Huong Dan Dabt1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 117

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

TS NGUYỄN VĂN HẬU

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU


BÊ-TÔNG CỐT THÉP THEO TCVN 5574:2018
(Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Xây dựng)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022

i
LỜI MỞ ĐẦU

Sách hướng dẫn “Đồ án môn học kết cấu bê-tông cốt thép theo TCVN 5574:2018”
cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc, sơ đồ tính, tải trọng
tác dụng cũng như nguyên tắc cấu tạo của các cấu kiện: sàn, dầm phụ, dầm chính, v.v. trong
các công trình bê-tông cốt thép theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và theo nhiều nguồn
tài liệu tham khảo trong và ngoài nước.
Sách được dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Xây dựng thuộc
các trường đại học, cao đẳng và là nguồn tài liệu hướng dẫn, tham khảo cho kỹ sư thiết kế và
thi công công trình bê-tông cốt thép.
Do đây là tài liệu chuyên ngành rất cơ bản, tiếp cận với kiến thức liên quan đến công
trình thực tế nên giáo trình chủ yếu trích dẫn, cập nhật lại theo TCVN 5574:2018 cho phù hợp
với nội dung môn học và cũng để tương thích với công tác thiết kế thực hành.
Nội dung biên soạn bao gồm hai phần chính.
Sau phần giới thiệu, Phần I là lý thuyết tính toán, bao gồm: nguyên lý thiết kế kết cấu
bê-tông cốt thép (Chương I), thiết kế sàn (Chương II), thiết kế dầm phụ (Chương III), thiết kế
dầm chính (Chương IV), cấu tạo cốt thép, biểu đồ bao vật liệu, cách thể hiện bản vẽ (Chương
V) và Phần II bao gồm Chương VI là ví dụ áp dụng.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Kết cấu Công trình, Khoa Xây
dựng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong
quá trình biên soạn và mong nhận được nhiều nhận xét, góp ý từ các bạn đọc.
Tác giả
TS Nguyễn Văn Hậu

1
MỤC LỤC
PHẦN I 5
LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 5
Chương I 5
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ-TÔNG CỐT THÉP 5
1.1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI KẾT CẤU BÊ-TÔNG CỐT THÉP ........................... 5
1.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÍNH TOÁN KẾT CẤU BÊ-TÔNG CỐT THÉP .................... 5
1.2.1 Yêu cầu tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo độ bền ............................................... 6
1.2.2 Yêu cầu tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo sự hình thành vết nứt ........................ 6
1.2.3 Yêu cầu tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo sự mở rộng vết nứt ........................... 6
1.2.4 Yêu cầu tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo biến dạng .......................................... 6
1.2.5 Phương pháp xác định nội lực trong kết cấu bê-tông cốt thép ..................................... 7
1.3. YÊU CẦU CẤU TẠO KẾT CẤU BÊ-TÔNG CỐT THÉP ........................................ 9
1.3.1 Yêu cầu chung .............................................................................................................. 9
1.3.2 Yêu cầu về kích thước hình học ................................................................................... 9
1.3.3 Yêu cầu về bố trí cốt thép ............................................................................................. 9
Chương II 17
THIẾT KẾ SÀN 17
2.1. SƠ ĐỒ TÍNH VÀ NHỊP TÍNH TOÁN SÀN ............................................................ 17
2.2. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG ........................................................................................ 19
2.2.1 Tĩnh tải ........................................................................................................................ 19
2.2.2 Hoạt tải ....................................................................................................................... 19
2.3. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC .............................................................................................. 19
2.4. TÍNH TOÁN CỐT THÉP.......................................................................................... 20
2.5. BỐ TRÍ CỐT THÉP .................................................................................................. 21
2.6. THỐNG KÊ CỐT THÉP ........................................................................................... 22
Chương III 23
THIẾT KẾ DẦM PHỤ 23
3.1. SƠ ĐỒ TÍNH VÀ NHỊP TÍNH TOÁN DẦM PHỤ .................................................. 23
3.2. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG ......................................................................................... 23
3.3. BIỂU ĐỒ MÔ-MEN VÀ LỰC CẮT ........................................................................ 24
3.4. TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU MÔ-MEN ............................................................. 25
3.5. TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU LỰC CẮT............................................................. 26

2
Chương IV 28
THIẾT KẾ DẦM CHÍNH 28
4.1 SƠ ĐỒ TÍNH VÀ NHỊP TÍNH TOÁN DẦM CHÍNH ............................................. 28
4.2 XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG ......................................................................................... 28
4.3 BIỂU ĐỒ BAO MÔ-MEN VÀ LỰC CẮT ............................................................... 29
4.4 TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU MÔ-MEN ............................................................. 31
4.5 TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU LỰC CẮT............................................................. 31
4.6 TÍNH TOÁN DẦM CHÍNH THEO CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ HAI ... 32
4.6.1 Tính toán hình thành và mở rộng khe nứt ................................................................. 32
4.6.2 Tính toán độ võng cho dầm ....................................................................................... 35
4.7 LƯU ĐỒ TÍNH TOÁN 41
Chương V 44
CẤU TẠO CỐT THÉP, BIỂU ĐỒ BAO VẬT LIỆU VÀ CÁCH THỂ HIỆN BẢN VẼ 44
5.1 CẤU TẠO CỐT THÉP.............................................................................................. 44
5.2 BIỂU ĐỒ BAO VẬT LIỆU ...................................................................................... 47
5.3 CÁCH THỂ HIỆN BẢN VẼ ..................................................................................... 48
PHẦN II 50
VÍ DỤ ÁP DỤNG 50
Chương VI 50
VÍ DỤ SỐ 50
6.1 ĐỀ BÀI .......................................................................................................................... 50
6.1.1 Sơ đồ sàn (Hình 6.1) ................................................................................................... 50
6.1.2 Kích thước .................................................................................................................. 50
6.1.3 Hoạt tải ....................................................................................................................... 50
6.1.4 Vật liệu ....................................................................................................................... 50
6.1.5 Số liệu tính toán .......................................................................................................... 51
6.2 TÍNH SÀN ..................................................................................................................... 51
6.2.1 Sơ đồ tính và nhịp tính toán sàn ................................................................................. 51
6.2.2 Xác định tải trọng ....................................................................................................... 52
6.2.3 Xác định nội lực ......................................................................................................... 52
6.2.4 Tính toán cốt thép ....................................................................................................... 52
6.2.5 Chọn và bố trí cốt thép ............................................................................................... 54
6.3 TÍNH DẦM PHỤ .......................................................................................................... 55

3
6.3.1 Sơ đồ tính.................................................................................................................... 55
6.3.2 Xác định tải trọng ....................................................................................................... 56
6.3.3 Vẽ biểu đồ bao mô-men.............................................................................................. 56
6.3.4 Tính toán cốt thép chịu uốn ........................................................................................ 58
6.3.5 Tính toán cốt thép chịu cắt ......................................................................................... 59
6.3.6 Tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu ........................................................................... 61
6.4 TÍNH DẦM CHÍNH ...................................................................................................... 68
6.4.1 Sơ đồ tính.................................................................................................................... 68
6.4.2 Xác định tải trọng ....................................................................................................... 68
6.4.3 Tính và vẽ biểu đồ bao nội lực ................................................................................... 69
6.4.4 Tính toán cốt thép chịu uốn ........................................................................................ 72
6.4.5 Tính toán cốt thép chịu cắt ......................................................................................... 73
6.4.6 Biểu đồ bao vật liệu .................................................................................................... 76
6.4.7 Tính toán dầm chính theo trạng thái giới hạn thứ hai ................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

4
PHẦN I
LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN
Chương I
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ-TÔNG CỐT THÉP
1.1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI KẾT CẤU BÊ-TÔNG CỐT THÉP
Kết cấu bê-tông cốt thép (BTCT) cần phải thỏa mãn:
- Các yêu cầu về an toàn.
- Các yêu cầu về điều kiện sử dụng bình thường.
- Các yêu cầu về độ bền lâu.
- Các yêu cầu bổ sung nêu trong nhiệm vụ thiết kế.
Sự an toàn, điều kiện sử dụng, độ bền lâu của kết cấu BTCT và các yêu cầu khác đặt ra trong
nhiệm vụ thiết kế cần được đảm bảo bởi việc thực hiện:
- Các yêu cầu đối với bê-tông và các thành phần của nó.
- Các yêu cầu đối với cốt thép.
- Các yêu cầu đối với tính toán kết cấu.
- Các yêu cầu cấu tạo.
- Các yêu cầu công nghệ.
- Các yêu cầu sử dụng.
1.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÍNH TOÁN KẾT CẤU BÊ-TÔNG CỐT THÉP
Tính toán kết cấu BTCT nói chung được tiến hành theo các trạng thái giới hạn, bao gồm:
- Các trạng thái giới hạn thứ nhất, dẫn tới mất hoàn toàn khả năng sử dụng kết cấu.
- Các trạng thái giới hạn thứ hai, làm khó khăn cho sử dụng bình thường hoặc giảm độ bền
lâu của nhà và công trình so với thời hạn sử dụng đã dự định.
Các tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất bao gồm:
- Tính toán độ bền.
- Tính toán ổn định hình dạng (đối với kết cấu thành mỏng).
- Tính toán ổn định vị trí (lật, trượt, đẩy nổi).
Các tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai bao gồm:
- Tính toán hình thành vết nứt.
- Tính toán mở rộng vết nứt.
- Tính toán biến dạng.

5
Để đạt được các bước tính toán, thông thường cần phải xác định các nội lực và biến dạng
trong kết cấu BTCT. Điều đó có được bằng cách dựa trên các sơ đồ (mô hình) tính toán và
yêu cầu phải phản ánh được thực chất đặc điểm vật lý về sự làm việc của các kết cấu, vật liệu
ở trạng thái giới hạn đang xét.
Tính toán kết cấu BTCT cần được tiến hành với tất cả các loại tải trọng theo chức năng của
nhà và công trình.
Tính toán kết cấu BTCT được tiến hành dưới tác dụng của mô-men uốn, lực dọc, lực cắt và
mô-men xoắn, cũng như dưới tác dụng cục bộ của tải trọng.
1.2.1 Yêu cầu tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo độ bền
Tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo độ bền được tiến hành:
- Theo các tiết diện thẳng góc (khi có tác dụng của mô-men uốn và lực dọc).
- Theo tiết diện nghiêng (khi có tác dụng của lực cắt), theo tiết diện không gian (khi có tác
dụng của mô-men xoắn), chịu tác dụng cục bộ của tải trọng (nén cục bộ, chọc thủng).
Tính toán độ bền cấu kiện BTCT theo nội lực giới hạn được tiến hành theo điều kiện mà nội
lực do tải trọng và tác động ngoài F trong tiết diện đang xét không vượt quá nội lực giới hạn
Fu mà cấu kiện có thể chịu được trong tiết diện này:

F  Fu (1.1)

1.2.2 Yêu cầu tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo sự hình thành vết nứt
Tính toán theo sự hình thành các vết nứt của các cấu kiện bê-tông cốt thép theo nội lực giới
hạn được tiến hành theo điều kiện mà nội lực do tải trọng và tác động ngoài F trong tiết diện
đang xét không vượt quá nội lực giới hạn Fcrc ,u mà cấu kiện BTCT có thể chịu được khi hình

thành vết nứt:


F  Fcrc ,u (1.2)

1.2.3 Yêu cầu tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo sự mở rộng vết nứt
Tính toán theo sự mở rộng vết nứt được tiến hành theo điều kiện mà chiều rộng vết nứt acrc

do ngoại lực không được vượt quá giá trị chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép acrc ,u :

acrc  acrc ,u (1.3)

1.2.4 Yêu cầu tính toán kết cấu bê-tông cốt thép theo biến dạng
Tính toán cấu kiện BTCT theo biến dạng được tiến hành theo điều kiện mà độ võng hoặc
chuyển vị của kết cấu f do ngoại lực không được vượt quá giá trị giới hạn cho phép của độ

võng hoặc chuyển vị f u :

f  fu (1.4)

6
Độ võng hoặc chuyển vị của kết cấu BTCT được xác định theo các nguyên tắc chung của cơ
học kết cấu phụ thuộc vào các đặc trưng biến dạng uốn, biến dạng trượt và biến dạng dọc trục
của cấu kiện bê-tông cốt thép tại các tiết diện dọc theo chiều dài cấu kiện (độ cong, góc xoay,
v.v.).
1.2.5 Phương pháp xác định nội lực trong kết cấu bê-tông cốt thép
1.2.5.1 Tính toán nội lực theo sơ đồ đàn hồi
Tính toán nội lực theo sơ đồ đàn hồi dựa trên các giả thiết là vật liệu đàn hồi, đồng chất và
đẳng hướng, có thể vận dụng các phương pháp của lý thuyết đàn hồi, sức bền vật liệu và cơ
học kết cấu để tìm ra nội lực và ứng suất. Tuy nhiên, BTCT là vật liệu đàn hồi dẻo, mô-đun
đàn hồi của bê-tông phụ thuộc vào trạng thái ứng suất, giai đoạn tải trọng tác dụng, sự thay
đổi độ cứng khi vùng kéo của tiết diện bê-tông xuất hiện vết nứt, v.v. nhưng do tính toán đơn
giản, thiên về an toàn nên đây là cách lựa chọn phổ biến trong tính toán nội lực kết cấu hiện
nay.
1.2.5.2 Tính toán nội lực theo sơ đồ khớp dẻo
Tính toán nội lực theo sơ đồ biến dạng dẻo là phương pháp tính toán tận dụng hết khả năng
chịu lực của vật liệu, nghĩa là ứng suất chịu nén trong bê-tông đạt đến Rb và ứng suất chịu kéo

trong cốt thép đạt đến Rs , giai đoạn chảy dẻo cốt thép. Đây là quá trình mở rộng vết nứt, tiết
diện bị xoay tại vị trí trục trung hòa. Mô-men uốn mà tiết diện có thể chịu được gọi là mô-
men khớp dẻo M ph , giá trị được xác định M ph  Rs As z1 (Hình 1.1).

Hình 1.1. Sơ đồ ứng suất xác định mô-men khớp dẻo


Cách xác định mô-men khớp dẻo được ví dụ thực hiện bằng cách xét một dầm BTCT bị ngàm
hai đầu chịu tải trọng phân bố đều q thay đổi tăng dần như Hình 1.2. Giả sử diện tích cốt thép
chịu kéo giống nhau đặt tại ba tiết diện nguy hiểm A, B, C. Mô-men khớp dẻo hình thành và
được thể hiện như Hình 1.2c. Có thể phân tích quá trình chịu tải của kết cấu dầm như sau: Khi
tải trọng còn nhỏ, mô-men uốn tại tiết diện A và C luôn luôn lớn hơn tại tiết diện B (Hình
1.2b), do vậy cốt thép tại A và C sẽ bị chảy dẻo trước. Giá trị mô-men mà tiết diện A và C
chịu được tại thời điểm này gọi là mô-men khớp dẻo M ph . Nếu tải trọng tiếp tục tăng thì giá

trị nội lực tại A và C không tăng nữa (do cốt thép đã chảy dẻo) trong khi mô-men tại tiết diện

7
B sẽ đạt đến M ph . Lúc này dầm không còn chịu lực được nữa do bị biến hình tức thời. Điều

kiện cân bằng tĩnh học đối với giá trị tuyệt đối:
M A  MC ql 2
 MB  (1.5)
2 8
với M A  M B  M C  M ph thì độ lớn của các thành phần mô-men như sau:
ql 2
M A  M B  MC  (1.6)
16

Hình 1.2. Sơ đồ tính dầm theo khớp dẻo


a) Sơ đồ dầm; b) Biểu đồ M theo sơ đồ đàn hồi; c) Biểu đồ M theo sơ đồ khớp dẻo.
Tương tự, xét dầm BTCT có một đầu ngàm, một đầu khớp chịu tải trọng phân bố đều như
Hình 1.3a.

Hình 1.3. Sơ đồ tính dầm theo trạng thái cân bằng giới hạn
a) Sơ đồ dầm; b) Biểu đồ M theo sơ đồ đàn hồi; c) Cơ cấu phá hủy.

8
Dùng phương pháp cân bằng giới hạn để xác định các thành phần mô-men dẻo M B , M C .
Phương trình cân bằng có dạng:
ql
f  M A1  M B3  M C2 (1.7)
2
f f f a  b
với 1  ;  2  ; 3  . Kết quả nhận được:
a b ab
ql
 MB
a  b  M 1 (1.8)
C
2 ab b
Khớp dẻo sẽ hình thành cách gối tựa biên trong khoảng từ 0,375l đến 0,5l , lấy giá trị
0, 425l để tính toán. Khi đó Phương trình (1.8) có dạng:
ql 1 1
 MB  MC (1.9)
2 0.244l 0.575l
Nếu cho M B  M C  M ph thì M ph  ql 2 /11.66

Thiên về an toàn, làm tròn giá trị mô-men khớp dẻo, thu được giá trị mô-men tại nhịp và gối
thứ hai:
ql 2
M  (1.10)
11
1.3. YÊU CẦU CẤU TẠO KẾT CẤU BÊ-TÔNG CỐT THÉP
1.3.1 Yêu cầu chung
Để đảm bảo an toàn và sử dụng bình thường của kết cấu BTCT thì ngoài các yêu cầu tính
toán, cũng cần thực hiện các yêu cầu cấu tạo về kích thước hình học và bố trí cốt thép.
Các yêu cầu cấu tạo được quy định đối với các trường hợp khi mà:
- Bằng tính toán chưa đảm bảo đủ chính xác và xác định hoàn toàn về khả năng kết cấu chịu
được các tải trọng và tác động bên ngoài.
- Các yêu cầu cấu tạo xác định được các điều kiện biên mà trong phạm vi đó có thể sử dụng
các giả thiết tính toán đã lựa chọn.
- Các yêu cầu cấu tạo đảm bảo cho việc thực hiện công nghệ chế tạo kết cấu BTCT.
1.3.2 Yêu cầu về kích thước hình học
Các kích thước hình học của kết cấu BTCT phải đảm bảo khả năng bố trí cốt thép, neo cốt
thép và sự làm việc đồng thời của cốt thép với bê-tông.
1.3.3 Yêu cầu về bố trí cốt thép
1.3.3.1 Lớp bê-tông bảo vệ
Lớp bê-tông bảo vệ cần phải đảm bảo được:

9
- Sự làm việc đồng thời của cốt thép với bê-tông.
- Sự neo cốt thép trong bê-tông và khả năng bố trí các mối nối của các chi tiết cốt thép.
- Tính toàn vẹn của cốt thép dưới các tác động của môi trường xung quanh.
- Khả năng chịu lửa của kết cấu.
Giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê-tông bảo vệ của cốt thép chịu lực ( c1 ) lấy theo Phụ lục 1.

Đối với cốt thép cấu tạo thì giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê-tông bảo vệ ( c2 ) được lấy
giảm bớt 5 mm so với giá trị yêu cầu đối với cốt thép chịu lực.
Trong mọi trường hợp, chiều dày lớp bê-tông bảo vệ cũng cần được lấy không nhỏ hơn đường
kính thanh cốt thép và không nhỏ hơn 10 mm (Hình 1.4a, 1.4b).

