Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

CÂY XANH TRONG CÁC KHU CÔNG NGHI P

ThS.NCS. Vũ Thị Quyền,


PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và DV Sinh vật cảnh (BioLand)

M Đ U
Tính đến tháng 12/2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích
đất tự nhiên là 76.000 ha tại 58 tỉnh/thành phố (qui mô trung bình của các KCN, KCX
đến 12/2011 là 268 ha). Riêng tỉnh bà Rịa Vũng Tàu có 14 KCN với tổng diện tích đất
8.379 ha và tỉ lệ mảng xanh trong các KCN đây còn rất thấp, ước khoảng 2-3% (theo
kết quả điều tra sơ bộ ngày 31/7/2014).
Biết rằng, khu công nghiệp (KCN) là khu vực dành cho phát triển công nghiệp
theo một qui hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo sự hài hòa và cân bằng giữa các mục
tiêu: kinh tế - xã hội và môi trư ng. Về khía cạnh môi trư ng, khu công nghiệp là một
trong những tiền đề để phát triển môi trư ng đô thị và khu đô thị mới Việt Nam. Tác
động rõ rệt nhất của khu công nghiệp là việc thay đổi lối sống của ngư i lao động, cả
trong và xung quanh khu công nghiệp theo kiểu công nghiệp và đô thị. Bên cạnh đó, kéo
theo việc phát triển các khu dân cư, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo kiểu đô thị
xung quanh khu công nghiệp. Như vậy, hoạt động của các khu công nghiệp không những
giúp giải quyết vấn đề lao động mà còn góp một phần to lớn trong công cuộc đổi mới
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cùng với tiến trình phát triển đáng
mừng đó thì nguy cơ ô nhiễm môi trư ng trong các KCN cũng đang là một vấn đề nóng
cần được quan tâm.
Các chuyên gia môi trư ng cho rằng, không chỉ riêng Việt Nam hay các nước đang
phát triển mà cả những nước phát triển được coi là cư ng quốc, ngành công nghiệp cũng
đang gây ô nhiễm môi trư ng b i chất thải của chúng. Khi đó, cây xanh cảnh quan khu
công nghiệp được coi là rất cần thiết, xây dựng và phát triển “khu công nghiệp sinh thái”
đã được hình thành nhiều quốc gia với mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi
trư ng. Một “lá phổi xanh” trong khuôn viên KCN, ngoài tác dụng tích cực đến môi
trư ng và tạo bóng mát, cây xanh cảnh quan trong khu công nghiệp còn góp phần rất lớn
trong việc tạo nên giá trị thẩm mỹ, giảm căng thẳng, tạo ra một môi trư ng làm việc và
sinh hoạt thoải mái cho con ngư i. Đây cũng chính là lý do để nhà nước ban hành các
văn bản qui phạm pháp luật về quản lý môi trư ng trong các KCN và là cơ s để tác giả
đưa ra quan điểm và giải pháp về việc xây dựng hệ thống cây xanh trong các KCN.
1. Vai trò của cây xanh trong các Khu công nghi p
Trái đất chuyển động kéo theo những ảnh hư ng trực tiếp lên bề mặt nó và một
trong những điều kỳ diệu là đã hình thành trên bề mặt trái đất muôn vàn cây cỏ và sự
sống khác. Cây cỏ này không chỉ làm đẹp cho môi trư ng tự nhiên mà nó còn là nhân tố
vô cùng quan trọng bảo vệ sức khỏe của con ngư i cũng như sự tồn tại của muôn loài.
Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi hec-ta rừng tương đương với lượng
nước của hồ chứa hàng trăm nghìn mét khối, một dải rừng có chiều ngang 10m có thể
hấp thụ được khoảng 84% nước trong diện tích đó. Cây xanh có thể ngăn và lọc được bụi
