Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHÂN VIỆN PHÚ YÊN

BÀI TẬP LỚN

Môn học: Giao tiếp trong kinh doanh

Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Mỹ Dung


Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp: K25KTA-PY

Phú Yên, ngày 08 tháng 05 năm 2023


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
PHÂN VIỆN PHÚ YÊN

BÀI TẬP LỚN

Đề tài: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh


doanh

Thành viên tham gia:


1. Huỳnh Minh Thành
2. Lê Phạm Kim Ngân
3. Huỳnh Thị Mỹ Linh

Phú Yên, ngày 08 tháng 05 năm 2023

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện ngân
hàng Phân viện Phú Yên đã đưa môn học Giao tiếp trong kinh doanh vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn - cô Nguyễn Thị Mỹ Dung đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời
gian tham gia lớp học của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức
bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn giao tiếp trong kinh doanh là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và
có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực
tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng
tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng
chắc chắn bài tập nhóm khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn
chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài làm của chúng em được
hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và
hạnh phúc.
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan bài tập lớn này là do nhóm thực hiện cùng sự hỗ
trợ, tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu
và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó.

Chúng em đã kiểm tra theo quy định hiện hành. Kết quả bài làm là trung
thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác. Các tài liệu được sử
dụng trong tiểu luận có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Phú Yên, ngày 08 tháng 05 năm 2023


Bảng mô tả về nhóm 2:
STT Họ và tên Mã SV Vai trò Công việc Mức độ hoàn
đảm nhiệm thành công việc
1 Huỳnh Minh 25A40233 Trưởng Thuyết Hoàn thành 100%
Thành 67 nhóm trình+Nội
dung
chương 3-4
2 Lê Phạm Kim 25A40229 Thư ký Tổng hợp Hoàn Thành
Ngân 51 nhóm chỉnh sửa 100%
nội dung
word,
powerpoint
3 Huỳnh Thị Mỹ 25A40233 Thành viên Thuyết Hoàn Thành
Linh 63 trình+Nội 100%
dung
chương 1-2

Bảng kế hoạch thực hiện:


STT Nội dung công Người thực Thời gian Thời gian Ghi chú
việc hiện bắt đầu kết thúc
1 Tìm kiếm nội Huỳnh 30/03/2023 12/04/2023 Hoàn thành đúng
dung chương 3- Minh tiến độ
4 Thành
2 Tổng hợp word, Lê Phạm 13/04/2023 02/05/2023 Hoàn thành đúng
Power point Kim Ngân tiến độ
3 Tìm nội dung Huỳnh Thị 30/03/2023 12/04/2023 Hoàn thành đúng
chương 1-2 Mỹ Linh tiến độ

Bảng kết quả đánh giá:


STT Họ và tên thành viên Mức độ đóng góp vào thành Ghi chú
quả của nhóm
1 Huỳnh Minh Thành 100% Đúng tiến độ và
nội dung đầy đủ
2 Lê Phạm Kim Ngân 100% Tổng hợp word và
power point đúng
tiến độ
3 Huỳnh Minh Thành 100% Nội dung đầy đủ và
đúng tiến độ
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP PHI


NGÔN NGỮ TRONG KINH DOANH...................................................2

1.1. Định nghĩa và ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ...........2

1.2 . Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.......2

1.3. Các phương pháp và kỹ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả...2
a. Phương pháp:....................................................................................2
b. Kỹ thuật:.............................................................................................3

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ


VÀO TÌNH HUỐNG KINH DOANH HIỆU QUẢ...............................5

2.1 Tình huống:.........................................................................................5

2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong tình
huống trên:................................................................................................5

2.3 Đề xuất phương pháp khắc phục:.....................................................5

CHƯƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG


GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ CỦA BẢN THÂN................................6

3.1 Xác định các kỹ năng cần nâng cao..................................................6

3.2 Thiết lập mục tiêu và kế hoạch để nâng cao kỹ năng giao tiếp phi
ngôn ngữ....................................................................................................6

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN........................................................................8


