Thuyet Minh QCVN Chong Set Tram VT Va Mang Cap NV

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHỐNG SÉT CHO CÁC TRẠM VIỄN THÔNG
VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG

HÀ NỘI - 2010
M ỤC L ỤC
Trang
Lời nói đầu 3
Phần I Tình hình tiêu chuẩn hóa liên quan đến bảo vệ chống sét 4
Phần II Phân tích, đánh giá tình hình bổ sung, cập nhật của các tiêu 5
chuẩn và khuyến nghị quốc tế
Phần III Rà soát, bổ sung và chuyển đổi TCN 68- 135:2001 sang 15
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
LỜI NÓI ĐẦU
Không có một thiết bị nào hoặc một phương pháp nào có khả năng làm biến đổi
các hiện tượng thời tiết tự nhiên đến mức có thể tránh được hiện tượng sét đánh.
Sét đánh vào, hoặc đánh gần các công trình (trạm viễn thông hoặc các cáp ngoại
vi viễn thông) sẽ gây nguy hiểm cho con người, công trình, các hệ thống lắp đặt
trong công trình, cũng như các dịch vụ. Đó là lý do cần thiết phải áp dụng các
biện pháp bảo vệ chống sét.
Việc cần thiết bảo vệ chống sét và việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp
cần được quyết định dựa trên việc quản lý rủi ro sét đánh vào công trình viễn
thông.
Việc bảo vệ chống sét là thoả đáng khi rủi ro tổn thất về con người và rủi ro tổn
thất về dịch vụ đối với cộng đồng không vượt quá giới hạn cho phép. Các giới
hạn cho phép này do cơ quản quản lý nhà nước quy định.
Các tiêu chí cho việc thiết kế, lắp đặt và duy trì các biện pháp bảo vệ chống sét
cho công trình viễn thông được xem xét ở 3 nhóm riêng biệt sau:
- nhóm 1: đề cập đến các biện pháp làm giảm thiệt hại vật lý và nguy hiểm
đến tính mạng con người trong công trình;
- nhóm 2: đề cập đến các biện pháp làm giảm hư hỏng của các hệ thống
thiết bị viễn thông bên trong công trình;
- nhóm 3: đề cập đến các biện pháp làm giảm thiệt hại vật lý và hư hỏng
của các cáp viễn thông nối với công trình.

3
I. TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ CHỐNG
SÉT
1. Tổng quan
Hiện nay có hơn 100 tiêu chuẩn và quy phạm về bảo vệ chống sét đang được các
nước sử dụng. Một số tài liệu bảo vệ chống sét chỉ bao gồm các yêu cầu an toàn
tối thiểu. Một số khác lại rất chi tiết với những thông tin chuyên về công nghiệp
và/hoặc ứng dụng. Dưới đây sẽ khái quát một số tiêu chuẩn quốc tế và một số
quốc gia khu vực châu Âu, Mỹ liên quan đến bảo vệ chống sét…
2. Tiêu chuẩn quốc tế
2.1 IEC
Ủy ban Kỹ thuật điện tử Quốc tế (IEC) là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế được các
cộng đồng và các quốc gia tham chiếu nhiều nhất. IEC đã phát triển bộ tiêu
chuẩn bảo vệ chống sét toàn diện IEC 62305, gồm 5 phần. Tiêu chuẩn này thể
hiện được sự phát triển đáng kể của các nghiên cứu về kỹ thuật bảo vệ chống sét
trong vòng 20 năm trở lại đây. IEC 62305 đề cập chi tiết đến các chủ đề sau:
- Phần 1 - Bảo vệ chống sét cho các công trình xây dựng: Các nguyên tắc
chung
- Phần 2 - Quản lý rủi ro
- Phần 3 - Thiệt hại vật chất và sự nguy hiểm đến tính mạng
- Phần 4 - Các hệ thống điện và điện tử bên trong công trình xây dựng
- Phần 5 - Các dịch vụ (viễn thông, đường dây điện lực…)
Tiêu chuẩn IEC 62305 đã được nhiều nước như Anh, Singapore... chấp thuận
toàn bộ, một phần hoặc bổ sung thêm để xây dựng các quy định kỹ thuật cho
chống sét của quốc gia.
2.2. ITU-T
ITU-T đã phát hành nhiều khuyến nghị liên quan đến bảo vệ chống sét cho các
công trình viễn thông. Các khuyến nghị của ITU đều được xây dựng trên cơ sở
các tiêu chuẩn IEC.
K.27 (1996) Bonding and earthing for telecommunication centers
K.39 (1996) Risk assessment of damages to telecommunication sites due
to lightning discharges
K40 (1996) Protection agaisnt LEMP in telecommunication center
K47 (2008) Protection of telecommunication lines using metallic
symmetric conductors against direct lightning discharges