1
bẩn, giảm thiểu lượng bụi trong không khí. Mỗi mét vuông của thành phố không có cây
xanh sẽ sản sinh ra 850mg bụi bẩn, nhưng với một thành phố có cây xanh, lượng bụi trên
mỗi mét vuông chỉ còn 100mg. Cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thanh lọc
không khí, tạo môi trư ng cảnh quan và môi trư ng không khí tốt.
Cây xanh có thể hấp thụ được khoảng 35% nhiệt lượng của ánh sáng mặt tr i, sau
đó lại trả về 20%-25% nhiệt lượng. Ngoài ra, do có đặc trưng bốc hơi, cây xanh sẽ làm
mát đi một phần nhiệt lượng. Sự bốc hơi của cây xanh có thể làm tăng độ ẩm của không
khí từ 15%-25%. Nhiệt độ dưới bóng râm của cây xanh thư ng thấp hơn nhiệt độ bên
ngoài vùng bóng râm khoảng 5-8oC; Vì thế cây xanh được mệnh danh là “cỗ máy hấp thụ
nhiệt khổng lồ”.
Cây xanh - cỗ máy giảm ồn rất hữu hiệu. Âm thanh bình thư ng không thể vượt
quá 60 đề-xi-ben, những âm thanh vượt quá 80 đề-xi-ben gây tác động xấu đến sức khỏe
con ngư i, và khi âm thanh vượt quá 90 đề-xi-ben có thể nguy hại cho con ngư i. Cây
xanh có tác dụng giảm thiểu cư ng độ của âm thanh, lá cây và rễ cây đều có phản xạ với
âm thanh, do đó nó có tác dụng giảm tiếng ồn. Cư ng độ tiếng ồn những đư ng phố
nhiều cây xanh thư ng thấp hơn những đư ng phố không có cây xanh khoảng 10 đề-xi-
ben.
Con ngư i từng ví rừng như một cỗ máy được chế tạo ra để diệt khuẩn, rừng có
thể diệt được một số loài vi khuẩn như: vi khuẩn lao phổi, bạch hầu, thương hàn, kiết lỵ.
Các loài cây như cam, cây sung dại,…đều có thể tiết ra chất dịch, chất dịch này có chức
năng sát khuẩn. Mỗi mét khối đư ng phố không có cây xanh có khoảng 44.050 vi khuẩn,
những đư ng phố có cây xanh thì con số này chỉ còn khoảng 22.480 vi khuẩn, trong
những vư n cây có mật độ cây dày đặc thì con số này chỉ là 1.046, những nơi có trồng
các loại cây diệt khuẩn như cây thông, tùng thì mỗi mét khối không khí chỉ còn khoảng
589 vi khuẩn.
Các loại cây khác nhau thì khả năng hấp thụ các chất khác nhau, chúng chính là
nhân tố tích cực giúp khử độc tố trong đất và nước. Cây xanh hấp thụ các độc tố có trong
đất và nước, phân giải và chuyển hóa thành các chất không có độc tố. Ví như: Sau khi
được cây hấp thụ, phê-nol (C6H5OH) sẽ kết hợp với thành phần khác tạo thành hợp chất
khác, trong quá trình sinh trư ng và phát triển của cây, các độc tố được phân giải và tận
dụng, tham gia vào quá trình trao đổi chất bình thư ng của tế bào. Quá trình chuyển hóa
các chất như: Benzen (C6H6), Xyanozen (CN)2 cũng tương tự như vậy. Khi trong đất và
nước có quá nhiều độc tố, cây xanh sẽ hấp thụ độc tố đó và chuyển vào trong thân cây,
làm sạch đất và nước.
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn khí CO2,
giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng th i không ngừng làm gia tăng lượng khí
O2 cho khí quyển. Tác dụng này có hiệu quả rõ ràng khi cây xanh được trồng trên những
mảng lớn và khắp nơi như các khu công viên, đư ng phố, khu công nghiệp,... Các kết
quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: 1 ha cây xanh có khả năng h p thu 8 kg CO2 trong
một gi , tương đương với lượng khí CO2 do 200 ngư i thải ra trong vòng một gi đồng

