VSATTP - Tiểu luận - Nhóm 5 - Lớp 504.

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ
KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Duy Anh Triết


Lớp học phần: 12DHQTDVNH1 - 010100653504
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
1. Hồ Mai Xuân Hoài 2030210204
2. Hồ Mộng Ngọc Ánh 2030219324
3. Nguyễn Thị Ly 2030219420
4. Phan Ngọc Nhơn 2030210119
5. Nguyễn Thanh Thảo 2030212290
6. Nguyễn Thị Quỳnh Thi 2030219499

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ
KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Duy Anh Triết


Lớp học phần: 12DHQTDVNH1 - 010100653504
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
1. Hồ Mai Xuân Hoài 2030210204
2. Hồ Mộng Ngọc Ánh 2030219324
3. Nguyễn Thị Ly 2030219420
4. Phan Ngọc Nhơn 2030210119
5. Nguyễn Thanh Thảo 2030212290
6. Nguyễn Thị Quỳnh Thi 2030219499

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2022


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Họ và tên Công việc Tiến độ Xác nhận

Nội dung, thuyết trình


Hồ Mai Xuân Hoài 100% Đã xác nhận
chương 1; tổng hợp Word.

Nội dung, thuyết trình


Hồ Mộng Ngọc Ánh 100% Đã xác nhận
chương 2- 2.3.

Nội dung, thuyết trình


Nguyễn Thị Ly 100% Đã xác nhận
chương 2- 2.2.

Nội dung, thuyết trình


Phan Ngọc Nhơn 100% Đã xác nhận
chương 2- 2.1.

Nội dung, thuyết trình


Nguyễn Thanh Thảo 100% Đã xác nhận
chương 3.

Nguyễn Thị Quỳnh Thi Thực hiện PPT. 100% Đã xác nhận

i
BẢNG CHẤM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM

Họ và tên Nhận xét Điểm

Hoạt động tích cực, hoàn


Hồ Mai Xuân Hoài thành công việc đầy đủ, đúng 10/10
tiến độ.

Hoạt động tích cực, hoàn


Hồ Mộng Ngọc Ánh thành công việc đầy đủ, đúng 10/10
tiến độ.

Hoạt động tích cực, hoàn


Nguyễn Thị Ly thành công việc đầy đủ, đúng 10/10
tiến độ.

Hoạt động tích cực, hoàn


Phan Ngọc Nhơn thành công việc đầy đủ, đúng 10/10
tiến độ.

Hoạt động tích cực, hoàn


Nguyễn Thanh Thảo thành công việc đầy đủ, đúng 10/10
tiến độ.

Hoạt động tích cực, hoàn


Nguyễn Thị Quỳnh Thi thành công việc đầy đủ, đúng 10/10
tiến độ.

ii
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ....................................... 1


1.1. KHÁI NIỆM NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ............................................................... 1
1.2. Các tác nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm ............................................................... 1
1.3. Các dạng ngộ độc thực phẩm ................................................................................ 1
1.3.1. Vi khuẩn ............................................................................................................ 1
1.3.2. Virus .................................................................................................................. 2
1.3.3. Ký sinh trùng ..................................................................................................... 3
1.3.4. Prion (thể đạm độc) ............................................................................................ 3
1.3.5. Hóa chất ............................................................................................................. 3
1.4. Thực trạng ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ KHI XẢY RA NGỘ
ĐỘC THỰC PHẨM .................................................................................................... 6
2.1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ................................... 6
2.2. Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ..................................................... 8
2.2.1. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà ..................................................... 8
2.2.2. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm bên ngoài............................................... 13
2.3. Cách xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ........................................................... 14
2.3.1. Nguyên tắc chung ............................................................................................ 14
2.3.2. Biện pháp cụ thể .............................................................................................. 15
2.3.3. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà ..................................................... 17
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT ......................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 20

iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

1.1. KHÁI NIỆM NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM


Ngộ độc thực phẩm là tất cả các bệnh gây ra bởi mầm bệnh có trong thực phẩm hoặc là
tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có chứa chất độc.

Về các bệnh lý gây ra bởi mầm bệnh có trong thực phẩm được chia thành hai nhóm:

- Bệnh do nhiễm trùng (food infections): là nhóm ngộ độc do thực phẩm có vi khuẩn
gây bệnh và ký sinh trùng. Các vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể thông qua đường
tiêu hóa và tác động có hại tới cơ thể ở các mức độ khác nhau.

- Bệnh gây ra do chất độc (food poisonings): là nhóm ngộ độc do chất độc có thể do vi
sinh vật tạo ra, do nguyên liệu có chứa chất độc hoặc do hóa chất từ quá trình chăn nuôi,
trồng trọt, bảo quản và chế biến,…

1.2. CÁC TÁC NHÂN DẪN TỚI NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người ta ăn thức ăn hoặc uống
nước có chứa vi khuẩn, độc tố vi khuẩn (chất do vi khuẩn sinh ra), ký sinh trùng hoặc
vi rút. Ngộ độc thực phẩm cũng có thể xảy ra khi các chất độc không lây nhiễm (như
nấm độc) hoặc kim loại nặng (như chì hoặc thủy ngân) đi vào dạ dày của con người.