Hình 1.4. Lớp bê-tông bảo vệ và khoảng cách thông thủy giữa cốt thép
1.3.3.2 Khoảng cách thông thủy tối thiểu giữa các thanh cốt thép
Khoảng cách thông thủy tối thiểu giữa các thanh cốt thép ( t ) như Hình 1.4c cần được lấy sao
cho đảm bảo được sự làm việc đồng thời giữa cốt thép với bê-tông và có kể đến sự thuận tiện
khi đổ và đầm hỗn hợp bê-tông, nhưng không nhỏ hơn đường kính lớn nhất của thanh cốt
thép, đồng thời không nhỏ hơn:
25 mm - đối với các thanh cốt thép dưới được bố trí thành một hoặc hai lớp và nằm ngang
hoặc nghiêng trong lúc đổ bê-tông.
30 mm - đối với các thanh cốt thép trên được bố trí thành một hoặc hai lớp và nằm ngang
hoặc nghiêng trong lúc đổ bê-tông.
50 mm - đối với các thanh cốt thép dưới được bố trí thành ba lớp trở lên (trừ các thanh của
hai lớp dưới cùng) và nằm ngang hoặc nghiêng trong lúc đổ bê-tông, cũng như đối với các
thanh nằm theo phương đứng trong lúc đổ bê-tông.
1.3.3.3 Bố trí cốt thép dọc
Trong các cấu kiện BTCT, diện tích tiết diện của cốt thép dọc chịu kéo, cũng như chịu nén
nếu cần theo tính toán, tính theo phần trăm diện tích tiết diện bê-tông (bằng tích của chiều
rộng tiết diện chữ nhật hoặc chiều rộng sườn của tiết diện chữ T hoặc chữ I và chiều cao làm

10
việc của tiết diện),  s   As bh0  100% , cần lấy không nhỏ hơn 0,1% - đối với các cấu kiện

chịu uốn.
Trong các kết cấu BTCT dạng bản thì khoảng cách tối đa giữa trục các thanh cốt thép dọc để
đảm bảo đưa chúng vào làm việc cùng với bê-tông, đảm bảo cho ứng suất và biến dạng được
phân bố đều, cũng như để hạn chế chiều rộng vết nứt giữa các thanh cốt thép, không được lớn
hơn (dầm và bản):
200 mm khi chiều cao tiết diện ngang h ≤ 150 mm.
1,5h và 400 mm khi chiều cao tiết diện ngang h > 150 mm.
Trong dầm và sườn có chiều rộng lớn hơn 150 mm, số lượng cốt thép dọc chịu lực kéo trong
tiết diện ngang không được ít hơn 2 thanh. Khi chiều rộng tiết diện từ 150 mm trở xuống thì
cho phép đặt 1 thanh cốt thép dọc chịu lực trong tiết diện ngang.
Trong dầm cần kéo vào gối tựa các thanh cốt thép dọc chịu lực với diện tích tiết diện không
nhỏ hơn 1/2 diện tích tiết diện các thanh trong nhịp và không ít hơn 2 thanh.
Trong bản cần kéo vào gối tựa các thanh cốt thép dọc chịu lực với diện tích tiết diện không
nhỏ hơn 1/3 diện tích tiết diện các thanh trên 1 m chiều rộng bản trong nhịp.
1.3.3.4 Bố trí cốt thép ngang
Cốt thép ngang cần được đặt theo tính toán để chịu nội lực, cũng như để hạn chế vết nứt phát
triển, để giữ các thanh thép dọc ở vị trí thiết kế và giữ chúng không bị phình theo bất kỳ
phương nào.
Cốt thép ngang cần được bố trí ở tất cả các mặt bên (nơi có bố trí cốt thép dọc) của cấu kiện
BTCT.
Đường kính cốt thép ngang trong các khung cốt thép buộc của các cấu kiện chịu uốn lấy
không nhỏ hơn 6 mm (8 mm khi sử dụng bê-tông từ B70 đến B100).
Trong các khung cốt thép hàn, đường kính cốt thép ngang lấy không nhỏ hơn đường kính đã
được chọn theo điều kiện để có thể hàn được đối với đường kính lớn nhất của cốt thép dọc.
Trong các cấu kiện bê-tông cốt thép mà lực cắt tính toán không thể chỉ do mỗi bê-tông chịu
thì cần đặt cốt thép ngang với bước không lớn hơn 0,5h0 và không lớn hơn 300 mm (250 mm
khi sử dụng bê-tông từ B70 đến B100).
Trong các bản đặc, cũng như trong các bản nhiều sườn có chiều cao nhỏ hơn 300 mm và
trong các dầm (sườn) có chiều cao nhỏ hơn 150 mm thì không cần đặt cốt thép ngang trên
đoạn cấu kiện mà lực cắt tính toán chỉ cần do bê-tông chịu.
Trong các dầm và sườn cao 150 mm trở lên, cũng như trong các bản nhiều sườn có chiều cao
từ 300 mm trở lên thì cần đặt cốt thép ngang với bước không lớn hơn 0, 75h0 và không lớn

11
hơn 500 mm (400 mm khi sử dụng bê-tông từ B70 đến B100) trên các đoạn cấu kiện mà có
lực cắt tính toán chỉ cần do bê-tông chịu.
1.3.3.5 Neo cốt thép
Neo cốt thép được thực hiện bằng một hoặc tổ hợp các biện pháp sau đây:
- Đầu các thanh thép để thẳng (neo thẳng).
- Uốn một đầu thanh thép dưới dạng móc, uốn chữ L hoặc uốn chữ U (chỉ đối với cốt thép
không ứng suất trước).
- Hàn hoặc đặt các thanh thép ngang (chỉ đối với cốt thép không ứng suất trước).
- Sử dụng các chi tiết neo đặc biệt ở đầu thanh thép.
Neo thẳng và neo chữ L chỉ được phép sử dụng đối với cốt thép có gân. Đối với các thanh
trơn chịu kéo thì cần uốn móc, uốn chữ U, hoặc hàn với các thanh thép ngang hoặc phải có
các chi tiết neo đặc biệt (Hình 1.5).

Hình 1.5. Neo cốt thép vào gối


a) Neo thanh cốt thép để thẳng; b) Móc chữ L; c) Móc chữ U.
Neo chữ L, neo có móc hoặc uốn chữ U không nên sử dụng để neo cốt thép chịu nén, trừ
trường hợp cốt thép trơn mà có thể phải chịu kéo trong một số tổ hợp tải trọng.
Khi tính toán chiều dài neo cốt thép, cần kể đến biện pháp neo, loại cốt thép và hình dạng của
nó, đường kính cốt thép, cường độ của bê-tông và trạng thái ứng suất của nó trong vùng neo,
giải pháp cấu tạo vùng neo của cấu kiện (có hay không có cốt thép ngang, vị trí các thanh thép
trong tiết diện cấu kiện, v.v.).
Chiều dài neo cơ sở cần để truyền lực trong cốt thép với toàn bộ giá trị tính toán của cường độ
Rs vào bê-tông được xác định theo công thức:

Rs As
L0,an  (1.11)
Rbond us
trong đó:
As và u s lần lượt là diện tích tiết diện ngang của thanh cốt thép được neo và chu vi tiết

diện của nó, được xác định theo đường kính danh nghĩa của thanh cốt thép.

12
Rbond là cường độ bám dính tính toán của cốt thép với bê-tông, với giả thiết là độ bám

dính này phân bố đều theo chiều dài neo, và được xác định theo công thức:
Rbond  1 2 Rbt (1.12)
trong đó:
Rbt là cường độ chịu kéo dọc trục tính toán của bê-tông.

1 là hệ số, kể đến ảnh hưởng của loại bề mặt cốt thép, lấy bằng:
1,5 - đối với cốt thép thanh trơn theo TCVN 1651-1:2008.
2,0 - đối với cốt thép kéo (hoặc cán) nguội có gân.
2,5 - đối với cốt thép cán nóng có gân và cốt thép gia công cơ nhiệt có gân.
 2 là hệ số, kể đến ảnh hưởng của cỡ đường kính cốt thép, lấy bằng:

1,0 - khi đường kính cốt thép d s  32 mm.

0,9 - khi đường kính cốt thép d s là 36 mm, 40 mm và lớn hơn.


Chiều dài neo tính toán yêu cầu của cốt thép, có kể đến giải pháp cấu tạo vùng neo của cấu
kiện, được xác định theo công thức:
As ,cal
Lan   L0,an (1.13)
As ,ef

trong đó:
L0,an là chiều dài neo cơ sở, được xác định theo Công thức (1.11).

As ,cal , As ,ef là diện tích tiết diện ngang của cốt thép lần lượt theo tính toán và theo thực tế.

 là hệ số, kể đến ảnh hưởng của trạng thái ứng suất của bê-tông và của cốt thép và ảnh
hưởng của giải pháp cấu tạo vùng neo của cấu kiện đến chiều dài neo.
Đối với cốt thép không ứng suất trước, khi neo các thanh thép có gân với các đầu để thẳng
(neo thẳng) hoặc neo cốt thép trơn có móc hoặc uốn chữ U mà không có các chi tiết neo bổ
sung thì lấy   1, 0 đối với các thanh cốt thép chịu kéo và lấy   0, 75 đối với các thanh
chịu nén; Đối với cốt thép ứng suất trước lấy   1, 0 .
Cho phép giảm chiều dài neo của các thanh thép không ứng suất trước phụ thuộc vào số lượng
và đường kính cốt thép ngang, loại chi tiết neo (hàn thêm cốt thép ngang, uốn đầu các thanh
thép có gân) và giá trị lực nén ngang của bê-tông trong vùng neo (ví dụ, do phản lực gối tựa),
nhưng không giảm quá 30%.
Trong bất kỳ trường hợp nào, chiều dài neo thực tế lấy không nhỏ hơn 15d s và 200 mm, còn

đối với thanh thép không ứng suất trước thì còn phải không nhỏ hơn 0.3L0,an .

13
Lực chịu bởi thanh cốt thép được neo N s xác định theo công thức:

Ls
N s  Rs As  Rs As (1.14)
Lan
trong đó:
Lan là chiều dài neo tính toán, xác định theo Công thức (1.13), với As ,cal As ,ef  1 .

Ls là khoảng cách từ đầu mút thanh thép được neo đến tiết diện ngang đang xét của cấu

kiện.
1.3.3.6 Nối cốt thép
Mối nối chồng không hàn:
- Với đầu các thanh thép có gân để thẳng (Hình 1.6a).
- Với đầu các thanh thép để thẳng được hàn hoặc buộc các thanh thép ngang trên đoạn nối
chồng.
- Với đầu các thanh thép được uốn (dạng móc, chữ L, chữ U); Khi đó đối với các thanh thép
trơn chỉ sử dụng uốn móc và uốn chữ U (Hình 1.6b).

Hình 1.6. Nối chồng cốt thép


a) Nối thanh thép để thẳng; b) Nối thanh thép uốn móc.
Mối nối đối đầu bằng hàn và cơ khí:
- Với cốt thép được hàn.
- Sử dụng các chi tiết cơ khí chuyên dụng (mối nối ép dập, mối nối ren, v.v.).
Mối nối chồng (không hàn) cốt thép thanh được sử dụng khi nối các thanh thép đường kính
không lớn hơn 40 mm.
Các mối nối cốt thép thanh chịu kéo hoặc chịu nén phải có chiều dài nối chồng không nhỏ
hơn giá trị chiều dài Llap xác định theo công thức:

As ,cal
Llap   L0,an (1.15)
As ,ef

trong đó:
L0,an là chiều dài neo cơ sở, được xác định theo Công thức (1.11).

As ,cal , As ,ef là diện tích tiết diện ngang của cốt thép lần lượt theo tính toán và theo thực tế.

14
 là hệ số, kể đến ảnh hưởng của trạng thái ứng suất của cốt thép thanh, giải pháp cấu
tạo của cấu kiện trong vùng nối các thanh thép, số lượng thanh thép được nối trong một tiết
diện so với tổng số thanh thép trong tiết diện này, khoảng cách giữa các thanh thép được nối.
Khi nối cốt thép có gân với các đầu để thẳng, cũng như nối các thanh thép trơn có móc hoặc
uốn chữ U mà không có chi tiết neo bổ sung thì hệ số  đối với cốt thép chịu kéo lấy bằng
1,2, còn đối với cốt thép chịu nén lấy bằng 0,9. Khi đó, phải tuân theo các điều kiện sau:
- Số lượng cốt thép có gân chịu lực kéo được nối trong một tiết diện tính toán không được
lớn hơn 50%, cốt thép trơn có móc hoặc uốn chữ U - không lớn hơn 25%.
- Nội lực chịu bởi toàn bộ cốt thép ngang bố trí trong phạm vi mối nối không được nhỏ hơn
một nửa nội lực chịu bởi cốt thép chịu lực kéo được nối trong một tiết diện tính toán.
- Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chịu lực được nối không được vượt quá 4d s .
- Khoảng cách giữa các mối nối chồng kề nhau (theo chiều rộng của cấu kiện bê-tông cốt
thép) không được nhỏ hơn 2d s và không nhỏ hơn 30 mm.
Để lấy làm một tiết diện tính toán của cấu kiện đang xét nhằm xác định số lượng cốt thép
được nối trong một tiết diện thì lấy một đoạn cấu kiện dài 1,3Llap dọc theo cốt thép được nối.

Các mối nối cốt thép được coi là nằm trong một tiết diện tính toán nếu tâm của các mối nối
này nằm trong phạm vi chiều dài đoạn này.
Cho phép tăng số lượng cốt thép chịu kéo được nối trong một tiết diện tính toán đến 100% khi
lấy giá trị hệ số α bằng 2,0. Khi số lượng thanh thép được nối trong một tiết diện tính toán lớn
hơn 50% đối với cốt thép có gân và lớn hơn 25% đối với cốt thép trơn thì hệ số α lấy theo nội
suy tuyến tính.
Khi có các chi tiết neo bổ sung ở đầu các thanh thép được nối (hàn thêm cốt thép ngang, uốn
đầu các thanh thép có gờ được nối, v.v.) thì chiều dài đoạn nối chồng của các thanh thép được
nối có thể giảm xuống, nhưng không giảm quá 30%.
Trong mọi trường hợp, chiều dài đoạn nối chồng thực tế không được nhỏ hơn 0, 4 L0,an ,

20d s và 250 mm.

Số lượng các thanh cốt thép (có gân) chịu kéo hoặc chịu nén được nối trong một tiết diện cấu
kiện bằng các mối nối cơ khí cho phép lấy bằng 100% khi hàm lượng cốt thép dọc  s  3, 0%
và không lớn hơn 50% trong các trường hợp còn lại. Khoảng cách giữa các tiết diện của cốt
thép được nối lấy bằng chiều dài đoạn nối chồng Llap (xem Công thức (1.15)).

1.3.3.7 Các thanh thép uốn

15
Khi sử dụng thanh thép uốn thì đường kính uốn tối thiểu của một thanh đơn lẻ phải sao cho
tránh được sự phá hoại hoặc nứt vỡ bê-tông nằm phía trong phần uốn của thanh thép và sự
phá hoại thanh thép tại vị trí uốn.

Hình 1.7. Chi tiết gối uốn


Đường kính tối thiểu của gối uốn dbend (Hình 1.7) đối với cốt thép thanh phụ thuộc vào đường

kính thanh thép d s và lấy không nhỏ hơn:


- Đối với thanh thép trơn:
dbend  2,5d s khi d s  20 mm.

dbend  4d s khi d s  20 mm.

- Đối với thanh thép có gân:


dbend  5d s khi d s  20 mm.

dbend  8d s khi d s  20 mm.

Đường kính gối uốn cũng có thể được quy định theo các điều kiện kỹ thuật đối với từng loại
cốt thép cụ thể.

16
Chương II
THIẾT KẾ SÀN
2.1. SƠ ĐỒ TÍNH VÀ NHỊP TÍNH TOÁN SÀN
Xét mặt bằng và mặt cắt kết cấu với hệ chịu lực lần lượt là: sàn, dầm phụ, dầm chính và cột
như Hình 2.1 và 2.2 (Sơ đồ 1), các sơ đồ mặt bằng khác xem Phụ lục 2. Do yêu cầu đặt ra là
bố trí mặt bằng với điều kiện l2 l1  2 nên thứ tự truyền lực sẽ là sàn truyền lên dầm phụ,
dầm phụ truyền tải trọng cho dầm chính, dầm chính truyền tải trọng xuống cột, cột truyền tải
trọng xuống móng và cuối cùng móng sẽ truyền tải trọng xuống nền.

A B C D

Hình 2.1. Mặt bằng kết cấu dầm sàn (Sơ đồ 1)


Đối với sàn loại này, do nội lực lớn chủ yếu xuất hiện theo phương cạnh ngắn nên khi tính
toán cắt một dải rộng 1 mét theo phương l1 . Do các ô sàn đổ toàn khối, liên tiếp và hoàn toàn
gần giống nhau nên trong tính toán xem là một dầm liên tục (Hình 2.3).

17
Sàn là bộ phận kết cấu chịu lực bé nhất trong công trình, do đó để tìm nội lực trong sàn,
phương pháp tính toán nội lực theo sơ đồ khớp dẻo được lựa chọn nên nhịp tính toán được
xác định:
- Đối với các nhịp giữa: l0  l1  bsb

bsb 3
- Đối với nhịp biên: l0b  l1   bsb  l1  bsb
2 2
Để xác định được nhịp tính toán của sàn, cần phải biết được bề rộng dầm phụ bsb . Có thể
chọn kích thước dầm phụ kể cả dầm chính và cột theo các công thức chọn sơ bộ:
1 1 1 1
- Đối với dầm phụ: hsb     lsb và bsb     hsb , với lsb  l2
 12 16  2 4
1 1  1 1
- Đối với dầm chính: hmb     lmb và bmb     hmb , với lmb  3l1
 8 12  2 4
- Đối với cột: bc  bmb và hc  bc (do đồ án không yêu cầu thiết kế cột nên chỉ chọn gần đúng
theo kích thước hình học của mặt bằng công trình).
- Các giá trị hsb , hmb và hc là bội số của 50 mm.

- Các giá trị bsb = 200, 220, 250, 280 mm; bmb = 200, 250, 300, 350, 400 mm; bc = 200, 250,
300, 350, 400 mm.
 1 1 
- Đối với sàn: hs     ls , với ls  l1
 30 35 
- Các giá trị hs = 80, 90, 100, 110, 120 mm và tùy thuộc vào giá trị hoạt tải p c .
Lưu ý: Các giá trị kích thước sàn, dầm phụ, dầm chính và cột theo công thức chọn sơ bộ ở trên
chỉ là gần đúng ứng với các thông số ban đầu, bạn đọc cũng có thể chọn các giá trị khác nằm
bên ngoài các khoảng tính toán như ở trên tùy theo yêu cầu thiết kế chi tiết cho cấu kiện.

A B

Hình 2.2. Mặt cắt A-A

Hình 2.3. Sơ đồ tính dải sàn

18
2.2. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG
2.2.1 Tĩnh tải
Tĩnh tải phụ thuộc vào các lớp cấu tạo sàn, thông thường gồm có các lớp như sau (Hình 2.4):

Hình 2.4. Cấu tạo các lớp sàn


- Lớp gạch lát:
 Đá hoa cương, 1  20 mm,  1  27.5 kN/m3

 Gạch ceramic, 1  10  20 mm:  1  16 kN/m3

 Gạch bông, 1  20 mm,  1  18 kN/m3

- Lớp vữa lót,  2  20 mm,  2  20 kN/m3

- Sàn BTCT,  3  hs ,  3  25 kN/m3

- Lớp vữa trát,  4  15 mm,  2  20 kN/m3

Tĩnh tải tính toán: g   ni i i

với n là hệ số độ tin cậy: n  1,1 đối với lớp gạch, BTCT; n  1, 2 đối với lớp vữa, vách ngăn
cách.
2.2.2 Hoạt tải
Hoạt tải lấy theo TCVN 2737:1995 phụ thuộc vào công năng sử dụng của công trình hoặc
theo yêu cầu của đồ án: p  n p p c , với n p là hệ số độ tin cậy: n p  1,3 khi hoạt tải tiêu chuẩn

nhỏ hơn 2,0 kN/m2, n p  1, 2 khi hoạt tải tiêu chuẩn lớn hơn hoặc bằng 2.0 kN/m2.

Tải trọng tính toán tổng cộng: q  g  p


2.3. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC
Đối với dải sàn đang xét trên mặt bằng (cắt theo phương l1 ), sẽ làm việc như dầm liên tục

chịu tải phân bố đều q s và biểu đồ mô-men trong dải sàn như Hình 2.5.
Các thành phần mô-men lần lượt được xác định:
- Mô-men tại nhịp biên:
qs l02b
M (2.1)
11
- Mô-men tại gối thứ 2:

19
qs l02b qs l02
M hay M (2.2)
11 11
(Chọn giá trị lớn để thiết kế).
- Mô-men tại các nhịp giữa và gối còn lại:
qs l02
M (2.3)
16

Hình 2.5. Sơ đồ dầm và biểu đồ mô-men của dải sàn


Trong sàn, không tính và vẽ biểu đồ lực cắt Q , vì thường thỏa mãn điều kiện: Q  0.5 Rbt bh0
(không cần bố trí cốt đai trong sàn).
2.4. TÍNH TOÁN CỐT THÉP
Do dải sàn tính toán có bề rộng 1 mét nên tiết diện tính toán cốt thép là hình chữ nhật, có bề
rộng b  1000 mm và chiều cao là h  hs . Bài toán cốt đơn thường được dùng để tính toán cốt

thép cho sàn do hầu hết các trường hợp đều thỏa mãn    R .

x
Trong đó   , với h0  hs  a ( a là khoảng cách từ mép bê-tông chịu kéo đến trọng tâm
h0
cốt thép chịu kéo và x là chiều cao vùng nén của tiết diện như Hình 2.6).

Hình 2.6. Mặt cắt xác định a và x trong tiết diện tính toán cốt thép sàn
0.8 Rs
R  , với  s ,el  ( Rs , E s là cường độ chịu kéo, mô-đun đàn hồi của cốt thép);  b 2
 s ,el Es
1
b2
là biến dạng tương đối của bê-tông chịu nén, lấy bằng 0,0035 khi cấp độ bê-tông từ B60 trở
xuống và khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng.

Tính  m 
M
2
Rbbh0
1

   1  1  2 m (   1  1  2 m )
2

20
 Rbbh0 M
As  ( As  )
Rs  Rs h0
As
Kiểm tra min  s   max
bh0
Cốt thép sàn tính toán được, ngoài việc đảm bảo vai trò chịu lực cũng phải đảm bảo yêu cầu
cấu tạo và thi công, được bố trí theo dạng lưới và việc lựa chọn cốt thép thường dựa vào Phụ
lục 3 và 4.
2.5. BỐ TRÍ CỐT THÉP
Một số phương án bố trí cốt thép cho sàn:
- Phương án 1 (PA1):

Hình 2.7. Bố trí cốt thép bụng và mũ độc lập


- Phương án 2 (PA2):

Hình 2.8. Bố trí phối hợp giữa cốt thép bụng và mũ


- Phương án 3 (PA3):

Hình 2.9. Bố trí phối hợp giữa cốt thép bụng và mũ có thêm mũ bù

21
Thông thường cốt thép bụng và mũ bố trí độc lập với nhau, phương án này đơn giản trong thi
công và được sử dụng rộng rãi trong thực tế (Hình 2.7). Trường hợp muốn tiết kiệm cốt thép
thì có thể phối hợp giữa cốt thép bụng và mũ tại những vị trí mà giá trị mô-men dương và âm
liền kề chênh lệch nhau không đáng kể (Hình 2.8). Nếu lượng cốt thép bụng uốn lên không đủ
thì có thể bố trí thêm cốt thép mũ để bù cho đủ lượng cốt thép tính toán yêu cầu (Hình 2.9).
Giá trị   1 4 khi p g  3 và   1 3 khi p g  3 (bạn đọc tham khảo cách vẽ nhánh âm
biểu đồ mô-men nhịp biên khi thiết kế dầm phụ).
Khoảng cách tối đa giữa các thanh thép chịu lực lấy theo các quy định hiện hành (không lớn
hơn 200 mm khi hs  150 mm), cốt thép theo phương dọc (phương l2 ) không tính toán nhưng
chọn không bé hơn d6a200 nhằm đảm bảo cho ứng suất và biến dạng trong kết cấu được phân
bố đều. Ngoài ra, để đảm bảo điều kiện thi công cốt thép mũ, cần phải có cốt thép cấu tạo để
giữ ổn định và cố định cốt thép mũ, thường lấy d6a250300.
Tại vị trí giao nhau giữa sàn và dầm chính cần đặt thép không bé hơn d6a200 và 1/3 diện tích
cốt thép chịu lực tại giữa nhịp, chiều dài đoạn vươn cốt thép mũ không bé hơn 1/4 l0 ( l0 là
nhịp tính toán theo phương cạnh ngắn).
2.6. THỐNG KÊ CỐT THÉP
Để thuận lợi cho việc triển khai thi công cũng như nhằm xác định chính xác lượng cốt thép
cần thiết để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho công trình, cần thiết phải có bảng thống
kê cốt thép. Bảng thống kê cốt thép được quy định theo TCVN 6084:2012.

