Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Ưu và nhược điểm của phương pháp thêm chuẩn nhiều điểm trong phân tích
AAS:
* Ưu điểm:
 Phép đo phổ nguyên tử có độ nhạy và độ chọn lọc cao, thời gian phân tích
nhanh.
 Quá trình chuẩn bị mẫu dễ dàng, không cần nhiều hóa chất tinh khiết cao
để chuẩn bị dãy mẫu đầu
 Các động tác thực hành thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng. Bằng phương
pháp này ta có thể xác định đồng thời hay liên tiếp nhiều nguyên tố trong
cùng một mẫu.
 Loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng về thành phần của mẫu cũng như cấu trúc
vật lí của các chất tạo thành mẫu.
 Kết quả phân tích ổn định, sai số nhỏ.
* Nhược điểm:
 Muốn đo phổ hấp thụ nguyên tử cần phải có một hệ thống máy móc
tương đối đắt tiền.
 Do cần có độ nhạy cao nên sự nhiễm bẩn có ý nghĩa lớn đối với kết quả
phân tích hàm lượng.
 Môi trường không khí phòng thí nghiệm phải không có bụi.
 Các dụng cụ và hóa chất dùng trong phép đo phải có độ tinh khiết cao.
 Vì có độ nhạy cao nên các trang bị máy móc là khá tinh vi và phức tạp,
do đó cần phải có kĩ sư lành nghề để bảo dưỡng và chăm sóc.
 Nhược điểm chính là chỉ cho ta biết thành phần nguyên tố của chất phân
tích có trong mẫu phân tích, mà không chỉ ra được trạng thái liên kết, cấu
trúc của nguyên tố có trong mẫu.
2. Để tối ưu hoá các điều kiện cho phép đo F-AAS mang đến một phương pháp
phân tích đúng đắn và cho kết quả tốt theo kỹ thuật này, chúng ta phải làm gì?
Trả lời:

Trong phép đo F-AAS, muốn có các điều kiện và quy trình phân tích phù hợp
nhất, phát hiện và loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng để có kết quả tốt chất lượng cao
cần:

i. Chọn các thông số máy đo phổ: Vạch phổ đo, kỹ thuật đo, độ rộng khe đo,
chiều cao Burner, thông số nguồn cấp chùm tia đơn sắc (cường độ của HCL);

ii. Chọn các điệu kiện hoá hơi và nguyên tử hóa mẫu: Loại khí và thành phần
khí tạo ngọn lửa, tốc độ khí, tốc độ dẫn mẫu, các thông số khác cho điều kiện
nguyên tử hóa mẫu;
iii. Xem xét các yếu tố về phổ và vật lý: Sự chen lấn vạch phổ của chất nền và
nguyên tố khác có sự phát xạ của nguyên tố phân tích không, độ nhớt dung dịch
mẫu, sự iôn hoá kim loại kiềm...;

iv. Các yếu tố về hoá học (nền và nguyên tố thứ ba): Chất nền (matrix) của
mẫu, nguyên tố thứ ba khác trong mẫu, loại axit và nồng độ axit;

v. Phương pháp chuẩn hoá để định lượng;

vi. Kỹ thuật hay phương pháp xử lý và chuẩn bị mẫu.

Trên cơ sở giải quyết và tối ưu được 6 vấn đề trên thì chúng ta mới có một quy
trình phân tích thích hợp và đúng đắn cho đối tượng và nguyên tố cần phân tích.

3. Để tối ưu hoá các điều kiện cho phép đo GF-AAS mang đến một phương
pháp phân tích đúng đắn và cho kết quả tốt theo kỹ thuật này, chúng ta phải làm
gì?

Trả lời:

Chúng ta phải thực hiện tối ưu hoá các điều kiện cần thiết cho phép đo, cụ thể:

• Các thông số máy đo phổ (như trong F-AAS) (Vạch đo, khe máy, chiều cao
Burner…)

• Các điều kiện nguyên tử hóa mẫu trong cuvét, loại cuvet,...: Chọn loại cuvet,
nhiệt độ Tro hoá và nguyên tử hóa mẫu (công suất nung cuvet)..., khí trơ làm
môi trường nguyên tử hóa mẫu,...

• Các yếu tố vật lý,

• Các yếu tố về hoá học, (môi trường axit, chất nền và nguyên tố thứ ba,...)

• Phương pháp chuẩn hoá để định lượng

• Bổ chính nền và phương pháp bổ chính

• Phương pháp xử lý và chuẩn bị mẫu phân tích

• Các hoá chất dùng trong xử lý mẫu

• Môi trường phòng thí nghiệm.

You might also like