K.25 (2000) Protection of fibre optical cable

4
3. Tiêu chuẩn chống sét của các nước
3.1. Tiêu chuẩn chống sét của Mỹ
Tiêu chuẩn NFPA-780 “Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống bảo vệ chống sét” lần đầu
xuất hiện vào năm 1904 và từ đó đã có 26 lần sửa đổi. Mặc dù về mặt luật pháp,
NFPA-780 không phải là bắt buộc, nhưng nó được công nhận là tài liệu bảo vệ
chống sét cơ bản ở Mỹ. Phiên bản năm 2004 gần đây nhất của NFPA-780 có
những cập nhật đáng kể so với lần xuất bản năm 2000.
Các tài liệu thực hành được khuyến nghị khác là “IEEE STD 1100, Cấp nguồn
và tiếp đất cho thiết bị điện tử”, “IEEE STD 142, Tiếp đất cho các hệ thống điện
công nghiệp và thương mại” và tiêu chuẩn mới tháng 12 năm 2005 “FAA STD
019E, Các yêu cầu về che chắn và kết nối, tiếp đất, bảo vệ chống sét và xung sét
cho trang thiết bị điện tử”.
3.2. Các tiêu chuẩn chống sét của các quốc gia khác
Các tiêu chuẩn và khuyến nghị về bảo vệ chống sét của các quốc gia khác
thường có thoả thuận chung và hài hòa với nhau. Rất nhiều tiêu chuẩn quốc gia,
ví dụ CP 33 của Singapore, AS/ANZ-1768 của Australia, IS-2309 của Ấn Độ…
có nguồn gốc từ tiêu chuẩn của Anh BS-6651. Song tiêu chuẩn BS-6651 của
Anh đã được thay thế bởi BS EN 62305 trên cơ sở chấp thuận IEC 62305. Vì
vậy, các quốc gia nói trên cũng đang trong tiến trình sửa đổi tiêu chuẩn của
mình. Các tiêu chuẩn quốc gia khác, như tiêu chuẩn VDE-0815 của Đức, GB
50057 của Trung Quốc, RD 34.21.122-87 của Nga, và tiêu chuẩn PN-86/ E-
05003/01 của Ba Lan là các tiêu chuẩn của quốc gia tự xây dựng, trên cơ sở
tham chiếu các tiêu chuẩn của IEC. Hai tiêu chuẩn chống sét “ngoài luồng”, tiêu
chuẩn của Pháp NF C 17-102 và Tây Ban Nha UNE-21186 - về hệ thống điện
cực chống sét phát xạ sớm, đã được xác nhận là các hệ thống không được kiểm
chứng và phi khoa học.
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BỔ SUNG, CẬP NHẬT CỦA
TIÊU CHUẨN VÀ KHUYẾN NGHỊ QUỐC TẾ
1. Tình hình bổ sung cập nhật của các tiêu chuẩn IEC
Các tiêu chuẩn IEC được xây dựng dựa trên những nguyên lý khoa học đã được
chứng minh và các thực nghiệm kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới, với sự đóng
góp của các chuyên gia phạm vi quốc tế trong lĩnh vực liên quan. Các tiêu chuẩn
này đưa ra:
- các yêu cầu về thiết kế và lắp đặt các hệ thống chống sét cho các công
trình xây dựng, các toà nhà;
- bảo vệ chống sét cho các dịch vụ đi vào tòa nhà
- bảo vệ các hệ thống điện, điện tử bên trong tòa nhà.
Hiện nay, IEC đã phát triển bộ tiêu chuẩn chống sét mới IEC 62305 gồm 5 phần,
dựa trên cơ sở cấu trúc lại, và cập nhật các series tiêu chuẩn IEC 61024, IEC

