Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Thông tin cơ bản của hoạt động

2.1. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và sự phát triển của chủ
nghĩa xã hội trên thế giới từ sau Cách mạng tháng Mười đến 1991.
2.1.1. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
a. Công cuộc xây dựng CNXH từ 1917 đến 1941 ở Liên Xô
Ngay trong đêm tấn công vào Cung điện Mùa Đông, 25/10/1917, Đại hội Xô viết
toàn Nga lần 2 đã tuyên bố thành lập Chính phủ Xô viết đầu tiên (đứng đầu là Lenin).
Đại hội thông qua hai văn kiện lịch sử quan trọng là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh
ruộng đất. Nga tuyên bố rút khỏi Thế chiến I. Đến ngày 02/11/1917, chính phủ Soviet
công bố bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc Nga. Theo đó, Nhà nước Xô viết đã
tuyên bố tán thành quyền tách ra của Ucraina, thừa nhận nền độc lập của Phần Lan, Ba
Lan,...; xóa bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng của chính phủ Nga hoàng trước đây đối với
Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư (Iran ngày nay) và các nước khác.
Tuy nhiên, sau khi rút khỏi chiến tranh, Nga đã gặp nhiều khó khăn. Từ tháng
3/1918, liên quân 14 nước TBCN lần lượt đem quân vào Nga, phối hợp với lực lượng
Bạch vệ trong nước, hòng bóp chết chính quyền Xô viết non trẻ. Trước tình hình đó,
năm 1919, nhà nước Xô viết ban hành chính sách Cộng sản thời chiến. Đến năm 1920,
chấm dứt nội chiến và can thiệp ở Nga.
Sau khi đánh bại ngoại xâm và nội phản, từ năm 1921, Nga Xô viết phải đối mặt
với những khó khăn mới trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Vì thế, vào
tháng 3/1921, Lenin ban hành Chính sách kinh tế mới (viết tắt NEP) thay cho Chính
sách cộng sản thời chiến đã kéo dài quá lâu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã
hội ở Nga. Ngày 30/12/1922, tại Moskva, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên
bang đã thông qua Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô
Viết (gọi tắt là Liên Xô) với 4 nước tự nguyện liên minh gồm Nga, Ucraina, Belarus,
Ngoại Caucasus (gồm 3 thành viên Armenia, Azerbaijan, Gruzia).
Từ năm 1925 đến 1941, Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933-1937) đều
hoàn thành trước thời hạn và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Liên Xô trở thành cường
quốc công nghiệp hùng mạnh, vươn lên đứng đầu châu Âu và đứng thứ 2 thế giới, sau
Mĩ. Vào tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
bị gián đoạn.
b. Liên Xô từ 1945 đến 1991
Sau Thế chiến thứ hai (1945), Liên Xô bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế.
Đến 1947, công nghiệp được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh. Tuy nhiên, nền
nông nghiệp vẫn lạc hậu, mãi cho đến 1950, nông nghiệp mới đạt mức trước chiến
tranh (1940).

