Câu Hỏi Chương 1,2 Hóa 11 CTST

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

Câu hỏi ôn tập chương 1,2 hóa 11 CTST

Chương 1:
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Mức độ biết:
Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là:
A. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng
thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
B. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản
ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
C. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng thành
chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
D. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản
ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng.
Câu 2. Chiều từ trái sang phải gọi là chiều:
A. Chiều nghịch B. Chiều đảo C. Chiều thuận D.
Chiều chuẩn
Câu 3. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Phản ứng chỉ có thể diễn ra theo 1 chiều.
B. Tại 1 thời điểm chỉ có thể diễn ra 1 chiều của phản ứng.
C. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch diễn ra lần lượt.
D. Phản ứng có thể diễn ra đồng thời theo cả 2 chiều: thuận và nghịch.
Câu 4. Một phản ứng hoá học được biểu diễn như sau:
Các chất phản ứng ⇌ Các sản phẩm.
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
A. Chất xúc tác B. Nồng độ các chất phản ứng
C. Nồng độ các sản phẩm D. Nhiệt độ
Câu 5. Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng sau:
N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) (ΔH<0)
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac ít hơn nếu:
A. Tăng áp suất chung của hệ B. Tăng nồng độ N¬¬2 ; H2
C. Tăng nhiệt độ D. Giảm nhiệt độ
Câu 6. Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi:
A. Tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch.
B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
C. Tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch.
D. Tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch.
Câu 7. Cân bằng hóa học:
A. Chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tham gia phản ứng.
B. Chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của phản ứng.
C. Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ các chất và áp suất .
D. Chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tạo thành.
Thông hiểu:
Câu 8. Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) H < 0
Khi tăng nhiệt độ cân bằng hóa học sẽ:
A. Chuyển từ trái sang phải B. Chuyển từ phải sang trái
C. Không bị chuyển dịch D. Dừng lại
Câu 9. Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g) H < 0.
Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp?
A. Giảm nhiệt độ B. Lấy bớt SO3 ra
C. Tăng áp suất bình phản ứng D. Tăng nồng độ SO3
Câu 10. Khi tăng áp suất, phản ứng nào không ảnh hưởng tới cân bằng:
A. N2 +3H2 ⇌ 2NH3 B. 2CO +O2 ⇌ 2CO2
C. H2 + Cl2 ⇌ 2HCl D. 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3
Câu 11. Cho phản ứng: CaCO3 (s)  CaO(s) + CO2(g) ΔH > 0
Cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận khi:
A. Giảm nhiệt độ B. Tăng áp suất
C. Giảm nồng độ CO2 D. Thêm chất xúc tác
Câu 12. Sự chuyển dịch cân bằng là
A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận
B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch
C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác
D. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và nghịch
Câu 13. Cho phương trình hoá học : N2 (g) + O2 (g) ⇌ 2NO (g); H > 0
Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học
trên?
A. Nhiệt độ và nồng độ. B. Áp suất và nồng độ.
C. Nồng độ và chất xúc tác. D. Chất xúc tác và nhiệt độ.
Câu 14. Trong quá trình sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau:
2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k) H < 0
Để tăng hiệu suất của phản ứng cần phải:
A. Tăng nhiệt độ của phản ứng. B. Giảm nhiệt độ của phản ứng.
C. Giữ phản ứng ở nhiệt độ thường. D. Tăng nhiệt độ và dùng xúc tác.
Câu 15. Cho phản ứng sau H2 (g) + Br2 (g) ⇌ 2HBr (g); H < 0. Khi tăng áp suất của hệ
cân bằng sẽ chuyển dịch:
A. Theo chiều thuận B. Không chuyển dịch
C. Theo chiều nghịch D. Khó xác định.
Câu 16. Điền vào khoảng trống trong câu sau bằng cụm từ thích hợp: “Cân bằng hóa học
là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận ... tốc độ phản ứng
nghịch”.
A. Lớn hơn B. Bằng C. Nhỏ hơn D. Khác
Câu 17. Hằng số cân bằng KC của phản ứng chỉ phụ thuộc vào:
A. Nhiệt độ B. Xúc tác C. Nồng độ D. Áp
suất
Câu 18. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên
ngoài tác động được gọi là:
A. Sự biến đổi chất. B. Sự chuyển dịch cân bằng.
C. Sự biến đổi vận tốc phản ứng. D. Sự biến đổi hằng số cân bằng.
Câu 19. Cân bằng hóa học là cân bằng:
A. Động B. Tĩnh C. Ổn định D. Đều
Câu 20. Nồng độ của các chất trong biểu thức hằng số cân bằng là nồng độ:
A. Phần nghìn B. Phần trăm C. Đương lượng D. Mol
Câu 21. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai vế của phương trình hóa học phải bằng
nhau.
Câu 22. Từ biểu thức hằng số cân bằng có thể tính được:
A. Nhiệt độ phản ứng. B. Nồng độ cân bằng.
C. Áp suất phản ứng. D. Tốc độ phản ứng.
Câu 23. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 3,2.108 thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn là:
A. Phản ứng thuận. B. Bằng nhau.
C. Phản ứng nghịch D. Không xác định được.
Câu 24. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 2,7.10-12 thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn là:
A. Phản ứng thuận. B. Bằng nhau.
C. Phản ứng nghịch D. Không xác định được.
Câu 25. Nếu một phản ứng thuận nghịch có K C là 3,8.1014 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là
các chất:
A. Ban đầu. B. Bằng nhau.
C. Sản phẩm. D. Không xác định được.
Câu 26. Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 1,2.10-22 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là
các chất:
A. Ban đầu. B. Bằng nhau.
C. Sản phẩm. D. Không xác định được.
Câu 27. Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g); ΔH < 0
Cho các biện pháp:
- Tăng nhiệt độ;
- Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;
- Hạ nhiệt độ;
- Dùng thêm chất xúc tác V2O5;
- Giảm nồng độ SO3;
- Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5) B. (2), (3), (5) C. (2), (3), (4), (6) D. (1), (2), (5)
Câu 28. Cho cân bằng hóa học:
H2 (g) + I2 (g) ⇌ 2HI (g); ΔH > 0
Cân bằng không bị chuyển dịch khi:
A. tăng nhiệt độ của hệ B. giảm nống độ HI
C. tăng nồng độ H2 D. giảm áp suất chung của hệ.
Câu 29. Cho cân bằng hóa học:
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H 2 giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng khi
nói về cân bằng hóa học này?
A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Câu 30. Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:
2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g)
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt D. ΔH <0, phản ứng thu nhiệt
Câu 31. Cho cân bằng hóa học:
2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3
Câu 32. Cho cân bằng hóa học:
N2 (g) + 3H2 ⇌ 2NH3 (g)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:
A. thay đổi áp suất của hệ B. thay đổi nồng độ N2
C. thay đổi nhiệt độ D. thêm chất xúc tác Fe
Câu 33. Cho các cân bằng hóa học sau:
(1) 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
(2) N2 (g) + 3H2 ⇌ 2NH3 (g)
(3) CO2 (g) + H2 (g) ⇌ CO (g) + H2O (g)
(4) 2HI (g) ⇌ H2 (g) + I2 (g)
Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là:
A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (2) D. (3) và (4)
Câu 34. Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau:
2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H 2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng
34,5. Biết T1 > T2.
Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
C. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 35. Xét cân bằng: N2(g) + 3H2(g) ⇆ 2NH3(g)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là :