Khi mọi người ăn hoặc uống thứ gì đó bị nhiễm vi trùng, họ có thể bị ngộ độc thực
phẩm. Thông thường, mọi người bị ngộ độc thực phẩm từ các thực phẩm có nguồn gốc
động vật - như thịt, gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa và hải sản. Nhưng trái cây và
rau củ chưa rửa và các thực phẩm sống khác cũng có thể bị ô nhiễm và gây bệnh cho
con người. Thậm chí, nước cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

1.3. CÁC DẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM


1.3.1. Vi khuẩn
Salmonella, Campylobacter và Escherichia coli (E. coli) là một số tác nhân gây bệnh từ
thực phẩm phổ biến nhất ảnh hưởng đến hàng triệu người hàng năm, đôi khi có những
ca bệnh nghiêm trọng và gây tử vong. Thực phẩm liên quan đến sự bùng phát của bệnh
nhiễm khuẩn salmonella đến từ trứng, gia cầm và các sản phẩm khác có nguồn gốc động
vật. Các trường hợp nhiễm Campylobacter do thực phẩm gây ra chủ yếu do sữa tươi,
thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín và nguồn nước uống không đảm bảo. Còn E. coli

1
thì có liên quan đến sữa chưa được tiệt trùng, thịt chưa nấu chín và trái cây và rau quả
tươi bị ô nhiễm.

Ngoài ra, một số dạng nhiễm khuẩn khác như: Nhiễm khuẩn Listeria có thể dẫn đến sẩy
thai ở phụ nữ mang thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh. Mặc dù sự xuất hiện của bệnh tương
đối thấp, nhưng hậu quả nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong của Listeria đối với sức
khỏe, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người già, được coi là một trong những bệnh
nhiễm trùng do thực phẩm nghiêm trọng nhất. Vi khuẩn Listeria được tìm thấy trong các
sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng và các loại thực phẩm ăn liền khác nhau và chúng có
thể phát triển ở nhiệt độ lạnh.

Nhiễm khuẩn Vibrio cholerae (Phẩy khuẩn tả) có thể lây nhiễm sang người qua nước
hoặc thức ăn bị ô nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, nôn mửa và tiêu
chảy nhiều nước, điều đó diễn ra nhanh chóng dẫn đến mất nước nghiêm trọng và có thể
gây tử vong. Gạo, rau, hạt kê và nhiều loại hải sản khác nhau có liên quan đến sự bùng
phát của loại vi khuẩn này hay nó còn được biết đến là dịch Tả.

Dù không trực tiếp gây ngộ độc thực phẩm cho con người, nhưng thuốc kháng sinh cũng
là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến điều đó. Bởi lẻ thuốc kháng sinh rất cần thiết để điều
trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, bao gồm cả các mầm bệnh từ thực phẩm.
Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng trong thú y và con người có liên quan đến sự xuất hiện
và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, điều đó khiến cho việc điều trị các bệnh truyền
nhiễm ở động vật và con người không còn đạt được hiệu quả cao, gây nguy hiểm và đe
dọa đến sức khỏe của con người.

1.3.2. Virus
Một số loại virus có thể được truyền qua đường tiêu thụ thực phẩm. Norovirus là nguyên
nhân phổ biến của các bệnh nhiễm trùng do thực phẩm với đặc trưng các triệu chứng
như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy ra nước và đau bụng. Virus viêm gan A cũng có thể
lây truyền qua thực phẩm và có thể gây ra bệnh gan lâu dài và chúng lây lan thường là
qua hải sản sống hoặc nấu chưa chín hoặc sản phẩm sống bị ô nhiễm. Ngoài ra, nhóm
virus cúm gia cầm (HPAI) cũng mang lại những mối đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt phải
kể đến virus H5N1 và H7N9 đã gây ra những ổ dịch nghiêm trọng ở một số quốc gia
trên thế giới.

2
1.3.3. Ký sinh trùng
Một số loại ký sinh trùng, chẳng hạn như sán lá truyền qua cá, chỉ lây truyền qua đường
ăn uống. Một số loại ký sinh trùng khác, ví dụ như sán dây Echinococcus spp, hoặc
Taenia spp, có thể lây nhiễm sang người thông qua thức ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với
động vật. Các ký sinh trùng khác, chẳng hạn như Ascaris, Cryptosporidium, Entamoeba
histolytica hoặc Giardia, xâm nhập vào chuỗi thức ăn qua nước hoặc đất và có thể làm
ô nhiễm sản phẩm tươi sống.

1.3.4. Prion (thể đạm độc)


Thể đạm độc gây ra bệnh suy giảm hệ thần kinh trung ương, phá hoại cấu trúc cơ.

Tất cả các bệnh liên quan tới thể đạm độc được gọi là TSEs (transmissible spongiform
encephalopathies), hiện nay bệnh này vẫn chưa chữa được và chắc chắn gây ra tử vong
sau nhiều năm mắc bệnh.

Prion, là tác nhân lây nhiễm bao gồm protein, chúng đặc biệt ở chỗ là chúng có liên quan
đến các dạng bệnh thoái hóa thần kinh cụ thể.Ví dụ như bệnh não thể xốp ở bò (BSE,
hay còn gọi là bệnh bò điên) là một bệnh prion ở gia súc, có liên quan đến biến thể bệnh
Creutzfeldt-Jakob (vCJD) ở người. Khi tiêu thụ các sản phẩm thịt có chứa chất có nguy
cơ cụ thể, chẳng hạn như mô não, thì đó là con đường chính lây truyền prion sang cơ
thể của con người.

1.3.5. Hóa chất


Hóa chất có trong nguồn thực phẩm chính là mối quan tâm lớn nhất đối với sức khỏe
của con người. Chúng gồm những chất độc đến từ tự nhiên và các chất hóa học được tạo
ra bởi con người.

