Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 77

BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC VƯỜN


CÂY THUỐC NAM TẠI TRẠM Y TẾ

Ngành: Kỹ thuật Điện tử Viễn thông


Mã số:

Sinh viên thực hiện:


Đinh Thanh Tùng
Lớp: DT3A

HÀ NỘI, 2023
BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC VƯỜN


CÂY THUỐC NAM TẠI TRẠM Y TẾ

Ngành: Kỹ thuật Điện tử Viễn thông


Mã số:

Sinh viên thực hiện:


Đinh Thanh Tùng
Lớp: DT3A
Người hướng dẫn:
Ths. Dương Tuấn Đạt
Khoa ĐTVT, Học viện KTMM

HÀ NỘI, 2023
PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Hà Nội, ngày......tháng......năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

Dương Tuấn Đạt


LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường em đã tiến hành thực hiện đề
tài đồ án tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống theo dõi và chăm sóc vườn cây thuốc
nam”, do Ths. Dương Tuấn Đạt hướng dẫn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô trong khoa
Điện Tử Viễn Thông đã dạy cho em những kiến thức cơ bản, những bài học,
những kinh nghiệm quý báu để em thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin cảm ơn
ThS. Dương Tuấn Đạt, người đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt
quá trình thực hiện đồ án.

Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý và giúp đỡ của các thầy cô trong
hội đồng đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày......tháng......năm 2023

Sinh viên thực hiện

Đinh Thanh Tùng

i
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i


MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................viii
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................ix
CHƯƠNG 1. IOT VÀ VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC
VƯỜN CÂY THUỐC NAM...............................................................................1
1.1. Tổng quan về IoT.......................................................................................1
1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành của IoT............................................1
1.1.2. Các thành phần của hệ thống IoT........................................................6
1.1.3. Ứng dụng.............................................................................................9
1.2. Tổng quan về hệ thống theo dõi và chăm sóc vườn cây thuốc Nam........16
1.2.1. Giới thiệu về hệ thống theo dõi và chăm sóc vườn cây thuốc Nam..16
1.2.2. Một số mô hình chăm sóc vườn cây thuốc nam trên thực tế.............19
1.2.3. Các chức năng của hệ thống theo dõi và chăm sóc vườn cây thuốc
nam..............................................................................................................21
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM.....24
2.1. Sơ đồ khối hệ thống..................................................................................24
2.1.1. Sơ đồ khối tổng quát.........................................................................24
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống....................................................25
2.2. Lựa chọn thiết bị.......................................................................................25
2.2.1. Khối xử lý trung tâm ESP32 Wroom-32...........................................25
2.2.2. Khối nguồn........................................................................................27
2.2.3. Khối hiển thị màn hình LCD.............................................................30
2.2.4. Khối cảm biến...................................................................................31
2.2.5. Khối động cơ, đèn.............................................................................35

ii
2.2.6. Các linh kiện khác.............................................................................36
2.3. Giải pháp phần mềm.................................................................................38
2.3.1. Phần mềm lập trình cho module điều khiển......................................38
2.3.2. Phần mềm ứng dụng..........................................................................40
2.3.3. Phần mềm vẽ mạch Altium Designer................................................41
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ, THI CÔNG HỆ THỐNG.....................................43
3.1. Sơ đồ thiết bị............................................................................................43
3.2. Thiết kế phần cứng...................................................................................43
3.2.1. Sơ đồ nguyên lý.................................................................................43
3.2.2. Sơ đồ mạch in....................................................................................44
3.3. Thiết kế phần mềm...................................................................................47
3.3.1. Lưu đồ thuật toán..............................................................................47
3.3.2. Giao diện phần mềm..........................................................................50
3.4. Triền khai thử nghiệm..............................................................................51
3.4.1. Lắp ráp và hiệu chỉnh mạch..............................................................51
3.4.2. Thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng.........................................53
3.5. Đánh giá hệ thống.....................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................57
PHỤ LỤC...........................................................................................................58

iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Iot Internet of Things Internet Vạn Vật


Institute of Electrical and Hội Kỹ sư Điện và Điện tử
IEEE
Electronics Engineers
ID Identification Nhận biết
IP Internet Protocol Giao thức Internet

Radio Frequency Identification Công nghệ RFID


RFID
Application Programming Giao diện lập trình ứng dụng
API Interface
GAP Good Agricultural Practices Tiêu chuẩn GAP
Bộ công cụ phát triển phần
SDK Software Development Kit
mềm
IT Information Technology Công nghệ thông tin
GPRS General Packet Radio Service
Global System for Mobile Dịch vụ vô tuyến
GSM
Communications
OLED Organic Light-Emitting Diode Diode phát sáng hữu cơ
IC Integrated circuit Vi mạch
MCU Multipoint Control Unit Thiết bị điều khiển đa nhiệm
PCB Printed circuit board Bo mạch in
WIFI Wireless Fidelity Sóng vô tuyến truyền tín hiệu
CPU Central Processing Unit Bộ xử lý trung tâm
Global System for Mobile Hệ thống thông tin di động toàn
GSM
Communications cầu
Universal Asynchronous Bộ truyền nhận dữ liệu bất đồng
UART
Receiver/Transmitter bộ
Giao thức giao tiếp nối tiếp
I2C Inter-Integrated Circuit
đồng bộ

iv
Chuẩn truyền thông nối tiếp
SPI Serial Peripheral Interface
đồng bộ
Chuẩn kết nối và truyền dữ liệu
USB Universal Serial Bus
số tuần tự
Integrated Development Môi trường phát triển tích hợp
IDE
Environment
FPGA Field-programmable gate array Mạch tích hợp cỡ lớn
Standard for the Exchange of Tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu
STEP
Product model data
Tín hiệu digital không có ràng
GPIO General Purpose Input Output
buộc

v
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Mạng lưới thiết bị kết nối Internet........................................................2


Hình 1.2. Các dấu mốc trong lịch sử IoT..............................................................3
Hình 1.3. Sự bùng nổ số lượng của các thiết bị IoT..............................................4
Hình 1.4. IoT được thêm vào Gartner Hype Cycle...............................................5
Hình 1.5. Thành phần hệ thống IoT......................................................................6
Hình 1.6. Nhà thông minh...................................................................................10
Hình 1.7. Đồng hồ đeo tay thông minh...............................................................10
Hình 1.8. Thành phố thông minh........................................................................11
Hình 1.9. Internet công nghiệp............................................................................12
Hình 1.10. Xe thông minh...................................................................................12
Hình 1.11. Y tế thông minh................................................................................13
Hình 1.12. Chuỗi bán lẻ thông minh...................................................................14
Hình 1.13. Chuỗi cung ứng thông minh..............................................................15
Hình 1.14.Nông nghiệp thông minh....................................................................15
Hình 1.15. Hình ảnh vườn cây thuốc nam tại trạm thuốc nam...........................17
Hình 1.16. Trang trại thẳng đứng tại Nhật Bản...................................................19
Hình 1.17.Nhà kính gữa sa mạc tại Israel...........................................................20
Hình 1.18. Mô hình trồng rau thủy canh, khí canh.............................................20
Hình 1.19. Mô hình vườn rau thông minh được trồng tại nhà............................21
Hình 1.20. Hệ thống tưới cây tự động.................................................................21
Hình 1.21. Hệ thống đèn chiếu sáng tự động......................................................22
Hình 1.22. Hệ thống điều khiển từ xa.................................................................22
Hình 2.1. Sơ đồ khối tổng quát...........................................................................24
Hình 2.2. Chip ESP32 Wroom............................................................................26
Hình 2.3. Adapter 12V2A...................................................................................28
Hình 2.4. Pin 18650.............................................................................................29
Hình 2.5. màn hình LCD2004.............................................................................30

vi
Hình 2.6. cảm biến ánh sáng...............................................................................31
Hình 2.7. cảm biến độ ẩm đất..............................................................................32
Hình 2.8. cảm biến nhiệt độ, đổ ẩm DHT11.......................................................33
Hình 2.9. Cảm biến mưa.....................................................................................34
Hình 2.10. Máy bơm chìm 5V............................................................................35
Hình 2.11. Module thời gian thực DS1302.........................................................36
Hình 2.12. Module hạ áp LM2596......................................................................37
Hình 2.13. Module Relay 5V..............................................................................37
Hình 2.14. Nút nhấn, công tắc.............................................................................38
Hình 2.15. Arduino IDE......................................................................................39
Hình 2.16. Giao diện app Blynk..........................................................................40
Hình 2.17. Phần mềm Altium Designer..............................................................41
Hình 3.1. Sơ đồ thiết bị.......................................................................................43
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý...................................................................................43
Hình 3.3. Sơ đồ đi dây BOTTOM LAYER........................................................44
Hình 3.4. Mạch sau khi phủ đồng GND..............................................................45
Hình 3.5. Mặt trước bảng mạch sau khi thiết kế.................................................45
Hình 3.6. Mặt sau bảng mạch sau khi thiết kế....................................................46
Hình 3.7. Lưu đồ điều khiển thiết bị...................................................................47
Hình 3.8. Lưu dồ giải thuật AppBlynk................................................................49
Hình 3.19. Giao diện hiện thị..............................................................................50
Hình 3.10. Biến sử dụng tương ứng với các cảm biến, máy bơm.......................51
Hình 3.11. Thiết bị sau khi được thi công...........................................................51
Hình 3.12. Khi đất ẩm, máy bơm không hoạt động............................................52
Hình 3.14. Khi đất khô, máy bơm hoạt động để cấp nước..................................52

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của ESP32 Wroom-32...........................................26

Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật của Adapter 12V 2A.............................................28

Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật của pin 18650........................................................29

Bảng 2.4. Thông số kỹ thuật của màn hình LCD2004........................................30

Hình 2.5. Bảng thông số của Module cảm biến ánh sáng...................................31

Bảng 2.6. Thông số kỹ thuật của Module cảm biến độ ẩm đất...........................32

Bảng 2.7. Bảng thông số của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11........................33

Bảng 2.8. Bảng thông số kỹ thuật Module cảm biến mưa..................................35

Bảng 2.9. Bảng thông số của máy bơm chìm 5V................................................36

Bảng 3.1. Bảng thông số kỹ thuật.......................................................................53

Bảng 3.2. Bảng đánh giá chung hệ thống............................................................54

viii
LỜI NÓI ĐẦU

Từ xa xưa, khi y học hiện đại chưa có, những loài cây thuốc nam đã trở
thành một phần quan trọng trong đời sống hằng ngày của người dân nước ta.
Cây thuốc nam, với đa dạng loài cây và thảo dược tự nhiên, đã đóng vai trò quan
trọng trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Từ việc chữa trị bệnh tật đến
bảo vệ sức khỏe và làm đẹp, cây thuốc nam đã thấm sâu vào văn hóa và tâm hồn
của mỗi con người. Những tri thức về cây thuốc nam được truyền dạy từ thế hệ
này sang thế hệ khác, là kho tàng vô giá của y học truyền thống. Đây không chỉ
là những bài thuốc quý giá, mà còn là sự kết nối giữa con người và tự nhiên,
giữa quá khứ và tương lai. Mỗi cây thuốc nam là một chương trình học về tình
yêu và tôn trọng đối với thiên nhiên, về sự hiểu biết sâu sắc về các loài cây và
thảo dược, và về khả năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia
đình.

