Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................... .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................1
3.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ ĐỊA LÝ CỦA ĐẤT
NƯỚC THÁI LAN.........................................................................................................5
1.1. Địa lí đất nước Thái Lan. .......................................................................................3
1.1.1.Vị trí địa lí. ............................................................................................................4
1.1.2 Thủ đô Thái Lan. ..............................................................................................5
1.1.3.Đơn vị tiền tệ. ....................................................................................................6
1.2. Văn hóa Thái Lan. ..................................................................................................6
1.2.1.Ngôn ngữ. ..........................................................................................................6
1.2.2. Tôn giáo. ...........................................................................................................7
1.2.3. Lễ hội. ...............................................................................................................7
1.2.5. Món ăn..............................................................................................................9
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ VÀ VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAO TIẾP KINH
DOANH TRONG THÁI LAN....................................................................................10
2.1. Sự giao thoa giữa địa lý và văn hóa của Thái Lan............................................10
2.2. Các nét đặc trưng của Thái Lan ảnh hưởng đến giao tiếp trong kinh doanh.
.......................................................................................................................................12
2.2.1. Ngôn ngữ. .......................................................................................................12
2.2.2. Cách chào hỏi.................................................................................................12
2.2.3.Danh thiếp. ......................................................................................................13
2.2.4.Trang phục. .....................................................................................................13
2.2.5. Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh. ...........................................................13
2.2.6. Sự tín ngưỡng tôn giáo. .................................................................................15
2.3 Một số lưu ý trong văn hóa giao tiếp . .................................................................15
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ HỢP TÁC KINH DOANH CỦA THÁI LAN VỚI CÁC
NƯỚC...........................................................................................................................17
3.1.Tinh thần hữu nghị trong việc hợp tác kinh doanh phát triển với nước ngoài.
.......................................................................................................................................17
3.1.1. Thái Lan và Việt Nam...................................................................................17
3.1.2. Thái Lan và Malaysia. ..................................................................................17
PHẦN KẾT LUẬN... ..................................................................................................19
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH................................................................................................20
MỤC LỤC THAM KHẢO.........................................................................................21
PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài.


Hội nhập quốc tế là xu thế phát triển tất yếu của các nước trên thế giới, là con
đường phát triển không thể khác trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam đã và
đang tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng về nhiều mặt trong đó có hội nhập quốc tế về
kinh tế. Thái Lan là một trong những đối tác tin cậy hàng đầu của Việt Nam. Năm 2021,
Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN với kim ngạch đạt
cao kỷ lục 19 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020. Hợp tác Việt Nam - Thái Lan về
nhiều mặt như quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục,... giao lưu nhân dân và hợp tác
giữa các địa phương không ngừng mở rộng và phát triển. Hiện có 18 tỉnh, thành phố của
Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác và kết nghĩa với các địa phương của Thái Lan. Chính
vì sự hợp tác kinh tế sâu sắc đó việc nghiên cứu phương pháp kinh doanh cũng như cách
đàm phán trong kinh doanh của người Thái trở thành điều quan trọng của trong các công
ty, xí nghiệp đã đang và sắp tới có nhu cầu hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp
Thái Lan. Thái Lan là đất nước có vị trí địa lý đặc biệt và nền văn hóa phong phú đậm
đà đã tạo sự ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp làm việc cũng như giao tiếp của
người Thái. Để nâng cao tính hiệu quả trong hợp tác kinh doanh Việt - Thái thì điều tiên
quyết cần tìm hiểu là văn hóa kinh doanh của người Thái từ đó tạo tiền đề cho sự hợp
tác bền vững. Do đó nhóm em quyết định chọn đề tài “Sự ảnh hưởng của địa lý và văn
hóa đến giao tiếp kinh doanh của Thái Lan”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của địa lý và văn hóa đến phong cách kinh doanh của
người Thái. Các yếu tố này có tác động như thế nào về mặt tư tưởng, hành động. Từ đó
tìm hiểu các chiến lược kinh doanh nổi bật và phương pháp đàm phán trong kinh doanh
với người Thái Lan.
Để đặt được những mục đích trên thì cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về các yếu tố địa lý hình thành nên Thái Lan như vị trí địa lý, dân số,
diện tích,...
- Nghiên cứu về các yếu tố văn hóa như tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, món ăn truyền
thống, công trình kiến trúc,...
- Nghiên cứu các nét đặc trưng trong nền kinh tế như trong nông nghiệp, du lịch,...

1
-Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố địa lý và văn hóa trên đến giao tiếp trong
kinh doanh của Thái Lan.
-Nghiên cứu các chiến lược kinh doanh nổi bật của Thái Lan.
3.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu định tính.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp.