Các độc tố xuất hiện tự nhiên bao gồm độc tố nấm mốc, độc tố sinh học biển, glycoside
cyanogenic và độc tố xuất hiện trong nấm độc. Thực phẩm chủ yếu như ngô hoặc ngũ
cốc có thể chứa nhiều độc tố nấm mốc, chẳng hạn như aflatoxin và ochratoxin, do nấm
mốc sinh ra trên ngũ cốc. Nếu tiếp xúc lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
và sự phát triển, hoặc gây ung thư.

Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) là các hợp chất tích tụ trong môi trường
và cơ thể con người. Các ví dụ đã biết đến như dioxin và polychlorinated biphenyls
(PCB), là những sản phẩm phụ độc hại của các quy trình công nghiệp và quá trình đốt

3
chất thải. Chúng được tìm thấy trên toàn thế giới trong môi trường và tích tụ trong chuỗi
thức ăn của động vật. Dioxin có độc tính cao và có thể gây ra các vấn đề về sinh sản và
phát triển, làm hỏng hệ thống miễn dịch, can thiệp vào nội tiết tố và gây ung thư.

Các kim loại nặng như chì, cadmium và thủy ngân gây hại cho thần kinh và thận. Ô
nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm chủ yếu do ô nhiễm nước và đất.

Các mối nguy hóa học khác trong thực phẩm có thể bao gồm các nucleotide phóng xạ
có thể thải ra môi trường từ các ngành công nghiệp và từ các hoạt động hạt nhân dân
dụng hoặc quân sự, chất gây dị ứng thực phẩm, dư lượng thuốc và các chất gây ô nhiễm
khác có trong thực phẩm trong quá trình này.

1.4. THỰC TRẠNG


Theo ước tính đến từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có khoảng 600 triệu
người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm, tức là cứ mỗi 25 người là sẽ có 2 người bị ngộ
độc thực phẩm. Và khoảng 420.000 người chết mỗi năm do ngộ độc thực phẩm (chiếm
0,07% số người nhiễm bệnh).

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hàng năm, ước
tính có khoảng 56 triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm, tức là cứ 6 người Mỹ thì có 1
người mắc bệnh, cùng với đó là 128.000 người phải nhập viện và 3.000 người chết vì
ngộ độc thực phẩm.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 5 năm 2022, cả nước xảy ra 4 vụ
ngộ độc thực phẩm với 15 người bị ngộ độc, trong đó có 1 người tử vong. Trong 5 tháng
đầu năm 2022, cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm với 263 người bị ngộ độc, trong
đó có 2 người tử vong. Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp nặng và đặc biệt được
ghi nhận tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Cho nên, trên thực tế số trường hợp bị ngộ
độc thực phẩm tại Việt Nam còn cao hơn nhiều so với số liệu được đưa ra.

Nhìn chung, ngộ độc thực phẩm là tình trạng, căn bệnh thường gặp ở con người nhưng
tỉ lệ tử vong không cao. Tuy nhiên, những ảnh hưởng mà nó gây ra đối với sức khỏe và
đời sống của con người là rất đáng kể. Nếu không có cho mình những sự quan tâm và
hiểu biết nhất định về nó thì rất dễ nhận lấy những hậu quả khó lường sau này. Cho nên,
việc trang bị cho mình những kiến thức về các biện pháp phòng ngừa và xử lý khi bị
ngộ độc thực phẩm là điều tất yếu ở mỗi người. Vì vậy, xin mời quý đọc giả cùng đi đến

4
với chương 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ KHI XẢY RA NGỘ
ĐỘC THỰC PHẨM

5
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ KHI
XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

2.1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải
các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải
thức ăn ôi thiu, nấm mốc.

Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà
không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội
hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi. Do đó, bạn cần nhận biết đúng biểu
hiện trúng thực để có cách xử lý kịp thời.

Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:

- Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy

- Đau bụng

- Sốt

- Mệt mỏi và thiếu năng lượng

- Chán ăn

- Đau cơ

- Ớn lạnh

Khi rơi vào những tình huống sau đây, có thể nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm:

- Người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó.

- Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử
dụng một loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không bị bệnh.

- Các dấu hiệu gợi ý ngộ độc thực phẩm là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

- Quan sát thực phẩm thấy có biểu hiện nghi ngờ, như ôi thiu, có mùi lạ, xuất hiện giun
sán.

- Triệu chứng cụ thể của ngộ độc thực phẩm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên:

6
+ Nếu nguyên nhân do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố vi
khuẩn tiết ra): người bệnh thường chỉ biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (như đau bụng,
nôn, tiêu chảy), có thể kèm theo các biểu hiện của mất nước (như khát nước, khô môi),
nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi).

+ Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: bệnh
nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví
dụ như hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch).

+ Nếu nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: bệnh nhân xuất
hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể
có chứa độc tố. Ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc,...

Ngộ độc thực phẩm sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nặng ở đường tiêu
hoá hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng:

- Rối loạn thần kinh: đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ,
co giật, đau đầu, chóng mặt.

- Rối loạn tim mạch: tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.

- Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như
đau ngực, cổ, hàm, họng).

- Sức đề kháng của cơ thể kém: nhất là ở các đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, người cao
tuổi, người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch (thường dùng trong bệnh về khớp,
ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn
sắc tố.

Thông thường, ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút,
vài giờ hoặc trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm
dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh
thần cho người mắc bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ bản thân là biện pháp cần thiết đầu tiên phải
nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức quan trọng về các bước sơ cứu khi bị
ngộ độc thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết.

