Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên:………………………………………………..

Lớp 9A…….

CHỦ ĐỀ 4: KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

I. PHƯƠNG PHÁP
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
- Điều kiện để xảy ra phản ứng:
+ Kim loại tham gia phản ứng phải là kim loại đứng trước kim loại có trong muối
(kim loại tham gia phải hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại trong muối), 2 kim
loại càng cách xa nhau càng dễ xảy ra.
+ Muối tham gia phải là muối tan.
- Khi cho kim loại đứng trước Mg (như K, Na, Ba, Ca) tác dụng với dd muối thì xảy
ra phản ứng:
+ Kim loại mạnh (K, Na, Ba, Ca) + nước → base + H2↑
+ Base + muối → base mới + muối mới (có thể)
Vd: Cho kim loại Na + dd muối CuSO4
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
Hiện tượng: - Có khí không màu sinh ra, kim loại Na tan dần.
- Màu xanh lam dd CuSO4 nhạt dần, có chất rắn màu xanh lơ tạo thành.
- PTHH: kim loại (trừ K, Na, Ba, Ca) + muối tan → muối mới + kim loại mới↓
Phương pháp giải:
Gọi x là số mol thanh kim loại phản ứng → tính số mol kim loại tạo thành (kim loại
bám vào)
+ Nếu khối lượng thanh kim loại tăng → mkim bám vào > mkim loại phản ứng
Độ tăng khối lượng thanh kim loại = mkim bám vào – mkim loại phản ứng → tìm x
+ Nếu khối lượng thanh kim loại giảm → mkim bám vào < mkim loại phản ứng
Độ giảm khối lượng thanh kim loại = mkim loại phản ứng - mkim bám vào → tìm x
+ Nếu khối lượng thanh kim loại thay đổi:
Khối lượng thanh kim loại thay đổi = mkim bám vào – mkim loại phản ứng = a
Nếu a > 0 → Khối lượng thanh kim loại tăng.
Nếu a < 0 → Khối lượng thanh kim loại giảm.
- Có thể có trường hợp cả 2 chất tham gia phản ứng còn dư.
- Coi như kim loại tạo thành bám hoàn toàn vào thanh kim loại ban đầu.
- Kim loại nào mạnh hơn thì phản ứng trước.

II. BÀI TẬP


Bài 1. Nhúng 1 thanh nhôm (aluminium) nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4
0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm (aluminium) ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Tính
khối lượng nhôm (aluminium) đã tham gia phản ứng và khối lượng đồng (copper) sinh ra.
Bài 2. Nhúng một lá nhôm (aluminium) vào 200ml dung dịch CuSO4, đến khi dung dịch
mất màu xanh, lấy lá nhôm(aluminium) ra cân thấy nặng hơn so với ban đầu là 1,38 gam.
a. Tính khối lượng nhôm (aluminium) đã tham gia phản ứng.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Bài 3. Cho một đinh sắt (iron) có khối lượng là 50 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một
thời gian lấy đinh sắt (iron) ra, rửa nhẹ, làm khô, cân lại được 51 gam.
a. Tính khối lượng sắt (iron) đã tham gia phản ứng và khối lượng đồng (cpper) tạo
thành.
b. Hỏi đinh sắt (iron) sau phản ứng còn chứa bao nhiêu gam sắt (iron).
Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam kim loại kali (potassium) vào 100 gam dung dịch CuSO4
16%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và chất rắn B.
a. Tính khối lượng B.
b. Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch A. Coi như khối lượng dung dịch
thay đổi không đáng kể.
Bài 5. Ngâm một đinh sắt (iron) trong 200 ml dung dịch CuSO4 x(M). Sau một thời gian
lấy đinh sắt (iron) ra, rửa sạch, làm khô, cân lại thấy khối lượng đinh sắt (iron) tăng 1,6
gam.
a. Tìm x.
b. Tính khối lượng sắt (iron) đã tham gia và khối lượng đồng (copper) sinh ra.
Bài 6. Nhúng thanh kim loại M (hóa trị II) vào 100ml dung dịch FeCl2 0,5M. Đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh kim loại giảm 0,45 gam. Tìm tên kim
loại M.
Bài 7. Cho một thanh sắt (iron) nặng 20 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Đến khi
màu xanh lam của dung dịch mất hoàn toàn, lấy thanh sắt (iron) ra rửa sạch, làm khô, cân
lại thì khối lượng thanh sắt (iron) nặng bao nhiêu gam?
Bài 8. Có 200 ml hỗn hợp dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Thêm 2,24
gam bột sắt (iron) vào dung dịch đó khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A
và dung dịch B.
a. Tính số gam chất rắn A.
b. Tính nồng độ mol/lit của các muối trong dung dịch B, biết rằng thể tích dung dịch
không đổi.
Bài 9. Cho 1,68 gam Fe vào 200 ml hỗn hợp dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,15M và
AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A và dung dịch B.
a. Tính khối lượng chất rắn A.
b. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch B. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Bài 10. Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dung dịch FeSO4 thì thấy khối
lượng tăng lên 16 gam. Nếu nhúng cùng thanh kim loại ấy vào 1 lít dung dịch CuSO4 thì
khối lượng của thanh tăng 20 gam. Biết rằng các phản ứng nói trên đều hoàn toàn và sau
phản ứng còn dư kim loại M, hai dung dịch FeSO4 và CuSO4 có cùng nồng độ mol ban
đầu. Xác định kim loại M.
Bài 11. Ngâm 13 gam bột kẽm (zinc) vào 50 ml dung dịch chứa đồng thời FeSO4 3M và
CuSO4 2M. Sau phản ứng thu được chất rắn A và dung dịch B.
a. Tính khối lượng A.
b. Tính nồng độ mol các chất tan trong B. Coi như thể tích dung dịch thay đổi không
đáng kể.
Bài 12. Ngâm một sợi dây đồng (copper) nặng 64,64 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3
0,48M. Khi thấy nồng độ AgNO3 giảm đi một nửa, thì lấy dây ra.
a. Tính khối lượng Ag tạo thành và khối lượng đồng (copper) tan ra.
b. Tính khối lượng dây đồng (copper) sau phản ứng.
Bài 13. Nhúng một thanh kim loại hóa trị II vào dung dịch CuSO 4 dư. Sau phản ứng, khối
lượng thanh kim loại giảm 0,24 gam. Cũng thanh kim loại đó nếu nhúng vào dung dịch
AgNO3 dư thì khi phản ứng xong khối lượng thanh kim loại tăng 0,52 gam. Xác định tên
kim loại M.
Bài 14. Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3
6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Tính
khối lượng của vật sau phản ứng.
Bài 15. Ngâm một thanh Mg nặng 24,4 gam vào dung dịch CuSO4 2M. Đến khi màu xanh
lam của dung dịch biến mất thì phản ứng kết thúc. Lấy thanh Mg ra, rửa sạch, làm khô,
cân lại thấy nặng 32,4 gam. Coi như lượng đồng tạo thành bám hết vào thanh kim loại Mg.
a. Tính khối lượng Mg tan ra và khối lượng Cu bám vào.
b. Tính thể tích dung dịch CuSO4 đã dùng.
c. Tính nồng độ mol của chất tan thu được. Coi như thể tích dung dịch thay đổi không
đáng kể.

You might also like