Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Bản chất của quyền lực, M.

Scott Peck
Sự mở đầu với những câu chuyện về Đức Phật, Đức Kitô của tác giả đã hướng người
đọc đến hai loại quyền lực chính trị và tinh thần để từ đó đi sâu tìm hiểu bản chất quyền
lực: Quyền lực chính trị là khả năng thực thi ý chí của một người đối với người khác.
Khả năng này dù được nắm giữ bởi các cá nhân thì quyền lực vốn có đó lại thuộc về đối
tượng được sở hữu: chức vị, tiền bạc do đó nó không nhất thiết phải liên quan đến sự thiệt
hay sự khôn ngoan. Trong khi đó, quyền lực tinh thần thuộc về cá nhân và không liên
quan đến sự ép buộc. Vì vậy, quyền lực tinh thần cho phép các cá nhân đưa ra quyết
định với nhận thức tối đa, đó là ý thức. Sự lựa chọn trong tình huống trôi nổi giữa biển u
mê giúp ta nhận ra phát triển sự tự nhận thức và học tập suốt là con đường dẫn đến sự
trưởng thành về tinh thần
Sự trưởng thành thực sự về mặt tinh thần, tình trạng nhận thức liên quan đến sự khiêm
tốn, nhận ra sự khôn ngoan bắt nguồn từ trong vô thức. Sự hiểu biết, sức mạnh đó không
thuộc về riêng họ mà là sự phản ánh của một quyền lực to lớn hơn khi họ biết rằng điều
mà mình có được đến từ thân rễ thông qua sự nối kết. Những người sở hữu quyền lực cảm
nhận được sự kết nối, thống nhất với một quyền lực cao hơn mang lại cảm giác hài hòa
như sự hiệp thông với Chúa. Thế nhưng trải nghiệm về nguồn sức mạnh lớn lao đó có thể
gây nản lòng bởi sự hiểu biết sâu sắc khiến việc hành động trở nên khó khăn hơn. Điều đó
được tác giả làm rõ trong việc đưa ra quyết định của hai vị tướng. Sức mạnh của quyền
lực tinh thần liên quan đến việc duy trì khả năng đưa ra quyết định với sự hiểu biết sâu
sắc. Vì vậy mức độ của tầng ý thức càng cao, việc ra quyết định càng trở nên khó khăn.
Sự cô đơn của quyền lực tinh thần tương tự như quyền lực chính trị: họ không có ai
chia sẻ gánh nặng hay trách nhiệm. Hơn thế, những người có quyền lực tinh thần hay đạt
được trình độ nhận thức cao thường không có ai để sẻ chia sự hiểu biết sâu sắc ấy: Đức
Kitô đã trải qua cảm giác cô đơn đó vì không ai có thể thực sự hiểu Ngài. Sự cô đơn này
được chia sẻ bởi những người đã tiến xa nhất trên hành trình trưởng thành tinh thần.
Ngoài ra, tác giả còn làm rõ sự khác biệt giữa cô đơn và cô độc: theo tác giả, cô độc là
trạng thái không có ai để giao tiếp ở bất kỳ cấp độ nào còn cô đơn là trạng thái không có
ai để giao tiếp ở cấp độ ý thức của một người.

You might also like