Nội dung Bản đầy đủ chương trình QHCC - Đường lên đỉnh Olympia - Nhóm 6

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

--O--

BÀI TẬP GIỮA KỲ


Đề tài

PHÂN TÍCH/ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH

“ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA”

CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (VTV)

THEO QUY TRÌNH RACE

Giảng viên : Ths Nguyễn Hoàng Anh


Nhóm sinh viên : 6
Lớp học phần : PRS1100 4

Hà Nội, tháng 11 năm 2023.


MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung.........................................................................................................3
1.1 Tổ chức thực hiện chương trình ..............................................................................3
1.2 Giới thiệu về chương trình ......................................................................................3
II. Nội dung chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” ...............................................4
2.1 Nghiên cứu bối cảnh thực hiện chương trình ..........................................................4
2.1.1. Lịch sử ............................................................................................................4
2.1.2. Tên gọi ............................................................................................................4
2.2 Thực trạng ..............................................................................................................5
2.3 Nội dung thực hiện chương trình ............................................................................7
2.3.1 Mục tiêu ...........................................................................................................7
2.3.2 Đối tượng công chúng ......................................................................................9
2.3.3 Thông điệp .....................................................................................................10
2.3.4 Chiến lược ......................................................................................................10
2.3.5 Chiến thuật .....................................................................................................11
2.3.6 Kênh truyền thông ..........................................................................................14
2.3.7. Nguồn lực......................................................................................................14
III. Đánh giá chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” ...........................................15
3.1 Kết quả chương trình ............................................................................................15
3.2 Đánh giá Chương trình .........................................................................................16
3.2.1 Ưu điểm .........................................................................................................16
3.2.2 Hạn chế ..........................................................................................................17
3.2.3. Bài học và giải pháp ......................................................................................18
3.2.4 Phân tích 1 rủi ro của chương trình.................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................23

1
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC & ĐÁNH GIÁ – NHÓM 6

STT Tên thành viên MSSV Nhiệm vụ Đánh giá


Phụ trách chung, phân công
1 Nguyễn Thúy Hường 21030552 Làm powerpoint A+
Làm bản tóm tắt

Làm powerpoint
2 Đoàn Thanh Trà 21030576 A+
Sửa nội dung

3 Lò Cẩm Lụa 21030433 Thuyết trình A+

4 Phùng Thị Huyền Trang 21030454 Thuyết trình A

Làm nội dung:

5 Lê Thị Việt Ý 22031272 Giới thiệu chung A+

6 Nguyễn Thị Thanh Tâm 22031262 Bối cảnh và thực trạng A

Mục tiêu
7 Đinh Thị Thanh Huyền 22031244 A
Đối tượng công chúng
Thông điệp
8 Nguyễn Phương Anh 21030534 Chiến lược A+
Sửa nội dung chung
Chiến thuật
9 Nguyễn Thị Hồng Nhung 21030568 A+
Kênh truyền thông

10 Nguyễn Thị Thanh Trúc 21030581 Kinh phí và nguồn lực A

11 Nguyễn Thị Mai Chi 22031232 Đánh giá ưu & nhược điểm A+

Kết quả
12 Nguyễn Thị Thanh Tâm 21030570 A
Bài học & giải pháp

2
NỘI DUNG

I. Giới thiệu chung

1.1. Tổ chức thực hiện chương trình

Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” được tổ chức bởi Đài Truyền hình Việt Nam
(VTV) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một chương trình truyền hình thi đấu kiến
thức dành cho học sinh trung học phổ thông tại Việt Nam, được phát sóng trên kênh VTV3.

• Đài Truyền hình Việt Nam đảm nhận vai trò tổ chức, sản xuất và phát sóng chương trình
“Đường lên đỉnh Olympia”. Đội ngũ sản xuất và biên tập của VTV làm việc chăm chỉ để
tạo ra một chương trình giáo dục hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao. “Đường lên đỉnh
Olympia” là một trong những chương trình nổi tiếng và được yêu thích nhất của VTV.
• Bên cạnh đó chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” còn được phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo của Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ và định hướng chương trình, đảm bảo tính chuyên môn và giáo dục của nội dung
thi đấu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn cho Đài Truyền hình Việt Nam
trong việc lựa chọn các câu hỏi, đề tài và kiến thức phù hợp với chương trình giảng dạy
của học sinh trung học phổ thông. Điều này đảm bảo rằng chương trình “Đường lên đỉnh
Olympia” không chỉ là một cuộc thi giải trí, mà còn có giá trị giáo dục cao.

1.2. Giới thiệu về chương trình

Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” phát sóng số đầu tiên vào ngày 21/3/1999 trên
kênh VTV3. Đến nay, Olympia đã có 24 năm đồng hành cùng các bạn học sinh và trở thành
gameshow có tuổi đời lâu nhất VTV.

Mỗi năm chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia sẽ tổ chức 36 cuộc thi Tuần, 12 cuộc thi
Tháng, 4 cuộc thi Quý và 1 cuộc Chung kết được truyền hình trực tiếp với 4 điểm cầu được đặt
tại các địa phương có học sinh tham dự cuộc chung kết. Với những thí sinh giành chiến thắng
sau mỗi tuần, tháng, quý sẽ nhận được vòng nguyệt quế và phần thưởng xứng đáng. Còn riêng
cuộc thi chung kết, người chiến thắng sẽ giành được phần học bổng đi du học nước ngoài.
3
Và hơn thế, với tinh thần chinh phục những đỉnh cao tri thức, Đường lên đỉnh Olympia
đang góp một phần tích cực để tạo nên những thế hệ thanh niên Việt Nam giỏi giang, tự tin, năng
động, sẵn sàng học tập và làm việc vì sự phát triển lớn mạnh của đất nước Việt Nam.

II. Nội dung chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”

2.1 Nghiên cứu bối cảnh thực hiện chương trình

2.1.1. Lịch sử

Sau những thành công từ các sân chơi dành cho học sinh như “bảy sắc cầu vồng”, VTV
mong muốn tìm một loại hình chương trình mới cho khán giả trẻ. Đài Truyền hình Việt Nam đã
hợp tác với Công ty điện tử LG của Hàn Quốc – tập đoàn đã tổ chức các chương trình truyền
hình tương tự tại một số quốc gia trên thế giới và đạt được thành công nhất định.

Cuối năm 1998, chương trình bắt đầu thông báo tuyển người chơi. Sau các chuyến đi tham
quan, học hỏi kinh nghiệm tại Hàn Quốc và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc tuyển chọn người
chơi và ghi hình, Đường lên đỉnh Olympia đã chính thức lên sóng vào ngày 28 tháng 3 năm 1999
trên VTV3.

