Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Câu 1: Thiên văn học nhìn chung có nét giống kinh tế học ở chỗ là

không thể thực hiện được các thí nghiệm có kiểm chứng. Tuy nhiên
thiên văn học lại được coi là ngành khoa học chính xác hơn so với
kinh tế học. Tại sao?

Câu 2: Anh/Chị hãy phân loại những hàng hóa sau đây: hàng hóa
công thuần túy, hàng hóa công không thuần túy hay hàng hóa tư.
Giải thích cụ thể câu trả lời của mình.
Chương trình truyền hình công cộng
Website cung cấp thông tin về lịch hoạt động của hãng hàng không
Vietnam Airline
Chương trình học 4 năm tại trường Đại học Tài chính Marketing
Câu 3: Thị trường hàng hóa A có đường cầu Q = 2000 – 100P và
đường cung Q = 200 + 200P. Giả sử chính phủ đánh thuế 2 đô la vào
người tiêu dùng.
a. Anh/Chị hãy mô tả sự thay đổi của thị trường dưới tác động của
thuế bằng đồ thị (với tọa độ chính xác).
b. Ai là người gánh chịu thuế, với mức độ là bao nhiêu? Anh/Chị
hãy chỉ rõ khoản thuế này trên đồ thị.
BÀI LÀM:
CÂU 1
Giống như các nhà kinh tế, các nhà thiên văn nói chung không thể thực
hiện các thí nghiệm có kiểm chứng. Tuy nhiên, thiên văn học vẫn được
coi là một khoa học chính xác hơn so với kinh tế học bởi thí nghiệm về
thiên văn dù sao cũng là các đối tượng vật thể tự nhiên không bị tác
động về mặt tâm lí, còn thí nghiệm kinh tế học đối tượng là con người
phụ thuộc vào tâm lí. Con người có thể đưa ra các vật thể thí nghiệm
tương tự đặc tính của các hành tinh nhưng khó có thể sao chép tâm lí
tình cảm, suy nghĩ của con người.
Câu 2:
a/ Chương trình truyền hình công cộng:
– không có tính cạnh tranh: vì có thêm một người xem cũng không ảnh
hưởng đến người khác
– không có tính loại trừ: vì không thu phí không phải trả tiền
Vậy chương trình truyền hình công cộng là hàng hóa công thuần túy.
b/ Website cung cấp thông tin về lịch hoạt động của hãng hàng không
VietNam Airline:
– không có tính cạnh tranh: vì thêm một người vào xem cũng không ảnh
hưởng đến người khác
– không có tính loại trừ: vì vào Website là miễn phí không phải trả tiền
Vậy Website cung cấp thông tin về lịch hoạt động của hãng hàng không
VietNam Airline là hàng hóa công thuần túy.
c/ Chương trình học 4 năm tại trường đại học Tài chính – Marketing:
– có tính cạnh tranh: vì cạnh tranh về điểm để vào trường, thêm một
người được nhận vào trường sẽ ảnh hưởng đến việc vào trường của
người khác.
– có tính loại trừ: vì phải đóng học phí.
Vậy chương trình học 4 năm tại trường đại học Tài chính – Marketing là
hàng hóa tư.
CÂU 3
a/ Qd = 2000 – 100Pd suy ra Pd = (2000 – Qd)/100
QS = 200 + 200PS suy ra PS = (QS – 200)/200
Sản lượng cân bằng: Qd = QS
Suy ra: 2000 – 100Pd = 200 + 200PS
Ta được PE = 6, QE = 1400
Với Qd = 0 suy ra Pd = 20
QS = 0 suy ra PS = -1
PS = 0 suy ra QS = 200
Chính phủ đánh thuế T = 2 thu vào nhà tiêu dùng, phương trình đường
cầu dịch chuyển sang trái, phương trình đường cầu mới là:
P’d = Pd – t = (2000 – Qd)/ 100 – 2
Điểm cân bằng mới là: P’d = PS
suy ra: (2000 – Qd)/100 – 2 = (QS – 200)/200
ta được QO = 1266.67; PO = 5.3
Thay QO = 1266.67 vào phương trình đường cầu cũ
suy ra PNTD = 7.3
b/ Cả người tiêu dùng và nhà sản xuất đều gánh chịu thuế.
Gánh nặng thuế của người tiêu dùng là: 5.3 – 6 + 2 = 1.3 = t1
Gánh nặng thuế của nhà sản xuất là: 6 – 5.3 = 0.67 = t2
Câu 1: Giải thích những đặc tính của hàng hóa công thuần túy?
Những hàng hóa sau đây hàng hóa nào là hàng hóa công (thuần túy
hay không thuần túy)? Vì sao?
a. Đường thu phí vắng vẻ b. Ngọn hải đăng
c.Truyền hình cáp d. Vé xem phim
Câu 2: Giả sử xã hội chỉ có 2 người, Brunner và Thayer, hai người
chia nhau tổng thu nhập cố định là 100$. Hữu dụng biên của thu
nhập của Brunner và Thayer lần lượt là 400 – 2IB và 400 – 6 IT
(trong đó IB và IT là số thu nhập tương ứng cho Brunner và
Thayer).
a. Phân phối thu nhập tối ưu sẽ như thế nào nếu hàm phúc lợi xã hội
là hàm cộng thêm vào?
b. Nếu xã hội chỉ đánh giá hữu dụng của Brunner, phân phối tối ưu
sẽ như thế nào?