22
Chương III
THIẾT KẾ DẦM PHỤ
3.1. SƠ ĐỒ TÍNH VÀ NHỊP TÍNH TOÁN DẦM PHỤ
Dầm phụ là dầm liên tục truyền trực tiếp tải trọng lên dầm chính nên gối tựa là các dầm chính
trực giao với nó. Để tận dụng hết khả năng làm việc của vật liệu, dầm phụ cũng được lựa chọn
tính toán theo sơ đồ biến dạng dẻo. Do đó, nhịp tính toán dầm phụ là khoảng cách giữa các
mép dầm chính (Hình 3.1).

1 2 3

Hình 3.1. Sơ đồ tính toán dầm phụ


- Đối với các nhịp giữa: l0  l2  bmb

3
- Đối với nhịp biên: l0b  l2  bmb
2
3.2. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG
Tải trọng tác dụng lên dầm phụ phụ thuộc vào vị trí và tiết diện thiết kế dầm phụ, giả sử lựa
chọn dầm phụ giữa để thiết kế đại diện.

Hình 3.2. Phần diện tích tính trọng lượng bản thân cho dầm phụ
Tĩnh tải: g sb  gl1  g 0

trong đó g 0 là trọng lượng bản thân dầm phụ (Hình 3.2).

g 0  n bt bsb  hsb  hs 

Hoạt tải: psb  pl1

23
Tổng tải trọng: qsb  g sb  psb

3.3. BIỂU ĐỒ MÔ-MEN VÀ LỰC CẮT

Hình 3.3. Tung độ các hệ số xây dựng biểu đồ bao mô-men của dầm 5 nhịp
Do giá trị l0 và l0b chênh lệch không lớn (thường nhỏ hơn 10%) nên cho phép xem là dầm
liên tục đều nhịp. Hình 3.3 thể hiện các hệ số xây dựng biểu đồ bao mô-men của dầm 5 nhịp.
Trường hợp, đối với dầm lớn hơn 5 nhịp thì giá trị hệ số tại các nhịp và gối giữa sẽ giống
nhau và tính toán giống như các hệ số tại nhịp và gối giữa của dầm 5 nhịp, còn đối với dầm 4
nhịp thì lấy kết quả 2 nhịp đầu tiên của dầm 5 nhịp sau đó lấy đối xứng. Cuối cùng, đối với
dầm 3 nhịp thì lấy 1,5 nhịp đầu tiên của dầm 5 nhịp sau đó lấy đối xứng.
Tung độ của biểu đồ bao mô-men tương ứng với các hệ số của nhánh dương:
M  1qsb  lob2 , lo2   1  g sb  psb   lob2 , lo2  (3.1)

Tung độ của biểu đồ bao mô-men tương ứng với các hệ số của nhánh âm:
M   2 qsb  lob2 , lo2    2  g sb  psb   lob2 , lo2  (3.2)

Hệ số  2 phụ thuộc vào tỷ số psb g sb và xác định bằng cách tra Phụ lục 5.

Khoảng cách từ điểm mô-men âm bằng không ở nhịp biên đến gối tựa thứ 2 là kl0b , hệ số k
cũng xác định bằng cách tra Phụ lục 5.

Hình 3.4. Tung độ biểu đồ bao lực cắt cho dầm 5 nhịp
Biểu đồ lực cắt của dầm phụ như Hình 3.4. Độ lớn giá trị lực cắt trong dầm được xác định:
QA  0, 4qsbl0b (3.3)

QBT  0, 6qsbl0b (3.4)

QBP  QCT  QCP  0,5qsbl0 (3.5)

24
3.4. TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU MÔ-MEN
Tiến hành tính toán tại các tiết diện có mô-men lớn nhất tại nhịp và gối dầm.
- Ở nhịp, mô-men tính toán là mô-men căng thớ dưới, nên tiết diện tính toán là chữ T (Hình
3.5) sẽ có cánh nằm trong vùng nén, xét sự làm việc của cánh:
bf  2 S f  bsb (3.6)

1 1 
với S f    l1  bsb  , lsb , 6hs 
2 6 
trong đó lsb là nhịp tính toán dầm phụ.

Hình 3.5. Tiết diện tính toán cốt thép dọc tại nhịp
- Ở gối, mô-men tính toán là mô-men căng thớ trên, nên tiết diện tính toán là hình chữ nhật
(vì cánh nằm trong vùng kéo nên không kể đến trong tính toán).
Để cho dầm đảm bảo điều kiện phá hoại dẻo khi thiết kế phải có được các yêu cầu:
- Cốt thép phải có khả năng chảy dẻo. Ví dụ các loại thép CB240-T, CB300-T, CB300-V,
CB400-V, v.v.
- Bê-tông không bị phá hoại sớm, tức là phải hạn chế chiều cao vùng nén của bê-tông. Nếu
  x h0   R sẽ xảy ra phá hoại dẻo. Quá trình chảy dẻo của cốt thép càng dài khi  càng

nhỏ. Nếu cần hạn chế chiều cao vùng nén thì có thể khống chế   0,3 ( x  0,3h0 ).
Các bước tính toán cốt thép lần lượt tiến hành:
- Giả thiết a  35  50 mm  h0  hsb  a

- Đối với mô-men căng thớ dưới (mô-men dương), tiết diện tính toán là hình chữ T, cần
kiểm tra vị trí trục trung hòa qua cánh hay qua sườn. Nên chọn bài toán cốt đơn để cho
việc tính toán được thuận lợi. Giá trị mô-men tính toán để kiểm tra (lưu ý hf  hs ):

 hf 
M f  Rbbf hf  h0   (3.7)
 2 

25
Nếu M  M f , trục trung hòa qua cánh, tiết diện tính toán cốt thép là tiết diện hình chữ nhật

lớn bf  hsb , hầu hết các kết quả tính toán cho thấy đều thuộc trường hợp này.

Tính  m 
M
Rbbf h0
2
1

   1  1  2 m (   1  1  2 m )
2

 Rbbf h0 M
As  ( As  )
Rs  Rs h0
As
Kiểm tra: min  s   max
bh0

- Đối với mô-men âm, tiết diện tính toán là hình chữ nhật nhỏ bsb  hsb .

3.5. TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU LỰC CẮT


Không giống như tính toán mô-men, khi tính toán lực cắt chỉ cần chọn vị trí có giá trị lực cắt
lớn nhất Qmax để thiết kế cốt đai. Các bước tính toán lần lượt:
- Kiểm tra điều kiện bền trên dải nghiêng:
Q  0,3Rbbsb h0 (3.8)

Nếu không thỏa mãn thì phải tăng kích thước tiết diện, nên tăng h và phải tính toán lại giá trị
tải trọng như ban đầu.
- Kiểm tra điều kiện tính toán cốt đai:
0,5 Rbt bsb h0  Q  0,3Rbbsb h0 (3.9)

Điều kiện chịu cắt của tiết diện nghiêng khi có tải trọng phân bố đều với h0  C  2h0 , với C
là chiều dài hình chiếu của tiết diện nghiêng trên trục cấu kiện.

Qmax  QDB  2 b 2 Rbt bsb h02  sw qsw  qsb  0, 65 psb  (3.10)

Lực phân bố trong cốt đai theo đơn vị chiều dài:

1  2
Qmax 
qsw     q  0, 65 p   (3.11)
sw  4b 2 Rbt bsb h02 sb sb

trong đó:
b 2 là hệ số, kể đến ảnh hưởng của cốt thép dọc, lực bám dính và đặc điểm trạng thái ứng
suất của bê-tông, lấy bằng 1,5.
 sw là hệ số, kể đến sự suy giảm nội lực dọc theo chiều dài hình chiếu của tiết diện
nghiêng, lấy bằng 0,75.
qsb là tổng tải phân bố đều tác dụng lên dầm phụ.

26
psb là hoạt tải toàn phần phân bố đều tác dụng lên dầm phụ, trong Công thức (3.10) bỏ

qua sự tham gia của thành phần hoạt tải trọng ngắn hạn (thành phần dài hạn và ngắn hạn của
tải trọng được quy định theo TCVN 2737:1995, tùy thuộc vào công năng và yêu cầu công
nghệ, trong đồ án này lấy thành phần ngắn hạn bằng 65% giá trị hoạt tải toàn phần).
Chọn đường kính cốt đai d sw ( asw ), số nhánh đai n , bước cốt đai tính toán:

Rsw nasw
sw,tt  (3.12)
qsw
trong đó:
asw là diện tích của một nhánh đai.

Rsw là cường độ chịu kéo của cốt đai.

Điều kiện chịu lực cắt của tiết diện nghiêng còn được kiểm tra trên các tiết diện nghiêng khác
theo chiều dọc cấu kiện.
Với 0, 6h0  C  h0 : chỉ cần kiểm tra tại vị trí C  h0

Với 2h0  C  3h0 : chỉ cần kiểm tra tại vị trí C  3h0
- Khoảng cách cốt đai lớn nhất:
1
sw,max 
Rbt bsb h02 (3.13)
Q
- Khoảng cách cốt đai theo yêu cầu cấu tạo:
Gần gối ( 1 4l0 tính từ mép gối đối với dầm chịu tải phân bố đều):

sw,ct  0,5h0 ,300 mm

Giữa nhịp (tại những vị trí thỏa điều kiện Q  0,5 Rbt bsb h0 ):

sw,ct  0, 75h0 ,500 mm

27
Chương IV
THIẾT KẾ DẦM CHÍNH
4.1 SƠ ĐỒ TÍNH VÀ NHỊP TÍNH TOÁN DẦM CHÍNH
Dầm chính là dầm nhiều nhịp truyền trực tiếp tải trọng lên cột nên gối tựa là các cột liên kết
với chúng, tải trọng tác dụng lên dầm chính là các lực tập trung do dầm phụ trực giao truyền
vào. Thực tế, dầm chính liên kết với cột tạo thành kết cấu khung, việc giải khung cho dầm
chính sẽ có kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, việc mô hình dầm chính là dầm liên tục sẽ
thiên về an toàn do một phần mô-men phân phối tại gối dầm sẽ truyền bớt cho cột nếu mô
hình tính toán là hệ kết cấu khung tương ứng.
Do dầm chính chịu tải trọng lớn nên để tăng mức độ an toàn, dầm chính được lựa chọn tính
toán theo sơ đồ đàn hồi. Do đó, nhịp tính toán của dầm chính là khoảng cách giữa các trục
cột, trường hợp các nhịp tính toán có sai khác không quá 10% thì có thể xem là dầm liên tục
đều nhịp (Hình 4.1).

A B

Hình 4.1. Sơ đồ tính toán dầm chính


4.2 XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG
Tải trọng tác dụng lên dầm chính là tải trọng tập trung (gồm có tĩnh tải G và hoạt tải P ) do
dầm phụ truyền xuống.

Hình 4.2. Phần diện tích tính trọng lượng bản thân cho dầm chính

28
Tĩnh tải: G  G1  G0

trong đó G0 là trọng lượng bản thân của dầm chính được quy đổi thành tải trọng tập trung tại
vị trí giao giữa dầm phụ với dầm chính (Hình 4.2).
G0  n bt bmb  hmb  hs  l1  n bt bsb  hsb  hs  bmb

G1  g sbl2 (do dầm phụ truyền vào).

Hoạt tải: P  psbl2


4.3 BIỂU ĐỒ BAO MÔ-MEN VÀ LỰC CẮT
Dầm chính được tính toán theo sơ đồ đàn hồi nên nội lực xuất hiện trong dầm chính phụ thuộc
vào loại, độ lớn và vị trí đặt tải trọng tác dụng (chỉ xét cho hoạt tải). Thông thường, xét riêng
trường hợp tĩnh tải và các trường hợp có thể đặt hoạt tải lên dầm chính, mục đích của việc làm
này là để tìm được trường hợp nội lực nguy hiểm nhất có thể xuất hiện trong dầm chính.
Phương pháp này gọi là tổ hợp tải trọng (nội lực).

Hình 4.3. Các trường hợp đặt tải lên dầm chính
Cần phát huy tính chất đối xứng trong phân tích kết cấu để khối lượng tính toán được giảm
nhẹ. Trong trường hợp dầm chính có 3 nhịp thì cần xét 5 trường hợp tải trọng (Hình 4.3).
Trường hợp tải trọng Sơ đồ (a) là do tĩnh tải tác dụng lên dầm, trường hợp này sẽ xuất hiện
trong tất cả các trường hợp tổ hợp.
Trường hợp tải trọng Sơ đồ (b) là do hoạt tải đặt tại nhịp 1 và 3 (cách nhịp) sẽ cho mô-men
dương (căng thớ dưới) lớn nhất tại nhịp 1 và 3.

29
Trường hợp tải trọng Sơ đồ (c) là do hoạt tải đặt tại nhịp 2 sẽ cho mô-men dương lớn nhất tại
nhịp 2.
Trường hợp tải trọng Sơ đồ (d) là do hoạt tải đặt tại nhịp 1 và 2 sẽ cho mô-men âm (căng thớ
trên) lớn nhất tại gối 2.
Trường hợp tải trọng Sơ đồ (e) là do hoạt tải đặt tại nhịp 3 sẽ cho mô-men dương lớn nhất tại
gối 2. Mục đích của trường hợp này là nhằm xác định mô-men dương tại gối, thực tế mô-men
dương tại gối của hoạt tải sẽ bị triệt tiêu bởi mô-men âm do tĩnh tải nếu thỏa mãn điều kiện:
P  3G , lúc này trường hợp (e) sẽ không cần xét đến.
Đối với dầm chính không phải 3 nhịp thì việc tính toán cũng hoàn toàn giống như đối với dầm
3 nhịp.
Tung độ của biểu đồ mô-men tại các tiết diện, trong tất cả các trường hợp tải trọng được xác
định theo công thức:
M   Gl hay M   Pl (4.1)
với  là hệ số tra từ Phụ lục 6, l  3l1
Lần lượt cộng biểu đồ mô-men do tĩnh tải G với từng biểu đồ mô-men do hoạt tải P thu
được các biểu đồ mô-men tổ hợp thành phần: M 1 , M 2 , M 3 , v.v. tương ứng với (a) + (b), (a)
+ (c), (a) + (d), v.v.
Vẽ chồng biểu đồ mô-men tổ hợp thành phần M 1 , M 2 , M 3 , v.v. lên cùng đồ thị, vẽ lấy
đường viền bên ngoài thì thu được biểu đồ bao mô-men M của dầm chính.
Xác định mô-men âm tại mép cột M ce :
Do dầm chính được tính toán theo sơ đồ đàn hồi, nhịp tính toán được lấy từ trục cột đến trục
cột liền kề, nên giá trị mô-men âm lớn nhất tính toán được là tại vị trí trục cột trong khi tiết
diện nguy hiểm nhất đầu tiên của dầm chính tại khu vực này là vị trí mép cột (Hình 4.4).

Hình 4.4. Cách xác định M ce

30
Cách tính M ce chủ yếu dựa vào biểu đồ bao mô-men M và quy luật tam giác đồng dạng:

hc
M ce  M B   M B  M E  (4.2)
2l1

với M B và M E là các đại lượng đã biết, hc là chiều cao cột (bề rộng gối đỡ).
Biểu đồ bao lực cắt Q của dầm chính được suy ra trực tiếp từ biểu đồ bao mô-men M theo
đúng quy luật của mối quan hệ giữa mô-men và lực cắt theo nguyên tắc “sức bền vật liệu” và
“cơ học kết cấu”. Lưu ý chỉ cần quan tâm đến những biểu đồ mô-men thành phần gây ra lực
cắt lớn nhất Qmax tại các tiết diện nguy hiểm nhất.
4.4 TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU MÔ-MEN
Tính toán cốt thép dọc cho dầm chính tương tự như tính toán cốt thép dọc cho dầm phụ nhưng
cần một số lưu ý:
- Cốt thép dọc vẫn tính tại các vị trí nhịp và gối, nơi có giá trị mô-men lớn nhất.
- Giả thiết a  50  60 mm tại nhịp, a  70  80 mm tại gối.
- Thứ tự ưu tiên cốt thép tại vị trí giao nhau giữa sàn, dầm phụ và dầm chính (Hình 4.5).

Hình 4.5. Cốt thép giao nhau tại gối dầm chính
4.5 TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU LỰC CẮT
Các bước tính toán tiết diện chịu lực cắt cho dầm chính tương tự như đối với dầm phụ nhưng
ngoài yếu tố chịu lực cũng phải đảm bảo yêu cầu kinh tế. Một số điểm cần lưu ý:
- Tiết diện ngang bố trí cốt thép của dầm phải đảm bảo tính chất đối xứng (cốt thép dọc, cốt
thép đai và cốt thép xiên).
- Điểm uốn đầu tiên cách mép cột một khoảng S1  S max nếu cốt thép xiên chỉ dùng để chịu
lực cắt (Hình 4.6a).
- Trường hợp kết hợp cốt thép xiên vừa chịu lực cắt vừa chịu mô-men hoặc chỉ uốn cốt thép
xiên để chịu mô-men thì phải đảm bảo S1  h0 2 (Hình 4.6b).

- Nếu tính toán cốt thép xiên chịu lực cắt trong đoạn l1 thì phải bố trí đủ số lớp cốt thép xiên
cần thiết (Hình 4.6c).

31
- Góc uốn cho cốt thép xiên:   45 khi hmb  800 mm;   60 khi hmb  800 mm (Hình
4.6c).

Hình 4.6. Nguyên tắc bố trí cốt thép xiên cho dầm chính
4.6 TÍNH TOÁN DẦM CHÍNH THEO CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ HAI
4.6.1 Tính toán hình thành và mở rộng khe nứt
4.6.1.1 Tính toán sự hình thành khe nứt

Hình 4.7. Sơ đồ trạng thái ứng suất - biến dạng kiểm tra sự hình thành khe nứt
Mô-men hình thành vết nứt có kể đến biến dạng không đàn hồi của bê-tông chịu kéo được
tính toán theo sơ đồ ứng suất - biến dạng như Hình 4.7.
Tính toán theo sự hình thành vết nứt của cấu kiện bê-tông cốt thép được tiến hành trong các
trường hợp khi mà điều kiện sau được tuân thủ:
M c  M crc (4.3)

trong đó:
M c là mô-men uốn tiêu chuẩn do tải trọng ngoài.
M crc là mô-men uốn do tiết diện thẳng góc của cấu kiện chịu khi hình thành vết nứt.
M crc  Wpl Rbt , ser (4.4)

32
trong đó:
Rbt , ser là cường độ chịu kéo tính toán của bê-tông đối với trạng thái giới hạn thứ hai.

W pl là mô-men kháng uốn đàn dẻo của tiết diện đối với thớ bê-tông chịu kéo ngoài cùng.

Wpl   Wred (4.5)

trong đó:

 là hệ số, lấy bằng 1,3.


Wred là mô-men kháng uốn đàn hồi của tiết diện quy đổi.

I red
Wred  (4.6)
yt
trong đó:
I red là mô-men quán tính của tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với trọng tâm của nó:

I red  I   I s   I s (4.7)

I , I s , I s là mô-men quán tính lần lượt của tiết diện bê-tông, của tiết diện cốt thép chịu

kéo và của cốt thép chịu nén.


 là hệ số quy đổi cốt thép về bê-tông,   Es Eb
yt là khoảng cách từ thớ bê-tông chịu kéo nhiều nhất đến trọng tâm tiết diện quy đổi của

cấu kiện:
St ,red
yt  (4.8)
Ared
trong đó:
Ared là diện tích của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện, được xác định theo công thức:

Ared  A   As   As (4.9)

A , As , As là diện tích tiết diện ngang lần lượt của bê-tông, của cốt thép chịu kéo và của

cốt thép chịu nén.


St ,red là mô-men tĩnh của diện tích tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với thớ bê-tông chịu

kéo nhiều hơn.


Cho phép xác định mô-men kháng uốn Wred mà không kể đến cốt thép.

4.6.1.2 Tính toán sự mở rộng khe nứt


Tính toán chiều rộng vết nứt được tiến hành theo điều kiện:
acrc  acrc ,u (4.10)

33
trong đó:
acrc là chiều rộng vết nứt do tải trọng ngoài.

acrc ,u là chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép lấy Phụ lục 7.