2.1.2. Tên gọi

Chương trình lấy tên Đường lên đỉnh Olympia với ý tưởng là 1 cuộc đua leo núi bằng kiến
thức dành cho các thí sinh mà người lên đỉnh núi đầu tiên sẽ giành được vòng nguyệt quế. Có
nhiều học giả cho rằng nếu cho đó là đỉnh núi để leo lên thì phải là Đường lên đỉnh Olympus.
Olympus là 1 dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp với độ cao 2.917m so với mực nước biển, nằm
giữa 2 miền Macedonia và Thessaly thuộc phía Bắc Hy Lạp, còn Olympia thực tế là một nơi
chứa đựng các công trình văn hóa của Hy Lạp cổ đại và được biết tới là nơi khai sinh đại hội thể
thao Olympic.

Nhà báo Tạ Bích Loan, một trong những người đầu tiên xây dựng nên chương trình, giải
thích rằng: “Trong cảm hứng về việc tạo ra 1 đỉnh núi trong ước mơ, trong tưởng tượng, một
đỉnh núi mang tính biểu tượng thì cái tên cũng mang tính biểu tượng...”. Như vậy, đỉnh Olympia

4
thực chất là 1 đỉnh núi mang tính tượng trưng, nó tồn tại trong trí tưởng tượng và cả trong trận
thi này.

2.2. Thực trạng

Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” đã có tổng cộng 24
mùa. Chương trình này đã được phát sóng từ ngày 28 tháng 3 năm 1999 và đã trở thành một
trong những chương trình truyền hình giáo dục nổi tiếng và lâu đời nhất tại Việt Nam. Cùng với
các nhà tài trợ tiêu biểu của chương trình qua từng năm như:

• LG Electronics: Từ Olympia 1 đến 15.


• VTV: Từ Tuần 1 Tháng 1 Quý 1 Olympia 16 đến Quý 4 Olympia 16 và từ Tuần 1
Tháng 1 Quý 1 Olympia 17 đến Tháng 3 Quý 2 Olympia 17.
• Trà Xanh Không Độ (Tập đoàn Tân Hiệp Phát): Chung kết Olympia 16.
• Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (còn được viết tắt là THACO): Từ Quý 2
Olympia 17 - Nay.

Thí sinh là một trong những yếu tố chính trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”.
Thông thường, mỗi mùa thi có tổng cộng 144 thí sinh tham gia chương trình. Hiện tại, chương
trình đã tuyển chọn tổng cộng 3320 thí sinh tham gia.

Trong suốt 24 năm tổ chức, chương trình đã đạt được nhiều giải thưởng cống hiến và vinh
danh, trong đó có:

• Giải thưởng Bông sen vàng của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2000.
• Giải thưởng Bông sen bạc của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2001 - 2023.
• Giải thưởng VTV Awards cho hạng mục Chương trình Giáo dục và Trẻ em ấn tượng
năm 2019 - 2022.

Ngoài ra, chương trình cũng đã tăng giá trị giải thưởng cho các nhà vô địch qua các năm,
từ 10.000 USD (năm 1999) lên 40.000 USD (năm 2021).

Hiện nay, chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” vẫn tiếp tục được phát sóng và thu hút
sự quan tâm của khán giả, đặc biệt là thu hút sự quan tâm của các học sinh trên toàn quốc, những

5
ai có niềm đam mê với kiến thức và muốn thử thách bản thân trong các cuộc thi trí tuệ. Chương
trình đã đi qua nhiều mùa và vẫn giữ được sự phổ biến và uy tín trong việc tạo điều kiện cho các
thí sinh thể hiện kiến thức và tài năng của mình.

→ Nhận xét:

Theo nhóm, chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” là một chương trình thành công. Mặc
dù chương trình đã bước sang năm thứ 24, trở thành chương trình có tuổi đời lâu nhất trên sóng
VTV, thế nhưng độ “hot” của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” chưa bao giờ hạ nhiệt.

Từ trước, trong và sau trận Chung kết đó, tất cả thông tin về cuộc thi vẫn luôn là đề tài được
quan tâm trên các mặt báo và mạng xã hội. Chẳng hạn, 1 tuần trước khi diễn ra trận chung kết,
từ khóa liên quan đến cuộc thi tràn ngập các mặt báo và trang mạng xã hội. Thậm chí, trong ngày
diễn ra chung kết, từ khóa về chương trình còn xếp top 5 từ khóa “hot” nhất trên công cụ tìm
kiếm Google với 50.000 lượt tìm kiếm.

Tuy nhiên, sức hút bền bỉ của chương trình có lẽ từ chính giá trị và hiệu quả đối với cả
người chơi và người xem. Không khó để bắt gặp những em nhỏ cấp 1, cấp 2, cấp 3 say mê ngồi
trước màn hình, gay cấn tìm ra câu trả lời như đang dự thi cùng thí sinh tại trường quay. Theo
Nguyễn Hải Đăng, 21 tuổi, sinh viên khoa vật lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết: “Em
sinh năm 1998, chương trình đầu tiên của Olympia lên sóng năm 1999, tức là khi em chỉ là cậu
bé 1 tuổi. Từ khi 6 tuổi, học lớp 1 em đã ngồi trước màn hình để xem chương trình Đường lên
đỉnh Olympia, đến giờ đã theo dõi chương trình này 15 năm. Khi lên cấp 2, cấp 3 thì đã ngồi để
thi cùng các “nhà leo núi”. Đã có lúc em ước giá như mình là một trong những người được thi.
Nhưng sau này, em thấy mình còn nhiều hạn chế, em đã không thực hiện được điều ao ước đó,
tuy nhiên với em chương trình vẫn luôn truyền cảm hứng tích cực cho người trẻ”.

Một điều thú vị, nhiều khán giả yêu Olympia, yêu những nhà leo núi tới mức đã lấy tên của
các nhà leo núi để đặt tên cho con mình. Anh Phan Xuân Huy là một trong những khán giả theo
dõi chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” từ năm đầu tiên (năm 1999). Đến năm thứ 2 có
Quán quân là Phan Mạnh Tân, trùng họ với anh nên anh thầm nghĩ sau này có con sẽ đặt tên là
Phan Mạnh Tân. Và ý tưởng đó đã trở thành hiện thực khi vợ chồng anh sinh con trai vào năm

6
2003. Tuyệt vời hơn nữa, cậu bé Phan Mạnh Tân ấy đã trở thành thí sinh đứng trên sân khấu
“Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 20.