2
hồ. Với một cây sồi trư ng thành có thể sản sinh ra lượng O2 đủ cho 10 ngư i hàng năm,
đồng th i cứ mỗi gi nó cố định được trên 2kg khí CO2.
Theo Nicolas P. Lansigan (1973), để sản xuất 1 tấn gỗ, cây xanh đã hấp thụ 1,5 tấn
CO2 và nhả ra 1 tấn O2. Một tấn gỗ được hình thành tương ứng với 1,5 tấn CO2 (hút vào)
và 1 tấn O2 (nhả ra) là kết quả cuối cùng giữa 2 quá trình trái ngược nhau, đó là sự quang
hợp và hô hấp. Hô hấp là quá trình biến dưỡng qua đó sự đốt cháy nguyên liệu ( thực
vật là chất đư ng) để cung cấp năng lượng cho cây tiêu thụ oxy và thải ra khí carbonic.
Sự trồng cây xanh với mục đích loại bớt CO2 hút vào (do quang hợp) lớn hơn lượng CO2
tạo ra (do hô hấp) và lượng O2 có được nh quang hợp cao hơn lượng O2 dùng trong quá
trình đốt cháy.
Bên cạnh, cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp thụ hay
ngăn cản b i hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như SO2, chì, các monoxít
carbon, oxít azot…, các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản di chuyển đi xa
gây mưa acid các vùng ven và vùng xa hơn.
Lượng các hạt kim loại (ước tính) được cây sao đen ĐK= 20 cm, H =9 m, độ che phủ
30% tích lại trong 1 năm trong điều ki n nồng độ chì trong không khí th p
Kim loại ô nhi m Lượng tích lại trong 1năm (t n)
Chì 14,973
Nickel 2,120
Crôm 0,364
Cadmium 0,165
Số lượng khí độc trong môi trư ng không khí được tán cây giữ lại
Loài Số lượng khí được 1 cây giữ lại (kg/năm)
CO NOx O3 Peroxyace SO2
tylnitrate
Sao đen (Hopea 0,0033725 0,00298342 0,0804224 0,0015565 0,0531826
odorata)a 9 6
(8 tháng tuổi
S= 0,148075 m2)
Phi lao (Casuarina 0,1161576 0,1027548 2,769912 0,0536112 1,831716
equisetifolia)b
(36 tháng tuổi, H =
7,6 m
R = 3,71 cm
S = 10,2 m2)
Me (Tamarindus 0,2323512 0,2055096 5,539824 0,1072224 3,663432
india)b
3
(36 tháng tuổi,H =
3,5 m
R = 3,71 m
S = 10,2 m2)
Me keo 0,2550912 0,2256576 6,802944 0,1177344 4,022592
(Pithecellobium
dulce)b
(36 tháng tuổi, H =
5,5 m
R = 6,37 cm
S = 11,2 m2)
Bạch đàn lai 0,2983656 0,2639388 7,114872 0,1377072 4,704996
(Eucalyptus
hybrid)b
(36 tháng tuổi, H =
7,3 m
R = 5,89 cm
S = 13,1m2)
Bò cạp nước 0,7561632 0,6689136 18,031584 0,3489984 11,924112
(Cassia fistula)b
(36 tháng tuổi, H=
6,05 m
R = 5,41m
S = 33,2 m2)
Xoan (Melia 1,9405152 1,7166960 46,273824 0,8956224 30,600432
azedarach)b
(36 tháng tuổi, H =
8,8 m
R = 9,55 cm
S = 85,2 m2)
Sao đen (Hopea 4,9330538 4,3638533 117,63436 2,2767941 77,790464
c
odorata)
(10 tháng tuổi, H =
9m
R = 10,03 m
S = 216,59 m2)
Các kí hiệu: H- chiều cao cây
R- bán kính được xác định ngang mặt đất cho với cây có kí hiệu b, ngang vai
đối với cây có kí hiệu c (VD: Hopea odorata c)
S- tổng diện tích lá/cây đối với cây có kí hiệu a, b, tổng diện tích lá + vỏ
thân/cây đối với cây có kí hiệu c .
