triết hoc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Mssv: 49.01.901.

301
Trần Minh Thanh Trúc
Lớp : GDTH A

1. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các
quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra
những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, những phạm trù và những nguyên lý
cơ bản, vừa là lý luận duy vật biện chứng, vừa là lý luận nhận thức khoa học, vừa là logic của
chủ nghĩa Mác.
2. Khái quát bức tranh toàn cảnh những mối liên hệ của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy).
PBCDV khẳng định rằng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, không có sự vật, hiện tượng nào
tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối, mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc,
phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau
Quy luật có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người để thực hiện
quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể về phương diện vạch
ra nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng phát triển tiến lên của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới.
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối
liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Mỗi bộ
môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. Thí dụ,
trong toán có phạm trù “số”, “hình”, “điểm”, “mặt phẳng”,..., trong vật lý học có các phạm trù
“khối lượng”, “vận tốc”, “gia tốc”,... trong kinh tế học có phạm trù “hàng hóa”, “giá trị”, “tiền
tệ”.
3. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể chính là nguyên lý và
mối liên hệ phổ biến.
4.Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển chính là nguyên lý về sự phát triển của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan
5.Quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật, hiện tượng của thế giớitồn tại trong
mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyểnhóa lẫn nhau, chứ không
hề tách biệt nhau. Đó là nội dung của mối liên hệ phổbiến. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các
mối liên hệ đó là tính thống nhất vật chấtcủa thế giới.
6.Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng
khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự
vật).

You might also like