Tính toán cấu kiện bê-tông cốt thép cần được tiến hành theo sự mở rộng dài hạn và ngắn hạn
của các vết nứt thẳng góc.
- Chiều rộng vết nứt dài hạn được xác định theo công thức:
acrc  acrc ,1 (4.11)

- Chiều rộng vết nứt ngắn hạn được xác định theo công thức:
acrc  acrc ,1  acrc ,2  acrc ,3 (4.12)

trong đó:
acrc ,1 là chiều rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài

hạn.
acrc ,2 là chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời

(dài hạn và ngắn hạn).


acrc ,3 là chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời

dài hạn.
Chiều rộng vết nứt thẳng góc acrc ,i (i = 1, 2, 3) được xác định theo công thức:

s
acrc ,i  123 s Ls (4.13)
Es
trong đó:
 s là ứng suất trong cốt thép dọc chịu kéo tại tiết diện thẳng góc có vết nứt do ngoại lực
tương ứng.
M c  h0  yc 
s   s1 (4.14)
I red

với  s1  Es Eb ,red

Eb ,red  Rb ,n  b1,red (  b1,red  0.0015 )

Ls là khoảng cách cơ sở (không kể đến ảnh hưởng của loại bề mặt cốt thép) giữa các vết

nứt thẳng góc kề nhau (Hình 4.8).


 s là hệ số, kể đến sự phân bố không đều biến dạng tương đối của cốt thép chịu kéo giữa
các vết nứt; Đối với cấu kiện chịu uốn thì:

34
M crc
 s  1  0.8 (4.15)
Mc
1 là hệ số, kể đến thời hạn tác dụng của tải trọng, lấy bằng:
1,0 - khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng.
1,4 - khi có tác dụng dài hạn của tải trọng.
 2 là hệ số, kể đến loại hình dạng bề mặt của cốt thép dọc, lấy bằng:
0,5 - đối với cốt thép có gân và cáp.
0,8 - đối với cốt thép trơn.
 3 là hệ số, kể đến đặc điểm chịu lực, lấy bằng:
1,0 - đối với cấu kiện chịu uốn và chịu nén lệch tâm.
1,2 - đối với cấu kiện chịu kéo.

Hình 4.8. Sơ đồ ứng suất - biến dạng của dầm có khe nứt
4.6.2 Tính toán độ võng cho dầm
Độ võng lớn nhất của cấu kiện tự do hoặc công-xôn xác định theo công thức:
1
f m  sL2   (4.16)
 r max
trong đó:
s là hệ số phụ thuộc vào sơ đồ tính toán cấu kiện và loại tải trọng, hệ số này được xác
định theo các nguyên tắc cơ học kết cấu. Khi có tác dụng của tải trọng phân bố đều thì giá trị
s lấy bằng:
5
- đối với dầm tựa tự do.
48
1
- đối với dầm công-xôn.
4
1
  là độ cong toàn phần tại tiết diện có mô-men uốn lớn nhất do tải trọng dùng để tính
 r max
độ võng.

35
Đối với cấu kiện chịu uốn khi L h  10 thì cần kể đến ảnh hưởng của lực cắt đến độ võng.
Trong trường hợp này thì độ võng toàn phần bằng tổng độ võng do biến dạng uốn f m và độ

võng do biến dạng trượt f q .

Độ võng do biến dạng trượt f q được xác định theo công thức:
l
f q   Q x  x dx (4.17)
0

trong đó:
Q x là lực cắt trong tiết diện x do lực đơn vị, đặt tại tiết diện cần xác định độ võng, tác
dụng theo phương độ võng này;
 x là biến dạng trượt (góc trượt) của cấu kiện tại tiết diện x do tác dụng của ngoại lực
dùng để xác định độ võng, được xác định theo công thức:
1, 2 Qxc b
x  crc (4.18)
G b h0
trong đó:
Qxc là lực cắt tiêu chuẩn trong tiết diện x do tác dụng của ngoại lực;

G là mô-đun trượt của bê-tông, lấy bằng 0, 4 Eb ;

 b là hệ số, kể đến ảnh hưởng từ biến của bê-tông, lấy như sau:

Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng: b  1, 0 .

Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng: b  1  b ,cr .

crc là hệ số, kể đến ảnh hưởng của nứt đến biến dạng trượt, lấy như sau:
Trên các đoạn dọc theo chiều dài cấu kiện không có vết nứt thẳng góc và vết nứt xiên với
trục dọc cấu kiện: crc  1, 0 .

Trên các đoạn chỉ có vết nứt xiên với trục dọc cấu kiện: crc  4, 0 .
Trên đoạn chỉ có vết nứt thẳng góc hoặc có đồng thời vết nứt thẳng góc và vết nứt xiên
với trục dọc cấu kiện, tính theo công thức:
3 Eb I red 1
crc    (4.19)
M xc  r x
trong đó:
M xc , 1 r  x lần lượt là mô-men uốn tiêu chuẩn và độ cong do ngoại lực tác dụng ngắn

hạn;

36
I red là mô-men quán tính của toàn bộ tiết diện quy đổi với hệ số quy đổi cốt thép về bê-

tông   Es Eb .
Vết nứt xiên hình thành khi thỏa mãn điều kiện:
Q  0,5 Rbt , ser bh0 (4.20)

- Đối với các đoạn cấu kiện không có vết nứt trong vùng chịu kéo:
1 1 1
     (4.21)
r  r 1  r 2
trong đó:
1
  là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng tạm thời ngắn hạn.
 r 1

1
  là độ cong do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
 r 2
- Đối với các đoạn cấu kiện có vết nứt trong vùng chịu kéo:
1 1 1 1
       (4.22)
r  r 1  r 2  r 3
trong đó:
1
  là độ cong do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng mà dùng để tính toán biến
 r 1
dạng.
1
  là độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
 r 2

1
  là độ cong của tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
 r 3
Độ cong của cấu kiện bê-tông cốt thép 1 r  do tác dụng của các tải trọng tương ứng được

xác định theo công thức:


1 Mc
 (4.23)
r D
trong đó:
M c là mô-men uốn do ngoại lực.
D là độ cứng chống uốn của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện, được xác định theo
công thức:
D  Eb1 I red (4.24)

37
trong đó:
Eb1 là mô-đun biến dạng của bê-tông chịu nén, được xác định phụ thuộc vào thời hạn

(ngắn hạn hoặc dài hạn) tác dụng của tải trọng và có kể đến sự có hay không có các vết nứt.
I red là mô-men quán tính của tiết diện ngang quy đổi đối với trọng tâm của nó, được xác

định có kể đến sự có hay không có các vết nứt.


- Độ cứng của các cấu kiện bê-tông cốt thép trên các đoạn không có vết nứt trong vùng chịu
kéo:
Mô-men quán tính I red của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện đối với trọng tâm của nó
được xác định như đối với vật thể đặc theo các nguyên tắc chung về sức bền của các cấu kiện
đàn hồi có kể đến toàn bộ diện tích tiết diện bê-tông và diện tích tiết diện cốt thép với hệ số
quy đổi cốt thép về bê-tông  :
I red  I   I s   I s (4.25)

I , I s , I s là mô-men quán tính lần lượt của tiết diện bê-tông, của tiết diện cốt thép chịu
kéo và của cốt thép chịu nén.
 là hệ số quy đổi thép về bê-tông,   Es Eb1 .
Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng:
Eb1  0,85 Eb (4.26)
Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng:
Eb
Eb1  Eb ,  (4.27)
1  b ,cr

trong đó b ,cr là hệ số từ biến của bê-tông, lấy theo Phụ lục 8.

- Độ cứng của cấu kiện bê-tông cốt thép trên các đoạn có vết nứt trong vùng chịu kéo:
Độ cứng của cấu kiện bê-tông cốt thép D trên các đoạn có vết nứt được xác định theo Công
thức (4.24) và lấy không lớn hơn độ cứng khi không có vết nứt.
Giá trị mô-đun biến dạng của bê-tông chịu nén Eb1 lấy bằng giá trị mô-đun biến dạng quy đổi

Eb ,red được xác định theo Công thức (4.28) với giá trị cường độ chịu nén tính toán Rb , ser đối

với các tải trọng tương ứng (ngắn hạn và dài hạn).
Rb
Eb ,red  (4.28)
 b1,red
trong đó:
 b1,red là biến dạng tương đối của bê-tông, được lấy như sau:

38
Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng:
Đối với bê-tông nặng:  b1,red  0, 0015 .

Đối với bê-tông nhẹ:  b1,red  0, 0022 .

Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng lấy theo Phụ lục 9.
Mô-men quán tính I red của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện đối với trọng tâm của nó
được xác định theo các nguyên tắc chung về sức bền của các cấu kiện đàn hồi có kể đến diện
tích của bê-tông chỉ ở vùng chịu nén, diện tích tiết diện cốt thép chịu nén với hệ số quy đổi
cốt thép về bê-tông  s1 và diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo với hệ số quy đổi cốt thép về

bê-tông  s 2 :

I red  I b  I s s 2  I s s1 (4.29)


trong đó:
I b , I s , I s là mô-men quán tính của diện tích tiết diện lần lượt của vùng bê-tông chịu nén,

của cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén đối với trọng tâm tiết diện ngang quy đổi
không kể đến bê-tông vùng chịu kéo.
Các giá trị I s và I s được xác định theo nguyên tắc chung của sức bền vật liệu với khoảng
cách từ thớ bê-tông chịu nén nhiều nhất đến trọng tâm tiết diện ngang quy đổi (có kể đến các
hệ số quy đổi  s1 và  s 2 ) mà không kể đến bê-tông vùng chịu kéo (Hình 4.9). Đối với cấu
kiện chịu uốn thì:
ycm  xm (4.30)

trong đó xm là chiều cao trung bình của vùng chịu nén của bê-tông, kể đến ảnh hưởng của sự
làm việc của bê-tông chịu kéo giữa các vết nứt.
Giá trị các hệ số quy đổi cốt thép về bê-tông được lấy bằng:
- Đối với cốt thép chịu nén:
Es
 s1  (4.31)
Eb,red

- Đối với cốt thép chịu kéo:


Es ,red
 s1  (4.32)
Eb,red

trong đó:
Es ,red là mô-đun biến dạng quy đổi của cốt thép chịu kéo, được xác định có kể đến ảnh

hưởng của sự làm việc của bê-tông chịu kéo giữa các vết nứt theo công thức:

39
Es
Es ,red  (4.33)
s
trong đó  s là hệ số, lấy theo (4.15).

Eb ,red là mô-đun biến dạng quy đổi của bê-tông chịu nén.

Hình 4.9. Tiết diện ngang quy đổi và sơ đồ trạng thái ứng suất - biến dạng của cấu kiện có vết
nứt khi tính toán biến dạng cấu kiện dưới tác dụng của mô-men uốn
Đối với cấu kiện chịu uốn thì vị trí trục trung hòa (chiều cao trung bình của vùng bê-tông chịu
nén) được xác định từ phương trình:
Sb 0   s 2 S s 0   s1S s0 (4.34)

trong đó Sb 0 , S s 0 và S s0 là mô-men tĩnh lần lượt của vùng bê-tông chịu nén, của cốt thép chịu
kéo và của cốt thép chịu nén đối với trục trung hòa.
Đối với tiết diện chữ nhật chỉ có cốt thép chịu kéo thì chiều cao vùng chịu nén của bê-tông
được xác định theo công thức:

xm  h0   s s 2 
2
 2s s 2   s s 2  (4.35)

As
trong đó  s  .
bh0
Đối với tiết diện chữ nhật có cả cốt thép chịu kéo và chịu nén thì chiều cao vùng chịu nén của
bê-tông được xác định theo công thức:
  a  
xm  h0   s s 2  s s1   2   s s 2   s s1     s s 2   s s1  
2
(4.36)
  h0  
 

As
trong đó  s  .
bh0
Đối với tiết diện chữ T (có cánh nằm trong vùng chịu nén) và tiết diện chữ I thì chiều cao
vùng chịu nén của bê-tông được xác định theo công thức:
  a hf  
    s s1   f   2   s s 2   s s1   f     s s 2   s s1   f   (4.37)
2
xm  h0 
 s s2
 h0 2h0  
 

40
Af
trong đó  f  với Af là diện tích tiết diện phần vươn của cánh nén.
bh0
4.7 LƯU ĐỒ TÍNH TOÁN

Start

M , b, h, a, Rb ,  b , Rs ,  R

M
m     1  1  2 m
 b Rbbh02

No No
Doubly reinforcement   R  b, h, Rb

Yes

 b Rbbh0
As 
Rs

No No
AS  min bh0 min     max

Yes

Design

End

Hình 4.10. Cấu kiện chịu uốn tiết diện hình chữ nhật, tính toán cốt thép cho bài toán cốt đơn

41
Start

b, h, a, Rb ,  b , As , Rs ,  R

Rs As

 b Rbbh0

No
  R   R

Yes

 m   1  0,5 

 M    m b Rbbh02

No
M  M   b, h, Rb , As , Rs

Yes

End

Hình 4.11. Cấu kiện chịu uốn tiết diện hình chữ nhật, kiểm tra khả năng chịu mô-men cho bài
toán cốt đơn

42
Start

Q, b, h, a, Rb , Rbt ,  b , asw ,
n, Rsw , b 2 , sw , gul , pul ,  2

No No
0,5 Rbt bh0  Q  0,3Rbbh0  b, h, Rb

Yes

1  Qmax 2

qsw     gul  2 pul  
sw  4b 2 Rbt bh0
2

No qsw  qsw,min
qsw  qsw,min  0, 25 Rbt b

Yes

Rsw nasw
sw,tt 
qsw

 1 
sw,tt  min( sw,ct , sw,max ) sw,tt   sw,ct , sw,max  Rbt bh02 
 Q 

Yes

Design

End

Hình 4.12. Cấu kiện chịu uốn tiết diện hình chữ nhật, tính toán cốt đai cho dầm chịu tải phân
bố đều

43
Chương V
CẤU TẠO CỐT THÉP, BIỂU ĐỒ BAO VẬT LIỆU VÀ CÁCH
THỂ HIỆN BẢN VẼ
5.1 CẤU TẠO CỐT THÉP
Cấu tạo cốt thép trong dầm phụ, dầm chính phải tuân thủ đúng theo các tiêu chuẩn BTCT hiện
hành và đồng thời cần lưu ý một số nguyên tắc:
- Cốt thép dọc có đường kính d  12 mm.
- Cốt thép đai có đường kính d  6 mm và không nhỏ hơn 0,25 lần đường kính cốt dọc lớn
nhất trong dầm tương ứng.
- Để thuận lợi cho việc thi công, trong một mặt cắt cấu kiện không nên dùng quá 3 loại
đường kính cốt thép và các đường kính không chênh nhau quá 8 mm ( d  8 mm).
- Cốt thép phải bố trí đối xứng trên trục thẳng đứng theo phương chịu lực của tiết diện cấu
kiện.
- Khi bố trí cốt thép trong một tiết diện phải đảm bảo khoảng cách giữa các thanh cốt thép
theo quy định.
- Trong cùng một tiết diện nếu bố trí nhiều lớp cốt thép thì các thanh cốt thép phải đảm bảo
thẳng hàng theo cả phương ngang và phương đứng (Hình 5.1a).
- Không nên bố trí cốt thép gây bất lợi cho thi công (Hình 5.1b).
- Các thanh cốt thép bố trí không cho phép hình thành hình tam giác giữa hai lớp cốt thép
liên tiếp (Hình 5.1c).
- Cốt thép giá (cốt thép cấu tạo) tại vị trí giữa dầm cần đặt thêm vào cho trường hợp khoảng
cách giữa trục các hàng cốt thép dọc lớn hơn 400 mm (Hình 5.1d). Trong trường hợp nếu
chiều cao tiết diện lớn ( h  600 mm) thì nên tăng cường thêm cốt thép số 1 ( d 6a 400 ) để
giữ ổn định khung thép khi thi công (Hình 5.1e).

Hình 5.1. Mặt cắt bố trí cốt thép dọc


- Cốt thép dọc nếu không đủ chiều dài thì không nên nối tại vùng bê-tông chịu kéo, trường
hợp bắt buộc phải nối cốt thép tại vùng bê-tông chịu kéo thì phải đảm bảo tại một vị trí nối
thép thì số lượng cốt thép không được vượt quá 50% đối với cốt thép có gân và không quá
25% đối với cốt thép trơn.

44
- Nên tận dụng cốt thép ở nhịp chịu mô-men dương, uốn lên gối để chịu mô-men âm (hoặc
kết hợp chịu cả lực cắt) mà không cần phải đặt thêm cốt thép khác. Như vậy, cốt thép xiên
được tận dụng bởi cốt thép dọc.

Hình 5.2. Uốn cốt thép xiên từ nhịp lên gối


a) Uốn trong mặt phẳng (cho phép); b) Uốn ngoài mặt phẳng (không cho phép).
- Khi bố trí, uốn cốt thép dọc cần đảm bảo:
 Cốt thép xiên phải uốn trong mặt phẳng thẳng đứng (Hình 5.2a) và không được uốn theo
mặt phẳng xiên (Hình 5.2b).
 Bốn thanh cốt thép dọc nằm ở 4 góc cốt thép đai không được uốn mà bắt buộc phải neo
vào gối.
 Diện tích cốt thép từ nhịp uốn lên gối làm cốt thép xiên có thể nhiều hơn diện tích cốt thép
xiên tính toán yêu cầu.
 Nếu lượng cốt thép dọc uốn lên không đủ làm cốt thép xiên, có thể tăng cường thêm cốt
thép chịu cắt độc lập dạng vai bò (Hình 5.3).

Hình 5.3. Cốt thép xiên tăng cường


 Khi chọn cốt thép, có thể chọn và so sánh nhiều phương án sao cho tối ưu nhất.
 Tại vị trí dầm phụ giao với dầm chính, do có lực tập trung lớn, cần phải đặt thêm cốt thép
gia cường để chịu lực tập trung đó. Chúng được gọi là cốt treo.

Hình 5.4. Gia cường cốt thép treo chịu lực tập trung
Phá hoại cục bộ tại vị trí giao nhau giữa dầm phụ và dầm chính được gọi là phá hoại giật đứt ,
phải tiến hành kiểm tra theo điều kiện:
F  Fb ,u  Fsw,u (5.1)

45
trong đó:
F là lực tập trung do ngoại lực từ dầm phụ truyền vào:
F  G1  P  P  G  G0 (5.2)

Fb ,u là lực giới hạn do bê-tông chịu.

Fsw,u là lực giới hạn do cốt thép treo chịu khi tính giật đứt.

Cốt thép treo chịu lực giật đứt được tính toán theo điều kiện:
hsb
F  Fsw,u (5.3)
hmb

trong đó:
Fsw,u  0.8qsw  2hsb  bsb  (5.4)

trong đó:
bsb , hsb là kích thước hai cạnh của dầm phụ.

qsw là nội lực trong cốt thép treo trên một đơn vị chiều dài trong đường bao, được xác

định theo công thức:


Rsw Asw
qsw  (5.5)
sw
trong đó:
Asw là diện tích tiết diện cốt thép treo với bước sw .

Để đảm bảo yêu cầu cấu tạo thì bước cốt đai tính toán được sw,tt phải đảm bảo  50 mm và

được bố trí trong phạm vi (bsb  2hsb ) như Hình 5.4b.


Trường hợp bố trí cốt thép treo dạng vai bò (Hình 5.5) thì phải tiến hành kiểm tra theo điều
kiện:
F  Fb ,u  Fsh ,u (5.6)
trong đó:
Fb ,u là lực giới hạn do bê-tông chịu.

Fsh ,u là khả năng chịu lực của cốt thép vai bò được xác định bằng cách chiếu lên phương

lực F và được tính toán theo công thức:


Fsw,u  1, 6 Rsw Ash sin  (5.7)
với Ash là diện tích cốt thép treo bố trí một bên.

46
Hình 5.5. Gia cường cốt treo dạng vai bò
Có thể kết hợp đồng thời cả cốt treo và cốt vai bò cùng tham gia chịu lực cục bộ, lúc này khả
năng chịu lực (vế bên phải của công thức kiểm tra) tại vị trí tính toán lần lượt sẽ là lực giới
hạn do bê-tông, cốt treo và cốt vai bò.
5.2 BIỂU ĐỒ BAO VẬT LIỆU
Biểu đồ bao vật liệu là đồ thị thể hiện khả năng chịu mô-men  M  của dầm. Muốn vẽ được

biểu đồ bao vật liệu thì cần phải có biểu đồ bao mô-men và mặt cắt bố trí cốt thép tại gối và
bụng của tất cả các nhịp dầm. Nguyên tắc, tung độ của biểu đồ bao vật liệu phải bao trùm lên
toàn bộ biểu đồ bao mô-men nhưng độ chênh lệch giữa hai biểu đồ không được quá lớn (trừ
những vị trí bắt buộc như tung độ nhánh dương tại gối và tung độ nhánh âm tại giữa nhịp)
nhằm đảm bảo yêu cầu kinh tế cho bài toán thiết kế.
Tại mỗi tiết diện, tung độ biểu đồ bao vật liệu phụ thuộc vào kích thước tiết diện, số lượng cốt
thép và cường độ vật liệu.
Cách xác định tung độ biểu đồ bao vật liệu dựa trên cơ sở tính toán khả năng chịu lực cho cấu
kiện chịu uốn bài toán cốt đơn. Xét hai trường hợp tính toán tung độ (khả năng chịu lực) của
dầm cho một mặt cắt như Hình 5.6.

Hình 5.6. Mặt cắt xác định các thông số tính toán cho tung độ biểu đồ bao vật liệu
- Xét trường hợp vùng kéo nằm ở thớ dưới (mô-men dương):
Rs As1
Tính  
Rbbf h01

 Nếu x   h01  hf thì trục trung hòa qua cánh.

Tính  m   1  0,5    M 1    m Rbbf h012

 Nếu x  hf thì trục trung hòa qua sườn.

