Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

QÚA TRÌNH TÁI HÒA NHẬP XÃ HỘI

I.Sơ lược tâm lý đối với người sắp tái hòa nhập cộng đồng
a) Đặc điểm tâm lý của người đã chấp hành xong hình phạt tù.

Người đã chấp hành xong hình phạt tù trước khi được trở về với cộng
đồng, xã hội được phân loại thành ba nhóm: Những phạm nhân đã hoàn
toàn sửa mình (những phạm nhân đã trở thành người tốt trước khi mãn
hạn tù); những phạm nhân được giáo dục lại, nhưng vẫn còn những
khuyết tật, thói hư tật xấu nhất định; những phạm nhân không sửa mình
trong quá trình chấp hành hình phạt tù, phủ nhận tác động giáo dục của
cán bộ quản giáo.

Dù ở nhóm nào thì ở họ có một số đặc điểm tâm lý đặc trưng sau:
Về mặt nhận thức: Người đã chấp hành xong hình phạt tù có sự hiểu biết
về pháp luật hơn, nhìn nhận được những sai lầm của bản thân đã thực
hiện trước đây (trừ nhóm có xu hướng phạm tội bền vững) và mong
muốn được mọi người đón nhận, tha thứ. Vì sống trong môi trường bị
cách ly trong khoảng thời gian dài nên nhận thức của họ về những vấn
đề xã hội hạn chế và cần thời gian để thích nghi.

Về mặt trạng thái: Phần lớn những người đã chấp hành xong hình phạt tù
cảm thấy vui mừng vì được trở về với cuộc sống tự do. Nhưng họ cũng
có sự lo lắng cho những ngày sắp tới phải sinh sống thế nào khi công
việc trước đây không còn, lo bị cộng đồng kỳ thị về những lỗi lầm trước
đây của mình. Có người mặc cảm tội lỗi và cũng có người oán, hận, đặc
biệt là những người chịu cảnh gia đình tan vỡ, bị người thân ruồng bỏ
trong thời gian thi hành án dẫn đến trạng thái chán nản, buông xuôi.

Về mặt hành vi: Người đã chấp hành xong hình phạt tù khi được trở về
với cuộc sống tự do thường lựa chọn sống kín đáo, ngại tiếp xúc với mọi
người xung quanh, ít tham gia những hoạt động xã hội tại địa phương và
tìm đến những người bạn cùng hoàn cảnh để có sự đồng cảm, chia sẻ, an
ủi.
Trong thời gian khó khăn và đầy thử thách này, họ rất cần sự giúp đỡ của
xã hội, đặc biệt là của những người thân và đồng nghiệp. Sự xa lánh,
thiếu tình người của những người thân; sự từ chối, thiếu thiện chí của cơ
quan, đồng nghiệp không muốn nhận họ vào làm việc,... đều ảnh hưởng
đến tâm lý của người mãn hạn tù.

b)Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái hòa nhập cộng đồng

Tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong hình phạt tù là hoạt
động khó khăn, phức tạp, chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Dưới
góc độ tâm lý học, quá trình tái hòa nhập của người đã chấp hành xong
hình phạt tù phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Nhân cách của người đã chấp hành xong hình phạt tù: Nghị lực, quyết
tâm vươn lên của người mãn hạn tù là yếu tố quyết định đến sự thành
công hay thất bại của quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Những người có
suy nghĩ tích cực, cố gắng vươn lên làm lại dễ hòa nhập và hòa nhập
thành công hơn.

Môi trường trại giam: Trại giam là nơi người mãn hạn tù đã sinh sống và
cải tạo trong suốt thời gian thi hành án. Sự đối xử của những phạm nhân
cùng đội làm việc, cùng buồng giam và cách giáo dục, cải tạo của quản
giáo không chỉ có ảnh hưởng to lớn đối với họ khi còn lao động, cải tạo
tại đó mà còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình tái hòa nhập cộng đồng của
họ khi mãn hạn tù. Sự quan tâm, giáo dục đúng cách của cán bộ quản
giáo giúp họ nhận ra những sai lầm, nâng cao ý chí phấn đấu để sửa
mình trở thành người công dân tốt. Ngược lại, nếu sự quan tâm, giáo dục
của quản giáo không phù hợp thì sẽ không khơi dậy nghị lực, ý chí trong
họ mà càng làm họ thấy chán nản và buông thả, dẫn đến ngay cả khi
được trở về với cộng đồng họ cũng khó tái hòa nhập. Bên cạnh đó, thái
độ của những phạm nhân cùng sinh hoạt, lao động cũng ảnh hưởng
nhiều đến định hướng tương lai của họ. Có những phạm nhân khi được
trở về họ giữ liên lạc với nhau, động viên, an ủi nhau cùng làm lại cuộc
đời. Tuy nhiên, cũng có những người lại bị lôi kéo tiếp tục thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật.
Sự quan tâm của gia đình: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng
lớn đến quá trình tái hòa nhập xã hội của người đã chấp hành xong hình
phạt tù. Trong quá trình chấp hành án trong trại giam, việc được người
thân thường xuyên vào thăm, động viên là động lực rất lớn để phạm
nhân cải tạo tốt. Đến khi họ mãn hạn tù thì gia đình là môi trường quan
trọng nhất mà phần lớn đối tượng được hòa nhập sau khi trở về với cuộc
sống cộng đồng. Việc được các thành viên trong gia đình đón nhận, cảm
thông và chia sẻ sẽ giúp họ nhanh chóng xóa bỏ mặc cảm của bản thân,
cố gắng làm lại cuộc đời.