Bên cạnh đó, theo nhóm, độ “hot” của Đường lên đỉnh Olympia còn có thể đến từ những
tấm gương những bạn trẻ giỏi, bản lĩnh, tự tin, chính họ đã truyền năng lượng tích cực cho nhiều
bạn khác; bộ câu hỏi hay, ý nghĩa ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống; những người dẫn chương
trình ấn tượng, phải kể đến như nhà báo Tạ Bích Loan, Tùng Chi, Lưu Minh Vũ, Kiều Anh,
Khánh Chi, Diệp Chi…

Ngoài ra, Mạng lưới Đường lên đỉnh Olympia toàn cầu (Olympia globe network) đã được
ra mắt trong Gala 20 năm Đường lên đỉnh Olympia. Từ đây, những thí sinh, những người yêu
“Đường lên đỉnh Olympia” ở khắp các nơi trên thế giới có cơ hội giao lưu, học hỏi, kết nối, chia
sẻ thường xuyên hơn nữa để cùng tạo nên những giá trị và sức mạnh to lớn. Đây cũng có thể là
1 trong những lý do khiến chương trình thành công và thu hút thí sinh tham gia.

Những năm gần đây, khi mạng xã hội phát triển, “Đường lên đỉnh Olympia” cho thấy sức
hút của mình không chỉ trên sóng truyền hình mà fanpage cũng ghi nhận lượng theo dõi, lượt
tương tác... ngày một tăng cao.

Sức hút bền bỉ mà chưa bao giờ hạ nhiệt của “Đường lên đỉnh Olympia” với cả người chơi
và người xem chính là câu trả lời cho những giá trị tuyệt vời hơn một chương trình truyền hình
mang lại!

2.3 Nội dung thực hiện chương trình

2.3.1 Mục tiêu

❖ Khuyến khích niềm đam mê học và phát triển toàn diện kiến thức

+ Khuyến khích sự đam mê học tập bằng cách tạo ra một sân chơi thú vị và hấp dẫn cho
các học sinh.

+ Giúp tăng cường lòng yêu thích và sự tìm hiểu tri thức, khám phá khả năng bản thân và
phát triển tiềm năng của học sinh.

7
❖ Nâng cao chất lượng giáo dục

+ Tạo tiêu chuẩn cao trong đánh giá và khuyến khích học sinh giỏi.

+ Tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam bằng
cách tạo ra sân chơi và cơ hội cho học sinh giỏi thể hiện tài năng và kiến thức của mình,
chương trình khuyến khích sự phát triển cá nhân và rèn luyện kỹ năng của học sinh.

+ Khuyến khích học sinh nỗ lực hơn để đạt được thành tích cao hơn và phát triển toàn
diện.

+ Đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam bằng cách tạo ra một tiêu
chuẩn cao và khuyến khích sự phát triển cá nhân của học sinh giỏi với thông điệp rằng
giáo dục là yếu tố quan trọng trong xây dựng tương lai của đất nước và khuyến khích sự
đầu tư vào giáo dục.

❖ Tạo niềm tự hào và động lực cho các thế hệ học sinh

+ Tạo niềm tự hào và lòng tự tin cho các học sinh giỏi thông qua việc tôn vinh thành tựu
của họ. Giúp xây dựng sự tự tin và lòng tự hào về khả năng và thành công của các học
sinh, từ đó tạo động lực để tiếp tục phấn đấu và vươn lên trong học tập và cuộc sống.

+ Truyền cảm hứng cho những người khác thông qua việc thể hiện tài năng và kiến thức
của các học sinh giỏi. Những thành công của họ trở thành nguồn động lực và mẫu gương
để khích lệ, tạo động lực cho các thế hệ học sinh khác trong việc nỗ lực và phấn đấu để
đạt được thành công tương tự.

❖ Xây dựng hình ảnh và uy tín cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)

+ Xây dựng uy tín trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông bằng cách tổ chức một chương
trình chất lượng và đáng tin cậy, Đài Truyền hình Việt Nam khẳng định vị thế và sự
chuyên nghiệp của mình trong việc cung cấp thông tin và nội dung giáo dục cho công
chúng.

+ Tăng cường lòng tin và sự tương tác với công chúng qua việc truyền tải thông điệp tích
cực về giáo dục và thành tựu học sinh giỏi, nhằm tăng cường lòng tin của công chúng đối

8
với Đài Truyền hình Việt Nam và khẳng định sự quan tâm của đài đến việc giao tiếp và
tương tác với khán giả.

2.3.2 Đối tượng công chúng

Đối tượng công chúng của chương trình Đường lên đỉnh Olympia được xác định theo mức
độ nhận thức gồm có:

Nhóm không liên Nhóm tiềm ẩn Nhóm công chúng có Nhóm công chúng
quan nhận thức chủ động

- Những người không - Học sinh - Người xem chương - Học sinh.
có điều kiện tiếp cận trình.
- Gia đình và bạn - Gia đình và bạn bè
với giáo dục.
bè. - Các nhà tài trợ và đối của các thí sinh.
Ví dụ: người khuyết tác.
- Giáo viên và nhà - Giáo viên và nhà
tật tâm thần; người tàn
trường. - Giáo viên và nhà trường.
tật, trẻ em không có
trường.
- Các nhà tài trợ và đối
điều kiện học tập.
- Gia đình và bạn bè tác.
- Những người chưa
của các thí sinh.
nhận thức được giá trị - Công chúng nói

của giáo dục. - Những người quan chung: chủ động theo
tâm đến giáo dục, có dõi và ủng hộ “Đường
Ví dụ: các gia đình
nhận thức về chương lên đỉnh Olympia”
nghèo khó ở vùng sâu
trình “Đường lên đỉnh bằng cách xem chương
vùng xa không có điều
Olympia”. trình, chia sẻ thông tin
kiện và chỉ nhận thức
và tạo sự quan tâm và
được rằng phải đi làm
tương tác xã hội.
nương, làm rẫy mới có
thể sống qua ngày.

9
2.3.3 Thông điệp

Chương trình Đường lên đỉnh Olympia là một sân chơi kiến thức dành cho học sinh trung
học phổ thông trên toàn quốc. Thông điệp của chương trình là khuyến khích tinh thần học tập,
rèn luyện và phát triển toàn diện của các bạn trẻ, cũng như tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh
và giao lưu văn hóa giữa các trường trên cả nước. Chương trình cũng là cầu nối giữa các thế hệ
học sinh, giữa các trường, các vùng miền và các nền văn hóa khác nhau. Chương trình mong
muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo ra những tài năng trẻ cho đất nước.