4
Ngay những thảm cỏ xanh cũng góp phần quan trọng vào quá trình giảm nhiểm
bẩn không khí. Một héc ta thảm cỏ xanh phát triển tốt mỗi ngày có thể sản xu t ra
600 ngàn gram khí oxy, h p thụ khoảng 900 ngàn gram khí carbonic, nó cũng giúp
hấp thụ bớt một số chất độc hại và bụi trong không khí. Theo ước tính hàm lượng bụi
nơi có thảm cỏ chỉ bằng 1/5 nơi không có thảm cỏ (Hoàn Kiến Nam, 2003).
2. Yêu c u bố tri h thống cây xanh trong các KCN
2.1 Thiết kế cảnh quan trong KCN
Theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về qui hoạch khu công nghiệp, đất cây xanh trong
khu công nghiệp chiếm tối thiểu 10% tổng diện tích khu đất, đối với khu công nghệ cao
diện tích cây xanh chiếm từ 25-30% diện tích khu đất (Thông tư 08/2009/TT-BTNMT
ngày 15/7/2009 Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trư ng về Qui định quản lý và Bảo vệ môi trư ng khu kinh tế, khu công nghệ cao,
khu công nghiệp và cụm công nghiệp).
Đặc điểm chung của các nhà máy/xí nghiệp trong khu công nghiệp, nhất là công
nghiệp nặng thư ng là những khối nhà thô cứng, diện tích lớn, thư ng có hình khối
phẳng, trải dài, có thể có kèm theo những thiết bị lộ thiên; vì vậy, việc tổ chức kiến trúc
cảnh quan trong các khu công nghiệp cần phải hài hòa, làm giảm bớt được sự khô cứng
của hình khối công trình, máy móc và thiết bị. Tuy nhiên, thiết kế cảnh quan trong KCN
cũng có một số thuận lợi nhất định b i diện tích tổng thể KCN lớn, giao thông được qui
hoạch rõ ràng, có phần đất riêng dành cho cây xanh cách ly, ngoài ra, đặc điểm của KCN
là có trục không gian m , các đảo giao thông,… là những vị trí dễ tạo được điểm nhấn
cảnh quan.
Tổ chức, thiết kế cảnh quan xanh cho một KCN cần khai thác tốt điều kiện địa hình
tự nhiên để đưa các công trình kỹ thuật và kiến trúc thực vật làm yếu tố thẩm mỹ trong tổ
chức kiến trúc cảnh quan KCN, sử dụng màu sắc theo đặc điểm tâm sinh lý ngư i lao
động và môi trư ng địa phương, giúp cho ngư i lao động giảm áp lực công việc trong
các KCN, đảm bảo sức khỏe cho họ và nh đó góp phần làm tăng năng suất lao động.
Cảnh quan xanh trong KCN cần đảm bảo: (i) sự gắn kết hài hoà giữa công trình và
thiên nhiên trong thiết kế cảnh quan; (ii) phù hợp với môi trường nơi đặt khu công
nghiệp, làm nổi bật đặc điểm sinh cảnh tự nhiên; (iii) tổ chức bề mặt địa hình nhân tạo
bằng cách tạo các tiểu cảnh nhằm nâng cao chất lượng thẩm mỹ; (iv) chọn loài cây phù
hợp với yếu tố qui hạch hạ tầng, kết hợp cây xanh và địa hình tạo cảnh quan phong phú.
Vì vậy, rất cần một sự gắn kết giữa ngư i làm công tác qui hoạch với nhà thiết kế và nhà
sinh học trong thiết kế cảnh quan để có sự thống nhất ngay từ đầu trong việc xây dựng hệ
thống cảnh quan xanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,...

