Đề cương Lập kế hoạch giáo dục

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của lập kế hoạch giáo dục
● Khái niệm
Lập KHGD là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những
mục tiêu giáo dục đã xác định thông qua việc sử dụng, quản lý tối ưu những nguồn lực
của CSGD: nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin, văn hóa…
Chủ thể lập KH: Cán bộ quản lý ở từng cấp quản lý.
Mục tiêu: Mục tiêu của tổ chức (người đứng đầu tổ chức xây dựng nên).
Nội dung bản KH: Xác định rõ các công việc theo mục tiêu đã đề ra, người
thực hiện, các biện pháp thực hiện, quy trình thực hiện, yêu cầu thực hiện công việc,
thời gian, địa điểm thực hiện, dự kiến kết quả đạt được đối với các mục tiêu đã xác
định.
Các nguồn lực GD: Các nguồn lực bên trong tổ chức, nguồn lực bên ngoài tổ
chức và các nguồn lực có thể huy động được(nguồn lực tiềm ẩn).
● Đặc điểm
- Nhà quản lý phải đặt trọng tâm vào tư duy và hành động mang tính chiến
lược; tư duy và hành động có tính toàn cục, cơ bản, quán triệt suốt quá trình quản lý,
tránh cục bộ, thiển cận, chắp vá.
- Việc lập KH phải chú trọng vào tương lai. Đối với GD cần phải quan tâm tới
cả tương lai gần (1 năm học) và tương lai xa (một cấp học).
- KH phải định hướng hoạt động không chỉ của nhà quản lý mà của cả tổ chức
vào các kết quả đạt được, chính là cái đích của toàn bộ nhà trường trong đó có nhà
quản lý.
- KH phải thể hiện tập trung sự quan tâm và nguồn lực vào các vấn đề bức xúc
nhất mà nhà trường đang quan tâm.
- KH cũng phải quan tâm đến quan hệ hợp tác. Đó cũng là xuất phát từ đặc
điểm của GD, 1 hoạt động mang đậm tính chất XH - “XH hoá GD” chính là xu thế thể
hiện đặc điểm này.
● Ý nghĩa
- Giúp cho nhà quản lý ứng phó với sự bất định, sự thay đổi của các nhân tố
bên trong và bên ngoài nhà trường.
- Giúp cho nhà quản lý tập trung chú ý vào các mục tiêu để đạt được kết quả tốt
nhất.
- Cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực tạo hiệu quả
hoạt động cho toàn bộ tổ chức.
- Tạo ĐK dễ dàng cho việc kiểm tra.
- Giúp cho việc phối hợp và kiểm soát các hoạt động, bao quát được các hoạt
động, đảm bảo tính khả thi trong các hoạt động, dễ dàng điều chỉnh và khẳng định sự
phát triển trong tương lai…
2. Nội dung lập kế hoạch giáo dục
Lập KHGD là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những
mục tiêu giáo dục đã xác định thông qua việc sử dụng, quản lý tối ưu những nguồn lực
của CSGD: nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin, văn hóa…
Nội dung bản KH: Xác định rõ các công việc theo mục tiêu đã đề ra, người
thực hiện, các biện pháp thực hiện, quy trình thực hiện, yêu cầu thực hiện công việc,
thời gian, địa điểm thực hiện, dự kiến kết quả đạt được đối với các mục tiêu đã xác
định.
Một bản KH đảm bảo tính khoa học và khả thi cần trả lời được 4 câu hỏi sau:
1. Chúng ta đang ở đâu? - Xác định các chiến lược, các vấn đề đang gặp phải;
thực tiễn GD của nhà trường, môi trường GD, phân tích những yêu cầu của XH cộng
đồng, PHHS; các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD hiện tại… để giải quyết.
2. Chúng ta muốn đi đến đâu trong tương lai? - Tuyên bố đầy đủ, rộng rãi ý đồ
GD của nhà trường. Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, mục tiêu riêng biệt của
nhà trường…
3. Chúng ta đi tới đó bằng cách nào? - Xác định kế hoạch hành động; xác định
chức năng nhiệm vụ, nội dung công việc cần thực hiện, cách thức và cơ chế phối hợp
thực hiện, tiến trình thực hiện, các nguồn lực sử dụng, có thể huy động trong và ngoài
nhà trường. Xác định phương án, phương pháp thực hiện (chọn tối ưu nhất). Dự kiến
những trường hợp sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện KH.
4. Làm thế nào để biết được sự tiến triển? - Xây dựng hệ thống thông tin, vạch
chuẩn và các công cụ đo KQ… phải gồm cả tiêu chí định lượng và định tính.