2
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ ĐỊA LÝ CỦA ĐẤT


NƯỚC THÁI LAN

1.1. Địa lí đất nước Thái Lan.


Thái lan là một trong những vương quốc ít ỏi còn tồn tại trên thế giới. Vì cùng nằm ở
Đông Nam Á nên Thái Lan có điều kiện địa lí và khí hậu khá giống với Việt Nam.
Thái Lan nổi tiếng với ngành du lịch phát triển mạnh và người Thái tự hào khi là quốc
gia thu hút nhiều khách du lịch đứng thứ 9 thế giới và nhiều hơn bất kì quốc gia nào
khác ở Đông Nam Á.

• Thủ đô: Bangkok.


• Diện tích: 513.120 km2 .
• Dân số: 71,6 triệu người ( năm 2021).
• Quốc giáo: Phật giáo.

Ảnh 1: Đất nước Thái Lan

Vương quốc Thái Lan hay xứ sở chùa vàng, là hai trong số nhiều tên gọi của một
trong những vựa lúa lớn nhất thế giới. Thái Lan có tên chính thức là: Vương quốc Thái
Lan hay Thailand ( theo phiên âm quốc tế ).

3
Trong tiếng Thái từ Thai (ไทย) có nghĩa là “ tự do”.”. Ý nghĩa của cụm từ này có
nghĩa là vùng đất của sự tự do. Ở Việt Nam thì người ta quen với cái tên Thái Lan .

Ảnh 2: Đất nước Thái Lan


Quốc kì Thái Lan bao gồm năm sọc, có ba màu theo thứ tự từ trên xuống là Đỏ, Trắng,
Xanh Lam ( có kích thước gấp đôi các sọc còn lại), Trắng, Đỏ.
Theo ý nghĩa tượng trưng thì Đỏ-Trắng-Lam đại diện cho Dân tộc-Tôn giáo-Nhà vua.

Ảnh 3: Quốc kì Thái Lan


1.1.1.Vị trí địa lí.
Thái Lan nằm ở Đông Nam Á, giáp Lào, Myanmar ở phía bắc, giáp Lào và
Campuchia ở phía đông, giáp vịnh Thái Lan và Malaysia ở phía nam, giáp Myanmar và
biển Andaman ở phía tây. Thái Lan sở hữu một vùng lãnh hải rộng lớn ở phía đông nam

4
thì vịnh Thái Lan giáp với lãnh hải của Việt Nam, phía tây giáp với lãnh hải của
Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Thái Lan gồm 77 tỉnh, thành trải dài từ bắc xuống nam có cùng múi giờ 7+ với Việt
Nam. Các đồng bằng ở Thái Lan được bồi đắp từ hai con sông lớn là sông Chaoprhaya
và sông Mekong và có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nơi đây rất thuận lợi để phát triển
nông nghiệp lúa nước.

Ảnh 4: Bản đồ Thái Lan


1.1.2 Thủ đô Thái Lan.
Thủ đô của Thai Lan là Bangkok là thủ đô đồng thời cũng là thành phố đông dân
nhất của Thái Lan. Với diện tích 1568.7 𝑘𝑚2 nằm ở hạ lưu sông Chao Phraya miền
trung Thái Lan. Đây cũng là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của thế giới.
Theo CNTraveler, Bangkok là thành phố thu hút nhiều khách nhất thế giới vào năm
2017.

5
1.1.3.Đơn vị tiền tệ.
Thai Baht là đơn vị tiền tệ của Thái Lan ( kí hiệu là THB-đọc là Bạt). Đồng tiền
được đưa vào lưu hành vào năm 1929. Theo thời giá hiện tại ( 28/3/2023). 1 Baht Thái
= 0,029 USD là 1 Baht = 686,39 VND.

Ảnh 5: Đơn vị tiền tệ Thái Lan

1.2. Văn hóa Thái Lan.


1.2.1.Ngôn ngữ.
Ngôn ngữ Thái Lan được dựa trên một bảng chữ cái âm vị gồm 44 phụ âm và mười
lăm nguyên âm. Loại thứ hai được sắp xếp thành khoảng 32 hỗn hợp nguyên âm. Trong
dạng viết bằng tiếng Thái, các ký tự được đặt theo chiều ngang, từ trái sang phải, không
có khoảng cách giữa các âm, để tạo thành các âm tiết, từ và câu. Tiếng Thái là sự kết
hợp giữa thanh điệu, quy tắc chính tả phức tạp tạo ra sự đa dạng và phức tạp trong cách
nói và viết của tiếng Thái.

6
Ảnh 6. Bảng chữ cái Thái Lan.