A. B.

C. D.
Câu 36. Cho các cân bằng:
(1) H2 (g) + I2 (g) ⇆ 2HI (g)
(2) 2NO (g) + O2 (g) ⇆ 2NO2 (g)
(3) CO (g) + Cl2(g) ⇆ COCl2 (g)
(4) CaCO3 (s) ⇆ CaO (s) + CO2 (g)
(5) 3Fe (s) + 4H2O (g) ⇆ Fe3O4 (s) + 4H2 (g)
Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là :
A. (1), (4). B. (1), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (3).
Câu 37. Phản ứng : 2SO2 + O2 ⇆ 2SO3 (ΔH < 0). Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân
bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là :
A. Thuận và thuận. B. Thuận và nghịch.
C. Nghịch và nghịch. D. Nghịch và thuận.
Câu 38. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
CO (g) + H2O (g) ⇆ CO2 (g) + H2 (g); ΔH < 0
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2; (4)
tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng
của hệ là :
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 39. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO 2 bằng cách cho Cu tác dụng với
HNO3 đặc, đun nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng :
2NO2 ⇆ N2O4
Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO 2 vào chậu
nước đá thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là :
A. Toả nhiệt. B. Thu nhiệt.
C. Không toả hay thu nhiệt. D. Một phương án khác.
Câu 40. Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản
ứng:
N2 + 3H2 ⇆ 2NH3
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N 2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] =
2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là :
A. 3 và 6. B. 2 và 3. C. 4 và 8. D. 2 và
4.
Câu 41. Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2 ⇆ 2NH3.
Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau: [N2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng
đạt cân bằng nồng độ mol của [NH3] = 0,2 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là :
A. 43%. B. 10%. C. 30%. D. 25%.
Câu 42. Cho cân bằng hoá học:
PCl5(g) ⇄ PCl3(g) + Cl2(g); ΔH>0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng D. tăng áp suất của hệ phản ứng
Câu 43. Xét cân bằng: N2O4 (g) ⇄ 2NO2 (g) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái
cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2:
A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. tăng 3
lần.
Câu 44. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:
2 SO2 + O2 ⇄ 2 SO3 (g) ΔH < 0
Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2 B. Tăng nồng độ của O2
C. Tăng nhiệt độ lên rất cao D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp
2. Câu hỏi tự luận
Vận dụng:
Câu 1. Nêu khái niêm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng.
Câu 2. Cho phản ứng thuận nghịch sau:
2NaHCO3 (s) ⇋ Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O (g) ΔH = 129kJ
Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO 3 thành
Na2CO3?
Câu 3. Cho phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇋ 2SO3 (g) ΔH < 0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:
a) Tăng nồng độ SO2
b) Giảm nồng độ O2
c) Giảm áp suất.
d) Tăng nhiệt độ.
Câu 4. Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hóa học sau:
2N2(g) + 3H2(g) ⇋ 2NH3(g) ΔH = -92kJ
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn khi thực hiện. những
biện pháp kĩ thuật nào? Giải thích.
Câu 5. Sự tăng áp suất ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của các phản ứng
hóa học sau:
a) 3O2 (g) ⇋ 2O3 (g)
b) H2(g) + Br2(g) ⇋ 2HBr(g)
c) N2O4(g) ⇋ 2NO2(g)
Vận dung cao:
Câu 6. Cân bằng của phản ứng khử CO2 bằng C: C(s) + CO2 (g) ⇋ 2CO(g)
P2CO
Xảy ra ở 1000K với hằng số cân bằng KP = =10
P CO 2

a) Tìm hàm lượng khí CO trong hỗn hợp cân bằng, biết áp suất chung của hệ là 2,5atm.
b) Muốn thu được hỗn hợp khí có tì khối hơi so với H 2 là 18 thì áp suất chung của hệ là
bao nhiêu?
Câu 7. Người ta tiến hành phản ứng: PC1 5 ⇋ PC13 + Cl2 trong một bình kín có dung tích
không đổi ở nhiệt độ xác định. Nếu cho vào bình 0,5 mol PCl 5 thì áp suất đầu là 1,5 atm.
Khi cân bằng được thiết lập, áp suất đo được bằng 1,75 atm
a) Tính độ phân li và áp suất riêng của từng cấu tử.
b) Thiết lập biểu thức liên hệ giữa độ phân li và áp suất chung của hệ.
Câu 8. Trong một bình kín có dung tích không đổi, người ta thực hiện phản ứng:
Ở nhiệt độ thí nghiệm, khi phản ứng đạt tới cân bằng, ta có: P N2= 0,38atm, PH2= 0,4atm,
PNH3= 2atm. Hãy tính KP.
Hút bớt H2 ra khỏi bình một lượng cho đến khi áp suất riêng phần cửa N 2 ở trạng thái cân
bằng mới là 0,45atm thì dừng lại. Tính áp suất riêng phần của H 2 và NH3 ở trạng thái cân
bằng mới, biết rằng nhiệt độ của phản ứng không đổi.
Câu 9. Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
H2(g) + I2(g) ⇋ 2HI(g)
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430oC như sau:
[H2 ] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,768M
Tìm hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC
Câu 10. Nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều là 0,03 mol/l. Khi đạt đến cân bằng, nồng độ
của HI là 0,04 mol/l
a) Tính nồng độ cân bằng của H2 và I2
b) Tính nồng độ cân bằng K của phản ứng tổng hợp HI.
Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Mức độ biết:
Câu 1. Qúa trình phân li các chất tan khi trong nước tạo thành các ion gọi là:
A. Sự điện li. B. Sự điện phân. C. Sự li tâm. D. Sự
ăn mòn.
Câu 2. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. NaCl B. CH3COOH C. H2O D. HF
Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li?
A. HCl B. C6H6 C. CH4 D.
C2H5OH
Câu 4. Phương trình điện li nào sau đây không đúng?
A. CH3COOH ⇄ CH3COO− + H+ B. HCl → H+ + Cl−
C. H3PO4 → 3H+ + PO43− D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43−
Câu 5. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được ?
A. Ca(OH)2 B. CH3OH C. HCl D.
Al2(SO4)3
Câu 6. Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li yếu?
A. HF. B. KCl. C. NaOH. D.
H2SO4.
Câu 7. Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li?
A. Glucose. B. Alcol etylic. C. KCl D.
Aceton.
Câu 8. Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là:
A. Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH. B.H2S,H3PO4,CH3COOH,
Cu(OH)2.
C. Na2SO4, H2S, CaCO3, HgCl2. D. CuSO4, NaCl, HCl, NaOH.
Câu 9. Chất nào dưới đây không phải chất điện li?
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. H2O. D.
CuSO4.
Câu 10. Cho các chất sau: H2CO3, Al2(SO4)3, HNO3, glucozơ, C2H5OH, NaOH,
CH3COOH, Ba(OH)2, HF. số chất điện li mạnh là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 11. Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ?
A. H2SO4 ⇄ H+ + HSO4- B. H2CO3 ⇄ H+ + HCO3-
C. H2SO3 ⇄ 2H+ + SO32- D. Na2S ⇄ 2Na+ + S2-
Câu 12. Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?
A. HCl. B. CH3COOH. C. C6H12O6. D.
NaOH.
Câu 13. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh:
A. HCl. B. CH3COOH. C. Al(OH)3. D.
C6H12O6.
Câu 14. Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?
A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4 B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2
C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3 D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2
Câu 15. Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3,
C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3, H2S. Số chất thuộc loại chất điện
li là:
A. 8 B. 7 C. 9 D. 10
Câu 16. Trong dung dịch acid acetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO− B. H+, CH3COO−, H2O
C. CH3COOH, H+, CH3COO−, H2O D. CH3COOH, CH3COO−, H+
Câu 17. Theo thuyết BrØnsted – Lowry về acid – base, những chất có khả năng nhận H+ là:
A. Acid B. Base C. Lưỡng tính D. Muối
Câu 18. Acid nào sau đây phân li hoàn toàn trong nước:
A. H3PO4 B. H2S C. H2SO4 D. HF
Câu 19. Acid nào sau đây không phân li hoàn toàn trong nước:
A. HCl B. HClO4 C. HNO3 D. H2CO3
Câu 20. Base nào sau đây phân li hoàn toàn trong nước:
A. KOH B. Cu(OH)2 C. NH3OH D. Fe(OH)3
Câu 21. Base nào sau đây không phân li hoàn toàn trong nước:
A. Ba(OH)2 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. Al(OH)3
Câu 22. Theo thuyết BrØnsted – Lowry về acid – base, chất nào sau đây là acid:
A. NH3 B. CH3COOH C. C2H5OH D. C6H12O6
Câu 23. Theo thuyết BrØnsted – Lowry về acid – base, ion nào sau đây không phải là acid:
A. Al3+ B. NH4+ C. H3O+ D. PO43-
Câu 24. Theo thuyết BrØnsted – Lowry về acid – base, ion nào sau đây là acid:
A. CH3COO- B. CO32- C. SO32- D. Al3+
Câu 25. Theo thuyết BrØnsted – Lowry về acid – base, chất nào sau đây là base:
A. CH3COOH B. HCl C. NH3 D. HF
Thông hiểu:
Câu 26. Nếu cho phenolphthalein vào nước cốt chanh thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng.
B. Dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh dương.
C. Dung dịch sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu vàng cam.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 27. Chọn ý sai trong các ý sau đây:
A. Trong dung dịch nước ở 25oC biểu thức [H+][OH-] = 10-14 luôn đúng.
B. Nước ở 25oC có pH bằng 7.
C. Trong điều kiện bình thường, nước không thể điện li.
D. pH là đại lượng liên hệ trực tiếp với H+
Câu 28. Để biết giá trị gần đúng của pH, có thể dùng:
A. Phenolphthalein B. Methyl da cam C. Qùy tím D. Giấy
chỉ thị pH
Câu 29. Một dung dịch chứa các ion: Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và
SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,050. B. 0,070. C. 0,030.D. 0,045.

