Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


------------------------------------------------------------

NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH


VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ

CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG GTNT THÔN TAM Á, XÃ GIA ĐÔNG, HUYỆN


THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH( GIAI ĐOẠN 4)
(NAY LÀ PHƯỜNG GIA ĐÔNG, THỊ XÃ THUẬN THÀNH

ĐỊA ĐIỂM XD: PHƯỜNG GIA ĐÔNG, THỊ XÃ THUẬN THÀNH

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN


UBND PHƯỜNG GIA ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT ACT GROUP

1
PHẦN 1: NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
1. Các căn cứ để lập nhiệm vụ khảo sát địa hình
Luật xây dựng số 50/2014/QH14 ngày 18/6/2015;
Luật sủa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2014/QH14 ngày
17/6/2020;
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về quản lý
chất lượng, bảo trì công trình;
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành
Định mức xây dựng;
Thông tư 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;
Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định
quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước;
Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của HĐND xã Gia
Đông về việc phê duyệt chủ trương đầu tư công trình: Đường GTNT thôn Tam
Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ( giai đoạn 4);
Căn cứ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn khảo sát xây dựng hiện hành.
2. Mục đích, yêu cầu khảo sát địa hình
2.1. Mục đích
- Mục đích, yêu cầu công tác khảo sát xây dựng nhằm phục vụ cho công tác
thiết kế công trình “Đường GTNT thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 4) (nay là phường Gia Đông, thị xã Thuận
Thành)”
- Công tác khảo sát địa hình lập bình đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 đường đồng
mức 0.5m trên diện tích xây dựng công trình và đường vào làm cơ sở phục vụ
công tác lập dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật thi công.
2.2. Yêu cầu

