Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

KT BÀI NLVH.
● Như vậy, chính những giá trị chân chính đã làm nên sự bền vững đến muôn đời
của văn chương nghệ thuật. Cũng mỏng tựa cánh chuồn, nhưng với tài năng và tâm
huyết của nhà văn A, tác phẩm B vẫn có thể thắng được cả sắt thép, vượt qua mọi
biến thiên của lịch sử và để lại trong lòng độc giả những dấu lặng không thể nào
quên. (RVC)
Nhận định lí luận văn học về phong cách nhà văn:
• Mỗi người công dân có một dạng vân tay
Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt có một dạng vân chữ. (Lê Đạt)
• Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
Như những cây quá thẳng chim không về.
(Sổ tay thơ – Chế Lan Viên)
• Qua giọng hát, anh nhận ra người hát
Qua nét khắc anh nhận ra người thợ bạc.
(R. Gamzatov – Dagestan của tôi)
• Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy. (Sê - khốp)
• Nhà văn là người cho máu. (Enxa Tơriole)
• "Bất cứ lúc nào trên sân khấu của cuộc đời/ Tôi vẫn là diễn viên tồi/ Bởi tôi không
bao giờ hóa trang để nhập vai người khác!". (Vi Thùy Linh)
• Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành
thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên
một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay mà
thôi. (Thạch Lam)
• Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn để
thâm nhập vào tác phẩm.” (Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp)
• Hoạ sĩ chúng tôi vẽ một cái bình hoa là phải để tâm vào bình hoa, để mình biến
thành bình hoa cảm nhận cái lực của bình hoa mới thể hiện được cái thần của bình
hoa. (Yêu và đồng cảm - Phong Từ Khải)
• Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.
(Thạch Lam)
• Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn. (Thạch Lam)
• Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong
cách nổi bật, tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình. (Sách Văn
học 12)
• Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại. (Ban - dắc)
• Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái
khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. (Ai – ma - tốp)
• Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới. (Pau - tốp – xki)
• Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ
cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn
sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình
cho nhân loại.” (L. Tôn-xtôi)
• Sống đã rồi hãy viết, hãy hoà mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)
• Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản và nhà văn cần phấn đấu để
đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử. (Nguyễn Minh Châu)
• Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm
vui cho sự cô độc của chính mình. (Selly)
• Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong
mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của
người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc
khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người
chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng
cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể
vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống.
(Nguyễn Minh Châu)
• Nhà văn phải là người thể hiện được nỗi đau của thời đại… Những người thầy thuốc
viết bệnh sử của nhân loại.
• Thiên chức của nhà văn là phải suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm
hồn con người. (Nguyễn Minh Châu)
• Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ
những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. (Thạch Lam)
• Nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh.
(Nguyễn Minh Châu)
• Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng
của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào
khác. (Tuốc – ghê – nhép)
• Sức nặng của trang thơ, của những con chữ lại chính ở cuộc đời đầy nắng gió ngoài
kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến đó để ngôi bút viết lên từ thứ mực chưng cất
từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao thanh âm của mọi số phận.
• Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể.
Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp
của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi
cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái
việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. (Xuân Diệu)
• “Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch
Lam đời là miếng vải có lỗ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì với Nam
Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi
số phận.” (Nguyễn Tuân)
• Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu
mỡ ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật
đầy vẻ đẹp và sức sống. (Biêlinxki)
• “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài
năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình.” (Ivan Tuốc-ghê-
nhép)
• Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể
hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp
mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa
là trở thành nhà thơ. (Raxun Gamzatốp)
• Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời
mà góp nên trang. (Chế Lan Viên)
• Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong
cách mới lạ, thu hút người đọc. (PHƯƠNG LỰU)
• Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín
đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.
(Thạch Lam)
• Nếu một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ phải bẻ bút và vứt nó đi.
(Victor Hugo)

Nhận định văn học nghệ thuật và con người.


● Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu
để đào xới bản chất con người vào các tầng lịch sử. (Nguyễn Minh Châu)
● Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật. (M. Gorky)

● Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. (Puskin)

● Văn chương có ảnh hưởng lớn vì văn chương hun đúc phần tinh thần người đời.
Văn chương không có quyền luôn luôn ở trên mấy tầng mây cao mới thẳm, lãnh
đạm ngắm những cảnh phong ba dữ dội ở đời. (Hoài Thanh)
● “Các chi tiết trong tác phẩm là những “con mắt”, nó chẳng những thấy được thế
giới tinh thần mà còn thấy được một “tâm hồn tự do” trong cái vô hạn của nó”.
(Hêghen)
● “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
ấy.” (Hồ Chí Minh)
● Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm
đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn
bất kì một câu trả lời cặn kẽ nào.” (Claudio Magris – Nhà văn Ý)
● Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã
hội. (Phạm Văn Đồng)
● Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập
ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không
nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn
ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn
mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng,
chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh
hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp… (Nguyễn Tuân)
● “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn
thiện từ bên trong”. (R.Tagore)
● Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có
những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng
thương người”. (Lê Trí Viễn)
● Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các
sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học. (M. Gorky)
● Văn học nằm ngoài các định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận
cái chết.” (Sêđrin - Nga)
● Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính
nhân đạo.” (Nguyên Ngọc)
● Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung. (Lêonit
Lêonop)
● “Một tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối
cùng.” (Con tàu trắng, Ai-ma-tốp)
● “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn
lên, hiểu được con người nhiều hơn.” (M. L. Kalinine)
● “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gãy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ
càng. Chính các tác giả cổ điển đã viết bằng một ngôn ngữ như vậy, đã kế tục
nhau trau dồi nó từ thế kỷ này sang thế kỉ khác.” (M. Go-rơ-ki)
● Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước
mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái luôn luôn thôi thúc các
nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng
của mình cho nhân loại. (L. Tôn-xtôi)
● Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với
con người. (Hoài Chân)
● Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong
phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người.” (Đặng Thai
Mai)
● Chỉ có tác phẩm nghệ thuật nào truyền đạt cho mọi người những tình cảm mới
mà họ chưa từng thể nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực. (Lép-
Tôn-xtôi)
● Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)
● Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. (Nguyễn Tuân)

● Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình
về cuộc đời. (Sê - khốp)
● Một tác phẩm là kết quả của tình yêu, tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng, vì
một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn, sống và
viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu nhiệt huyết của mình cho
cuộc đời. (Lev Tolstoy)
● Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và
gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà)
● Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả.
Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác,
một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. (Nguyễn Đình Thi)
● Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ cũng dũng cảm
củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác
phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh
tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo
và tiến bộ của loài người. (Sô – lô - khốp)
● Văn chương chỉ thực hiện thiên chức cao đẹp là thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ con
người, làm lòng người được”trong sạch và phong phú” hơn. Văn chương níu giữ
tâm hồn khiến con người không sa xuống tầm thường, nhỏ nhen, bị sai khiến bởi
lòng ích kỉ. Văn chương giữ cho ta được là con người ngẩng cao giữa cuộc đời.
● Tôi không thể nào mường tượng nổi một nhà văn lại không mang trong mình
tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người
nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải,
một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung
quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm
thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt
qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững trước cuộc sống. (Nguyễn Minh
Châu)
● Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước
mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái luôn luôn thôi thúc các
nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng
của mình cho nhân loại. (L. Tôn-xtôi)
● Một tác phẩm thật giả trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một
tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh
mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công
bình... Nó làm cho người gần người hơn. (Nam Cao)
● Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu chính là “ngọc đọng”, là
“phiến kì nam” trong rừng trầm hương, là “tinh hoa” trong vườn phương thảo,
kết tinh nên tình cảm được hun đúc bằng tâm hồn người nghệ sĩ trước những
rung cảm của cuộc đời. (Leptonxtoi)
● Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và
gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà)
● Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất
người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người
thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. (Hoài Thanh)
● Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay
sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta
có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng
người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn. (Theo dòng, Thạch Lam)
● Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng. (CharlesDuBos)

● Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản
thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. (M. Go – rơ –
ki)
● Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng
đau khổ kia thoát ra từ những lầm than. (Trăng sáng – Nam Cao)
● Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại
chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.
(Nguyễn Văn Siêu)
● Nghệ thuật phải vừa giống vừa không giống cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc
đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là
nghệ thuật dối đời. (Tề Bạch Thạch)
● Nội dung của tác phẩm không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng lạnh lùng mà nó
gắn liền với cảm xúc mãnh liệt.
● Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất
người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người
thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. (Hoài Thanh)
● Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.
(Andecxen)
● Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ
thuật. (Nguyễn Tuân) (?!?!?)
● Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi. (Gớt)
● Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.
(Nguyễn Minh Châu)
● Thiên chức của nhà văn là phải suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm
hồn con người. (Nguyễn Minh Châu)
● Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ
những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. (Thạch Lam)
● Văn chương không chỉ là ngôn từ mà tác giả gửi gắm vào đó nỗi niềm cũng như
hiện thực cuộc sống mà còn ẩn chứa việc xây đắp tâm hồn con người. (Hoài
Thanh)
● Văn học là một cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. (Tchernyshevxki)

● Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cảnh cây héo khô, của chim muông què quặt, của
hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người.
(Nadimeflicmet)
● Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc
sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn
lóng lánh giọt nước mắt ở đời. (Trích trong Nhật ký của Nguyễn Văn Thạch)
● Nếu truyện Kiều là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả
đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ.(Nguyễn
Đăng Mạnh)
● Cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ
giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính
độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xóa được của
mình. (LLVH)
● Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra.
(Heghen)
● Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó
không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra
câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Belinxki)
● Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ
nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người.
(NGUYỄN MINH CHÂU)
● Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới
về nội dung. (LEONIT LEONOP)
● Văn chương không chỉ là ngôn từ mà tác giả gửi vào đó nỗi niềm cũng như hiện
thực cuộc sống mà còn ẩn chứa việc xây đắp tâm hồn. (Hoài Thanh)
● Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi đến ca dao Việt Nam, thơ
vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui
buồn ca loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế. (Hoài
Thanh)
● Văn học nghệ thuật không chỉ ngợi ca lòng cao thượng mà còn góp phần thúc đẩy
sự cao thượng vốn có của con người. (Nguyễn Hoàng Thu)
● Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả
một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó. (Nguyễn Minh
Châu)

Nhận định lí luận văn học về cuộc đời, thời đại, cuộc sống.
● Văn chương trở thành ký ức sống động của mỗi quốc gia. (Aleksandr
Solzhennitsyn)
● Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang,
các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi
xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hoá hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở
tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kỳ, ngôn ngữ hay màu da chúng ta
khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn
học cuối cùng là viết về trái tim con người. (Maxim Malien)
● Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc
sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn
lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” (Trích trong Nhật kí của Nguyễn Văn Thạc)
● Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại. (Ban – dắc)

● Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu)

● Văn học là một cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. (Tchernyshevxki)

● Chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có trường đời vô thường định mới dạy cho người ta
biết được những câu đẹp đẽ. (Nguyễn Tuân)
● Sức nặng của trang thơ, của những con chữ lại chính ở cuộc đời đầy nắng gió
ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến đó để ngôi bút viết lên từ thứ mực
chưng cất từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao thanh âm của mọi số phận.
● Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cảnh cây héo khô, của chim muông què quặt, của
hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người.
(Nadimeflicmet)
● Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó
không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra
câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Belinxki)
● Tôi mong họ dám ngoái đầu nhìn lại, mong họ có những đột phá về đề tài và bút
pháp, có thể dùng ngòi bút của một người “đỡ dậy kí ức của một dân tộc” (nhà
phê bình Tịnh Thy)
● Thi ca không phải là hình vuông, dù hình vuông đó có nằm trong bàn cờ người vô
cùng thâm hậu. Bởi vì thi ca không phải là nơi được xây cất để chứa đựng sự khôn
ngoan của con người. (Khuất Bình Nguyên)

Thơ
● Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. (Sóng Hồng)

● Thơ là tiếng lòng. (Diệp Tiếp)

● Thơ là người thư kí chân thành của trái tim. (Đuybralay)

● Trên đời có những thứ chỉ có thể giải quyết bằng thơ ca. (Maiacopxki)

● Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy. (Tố Hữu)

● Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. (Lưu Trọng Lư)

● Câu thơ phải luôn luôn bất ổn và xôn xao


Không thể nằm yên mà ngủ được nào.
(Chế Lan Viên)
● Tôi chưa có câu thơ nào
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười.
(Chế Lan Viên)
● Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang
ngủ. (Epvtusenko - nhà thơ Nga)
● Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở nghĩa tiêu dùng, nghĩa tư vị của nó, mà ở
diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ. (Chữ bầu lên nhà thơ -
Lê Đạt)
● Người dệt thảm mặc áo rách và cuộc đời xám xịt
Ấy thế nhưng cái nghề dệt mà, ta cứ dệt thảm hoa
Lật trái trang thơ may ra anh đọc được trên kia đời tôi một ít
Thơ không phản ánh đời mình thì nó cũng phản ánh những mùa hoa. (Chế Lan
Viên)
● Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. (Tố Hữu)

● Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người
và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình. (T Hu).

● Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong ý
thức của con người. (Chu VĂn Sơn - tiến sĩ, nhà phê bình văn học)
● Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ thơ ca mới mở được. (Nhê-
cơ-rê-xốp-nhà văn)
● Thơ là một sản phẩm của tâm hồn, trí tuệ con người mà tâm hồn và trí tuệ đó có
một tác động trở lại vào thực tại... Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống,
nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí
tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là
tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con
người. (Xuân Diệu)

● Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. (Ngô Thì Nhậm)

● Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc
sống (...) văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm
khác. Thơ chỉ chọn ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên
theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không hoàn toàn, nhưng thơ
thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích. (Nguyễn Đình Thi)

● Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một
khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời
tốt đẹp hơn, nhân tính hơn. (Nghĩ về thơ – Lê Đạt).

● Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay
Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây.
(Chế Lan Viên)
● Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để
làm vui cho sự cô độc của chính mình. (Selly)
● Vật liệu chính của thơ tôi không phải là con chữ mà là con âm. Và nếu như những
câu thơ tôi có một nghĩa nào đó thì là do các âm chữ hắt lên thành một thứ cầu
vồng trên mặt chữ mà thôi. (Dương Tường)
● “Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ là giải mã những giấc mơ”. (Hans Sachs)
● Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép.

● Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng.


Chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi!
● Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. (Cac Mac)

● Câu thơ hay như người con gái đẹp


Ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng.
● Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình
Những vui buồn đời ký thác cho anh.
● “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không
đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn
thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện
tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại”. (Lí luận văn học)
● “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương”. (Pauxtopxki)

● “Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ”. (Etga Pô)

● “Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Hômerơ đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ
vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui
buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”. (Hoài
Thanh)
● “Thơ chính là tâm hồn”. (M. Gorki)

● “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối
với các thi sĩ vẫn còn là điều bí mật”. (Trần Đăng Khoa)
● Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người
và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình
● “Người xưa trong ý có giấu những điều không thể nói ra, mới mượn vần thơ để
truyền đi những điều mình muốn nói. Nếu trong lòng không cảm xúc mà chỉ vẽ
vời lòe loẹt thì làm sao mà có thể có những vần thơ tuyệt diệu”. (Thẩm Đức
Tiềm)
● “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. (Xuân Diệu)

● “Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người”.
(William Wordsworth)
● “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong
kí ức của con người”. (Chu Văn Sơn)
● “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ. Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông
xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhấy của mình tìm được do phong cách
riêng của mình mà có”. (Tô Hoài)
● “Hội họa phải đạt được sự thấu hiểu qua tự thân nó, không cần tới giải thích, và
thi ca cũng vậy. Nếu một bài thơ hay một bức họa cần phải được giải thích thì đó
là thất bại trong giao tiếp”. (Lawrence Ferlinghetti)
● “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và
phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)
● “Hình thức cũng là vũ khí. Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí”. (Chế
Lan Viên)
● “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay giọt nước
mắt đắng cay”. (Raxun Gamzatốp)
● “Trí tuệ không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu
hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm chí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính
nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa”. (Jorge Luis Borges)
● “Thơ là hành vi của con người. Người cao thì thơ cũng cao. Người tục thì thơ cũng
tục. Một chữ cũng không thể che giấu. Thấy thơ như thấy người.” (Từ Tăng)
● “Làm thơ cũng như dùng binh, cẩn thận với địch thì thắng. Mệnh đề tuy dễ,
không thể sơ suất hạ bút. Không đem hết công phu làm sao đến được chỗ hồn
nhiên biến hóa”. (Tạ Trăn)
● “Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó
buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng
tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc”.
(Hegel).
● “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư
tưởng”. (Bêlinxki)
● “Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi
trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý
nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý
nghĩa”. (Bạch Cư Dị)
● “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.”(Ngô Thì Nhậm)

● “Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang
ngủ.” (Eptusenko)
● “Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong
kí ức của con người.” (Chu Văn Sơn)
● “Thơ là thư kí chân thành của trái tim.” (Duy bra lay)

● “Thơ là bà chúa của nghệ thuật.” (Xuân Diệu)

● “Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.”
(Nhêcơraxop)

● “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm.” (Leonardo Da Vinci)

● “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ.” (Maiacopxki)

● “Xây một tập thơ là phá một nhà tù”. (Trần Dần)

● Muốn câu thơ còn có thể đi xa

Tôi phải học rất nhiều, lúc vui đùa, khi nghiêm khắc.
Học ở những nghệ nhân Kubatri lòng kiên nhẫn,
Và những bác thợ cả trong làng lòng tận tụy với nghề.
Những phép tắc mà người dân miền núi nào cũng biết.
Đừng gả chồng cho con gái khi chưa đến tuổi trưởng thành!
Đừng cởi giầy khi chưa đến bờ suối!
(TÁC PHẨM DANGEXTAN CỦA TÔI)

● Tâm hồn tôi còn ẩn náu sâu hơn, kín đáo hơn những cái xương, cột sống, lá phổi
của tôi. Nhưng những tia sáng Thơ ca đã rọi chiếu qua tôi, và mỗi một rung động
nhỏ trong tâm hồn tôi trở thành cái mọi người đều biết. Tâm hồn tôi như đặt
trong lòng bàn tay trần, những tia sáng huyền diệu của Thơ ca chiếu tới, và mọi
người nhìn thấu qua tôi. (TÁC PHẨM DANGEXTAN CỦA TÔI)

● “Thơ là rượu của thế gian.” (Huy Trực)

● “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhất của
mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có.” (Tô Hoài)
● “Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ”. (Jorge Luis
Borges)
● “Đừng dùng điện thoại. Người ta hiếm khi sẵn sàng trả lời nó. Hãy dùng thi ca”.
(Jack Kerouac).
● “Thi ca là những hình vẽ vĩnh cửu trong trái tim của tất cả mọi người”.
(Lawrence Ferlinghetti)
● “Trong lòng có điều gì, tất hình thành ở lời, cho nên thơ nói chí vậy”. (Phan Phu
Tiên)
● “Thơ không thể làm không vì mục đích gì cả. Thử xem những bài thơ hay của
người xưa, có bài thơ nào mà không vì mục đích gì không?” (Tiết Tuyết)
● “Thơ của một người bình dị hay tân kỳ, nồng hậu hay đạm bạc, không phải là
mỗi bài mỗi câu đều hạn chế trong một thể cách. Có thể nào chỉ lấy một cái lông
mà định đoạt cả con báo ư?” (Ngô Lôi Phát)
● “Thi ca là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người. Thi ca là cái bóng được
chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng”. (Lawrence Ferlinghetti)
● Chỉ thế thôi ư? Ta còn mơ ước
Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời
Những vần thơ cùng du hành vũ trụ
Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui
(Xuân Quỳnh)
● “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire)

● Là nhà thơ nên hay nghĩ hay lo


Người chưa khổ thì anh đã khổ
Tim mang nặng những sầu thương vạn cổ
Anh khóc than ngay trước cổng Thiên đường.
(Anh Ngọc)
● Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. (Biêlinxki)

● Làm người thì không nên có cái tôi, như làm thơ thì nên có cái tôi. (Viên Mai)

● Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí.

● Thơ như đôi cánh nâng tôi bay


Thơ là vũ khí trong trận đánh
(Raxun Gamzatov)
● Công phu của thơ là ở ngoài thơ. (Lục Du)

● Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ


Vì thương người lắm, mới say thơ
(Lưu Trọng Lư)
● tôi nhặt nhạnh li ti bụi chữ
đốt lò tâm linh chơi trò chơi luyện thơ
(Nguyễn Duy)
● Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn.
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh
Và đôi mắt em như hai giếng nước.
(Văn Cao)
● Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ
thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là
đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình –
nghĩa là trở thành nhà thơ. (Raxun Gamzatốp)
● Sức nặng của trang thơ, của những con chữ lại chính ở cuộc đời đầy nắng gió
ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến đó để ngôi bút viết lên từ thứ mực
chưng cất từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao thanh âm của mọi số phận.
● Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá
thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái
tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh
phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải
đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. (Xuân
Diệu)
● Sức nặng của trang thơ, của những con chữ lại chính ở cuộc đời đầy nắng gió
ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến đó để ngôi bút viết lên từ thứ mực
chưng cất từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao thanh âm của mọi số phận.
● Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi. (Puskin)

● Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống nhưng phải đi qua một tâm hồn, và
khi đã đi qua như vậy, tâm hồn trí tuệ ấy phải in dấu vào đó sự thật sâu sắc, càng
cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng,
đồng khí tương cầu, của những con người. (Xuân Diệu)
● Thơ khác kinh cầu. Nó không tạo ra những cơn mê tập thể, nó không ru rín mà
nó mê hoặc con người bằng sự thức tỉnh. Thơ chỉ dành cho từng người một. Và
khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đang đồng hiện với một giáo đường.
Vì vậy có thể coi một người đọc thơ như nghìn người đọc kinh.
● Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái
cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu
hình nó thức dậy được những vô hình bao la. (Nguyễn Tuân)
● Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức “cô
đúc” để rồi phát nổ bằng một hình thức ngôn từ “tổng hợp kết tinh” có vần hoặc
có điệu. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy “đã được ủ thành
men và bốc lên đầm say” đến mức mê say trong tâm hồn thi sĩ. (Chế Lan Viên)
● Thi ca bất lực trước cái chết nhưng lại có thể xoa dịu nỗi đau của con người trước
sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người. (Võ Tấn Cường)
● Thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc. (Trong thơ có tính nhạc, tính hoạ)

Quá trình tip nhn


● Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả. (M.
Go-rơ-ki)
● Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn để
thâm nhập vào tác phẩm. (Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp)

NGH LUN XÃ HI

Trích dẫn kinh điển cho NLXH.


