Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Nhìn nhận Tik Tok về khía cạnh an ninh quốc gia

Đọc bài

ByteDance, một công ty công nghệ có trụ sở tại Trung Quốc phát triển TikTok, một nền tảng
truyền thông xã hội dựa trên video, là nền tảng truyền thông xã hội đầu tiên do Trung Quốc sản
xuất đã trở nên phổ biến toàn cầu, vượt mốc 2 tỷ lượt tải xuống tích lũy vào tháng 4 năm
2020. Sự phổ biến rộng rãi của TikTok trên toàn thế giới đã khiến nó bị giám sát chặt chẽ hơn,
tiêu biểu là sau nỗ lực của Chính quyền Trump cấm ứng dụng này ở Hoa Kỳ do những lo ngại
về an ninh quốc gia.
Tại sao các quốc gia đang cố ngăn cấm Tiktok
Trong những tháng gần đây, các nhà lập pháp ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Canada đã tăng cường
nỗ lực hạn chế quyền truy cập vào TikTok, ứng dụng video dạng ngắn phổ biến rộng rãi thuộc
sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, viện dẫn các mối đe dọa bảo mật.
Các nhà lập pháp và cơ quan quản lý ở phương Tây ngày càng bày tỏ lo ngại rằng TikTok và
công ty mẹ của nó, ByteDance, có thể đưa dữ liệu nhạy cảm của người dùng, như thông tin vị
trí, vào tay chính phủ Trung Quốc. Họ đã chỉ ra luật cho phép chính phủ Trung Quốc bí mật yêu
cầu dữ liệu từ các công ty và công dân Trung Quốc cho các hoạt động thu thập thông tin tình
báo. Họ cũng lo lắng rằng Trung Quốc có thể sử dụng đề xuất nội dung của TikTok để cung
cấp thông tin sai lệch.
Ấn Độ đã cấm nền tảng này vào giữa năm 2020, khiến ByteDance trở thành một trong những
thị trường lớn nhất của họ, khi chính phủ đàn áp 59 ứng dụng do Trung Quốc sở hữu, cho rằng
họ đang bí mật truyền dữ liệu của người dùng đến các máy chủ bên ngoài Ấn Độ.
Kể từ tháng 11, hơn hai chục bang đã cấm TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp và nhiều
trường cao đẳng – như Đại học Texas ở Austin, Đại học Auburn và Đại học Boise State – đã
chặn ứng dụng này khỏi mạng Wi-Fi của khuôn viên trường. Ứng dụng này đã bị cấm trong ba
năm trên các thiết bị của chính phủ Hoa Kỳ được sử dụng bởi Quân đội, Thủy quân lục chiến,
Không quân và Cảnh sát biển. Nhưng các lệnh cấm thường không mở rộng đến các thiết bị cá
nhân. Và sinh viên thường chỉ cần chuyển sang dữ liệu di động để sử dụng ứng dụng.
Tiếp sau Mỹ, cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã tạm thời cấm TikTok trên điện
thoại của các nhân viên. Ủy ban châu Âu nói rằng trong nỗ lực “bảo vệ dữ liệu và tăng cường
an ninh mạng”, các nhân viên làm việc tại Ủy ban đã được lệnh xóa ứng dụng TikTok khỏi điện
thoại và thiết bị thông tin của họ. Ủy ban này cho biết có khoảng 32.000 nhân viên hợp đồng và
chính thức, và họ bắt buộc phải gỡ bỏ TikTok trước ngày 15/3/2023.
Những lệnh cấm này tập trung vào những lo ngại rằng vì công ty mẹ của TikTok là ByteDance
