Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


Trần Hữu Nhân 1, Ngô Huỳnh Mai 1 , Huỳnh Gia Bảo2
1
Sinh viên Sư phạm Hóa học, K46, Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ
2
Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con
người. Việc đưa giáo dục môi trường vào trường phổ thông nói chung và cấp THPT nói riêng là
vô cùng cần thiết. Đó là một quá trình nhằm phát triển ở HS những hiểu biết sơ đẳng về môi
trường, quan tâm đến các vấn đề về môi trường và vì môi trường phù hợp với lứa tuổi của HS.
Có rất nhiều hình thức cũng như phương pháp giáo dục mội trường trong dạy học ở trường
THPT trong đó có có trò chơi học tập. Bài viết đề cập đến các vấn đề về giáo dục môi trường
trong dạy học, thông qua đó đề xuất quy trình trong tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học
hóa học nhằm giáo dục môi trường cho HS ở trường THPT.
Từ khóa: Dạy học hóa học, Giáo dục, Học sinh, Môi trường, Trung học Phổ thông
ENVIRONMENTAL EDUCATION IN TEACHING CHEMISTRY THROUGH
LEARNING GAMES IN HIGH SCHOOL
Abstract: The environment plays an important role in human survival and quality of life. Introducing
environmental education into high schools in general and high school levels in particular is extremely
necessary. It is a process to develop in students a basic understanding of the environment, concern
for environmental issues, and environmental issues appropriate to the student's age. There are many
forms and methods of environmental education in teaching in high schools, including learning
games. The article addresses the environmental education in teaching, thereby proposing a process
for organizing some learning games in teaching chemistry to provide environmental education for
students in high schools.
Keywords: Chemistry teaching, Education, Students, Environment, High School
1. Đặt vấn đề
Môi trường là một vấn đề nóng bỏng đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiểu nhà nghiên
cứu trên toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một đất nước có nên kinh tế phát triển ngày
càng nhanh chóng; Kéo theo đó là những vấn đề nghiêm trọng về môi trường (MT) [8], [9].
Chính vì vậy việc nâng cao ý thức con người về MT và vì MT là hết sức cấp thiết. Theo đó, Luật
BVMT năm 2020 đã nêu: “Bảo vệ môi trường (BVMT) là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. BVMT là điều kiện, nền tảng,
yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động BVMT phải gắn
kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện
các hoạt động phát triển” [3]. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường
(GDMT) trong công cuộc giữ gìn và BVMT trong giáo dục nhằm phát triển bền vững.
Trong dạy học, hóa học là một môn khoa học tự nhiên nhằm nghiên cứu về thành phần, cấu
trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất có liên quan mật thiết đến môi trường. Chính vì vậy
việc GDMT trong trường THPT là đều cần thiết. Điều đó được thể hiện qua mục tiêu chương
trình GDPT môn Hóa học 2018 [2]: “Môn Hoá học hình thành, phát triển ở HS năng lực (NL)
hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, HĐGD khác hình thành, phát triển ở HS các
phẩm chất chủ yếu và NL chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên
cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù
hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với NL và sở
thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân”. GDMT trong dạy học hóa học (DHHH) không

1
những nhằm giúp HS có thể tiếp cận thực tế dưới góc độ hóa học mà còn tăng hiểu biết về thực
trạng về MT hiện nay cho HS nhằm hình thành ở HS tư tưởng phát triển bền vững. Do đó, giáo
viên (GV) phải có những PPDH tích cực và hiệu quả gắn liền hóa học với thực tiễn. Bài viết này
trình bày vấn đề xây dựng và sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong DHHH nhằm GDMT
cho HS ở trường THPT.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Môi trường và giáo dục môi trường
2.1.1. Môi trường
2.1.1.1. Định nghĩa về môi trường
Theo điều 3, Luật BVMT năm 2020 thì “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”[3]
2.1.1.2. Phân loại môi trường
MT sống của con người theo chức năng được phân thành các loại: (1) MT tự nhiên, (2) MT
xã hội, (3) MT nhân tạo [7]