● Lời xin lỗi, cứ mỗi lần bị trì hoãn, nó lại càng trở nên khó khăn hơn để nói ra, và cuối
cùng là không thể. (Cuốn theo chiều gió)
● Khó khăn sẽ tạo nên hoặc hủy hoại một con người. (Cuốn theo chiều gió)
● Tất cả chúng ta đều là những bình nước nóng có suy nghĩ, có ước mong được sưởi
ấm cho người mình yêu. (Thế giới dịu dàng đến thế)
● "Chỉ có những kẻ thực sự dám thì mới có thể bay" (Chuyện con mèo dạy hải âu bay -
Luis Sepúlveda)
● Mọi thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước và sáng suốt
hơn thế hệ sau (George Orwell)
● Nước mắt so với tiếng cười vẫn thường chân thật hơn, khiến cho người ta ghi khắc
lâu hơn. Bạn có thể sẽ không nhớ ai đã từng cười với bạn, nhưng chắc chắn sẽ nhớ kỹ
người đã từng khóc vì bạn. (Song Diện An Khả - Ái Như Yên Hoa)
● Không phải là người khổng lồ mới là người dũng cảm. Mà người dũng cảm mới là
người khổng lồ. (Tiếng chim hót trong bụi mận gai)
● Thời gian này quý giá nhất không phải thứ không có được hay mất đi. Mà là hạnh
phúc đang nắm giữ. (Tôi nghe tiếng em thầm gọi)
● Điều có ý nghĩa trong cuộc sống không phải là điều xảy ra với bạn mà là điều bạn
nhớ và cách bạn nhớ về nó. (Trăm năm cô đơn)
● Kiêu căng và kiêu hãnh là hai điều hoàn toàn khác nhau, mặc dù cả thế giới thường
dùng nó như một cách đồng nghĩa. Một người có thể tự hào nhưng không kiêu căng.
Kiêu hãnh liên quan nhiều hơn về ý kiến của chính bản thân chúng ta, kiêu căng là
những gì người khác nghĩ về chúng ta. (Kiêu hãnh và định kiến)
● Đứa trẻ nào sinh ra cũng có phẩm chất tốt. Cùng với sự trưởng thành những phẩm
chất đó bị phá hỏng bởi môi trường xung quanh và ảnh hưởng của người lớn. Vì vậy,
phải tìm ra "phẩm chất tốt" ở đứa trẻ, phát triển những phẩm chất đó, giúp đứa trẻ
trở thành một người có cá tính. (Totto Chan bên cửa sổ)
● Mỗi chúng ta đều mất một thứ gì đó quý giá với chính mình, nó làm ảnh hưởng đến
sự phán đoán của bản thân. (Bố già)
● Một người đàn ông không dành thời gian cho gia đình, không bao giờ có thể trở
thành một người đàn ông thực sự. (Bố già)
● Ngày mai là một ngày mới. (Cuốn theo chiều gió)
● Cái gì tồn tại có lý, cái gì có lý là tồn tại. (Hêghen)
● Những thứ vào miệng con người không độc hại xấu xa. Xấu xa, độc hại là những thứ
từ miệng họ tuôn ra. (The Alchemist)
● Hãy cố gắng bằng mọi cách khi còn có thể nhưng khi không còn cách nào nữa thì
hãy quên đi. (Khải hoàn môn)
● Đừng quá lo lắng về mọi điều xung quanh bạn, chỉ cần bạn nỗ lực và cố gắng để trở
thành một bản thân tốt hơn. Mọi thứ xung quanh bạn tự ắt sẽ được an bài và trở nên
tuyệt vời hơn cùng với bạn. (Nhà giả kim)
● Chỉ khi bạn có một khao khát, một ước mơ mãnh liệt cũng như cố gắng hết sức để
đạt được ước mơ đó, thì vũ trụ sẽ đáp lại mong muốn sâu thẳm trong tâm hồn bạn.
(Nhà giả kim)
● Để sống tốt hơn, đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn.
(Cho tôi xin một vé về tuổi thơ)
● Khi nào người đàn ông còn sa đọa vì bán sức lao động, khi những người đàn bà còn
trụy lạc vì đói khát thì cuốn sách này còn có ích. (Những người khốn khổ - Victor
Hugo)
● Điều khiến sa mạc trở nên đẹp đẽ, là bạn không biết nó ẩn giấu hồ nước mùa xuân ở
nơi nào. (Hoàng tử bé – Antoine de Saint-Exupéry)
● Tiếng cười là ánh nắng, nó xua tan mùa đông lạnh lẽo trên gương mặt loài người.
(Những người khốn khổ - Victor Hugo)
● Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận, vì những
tháng năm đã sống hoài, sống phí. (Thép đã tôi thế đấy – Nikolai A.Ostrovsky)
● Có mắt mà không nhìn thấy vẻ đẹp, có tai mà không thấy điều hay, có trái tim mà
không thấy chân lý, chưa cảm kích thì chưa cháy hết mình. (Totto-chan bên cửa sổ)
● Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn
chạy được số phận. (Héc-to từ biệt Ăng-đro-mác Hô-me-rơ)
● Một phần bản tính của chúng ta là yêu thương và lương thiện. Một phần bản tính
của chúng ta là khao khát được hiểu biết nhiều hơn nữa và luôn học hỏi. (Về chính
chúng ta - Các-lô Rô-ve-li)
● Tôi đã chọn lối mòn ít có ai đi,
Và điều đó đã làm đổi thay tất cả.
(Con đường không chọn - Rô-bớt Phờ-rót)
● Thế giới luôn có cách để đánh gục tất cả mọi người và sau cùng, nhiều người đã trở
nên mạnh mẽ hơn ngay tại những điểm đã từng bị vỡ. (Ernest Hemingway)
● Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi. (Một đời như kẻ tìm đường -
Phan Văn Trường)
● Là trẻ con, đôi khi ta nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn. (Nguyễn Ngọc Tư)
● Cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của
mình. Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin
rằng nếu bạn thực sự biết hưởng thụ, bạn luôn biết mình đã sống rất lâu. Nếu đã biết
trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật lâu? (Phạm Lữ Ân)
● “Chúng ta biết rằng khi giận thì không nên phản ứng, nghĩa là không nên nói,
không nên làm bất cứ điều gì. Khi giận mà nói năng hay hành động là không khôn
ngoan. Ta phải trở về tự thân để chăm sóc cơn giận của mình.” (Thiền sư Thích
Nhất Hạnh)
● “Khi người ta lớn, niềm vui và nỗi buồn cũng lớn lên theo. Trong những giấc mơ của
tôi, không chỉ có châu chấu, chuồn chuồn như những ngày thơ bé. Đã có bão giông