có trụ sở tại Bắc Kinh nên chính phủ Trung Quốc có thể buộc công ty này chia sẻ dữ liệu cá
nhân của công dân nước ngoài. Mặc dù kiểu hợp tác này là một kịch bản có thể xảy ra, nhưng
đã có rất ít nghiên cứu được thực hiện để hiểu chính phủ Trung Quốc ra lệnh kiểm soát hoạt
động của TikTok như thế nào và ở mức độ nào
Các nghị sĩ và quan chức tình báo Mỹ cũng lo ngại rằng các quan chức chính phủ Trung Quốc
có thể tiếp cận dữ liệu của người sử dụng Mỹ từ ByteDance bởi luật pháp Trung Quốc cho
phép các nhà chức trách có thông tin của công ty để phục vụ cho các mục đích liên quan đến
an ninh quốc gia.
Dữ liệu này có thể được chia sẻ, bán và lưu trữ vĩnh viễn, điều này làm dấy lên mối lo ngại
nghiêm trọng về sự an toàn của người dùng Mỹ, địa chỉ IP của họ và thông tin cá nhân
khác. Dữ liệu này có thể dễ dàng mang lại thông tin nhạy cảm về mối quan hệ, hành vi, sở
thích và lỗ hổng của người dùng. Nó cho phép chính phủ Trung Quốc xây dựng một hồ sơ đầy
đủ về tất cả các công dân khi sử dụng nền tảng này, đặc biệt là với con cái của chúng
tôi. Thêm vào đó, nó ảnh hưởng một cách chiến lược đến những video và nội dung mà người
dùng được hiển thị. Bên cạnh đó, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung
vi phạm bản quyền, đặc biệt là bản quyền phim, cùng với đó là các thông tin tự ý sử dụng hình
ảnh, vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
Âm mưu của các thế lực thù địch
Mặc dù nội dung chống, phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta trên lĩnh vực
tư tưởng, chính trị vẫn không thay đổi (tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta), nhưng hình thức, thủ đoạn chống, phá
đã có sự thay đổi, với những chiêu trò mới, nguy hiểm hơn. Đó là, chúng triệt để lợi dụng sự
phát triển của Internet và mạng xã hội để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo,
xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với
dụng ý xấu; thông tin chưa được kiểm chứng; sử dụng ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi
mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần
phong mỹ tục của dân tộc…
Tiếp nối thành công của các trang mạng xã hội Youtube, Facebook, Tiktok hiện đang là cái tên
rất “hot” trong giới trẻ, với nhiều trào lưu mới lạ, thu hút hàng tỷ người dùng. Tuy nhiên bên
cạnh những lợi ích tích cực mà trang mạng xã hội này mang lại, trên Tiktok, một số đối tượng
đã lợi dụng nó để thực hiện những âm mưu, thủ đoạn nhằm bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh lãnh
tụ vô cùng nguy hiểm. Trước đây nền tảng TikTok có nội dung thuần túy về giải trí. Thế nhưng,
bắt đầu từ năm 2022 trở lại đây, trên nền tảng này xuất hiện nhiều nội dung chống phá Đảng,
Nhà nước.