Sử dụng hình ảnh dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 30-36.

Câu 30. Hình ảnh trên mô tả phương pháp nào trong hóa học:
A. Phương pháp đo pH B. Phương pháp chuẩn độ
C. Phương pháp tổng hợp hóa học D. Phương pháp định lượng
Câu 31. Dụng cụ A trên hình có tên là gì?
A. Erlen B. Pipette C. Burette D. Becher
Câu 32. Dự đoán chất chỉ thị được sử dụng là gì?
A. Phenolphthalein B. Methyl da cam
C. Xanh methylene D. Đỏ methyl
Câu 33. Bình tam giác trong hình trên không thể là dung dịch của chất nào sau đây?
A. HCl B. H2SO4 C. HNO3 D. H2CO3
Câu 34. Mô tả nào sau đây là không đúng?
A. Dung dịch nằm trong burette có thể là dung dịch NaOH đã biết hoặc chưa biết
nồng độ.
B. Dung dịch HCl trong thí nghiệm trên có thể chưa xác định được nồng độ.
C. Khi dung dịch trong bình tam giác vừa chuyển sang màu hồng tức là lượng acid đã
được trung hòa hết và thừa 1 lượng nhỏ base.
D. Chỉ thị phenolphthalein phải được cho vào sau khi khóa burette đã mở.
Câu 35. Điểm tương đương trong thí nghiệm trên là:
A. Thời điểm cho phenophtalein vào trong bình tam giác.
B. Thời điểm dung dịch trong bình tam giác vừa chuyển sang màu hồng.
C. Thời điểm giọt dung dịch đầu tiên từ burette rơi xuống bình tam giác.
D. Thời điểm dung dịch trong burette được đổ đầy tới vạch số 0.
Câu 36. Nếu dùng methyl da cam thay cho phenolphthalein và thực hiện thí nghiệm
tương tự thì điểm tương đương trong trường hợp này là:
A. Thời điểm dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu vàng cam.
B. Thời điểm dung dịch chuyển từ màu hồng sang không màu.
C. Thời điểm dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
D. Thời điểm dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu xanh dương.
2. Câu hỏi tự luận
Vận dụng:
Câu 1. Viết phương trình điện li của các chất trong dung dịch sau: HCl, HNO 3, NaOH,
Ba(OH)2, NaCl, Al2(SO4)3.
Câu 2. Cẩm tú cầu là loài có hoa thay đổi màu sắc theo pH thổ nhưỡng như sau:
- pH = 7, hoa có màu trắng sữa.
- pH < 7, hoa có màu lam.
- pH > 7, hoa có màu hồng.
Muốn cẩm tú cầu có hoa màu hồng, ta phải làm gì?
Câu 3. Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau
a) Dung dịch H2SO4 0,1M.
b) Dung dịch BaCl2 0,2M.
c) Dung dịch Ca(OH)2 0,1M.
Câu 4. Trộn 100 ml dung dịch NaCl 0,10M với 100ml dung dịch Na 2SO4 0,10M. Xác
định nồng độ các ion có mặt trong dung dịch.
Câu 5. Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam
Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là (đáp án: 0,8M).
Câu 6. Dung dịch X gồm: 0,09 mol , 0,04 mol Na+, a mol Fe3+ và b mol . Khi cô cạn X
thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là: (Đáp án:0,03 và 0,02).
Câu 7. A là dung dịch HNO3 0,01M; B là dung dịch H2SO4 0,005M. Trộn các thể tích
bằng nhau của A và B được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X? (Đáp án: PH=2)
Vận dụng cao:
Câu 1. Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Cl-, Br-.
- Nếu cho dung dịch này tác dụng với dd KOH dư thì thu được 11,6 gam kết tủa.
- Nếu cho dung dịch này tác dụng với AgNO 3 thì cần vừa đúng 200 ml dung dịch
AgNO3 2,5M và sau phản ứng thu được 85,1 g kết tủa.
a. Tính nồng độ ion trong dung dịch đầu? biết Vdd = 2 lít.
b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Hướng dẫn giải:
Phương trình ion: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
0,2 ← 0,2 mol
+ -
Ag + Cl → AgCl↓
Ag+ + Br- → AgBr↓
Gọi x, y lần lượt là mol của Cl-, Br-.
x + y = 0,5 (1)
143,5x + 188y = 85,1 (2)
Từ (1), (2) ⇒ x = 0,2, y = 0,3
a. [Mg2+] = 0,2/2 = 0,1 M; [Cl-] = 0,2/2 = 0,1 M; [Br-] = 0,3/0,2 = 0,15 M
b. m = 0,2.24 + 0,2.35,5 + 0,3.80 = 35,9 gam
Câu 2. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO 3 với 100 ml dung dịch
NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch A có pH = 12.
a. Tính a
b. Pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được pH = 11.
Hướng dẫn giải:
a. nH+ = 0,01 mol; nOH- = 0,1a mol
Ta có: H+ + OH- → H2O ( Sau phản ứng pH = 12 => dư base)
Ban đầu 0,01 0,1a
Phản ứng: 0,01 0,01
Sau phản ứng: 0 0,01 – 0,1a
(0,01-0,1a)/(0,1+0,1) = 0,01 → a= 0,08 lít
b. Số mol NaOH dư là 0,002 mol
Gọi x là thể tích nước thêm vào.
Dung dịch sau pha loãng có pH = 10 → 0,002/(0,2+x) = 0,001 → x = 1,8
Vậy cần phải pha loãng 10 lần.
Câu 3. Chuẩn độ 20 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 a mol/l cần dùng hết 16,5
ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Tính giá trị của a.
Hướng dẫn giải:
∑nH+ = 0,02.0,1 + 0,02a
∑nOH- = 0,0165.0,1 + 0,0165.2.0,05 = 3,3.10 - 3 mol
Trung hòa dung dịch thì ∑nH+ = ∑nOH-
0,02.0,1 + 0,02a = 3,3.10 - 3 ⇒ a = 0,065 mol/l
Câu 4. Giải thích vì sao phèn nhôm (phèn chua) thường dùng để làm trong nước và làm chất
cầm màu trong công nghiệm nhuộm.
Hướng dẫn giải:
Phèn nhôm có công thức KAl(SO4)2.12H2O, trong nước bị phân li hoàn toàn như sau:
KAl(SO4)2.12H2O → K+ + Al3+ + 2SO42- + 12H2O
Ion Al3+ tác dụng với nước theo phương trình:
Al3+ + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3H+
Al(OH)3 là dạng kết tủa keo, có khả năng hấp phụ các chất vì vậy có thể hấp phụ các chất
bẩn sau đó lắng xuống đáy giúp làm trong nước hoặc hấp phụ các chất nhuộm sau đó bám
vào sợi vải giúp cầm màu.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 HÓA 11 (CTST)
Bài 1: ĐƠN CHẤT NITROGEN
1.Câu hỏi trắc nghiệm
Mức độ biết:
Câu 1. Khí nitrogen chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong thể tích không khí?
A. 76%. B. 77%. C. 78%. D. 79%.
Câu 2. Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có chứa nitrogen?
A. Amino acid B. Chlorophyll C. Nucleic acid D.
Phenolphthalein
Câu 3. Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen ?
A. Làm môi trường trơ trong một số ngành công nghiệp.
B. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
C. Sản xuất nitric acid.
D. Sản xuất phân lân.
A. 36%. B. 25%. C. 50%. D. 40%.
Câu 4. Trong khí quyển nitrogen tồn tại chủ yếu ở dạng?
A. Đơn chất B. Hợp chất vô cơ C. Hợp chất hữu cơ D. Ion
Câu 5. Tính kém hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thấp là do?
A. Đôi điện tử tự do còn lại trên nguyên tử N.
B. Nitrogen bị thụ động hóa ở nhiệt độ thấp.
C. Liên kết ba giữa hai nguyên tử N có năng lượng liên kết lớn.
D. Ở nhiệt độ thấp, nitrogen hóa lỏng nên không thể tham gia phản ứng hóa học.
Câu 6. NO3- là dạng tồn chủ yếu của nitrogen ở đâu?
A. Đất B. Cơ thể C. Khí quyển D. Quặng mỏ
Câu 7. Khi có sấm sét, nitrogen tác dụng với oxygen tạo ra?
A. NO2 B. HNO3. C. N2O. D. NO.
Câu 8. Nitrogen được sản xuất chủ yếu ở dạng?
A. Khí B. Lỏng C. Bột mịn D. Tinh thể
Câu 9. Ở -200oC, nitrogen tồn tại ở dạng nào?
A. Lỏng B. Khí C. Rắn D. Bán rắn
Câu 10. Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo
ra hợp chất X. Công thức của X là:
A. N2O. B. NO2. C. NO. D. N2O5.
Câu 11. Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây ?
A. H2. B. O2. C. Mg. D. Al.
Câu 12. Trong không khí chứa chủ yếu hai khí nào sau đây?
A. N2, CO2 B. N2, O2 C. CO2, O2 D. O2, NH3
Câu 13. Khí không màu hóa nâu trong không khí là
A. N2O. B. NO. C. NH3. D. NO2.
Câu 14. Nitrogen là chất khí phổ biến trong khí quyển trái đất và được sử dụng chủ yếu để
sản xuất ammonia. Số oxy hóa của nguyên tố N trong phân tử N2 là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 15. Người ta sản xuất khi nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C. Dùng phospho để đốt cháy hết oxygen không khí.
D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Thông hiểu:
Câu 16. Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với khí N2 ở nhiệt độ thường.
A. Li B. Cs C. K D. Ca
Câu 17. Trong phản ứng nào sau đây, nitrogen thể hiện tính khử ?
A. N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 B. N2 3N