47
 hf 
 M1    m Rbbh012  Rb  bf  b  hf  h01  
 2 

- Xét trường hợp vùng kéo nằm ở thớ trên (mô-men âm):
Rs As 2
Tính     m   1  0,5    M 2    m Rbbh022
Rbbh02
Trình tự các bước tiến hành vẽ biểu đồ bao vật liệu:
- Xác định  M  tại tất cả các tiết diện nguy hiểm theo trục dầm.

- Dự kiến cốt thép sẽ cắt và uốn theo trục dầm tại mỗi tiết diện nguy hiểm, tính lần lượt các
 M i tại các tiết diện nguy hiểm, phối hợp cốt thép lớp trên và lớp dưới để làm cốt xiên

nếu có thể.
- Xác định rõ các vị trí cắt (uốn) lý thuyết là giao điểm của các biểu đồ bao vật liệu  M i với

biểu đồ bao mô-men trong dầm hoặc những điểm có tung độ nằm bên ngoài biểu đồ bao
mô-men.
- Tại mỗi vị trí cắt lý thuyết, tính toán đoạn kéo dài ra khỏi tiết diện cắt lý thuyết ( W ).
- Nối tất cả các tung độ của các biểu đồ  M i lại với nhau theo cùng một tỷ lệ sẽ thu được

biểu đồ bao vật liệu.


- Biểu đồ bao vật liệu càng ôm sát biểu đồ bao mô-men thì càng kinh tế. Muốn vậy, cần phải
có nhiều phương án lựa chọn cốt thép rồi tìm ra phương án hợp lý nhất.
- Vận dụng tính chất đối xứng của dầm phụ và dầm chính để thể hiện các biểu đồ bao vật
liệu một cách hợp lý nhất.
5.3 CÁCH THỂ HIỆN BẢN VẼ
Tất cả thiết kế của đồ án bao gồm sàn, dầm phụ, dầm chính, bảng thống kê cốt thép được thể
hiện trên bản vẽ khổ A1, cụ thể gồm:
- Mặt bằng dầm sàn (tỷ lệ 1/200), có đặt tên dầm phụ và dầm chính.
- Thể hiện 2 mặt cắt sàn vuông góc nhau (tỷ lệ 1/20 hoặc 1/25) với đầy đủ cốt thép chịu lực,
cốt thép cấu tạo.
- Thể hiện chi tiết và mặt cắt dầm phụ (tỷ lệ 1/20 hoặc 1/25).
- Thể hiện chi tiết và mặt cắt dầm chính (tỷ lệ 1/20 hoặc 1/25); vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm
chính.
- Đánh số hiệu cho toàn bộ cốt thép có trong bản vẽ.
- Bảng thống kê thép cho sàn, dầm phụ và dầm chính.
- Bảng tổng hợp cốt thép và bê-tông cho sàn, dầm phụ và dầm chính.

48
- Ghi chú vật liệu, các chỉ dẫn kỹ thuật cần thiết khi thi công, v.v.
- Kích thước cho sàn, dầm phụ, dầm chính trong bản vẽ thống nhất là mi-li-mét.
- Các bảng biểu có trong đồ án:

Bảng thống kê cốt thép

Bảng tổng hợp cốt thép

Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

49
PHẦN II
VÍ DỤ ÁP DỤNG
Chương VI
VÍ DỤ SỐ
6.1 ĐỀ BÀI
6.1.1 Sơ đồ mặt bằng sàn (Hình 6.1)

A B C D

Hình 6.1. Sơ đồ mặt bằng sàn (Sơ đồ 1)


6.1.2 Kích thước
l1  2,5 m; l2  6, 2 m.

6.1.3 Hoạt tải


p c  9,5 kN/m2, hệ số vượt tải n p  1, 2 .

6.1.4 Vật liệu


Bê-tông B20, cốt thép sàn loại CB240-T, cốt thép dọc của dầm loại CB300-V, cốt thép đai
của dầm CB240-T.

50
6.1.5 Số liệu tính toán
Bê-tông B20: Rb  11,5 MPa; Rb , ser  15, 0 MPa; Rbt  0,9 MPa; Rbt , ser  1,35 MPa;  b  1, 0 ;

Eb  27,5 103 MPa

Cốt thép CB240-T: Rs  210 MPa; Rs , ser  240 MPa; Rsw  170 MPa; Es  20 104 MPa

Cốt thép CB300-V: Rs  260 MPa; Rs , ser  300 MPa; Rsw  210 MPa; Es  20 104 MPa

6.2 TÍNH SÀN


6.2.1 Sơ đồ tính và nhịp tính toán sàn
- Kích thước dầm phụ: bsb  200 mm; hsb  500 mm

- Kích thước dầm chính: bmb  300 mm; hmb  900 mm

- Kích thước cột: bc  300 mm; hc  300 mm

- Kích thước sàn: hs  100 mm


(Kích thước cấu kiện lấy theo công thức chọn sơ bộ và có hiệu chỉnh theo yêu cầu thiết kế).
Xét tỷ số hai cạnh sàn: l2 l1  6, 2 2,5  2, 48  2  sàn loại bản dầm.

Cắt theo phương cạnh ngắn l1 dải sàn rộng 1,0 m để tính (Hình 6.2).

A B

Hình 6.2. Mặt cắt A-A


Sàn làm việc như dầm liên tục, tính sàn theo sơ đồ biến dạng dẻo với nhịp tính toán như sau:
- Nhịp biên:
l0b  l1  1,5bsb  2,5  1,5  0, 2  2, 2 m

- Nhịp giữa:
l0  l1  bsb  2,5  0, 2  2,3 m

- Sơ đồ tính (Hình 6.3):

Hình 6.3. Sơ đồ tính sàn

51
6.2.2 Xác định tải trọng
Tĩnh tải là trọng lượng bản thân của các lớp cấu tạo sàn (Hình 6.4).

Hình 6.4. Cấu tạo sàn


- Tĩnh tải tính toán:
g  0, 02 18  1,1  0, 02  20  1, 2  0,10  25  1,1  0, 015  20  1, 2  3,986 kN/m2
- Hoạt tải tính toán:
p  1, 2  9,5  11, 400 kN/m2
- Tổng tải tính toán:
q  g  p  3,986  11, 400  15,386 kN/m2
- Tải trọng gán vào dầm liên tục:
qs  q 1, 0 m  15,386 1, 0  15,386 kN/m

6.2.3 Xác định nội lực


- Mô-men nhịp biên:
qs l02b 15,386  2, 22
M   6, 770 kNm
11 11
- Mô-men ở gối 2:
qs l02 15,386  2,32
M   7,399 kNm
11 11
- Mô-men ở các nhịp giữa, gối giữa:
qs l02 15,386  2,32
M   5, 087 kNm
16 16
6.2.4 Tính toán cốt thép
- Tiết diện tính toán cốt thép cho dải sàn (Hình 6.5).
- Chiều cao tính toán của sàn:
h0  h  a  100  25  75 mm

Hình 6.5. Tiết diện tính toán sàn

52
M
- Tính  m     1  1  2 m
Rbbh02

0,8 0,8 0,8


- So sánh    R     0, 615
 s ,el Rs Es 210 2 105
1 1 1
 b2 b2 0, 0035
 Rbbh0
- Diện tích cốt thép As 
Rs
Bảng 6.1. Kết quả tính toán cốt thép sàn

Chọn thép
M As
Tiết diện m 
(kNm) (mm2) PA1 PA2 PA3

d8s110 d8/10s125 d8s100


Nhịp biên 6,770 0,105 0,111 455
(457) (515) (503)
d8s100 d8/10s125 d8s100
Gối thứ 2 7,399 0,114 0,122 500
(503) (515) (503)
d8s150 d8s125 d8s150
Nhịp giữa 5,087 0,079 0,082 337
(335) (402) (335)
d8s150 d8s125 d8s150
Gối giữa 5,087 0,079 0,082 337
(335) (402) (335)
- Hàm lượng cốt thép:
As 500
 Gối 2:   100%  100%  0, 667%  min  0,1%
bh0 1000  75
As 337
 Nhịp giữa:   100%  100%  0, 449%  min  0,1%
bh0 1000  75
Rb 11,5
max   R 100%  0, 615  100%  3,37%
Rs 210
Các giá trị hàm lượng đều thỏa mãn yêu cầu.
Lưu ý: Giá trị cốt thép chọn ( Asc ) nên lớn hơn hoặc bằng giá trị cốt thép tính toán ( As ).
Trường hợp chọn nhỏ hơn thì nên thực hiện bài toán kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện.
Ví dụ tại nhịp giữa và gối giữa của PA1 và PA3 (Bảng 6.1) có cốt thép chọn Asc  335 mm2

nhỏ hơn cốt thép tính As  337 mm2 nên cần phải kiểm tra lại khả năng chịu lực của tiết diện
bố trí cốt thép:
h0tt  h  att  100  24  76 mm ( a0  20 mm)

Rs Asc 210  335


- Tính tt    0, 080
Rbbh0tt 11,5 1000  76

53
  mtt  tt 1  0,5tt   0, 080  1  0,5  0, 080   0, 077

 M    mtt Rbbh02  0, 077 11,5 1000  762  5,131 kNm  M  5, 087 kNm (thỏa).

6.2.5 Chọn và bố trí cốt thép


Cốt thép chọn được tổng hợp trong Bảng 6.1.
p 11, 400
Tỷ số   2,86  3    1 4 nên đoạn kéo dài cốt thép mũ đối với nhịp 2200 mm
g 3,986
là 550 mm, còn đối với nhịp 2300 mm là 575 mm (lấy tròn 580 mm).
Chi tiết cách xác định chiều dài thanh thép như Hình 6.6.

Hình 6.6. Chi tiết cấu tạo cốt thép sàn


Bạn đọc được chỉ định chọn PA3 để trình bày trong bản vẽ.
Hình 6.7, 6.8 và 6.9 thể hiện mặt cắt A-A của mặt bằng sàn.
Cốt thép mũ giao giữa sàn và dầm chính lấy không bé hơn 1/3 diện tích cốt thép lớn nhất tại
nhịp As  1 3  455  152 mm2 (chọn d6a150, bố trí như Hình 6.10).

Hình 6.7. Mặt cắt chi tiết thép sàn (PA1)

54
A

Hình 6.8. Mặt cắt chi tiết thép sàn (PA2)

Hình 6.9. Mặt cắt chi tiết thép sàn (PA3)

1 2 3

Hình 6.10. Mặt cắt thép vuông góc dầm chính (PA3)
6.3 TÍNH DẦM PHỤ
6.3.1 Sơ đồ tính
- Kích thước dầm phụ: bsb  200 mm; hsb  500 mm.

55
- Kích thước dầm chính: bmb  300 mm; hmb  900 mm.
Sơ đồ tính dầm phụ (Hình 6.11):

1 2 3

Hình 6.11. Sơ đồ tính dầm phụ


Dầm phụ là dầm liên tục 4 nhịp, có nhịp tính toán như sau:
- Nhịp biên:
l0b  l2  1,5bmb  6, 2  1,5  0,3  5, 75 m

- Nhịp giữa:
l0  l2  bmb  6, 2  0,3  5,9 m

6.3.2 Xác định tải trọng


Tĩnh tải:
- Do sàn truyền xuống:
g1  gl1  3,986  2,5  9,965 kN/m

- Do trọng lượng bản thân dầm phụ:


g0  bsb  hsb  hs   bt n  0, 2   0,5  0,1 25 1,1  2, 200 kN/m

g sb  g1  g 0  9,965  2, 200  12,165 kN/m

Hoạt tải:
psb  pl1  11, 4  2,5  28,500 kN/m

Tổng tải tính toán:


qsb  g sb  psb  12,165  28,500  40, 665 kN/m

6.3.3 Vẽ biểu đồ bao mô-men


psb 28,500
Tỷ số   2,34
g sb 12,165
Tung độ của biểu đồ mô-men đối với nhánh dương:

56
M  1qsb  lob2 , lo2   1  g sb  psb   lob2 , lo2 

Tung độ của biểu đồ mô-men đối với nhánh âm:


M   2 qsb  lob2 , lo2    2  g sb  psb   lob2 , lo2 

Kết quả tính ghi trong Bảng 6.2.


Bảng 6.2. Kết quả mô-men tính toán trong dầm phụ

Hệ số  Tung độ biểu đồ M (kNm)


2
Nhịp Vị trí qsb( lob , lo2 )
1 2 Nhánh dương Nhánh âm

0 0 0
1 0,065 87,392
2 0,090 121,004
1 0,425l0 0,091 1344,487 122,348
3 0,075 100,836
4 0,020 26,890
5 -0,0715 -96,131
5’ -0,0715 -101,212
6 0,018 -0,032 25,480 -45,298
7 0,058 -0,011 82,102 -15,571
2 0,5l0 0,0625 1415,549 88,472
8 0,058 -0,008 82,102 -11,324
9 0,018 -0,026 25,480 -36,804
10 -0,0625 -88,472
Ở nhịp biên, mô-men âm triệt tiêu ở tiết diện cách mép gối thứ 2 một đoạn:
x  kl0b  0, 264  5, 75  1,518 m

Mô-men dương triệt tiêu cách gối tựa một đoạn 0,15l0b  0,15  5, 75  0,8625 m
Tung độ biểu đồ lực cắt tại các gối của dầm phụ:
QA  0, 4qsbl0b  0, 4  40, 665  5, 75  93,530 kN

QBT  0, 6qsbl0b  0, 6  40, 665  5, 75  140, 294 kN

QBP  QCT  0,5qsbl0  0,5  40, 665  5,9  119,962 kN

Hình 6.12 thể hiện biểu đồ bao mô-men và biểu đồ bao lực cắt của dầm phụ.

57
Hình 6.12. Biểu đồ bao nội lực dầm phụ
a) Biểu đồ bao mô-men (kNm); b) Biểu đồ bao lực cắt (kN).
6.3.4 Tính toán cốt thép chịu uốn
Nếu yêu cầu cần hạn chế chiều cao vùng nén (   0,3 thay vì    R như các thiết kế thông
thường) thì cần kiểm tra lại tiết diện đã chọn (lấy giá trị mô-men âm lớn nhất):

M 101, 212 106


h0  2 2  420 mm
Rbbsb 11,5  200

Kích thước tiết diện dầm phụ chọn ban đầu là hợp lý theo yêu cầu hạn chế chiều cao vùng nén
vì h0 gt  450  465 mm.

Với mô-men dương, cốt thép tính toán với tiết diện T, có hf  100 mm và bf  1400 mm.

Tính:
 hf   100 
M f  Rbbf hf  h0    11,5 1400 100   460  
 2   2 

M f  660,1 kNm ≥ M  122,348 kNm

Trục trung hòa qua cánh tính với hình chữ nhật lớn 1400  500 mm.
M
 Tính  m     1  1  2 m
Rbbf h02

0,8 0,8 0,8


 So sánh    R     0,583
 s ,el Rs Es 260 2 105
1 1 1
 b2 b2 0, 0035

 Rbbf h0
 Diện tích cốt thép As 
Rs

58
- Với mô-men âm, cốt thép tính toán với tiết diện chữ nhật nhỏ 200  500 mm.
M
 Tính  m     1  1  2 m
Rbbh02

 So sánh    R  0,583

 Rbbh0
 Diện tích cốt thép As 
Rs
Cốt thép tính toán và chọn được thể hiện trong Bảng 6.3.
Bảng 6.3. Kết quả tính toán cốt thép dầm phụ

M As  Asc
Tiết diện m  Chọn thép
(kNm) (mm2) (%) (mm2)

Nhịp biên
122,348 0,036 0,037 1042 1,13 3d16 + 2d18 1112
(1400  500)
Gối thứ 2
101,212 0,208 0,236 959 1,04 5d16 1005
(200  500)
Nhịp giữa
88,472 0,026 0,026 750 0,81 3d18 763
(1400  500)
Gối thứ 3
88,472 0,182 0,202 823 0,89 2d18 + 2d16 911
(200  500)
- Hàm lượng cốt thép tối đa:
Rb 11,5
max   R 100%  0,583  100%  2,58%
Rs 260
6.3.5 Tính toán cốt thép chịu cắt
Kiểm tra điều kiện tính toán cốt đai:
0,5 Rbt bsb h0  0,5  0,9  200  460  41400 N

0,3Rbbsb h0  0,3 11,5  200  460  317400 N

Vậy 41400 N  Qmax  140294 N  317400 N


Cần phải đặt cốt đai theo tính toán và không cần tăng kích thước tiết diện.
Điều kiện chịu cắt của tiết diện nghiêng khi có tải phân bố đều (xét trong đoạn h0  C  2h0 ):

Qmax  QDB  2 b 2 Rbt bsb h02  sw qsw  qsb  0, 65 psb 

Lực phân bố trong cốt ngang theo đơn vị chiều dài:

1  Qmax2

qsw     qsb  0, 65 psb  
sw  4  b 2 Rbt bsb h0
2

59
1  1402942 
qsw     40, 665  0, 65  28,500    85,316 N/mm
0, 75  4 1,5  0,9  200  460 2

qsw,min  0, 25 Rbt bsb  0, 25  0,9  200  45, 0 N/mm  qsw (thỏa).

Chọn đường kính cốt đai d8 ( asw  50,3 mm2), số nhánh đai n  2 .
Bước cốt đai theo tính toán:
Rsw nasw 170  2  50,3
sw,tt    200, 2 mm
qsw 85,316
Bước cốt đai lớn nhất:
1 1
sw,max  Rbt bh02  0,9  200  4602  271,5 mm
Q 140294
Bước cốt đai theo yêu cầu cấu tạo:
sw,ct  0,5h0 , 300 mm  0,5  460 mm,300 mm  230 mm

Chọn bước cốt đai thiết kế sw,ch1  150 mm trong đoạn l0 4 cho vị trí gần gối tựa, trong đoạn

l0 2 giữa nhịp còn lại lấy sw,ch 2  200 mm.

Kiểm tra lại khả năng chịu lực cắt QDB của dầm sau khi bố trí cốt đai.

- Tại vị trí bước cốt đai thiết kế sw,ch1  150 mm:

Rsw nasw 170  2  50,3


qsw1    113,877 N/mm  qsw,min
sw,ch1 150

Tính lại giá trị C 0 :

Mb 1,5  0,9  200  4602


C0    728,9 mm
sw qsw1  qsb  0, 65 psb 0, 75 113,877  40, 665  0, 65  28,500

Kiểm tra điều kiện C 0 :

h0  460 mm  C0  728,9 mm  2h0  920 mm (thỏa).

QDB  2 b 2 Rbt bh02 sw qsw1  qsb  0, 65 psb 

QDB  2 1,5  0,9  200  4602  0, 75 113,877  40, 665  0, 65  28,500 

QDB  156, 773 kN  Qmax  140, 294 kN (thỏa).

Kiểm tra với các tiết diện nghiêng khác theo chiều dọc cấu kiện:
 Trong đoạn 0.6h0  C  h0 : kiểm tra C  h0

b 2 Rbt bsb h02


Qu   sw qsw1  qsb  0, 65 psb  C
C

60
1,5  0,9  200  4602
Qu    0, 75 113,877  40, 665  0, 65  28,500  460
460
Qu  173, 672 kN  Qmax  140, 294 kN (thỏa).

 Trong đoạn 2h0  C  3h0 : kiểm tra C  3h0

1,5  0,9  200  4602


Qu    0, 75 113,877  40, 665  0, 65  28,500  2  460
3  460
Qu  140,344 kN  Qmax  140, 294 kN (thỏa).

- Tại vị trí bước cốt đai thiết kế sw,ch 2  200 mm:

Rsw nasw 170  2  50,3


qsw2    85, 408 N/mm
sw,ch 2 200

QDB  2 b 2 Rbt bsb h02 sw qsw,ch 2  qsb  0, 65 psb 

QDB  2 1,5  0,9  200  4602  0, 75  85, 408  40, 665  0, 65  28,500 

QDB  140,350 kN

Lực cắt Q1 tại vị trí l0b 4 gần gối tựa thứ 2 của dầm phụ:

Q1  81,838 kN  QDB  140,350 kN (thỏa).

Tương tự, trong đoạn 0.6h0  C  h0 :

Qu  163,850 kN  Q1  81,838 kN (thỏa).

Trong đoạn 2h0  C  3h0 :

Qu  120, 700 kN  Q1  81,838 kN (thỏa).

6.3.6 Tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu


Chọn lớp bê-tông bảo vệ của cốt thép dọc a0  25 mm, khoảng cách thông thủy giữa các lớp

thép tại mép dưới dầm phụ t1  25 mm, khoảng cách thông thủy giữa các lớp thép tại mép

trên t2  30 mm. Tại nhịp biên như Hình 6.13a, tiến hành cắt cốt thép lần lượt như Hình 6.13b
và 6.13c. Tương tự, các tiết diện tính toán còn lại tiến hành cắt cốt thép như Hình 6.14, 6.15
và 6.16. Các kết quả trong Bảng 6.4 được thực hiện theo trình tự:
Rs Asc
Tính h0tt  h  att  tt    mtt  tt 1  0,5tt    M    mtt Rbbsb h02
Rbbsb h0tt

Kiểm tra: M 
 M   M 100%
M

61
Hình 6.13. Mặt cắt cốt thép tại nhịp biên
a) Nhịp biên M max ; b) Cạnh nhịp biên 1; c) Cạnh nhịp biên 2.

Hình 6.14. Mặt cắt cốt thép tại gối thứ 2


a) Gối thứ 2; b) Cạnh gối thứ 2-1; c) Cạnh gối thứ 2-2.

Hình 6.15. Mặt cắt cốt thép tại nhịp giữa


a) Nhịp giữa M max ; b) Cạnh nhịp giữa.