Hình 1. Phân loại môi trường


Bảng 1. Đặc điểm của 3 loại MT
Phân loại Đặc điểm
MT tự nhiên + Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lí, hoá học, sinh học.
+ Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước...
tồn tại và phát triển theo quỵ luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người
MT xã hội + Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người.
+ Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định và tạo nên
sức mạnh tập thể cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
MT nhân tạo + Bao gồm các yếu tố vật chất kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con
người (nhà ở, công viên, thành phố, tiện nghi cuộc sống, ...).
+ Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc
của con người.
2.1.1.3. Vai trò của môi trường
MT có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển và chất lượng cuộc sống của con người nên có
vai trò quan trọng [6], đó là:

Hình 2. Vai trò của môi trường

2
Bảng 2. Các chức năng của môi trường
Vai trò Đặc điểm
Cung cấp các nguồn + Thiên nhiên là nguồn cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho con người.
tài nguyên + Các nguồn tài nguyên này bao gồm: Rừng tự nhiên, Nguồn nước, Động vật,
thực vật, Khí hậu, khoáng sản
Giúp lưu trữ và cung + Cung cấp thông tin lịch sử về: địa chất, tiến hóa của vật chất và sinh vật, xuất
cấp thông tin cho con hiện và phát triển của loài người
người + Cung cấp tín hiệu để báo động sớm các hiểm họa đối với con người và các
sinh vật sống trên Trái đất, lưu trữ cho con người sự đa dạng các nguồn gen
Không gian sống + Trong cuộc sống cần một khoảng không gian để phục vụ các nhu cầu sống:
không khí để thở, nước để uống, nhà ở, đất để sản xuất, để vui chơi, giải trí...
Chứa đựng các chất + Trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, con người đã thải các chất thải vào
phế thải môi trường.
+ Chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường sẽ bị
phân hủy, biến đổi thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh
vật khác (nguyên liệu của tự nhiên)
2.1.2. Giáo dục môi trường
2.1.2.1. Khái niệm
GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm về MT
và các vấn đề MT. GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ
và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những
vấn đề MT và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai [9]
2.1.2.2. Vai trò giáo dục môi trường
+ Là biện pháp có vai trò hết sức to lớn, giúp cho mọi người nói chung và HS ở trường học,
hiểu biết tình trạng MT và các biện pháp bảo vệ MT.
+ GDMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững để
thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững đất nước.
+ GDMT còn góp phần hình thành nhân cách người người chủ tương lai của đất
+ GDMT là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Là nền tảng của nền giáo
dục quốc dân.
2.1.2.3. Mục tiêu giáo dục môi trường trong trường phổ thông [10], [11]
+ Kiến thức, HS thông hiểu về: (1) Khái niệm môi trường, các thành phần môi trường, quan
hệ giữa chúng; (2) Nguồn tài nguyên,khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền
vững; (3) Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả); (4) Các biện
pháp GDMT.
+ Thái độ - tình cảm: (1) Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên; (2) Quan tâm thường
xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng, (3) Ủng hộ, chủ động tham gia
BVMT, phê phán hành vi gây hại môi trường.
2.1.2.4. Nguyên tắc của giáo dục môi trường
GDMT góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học và cần đảm bảo các nguyên tắc [6]:
+ Không biến giờ dạy học môn học thành giờ dạy học môi trường
+ GDMT phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ
năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
+ Nội dung GDMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của địa phương.
+ Đảm bảo cách tiếp cận cơ bản: Giáo dục về MT và vì MT, đặc biệt là giáo dục vì MT.
2.1.2.5. Phương pháp giáo dục môi trường
Có rất nhiều các PPDH có thể GDMT trong dạy học ở trường THPT [10], [11]:

3
Hình thức GDMT PPDH
GDMT trong lớp Dạy học tích + Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của
học hợp chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của GDMT.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung
GDMT.
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
Phương pháp thí + Ví dụ: thí nghiệm về tiết kiệm năng lượng, thí nghiệm ủ rác khi dạy
nghiệm về xử lí rác thải để biết khả năng phân hủy của từng loại rác, ...
+ Ở nơi có điều kiện, có thể tiến hành các thí nghiệm ảo bằng mô hình
hóa qua chương trình phần mềm vi tính như: mô hình chu trình nước,
mô hình sản xuất nước sạch, mô hình về khí nhà kính, ...
Phương pháp + Đối với HS THPT, có thể cho các em nghiên cứu một vấn đề về môi
học tập theo dự trường ở địa phương. GV là người hướng dẫn.
án + Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu nên vừa sức với HS và phù hợp
điều kiện có của nhà trường và địa phương.
+ Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập,
phương pháp GQVĐ, hạn chế việc học thụ động của HS.
Phương pháp + Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp
nêu gương đối với HS.
+ Muốn giáo dục HS có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường,
trước hết các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng
các quy định BVMT
GDMT ngoài lớp Câu lạc bộ môi Sinh hoạt theo các chủ đề bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, sử
học trường dụng năng lượng sạch, ...
Hoạt động tham Vườn quốc gia, khu bảo tồn, công viên, vườn thú, danh lam thắng
quan theo chủ đề cảnh, nơi xử lí rác, nhà máy, bảo tàng ...
Điều tra Khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận
phương án xử lí.
Tổ chức thi , trò Game dạy học, thi điều tra, sáng tác (vẽ, viết...), văn nghệ về chủ đề
chơi môi trường.
2.2.Trò chơi và trò chơi trong dạy học
2.2.1. Trò chơi
Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường thực hiện nhằm mục
đích giải trí hay vui vẻ, và đôi khi được sử dụng như một công cụ giáo dục gọi là trò choi giáo
dục. Trò chơi giáo dục là trò chơi được thiết kế rõ ràng với mục đích giáo dục hoặc có giá trị
giáo dục ngẫu nhiên hoặc thứ cấp. Tất cả các loại trò chơi có thể được sử dụng trong môi trường
giáo dục, tuy nhiên Trò chơi giáo dục là trò chơi được thiết kế để giúp mọi người tìm hiểu về
một số môn học, mở rộng khái niệm, củng cố sự phát triển, hiểu một sự kiện hoặc văn hóa lịch
sử hoặc hỗ trợ học một kỹ năng.
2.2.2. Trò chơi trong dạy học
2.2.2.1. Khái niệm
Tổ chức trò chơi trong dạy học là một PPDH tích cực dựa trên việc nghiên cứu quy luật hoạt
động của não bộ. Trò chơi tạo hứng thú cho học sinh khắc sâu kiến thức (EQ) và xử lý thông tin
(IQ). Cho phép GV thực hiện 2 nhiệm vụ chính hiệu quả là công tim và kích não. Trò chơi có thể
áp dụng cho cả 3 nhóm phương pháp: Dùng lời, trực quan, thực hành [12].
2.2.2.2.Vai trò của trò choi trong dạy học
Thông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng [4], [12]:
+ Phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS
+ HS tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tự nhiên đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác
+ Phát triển NL: NL tự chủ, tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL GQVĐ&ST, … cho HS