C. N2 + O2 ⇋ 2NO D. N2 3N2

Câu 18. Khí N2 tác dụng với dãy chất nào sau đây:
A. Cl2 và O2 B. H2 và Cl2 C. H2 và CO2 D. H2 và O2
Câu 19. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí N2, người ta đun nóng
dung dịch muối X bão hòa. Muối X là:
A. NH4NO2 B. NaNO3 C. NH4Cl D. NH4NO3
Câu 20. Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu:
A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 21. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động là do
A. Nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. Nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. Phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền.
D. Phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 22. Khi có tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao. Nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo
ra hợp chất X. X tiếp tục tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành hợp chất Y. Công
thức của X, Y lần lượt là:
A. N2O, NO. B. NO2, N2O5. C. NO, NO2. D. N2O5,
HNO3.
Câu 23. Để loại bỏ các khí HCl, Cl 2, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2 người ta sử dụng
lượng dư dung dịch
A. AgNO3. B. Ca(OH)2. C. H2SO4. D. CuCl2.
Câu 24. Nitrogen có số oxy hóa âm trong hợp chất với nguyên tố nào sau đây ?
A. H. B. O. C. Cl. D. F.
Câu 25. Vận dụng tính chất nào của khí nitrogen mà người ta ứng dụng nó để làm các hệ
thống chữa cháy?
A. Tính trơ B. Tính khử C. Tính oxy hóa D. Tính chất
khí
Câu 26. Trong cấu tạo của bình bảo quản mẫu vật bằng nitrogen lỏng thường có khoang
chân không với mục đích là:
A. Tạo môi trường trơ. B. Hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
C. Tạo áp suất trong bình. D. Cách nhiệt với môi trường.
Câu 27. Chất diệp lục là hợp chất hữu cơ của nitrogen với tên gọi là:
A. Chloroform B. Dichloromethane C. Butaphosphane D. Chlorophyll
Câu 28. Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 giảm nếu:
A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 29. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế N2 bằng cách đun hỗn hợp chất nào với
NH4Cl:
A. NaNO3 B. NaNO2 C. Mg3N2 D. HNO3
Câu 30. Nhiệt phân chất nào sau đây thu được khí nitrogen?
A. NH4NO3 B. NH4Cl C. NH4NO2 D. NH4NO3
Câu 31. Khí N2 không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Li B. H2 C. O2 D. NO2
Câu 32. Xúc tác cho phản ứng giữa nitrogen và hydrogen là?
A. Bột Cu B. Bột Zn C. Bột Fe D. Bột Al
Câu 33. Ở mức nhiệt độ nào, phản ứng giữa nitrogen và hydrogen không diễn ra?
A. 1000oC B. 3000oC C. 5000oC D. 10000oC
Câu 34. Nguồn cung cấp đạm cho đất là ion nào sau đây?
A. NO3- B. NO2- C. NH4+ D. N3-
Câu 35. Nitrogen lỏng có thể gây?
A. Bỏng lạnh B. Đóng băng C. Ăn mòn D. Xuất huyết
2. Câu hỏi tự luận
Vận dụng:
Câu 19. Thể tích N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 40 gam NH 4NO2 gần nhất với giá trị
là ?( đáp án: 15,5 lít)
Câu 17. Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời
gian thấy tạo ra 0,3 mol NH3. Hiệu suất phản ứng được tổng hợp là? (đáp án: 75%)
Câu 47. Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,5 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời
gian thấy tạo ra 0,2 mol NH3. Hiệu suất phản ứng được tổng hợp là? (đáp án: 60%)
Vận dụng cao:
Câu 1. Một bình kín có thể tích là 1 lít chứa 0,5 mol H 2 và 0,6 mol N2, ở nhiệt độ to. Khi ở
trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH 3 tạo thành. Tính hằng số cân bằng K C của phản ứng tổng
hợp NH3.
Hướng dẫn giải:
Trước phản ứng: [H2] = 0,5M, [N2] = 0,6M
Sau phản ứng: [NH3] = 0,2M
N2 + 3H2 ⇋ 2NH3
Trước phản ứng: 0,5M 0,6M 0
Phản ứng: 0,1M 0,3M 0,2M
Sau phản ứng: 0,4M 0,3M 0,2M
2
0,2
KC = 3 = 3,704
0 , 4. 0 ,3
Câu 2. Cho vào bình kín 0,4 mol N2 và 2 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời gian
thấy tạo ra 0,6 mol NH3. Tính hiệu suất phản ứng được tổng hợp.
Hướng dẫn giải:
N2 + 3H2 ⇋ 2NH3
Trước phản ứng: 0,4 2 0
Phản ứng: 0,3 0,9 0,6
Sau phản ứng: 0,3 1,1 0,6
Nhn thy:0,4/1 < 2/3 Hiu sut tính theo N 2

H = 0,3/0,4.100% = 75%
Câu 3. Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:4, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra
NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 50/37. Tính hiệu suất
phản ứng. Đặt số mol ban đầu của N2 là 1 mol, vậy số mol H2 là 4 mol.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
M A .n A
mA = mB M .nA = MB.nB n
A B = = 0,74.5 = 3,7 mol.
MB
Đặt số mol N2 phản ứng là x mol, ta có:
nB = (1 – x) + (4 – 3x) + 2x = 3,7 x = 0,65 mol
H = 65%
Bài 4: AMMONIA VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMMONIUM
1.Câu hỏi trắc nghiệm
Mức độ biết:
Câu 1. Tính base của NH3 do:
A. Trên N còn cặp e tự do.
B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong nước.
D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 2. Các liên kết N-H trong phân tử ammonia là liên kết:
A. Cộng hóa trị phân cực. B. Cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion. D. Liên kết cho – nhận.
Câu 3. Độ tan của ammonia trong nước:
A. Không tan. B. Khó tan. C. Tan ít. D. Tan nhiều.
Câu 4. Ammonia là chất khi có màu gì?
A. Nâu đỏ. B. Xám nhạt. C. Không màu. D. Khói trắng.
Câu 5. Phân tử ammonia có thể tạo được liên kết hydrogen với:
A. Phân từ ammonia khác.
B. Phân tử nước.
C. Phân tử ammonia khác và với phân tử nước.
D. Không tạo được liên kết hydrogen.
Câu 6. Nhờ tạo được liên kết hydrogen với nước nên ammonia có tính chất nào sau đây?
A. Tính tan tốt trong nước.
B. Tính base yếu khi ở dạng dung dịch.
C. Tính khử khi tác dụng với một chất có tính oxi hóa.
D. Dễ bay hơi và có mùi khai, xốc.
Câu 7. Khi tan trong nước, ammonia:
A. Nhận 2 H+ của nước tạo thành ion NH52-
B. Phân ly thành ion H+ và NH2-
C. Nhận OH- của nước tạo thành ion NH3OH-
D. Nhận H+ của nước tạo thành ion NH4+
Câu 8. Phương trình phân ly của NH3 trong nước nào sau đây là đúng:
A. NH3(aq) + H2O(l) ⇋ NH3OH-(aq) + H+(aq)
B. NH3(aq) + H2O(l) ⇋ NH2-(aq) + H3O+(aq)
C. NH3(aq) + H2O(l) ⇋ NH4+(aq) + OH-(aq)
D. NH3(aq) + H2O(l) ⇋ NH4OH(l)
Câu 9. Phản ứng nào sau đây chứng minh ammonia có tính base?
A. 4NH3(g) + 5O2(g) → 4NO(g) + 6H2O(g)
B. 4NO2(g) + 2H2O(l) + O2(g) → 4HNO3(aq)
C. N2(g) + 3H2(g) ⇋ 2NH3(g)
D. NH3(aq) + HCl(aq) → NH4Cl(aq)
Câu 10. Khói trắng trong hình ảnh dưới đây là hợp chất nào?