theo về trong những đêm gió luồn qua mái lá. Ờ, ngay cả những giấc mơ cũng lớn
lên đó thôi.” (Nguyễn Nhật Ánh)
● “Con trở thành công chúa mà chẳng cần tới sự giúp đỡ của bà tiên. Con tỏa sáng bởi
chính những cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mình”. (Tớ thích
cậu hơn cả Harvard)
● Sự sống đẹp đến nỗi cái chết đã phải lòng nó.
● Sống như một thứ bổn phận trời dúi vào tay, cầm thì khổ mà không cầm thì áy náy.
(Nguyễn Ngọc Tư)
● Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng. (Ngạn ngữ Anh)
● Sự nỗ lực mà bạn có ngày hôm nay là sức mạnh bạn có vào ngày mai. (Robert Tew)
● Cách tốt nhất để cổ vũ tinh thần cho bạn là cổ vũ những người xung quanh. (Mark
Twain)
● Cội nguồn của hạnh phúc là sự biết ơn hoàn cảnh. (Zig Ziglan)
● Một trái tim mạnh mẽ nhất là trái tim chứa nhiều vết sẹo nhất. (Jeff Hood)
● Điều duy nhất tệ hơn việc bắt tay vào làm và thất bại là chẳng làm gì cả. (Seth
Godin)
● Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
(Một khúc ca - Tố Hữu)
● Tôi không tưởng tượng được một kẻ có thể thành công mà không phải trả giá cho
cuộc đời may rủi này mọi thứ anh ta có. (Walter Cronkite)
● Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê.
(Nick Vujicic)
● Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê. (Ngạn ngữ Tây Ban
Nha)
● Ai điều khiển được lòng say mê của mình thì đó là ông chủ. (Ngạn ngữ Nga)
● Đam mê tái tạo thế giới cho tuổi trẻ. Nó khiến mọi thứ trở nên sống động và đáng
kể. (Ralph Waldo Emerson)
● Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành
trong bão táp. (W.Got)
● Hãy sống tốt đẹp đi và nhớ rằng, mỗi ngày có một đời sống riêng cho nó thổi
(Seneca)
● Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc sống được
làm bằng thời gian. (Franklin)
● Chúng ta có bốn mươi triệu lý do về sự thất bại nhưng không có một lời bào chữa
nào. (C.Xanbot)
● Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình. (Goethe)
● Đừng để đến ngày mai những việc gì anh có thể làm hôm nay. (Lord Chesterfield)
● Nếu không thể là một bông hoa đẹp thì hãy là một bông hoa thơm! (Bơ đi mà sống –
Mèo xù)
● Hạnh phúc là nước hoa – bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương
vài giọt lên chính mình. (Hạt giống tâm hồn)
● Nhưng hơn ai hết, tôi biết không có gì vĩnh viễn. Sự biết này làm tôi hay buồn, khi ta
ngồi cạnh nó, ta ở trong nó, cùng với nó, nghe thấy, chạm được nó, nhưng ta cũng
đang mất nó, từ từ – (Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư)
● Phụ bạc luôn len lỏi trong máu của mỗi người. Và những cuộc bỏ rơi nhau vẫn đang
xảy ra ở đâu đó. (Gáy người thì lạnh - Nguyễn Ngọc Tư)
● Khoảnh khắc đó tôi đã biết âm thanh đẹp nhất của cuộc sống là tiếng của một người
nói yêu một người. (Khói trời lộng lẫy – Nguyễn Ngọc Tư)
● Có vẻ khó tin, khi một người nghĩ rằng, chỉ cần mình hết lòng yêu thương, thì sẽ
được đền đáp xứng đáng. Có vẻ buồn cười. (Cánh đồng – Nguyễn Ngọc Tư )
● Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. Dường như có vài thứ giống
vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa... lúc đẹp là lúc mất.
Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp...
● Rất nhiều người sống trên đời cũng mang theo một hoặc nhiều câu hỏi mà không
được trả lời. Cuộc sống là gì mà thê lương vậy? (Sông – Nguyễn Ngọc Tư)
● Bà già bán khói cũng nói, sống là một thứ bổn phận trời dúi vào tay, cầm thì khổ mà
không cầm thì áy náy – (Sông– Nguyễn Ngọc Tư)
● Con người trừng trị thiên nhiên bằng cách hạ nhục nó, hủy hoại nó. Còn thiên nhiên
trả thù bằng cách nào em biết không? Nó biến mất (Khói trời lộng lẫy – Nguyễn
Ngọc Tư)
● Mỗi lần rời khỏi một nơi nào đó, thật khó để phân biệt, chúng tôi bỏ đi hay chạy
trốn. (Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư)
● Có một thứ không bao giờ khuất phục trước số đông, đó chính là lương tâm của con
người. (Harper Lee)
● Mỗi câu chuyện đều có những đớn đau khác nhau, càng đớn đau lại càng lộng lẫy,
càng lộng lẫy lại càng ám ảnh đến kinh người. (Gió lẻ và 9 câu chuyện khác –
Nguyễn Ngọc Tư)
● Ca tụng thành công là điều tốt, nhưng lưu tâm thất bại mới là điều quan trọng hơn.
(Bill Gates)
● Hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở. (Nam Cao)
● “Lồng ngực của chúng ta đủ rộng rãi nhưng chính tâm hồn ta mới là thứ đang rỉ sét.
Hãy khám phá thế giới bên trong một cách không mệt mỏi, và hạ trại mỗi ngày một
gần chân trời phía tây hơn.” – Henry David Thoreau.
● Khi con người ta trông thiện lương hơn thì không phải vẻ mặt mà chính tâm hồn
của họ vừa được lau chùi. (Tôi là Bêto - Nguyễn Nhật Ánh)
● Ông trời nhiều khi hay chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống
cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ
quay quắt. (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
● Nếu như chúng ta mở lời thì có thể sẽ bị từ chối, nhưng nếu không mở lời thì sẽ
không bao giờ được đồng ý. <viên quản ngục xin chữ người tử tù Huấn Cao/ các đề
về tình yêu, sự lựa chọn>
● “Mẹ ơi, đáng lẽ con không nên được sinh ra trên đời này”
“Ai đã ở trên đời , thì tức người đó xứng đáng được sinh ra con ạ. Con cũng thế”
(Cây cam ngọt của tôi – José Mauru de Vasconcelos)