Hình 6.16. Mặt cắt cốt thép tại gối thứ 3


a) Gối thứ 3; b) Cạnh gối thứ 3.
Bảng 6.4. Khả năng chịu mô-men của dầm phụ trên từng tiết diện

Asc att h0tt [M] M


Tiết diện Thép chọn  m
(mm2) (mm) (mm) (kNm) (%)

3d16+2d18 1112 52 448 0,040 0,039 126,930 3,75


Nhịp biên
3d16 603 33 467 0,201 0,201 72,453
(1400  500)
2d16 402 33 467 0,014 0,014 48,472

62
5d16 1005 51 449 0,252 0,220 102,481 1,25
Gối thứ 2
3d16 603 33 467 0,146 0,135 67,873
(200  500)
2d16 402 33 467 0,097 0,093 46,436
Nhịp giữa 3d18 763 34 466 0,026 0,026 91,223 3,11
(1400  500) 2d18 509 34 466 0,018 0,017 61,137
Gối thứ 3 2d18+2d16 911 55 445 0,231 0,205 93,206 5,35
(200  500) 2d18 509 34 466 0,123 0,116 57,863
Để xác định điểm cắt cốt thép lý thuyết cần xác định những vị trí mà khả năng chịu mô-men
của tiết diện  M i bằng với tung độ M i của biểu đồ bao mô-men, sau đó các hoành độ xi

được tính toán theo nguyên tắc nội suy đường thẳng. Lực cắt Qi tại các tiết diện tính toán

trong dầm phụ cũng thực hiện tương tự. Công thức xác định Wi :

0,8Qi  Qs ,inci
Wi   5d s  20d s
2qsw,i

Bảng 6.5 thể hiện các điểm cắt lý thuyết và đoạn kéo dài trong dầm phụ.
Bảng 6.5. Điểm cắt lý thuyết và đoạn kéo dài Wi

Tiết Cốt Vị trí cắt lý xi Qi Wi Wch,i


Vị trí
diện thép cắt thuyết (mm) (kN) (mm) (mm)

Cạnh
nhịp 2d18
953 54,776 282 280
biên 1
trái

Cạnh
Nhịp
nhịp
biên 1d16 638 67,586 317 320
biên 2
trái

Cạnh
nhịp
2d18 709 64,698 393 390
biên 1
phải

63
Cạnh
nhịp
1d16 336 79,866 454 450
biên 2
phải

Cạnh
gối 2-1 2d16 446 122,157 509 510
trái

Cạnh
gối 2-2 1d16 785 108,372 451 450
trái
Gối
thứ 2
Cạnh
gối 2-1 2d16 704 105,648 427 430
phải

Cạnh
gối 2-2 1d16 1156 71,304 330 330
phải

Cạnh
nhịp
1d18 743 78,199 365 370
giữa
trái
Nhịp
giữa
Cạnh
nhịp
1d18 743 78,199 365 370
giữa
phải

Cạnh
gối 3 2d16 481 100,402 433 430
trái
Gối
thứ 3
Cạnh
gối 3 2d16 481 100,402 433 430
phải

64
Cốt thép dọc tại gối biên và tại những chỗ không đủ chiều dài (mép trên và mép dưới) trong
dầm phụ cần phải được neo và nối để đảm bảo yêu cầu truyền lực. Chiều dài đoạn neo cơ sở:
Rs As Rs As
L0,an  
Rbond us 12 Rbt us
trong đó:
L0,an  465 mm đối với cốt thép d16.

L0,an  519 mm đối với cốt thép d18.

Chiều dài đoạn neo (nối) tính toán:


As ,cal
Lan   L0,an
As ,ef

với As ,cal As ,ef  1, 0 cho cả hai trường hợp cốt thép chịu kéo và nén.

- Đối với các thanh cốt thép d16 chịu kéo neo vào gối biên (mép trên):
Lan  1, 0  465 1, 0  465 mm  chọn Lan  470 mm.

- Đối với các thanh cốt thép d16 chịu nén neo vào gối biên (mép dưới):
Lan  0, 75  465 1, 0  349 mm  chọn Lan  350 mm.

- Đối với các thanh cốt thép d16 nối trong vùng kéo:
Llap  1, 2  465 1, 0  558 mm  chọn Lan  560 mm.

- Đối với các thanh cốt thép d16 nối trong vùng nén:
Llap  0,9  465 1, 0  419 mm  chọn Lan  420 mm.

- Đối với các thanh cốt thép d18 nối trong vùng kéo:
Llap  1, 2  519 1, 0  623 mm  chọn Lan  630 mm.

- Đối với các thanh cốt thép d18 nối trong vùng nén:
Llap  0,9  519 1, 0  467 mm  chọn Lan  470 mm.

Biểu đồ bao vật liệu và bố trí cốt thép cho dầm phụ được thể hiện như Hình 6.17 và 6.18.

65
Hình 6.17. Biểu đồ bao vật liệu dầm phụ

66
1 2 3

Hình 6.18. Bố trí cốt thép dầm phụ


67
6.4 TÍNH DẦM CHÍNH
6.4.1 Sơ đồ tính
- Kích thước dầm chính: bmb  300 mm; hmb  900 mm.

- Kích thước cột: bc  300 mm; hc  300 mm.


Sơ đồ tính dầm chính như Hình 6.19.

A B

Hình 6.19. Sơ đồ tính dầm chính


Dầm chính là dầm liên tục 3 nhịp, có nhịp tính toán như sau:
- Nhịp biên:
lb  3l1  0,5hc  3  2,5  0,5  0,3  7,35 m

- Nhịp giữa:
l  3l1  3  2,5  7,5 m

Chênh lệch giữa nhịp biên và nhịp giữa không quá 10% nên xem là dầm đều nhịp.
6.4.2 Xác định tải trọng
Tải trọng tác dụng lên dầm chính là tải trọng tập trung (gồm có tĩnh tải G và hoạt tải P ) do
dầm phụ truyền xuống.

Hình 6.20. Phần diện tích tính trọng lượng bản thân cho dầm chính
Tĩnh tải: G  G1  G0

68
trong đó: G0 là trọng lượng bản thân dầm chính (Hình 6.20).

G0  1,1 25  0,3   0,9  0,1  2,5  1,1 25  0, 2   0,5  0,1  0,3

G0  15,840 kN

G1  12,165  6, 2  75, 423 kN (do dầm phụ truyền vào).

G  75, 423  15,840  91, 263 kN


Hoạt tải: P  28,5  6, 2  176, 700 kN
6.4.3 Tính và vẽ biểu đồ bao nội lực
Để tìm nội lực lớn nhất trong dầm chính, cần xét nhiều trường hợp đặt hoạt tải khác nhau. Vì
P  3G nên trường hợp hoạt tải gây mô-men dương tại gối được loại trừ, do đó chỉ cần xét
các trường hợp đặt tải trọng như Hình 6.21.
Tổ hợp (a) + (b): cho giá trị mô-men dương lớn nhất tại nhịp 1, nhịp 3.
Tổ hợp (a) + (c): cho giá trị mô-men dương lớn nhất tại nhịp 2.
Tổ hợp (a) + (d): cho giá trị mô-men âm lớn nhất tại gối B.
Do dầm chính là dầm 3 nhịp, đối xứng nên mô-men lớn nhất tại gối C cũng chính là mô-men
lớn nhất tại gối B.

Hình 6.21. Các trường hợp đặt tải cho dầm chính
Tung độ của biểu đồ mô-men tại tiết diện bất kỳ của từng trường hợp tải trọng được xác định
theo công thức:
M G   Gl
M P   Pl
i

Kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 6.6.
Biểu đồ mô-men cho các trường hợp tải trọng như Hình 6.22.
Bảng 6.7 thể hiện kết quả tính toán biểu đồ bao mô-men của các trường hợp tổ hợp tải trọng
và biểu đồ bao mô-men trong dầm chính.

69
Bảng 6.6. Bảng tính tung độ biểu đồ mô-men cho từng trường hợp tải trọng

Sơ Tiết
1 2 B 3 4 C 5 6
đồ diện


MG 0,244 0,156 -0,267 0,067 0,067 -0,267 0,156 0,244
(a) MG 167,011 106,778 -182,754 45,860 45,860 -182,754 106,778


M P1 0,289 0,244 -0,133 -0,133 -0,133 -0,133 0,244 0,289
(b) MP 382,997 323,361 -176,258 -176,258 -176,258 -176,258 323,361
1


M P2 -0,044 -0.089 -0.133 0.200 0,200 -0.133 -0,089 -0,044
(c) MP -58,311 -117,947 -176,258 265,050 265,050 -176,258 -117,947 -58,311
2


M P3 - - -0,311 - - -0,089 - -
(d) MP 304,366 166,982 -412,153 127,666 225,734 -117,947 -78,632 -39,316
3

Hình 6.22. Biểu đồ mô-men cho các trường hợp tải trọng
Hình 6.23 thể hiện biểu đồ mô-men cho các trường hợp tổ hợp tải trọng.

70
Hình 6.23. Biểu đồ mô-men cho các trường hợp tổ hợp tải trọng
Bảng 8.7. Bảng tính tung độ biểu đồ bao mô-men
Tung độ
1 2 B 3 4 C 5 6
Mô-men
M 1  M G  M P1 550,009 430,139 -359,012 -130,399 -130,399 -359,012 430,139 550,009

M 2  M G  M P2 108,700 -11,170 -359,012 310,910 310,910 -359,012 -11,170 108,700

M 3  M G  M P3 471,377 273,759 -594,907 173,525 271,594 -300,701 28,146 127,696

M max 550,009 430,139 -359,012 310,910 310,910 -300,701 430,139 550,009

M min 108,700 -11,170 -594,907 -130,399 -130,399 -359,012 430,139 108,700


Tung độ biểu đồ bao mô-men được lấy giá trị lớn nhất tại từng tiết diện trong các trường hợp
tổ hợp tải trọng, cần lưu ý tính chất đối xứng của dầm chính tại chính giữa nhịp 2. Biểu đồ
bao lực cắt cũng được tính toán trực tiếp từ biểu đồ bao mô-men theo đúng mối quan hệ giữa
thành phần mô-men và lực cắt. Tung độ của biểu đồ bao lực cắt trong dầm chính được xác
định theo công thức:
M
Q  M   tan  
l1
Hình 6.24 thể hiện biểu đồ bao mô-men và biểu đồ bao lực cắt trong dầm chính.

71
Hình 6.24. Biểu đồ bao nội lực trong dầm chính
a) Biểu đồ bao mô-men; b) Biểu đồ lực cắt tính toán.
6.4.4 Tính toán cốt thép chịu uốn
- Với mô-men dương, cốt thép tính toán với tiết diện T, có hf  100 mm, bf  1500 mm và

giả thiết h0  900  60  840 mm. Tính:

 hf   100 
M f  Rbbf hf  h0    11,5 1500 100   840  
 2   2 

M f  1362, 750 kNm ≥ M  550, 009 kNm

Trục trung hòa qua cánh tính với hình chữ nhật lớn 1500  900 mm.
M
 Tính  m     1  1  2 m
Rbbf h02

 So sánh    R  0.583

 Rbbf h0
 Diện tích cốt thép As 
Rs

- Với mô-men âm, cốt thép tính toán với tiết diện chữ nhật nhỏ 300  900 mm.
Xác định mô-men mép cột:
hc 0,3
M mc  M B   M B  M E   594,907   594,907  173,525
2l1 2  2,5
hc 0,3
M mc  M B   M B  M E   594,907   594,907  173,525
2l1 2  2,5

M mc  548,801 kNm

Giả thiết h0  900  70  830 mm

72
M
 Tính  m     1  1  2 m
Rbbmb h02

 So sánh    R  0.583

 Rbbmb h0
 Diện tích cốt thép As 
Rs
Cốt thép tính toán và chọn được thể hiện trong Bảng 6.8.
Bảng 6.8. Kết quả tính toán cốt thép dầm chính

M As  Asc
Tiết diện m  Chọn thép
(kNm) (mm2) (%) (mm2)

Nhịp biên 2d20


550,009 0,045 0,046 2578 1,02 2591
(1500  900) +4d25
Gối B 2d20+2d22
548,801 0,231 0,266 2934 1,18 3351
(300  900) +4d25
Nhịp giữa
310,910 0,026 0,026 1442 0,57 4d22 1520
(1500  900)
- Hàm lượng cốt thép tối đa:
max  2,58%
6.4.5 Tính toán cốt thép chịu cắt
Kiểm tra điều kiện tính toán cốt đai:
0,5 Rbt bmb h0  0,5  0,9  300  830  112050 N

0,3Rbbmb h0  0,3 11,5  300  830  859050 N

Vậy 112050  Qmax  347466  859050


Cần phải đặt cốt đai và không cần tăng kích thước tiết diện.
Bước cốt đai lớn nhất:
1 1
sw,max  Rbt bmb h02  0,9  300  8302  535 mm
Q 347466
Bước cốt đai theo yêu cầu cấu tạo:
- Đoạn gần gối:
sw,ct  0,5h0 , 300 mm  0,5  830 mm, 300 mm  300 mm

- Đoạn giữa nhịp:


sw,ct  0, 75h0 , 500 mm  0, 75  830 mm, 500 mm  500 mm

Chọn cốt đai d8 ( asw  50,3 mm2), số nhánh n  2 , bước cốt đai thỏa mãn yêu cầu cấu tạo để

bố trí sw  100;150; 200; 250; 300 mm trong đoạn 1/3 nhịp ( l1  2,5 m) gần gối tựa.

73
Các bước tính toán khả năng chịu lực cắt QDB của dầm chính (giả sử chọn trường hợp bước

cốt đai sw  100 mm):

Rsw nasw 170  2  50,3


qsw    171, 020 N/mm
sw 100

qsw,min  0, 25Rbt bmb  0, 25  0,9  300  67,5 N/mm  qsw (thỏa).

Khả năng chịu lực cắt của dầm tại tiết diện nghiêng có hình chiếu C  C0

QDB  2 b 2 Rbt bmb h02 sw qsw

QDB  2 1,5  0,9  300  8302  0, 75 171, 020

QDB  378,346 kN

Mb 1,5  0,9  300  8302


C0    1474,9 mm
sw qsw 0, 75 171, 020

h0  830 mm  C0  1474,9 mm  2h0  1860 mm (thỏa).

Khả năng chịu lực cắt của dầm tại tiết diện nghiêng có hình chiếu C  3h0 (tham khảo tính
toán chống cắt dầm phụ)
1,5  0,9  300  8302
Qu   0, 75 171, 020  2  830
3  830
Qu  324,970 kN

Lấy Qu  324,970 kN làm khả năng chịu cắt cho dầm chính ứng với bước cốt đai sw  100
mm.
Bảng 6.9 thể hiện kết quả tính toán khả năng chịu lực cắt Qu của tiết diện ứng với các bước
cốt đai khác nhau và so sánh với lực cắt có trong dầm chính. Trong bảng cho thấy từ bước cốt
đai sw,ch  200 mm cần phải tính toán thêm cốt xiên để chịu lực cắt tại các gối dầm. Kết hợp

với tính khả thi cho việc uốn cốt thép từ bụng dầm lên gối dầm nhằm đảm bảo các yêu cầu
kinh tế và cấu tạo, bước cốt đai nên chọn để thiết kế trong trường hợp này là sw,ch  100 mm.

Bảng 6.9. Bảng tính toán khả năng chịu cắt Qu và lực cắt Q trong dầm chính

QA (kN) QBT (kN) QBP (kN)


sw,ch (mm) Qu (kN)
220,004 347,466 307,373

100 324,970 + - +

150 253,997 + - -

200 218,510 - - -
74
250 197,218 - - -

300 183,023 - - -

Chú thích: Dấu “+” là trường hợp Qu  Q ; dấu “-” là trường hợp
Qu  Q .

Hình 6.25. Bố trí cốt xiên cho dầm chính


Bố trí cốt xiên như Hình 6.25, tiến hành tính toán cường độ trên tiết diện nghiêng có hình
chiếu c1  1430 mm

Q  Qb  Qsw  Qs ,inc1 sin 

b 2 Rbt bmb h02


Q  sw qswc1  sw Rsw As,in c1 sin 
c1

1,5 Rbt bmb h02


Q   sw qswc1
c1
As,in c1 
 sw Rsw sin 

1,5  0,9  300  8302


347, 466  10  3
 0, 75  171, 020  1430
As,in c1  1430
0, 75  210  sin 60
As,in c1  228 mm2

Tính toán cường độ trên tiết diện nghiêng có hình chiếu c2  1380 mm.

1,5 Rbt bmb h02


Q   sw qswc2
c2
As,in c 2 
 sw Rsw sin 

1,5  0,9  300  8302


347, 466  103   0, 75  171, 020  1380
As,in c 2  1380
0, 75  210  sin 60
As,in c 2  233 mm2

75
Do diện tích cốt xiên yêu cầu có giá trị âm nên cốt thép dọc tại bụng uốn lên gối dầm làm cốt
thép xiên là 2d25 có As  982 mm2 chỉ có vai trò đảm bảo yêu cầu về kinh tế.

Bước cốt đai đoạn 1/3 giữa nhịp còn lại ( l1  2,5 m) chọn sw  300 mm.
Tại vị trí dầm phụ giao với dầm chính cần phải bố trí cốt thép gia cường.
Lực tập trung do dầm phụ truyền lên dầm chính:
F  G1  P  P  G  G0  176700  91263  15840

F  252123 N
Sử dụng cốt treo dạng đai d8 ( asw  50,3 mm2), số nhánh n  2 , bước cốt đai sw,tt tính toán:

1, 6 Rsw Asw  2hsb  bsb  1, 6 170  2  50,3 1200


sw,tt  
hsb 500
F 252123 
hmb 900

sw,tt  234 mm

Chọn bước cốt đai thiết kế sw,ch  200 mm và bố trí như Hình 6.26.

Hình 6.26. Gia cường cốt đai tại vị trí dầm phụ giao với dầm chính
6.4.6 Biểu đồ bao vật liệu
Đối với mép dưới dầm chính, chọn lớp bê-tông bảo vệ của cốt thép dọc a0  25 mm, khoảng

cách thông thủy giữa các lớp thép t1  25 mm. Đối với mép trên, chọn lớp bê-tông bảo vệ của

cốt thép dọc a0  40 mm, khoảng cách thông thủy giữa các lớp thép tại mép trên t2  30 mm.
Các kết quả trong Bảng 6.10 được thực hiện theo từng bước:
Rs Asc
Tính h0tt  h  att  tt    mtt  tt 1  0,5tt    M    mtt Rbbmb h02
Rbbmb h0tt

Kiểm tra: M 
 M   M 100%
M
Bảng 6.10. Khả năng chịu mô-men của dầm chính trên từng tiết diện

Asc att h0tt [M] M


Tiết diện Thép chọn  m
(mm2) (mm) (mm) (kNm) (%)

76
Nhịp biên 4d25+2d20 2591 56 844 0,046 0,045 555,415 0,98
(1500  2d25+2d20 1610 38 862 0,028 0,028 355,754
900) 2d20 628 35 865 0,011 0,011 140,464

4d25+2d20+2d22 3351 81 819 0,308 0,261 603,548 9,98


Gối B 4d25+2d20 2591 73 827 0,236 0,208 491,346
(300  900) 2d25+2d20+2d22 2370 70 830 0,215 0,192 456,417
2d25+2d20 1610 53 847 0,143 0,133 329,159
2d20 628 50 850 0,056 0,054 134,924

Nhịp giữa 4d22 1520 36 864 0,027 0,026 336,926 8,37


(1500  900) 2d22 760 36 864 0,013 0,013 169,595
Do tận dụng cốt thép từ bụng uốn lên gối dầm để chịu mô-men nên không có trường hợp cắt
cốt thép tại nhịp dầm. Tiến hành xác định các điểm cắt lý thuyết tại bên trái và bên phải gối B
(Bảng 6.11). Hình 6.27 thể hiện biểu đồ bao vật liệu của dầm chính.
Bảng 6.11. Điểm cắt lý thuyết và đoạn kéo dài Wi

Cốt xi Qi Wi Wch,i
Tiết
thép Vị trí cắt lý thuyết
diện (mm) (kN) (mm) (mm)
cắt

Bên Theo yêu cầu chịu lực cắt


trái 2d22 của dầm và xét sự làm việc 650 347,466 401 400
gối B của cốt xiên

2d25 451 307,373 1203 1210


Bên
phải
gối B

2d25 Tại vị trí 1/3 nhịp dầm 2500 39,372 401 500

Công thức xác định Wi :

0,8Qi  Qs ,inci
Wi   5d s  20d s
2qsw,i

77
Hình 6.27. Biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Chiều dài neo cơ sở cần để truyền lực cho cốt thép d20:
Rs As Rs As 260  314
L0,an   
Rbond us 12 Rbt us 2,5 1, 0  0,9  63

L0,an  576 mm.

Chiều dài đoạn neo cho cốt thép chịu kéo:


Lan  1, 0  576 1, 0  576 mm  chọn Lan  580 mm.

Chiều dài đoạn neo cho cốt thép chịu nén:


Lan  0, 75  576 1, 0  432 mm  chọn Lan  440 mm.

Chiều dài đoạn nối cho cốt thép chịu kéo:


Llap  1, 2  576 1, 0  691 mm  chọn Lan  700 mm.

Chiều dài đoạn nối cho cốt thép chịu nén:


Llap  0,9  576 1, 0  518 mm  chọn Lan  520 mm.