Sự cảm thông của cộng đồng: Để người mãn hạn tù hòa nhập nhanh
chóng thì cộng đồng dân cư nơi họ về sinh sống phải có cái nhìn cởi mở
và vị tha hơn với họ. Bởi lẽ, dù họ có quyết tâm, cố gắng nhưng nếu
người xung quanh không đón nhận, mà kỳ thị thì tâm lý tích cực trong
họ sẽ mất dần, điều này có thể một lần nữa đẩy họ vào con đường sai
trái.

Vai trò của các tổ chức, cá nhân: Các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ tái hòa
nhập cộng đồng của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân sẽ giúp đỡ người mãn hạn tù rất nhiều trong tìm việc làm,
bởi lẽ khi ổn định được kinh tế, có thể nuôi sống bản thân và gia đình sẽ
hạn chế nguy cơ tái phạm của họ. Chính vì thế, cần có sự tuyên truyền,
giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân để tạo điều
kiện cho họ làm ăn, tái hòa nhập cộng đồng và bắt đầu cuộc sống mới.
(nguồn:Tạp chí tòa án nhân dân)

II.Chuẩn bị tâm lý đối với người sắp tái hòa nhập cộng đồng
a) Công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
-Cung cấp cho phạm nhân kiến thức, giúp họ định hướng và nâng cao
khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá
trình tái hòa nhập cộng đồng. Với các nội dung được tư vấn là:

+ Tư vấn tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe; phòng, chống ma túy,
HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội;
+Tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti; xây dựng ý chí, niềm tin, khả năng ứng
phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tái hòa nhập cộng
đồng;
+ Tư vấn về lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học,
bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.

b)Phương pháp tư vấn tâm lý cho phạm nhân


- Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cho phạm nhân đăng ký nhu
cầu tư vấn bằng phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động
phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân
công cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp
cho phạm nhân. Có thể tư vấn riêng cho từng phạm nhân hoặc tư vấn
nhóm cho số phạm nhân có cùng nội dung tư vấn;
- Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực hiện trong các phòng tư vấn,
có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho
việc tư vấn.

b) Hỗ trợ về các thủ tục pháp lý


- Phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ đăng ký cư
trú; đăng ký hộ tịch; cấp căn cước công dân; vay vốn, đăng ký kinh
doanh, ký kết hợp đồng lao động và các thủ tục hành chính khác theo
quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, trong khoảng thời gian hai
tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù các cơ sở
giam giữ phạm nhân tổ chức tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp
lý cho phạm nhân trong đó có nội dung tư vấn xóa bỏ mặc cảm, tự ti
cho phạm nhân.

III.Sự thích ứng xã hội của người sắp tái hòa nhập cộng đồng
a)Thích ững xã hội là gì?
Trong từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “thích ứng” là có những thay đổi
cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới. Khái niệm thích ứng xã
hội: Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và khái quát hóa những văn bản lý
luận có liên quan đến đề tài, chúng tôi đưa ra khái niệm về thích ứng xã
hội sau: Thích ứng xã hội là quá trình con người lĩnh hội những kinh
nghiệm xã hội - lịch sử bằng hoạt động tích cực của mình, điều khiển,
điều chỉnh hành vi cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh biến đổi của xã
hội. (nguồn: Nguyễn Thị Vân)
=>Người sắp mãn hạn tù cần có sự chuẩn bị để có thể thích ứng với xã
hội, đặc biệt là đối với những phạm nhân chấp hành bản án lâu năm
trong tù.

b)Một số tấm gương thích ứng xã hội sau khi tái hòa nhập cộng
đồng
- Đặng Văn Toàn (sinh năm 1992) từng là một học sinh giỏi nhưng vì
do một phút nông nổi của tuổi trẻ đã vi phạm pháp luật.
Cái giá phải trả là bản án 6 năm tù tại Trại giam Xuân Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong quãng thời gian này, Toàn ăn năn rất nhiều vì những gì mình đã
làm.