5
61312 và IEC 61663, dưới hình thức đơn giản hơn và hợp lý hơn. Bộ tiêu
chuẩn này được xây dựng để thay thế các series tiêu chuẩn của IEC trên. Cụ thể:
IEC62305 -1 (2006) Protection against lightning – General principles được
biên soạn và thay thế cho IEC 61024 -1-1
IEC62305 -2 (2006) Protection against lightning – Risk management được biên
soạn và thay thế cho IEC 61662
IEC62305 -3 (2006) Protection against lightning – Physical damage to
structures and life hazard được biên soạn và thay thế cho IEC 61024 -1 và IEC
61024-1-2
IEC62305- 4 (2006) Protection against lightning – Electrical and electronical
systems within structrure được biên soạn và thay thế cho IEC 61312 -1, IEC
61312 -2, IEC 61312 -3 và IEC 61312 -4.
IEC 62305-5 (2007) Protection against lightning – Services, thay thế IEC
61663.
1.1 IEC 62305-1 (2006) Protection against lightning – General principles
IEC 62305 -1 được biên soạn để thay thế IEC 61024 -1-1.

IEC 61312 -1
Nguyên tắc LPZ,
IEC 61024 -1 tham số dòng sét, lựa
Các vấn đề chung chọn các biện pháp
liên quan đến bảo
IEC 62305 -1 bảo vệ
vệ chống sét
Các vấn đề chung về
Các nguyên bảo vệ chống LEMP
Thiết kế các hệ
lý chung
thống bảo vệ chống
sét
Các tham
số thử IEC 61663 -1-1
Các tiêu chí cơ bản của
IEC 61024 -1-1 việc bảo vệ
A- Lựa chọn mức bảo vệ
cho hệ thống bảo vệ Đánh giá rủi ro cho
chống sét đường dây cáp quang

Thiết kế các biện pháp


IEC 61662 TR và IEC 61819 TR bảo vệ
Các tham số thử để mô
IEC 61662A1 TR phỏng sét trên các
thành phần của hệ
Thiệt hại, tổn thất và
lựa chọn các biện
thống bảo vệ chống sét IEC 61663-2
pháp bảo vệ
Các tiêu chí cơ bản
Tiêu chí rủi ro, các số của việc bảo vệ
liệu cần thiết
Đánh giá rủi ro cho
Đánh giá rủi ro thiệt đường dây kim loại
hại cho công trình
Thiết kế các biện
pháp bảo vệ

6
Các nguyên lý chung:
 Thiệt hại do sét
+ Thiệt hại về tính mạng con người;
+ Thiệt hại về dịch vụ cho cộng đồng;
+ Thiệt hại về di sản văn hóa;
+ Thiệt hại về các giá trị kinh tế (công trình và hệ thống bên trong, dịch
vụ và gián đoạn hoạt động).
 Sự cần thiết và lợi ích kinh tế của việc bảo vệ chống sét
- Việc bảo vệ chống sét là cần thiết khi rủi ro đánh giá được lớn hơn mức rủi
ro cho phép RT (R> RT). Trong trường hợp này, phải áp dụng các biện pháp
bảo vệ để làm giảm rủi ro R xuống đến mức rủi ro cho phép (R≤ RT).
- Nếu có nhiều loại tổn thất hiện diện trong đối tượng cần bảo vệ, điều kiện
R≤ RT phải được thỏa mãn đối với từng loại tổn thất (L1, L2 và L3).
- Giá trị rủi ro cho phép R T mà sét có thể gây ra tổn thất về các giá trị xã hội
cần được quyết định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bên cạnh sự cần thiết bảo vệ chống sét cho đối tượng, cũng nên đánh giá
các lợi ích kinh tế của việc trang bị các biện pháp bảo vệ để làm giảm tổn
thất kinh tế. Việc bảo vệ chống sét đạt hiệu quả kinh tế khi tổng giá trị C RL
của tổn thất còn lại khi đã trang bị các biện pháp bảo vệ và giá trị C PM của chi
phí trang bị các biện pháp bảo vệ bảo vệ thấp hơn giá trị của toàn bộ tổn thất
CL khi không có các biện pháp bảo vệ.
CRL + CPM < CL
 Các biện pháp bảo vệ
Các biện pháp làm giảm chấn thương cho con người do điện áp chạm và
điện áp bước
- cách điện các bộ phẫn dẫn điện dễ tiếp cận một cách hợp lý;
- thực hiện đẳng thế bằng hệ thống tiếp đất dạng lưới;
- giới hạn vật lý và các chú ý cảnh báo.
Các biện pháp bảo vệ làm giảm thiệt hại vật lý
* Đối với công trình
- hệ thống bảo vệ chống sét (LPS)
* Đối với dịch vụ
- dây che chắn