4.1 Tóm tắt lại các nội dung chính của bài tập lớn….........………...…8
4.2Các kết luận và khuyến nghị………………………………………..8

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................9


LỜI MỞ ĐẦU
Brian Tracy - một trong những diễn giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư
vấn quản trị nhân sự đã từng nói: “Để thành công trong cuộc sống, công việc
và sự nghiệp của mình, bạn cần học kỹ năng giao tiếp: 85% sự thành công của
bạn được quyết định bởi chính khả năng xây dựng các mối quan hệ của mình
và chỉ có 15% được quyết định bởi bằng cấp, kiến thức và trí thông minh của
bạn”. Giao tiếp hiệu quả chính là bí quyết thành công của mỗi người trong
cuộc sống. Giao tiếp không đơn thuần là một kỹ
năng mà thực chất là một nghệ thuật, và bạn là một nghệ sĩ, một diễn viên, một
người viết kịch bản đồng thời là một đạo diễn tạo nên sự thành công của chính
mình.
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính
quyết định trong thành công của một thương vụ lớn. Không đơn thuần chỉ là
nói cho hay, giao tiếp còn bao gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong
thái đến cách xử sự trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau. Và
để cho cuộc giao tiếp thành công, thì phải có sự kết hợp hai yếu tố giao tiếp
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Với mong muốn làm rõ hơn tầm quan trọng của
giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh, nhóm 2 đã chọn đề tài “Kỹ năng giao
tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh”.
Chọn đề tài này nhóm mong muốn đạt được hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu và phân tích rõ về sự phối hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ
và giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh hiện nay.
2. Đóng góp những giải pháp nhằm khắc phục những điểm hạn chế của
kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao
nhất khi giao tiếp.

1
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết về kỹ năng giao tiếp phi ngôn
ngữ trong kinh doanh.
1.1. Định nghĩa và ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
*Định nghĩa: Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua cử chỉ, nét mặt,
giọng nói, ánh mắt, ngôn ngữ hình thể và những cách khác mà mọi người có
thể giao tiếp mà không cần sử dụng ngôn ngữ.
*Ý nghĩa: Giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh giúp chúng ta có được
sự tự tin hơn trong công việc. Kết hợp với lời nói sẽ làm cho người đối diện bị
thu hút, chúng ta còn phải học cách đọc và hiểu ý nghĩa của chúng, tạo nên
phong thái tự tin và có thể giải quyết được mọi vấn đề một cách hiệu quả. Từ
đó, sẽ có được kinh nghiệm, giúp chúng ta nhận biết được người đối diện, nhận
ra chính mình và học cách kiểm soát bản thân trong giao tiếp tốt hơn.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Ngoại ngôn: bao gồm ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, dáng điệu…); ngôn ngữ
vật thể (quần áo, trang sức…); ngôn ngữ môi trường (vị trí, khoảng cách…)
Cận ngôn: Phát âm, giọng nói, tốc độ nói.
1.3. Các phương pháp và kỹ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả
a. Phương pháp:
**Ngoại ngôn: Sử dụng cử chỉ, ánh mắt, diễn tả khuôn mặt để
truyền tải thông điệp một cách chính xác và hiệu quả.
- Ánh mắt: luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp phi ngôn
ngữ. Khi nhìn ai đó, có thể truyền đạt nhiều điều, bao gồm sự quan tâm, tình
cảm. Trong cuộc trò chuyện, nên nhìn thẳng vào người đối diện, và không nên
nhìn chằm chằm quá lâu vì sẽ tạo cảm giác săm soi, khiến họ không thoải mái.
- Biểu cảm khuôn mặt: cần chú trọng các biểu hiện trên khuôn mặt, thể
hiện sự hạnh phúc, buồn bã, tức giận hoặc sợ hãi,... sẽ có ảnh hưởng đến cảm
xúc của người đối diện. Đừng quên quan sát cả biểu cảm của những người
xung quanh dù không nói ra, nhưng hành động cau mày, nghiến răng, mím môi
sẽ cho biết khi nào một người đang khó chịu hay không vừa ý.
- Cử chỉ tay: Giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua cử chỉ tay không chỉ là