Nội dung chống phá Đảng, Nhà nước trên TikTok


Trên TikTok cũng xuất hiện nhiều video có nội dung xuyên tạc về lịch sử văn hóa Việt Nam, các
nội dung sử dụng hình ảnh khiêu gợi, hở hang, đi kèm nội dung hạ thấp con người Việt Nam,
bên cạnh đó là những nội dung gây nguy hiểm với trẻ em. Không chỉ vậy, nền tảng này còn
dung túng, khuyến khích tạo thuận lợi cho nhiều hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và truyền thông, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu
quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả. Điều
này dẫn đến các thế lực thù địch đang khai thác triệt để môi trường này để thực hiện các âm
mưu, ý đồ của chúng
Nhầm lẫn là Võ Thị Sáu, tội phạm nước ngoài được Tiktoker Việt tung hô
Sự thật cho thấy, đã rất nhiều người tiếp cận và theo dõi những nội dung sai lệch, xuyên tạc
này trong một thời gian dài. Vậy, trong đó, sẽ có bao nhiêu người bị tác động bởi những tư
tưởng sai lệch, từ đó không giữ vững lập trường chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, mất
niềm tin vào Đảng, Nhà nước, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? Đặc biệt, mạng xã hội Tiktok là
một sản phẩm mang tính đặc thù, được ưa chuộng bởi phần đông thanh thiếu niên – những cá
nhân đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhận thức. Vậy, sẽ dẫn đến tình trang nhiều
thanh thiếu niên vì tò mò mà sẽ tìm đến những nội dung độc hại được lan truyền trên TikTok.
Những vi phạm của TikTok và nỗ lực định danh người dùng tại Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, một trong những lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và truyền thông là quản lý thông tin trên mạng xã hội, đấu
tranh chống các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, các quan điểm sai trái phát tán trên mạng
xã hội. Cụ thể là rà soát, đánh giá những vi phạm của cá nhân người tham gia mạng xã hội,
những tác nhân tham gia hệ sinh thái, trong đó quan trọng là các nền tảng mạng xã hội xuyên
biên giới.
Thông tin về những vi phạm của Tiktok tại Việt Nam, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và
Thông tin Điện tử nêu rõ, thứ nhất, Tiktok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội
dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí,
độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm chủ trì cuộc họp báo
Thứ hai, sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán những
nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến
cộng đồng và giới trẻ.
Thứ ba, không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán,
quảng cáo hàng giả, hàng nhái….
Thứ tư, không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất
những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn
tạo trend để thu lời từ những nội dung này.
Thứ năm, không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là
các nội dung trích từ phim.
Thứ sáu, Tiktok cũng không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng
tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.
Những vi phạm này của Tiktok đã gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới người dùng. Theo ông
Do, những sai phạm của TikTok để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin
giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội. Khuyến khích giới trẻ bắt chước, học
theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại
giá trị văn hóa của dân tộc.
Chính sự quản lý lỏng lẻo của nền tảng này đã khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh bất hợp pháp; nội dung vi phạm bản quyền tràn lan.
Thực tế tình trạng vi phạm hiện nay không chỉ trên Tiktok mà ở các nền tảng mạng xã hội khác
cũng có những biến thể với tính năng tương tự trên Facebook Reels và YouTube Shorts. Video
dạng ngắn như TikTok đang được ưa chuộng và dễ dàng tạo trend hơn dạng video dài và văn
bản, hình ảnh…
Tại phiên giải trình do Ủy ban Tư pháp tổ chức ngày 8/5, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng
đã cho biết Nghị định của Chính phủ thay thế nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng cũng sẽ được ban hành trong năm nay. "Nghị định mới yêu cầu
các chủ tài khoản mạng xã hội thực hiện định danh, dù sử dụng nền tảng của nước ngoài như
Facebook, TikTok, YouTube hay trong nước", Thứ trưởng nói. "Với tài khoản không định danh
sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau".
Đề xuất này nằm trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Việc định danh này được thực hiện bằng cách xác thực tên thật và số điện thoại. Dự kiến tại
Việt Nam, các mạng xã hội chỉ cho tài khoản đã được định danh viết bài, bình luận, sử dụng
tính năng livestream (phát trực tiếp). Nếu không, người dùng chỉ được xem nội dung.
Theo dự thảo, mạng xã hội chịu trách nhiệm định danh người dùng. Ngoài ra, họ phải quản lý
nội dung livestream, gỡ bỏ ngay trong vòng ba giờ khi có yêu cầu. Trong trường hợp các kênh
và tài khoản có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát sinh doanh thu, người dùng cần đăng ký với Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Việc quản lý và định danh tài khoản số sẽ giúp các quy định pháp luật được áp dụng một cách
thống nhất, bình đẳng, không phân biệt đời thực hay trên mạng. Điều này góp phần loại bỏ nội
dung xấu độc, sai trái, vi phạm hoặc gây hại trên các nền tảng mạng xã hội nói chung và
TikTok nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức đồng thời nâng cao nhận thức
và trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng.

Theo kết quả rà soát của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, những vi phạm
nghiêm trọng của TikTok là TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi
phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại,
thậm chí gây nguy hiểm với trẻ em.

TikTok hiện không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn
bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, các thực phẩm chức năng không rõ
nguồn gốc...

Hệ lụy nguy hiểm là TikTok "khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản
cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc".





Đoạn clip của TikToker bị chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội vì miệt thị người nghèo - Ảnh chụp màn hình

Quá nguy hiểm cho lớp trẻ


Bạn đọc Maicongphuc đánh giá khách quan: "Để biết TikTok có độc hại hay không thì thử bỏ ra
một giờ để lướt thì biết ngay. Các clip sử dụng hình ảnh của người khác chưa xin phép, những
clip xàm, nhảm, đả kích chính quyền, phát tán tư tưởng tào lao nhiều vô kể…

Trong khi đó, phần lớn người sử dụng TikTok lại là giới trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một
số kênh TikTok hay, có giá trị".