1.2.2. Tôn giáo.


Phật giáo được xem là quốc giáo của người Thái Lan với khoảng 93,4% người
Thái theo đạo Phật. Phật giáo có vai trò quan trọng trong nền văn hóa và tín ngưỡng của
người dân nơi đây và ảnh hưởng lớn đến tính cách của người Thái Lan.

Ảnh 7. Tôn giáo Thái Lan


Người dân Thái Lan coi trọng văn hóa ứng xử nơi đền, chùa. Theo truyền thống,
người dân Thái Lan ăn mặc rất cẩn thận khi đến chùa và họ cũng đặt ra những tiêu chuẩn
về trang phục đối với khách du lịch muốn tới lễ Phật.
1.2.3. Lễ hội.
Một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến Thái Lan chính là các lễ hội nơi
đây như lễ hội té nước, lễ hội tên lửa Bun Bang Fai, lễ hội Phật giáo Khao Phansa,...
Lễ hội té nước Thái Lan (Ngày lễ Songkran) của đất nước Thái Lan là một nghi lễ
mừng năm mới mang đầy ý nghĩa may mắn. Ngày lễ Songkran là ngày tết cổ truyền của
người Thái được tổ chức vào tháng 4 hằng năm.Trong lễ hội này, mọi người té nước vào
nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt
lành.

7
Ảnh 8. Lễ hội té nước Thái Lan

1.2.4. Trang phục.

Trang phục truyền thống Thái Lan được may khá thoải mái, màu sắc đa dạng, tinh
tế, vừa đem lại sự dễ chịu khi mặc, vừa tạo nên nét thanh lịch cuốn hút lạ thường..Trang
phục truyền thống của phụ nữ Thái Lan gồm 3 loại cơ bản như Thai Chakkri, Thai
Borompiman và Thai Siwalai.

+Thai Borompiman là loại váy áo truyền thống Thái Lan thường được chọn mặc
trong những dịp đặc biệt quan trọng. Váy thường có tay kín đáo và làm bằng chất liệu
vải cứng cáp một chút để tạo dáng vẻ sang trọng lịch.

+Thai Chakkri thì có phần quyến rũ hơn bởi đa phần được thiết kế lệch vai- một bên
vai phụ nữ sẽ được để trần, còn phía bên tay còn lại được thiết kế như miếng vải vắt qua
vai rất thướt tha.

+Thai Siwalai cũng được may theo phong cách trang trọng như Thai Borompiman,
nhưng đa phần sẽ là dài tay chứ không phải ngắn tay.

8
Ảnh 9: Trang phục Thái Lan

Trang phục truyền thống của nam giới Thái Lan không quá đa dạng. Chỉ một mảnh
vải được ghép từ nhiều mảnh vải vuông đa dạng màu sắc khác nhau đan xen tạo thành,
nam giới có thể quấn nó vào người theo kiểu đóng khố, hoặc mặc chiếc quần đi đánh cá,
làm ruộng hay đơn giản là mặc tại nhà.

1.2.5. Món ăn.

Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi
sống. Mỗi món ăn đều có sự phối hợp tinh tế giữa vị chua, cay và ngọt. Các món ăn của
Thái Lan đều có một vị cay đặc trưng vì với người Thái, vị cay là một phần không thể
thiếu trong cuộc sống. Vài món đặc sản của Thái Lan vừa đẹp mắt vừa ngon miệng khi
đến đất nước này như Tom Yum Goong, Xôi xoài (Mango Sticky Rice),..

Ảnh 10. Canh Tom Yum Goong

9
CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ VÀ VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAO TIẾP KINH
DOANH TRONG THÁI LAN

2.1. Sự giao thoa giữa địa lý và văn hóa của Thái Lan.
Do cấu trúc của địa lý, Thái Lan giáp với nhiều quốc gia nên nền văn hoá Thái ít
nhiều chịu tác động bởi những quốc gia này, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc cũng như
một số nước láng giềng ở Đông Nam Á. Theo sử sách Thái Lan có ghi chép rằng, người
Thái có nguồn gốc từ vùng núi An-Tai phía đông bắc tỉnh Tứ Xuyên.
Do ảnh hưởng của tư tưởng Phật Giáo xuất phát từ Trung Quốc nên phong cách
trong quan hệ kinh doanh ở Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng lớn của lối kinh doanh ở
Trung Quốc. Không nghi lễ như ở Nhật Bản, hay Hàn quốc. . . mà cũng không cầu kỳ
giống một số nước phương Tây. Quan hệ giao tiếp kinh doanh được hình thành chủ yếu
dựa trên mối quan hệ cá nhân, xã hội và gia đình do quen biết. Người Thái sẽ trở nên dễ
dàng tiếp thu hơn và tin cậy hơn nếu bạn vào một cơ quan nào đó khi có lời đề nghị hoặc
thư của một quan chức chính phủ hay của giới doanh nhân có tiếng. Người Thái cũng
tin tưởng lẫn nhau và họ hay kinh doanh theo phường, hội.

