Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI THU HOẠCH DƯỢC LÝ LÂM SÀNG

ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ


BÀI: THỰC HÀNH KÊ ĐƠN THUỐC CÓ SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐƯỜNG TIÊM
Danh sách sinh viên thực hiện:

1. Sa Fi Ra 2053010126 YB46

2. Hồ Anh Chi 2053010509 YB46

3. Nguyễn Phước Hòa 2053010516 YB46

4. Nguyễn Thị Hồng Liên 2053010521 YB46

Đơn thuốc số 24) Nhiễm trùng đường mật

Tác nhân: E.coli, Klebsiella, Pseudomonas, kỵ khí


Kháng sinh gợi ý sử dụng:
- Ceftazidim, cefoperazol, cefepim, tienam, meropenem; metronidazol - Thuốc hỗ trợ
(điều trị triệu chứng).
- Phân tích vai trò của các thuốc trong đơn
- Hướng dẫn sử dụng thuốc
- Điều trị không dùng thuốc
Bài làm:
Tình huống:

BN nam, 50 tuổi, vào viện vì lý do đau quặn bụng từng cơn bên phải không lan, đang
sốt cao 39 độ C, vàng da nhẹ, mệt mỏi chán ăn. Huyết áp 120/80mmHg, ấn đau vùng hạ sườn
phải, kết quả xét nghiệm Công thức máu, sinh hóa máu: BC: 18.000 tb/mm3, bilirubin toàn
phần 3,8mg/dL, siêu âm bụng: 01 túi mật chứa nhiều sỏi nhỏ, dãn nhẹ đường mật trong gan,
đường kính ống mật chủ d=9mm, không có tiền sử bệnh lý nội khoa.

I. Đơn thuốc:

1. Kháng sinh sử dụng: Cefoperazol + Metronidazol


2. Thuốc hỗ trợ: Paracetamol, Drotaverine

TÊN THUỐC LIỀU DÙNG THỜI GIAN DÙNG

1. Cefoperazol 1g 2 lần/ngày Sáng: 8h


Chiều: 16h

2. Metronidazole 500 mg 2 lần/ngày Sáng: 8h


Chiều: 16h
3. Paracetamol 500mg 2 lần/ngày Sáng: 8h
Chiều: 16h

4. Drotaverine 40mg x2 2 lần/ngày Sáng: 8h


Chiều: 16h

II. Vai trò của các thuốc trong đơn


1. Cefoperazol
- Tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường mật là vi khuẩn: chủ yếu là các vi khuẩn
đường ruột. Tác nhân phổ biến nhất thường là các vi khuẩn gram âm, trong đó dẫn
đầu là Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, . .
- Cefoperazon là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do
ức chế sự tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.
- Cefoperazon rất vững bền trước các beta - lactamase được tạo thành ở hầu hết các
vi khuẩn Gram âm. Do đó, cefoperazon có hoạt tính mạnh trên phổ rộng của vi
khuẩn Gram âm, bao gồm các chủng N. gonorrhoeae tiết penicilinase và hầu hết
các dòng Enterobacteriaceae (Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter,
Citrobacter, Proteus, Morganella, Providencia, Salmonella, Shigella, và Serratia
spp).
- Cefoperazol được thải trừ chủ yếu qua đường mật (70% đến 75%) phù hợp với
nguyên tắc sử dụng kháng sinh trên BN nhiễm trùng đường mật.
2. Metronidazole
- Các vi khuẩn kỵ khí: Clostridium và Bacteroides, thường gặp vi khuẩn kỵ khí khi
nhiễm khuẩn đường mật nặng.
- Metronidazole là một chất kháng khuẩn tổng hợp thuộc dẫn chất nitro– imidazole, có
phổ hoạt tính rộng trên vi khuẩn kỵ khí và động vật nguyên sinh, được dùng như một
thuốc phối hợp để chống các tác nhân kỵ khí khi có nhiễm khuẩn đường mật trung
bình - nặng.
3. Paracetamol
- Tác dụng giảm đau – Paracetamol tác động đến cyclooxygenase, dẫn đến ức chế
tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp cải thiện và làm giảm
mức độ cơn đau. Loại thuốc này không làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, tác
dụng lên tiểu cầu và thời gian chảy máu như các loại thuốc chống viêm không
steroid.
- Tác dụng hạ sốt – Thuốc tác động lên vùng dưới đồi, đồng thời làm tăng lưu lượng
máu ngoại biên và giãn mạch nhằm hạ thân nhiệt. Paracetamol chỉ hạ thân nhiệt ở
người bị sốt và hiếm khi làm hạ nhiệt độ ở người khỏe mạnh
4. Drotaverine
- Drotaverin điều trị chứng co thắt có nguồn gốc từ cơ trơn: Cơn đau quặn mật do co
thắt cơ trơn có liên quan đến những bệnh của đường mật: Sỏi túi mật, sỏi ống mật,
viêm túi mật, viêm quanh túi mật, viêm đường mật và viêm bóng tụy.
III. Hướng dẫn sử dụng thuốc
1. Cefoperazol
a) Liều dùng không quá 4g/ngày.
b) Cách dùng: nồng độ 2-50mg/ml được khuyến cáo dùng tiêm đường tĩnh mạch
- Tiêm tĩnh mạch không liên tục: hoà tan mỗi gam cefoperazol với 5ml một trong các
dung môi pha tiêm thích hợp (dung dịch dextrose 5%, dung dịch dextrose 10%, dung
dịch natri clorid 0,9%). Sau đó pha loãng tiếp 20-40ml dung dịch pha loãng thích hợp
( dung dịch dextrose 5%, dung dịch dextrose 10%, dung dịch natri clorid 0,9%) và
tiêm truyền trong 15-30 phút.
- Tiêm tĩnh mạch liên tục: hoà tan mỗi gam cefoperazol với 5ml một trong các dung
dịch pha tiêm thích hợp (dung dịch dextrose 5%, dung dịch dextrose 10%, dung dịch
natri clorid 0,9%).Sau đó, pha loãng tiếp để nồng độ cuối cùng đạt 2-25mg/ml.
- Tiêm bắp: sử dụng dung môi thích hợp pha dung dịch thuốc tiêm bắp
Hàm lượng Nồng độ cefoperazol, thể tích dung dịch,
thể tích lấy ra để thêm vào tiêm