A. NH4Cl. B. NCl3. C. NH4OH. D. HNO3.


Câu 11. Chọn phương trình phản ứng đúng của thí nghiệm sau:

A. 2AlCl3(aq) + 3NH4OH(l) → Al2O3(s) + 3HCl(aq) + 3NH3(g)


B. AlCl3(aq) + 3NH3(aq) + 3H2O(l) → Al(OH)3(s) + 3NH4Cl(aq)
C. AlCl3(aq) + 3NH3(aq) + 3H2O(l) → Al(s) + 3NH4OH(aq) + 3/2Cl2(g)
D. AlCl3(aq) + 3NH3(aq) + 3H2O(l) → Al(OH)3(s) + 3NH3(aq) + 3HCl(aq)
Câu 12. Tính khử của NH3 do:
A. Trên N còn cặp e tự do.
B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Trong phân tử NH3, nguyên tử N có số oxi hóa thấp là -3
D. NH3 có tính base yếu.
Câu 13. Chọn ý sai khi nói về tính khử của ammonia:
A. Ammonia khử CuO về dạng đơn chất.
B. Tính khử của ammonia là tính khử mạnh.
C. Dựa vào tính khử của ammonia mà người ta ứng dụng điều chế nitric acid.
D. Ammonia tác dụng với oxygen tạo thành nitrogen dioxide.
Câu 14. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), khi đạt
trạng thái cân bằng, hỗn hợp khí sẽ được:
A. Qua hệ thống làm lạnh để loại N2 và H2.
B. Qua hệ thống làm lạnh để hóa lỏng NH3.
C. Qua hệ thống lọc để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
D. Qua hệ thống lọc để loại bỏ N2 và H2, thu NH3 tinh khiết.
Câu 15. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), sau khi
đã hóa lỏng NH3, hydrogen và nitrogen sẽ:
A. Qua ống dẫn khí thải và được loại bỏ.
B. Đưa trở lại buồng phản ứng để tái sử dụng.
C. Tiếp tục qua lò phản ứng số 2 để tăng hiệu suất tổng hợp.
D. Hydrogen được tái sử dụng, còn nitrogen loại bỏ dựa vào tỉ trọng.
Câu 16. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), chọn
câu đúng:
A. Điều kiện áp suất càng thấp thì hiệu suất càng cao.
B. Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ phản ứng diễn ra càng nhanh.
C. Xúc tác có tác dụng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
D. Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 17. Vì sao trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch)
không thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn để tăng hiệu suất?
A. Nhiệt độ thấp cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Nhiệt độ thấp khí N2 bị trơ nên phản ứng không xảy ra.
C. Nhiệt độ thấp hoạt động xúc tác của bột sắt bị suy giảm.
D. Nhiệt độ thấp thì tốc độ phản ứng bị chậm nên năng suất tổng hợp giảm.
Câu 18. Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), xúc tác
bột sắt có tác dụng:
A. Làm tăng hiệu suất phản ứng.
B. Làm chuyển dịch cân bằng hóa học theo chiều phản ứng thuận.
C. Làm tăng năng suất tổng hợp.
D. Làm tinh khiết sản phẩm tổng hợp.
Câu 19. Chọn câu sai khi nói về muối ammonium:
A. Là các hợp chất có chứa ion ammonium (NH4+)
B. Hầu hết các muối này tan tốt trong nước.
C. Các muối ammonium tan tốt trong nước đều điện ly hoàn toàn.
D. Muối ammonium dạng rắn rất bền với nhiệt
Câu 20. Nguyên tố nitrogen có số oxi hóa trong các hợp chất: NH3, NH4Cl lần lượt là:
A. -3 và +3. B. -3 và +4. C. -3 và +5. D. -3 và -3.
Câu 21. Có thể dùng chất nào sau đây để trung hòa ammonia?
A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Baking soda. D. Vôi.
Câu 22. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Cl 2. Để khử độc, có thể xịt
vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch NH3.
C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 23. Phát biểu sai là:
A. Các muối ammonium đều dễ tan trong nước.
B. Các muối ammonium khi tan trong nước đều điện li hoàn toàn thành ion.
C. Các muối ammonium khi đun nóng đều bị phân hủy thành NH3 và acid tương ứng.
D. Có thể dùng muối ammonium để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.
Câu 24. Nhận định đúng là
A. Các muối ammonium đều lưỡng tính.
B. Các muối ammonium đều thăng hoa.
C. Urea cũng là muối ammonium.
D. Phản ứng nhiệt phân NH4NO3 là phản ứng tự oxi hóa, tự khử.
Câu 25. Khí nitrogen có thể được tạo thành phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Đốt cháy NH3 trong oxygen có chất xúc tác Pt.
B. Nhiệt phân NH4NO3.
C. Nhiệt phân AgNO3.
D. Nhiệt phân NH4NO2.
Câu 26. Nhận xét đúng về muối ammonium là:
A. Muối ammonium là tinh thể ion, phân tử gồm cation ammonium và anion hydroxide.
B. Tất cả các muối ammonium đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành
cation ammonium và anion gốc acid.
C. Dung dịch muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất
khí làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Khi nhiệt phân muối ammonium luôn luôn có khí ammonia thoát ra.
Câu 27. Dung dịch ammonia có tính base do:
A. Ammonia tan nhiều trong nước.
B. Phân tử ammonia là phân tử có cực.
C. Khi tan trong nước, ammonia kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và H3O+.
D. Khi tan trong nước, các phân tử ammonia kết hợp với ion H + của nước tạo NH4+ và
OH-.
Câu 28. Dung dịch ammonia có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do:
A. Zn(OH)2 là hydroxide lưỡng tính.
B. Zn(OH)2 là một base ít tan.
C. Có khả năng tạo thành phức chất tan .
D. NH3 là một hợp chất có cực và là một base yếu.
Câu 29. Hiện tượng thu được khi cho muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm là:
A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt.
B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Câu 30. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A. (NH4)3PO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NaCl.
Thông hiểu:
Câu 31. Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được
một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H 3PO4.
Muối thu được là:
A. NH4H2PO4. B. (NH4)2HPO4.
C. (NH4)3PO4. D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Câu 32. Nhận định đúng là:
A. Các muối ammonium chứa gốc acid có tính oxi hóa không bị nhiệt phân.
B. Dung dịch NH3 hoà tan Zn(OH)2 do Zn(OH)2 lưỡng tính.
C. Các muối ammonium dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
D. Khí ammonia làm hồng quỳ tím ẩm.
Câu 33. Phát biểu đúng là:
A. NH3 là chất oxi hóa mạnh.
B. NH3 có tính khử mạnh, tính oxi hóa yếu.
C. NH3 là chất khử mạnh.
D. NH3 có tính oxi hóa mạnh, tính khử yếu.
Câu 34. Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là:
A. Cu và dung dịch HCl.
B. CuO và dung dịch HCl.
C. CuO và dung dịch NaOH.
D. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Câu 35. Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH 3 đi qua ống đựng
bột CuO nung nóng là:
A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng.
B. CuO không thay đổi màu.
C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh.
Câu 36. Thêm NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol FeCl3; 0,2 mol CuCl2. Khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,90g. B. 0,98g. C. 1,07g. D. 2,05g.
Câu 37. Thể tích O2 cần để đốt cháy hết 6,8 gam NH3 tạo thành khí N2 là:
A. 16,8 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 11,2 lít.
Câu 38. Một nguyên tố R tạo hợp chất khí hydrogen là RH 3. Trong oxide cao nhất của R có
74,07% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. Cl. B. S. C. P. D. N.
Câu 39. Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc lấy chất kết tủa và
cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. Nồng độ mol/l của dung dịch
Al2(SO4)3 là
A. 1M. B. 0,5M. C. 0,1M. D. 1,5M.
Câu 40. Chỉ dùng dung dịch NH3 có thể nhận biết được dãy chất nào sau đây?
A. AlCl3, MgCl2, NaCl. B. ZnCl2, MgCl2, KCl.
C. HCl, H2SO4, Na2SO4. D. CuCl2, Ba(NO3)2, (NH4)2SO4.
Câu 41. Cho các dung dịch (NH4)2SO4, (NH4)2CO3 và dung dịch NH3 loãng. Chọn thuốc thử
để nhận biết các dung dịch trên?
A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch HCl loãng.
C. Dung dịch MgCl2. D. Dung dịch AlCl3.
Câu 42. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH 3 đặc. Sau đó đưa
2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện:
A. Khói màu trắng. B. Khói màu tím.
C. Khói màu nâu. D. Khói màu vàng.
Câu 43. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là:
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ mất màu. D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 44. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl 2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch
KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH 3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được
là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 45. Đốt cháy hỗn hợp gồm 6,72 lít khí oxygen và 7 lít khí ammonia (đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ và áp suất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được nhóm các chất là:
A. Khí nitrogen và nước. B. Khí oxygen, khí nitrogen và nước.
C. Khí ammonia, khí nitrogen và nước. D. Khí nitrogen dioxide và nước.
Câu 46. 80% ammonia được sản xuất ra được sử dụng để:
A. Sản xuất phân bón (đạm ammonium, urea,..).
B. Sản xuất nitric acid.
C. Sử dụng như một chất làm lạnh trong các hệ thống làm lạnh công nghiệp.
D. Làm dung môi để hòa tan các hợp chất.
Câu 47. Khi oxi hóa bằng oxygen với xúc tác Pt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành
A. N2. B. NO. C. NO2. D. NH4NO3.
Câu 48. Hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào trong
tổng hợp ammonia theo quy trình Haber có tỉ lệ số mol là:
A. 1:2. B. 1:3. C. 1:1. D. 2:3.
Câu 49. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, người ta thường dùng muối nào sau đây trong
quá trình làm bánh?
A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. NH4Cl. D. NH4NO3.
Câu 50. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp, người ta
đã:
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. Nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc
2. Câu hỏi tự luận
Vận dụng:
Câu 1. Dựa vào hình ảnh bên dưới, hãy trình bày quy trình điều chế nitric acid từ
ammonia.

