An toàn điện

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

I.

An toàn điện

Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng, xí nghiệp, từ nông thôn đến thành thị,
số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều.

– An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động: Những
nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện: thiếu các hiểu biết về an toàn điện; không tuân theo các
quy tắc về an toàn điện.

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề phòng sự cố xảy ra
tại nạn điện . Những biện pháp an toàn điện giúp chúng ta được bảo vệ tốt hơn khi tiếp xúc , làm
việc trong môi trường có nguy cơ xảy ra tai nạn điện như : các nhà máy , phân xưởng , công trình
, ….

An toàn điện là một hệ thống các biện pháp tổ chức và phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn các tác
động có hại và nguy hiểm đối với con người từ dòng điện , hồ quang điện , trường điện từ và tĩnh
điện

II. Quy chuẩn an toàn điện


1. Làm việc phần không có điện
a. Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi thực hiện công việc
- Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại.
- Kiểm tra xác định không còn điện.
- Thực hiện nối đất (tiếp địa):
• Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao
hiện truong.
- Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại.
- Kiểm tra xác định không còn điện.
- Thực hiện nối đất (tiếp địa):
• Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao
hiện truong.
•Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần thiết khi thực
hiện công việc.
- Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
- Biện pháp an toàn cần thiết khác do đơn vị công tác quyết định.
Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần thiết khi thực
hiện công việc.
- Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
- Biện pháp an toàn cần thiết khác do đơn vị công tác quyết định.
b. Kiếm tra không còn điện

1
• Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc không còn
điện. Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch
điện cao áp có điện phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp.
•Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với Người chỉ
huy trực tiếp.
c.Chống điện ngập nước

•Phải đặt nổi đất di động để chống điện cấp ngược đến nơi làm việc từ phía thứ cấp của
máy biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.
• Khi cắt điện đường dây hạ áp, phải có biện pháp chống điện cấp ngược lên đường dây
từ các nguồn điện độc lập khác.
2. Làm việc với phần có điện
a. Khoảng cách an toàn về điện
• khi không có rào chắn tạm thời,khoảng cách quy định không nhỏ hơn quy định tại bảng
sau:

• Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện không nhỏ
hơn quy định tại bảng sau:

b. Các biện pháp làm việc với điện cao áp


•Khi làm việc với điện cao áp như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách
điện (vật liệu cách điện khác), nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho

2
làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có
điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện
áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:

•Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng
không đến gần dây dẫn với khoảng quy định.

c. Các biện pháp làm việc với điện hạ áp


Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác:
•Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc.
•Che phủ các phần có điện để loại bỏ đến nguy hiểm (nếu cần thiết).

III. Các sự cố
- Sự cố nhảy aptomat
- Sự cố chập cháy điện
- Sét đánh làm chập cháy điện
- Sự cố nhiễu điện đường dây
- Sự cố tăng áp
- Chạm giữa dây pha và dây trung tính
- Các tiếp điểm ở các thiết bị điện lâu ngày bị oxi hóa
- Sự cố hở điện

IV. Các giải pháp cấp cứu tai nạn điện


Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện
bằng cách:

Ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu chì….
Lưu ý:
- Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện;
- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

3
Nếu không cắt được nguồn điện có thể sử dụng:
- Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện.
- Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi người bị nạn (chú ý
người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện).

Túm vào quần, áo khô của người bị nạn để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện (người cấp cứu
phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô,
túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn).
Sau khi đã tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện phải tuỳ vào các hiện tượng sau đây để xử lý
thích hợp:

1. Người bị nạn chưa mất trí giác


- Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh.
Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc.

2. Người bị nạn đã mất trí giác:


- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.
- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.
- Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.
- Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.
Mời y, bác sỹ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

3. Người bị nạn đã tắt thở


- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí;
- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra. Nếu lưỡi thụt vào
thì phải kéo ra.
Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác
sỹ quyết định mới thôi.

V. Thiết kế an toàn điện


1. Sử dụng biển báo, rào chắn
Khi làm việc ở những nơi xa bộ phận đóng cắt như máy cắt điện, cầu dao, áptômát...nhất thiết
phải tiến hành cắt điện và treo biển báo: "Không đóng điện - có người đang làm việc trên đường
dây”. Ở những trạm biến thế ngoài trời, những thiết bị có điện áp cao, phải có rào chắn và treo
biển: “Điện áp cao - nguy hiểm chết người".
Tất cả các biển báo đặt ngoài trời đều phải viết bằng sơn.
Những thiết bị không thể che chắn được thì phải treo cao tới mức người hoặc xe cộ không thể
chạm vào được. Ví dụ: đối với đường dây có điện áp tới 1000V, phải treo cao ≥ 3,5m ở những
nơi không có xe cộ qua lại hoặc 2 5m - 6m ở những nơi đông dân cư.
2.Trang bị ngắn mạch và nối đất di động (nối đất tạm thời).

4
Đây là phương tiện bảo vệ rất hiệu quả để tránh nguy hiểm cho công nhân khi làm việc với lưới
đã được cắt điện nhưng bất ngờ có điện trở lại do một sai sót nào đó; hoặc xuất hiện điện áp cảm
ứng do ảnh hưởng của trường điện từ hay sự phóng điện do điện dung. Nối dạt di động là thiết bị
dùng để nối đất đường dây hay thiết bị điện khi công nhân phải sửa chữa trên đường dây hay
thiết bị đó, mặc dù đã được cắt điện. Khi bất ngờ đường dây hay thiết bị có điện trở lại, nhờ có
thiết bị nổi đất di động nên đã làm giảm điện áp tiếp xúc đặt lên người, dẫn đến giảm mức độ
nguy hiểm.
Trang bị ngắn mạch là thiết bị nối ngắn mạch tất cả đường dây sau khi đã cắt điện. Trước khi nối
ngắn mạch, dây nối ngắn mạch phải được thực hiện nối đất; nhằm mục đích tạo ra hiện tượng
ngắn mạch 3 pha chạm đất cho đường dây. Vì thế, các thiết bị bảo vệ phải tác động để cắt đường
dây ra khỏi nguồn, nếu đường dây bất ngờ có điện trở lại.
Chủ ý: Khi sửa chữa xong, phải tháo ngay day nổi ngắn mạch của đường dây

You might also like