2.3.4 Chiến lược

Chương trình đường lên đỉnh Olympia có chiến lược như sau:

• Tạo ra một sân chơi giáo dục, bổ ích và giao lưu văn hóa cho các học sinh trung học
phổ thông trên cả nước, khuyến khích họ có niềm đam mê học tập và phát triển tài
năng.
• Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn
LG Electronics, Tập đoàn THACO, để đảm bảo nguồn kinh phí, thiết bị và chất lượng
chương trình.
• Tuyển chọn người chơi một cách công bằng, minh bạch và chuyên nghiệp, thông qua
các vòng thi sơ tuyển, vòng thi trường và vòng thi khu vực.
• Thiết kế các câu hỏi và nội dung chương trình một cách khoa học, hấp dẫn và đa dạng,
bao gồm các lĩnh vực như văn học, lịch sử, địa lý, toán học, khoa học tự nhiên, ngoại
ngữ, thể thao, âm nhạc, điện ảnh, văn hóa xã hội…
• Phát sóng chương trình vào mỗi thứ Bảy hàng tuần trên kênh VTV3, với thời lượng từ
45 đến 60 phút mỗi tập. Mỗi năm có 36 cuộc thi tuần, 12 cuộc thi tháng, 4 cuộc thi
quý và 1 cuộc thi chung kết năm được truyền hình trực tiếp.
• Tạo ra các hoạt động liên quan đến chương trình, như trang web, fanpage, diễn đàn,
các cuộc thi online, các chuyến du lịch, gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm giữa các học
sinh, giáo viên và ban tổ chức.

10
2.3.5 Chiến thuật

Với chiến dịch “Đường lên Đỉnh Olympia” đã sử dụng quy trình RACE để xây dựng kế
hoạch cho chương trình truyền thông của mình:

• Reach (Tiếp cận)

Chương trình “Đường lên Đỉnh OLympia” được tổ chức bởi Đài truyền hình Việt Nam
và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào Đào tạo. Chương trình này nhằm tới các bạn học sinh giỏi
ở khắp các tỉnh thành trên cả nước nhằm tạo sân chơi để các bạn có thể phát huy hết khả năng và
kiến thức của mình. Chủ yếu chương trình được phát sóng trên kênh truyền hình VTV với lượng
khán giả không quá lớn nhưng vẫn tạo nên những điểm đặc biệt để giữ chân khán giả trong nhiều
năm qua.

Bên cạnh đó thì Chương trình cũng được đăng tải lại trên các nền tảng mạng xã hội khác
như: Youtube hay Facebook và các trang báo cũng hay đưa tin về chương trình. Điều này cho
thấy Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” ngày càng mở rộng với nhiều khán thính giả hơn
và được mọi người ủng hộ nhiệt tình.

Với nền tảng Facebook, Chương trình thường xuyên đăng tải lại những đoạn cut thi đấu
giữa các bạn thí sinh, hay đăng tải lên hình ảnh của những bạn thí sinh đạt giải tuần hay giải
tháng và các lịch chiếu của chương trình. Khán giả thường sẽ tiếp cận các bài đăng được nổi lên
sau đó theo dõi chương trình và chúc mừng các bạn đạt giải qua các mùa.

Với nền tảng Youtube, Chương trình cũng thường xuyên đăng tải lại các buổi thi của các
bạn tham gia trên VTVshow, khán giả sẽ dễ dàng tìm và xem lại được chương trình. Đường lên
Đỉnh Olympia với nhiều hashtag khác nhau để tiếp cận nhiều tệp khán giả như
#ĐườngLênĐỉnhOlympia: Hashtag chính cho chương trình hay #Olympia: Đơn giản và dễ nhớ,
hashtag này liên quan trực tiếp đến tên của chương trình hay #ThíSinhOlympia: Dành cho những
bài viết về các thí sinh tham gia cuộc phiêu lưu.

Chương trình còn được báo chí chú ý tới vì báo chí thường hay đưa tin về các bạn trẻ đạt
giải tuần, giải tháng nhằm đề cao và tôn vinh về những gì mà các bạn đã cố gắng như mới đây
Lê Xuân Mạnh - quán quân mới nhất của chương trình với màn bức tốc ấn tượng và lội ngược

11
dòng ở phút cuối khiến cho mọi người đều ngưỡng mộ. Sau khi bạn giành được giải thì không
chỉ Facebook đưa tin mà các trang báo mạng hay báo tay đều có tên bạn. Điều này khiến nhiều
người chưa từng xem chương trình cũng tò mò và sau đó là theo dõi các hoạt động của chương
trình.

• Act (Hành động)

Từ nhiều năm qua thì Chương trình đã có 1 lượng khán giả đông đảo ủng hộ, chính điều
này khiến cho chương trình dù đã nhiều năm nhưng không hề có quá nhiều sự thay đổi trong cơ
cấu cuộc thi và phát sóng. Chương trình phát sóng đều đặn hàng tuần ngoài ra còn có sự phát
triển về các trang mạng xã hội khác ngoài kênh truyền hình VTV.

Chương trình đã sử dụng các bài đăng là các đoạn cắt ngắn về bài thi của các bạn thí sinh
điều này khiến cho người xem có xu hướng tò mò về chương trình và khiến cho người xem tìm
kiếm và ủng hộ chương trình phát triển hơn. Như các buổi phát sóng trực tiếp của chương trình
tại kênh VTV3 hàng tuần đều đón nhận sự quan tâm đặc biệt của khán giả trong cả nước.

→ Với những điều ở trên thì cho thấy lượng khán thính giả ngày càng 1 tăng lên qua các nền
tảng mạng xã hội khác nhau, đây chính khổng chỉ là cơ hội để khán giả có thể biết tới một chương
trình hay, đặc sắc mà còn là cơ hội để chương trình phát triển mạnh hơn.

• Convert (Chuyển đổi):

So với trước đây Chương trình chỉ phát trên các kênh của VTV với lượng khán thính giả
khá ít thì những năm gần đây khi công nghệ phát triển chương trình đã có thêm các các kênh
thông tin như Facebook, Youtube,... để tiếp cận với tệp khán giả đông đảo hơn.