6.4.7 Tính toán dầm chính theo trạng thái giới hạn thứ hai
Do dầm chính là dầm liên tục nhiều nhịp, có xét đến tổ hợp tải trọng do hoạt tải, nên việc tính
toán chuyển vị trong dầm chính tại tiết diện nguy hiểm được tiến hành như Hình 6.28 và 6.29.
Chuyển vị do tĩnh tải tại tiết diện tính toán:

78
Hình 6.28. Biểu đồ trạng thái tính toán chuyển vị do tĩnh tải G
a) Biểu đồ mô-men do tĩnh tải chất đầy; b) Biểu đồ mô-men do tải đơn vị tại tiết diện 1;
c) Biểu đồ lực cắt do tĩnh tải chất đầy; d) Biểu đồ lực cắt do tải đơn vị tại tiết diện 1
MG
f mG   M k   M mG   0, 07248L2
Db

Với Db là độ cứng kháng uốn của tiết diện tính toán; M G  0, 244GL

f qG   Qk   QmG   0, 455L
Qx
Ds

Với Ds là độ cứng kháng cắt của tiết diện tính toán; Qx  0, 733G
Chuyển vị do hoạt tải tại tiết diện tính toán:

Hình 6.29. Biểu đồ trạng thái tính toán chuyển vị do hoạt tải P
a) Biểu đồ mô-men do hoạt tải cách nhịp; b) Biểu đồ mô-men do tải đơn vị tại tiết diện 1;
79
c) Biểu đồ lực cắt do hoạt tải cách nhịp; d) Biểu đồ lực cắt do tải đơn vị tại tiết diện 1
MP
f   M k   M   0, 08398L
m
P P
m ; ( M P  0, 289 PL )
2

Db

f qP   Qk   QmP   0,384 L
Qx
; ( Qx  0,867 P )
Ds
Tính giá trị mô-men của toàn bộ tải trọng tiêu chuẩn:
M 1c   0, 244G c  0, 289 P c  3l1   0, 244  81,980  0, 289 147, 250   7,5

M 1c  469,188 kNm

Tính khả năng chống nứt:


M crc  Rbt , serWpl

trong đó:
Wpl   Wred

I red
Wred 
yt

I red  I   I s   I s (mô-men quán tính quy đổi của tiết diện đối với trục trọng tâm tiết diện

bê-tông).
Es 20 104
   7.273
Eb 27,5 103

300  9003
2 2
 900   900 
I red   7.273  2591  56   7.273  628   50 
12  2   2 
I red  2,18811010 mm4

Ared  A   As   As  300  900  7.273  2591  7.273  628

Ared  293411 mm2

900
Sred  S   S s   S s  300  900   7.273  2591 56  7.273  628  850
2
Sred  122178896 mm3

Sred
yt   416 mm
Ared
I red 122178896
Wred    52546854 mm3
yt 416

M crc  1.3  52546854  1.35

M crc  92219728 Nmm=92,220 kNm< M 1c

80
Dầm chính bị nứt do nội lực.
Độ cong của dầm được xác định:
1 1 1 1
      
r  r 1  r 2  r 3
trong đó:

 1  M1
c

   - độ cong do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng ( G c  P c ).


 r 1 Dsh

1 M1ca
   - độ cong do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời
 r 2 Dsh
dài hạn ( G c  0,35 P c ).

 1  M1a
c

   - độ cong do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời
 r 3 Dl
dài hạn ( G c  0,35 P c ).
Với:
M 1ca   0, 244G c  0, 289  0,35 P c  3l1   0, 244  81,980  0, 289  0,35 147, 250   7,5

M 1ca  261, 731 kNm (mô-men do tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn).

Xác định chiều cao vùng nén khi có xuất hiện vết nứt:
  a  
xm  h0   s s 2  s s1   2   s s 2   s s1     s s 2   s s1  
2

  h0  
 
trong đó:
As 2591
s    0.0102
bh0 300  844
As 628
s    0.0025
bh0 300  844
Es
 s1 
Eb,red

Es ,red
s2 
Eb,red

Rb, ser 15
Eb,red    10000 (do tác dụng ngắn hạn của tải trọng).
 b1,red 0.0015

Rb, ser 15
Eb,red    6250 (do tác dụng dài hạn của tải trọng).
 b1,red 0.0024

81
Es
Es ,red 
s
M crc 92219728
 s  1  0,8  1  0,8  0,843 (do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng).
M1 c
469,188 106
M crc 92219728
 s  1  0,8  1  0,8  0, 718 (do tác dụng dài hạn của tải trọng thường
M1ac
261, 731106
xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn).
20 104
Es ,red   237316 MPa (do tác dụng ngắn hạn của của toàn bộ tải trọng).
0,843

20 104
Es ,red   278504 MPa (do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng
0, 718
tạm thời dài hạn).
20 104
 s1   20 (do tác dụng ngắn hạn của tải trọng).
10000
20 104
 s1   32 (do tác dụng dài hạn của tải trọng).
6250
237316
s2   23, 7 (do tác dụng ngắn hạn của tải trọng).
10000
278504
s2   44, 6 (do tác dụng dài hạn của tải trọng).
6250
xm  394 mm (do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng).

xm  476 mm (do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn).

Mô-men quán tính quy đổi của tiết diện đối với trục trung hòa:
- Do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng:
I red  I b   s 2 I s   s1 I s

b  x3
2
x
I b  I bt  Abt  r  2
 b x 
12 2

300  3943
2
 394 
I b  I bt  Abt  r  2
 300  394   
12  2 
I b  6116298400 mm4

I s  As  r12  2591  900  56  394 


2

I s  524677500 mm4

I s  As  r2 2  628   394  50 


2

82
I s  74315008 mm4

I red  15478509632 mm4

- Do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn:
I red  22023574311 mm4

Độ cứng của tiết diện dầm chính do tác dụng ngắn hạn của tải trọng:
Dsh  Eb1 I red  0.85  27500 15478509632

Dsh  3, 618 1014 Nmm2

Độ cứng của tiết diện dầm chính do tác dụng dài hạn của tải trọng:
Eb 27500
Dl  Eb, I red  I red   22023574311
1  b,cr 1  2, 0

Dl  2, 019 1014 Nmm2

Các độ cong tính toán của dầm chính:

 1  469,188 10
6

    1, 297 106 1/mm


 r 1 3, 618 10
14

trong đó:
Độ cong do tĩnh tải chất đầy:

1 150, 023 106


    0, 415 106 1/mm
 r 1a 3, 618 1014

Độ cong do hoạt tải cách nhịp:

1 319,164 106


    0,882 106 1/mm
 1b
r 3, 618  1014

1 261, 731106


    0, 723 106 1/mm
 2
r 3, 618  1014

trong đó:
Độ cong do tĩnh tải chất đầy:

1 150, 023 106


    0, 415 106 1/mm
 2 a
r 3, 618  1014

Độ cong do hoạt tải cách nhịp:

1 111, 708 106


    0,308 106 1/mm
 r 2b 3, 618 10
14

 1  261, 73110
6

    1, 296 106 1/mm


 r 3 2, 019 10
14

trong đó:
83
Độ cong do tĩnh tải chất đầy:

1 150, 023 106


    0, 743 106 1/mm
 r 3 a 2, 019 1014

Độ cong do hoạt tải cách nhịp:

1 111, 708 106


    0,553 106 1/mm
 r 3b 2, 019 10
14

1
 1, 297 106  0, 723 106  1, 296 106
r
1
 1,870 106 1/mm
r
Độ võng của dầm chính tại tiết diện tính toán do thành phần mô-men gây ra:
21
f m  s  3l1   
 r max
Độ võng do tĩnh tải chất đầy:

f1a  0, 07248   7500   0, 415  106  1, 692 mm


2

Độ võng do hoạt tải cách nhịp:

f1b  0, 08398   7500   0,882  106  4,166 mm


2

Độ võng tĩnh tải chất đầy:

f 2 a  0, 07248   7500   0, 415  106  1, 692 mm


2

Độ võng do hoạt tải cách nhịp:

f 2b  0, 08398   7500   0,308  106  1, 455 mm


2

Độ võng tĩnh tải chất đầy:

f3a  0, 07248   7500   0, 743  106  3, 029 mm


2

Độ võng do hoạt tải cách nhịp:

f3b  0, 08398   7500   0,553  106  2, 612 mm


2

Độ võng do mô-men tại tiết diện tính toán:


f m   f1a  f1b    f 2 a  f 2b    f 3a  f 3b 

f m  1, 692  4,166   1, 692  1, 455    3, 029  2, 612 

f m  8,352 mm

Do tỷ số nhịp trên chiều cao dầm L h  7,5 0,9  8,333  10 nên cần xét độ võng do lực cắt.
Giá trị lực cắt Q tại tiết diện tính toán:

84
Qxc  0, 733G c  0,867 P c  0, 733  81,9803  0,867 147, 250

Qxc  187, 755 kN

Góc trượt (biến dạng trượt) tại tiết diện tính toán:
1, 2Qxcb
x  crc
Gbh0
trong đó:
b  1, 0 (chỉ xét tác dụng ngắn hạn của tải trọng).
G  0, 4 Eb  0, 4  27500  11000 MPa

3 Eb I red  1 
crc   
M1c  r  x
3 27500 15801296728
crc  1,870 106
469,188 10 6

crc  5,196

1, 2 187, 675 103 1, 0


x   5,196
11000  300  844
 x  0, 420 103
Độ võng của dầm chính tại tiết diện tính toán do thành phần lực cắt gây ra:
f q  f qa  f qb

QxG 60, 092


f qa  0, 455  3l1   x  0, 455 7500  0, 420 10 3 (do tĩnh tải)
Qx 187, 755

f qa  0, 459 mm

QxP 127, 663


f qb  0,384  3l1   x  0,384  7500  0, 420 103 (do hoạt tải)
Qx 187, 755

f qb  0,822 mm

f q  1, 281 mm

Độ võng toàn phần:


f  f m  f q  8,352  1, 281

3l1 7500
f  9, 633 mm <   30 mm (thỏa).
250 250
Tính toán bề rộng khe nứt:
s
acrc ,i  123 s Ls
Es

85
trong đó:
1  1, 0 (khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng); 1  1, 4 (khi có tác dụng dài hạn của tải
trọng).
 2  0,5 (đối với cốt thép có gân).
3  1, 0 (đối với cấu kiện chịu uốn).
Ứng suất  s trong cốt thép chịu kéo tại tiết diện tính toán:

M c  h0  yc 
s   s1
I red
- Trường hợp tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng:
469,188 106  844  394 
 s ,2   20
15478509632
 s ,2  272, 609 MPa
- Trường hợp tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn:
261, 731106  844  394 
 s ,3   20
15478509632
 s ,3  152, 072 MPa
- Trường hợp tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn:
261, 731106 844  476 
 s ,1   32
22023574311
 s ,1  140, 029 MPa

Khoảng cách cơ sở giữa các vết nứt thẳng góc Ls được tính theo công thức:

Abt
Ls  0,5 ds
As
- Trường hợp tác dụng ngắn hạn của tải trọng:

Ls ,2  Ls ,3  0.5 
 900  394   300  25
2591
Ls ,2  Ls ,3  732 mm > 400 mm

Lấy Ls ,2  Ls ,3  400 mm

- Trường hợp tác dụng dài hạn của tải trọng:

Ls ,1  0.5 
 900  476   300  25
2591
Ls ,1  614 mm > 400 mm

86
Lấy Ls ,1  400 mm

Thay số vào công thức tính toán bề rộng khe nứt:


272, 609
acrc ,2  1, 0  0,5 1, 0  0,843   400
20 104
acrc ,2  0, 230 mm

152, 072
acrc ,3  1, 0  0,5 1, 0  0,843   400
20 104
acrc ,3  0,128 mm

140, 029
acrc ,1  1, 4  0,5 1, 0  0, 718   400
20 104
acrc ,1  0,141 mm

Bề rộng khe nứt ngắn hạn:


acrc  acrc ,1  acrc ,2  acrc ,3  0,141  0, 230  0,128

acrc  0, 242 mm  acrc ,u  0, 4 mm (thỏa).

Bề rộng khe nứt dài hạn:


acrc  acrc ,1  0,141 mm  acrc ,u  0,3 mm (thỏa).

Chi tiết bố trí cốt thép cho dầm chính được thể hiện như Hình 6.30 và 6.31.
Bảng thống kê, bảng tổng hợp cốt thép và bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình được
trình bày trong Bảng 6.12, 6.13 và 6.14. Cuối cùng là bản vẽ tổng hợp các kết quả tính toán
được thể hiện chi tiết bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

87
A B

Hình 6.30. Bố trí cốt thép dầm chính


88
Hình 6.31. Mặt cắt cốt thép trong dầm chính

89
Bảng 6.12. Bảng thống kê cốt thép

90
Bảng 6.13. Bảng tổng hợp cốt thép

Bảng 6.14. Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình

91
B
5 B2
SUMMARY OF REINFORCEMENT

B2
4
B1

B1

B1

B1

B1

B1

B1

B1

B1

B1
A SECTION A-A SECTION B-B
B2
1 2 3
3 SC: 1/20 SC: 1/20

B2
2

A A

B2
1
SECTION 1-1 SECTION 2-2 SECTION 3-3 SECTION 4-4

A B B C D
FLOOR BEAM PLAN
SC: 1/200

1 2 3 4

1 2 3 4

1 B1 (200x500) BEAM 2 3
SC: 1/20 SUMMARY TABLE

A BENDING MOMENT CAPACITY DIAGRAM OF B2 BEAM

TABLE OF TECHNICAL ECONOMY

SECTION 5-5 SECTION 6-6

FLOOR CONTRACTION:
5 6 7 8
SECTION 7-7 SECTION 8-8

HCMC UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION REINFORCED CONCRETE STRUCTURES PROJECT


FACULTY OF CIVIL ENGINEERING
5 6 7 8
NOTES: DEPARTMENT OF STRUCTURAL ENGINEERING DESIGN OF R.C. SLAB AND BEAMS

A B2 (300x900) BEAM B
HEAD

ADVISOR
PhD. NGUYEN VAN A

PhD. NGUYEN VAN B


Drawing title FLOOR BEAM SECTION AND PLAN
DETAILS OF B1 BEAM 92
SC: 1/25 DETAILS OF B2 BEAM
DESIGNER NGUYEN VAN C STUDENT ID -------------- FINISH DATE 08/01/2022
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CHIỀU DÀY TỐI THIỂU CỦA LỚP BÊ-TÔNG BẢO VỆ

Chiều dày tối thiểu của


Điều kiện làm việc của kết cấu nhà
lớp bê-tông bảo vệ (mm)

1. Trong các gian phòng được che phủ với độ ẩm bình


20
thường và thấp (không lớn hơn 75%).

2. Trong các gian phòng được che phủ với độ ẩm nâng cao
25
(lớn hơn 75%) (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung).

3. Ngoài trời (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung). 30

4. Trong đất (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung),


40
trong móng khi có lớp bê-tông lót.

93
PHỤ LỤC 2: CÁC SƠ ĐỒ MẶT BẰNG KẾT CẤU THIẾT KẾ

A B C D

MB KEÁT CAÁU (SÔ ÑOÀ 1)

A B C D E

MB KEÁT CAÁU (SÔ ÑOÀ 2)

94
PHỤ LỤC 2: CÁC SƠ ĐỒ MẶT BẰNG KẾT CẤU THIẾT KẾ (tiếp theo)

A B C D E

MB KEÁT CAÁU (SÔ ÑOÀ 3)

A B C D

MB KEÁT CAÁU (SÔ ÑOÀ 4)

95
PHỤ LỤC 3: BẢNG TRA DIỆN TÍCH VÀ KHỐI LƯỢNG CỐT THÉP
d Khối d
(Ф) Diện tích tiết diện ngang mm2 ứng với số thanh thép lượng 1 (Ф)
mm m, kg mm

1 2 3 4 5 6 7 8 9

6 28,3 56,6 84,9 113 142 170 198 226 255 0,222 6

8 50,3 106 151 201 251 302 352 402 453 0,395 8

10 78,5 157 236 314 392 417 550 628 707 0,617 10

12 113,1 226 339 452 565 679 792 905 1018 0,888 12

14 153,9 308 462 616 769 923 1077 1231 1385 1,208 14

16 201,1 402 603 804 1005 1206 1407 1608 1810 1,578 16

18 254,5 509 763 1018 1272 1527 1781 2036 2290 1,998 18

20 314,2 628 942 1256 1571 1885 2199 2514 2827 2,466 20

22 380,1 760 1140 1520 1900 2281 2661 3041 3421 2,984 22

25 490,9 982 1473 1963 2454 2945 3436 3927 4418 3,853 25

28 615,8 1232 1847 2463 3079 3695 4310 4936 5542 4,834 28

30 706,9 1414 2121 2828 3534 4241 1948 5655 6362 5,549 30

32 804,2 1608 2412 3217 4021 4825 5630 6434 7238 6,313 32

36 1018 2036 3054 4072 5090 6108 7126 8144 9162 7,990 36

40 1256 2512 3768 5024 6280 7536 8792 10040 11300 9,870 40

96
PHỤ LỤC 4: BẢNG TRA DIỆN TÍCH CỐT THÉP SÀN CHO MỘT MÉT
(1 m) BỀ RỘNG

Khoảng Đường kính cốt thép, mm


cách a (s)
5 6 6/8 8 8/10 10 12 14 16
mm
70 281 404 561 719 920 1139 1615 2199 2873

75 262 377 524 671 859 1047 1508 2052 2681

80 245 354 491 628 805 981 1413 1924 2514

90 218 314 437 559 716 872 1256 1710 2234

100 196 283 393 503 644 785 1131 1539 2010

110 178 257 357 457 585 714 1028 1399 1828

120 163 236 327 419 537 654 942 1283 1676

125 157 226 314 402 515 628 905 1232 1608

130 151 218 302 387 495 604 870 1184 1547

140 140 202 271 359 460 561 807 1100 1436

150 131 189 262 335 429 523 754 1026 1341

160 123 177 245 314 403 491 706 962 1257

170 115 166 231 296 379 462 665 905 1183

180 109 157 218 279 358 436 628 855 1117

190 103 149 207 265 339 413 595 810 1008

200 98 141 196 251 322 393 565 769 1005

97
PHỤ LỤC 5: HỆ SỐ 2 ĐỂ VẼ NHÁNH ÂM BIỂU ĐỒ MÔ-MEN CỦA DẦM PHỤ

Giá trị tại các tiết diện


pd Hệ số k
gd 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

0,5 -0,0715 -0,010 +0,022 +0,024 -0,004 -0,0625 -0,003 +0,028 +0,028 -0,003 -0,0625 0,167

1,0 -0,0715 -0,020 +0,016 +0,009 -0,014 -0,0625 -0,013 +0,013 +0,013 -0,013 -0,0625 0,200

1,5 -0,0715 -0,026 -0,003 0 -0,020 -0,0625 -0,019 +0,004 +0,004 -0,019 -0,0625 0,228

2,0 -0,0715 -0,030 -0,009 -0,006 -0,024 -0,0625 -0,023 -0,003 -0,003 -0,023 -0,0625 0,250

2,5 -0,0715 -0,033 -0,012 -0,009 -0,027 -0,0625 -0,025 -0,006 -0,006 -0,025 -0,0625 0,270

3,0 -0,0715 -0,035 -0,016 -0,014 -0,029 -0,0625 -0,028 -0,010 -0,010 -0,028 -0,0625 0,285

3,5 -0,0715 -0,037 -0,019 -0,017 -0,031 -0,0625 -0,029 -0,013 -0,013 -0,029 -0,0625 0,304

4,0 -0,0715 -0,038 -0,021 -0,018 -0,032 -0,0625 -0,030 -0,015 -0,015 -0,030 -0,0625 0,314

4,5 -0,0715 -0,039 -0,022 -0,020 -0,033 -0,0625 -0,032 -0,016 -0,016 -0,032 -0,0625 0,324

5,0 -0,0715 -0,040 -0,024 -0,021 -0,034 -0,0625 -0,033 -0,018 -0,018 -0,033 -0,0625 0,333

98
PHỤ LỤC 6: CÁC HỆ SỐ TÍNH NỘI LỰC TRONG DẦM LIÊN TỤC ĐỀU NHỊP

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM HAI NHỊP

M11 0,070pl2 0,222Pl 0,095kl 0,094kl 0,089kl


M12 - 0,111Pl - - -
M13 - - - - -
MB (min) -0,125pl2 -0,333Pl -0,156kl -0,155kl -0,151kl
A = Q1A 0,375pl 0,667Pl 0,344k 0,345k 0,349k
B (max) 1,250pl 2,667P 1,312k 1,310k 1,302k
Q1B (min) -0,625pl -0,333P -0,656k -0,655k -0,651k
M11 (max)
0,096pl2 0,278Pl 0,129kl 0,126kl 0,121kl
M12 (max)
- 0,222Pl - - -
M13 (max)
- - - - -
MB
-0,063pl2 -0,167Pl -0,078kl -0,078kl -0,076kl
A = Q1A
0,438pl 0,833P 0,422k 0,422k 0,424k
(max)
M11 (min) - -0,056Pl -0,035kl -0,035kl -0,034kl
M12 (min) - -0,111Pl - - -
M13 (min) - - - - -
A = Q1A -0,063pl 0,617P -0,078k -0,078k -0,076k

99
(min)

