế có giới hạn đo 30A, cấp chính xác 1%, khi đo đồng hồ chỉ 10A thì giá trị
thực của dòng điện cần đo là:

A. 9,7÷10,3 (A)
B. 9÷11 (A)

C. 9,3÷10,3 (A)

D. 9,7÷10,7 (A)

Câu 27: Kết quả đo được biểu diễn dưới dạng A = X/X0 thì X là:

A. Đơn vị đo

B. Đại lượng cần đo

C. Con số kết quả đo

D. Độ nhạy của dụng cụ đo


Câu 28: Kết quả đo được biểu diễn dưới dạng A = X/X0 thì A là:

A. Đơn vị đo

B. Đại lượng cần đo

C. Con số kết quả đo

D. Độ nhạy của dụng cụ đo

Câu 29: Kết quả đo được biểu diễn dưới dạng A = X/X0 thì X0 là:

A. Đơn vị đo

B. Đại lượng cần đo

C. Con số kết quả đo

D. Độ nhạy của dụng cụ đo

Câu 30: Điện áp rơi trên một điện trở phụ tải là 80V. Nhưng khi đo bằng một vôn mét, số chỉ của
vôn mét là 79V. Vậy sai số tuyệt đối của phép đo này là:

A. 1.25%

B. 98.75%
C. 1V
D. 0.9875

Câu 31: Điện áp rơi trên một điện trở phụ tải là 80V. Nhưng khi đo bằng một vôn mét, số chỉ của
vôn mét là 79V. Vậy sai số tương đối của phép đo này là:

A. 1.25%

B. 98.75%

C. 1V

D. 0.9875

Câu 32: Điện áp rơi trên một điện trở phụ tải là 80V. Nhưng khi đo bằng một vôn mét, số chỉ của
vôn mét là 79V. Vậy sai số tương đối của phép đo này là:

A. 1.25%

B. 98.75%
C. 1V
D. 2%

Câu 33: Dùng 2 ampe kế A, B lần lượt đo dòng điện. Khi ampe kế A đo được 10A thì sai số 1A;
khi ampe kế B đo được 20A thì sai số 2A. Vậy phát biểu nào sau đây là đúng :

A. Độ chính xác của ampe kế A cao hơn

B. Độ chính xác của ampe kế A thấp hơn

C. Sai số tuyệt đối của ampe kế A cao hơn

D. Độ chính xác của hai ampe kế bằng nhau

Câu 34: Dùng 2 Volt kế A, B lần lượt đo điện áp. Khi Volt kế A đo được 300V thì sai số 3V; khi
Volt kế B đo được 50V thì sai số 2,5V. Vậy phát biểu nào sau đây là đúng :

A. Độ chính xác của Volt kế B cao hơn

B. Độ chính xác của Volt kế A thấp hơn

C. Sai số tuyệt đối của Volt kế A thấp hơn

D. Sai số tương đối của Volt kế A thấp hơn

Câu 35: Trong kỹ thuật đo lường chúng ta có thể chia ra các phương pháp đo lường sau:

A. Phương pháp đo lường trực tiếp.

B. Phương pháp đo lường gián tiếp.

C. Phương pháp đo lường trực tiếp và phương pháp đo lường gián tiếp.

D. Phương pháp đo lường tương đối.

Câu 36: Thao tác Đo Nguội là:

A. Thao tác đo khi phần tử ngưng hoạt động

B. Thao tác đo khi phần tử lấy ra khỏi mạch

C. Thao tác đo khi phần tử đang hoạt động

D. Thao tác đo khi phần tử ngưng hoạt động hoặc lấy ra khỏi mạch

Câu 37: Sự khác nhau của đồng hồ VOM chỉ thị số và VOM chỉ thị kim là:

A. Nguyên lý mạch đo
B. Nguyên lý chỉ thị kết quả đo

C. Nguyên lý cơ cấu đo

D. Nguyên lý mạch đo và chỉ thị kết quả đo

Câu 38: Chọn phát biểu đúng: Tín hiệu hình sin s(t) = Asin(ωt + φ) là tín hiệu:

A. Biến thiên không tuần hoàn theo thời gian

B. Biến thiên rời rạc theo thời gian

C. Biến thiên rời rạc theo chu kỳ 2kπ

D. Biến thiên liên tục tuần hoàn theo thời gian

Câu 39: Cơ cấu đo điện từ có thể đo được:

A. Các đại lượng điện một chiều.

B. Các đại lượng điện xoay chiều và một chiều.

C. Dòng điện một chiều.

D. Các đại lượng điện xoay chiều.

Câu 40: Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các phương pháp để đo các đại lượng khác nhau,
nghiên cứu về mẫu và đơn vị đo được gọi là:

A. Kỹ thuật đo lường.

B. Đo lường học.

C. Đo lường điện.

D. Đo lường không điện.

Câu 1: Các đại lượng nào sau đây là đại lượng điện tác động:

A. Điện trở

B. Điện áp

C. Nhiệt độ

D. Điện dung
Câu 2: Các đại lượng nào sau đây là đại lượng điện tác động

A. Dòng điện
B. Điện dung

C. Điện trở

D. Điện cảm

Câu 3: Các đại lượng nào sau đây là đại lượng không điện:

A. Điện áp

B. Vận tốc

C. Công suất

D. Điện trở

Câu 4: Để đảm bảo độ chính xác nhiều khi ta phải đo nhiều lần sau đó lấy giá trị trung bình phương
pháp đo này gọi là:

A. Đo trực tiếp

B. Đo gián tiếp

C. Đo thống kê

D. Đo tương quan

Câu 5: Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng vôn kế đo được 49V. Vậy độ
chính xác của phép đo này là:

A. 99%

B. 98%

C. 97%

D. 96%

Câu 6: Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng vôn kế đo được 49V. Vậy sai số
tương đối của phép đo này là:
A. 99%

B. 98%

C. 2%
D. 1V

Câu 7: Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng vôn kế đo được 49V. Vậy sai số
tuyệt đối của phép đo này là.

A. 99%

B. 98%

C. 2%
D. 1V

Câu 8: Dùng 2 Volt kế A, B lần lượt đo điện áp. Khi Volt kế A đo được 300V thì sai số 3V; khi
Volt kế B đo được 50V thì sai số 2,5V. Vậy phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Độ chính xác của Volt kế A cao hơn

B. Độ chính xác của Volt kế A thấp hơn

C. Sai số tuyệt đối của Volt kế A thấp hơn

D. Sai số tương đối của Volt kế A cao hơn

Câu 9: Thế nào là sai số tuyệt đối:

A. Hiệu giữa trị số chỉ thị của đồng hồ đo với trị số chỉ thị của đồng hồ chuẩn

B. Tỉ số phần trăm so sánh giữa sai số tương đối với trị số chỉ thị của đồng hồ chuẩn

C. Số phần trăm giữa trị số tương đối so với trị số lớn nhất trên bảng chia độ đồng hồ đo

D. Là giá trị của 100% trừ cho trị số tương đối

Câu 10: Trên đồng hồ miliampe kế có thang đo 25 mA. Sai số tương đối là ± 2%. Vậy ta có thể
hiểu sai số tuyệt đối của đồng hồ là:

A. ∆I = ± 0,5 mA.
B. ∆I = ± 0,1 mA
C. ∆I = ± 0,15 mA
D. ∆I = ± 0,25 mA
Câu 11: Thế nào là phép đo trực tiếp?

A. Là phép đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một lần đo duy nhất
B. Là phép đo mà kết quả nhận được từ hai phép đo trực tiếp.

C. Là phép đo phải tiến hành nhiều lần đo trực tiếp

D. Là phép đo mà kết quả đo nhận được thường phải thông qua giải một phương trình hay một hệ
phương trình.

Câu 12: Thế nào là sai số tương đối:

A. Hiệu giữa trị số chỉ thị của đồng hồ đo với trị số chỉ thị của đồng hồ chuẩn

B. Là tỉ số của sai số tuyệt đối và giá trị thực của đại lượng cần đo.

C. Số phần trăm giữa trị số tương đối so với trị số lớn nhất trên bảng chia độ đồng hồ đo

D. Là sai lệch giữa giá trị đo được và giá trị thực của đại lượng đo.

Câu 13: Đơn vị đo cường độ ánh sáng trong hệ thống đơn vị quốc tế là

A. Kelvin
B. Mol

C. Candela

D. Kilogam

Câu 14: Phương pháp đo kiểu so sánh là

A. Phương pháp đo không có khâu phản hồi

B. Phương pháp đo có khâu phản hồi

C. Tín hiệu đo được đưa qua một hoặc nhiều khâu biến đổi

D. Tín hiệu đo được đưa trực tiếp đến bộ biến đổi A/D

Câu 15: Thế nào là sai số chủ quan:

A. Là sai số sinh ra do sự không hoàn thiện của phương pháp đo.

B. Là sai số của thiết bị đo sử dụng trong phép đo.

C. Là sai số gây ra do ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài lên đối tượng đo.
D. Là sai số gây ra do người sử dụng.

Câu 16: Sơ đồ khối của một dụng cụ đo tương tự gồm các bộ phận:

A. Chuyển đổi sơ cấp và cơ cấu chỉ thị

B. Chuyển đổi sơ cấp, mạch đo và cơ cấu chỉ thị

C. Chuyển đổi sơ cấp và mạch đo

D. Mạch đo và cơ cấu chỉ thị.

Câu 17: Biểu thức xác định độ nhạy của một dụng cụ đo là:

A. S =

B.

C.

D.

Câu 18: Đại lượng điện thụ động là những đại lượng điện ở trạng thái bình thường:

A. Có mang năng lượng điện

B. Không mang năng lượng điện

C. Có dòng điện

D. Có điện áp

Câu 19: Đại lượng điện tác động là những đại lượng điện ở trạng thái bình thường:

A. Có mang năng lượng điện

B. Không mang năng lượng điện


C. Có dòng điện

D. Có điện áp

Câu 20: Trong đo lường, sai số hệ thống thường được gây ra bởi:

A. Người thực hiện phép đo

B. Dụng cụ đo

C. Đại lượng cần đo

D. Môi trường

You might also like