4
2.2.2.3. Phân loại
Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi
hỏi tính sáng tạo cao của người dạy. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập
để củng cố kiến thức, kỹ năng qua 3 loại trò chơi [4]:
Trò chơi khởi động Khám phá tri thức Củng cố kiến thức
Mục đích Phá băng, tạo hưng phấn Khám phá tri thức mới qua Kích thích tính tích cực
trước khi học, có tác các trải nghiệm hoặc qua việc học tập, khiến HS hào
dụng thư giãn, kích hoạt giải quyết các tình huống có hứng, sôi động hơn khi
tâm thế học tập vấn đề. tiếp nhận kiến thức.
Đặc điểm Sự đa dạng, có thể liên Thao tác chơi là nội dung học Thao tác chơi chính là
quan đến nội dung bài tập. Dạng trò chơi này yêu hình thức học tập.
học hoặc chỉ đơn giản là cầu sự sáng tạo và sự chuẩn Thường dùng để ôn tập
tạo tâm thế trước khi học bị công phu ở GV hoặc tái hiện kiến thức.
2.2.2.4.Các cấp độ áp dụng trò chơi trong dạy học
+ Cấp độ 1: Trò chơi do giáo viên thiết kế và tổ chức cho một hoạt động hay một đơn vị kiến
thức, học sinh tham gia.
+ Cấp độ 2: Trò chơi do học sinh tự tổ chức; dựa trên thiết kế và hướng dẫn của giáo viên.
+ Cấp độ 3: Trò chơi do học sinh tự xây dựng ý tưởng và tổ chức cho cả lớp hoạt động.
+ Cấp độ 4: Trò chơi liên hoàn cho một tiết học bài mới trọn vẹn.
2.2.3. Qui trình tổ chức trò choi trong dạy học
Để tổ chức trò chơi trong dạy học, GV thường xây dựng qui trình tổ chức như sau [12]:
Các bước Đặc điểm
Bước 1: Giới thiệu tên và - Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn.
mục đích của trò chơi - HS xácđịnh được nhiệm vụ, vai trò của mình trong trò chơi này
Bước 2: Hướng dẫn học - Xác định: Số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò trong trò
sinh tham gia trò chơi chơi- Các dụng cụ dùng để chơi là gì?
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian trò
chơi, những việc không được làm trong trò chơi.
- Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng.
Bước 3: Thực hiện trò - Khi HS đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủ động
chơi tham gia vào trò chơi.
- Ở bước này, HS sẽ là người quyết định cho kết quả của trò chơi
- GV tương tác với HS để giúp HS tham gia tích cực vào trò chơi.
- GV quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS còn lúng túng
Bước 4: Nhận xét sau trò - GV sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa
chơi tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
- GV công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao giải thưởng cho đội,
cá nhân đoạt giải.
2.3. Giáo dục môi trường qua trò choi học tập trong dạy học hóa học ở trường Trung học Phổ
thông
Trong DHHH ở trường THPT, một số dạng Games có thể phù hợp vời từng nội dung bài học
trong SGK: Rung chuông vàng, ai là triệu phú, Vui để học, Trúc xanh…
Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin giới thiệu Games “Rung chuông vàng” trong hoạt
động ngoài giờ nhằm GDMT cho HS trong DHHH ở trường THPT
Kịch bản giáo dục môi trường trong dạy học hóa học qua trò chơi “rung chuông vàng”
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: Giới thiệu tên,mục đích của trò chơi

5
- GV đóng vai trò là MC. - HS chú ý lắng nghe.
- GV giới thiệu tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu là - Thái độ hợp tác
lôi cuốn: Xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu, của HS
các thầy cô giáo và toàn thể các bạn HS đến với
chương trình Rung chuông vàng ngày hôm nay.
- GV giới thiệu mục đích của trò chơi: Với mong
muốn tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho HS sau
những giờ học tập căng thẳng, tạo điều kiện đẩy
mạnh hoạt động GD ý thức HS về MT, giúp các bạn
HS được thể hiện kiến thức của mình, được giao lưu
với bạn bè, phát triển kỹ năng giao tiếp mạnh dạn
khi tham gia các hoạt động nhất là khi đứng trước
đám đông.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tham gia trò chơi
- Giới thiệu thành phần ban giám khảo và ban cố - HS chú ý lắng nghe. HS chuẩn bị dụng
vấn môn Hóa học: Đến với cuộc thi ngày hôm nay, cụ trò chơi mà GV
chúng tôi rất trân trọng và vinh dự được đón tiếp đã yêu cầu.
quý đại biểu, khách quý và quý thầy cô như sau:
1. Thầy… – chức vụ.
2. Cô … – chức vụ.
- GV công bố số người tham gia trò chơi: Hãy dành
lời chào nồng nhiệt cho …. HS đến từ lớp .... của
trường THPT …..
- Thông báo dụng cụ trò chơi cần thiết: Dụng cụ để
tham gia trò chơi là bảng con hoặc dùng 4 tờ giấy
ghi 4 đáp án A, B,C, D thật to.
- GV công bố thể lệ trò chơi “ Rung chuông vàng”
cho HS nắm rõ:
Các thí sinh lần lượt trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm
của chương trình thuộc lĩnh vực hóa học nói chung
và về chương Hidrocarbon nói riêng. Thí sinh có
10s để trả lời vào bảng hoặc giơ tờ giấy có đáp án
đúng. Nếu trả lời đúng thì được giữ lại ở trên hiện
trường để trả lời câu tiếp theo. Nếu sai bị loại và
bước ra khỏi hiện trường. Thí sinh còn lại cuối cùng
là người xuất sắc nhất. Người nào trả lời đúng câu
hỏi cuối cùng là người chiến thắng, rung được
chuông vàng.
Khi chưa đến câu 15 mà không còn thí sinh nào trên
sàn thi đấu thì HS sẽ tham gia vào cuộc giải cứu
bằng cách tham gia một trò chơi nhỏ là trả lời 1 câu
hỏi vui. Thí sinh nào trả lời được câu hỏi vui thì
được giải cứu quay lại hiện trường để tiếp tục rung
chuông vàng.
Hoạt động 3: Thực hiện trò chơi
- GV hỏi HS có nắm được thể lệ: Các em đã nắm rõ - HS giơ cao câu trả lời - Câu trả lời đúng
thể lệ chơi chưa nào. của bản thân. của HS giơ lên.
- GV bắt đầu trò chơi: Các thí sinh đã sẵn sàng để - HS trả lời câu khi GV - Câu trả lời thắc
chinh phục chặng đường tri thức trong chương trình hỏi về liên hệ bài học. mắc của GV và ban
RCV ngày hôm nay chưa? Và bây giờ chúng ta cùng - HS có thể hỏi lại GV về cố vấn.