Nhng câu th cho bài ngh lun xã hi:


"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

"Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn


Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại"
(Vội vàng - Xuân Diệu)

"Có gì đẹp trên đời hơn thế


Người yêu người sống để yêu nhau"
(Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu)

"Hãy biết yêu thương lấy những manh áo cũ


Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua…"
(Áo cũ - Lưu Quang Vũ)
"Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh".
(Lá xanh - Nguyễn Sĩ Đại)

"Ví không có cảnh đông tàn


Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thèm hăng."
(Tự khuyên mình - Hồ Chí Minh)

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng


Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai!"
(Tự sự - Lưu Quang Vũ)

Các hi chng tâm lý có th vn dng trong NLXH:


● Hi chng Quasimodo là rối loạn mặc cảm ngoại hình, hay còn gọi là hội chứng
mặc cảm ngoại hình, là một hội chứng rối loạn tâm thần vô cùng nguy hiểm. Tuy
nhiên nếu không hiểu về nó, ta sẽ không biết nạn nhân đang đối mặt với những
gì mà chỉ nghĩ đơn giản là họ quá “điệu”. Người bệnh sẽ bị ám ảnh quá mức về
các khiếm khuyết trên cơ thể mình. Đôi khi họ còn cố lần mò tìm ra cho bằng
được điểm xấu xí. Hoặc thậm chí là…tưởng tượng ra chúng. Bệnh nhân thường soi
gương rất nhiều. Họ luôn cố gắng tìm ra một góc độ để khiếm khuyết của mình
không bị phát hiện. Họ từ chối mọi lời mời chụp ảnh để tránh các khiếm khuyết
đó bị bắt gặp trong bức ảnh. Họ luôn chăm chút ngoại hình của mình một cách
thái quá.
● Hi chng Adele hay còn gọi là hội chứng “ám ảnh tình yêu”. Đây là một hội
chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Bệnh nhân mắc hội chứng này bị ám ảnh
về tình yêu. Họ khao khát tình yêu và sự lãng mạn về một mối tình hoàn toàn
không có sự hồi đáp. Các triệu chứng của bệnh giống với bệnh trầm cảm nghiêm
trọng. Tuy nhiên, hội chứng này có thể nguy hiểm hơn nhiều. Họ có thể ngược
đãi, tự lừa dối bản thân, hy vọng hão huyền, tự nguyện hy sinh. Họ bỏ qua lời
khuyên của người thân, bạn bè, hành động liều lĩnh. Ngoài ra họ cũng mất đi sự
quan tâm với những chủ đề và hoạt động khác.
● Rối loạn đa nhân cách hay còn gọi là “Rối loạn phân tách nhân dạng”. Đây là rối
loạn thần kinh hiếm có. Bệnh nhân phân chia nhân cách của mình và cho rằng có
rất nhiều người khác nhay trong cơ thể của mình. Những cá nhân này có thể có
giới tính, độ tuổi, quốc tịch, khí chất, khả năng tinh thần, thế giới và thậm chí là
tất cả các loại bệnh tật khác nhau. Nguyên nhân của hội chứng này là do chấn
thương tâm lý trầm trọng trong thời thơ ấu: vì mục đích bảo vệ tâm lý, đứa trẻ
bắt đầu cho rằng những gì đang xảy ra với chúng thực ra là đang xảy ra với người
khác.

Lời tâm sự của nhà văn đạt giải Nobel:


- Sự khiêm tốn và nhún nhường là lý tưởng cho đời sống thường nhật của một
người, nhưng trong sáng tác văn học thì sự tự tin tối đa và sự cần thiết tuân theo
bản năng lại là điều cốt lõi. (Mạc Ngôn - Nobel Văn học 2012)
- Độc giả biết về cuốn sách nhiều hơn chính tác giả. Giữa cuốn tiểu thuyết và người
đọc diễn ra một hiện tượng giống như thao tác tráng ảnh thời chưa có kỹ thuật
số. (Patrick Modiano - Nobel Văn học 2014)
- Chúng ta phải mở rộng thế giới văn chương chung của mình để bao gồm nhiều
tiếng nói hơn đến từ bên ngoài những vùng an toàn của các nền văn hoá thế giới
thứ nhất thượng tầng của chúng ta. (Kazuo Ishiguro - Nobel Văn học 2017)
- Những bài thơ mà tôi tâm huyết suốt đời thuộc kiểu tôi đã miêu tả, chúng có mối
liên kết thân mật với người nghe hoặc người đọc - họ nhận mọi tâm sự, những
tiếng than thở và đồng cảm. (Louise Gluck - Nobel Văn học 2020)
- Văn học là một loại lục địa mà tôi vô thức đặt ở vị trí đối lập với môi trường xã hội
của mình. Và tôi quan niệm viết chính là biến đổi hiện thực. (Annie Ernaux -
Nobel Văn học 2022)

Các hiu ng tâm lý có th dùng trong khi vit:


● Hiệu ứng đám đông.
● Hiệu ứng cánh bướm.