2
phương thức của riêng những người khiếm thính mà còn có thể diễn tả rất
nhiều các ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ như bắt tay, vẫy tay, sử dụng ngón tay để
biểu thị số lượng hay ký hiệu,...
**Cận ngôn:
- Phát âm: Phát âm chuẩn, rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả cho buổi thuyết trình,
giúp người nghe hiểu được minh bạch lời người thuyết trình nói. Bên cạnh đó,
phát âm không chuẩn sẽ gây khó khăn cho người nghe, thậm chí là không hiểu
được. Một số lỗi điển hình là: L-N, S-X, TR-CH… Do đặc trưng vùng miền,
nhiều người vẫn bị mắc lỗi này khi nói chuyện. Khi nói chuyện với bạn bè thì
không sao, nhưng nói chuyện với người phương khác hoặc trong các cuộc giao
tiếp trang trọng, đây là lỗi cực kỳ lớn và nhiều khi dẫn đến hiểu lầm.
- Giọng nói: Là một trong những cách giúp chúng ta gây ấn tượng với người
nghe hoặc có thể là gây tò mò, gây sốc, truyền cảm hứng, thuyết phục và nhiều
điều khác nữa. Nó cũng phản ánh chân thực cảm xúc người nói.
- Tốc độ nói, nhịp độ nói và cách nhấn giọng: Tốc độ nói nhanh hay chậm tùy
thuộc vào tình huống cụ thể. Nhịp độ nói trầm, bổng, có điểm nhấn thì mới thu
hút người nghe. Nó cũng phụ thuộc vào giới tính, cấu tạo thanh quản hoặc do
môi trường.
b. Kỹ thuật:
- Lưu ý các cử chỉ phi ngôn ngữ:
Con người có thể giao tiếp theo nhiều cách khác nhau; vậy nên hãy để ý đến
những điều như ánh mắt, điệu bộ, tư thế, những cử động của cơ thể và giọng
nói. Tất cả những dấu hiệu này có thể truyền tải những thông tin quan trọng
nằm ngoài lời nói. Ví dụ giọng nói to rõ ràng và mạch lạc khi giao tiếp với
người khác. Thông qua việc quan sát kỹ thái độ không lời của người khác,
chúng ta sẽ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả hơn.
- Quan sát các hành vi không nhất quán:
Nếu lời nói của một người không khớp với hành vi phi ngôn ngữ của họ, bạn
nên lưu ý hơn. Ví dụ, có người nói với bạn họ đang vui trong khi nhíu mày và
nhìn chằm chằm xuống đất. Các nghiên cứu cho thấy khi lời nói không đi kèm

3
với điệu bộ. Người ta sẽ không quan tâm tới nội dung được nói ra mà thay vào
đó tập trung vào các dấu hiệu của thái độ, suy nghĩ hay cảm xúc.
- Tập trung vào giọng nói:
Giọng nói của bạn có thể diễn đạt vô số thông tin. Từ sự nhiệt tình, thờ ơ, cho
đến giận dữ. Hãy bắt đầu để ý đến cách giọng nói ảnh hưởng đến phản ứng của
những người xung quanh bạn. Ví dụ thử dùng giọng nói để nhấn mạnh những
điều bạn muốn chuyển tới người nghe. Chẳng hạn, nếu bạn muốn thể hiện mình
thật sự quan tâm đến vấn đề gì đó, hãy thể hiện sự nhiệt tình bằng một giọng
nói sôi nổi.
- Giao tiếp tốt bằng ánh mắt:
Khi người ta không nhìn vào mắt người khác, dường như họ đang trốn tránh
hay cố che giấu điều gì đó. Trái lại, nhìn quá chăm chú cũng có thể bị xem là
như muốn đối đầu hay đe dọa. Dù ánh mắt là một phần quan trọng trong giao
tiếp.Phải nhớ rằng giao tiếp bằng mắt tốt không có nghĩa là nhìn chăm chăm
vào mắt người khác. Vậy làm sao bạn biết giao tiếp bằng mắt thế nào cho
đúng? Một số chuyên gia về giao tiếp cho rằng nên nhìn thẳng vào mắt người
khác trong từng khoảng thời gian bốn đến năm giây.
- Hỏi về các cử chỉ không lời
Nếu bạn không hiểu ngôn ngữ điệu bộ của người khác, đừng ngại đặt câu hỏi.
Cách hay nhất là nhắc lại suy diễn của bạn về những gì người khác nói và hỏi
cho rõ hơn. Ví dụ bạn có thể nói “Vậy điều anh muốn nói là …?”
- Dùng cử chỉ để giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa hơn:
Hãy nhớ giao tiếp bằng lời và không lời song hành để chuyển tải thông điệp.
Bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời thông qua cách dùng ngôn ngữ
cử chỉ để hỗ trợ cho những gì bạn nói. Điều này vô cùng hữu ích khi bạn đang
diễn thuyết hoặc nói trước đám đông.
- Luyện tập, luyện tập và luyện tập:
Nhiều người dường như có sở trường dùng ngôn ngữ giao tiếp không lời một
cách hiệu quả, và hiểu đúng cử chỉ của những người khác. Những người này
thường được gọi là có khả năng “hiểu người.”. Trên thực tế, bạn có thể rèn
luyện kỹ năng này bằng cách để tâm đến hành vi phi ngôn ngữ. Và luyện tập