Thái Lan có chung đường biên giới với Miến Điện nơi đây thường xuyên có quân
nổi loạn, người di cư và ma tuý. Điều này tạo ra tác động tiêu cực đối với sự phát triển
của đất nước hoặc việc trao đổi về các vấn đề xung quanh đường biên giới giữa hai quốc
gia.
Ví dụ:
+ Ảnh hưởng từ Trung Quốc: Thời gian là yếu tố cần thiết và tính đúng giờ rất
được xem trọng. Hiếm khi họ giao dịch với những người họ không quen biết hoặc là
không tin.
+ Miền Trung Thái Lan: Người dân thích ăn các loại cơm gạo tẻ thơm. Cơm là
món ăn chủ yếu đối với tất cả các gia đình nơi đây. Với những món ăn được chế biến
cầu kỳ, độc đáo, ẩm thực truyền thống của dân tộc Thái vùng miền Trung Thái Lan được
xem là phương thức truyền tải hiệu quả nhất vẻ đẹp văn hoá con người nơi đây. Khi chế
biến những món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng mỡ và rất để tâm tới việc phối
hợp các vị đắng - cay - chua - ngọt rất khéo khiến thực khách cảm thấy vừa miệng,
không có cảm giác ngậy và ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói,...

10
Ảnh 11.Kang Phed (cà ri đỏ Thái)

Ảnh 12.Tom Yum (canh chua)


+ Miền Bắc Thái Lan: Ẩm thực nơi đây cũng mang đậm phong cách Myanma.
Món ăn miền Bắc được nấu theo cách riêng biệt, bữa ăn thông thường gồm có xôi, với
nhiều loại nước chấm đặc sắc. Người dân nơi đây thích món ăn nấu vừa chín tới với chút
vị mặn và hầu như không có vị ngọt và chua.
+ Miền Đông Bắc Thái Lan: Nhiều món ăn nơi đây thể hiện rõ sự ảnh hưởng của
nước láng giềng Lào. Xôi là món ăn chính, có thể ăn kèm với thịt, tiết lợn, gỏi đu đủ, cá
nướng, gà nướng... Người Thái đãi du khách bằng những đặc sản vùng Đông Bắc hoang
sơ và hào phóng.
+ Miền Nam Thái Lan: Ẩm thực ở đây là sự kết hợp hương vị của nhiều quốc gia
như Ấn Độ hay Inđônêxia như món Kaeng matsaman, món cà ri mang phong cách Ấn
Độ… Món ăn nơi đây có vị cay nóng hơn nhiều so với món ăn ở những khu vực khác
của Thái Lan.

11
2.2. Các nét đặc trưng của Thái Lan ảnh hưởng đến giao tiếp trong kinh doanh.
2.2.1. Ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa ở mọi quốc gia. Mỗi
ngôn ngữ ở mỗi nước đều có một đặc điểm riêng biệt không nhầm lẫn với ngôn ngữ
khác. Và tiếng Thái cũng là một ngôn ngữ mang nét riêng, đó là một ngôn ngữ có thanh
điệu và có tính phân tích. Tiếng Thái được tạo nên nhờ sự kết hợp của thanh điệu và các
quy tắc phức tạp tạo sự khác biệt trong hệ thống thanh điệu, điều này đã gây khó khăn
cho những người chưa bao giờ học ngôn ngữ liên quan khi học tiếng Thái. Với sự phức
tạp đó của tiếng Thái trong cách viết cũng như cách nói đã vô tình tạo nên một bức tường
ngăn cách trong vấn đề giao tiếp giữa Thái Lan và các nước khác. Ngôn ngữ Thái Lan
là tương đối khó đối với người nước ngoài nên việc sử dụng phiên âm là cần thiết và vô
tình việc này đã thúc đẩy Thái Lan sử dụng phiên âm nhiều hơn và hạn chế dùng tiếng
địa phương. Đặc biệt khi việc hội nhập quốc tế càng quan trọng và dần có nhiều nhà đầu
tư từ nước ngoài đến Thái Lan để hợp tác kinh doanh thì đồng nghĩa với việc tiếng Thái
địa phương sẽ dần mất đi vị trí và cách giao tiếp của mọi người cũng sẽ thay đổi theo
thời gian.
2.2.2. Cách chào hỏi.
Ở Thái Lan, Phật giáo có vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa, tín ngưỡng
và có ảnh hưởng rất lớn đối với người dân nơi đây nên đã hình thành ở người Thái cách
chào theo kiểu Phật. Đó là cách chào truyền thống ở Thái Lan hay còn được biết đến với
tên gọi là chào Wai. Điệu chào Wai rất đơn giản, là hành động chắp hai tay lên đầu hoặc
trước ngực như đang cầu nguyện, hơi cúi nhẹ người cùng với nụ cười ấm áp. Đó là một
hành động thể hiện sự tôn trọng cũng như tạo sự thân thiện. Ngoài ra, cách để tay cũng
như thời gian vái được xác định bởi địa vị xã hội của người đó. Ví dụ người có địa vị
cao thì để tay càng cao và vái càng lâu. Bên cạnh đó, khi chào nhau người có địa vị thấp
sẽ chào người có địa vị cao hơn trước và người nhỏ tuổi sẽ cúi chào thấp hơn người lớn
tuổi để bày tỏ sự tôn trọng.