Bức xúc trước những nội dung độc hại đang tràn lan trên TikTok, bạn đọc Kiệt Dũng kể: "Các
con tôi ở lứa tuổi đang lớn, tôi đã phải nhắc nhở các con nhưng không thể theo sát hoài.

TikTok, người làm TikTok chỉ vì lợi ích của mình đang truyền bá những hình ảnh phản cảm,
những câu nói tục chửi thề, những thói hư tật xấu, chỉ có một ít TikToker làm nội dung lành
mạnh.

Một lần tôi coi hình ảnh hai chú heo con đang lao vào cắn nhau, sẽ là chuyện bình thường nếu
không có những câu chửi tục. Câu này cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần, nếu bọn trẻ xem được thì
quá nguy hiểm".
 TikTok và những lần gây bức xúc vì nội dung bẩn
 TikTok nhiều nội dung xấu độc, sẽ bị kiểm tra toàn diện

Còn bạn đọc Nguyễn Văn Linh bày tỏ: TikTok lôi kéo sự hiếu kỳ của người xem qua những
chuyện giựt gân, đánh ghen, nhảy nhót, ăn mặc nói năng phản cảm làm thước đo cho sức hút dư
luận...
Điều đó vô hình trung dạy cho thế hệ trẻ suy nghĩ không cần học hành đàng hoàng, chơi trội chơi
ngông. Nếu chúng ta dung túng cho những thói hư, những hiện tượng này thì tương lai con cái
chúng ta không biết sẽ đi về đâu?

"Nhiều người câu follow TikToker bất chấp. Nhiều clip luôn bày tỏ thái độ bất mãn với xã hội dù
bản thân chỉ bán kem trộn" - bạn đọc Mai Nguyễn bổ sung.

"Tràn lan những clip nhảm nhí vô bổ, khoe thân câu view. Có những đứa trẻ từ 5-6 tuổi đã
nghiện TikTok rồi, thử hỏi làm sao học hành..." - bạn đọc Hùng Phan lo lắng.

TikTok "khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức,
lối sống của giới trẻ" - Ảnh: MINH SƠN

Cần cấm ngay tài khoản TikTok độc hại


Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tổ chức kiểm tra toàn diện TikTok với sự tham gia của
các bộ, ngành có liên quan, quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của TikTok
Shop tại Việt Nam trong tháng 5 tới.

Trả lời câu hỏi về việc liệu bộ có đề xuất cấm TikTok tại Việt Nam như nhiều quốc gia đang thực
hiện hay không, ông Lê Quang Tự Do - cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin
điện tử - khẳng định: "Nguyên tắc nhất quán của Bộ Thông tin và Truyền thông là tất cả các nền
tảng xuyên biên giới vào Việt Nam phải tuân thủ, nếu không tuân thủ sẽ không được tạo điều
kiện hoạt động ở Việt Nam".

CEO TikTok thừa nhận không cho con dùng TikTok ĐỌC NGAY


Sáu giờ điều trần, những câu hóc búa về Trung Quốc, CEO TikTok Shou Zi Chew không trả lời được ĐỌC

NGAY

Theo bạn đọc có địa chỉ email mrch****@gmail.com, nên có những biện pháp bắt buộc TikTok
phải quản lý nội dung tốt hơn, nếu họ không chịu thực hiện thì xem xét cấm luôn. Những thông
tin kiểu mì ăn liền trên đây thấy lợi thì ít mà hại thì nhiều.

Cùng quan điểm, bạn đọc Tien cho hay: "Nhiều nước trên thế giới đã cấm TikTok rồi. TikTok hại
nhiều hơn lợi, tôi vào xem một chút mà chóng hết cả mặt vì những điều phản cảm. Giữ lại
TikTok lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ chúng ta".

Cùng quan điểm, bạn đọc Nguyễn BT ủng hộ việc cấm ngay và luôn những tài khoản TikTok
nhảm nhí, độc hại. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, suy nghĩ của giới trẻ bằng các video
nhảm, lệch lạc.

"Cần phải có biện pháp chế tài mạnh tay hơn để dẹp ngay vấn nạn chửi tục, chửi bậy trên TikTok.
Vì đó là những ứng xử thiếu văn hóa làm ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận thanh thiếu
niên, nhất là đối với các em học sinh dễ dàng học đòi bắt chước những thói hư tật xấu" - bạn đọc
Tài Q9 đề nghị.

You might also like