7
2.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
2.2.1. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại nhà
Có rất nhiều cách thức đơn giản bạn có thể tham khảo và tuân thủ để giảm thiểu nguy
cơ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, tất cả các hành động này đều tuân theo hai nguyên
tắc sau:

- Ngăn chặn để thực phẩm bị ô nhiễm.

- Ngăn chặn vi khuẩn trong thực phẩm phát triển và tăng sinh trưởng.

Để thực hiện hai nguyên tắc này, mọi người có thể áp dụng qua các công đoạn trong chế
biến thực phẩm tại nhà như sau:

2.2.1.1. Khi mua thực phẩm


Tránh lấy thực phẩm trong hộp đựng, bao bì bị sưng, móp, rò rỉ hoặc hư hỏng. Không
mua các hải sản đông lạnh nếu bao gói bị mở, rách hoặc mép bị nát. Nếu có thể nhìn
được qua vỏ bao gói thì xem bên trong có tuyết hoặc băng không, đây là dấu hiệu cho
thấy thực phẩm đã được bảo quản trong thời gian kéo dài hoặc đã bị phá đông sau đó
được làm đông lại.

Chỉ lấy trứng gia cầm còn nguyên vẹn, xếp trong thùng giấy, có xác định nhà cung cấp
và hạn dùng. Không bao giờ mua trứng đã nứt bể vỏ hoặc vấy bẩn.

Tránh lấy phải thực phẩm đã cận kề hay quá hạn sử dụng. Như vậy, luôn luôn kiểm tra
nhãn hàng một cách kỹ lưỡng.

Không mua các loại trai, sò, ngao, hến,… để ăn sống. Nếu cơ thể bạn bị suy giảm miễn
dịch (ví dụ đang dùng các thuốc giảm miễn dịch để chữa bệnh khớp, ung thư, dị ứng,
nhiễm HIV,…) và bạn muốn dùng sữa, nước quả tươi thì phải dùng loại đã được khử
trùng theo phương pháp đặc biệt.

Mua các thực phẩm đông lạnh và các thực phẩm dễ ôi thiu sau cùng (như thịt, cá,…).
Luôn để các thực phẩm này trong các túi nylon riêng biệt để tránh nước thịt, cá lẫn sang
các thực phẩm khác.

Kiểm tra vệ sinh của quầy bán thực phẩm, đặc biệt là quầy bán thịt, cá.

Khi mua các loại trai sò, chỉ mua loại có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Nếu bạn muốn đánh
bắt các loại trai sò thì cần chú ý về độ an toàn vệ sinh của nước khu vực đánh bắt (ví dụ

8
không đánh bắt hải sản khi nước vùng biển đó có hiện tượng thuỷ triều đỏ vì các hải sản
đó có thể chứa các loại tảo độc).

Vận chuyển thức ăn về nhà một cách nhanh chóng và lưu trữ trong điều kiện phù hợp
ngay lập tức.

Vậy, để biết cách lưu trữ và bảo quản như thế nào mới gọi là phù hợp thì xin mời quý
đọc giả đi đến với nội dung “bảo quản thực phẩm an toàn”.

2.2.1.2. Bảo quản thực phẩm an toàn


Lưu ý: Thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng có thể lây truyển mầm bệnh sang thực
phẩm chín. Do dó, hãy chú ý phân loại các thực phẩm này để tránh nguy cơ lây nhiễm
chéo bằng cách:

- Sử dụng dao thớt riêng cho thịt sống, thịt gia cầm và hải sản.

- Khi đi chợ, hãy để thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và máu của chúng tránh xa các thực
phẩm khác.

- Giữ thịt ống, thịt gia cầm, hải sản và trứng tách biệt với các loại thực phẩm khác trong
tủ lạnh.

Việc bảo quản thực phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp phòng tránh nguy cơ
ngộ độc thực phẩm. Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bạn cần lưu ý:

- Giữ tủ lạnh của bạn ở 40 độ F (khoảng 4 độ C) hoặc thấp hơn. Cần bảo quản lạnh thực
phẩm dễ hư hỏng trong vòng 2 giờ (Nếu nhiệt độ ngoài trời trên 32 độ C, cần bảo quản
lạnh trong vòng 1 giờ).

- Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về
nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn
gây bệnh) và đông lạnh là -18 độ C (-18 độ C có thể làm ngừng sự phát triển của vi
khuẩn, nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ
bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.

- Tất cả các loại thực phẩm dùng cho trẻ em không nên bảo quản quá lâu.

- Thịt cần được bảo quản lạnh giống như khi mua và đựng trong các bao nylon kín trong
1-2 ngày, không để nước thịt chảy ra ngoài.

9
- Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa
trong các dụng cụ chứa đựng kín.

- Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ
lạnh.

- Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.

- Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu
thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực
phẩm để tránh rò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.

- Một dấu hiệu chắc chắn cho thấy bao gói thực phẩm bị rò rỉ là có mốc, mốc có thể phát
triển ngay cả khi thực phẩm được bảo quản lạnh. Bên cạnh nguy cơ gây ngộ độc, mốc
còn làm cho thực phẩm mất ngon. Hầu hết các thực phẩm bị mốc đều cần bỏ đi. Có một
số thực phẩm bị mốc có thể giữ lại một phần nếu bạn cắt bỏ phần lớn xung quanh vùng
bị mốc, ví dụ các thực phẩm dạng cứng như pho mát cứng, một số rau quả.

- Luôn kiểm tra nhãn mác thực phẩm để xem cách bảo quản thực phẩm.