7
Các biện pháp bảo vệ làm giảm hư hỏng của các hệ thống điện, điện tử
* Đối với công trình
Hệ thống các biện pháp bảo vệ chống xung điện từ do sét (LPMS) có thể là
một hoặc nhiều trong số các biện pháp bảo vệ sau đây:
- các biện pháp kết nối và tiếp đất;
- che chắn từ;
- định tuyến cáp;
- bảo vệ bằng các SPD phối hợp.
* Đối với dịch vụ
- các thiết bị bảo vệ xung (SPD) tại các vị trí khác nhau dọc theo chiều dài
tuyến và tại các điểm đầu cuối.
- các màn che chắn từ của cáp.
 Các tiêu chí cơ bản của việc bảo vệ
Mức bảo vệ chống sét (LPL)
Tiêu chuẩn này đặt ra 4 mức bảo vệ chống sét - LPL (I đến IV). Với mỗi mức
LPL, một tập hợp các tham số dòng sét lớn nhất và nhỏ nhất được ấn định.
Vùng bảo vệ chống sét (LPZ)
Các biện pháp bảo vệ như hệ thống chống sét, dây che chắn, các màn chắn
điện từ và SPD sẽ quyết định các vùng bảo vệ chống sét LPZ. Vùng bảo vệ
chống xét được đặc trưng bởi việc giảm đáng kể các xung điện từ do sét.
Bảo vệ chống sét cho công trình
- Bảo vệ để giảm thiệt hại vật lý và nguy hiểm đến tính mạng
Công trình được bảo vệ phải nằm bên trong vùng LPZ 0 B hoặc cao hơn. Điều
này có thể đạt được nhờ hệ thống bảo bệ chống sét, bao gồm hệ thống chống
sét bên ngoài và hệ thống chống sét bên trong.
- Bảo vệ để giảm hư hỏng cho các hệ thống bên trong
Việc bảo vệ khỏi các xung điện từ do sét để giảm rủi ro gây hư hỏng cho các
hệ thống bên trong cần hạn chế được:
+ quá áp từ hiện tượng ghép điện trở và điện cảm do các tia sét đánh xuống
công trình;
+ quá áp từ hiện tượng ghép điện cảm do các tia sét đánh gần công trình;
+ quá áp truyền qua cáp nối với công trình do sét đánh vào cáp hoặc đánh
gần cáp;
+ từ trường trực tiếp ghép với các hệ thống bên trong.

8
Bảo vệ chống sét cho các cáp viễn thông
Dịch vụ được bảo vệ cần phải:
- nằm trong vùng bảo vệ chống sét LPZ 0B hoặc cao hơn để giảm thiểu thiệt
hại vật lý. Điều này được thực hiện bằng cách lựa chọn đặt tuyến ngầm thay
vì treo hoặc dùng các dây che chắn đặt ở vị trí thỏa đáng;
- nằm trong vùng bảo vệ chống sét LPZ 1 hoặc cao hơn, để bảo vệ khỏi các
quá áp gây ra hư hỏng cho dịch vụ. Điều này thực hiện được bằng cách làm
giảm mức quá áp cảm ứng do sét bằng cách che chắn từ hợp lý cho cáp, làm
trệch hướng dòng sét và hạn chế quá áp bằng các thiết bị bảo vệ xung SPD
thích hợp.
1.2 IEC 62305-2 (2006) Protection against lightning – Risk management
IEC 62305 -2 được biên soạn để thay thế cho IEC 61662:1995 và bản sửa đổi
Amendment 1:1996.

IEC 61662 TR và IEC 62305 -2 IEC 61663 -1


IEC 61662A1 TR Đánh giá rủi ro Các tiêu chí cơ bản
Thiệt hại, tổn thất thiệt hại cho công của việc bảo vệ
và lựa chọn các trình
Đánh giá rủi ro cho
biện pháp bảo vệ
Đánh giá rủi ro cáp quang
Tiêu chí rủi ro, các thiệt hại cho đường
số liệu cần thiết Thiết kế các biện
dây viễn thông
pháp bảo vệ
Đánh giá rủi ro thiệt
hại cho công trình
IEC 61663-2
Các tiêu chí cơ bản
của việc bảo vệ