Câu 2. Nêu một số ứng dụng của ammonia và các muối ammonium.
Câu 3. Giải thích vì sao NH3 tan tốt trong nước.
Câu 4. Ông bà ta có câu: “Không có lửa làm sao có khói”. Tuy nhiên trong hóa học vẫn
có khi không có lửa vẫn có khói xuất hiện. Hãy mô tả một thí nghiệm chứng minh không
có lửa vẫn có thể có khói.
Vận dụng cao:
Câu 5. Ammonia được coi là độc tố đối với cá ở nồng độ rất nhỏ 0,01 mg/l, từ 0,2 – 0,5
mg/l đã gây độc cấp tính. Ammonia là một hợp phần thường thấy của các loại thuốc tẩy
rửa kính, nồng độ của nó thường khá cao. Đối với các mẫu ammonia loãng, có thể xác
định hàm lượng ammnia trong thuốc tẩy kính bằng cách chuẩn độ bằng acid mạnh.
Lấy một mẫu nước (100ml) chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,02M với chỉ thị bromcresol
lục, mỗi lần 20 ml, kết quả trung bình cho ta VHCl = 42,11 ml.
Tính hàm lượng của ammonia trong thuốc tẩy kính. Xác định xem nước đó có thể dùng
trong sinh hoạt được không? Biết tiêu chuẩn cho phép của NH3 trong nước là 0,5mg/l.
Câu 6. Tại sao trước khi hàn người ta lại rắc một ít bột muối ammonium chloride lên bề
mặt kim loại rồi nung nóng?
Câu 7. Dựa vào hình ảnh bên dưới, hãy mô tả quá trình tổng hợp ammonia theo quy
trình Haber (Haber – Bosch).

Câu 8. Từ 34 tấn NH3 sản xuất được 160 tấn dung dịch HNO 3 63%. Tính hiệu suất của
phản ứng điều chế HNO3.
Câu 9. Cho 0,448 lít khí NH3 đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất
rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tính phần trăm khối lượng của Cu trong X.
Câu 10. Hãy giải thích vì sao vụ nổ kho hóa chất có chứa ammonium nitrate ở cảng
Beinut, Lebanon lại có khói màu đỏ nâu.
Bài 5: MỘT SỐ HỢP CHẤT VỚI OXYGEN CỦA NITROGEN
1.Câu hỏi trắc nghiệm
Mức độ biết:
Câu 1. Ở nhiệt độ cao khoảng 3000oC nitrogen trong không khí tạo thành hợp chất nào sau
đây?
A. NO. B. N2O. C. NH3. D. NO2.
Câu 2. Ở điều kiện thường khí NO kết hợp với O2 tạo thành chất khí có màu:
A. Tím xanh. B. Vàng. C. Nâu đỏ. D. Đỏ cam.
Câu 3. Mưa acid là hiện tượng nước mưa có độ pH:
A. < 7. B. < 5,6. C. > 5,6. D. > 7.
Câu 4. Mưa acid được tạo ra chủ yếu do oxy hóa khí:
A. SO2 và NOx. B. CO2, NOx. C. SO2, CO2. D. SO2, CO.
Câu 5. Nguyên nhân gây mưa acid có thể là:
A. Núi lửa hoạt động.
B. Hoạt động của con người đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch.
C. Cháy rừng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6. Ý nào sau đây là sai khi nói về mưa acid?
A. Chứa acid H2SO4 và HNO3.
B. Là hiện tượng tự nhiên, không phải do tác động của con người.
C. Do các khí thải từ hoạt động của núi lửa, cháy rừng,…
D. Gây hại cho con người và sinh vật.
Câu 7. Phân tử HNO3 có cấu tạo như sau:

Các loại liên kết trong phân tử HNO3 là:


A. Cộng hóa trị và ion. B. Ion và phối trí (cho - nhận).
C. Phối trí (cho - nhận) và cộng hóa trị. D. Cộng hóa trị và hydro.
Câu 8. Tại sao phải bảo quản nitric acid trong lọ tối màu?
A. Do nitric acid có tính ăn mòn mạnh. B. Do nitric acid kém bền dưới ánh
sáng.
C. Do nitric acid tan vô hạn trong nước. D. Do nitric acid có tính oxy hóa mạnh.
Câu 9. Khi bảo quản nitric acid trong thời gian dài, thường xảy ra hiện tượng gì?
A. Dung dịch acid vẩn đục. B. Dung dịch acid đổi sang màu xanh.
C. Dung dịch acid đổi sang màu vàng nhạt. D. Không xảy ra hiện tượng gì.
Câu 10. Dung dịch nitric acid loãng:
A. Phân ly không hoàn toàn thành H+ và NO3-.
B. Phân ly hoàn toàn thành H+ và NO3-.
C. Phân ly không hoàn toàn thành NH4+ và OH-.
D. Phân ly hoàn toàn thành NH4+ và OH-.
Câu 11. Ý nào sau đây là sai khi nói về nitric acid?
A. Là acid mạnh, có tính oxy hóa mạnh.
B. Là một trong ba acid chính của ngành công nghiệp hóa chất hiện đại.
C. Làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Không có khả năng ăn mòn kim loại.
Câu 12. Dung dịch có khả năng hòa tan vàng, gồm:
A. 1 HNO3 : 3 HCl. B. 1 HNO3 : 2 H2SO4.
C. 2 HNO3 : 3 H2CO3. D. 2 HNO3 : 3 HCl..
Câu 13. Ứng dụng của nitric acid, ngoại trừ:
A. Sản xuất phân bón. B. Sản xuất thuốc nổ.
C. Sản xuất thuốc nhuộm vải. D. Sản xuất thuốc trừ sâu

Câu 14. Ý nào sau đây đúng khi nói về nitric acid?
A. Dung dịch acid tinh khiết có màu vàng nâu.
B. Là một acid yếu.
C. Có khả năng ăn mòn kim loại kể cả Au, Pt.
D. Bốc khói mạnh trong không khí ẩm .
Câu 15. Khí nào sau đây là nguyên nhân chính dẫn tới mưa acid?
A. NO2. B. NO. C. H2S. D. NH3.
Câu 16. Đâu không phải là tác hại của mưa acid
A. Gây bão sấm sét. B. Làm giảm pH môi trường đất và
nước.
C. Gây ăn mòn các công trình. D. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 17. Chất khí nào sau đây hóa nâu trong không khí?
A. NO2. B. N2. C. NO. D. NH3.
Câu 18. Chọn ý đúng khi nói về nitric acid
A. Là chất lỏng màu vàng nhạt. B. Bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
C. Nhiệt độ sôi cao hơn nước cất. D. Ít tan trong nước ở nhiệt độ thường