4
các cách giao tiếp không lời với mọi người. Thông qua việc chú ý đến hành vi
không lời và tập luyện các kỹ năng. Bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp của
mình một cách đáng kể.

5
CHƯƠNG 2: Vận dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ vào
tình huống kinh doanh hiệu quả
2.1 Tình huống:
Nam là nhân viên của một cửa hàng giày dép nổi tiếng. Chị An đến phản
hồi chất lượng sản phẩm mình vừa mua hôm trước thì nhận được thái độ khó
chịu, cau mày từ Nam. Khi chị An trình bày về đôi giày bị lỗi và muốn Nam
xem qua, thì anh ấy thiếu sự lắng nghe, ngắt lời và đổ lỗi do khách hàng làm hư
đôi giày của tiệm mình, không có ý định hỗ trợ cho chị An.
=> Thất bại trong giao tiếp phi ngôn ngữ
2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong tình
huống trên:
Việc cau mày, trợn mắt với khách hàng, thiếu sự lắng nghe đã gây ấn
tượng không tốt. Những hành động đó làm giảm hiệu quả của giao tiếp phi
ngôn ngữ gây thất bại trong kinh doanh.
2.3 Đề xuất phương pháp khắc phục:
- Tôn trọng khách hàng: trong quá trình giao tiếp cần tập trung và chú tâm
vào đối phương, không nên chặn lời nói của khách hang và cần thể hiện sự
quan tâm và tôn trọng khách hàng bằng cách lắng nghe chăm chú, đặt câu hỏi
và hiểu rõ nhu cầu của họ.
- Biểu cảm chuyên nghiệp: biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và
giọng nói cũng là các yếu tố quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Cần duy
trì biểu cảm luôn vui vẻ, tự tin và lịch sự trong suốt cuộc trò chuyện.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp: nếu cảm thấy mình khó khăn trong việc
giao tiếp phi ngôn ngữ có thể tìm cách nâng cao kỹ năng giao tiếp qua việc
tham gia các khóa đào tạo, đọc sách giao tiếp hoặc tìm người có kinh nghiệm.

6
CHƯƠNG 3: Các hoạt động để nâng cao kỹ năng giao tiếp
phi ngôn ngữ của bản thân.
3.1 Xác định các kỹ năng cần nâng cao
- Chú ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ: Biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ điệu
bộ, và giao tiếp không hẳn là bằng lời nói. Học cách đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể
của người khác và tập trung vào biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ tự tin và thân
thiện để giao tiếp một cách hiệu quả.
- Kỹ năng lắng nghe: là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp phi ngôn
ngữ. Học cách lắng nghe chăm chú, đặt đâu hỏi để hiểu rõ ý của người khác và
không gián đoạn hoặc ngắt lời người đối diện.
- Giao tiếp bằng hình ảnh hoặc đồ họa: Sử dụng hình ảnh, đồ họa, sơ đồ
hoặc biểu đồ để hỗ trợ trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Học cách truyền tải thông
điệp bằng cách sử dụng hình ảnh một cách rõ ràng và hấp dẫn.
- Kỹ năng quan sát: Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật
một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng. Khác với bản
năng quan sát thông thường, kỹ năng quan sát không nhìn mọi thứ một cách
ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên
quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.
- Kỹ năng tương tác: Là công cụ dùng để giao tiếp và tương tác một cách
hiệu quả với những người xung quanh. Những người có kỹ năng kết nối tốt có
khả năng dự đoán hành vi, đồng cảm với người khác và xã giao dễ dàng.
3.2 Thiết lập mục tiêu và kế hoạch để nâng cao kỹ năng giao tiếp phi
ngôn ngữ.
- Mục tiêu: Để nâng cao giao tiếp phi ngôn ngữ của bản thân cần xác định
mục tiêu rõ ràng và cụ thể.
Ví dụ: Cần cải thiện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể, biểu đạt cảm
xúc một cách dễ hiểu.
- Kế hoạch:
+ Tìm hiểu về ngôn ngữ hình thể: nghiên cứu về cử chỉ biểu đạt cơ thể để có
thể sử dụng ngôn ngữ hình thể hiệu quả trong giao tiếp. Có thể học từ các