6
đến với câu hỏi thứ nhất cuộc thi RCV ngày hôm kiến thức trong từng câu - Nội dung rút ra
nay. hỏi khi chưa hiểu. được từ trò chơi:
Câu 1: Thành phần có trong khí thiên nhiên là - Khi chưa tìm ra người Câu 1: HS nắm
A. Methane B. Ethylene chiến thắng, HS viết thật được nguồn gốc của
C. Acetylene D. Propane to câu trả lời tự luận hoặc alkane, đặc biệt là
Đáp án đúng là A. Methane tình huống vào giấy rồi methane và ứng
Liên hệ: Metan là thành phần chính của hỗn hợp giơ cao. dụng của nó.
khí tự nhiên, các khí dầu mỏ hay khí được phát sinh Câu 2: Biết được
từ bùn ao đầm lầy. Nó còn là chất khí được tạo ra ứng ụng của PE
trong quá trình người ta chế biến dầu mỏ, hay công Câu 3: biết được
nghiệp chưng cất khí than đá. Ứng dụng của metan nguồn gốc của cao
rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là dùng để làm nhiên su thiên nhiên và
liệu ứng dụng của nó
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia Câu 4: biết công
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu. thức cấu tạo cao su
Câu 2: Nhựa PE có công thức là buna và ứng dụng
A. (-CH2-CH=CH-CH2-)n của nó.
B. (-CF2-CF2-)n Câu 5: biết được
C. (-CH2-CH-)n ứng dụng của
CH2 ethylene.
D. (-CH2-CH2-)n Câu 6: biết được
Đáp án đúng là D. (-CH2-CH2-)n tính chất và ứng
Liên hệ: Nhựa PE phổ biến trong cuộc sống dùng dụng acetylene.
sản xuất các loại ống và phụ kiện, sản xuất đồ chơi, Câu 7: Biết được
đồ gia dụng, sử dụng trong ngành in ấn,… ứng dụng của PE.
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia Câu 8: Biets được
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu. tác hại của khí CO2
Câu 3: Polyisoprene có nhiều trong cây nào? đối với MT và biện
A. Cây café B. Cây tiêu pháp BVMT.
C. Cây cao su D. Cây điều Câu 9: biết được
Đáp án đúng là C. Cây cao su tính chất của nhựa
Liên hệ: Polyisoprene còn gọi là cao su tự nhiên là PS và ứng dụng của
vật liêu sản xuất từ mủ cây cao su và được ứng dụng nó.
trong công nghiệp và y tế,… Câu 10: biết về
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia thước đo của xăng
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu. dầu.
Câu 4: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra Câu 11: Biết được
polime dùng để sản xuất cao su buna ? qui trình sản xuất
A. but-1-ene B. buta-1,3-dien xăng dầu.
C. but-2-ene D. butane Câu 12: Biết được
Đáp án đúng là B. buta-1,3-dien ứng dụng PP và
Liên hệ: cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém nguy cơ ô nhiễm
hơn cao su thiên nhiên nên dùng để sản xuất lốp MT của rác thải
xe,.. nhựa. Nêu được
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia biện pháp giảm rác
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu. thải nhựa.
Câu 5: Tại sao để những trái chín gần những trái Câu 13: Biết được
xanh thì trái xanh lại nhanh chín hơn. công dụng của
A. Có khí methane B. Có khí Acetylene arene
C. Có khí Ethylene D. Có khí Propane Câu 14: Biết được