- Nhiều loại thực phẩm không phải là thịt, cá, rau hoặc các sản phẩm từ sữa vẫn cần
được bảo quản lạnh, nếu không có thể bị hỏng.

- Với một số thực phẩm sẽ có hướng dẫn bảo quản ở nhiệt độ phòng để giữ được lâu.
Cà chua và hành khi được để trong bồn nước có thể bị hỏng do các chất bị rò rỉ từ đường
ống dẫn nước. Bạn cũng không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh mà để trong môi
trường khô và mát.

- Không để thực phẩm gần các chất tẩy rửa hoặc các hoá chất khác trong gia đình.

2.2.1.3. Giữ mọi thứ thật sạch trong khâu chế biến
Các nguyên tắc sau áp dụng với các khu vực chế biến thực phẩm, đặc biệt là khu vực
đun nấu:

- Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong thời gian ít nhất 20 phút trước khi chế biến
thức ăn và sau khi tiếp xúc thịt, cá tươi. Nếu trong khi đang chế biến bạn phải tạm ngừng
để làm việc khác thì trước khi quay trở lại công việc chế biến cũng phải rửa tay lại.

10
- Nếu tóc bạn dài thì cần đeo mũ chùm đầu. Băng kín tất cả các vết thương trên bàn tay.
Nếu bàn tay có mụn hoặc có các vết thương bị nhiễm trùng thì bạn không nên vào bếp.

- Giữ khu vực chế biến thức ăn gọn và sạch sẽ. Rửa bàn chế biến thức ăn bằng dung dịch
chloramine hoặc các dung dịch tẩy rửa bếp khác.

- Thường xuyên rửa sạch khăn rửa bát bằng máy giặt với nước nóng và xà phòng. Loại
khăn này thường trong trạng thái ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng ẩn náu và phát
triển.

- Vệ sinh bồn rửa định kỳ bằng cách rót một lượng dung dịch chloramine hoặc loại dung
dịch tẩy rửa bếp vào bồn rửa vì đây cũng là môi trường tốt để vi trùng phát triển.

- Chỉ sử dụng thớt bề mặt nhẵn làm bằng gỗ cứng hoặc chất liệu cứng, không xốp, không
có các lỗ nhỏ hoặc vết rạn, nứt. Rửa thớt bằng nước nóng và xà phòng bằng bàn chải
sau đó cọ rửa bằng dung dịch chloramine. Luôn vệ sinh thớt sau khi chế biến thịt, cá,
hải sản tươi và trước khi chuẩn bị các thực phẩm có thể ăn ngay. Nên dùng một thớt để
chế biến thực phẩm tươi và thớt khác cho các thực phẩm có thể ăn ngay.

- Luôn làm sạch các dụng cụ chế biến như dao, thìa,… sau khi dùng từng loại thực phẩm.

- Vệ sinh nắp, mép hộp trước khi mở các thực phẩm là đồ hộp. Để các dụng cụ ép,
nghiền, xay thực phẩm riêng lẻ và vệ sinh ngay sau khi sử dụng.

- Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống hoặc ôi thiu. Không để thịt cá đã
nấu chín lên các bát đĩa chưa được rửa hoặc đã chứa đựng thịt, cá tươi.

- Không để các động vật (như ruồi, nhặng, chuột, chó, mèo hoặc các động vật khác) tiếp
xúc với thực phẩm. Động vật thường chứa các vi trùng gây bệnh qua thực phẩm. Tốt
nhất bạn nên bảo quản thực phẩm trong các vật chứa được đóng kín.

- Sử dụng nước sạch. Nước sạch là yếu tố quan trọng với việc chế biến thực phẩm và để
uống. Nếu không có nguồn nước sạch, bạn có thể đun sôi nước để làm nguồn nước cho
việc chế biến thực phẩm hoặc làm nước đá cho các đồ uống. Cẩn thận với bất kỳ loại
nguồn nước nào dùng để chế biến thức ăn cho trẻ em.

- Rửa rau quả tươi kỹ, rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Không dùng xà phòng hoặc các chất
tẩy để rửa rau quả. Có thể dùng bàn chải nhỏ đề cọ rửa các chất bẩn trên bề mặt rau quả.

11
2.2.1.4. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp
Nguyên tắt quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm đó là giữ cho thực phẩm nóng
được nóng và thực phẩm lạnh được lạnh.

- Sử dụng nhiệt kế dùng riêng cho thực phẩm để đánh giá xem thực phẩm được nấu chín
kỹ hay không bằng cách đặt nhiệt kế vào phần giữa của thực phẩm và đợi ít nhất 30 giây
mới đọc kết quả.

- Với trứng cần nấu cho tới khi lòng trắng và lòng đỏ trở nên rắn chắc. Không ăn các
thực phẩm có trứng tươi được chế biến tại gia đình hoặc tự chế biến vì rất dễ có các vi
khuẩn gây bệnh. Các thực phẩm có trứng tươi được sản xuất công nghiệp được tiệt trùng
theo phương pháp đặc biệt nên sạch và an toàn hơn.

- Các thực phẩm là thịt, cá, hải sản, trứng hoặc sữa cần được lưu ý nấu chín kỹ.

- Nếu bạn không có nhiệt kế loại dùng cho thực phẩm thì dựa vào các dấu hiệu gián tiếp
sau để xem thực phẩm đã đủ chín chưa, ví dụ:

+ Cá được nấu chín khi phần thịt dày nhất trở nên mờ đục và khi bạn dùng dĩa sẽ thấy
thịt dễ bị mủn.