Fanpage Facebook của Chương trình “Đường lên Đỉnh Olympia” được thành lập năm
2010. Sau 13 năm, Fanpage đã dành được sự quan tâm đặc biệt của khán giả khi đạt tới 900K
người theo dõi. Các bài đăng trên nền tảng này của Chương trình luôn nhận được sự quan tâm
của khán giả với số lượt tương tác từ các bài viết đều khá cao. Có thể thấy đối tượng hướng tới
ở đây không chỉ là khán giả mà còn là thí sinh - các bạn học sinh giỏi trên toàn quốc có đủ tự tin
tham gia cuộc thi nhằm phát huy năng lực bản thân.

12
→ Lượng khán giả ngày càng 1 tăng lên qua các nền tảng mạng xã hội khác nhau, đây không chỉ
là cơ hội để khán giả có thể biết tới một chương trình hay, đặc sắc mà còn là cơ hội để chương
trình phát triển mạnh hơn.

Chương trình còn đẩy mạnh truyền thông ở Facebook vừa tôn vinh những bạn được giải
tháng, giải tuần mà vừa nhắm tới khán giả quan tâm tới chương trình. Có thể thấy, lượng người
xem chương trình phản ảnh khá tích cực về chương trình khi các bài viết về chương trình đều
được tìm kiếm trên mọi nền tảng. Các video trên Facebook hay Youtube không có quá nhiều
nhưng mỗi video được đăng tải lên thì đều có sự tương tác lớn, ví dụ như video mới nhất của
chương trình trên Youtube nhận được 24 nghìn lượt xem của khán giả.

Bên cạnh đó, “Đường lên đỉnh Olympia” đã giúp chuyển đổi khán giả thành người học
tập tích cực. Chương trình đã truyền cảm hứng cho nhiều học sinh rèn luyện kiến thức, trau dồi
kỹ năng để tham gia chương trình. Chương trình còn giúp nâng cao nhận thức của khán giả về
tầm quan trọng và giá trị của giáo dục.

• Engage (Gắn kết):

Đường lên đỉnh Olympia tập trung vào việc tổ chức các cuộc thi tuần, thi tháng cho các
bạn học sinh. Điều này cũng thu hút lượng lớn học sinh giỏi trong cả nước tham gia với mong
muốn đạt giải và đi sâu hơn vào trong cuộc thi. Với lượng kiến thức đa dạng từ nhiều môn học
khác nhau cũng khiến cho người chơi cảm thấy hứng thú và đồng nghĩa với việc người xem cảm
thấy thích thú khi những câu hỏi mà chương trình đưa ra họ có thể giải được hoặc sẽ biết thêm
nhiều kiến thức hơn.

Cùng với đó Chương trình tận dụng mạng xã hội để tương tác với khán giả bằng cách
cung cấp thông tin về chương trình, video, hình ảnh và cập nhật về cuộc thi trên các nền tảng
như Facebook, Twitter và YouTube, chương trình tạo cơ hội cho võ giả thảo luận, chia sẻ ý kiến,
và tương tác với nhau. Ngoài ra thì chương trình còn tổ chức các sự kiện tương tác với khán giả
như cuộc thi trực tuyến hay buổi gặp mặt trực tiếp với các thí sinh và người tham gia.

13
2.3.6 Kênh truyền thông

Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” sử dụng nhiều kênh truyền thông để tạo sự phổ
biến và tiếp cận với khán giả, cung cấp thông tin về cuộc thi và các sự kiện liên quan. Dưới đây
là một số kênh truyền thông quan trọng của chương trình:

• Truyền hình: Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” phát sóng trên kênh truyền hình
quốc gia của Việt Nam, thường là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Cuộc thi và các
chương trình liên quan thường được phát sóng vào cuối tuần để thu hút sự chú ý của khán
giả trên toàn quốc.
• Trang web chính thức: Chương trình có một trang web chính thức trên Internet, cung cấp
thông tin về cuộc thi, kết quả, lịch phát sóng, và các tin tức liên quan.
• Mạng xã hội: Chương trình sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook và YouTube
để tương tác với khán giả, đăng tin tức, video, và hình ảnh liên quan đến cuộc thi.
• Ứng dụng di động: Đội ngũ sản xuất của chương trình đã phát triển ứng dụng di động
cho cả hệ điều hành iOS và Android, cung cấp thông tin và cơ hội tham gia cho khán giả
thông qua điện thoại di động.
• Truyền hình cáp và kênh con dẫn đến: Ngoài VTV, chương trình có thể được truyền
hình trên các kênh con dẫn đến hoặc kênh truyền hình cáp để cung cấp nhiều cơ hội cho
khán giả theo dõi.

2.3.7. Nguồn lực

a) Nhân lực

Về nguồn nhân lực, có 4 nguồn nhân lực chính sau đây:

• Đội ngũ biên tập nội dung bao gồm nội dung chương trình và các câu hỏi.
• Đội dẫn chương trình
• Đội ngũ thí sinh: Mỗi năm sẽ có 144 thí sinh với 36 cuộc thi tuần, 12 vòng thi tháng, 4
cuộc thi quý và một trận chung kết năm. Trong mỗi một cuộc thi sẽ có 4 thí sinh đến từ
các trường THPT trên toàn quốc. Bằng những kiến thức và thành tích học tập nổi trội đã

14
có rất nhiều kỷ lục được thiết lập, đây là đội ngũ có vai trò rất quan trọng trong việc duy
trì và gia tăng chất lượng cho chương trình.
• Các nhà tài trợ:
+ LG Electronics: Olympia mùa 1 đến mùa 15.

+ Swinburne University of Technology: Olympia mùa 1 đến nay.

+ VTV: Tuần 1 - Tháng 1 - Quý 1 Olympia 16 đến Quý 4 Olympia 16, Tuần 1 - Tháng
1 - Quý 1 Olympia 17 đến Tháng 3 Quý 2 Olympia 17.

+ Trà xanh không độ (Tập đoàn Tân Hiệp Phát): Chung kết Olympia 16

+ THACO: Quý 2 Olympia mùa 17 đến nay

b) Tài lực
• Kinh phí sản xuất chương trình bao gồm quá các chi phí cho vật chất, máy móc, thiết
bị,…
• Kinh phí trả cho nhân viên bao gồm những nguồn lực đã góp phần xây dựng chương
trình
• Kinh phí cho giải thưởng của các thí sinh: Giải thưởng sẽ được trao cho cả 4 thí sinh
tham gia cuộc thi. Có 3 mức giải thưởng là giải nhất, nhì và ba. Trong đó, giải ba được
trao cho 2 thí sinh có số điểm thấp hơn. Giải thưởng cho các thí sinh tham gia chương
trình thông thường là tiền mặt. Ngoài ra, cúp kỷ niệm, kỷ niệm chương hoặc bộ thiết bị
điện tử cũng là một phần thưởng phụ tặng thêm.