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM BA NHỊP

M11 0,080pl2 0,244Pl 0,108kl 0,107kl 0,102kl


M12 - 0,156Pl - - -
M13 - - - - -
M21 -0,025pl2 0,067Pl 0,042kl 0,040kl 0,036kl
M22 - 0,067Pl - - -
MB -0,100pl2 -0,267Pl -0,125kl -0,124kl -0,121kl
A = Q1A 0,400pl 0,733P 0,375k 0,376k 0,379k
B 1,100pl 2,267P 1,125k 1,124k 1,121k
Q1B -0,600pl -1,267P -0,625k -0,624k -0,621k
Q2B = Q2C 0,500pl 1,000P 0,500k 0,500k 0,500k
M11 (max) 0,101pl2 0,289Pl 0,136kl 0,134kl 0,128kl
M12 (max) - 0,244Pl - - -
M13 (max) - - - - -
M21 (min) -0,050pl2 -0,133Pl -0,063kl -0,062kl -0,061kl
M22 (min) - -0,133Pl - - -
MB -0,050pl2 -0,133Pl -0,063kl -0,062kl -0,061kl

100
A = Q1A 0,450pl 0,867P 0,437k 0,438k 0,439k
(max)

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM BA NHỊP

M11 (min)
- -0,0044Pl -0,028kl -0,028kl -0,027kl
M12 (min)
- -0,089Pl - - -
M13 (min)
- - - - -
M21 (max)
0,075pl2 0,200Pl 0,104kl 0,102kl 0,096kl
M22 (max)
- 0,200Pl - - -
MB
-0,050pl2 -0,133Pl -0,063kl -0,062kl -0,061kl
A = Q1A
-0,050pl -0,133P -0,063k -0,062k -0,061k
(min)
MB (min) 0,117pl2 -0,311Pl -0,146kl -0,145kl -0,142kl
MC (max) -0,033pl2 -0,089Pl -0,041kl -0,041kl -0,041kl
B (max) 1,200pl 2,533P 1,251k 1,249k 1,244k
Q1B (min) -0,617pl -1,311P -0,646k -0,645k -0,642k
Q2B (max) 0,583pl 1,222P 0,605k 0,604k 0,602k
MB (max) 0,017pl2 0,044Pl 0,022kl 0,021kl 0,021kl
MC -0,067pl2 -0,178Pl -0,083kl -0,083kl -0,081kl

101
Q1B (max) 0,017pl 0,044P 0,022k 0,021k 0,021k
Q2B (min) -0,083pl -0,222P -0,105k -0,104k -0,102k

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM BỐN NHỊP

M11 0,077pl2 0,238Pl 0,104kl 0,103kl 0,098kl


M12 - 0,143Pl - - -
M13 - - - - -
M21 -0,037pl2 0,079Pl 0,056kl 0,053kl 0,049kl
M22 - 0,111Pl - - -
M23 - - - - -
MB -0,107pl2 -0,286Pl -0,134kl -0,133kl -0,130kl
MC -0,071pl2 -0,190Pl -0,089kl -0,088kl -0,086kl
A = Q1A 0,393pl 0,714P 0,366k 0,367k 0,370k
B 1,143pl 2,381P 1,179k 1,178k 1,174k
C 0,929pl 1,810P 0,910k 0,910k 0,912k
Q1B -0,607pl -1,286P -0,634k -0,633k -0,630k
Q2B 0,536pl 1,095P 0,545k 0,545k 0,544k
Q2C -0,464pl -0,905P -0,455k -0,455k -0,456k

102
M11 (max) 0,100pl2 0,286Pl 0,134kl 0,132kl 0,126kl
M12 (max) - 0,238Pl - - -
M13 (max) - - - - -

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM BỐN NHỊP

M21 (min)
- -0,127Pl -0,056kl -0,056kl -0,055kl
M22 (min)
- -0,111Pl - - -
M23 (min)
- - - - -
MB
-0,054pl2 -0,143Pl -0,067kl -0,067kl -0,065kl
MC
-0,036pl2 -0,095Pl -0,045kl -0,045kl -0,044kl
A = Q1A
0,446pl 0,857P 0,433k 0,433k 0,425k
(max)
M11 (min) - -0,048Pl -0,030kl -0,030kl -0,029kl
M12 (min) - -0,095Pl - - -
M13 (min) - - - - -
M21 (max) 0,080pl2 0,206Pl 0,111kl 0,108kl 0,102kl
M22 (max) - 0,222Pl - - -
M23 (max) - - - - -
MB -0,054pl2 -0,143Pl -0,067kl -0,067kl -0,065kl

103
MC -0,036pl2 -0,095Pl -0,045kl -0,045kl -0,044kl
A = Q1A -0,054pl -0,143P -0,067k -0,067k -0,065k
(min)

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM BỐN NHỊP

MB (min) -0,121pl2 -0,321Pl -0,151kl -0,150kl -0,146kl


MC -0,018pl2 -0,048Pl -0,023kl -0,022kl -0,022kl
MD -0,058pl2 -0,155Pl -0,072kl -0,072kl -0,070kl
B (max) 1,223pl 2,595P 1,279k 1,278k 1,270k
Q1B (min) -0,621pl -1,321P -0,651k -0,650k -0,646k
Q2B (max) 0,603pl 1,274P 0,628k 0,628k 0,624k
MB (min) 0,013pl2 0,036Pl 0,017kl 0,017kl 0,016kl
MC -0,054pl2 -0,143Pl -0,066kl -0,066kl -0,064kl
MD -0,049pl2 -0,131Pl -0,062kl -0,061kl -0,060kl
B (max) -0,080pl -0,214P -0,100k -0,100k -0,096k
Q1B (min) -0,013pl 0,036P 0,017k 0,017k 0,016k
Q2B (max) -0,067pl -0,178P -0,083k -0,083k -0,080k

104
MB -0,036pl2 -0,095Pl -0,045kl -0,045kl -0,044kl
MC (min) -0,107pl2 -0,286Pl -0,134kl -0,133kl -0,130kl
C (max) 1,143pl 2,381P 1,178k 1,176k 1,172k
Q2C (max) -0,571pl -1,191P -0,589k -0,588k -0,586k

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM BỐN NHỊP

MB -0,071pl2 -0,190Pl -0,089kl -0,088kl -0,086kl


MC (min) 0,036pl2 0,095Pl 0,045kl 0,045kl 0,044kl
C (max) -0,214pl -0,571P -0,268k -0,266k -0,260k
Q2C (max) 0,107pl 0,286P 0,134k 0,133k 0,130k

DẦM NĂM NHỊP

M11 0,078pl2 0,240Pl 0,106kl 0,104kl 0,099kl


M12 - 0,146Pl - - -
M13 - - - - -
M21 0,033pl2 0,076Pl 0,052kl 0,050kl 0,046kl
M22 - 0,099Pl - - -
M23 - - - - -

105
M31 0,046pl2 0,123Pl 0,068kl 0,066kl 0,061kl
M32 - 0,123Pl - - -
MB -0,105pl2 -0,281Pl -0,131kl -0,130kl -0,127kl
MC -0,079pl2 -0,211Pl -0,099k -0,098k -0,096k
A = Q1A 0,395pl 0,719P 0,369k 0,370k 0,373k
B 1,132pl 2,351P 1,163k 1,162k 1,158k

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM NĂM NHỊP

C 0,974pl 1,930P 0,968k 0,968k 0,969k


Q1B -0,605pl -1,281P -0,631k -0,630k -0,627k
Q2B 0,526pl 1,070P 0,532k 0,532k 0,531k
Q2C -0,474pl -0,930P -0,468k -0,468k -0,469k
Q3C 0,500pl 1,000P 0,500k 0,500k 0,500k
M11 (max) 0,100pl2 0,287Pl 0,135kl 0,132kl 0,126kl
M12 (max) - 0,240Pl - - -
M13 (max) - - - - -
M21 (min) - -0,129Pl -0,058kl -0,058kl -0,056kl
M22 (min) - -0,117Pl - - -
M23 (min) - - - - -

106
M31 (max) 0,086pl2 0,228Pl 0,117kl 0,117kl 0,109kl
M32 (max) - 0,228Pl - - -
MB -0,053pl2 -0,140Pl -0,066kl -0,066kl -0,064kl
MC -0,039pl2 -0,105Pl -0,050kl -0,050kl -0,048kl
A = Q1A 0,446pl 0,860P 0,434k 0,434k 0,436k
(max)

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM NĂM NHỊP

M11 (min)
- -0,047Pl -0,030kl -0,030kl -0,029kl
M12 (min)
- -0,094Pl - - -
M13 (min)
- - - - -
M21 (max)
0,079pl2 0,205Pl 0,109kl 0,106kl 0,101kl
M22 (max)
- 0,216Pl - - -
M23 (max)
- - - - -
M31 (min)
- -0,105Pl -0,050kl -0,050kl -0,048kl
M32 (min)
- -0,105Pl - - -
MB
-0,053pl2 -0,140Pl -0,066kl -0,066kl -0,064kl
MC
-0,039pl2 -0,105Pl -0,050kl -0,050kl -0,048kl
A = Q1A
-0,053pl -0,140P -0,066k -0,066k -0,064k
(min)

107
MB (min) -0,120pl2 -0,319Pl -0,149kl -0,148kl -0,144kl
MC -0,022pl2 -0,057Pl -0,027kl -0,027kl -0,027kl
MD -0,044pl2 -0,118Pl -0,055kl -0,055kl -0,053kl
ME -0,051pl2 -0,137Pl -0,064kl -0,063kl -0,062kl
B (max) 1,218pl 2,581P 1,271k 1,269k 1,261k
Q1B (min) -0,620pl -1,319P -0,649k -0,648k -0,644k
Q2B (max) 1,598pl 1,262P 0,622k 0,621k 0,617k

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM NĂM NHỊP

MB (max) 0,014pl2 0,038Pl 0,018kl 0,018kl 0,017kl


MC -0,057pl2 -0,153Pl -0,072kl -0,071kl -0,069kl
MD -0,035pl2 -0,093Pl -0,044kl -0,043kl -0,043kl
ME -0,054pl2 -0,144Pl -0,067kl -0,067kl -0,065kl
B (min) -0,086pl -0,230P -0,108k -0,108k -0,103k
Q1B (max) 0,014pl 0,038P 0,018k 0,018k 0,017k
Q2B (min) -0,072pl -0,191P -0,090k -0,089k -0,086k
MB -0,035pl2 -0,093Pl -0,044kl -0,043kl -0,042kl
MC (min) -0,111pl2 -0,297Pl -0,139kl -0,138kl -0,134kl
MD -0,020pl2 -0,054Pl -0,025kl -0,025kl -0,024kl
ME -0,057pl2 -0,153Pl -0,071kl -0,071kl -0,069kl

108
C (max) 1,167pl 2,447P 1,209k 1,208k 1,202k
Q2C (min) -0,576pl -1,204P -0,595k -0,595k -0,592k
Q3C (max) 0,591pl 1,242P 0,614k 0,613k 0,610k
MB -0,071pl2 -0,188Pl -0,087kl -0,087kl -0,085kl
MC (max) 0,032pl2 0,086Pl 0,040kl 0,040kl 0,038kl
MD -0,059pl2 -0,156Pl -0,074kl -0,073kl -0,072kl
ME -0,048pl2 -0,128Pl -0,060kl -0,059kl -0,058kl

Mô-men Các dạng tải trọng


uốn, lực cắt,
Sơ đồ xếp tải trọng phản lực

DẦM NĂM NHỊP

C (min) -0,149pl -0,517P -0,241k -0,240k -0,233k


Q2C (max) 0,103pl 0,274P 0,127k 0,127k 0,123k
Q3C (min) -0,091pl -0,242P -0,114k -0,113k -0,110k

109
PHỤ LỤC 7: CHIỀU RỘNG VẾT NỨT GIỚI HẠN CHO PHÉP (mm)

Giá trị của acrc ,u vết nứt


Loại cốt thép Tiêu chuẩn
Dài hạn Ngắn hạn

1. Theo điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn của cốt thép

CB240-T, CB300-T TCVN 1651-1:2008

CB300-V, CB400-V, CB500-V TCVN 1651-2:2008


0,3 0,4
TCVN 6288:1997
Dây thép vuốt nguội
(ISO 10544:1992)

Cốt thép thanh cường độ cao (có giới hạn TCVN 6284-5:1997
chảy quy ước 835, 930 và 1080 MPa) (ISO 6934-5:1991)

TCVN 6284-2:1997
Dây thép kéo nguội cường độ cao 0,2 0,3
(ISO 6934-2:1991)

Cáp 7 sợi đường kính 12,4 mm trở lên TCVN 6284-4:1997

Cáp 19 sợi (ISO 6934-4:1991)

TCVN 6284-4:1997
Cáp 7 sợi đường kính nhỏ hơn 12,4 mm 0,1 0,2
(ISO 6934-4:1991)

2. Theo điều kiện hạn chế thấm cho kết cấu

- 0,2 0,3

110
PHỤ LỤC 8: HỆ SỐ TỪ BIẾN CỦA BÊ-TÔNG  b ,cr

Độ ẩm Giá trị của  b ,cr khi cấp độ bền chịu nén của bê-tông bằng
không khí
của môi B60
trường xung B10 B15 B20 B25 B30 B35 B40 B45 B50 B55 đến
quanh (%) B100

Trên 75 2,8 2,4 2,0 1,8 1,6 1,5 1,4 1,3 1,2 1,1 1,0

Từ 40 đến 75 3,9 3,4 2,8 2,5 2,3 2,1 1,9 1,8 1,6 1,5 1,4

Dưới 40 5,6 4,8 4,0 3,6 3,2 3,0 2,8 2,6 2,4 2,2 2,0

Chú thích: Độ ẩm tương đối của không khí môi trường xung quanh lấy theo độ ẩm tương đối
trung bình tháng của tháng nóng nhất đối với vùng xây dựng theo quy định hiện hành.

PHỤ LỤC 9: BIẾN DẠNG TƯƠNG ĐỐI CỦA BÊ-TÔNG KHI CÓ TÁC
DỤNG DÀI HẠN CỦA TẢI TRỌNG

Biến dạng tương đối của bê-tông


Độ ẩm không khí của khi có tác dụng dài hạn của tải trọng
môi trường xung Khi nén Khi kéo
quanh (%)
b0 b2 b1,red bt0 bt2 bt1,red

Trên 75 0,0030 0,0042 0,0024 0,00021 0,00027 0,00019

Từ 40 đến 75 0,0034 0,0048 0,0028 0,00024 0,00031 0,00022

Dưới 40 0,0040 0,0056 0,0034 0,00028 0,00036 0,00026

Chú thích 1: Các giá trị trong bảng áp dụng cho bê-tông có cấp độ bền chịu nén đến B60.

Chú thích 2: Độ ẩm tương đối của không khí môi tường bên ngoài lấy theo quy định hiện
hành về độ ẩm tương đối trung bình tháng của tháng nóng nhất đối với vùng xây dựng.

Chú thích 3: Đối với bê-tông cường độ cao (từ B70 đến B100) thì giá trị biến dạng tương
đối trong bảng cần nhân thêm với hệ số 270  B/210.

111
PHỤ LỤC 10: MÔ-ĐUN ĐÀN HỒI BAN ĐẦU CỦA BÊ-TÔNG KHI NÉN
VÀ KHI KÉO, Eb (MPa)

Loại bê-tông Giá trị Eb  103 khi cấp độ bền chịu nén của bê-tông bằng

B12,5 B15 B20 B25 B30 B35 B40 B45 B50 B55 B60
Bê-tông nặng, đóng
rắn tự nhiên
21,5 24,0 27,5 30,0 32,5 34,5 36,0 37,0 38,0 39,0 39,5

PHỤ LỤC 11: CƯỜNG ĐỘ TIÊU CHUẨN CỦA BÊ-TÔNG NẶNG, Rb ,n


VÀ Rbt ,n , VÀ CÁC CƯỜNG ĐỘ TÍNH TOÁN CỦA BÊ-TÔNG ĐỐI VỚI

CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ HAI, Rb , ser VÀ Rbt , ser (MPa)

Trạng thái Các giá trị Rb ,n , Rbt ,n , Rb , ser và Rbt , ser khi cấp độ bền chịu nén của bê-tông bằng

B12,5 B15 B20 B25 B30 B35 B40 B45 B50 B55 B60

Nén dọc trục


9,5 11,0 15,0 18,5 22,0 25,5 29,0 32,0 36,0 39,5 43,0
Rb ,n , Rb , ser

Kéo dọc trục


1,0 1,10 1,35 1,55 1,75 1,95 2,10 2,25 2,45 2,60 2,75
Rbt ,n , Rbt , ser

PHỤ LỤC 12: CƯỜNG ĐỘ TÍNH TOÁN CỦA BÊ-TÔNG NẶNG, Rb VÀ


Rbt ĐỐI VỚI CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ NHẤT (MPa)

Trạng thái Các giá trị Rb , Rbt khi cấp độ bền chịu nén của bê-tông bằng

B12,5 B15 B20 B25 B30 B35 B40 B45 B50 B55 B60

Nén dọc trục Rb 7,50 8,5 11,5 14,5 17,0 19,5 22,0 25,0 27,5 30,0 33,0

Kéo dọc trục Rbt 0,66 0,75 0,90 1,05 1,15 1,30 1,40 1,50 1,60 1,70 1,80

112
PHỤ LỤC 13: CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO TIÊU CHUẨN CỦA CỐT THÉP
Rs ,n VÀ CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO TÍNH TOÁN CỦA CỐT THÉP ĐỐI VỚI

CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ HAI Rs , ser (MPa)

Loại cốt thép Tiêu chuẩn Đường kính Giá trị


danh nghĩa, mm Rs ,n và Rs , ser

CB240-T 240
TCVN 1651-1:2008 6,0 đến 40,0
CB300-T 300

Thép thanh CB300-V 300

CB400-V TCVN 1651-2:2008 6,0 đến 50,0 400

CB500-V 500

PHỤ LỤC 14: CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO VÀ CHỊU NÉN CỦA CỐT THÉP
ĐỐI VỚI CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ NHẤT (MPa)

Cường độ tính toán của cốt thép đối


với các trạng thái giới hạn thứ nhất
Loại cốt thép Tiêu chuẩn
Khi kéo, Rs Khi nén, Rsc

CB240-T 210 210


TCVN 1651-1:2008
CB300-T 260 260

Thép thanh CB300-V 260 260

CB400-V TCVN 1651-2:2008 350 350

CB500-V 435 435 (400)

Chú thích: Giá trị Rsc trong ngoặc đơn được sử dụng chỉ khi tính toán với tác dụng ngắn hạn
của tải trọng.

113
PHỤ LỤC 15: CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO TÍNH TOÁN CỦA CỐT THÉP
NGANG (CỐT THÉP ĐAI VÀ CỐT THÉP XIÊN) ĐỐI VỚI CÁC TRẠNG
THÁI GIỚI HẠN THỨ NHẤT (MPa)

Loại cốt thép Tiêu chuẩn Giá trị của Rsw

CB240-T 170
TCVN 1651-1:2008
CB300-T 210

CB300-V 210

CB400-V TCVN 1651-2:2008 280

CB500-V 300

114
PHỤ LỤC 16: BẢNG CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ KỸ THUẬT CŨ SANG HỆ
ĐƠN VỊ SI

Hệ đơn vị SI
Đơn vị
kỹ Quan hệ chuyển đổi
Đại lượng
thuật Ký
cũ Tên gọi
hiệu

1 kG = 9,81 N  10 N
Niu-tơn
N 1 kN = 1.000 N
Lực kG ki-lô Niu-tơn kN
1 T = 9,81 kN  10 kN
T Mê-ga Niu-tơn MN
1 MN = 1.000.000 N

kGm Niu-tơn mét Nm 1 kGm = 9,81 Nm  10 Nm


Mô-men Tm ki-lô Niu-tơn kNm 1 Tm = 9,81 kNm  10 kNm
mét

Ứng suất; kG/mm2 Niu-tơn/mm2 N/mm2 1 Pa = 1 N/m2  0,1 kG/m2

Cường độ; kG/cm2 Pascan Pa 1 kPa = 1.000 Pa = 1.000 N/m2 = 100 kG/m2

Mô-đun đàn T/m2 Mê-ga Pascan MPa 1 MPa = 1.000.000 Pa = 1.000 kPa
hồi  100.000 kG/m2 = 10 kG/cm2

1 MPa = 1 N/mm2

1 kG/mm2 = 9,81 N/mm2

1 kG/cm2 = 9,81  104 N/m2  0,1 MN/m2 =


0,1 MPa

1 kG/m2 = 9,81 N/m2 = 9,81 Pa

 10 N/m2 = 1 daN/m2

115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Hiệp, Hướng dẫn đồ án môn học bê-tông cốt thép 1 - Đại học Quốc gia
TP HCM, 2007.
2. Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống, Kết cấu bê-tông cốt thép
(phần cấu kiện cơ bản) - Khoa học và Kỹ thuật, 2012.
3. Ngô Thế Phong, Lý Trần Cường, Trịnh Kim Đạm, Nguyễn Lê Ninh, Kết cấu bê-
tông cốt thép (phần kết cấu nhà cửa) - Khoa học và Kỹ thuật, 2010.
4. Võ Bá Tầm, Kết cấu bê-tông cốt thép, tập 1 (phần cấu kiện cơ bản) - Đại học Quốc
gia TP HCM, 2014.
5. Võ Bá Tầm, Kết cấu bê-tông cốt thép, tập 2 (phần cấu kiện nhà cửa) - Đại học Quốc
gia TP HCM, 2014.
6. TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động - Xây dựng, 1995.
7. TCVN 5574:2018, Kết cấu bê-tông và bê-tông cốt thép - Xây dựng, 2018.
8. TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê-tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn - Xây dựng,
2008.
9. TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê-tông - Phần 2: Thép thanh vằn - Xây dựng, 2008.
10. TCVN 6084:2012, Bản vẽ xây dựng - thể hiện cốt thép bê-tông - Xây dựng, 2012.
Tiếng Anh
11. Arthur H. Nilson, David Darwin, Charles W. Dolan, Design of concrete structures
- McGraw-Hill Inc., 2010.

116

You might also like