Dn chng:
● VÔ CM:
○ Cậu bé Trevor trong bộ phim "Đáp đền tiếp nối" (Pay it forward), khi thầy
giáo ra đề bài: "Một ý tưởng làm thay đổi thế giới", cậu đã đưa ra một dự
án: Khi ai đó giúp đỡ bạn, xin đừng trả ơn mà hãy làm ơn cho 3 người khác
và 3 người sẽ giúp 9 người, 9 người sẽ giúp 27 người, cứ thế mà tiếp nối và
mọi người sẽ mang lại điều tốt cho nhau. Thế giới sẽ thay đổi!
○ Theo kết quả của hãng khảo sát quốc tế Gallup công bố cuối tháng 11/2012,
chỉ có 40% số người Việt Nam được hỏi cho biết, họ trải qua nhiều cảm xúc
trong một ngày. Với tỉ lệ này, Việt Nam xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng
những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc (vô cảm) nhất, sau các quốc gia
và vùng lãnh thổ như Nga, Madagascar, Belarus, Nepal…
○ Bé gái 2 tuổi Vương Duyệt Duyệt bị hai chiếc xe tải khác nhau cán trên
đường tại một khu chợ nhộn nhịp ở TP Phật Sơn, miền Nam Trung Quốc.
Theo camera do máy quay an ninh ghi lại, ít nhất 18 người đi bộ hoặc đạp xe
qua mà không dừng lại giúp bé, dẫn đến cái chết một cách thảm thương ->
Vô cảm dẫn đến tội ác.
● Nicholas Winton:
Trong thế chiến thứ II, đã cứu sống hàng trăm đứa trẻ Do Thái từ trong đống xác
người. Giữa loạn lạc chiến tranh, ông đã âm thầm giúp đỡ 669 trẻ em Do Thái
chạy thoát khỏi doanh trại của phát xít Đức, sắp xếp 8 chuyến tàu đưa các em đến
nước Anh và dùng tất cả tiền tiết kiệm của mình để giúp những đứa trẻ đó tìm
được gia đình mới, chỉ với mong muốn là để chúng được sống tiếp. Một mình ông
đã âm thầm làm điều đó, và sau này câu chuyện của ông đã khiến cả thế giới phải
ngả mũ xúc động.
● Anna Pavlova:
Nghệ sĩ múa ba lê nổi tiếng, là người đã nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật của mình
đến những giây phút cuối đời. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà yêu cầu người
ta mặc cho bà bộ váy bà vẫn mặc khi biểu diễn vở "Cái chết của con thiên nga".
Vào đêm diễn ra các buổi biểu diễn tiếp theo, trên sân khấu ở Hague, người ta để
duy nhất một chiếc đèn tỏa ánh sáng xuống một điểm dành cho diễn viên ba lê để
tưởng nhớ Anna Pavlova. Vòng tròn ánh sáng trống không như muốn nói lên
rằng: Sân khấu ba lê thế giới đã chịu một mất mát lớn lao như thế nào khi phải
vĩnh biệt một nữ hoàng của nó.
● Oki Toshiyuki:
Cụ ông Oki Toshiyuki, du khách Nhật Bản đã liên tục nói lời xin lỗi, nhận sai về
mình - mặc dù bị người lái xích lô "chặt chém" 2,9 triệu cho một cuốc xe khoảng
5 phút khi đi du lịch tại TP.HCM. "Lỗi là tại tôi không hỏi giá trước". Khi biết gia
cảnh khó khăn của người lái xích lô, ông cũng không muốn lấy lại số tiền đã mất
và vẫn tin rằng, người đàn ông trên có lý do khó nói nên mới phải hành động như
vậy. Lâu nay, với người Nhật xin lỗi được xem là văn hóa, nó thể hiện đức tính
khiêm tốn của con người. (Trong mỗi một vụ việc xảy ra, dù nguyên nhân do ai,
nhưng ban đầu người Nhật vẫn cúi đầu, nhận lỗi về mình: "Để cái sai xảy ra, lỗi
trước hết là do bản thân".)
● Starbucks:
Hình ảnh và thiết kế cửa hàng là nhân tố tạo nên sự khác biệt của Starbucks,
cũng chính điều này làm khách hàng nghĩ rằng "Starbucks luôn đi trước một
bước" - đó là nhận định của CEO Howard Schultz khi nói đến thiết kế hình ảnh
thương hiệu Starbucks. Khi sáp nhập với Giornale, Starbucks đã thiết kế lại toàn
bộ các cửa hàng, và sử dụng hình ảnh minh họa để nhấn mạnh tính độc đáo của
mỗi loại cà phê nguyên hạt. Mỗi loại tem gợi lên những khía cạnh văn hóa khác
nhau của từng nước, khắc hoạc hệ thực vật bản xứ. Vào thời điểm đó, ý tưởng này
của CEO Howard là hoàn toàn độc nhất, tạo được hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, thu
hút được khách hàng.
● 3 chàng lính cu ha:
Người ta cứ mải miết đi tìm những hình tượng anh hùng đâu xa, những vị thánh
nhân dường như chẳng tồn tại mà quên đi rằng những con người tử tế và dũng
cảm luôn hiện diện trên mảnh đất này bằng xương bằng thịt. Gần đây, người ta
không khỏi xót xa trước hành động anh dũng của ba người lính cứu hỏa ở Hà Nội
đã liều mình giải cứu những người mắc kẹt trong đám cháy của quán karaoke để
rồi người đã được cứu sống nhưng các anh chẳng tiếc bỏ lại “đời xanh” của mình
trong ngọn lửa hung tàn. Hành động của các anh xuất phát từ một tấm lòng yêu
nước, thương dân, hành động tử tế và đầy quả cảm của “ba chàng lính ngự lâm”
trẻ đã gây sức lan tỏa vô cùng lớn đến với cộng đồng. Người ta không chỉ tiếc
thương cho những con người anh hùng mà còn là một lời nhắc đầy thấm thía đến
ý thức cộng đồng: “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai.
● Người cha Đinh Minh Nhật:
Người ta nghĩ rằng: Hai mươi năm để đi tìm cái tôi là quãng thời gian lâu nhất.
Thế nhưng để đi tim được lòng từ bi và sự tử tế có khi người ta phải đi đến cả đời
người. Chưa bao giờ là dễ dàng để nuôi nấng một đứa trẻ, bỏ ra sự nhẫn nại và
kiên trì để đồng hành cùng con suốt một đời dài. Thế nhưng, lại có người đàn
ông, người cha Đinh Minh Nhật sẵn sàng cưu mang, nuôi nấng cho cả trăm đứa
trẻ từ nhỏ đến lớn, thậm chí còn chẳng mang chút quan hệ huyết thống nào với
mình. Hai mươi năm ròng miệt mài làm lụng, dè sẻn từng miếng ăn để chăm lo
cho những người con trong mái ấm Guise do chính ông lập nên, hai mươi năm
vất vả đến nay đã nhận nuôi 131 người con và đã là chỗ bấu víu cho hàng trăm
tương lai Việt.
● Hành động đẹp của tay cơ Trần Quyết Chiến:
Tầm vóc của một người không được quyết định bởi anh ta cao to hay giàu có bao
nhiêu mà tầm vóc thực sự của một người được ẩn náu trong “trái tim” của sự tử
tế. Ở kỳ seagame 31, sau khi giành chiến thắng cách biệt trước tay cơ kỳ cựu Efren
Reyes, đáng lẽ ở khoảng khắc ấy người ta thông thường sẽ tôn vinh cho ánh hào
quang của chiến thắng của bản thân mình. Tay cơ người Việt đã có cái cúi đầu đầy
kính trọng trước tay cơ người Philippines. Điều này không làm cho con người ta
“lớn lên” mà còn có sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ nhằm tạo ra một cộng đồng tử
tế để hướng đến một đất nước nhân văn và cao cả hơn.
● Tha th và chuc li:
Thay vì trừng trị những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ).
Trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu:
“Chúng tôi không ác tâm với bất kì ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc
của mình để hàn gắn đất nước”
● Môi trng:
1. Ăn chay.
○ Theo báo cáo năm 2006 của Tổ chức Liên Hiệp và Lương thực Liên Hiệp
Quốc, hiện tượng hiệu ứng nhà kính diễn ra trên toàn cầu do ảnh hưởng của
ngành chăn nuôi là 18%.
○ Việc ăn thịt không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến biến đổi khí hậu, việc sử
dụng quá nhiều nước và đất trong chăn nuôi còn gây ảnh hưởng đến sự đa
dạng sinh vật, khiến một số loài sinh vật trong đất và nước không còn khả
năng sinh tồn.
○ Ước tính, mỗi phút trên thế giới có tới 8000m2 đất rừng nhiệt đới bị triệt
phá cho các hoạt động chăn nuôi gia cầm, gia súc. Chỉ riêng trong giai đoạn
2000 - 2005, diện tích rừng nhiệt đới Amazon bị chặt phá đã lên tới 65 -
70%. Trong những năm gần đây, khu vực này cũng liên tục bị báo động bởi
các nạn cháy phá rừng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh quyển cũng như
tình trạng ô nhiễm toàn cầu.
○ Từ những tác hại của việc ăn thịt tác động sâu sắc tới môi trường, những năm