2
- Với những mục đích nêu trên, công tác khảo sát đo vẽ thành lập bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/500 phục vụ công trình “: Đường GTNT thôn Tam Á, xã Gia Đông,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ( giai đoạn 4) (nay là phường Gia Đông, thị
xã Thuận Thành)”, đặt ra những yêu cầu sau:
+ Điều tra, thu thập, đánh giá, khai thác các tài liệu, số liệu đã có trong khu
vực như: số liệu toạ độ, cao độ nhà nước và các tài liệu bản đồ có liên quan để
lập phương án khảo sát và sử dụng trong quá trình thi công công trình.
+ Khảo sát đúng, đủ ranh giới cần thiết cho công tác nghiên cứu quy hoạch.
+ Hệ toạ độ dùng trong công tác khảo sát thành lập bản đồ địa hình là hệ toạ
độ VN2000.
+ Hệ độ cao dùng trong công tác khảo sát là hệ độ cao nhà nước.
+ Nội dung bản đồ phải thể hiện đầy đủ các yếu tố như: Điểm khống chế trắc
địa, điểm dân cư, địa vật kinh tế xã hội, đường giao thông, thuỷ hệ và các công
trình liên quan, dáng đất, thảm thực vật, địa danh và các ghi chú khác.
+ Biểu thị địa hình, địa vật lên bản đồ phải tuân thủ các quy định trong Ký
hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 do Cục đo đạc và bản
đồ Nhà nước (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) xuất bản.
3. Các tiêu chuẩn khảo sát địa hình được áp dụng
- Quyết định số 83/2000/QĐ/TTG ngày 12/07/2000 về sử dụng hệ quy chiếu
và hệ toạ độ quốc gia Việt Nam;
- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục Địa Chính
(nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ
toạ độ Quốc gia VN-2000;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới tọa độ (QCVN 04:
2009/BTNMT);
- Lưới khống chế độ cao hạng I, II, III, IV (QCVN 11: 2008/BTNMT);
- Lưới khống chế cơ sở (theo quy phạm 96 TCN 43-90); hoặc sử dụng công
tác đo GPS theo tiêu chuẩn TCVN 9401: 2012 (kỹ thuật đo sử lý số liệu GPS
trong trắc địa công trình);
- Quyết đinh số 68/QĐ ngày 04/05/1991 của Cục Đo Đạc và Bản đồ nhà
nước cho phép ứng dụng công nghệ GPS để thành lập lưới trắc địa;
- Công văn số 1139/ĐĐBĐ VN-CNTĐ ban hành ngày 26 tháng 12 năm
2011 của Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc Sử dụng công nghệ GPS/GNSS trong đo lưới khống chế trắc địa;
- Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000
(Phần ngoài trời) - 96 TCN43-90, ban hành kèm theo quyết định của Cục trưởng
cục đo đạc và bản đồ Nhà nước (số 248/KT ngày 9/8/1990, nay là Bộ Tài
3
nguyên và Môi trường);
- Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000
(Phần trong nhà) - 96 TCN42-90, ban hành kèm theo quyết định cuả Cục trưởng
cục đo đạc và bản đồ Nhà Nước (số 247/KT ngày 9/8/1990, nay là Bộ Tài
nguyên và Môi trường);
- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 ban hành kèm
theo quyết định số 1125/ĐĐBĐ ngày 19/11/1994, của Tổng cục trưởng tổng cục
địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tiêu chuẩn TCVN 9398: 2012 công tác trắc địa trong xây dựng công trình-
Yêu cầu chung;
- Thông tư 05/2011/BXD Quy định kiểm tra, thẩm tra và nghiêm thu công
tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng;
- Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT ngày 15/11/2018 Quy định kiểm tra,
thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
4. Phương pháp khảo sát
4.1. Công tác khảo sát địa hình
4.1.1 . Phạm vi khảo sát
- Khảo sát địa hình theo ranh giới dự án.
- Phạm vi ranh giới nghiên cứu thuộc khuôn viên khu đất dự kiến xây
dựng.
- Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu khoảng 1.33 ha (có sơ đồ
kèm theo).
4.1.2 . Phương pháp và khối lượng công tác khảo sát
4.1.2.1. Phương pháp khảo sát
Để có số liệu tọa độ và cao độ phục vụ cho công tác khảo sát xây dựng,
với diện tích là 1.33 ha cần thành lập 3 cấp lưới khống chế mặt bằng là đường
chuyền cấp 2, với lưới khống chế độ cao cần thành lập lưới khống chế độ cao
kỹ thuật.
+ Lưới khống chế mặt bằng: Hệ toạ độ nhà nước VN 2000
+ Lưới khống chế độ cao: Hệ độ cao nhà nước
a. Lưới khống chế mặt bằng
- Lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2 được đo kết nối với điểm
địa chính, đo bằng công nghệ GPS với máy đo Hi-Target độ chính xác cao,
máy có kết cấu nhỏ gọn độ chính xác đo cạnh MD=±(0.005 + 1ppm) và đo cao
anten=±1mm (hoặc máy có độ chính xác tương). Các điểm tiếp theo được đo
bằng máy toàn đạc điện tử.

4
- Máy trước khi đo phải được kiểm tra, kiểm nghiệm các sai số phải nhỏ
hơn giới hạn cho phép. Quá trình đo theo hướng dẫn sử dụng máy, các tiêu
chuẩn kỹ thuật tuân theo quy phạm quy định.
- Quy cách mốc của các điểm lưới khống chế mặt bằng cấp 2 được đúc
bằng bê tông mác 200 có gắn tim sứ, kích thước mốc như hình vẽ:
15 Cm