Những năm trở lại đây, khi y học hiện đại ngày một phát triển, cùng với sự
biến đổi khí hậu và sự phá hủy của môi trường tự nhiên khiến cho những loài
cây thuốc nam ở nước ta ngày một ít đi, thâm chí có những loài cây đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng. Điều này có thể coi là một sự báo động lớn đối với nền y
học cổ truyền của nước ta.

Thấu hiểu được tầm quan trọng của các loài cây thuốc nam, vận dụng
những kiến thức của nhúng và IOT, em đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống theo
dõi và chăm sóc vườn cây thuốc nam tại trạm y tế” để làm đồ án tốt nghiệp. Hy
vọng đề tài này của em sẽ góp phần vào việc việc bảo vệ được những tài nguyên
thiên nhiên quý giá này.

Nội dung đề tài gồm có các chương chính sau:

Chương 1: Iot và hệ thống theo dõi, chăm sóc vườn cây thuốc nam

Chương 2: Lựa chọn thiết bị phần cứng và phần mềm

Chương 3: Thiết kế, thi công hệ thống

ix
Mục tiều của đề tài:

x
CHƯƠNG 1. IOT VÀ VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC
VƯỜN CÂY THUỐC NAM

1.1. Tổng quan về IoT

1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành của IoT

1.1.1.1. Khái niệm

Internet of Things (IoT) là mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là mạng lưới
thiết bị kết nối Internet là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải
(được gọi là "thiết bị kết nối" và "thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị
khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành
cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và
truyền tải dữ liệu. Hệ thống IoT cho phép vật được cảm nhận hoặc được điều khiển từ
xa thông qua hạ tầng mạng hiện hữu, tạo cơ hội cho thế giới thực được tích hợp trực
tiếp hơn vào hệ thống điện toán, hệ quả là hiệu năng, độ tin cậy và lợi ích kinh tế được
tăng cường bên cạnh việc giảm thiểu sự can dự của con người.
IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp
một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ
liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với
người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không
dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có
khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một
công việc nào đó.
Theo tạp chí thông tin IEEE, IoT là một khuôn dạng trong đó tất cả mọi thứ phải
hiện diện trên Internet và phải có một đại diện. Cụ thể hơn, IoT nhằm mục đích cung
cấp các ứng dụng mới và dịch vụ cầu nối giữa thế giới thực và ảo. Trong đó, truyền
thông từ máy đến máy đại diện cho thông tin liên lạc cơ bản, nó cho phép tương tác
giữa mọi thứ và các ứng dụng trong đám mây.
Về cơ bản, Internet vạn vật cung cấp kết nối chuyên sâu cho các thiết bị, hệ
thống và dịch vụ, kết nối này mang hiệu quả vượt trội so với kiểu truyền tải Machine-

1
to-Machine (M2M), đồng thời hỗ trợ đa dạng giao thức, miền (domain) và ứng dụng.
Kết nối các thiết bị nhúng này được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên tự động hóa trong
hầu hết các ngành, từ những ứng dụng chuyên sâu như điện lưới thông minh, mở rộng
tới những lĩnh vực khác như thành phố thông minh.
Một ví dụ điển hình cho IoT là tủ lạnh thông minh, nó có thể là một chiếc tủ lạnh
bình thường nhưng có gắn thêm các cảm biến bên trong giúp kiểm tra được số lượng
các loại thực phẩm có trong tủ lạnh, cảm biến nhiệt độ, cảm biến phát hiện mở cửa…
và các thông tin này được đưa lên internet.

Hình 1.1. Mạng lưới thiết bị kết nối Internet


Với một danh mục thực phẩm được thiết lập trước bởi người dùng, khi mà một
trong các loại thực phẩm đó sắp hết thì nó sẽ thông báo ngay cho chủ nhân nó biết
rằng cần phải bổ sung gấp, thậm chí nếu các loại sản phẩm được gắn mã ID thì nó sẽ
tự động trực tiếp gửi thông báo cần nhập hàng đến siêu thị và nhân viên siêu thị sẽ gửi
loại thực phẩm đó đến tận nhà.

1.1.1.2. Lịch sử hình thành

Bản thân khái niệm về các thiết bị được kết nối có từ năm 1832 khi máy
điện báo điện từ đầu tiên được thiết kế. Máy điện báo cho phép liên lạc trực tiếp
giữa hai máy thông qua việc chuyển các tín hiệu điện. Tuy nhiên, lịch sử IoT thực

2
sự bắt đầu với sự phát minh ra internet - một thành phần rất thiết yếu - vào cuối
những năm 1960, sau đó phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ tiếp theo.

Hình 1.2. Các dấu mốc trong lịch sử IoT


Vào năm 1980 thiết bị được kết nối đầu tiên là một máy bán hàng tự động
của Coca-Cola đặt tại Đại học Carnegie Melon và được vận hành bởi các lập
trình viên địa phương. Họ đã tích hợp các công tắc vi mô vào máy và sử dụng
một hình thức sơ khai của internet để xem liệu thiết bị làm mát có giữ cho đồ
uống đủ lạnh hay không và có lon Coke hay không. Phát minh này đã thúc đẩy
các nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này và sự phát triển của các máy móc
được kết nối với nhau trên toàn thế giới.
Năm 1990, John Romkey lần đầu tiên kết nối máy nướng bánh mì với
Internet bằng giao thức TCP / IP. Một năm sau, các nhà khoa học của Đại học
Cambridge nảy ra ý tưởng sử dụng nguyên mẫu máy ảnh web đầu tiên để theo
dõi lượng cà phê có sẵn trong bình cà phê của phòng máy tính tại địa phương
của họ. Họ lập trình webcam để chụp ảnh bình cà phê ba lần mỗi phút, sau đó
gửi hình ảnh đến máy tính cục bộ, do đó cho phép mọi người xem có cà phê hay
không.
Năm 1999 là một trong những năm quan trọng nhất đối với lịch sử IoT, vì
Kevin Ashton đã đặt ra thuật ngữ “internet vạn vật”. Một nhà công nghệ có tầm
nhìn xa, Ashton đang thuyết trình cho Procter & Gamble, nơi anh mô tả IoT như

3
một công nghệ kết nối một số thiết bị với sự trợ giúp của thẻ RFID để quản lý
chuỗi cung ứng. Anh ấy đã đặc biệt sử dụng từ “internet” trong tiêu đề của bài
thuyết trình của mình để thu hút sự chú ý của khán giả vì internet mới chỉ trở
thành một vấn đề lớn vào thời điểm đó. Mặc dù ý tưởng của anh ấy về kết nối
thiết bị dựa trên RFID khác với IoT dựa trên IP ngày nay, nhưng bước đột phá
của Ashton đã đóng một vai trò thiết yếu trong lịch sử vạn vật và sự phát triển
công nghệ nói chung.
Vào đầu thế kỷ 21, thuật ngữ “internet vạn vật” được giới truyền thông sử
dụng rộng rãi, với các tờ báo như The Guardian, Forbes và Boston Globe đã đề
cập đến nó. Mối quan tâm đến công nghệ IoT ngày càng tăng, dẫn đến Hội nghị
quốc tế lần thứ nhất về Internet of Things được tổ chức tại Thụy Sĩ vào năm
2008, nơi những người tham gia từ 23 quốc gia thảo luận về RFID, truyền thông
không dây tầm ngắn và mạng cảm biến.
Hơn nữa, một số phát triển lớn đã thúc đẩy sự phát triển của IoT. Một là
tủ lạnh kết nối Internet được LG Electronics giới thiệu vào năm 2000, cho phép
người dùng mua sắm trực tuyến và gọi điện video. Một sự phát triển thiết yếu
khác là một robot hình con thỏ nhỏ tên là Nabaztag được tạo ra vào năm 2005 có
khả năng thông báo những tin tức mới nhất, dự báo thời tiết và những thay đổi
của thị trường chứng khoán.

Hình 1.3. Sự bùng nổ số lượng của các thiết bị IoT


Sự bùng nổ IoT được hỗ trợ bởi sự bổ sung của nó vào Gartner Hype
Cycle cho các công nghệ mới nổi vào năm 2011 (hình 1.4).

4
Hình 1.4. IoT được thêm vào Gartner Hype Cycle
Cùng năm đó, IPv6 - một giao thức lớp mạng trung tâm của IoT - đã được
ra mắt công khai.
Kể từ đó, các thiết bị kết nối với nhau đã trở nên phổ biến và thông dụng
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu
như Apple, Samsung, Google, Cisco và General Motors đang tập trung nỗ lực
vào việc sản xuất các thiết bị và cảm biến IoT — từ bộ điều nhiệt và kính thông
minh được kết nối với nhau cho đến ô tô tự lái. IoT đã tiến vào hầu hết các
ngành: sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải, dầu mỏ và năng lượng,
nông nghiệp, bán lẻ, v.v. Sự thay đổi mạnh mẽ này đã khiến chúng tôi tin rằng
cuộc cách mạng IoT đang ở ngay đây, ngay bây giờ.
Cho đến ngày nay, các nền tảng IoT vẫn giữ vững vị trí trong số các xu
hướng hàng đầu trong Chu kỳ Hype của Gartner năm nay, cùng với trợ lý ảo,
nhà kết nối và ô tô tự lái cấp độ 4. Công nghệ này sẽ đạt năng suất cao nhất
trong 5–10 năm nữa [1].

5
1.1.2. Các thành phần của hệ thống IoT.

Hình 1.5. Thành phần hệ thống IoT.


