Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

I.

Bối cảnh lịch sử


1.Tình hình thế giới
 Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền ( đế quốc chủ
nghĩa ) => Các nước đế quốc đẩy mạnh quá trình xâm chiếm, nô dịch và
biến các nước yếu ở Châu Á, Châu Phi, khu vực Mỹ Latinh thành thuộc
địa khiến cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực
dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phòng dân tộc diễn ra
sôi nổi ở các nước thuộc địa. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
Châu Á đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp và đã tác động mạnh mẽ đến
phong trào yêu nước Việt Nam.
 Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa
Mác -Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới
trong lịch sử loài người => trở thành ánh sáng soi đường cho các dân tộc
bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người.
 Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời, trở thành bộ
tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế
giới và đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng
trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam

You might also like