12
Ảnh 13. Cách chào người Thái
2.2.3.Danh thiếp.

Khi lần đầu tiên gặp ai đó thì bạn luôn cần đưa danh thiếp. Tốt hơn, nên in thêm
nội dung trên danh thiếp bằng tiếng Thái ở mặt sau danh thiếp. Danh thiếp nên được
trao trực tiếp, khi trao nên sử dụng tay phải hoặc cả 2 tay. Tương tự, khi nhận danh thiếp,
bạn phải nhận bằng tay phải hoặc cả hai tay. Khi nhận được danh thiếp thì nên bỏ ra một
vài phút để đọc nó, thay vì cất ngay vào túi hoặc để lên bàn. Trong các cuộc họp lớn,
đặt danh thiếp của đối tác lên bàn ở ngay trước mặt bạn là hành vi có thể chấp nhận
được.

2.2.4.Trang phục.

Nhìn chung, các doanh nhân người Thái thường mặc trang phục trang trọng.
Trong các cuộc họp kinh doanh, nam giới nên mặc áo sơ mi, cà vạt và giày (không được
mang xăng đan). Không nên mặc quần áo ngày thường đến các cuộc họp kinh doanh.

2.2.5. Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh.

Xây dựng mối quan hệ là một yếu tố cần thiết nếu bạn muốn thành công trong
kinh doanh tại Thái Lan. Nhìn chung, người Thái thường muốn dành nhiều thời gian
xây dựng mối quan hệ với đối tác trước khi trao đổi thông tin chi tiết hoặc tiến đến cam
kết thỏa thuận. Trong các cuộc họp kinh doanh, việc trò chuyện về các vấn đề thường
ngày là rất bình thường ở Thái Lan. Các đối tác Thái Lan của bạn có thể đặt các câu hỏi
về tuổi tác, gia đình và học vấn của bạn nhằm tạo sự thân thiết.

Để tránh xúc phạm bạn, người Thái thường sẽ không thừa nhận rằng họ không
hiểu những gì bạn nói. Họ cũng sẽ tránh nói không đồng ý một cách công khai và tránh

13
đưa ra những câu trả lời mang nghĩa tiêu cực trước những câu hỏi của bạn. Các doanh
nhân nước ngoài có thể nghĩ rằng họ đã đạt được thỏa thuận khi cuộc họp kết thúc, rồi
sau đó lúng túng khi nhận ra sự thật. Vì vậy, bạn cần có thông dịch viên nhằm đảm bảo
việc truyền đạt ý hiệu quả.

Hệ thống cấp bậc và thâm niên ở Thái Lan có ý nghĩa quan trọng, do đó các nhân
viên cao cấp và các doanh nhân sẽ muốn gặp những đại diện ở vị trí tương tự với họ,
chứ không muốn gặp những đại diện ở vị trí thấp hơn. Trong tất cả vấn đề nên liên hệ
với người cao cấp nhất.

Người Thái dễ thương lượng và đàm phán. Điều này cho thấy sự linh hoạt và sự sẵn
sàng của người thái trong việc điều tiết cho phù hợp với các đối tác kinh doanh. Sự nhạy
bén trong kinh doanh có thể được đánh giá bằng khả năng thương lượng và đạt được
một thỏa thuận công bằng. Thỉnh thoảng, khi ký kết hợp đồng, thỏa thuận có thể khác
so với lúc đàm phán, đặc biệt nếu tình hình có thay đổi đột xuất (trong trường hợp cả
hai bên đều có sự linh hoạt).