IoT về cơ bản cấu tạo gồm 4 phần gồm: Vạn vật (Things), trạm kết nối
(Gateways), hạ tầng mạng và điện toán đám mây (Network and Cloud) và các
lớp tạo cung cấp dịch vụ (Services and Solution Layers).
Vạn vật (Things): Things được hiểu đơn giản là phần cứng đã được thiết kế
hoặc điều chỉnh cho một mục đích cụ thể, nó là một hệ thống nhúng có khả năng
truyền và nhận thông tin qua mạng. Các thiết bị phần cứng hỗ trợ kết nối mạng
“Things” là trung tâm của mọi giải pháp IoT. Thiết bị phần cứng có chức năng
thực hiện đo lường và điều khiển các thiết bị công nghiệp, thiết bị gia dụng, thiết
bị ứng dụng trong tòa nhà xe hơi, các thiết bị đeo tay, điện thoại di động … được
kết nối trực tiếp thông qua băng tầng mạng không dây truy cập vào Internet.
Trạm kết nối (Gateways): Một trong những trở ngại chính trong khi triển
khai IoT đó là gần 85% các thiết bị phần cứng đã không được thiết kế để có thể
kết nối với Internet và không chia sẻ dữ liệu với điện toán đám mây, các trạm
kết nối đóng vai trò là một trung gian trực tiếp, cho phép các vật dụng này kết
nối với điện toán đám mây một cách được bảo mật và dễ dàng quản lý.
Hạ tầng mạng và điện toán đám mây (Network and Cloud): Internet là một
hệ thống toàn cầu của nhiều mạng IP được kết nối với nhau và liên kết với hệ

6
thống máy tính. Cơ sở hạ tầng mạng bao gồm các thiết bị định tuyến, trạm kết
nối, thiết bị tổng hợp và một số thiết bị khác có thể kiểm soát lưu lượng dữ liệu
lưu thông. Các trung tâm dữ liệu và hạ tầng điện toán đám mây cung cấp lộ trình
chia sẻ và lưu trữ dữ liệu IoT.
Các lớp tạo và cung cấp dịch vụ (Services and Solution Layers): Lớp này
gồm kiến trúc trung tâm dữ liệu cung cấp khả năng triển khai, quản lý và bảo vệ
các ứng dụng, thông tin, cơ sở hạ tầng máy chủ một cách nhanh chóng, an toàn
và tin cậy. Ngoài ra nó còn cung cấp các dịch vụ mở rộng cho cơ sở hạ tầng,
đảm bảo sự liên kết các nguồn lực của trung tâm dữ liệu với các yêu cầu của ứng
dụng một cách nhanh chóng và an toàn.

1.1.2.1. Kiến trúc nền tảng IoT

Kết nối và đồng bộ hóa: Chức năng tích hợp và đồng bộ các giao thức khác
nhau và các định dạng dữ liệu khác nhau vào một giao diện “phần mềm” nhằm
đảm bảo việc truyền dữ liệu chính xác và tương thích với tất cả các thiết bị.
Quản lý thiết bị: Thành phần này đảm bảo kết nối mọi thứ hoạt động bình
thường, cập nhật phần mềm cũng như ứng dụng đang chạy trên các thiết bị hoặc
các gateways ngoại biên (edge gateway).
Cở sở dữ liệu: Đây là thành phần quan trọng của một nền tảng đảm bảo sự
mở rộng khối lượng, sự đa dạng, vận tốc và độ tin cậy của dữ liệu. Ngoài nhiệm
vụ lưu trữ dữ liệu của thiết bị, nó còn có khả năng mở rộng đáp ứng các yêu cầu
cho các cơ sở dữ liệu trên đám mây.
Quản lý và xử lý hoạt động: Nhằm đưa dữ liệu hoạt động theo nguyên tắc
sự kiện – hành động – khởi động (Event – Action – Triggers) để thực thi các
hoạt động “thông minh” dựa trên dữ liệu từ cảm biến cụ thể.
Phân tích: Đây là thành phần thực hiện các phân tích phức tạp từ việc phân
cụm dữ liệu cơ bản và khả năng tự học để tự phân tích, dự đoán trích xuất dữ
liệu quan trọng trong luồng dữ liệu IoT.

7
Dữ liệu trực quan: Từ bảng điều khiển, nơi dữ liệu được hiển thị sinh động
qua biểu đồ đường thẳng, hình họa mô phỏng sẽ giúp người sử dụng thiết lập và
điều chỉnh các mẫu đồng thời quan sát đánh giá các hành động từ bảng điều
khiển trực quan.
Công cụ bổ sung: Đây là thành phần giúp các nhà phát triển IoT thử
nghiệm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường trên hệ sinh thái mô phỏng dùng để
hiển thị, quản lý và kiểm soát thiết bị kết nối.
Các giao diện bên ngoài: Cho phép tích hợp với các hệ thống của bên thứ
ba và phần còn lại của hệ thống CNTT thông qua các giao diện lập trình ứng
dụng (API), các bộ phát triển phần mềm (SDK) và các gateways.

1.1.2.2. Các giai đoạn của kiến trúc IoT

Mặc dù cấu trúc IoT của mỗi hệ thống đều khác nhau, nhưng cơ sở cho mỗi
kiến trúc cũng như mỗi luồng quy trình dữ liệu chung của hầu hết các hệ thống
gần như giống nhau, bao gồm 4 trạng thái:
Kết nối cảm biến, bộ truyền động với vạn vật (things) của IoT:
Các thiết bị cảm biến được nhúng và cài đặt thiết lập để đo và thu thập dữ
liệu từ xa, kết nối và trao đổi với nhau thông qua mạng Internet từ đó dựa vào
những chương trình được cài đặt từ trước trên các cảm biến mà ra lệnh điều
khiển các thiết bị liên quan. Ví dụ dùng giọng nói để ra lệnh cho AI mở nhạc.
Một yếu tố không thể thiếu của lớp này là bộ truyền động, liên kết chặt chẽ với
các cảm biến, có thể chuyển đổi dữ liệu thành hành động. Lấy hệ thống tưới tiêu
là một ví dụ điển hình, khi cảm biến độ ẩm đất đọc giá trị độ ẩm đất đo được
dựa vào những chương trình đã được cài đặt mà ra lệnh cho bộ truyền đóng mở
các van nước để tưới cây.
Các cổng Internet
Sau khi nhận được các dữ liệu từ cảm biến, các cổng Internet tổng hợp và
chuyển đổi các dữ liệu đó thành dạng kỹ thuật số để có thể xử lý, kết nối với
phần còn lại của hệ thống. Người dùng có thể kiểm soát, lọc và chọn dữ liệu để

8
làm giảm lượng thông tin cần được chuyển tiếp lên đám mây, giúp tiết kiệm
băng thông và giảm thời gian phản hồi. Bên cạnh đó các cổng này còn hỗ trợ
bảo mật, ngăn chặn rò rỉ dữ liệu cũng như suy giảm nguy cơ bị tấn công từ bên
ngoài vào các thiết bị IoT.
Hệ thống biên (edge IT system)
Đây là một thành phần không thể thiếu trong các dự án IoT với quy mô lớn.
Do các hệ thống IoT thu thập một lượng dữ liệu đáng kể nên đòi hỏi phải nhiều
băng thông, các hệ thống biên đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tải
cho cơ sở hạ tầng IT cốt lõi. Chỉ những phần dữ liệu lớn như Data center, Cloud
Platform mới được chuyển tiếp đến hệ thống biên, giảm tối đa tiếp xúc với mạng
cục bộ, tăng cường bảo mật, đồng thời giảm tiêu thụ điện năng và băng thông.
Data center/Cloud platform:
Đây là một giai đoạn quan trọng của kiến trúc IoT. Trong giai đoạn này,
tùy thuộc vào các quy mô của các hệ thống IoT có thể quyết định lưu trữ đám
mây, đầu tư hệ thống máy chủ vật lý, hoặc kết hợp cả hai để lưu trữ và phân tích
dữ liệu sâu hơn.

1.1.3. Ứng dụng

IoT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và phục vụ cho đa
dạng đối tượng. Một số ứng dụng tiêu biểu của IoT:
- Nhà thông minh.
- Sản phẩm có thể đeo được.
- Thành phố thông minh.
- Internet công nghiệp.
- Xe được kết nối.
- Y tế thông minh.
- Bán lẻ thông minh.
- Chuỗi cung ứng thông minh.
- Nông nghiệp thông minh.

9
1.1.3.1. Nhà thông minh (Smart Home)

Nhà thông minh là ngôi nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử để có thể
điều khiển các thiết bị trong nhà (thiết bị chiếu sáng, âm thanh, điều hòa, bình
nóng lạnh, hệ thống báo trộm…) thông qua điện thoại kết nối Internet mang lại
sự thuận tiện, hiện đại cho ngôi nhà. Nhà thông minh đang ngày càng trở thành
xu hướng do tính tiện nghi của nó đối với người dùng, số người tìm kiếm nhà
thông minh tăng mỗi tháng với khoảng 60.000 người và con số chưa hề có dấu
hiệu dừng lại, tạo điều kiện cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ.

Hình 1.6. Nhà thông minh.

1.1.3.2. Các sản phẩm thông minh

Hình 1.7. Đồng hồ đeo tay thông minh.

10
Thiết bị đeo được (Wearable devices) là một ứng dụng không thể thiếu của
IoT trong lĩnh vực thể thao, wearables đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong
những các hoạt động thể thao hàng ngày. Tận dụng điều này mà hãng thời trang
thể thao nổi tiếng Nike đã bắt tay với Apple cho ra các sản phẩm thể thao nhưng
mang tính chất công nghệ cao điển hình là Apple Nike Watch. Ngoài ra, có rất
nhiều thiết bị đeo được khác làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng như Sony
Smart B Trainer, hoặc vòng đeo tay LookSee, điều khiển cử chỉ Myo được tích
hợp nhiều chức năng: nghe, gọi, đo nhịp tim …

1.1.3.3. Thành phố thông minh (Smart City)

Smart City là một mô hình đô thị thông minh, mô hình này đang là xu
hướng phát triển hạ tầng đô thị trong tương lai. Đây là mô hình đổi mới ở quy
mô rất lớn dựa trên nền tảng tiến bộ của khoa học công nghệ, kết hợp trí tuệ
nhân tạo và nền tảng dữ liệu lớn (Big Data) giải quyết các vấn đề của mô hình
đô thị cũ từ phân phối nước đến quản lý giao thông, quản lý chất thải, phân
luồng đô thị giao thông, hạn chế ô nhiễm không khí và tiếng ồn, giám sát môi
trường và an ninh giúp các thành phố trở nên an toàn hơn.

Hình 1.8. Thành phố thông minh.

11
1.1.3.4. Internet công nghiệp

Hình 1.9. Internet công nghiệp.


Internet công nghiệp là kết nối các bộ phận phần cứng hoạt động cùng nhau
thông qua kết nối Internet của vạn vật để giúp tăng cường các quy trình sản xuất
trong công nghiệp. Internet công nghiệp của vạn vật cho phép các máy móc và
thiết bị trong các ngành được kết nối với mục đích phát điện, dầu, khí đốt và
chăm sóc sức khỏe. Nó cũng được sử dụng trong các tình huống mà thời gian
ngừng hoạt động không mong muốn và lỗi hệ thống có thể dẫn đến các tình
huống gây nguy hiểm tới con người.

1.1.3.5. Xe thông minh

Hình 1.10. Xe thông minh.

12
Công nghệ xe được kết nối là một mạng lưới rộng lớn gồm nhiều cảm biến,
ăng-ten, phần mềm nhúng và công nghệ hỗ trợ giao tiếp để điều hướng. Nó có
trách nhiệm đưa ra quyết định với sự nhất quán, chính xác và tốc độ. Ứng dụng
này đòi hỏi độ đáng tin cậy cao khi không có sự can thiệp của con người.

1.1.3.6. Y tế thông minh

Hình 1.11. Y tế thông minh.


Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý khám chữa
bệnh đang trở thành một chủ đề nóng trong quá trình phát triển ngành Y học.
Kết hợp hệ thống IoT giúp quản lý thời gian khám chữa bệnh, lưu lại hồ sơ bệnh
nhân, làm giảm các thủ tục đăng ký khám chữa bệnh rườm rà. Ngoài ra, ứng
dụng quan trọng nhất của IoT trong y học là sử dụng các cảm biến vào chăm sóc
sức khỏe theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa. Chăm sóc sức khỏe IoT có thể cho
phép bệnh nhân dành nhiều thời gian hơn để tương tác với bác sĩ của họ nhờ đó
nó có thể thúc đẩy sự tham gia của bệnh nhân và sự hài lòng về dịch vụ y tế tại
nơi khám chữa bệnh.

13
1.1.3.7. Chuỗi bán lẻ thông minh

Hình 1.12. Chuỗi bán lẻ thông minh.


Các nhà bán lẻ đã bắt đầu áp dụng các giải pháp IoT và sử dụng hệ thống
nhúng IoT trên một số ứng dụng cải thiện hoạt động lưu trữ như tăng mua hàng,
giảm hành vi trộm cắp, cho phép quản lý khoảng không quảng cáo và nâng cao
trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. Hệ thống bán lẻ thông minh có thể
cạnh tranh với các cửa hàng, siêu thị bán hàng trực tiếp.

1.1.3.8. Chuỗi cung ứng thông minh

Chuỗi cung ứng thông minh là giải pháp cho các vấn đề như theo dõi hàng
hóa trong khi đang đi trên đường, khi quá cảnh hoặc giúp nhà cung cấp trao đổi
thông tin. Với một hệ thống được kích hoạt IoT, thiết bị nhà máy có chứa các
cảm biến nhúng truyền dữ liệu về các thông số khác nhau như áp suất, nhiệt độ
và sử dụng máy. Hệ thống IoT cũng có thể xử lý quy trình làm việc và thay đổi
cài đặt thiết bị để tối ưu hóa hiệu suất.

14
Hình 1.13. Chuỗi cung ứng thông minh.

1.1.3.9. Nông nghiệp thông minh

Ứng dụng IoT trong nông nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến, do nền
nông nghiệp đang phải đối mặt với sự thay đổi khí hậu toàn cầu cùng với số
lượng dân số đang gia tăng không ngừng, dẫn đến tương lai thiếu hụt lương
thực. IoT đã giải quyết được bài toán trên khi mang lại một khái niệm mới trong
ngành nông nghiệp “Nông nghiệp thông minh” thay thế phần lớn sức lao động
của con người đồng thời làm tăng năng suất của nông sản. Đặc biệt hệ thống
không phụ thuộc vào thời tiết, đã tạo ra một môi trường canh tác lý tưởng đáp
ứng đa dạng phong phú các loại thực phẩm quanh năm.

Hình 1.14.Nông nghiệp thông minh.

15
1.2. Tổng quan về hệ thống theo dõi và chăm sóc vườn cây thuốc Nam

1.2.1. Giới thiệu về hệ thống theo dõi và chăm sóc vườn cây thuốc Nam

1.2.1.1. Một số khái niệm về cây thuốc Nam

Cây thuốc Nam dùng để chỉ những loại thuốc, thảo dược xuất phát từ trong
nước hay còn gọi là thuốc ta để phân biệt với loại thuốc có nguồn gốc từ Trung
Quốc (thuốc Bắc). Theo đánh giá của các chuyên gia Đông y, thuốc Nam phát
triển, sinh trưởng trên lãnh thổ Việt Nam nên phù hợp với cơ địa người Việt
Nam nhất

Thuốc Nam được chia ra thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:

- Thang thuốc: Là một loại thuốc Nam được chế biến từ các loại thảo dược
khác nhau, thường được đóng gói thành các gói, túi, hoặc viên nén. Thang thuốc
được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, từ các bệnh lý đơn giản như
cảm cúm, đau đầu đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư.
- Dược liệu tươi: Là các loại thực vật được sử dụng tươi hoặc khô để làm
thuốc Nam. Dược liệu tươi thường được sử dụng để chữa bệnh hoặc bảo vệ sức
khỏe, hoặc có thể được sử dụng để chế biến các món ăn và nước uống.
- Tinh dầu: Là dầu được chiết xuất từ các loài thực vật, thường được sử
dụng trong aromatheraoy hoặc massage. Tinh dầu có thể được sử dụng để giảm
đau, kháng khuẩn, giảm stress, và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
- Các sản phẩm chức năng: Là các sản phẩn chứa các loại thực vật và các
thành phần khác, được sử dụng để bảo vệ sức khỏe hoặc cải thiện chức năng cơ
thể. Các sản phẩm thực phẩm chức năng có thể bao gồm các loại viên nang, bột,
nước uống và các sản phẩm khác.
- Bài thuốc: Là một loại thuốc Nam được lấy từ nhiều loại thảo dược khác
nhau, được kết hợp với nhau để tang cường hiệu quả điều trị. Bài thuốc thường
được sử dụng để điều trị các bệnh lý nghiêm trọng hơn và thường được đặt theo
toa của các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

16
Hình 1.15. Hình ảnh vườn cây thuốc nam tại trạm thuốc nam.

1.2.1.2. Tình hình hiện nay của các loại thuốc nam tại nước ta

Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y
học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, thực sự là một kho tang vô
giá để tạo ra các sản phẩm thuốc, dược liệu để phát triển nền y dược cổ truyền.

Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm
năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý. Theo thống kê của
Viện Dược liệu, Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài
động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số những loài đã
công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc
Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ… trong đó, sâm Ngọc Linh (hay
sâm Việt Nam) là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất,
cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới
như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc.

Tuy nhiên hiện nay, có nhiều loài cây thuốc đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng, hoặc ít nhất số lượng cá thể, quần thể cũng đang bị thu hẹp, giảm bớt
dần, chủ yếu do các nguyên nhân sau:

17
- Sử dụng chưa bền vững: Sử dụng không bền vững các loại cây thuốc nam
tại các trạm y tế, bao gồm việc khai thác quá mức hoặc không đúng cách, có thể
dẫn đến thiếu hụt nguồn cung thực vật và mất dần sự đa dạng sinh học.

- Tiêu thụ lớn: Các loại cây thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong y học
truyền thống và có nhiều giá trị dược lý, từ đó dẫn đến việc tiêu thụ lớn của
chúng. Khi tiêu thụ quá mức, các loài cây này có thể bị cạn kiệt và đưa vào danh
sách đỏ của các loài đang bị đe dọa.

- Sự khai thác trái phép: Việc khai thác trái phép các loại cây thuốc nam từ
các khu rừng hoặc các khu vực khác, có thể dẫn đến mất các loài cây thuốc nam
quý hiếm.

- Biến đổi môi trường: Các thay đổi môi trường tự nhiên, bao gồm sự thay đổi
khí hậu, sự suy thoái đất và sự ô nhiễm môi trường, có thể ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của các loài cây thuốc nam và dẫn đến sự suy giảm của chúng.

1.2.1.3. Giới thiệu về vườn thông minh

Vườn thông minh (tiếng Anh là "Smart Garden") là một khu vườn được
trang bị hệ thống tự động tiên tiến dành cho điều khiển hệ thống tưới tiêu, chiếu
sáng, giám sát nhiệt độ độ ẩm, an ninh và nhiều tính năng khác nhằm mục đích
làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng tiên tiến, an toàn và góp
phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.

Một trong những ví dụ cơ bản nhất của vườn thông minh là một hệ thống
kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm đất của khu vườn nhằm điều khiển
hệ thống tưới tiêu giúp tiết kiệm điện, nước. Hệ thống cũng có thể điều khiển
mái che giúp kiểm soát nhiệt độ trong khu vườn, hệ thống camera giám sát, hệ
thống phòng ngừa trộm.

Vườn thông minh ngoài ra còn có một số ứng dụng sáng tạo hơn, gồm hệ
thống camera thông minh giám sát tình trạng cây trồng, phát hiện sớm sâu bệnh,
hệ thống thu hoạch tự động,... Các chức năng này có thể được thực hiện nhờ các

18
thiết bị trong khu vườn được kết nối với nhau để hệ thống điều khiển trung tâm
có thể theo dõi các trạng thái và ra các quyết định điều khiển phù hợp.

Vườn thông minh đã được hình dung trong các tác phẩm khoa học viễn
tưởng từ nhiều năm nhưng nó chỉ trở thành hiện thực kể từ thế kỷ 20 sau sự phát
triển rộng rãi của điện và những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin,
theo Wikipedia.

1.2.2. Một số mô hình chăm sóc vườn cây thuốc nam trên thực tế

1.2.2.1. Mô hình nông nghiệp thông minh trên thế giới

Có thể nói Israel, Singapore và Nhật Bản là những quốc gia đi tiên phong
trong phát triển nông nghiệp cao với những công nghệ chăm sóc cây trồng vô
cùng độc đáo như hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới phun sương, hệ thống
tưới phun mưa, hệ thống tưới cảnh quan và ngay cả hệ thống thủy canh trồng
cây không dùng đất. Thật không ngoa khi người ta ví việc ứng dụng công nghệ
cao vào nông nghiệp chính là một phép màu, một sự kỳ diệu. Nông nghiệp công
nghệ cao đã góp phần giúp cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người nông dân
có một công việc ổn định, môi trường làm việc tốt hơn, an toàn hơn. Chúng giúp
cho chất lượng sản phẩm đầu ra đạt chuẩn chất lượng, nâng cao sản lượng.

Hình 1.16. Trang trại thẳng đứng tại Nhật Bản

19
Hình 1.17.Nhà kính gữa sa mạc tại Israel

1.2.2.2. Mô hình chăm sóc vườn cây thông minh tại nước ta
Việt Nam là một nước mạnh về nông nghiệp, vị trí địa lý thuận lợi, giàu
phù sa, kênh rạch chằng chịt, là điều kiện kiên quyết cho cây trồng. Tuy nhiên,
việc canh tác, chăm bón đa phần cũng chỉ dừng lại ở mức thuần nông, chưa áp
dụng được nhiều yếu tố công nghệ vào việc nuôi trồng. Điều này cũng dễ hiểu
khi nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, thiếu thốn nhiều tư trang,
thiết bị phục vụ cho việc trồng trọt và chăm bón cho cây trồng. Đây cũng là một
yếu tố dẫn đến sự dần mất mát của các loài cây thuốc quý hiếm.

Trong những năm gần đây, các kỹ sư của nước ta đã không ngừng nghiên
cứu,thử nghiệm, phát triển những mô hình thủy canh, khí canh tại nhà. Đây là
một dấu hiệu tích cực cho việc phát triển nền nông nghiệp của nước nhà.