III. Đánh giá chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”

3.1 Kết quả chương trình

Cho đến nay đã có 23 mùa được tổ chức thành công. Thí giành chiến thắng trận chung kết
năm sẽ nhận được vòng nguyệt quế, cúp kỷ niệm cùng phần thưởng trị giá hiện nay là 50.000
USD và cơ hội du học. Các thí sinh về Nhì và Ba nhận giải thưởng trị giá 200 và 100 triệu đồng.
Bắt đầu từ năm 1999, đến nay có 23 quán quân đã giành giải thưởng. Sau khi giành giải thưởng

15
các quán quân chương trình hầu hết đều đi du học (trừ quán quân 2019 do ảnh hưởng đại dịch
Covid 19).

Sau gần 24 năm, có 3320 thí sinh xuất sắc từ khắp mọi vùng miền của Tổ quốc tới tham
gia chương trình với khát khao chinh phục đỉnh Olympia danh vọng.

Với gần gần 24 năm phát sóng, Đường lên đỉnh Olympia cũng trở thành gameshow có
tuổi đời lâu của Đài truyền hình Việt Nam.

3.2 Đánh giá Chương trình

3.2.1 Ưu điểm

Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” tạo ra một môi trường thi đấu lành mạnh, khích
lệ học sinh học hỏi và rèn luyện kiến thức. Những thí sinh tham gia chương trình thường là những
học sinh giỏi, đầy nhiệt huyết và niềm đam mê với kiến thức. Chương trình không chỉ là cuộc thi
trả lời câu hỏi, mà còn chứa đựng các phần thi giúp thí sinh và khán giả hiểu rõ hơn về văn hoá,
lịch sử, khoa học và nhiều lĩnh vực khác.

Thông qua các câu hỏi và tình huống thực tế, chương trình còn giúp hình thành ý thức đạo
đức, lòng trung hiếu, lòng trung thành với đất nước và lòng tự hào về văn hoá dân tộc.

Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” còn tạo ra cơ hội cho các thí sinh giỏi thể hiện
khả năng của mình, làm tăng cường lòng tự tin và lòng tự hào của họ với kiến thức và tài năng
của mình. Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giúp các thí sinh nỗ lực hơn, tìm kiếm kiến
thức và kỹ năng mới để tự nâng cao trình độ của mình.

Ngoài ra, chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” còn tạo ra những cơ hội cho các thí
sinh được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ nhau, từ đó giúp các em mở rộng kiến thức và tăng
cường mối quan hệ xã hội.

→ Đã 23 năm kể từ lần đầu tiên phát sóng chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, 23 năm là
một con số quá dài cho một gameshow, một chương trình truyền hình. Đường Lên Đỉnh Olympia
vẫn ở lại, và sau mỗi mùa, chương trình vẫn chưa bao giờ giảm bớt độ hot của mình trong cả giới
học sinh/ sinh viên, lẫn người xem đại chúng. Đây là một kỷ lục không tưởng, bởi ta đều biết sự
đào thải và cạnh tranh của các gameshow giải trí lớn đến nhường nào.
16
3.2.2 Hạn chế

Mặc dù chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” đã mang lại nhiều giá trị tích cực, nhưng
cũng như mọi chương trình truyền hình khác, nó cũng có những hạn chế và thách thức riêng.

Sự cạnh tranh cao có thể tạo ra áp lực không cần thiết đối với các thí sinh, đặc biệt là đối
với những học sinh trẻ. Áp lực này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và stress, ảnh hưởng đến
sức khỏe tinh thần của học sinh.

Các câu hỏi của chương trình thường yêu cầu việc ghi nhớ thông tin một cách chi tiết và
nhanh chóng, điều này có thể tạo ra sự không công bằng cho những người có khả năng ghi nhớ
tốt hơn mà không đánh giá đúng khả năng tư duy hay sự sáng tạo của người tham gia.

Chương trình cũng đang còn khá hạn chế về sự phát triển toàn diện về mặt kiến thức cho
học sinh. Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” thường chỉ dành cho học sinh giỏi, điều này
có thể tạo ra cảm giác loại trừ ở những học sinh có khả năng, nhưng không nằm trong danh sách
các thí sinh giỏi.

Vì sự nổi tiếng của chương trình và các giải thưởng hấp dẫn, điều đó có thể dẫn đến việc
học sinh và phụ huynh thì chỉ tập trung vào việc chuẩn bị cho việc thi, thay vì tập trung vào việc
học hiểu sâu và phát triển kỹ năng sống.

Chương trình thường không đánh giá được các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm,
sự sáng tạo và lòng kiên nhẫn, các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và nghề nghiệp.
Ngoài ra, chương trình cũng có thể đang không đủ đa dạng trong việc đại diện cho các lĩnh vực
kiến thức và không công bằng trong việc cơ hội tham gia đối với các học sinh ở các khu vực khác
nhau.

Đối với một tổ chức chương trình giáo dục lớn như “Đường lên đỉnh Olympia” buộc phải
đảm bảo rằng việc thi cử diễn ra công bằng và không có gian lận là một thách thức lớn đối với
các tổ chức tổ chức chương trình giáo dục. Với sự cạnh tranh cao từ các chương trình truyền hình
và giải trí khác, chương trình cần phải liên tục đổi mới và cập nhật để giữ cho khán giả hứng
khởi và tiếp tục quan tâm.

17
→ Những hạn chế này không chỉ đối với chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” mà còn là
thách thức của hầu hết các chương trình thi đấu giống như vậy trên thế giới. Để giải quyết những
hạn chế này, các tổ chức tổ chức chương trình giáo dục nên liên tục điều chỉnh và cập nhật các
phương pháp đánh giá và giáo dục để đảm bảo rằng chương trình là công bằng và hỗ trợ sự phát
triển toàn diện của học sinh.