5
Không gian m , trục, đảo giao thông là vị trí thuận lợi để tạo điểm nhấn cảnh quan KCN Quế Võ

Mảng xanh KCN yên Phong – Bắc Ninh (12,3%)


2.2 Tiêu chí chọn loài cây trồng trong KCN
Yêu cầu: loài cây được chọn phải phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, kiến trúc
và phong cảnh tại các KCN của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm đảm bảo vai trò hấp thu
khí độc, bụi bẩn, làm giảm tiếng ồn và thanh lọc môi trư ng không khí trong KCN; đồng
th i đáp ứng yêu cầu xanh, sạch, đẹp và an toàn.
Cách tiếp cận để lựa chọn loài:
- Mỗi loài thực vật đều là một cơ thể sống hoàn chỉnh. một mức độ nào đó, con
ngư i vận dụng các tri thức khoa học hiện đại hóa để can thiệp vào thế giới thực vật, làm
cho bộ mặt của giới thực vật biến đổi theo hướng có lợi cho con ngư i.
- Trong tự nhiên, thực vật thể hiện tính thích nghi với hoàn cảnh sống riêng biệt,
thế nên các nhà khoa học mới phân loại: thực vật dưới nước- thực vật trên cạn, thực vật
vùng ôn đới- thực vật vùng nhiệt đới,… và trong phạm vi hẹp, chúng được gọi là cây ưa
sáng, cây chịu bóng, cây chịu hạn…Tất cả các đặc điểm của thực vật để thích nghi với
môi trư ng sống cụ thể gọi là đặc tính sinh vật học của loài.

6
- Theo qui luật sinh thái giới hạn của Shelforts (1913), mỗi loài cây chỉ thích hợp
với một biên độ sinh thái nhất định. Trong vùng sinh thái này, có vùng tối ưu sinh thái và
vùng ngoài giới hạn sinh thái (vùng bị ức chế và tử vong).
- Bảo vệ đa dạng sinh học – vấn đề nghị sự toàn cầu. Trong đó, đa dạng thực vật
được xem là then chốt b i đây là nơi trú ngụ của hầu hết các loài động vật trên trái đất.
- Sự phối kết hợp giữa kiến trúc và sinh vật học tạo nên một kiểu kiến trúc cảnh
quan hoàn chỉnh tạo vẻ đẹp thiên nhiên và tăng cư ng đa dạng sinh học.
2.3 Giới thi u một số loài cây thân gỗ được đánh giá phù hợp với điều ki n tự nhiên
tại các KCN tỉnh BRVR
Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
nghiên cứu về đặc tính sinh vật học của các loài cây bản địa và một số cây nhập nội hiện
hữu; các loài cây được đánh giá là thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tiếng ồn,
bụi bặm,... các KCN bao gồm:
TT Tên loài Tên Khoa học Ghi chú
1 Dương liễu Casuarina equisetifolia J.R et G.Forst Nhập nội
2 Dừa Cocos nucifera L. Địa phương
3 Cọ Dầu Elaeis guineensis Jacq. Nhập nội
4 Bàng biển Terminalia catapa L. Địa phương
5 Hoa đại Plumeria rubra L. Địa phương