3. Cấu trúc của bản kế hoạch chiến lược


KHCL là bản KH trong đó có những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện
thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược
để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại, đảm bảo cho nhà trường có được sự phát
triển vượt bậc.
Cấu trúc:
1. Tên KHCL (KH phát triển trường… giai đoạn…)
2. Giới thiệu nhà trường (Giới thiệu chung về quá trình phát triển nhà trường,
những thành tựu nổi bật của trường đã đạt được).
3. Phân tích môi trường (sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT).
4. Xác định sứ mạng, tầm nhìn, giá trị
5. Xác định mục tiêu chiến lược, các ưu tiên
6. Xác định các giải pháp chiến lược
7. Đề xuất tổ chức thực hiện
8. Kết luận và kiến nghị
4. Quy trình lập kế hoạch chiến lược giáo dục
Lập KHCL là đưa ra những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong
tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được
trên cơ sở khả năng hiện tại.
Trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả lời:
- Chúng ta đang ở đâu?
- Chúng ta sẽ đi tới đâu?
- Chúng ta sẽ làm gì, làm như thế nào và bằng phương tiện nào để tới đó?
- Làm thế nào để biết chúng ta đi đúng hướng và tới đích?
Quy trình:
Bước 1: Chuẩn bị lập KHCL
- Xem xét tình trạng lập KH hiện tại của nhà trường;
- Xác định lý do lập KHCL và sự sẵn sàng của nhà trường;
- Thành lập Ban chỉ đạo;
- Đánh giá sự cam kết của lãnh đạo chủ chốt;
- Lựa chọn nhân sự;
- Thành lập Ban lập kế hoạch chiến lược;
- Chuẩn bị kế hoạch công tác;
- Thành lập các tiểu ban cho từng lĩnh vực công việc;
- Xác định và thu thập dữ liệu về nhà trường và môi trường giáo dục;
- Tiên lượng và phá bỏ các rào cản.
Bước 2: Phân tích môi trường và các bên liên quan
Phân tích SWOT môi trường, đặc điểm tình hình, điểm mạnh, điểm yếu, bên
trong các giác độ của tổ chức như: Đội ngũ cán bộ (giảng dạy, phục vụ và quản lý),
HS, quy mô và chất lượng GD, các chương trình GD/các dịch vụ GD…
Điểm mạnh Điểm yếu
S W
(Strengths) (Weaknesses)

Cơ hội Thách thức


O T
(Oppotunities) (Threats)

Phân tích các bên liên đới (liên quan) gồm liên đới chính cấp (trực tiếp) và liên
đới thứ cấp (gián tiếp), phân tích cơ hội, nguy cơ/thách thức, các yếu tố đến từ bên
ngoài nhà trường (chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GD; chủ trương
của ngành, của địa phương về phát triển ngành học, bậc học; các yếu tố kinh tế, công
nghệ, các xu thế XH;...).
Ca
o
Nỗ lực
QUYỀN HẠNvừa phải, Liên hệ chặt chẽ,
làm họ hài lòng nỗ lực hết mình

