Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

PHẦN 1: TÁC GIẢ


I.CUỘC ĐỜI
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), sinh ra tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia
Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát
+Bản thân: thi cử dở dang, mẹ mất, bị mù
+Đất nước dần rơi vào tay thực dân Pháp
-Là tấm gương sáng
+ý chí nghị lực phi thường: mù vẫn làm thơ, dạy học, bốc thuốc.
+Yêu nước sắt son mãnh liệt (từ chối sự dụ dỗ của thực dân, đứng về phía nhân dân chống pháp)
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1/ Tác phẩm chính
-Trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu.
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ
điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn
đáp,...
2/Nội dung thơ văn
- Quan niệm nghệ thuật tiến bộ: chở đạo, đâm gian
- Thơ văn Đồ Chiểu mang lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa
- Thơ văn Đồ Chiểu thể hiện lòng yêu nước, thương dân
3/ Phong cách nghệ thuật
-Bút pháp chủ đạo: Trữ tình (đạo đức)
-Đậm sắc thái Nam Bộ (ngôn ngữ, hình tượng nhân vật

PHẦN 2: TÁC PHẨM


I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1861, vào đêm 14/12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn
thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để
tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc trong trận Cần
Giuộc.
2. Thể loại
- Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có
hình thức tế – tưởng.
- Bài văn tế thường có các phần:
+ Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết)
+ Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết)
+ Ai vãn (than tiếc người chết)
+ Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết).
3. Bố cục (4 phần)
- Lung khởi (Từ đầu đến “tiếng vang như mõ”): cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa
sĩ Cần Giuộc.
- Thích thực (Tiếp theo đến "tàu đồng súng nổ”): hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa
sĩ.
- Ai vãn (Tiếp theo đến "cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”): lời thương tiếc người chết của tác giả và
người thân của các nghĩa sĩ.
- Kết (Còn lại): lời cầu nguyện của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

