Bài Tập Thực Hành Tuần 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

BÀI TẬP THỰC HÀNH TUẦN 1




Bài tập 1: Phác thảo nội dung và trình bày tài liệu báo cáo

Kết quả đạt được: Thông qua bài tập này sinh viên có thể nắm được các chức năng sau:

- Tạo file Word mới.

- Định dạng khổ giấy, canh lề, tùy chỉnh font chữ và cỡ chữ.

- Biết phân bổ nội dung sang các phần khác nhau và kiểm tra các phần.

- Tạo Style cho văn bản.

- Lưu văn bản

Hướng dẫn 1: Định dạng khổ giấy, canh lề, tùy chình font chữ và cỡ chữ.

1.1 Tạo file Word mới.

Chọn Blank document để tạo file Word mới

File word mới được tạo


Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

1.2 Định dạng khổ giấy A4, khổ giấy dọc

Chọn thẻ Layout > Size > A4

Chọn Layout > Orientation > Portrait để chỉnh khổ giấy đứng

1.3 Tùy chỉnh Margins : trái 3.5cm; trên, dưới: 2.5cm; phải 2cm.

Chọn Layout > Margins > Custom Margins để tùy chỉnh lề


Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Khai báo các thông số vào ô Left (trái), Right (phải), Top (trên), Bottom(dưới)

1.4 Tùy chỉnh Font chữ là Times New Roman và cỡ chữ là 13 và canh đều 2 biên.

Chọn thẻ Home nhóm Font và nhóm Paragraph


Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Hướng dẫn 2: Lưu văn bản

Chọn File > Save > Browse

Hướng dẫn 3: Phân bổ nội dung sang các phần khác nhau.

Một báo cáo Word sẽ có nhiều phần chính như sau:

Trang bìa

Mục lục ( từ danh mục hình và bảng đến hết đến phụ lục)

Danh mục hình và bảng

Nội dung báo cáo ( gồm có nhiều chương)

Tài liệu tham khảo

Chỉ mục

Phụ lục

Mỗi phần chính sẽ được đặt trong một Section khác nhau. Để thực hiện chia báo cáo Word thành các phần như vậy
cần thực hiện các bước như sau

3.1 Xác định các phần chính sẽ có trong báo cáo.

Ghi chụ thể các phần chính trong báo cáo vào File Word vừa lưu
Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

3.2 Tách mỗi phần sang một Section khác nhau

Trang Bìa là trang đầu tiên nên ta để nguyên không thay đổi.

Để tách Mục lục sang Phần thứ 2 ta đặt con trỏ chuột trước chữ Mục lục

Chọn Layout > Breaks > Next Page

Mục lục và những nội dung khác sẽ bị đẩy xuống trang thứ 2
Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Chọn thẻ Home và hiển thị các ký hiệu đặc biệt sẽ thấy dấu phân cách các phần

Chọn thẻ Insert > Header sẽ thấy hiển thị tên các Section 1 ở trang đầu và Section 2 ở trang thứ 2

Sau đó ta thực hiện đặt con trỏ chuột trước các hàng “Danh mục hình và bảng”, “Chương 1”, “Chương 2”,
“Chương 3”, “Tài liệu tham khảo”, “Chỉ mục”, “Phụ lục” và chọn Layout > Breaks > Next Page

Phần phụ lục sẽ ở Section số 9


Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Hướng dẫn 4: Tạo Styles

Style là mẫu định dạng sẳn có cho văn bản. Đây là công cụ giúp tùy chỉnh định dạng văn bản được nhanh chóng
hơn.

Trên thẻ Home > Create a Style

Nhập tên định dạng là ký tự không dấu sau đó chọn OK

Nhấn chuột phải trên Style vừa tạo và chọn Modify…


Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Tùy chỉnh các thông số như Font chữ, màu chữ, In đậm giống hình và chọn OK

Sau đó nhấn chuột vào các đề mục lớn ở mỗi trang và nhấn chuột trái vào Style vừa tạo

Khi đó, các đề mục sẽ chuyển sang định dạng của style vừa canh chỉnh.
Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Bài Tập 1: Từ file Word đã tạo ở phần hướng dẫn, hay bổ sung vào các nội dung như sau.

