Sinh GHK1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 6. Thụ tinh là gì?

Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử
cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
- Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái (hay giữa một
tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử
- Trong mỗi giao tử đực và cái đều chứa bộ NST đơn bội (n) tức các NST tồn tại riêng lẻ.
- Trong thụ tinh sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử ở bố và mẹ → tái tổ hợp lại bộ
NST lưỡng bội của loài, NST trong hợp tử được tổ hợp sẽ tồn tại thành từng cặp tương
đồng (gồm 2 chiếc có cấu trúc và kích thước như nhau, trừ cặp NST giới tính ở giới dị
giao) một có nguồn gốc từ bố 1 có nguồn gốc từ mẹ (khác nhau về nguồn gốc ở bố và ở
mẹ)
=> Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái tạo được các hợp tử chứa
các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc
Câu 7. Di truyền liên kết là gì? Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết? Vì
sao ruồi giấm là một đối tượng thuận lợi trong nghiên cứu di truyền?
- Di truyền liên kết là hiện tượng di truyền mà có cặp tính trạng phụ thuộc vào nhau
chứ không phân li độc lập sự di truyền của các cặp tính trạng này kéo theo sự di
truyền của các cặp tính trạng khác
- Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết là do các cặp gen quy định có tính
trạng cùng nằm trên một NST tương đồng, nói cách khác, ở mỗi NST mang nhiều
gen khác nhau và các gen trên một NST cùng phân li cùng tổ hợp với nhau trong
giảm phân tạo giao tử và trong thụ tinh tạo hợp tử
- Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:
+ Dễ nuôi trong ống nghiệm
+ Đẻ nhiều
+ Vòng đời ngắn
+ Có nhiều biến dị dễ quan sát
+ Số lượng NST ít (2n = 8)
Câu 8. Giải thích đặc điểm cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
Đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN:
- ADN (axit đê ôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C,
H, O, N, P.
- ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm μm và khối
lượng lớn có thể đạt tới hàng chục triệu đơn vị cacbon.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (A, T, G, X).
- Bốn loại nuclêôtit trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tùy theo số lượng mà xác
định chiều dài của ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo được vô
số loại phân tử ADN khác nhau.
=> Tạo cho ADN ở sinh vật vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù, tạo cơ sở cho tính đa
dạng và đặc thù của sinh vật
- Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit có thể
tạo vô số các ADN
- Tính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng trình tự sắp xếp và thành phần
các nuclêôtit

You might also like