II. Đọc hiểu bài:


1/Phần 1 - Lung khởi
- Mở đầu: “Hỡi ôi!”
+ Tiếng than thể hiện tình cảm thương xót đối với người đã khuất
+ Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm
-> tiếng than lay động lòng người, nỗi xót xa, đau đớn trong lòng tác giả
- Hình ảnh “Súng giặc đất rền” – “Lòng dân trời tỏ” -> Hình ảnh không gian to lớn đất, trời kết hợp
những động từ gợi sự khuếch tán âm thanh, ánh sáng rền, tỏ , nghệ thuật đối lập (súng giặc – lòng
dân, trời – đất), phác họa khung cảnh bão táp của thời đại và sự đụng độ giữa thế lực xâm lược
hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
- Mười năm công võ ruộng, chưa ắt danh nổi như phao- luận về sự sống vô danh của người nông
dân– Một trận nghĩa đánh Tây, tuy mất, tiếng vanh như mõ – luận về cái chết cao cả của người
nghĩa sĩ đánh tây
Nghệ thuật đối lập (10 năm – 1 trận nghĩa đánh tây- 2 ngày; chưa nổi danh – vang như mõ) làm nổi
bật ý nghĩa sự hi sinh của người nghĩa sĩ: hi sinh vì nước, vừa bi thương vừa hào hùng (bi tráng)
Hai câu mở đầu mở ra thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” của đất nước buổi đầu chống Pháp và khẳng
định tầm vóc vĩ đại của người nông dân nghĩa sĩ. Bằng sự hi sinh của mình, họ đã làm sáng chân lý:
chết vinh còn hơn sống nhục của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. (Cái vinh nhục k gắn với cá nhân mà
gắn với quốc gia dân tộc)
2/Phần 2 - Thích thực (Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ)
- Trước khi giặc đến:
+ Cuộc sống: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy vốn quen
làm... Đó là cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người
nông dân. Đó là cuộc sống gắn bó với ruộng đồng, con trâu, cái cày => họ hiền lành, chất phác.
+ Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,...=> xa lạ, không hiểu biết với công việc nhà binh, chiến
trường
+Hành động: Từ trông chờ vào triều đình – trông tin quan như trời hạn trông mưa. Các từ chỉ thời
gian: hơn mươi tháng, ba năm cho thấy sự kiên trì chờ đợi đến mòn mỏi của họ. Càng chờ càng thất
vọng. Không thể chờ thêm tiếp, không đợi triều đình tuyển quân, bắt lính, họ tự nguyện, quyết tâm
sung quân ra trận để gánh lấy trách nhiệm cứu nước thiêng liêng cao cả: nào đợi ai ……bộ hổ.
+Điển tích, điển cố, từ ngữ Hán Việt đặc biệt thành ngữ “treo dê bán chó” được tập trung để thể hiện
ý chí quyết tâm chống giặc bảo vệ công lý chính nghĩa, con mắt tinh tường của nhân dân. Mặt nạ
“khai hóa”, “truyền đạo” của giặc Pháp bị bóc trần, dã tâm cướp nước ta của chúng bị phơi bày
- Cuộc chiến đấu với kẻ thù của nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Người nông dân đi thẳng từ những túp lều tranh rách nát và những luống cày thân thuộc ra chiến
trường, không mũ nón, không giáp trụ và cũng chẳng gươm giáo cung tên, không binh thư, không
võ nghệ, chỉ có những vật dụng sinh hoạt và lao động thô sơ hàng ngày: “Ngoài cật có một manh áo
vải” “trong tay cầm một ngọn tầm vông” “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi”,… Ngược lại, địch được
trang bị vũ khí tối tân, hơn nữa chúng còn được rèn luyện vô cùng tinh nhuệ: “đạn nhỏ đạn to” “tàu
đồng súng nổ”. Nghệ thuật liệt kê cùng cấu trúc phủ định “….” và phép đối đã tập trung ghi lại
giây phút, thời khắc lịch sử thiêng liêng căng thẳng quyết liệt giữa 1 bên là đầy đủ tiện nghi vật chất
với 1 bên mạnh mẽ về tinh thần.
+ Chiến đấu mạnh mẽ, quả cảm: “Đạp rào lướt tới”, “coi giặc cũng như không”, “Xô cửa xông vào
liều mình như chẳng có”, “Đâm ngang chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh”,… Hàng loạt
các động từ được huy động nhằm tô đậm gợi sức mạnh lớn lao như bão trào gió cuốn, tư thế hiên
ngang, tinh thần dũng cảm của nghĩa sĩ. Họ tả xung hữu đột, tung hoành ngang dọc như những
người anh hùng chiến trận phi thường. Các câu văn ngứt nhịp ngắn, nhịp điệu nhanh, dồn dập vừa
tạo khí thế chiến trận khẩn trương “đánh nhanh thắng nhanh” vừa khắc tạo vẻ đẹp hùng tráng, quật
cường của người nông dân nghĩa sĩ.
-Kết quả: đốt nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai nọ, làm cho mã tà ma ní hồn kinh. Họ đã chiến
thắng, là chiến thắng của chính nghĩa, là chiến thắng của dân tộc chống ngoại xâm. Đây là kết quả
làm nức lòng người. Giọng văn hào hùng, hứng khởi.
3/Phần 3 – Ai vãn
- Bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ hi sinh sau khi
bị Pháp phản công
- Tiếng khóc được cổng hưởng từ nhiều nguồn cảm xúc khác nhau:
+ Nỗi tiếc, ân hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành.
+ Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thân không thể bù đắp đối với những người mẹ
già, vợ trẻ.
+ Nỗi căm giận kẻ thù gây nên nghịch cảnh éo le hòa chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước
tình cảnh đau thương của đất nước.
+ Niềm cảm phục và tự hào vì những người nông dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc
đất, ngọn rau, lấy cái chết làm rạng ngời chân lý cao đẹp: chết vinh còn hơn sống nhục.
+ Biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ đời đời được nhân dân ngưỡng mộ và Tổ quốc ghi
công.
-> Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà cao hơn, tác giả đã thay mặt nhân dân cả
nước khóc thương và biểu dương công trạng của người liệt sĩ. Tiếng khóc không chỉ gợi nỗi đau
thương mà còn khích lệ tinh thần chiến đấu của người còn sống và tự hào về lẽ sống cao đep: Chết
vinh còn hơn sống nhục (thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh. Tiếng khóc
không chỉ tiếc thương những gì đã mất mà còn khẳng định những điều sẽ còn: Thác mà trả nước
non…..ai cũng mộ. Tiếng khóc có Bi thương mà không bi lụy.
4/Phần 4 - Kết (Ca ngợi linh hồn bất diệt của nghĩa sĩ)
- Hai câu cuối thể hiện niềm thành kính thiêng liêng của tác giả trước hình tượng người nghĩa sĩ
nông dân: nước mắt anh hùng lau chẳng ráo -> giọt nước mắt chân thành của Nguyễn Đình Chiểu.
- Bài văn tế kết thúc trong giọng điệu trầm buồn. Ngữ điệu câu không trọn vẹn -> giây phút mặc
niệm, cái nấc nghẹn ngào đến đau đớn của Đồ Chiểu, của bao người gửi đến những nghĩa sĩ đã ngã
xuống vì đất nước
-> Ngợi ca công đức của họ