30 Cm

20 Cm

20 Cm

- Kết quả đo lưới khống chế được tính toán bình sai bằng phần mềm
DPSuvery2.8
- Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế mặt bằng.
Bảng yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi do GPS các cấp:
Cấp hạng
Phương pháp
Hạng mục Hạng
đo Cấp 1 Cấp 2
IV
Đo tĩnh
Góc cao của vệ tinh (0)  15  15  15
tĩnh nhanh
Số lượng vệ tinh quan trắc Đo tĩnh 4 4 4
dùngđược tĩnh nhanh 5 5 5
Số lần đo lặp trung bình tại Đo tĩnh  1.6  1.6  1.6
trạm tĩnh nhanh  1.6  1.6  1.6
Thời gian quan trắc: Độ dài Đo tĩnh
 45  45  45
thời gian thu tín hiệu ngắn tĩnh nhanh
 15  15  15
nhất (phút)
Đo tĩnh
Tần suất thu tín hiệu (s) 1060 1060 1060
tĩnh nhanh
Bảng Thời gian tối thiểu ca đo:
Độ dài cạnh đo[km] Độ dài thời gian ca đo[phút]
0-1 20-30
1-5 30-60
5-10 60-90
5
10-20 90-120

6
Bảng Sai số khép tương đối giới hạn:
D 0,10 0,15 0,20 0,50 1,00 2,00 3,00 4,00
n km km km km km km km km
1 1:8160 1:12200 1:16300 1:40600 1:80000 1:151600 1:210000 1:255000

2 1:9430 1:14100 1:18800 1:46900 1:92400 1:175000 1:242500 1:294500

3 1:10500 1:15800 1:21000 1:52400 1:103400 1:195700 1:271200 1:329200

4 1:11500 1:17300 1:23000 1:57400 1:113200 1:214400 1:297000 1:360700

Chỉ tiêu kỹ thuật lưới đường chuyền cấp 2:

Cho
STT Các chỉ tiêu kỹ thuật
phép
1 - Chiều dài đường chuyền từ điểm gốc đến điểm gốc (km) 3
- Từ điểm gốc đến điểm nút hoặc từ điểm nút đến điểm nút 2
(km)
2 Chiều dài cạnh (km):
- Dài nhất 0.35
- Ngắn nhất 0.08
3 Số cạnh nhiều nhất trong đường chuyền 15
4 Sai số khép tương đối không được lớn hơn 1:5000
5 Sai số trung phương đo góc 10”
6 Sai số khép góc phương vị f (n là số góc trong đường
 20”n
chuyền)
7 Số lần đo góc, cạnh 2
b. Lưới khống chế độ cao kỹ thuật
- Lưới khống chế độ cao kỹ thuật được đo bằng máy Nikon mia nhôm một
mặt số khắc vạch đến cm và đo theo phương pháp đo cao hình học.
- Quá trình đo lưới độ cao, các chỉ tiêu kỹ thuật tuân theo quy trình của quy
phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500. Các mốc độ cao sử dụng mốc
khống chế mặt bằng, không chôn mốc riêng.
- Lưới khống chế độ cao Thủy chuẩn kỹ thuật được khởi tính từ điểm độ
cao nhà nước có số hiệu có trong khu vực.
- Kết quả đo lưới khống chế độ cao được tính toán bình sai bằng phần mềm
DPSuvery2.8
Bảng các chỉ tiêu của lưới độ cao thủy chuẩn kỹ thuật:
ST
Các chỉ tiêu kỹ thuật Cho phép
T
1 Chiều dài đường thuỷ chuẩn kỹ thuật (km):
- Đường đơn 16
7
- Giữa điểm gốc và điểm nút 12
- Giữa 2 điểm nút 8
2 Sai số khép fh (mm) ± 50 L
3 Chiều dài từ máy đến mia dài nhất không quá (m) 200
4 Chiều dài từ máy đến mia trung bình (m) 120
5 Chênh khoảng cách từ máy đến 2 mia không quá (m) 5
Chênh tích lũy khoảng cách trong đoạn đo không quá
6 50
(m)
7 Chiều cao tia ngắm I (m) đối với mia 4m 0.3< I< 3.7
c. Đo vẽ bản đồ địa hình
- Công tác khảo sát đo đạc phải được tổ chưc thực hiện một cách chính xác,
trung thực, phản ánh đầy đủ, đúng tình hình thực trạng.
- Khảo sát, đo đạc phải được thực hiện đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật trong quy trình khảo sát.
- Bản đồ địa hình lập phải bảo đảm tuân thủ quy phạm lập bản đồ địa hình tỷ lệ
1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 của Cục đo đạc bản đồ nhà nước quy định hiện
hành.
- Lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao đủ mật độ đảm bảo độ chính xác theo
quy phạm cho công tác phát triển các điểm khốn chế cấp thấp hơn để đo vẽ bản
đồ địa hình vừa và lớn, hiện tại cũng như lâu dài.
- Khảo sát lập bản đồ theo phương pháp toàn đạc, đo đạc trực tiếp ngoài thực
địa, sử dụng máy toàn đạc điện tử, các điểm đo chi tiết xác định bằng phương
pháp toạ độ cực, xử lý số liệu và nội suy đường bình đồ theo phần mềm chuyên
dụng, được biên tập trên phần mềm AUTOCAD
d. Cắm mốc giới
d.1. Công tác đưa mốc giới ra thực địa
d.1.1. Phương pháp đưa mốc ra thực địa
Dựa vào tọa độ thiết kế và tọa độ các điểm khống chế đã có trên thực địa, các
điểm mốc được chuyển ra thực địa bằng chương trình Setting Out của máy
toàn đạc điện tử.
Tiến hành đánh dấu điểm trên mặt đất, đào hố và chôn cột mốc bê tông.
Đo đạc hoàn công tọa độ các mốc bằng máy toàn đạc điện tử theo phương pháp
tọa độ cực.
Độ cao mốc (độ cao đỉnh mốc) được đo đồng thời với đo hoàn công tọa độ.
Số liệu các điểm mốc giới bao gồm cả tọa độ, độ cao (X, Y, H) và được lưu trữ
trên các file *.txt, *.dwg (2D).
Trong trường hợp mốc theo tọa độ thiết kế ở bảng trên nằm ở vị trí không thể
chôn được mốc cố định (vướng vật kiến trúc kiên cố, nằm dưới hố sâu, lòng

