Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Lê Đức Duy – BF1-02

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


Đề bài : Tại sao nói một tổ chức ( chủ thể quan hệ pháp luật ) có tính trách
nhiệm hữu hạn thường có tư cách pháp nhân ?

BÀI LÀM
- Cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các
quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định. Nói một cách chung nhất, cá
nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ thể thì có sự phân biệt
giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.

Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức, tập thể được công nhận là có tư cách pháp
nhân khi đạt đủ 4 điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Một tổ chức có tính trách nhiệm hữu hạn được định nghĩa là trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu
doanh nghiệp, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; bản
thân doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ của mình đến hết giá trị tài sản có trong
doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chế độ trách nhiệm hữu hạn được áp
dụng cho chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.

 Các công ty, doanh nghiệp TNHH được thành lập dựa trên quy định, phạm vi của pháp luật
Việt Nam ban hành; có tài sản độc lập với các cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình thì được pháp luật và xã hội công nhận có tư cách pháp nhân.

You might also like