6 Chiêu liêu Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe Địa phương

7 Ngân hoa Grevillea robusta A.Cunn. ex R.Br. Nhập nội


8 Gõ nước Intsia bijuga (Golebr.) O.Ktze Địa phương
9 Bàng Đài loan Terminalia molineti M. Nhập nội

10 Xà cừ Khaya senegalensis A.Juss Địa phương

11 Me keo Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth Địa phương


12 Sộp Ficus superba var. japonica Miq. Địa phương
13 Si Ficus benjamina L. Địa phương
14 Thàn mát cánh Milletia diptera Gagnep. Địa phương
15 Neem Azadirachta indica L. Nhập nội
16 Kè bạc Bismarckia nobilis Hildebr. & H.Wendl. Nhập nội
17 Dâm bụt Hibicus macrophyllus Roxb ex Hornem Địa phương
18 Hồng lộc Syzygium campanulatum Korth. Địa phương
19 Hoa giấy Bougainvillea brasiliensis Rauesch. Địa phương
7
2.4 Kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và QLBV cây xanh trong các khu công nghi p
Chất lượng cây giống là ưu tiên hàng đầu cho tất cả các hạng mục trồng trọt nói
chung và với cây trồng cảnh quan nói riêng. Một cây giống tốt phải đảm bảo sự cân đối
giữa chiều cao và đư ng kính thân cây; cây khỏe mạnh, xanh tốt, không cong queo, sâu
bệnh, cụt ngọn.
Lớp đất trồng cây các KCN hầu hết là đất đắp (chủ yếu là cát) nghèo dinh
dưỡng, do đó, hố trồng cây phải được thay thế bằng lớp đất mới có bổ sung phân bón lót
ngay từ đầu. Tương tự, nguồn nước tưới bắt buộc phải sử dụng nước ngọt để tưới ít nhất
là 2 năm đầu với số lần đảm bảo duy trì sự sống ổng định cho cây (240 lần/năm x 9lít
nước/m2/lần tưới). Từ năm thứ 3 tr đi, có thể giảm số lần tưới xuống còn 140-195
lần/năm.
2.4.1 Chuẩn bị cây giống
Cây giống phải được gieo tạo trong túi bầu (có thể là bầu Polyetylen hoặc rọ tre,...)
và được nuôi dưỡng trong vư n ươm theo đúng qui trình kỹ thuật hiện hành để đạt đủ
tuổi xuất vư n cũng như các chỉ tiêu chất lượng như mong muốn theo qui định tại Thông
tư số 20//TT-BXD ngày 20/12/2005 Thông tư số 20/2009/TT-BXD. Theo đó, cây xanh
đưa ra trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn: (1) Đối với cây tiểu mộc có chiều cao tối thiểu từ
2,0 m trở lên và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn từ 4,0 cm trở lên; (2) Đối
với cây trung mộc và đại mộc có chiều cao tối thiểu từ 3,0 m trở lên và đường kính thân
cây tại chiều cao tiêu chuẩn từ 5,0 cm trở lên. (3) Tán cây cân đối, không sâu bệnh, cụt
ngọn.

Cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vư n


2.4.2 Kỹ thuật trồng
* Hố đào: 100x100x100cm (với cây trung và đại mộc) và 80x80x80cm (với cây tiểu
mộc). Đất đào được xúc cho vào bao hoặc xúc trực tiếp lên xe ch đi.
* Lấp hố, bón phân: Sử dụng loại đất khác đã được kiểm nghiệm đạt yêu cầu vào các hố
trồng. Trước tiên cho đất vào khoảng 1/3 hố, bón lót phân hữu cơ chế biến (4-5 kg/hố),
sau đó tiếp tục lấp đất đến đầy miệng hố.