3.2.3. Bài học và giải pháp

❖ Bài học:

Từ chương trình truyền hình Đường lên đỉnh Olympia, chúng ta có thể rút ra một số bài
học về việc xây dựng và phát triển một chương trình truyền thông thành công, như sau:

• Nắm bắt nhu cầu và sở thích của đối tượng khán giả. Chương trình “Đường lên đỉnh
Olympia” được ra đời với mục tiêu tạo ra một sân chơi kiến thức cho các học sinh trung
học, đồng thời khuyến khích họ học tập và rèn luyện. Chương trình đã nghiên cứu kỹ
lưỡng về nội dung, hình thức, thời lượng và thời điểm phát sóng để phù hợp với đối tượng
khán giả mục tiêu. Chương trình cũng luôn cập nhật và đổi mới để không bị lỗi thời và
nhàm chán.
• Biết tận dụng các kênh truyền thông khác nhau để tăng tầm ảnh hưởng. Chương trình
“Đường lên đỉnh Olympia” không chỉ phát sóng trên truyền hình, mà còn có mặt trên các
kênh truyền thông khác như mạng xã hội, website, youtube, podcast, sách, báo chí… Điều
này giúp chương trình tiếp cận được nhiều khán giả hơn, đồng thời tạo ra nhiều nội dung
phong phú và hấp dẫn liên quan đến chương trình, như thông tin về các thí sinh, các câu
hỏi và đáp án, các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi online, các bài viết phân tích và
nhận xét…
• Xây dựng một cộng đồng khán giả trung thành và năng động. Chương trình “Đường lên
đỉnh Olympia” đã tạo ra một cộng đồng khán giả rộng lớn và gắn kết, bao gồm các học
sinh, giáo viên, phụ huynh và những người yêu thích kiến thức. Cộng đồng khán giả không
chỉ theo dõi chương trình, mà còn tham gia tích cực vào các hoạt động của chương trình,
như cổ vũ cho các thí sinh, gửi câu hỏi và góp ý cho ban tổ chức, chia sẻ kinh nghiệm và

18
cảm xúc về chương trình, tham gia các sự kiện và cuộc thi do chương trình tổ chức…
Cộng đồng khán giả là một nguồn lực quan trọng để duy trì và phát triển chương trình.
• Xây dựng được một thương hiệu riêng, một lối dẫn chương trình độc đáo và hấp dẫn, với
sự tham gia của nhiều người dẫn chương trình tài năng và nổi tiếng. Lời dẫn của người
dẫn chương trình không chỉ để điều khiển và dẫn dắt chương trình, mà còn để tạo ra sự
gắn kết, sự gần gũi và sự thân thiện với khán giả và thí sinh.
• Biết cách tận dụng được sức hút của các học sinh xuất sắc, những người đã chinh phục
được đỉnh cao kiến thức và trở thành những tấm gương cho các bạn trẻ khác. Chương
trình cũng đã tạo ra nhiều hoạt động bên lề, như các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm,
hỗ trợ học tập và định hướng nghề nghiệp cho các thí sinh và khán giả.
• Không ngừng cải tiến và đổi mới, với những luật chơi mới, những câu hỏi mới, những
lĩnh vực kiến thức mới, nhằm phù hợp với xu hướng và nhu cầu của xã hội hiện đại.
Chương trình cũng đã mở rộng quy mô và phạm vi, với sự tham gia của nhiều trường học
trên cả nước, cũng như các cuộc thi quốc tế và liên kết với các nước khác.

❖ Giải pháp:

Qua những hạn chế ở trên, nhóm có đề xuất một số giải pháp dành cho chương trình “Đường
lên đỉnh Olympia” như sau:

Thứ nhất, giảm áp lực cho thí sinh. Để làm được điều này, chương trình cần có những biện
pháp hỗ trợ về mặt tinh thần và thể chất cho thí sinh, chẳng hạn như:

• Tạo môi trường thi đấu thân thiện, cởi mở, không gây căng thẳng cho thí sinh.
• Có các chuyên gia tâm lý hỗ trợ thí sinh trong quá trình chuẩn bị và thi đấu.
• Có các hoạt động ngoại khóa giúp thí sinh thư giãn và giải tỏa căng thẳng.

Thứ hai, cần đánh giá thí sinh một cách toàn diện hơn, không chỉ dựa trên kiến thức mà còn
cả khả năng tư duy, sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này có thể được thực hiện thông
qua việc:

19
• Đa dạng hóa các dạng câu hỏi, bao gồm cả câu hỏi mở, câu hỏi yêu cầu thí sinh vận dụng
kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế.
• Tăng cường các phần thi liên quan đến tư duy, sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề.
• Có các chuyên gia đánh giá để đánh giá toàn diện các kỹ năng của thí sinh.

Thứ ba, mở rộng cơ hội tham gia cho nhiều đối tượng học sinh hơn, không chỉ giới hạn ở
những học sinh giỏi bằng cách:

• Giảm độ khó của các vòng thi sơ loại, để nhiều học sinh có cơ hội tham gia hơn.
• Tổ chức các cuộc thi cấp khu vực, cấp tỉnh để tạo điều kiện cho nhiều học sinh tham gia.

Thứ tư, chương trình cần nâng cao tính giáo dục, khuyến khích học sinh học tập một cách
hiểu sâu, có tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề. Điều này có thể được thực hiện thông
qua việc:

• Tăng cường các phần thi liên quan đến kiến thức thực tế, kiến thức ứng dụng.
• Có các chuyên gia giáo dục tham gia chương trình để chia sẻ kiến thức và kỹ năng học
tập hiệu quả.

Thứ năm, cần tăng cường tính đa dạng, bao gồm cả đa dạng về lĩnh vực kiến thức và đa
dạng về cơ hội tham gia bằng cách:

• Tăng cường các phần thi liên quan đến các lĩnh vực kiến thức khác nhau, không chỉ giới
hạn ở các môn học chính.
• Tổ chức các cuộc thi dành cho các đối tượng học sinh khác nhau, chẳng hạn như học sinh
khuyết tật, học sinh dân tộc thiểu số.

Thứ sáu, cần đảm bảo tính công bằng trong quá trình thi cử, không có gian lận. Chẳng hạn
như:

• Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình thi cử.
• Có các quy định rõ ràng về quy chế thi cử.

20
Thứ bảy, chương trình cần liên tục đổi mới và cập nhật để đáp ứng nhu cầu của khán giả và
phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, chẳng hạn như:

• Tìm hiểu nhu cầu của khán giả để đưa ra những nội dung phù hợp.

• Tăng cường ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng chương trình.