Việc tặng quà rất phổ biến trong kinh doanh ở Thái Lan và khi nhận được quà, bạn
cần phải đáp lễ. Người Thái thường tặng quà cho những người đến thăm lần đầu tiên
nhằm tỏ lòng hữu nghị và hiếu khách. Không nên mở quà ngay khi vừa nhận được. Quà
tặng không cần phải đắt tiền, nhưng sự hào phóng sẽ giúp xây dựng một mối quan hệ
tốt với các đối tác.

• Đối với người Thái, kinh doanh dựa trên sự tín nhiệm của đôi bên.
• Trong xuyên suốt quá trình đàm phán diễn ra, chìa khóa của sự thành công chính
là sự khiêm tốn và tính kiên nhẫn.
• Khi giao tiếp với đối tác, bạn hãy giữ cho đôi mắt của mình phải luôn luôn tiếp
xúc với họ, bởi vì sự né tránh nhìn vào mắt đối phương sẽ được cho là không
thành thật.
• Thường thì người Thái bằng mọi giá sẽ tránh việc phải đối đầu.
• Họ sẽ không bao giờ tự dồn mình vào đường cùng bởi những tín điều cực đoan.
• Tính đúng giờ được đặt lên hàng đầu.
• Người Thái khá kiên định với đặc tính tôn ti trật tự của họ.

14
• Trong một buổi thương lượng việc làm ăn, nếu như một đối tác người Thái mỉm
cười mà không có lí do thì bạn hãy nên đổi chủ đề ngay đi.
2.2.6. Sự tín ngưỡng tôn giáo.
Với văn hóa người Thái thì Phật giáo đã ăn sâu vào lòng dân ở đây, nó tác động rất
lớn đến tính cách con người của họ. Người Thái luôn hướng thiện, tốt bụng và dễ gần.
Vậy nên những ai muốn đến chốn linh thiêng ở Thái phải tuân thủ những qui định khắt
khe của họ.
Trong rộng rãi mọi tầng lớp của xã hội người Thái, họ nghe nhiều lời Phật dạy về
cách chọn ngành, nghề và làm những công việc chân chính. Và qua giáo lí của nhà Phật,
người dân Thái biết sẽ phải làm như thế nào để xây dựng và duy trì một gia đình hạnh
phúc, ổn định về mặt kinh tế.
Một nam thanh niên người Thái sẽ được coi là trưởng thành thường phải đi tu trong
khoảng thời gian 3 tháng ở chùa.
Khi được đối tác người Thái mời đi tham quan ở nơi linh thiêng như chùa chiền, đền
thờ thì bạn nên chuẩn bị cho mình một bộ trang phúc thật lịch sự và gọn gàng. Khi vào
những nơi có hình ảnh Đức phật thì bạn nên tháo giày dép và để bên ngoài. Và nghiêm
cấm không leo trèo lên bất cứ một tượng Phật nào.
Phụ nữ không nên chạm vào cơ thể của nhà sư, và nếu muốn đưa cho nhà sư vật gì
đó thì người đàn ông sẽ giúp người phụ nữ đưa cho nhà sư.
Nói tóm lại, với người dân Thái Lan Phật Giáo đã trở thành một tín ngưỡng, một bảo
vật thiêng liêng, mang lại sự hạnh phúc cho chúng sinh xứ chùa vàng.
Người dân ở đây họ rất tôn thờ Đức phật, đối với những người có biểu hiện, thái độ
hoặc hành vi vi phạm những điều lệ được đặt ra bởi Hội Phật Giáo ở Thái Lan đều có
thể sẽ bị phạt nặng về luật pháp lẫn tinh thần cho dù bạn là ai.
2.3 Một số lưu ý trong văn hóa giao tiếp .
Tư tưởng Phật Giáo cũng được hình thành ở các nếp sống của người Thái, các thói
quen trong sinh hoạt và các điều được coi là cấm kị:

• Người Thái chỉ dùng ngón tay chỉ vào vật không có sự sống. Họ dùng tay phải
để đưa đồ vật cho người khác vì theo họ tay trái dùng để kỳ rửa thân thể.