0,5g 250mg/ml 1,9ml, 2ml

1g 250mg/ml 3,8m, 4ml

2g 250mg/ml 7,2ml, 8ml

Một số lưu ý:
- Thuốc chỉ dùng một lần, dung dịch còn thừa sau khi sử dụng phải được loại bỏ.
- Dung dịch thuốc sau khi pha không được có tiểu phân, không thấy kết tủa khi nhìn
bằng mắt thường
c) Chống chỉ định
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với cefoperazol và kháng sinh nhóm cephalosporin
d) Thận trọng
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefoperazol, phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng của người
bệnh với cefoperazol, penicilin, hoặc thuốc khác.
- Sử dụng cefoperazol dài ngày có thể là phát triển quá mức các chủng không nhạy
cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu bộ nhiễm, phải ngừng dùng thuốc.
- Nên thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh đường tiêu
hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.
- Thuốc bột pha tiêm cefoperazol có chứ Na+. Do đó thận trọng dùng thuốc cho người
suy giảm chức năng thận hoặc bệnh nhân còn kiểm soát natri trong chế đồ ăn.
2. Metronidazol
a) Liều dùng: 1000-1500mg/ngày, liều duy nhất hoặc 500mg mỗi 8giờ
b) Cách dùng:
- Tiêm truyền tĩnh mạch với tốc độ 5ml/phút( hoặc 1chai dịch truyền trong 20-60 phút)
- Đường uống: 1000-1500mg/ngày, liều duy nhất hoặc 500mg mỗi 8 giờ
c) Chống chỉ định

- BN quá mẫn với metronidazole hoặc các dẫn chất nitro-imidazol khác

- Bệnh nhân dùng disulfiram trong 2 tuần trước đó


- Bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối, rối loạn tạo máu, bệnh thần kinh trung

ương hay ngoại biên chưa được kiểm soát

- Phụ nữ có thai ba tháng đầu

- Chống chỉ định dùng cùng rượu

d) Thận trọng:
- Bệnh gan: cần xét nghiệm độ thanh thải ở gan trước khi dùng thuốc do
mentronodazol được chuyển hoá chủ yếu qua gan. Bệnh nhân mắc hội chứng
Cockayne nên được nhắc nhở thông báo cho bác sỹ ngay khi có bất kì triệu chứng có
khả năng tiềm tàng gây ngộ độc gan, ngưng dùng metronidazol -
- Bệnh thần kinh trung ương thể hoạt động: Ngưng điều trị khi xuất hiện triệu chứng
mất điều hòa, chóng mặt, lẫn lộn. Nguy cơ gia tăng tình trạng thần kinh cần được
xem xét ở bệnh nhân mắc bệnh thần kinh trung ương và ngoại vi nghiêm trọng, động
kinh. Thận trọng với những bệnh nhân có bệnh thần kinh trung ương hoạt động ngoại
trừ áp xe não
- Bệnh thận: metronidazol bị loại bỏ trong quá trình thẩm phân máu
- Bệnh nhân cần hạn chế natri: thuốc gây hại cho bệnh nhân có chế độ ăn kiêng natri
thấp
- Rượu: bệnh nhân không được dùng rượu trong quá trình điều trị với metronidazol và
ít nhất 48g sau đó do có thể gây phản ứng giống disulfiram ( đỏ mặt, nôn mửa, nhịp
tim nhanh)
- Chung: bệnh nhân cần được cảnh báo metronidazol có thể làm đậm màu nước tiểu

3. Paracetamol 500mg

a) Liều dùng: 0,5g/lần, cách nhau 4-6 giờ, tối đa không quá 4g/ngày
b) Cách dùng: dùng đường uống.
c) Chống chỉ định: Mẫn cảm với paracetamol. Bệnh gan cấp tính và bệnh gan nặng.
d) Thận trọng:
- Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài và dùng theo đường tĩnh mạch cho người bị suy
gan.
- Phản ứng da nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong (hội chứng Stevens-Johnson,
hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân (AGEP)).
Cần ngưng paracetamol và đi khám khi thấy phát ban hoặc các phản ứng mẫn cảm
trong khi điều trị.
- Thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không
biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của MetHb trong máu.

4. Drotaverine 40mg

a) Liều dùng: 40-80mg/ ngày, mỗi ngày 1-3 lần


b) Cách dùng: dùng đường uống
c) Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với drotaverin hay với bất cứ thành phần nào của công thức.
- Suy gan nặng, suy thận nặng hay suy tim nặng (phân suất tống máu (EF) thấp).
- Block nhĩ thất độ II, II.
- Trẻ em dưới 1 tuổi do thiếu dữ liệu về an toàn và hiệu quả.
IV. Điều trị không dùng thuốc
- Nguyên tắc chung:
+ Bảo đảm cân bằng nước, điện giải, theo dõi huyết động, đề phòng shock
+ Tiết thực : hạn chế thức ăn kích thích tiết mật. Vd : ăn giảm mỡ
- Tái lưu thông đường mật: nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP)
- Giữ thói quen ăn chín, uống sôi, ăn uống điều độ với chế độ ăn khoa học.

You might also like