Đánh giá rủi ro cho


cáp kim loại

Thiết kế các biện


pháp bảo vệ

Quản lý rủi ro
Quy trình cơ bản:
- xác định đối tượng cần bảo vệ và các đặc tính của nó;
- xác định tất cả các loại tổn thất có trong đối tượng và rủi ro tương ứng;
- đánh giá rủi ro đối với mỗi loại tổn thất;
- đánh giá sự cần thiết trang bị bảo vệ, bằng cách so sánh giá trị rủi ro với
giá trị rủi ro cho phép;

9
Công trình được xem xét để đánh giá rủi ro:
- bản thân công trình;
- hệ thống lắp đặt trong công trình;
- con người bên trong công trình hoặc trong vòng 3 m bên ngoài công trình;
- môi trường bị ảnh hưởng bởi thiệt hại của công trình.
Cáp viễn thông được xem xét để đánh giá rủi ro:
Cáp viễn thông được xem xét để đánh giá rủi ro là kết nối vật lý giữa:
- tổng đài viễn thông và nhà của người sử dụng dịch vụ hoặc giữa 2 tổng
đài viễn thông, hoặc giữa 2 nhà thuê bao, với cáp viễn thông;
- giữa tổng đài viễn thông hoặc nhà của người sử dụng dịch vụ và một nút
phân phối, hoặc giữa 2 nút phân phối, với cáp viễn thông;
- trạm biến thế cao áp và nhà của người sử dụng dịch vụ, đối với đường dây
điện lực;
Rủi ro cho phép
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là xác định giá trị của rủi ro cho phép.
Quy trình cụ thể để đánh giá sự cần thiết bảo vệ

10
Xác định công trình cần bảo vệ

Xác định các loại tổn thất liên quan tới công trình hoặc
dịch vụ cần bảo vệ

Với mỗi loại tổn thất:


xác định mức rủi ro cho phép RT
xác định và tính toán tất cả các thành phần rủi ro RX

Tính toán
R=  RX

Tính toán Công trình hoặc dịch


R=  RX KHÔNG vụ đã được bảo vệ đối
với loại tổn thất này

Lắp đặt các biện pháp bảo vệ thích hợp để làm giảm R

Các biện pháp bảo vệ


Các biện pháp bảo vệ được trang bị nhằm để giảm rủi ro cho các loại thiệt hại
do sét gây ra. Các biện pháp bảo vệ được chia làm 3 nhóm sau:
- nhóm 1: các biện pháp làm giảm thiệt hại vật lý và nguy hiểm đến tính
mạng con người trong công trình;
- nhóm 2: các biện pháp làm giảm hư hỏng của các hệ thống điện, điện tử
bên trong công trình;
- nhóm 3: các biện pháp làm giảm thiệt hại vật lý và hư hỏng của các dịch
vụ (cáp viễn thông) nối với công trình.

Lựa chọn các biện pháp bảo vệ


Việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ phù hợp nhất phải được thực hiện bởi người
thiết kế, tùy theo mức độ rủi ro của từng thành phần rủi ro trong toàn bộ rủi ro
R và theo các yếu tố kinh tế, kỹ thuật của các biện pháp bảo vệ khác nhau.

11
Với mỗi loại tổn thất, sẽ có một số các biện pháp bảo vệ, từng biện pháp hoặc
kết hợp các biện pháp, sẽ làm thỏa mãn điều kiện R≤ R T. Giải pháp được chấp
nhận để lựa chọn phải phù hợp về các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế.
1.3 IEC 62305-3 (2006) Protection against lightning – Physical damage to
structures and life hazard
IEC 62305 -3 được biên soạn để thay thế cho IEC 61024 -1 và IEC 61024-1-2.

IEC 61024 -1
Các vấn đề chung liên
quan đến bảo vệ chống
IEC 62305-3
Thiệt hại vật lý và nguy hiểm
sét
đối với tính mạng
Hệ thống bảo vệ chống
Thiết kế hệ thống bảo vệ sét
chống sét
Thiết kế, lắp đặt, bảo
dưỡng…

IEC 61024 -1-2


Thiết kế hệ thống bảo vệ
chống sét

Xây dựng, bảo dưỡng và


giám sát hệ thống bảo
vệ chống sét

Hệ thống bảo vệ chống sét (LPS)


Phân cấp hệ thống bảo vệ chống sét
Có 4 cấp hệ thống bảo vệ chống sét được định nghĩa trong tiêu chuẩn này tương
ứng với 4 mức bảo vệ chống sét được định nghĩa trong IEC 62305-1.