1
Trong các thập niên 1950 đến thập niên 1970, Liên Xô tiếp tục thực hiện các
cuộc cải cách trong lĩnh vực kinh tế và khoa học - kĩ thuật, trong đó, nổi bật nhất là các
thành tựu về chinh phục vũ trụ. Tháng 10/1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh
nhân tạo đầu tiên. Đến 04/1961, phi hành gia người Liên Xô Yuri Gagarin đã trở thành
người đầu tiên bay vào không gian, mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của nhân loại.
Trong quan hệ quốc tế, từ sau Thế chiến II, địa vị quốc tế của Liên Xô ngày càng được
tăng cường. Liên Xô trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất, là
chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
2.1.2. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trên thế giới từ sau Cách mạng tháng
Mười 1917 đến 1991
Chịu sự ảnh hưởng từ Nga Xô viết trong cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917
và sự thành công của công cuộc xây dựng nhà nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên, nhiều
quốc gia trên thế giới đã bắt đầu xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã
hội chủ nghĩa như các quốc gia Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Bungary, Nam
Tư, Albania, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức), Trung Quốc, Việt Nam,…
Trong quá trình đó, các quốc gia nhận được sự hỗ trợ từ phía Liên Xô để xây
dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945).
Điển hình là sự kiện ngày 08/01/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt SEV) được
thành lập với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu là Liên Xô, Ba Lan,
Bungaria, Hungary, Tiệp Khắc, Albania (1960, Alabnia rút khỏi SEV). Sau đó, số
lượng thành viên được mở rộng với sự tham gia của các quốc gia XHCN khác như
Cộng hòa Dân chủ Đức (1950), Mông Cổ (1962), Cuba (1972), Việt Nam (1978), cùng
một số quốc gia khác tham gia với tư cách quan sát viên. Mục đích của SEV là đẩy
mạnh sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình xây dựng và
phát triển hệ thống XHCN.
Về quân sự, ngày 14/5/1955, Liên Xô cùng một số quốc gia Đông Âu đã thành
lập Tổ chức hiệp ước Warszawa. Đây là tổ chức mang tính liên minh phòng thủ về
quân sự và chính trị của các quốc gia thành viên, trước tình hình đối đầu căng thẳng
với các quốc gia TBCN trong cuộc Chiến tranh Lạnh.
Cùng với đó, giữa các quốc gia XHCN đã thiết lập các mối quan hệ song phương
nhằm tương trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển CNXH, cụ thể là mối quan hệ giữa
Liên Xô và Trung Quốc. Ngày 14/02/1950, Liên Xô và Trung Quốc đã ký Hiệp ước
hữu nghị liên minh tương trợ Xô – Trung, xác nhận mối quan hệ giữa hai quốc gia về
mặt pháp lý, cùng hỗ trợ nhau trong việc khôi phục và phát triển kinh tế, chống lại các
âm mưu tấn công của chủ nghĩa đế quốc. Ngoài ra, Liên Xô đã thể hiện rõ vai trò của
“anh cả” XHCN trong việc hỗ trợ các quốc gia XHCN khác trên con đường xây dựng
hệ thống XHCN trên toàn thế giới, điển hình như việc Liên Xô hỗ trợ cho cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc tại Việt Nam.
2.2. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
2
2.2.1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 cho đến đầu thập niên 1980,
tình hình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Âu bắt đầu suy giảm. Đến cuối thập
niên 1980, cuộc khủng hoảng về kinh tế của các quốc gia Đông Âu tiếp tục phát triển
mạnh mẽ. Dù chính phủ các nước đã cố gắng thực hiện các chính sách điều chỉnh
nhằm khắc phục khủng hoảng, tuy nhiên, do những sai lầm trong chính sách, cùng với
ảnh hưởng của sự thất bại trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và sự chống phá của các
thế lực thù địch, cuộc khủng hoảng tại các quốc gia Đông Âu ngày càng trầm trọng.
Cuối những năm 1989-1990, chế độ XHCN đã sụp đổ ở nhiều nước Đông Âu.
2.2.2. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết
Từ thập niên 1970 cho đến đầu thập niên 1980, kinh tế, xã hội Liên Xô bị khủng
hoảng; tình hình chính trị không ổn định, với sự thay đổi liên tục của các nhân vật lãnh
đạo cấp cao. Từ tháng 3/1985, sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô,
Mikhail S. Gorbachev đã thực hiện những chính sách cải cách nhằm vực dậy nền kinh
tế. Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi, công cuộc cải tổ ngày càng rơi vào bế tắc,
Liên Xô rơi vào khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt.
Công cuộc cải tổ của M. S. Gorbachev không những đã không khắc phục được
cuộc khủng hoảng mà còn mang lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho Liên Xô.
Không chỉ là sự suy sụp về kinh tế, sự khủng hoảng và chia rẽ về chính trị, sự bất ổn
về xã hội, mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc đã dẫn đến sự ly khai của một số
nước cộng hòa khỏi Liên bang Xô viết.
Ngày 19/8/1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành
cuộc đảo chính nhưng thất bại. Gorbachev quay trở lại nắm quyền, ông tuyên bố từ
chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản, yêu cầu giải tán Ủy ban Trung ương Đảng, đình chỉ
hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tình hình này đã đưa Liên bang Xô viết đến
bên bờ vực sụp đổ. Ngày 08/12/1991, các tổng thống của ba nước Nga, Ukraina,
Belarus ra tuyên bố chung: Liên bang Xô viết không còn tồn tại nữa và quyết định
thành lập một hình thức liên minh mới, gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Đến ngày 21/12/1991, tại thủ đô Anma Ata (Kazakhstan), 11 nước cộng hòa ký Hiệp
định về giải tán Liên bang Xô viết và chính thức thành lập Cộng đồng các quốc gia
độc lập.
Đêm 25/12/1991, sau bài phát biểu trên truyền hình của M. S. Gorbachev, lá cờ
đỏ búa liềm trên đỉnh điện Kremli bị hạ xuống, chính thức đánh dấu sự sụp đổ của
Liên bang Xô viết.
2.2.3. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu
Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, có thể kể đến là:

3
- Những khiếm khuyết và thiếu sót của mô hình chủ nghĩa xã hội, cùng với sự
chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô và
Đông Âu;
- Trong công cuộc cải cách, điều chỉnh nhằm khắc phục những sai lầm, những
người lãnh đạo của Liên Xô và các nước Đông Âu liên tiếp phạm thêm các sai lầm
nghiêm trọng làm cho cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước làm cho tình hình
càng thêm rối loạn, cuối cùng, đẩy cuộc khủng hoảng đi đến chỗ không thể khắc phục.
-…

You might also like