Hình 1.18. Mô hình trồng rau thủy canh, khí canh

20
Hình 1.19. Mô hình vườn rau thông minh được trồng tại nhà

1.2.3. Các chức năng của hệ thống theo dõi và chăm sóc vườn cây thuốc nam

1.2.3.1. Tưới cây tự động

Đây là một chức năng cơ bản của việc theo dõi và chăm sóc cây trồng cũng
như các loài cây thuốc nam. Chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh
có kết nối wifi hoặc 3G/4G và một phần mềm được cài đặt theo từng hãng khác
nhau. Hiện nay có các loại tưới cây hẹn giờ phổ biến như: hệ thống tưới nhỏ
giọt, hệ thống tưới phun mưa, hệ thống tưới phun sương,..

Hình 1.20. Hệ thống tưới cây tự động

21
1.2.3.2. Đèn chiếu sáng tự động

Để cho cây trồng được phát triển tốt và ổn định thì thiết bị chiếu sáng là
một thứ không thể thiếu. Đèn chiếu sáng thông minh giúp cung cấp ánh sáng
cho quá trình quang hợp của cây, điều chỉnh quang phổ ánh sáng, phân bố ánh
sáng đồng đều và kiểm soát quá trình sinh trưởng.

Hình 1.21. Hệ thống đèn chiếu sáng tự động

1.2.3.3. Giám sát và điều khiển từ xa

Các chức năng của hệ thống giám sát và điều khiển từ xa bao gồm điều
khiển hệ thống tưới nước, quạt gió, phun sương, đóng mở cửa, bật tắt đèn, đặt
lịch bật tưới nước tự động,…

Hình 1.22. Hệ thống điều khiển từ xa

22
1.2.3.4. Một số chức năng khác

Hệ thống chăm sóc và theo dõi vườn cây thuốc nam còn một số chức năng
khác như:

Theo dõi và kiểm soát môi trường: Vườn cây thông minh có thể giám sát và
kiểm soát các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng đất và mức độ
ánh sáng. Dữ liệu này được thu thập và phân tích để đưa ra các biện pháp cần
thiết để tối ưu hóa môi trường cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Theo dõi và kiểm soát môi trường: Vườn cây thông minh có thể giám sát và
kiểm soát các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng đất và mức độ
ánh sáng. Dữ liệu này được thu thập và phân tích để đưa ra các biện pháp cần
thiết để tối ưu hóa môi trường cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Theo dõi và kiểm soát môi trường: Vườn cây thông minh có thể giám sát và
kiểm soát các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng đất và mức độ
ánh sáng. Dữ liệu này được thu thập và phân tích để đưa ra các biện pháp cần
thiết để tối ưu hóa môi trường cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

23
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM

2.1. Sơ đồ khối hệ thống

2.1.1. Sơ đồ khối tổng quát

Hình 2.1. Sơ đồ khối tổng quát


- Khối xử lý: sử dụng esp32-wroom có bộ nhớ …kb lớn, tốc độ xử lý nhanh và
mạnh mẽ. Làm trung tâm điều khiển của cả hệ thống, có khả năng kết nối
internet.
- Khối nguồn: có nhiệm vụ cung cấp năng lượng điện cho toàn bộ hệ thống
làm việc. Bộ nguồn được trang bị có khả năng biến đổi điện áp nhằm tạo ra
điện áp cho các khối một cách liên tục và ổn định.

24
- Khối cảm biến: gửi các giá trị từ cảm biến trả về cho khối xử lý tính toán.
- Khối hiển thị: sử dụng màn hình LCD2004 để hiện thị thông tin.
- Khối động cơ, đèn: hoạt động khi có tín hiệu điều khiển.
- Khối nút nhấn: sử dụng nút nhấn để bật, tắt máy bơm thủ công

2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống

- Khi thiết bị được cắm nguồn, các module cảm biến sẽ đọc giá trị từ môi
trường và đưa về khối xử lý trung tâm để xử lý dữ liệu. Sau đó khối xử lý
trung tâm sẽ đưa dữ liệu vào khối động cơ, khối thời gian thực. Các dữ liệu
sẽ được hiển thị trên màn hình LCD và app Blynk.
- Ở chế độ thủ công, sử dụng nút nhấn trên thiết bị hoặc trên app Blynk để bật
– tắt máy bơm.
- Dữ liệu luôn luôn được đẩy tự động lên app Blynk.

2.2. Lựa chọn thiết bị

2.2.1. Khối xử lý trung tâm ESP32 Wroom-32

ESP32-Wroom-32 là một module WiFi được phát triển bởi công ty


Espressif Systems. Module này được tích hợp sẵn vi điều khiển và chip Wi-Fi,
cho phép người dùng kết nối với internet thông qua mạng Wi-Fi.

ESP32-WROOM-32 là mô đun MCU đa dụng, mạnh mẽ và được sử dụng


rộng rãi trong thiết kế mạch PCB Wifi- Bluetooth, BLE được ứng dụng rất phổ
biến cho nhiều ứng dụng về IoT hiện nay. Phạm vi ứng dụng từ mạng sensor tiết
kiệm năng lượng đến những ứng dụng với tác vụ phức tạp nhất, như mã hóa âm
thanh, âm nhạc trực tuyến đến giải mã MP3.
Lõi của module là họ chip ESP32-D0WDQ6, chip nhúng được thiết kế cho
khả năng mở rộng và tùy biến cao. Có đến 2 lõi CPU độc lập có thể điều khiển,
tần số clock của CPU có thể được điều chỉnh tử 80MHZ đến 240 Mhz. Người
lập trình có thể tắt CPU để sử dụng bộ đồng xử lý công suất thấp để theo dõi sự
thay đổi hoặc vượt ngưỡng của các ngoại vi . ESP32 tích hợp bộ ngoại vi khá

25
phong phú từ cảm biến điện dung, cảm biến Hall, SD card, Ethernet, SPI tốc độ
cao, UART, I2S hay I2C.

Hình 2.2. Chip ESP32 Wroom

Thông số kỹ thuật

Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của ESP32 Wroom-32


Chip xử lí ESP32-D0WD
SPI flash 32 Mbits, 3.3V
Crystal 40 MHz
Antenna đầu nối U.FL (giúp kết nối với anten IPEX bên
ngoài)
Network protocols IPv4, IPv6, SSL, TCP/UDP/HTTP/FTP/MQTT
User configuration AT instruction set, cloud server, Android/iOS app
Wi-Fi mode Station/SoftAP/SoftAP+Station/P2P
Wi-Fi Security WPA/WPA2/WPA2-Enterprise/WPS
Các giao thức 802.11 b/g/n (802.11n up to 150 Mbps)
A-MPDU and A-MSDU aggregation and 0.4 µs
guard interval support
Phạm vi tần số 2.4 ~ 2.5 GHz
Các giao thức Bluetooth v4.2 BR/EDR and BLE specification
Radio NZIF receiver with –97 dBm sensitivity

26
Class-1, class-2 and class-3 transmitter
AFH
Audio CVSD and SBC
Encryption AES/RSA/ECC/SHA
Firmware upgrade UART Download / OTA
Software development Supports Cloud Server Development / SDK for
custom firmware development
Module interface SD card, UART, SPI, SDIO, I2C, LED PWM,
Motor PWM, I2S, IR
On-chip sensor Hall sensor
On-board clock 40 MHz crystal
Điện áp hoạt động 2.7 ~ 3.6V
Dòng điện hoạt động trung bình: 80 mA
Dòng điện tối thiểu lấy từ 500 mA
nguồn điện
Nhiệt độ hoạt động –40°C ~ +85°C

2.2.2. Khối nguồn

2.2.2.1. Adapter 12V 2A

Adapter 12V 2A là một bộ chuyển đổi nguồn điện được sử dụng để cung
cấp nguồn điện ổn định với điện áp đầu ra là 12V và dòng điện đầu ra là 2A. Nó
được thiết kế để chuyển đổi nguồn điện từ nguồn vào (thường là ổ cắm điện)
thành nguồn điện cần thiết cho các thiết bị điện tử và các mạch khác.

Adapter 12V 2A thường được sử dụng cho các thiết bị điện tử như đèn
LED, camera an ninh, mạch điều khiển, loa di động, đầu ghi hình, router, và
nhiều thiết bị khác.

27
Hình 2.3. Adapter 12V2A

Thông số kỹ thuật

Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật của Adapter 12V 2A

Phân loại Nguồn xung

Điện áp đầu vào 100VAC ~ 240VAC

Tần số 50/60Hz

Điện áp đầu ra 120VDC

Dòng điện tối đa đầu ra 2A

Đầu vào AC Jack AC 2 chân

Đầu ra DC 5.5mm * 2.1mm

Chiều dài dây 1.5 met

2.2.2.2. Pin 18650

Pin 18650 là pin có kích thước 18mm x 65mm. Mã pin 18650 dành riêng
cho kích thước của pin lithium-ion với nhiều thương hiệu sản xuất như pin

28
panasonic, sony, ansmann, akasha… đã trở thành tiêu chuẩn vàng mới cho pin
có thể thay thế và có thể sạc lại.

Pin 18650 cung cấp hiệu suất của một pin lithium-ion, công suất trong
khoảng 1800mAh đến khoảng 3500mAh và công suất 3,7 volt. Chúng được sử
dụng trong một loạt các thiết bị từ máy tính xách tay đến con trỏ laser và các
phụ kiện máy ảnh như gimbals và thanh trượt, đèn pin…

Hình 2.4. Pin 18650

Thông số kỹ thuật

Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật của pin 18650

Mã pin ICR18650

Loại cell Lithium Lion

Dung lượng 2600mAh/ 3000mAh

Điện áp 3.7V

Nội trở <= 45mOhm

Dòng xả 2A

Size 18mm * 65mm

Trọng lượng 45g ~ 50g

29
2.2.3. Khối hiển thị màn hình LCD

LCD text LCD2004 xanh dương là một loại màn hình hiển thị LCD (Liquid
Crystal Display) được sử dụng để hiển thị các ký tự văn bản. Màn hình này có
độ phân giải 20x4, có thể hiển thị tối đa 20 ký tự trên mỗi hàng và có tổng cộng
4 hàng.

Màn hình LCD2004 xanh dương có đèn nền LED xanh dương, tạo ra một
hiệu ứng ánh sáng đẹp và dễ nhìn. Nó được điều khiển bằng một vi điều khiển,
chẳng hạn như Arduino, và có thể được sử dụng để hiển thị các thông tin như
văn bản, số liệu, biểu đồ hoặc biểu tượng.

Màn hình LCD2004 xanh dương có tính năng tiết kiệm năng lượng và có
thể hoạt động với điện áp thấp. Nó cũng có thể được điều chỉnh độ sáng và độ
tương phản, để hiển thị các ký tự văn bản rõ ràng và dễ đọc hơn.