+ Tôm luộc sôi trong ít nhất 5 phút hoặc cho tới khi vỏ chuyển sang màu đỏ.

+ Các loại trai, sò (hến, trai, sò, ngao,…) cần được luộc sôi hoặc hấp sôi cho tới khi vỏ
mở ra (thường mất ít nhất 5-10 phút), sau đó đun thêm 3-5 phút nữa.

+ Một số loại trai sò cần được nấu cho tới khi phần thân nở tròn.

- Sau khi nấu xong thức ăn, cần ăn ngay, không để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với
nhau:

+ Không nên để các thực phẩm đã được nấu chín ở bên ngoài quá 2 giờ. Các vi khuẩn
gây bệnh phát triển ở nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C. Nếu quá thời gian này không nên ăn
thực phẩm đó vì các vi khuẩn có thể phát triển trên thực phẩm và gây bệnh.

+ Nếu các thực phẩm cần được ăn nóng thì ăn càng sớm càng tốt sau khi nấu, nếu phải
nấu lại thì cần nấu kỹ. Các thực phẩm lạnh cần được bảo quản lạnh (trong tủ lạnh hoặc
trong nước đá) cho tới khi ăn. Vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm khi thời tiết nóng.

12
+ Các thực phẩm còn thừa sau khi ăn cần được bảo quản ngay trong tủ lạnh. Các miếng
thịt to cần được cắt thành các miếng mỏng và đựng trong các vật dụng chứa đựng nông.
Các thực phẩm có kích cỡ lớn nếu có thể thì tách ra thành các phần nhỏ hơn và bảo quản
riêng lẻ trong tủ lạnh. Các thức ăn thừa được bảo quản chỉ nên sử dụng trong vòng 3
ngày.

- Sau đây là một số mẹo nhỏ để bảo quản các thức ăn ưa thích của bạn được an toàn:

+ Không phá đông các thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng. Thay vào đó, bạn có thể
chuyển thực phẩm từ ngăn đông lạnh sang ngăn làm lạnh và để đó 1-2 ngày, hoặc phá
đông bằng cách ngâm trong nước lạnh, hoặc phá đông bằng lò vi sóng hoặc trong quá
trình đun nấu. Nếu phá đông bằng lò vi sóng hoặc ngâm nước lạnh thì ngay sau đó bạn
cần nấu ngay thực phẩm.

+ Không nếm thử các thực phẩm nếu nghi là ôi thiu, hoặc là loại đồ hộp đã bị hở, rò rỉ,
phồng hoặc rạn nứt.

2.2.2. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm bên ngoài
2.2.2.1. Khi đi ăn ở ngoài
Hãy có sự kiểm tra và đánh giá tình trạng vệ sinh những nơi bạn chuẩn bị ăn hay uống,
nhất là khi gia đình có phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già đi cùng.

Nên chọn lựa các món ăn nấu chín thay vì tươi sống. Bạn có thể yêu cầu nhân viên phục
vụ nấu hoặc đổi lại món ăn nếu cảm giác không chắc chắn. Ví dụ như miếng thịt còn tái,
trứng chưa đủ chín,…

Nếu bạn mang thức ăn thừa về nhà, hãy làm lạnh chúng trong vòng 2 giờ. Khi ăn lại,
bạn nên nấu chín nó thêm một lần nữa.

2.2.2.2. Khi đi du lịch


Ngộ độc thức ăn khi đi du lịch là một điều rất thường gặp, nó là một nỗi ám ảnh, gây
mất hứng thú cho cuộc vui nếu bạn là người có đường ruột non yếu. Nguyên nhân là do
những vùng đất mới, nguồn nước và nguồn thực phẩm có chứa những chủng vi khuẩn
quen thuộc với người dân tại địa phương nhưng là hoàn toàn xa lạ với bạn.

Chính vì vậy, cần cẩn thận và nên chuẩn bị cho mình một số mẹo sau đây để tránh ngộ
độc thực phẩm cho dù bạn ở đâu trên thế giới:

13
- Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi vệ sinh, tiếp xúc bề mặt công cộng hay bất
kỳ lúc nào bạn nghi ngờ có thể nhiễm bẩn.

- Luôn ăn thực phẩm nấu chín. Nhiệt là một yếu tố đảm bảo giết chết vi trùng.

- Ăn thực phẩm đóng gói hoặc thực phẩm khô. Độ ẩm làm cho vi trùng hạn chế phát
triển nên giảm nguy cơ bị ngộ độc hơn là các thực phẩm tươi sống.

- Dùng đồ uống đóng chai, đóng hộp hoặc nấu chín như nước trà, cà phê.

- Hạn chế dùng các món đặc sản địa phương, thịt động vật hoang dã.

Tóm lại, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể tăng lên rất nhanh và gây bệnh khi bảo
quản và chế biến thực phẩm không đúng cách. Chính vì vậy, thực hành đúng nguyên tắc
ăn chín, uống sôi cùng các hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn và cả gia đình phòng chống
nguy cơ này, nhất là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh có
nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn.

2.3. CÁCH XỬ LÝ KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM


Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý An toàn vệ sinh Thực phẩm của Bộ Y Tế: Số
lượng các vụ ngộ độc thực phẩm hay số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc
biệt là những trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Các vụ ngộ độc thực
phẩm đang diễn biến phức tạp và có nhiều người tử vong vì ăn phải các loại thực phẩm
không đảm bảo an toàn.