Thông hiểu:

Câu 19. Nitric acid không có khả năng ăn mòn:


A. Pt. B. Cu. C. Fe. D. Al.
Câu 20. Cho sắt phản ứng với nitric acid đặc, nóng thu được chất khí có màu nâu đỏ, chất
khí đó là:
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. NH3.
Câu 21. Nitric acid là chất lỏng không màu, nhưng lọ nitric acid trong phòng thí nghiệm có
mày vàng nâu hoặc nâu là do:
A. HNO3 oxy hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu.
B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu.
C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng.
D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.
Câu 22. Nguyên tố nitrogen có số oxi hóa trong các hợp chất: NO, NO2 lần lượt là:
A. +4 và -2. B. +2 và +4. C. -2 và +4. D. +4 và +2.
Câu 23. Phản ứng HNO3 tác dụng với chất nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?
A. C. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. CuO.
Câu 24. Cho chuỗi phản ứng: N  X  NO2  HNO3. X là:
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. NH3.
Câu 25. Phú dưỡng là hiện tượng ao hồ dư các nguyên tố dinh dưỡng:
A. Nitrogen, cacbon. B. Nitrogen, oxygen.
C. Nitrogen, phosphorus. D. Nitrogen, phosphorus, cacbon.
Câu 26. Nguyên tố nitrogen có số oxi hóa trong các hợp chất: HNO3, N2O lần lượt là:
A. +5 và -5. B. -1 và +1. C. -5 và +1. D. +5 và +1.
Câu 27. Nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng là:
A. Phân bón dư thừa chảy xuống ao hồ.
B. Chất thải công nghiệp không được xử lý thải ra ao hồ.
C. Nước thải chăn nuôi, sinh hoạt chảy ra ao hồ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 28. Hiện tượng phú dưỡng gây:
A. Thực vật thủy sinh phát triển mạnh mẽ.
B. Cá chết ngạt do thiếu oxygen.
C. Tăng nguồn thức ăn giúp động vật thủy sinh phát triển.
D. A và B đúng.
Câu 29. Phương trình phản ứng nào sau đây là sai?
A. CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O.
B. Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O.
C. Al + 4HNO3 (đặc, nguội) → Al(NO3)3 + NO + 2H2O.
D. CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O.
Câu 30. Kim loại không phản ứng với HNO3 đặc nguội là
A. Al, Fe. B. Ag, Fe . C. Pb, Ag. D. Pt, Au.
Câu 31. Hiện tượng thu được khi cho nhôm vào dung dịch nitric acid đặc nóng là:
A. Thoát ra một chất khí không màu.
B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ.
D. Không có phản ứng.
Câu 32. Dung dịch nitric acid thương mại thường có nồng độ:
A. 68% B. 98%. C. 50%. D. 70%.
Câu 33. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3,
FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại
phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 34. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết ba acid đặc nguội HNO 3, H2SO4, HCl đựng
trong ba lọ mất nhãn là chất nào sau đây
A. Cu. B. Al. C. Fe. D. CuO.
Câu 35. Trong hình ảnh dưới đây, lớp màng màu xanh ngăn cản oxygen khuếch tán vào
nước khiến cá không hô hấp được và chết. Vậy lớp màng này là do sinh vật nào tạo thành.

A. Vi khuẩn hấp thụ oxygen. B. Tảo xanh nở hoa.


C. Vi khuẩn phân hủy tảo. D. Rêu phát triển.
2. Câu hỏi tự luận
Vận dụng:
Câu 1. Em hãy giải thích vì sao: Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo dính phải
HNO3 đặc thường sẽ bị thủng một lỗ nhưng khi dính acid loãng, nhìn bên ngoài thì không
thấy gì, nhưng sau khi phơi khô sẽ thấy ngay lỗ thủng?
Câu 2. Em hãy giải thích tại sao: HNO 3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung
dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng?

Câu 3. Hiện tượng phú dưỡng là gì?


Câu 4. Nêu nguyên nhân lượng oxygen trong nước ở hiện tượng phú dưỡng thấp.
Vận dụng cao:
Câu 5. Trình bày biện pháp hạn chế hiện tượng phú dưỡng.
Câu 6. Nêu nguyên nhân và tác hại của mưa acid.
Câu 7. Hòa tan 38,4 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đkc,
sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V.
Câu 8. Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,2 mol Zn bằng 500 ml dd HNO 3 vừa đủ,
thu được dung dịch A và không thấy khí thoát ra. Cô cạn dung dịch A thu m gam muối.
Tính giá trị của m.
Bài 6: SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE
1.Câu hỏi trắc nghiệm
Mức độ biết:
Câu 1. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của sulfur?
A. Sulfur có cả tính oxi hóa và tính khử.
B. Sulfur không có tính oxi hóa và cả tính khử.
C. Sulfur chỉ có tính khử
D. Sulfur chỉ có tính oxi hóa
Câu 2. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. S, Cl2, Br2 B. Na, F2, S C. Br2, O2, Ca D. Cl2, O3, S
Câu 3. Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. Nhỏ nước bromide lên giọt thủy ngân
B. Rắc bột sulfur lên giọt thủy ngân
C. Nhỏ nước ozone lên giọt thủy ngân
D. Rắc bột phosphor lên giọt thủy ngân
Câu 4. Vùng nào sau đây có thể tìm thấy nhiều sulfur nhất?
A. Các vùng có núi lửa hoạt động.
B. Các vùng hang động có nhiều hóa thạch.
C. Các vùng cận biển, có nhiều vỏ động vật thân mềm.
D. Các vùng băng tuyết lâu năm, tan chảy ra sẽ xuất hiện nhiều tinh thể sulfur.
Câu 5. Chất nào sau đây có màu vàng?
A. H2S. B. SO2. C. SO3. D. S.
Câu 6. Khoáng vật chứa thành phần chính CaSO4 có tên là:
A. Pyrite. B. Sphalerite. C. Thạch cao. D. Barite.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Điều kiện thường, sulfur ở thể rắn.
B. Sulfur tác dụng với thủy ngân ngay ở nhiệt độ thường.
C. Sulfur vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Sulfur dễ tan trong nước.
Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfur?
A. Làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid.
B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất.
D. Điều chế thuốc nổ đen.
Câu 9. Nguyên tố sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của sulfur trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 5, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm IVA. D. chu kì 5, nhóm IVA.
Câu 10. Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được
dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là
A. Vôi sống. B. Cát. C. Muối ăn. D. Sulfur.
Câu 11. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sulfur?
A. Chất rắn màu vàng B. Không tan trong nước
C. Có tnc thấp hơn ts của nước D. Tan nhiều trong benzene
Câu 12. Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfur?
A. Làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid. B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất. D. Điều chế phẩm nhuộm
Thông hiểu:
Câu 13. Các số oxi hóa thường gặp của sulfur là
A. -2, 0, +4, +6 B. -4, 0, +2, +4 C. -3, 0, +3, +5 D. -3, 0, +1,
+5
Câu 14. Cho sơ đồ phản ứng:
S + H2SO4 đặc → X + H2O.
Vậy X là:
A. H2S B. H2SO4 C. SO3 D. SO2
Câu 15. Sulfur tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng:
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O.
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử sulfur bị khử và số nguyên tử sulfur bị oxi hóa là:
A. 1: 2 B. 2: 1 C. 1: 3 D. 3: 1
Câu 16. Dãy gồm các chất đều tác dụng với sulfur (trong điều kiện phản ứng thích hợp)
là:
A. Zn, H2, O2, F2. B. H2, Pt, Cl2, KClO3.
C. Hg, O2, F2, HCl. D. Na, He, Br2, H2SO4 loãng.
Câu 17. Số oxi hoá của sulfur trong hợp chất H2S2O7 là:
A. +8 B. -2 C. +4 D. +6
Câu 18. Cho các phản ứng hóa học sau:
S + O2 → SO2
S + 3F2 → SF6
S + Hg → HgS
S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 19. Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng
nào sau đây?
A. 4S + 6NaOH (đặc) → 2Na2S + Na2S2O3 +3H2O
B. S + 3F2 → SF6
C. S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
D. S + 2Na → Na2S
Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3.
(b) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(c) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa acid.
(d) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 21. Sulfur dioxide có thể tham gia phản ứng:
(1) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O;
(2) SO2+ Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4.
Tính chất của SO2 được diễn tả đúng nhất là
A. SO2 thể hiện tính oxi hoá.
B. SO2 thể hiện tính khử.
C. SO2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
D. SO2 là acidic oxide.
Câu 22. Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch không màu chuyển sang màu tím.
B. Dung dịch màu tím bị vẩn đục màu vàng.
C. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang màu vàng.
D. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu.
Câu 23. Để nhận biết hai bình chứa khí không màu CO 2 và SO2, cách làm nào sau đây
không đúng?
A. Cho mỗi khí vào nước Br2.
B. Cho từ từ đến dư mỗi khí vào nước vôi trong.
C. Cho mỗi khí vào dung dịch H2S.
D. Cho mỗi khí vào dung dịch KMnO4.
Câu 24. Cho các chất khí: Cl2, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch Br2 là:
A. CO2. B. SO3. C. Cl2. D. SO2
Câu 25. Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt sulfur, đóng
kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp
dẫn đến bị ngạt mà chết. Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng
trên?
A. H2S. B. SO2. C. SO3. D. H2SO4
Câu 26. Biện pháp giảm thải sulfur dioxide ra khí quyển nào sau đây là đúng?
A. Thay thế nhiên liệu tái tạo bằng nhiên liệu thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch.
B. Xử lý khí thải nhà máy bằng các acid mạnh như H2SO4 đặc, HCl đặc.
C. Dùng giấm ăn để biến đổi sulfur dioxide thành chất khác.
D. Chuyển hóa sulfur dioxide thành chất ít gây ô nhiễm bằng đá vôi nghiền.
2. Câu hỏi tự luận
Vận dụng:
Câu 1. Dựa vào tính chất của sulfur, hãy cho biết biện pháp tách sulfur khỏi hỗn hợp
sulfur và nước.