gần đây trong giới trẻ nổi lên làn sóng ăn chay để bảo vệ môi trường, bảo vệ
động vật. Trên các nền tảng mxh ngày càng xuất hiện nhiều video hướng dẫn
làm đồ chay giả thịt, các quán ăn chay xuất hiện ngày càng nhiều, càng ngày
càng có nhiều bạn trẻ tham gia ăn chay để bảo vệ môi trường.
2. Chiến dịch Giờ Trái Đất:
Do quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng của
62 quốc gia, hướng đến con số 1 tỉ người trên 10 000 thành phố tham gia.
Tất cả tắt đèn vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 lúc 20h30p để ủng hộ
các hoạt động nhằm giảm thiểu những nguy cơ của biến đổi khí hậu toàn
cầu.
3. Thời trang nhanh, trend dùng đồ secondhand của gen Z hiện nay.
Rất nhiều các bạn trẻ ngày nay ưa chuộng xu hướng dùng đồ Secondhand
(đồ đã qua sử dụng một lần) để góp phần bảo vệ môi trường chung, giảm
lượng rác thải từ ngành thời trang, tái chế các quần áo, sản phẩm vẫn còn
khả năng tận dụng,...
Dn chng t các loài vt:
1. Cá hồi đỏ ở Canada.
Cứ 4 năm một lần, vào tháng mười ở đoạn sông Adams - British
Columbia (Canada), hàng triệu con cá hồi đỏ từ Thái Bình Dương bơi ngược
dòng lên đến đoạn sông nơi chúng sinh ra để đẻ trứng. Chúng trải qua một
hành trình vượt thác không hề dễ dàng. Nếu không vượt qua được chúng sẽ
vào bụng gấu. Nhưng nếu vượt qua được lại chịu kiệt sức và duy trì những
phút giây cuối cùng để duy trì nòi giống.
→ Bài học về sự vượt lên trên khó khăn bằng sự nghiêm túc. Dù đã biết
bản thân sẽ không nhận được kết quả tốt đẹp vẫn cố gắng nỗ lực hết mình,
sống trọn vẹn trong từng phút giây. Bên cạnh đó còn là bài học về sự biết ơn
nơi mình từng sinh ra. Dù cách bao lâu, bao xa thì quê hương vẫn là nơi để
chúng ta quay về, để vỗ về mỗi người.
2. Sa.
Sứa là một loài động vật với cấu tạo đơn giản. Chúng không có xương,
không có não và cũng không có tim. Với ngoại hình trong suốt đầy đặc biệt
của mình, sứa có những chiếc xúc tu chứa hàng ngàn sợi lông dạng xoắn
giống như những chiếc gai có chứa nọc độc.
→ Loài sứa cũng giống như mỗi người trong xã hội. Vẻ bề ngoài chưa
thể đánh giá toàn vẹn con người, điều chúng ta cần là quan tâm giá trị ẩn
chứa bên trong. Đừng chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài trong suốt mà vội đánh giá
bên trong chúng chứa đựng điều gì. Chính vì thế, đừng nhìn nhận con người
chỉ qua vẻ bề ngoài.
3. Chú cá voi cô đơn nhất thế giới.
Chú cá voi với tiếng kêu ở tần số bất thường, lên đến 52Hz. Trong khi
đó ở những loài cá voi khác, ví dụ như cá voi xanh, tần số tiếng kêu của nó
là từ 10-39Hz và con số này là 20Hz đối với cá voi vây. Chính vì tần số quá
đặc biệt nên 52Hz không được đồng loại của mình "lắng nghe". Tiếng kêu
của nó chẳng bao giờ có lời hồi đáp từ những chú cá voi xung quanh. Thế
nhưng suốt thời gian qua từ khi được phát hiện, chú cá voi này vẫn ngày
ngày miệt mài cất tiếng gọi mong đợi một người bạn. Tuy nhiên 52Hz vẫn
sống sót và trưởng thành đến tận bây giờ.
→ Chú cá voi cô đơn là minh chứng về sự lạc quan và niềm tin trong
cuộc sống. Có đôi lúc con người ta cảm thấy cô đơn, không một ai có thể
hiểu được mình, không ai chia sẻ cùng mình thì đó vẫn không phải là tất cả.
Ta vẫn được quyền hy vọng đặt niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
4. c sên.
Ốc sên là loài động vật di chuyển chậm nhất thế giới. Chúng chỉ biết
tiến thẳng về phía trước theo một lộ trình mà chúng đã chắc chắn. Mặc dù
không di chuyển nhanh nhưng chúng lại giữ tốc độ khá ổn định và luôn tiến
thẳng về phía trước. Điều đặc biệt là trên đường di chuyển, ốc sên luôn tiết
ra chất nhầy để đánh dấu quãng đường mà chúng đã đi, cũng như quãng
đường cần phải quay lại để về điểm xuất phát. Loài ốc sên có phản ứng rất
độc đáo trước cuộc tấn công của kẻ thù. Thay vì rút lui cơ thể mềm mại vào
lớp vỏ bảo vệ, chúng đung đưa lớp vỏ qua lại như một cây gậy để tấn công
bọ cánh cứng đang tiến đến gần. Chúng sử dụng vỏ để tấn công kẻ thù lại là
cách phòng thủ chủ động.
→ Ốc sên mang đến bài học về sự kiên trì trong cuộc sống. Nhưng đó
không phải chỉ là sự kiên trì có kèm theo chút tính toán. Con người đôi khi
cần học ở những chú ốc sên ở việc tiến về phía trước với một kế hoạch được
lập sẵn một cách nghiêm túc và bền bỉ. Cố gắng vì mục tiêu của bản thân
mà không bị xao nhãng bởi các yếu tố xung quanh là một điểm vô cùng
đáng học hỏi. Đồng thời là bài học về sự chủ động, không chỉ thuần "phòng
thủ" mà luôn luôn chuẩn bị đối mặt với những khó khăn.
"Chậm rì, chậm rì
Kìa con ốc nhỏ
Trèo núi Fuji"
(Issa, thơ Haiku)
5. Chim đại bàng.
"Khi chim đại bàng biết sắp có bão, nó sẽ bay tới một chỗ nào đó thật cao và chờ
gió tới. Khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ mở rộng cánh và chính cơn gió đầy nguy hiểm
đó sẽ nâng đại bàng lên cao, cao hơn cả bão. Trong khi mưa bão gầm gào bên dưới, thì
đại bàng đang sải cánh bên trên. Đại bàng không đi trốn cơn bão, đại bàng dùng cơn
bão để nâng nó lên cao hơn, vì nó cưỡi trên những cơn gió mang bão tới".
→ Con người luôn cần cảnh giác trước những "cơn bão cuộc đời". Con người vượt
lên trên khó khăn, vượt nghịch cảnh, biến khó khăn thành động lực để vươn đến một
tương lai tốt đẹp hơn.
6. Con trai.
Ngọc trai được tạo ra do những điều kiện tình cờ khi có một vật lạ nhỏ bên
ngoài hoặc hạt cát chui vào bên trong con sò, trai và nằm luôn trong đó. Bị kích thích
bởi vật lạ này, con trai tạo nên một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó. Quá
trình này lặp đi lặp lại nhiều năm và tạo ra viên ngọc.
→ Con trai mang đến bài học về sự dũng cảm khi vượt qua và ôm ấp nỗi đau để
biến thành cái đẹp cho cuộc đời. Dạy con người về lòng bao dung, trái tim yêu thương
cảm hóa cái xấu thành cái đẹp. Đồng thời, không nên đánh giá ai qua vẻ bề ngoài, bên
ngoài con trai xù xì lại chứa đựng một vật rất giá trị bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của con
người mới là đáng quý hơn cả.
7. "M H" Collarwall
Là một cô hổ nổi tiếng ở công viên quốc gia Pench, Ấn Độ, cô góp phần
không nhỏ vào việc bảo vệ giống loài của mình bằng việc sinh 25 chú hổ con
trong suốt cuộc đời mình. Trước khi cô qua đời, Collarwali vẫn cố gượng để đi hết
khu bảo tồn và dừng lại ở chỗ nằm quen thuộc bên bờ suối. Tất cả nhân viên và
người dân xung quanh đã đặt vòng hoa và đọc kinh cầu nguyện cho cô hổ ra đi
thanh thản.
→ Bài học về lòng biết ơn và trân trọng những ai đã quan tâm, chăm sóc
mình. Cùng với đó là một hình ảnh đẹp về nhân cách con người trân trọng và bảo
vệ động vật trước những nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật trên toàn
thế giới.
8. Linh dương đen.
Khoảng độ 3 tháng sau khi lọt lòng mẹ, những con linh dương đen ở vùng
đất phía Nam châu Phi đã phải tự mình tạo lập một cuộc sống mới, và chúng bắt
đầu rời xa cha mẹ cũng như vùng đất mới của mình để kiếm tìm một nguồn lương
thực và thích nghi với một cuộc sống mới trên thảo nguyên. Nhưng đến một độ
nào đó, chúng lại quay trở về mảnh đất nơi nó sinh ra để cảm nhận trọn vẹn hơi
đất lần cuối trước lúc giã từ.
→ Vị trí của quê hương trong lòng mỗi người luôn không thay đổi dù người
ta có đi xa đến đâu. Dù đã trôi qua bao lâu thì người ta vẫn mong muốn được trở
về, được nằm xuống mảnh đất của quê hương.

You might also like