8
mương…..) thì cần dịch chuyển vào vị trí chôn được mốc ổn định chắc chắn.
Quá trình thi công trên hiện trường cần có sự phối hợp của cán bộ địa phương
nhằm tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ mục đích của công tác cắm
mốc.
d.1.2.Dấu mốc ở thực địa
Cột mốc bao gồm đế mốc và thân mốc, được sản suất bằng bê tông cốt thép
mác 200, đảm bảo độ bền vững, dễ nhận biết.
- Đế mốc có kích thước (40x40x50) cm.
- Thân mốc có chiều dài 90 cm. Mặt cắt ngang các loại thân mốc được quy
định như sau:
+ Mốc tim đường có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính 15 cm.
+ Mốc chỉ giới đường đỏ có mặt cắt ngang hình vuông, chiều dài cạnh 15 cm.
Mặt mốc được gắn tim sứ hoặc tim sắt có khắc chìm ký hiệu và số hiệu mốc.
Độ sâu chôn mốc tối thiểu là 100cm và phải đảm bảo an toàn cho người và
phương tiện giao thông qua lại.
d.2. Khoảng cách các mốc giới
Khoảng cách giữa các mốc giới từ 30 mét trở lên tuỳ thuộc vào địa hình địa mạo
khu vực cắm mốc và phải đảm bảo yêu cầu quản lý về ranh giới và cao độ.
Trường hợp khoảng cách giữa các mốc giới nhỏ hơn 30 mét thì phải giải trình
trong thuyết minh của hồ sơ cắm mốc giới.
4.2. Thiết bị khảo sát được sử dụng
ST Số
Tên thiết bị ĐVT
T lượng
1 Máy toàn đạc điện tử và các dụng cụ kèm theo Bộ 1
2 Máy thủy bình và các dụng cụ kèm theo Bộ 1
3 Bộ 3 máy GPS và các dụng cụ kèm theo Bộ 1
4 Máy tính cá nhân Cái 2
5 Các dụng cụ khác
4.3. Hồ sơ báo cáo
+ Báo cáo + dự toán kết quả khảo sát
+ Bình đồ khu đất xây dựng công trình
+ 01 đĩa CD chứa File dữ liệu.