c. Nếu hữu dụng biên của thu nhập cho cả 2 Brunner và Thayer là
không đổi MUB = MUT = 400, phân phối tối ưu sẽ như thế nào?
chính phủ có cần phân phối lại thu nhập cho 2 người hay không? Vì
sao?
Câu 3: Thị trường rượu ở địa phương B có đường cung và đường
cầu:
Ps = 160 + 30 Qs Q: Chai
Pd = 1.000 – 40Qd P: 1.000đ/chai
Yêu cầu:
a. Xác định thặng dư mà xã hội nhận được.
b. Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng một mức thuế t, hãy
xác định mức thuế t biết rằng khi đánh thuế làm đường cầu thay đổi
có dạng: Pd = 930 – 40Qd
c.Gánh nặng thuế của người sản xuất và tổng thu thuế của Chính
phủ?
d. Gánh nặng tăng thêm do chính sách Thuế của Chính phủ gây ra
là bao nhiêu?
e. Doanh thu sau khi có thuế giảm hay tăng? Vì sao?
BÀI LÀM:
Câu 1:
Đặc tính của hàng hóa công thuần túy là loại hàng hóa mang 2 đặc tính:
không cạnh tranh và không loại trừ:
– không cạnh tranh: là việc một người sử dụng hàng hóa không ảnh
hưởng tới khả năng sử dụng chính hàng hóa này của những người khác
(chi phí biên bằng 0).
– không loại trừ: là việc dựng lên rào cản để loại trừ người không đóng
tiền sử dụng hàng hóa dịch vụ hầu như là không thể.
a/ Đường thu phí vắng vẻ:
– không có tính cạnh tranh: vì ai cũng có thể sử dụng, thêm một người
sử dụng không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác.
– có tính loại trừ: vì có thu phí
Vậy đường thu phí vắng vẻ là hàng hóa công không thuần túy.
b/ Ngọn hải đăng:
– không có tính cạnh tranh: vì việc có thêm một tàu thuyền sử dụng đèn
chiếu sáng của ngọn hải đăng thì không ảnh hưởng đến việc sử dụng này
của các tàu thuyền khác.
– không có tính loại trừ: vì các tàu thuyền không cần phải trả phí để sử
dụng.
Vậy ngọn hải đăng là hàng hóa công thuần túy.
c/ Truyền hình cáp
– không có tính cạnh tranh: vì ai cũng có thể sử dụng, thêm một người
sử dụng cũng không ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác.
– có tính loại trừ: vì phải trả phí khi sử dụng.
Vậy truyền hình cáp là hàng hóa công không thuần túy
d/ Vé xem phim
– có tính cạnh tranh: vì thêm một người sử dụng thì người khác không
sử dụng được nữa.
– có tính loại trừ: vì phải trả tiền để mua vé.
Vậy vé xem phim là hàng hóa tư.
Câu 2:
MUB = 400 – 2IB
MUT = 400 – 6IT
a/ W = UB +UT hàm đạt giá trị tối ưu khi MUB = MUT
suy ra 400 – 2IB = 400 – 2IT (1)
Mặt khác: IB + IT =100, suy ra IB = 100 – IT (2)
Thay (2) vào (1) ta được: 400 – 2(100 – IT) = 400 – 6IT
Suy ra IT = 25, IB = 75
b/ W = UB hàm đạt giá trị tối ưu khi MUB = 0
Suy ra 400 – 2IB = 0 -> IB = 200
Vậy xã hội sẽ phân phối toàn bộ thu nhập cho Brunner
c/ Do hàm hữu dụng không phụ thuộc vào thu nhập nên chính phủ
không cần phân phối lại thu nhập (phân phối xã hội là bất cứ điểm nào
trong phạm vi từ 0 đến 100).
Câu 3:
a/ PS = 160 + 30QS
Pd = 1000 – 40Qd
Với QS = 0 ta được PS = 160
Với Qd = 0 ta được Pd = 1000
Sản lượng cân bằng: PS = Pd suy ra 160 + 30QS = 1000 – 40Qd
Ta được QE = 12 chai, PE = 520 ngàn đồng/chai
Lợi ích người tiêu dùng là: SEBT = 1/2*12*(1000-520) = 2880 ngàn
đồng
Lợi ích nhà sản xuất là: SETH = 1/2*12*(520-160) = 2160 ngàn đồng
Vậy lợi ích xã hội là: 2880 + 2160 = 5040 ngàn đồng
b/ Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng, phương trình đường cầu
dịch chuyển sang trái, theo đề phương trình đường cầu mới có dạng:
P’d = Pd – T = 930 – 40Qd
Suy ra: 1000 – 40Qd – T = 930 – 40Qd
Với Qd = 12 ta được T = 70 ngàn đồng
c/ điểm cân bằng sau thuế là: P’d = PS
Suy ra: 930 – 40Qd = 160 + 30QS
Ta được: QO = 11 chai, PO = 490 ngàn đồng/chai
Gánh nặng thuế của người sản xuất là: 520 – 490 = 30 ngàn đồng
Tổng thu thuế Chính phủ là: 11*70 = 770 ngàn đồng
d/ Thay Qo vào phương trình đường cầu cũ
ta được PNTD = 560 ngàn đồng
Gánh nặng tăng thêm do chính sách thuế của chính phủ gây ra là:
SAOE = 1/2*(12-11)*(560-490) = 35 ngàn đồng
e/ Doanh thu sau khi có thuế giảm: (520*12) – (490*11) = 850 ngàn
đồng
Vì sản lượng giảm từ 12 chai xuống còn 11 chai, giá giảm từ 520 ngàn
đồng xuống còn 490 ngàn đồng nên doanh thu giảm.

You might also like