Câu 2. Nêu một số ứng dụng của SO 2 và tác các hại của SO 2 đối với môi trường và cơ
thể.
Câu 3. Dẫn V lít (đkc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được 12 gam muối
KHSO3. Tính giá trị của V.
Vận dụng cao:
Câu 4. Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng
từng muối tạo thành sau phản ứng.
Câu 5. Hấp thụ V lít SO2 (đkc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 21,7g kết
tủa. Tính V.
Câu 6. Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 vào 8 lít Ca(OH)2 ta thu được 12 gam kết tủa A. Tính
nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2.
Bài 7: SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE
1.Câu hỏi trắc nghiệm
Mức độ biết:
Câu 1. Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây?
A. Cu và Cu(OH)2. B. Fe và Fe(OH)3. C. C và CO2. D. S và H2S.
Câu 2. H2SO4 đặc khi tiếp xúc với đường, vải, giấy có thể làm chúng hóa đen do tính chất
nào dưới đây?
A. Oxi hóa mạnh. B. Háo nước.
C. Acid mạnh. D. Khử mạnh.
Câu 3. Công thức của oleum là:
A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.nH2O.
C. H2SO4.nSO3. D. H2SO4.nSO2.
Câu 4. Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là?
A. Rót nước vào acid, khuấy đều.
B. Rót từ từ nước vào acid, khuấy đều.
C. Rót từ từ acid vào nước, khuấy đều.
D. Rót nhanh acid vào nước, khuấy đều.
Câu 5. Những kim loại nào sau đây bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
A. Al và Zn. B. Al và Fe. C. Fe và Cu. D. Fe và Mg.
Câu 6. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al B. Mg C. Na D. Cu
Câu 7. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều tác dụng được với
dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al, Mg, Cu B. Fe, Mg, Ag C. Al, Fe, Mg D. Al, Fe, Cu
Câu 8. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với
dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
A. Al, Fe, Au, Mg B. Zn, Pt, Au, Mg
C. Al, Fe, Zn, Mg D. Al, Fe, Au, Pt
Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng về tính tan của sulfuric acid trong nước:
A. Khó tan trong nước, tan nhiều trong ethanol.
B. Khó tan trong nước và ethanol, tan nhiều trong benzene.
C. Tan tốt trong nước, khi tan tỏa nhiệt mạnh.
D. Tan vô hạn trong nước, ethanol và cả benzene.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây đúng:
A. Khi bỏng do sulfuric acid, có thể dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng.
B. Tính acid của sulfuric acid loãng là tính acid yếu.
C. Sulfuric acid đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh.
D. Sulfuric acid là chất lỏng sánh, màu vàng nhạt.
Câu 11. Muối sulfate nào sau đây được ứng dụng trong chất cản quang?
A. CaSO4. B. BaSO4. C. MgSO4. D. CuSO4.
Câu 12. Ứng dụng nào sau đây là của MgSO4?
A. Sử dụng trong thực phẩm như làm đặc đậu phụ.
B. Sử dụng làm vật liệu xây dựng, đúc tượng.
C. Ứng dụng trong sản xuất các loại giấy trắng chất lượng cao.
D. Dùng làm chất hút mồ hôi cho các vận động viên.
Câu 13. Các khí sinh ra khi cho saccharose vào dung dịch H2SO4 đặc, dư là:
A. H2S và CO2. B. H2S và SO2.
C. SO3 và CO2. D. SO2 và CO2
Câu 14. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag. B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu. D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 15. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 16. Khi cho Fe vào các acid sau, trường hợp nào không xảy ra phản ứng?
A. HCl. B. H2SO4 đặc, nóng. C. H2SO4 đặc, nguội. D. H2SO4
loãng.
Thông hiểu:
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít
H2 (đkc). Giá trị của V là:
A. 2,479. B. 3,7185. C. 1,2395. D. 4,958.
Câu 18. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. 2FeO + 4H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
B. Fe2O3 + 4H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
C. FeO + H2SO4loãng → FeSO4 + H2O.
D. Fe2O3 + 3H2SO4loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
Câu 19. Sulfuric acid đặc thường được dùng để làm khô các chất khí ẩm. Khí nào sau đây
có thể được làm khô nhờ sulfuric acid đặc?
A. Khí CO2. B. Khí H2S. C. Khí NH3. D. Khí SO3.
Câu 20. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sản phẩm khí thu được là:
A. CO2 và SO2. B. SO3 và CO2. C. SO2. D. CO2.
Câu 21. Để nhận ra sự có mặt của ion sulfate trong dung dịch, người ta thường dùng
A. Quỳ tím. B. Dung dịch muối Mg2+.
C. Dung dịch chứa ion Ba2+. D. Thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2.
Câu 22 Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO 3 số chất vừa tác dụng với
dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 23 Cho 11,2 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, dư. Sau
phản ứng thu được V lít khí H2 (đkc). Giá trị của V là:
A. 2,479 lít. B. 3,7185 lít. C. 4,968 lít. D. 7,437 lít.
Câu 24. Trường hợp nào tác dụng với H2SO4 đặc nóng và H2SO4 loãng đều cho sản phẩm
giống nhau?
A. Fe. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 25. Cho phương trình hóa học:
aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O
Tỉ lệ a:b là
A. 1:1 B. 2:3 C. 1:3 D. 1:2
Câu 26. Hòa tan 12,8 gam Cu trong acid H 2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO 2 thu được
là:
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít
Câu 27. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 +SO2 + 2H2O
B. Fe + S to → FeS
C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2
D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2
Câu 28. Đối với H2SO4 đặc, nóng, có thể xảy ra các phản ứng sau:
(a) H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
(b) 3H2SO4 + Fe2O3 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(c) 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H 2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng vẫn xảy ra
và phương trình hóa học không thay đổi.
A. (a) B. (c) C. (b) D. (d)
Câu 29. Cho các chất: KBr, S, SiO 2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất đã cho,
số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch acid H2SO4 đặc, nóng là:
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7
Câu 30. Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch
H2SO4 đặc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là:
A. Fe, Fe2O3 B. Fe, FeO
C. Fe3O4, Fe2O3 D. FeO, Fe3O4
2.Câu hỏi tự luận
Vận dụng:
Câu 1. Trình bày cách pha loãng sulfuric acid trong nước.
Câu 2. Viết 3 ví dụ chứng minh tính acid của dung dịch sulfuric acid loãng và 3 ví dụ
chứng minh tính oxi hóa của sulfuric acid đặc, nóng.
Câu 3. Nêu cách xử lý đúng khi bị bỏng do sulfuric acid.
Vận dụng cao:
Câu 4. Trình bày những gì em biết về muối calcium sulfate.
Câu 5. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 1M với 150ml dung dich H 2SO4 1M. Hỏi sau khi
phản ứng kết thúc khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 4,958 lít H2 (đkc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong
hỗn hợp đầu là bao nhiêu?

You might also like