15
• Theo quan niệm của người Thái, chân bao giờ cũng bẩn còn đầu thì bao giờ cũng
sạch. Vì vậy, không nên xoa đầu người Thái (ngay cả xoa đầu trẻ em) vì đối với
họ đầu là nơi thiêng liêng.
• Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì
điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân
hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh Vua và không được để chân
lên bàn.
• Phụ nữ Thái rất kín đáo. Vì vậy, đừng chạm vào người họ khi không được
phép và không nhìn vào phụ nữ quá 2 giây vì như thế người Thái sẽ cho là bạn
khiếm nhã.
• Theo tập quán, trước khi bước vào nhà người Thái bạn phải cởi giày.
Khi người Thái hỏi bạn biết gì về nước của họ thì đừng bao giờ nói “tôi biết
Patpong, hay Pattaya”. Nên chọn những địa điểm hay thông tin khác thú vị hơn
để làm nội dung câu đối thoại. Vì nói đến patong là nói đến khu ăn chơi trụy lạc,
mại dâm, gái điếm và Pattaya là một nơi sang trọng cao cấp, dành cho giới thượng
lưu.
• Mặc dù tiền tip không phải bắt buộc cũng không phải thông dụng lắm nhưng
những người phục vụ bạn sẽ rất vui và tôn trọng bạn nếu bạn thưởng cho họ một
ít tiền nào đó trước lúc chia tay.
• Tránh chụp ảnh ở những nơi không cho phép.
• Không bắt tay với phụ nữ nếu như họ không chìa tay ra trước
• Chùa miếu ở Thái Lan rất được coi trọng, do đó tất cả mọi người khi vào đền
cần ăn mặc gọn gàng, kín đáo, tuyệt đối không được mặc quần hay váy ngắn và
chú ý bỏ dép, không được dẫm chân lên thành cửa khi vào chùa.
• Người Thái có tính kiềm chế trong tiếp xúc rất tốt và họ rất coi trọng điều này,
vì vậy khi nói chuyện với người Thái bạn chú ý không nên có những hành động
tức giận hay bức xúc.

16
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ HỢP TÁC KINH DOANH CỦA THÁI LAN VỚI
CÁC NƯỚC.
3.1.Tinh thần hữu nghị trong việc hợp tác kinh doanh phát triển với nước ngoài.
3.1.1. Thái Lan và Việt Nam.
Đến nay, Thái Lan có 670 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 13 tỉ USD
đứng thứ 9/139 quốc gia có đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN
có đầu tư vào Việt Nam, sau Singapore. Nhà đầu tư Thái Lan đầu tư chủ yếu trong lĩnh
vực công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí, nước, kinh doanh bất
động sản, bán buôn và bán lẻ. Các dự án đầu tư đang tập trung tại TPHCM và các tỉnh
lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam có 17 dự án đầu tư sang Thái Lan, vốn đăng ký 32,8
triệu USD, đứng thứ 33/79 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các dự án chủ yếu trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn bán lẻ. Các hoạt
động lễ hội, hội chợ giới thiệu hàng hóa Thái Lan diễn ra liên tục tại TPHCM và các
tỉnh lân cận đã tạo điều kiện cho hàng Thái tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam.
. Người Việt Nam ở Thái Lan có khoảng hơn 100 nghìn người. Kiều bào Thái Lan
tham gia tích cực các hoạt động phong trào do Việt Nam phát động. Luôn hướng về quê
hương, đoàn kết, lành mạnh ủng hộ chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Doanh
nghiệp kiều bào Thái Lan phát triển kinh tế tốt, và luôn mong muốn hợp tác đầu tư tại
Việt Nam.
Trong đó, đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư công nghệ cao, ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh và thân thiện với môi
trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, hiện chính phủ Thái Lan đang dành
nhiều ưu đãi về thuế, đất đai, hỗ trợ tài chính… cho các nhà đầu tư nước ngoài.
3.1.2. Thái Lan và Malaysia.
Nhân chuyến thăm chính thức Thái Lan từ 9-10/2, ngày 9/2, Thủ tướng Malaysia
- Anwar Ibrahim hội đàm với Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha. Hai bên nhất trí xây dựng
khu vực biên giới trở thành “Vùng đất vàng” hòa bình và thịnh vượng.

17
Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã đánh giá toàn diện tình hình triển khai
các thỏa thuận, chương trình hợp tác song phương, nhất là những thỏa thuận hợp tác ở
khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối thông suốt
trong các hoạt động kinh tế-xã hội xuyên biên giới.

Theo đó, hai bên nhất trí đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án kết nối biên giới
như tuyến đường kết nối Khu liên hợp Hải quan, Nhập cư và Kiểm dịch (CIQ) Sadao
(Thái Lan) và Khu liên hợp Nhập cư, Hải quan, Kiểm dịch và An ninh (ICQS) Bukit
Kayu Hitam (Malaysia), cũng như các cây cầu bắc qua sông Golok. Thủ tướng Thái Lan
và Thủ tướng Malaysia cũng nhất trí tăng cường hợp tác, thiết lập liên kết giữa các đặc
khu kinh tế, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực hợp tác
tiềm năng và thế mạnh ở khu vực biên giới hai nước. Trên cơ sở đó, thúc đẩy đầu tư và
thương mại mậu biên, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống và phúc lợi cho người
dân sinh sống ở khu vực biên giới.