Mức bảo vệ chống sét (LPL) Cấp hệ thống bảo vệ chống sét (Class
of LPS)
I I
II II
III III
IV IV

Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài

12
Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài nhằm để thu các tia sét đánh trực tiếp vào
công trình, bao gồm cả các cú sét đánh vào thân công trình, và dẫn dòng sét từ
điểm bị sét đánh xuống đất. Hệ thống này cũng có mục đích tản dòng sét xuống
đất mà không gây thiệt hại nhiệt hoặc cơ, hoặc gây đánh lửa nguy hiểm dẫn đến
cháy nổ. Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài bao gồm các thành phần sau:
- Hệ thống điện cực thu sét
- Hệ thống dây dẫn sét xuống
- Hệ thống điện cực tiếp đất
Hệ thống bảo vệ chống sét bên trong
Hệ thống bảo vệ chống sét bên trong cần phải ngăn được hiện tượng đánh lửa
gây nguy hiểm bên trong công trình được bảo vệ do dòng sét chạy trong LPS
bên ngoài hoặc trong các bộ phận dẫn điện của công trình.
Có thể tránh được hiện tượng đánh lửa gây nguy hiểm bằng cách:
- Kết nối đẳng thế, hoặc:
- Cách điện với LPS bên ngoài
1.4 IEC 62305- 4 (2006) Protection against lightning – Electrical and
electronical systems within structrure
IEC 62305-4 được biên soạn và thay thế cho IEC 61312 -1, IEC 61312 -2, IEC
61312 -3 và IEC 61312 -4 và được bổ sung sửa đổi như sau:

IEC 61312-1 IEC 62305-4


Các nguyên lý LPZ, lựa Các hệ thống điện và điện tử
chọn các biện pháp bảo vệ bên trong công trình

Các vấn đề chung về bảo Các nguyên lý chung


vệ chống LEMP

Che chắn cho công trình,


kết nối bên trong công trình
IEC 61312-2 TS và tiếp đất
Yêu cầu đối với thiết bị bảo
IEC 61312-3 TS+ vệ xung
IEC 61312- 3A1 TS
Bảo vệc thiết bị bên trong
công trình hiện tại
IEC 61312-4 TR2

Hướng dẫn áp dụng


IEC 61312-5 TS

13
Thiết kế và lắp đặt một hệ thống các biện pháp bảo vệ chống xung điện từ
do sét (LPMS)
Việc bảo vệ chống xung điện từ do sét LEMP dựa trên cơ sở khái niệm vùng bảo
vệ chống sét LPZ: không gian chứa hệ thống cần bảo bệ phải được chia thành
các vùng bảo vệ LPZ. Về mặt lý thuyết, các vùng này chỉ định khoảng không
gian trong đó mức độ khắc nghiệt của LEMP là tương đương với mức chịu đựng
của các hệ thống bên trong đó. Các vùng nối tiếp nhau được đặc trưng bởi sự
thay đổi đáng kể về mức độ khắc nghiệt của LEMP. Biên của một LPZ được xác
định bởi các biện pháp bảo vệ được áp dụng.
Tiếp đất và kết nối
- Hệ thống điện cực tiếp đất
- Mạng kết nối
- Các thanh kết nối
- Kết nối tại biên của một LPZ
- Vật liệu và kích thước của các thành phần kết nối
Che chắn từ và định tuyến cáp
- Che chắn không gian
- Che chắn các cáp bên trong
- Định tuyến các cáp bên trong
- Che chắn các cáp bên ngoài
- Vật liệu và kích thước của màn che chắn từ
Bảo vệ bằng SPD phối hợp

2. Các khuyến nghị ITU-T


Các khuyến nghị của ITU-T về bảo vệ chống sét được xây dựng nhằm đưa ra
các hướng dẫn áp dụng trong các trường hợp cụ thể của công trình viễn thông,
được chia thành các đối tượng và chủ đề nhỏ thuộc vấn đề bảo vệ chống sét
(đánh giá rủi ro, kết nối và tiếp đất cho trung tâm viễn thông, bảo vệ chống xung
điện từ, bảo vệ cáp viễn thông...). Các đối tượng và chủ đề này đều được bao
hàm trong series IEC 62305. Các khuyến nghị của ITU-T đều tham khảo và dựa
trên các tiêu chuẩn IEC, trong đó đơn giản hoá và bổ sung các đặc trưng của
các công trình viễn thông. Cụ thể:

