Bản sắc ngoại giao Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ

lịch sử dân tộc


- Trần Trí Trung -
Bản sắc ngoại giao Việt Nam là một phần của bản sắc dân tộc Việt Nam,
hình thành và phát triển cùng với triết lý và truyền thống ngoại giao Việt
Nam. Đó là những nhận thức, tư tưởng, tri thức được đúc kết, kế thừa,
bổ sung và không ngừng hoàn thiện thông qua hoạt động ngoại giao của
các thế hệ cha ông, với đỉnh cao là ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh.
1, Triết lý và truyền thống ngoại giao của dân tộc: Cội nguồn
của bản sắc ngoại giao Việt Nam
- Trong bản sắc của ngoại giao Việt Nam, tinh thần độc lập, tự
cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc là nguyên tắc
bất biến.
+ Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, xuất phát từ tinh thần yêu nước của
dân tộc - không trông đợi vào bên ngoài, mà phải dựa vào chính mình để bảo vệ lợi
ích chân chính của đất nước, dân tộc.
+ Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết là nguyên tắc tạo nên sự đồng thuận
giữa nhân dân và những người lãnh đạo, là kim chỉ nam dẫn dắt dân tộc Việt Nam
xuyên suốt những thăng trầm của lịch sử.
- Hòa mục bên trong, hòa hiếu bên ngoài là bản sắc của ngoại giao
Việt Nam và “trong xưng đế, ngoài xưng vương” là một trong
những chính sách mà các triều đại phong kiến nước ta đã vận dụng
để xử lý quan hệ của đất nước với nước láng giềng.
+ Yêu chuộng hòa bình, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị vốn là những đức tính cao
đẹp của người Việt Nam. Điều này được đúc kết thành thuật trị nước để bảo đảm
“trong ấm, ngoài êm”.
+ Hòa mục không có nghĩa là khuất phục, mà là sự thức thời trong việc định vị
nước Việt ở vị trí chiến lược trong khu vực, phù hợp với tương quan thế và lực mỗi
thời kỳ. Muốn bảo vệ lợi ích của quốc gia thì phải hòa mục.
- Trong truyền thống và bản sắc ngoại giao Việt Nam, chiến lược
“dùng ngòi bút thay giáp binh”- ngoại giao tâm công, lấy lẽ phải,
chính nghĩa để thuyết phục lòng người là một triết lý quan trọng, có
giá trị quyết định.
+ Cùng với tinh thần yêu nước và đoàn kết, chính nghĩa luôn là sức mạnh của dân
tộc Việt Nam. Ông cha ta hết sức coi trọng việc giương cao ngọn cờ chính nghĩa
trong đấu tranh ngoại giao nhằm thu hút sự ủng hộ của nhân dân, chống những
luận điệu sai trái của kẻ thù, để thế giới hiểu rõ về công cuộc dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam.
+ Ông cha ta cũng sử dụng linh hoạt, khéo léo phương châm ngoại giao “dùng
ngòi bút thay giáp binh”.
- Kiên quyết, kiên trì, vừa đánh vừa đàm, biết thắng từng bước để đạt
thắng lợi cuối cùng, cũng là một trong những bản sắc truyền thống
nổi bật của ngoại giao Việt Nam.
+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do đặc điểm là quốc gia
nhỏ, Việt Nam liên tục phải đấu tranh, đương đầu với các đế chế hùng mạnh gấp
nhiều lần, luôn lăm le xâm chiếm..., do đó, cần biết thắng từng bước để đạt thắng
lợi cuối cùng.
+ Đánh kết hợp với đàm là một bài học lớn của ông cha ta. Cùng với đấu tranh
quân sự, ông cha ta đã vận dụng hết sức linh hoạt, hiệu quả các chính sách ngoại
giao mềm dẻo, khôn khéo; nhưng kiên quyết, khẳng định tư duy, trí tuệ, khí phách
của một dân tộc không chịu khuất phục, không chịu làm chư hầu, lệ thuộc, để giữ
yên bờ cõi.
- Ngoại giao Việt Nam luôn vì sự phát triển phồn vinh của dân tộc.
+ Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các hoạt động ngoại giao không chỉ phục vụ
mục đích chính trị, quân sự, đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ của dân tộc, bảo vệ
chủ quyền, lãnh thổ đất nước, bảo toàn thể diện quốc gia, kiến tạo hòa bình cho
dân tộc, mà còn góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu thương mại, tiếp
nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.

2, Ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh: Nền tảng cốt lõi của bản
sắc ngoại giao Việt Nam hiện đại
- Lịch sử Việt Nam thời hiện đại có bước chuyển giai đoạn quyết
định vào năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam đã trở
thành một quốc gia độc lập.
- Là Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng, trực tiếp chỉ đạo và dẫn
dắt sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một hệ thống quan điểm
về vấn đề quốc tế, chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam
trong quan hệ với thế giới.
- Nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin được Đảng và Nhà
nước, nhân dân Việt Nam trau dồi, học tập và phát triển, là kim chỉ
nam cho đường lối đối ngoại Việt Nam, phát triển đất nước trên
con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Trong đó,
quan trọng nhất là phương pháp luận mác-xít, chủ nghĩa duy vật
lịch sử, phép duy vật biện chứng… cùng quan điểm toàn diện, hệ
thống để tiếp cận các vấn đề quốc tế và giải quyết mối quan hệ
giữa Việt Nam với quốc tế.
- Những nội hàm cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đều
xuất phát từ triết lý và truyền thống ngoại giao của ông cha ta.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn giá trị truyền thống ngoại giao dân
tộc với thực tiễn thế giới. Người chủ trương độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, tự lực, tự cường gắn với đoàn kết quốc
tế, phát huy sức mạnh dân tộc gắn với sức mạnh của thời đại.
- Phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh là bài học về dự
báo và nắm bắt thời cơ, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “ngũ tri”, “hòa
để tiến”, “phân hóa kẻ thù”, ... bắt nguồn và phát triển từ truyền
thống ngoại giao dân tộc.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm bản sắc ngoại giao Việt Nam,
giúp bản sắc ngoại giao Việt Nam có được sức mạnh mới. Chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng
cho tư duy đối ngoại của Đảng, đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam
giành thắng lợi, đồng thời đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh
phúc, hội nhập toàn diện, sâu rộng trong thời kỳ đổi mới.
3, Phát huy giá trị trường tồn của bản sắc ngoại giao Việt
Nam trong bối cảnh mới
- Đại hội XIII (tháng 1-2021) đặt ra yêu cầu : nền ngoại giao Việt
Nam phải trở nên toàn diện, hiện đại với sứ mệnh lịch sử là đi tiên
phong trong việc mở ra vận hội phát triển mới cho đất nước.
- Để thực hiện thành công những định hướng được Đại hội XIII xác
định, phải :

+ Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

+ Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

+ Kết hợp, kế thừa, phát huy truyền thống ngoại giao dân tộc dưới ánh
sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở phù hợp với các giá trị
phổ quát của nhân loại và hài hòa với lợi ích chính đáng của các đối tác.

+ Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập
trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại và hội nhập.

+ Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại
đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

+ Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài
để phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam.

- Dẫn chứng về ngoại giao ngày nay : trong tình hình dịch bệnh
COVID-19, ngoại giao Việt Nam là “mũi chủ công” tham mưu
triển khai trên mặt trận “ngoại giao vaccine”. Sự hợp tác và ủng hộ
của quốc tế đối với Việt Nam trong công tác phòng, chống
COVID-19 là minh chứng sinh động cho bản sắc, đường lối ngoại
giao sáng tạo, đúng đắn của chúng ta.

- Trong một thế giới bất ổn và biến động không ngừng, ngoại giao -
đối ngoại với quốc phòng - an ninh là lực lượng tiên phong, trọng
yếu, thường xuyên trong bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, gìn giữ
môi trường hòa bình, ổn định, tạo những điều kiện thuận lợi nhất
để phục vụ phát triển đất nước.

You might also like