3.2.4 Phân tích 1 rủi ro của chương trình Đường lên đỉnh Olympia

Thông qua những hạn chế đã kể đến ở trên, nhóm 6 xin phân tích 1 rủi ro của chương
trình “Đường lên đỉnh Olympia” như sau:

Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” có thể xảy ra những sai sót hoặc tranh cãi về điểm
số, câu hỏi, câu trả lời hoặc lời giải thích của ban cố vấn. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả
cuộc thi, tâm lý của các thí sinh, cũng như uy tín của chương trình. Một số trường hợp đã xảy ra
trong quá khứ có thể kể đến như:

• Trong cuộc thi quý 3 - năm thứ 5 (phát sóng ngày 9 tháng 5 năm 2004), một thí sinh đến
từ Nam Định đã đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở
phần thi Về đích. Cố vấn của chương trình (một tiến sĩ Toán học) đã không công nhận câu
trả lời này, nhưng thí sinh vẫn kiên quyết bảo vệ đáp án, thậm chí còn chỉ ra được sai sót
trong lời giải thích của cố vấn. Cuối cùng, thí sinh này đã giành được 30 điểm trong sự
ngưỡng mộ của tất cả những người có mặt ở trường quay cũng như khán giả truyền hình.

• Trong cuộc thi chung kết năm thứ 5, sự không thống nhất ý kiến của MC Lưu Minh Vũ
và ban cố vấn chương trình khi cho điểm thí sinh Lâm Hoàng ở câu hỏi Về đích gần cuối
cùng (có 2 loại đồng hồ cát, 1 loại 4 phút, 1 loại 7 phút, yêu cầu đo được trong 9 phút)
gây tranh cãi vào thời điểm đó. Câu trả lời có phần dài dòng của Hoàng được MC Minh
Vũ chấp nhận, cho 20 điểm, nhưng một lúc sau ban cố vấn đưa ra ý kiến ngược lại. Lâm
Hoàng khá “sốc” trước quyết định này, bởi Thái Bảo chỉ kém Hoàng đúng 10 điểm.
Chương trình thay câu hỏi khác cho Hoàng và nói đại ý nếu trả lời đúng câu hỏi này sẽ
được cộng 20 điểm vừa bị trừ ở câu trước. Dù rất xúc động và mất bình tĩnh, Lâm Hoàng
vẫn trả lời đúng câu hỏi sau thời gian suy nghĩ 30 giây để giành chiến thắng. Các cổ động

21
viên bức xúc cho rằng nếu không có sai sót này từ chương trình, có thể Nguyễn Nguyễn
Thái Bảo mới là nhà vô địch Olympia năm thứ 52.

• Cũng trong cuộc thi chung kết năm thứ 5, trong một câu hỏi dành cho thí sinh Trung Dũng
với nội dung: “Trong 3 bộ phim “Chí Phèo”, “Đất nước đứng lên” và “Mùa ổi”, phim nào
được dựng theo tác phẩm văn học?”, chương trình đã công nhận đáp án của thí sinh là cả
ba phim, kèm theo lời giải thích rằng bộ phim “Chí Phèo” đã được dựng theo ba tác phẩm
văn học của Nam Cao. Tuy nhiên, chỉ có hai phim “Đất nước đứng lên” (dựa theo tác
phẩm cùng tên của Nguyên Ngọc) và “Mùa ổi” (theo truyện ngắn của Đặng Nhật Minh)
thỏa mãn câu hỏi, còn “Chí Phèo” không phải là phim mà chỉ là truyện, trong khi đó bộ
phim dựa theo tác phẩm “Chí Phèo” là bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.

Một số giải pháp để khắc phục những rủi ro trên của chương trình Đường lên đỉnh Olympia có
thể là:

• Tăng cường kiểm tra và đánh giá chất lượng của các câu hỏi, câu trả lời và lời giải thích
trước khi phát sóng, đảm bảo tính chính xác, khoa học và khách quan của chúng. Nếu có
sai sót, chương trình cần phải công khai xin lỗi và sửa chữa kịp thời.

• Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, giáo viên, học sinh và khán giả về nội dung và hình
thức của chương trình, nhận những góp ý và phản hồi tích cực để cải tiến và hoàn thiện
chương trình.

• Tôn trọng quyền lợi và tâm lý của các thí sinh, không để xảy ra những sự cố không đáng
có trong quá trình thi đấu, như lộ đề, sai sót trong việc cho điểm, hay thay đổi luật chơi
bất ngờ.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châm, M. (2018, 04 16). "Đường lên đỉnh Olympia" phải dùng oẳn tù tì và bốc thăm để
chọn người đi tiếp. Retrieved from Dân trí: https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/chuyen-
hiem-duong-len-dinh-olympia-dung-oan-tu-ti-va-boc-tham-de-chon-nguoi-di-tiep-
20180415225759327.htm
2. Chi, H. (2021, 11 19). Đường lên đỉnh Olympia: 22 năm với sức hút chưa từng hạ nhiệt!
Retrieved from VTV News - Báo điện tử: https://vtv.vn/truyen-hinh/duong-len-dinh-
olympia-22-nam-voi-suc-hut-chua-tung-ha-nhiet-20211118233419016.htm
3. Chi, H. (2023, 10 15). Điểm mới của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Retrieved from
VTV News - Báo điện tử: https://vtv.vn/truyen-hinh/diem-moi-cua-duong-len-dinh-
olympia-nam-thu-24-20231015101201528.htm
4. Đường lên đỉnh Olympia. (n.d.). Retrieved from Đường lên đỉnh Olympia Wiki:
https://duong-len-dinh-
olympia.fandom.com/vi/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%C3%AAn_%C4
%91%E1%BB%89nh_Olympia
5. Hằng, T. (2019, 09 16). Đường lên đỉnh Olympia: Tại sao vẫn 'nóng' sau 19 năm?
Retrieved from Thanh Niên - Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam:
https://thanhnien.vn/duong-len-dinh-olympia-tai-sao-van-nong-sau-19-nam-
185884284.htm
6. Hợp, Đ. (2022, 10 04). Những sự cố gây tranh cãi trong chương trình Đường lên đỉnh
Olympia. Retrieved from Tiền Phong - Cơ quan trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh: https://tienphong.vn/nhung-su-co-gay-tranh-cai-trong-chuong-trinh-duong-len-
dinh-olympia-post1475026.tpo
7. 'Những cái nhất' của Đường lên đỉnh Olympia suốt 17 năm qua. (2016, 08 21). Retrieved
from VTC News - Hơi thở cuộc sống: https://vtc.vn/nhung-cai-nhat-cua-duong-len-dinh-
olympia-suot-17-nam-qua-ar272237.html
8. VOV. (2016, 01 05). Nhân tài “có đi, không có về”. Retrieved from VTV News - Báo
điện tử: https://vtv.vn/giao-duc/nhan-tai-co-di-khong-co-ve-20160303223612968.htm

23

You might also like