1.1 Thêm vào mẫu định dạng trang bìa có sẳn : Insert > Cover Page

1.2 Thêm vào nội dung cho các chương như sau:

Chương 1: Đà Lạt

1.1 Địa lý

Thành phố Đà Lạt có diện tích 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với
mực nước biển. Thành phố có tọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh
độ đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 307 km về phía bắc, cách Hà Nội 1.500 km và cách Đà Nẵng 658 km về
phía nam.

1.2 Khí hậu

Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên
đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có
một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.

Chương 2: Đà Nẵng

2.1 Địa lý

Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ
Đông. Nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 961
km về phía Nam theo Quốc lộ 1. Diện tích khoảng 1285,4 km2.

2.2 Khí hậu

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà
Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan ở miền Nam, với tính trội
là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1
đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Chương 3: Cần Thơ

3.1 Địa lý

Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Cửu Long và ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, và là thành phố
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách Hà Nội 1.877 km, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách Rạch Giá gần 120 km, cách Phnôm Pênh
(Campuchia) 264 km và cách biển Đông 75 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C), Cần Thơ có tọa độ địa lý
105°13’38" – 105°50’35" kinh độ Đông và 9°55’08" – 10°19’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông
Hậu.

3.2 Điều kiện tự nhiên

Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Cửu Long bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua
nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng
trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa
mới) và Pleistocene (phù sa cổ)

Tạo Style cho các đề mục như sau:

- Style Name : TenChuong, Font Times New Roman, size 14, màu đỏ, in đậm, canh giữa

- Style Name: TenMuc , Font Times New Roman, size 13, màu xanh dương, có gạch chân, in đậm.
Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Bài tập 2: Nhận xét, góp ý, truy vết chỉnh sửa và hoàn chỉnh tài liệu báo cáo.

Kết quả đạt được: Thông qua bài tập này sinh viên có thể nắm được các chức năng sau.

- Thêm Comment vào tài liệu.

- Sử dụng Track Changes để truy vết chỉnh sửa.

Hướng dẫn 2.1: Tạo Comment

Bôi đen nội dung cần góp ý, chọn Review > New Comment

Gõ nội dung cần góp ý vào và nhấn mũi tên màu xanh

Hướng dẫn 2.2: Xóa Comment

Để xóa Comment ta chọn vào Comment cần xóa và chọn Review > Delete
Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Hướng dẫn 2.3: Sử dụng Track Changes để truy vết chỉnh sửa

Chọn Review > Track Changes > Lock Tracking

Nhập mật khẩu để khóa truy vết

Sau đó bổ sung vào phía cuối phần 1.2 nội dung như sau:

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng
4 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt
chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về
ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến
Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm
chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không
khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.
Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Chọn chế độ xem là All Markup

Chọn chế độ xem là No Markup

Chọn chế độ xem là Original


Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Chọn chế độ xem là All Markup và bật Reviewing Pane

Chọn Lock Tracking lần thứ 2

Nhập mật khẩu để mở khóa


Trường ĐH HUFLIT – Khoa CNTT Tin học văn phòng 2

Chọn Review > Accept để chấp nhận thao tác chỉnh sửa

Chọn Review > Reject để hủy bỏ thao tác.

Bài tập 2: Nhận xét, góp ý, truy vết chỉnh sửa và hoàn chỉnh tài liệu báo cáo.

2.1 Thêm một Comment bất kỳ vào file văn bản đã tạo ở bài 1.

2.2 Mở Track Changes lên và thực hiện các hoạt động sau

- Xóa một đoạn văn trong chương 1 sau đó Chọn chế độ xem là All Markup và bật Reviewing Pane (Chụp hình
màn hình và dán vào chương 1 trong file )

- Xóa một đoạn văn trong chương 2 và thêm vào một đoạn văn khác ngay tại vị trí đã xóa sau đó Chọn chế độ xem
là All Markup và bật Reviewing Pane (Chụp hình màn hình và dán vào chương 2 trong file )

- Thêm một đoạn văn trong chương 3 sau đó Chọn chế độ xem là All Markup và bật Reviewing Pane (Chụp hình
màn hình và dán vào chương 3 trong file )

- Tắt chế độ Track Changes, sau đó chọn một trong các thay đổi để Accept và Reject. Nhận xét về file kết quả thu
được.

You might also like