7
nguồn tài liệu, video hoặc tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp về ngôn
ngữ hình thể.
+ Nâng cao khả năng biểu đạt cảm xúc: tập trung vào việc tự nhận biết và biểu
đạt cảm xúc một cách rõ ràng, dễ hiểu. Có thể tập luyện bằng cách thực hành
đứng trước gương ghi âm hoặc quay lại các buổi giao tiếp và đánh giá cách
biểu đạt cảm xúc của mình.
+ Lên lịch thực hành định kỳ: thực hiện các hoạt động thực hành định kỳ để
nâng cao khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ của bản thân. Có thể lên lịch thực
hiện các buổi giao tiếp thực tế tập luyện cử chỉ biểu cảm khuôn mặt
+ Tổ chức đánh giá và phản hồi: Đánh giá tiến bộ của bản thân trong giao tiếp
phi ngôn ngữ dựa trên mục tiêu đã đề ra, phản hồi từ người khác giúp bản thân
nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu cần cải thiện từ đó điều chỉnh kế
hoạch và luyện tập ngày càng hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
của bản thân.
3.3 Thực hiện các hoạt động để rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn
ngữ:
- Tham gia vào các hoạt động giao tiếp phi ngôn ngữ thực tế: Có thể tham
gia vào các hoạt động như tham quan, giao lưu, tìm hiểu văn hóa, tham gia vào
các cộng đồng hoặc nhóm ngôn ngữ, phi ngôn ngữ để rèn luyện kỹ năng giao
tiếp trong môi trường thực tế.
- Tự tin và kiên nhẫn: Là yếu tố quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ.
Hãy tự tin sử dụng ngôn ngữ hình thể và không ngại thể hiện bản thân. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý rằng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cần thời gian và nỗ
lực để cải thiện, vì vậy cần kiên nhẫn và không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ hình thể: Học và rèn luyện các
kỹ năng ngôn ngữ hình thể, ví dụ như cử chỉ, biểu cảm, ánh mắt để tăng cường
khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ.

8
CHƯƠNG 4: Kết luận

4.1. Tóm tắt lại các nội dung chính của bài tập lớn

Đề tài nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh. Các nội
dung chính của bài tập lớn là: Lý thuyết về kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, vận
dụng kỹ năng giao giếp phi ngôn ngữ vào tình huống kinh doanh cụ thể, và các
hoạt động để nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của bản thân.

4.2 Các kết luận và khuyến nghị

Bài tập lớn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp mỗi cá nhân hiểu
rõ hơn về tầm ảnh hưởng của kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong đời sống.
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh, đặc
biệt là trong các hoạt động giao tiếp với đối tác, khách hàng, nhân viên hoặc
trong các tình huống kinh doanh đa văn hóa. Nâng cao kỹ năng giao tiếp phi
ngôn ngữ trong kinh doanh giúp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng,
nhân viên, đồng nghiệp và giúp đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả hơn.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://nlptraining.vn/hoan-thien-ky-nang-giao-tiep-phi-ngon-ngu-
trong-cuoc-song-kinh-doanh/
2. https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngan-hang/giao-
tiep-kinh-doanh/giao-tiep-phi-ngon-ngu-giao-tiep-trong-kinh-
doanh-van-de-giao-tiep-phi-ngon-ngu/27328992
3. https://kinhdoanhgioi.net/kinh-nghiem-kinh-doanh/ky-nang-giao-
tiep-phi-ngon-ngu-trong-kinh-doanh/amp/
4. https://nhanh.vn/6-ky-nang-giao-tiep-phi-ngon-ngu-cho-nguoi-
thanh-dat-n57670.html

10

You might also like