Hình 2.5. màn hình LCD2004

Thông số kỹ thuật

Bảng 2.4. Thông số kỹ thuật của màn hình LCD2004


Kích thước 80 x 36 x 12,5 mm
Số lượng ký tự 20 x 4
Màu sắc: Xanh dương
Độ phân giải 20 x 4
Điện áp hoạt động 5V
Dòng điện hoạt động 15 mA
Độ sáng 200 cd/m²

30
Thời gian phản hồi 50 ms
Nhiệt độ hoạt động 0°C ~ 50°C

2.2.4. Khối cảm biến

2.2.4.1. Module cảm biến ánh áng

Cảm biến ánh sáng là thiết bị quang điện chuyển đổi ánh sáng (bao gồm cả
ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng dạng tia hồng ngoại) thành tín hiệu điện. Nó là
một dạng thiết bị cảm biến thông minh có thể nhận biết được các biến đổi của
môi trường thông qua mắt cảm biến. Từ đó, nó sẽ điều chỉnh ánh sáng cho phù
hợp.

Hình 2.6. cảm biến ánh sáng

Thông số kỹ thuật

Hình 2.5. Bảng thông số của Module cảm biến ánh sáng

Phạm vi đo 0 lux ~ 65535 lux

Độ chính xác ±1 Lux (trong phạm vi 0 Lux


đến 20000 Lux)

Thời gian phản hồi 125

Điện áp hoạt động 3.3V ~ 5v

Dòng điện hoạt động 10 mA

Kích thước 16mm * 3.3mm

31
2.2.4.2. Module cảm biến độ ẩm đất

Cảm biến độ ẩm đất là một thiết bị được sử dụng để đo lường mức độ ẩm


của đất. Nó cung cấp thông tin về lượng nước hiện có trong đất, giúp người
dùng quản lý tưới tiêu và theo dõi sự phát triển của cây trồng..

Cảm biến độ ẩm đất thường có hai thành phần chính: điện cực và mạch đo.
Điện cực thường được làm bằng các chất liệu dẫn điện, như thép không gỉ hoặc
đồng, được chôn vào trong đất. Mạch đo sẽ đo lường điện trở giữa các điện cực
và chuyển đổi nó thành giá trị độ ẩm tương ứng.

Cảm biến độ ẩm đất thường được kết nối với vi điều khiển hoặc hệ thống
giám sát để ghi lại dữ liệu và thực hiện các hành động tương ứng, như tưới nước
khi độ ẩm thấp hoặc dừng tưới khi độ ẩm đạt mức đủ.

Cảm biến độ ẩm đất được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp,
quản lý tưới tiêu, và các hệ thống giám sát môi trường để đảm bảo tưới tiêu hiệu
quả và nuôi trồng cây trồng một cách hiệu quả và bền vững.

Hình 2.7. cảm biến độ ẩm đất

Thông số kỹ thuật

Bảng 2.6. Thông số kỹ thuật của Module cảm biến độ ẩm đất

Điện áp hoạt động 3.3 ~ 5V

Kích thước PCB 3cm * 1.6cm

32
IC so sánh LM393

GND 0V

Chân D0 Đầu ra tín hiệu số

Chân A0 Đầu ra Analog

2.2.4.3. Module cảm biến nhiệt độ, đổ ẩm DHT11

Cảm biến DHT11 là một loại cảm biến được sử dụng để đo nhiệt độ, độ ẩm
của môi trường. Cảm biến này có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác
nhau, từ các thiết bị điện tử đơn giản đến các hệ thống điều khiển tự động trong
sản xuất công nghiệp.

Cảm biến DHT11 hoạt động bằng cách sử dụng một cảm biến đo độ ẩm và
nhiệt độ tích hợp trong một thiết bị duy nhất. Khi được kích hoạt bởi một
microcontroller, cảm biến DHT11 bắt đầu quá trình đo độ ẩm và nhiệt độ của
môi trường xung quanh. Sau khi hoàn thành quá trình đo, nó truyền dữ liệu về
độ ẩm và nhiệt độ cho microcontroller thông qua chân dữ liệu (Data).

Hình 2.8. cảm biến nhiệt độ, đổ ẩm DHT11

Thông số kỹ thuật

Bảng 2.7. Bảng thông số của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11

33
Điện áp hoạt động 3.5 ~ 5.5V

Dòng hoạt động 0,3mA (đo) 60uA (chế độ chờ)

Đầu ra Dữ liệu nối tiếp

Phạm vi nhiệt độ 0 ° C đến 50 ° C

Phạm vi độ ẩm 20% đến 90%

Độ phân giải Nhiệt độ và Độ ẩm đều là 16-bit

Độ chính xác ± 1 ° C và ± 1%

2.2.4.4. Module cảm biến mưa

Cảm biến mưa là một loại cảm biến được sử dụng để phát hiện và đo lượng
mưa hoặc sự có mặt của nước từ môi trường xung quanh. Cảm biến này thường
được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến dự báo thời tiết, giám sát môi
trường, hệ thống giảm thiểu lũ lụt, và các ứng dụng IoT liên quan đến nước.

Cảm biến mưa hoạt động bằng cách so sánh hiệu điện thế của mạch cảm biến
nằm ngoài trời với giá trị định trước, từ đó phát ra tín hiệu đóng rơ le kích chân
COM và chân OUT với nhau. Khi phát hiện có nước trên bề mặt cảm biến (do trời
mưa), chân OUT được kích với chân COM bằng rơ le thường mở, đèn LED màu
đỏ sẽ phát sáng. Khi không có mưa, chân OUT sẽ bị ngắt với chân COM

Hình 2.9. Cảm biến mưa

34
Thông số kỹ thuật

Bảng 2.8. Bảng thông số kỹ thuật Module cảm biến mưa

Điện áp 5V

Kích thước 54mm*40mm

Kích thước PCB 30mm*16mm

Dày 1.6mm

Dạng tín hiệu Analog và Digital

2.2.5. Khối động cơ, đèn

2.2.5.1. Máy bơm chìm 5V

Động cơ bơm chìm mini 5V là một loại động cơ nhỏ gọn được thiết kế để
hoạt động trong môi trường chìm dưới nước. Nó được sử dụng phổ biến trong
các ứng dụng như hệ thống tưới cây tự động, hệ thống làm mát, hệ thống tạo
sương, hồ cá, và các dự án DIY khác liên quan đến bơm nước.

Hình 2.10. Máy bơm chìm 5V

35
Thông số kỹ thuật

Bảng 2.9. Bảng thông số của máy bơm chìm 5V

Nguồn 3 ~ 5VCD

Dòng điện 100 ~ 200mA

Lưu lượng bơm 1.2 ~ 1.6L/phút

Kích thước 42.6mm*23.9mm

2.2.6. Các linh kiện khác

2.2.6.1. Module thời gian thực DS1302

Module thời gian thực DS1302 là một module điều khiển thời gian thực (RTC -
Real-Time Clock) sử dụng chip DS1302 của hãng Maxim Integrated. Nó được
sử dụng để cung cấp chính xác thời gian thực trong các ứng dụng điện tử.

Hình 2.11. Module thời gian thực DS1302

2.2.6.2. Module hạ áp LM2596

Module giảm áp LM2596, là một module điều khiển điện áp giảm sử dụng
chip LM2596 của hãng Texas Instruments. Nó được sử dụng để giảm áp điện áp
đầu vào xuống một mức điện áp cụ thể và cung cấp nguồn điện ổn định cho các
thiết bị điện tử.

36
Hình 2.12. Module hạ áp LM2596

2.2.6.3. Module relay 5V

Module relay 5V là một module điều khiển relay sử dụng nguồn điện 5V để
điều khiển hoạt động của relay. Relay là một thành phần điện tử được sử dụng
để điều khiển mạch điện bằng cách mở hoặc đóng mạch điện chính thông qua
một tín hiệu điều khiển.

Hình 2.13. Module Relay 5V

2.2.6.4. Nút nhấn, công tắc

Nút nhấn là một loại công tắc đơn giản để điều khiển hoạt động của máy
hoặc một số loại quá trình. Hầu hết, các nút nhấn là nhựa hoặc kim loại. Hình
dạng của nút nhấn có thể phù hợp với bàn tay hoặc ngón tay để sử dụng dễ dàng.
Tất cả phụ thuộc vào thiết kế cá nhân. Nút nhấn có 2 loại chính là nút nhấn mở
hoặc nút nhất thường đóng.

37
Hình 2.14. Nút nhấn, công tắc
2.3. Giải pháp phần mềm

2.3.1. Phần mềm lập trình cho module điều khiển

Arduino IDE (Arduino Integrated Development Environment – môi trường


tích hợp phát triển) là một phần mềm mã nguồn mở chủ yếu được sử dụng để
viết và biên dịch các mã lệnh ᴠào module Arduino. Nó bao gồm các phần chính
là Editor (trình soạn thảo văn bản, dùng để viết câu lệnh), Debugger (công cụ
giúp tìm kiếm và sửa lỗi phát sinh khi xây dựng chương trình), Compiler hoặc
Interpreter (công cụ giúp biên dịch các câu lệnh thành ngôn ngữ mà vi điều
khiển có thể hiểu được và thực thi các câu lệnh đó theo yêu cầu người dùng).
IDE là một phần mềm Arduino ᴄhính thứᴄ, giúp ᴄho ᴠiệᴄ biên dịᴄh mã trở
nên dễ dàng, không chỉ đối với những dân chuyên mà ngaу ᴄả một người bình
thường mới nhập môn ᴄũng ᴄó thể làm đượᴄ. Arduino IDE ᴄó ᴄáᴄ phiên bản
ᴄho ᴄáᴄ hệ điều hành như MAC, Windoᴡѕ, Linuх ᴠà ᴄhạу trên nền tảng Jaᴠa đi
kèm ᴠới ᴄáᴄ ᴄhứᴄ năng ᴠà các lệnh ᴄó ѕẵn đóng ᴠai trò quan trọng để gỡ lỗi,
ᴄhỉnh ѕửa ᴠà biên dịᴄh mã trong môi trường. Trên thị trường có rất nhiều ᴄáᴄ
loại module Arduino như Arduino Uno, Arduino Mega, Arduino Leonardo,
Arduino Miᴄro ᴠà nhiều Module kháᴄ.

38
Hình 2.15. Arduino IDE.
Môi trường IDE ᴄhủ уếu ᴄhứa hai phần ᴄơ bản: Trình ᴄhỉnh ѕửa và trình
biên dịch. Trong đó trình chỉnh sửa được ѕử dụng để ᴠiết mã lệnh đượᴄ уêu ᴄầu .
Trình biên dịch đượᴄ ѕử dụng để biên dịᴄh ᴠà tải mã lệnh lên Module Arduino,
môi trường nàу hỗ trợ ᴄả ngôn ngữ C ᴠà C ++.
Hoạt động Arduino IDE: Khi người dùng viết mã và biên dịch, IDE sẽ tạo
file Hex cho mã. File Hex là các file thập phân Hexa được Arduino hiểu và gửi
đến bo mạch bằng cáp USB. Mỗi bo Arduino đều được tích hợp một bộ vi điều
khiển, bộ vi điều khiển sẽ nhận file Hex và chạy theo mã được viết.

Ưu điểm của Arduino IDE:

- Phần mềm lập trình mã nguồn mở miễn phí.