18
PHẦN KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên về địa lý, văn hóa cũng như sự ảnh hưởng chúng trong
giao tiếp của người Thái ta có thể thấy rõ người Thái chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền
văn hóa cũng như địa lý. Sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia, các lễ nghi, tín ngưỡng có từ
lâu đời, vị trí địa lý, nền ẩm thực phong phú,... tất cả những điều này làm nên con người
Thái Lan trọng lễ nghi, truyền thống và thân thiện, tốt bụng như tinh thần của Phật giáo.
Trong giao tiếp kinh doanh người Thái cũng thể hiện rõ sự coi trọng các lễ nghi, văn
hóa kinh doanh dựa vào sự tin tưởng, tính đúng giờ, sự khiêm tốn, tôn ti trật tự,... điều
này cũng xuất hiện trong phần nghiên cứu về các chiến lược kinh doanh của Thái Lan.
Người thái chuộng tìm hiểu về đối tác trước, khi có sự tìm hiểu, quan sát người Thái có
thể đánh giá chung về đối tác. Cách giao tiếp trong kinh doanh của người Thái cũng
mang những đặc trưng tính cách và tư tưởng. Điều này đem đến thế mạnh về sự hiểu
biết đối tác từ đó có thể nắm được thế chủ động trong đàm phán thương mại. Đồng thời,
Thái Lan luôn có một tinh thần hữu nghị, hiếu khách và sẵn sàng thay đổi, sáng tạo để
phù hợp hơn với nền thương mại toàn cầu.

19
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Ảnh 1: Đất nước Thái Lan 3

Ảnh 2: Đất nước Thái Lan 4

Ảnh 3: Quốc kì Thái Lan 4

Ảnh 4: Bản đồ Thái Lan 5

Ảnh 5: Đơn vị tiền tệ Thái Lan 6

Ảnh 6. Bảng chữ cái Thái Lan . 7

Ảnh 7. Tôn giáo Thái Lan 7

Ảnh 8. Lễ hội té nước Thái Lan 8

Ảnh 9: Trang phục Thái Lan 9

Ảnh 10. Canh Tom Yum Goong 9

Ảnh 11.Kang Phed (cà ri đỏ Thái) 11

Ảnh 12.Tom Yum (canh chua) 11

20
MỤC LỤC THAM KHẢO

• Mở ra chương mới của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan (qdnd.vn)
• https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-thanh-pho-
ho-chi-minh/ke-toan-tai-chinh/thai-lan-word-adsadda/39119648
• https://dichthuatcongchung24h.com/dac-diem-ngon-ngu-thai-lan

• https://www.tugo.com.vn/kham-pha-nhung-net-dac-trung-noi-bat-trong-van-
hoa-thai-lan/

• https://toptentravel.com.vn/vai-net-ve-trang-phuc-truyen-thong-cua-thai-
lan.html

• https://vietnamnet.vn/top-10-mon-an-noi-tieng-khi-den-thai-229641.html
• https://toplist.vn/top-list/cong-trinh-kien-truc-noi-tieng-nhat-thai-lan-9213.htm
• https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Lan#Kinh_t%E1%BA%BF
• https://www.tripadvisor.com.vn/LocationPhotoDirectLink-g293916-d1164983-
i160833347-Benjarong_Baan_Dusit_Thani-Bangkok.html
• https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB%B1c_Th%C3%A
1i_Lan#/media/T%E1%BA%ADp_tin:Insect_food_stall.JPG
• https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Th%C3%A1i
• https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Thai_Language.png
• https://luanvan.net.vn/luan-van/van-hoa-giao-tiep-thai-lan-1040/
• https://kosei.edu.vn/dac-trung-van-hoa-thai-lan.html
• https://luanvan.net.vn/luan-van/van-hoa-giao-tiep-thai-lan-1040/
• http://donhang.vn/bai-viet/nhung-luu-y-ve-van-hoa-va-giao-tiep-tai-thai-lan--
54https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/su-anh-huong-cua-dia-ly-va-van-hoa-den-
giao-tiep-kinh-doanh-cua-thai-lan-185540.html
• TPHCM và Thái Lan đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại (hcmcpv.org.vn)
• https://vov.vn/the-gioi/thai-lan-va-malaysia-nhat-tri-dua-khu-vuc-bien-gioi-
thanh-vung-dat-vang-post1000830.vov

21
22

You might also like