4.4 Khối lượng công tác khảo sát dự kiến :


Tên công việc Đơn vị Khối
lượng
Công tác đo khống chế cao, thủy chuẩn kỹ thuật, cấp địa km 1.3395
9
hình III
Công tác đo vẽ mặt cắt địa hình, đo vẽ mặt cắt dọc ở trên 100m 13.3952
cạn; cấp địa hình III
Đo vẽ mặt cắt ngang ở trên cạn; cấp địa hình III 100m 4.0186
Công tác đo lưới khống chế mặt bằng, đường chuyền cấp điểm 10.0000
II, máy toàn đạc điện tử
Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình trên cạn bằng máy toàn 1 ha 1.3395
đạc điện tử và máy thủy bình điện tử; bản đồ tỷ lệ 1/500,
đường đồng mức 1m, cấp địa hình II

5. Các biện pháp bảo vệ công trình liên quan và bảo vệ môi trường
5.1. Các biện pháp bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công
trình xây dựng có liên quan.
- Trước khi tiến hành thi công cần liên hệ và thông báo với Chủ đầu tư về
khối lượng công việc, số lượng nhân lực, thiết bị tập kết và thời gian thực hiện.
- Trong quá trình khảo sát tại hiện trường phải tuân thủ mọi nội quy, quy
định của chủ đầu tư để không gây ảnh hưởng hư hại đến các công trình hạ tầng
kỹ thuật xung quanh.
- Trong quá trình khảo sát có liên quan đến các công trình khác, phải báo
cho Đơn vị tư vấn giám sát, thiết kế và Chủ đầu tư để có phương án phối hợp
giải quyết.
- Máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình khoan khảo sát phải được tập kết
tại khu vực cho phép, tránh gây cản trở giao thông xung quanh công trình và gây
nguy hiểm cho người qua lại.
5.2. An toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh trật tự
nơi công trường khảo sát:
- Trong quá trình thi công khoan giữ vệ sinh môi trường không để dung
dịch, mùn khoan dầu mỡ chảy tràn xung quanh.
- Các hố khoan, dung dịch, đường dẫn dung dịch sau khi kết thúc khoan
được lắp trở lại bằng đất lấy lên khi khoan hoặc đất tương đương và dọn sạch
diện tích xung quanh hố khoan trả lại mặt bằng hiện trang ban đầu.
- Tuyệt đối tuân theo các quy phạm an toàn về sử dụng thiết bị và con người
của nhà nước.
- Trong quá trình khảo sát tại hiện trường phải chấp hành nội quy sản xuất
cũng như trình tự các bước vận hành máy móc thiết bị, đề cao cảnh giác với các
hiện tượng cháy nổ, tai nạn lao động,... Các tổ khoan thi công trên công trường
phải được trang bị đầy đủ các thiết bị cấp cứu và vệ sinh.

10
- Thường xuyên theo dõi thời tiết để có biện pháp kịp thời đối với nhứng
điều kiện thời tiết bất lợi tránh ảnh hưởng đến con người và máy móc đang thi
công tại công trường.
- Trong quá trình thi công cần đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh
trật tự trong giờ làm việc cũng như ngoài giờ làm việc. Không uống rượu, bia và
dùng các chất kích thích trong khi làm việc ...
6. SẢN PHẨM GIAO NỘP
Sản phẩm giao nộp: 07 bộ bản đồ đo vẽ hiện trạng khảo sát tỷ lệ 1/500;

PHẦN 2: DỰ TOÁN KINH PHÍ


Dự toán kinh phí khảo sát địa hình: 65.371.031 đồng
Bằng chữ: Sáu mươi lăm triệu ba trăm bảy mươi mốt nghìn không trăm ba mươi
mốt đồng chẵn./.
(Có dự toán chi tiết đính kèm)

11

You might also like