K.27 (1996) Bonding and earthing for telecommunication centers


được xây dựng dựa theo IEC 61312 (nay là IEC 62305-4)

14
K.39 (1996) Risk assessment of damages to telecommunication sites due to
lightning discharges
được xây dựng dựa theo IEC 61662 (nay là IEC 62305-2), trong
đó đơn giản hoá quá trình đánh giá rủi ro so với IEC
K40 (1996) Protection agaisnt LEMP in telecommunication center
được xây dựng dựa theo IEC 61312 (nay là IEC 62305-4)
K.25 (2000) Protection of optical fiber cable
K47 (2008) Protection of telecommunication lines using metallic symmetric
conductors against direct lightning discharges
được xây dựng theo IEC 61663

III. NGHIÊN CỨU RÀ SOÁT, BỔ SUNG VÀ CHUYỂN ĐỔI TCN 68-135:


2001 SANG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
1. Sở cứ bổ sung, cập nhật và sửa đổi
- TCN 68- 135: 2001 ban hành đã lâu và thể hiện một số bất cập về nội dung và
khả năng áp dụng;
- Các tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế được viện dẫn đã có nhiều bổ sung, cập
nhật so với các phiên bản cũ;
- Nhu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về vấn đề bảo vệ chống sét cho công
trình viễn thông, nhằm đảm bảo an toàn và khả năng duy trì dịch vụ.
2. Lựa chọn tài liệu viện dẫn
Căn cứ vào các đánh giá, phân tích tình hình bổ sung, cập nhật các tiêu chuẩn và
khuyến nghị quốc tế nói trên, các tài liệu sau đây được lựa chọn làm tài liệu viện
dẫn để bổ sung sửa đổi:
IEC 62305 - 1: 2006 Protection against lightning – Part 1: General principles
IEC 62305 - 2: 2006 Protection against lightning – Part 2: Risk management
IEC 62305 - 3: 2006 Protection against lightning – Part 3: Physical damage to
structures and life hazard
ITU–T Recommendation K. 39 (1996) Risk assessment of damages to
telecommunication sites due to lightning discharges
ITU-T Recommendation K.40 (1996) Protection against LEMP in
telecommunication centers
ITU - T Recommendation K. 25 (1999) Protection of optical fibre cables
ITU -T Recommendation K. 47 (2008) Protection of telecommunication lines
using metallic conductors against direct lightning discharges

15
TCN 68 - 141: 1999 Tiếp đất cho các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật
(đã được rà soát, cập nhật, chuyển đổi thành QCVN 9:2010/BTTTT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông)
Trong đó, các tiêu chuẩn IEC được viện dẫn để xây dựng các quy định chung,
các quy định về giá trị rủi ro thiệt hại cho phép, các phương pháp bảo vệ chống
sét bên ngoài.
Các khuyến nghị ITU-T được viện dẫn để xây dựng các phương pháp tính toán
rủi ro thiệt hại cho các công trình viễn thông, các biện pháp bảo vệ bên trong
công trình viễn thông và các phương pháp bảo vệ cho cáp viễn thông. Phương
pháp tính toán rủi ro thiệt hại theo ITU-T tuân thủ nguyên tắc của IEC, trong đó
đơn giản hoá và điều chỉnh theo đặc điểm của công trình viễn thông.

3. Nghiên cứu các nội dung cần bổ sung, cập nhật và sửa đổi
Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-135:2001 là tiêu chuẩn soát xét lần 1 năm 2001 với
nội dung chính như sau:

Nội dung Nguồn tài liệu


1 Phạm vi
2 Thuật ngữ- định nghĩa và chữ viết tắt TCN 68-135:1995
IEC 61024-1
ITU-T K.39
ITU-T K.40
3 Quy định chung TCN 68-135:1995
ITU-T K.40
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Chống sét bảo vệ nhà trạm viễn thông ITU-T K.39
ITU-T K.40
4.2 Chống sét bảo vệ cột cao viễn thông TCN 68-135:1995
4.3 Chống sét bảo vệ đường dây thông tin ITU-T K.25
ITU-T K.46
ITU-T K.47
Phụ lục A ITU-T K.39
Các phương pháp tính toán tần suất thiệt hại do sét gây ra ITU-T K.25
đối với các công trình viễn thông và các biện pháp bảo vệ ITU-T K.46

