Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA

MÔN GDCD 9 HỌC KÌ 1

I. LÝ THUYẾT

BÀI 2: TỰ CHỦ

1 Những biểu hiện của người có tính tự chủ?


+ Có thái độ bình tĩnh, tự tin
+ Người tự chủ biết tự kiềm chế những cảm xúc của bản thân.
+ Biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình.
BÀI 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
1.Thế nào là hòa bình ? Bảo vệ hòa bình ?
- Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng đàm phán để giải
quyết xung đột, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
2. Vì sao phải bảo vệ hoà bình?
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến
tranh chỉ mang lại đau thương, đói nghèo, bệnh tật; trẻ em thất học, gia đình li tán.
- Hiện nay, chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới
và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.

3.Nêu một số việc làm của bản thân để bảo vệ hòa bình trong cuộc sống hằng ngày?
- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.
- Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau.
- Không phân biệt đối xử (nam/nữ, học giỏi/ học kém; dân tộc; giàu/ nghèo)
- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.

CHỦ ĐỀ 5+6
1. Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc và
hợp tác quốc tế?
- Tạo cơ hội và điệu kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- Giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
- Để đạt mục tiêu cho toàn nhân loại …
2. Đảng và Nhà nước ta tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới theo
nguyên tắc nào?
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ,bình đẳng, cùng có
lợi.
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
3. Kể tên một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
* Liên Hợp quốc
* Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN),
* Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
* Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
* Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO),
* Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF),
* Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp Quốc (FAO)…
4. Kể tên một số công trình hợp tác giữa Việt Nam với các nước.
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình (sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô)
- Cầu Mỹ Thuận (sự hợp tác giữa Việt Nam và Úc)
- Cầu Nhật Tân (sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản)
- Cầu Thăng Long (sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô)
- Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh (sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô)

BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

1. Kể tên và nhận biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Truyền thống về đạo đức : Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết,
nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, ...
- Truyền thống về nghệ thuật : nghệ thuật Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, , các làn
điệu dân ca của mọi miền đất nước, ...
- Truyền thống về văn hóa: trang phục, lễ hội
- Truyền thống về nghề nghiệp : Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mĩ
nghệ, ...
2. Trách nhiệm của công dân -học sinh
- Cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc

II. PHẦN BÀI TẬP


- HS xem lại các bài tập trong SGK bài 2, 4, 7, chủ đề 5+6
- Đọc thêm các bài tập huống liên quan đến các bài 2, 4, 7, chủ đề 5+6 để biết cách
làm bài.

HẾT

You might also like