Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Môn: Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính - Khóa 24.

2
Họ & tên SV: Vy Thúy Quỳnh - 33211025184
Họ & tên SV: Nguyễn Thị Mai Trâm - 33211025551
Họ & tên SV: Đặng Thị Diễm - 33211025516
Họ & tên SV: Hà Thị Mỹ Trang - 33211025090
Họ & tên SV: Đào Thị Huyền - 33211025602
Họ & tên SV: Nguyễn Thị Minh Trang - 33211025036

Bài làm:

Phân tích tỷ số 3 năm của công ty Cosovo và công ty X tại Tỷ lệ lãi gộp có sự tăng trưởng rõ
rệt qua từng năm trong khi tại công ty X - cùng ngành thì lại có sự giảm nhẹ sau các năm >
có thể nhìn thấy sự phát triển và tăng trưởng của Coso vo khi so với cùng ngành nhưng
điều này cũng có thể dẫn đến một số rủi ro kiểm toán hàng tồn kho. Sự phát triển ảo có thể
đến từ việc ghi nhận thiếu/ không đầy đủ hoặc treo tạm các khoản chi phí trong bảng cân
đối để làm giảm chi phí từ đó tăng phần lợi nhuận/ thu nhập dẫn đến sự tăng trưởng ảo ghi
nhận tại tỷ lệ lãi gộp.
Số vòng quay hàng tồn kho = GVHB/ HTK bình quân
● Giá vốn hàng tồn kho đầu năm + Chi phí hàng tồn kho tăng thêm (mua trong năm) –
Giá vốn hàng tồn kho cuối năm = Giá vốn hàng bán
● (Giá vốn đầu năm + Giá vốn hàng tồn kho cuối năm) ÷ 2 = Hàng tồn kho bình quân

Trong khi tại công ty X có sự tăng đều và nhẹ chỉ số vòng quay hàng tồn kho thì ở công ty
Cosovo chỉ số này lại giảm nhiều, mỗi năm trung bình giảm từ 0.5 - 1, điều này có thể dẫn
đến rủi ro kiểm toán liên quan đến hàng tồn kho:
● Số vòng quay tồn kho giảm > GVHB giảm hoặc HTK bình quân tăng
○ Nếu GVHB giảm: CP hàng tồn kho tăng thêm (mua) giảm hoặc GVHB tồn
kho cuối năm tăng > Nếu đây là mặt hàng có mức tiêu thụ nhanh ở thực tế thì
có thể chưa được ghi nhận kịp thời và chính xác trong quá trình làm BCTC,
hoặc có sự ghi nhận giảm chi phí mua thêm hàng tồn kho hoặc rủi ro trong
qua trình kiểm kê hàng tồn kho cuối năm
○ Nếu HTK bình quân tăng: GV hàng tồn kho cuối năm tăng (cân nhắc rủi ro
như ở trên)
○ Không tránh trường hợp cả GVHB và HTK bình quân có bị tác động
Đối với công ty X việc tăng nhẹ trong chỉ số vòng quay hàng tồn kho có thể cho thấy thời
gian đối với sản phẩm/HTK này có sự chuyển động chậm hơn trên thị trường - trái ngược
với BCTC của Cosovo cho thấy (chỉ số giảm, mức độ luân chuyển HTK này trên thị trường
đang rất phát triển)
Thông qua số lượng sản phẩm dở dang, khách hàng, nhà đầu tư và đối tác có thể đánh giá
được một số vấn đề sau:

Sản phẩm dở dang thể hiện tiến trình sản xuất liên tục hay không liên tục trong doanh
nghiệp: Đây là một mắt xích trung gian liên kết các giai đoạn của quá trình sản xuất. Nếu số
lượng sản phẩm dở dang quá lớn chứng tỏ quy trình sản xuất thành phẩm của công ty gặp
phải những vấn đề gây ra sự gián đoạn.

Tỷ trọng sản phẩm dở dang của công ty X có sự sụt giảm nhẹ qua từng năm có thể xem đây
là một tín hiệu tốt trong việc quản lý quy trình sản xuất nhằm đảm bảo tỷ trọng của các sản
phẩm dở dang không chiếm đa số trong hàng tồn kho. Đối với công ty Cosovo, việc bất ngờ
giảm mạnh tại năm 20x2 rồi tăng trở lại tại năm 20x3 cho thấy rủi ro tiềm tàng liên quan đến
năng lực sản xuất hoặc vấn đề trong việc ghi nhận tính toán các chi phí/ số lượng sản phẩm
dở dang trong kỳ
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất -
kinh doanh ở các doanh nghiệp. Nói đến hoạt động quản lý hàng tồn kho, quản lý nguyên
vật liệu thường được nhắc đến đầu tiên. Quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng
nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí,
giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tỷ trọng NVL trong HTK của công ty Cosovo trong 3 năm có sự giảm - tăng bất thường
trong khi cùng tỷ trọng này tại công ty X thì duy trì ở mức 40% trong suốt 3 năm, +3% qua
mỗi năm. Đối với Cosovo việc năm 20x2 có sự sụt giảm một nửa tại tỷ trọng có thể gây rủi
ro liên quan đến việc kê khai NVL hoặc HTK chưa có sự đầy đủ và chính xác, có thể việc
tăng hoặc giảm NVL bất thường qua hàng năm cũng là một trong những nguyên nhân khiến
cho BCTC chưa được khách quan.
Tại công ty Cosovo, tỷ trọng thành phẩm trong HTK có sự tăng vọt vào năm 20x2 và quay
lại giảm vào năm 20x3 (giảm thấp hơn 20x1). Tại công ty X, từ 20x1 sang 20x2 có sự giảm
nhẹ và tăng nhẹ trở lại vào năm 20x3. Tuy nhiên tỷ trọng tại công ty Cosovo luôn cao hơn
đáng kể so với công ty X. Đây có thể là bằng chứng cho rủi ro của việc kiểm kê hoặc kê khai
khống thành phẩm và kê khai thiếu sản phẩm dở dang trong hàng tồn kho của công ty
Cosovo.

You might also like