16
ITU-T K.47
Phụ lục B ITU-T K.25
Xác định dòng gây hư hỏng cho cáp kim loại và cáp
quang có thành phần kim loại
Phụ lục C ITU-T K.25
Tính toán hệ số che chắn của dây chống sét ngầm bảo vệ
cáp thông tin ngầm
Phụ lục D TCN 68-135:1995
Đặc tính xung và phương pháp tính toán điện trở tiếp đất
xung
Phụ lục E IEC 61024-1-1
Xác định vị trí lắp đặt điện cực thu sét theo phương pháp
quả cầu lăn
Phụ lục F TCN 68-135:1995
Đặc điểm dông sét của Việt Nam
Phụ lục G ITU-T K.39
Cơ sở xác định giá trị tần suất thiệt hại cho phép do sét
gây ra đối với công trình viễn thông
Phụ lục H
Các nội dung kiểm tra chất lượng của hệ thống chống sét
viễn thông của công trình viễn thông
Các nội dung chính:
 quy định chung về vấn đề bảo vệ chống sét;
 quy định giá trị tần suất thiệt hại cho phép cho:
- nhà trạm viễn thông;
- cột cao anten;
- cáp viễn thông (cáp kim loại, cáp quang).
 quy định các biện pháp bảo vệ chống sét cho nhà trạm và cáp viễn thông;
 phương pháp tính toán tần suất thiệt hại cho nhà trạm, cột cao anten và cáp
viễn thông.
Nhận xét:
 Các quy định chung cần được bổ sung, sửa đổi theo IEC 62305-1;

17
 Việc quy định giá trị tần suất thiệt hại cho phép cần điều chỉnh, sửa đổi lại
thành quy định rủi ro thiệt hại cho phép để có thể quản lý được rủi ro về tổn
thất đến an toàn cho con người và tổn thất dịch vụ đối với cộng đồng) – theo
IEC 62305-2;
 Phương pháp tính toán rủi ro thiệt hại cho phép cần bổ sung sửa đổi theo IEC
62305-2 và ITU-T K.39 (đối với nhà trạm), K.25, K.46, K.47 (đối với cáp
viễn thông);
 Các biện pháp bảo vệ chống sét cần bổ sung sửa đổi theo IEC 62305-3,
K.25, K47;
 Bỏ một số phụ lục không cần thiết D, G, H và bổ sung cập nhật các phụ lục
A, F theo dữ liệu mới cập nhật ;
 Bố cục cần được điều chỉnh theo quy định về thể thức trình bày Quy chuẩn
kỹ thuật.

18
Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các công trình viễn thông được bố cục như sau:

Nội dung Nguồn tài liệu Chú thích


Lời nói đầu
1 Quy định chung
1.1 Phạm vi điều chỉnh sửa đổi
1.2 Tài liệu viện dẫn Thêm mới
1.3 Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt IEC 62305-1, bổ sung
ITU-T K.39, K40
1.4 Quy trình quản lý rủi ro thiệt hại do sét IEC 62305-2 Thêm mới
1.5 Các tiêu chí cơ bản về bảo vệ chống sét IEC 62305 -1 bổ sung
2 Quy định kỹ thuật
2.1 Yêu cầu về rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho công trình viễn thông IEC 62305-2, sửa đổi
ITU-T K.47
2.2 Phương pháp tính toán rủi ro do sét gây ra cho công trình viễn thông K.39, K.47 sửa đổi, bổ
sung
2.3 Các biện pháp bảo vệ chống sét cho công trình viễn thông IEC 62305-3, sửa đổi, bổ
ITU-T K.25, K.39, sung
K.40, K.47
Phụ lục A - Xác định vị trí lắp đặt hệ thống điện cực thu sét IEC 62305-3 bổ sung
Phụ lục B - Xác định dòng gây hư hỏng cho cáp kim loại và cáp quang có thành ITU-T K.25, K.47 sửa đổi, bổ
phần kim loại sung
Phụ lục C - Tính toán hệ số che chắn của dây chống sét ngầm bảo vệ cáp thông tin ITU-T K.25 giữ nguyên
chôn ngầm
Phụ lục D - Đặc điểm dông sét của Việt Nam TCN 68-135:2001 cập nhật

Phụ lục E – Tính toán rủi ro tổn thất cho một trạm viễn thông điển hình Ví dụ áp dụng

20

You might also like