8
* Rải cây và trồng :
-> Th i vụ trồng: Nên trồng vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
-> Cây được vận chuyển đến vị trí các hố trồng, mỗi hố một cây.
-> Cây được trồng vào những ngày râm mát, có mưa là tốt nhất. Cây rải đến đâu
trồng ngay đến đấy.
-> Dùng cuốc đào lỗ giữa hố, chiều sâu hố đào sâu hơn cổ rễ khoảng 5 - 7cm. Xé bỏ
túi bầu hoặc lớp vỏ bao bọc hệ rễ, đặt bầu cây ngay ngắn giữa hố.
-> Dùng cuốc cào đất xung quanh vào phía gốc cây và dùng tay nén gốc thật chặt.
-> Sau khi trồng xong phải tưới nước để giữ ẩm và làm cho gốc cây được lèn chặt.
2.4.3 Chăm sóc và QLBV cây xanh
- Cây được trồng vào mùa mưa thì không cần phải tưới cây hàng ngày. Tuy nhiên,
nếu quá 2 ngày mà không có mưa thì phải tiến hành tưới để đảm bảo gốc cây luôn đủ ẩm.
Cây sau khi trồng được 3 – 4 tuần phải kiểm tra và trồng dặm ngay những cây bị chết
nhằm đảm bảo sự đồng đều giữa các cây và đủ số lượng cây theo thiết kế.
- Cây sau khi trồng được 90 ngày đến 2 năm, công việc chăm sóc bao gồm:
+ Tưới nước Không kể mùa mưa thì số lần tưới cây bình quân là 240 lần/năm,
lượng nước tưới: 9 lít/m2.
+ Bón phân hữu cơ hoặc NPK: 1 lần /năm. Liều lượng 3 kg phân hữu cơ hoặc
0,3kg NPK/cây. Việc bón phân cần được tiến hành vầo đầu mùa mưa.
Cách bón: Dùng cuốc tạo rãnh xung quanh gốc (cách gốc 35 - 40 cm), rãnh sâu
30 cm, rải phân quanh rãnh rồi lấp đất lại như cũ và tưới nước.
+ Sửa tán, tạo hình và tẩy chồi: Dùng kéo hoặc cưa tỉa cành nhánh hoặc chồi
mọc không thích hợp với kiểu dáng cần tạo. Thực hiện 2 lần/ năm
+ Nhặt cỏ dại, vun xới gốc cây: thực hiện 4 lầnnăm
+ Chống sửa cây nghiêng: thực hiện 2 lần/năm; đặc biệt chú ý vào mùa mưa bão.
3. Thảm cỏ và cây trồng nền (cây hoa và lá màu) khác
Đối với khu công nghiệp, thảm cỏ và cây trồng nền có tác dụng trang trí, làm sân
chơi và tạo tầm nhìn cho toàn bộ khu vực. Ngoài ra, cây trồng nền còn có nhiệm vụ quan
trọng trong việc lọc độc chất và bảo vệ mặt đất không bị xói mòn.
Một số giống cỏ/cây nền phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực tỉnh BRVT gồm:
hoa mư i gi , hoa dừa cạn, hoa cúc dại, cỏ đậu phộng, cỏ nhung Nhật, cỏ lá gừng, cỏ
burmuda và các loại cây lá màu khác (Dền lửa, mắt nai, ắc ó,...)

9
Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong KCN làm giảm bớt sự thô cứng của hình khối công trình
4. Kết luận
Biết rằng, việc chọn loài cây, tạo giống và trồng cảnh quan vừa đạt được mục tiêu
xanh, sạch, đẹp, bền, vừa đảm bảo chức năng bảo vệ và có tính thẩm mỹ không phải là
việc dễ dàng, b i nó có nhiều các nhân tố ảnh hư ng trực tiếp như: sự kết nhóm giữa các
loài, tính thích ứng giữa đặc tính sinh vật học của loài với dạng địa hình và loại đất đai,
tính hài hòa giữa sắc thái lá/ hoa của các loài cây với nhau, và vấn đề quan trọng nữa là
chi phí đầu tư. Tuy nhiên, nếu biết cách phối kết hợp ngay từ đầu giữa các bộ phận
chuyên môn: qui hoạch hạ tầng – kiến trúc – sinh học trong xây dựng cảnh quan xanh
chắc chắn sẽ giảm được nhiều th i gian tạo lập cũng như kinh phí thực hiện; đồng th i,
mang lại hiệu quả sinh thái cao.
Bài viết nhằm mục đích giúp các nhà máy/xí nghiệp trong các KCN của Bà Rịa –
Vũng Tàu tham khảo và áp dụng tùy theo khả năng của đơn vị mình để đạt được yêu cầu
về tỉ lệ mảng xanh 10% theo qui định của nhà nước.

10

You might also like