Vậy chúng ta cần làm gì để xử lí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm? Cách xử lí đúng là như
thế nào?

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên tắc chung để xử lý khi xảy ra
trường hợp ngộ độc thực phẩm.

2.3.1. Nguyên tắc chung


Khi phát hiện có người bệnh đầu tiên bị ngộ độc có liên quan đến việc tiêu dùng thực
phẩm, suất ăn sẵn, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Khẩn trương đưa các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đến cơ sở y tế gần nhất để được
xử trí, điều trị kịp thời cho tất cả những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền

14
qua thực phẩm; Ngoài ra, cần chú ý đối với trẻ em và những người bị nặng, người già,
những người đang bị bệnh khác và những người vừa điều trị khỏi bệnh, đó là những
người có sức đề kháng kém.

Đình chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc gây nên những
triệu chứng ngộ độc cho bệnh nhân

Thu hồi thực phẩm bị nhiễm độc đã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường; Có 3 cấp
độ thu hồi:

- Cấp độ thương mại – liên quan đến việc loại bỏ sản phẩm khỏi các trung tâm phân
phối, doanh nghiệp bán sỉ và tiệm bán lẻ. Loại thu hồi này có thể liên quan đến các bệnh
viện, nhà hàng và doanh nghiệp phục vụ ăn uống bán thực phẩm đã sản xuất để tiêu thụ
ngay hoặc thực phẩm được chế biến tại cơ sở. Loại thu hồi này chỉ giới hạn đối với thực
phẩm bán sỉ hoặc bán lẻ, bán để tiêu thụ ngay.

- Cấp độ người tiêu dùng – liên quan đến việc thu hồi sản phẩm từ tất cả các điểm trong
mạng/chuỗi sản xuất, phân phối và bán lẻ, bao gồm bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh hưởng
mà người tiêu dùng đã mua.

- Thu hồi bắt buộc – khi Tổng giám đốc điều hành Cơ quan Thực phẩm (Food Authority)
ra lệnh yêu cầu nhà cung cấp thu hồi sản phẩm thực phẩm.

Thông báo kịp thời cho người tiêu dùng về tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh
truyền qua thực phẩm, thực phẩm đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc; Kịp thời
điều tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa việc lan truyền bệnh dịch do ngộ độc thực phẩm
hoặc bệnh truyền qua thực phẩm.

2.3.2. Biện pháp cụ thể


Khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngoài việc cấp tốc cấp cứu và điều trị những
người bị nạn, cần tiến hành các quy trình điều tra ngộ độc theo quy định hiện hành.

- Đình chỉ việc sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ra ngộ độc.

- Thu thập mẫu vật như thức ăn thừa, chất nôn mửa, chất rửa ruột, phân để gửi đi xét
nghiệm về vi sinh vật, hóa học, độc chất, sinh vật,… Trường hợp có người bị tử vong

15
do ngộ độc thực phẩm, phải tiến hành phối hợp với ngành công an và ngành pháp y để
điều tra, xử lý.

- Điều tra trường hợp ngộ độc theo dõi triệu chứng lâm sàng, trường hợp tử vong… để
kết hợp với kết quả kiểm nghiệm tìm nguyên nhân để rút kinh nghiệm.

Căn cứ Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT, trong điều 4 văn bản đã đưa ra các nguyên tắc
chung khi điều tra ngộ độc thực phẩm:

- Nắm vững tình hình dịch tễ của địa phương để có hướng phân biệt ngộ độc thực phẩm
hay là dịch, tránh nhầm lẫn

- Điều tra trước khi bị ngộ độc 48 giờ hoặc ít nhất là 24 giờ thông qua:

+ Bệnh nhân (nếu còn tỉnh)

+ Những người xung quanh để nắm được các thông tin liên quan đến người bị ngộ độc
thực phẩm đã ăn, uống những gì, các biểu hiện trong thời gian 24 - 48 giờ kể từ khi thực
phẩm được ăn, uống.

- Khai thác và nắm vững các triệu chứng lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ngộ
độc thực phẩm.

- Phải lưu giữ thức ăn khả nghi, chất nôn, chất rửa dạ dày - ruột, nước tiểu, phân,… của
người bị ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu theo quy định gửi về Trung tâm Y tế dự phòng
hoặc Viện chuyên ngành để xét nghiệm.

- Điều tra tình hình vệ sinh môi trường, tình hình cung cấp thực phẩm, nơi chế biến, nơi
bảo quản thực phẩm, nhân viên phục vụ ăn uống...theo mẫu biểu quy định để giúp cho
việc xác định nguồn gốc và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

- Nếu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết
đối với người bị ngộ độc, xét nghiệm và điều tra nhân viên phục vụ ăn uống.

- Trường hợp có tử vong phải kết hợp với cơ quan Công an và cơ quan Pháp y tiến hành
điều tra giải phẫu bệnh lý, lấy dịch trong đường tiêu hoá, máu, tim, phổi của những
người bị tử vong để xét nghiệm.

- Việc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cần phải tiến hành ngay sau khi nhận được mẫu gửi
đến. Tuỳ theo dấu hiệu nghi ngờ để có chỉ định xét nghiệm thích hợp.

16
- Sau khi có kết quả điều tra tại thực địa, phải tổng hợp phân tích xác định được thời
gian, địa điểm xảy ra ngộ độc, số người ăn, số người mắc, số người chết, số người phải
vào viện, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân, cơ sở nguyên nhân và căn nguyên,
đồng thời phải đề ra được các biện pháp xử lý và phòng ngừa.