7
Đáp án đúng là C. Có khí ethylene ứng dụng của
Liên hệ: Do tính kích thích tăng trưởng nên alkene.
ethylene được ứng dụng trong công nghiệp. Câu 15: Biện pháp
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia hạn chế và tận dụng
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu. rác thải hữu cơ.
Câu 6: Nhiên liệu trong hàn cắt kim loại là: Câu 16: Biết được
A. Acetylene B. Ethylen qui trình sản xuất
C. Methane D. Propane xăng dầu.
Đáp án đúng là A. Acetylene Câu 17: biết được
Liên hệ: Do tính dễ cháy và tỏa nhiệt cao nên làm ứng dụng quân sự
nhiên liệu cho đèn xì để hàn kim loại. của arene.
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia Câu 18: biết được
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu. ứng dụng của
Câu 7: Một trong những ứng dụng PE trong đời alkane(parafine)
sống là: Câu 19: Biết được
A. Cao su B. Keo dán độc tính của arene.
C. Màn bọc thực phẩm D. Thủy tinh hữu cơ. Câu 20: Biết được
Đáp án đúng là C. Màng bọc thực phẩm nguyên nhân gây
Liên hệ: ung thư và cách hạn
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia chế.
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 8: Quá trình cháy của xăng, dầu diasel trong
động cơ phương tiện giao thông tạo ra sản phẩm
cuối cùng là:
A. Khí H2S B. Khí CO2
C. Khí NH3 D. Khí H2
Đáp án đúng là B. Khí CO2
Liên hệ: Xăng đốt trong động cơ biến nhiệt năng
thành động năng và tạo ra khí CO2 gây hiệu ứng
nhà kính.
Tương tác với HS: Như vậy em hãy cho biết cách
nào để giảm khí CO2 để BVMT
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 9: Khi đựng đồ ăn, người ta thường sử dụng ly,
chén xốp có kí hiệu PS. Kí hiệu đó có ý nghĩa gì?
A. Nhựa trùng hợp Ethylene
B. Nhựa trùng hợp Propilene
C. Nhựa trùng hợp Stryrene
D. Nhựa trùng hợp Teflon
Đáp án đúng là C. Nhựa trùng hợp Stryrene
Liên hệ: Nhựa PS cứng, trong suốt, hình thcws đẹp,
dễ gia công nên được ứng dụng hộp xốp thực phẩm,
đồ chơi trẻ em,…
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 10: Để đo chất lượng xăng người ta dùng đại
lượng đặc trưng nào?
A. Chỉ số savon B. Chỉ số acid
C. Chỉ số octane D. Chỉ số ester

8
Đáp án đúng là C. Chỉ số octane
Liên hệ: chỉ số octane càng cao thì nhiên liệu càng
có thể chịu nén được trước phát nổ.
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 11: Chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ
3400C ở áp suất thấp tạo ra được sản phẩm gì?
A. Xăng B. Dầu hỏa
C. Dầu diesel D. Nhựa đường
Đáp án đúng là C. Nhựa đường.
Liên hệ:

Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 12: Kí hiệu nhận biết sản phẩm của trùng hợp
propilene là:
A. PP B. PS
C. PE D. PVC
Đáp án đúng là A. PP
Liên hệ: Nhựa PP có tính bền cơ học cao nên được
dụng làm bao bì, in ấn, chai nước,…
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Tương tác với HS: Qua nhiều câu hỏi ta thấy nhựa
là chất khó phân hủy tạo thành rác thải nhựa gây ô
nhiễm MT. Em có biện pháp nào để giảm rác thải
nhựa không?
Câu 13: Tại sao người ta lại thêm hidrocarbon thơm
vào trong xăng dầu?
A. Giúp tiết kiệm nhiên liệu
B. Giúp đốt cháy nhiên liệu hiệu quả hơn.
C. Giúp hạn chế khí thải
D. Giúp bôi trơn động cơ
Đáp án đúng là B. Giúp đốt cháy nhiên liệu hiệu quả
hơn.
Liên hệ: Các hidrocarbon thơm như benzene,
toluene, xylene,…
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 14: Các alkane từ C11 đến C20 được ứng dụng
để làm gì?