III. Tổng kết


1/Giá trị nội dung: Thể hiện tinh thần yêu nước mạnh mẽ của nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc nói
riêng, nhân dân Nam Bộ và cả nước nói chung trong buổi đầu chống Pháp.
2/ Giá trị nghệ thuật: không chỉ thành công ở thể văn tế (hoàn cảnh mục đích sử dụng, bố cục, giọng
điệu) mà còn là kiệt tác vô tiền khoáng hậu của văn học dân tộc
-Xây dựng hình tượng người nông dân nghĩa sĩ: bất tử, độc đáo
+Hình tượng người nông dân đa từng xuất hiện trong thơ văn (thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Khuyến…). Dưới ngòi bút Đồ Chiểu “người nông dân rất xưa nhưng cũng rất mới”
(Nguyễn Huệ Chi). Mới trong nội dung phản ánh: phản ánh toàn diện từ dáng vẻ, cuộc sống, tình
cảm, suy nghĩ, hành động. Mới trong cách xây dựng hình tượng: sử dụng bút pháp hiện thực, chân
thực.
+Sau hình tượng người nông dân tiếp tục xuất hiện, đặc biệt trong văn học chống Pháp, nhưng họ
không mang vẻ bi tráng, mà họ vụt lớn thành những anh hùng thời đại mới “Đầu súng trăng treo”,
“rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
- Ngôn ngữ giản dị, chân thực, giàu sức gợi cảm, có giá trị thẩm mỹ cao. Tác giả sử dụng những từ
ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ để đặc tả chính xác người nghĩa sĩ nông dân:
cui cút làm ăn, treo dê bán chó, tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo, gặm bánh mì, mẹ già ngồi khóc
trẻ,…
- Nhiều Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: biểu tượng (súng giặc – lòng dân), so sánh
(trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ..), đặc tả (đạp rào lướt
tới, xô cửa xông vào). Đặc biệt là phép đối: đối ý (ta – địch, vũ khí thô sơ/ chiến thắng vẻ vang), đối
từ (đâm ngang / chém ngược, hè trước / ó sau…). Tất cả làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa
sĩ.
-Giọng văn: âm hưởng chủ đạo là thống thiết, nhưng mang nhiều sắc thái: khi thì ngậm ngùi, trầm
lắng (cui cút làm ăn,….), khi thì hào hứng hả hê (kẻ đâm ngang….) khi trang trọng tự hào (thác mà
trả nước non…) khi thì đau thương xót xa (Hỡi ôi, thương thay,..).

You might also like