Quyết định xử lý và xử trí đối với các lô thực phẩm, trường hợp cần thiết kết hợp giữa
các cơ quan hữu quan như Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cấp cứu và săn sóc bệnh nhân.

2.3.3. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà


Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần
làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào:

- Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước
muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để
kích thích gây nôn. Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý
móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng
đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì
như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình
gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn
mềm lau sạch miệng trẻ.

- Hoặc dùng những mẹo chữa ngộ độc thực phẩm bằng những nguyên liệu tự nhiên:

+ Chanh: có tính axit tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng. Lượng vitamin C lớn có trong chanh
giúp cung cấp năng lượng, cải thiện sức đề kháng hiệu quả. Khi bị ngộ độc thức ăn, bạn
nên uống 2-3 cốc nước chanh ấm làm dịu dạ dày.

+ Húng quế: Không phải ai cũng biết húng quế chính là kẻ thù lớn nhất của ác loài sinh
vật gây hại. Vì vậy mà chúng dùng để điều trị ngộ độc thự phẩm nhanh chóng.

+ Tỏi: Nhờ khả năng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm cùng với tính kháng sinh tự nhiên
mà tỏi giúp khắc phục các triệu chứng khi bị ngộ độc thức ăn. Ví dụ như người bệnh chỉ
cần nhai 2-3 tép tỏi tươi thì sẽ giúp giảm đau bụng, ngăn ngừa tiêu chảy.

+ Trà gừng: Từ xưa, trà gững đã được sử dụng để điều trị ngộ độc thực phẩm. Ví dụ,
khi bị trúng thực bạn chỉ cần uống một ly trà gừng nó sẽ có tác dụng làm giảm cảm giác

17
khó chịu lại, hay vì gừng có vị cay, tính hơi ấm, vì thế nó có tác dụng chống lạnh bụng,
chặn nôn giúp tiêu hóa.

+ Ngoài ra, còn nhiều thực phẩm tự nhiên có thể giúp bạn khi bị ngộ độc thực phẩm ở
cấp độ nhẹ như: giấm táo, chuối, trà bạc hà, mật ong, sữa chua,…

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc
đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

- Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất
kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người
bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành
CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do
chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….

- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng
gà, nước cháo,… để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

- Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng
trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

- Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp
với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để
được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

18
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT

Ngộ độc thực phẩm là một trong những căn bệnh, triệu chứng phổ biến nhất ngày nay
với tỉ lệ nhiễm và mắc phải rất cao trên toàn thế giới. Dù tỉ lệ nhiễm cao nhưng tỉ lệ tử
vong do ngộ độc thực phẩm gây ra là rất thấp. Tuy nhiên, xét theo mức độ ảnh hưởng
của nó lên đời sống và kinh tế của con người, thì đây là một căn bệnh rất đáng được
quan tâm nhiều hơn.

Ngày nay, có cho mình những kiến thức về ngộ độc thực phẩm đang là điều tất yếu ở
mỗi người khi mà ai ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm bất
cứ lúc nào. Việc nhận biết sớm những triệu chứng liên quan đến ngộ độc thực phẩm sẽ
giúp chúng ta có những hướng giải quyết tốt nhất khi bị ngộ độc.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuân thủ và thực hiện tốt các biện pháp phòng và ngừa ngộ
độc thực phẩm là tấm khiên vững chắc giúp bảo vệ chúng ta khỏi những thực phẩm
không an toàn.

Khi bản thân hay người xung quanh bị ngộ độc thực phẩm, cần phải nhanh chóng xử lí
theo đúng cách, đúng trình tự và đúng thời gian để đảm bảo an toàn cho người bệnh lẫn
những người xung quanh người bệnh.

Và đó là những thông tin về đề tài “Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và xử lý khi xảy
ra ngộ độc thực phẩm” được cơ cấu bởi nhóm 5. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1] Lê Thị Hồng Ánh, Cao Xuân Thủy (2017), Giáo trình Vệ sinh an toàn thực phẩm,
NXB ĐHQG TP. HCM.

[2] Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn (2019), Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, xem tại:
http://langson.vfa.gov.vn/xu-ly-khi-co-ngo-doc-thuc-pham-xay-ra (truy cập ngày
08/06/2022).

[3] Sở Y tế Hà Nội (2020), Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?, xem tại:
https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/
/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/lam-gi-khi-bi-ngo-oc-thuc-pham- (truy cập
ngày 08/06/2022).

[4] Trung tâm Y tế quận Tân Phú (2020), Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực
phẩm tại nhà, xem tại: http://trungtamyte.tanphu.hochiminhcity.gov.vn/chuyen-
muc/cac-bien-phap-xu-tri-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham-tai-nha-cmobile981-9313.aspx#
(truy cập ngày 08/06/2022).

[5] Tố Quyên (2022), Ngộ độc thực phẩm, xem tại: https://hellobacsi.com/benh-tieu-
hoa/van-de-tieu-hoa-khac/ngo-doc-thuc-pham/ (truy cập ngày 08/06/2022).

Tài liệu tiếng nước ngoài

[6] VINMEC (2019), Measures to prevent food poisoning, available at:


https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/general-health-check/measures-to-
prevent-food-poisoning/?link_type=related_posts (accesses 08 June 2022).

[7] World Health Organization (2022), Food safety, available at:


https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/food-
safety#:~:text=An%20estimated%20600%20million%20%E2%80%93%20almost,heal
thy%20life%20years%20(DALYs) (accesses 08 June 2022).

20

You might also like