Cơ sở sản xuất đồ gỗ của Đặng Văn Toàn đang tạo công ăn việc làm cho hàng chụ
địa phương
Tiếp chúng tôi, trong căn nhà xưởng với tiếng máy cưa, máy khoan ồn
ào, Đặng Văn Toàn kể lại: Bản thân sinh ra trong gia đình làm nông
đông anh chị em nên tôi đã cố gắng học tập, sau khi tốt nghiệp Trung
học phổ thông, tôi thi đỗ trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh với ngành Công nghệ ô tô.
Những năm trên giảng đường với tôi là giấc mơ ngày ra trường sẽ mở
một xưởng sửa chữa ô tô để kiếm sống, nhưng mọi thứ đã rẽ sang một
hướng khác khi kỳ nghỉ hè năm hai, tôi đã dính vào vòng lao lý".
Hè năm 2012, tôi về nhà và trong những giây phút bồng bột, cái “tôi”
của tuổi trẻ đã khiến tôi vướng vào lao lý với những tội danh “Gây rối
trật tự công cộng, Cố ý gây thương tích”. Thời điểm đó, mọi thứ dường
như sụp đổ, gia đình mang tiếng khiến cuộc sống bị đảo lộn.
Với những tội danh gây ra, sau hai phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm,
tôi nhận án 6 năm tù và thụ án tại Trại giam Xuân Hà.

Đã từng lầm lỗi nhưng Đặng Văn Toàn luôn phấn đấu nuôi ý chí phát triển nghề m
Quãng thời gian ở trại đối với tôi chính là thời gian để nhìn nhận lại
mình, có những lúc tôi mơ hồ đấu tranh với chính mình bởi những suy
nghĩ buông xuôi hay vượt lên để làm lại?
Trong mớ suy nghĩ “rối như tơ vò” ấy, tôi được các cán bộ quản giáo
quan tâm, động viên tinh thần nên nhanh chóng nhận thức được vấn đề
và tự hứa với bản thân sẽ quyết tâm lao động, cải tạo thật tốt để sớm trở
về làm lại cuộc đời. Đầu năm 2017, tôi được tha tù trước thời hạn trở về
với gia đình, quê hương...

- Anh Trần Văn Sùng đã phải trả giá bằng những tháng ngày tù tội. Với
tội danh vận chuyển, buôn lậu tiền giả và bị phạt tù 7 năm và chấp hành
án phạt tại Trại giam Ninh Khánh (Ninh Bình), trong những ngày cải
tạo, nhờ được sự quan tâm, động viên của cán bộ, chiến sĩ trại giam, anh
Sùng đã nhận ra lỗi lầm và quyết tâm cải tạo, học nghề, rèn luyện tốt để
được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Năm 2009,
sau khi được đặc xá tha tù trước thời hạn, anh Sùng trở về địa phương
nhưng vẫn còn mang nặng mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với cộng đồng,
xã hội. Chia sẻ trong một lần tham gia giao lưu tại chương trình “Thắp
sáng ước mơ hoàn lương” do Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp với các trại
giam trên địa bàn tỉnh tổ chức, anh Trần Văn Sùng cho biết: “Lúc mới
trở về địa phương tôi thấy rất tự ti, mặc cảm, gần như chỉ quanh quẩn ở
trong nhà, rồi tôi cũng nghĩ đến việc sẽ đi xa để lập nghiệp, làm lại cuộc
đời”. Tuy vậy, sau những ngày lặn lội vào Nam tìm kiếm việc làm bất
thành, anh Sùng đã quyết định trở về quê hương. Trong hành trình hoàn
lương, anh cũng đã không đơn độc. Được gia đình, chính quyền địa
phương và các tổ chức đoàn thể thường xuyên đến động viên, giúp đỡ,
anh Sùng đã quyết định lập nghiệp và bắt đầu làm lại cuộc đời tại địa
phương. Thông qua kênh của tổ chức đoàn, anh được Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện hỗ trợ vay vốn, phát triển kinh tế. Từ những ngày đầu
lập nghiệp khó khăn, hiện, anh Trần Văn Sùng đã thành lập Công ty Xây
dựng Tuấn Thành chuyên về lĩnh vực đá ốp lát và thầu các công trình
xây dựng. Lợi nhuận hàng năm, sau khi giảm trừ chi phí của công ty đạt
hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 10 lao động
với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có một số
công nhân đã từng là phạm nhân như anh.
Anh Trần Văn Sùng (ngồi giữa) tham gia giao lưu trong chương trình
“Thắp sáng ước mơ hoàn lương” do Tỉnh đoàn phối hợp với các trại
giam trên địa bàn tỉnh tổ chức.
Hẳn chúng ta đều biết con đường để dẫn đến phạm tội chỉ là một ranh
giới mong manh khi con người không thể tự làm chủ được bản thân. Có
câu danh ngôn nổi tiếng rằng: “Nếu chẳng may bạn phạm phải lỗi lầm,
kể cả những lỗi lầm lớn, hãy luôn nhớ rằng còn có cơ hội khác cho bạn
chuộc lỗi. Thất bại không phải là vấp ngã, mà là cứ nằm lì sau khi ngã”.
Vì vậy, trong những dịp được mời giao lưu với các phạm nhân đang cải
tạo tại các trại giam đóng trên địa bàn tỉnh, anh Trần Văn Sùng cũng đã
không ngại chia sẻ, động viên những người lầm lỗi như anh, phải biết
đứng lên sau vấp ngã, đừng nhìn lại quá khứ mà hãy hướng về tương lai.
Anh cũng cho biết: “Những phạm nhân nào sau khi mãn hạn tù, cần việc
làm, công ty của tôi luôn mở cửa giúp họ tái hòa nhập cộng đồng”.
Với các hoạt động của địa phương, anh Trần Văn Sùng cũng là một tấm
gương sáng, được đánh giá là luôn gương mẫu, tích cực tham gia các
phong trào, các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng; nghiêm chỉnh
chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, các quy định của địa phương.(nguồn: Báo Thanh Hóa)