9
A. keo dán B. dầu nhớt xe
C. kem dưỡng da, sáp nẻ, thuốc nở
D. sơn dầu
Đáp án đúng là A. kem dưỡng da, sáp nẻ, thuốc nở.
Liên hệ: Alkane từ C11 đến C20 còn gọi là vasaline.
Các em thấy người ta dưỡng ẩm các vùng da khô,
rạn nứt như môi, gót chân, khủy tay,… bằng
vasaline.
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu
Câu 15: Quá trình chuyển hóa các phế thải sinh
khối , các chất thải động vật,… thành khí đốt trong
biogas là do:
A. Vi khuẩn Rhizobia B. Vi khuẩn Escherichia coli
C. Vi khuẩn Lactobacillus D. Vi khuẩn Methanogen
Đáp án đúng là D. Vi khuẩn Methanogen
Liên hệ: Việc chăn nuôi sẽ phát sinh rác thải hữu
cơ, để tận dụng nguồn thải tránh ô nhiễm MT người
ta xây hầm biogas để lấy khí methane để cung cấp
nhiên liệu đốt.
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu
Câu 16: Xăng chúng ta sử dụng cho xe chạy hằng
ngày được sản xuất như thế nào?
A. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 20 0C
dưới áp suất cao.
B. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 340 0C
dưới áp suất thấp.
C. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 120 0C
dưới áp suất thấp.
D. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 70 0C
dưới áp suất cao.
Đáp án đúng là D. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở
nhiệt độ 700C dưới áp suất cao.
Liên hệ:

Chúc mừng các bạn HS trả lời đúng. Xin chia buồn
tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 17: Toluene dùng để sản xuất chất nổ phổ biến
trong quân sự là TNT. Danh pháp của thuốc nổ
TNT là:
A. 1,2-nitrotoluene B. 1,4-bromotoluene
C. 2,4,6-Trinitrotoluene D. 1,3-chlorotoluene

10
Đáp án đúng là C. 2,4,6-Trinitrotoluene
Liên hệ: Sức công phá của thuốc TNT là thước đo
tiêu chuẩn về sức công phá của bom khác.
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu
Câu 18: Các alkane từ C20 đến C35 (paraffin) được
ứng dụng làm gì?
A. Nến, sáp B. Nhựa, chất dẻo
C. Tơ sợi D. Cao su.
Đáp án đúng là A. nến, sáp
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 19: Thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ
cỏ) thế hệ cũ là dẫn xuất của benzene có hại cho sức
khỏe và môi trường nên bị cấm. Các chất cấm đó là:
A. DDT và 666 B. Amiben và Simazine
C. Monuron và Diuron D. Chlordane và Heptachlor
Đáp án đúng là B. DDT và 666
Liên hệ: DDT và 666 có dẫn xuất arene nên rất
độc
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
Câu 20: Chất nào sau đây gây ung thư ở người?
A. DHA B. CFC C. PAH D. PHA
Đáp án đúng là C. PAH

Đây là hidrocarbonn thơm đa vòng,


chúng tạo ra do đốt cháy than củi, hút thuốc lá,
thuốc bảo vệ thực vật, phương tiện giao thông.
Chúc mừng các bạn sinh viên trả lời đúng. Xin chia
buồn tới các bạn HS rời sàn thi đấu.
- Trong lúc chơi, GV sẽ liên hệ kiến thức đời sống
liên quan đến ý thức bảo vệ môi trường.
- Tương tác với HS về kiến thức trọng tâm trong câu
hỏi, từ đó rút ra được nội dung kiến thức môi
trường: Qua câu hỏi … chúng ta nhận thấy rắng…
- GV mời sẽ mời giám khảo hoặc ban cố vấn để giải
đáp những câu hỏi khó khăn mà HS thắc mắc: Xin
mời thầy…., thầy có thể nói cho các bạn HS rõ hơn
về vấn đề….
- Khi trả lời hết tất cả các câu hỏi của chương trình
mà vẫn chưa tìm ra được người chiến thắng, GV sẽ
mời giám khảo hoặc ban cố vân đưa ra câu hỏi phụ
tự luận hoặc tình huống để tìm ra người chiến thắng:
Sau chặng đường thi vô cùng gay cấn và cực kỳ hấp
dẫn cuối cùng chúng ta vẫn chưa tìm ra được những
gương mặt xuất sắc nhất trong cuộc thi ngày hôm