- Sử dụng ngôn ngữ lập trình C/C++ thân thiện với các lập trình viên.
- Hỗ trợ lập trình tốt cho bo mạch Arduino.
- Thư viện hỗ trợ phong phú.
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
- Hỗ trợ đa nền tảng như Windows, MacOS, Linux

39
2.3.2. Phần mềm ứng dụng

Blynk là một nền tảng với các ứng dụng iOS và Android để điều khiển
Arduino, Raspberry Pi và các ứng dụng tương tự qua Internet.
Nó là một bảng điều khiển kỹ thuật số nhờ đó bạn có thể xây dựng giao
diện đồ họa cho dự án của mình bằng cách kéo và thả các widget.
Việc thiết lập mọi thứ rất đơn giản và bạn sẽ bắt đầu sau chưa đầy 5 phút.
Blynk không bị ràng buộc với một số bo hoặc shield cụ thể. Thay vào đó,
nó hỗ trợ phần cứng mà bạn lựa chọn. Cho dù Arduino hoặc Raspberry Pi của
bạn được liên kết với Internet qua Wi-Fi, Ethernet hoặc chip ESP8266, Blynk sẽ
giúp bạn online và sẵn sàng cho IoT.

Hình 2.16. Giao diện app Blynk


Cách hoạt động của Blynk:
Blynk được thiết kế cho IoT. Nó có thể điều khiển phần cứng từ xa, nó có
thể hiển thị dữ liệu cảm biến, nó có thể lưu trữ dữ liệu, trực quan hóa và làm
nhiều thứ hay ho khác.
Có ba thành phần chính trong nền tảng:

40
Ứng dụng Blynk - cho phép bạn tạo giao diện cho các dự án của mình bằng
cách sử dụng các widget khác nhau.
Blynk Server - chịu trách nhiệm về tất cả các giao tiếp giữa điện thoại
thông minh và phần cứng. Bạn có thể sử dụng Blynk Cloud hoặc chạy cục bộ
máy chủ Blynk riêng của mình. Nó là mã nguồn mở, có thể dễ dàng xử lý hàng
nghìn thiết bị và thậm chí có thể được khởi chạy trên Raspberry Pi.
Thư viện Blynk - dành cho tất cả các nền tảng phần cứng phổ biến - cho
phép giao tiếp với máy chủ và xử lý tất cả các lệnh đến và lệnh đi.
Mỗi khi bạn nhấn một nút trong ứng dụng Blynk, thông điệp sẽ truyền đến
không gian của đám mây Blynk, và tìm đường đến phần cứng.

2.3.3. Phần mềm vẽ mạch Altium Designer

Giới thiệu

Hình 2.17. Phần mềm Altium Designer.


Altium Designer là một phần mềm chuyên dụng dùng để thiết kế mạch,
được phát triển bởi Altium Limitted. Nó bao gồm tất cả những công cụ cần thiết
cho một bản thiết kế mạch điện tử hoàn chỉnh và kết hợp tất cả các công nghệ,
các chức năng cần thiết cho việc phát triển sản phẩm điện tử, như thiết kế bo
mạch và FPGA, phát triển phần mềm nhúng cho FPGA và các bộ quản lý rời
rạc, bố trí mạch in (PCB). Vì vậy phần mềm này đang là một trong những phần

41
mềm vẽ mạch điện tử được ưa chuộng tại Việt Nam. Ngoài ra, Altium Designer
còn có chức năng thống nhất toàn bộ các quá trình tích hợp duy nhất, kết hợp
quản lý dữ liệu giúp cho người thiết kế, giúp cho họ có thể quản lý mạch, trích
xuất file, thống kê linh kiện một cách dễ dàng.

2.3.3.1. Ưu điểm

Giao diện thiết kế, quản lý và chỉnh sửa thân thiện, dễ dàng biên dịch, quản
lý file, quản lý phiên bản cho các tài liệu thiết kế.
Hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thiết kế tự động, đi dây tự động theo thuật toán
tối ưu, phân tích lắp ráp linh kiện. Hỗ trợ việc tìm các giải pháp thiết kế hoặc
chỉnh sửa mạch, linh kiện, netlist có sẵn từ trước theo các tham số mới.
Mở, xem và in các file thiết kế mạch dễ dàng với đầy đủ các thông tin linh
kiện, netlist, dữ liệu bản vẽ, kích thước, số lượng…
Hệ thống các thư viện linh kiện phong phú, chi tiết và hoàn chỉnh bao gồm
tất cả các linh kiện nhúng, số, tương tự…
Đặt và sửa đối tượng trên các lớp cơ khí, định nghĩa các luật thiết kế, tùy
chỉnh các lớp mạch in, chuyển từ schematic sang PCB, đặt vị trí linh kiện trên
PCB.
Mô phỏng mạch PCB 3D, đem lại hình ảnh mạch điện trung thực trong
không gian 3 chiều, hỗ trợ MCAD-ECAD, liên kết trực tiếp với mô hình STEP,
kiểm tra khoảng cách cách điện, cấu hình cho cả 2D và 3D
Hỗ trợ thiết kế PCB sang FPGA và ngược lại.

2.3.3.2. Nhược điểm

Altium Designer yếu về phần mô phỏng mạch.


Phần mềm có nhiều file nên yêu cầu máy tính cài đặt phải có cấu hình cao.

42
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ, THI CÔNG HỆ THỐNG

3.1. Sơ đồ thiết bị

Hình 3.1. Sơ đồ thiết bị


3.2. Thiết kế phần cứng

3.2.1. Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý

43
Sơ đồ khối tổng quan:

Khối nguồn: Cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống.

Khối nút nhấn, cảm biến: Đây là các khối cho phép tương tác với hệ thống.
Nút nhấn có thể được sử dụng để thực hiện các hoạt động như bật/tắt hoặc kích
hoạt một chức năng cụ thể. Cảm biến được sử dụng để thu thập dữ liệu từ môi
trường.

Khối hiển thị: Sử dụng màn hình để hiển thị thông tin.

Khối máy bơm: Được sử dụng để kích hoạt máy bơm bởi hệ thống.

Khối thời gian thực: Theo dõi và kiểm soát thời gian trong hệ thống.

Khối vi điều khiển: Sử dụng ESP32-Wroom32 để làm trung tâm điều khiển
cho toàn bộ hệ thống, với khả năng xử lý tốc độ cao, kết nối internet và điều
khiển các khối khác

3.2.2. Sơ đồ mạch in

BOTTOM LAYER:

Hình 3.3. Sơ đồ đi dây BOTTOM LAYER

44
Mạch in sau khi phủ đồng GND:

Hình 3.4. Mạch sau khi phủ đồng GND

Hình ảnh 3D sau khi thiết kế:

Hình 3.5. Mặt trước bảng mạch sau khi thiết kế

45
Hình 3.6. Mặt sau bảng mạch sau khi thiết kế

46
3.3. Thiết kế phần mềm

3.3.1. Lưu đồ thuật toán

3.3.1.1. Lưu đồ giải thuật mạch điều khiển:

Hình 3.7. Lưu đồ điều khiển thiết bị

47
Giải thích

Khi thiết bị được cấp nguồn, chương trình thực hiện khởi tạo các GPIO,
các cảm biến và thực hiện kết nối với Wifi.
Sau khi khởi tạo thành công, thiết bị thực hiện kết nối với Blynk Cloud, sau
đó kiểm tra chế độ hoạt động. Với chế độ tự động, hệ thống sẽ hoạt động một
cách tự động mà không cầm đến sự can thiệp của người sự dụng. Với chế độ thủ
công, hệ thống sử dụng thêm thiết bị di động như điện thoại để bật/tắt máy bơm
thực hiện cho việc tưới tiêu nước
Việc theo dõi, điều khiển có thể được thực hiện từ xa thông qua App
Blynk.
3.3.1.2. Lưu đồ giải thuật App blynk

Hình 3.8. Lưu dồ giải thuật AppBlynk

48
Giải thích

Các thao tác trên ứng dụng Blynk được thực hiện ở 2 chế độ tự động và thủ
công.

Ở chế độ tự động, hệ thống sẽ tự động theo dõi các thông số môi trường
như độ ẩm đất, nhiệt độ, ánh sáng và thực hiện các hành động điều khiển mà
không cần đến sự can thiệp từ người dùng.

Ở chế độ thủ công, người dùng sẽ thực hiện việc bật/tắt máy bơm hoặc thực
hiện các hành động khác mà người dùng muốn can thiệp vào hệ thống.

3.3.2. Giao diện phần mềm

Hình 3.19. Giao diện hiển thị

49
Giao diện App bynk được hiện thị với các chức năng theo dõi và điều
khiển, bật tắt máy bơm.

Đối với theo dõi, hệ thống thực hiện theo dõi dựa trên kết quả thu thập
được từ các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, mưa, độ ẩm đất. Sau đó hiển thị thông số
lên màn hình.

Đối với điều khiển, hệ thống thực hiện điều khiển 2 máy bơm tưới.

Hình 3.10. Biến sử dụng tương ứng với các cảm biến, máy bơm.
3.4. Triền khai thử nghiệm

3.4.1. Lắp ráp và hiệu chỉnh mạch

50
Hình 3.11. Thiết bị sau khi được thi công

Hình 3.12. Khi đất ẩm, máy bơm không hoạt động

51
Hình 3.14. Khi đất khô, máy bơm hoạt động để cấp nước

52
3.4.2. Thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng

3.4.2.1. Thông số kỹ thuật

Bảng 3.1. Bảng thông số kỹ thuật

Nội dung Thông số

Nguồn: Sử dụng Adapter 5V2A và pin 18650


để cấp nguồn cho thiết bị

Dung lượng pin: 1500mAh ~ 3500mAh

Phạm vi hoạt động: Trong không gian nhỏ như ban công
hoặc căn hộ

Kích thước mạch: 72x92cm

Kích thước vỏ hộp: 158x90x60mm

Tính năng: - Tự động chăm sóc, theo dõi vườn cây


thuốc nam đảm bảo ổn định về các
tham số nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang
- Tự động tưới cây khi có cảnh báo độ
ẩm thấp hoặc nhiệt độ cao, tự động
bật đèn khi thiếu ánh sang
- Hiển thị các tham số như nhiệt độ, độ
ẩm, thời gian, trạng thái bơm lên màn
hình LED

3.4.2.2. Hướng dẫn sử dụng, thao tác

Hướng dẫn sử dụng:

Bước 1: Tiến hành cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống mạch và pin cho máy
bơm

53
Bước 2: Chờ đến khi ESP32 được kết nối với wifi, mở ứng dụng điều khiển
trên AppBlynk lên. Khi TCP/IP được kết nối, tiến hành điều khiển, giám sát trực
tiếp trên giao diện.
Quy trình thao tác:

Sau khi tiến hành cấp nguồn, người sử dụng mở ứng dụng, nhấn nút điều
khiển trên màn hình. Tín hiệu sẽ điều khiển đến khối xử lý trung tâm, khối xử lý
trung tâm sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến mạch công suất, các thiết bị điện sẽ
được bật tắt tương ứng với thao tác người dùng. Sau đó trạng thái của thiết bị sẽ
được gửi lên Server thông qua Internet. Server này chính là TCP/IP, nơi tiến
hành xử lý dữ liệu vừa nhận được và lưu lại trạng thái của từng thiết bị.
3.5. Đánh giá hệ thống
Trong quá trình vận hành hệ thống, em đã ghi nhận lại được kết quả tổng hợp.
Bảng 3.2. Bảng đánh giá chung hệ thống
Số lần thao Số lần thành Thời gian đáp Đánh
Công việc
tác công ứng giá

Điều khiển thiết bị


50 48 2 – 3 giây Đạt
qua ứng dụng
Cập nhật trạng thái
50 48 1 – 2 giây Đạt
thiết bị

Giám sát cảm biến Ổn định Ổn định 10 giây Đạt

Đánh giá chung Đạt

Qua những số liệu được thống kê ở bảng trên, em đánh giá hệ thống về cơ
bản đã đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Hệ thống hoạt động ổn định sau nhiều lần
chạy, kiểm tra thử trong nhiều trường hợp. Mô hình nhỏ gọn, thẩm mỹ, nhưng
vẫn đảm bảo tính an toàn cao, dễ dàng lắp đặt và sử dụng. Nhưng để đưa hệ
thống này áp dụng vào thực tế thì nhóm cần phải hoàn thiện một số phần như
sau: tăng tốc độ điều khiển cũng như phản hồi, tối ưu hóa mô hình, thêm một số
chức năng như: giám sát nơi điều khiển, cảnh báo chống trộm, báo cháy, …

54
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Về kiến thức
Qua đề tài “THIẾT KẾ HỆ THỐNG THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC VƯỜN
CÂY THUỐC NAM TẠI TRẠM Y TẾ”, em đã nghiên cứu, thực hiện được
những mục tiêu đề ra, cụ thể qua 3 chương:

Chương 1 giới thiệu về Internet of Things, ứng dụng, kiến trúc của Internet of
Things trong đời sống hằng ngày và giới thiệu những khái niệm về vườn cây thuốc
nam cũng như những mô hình vườn cây thông minh ở nước ta và trên thế giới.

Chương 2 nghiên cứu về cấu trúc, sơ đồ khối của khối điều khiển thiết bị,
giới thiệu về các linh kiện có trong các khối, các phần mềm sẽ được sử dụng
trong đề tài.

Chương 3 là quá trình thiết kế mô hình chăm soc vườn cây thuốc nam từ
những kiến thức và linh kiện đã được tìm hiểu từ hai chương trước: Vẽ sơ đồ
thiết bị, sơ đồ nguyên lý hệ thống, lưu đồ thuật toán và thi công mạch, sản phẩm
và viết phần mềm cho cả hệ thống.

2. Về thiết bị
 Ưu điểm:
Thực hiện được cơ bản các chức năng của đề tài

Mạch điều khiển nhỏ gọn, hoạt động khá ổn định, thời gian đáp ứng khá
nhanh.
Giao diện điều khiển và giám sát dễ sử dụng, thân thiện người dùng.
Mô hình hệ thống có tính thẩm mỹ cao, độ chính xác, tính an toàn và dễ
dàng thao tác với người dùng.
Phù hợp cho các hệ thống điện trong phòng học, hộ gia đình.
 Nhược điểm:
Chưa tương thích được với các hệ thống có quy mô lớn.

Chưa có các chức năng cảnh báo chống trộm, cảnh báo cháy nổ.

55
Độ chính xác về độ ổn định của tham số còn chưa chuẩn vì sử dụng linh
kiện còn rẻ tiền, mang tính chất dành cho sinh viên.

3. Hướng phát triển


Hệ thống hiện tại đã đáp ứng được việc điều khiển các thiết bị. Trong quá
trình thực hiện, em thấy rằng đề tài này rất phổ biến, có tính ứng dụng rất cao
trong nhiều dự án thực tế. Vì vậy em đưa ra một số đề xuất nhằm cải tiến và
nâng cấp hệ thống:

Mở rộng số lượng cũng như công suất thiết bị điều khiển.

Giám sát nơi điều khiển bằng camera, cảnh báo chống trộm, báo cháy.

Điều chỉnh độ sáng đèn, tốc độ quạt, nhiệt độ điều hòa.

Viết app riêng cho thiết bị để có tính bảo mật tốt hơn, vì thiết bị vẫn đang
còn phụ thuộc vào nền tảng có sẵn App Blynk.

Hướng tới những linh kiện có độ chính xác cao.

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Minh Đức, “Kỹ thuật trồng một số loài cây thuốc nam”, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, 2016.

[2]. Trần Thu Hà, Trương Thị Bích Ngà, “Giáo trình điện tử cơ bản”, NXB ĐH
Quốc Gia TP.HCM, 2012.

[3]. Trương Việt Hùng, Nguyễn Ngô Lâm, Nguyễn Văn Phúc, Đặng Phước Hải
Trang, “Giáo trình kỹ thuật truyền số liệu”, NXB ĐH Quốc Gia TP.HCM,
2012.

[4]. Phan Quang Ngô, Nguyễn Đức Chiến, “Giáo trình cảm biến”, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, 2000.

[5]. Marco Schwartz, “Internet of Things with ESP8266”, Packt Publishing,


2016.

[6] HiFarm “Tin tức nông nghiệp – Trầm trồ với các mô hình nông nghiệp công

nghệ cao trên thế giới”, 2017.

[7] TAPIT “Một số chuẩn giao tiếp trong IoT (Internet of Things)”, 2018.

57
PHỤ LỤC

#include <DHT.h>

#include <LiquidCrystal_I2C.h>

#include <Wire.h>

#include <RTClib.h>

RTC_DS3231 rtc;

#define DHTPIN 15

#define SOIL_MOISTURE_PIN 2

#define RAIN_SENSOR_PIN 34

#define RELAY_PIN 14

#define RELAY_PIN2 27

#define BUZZER_PIN 13

const int LDR_PIN = 32;

const int RELAY_LIGHT_PIN = 26;

#define DHTTYPE DHT11

DHT dht(DHTPIN, DHTTYPE);

LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 20, 4);

int button_bomtuoi = 4;

boolean button_bomtuoiState = HIGH;

boolean chedo_hoatdong = 0;

boolean buzzerActive = false;

unsigned long buzzerStartTime = 0;

const int BUZZER_DURATION = 100;

58
unsigned long previousMillis = 0;

const long interval = 500;

void setup() {

Serial.begin(115200);

pinMode(button_bomtuoi, INPUT_PULLUP);

pinMode(RELAY_PIN, OUTPUT);

pinMode(RELAY_PIN2, OUTPUT);

pinMode(BUZZER_PIN, OUTPUT);

pinMode(RELAY_LIGHT_PIN, OUTPUT);

digitalWrite(RELAY_PIN, LOW);

digitalWrite(RELAY_LIGHT_PIN, LOW);

pinMode(LDR_PIN, INPUT);

dht.begin();

if (!rtc.begin()) {

Serial.println("Khong the ket noi voi DS3231. Kiem tra ket noi va cai dat thu
vien RTClib.");

while (1)

lcd.init();

lcd.backlight();

pinMode(RAIN_SENSOR_PIN, INPUT);

pinMode(SOIL_MOISTURE_PIN, INPUT);

59
}

void loop() {

DateTime now = rtc.now();

float humidity = dht.readHumidity();

float temperature = dht.readTemperature();

int rainState = digitalRead(RAIN_SENSOR_PIN);

int soilMoisture = digitalRead(SOIL_MOISTURE_PIN);

Serial.print("Do am: ");

Serial.print(humidity);

Serial.print("%\t");

Serial.print("Nhiet do: ");

Serial.print(temperature);

Serial.println("°C");

Serial.print("Trang thai mua: ");

Serial.println(rainState == HIGH ? "Co" : "Khong");

Serial.print("Trang thai do am dat: ");

Serial.println(soilMoisture == HIGH ? "Am" : "Kho");

if (chedo_hoatdong == 0) {

if (soilMoisture == LOW) {

digitalWrite(RELAY_PIN2, HIGH); // Bật relay

} else {

digitalWrite(RELAY_PIN2, LOW); // Tắt relay

60
}

if (chedo_hoatdong == 0) {

if (rainState == HIGH) {

digitalWrite(RELAY_PIN, HIGH);

Serial.println("Bat bom tuoi!");

} else {

digitalWrite(RELAY_PIN, LOW);

Serial.println("Tat bom tuoi!");

if (rainState == LOW && !buzzerActive) {

buzzerActive = true;

buzzerStartTime = millis();

tone(BUZZER_PIN, 1000);

if (buzzerActive && millis() - buzzerStartTime >= BUZZER_DURATION) {

noTone(BUZZER_PIN);

buzzerActive = false;

if (digitalRead(button_bomtuoi) == LOW) {

if (button_bomtuoiState == HIGH) {

61
button_bomtuoiState = LOW;

chedo_hoatdong = 1;

digitalWrite(RELAY_PIN, !digitalRead(RELAY_PIN));

digitalWrite(RELAY_PIN2, !digitalRead(RELAY_PIN2));

Serial.println("Relay bom tuoi: " + String(digitalRead(RELAY_PIN)));

Serial.println("Relay bom tuoi: " + String(digitalRead(RELAY_PIN2)));

delay(200);

} else {

button_bomtuoiState = HIGH;

int ldrValue = analogRead(LDR_PIN);

Serial.print("Gia tri LDR: ");

Serial.println(ldrValue);

if (ldrValue > 500) {

digitalWrite(RELAY_LIGHT_PIN, LOW);

Serial.println("Troisang. Den da duoc bat.");

} else {

digitalWrite(RELAY_LIGHT_PIN, HIGH);

Serial.println("Troitoi. Den da duoc tat.");

unsigned long currentMillis = millis();

62
if (currentMillis - previousMillis >= interval) {

lcd.clear();

lcd.setCursor(0, 0);

lcd.print("Time:");

lcd.print(now.hour());

lcd.print(":");

lcd.print(now.minute());

lcd.print("-");

lcd.print(now.day());

lcd.print("/");

lcd.print(now.month());

lcd.print("/");

lcd.print(now.year());

lcd.setCursor(0, 1);

lcd.print("Nhiet do: ");

lcd.print(temperature);

lcd.print(" C");

lcd.setCursor(0, 2);

lcd.print("Mua: ");

lcd.print(rainState == HIGH ? "Khong" : "Co");

lcd.setCursor(11, 2);

lcd.print("-Dat: ");

63
lcd.print(soilMoisture == HIGH ? "Am" : "Kho");

lcd.setCursor(0, 3);

lcd.print("May bom dang: ");

lcd.print(digitalRead(RELAY_PIN) == HIGH ? "Tat" : "Bat");

previousMillis = currentMillis;

64

You might also like