Tấm gương vừa được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thừa
Thiên - Huế tuyên dương về nỗ lực tái hòa nhập cộng đồng là anh
Nguyễn Văn T. (29 tuổi, trú xã Phong An, huyện Phong Điền). Vì thiếu
hiểu biết pháp luật và bị bàn bè rủ rê nên giữa năm 2007, anh T. phạm
tội trộm cắp tài sản và lãnh bản án 18 tháng tù.
- Nhờ sự dạy dỗ, hướng thiện của cán bộ, chiến sĩ Công an Trại giam
Bình Điền (Tổng cục VIII, Bộ Công an), sau khi mãn hạn tù, nhiều
phạm nhân trở về địa phương đã nỗ lực làm lại cuộc đời. Trong số đó có
không ít người đã vượt qua mặc cảm, phấn đấu vươn lên trở thành tấm
gương sáng về phát triển kinh tế và xây dựng quê hương…

Lãnh đạo địa phương tặng hoa động viên một số tấm gương tiêu biểu
làm kinh tế giỏi, tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn tù.
Sau khi chấp hành án tù tại Trại giam Bình Điền xong, năm 2009, anh T.
trở về quê hương với quyết tâm làm lại cuộc đời. Anh kể: “Ngày trở về
mình mặc cảm lắm, bởi lúc đó bạn bè đồng trang lứa ai cũng đã có công
việc ổn định. Tuy nhiên, nhớ lại những lời khuyên răn của các cán bộ
Trại giam trước khi ra tù, mình đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để cố
gắng vươn lên...”.
Anh T. thuê 3ha đất của địa phương xây dựng trang trại mô hình VAC.
Nhận thấy cây sen phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, anh thuê phương
tiện máy móc đào hồ, đầu tư trồng sen, thả cá, kết hợp với chăn nuôi.
Sau nhiều năm nỗ lực, hiện trang trại của anh cho thu nhập bình quân
mỗi năm 170 triệu đồng, giúp gia đình anh có kinh tế ổn định.
Đại tá Phan An, Giám thị Trại giam Bình Điền cho biết, các phạm nhân
khi vào Trại đều được các cán bộ, quản giáo truyền đạt tận tình về chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời tích cực
khuyên răn, hướng thiện và dạy nghề.
“Chính nhờ những việc làm thiết thực của CBCS đang công tác tại Trại
giam Bình Điền mà nhiều năm qua, đã có rất nhiều phạm nhân được tha
tù, trở về địa phương trở thành tấm gương sáng về phát triển kinh tế và
là điển hình tiêu biểu trong công tác tái hòa nhập cộng đồng”, Đại tá
Phan An khẳng định.

NGUỒN THAM KHẢO:


Tiến sĩ Trần Thị Thanh (10/03/2022) Tái hòa nhập cộng đồng đối với
người đã chấp hành xong hình phạt tù dưới góc độ tâm lý học ,
toaannhandan , https://tapchitoaan.vn/

Quy định pháp luật về thi hành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng
(25/11/2021) sotuphapthuathienhue , https://stp.thuathienhue.gov.vn/
Nguyễn Thị Vân (27/01/2015) Tìm hiểu sự thích ứng của học sinh tiểu
học, tapchikhoahocdaihocvanhien , https://vhu.edu.vn/

Gương sáng hoàn lương (27/12/2021) baothanhhoa ,


https://baothanhhoa.vn/

You might also like