11
nay. Để tìm ra người xuất sắc nhất xin mời thầy….
sẽ đặt một câu hỏi phụ cho các bạn HS trả lời. Bạn
nào có đáp án nhanh nhất sẽ là người rung chuông
vàng của chương trình.
Hoạt động 4: Nhận xét sau trò chơi
- GV sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng - HS chú ý lắng nghe. - Lời nhận xét tích
HS, những việc làm chưa tốt của các HS để rút kinh - HS lên bục giảng nhận cực sau trò chơi.
nghiệm: qua trò chơi rung chuông vàng tôi nhận thưởng.
thấy các bạn HS rất tích cực tham gia, có thái độ - HS nêu lên cảm nghĩ
nghiêm túc và đặc biệt hiểu sâu sắc về kiến thức của của bản thân.
chương Hidrocarbon.
- GV công bố kết quả chơi của từng cá nhân và trao
giải thưởng cho cá nhân đoạt giải: Xin chúc mừng
bạn… đã chạm tay vào chiếc chuông danh giá ngày
hôm nay. Không kém cạnh bạn…. đã về nhì và
bạn… về ba.
- Mời giám khảo lên trao quà cho HS đoạt giải: Xin
trân trọng mời thầy … lên trao phần thưởng cho
người chiến thắng. Phần quà cho người về nhất bao
gồm 10 cây bút bi. Xin trân trọng mời thầy … lên
trao phần thưởng cho người về nhì. Phần quà cho
người về nhất bao gồm 7 cây bút bi. Xin trân trọng
mời thầy … lên trao phần thưởng cho người chiến
thắng. Phần quà cho người về ba bao gồm 5 cây bút
bi.
- GV cho HS phát biểu cảm nghĩ sau khi chơi trò
chơi “ Rung chuông vàng”: Cảm nghĩ của em như
thế nào sau khi tham gia trò chơi rung chuông
vàng…. Cảm ơn nhưng lời tâm sự của bạn…Và tôi
biết chắc rằng qua chương trình nay sẽ đem lại cho
bạn một trải nghiệm đẹp.
- GV chốt lại ý nghĩa và mục đích của trò
chơi:Chương trình rung chuông vàng chính thức kết
thúc, mong rằng các bạn sau chương trình này sẽ
3. Kết luận
Vận dụng trò chơi trong dạy học là một phương thức được đánh giá cao vì những lợi ích
mà nó mang lại. “Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong
hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học
đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trong dạy
học Hóa học, việc sử dụng trò chơi trong dạy học là cần thiết và phù hợp với đặc điểm HS, giúp
HS tích cực, hứng thú trong quá trình học tập; đặc biệt là có nhận thức về môi trường (hiểu biết
môi trường) và vì môi trường(bảo vệ môi trường)
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, Ban hành theo
TT32/2018/TT- BGDĐT.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học, Hà Nội
3. Chính phủ (2020), Luật bảo vệ mội trường, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Bích Hồng (2014), “ Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học”, Tạp chí Khoa
học ĐHSP TPHCM.

12
5. Đặng Thành Hưng, (2002), Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Duy Long, Nguyễn Xuân An - Vũ Thị Phương Thảo (2023), Những nghiên cứu về mô
hình, khung đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ
thông
7. M. Lucas (2020), The Role of Sciennce Education in Education for the Environment
8. Pen - Jen Chen (2017), Environmental Educators, It is Time to design a Whole Curriculum Now,
Environmental Education Research, v3 n2 p233-37
9. R. Ballantyne and J. I. Packer (2013), Teaching and learning in Environmental Education:
Developing Environmental Conceptions, Journal of Environmental Education 27 (2) 25-
32
10. Trần Thị Thường (2015) , Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông
qua dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học lớp 11, Luận văn thạc sỹ KHGD. ĐHSP
Tp.HCM
11. Đào Văn Truyền (2019), Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học môn Hóa học
lớp 12 ở trường THPT, Luận văn thạc sỹ KHGD. ĐHSP Tp.HCM

13

You might also like