Quan sát Cung cấp thông


tin
Thấ
p
Thấ QUAN TÂM Ca
p o
Bước 3: Xác định định hướng chiến lược
- Tuyên bố sứ mệnh: Khẳng định mục đích, lý do sự tồn tại của nhà trường; các
lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Thành phần gồm:
+ Tổ chức đang phục vụ ai?
+ Đáp ứng nhu cầu nào của họ?
+ Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu này là quan trọng?
+ Làm thế nào để tổ chức có thể đáp ứng các nhu cầu này?
Tuyên bố sứ mệnh nhà trường phổ thông:
+ Tạo cơ hội học tập thuận lợi
+ Đảm bảo sự thành công trong tương lai cho học sinh khi gia nhập đời
sống xã hội
+ Giáo dục những công dân có trách nhiệm và có ích cho xã hội
+ Tạo môi trường cho học sinh thể hiện khả năng của mình, trở thành công
dân có trách nhiệm, có ích, có năng lực học tập suốt đời
+ Tạo nên thế hệ có ảnh hưởng tích cực trong gia đình, cộng đồng, quốc
gia và quốc tế…
- Tuyên bố tầm nhìn: Là ý tưởng về tương lai của nhà trường có thể đạt được,
thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng động. Chỉ rõ quang cảnh hiện thực, tin
cậy và hấp dẫn của tương lai. Là mục tiêu vẫy gọi, chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương
lai. Xác định như sau:
+ Câu hỏi: Hình ảnh nhà trường sẽ thế nào trong tương lai?
+ Yêu cầu: Ngắn gọn, sống động, đủ thách thức, kim chỉ cho hành động.
+ Tác dụng: Khuyến khích và tăng cường cam kết
- Tuyên bố giá trị: Là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có
liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường. Là 1
vài các nguyên tắc và niềm tin cơ bản, lâu dài để định hướng làm việc, hành vi, các
quan hệ và ra quyết định. Là cái mà nhà trường cố gắng theo đuổi, thậm chí ngay cả
khi môi trường bên ngoài thay đổi. HD các thành viên của nhà trường thực hiện công
việc của họ. Cách thức như sau:
+ Xác định các giá trị cốt lõi
+ Thiết lập các giá trị cốt lõi phù hợp với bối cảnh mới
+ Quyết định các giá trị cốt lõi Nhà trường sẽ theo đuổi
Xây dựng hệ thống các giá trị cốt lõi:
+ Bước 1:
Bước 4: Xác định mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược là mục tiêu rộng, có tính tổng quát chung cho toàn bộ tổ
chức. Mục tiêu tổng quát cũng được xem là mục tiêu chính thức của tổ chức.
Xác định mục tiêu ưu tiên.
1: Phải thực hiện
2: Cần thực hiện
3: Nên theo đuổi
Rất cấp thiết Ít cấp thiết
Rất quan trọng 1 2
Ít quan trọng 3 4
Mục tiêu trong GD thường bao gồm 1 số lĩnh vực sau:
- Quá trình GD/ĐT (dạy học và giáo dục ngoại khóa)
- Phát triển đội ngũ (bao gồm nhân sự hành chính và giáo viên/giảng viên
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học
- Tài chính
- Liên kết hợp tác
- Nghiên cứu khoa học
- Phục vụ cộng đồng
- Lãnh đạo và quản lý
Đối với mục tiêu GD:
- Đưa ra các kỳ vọng rõ ràng
-
Chỉ số thực hiện là những tuyên bố rõ ràng về cách thức đo đạc những thành
quả đạt được trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược. Có thể phân chia các chỉ số
thực hiện thành hai nhóm: nhóm các chỉ số định tính và nhóm các chỉ số định lượng.
Bước 5: Xác định giải pháp chiến lược
Giải pháp chiến lược là những biện pháp, hành động để đi đến việc đạt mục
tiêu chiến lược.
Câu hỏi cần trả lời:
+ Cần làm gì để đạt tới mục tiêu?
+ Cần làm như thế nào?
+ Các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp là gì?
Trong nhà trường, các giải pháp chiến lược thường liên quan đến,
1) Tổ chức bộ máy và quản lý
2) Xây dựng quy chế làm việc
3) Tài chính, tài sản và đầu tư
4) Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
5) Phát triển chuyên môn và học liệu
6) Đổi mới phương pháp dạy học
7) Công tác kiểm định chất lượng giáo dục
8) Xây dựng cơ sở vật chất, thông tin, thư viện
9) Quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nhà trường
10)Hợp tác trong nước và quốc tế (nếu có)
Bước 6: Lập KH hành động
KHCL được thực hiện bằng nhiều kế hoạch hành động theo thời gian (3, 6, 12
tháng) và theo lĩnh vực (giảng dạy, giáo dục, NCKH, dịch vụ GD,...)
Các thành phần của kế hoạch hành động bao gồm:
1. Các bước hành động
2. Các thời gian biểu
3. Phân công nhiệm vụ
4. Nguồn lực cần có
5. Thông tin thích hợp khác

5. Cấu trúc của bản kế hoạch tác nghiệp trong giáo dục
PHÒNG GIÁO DỤC ………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG …………………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………., ngày … tháng … năm …


KẾ HOẠCH
…………………………….

Căn cứ các văn bản…


I. Đặc điểm tình hình
II. Mục đích/Mục tiêu
III. Nội dung chi tiết/Biện pháp thực hiện/Tổ chức thực hiện
IV. Tổng kết, rút kinh nghiệm

Phê duyệt của BGH Người lập kế hoạch

6. Quy trình/Nội dung lập kế hoạch tác nghiệp trong giáo dục

7. Thực hành lập một bản kế hoạch tác nghiệp/một phần kế hoạch cụ thể

You might also like